Chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời tích cực
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, việc đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ
để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu. Vận hành
một doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế dựa trên tri thức
đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cập nhật trình độ công nghệ và đổi mới để tồn tại
và phát triển trong một môi trường năng động và có tính cạnh tranh khốc liệt.
Nhiều doanh nghiệp mới ra đời đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, vi điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác và tự động hóa,
vật liệu mới với nhiều dự án công nghệ đang được triển khai tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động tham gia hội
nhập. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang cần sự hỗ trợ của Nhà nước và
các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần đối với các dự án đổi mới công nghệ và
bước đầu trong việc hình thành các doanh nghiệp công nghệ để chuẩn bị đối mặt
với những thách thức của quá trình hội nhập.
103 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2507 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và hướng phát triển của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam 2001 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản quy định riêng về CSƢTDNCN, khung pháp lý về
CSƢTDNCN chỉ đƣợc ban hàng lồng ghép trong các văn bản pháp quy khác; các
chính sách hỗ trợ ƣu đãi tập trung vào các CSƢTDNCN cao nằm trong các Khu
công nghệ cao, còn các CSƢTDNCN khác không nhận đƣợc ƣu đãi tƣơng tự.
Thứ hai, công tác triển khai xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, tìm
kiếm đối tác/các đơn vị tham gia vận hành các CSƢTDNCN còn thiếu đồng bộ, bị
kéo dài, khiến các CSƢTDNCN chậm đƣợc đƣa vào hoạt động. CSƢTDNCN của
trƣờng đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh phải mất 4 năm chuẩn bị để
chính thức thành lập; SHBI của khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh đƣợc ký
quyết định thành lập từ năm 2006 song phải đợi đến tháng 12/2008 mới chính thức
đi vào hoạt động.
Thứ ba, các CSƢTDNCN thuộc các trƣờng đại học hiện nay trừ CRC-
TOPIC thì đội ngũ lãnh đạo vẫn đang kiêm nhiệm các chức vụ của trƣờng đại học,
thêm vào đó do họ không có kinh nghiệm, mối quan hệ và kiến thức thực tế từ môi
trƣờng kinh doanh nên hoạt động của các CSƢTDNCN này vẫn còn gặp nhiều khó
khăn về hầu hết các mặt.
Thứ tư, mô hình hoạt động của các CSƢTDNCN hiện vẫn còn trong giai
đoạn mày mò và rút kinh nghiệm để có thể có đƣợc một mô hình phát triển bền
vững, có thể độc lập, tự duy trì. Các CSƢTDNCN cũng đã có tầm nhìn, sứ mệnh
69
song định hƣớng và kế hoạch phát triển cụ thể trong dài hạn hầu nhƣ không có. Các
CSƢTDNCN hầu nhƣ chƣa có quy trình quản lý chất lƣợng, đánh giá hiệu quả dựa
trên các tiêu chí kết quả tài chính và lợi ích về việc làm đƣợc tạo ra từ các doanh
nghiệp đƣợc ƣơm tạo.
Thứ năm, ở Việt Nam hiện nay hầu hết các CSƢTDNCN chƣa có quy định
về bản quyền và sở hữu trí tuệ, và chƣa có quy định cụ thể về việc phân chia quyền
lợi liên quan đến bản quyền cho các bên tham gia CSƢTDNCN mà chỉ có quy định
về cam kết bảo mật thông tin giữa các bên.
Thứ sáu, mô hình hoạt động của các CSƢTDNCN của Việt Nam hiện nay
chƣa phát triển theo hƣớng kinh doanh, cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ hoàn toàn
miễn phí cho doanh nghiệp. Mặc dù phần lớn các CSƢTDNCN trên thế giới đƣợc
hỗ trợ rất lớn từ nhà nƣớc và đều là các CSƢTDNCN phi lợi nhuận, song việc thu
phí để giúp CSƢTDN có thể trang trải chi phí vận hành cơ bản là điều cần thiết, đặc
biệt là trong giai đoạn đầu “sống sót” của các CSƢTDN.
70
III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CƠ SỞ ƢƠM
TẠO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TẠI VIẸT NAM
Trong chƣơng này, sẽ đƣa ra 3 nhóm kiến nghị đối với 3 bên hữu quan, đóng
vai trò quan trọng nhất để có thể thúc đẩy sự phát triển CSƢTDNCN tại Việt Nam
đó là: (i) Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng; (ii) Bản thân các CSƢTDNCN, (iii)
Doanh nghiệp đƣợc ƣơm tạo, cộng đồng địa phƣơng (đặc biệt là cộng đồng doanh
nghiệp).
3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Chính quyền địa phương:
3.1.1. Một số quan điểm và định hướng phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp
công nghệ:
Vận hành một doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế dựa
trên tri thức đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải cập nhật trình độ công nghệ và đổi mới
để tồn tại và phát triển trong một môi trƣờng năng động và có tính cạnh tranh khốc
71
liệt. Mỗi quốc gia đều phải có những giải pháp chiến lƣợc nhằm nâng cao tiềm lực
khoa học và công nghệ nội sinh, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ mới tồn tại,
phát triển, và nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực tiễn ở các nƣớc phát triển, đang
phát triển và ở Việt Nam đều cho thấy rằng phát triển mô hình CSƢTDNCN là rất
đúng đắn, đã và đang tác động tích cực tới hệ thống các doanh nghiệp trong việc
thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn,
chuyển giao công nghệ, đổi mới và tiếp cận các hoạt động sở hữu trí tuệ. Ở Việt
Nam, mô hình này mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển, mặc dù đã đạt đƣợc những
kết quả nhất định song cũng còn nhiều khó khăn. Do vậy, cần có những quan điểm,
nguyên tắc rõ ràng, trên cơ sở đó đề ra các kiến nghị giải pháp, chính sách phù hợp
nhằm khuyến khích phát triển và tháo gỡ những khó khăn cho các CSƢTDNCN.
Các kiến nghị chính sách thành lập và phát triển hệ thống các cơ sở ƣơm tạo
doanh nghiệp cần dựa trên hệ thống các quan điểm và định hƣớng chính sau đây:
Thứ nhất, phải coi phát triển hệ thống CSƢTDNCN là công cụ chính sách
quan trọng để hỗ trợ các DNNVV phát triển công nghệ, thúc đẩy thƣơng mại hoá
sản phẩm khoa học - công nghệ và chuyển giao công nghệ nói riêng và phát triển
mạng lƣới doanh nghiệp nói chung, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nƣớc. Cần phải có chiến lƣợc và kế hoạch phối hợp giữa các Bộ, Ban,
Ngành có liên quan nhƣ bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Khoa học Công Nghệ, Bộ Giáo
dục và đào tạo,… để đƣa ra các chƣơng trình khuyến khích tinh thần doanh nhân,
khởi sự với doanh nghiệp công nghệ. 56
Thứ hai, các CSƢTDNCN không chỉ có nhiệm vụ ƣơm tạo các doanh nghiệp
công nghệ trong cơ sở ƣơm tạo mà còn có nhiệm vụ hỗ trợ các DNNVV liên quan
đến lĩnh vực của mình và mọi doanh nghiệp có nhu cầu.
Thứ ba, tài trợ vốn ban đầu cho hình thành và hoạt động của CSƢTDNCN là
cực kỳ quan trọng do đặc thù của việc cung ứng các dịch vụ ƣơm tạo cũng nhƣ của
các đối tƣợng đƣợc ƣơm tạo. Với hiện trạng khung pháp lý và chính sách phát triển
CSƢTDNCN ở Việt Nam còn rất sơ khai nhƣ hiện nay, vai trò của nhà nƣớc trong
56
Xem thêm phụ lục về kinh nghiệm của Hàn Quốc và Singapore
72
việc đứng ra tổ chức, chỉ đạo tài trợ nhƣ là nguồn “đầu tƣ mồi” trong giai đoạn đầu
phải coi là đòi hỏi tất yếu.
Thứ tư, nguồn vốn ban đầu cho hình thành và hoạt động CSƢTDNCN có thể
do ngân sách nhà nƣớc cấp, song việc duy trì và phát triển CSƢTDNCN về lâu dài
phải đƣợc xã hội hóa bằng cách huy động tất cả các nguồn lực, khuyến khích các
nguồn lực trong nƣớc (các địa phƣơng, doanh nghiệp) và nguồn lực nƣớc ngoài (các
nguồn tài trợ, ví dụ ODA), các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Việt kiều)
trong việc thành lập, góp vốn và vận hành CSƢTDN. ,… Việc kêu gọi và khuyến
khích các thành phần kinh tế đầu tƣ, tài trợ, góp vốn xây dựng, phát triển
CSƢTDNCN, tạo các nguồn thu cho CSƢTDNCN là phƣơng thức cần thiết để
chúng có thể hoạt động lâu dài và bền vững.
Thứ năm, sự can thiệp của Nhà nƣớc là cần thiết, nhất là trong giai đoạn đầu
phát triển song Nhà nƣớc không nên can thiệp quá mức. Nhà nƣớc chỉ đóng vai trò
dẫn dắt trong việc ban hành khung pháp luật, cơ chế và chính sách khuyến khích
thành lập và phát triển hệ thống các cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp; ban hành các quy
định và tiêu chuẩn về thành lập, vận hành và đánh giá hiệu quả các cơ sở ƣơm tạo;
việc tham gia góp vốn, cung ứng dịch vụ trong các cơ sở ƣơm tạo. Nhà nƣớc không
trực tiếp tham gia quản lý các CSƢTDNCN, bảo đảm rằng đội ngũ quản lý có tính
chuyên nghiệp cao và các CSƢTDNCN đạt sự tự chủ (tự trang trải chi phí, không
phải bao cấp) về hoạt động trong dài hạn.
Thứ sáu, tận dụng triệt để các nguồn lực sẵn có và cận kề; cần đặt các cơ sở
ƣơm tạo chủ yếu tại các khu vực liền kề các nôi tri thức, chuyên môn và công nghệ
cao (nhƣ khu công nghệ cao, khu công nghiệp, trƣờng đại học, viện nghiên cứu,…)
để tận dụng và tiết kiệm nguồn lực (nhà xƣởng, thiết bị, chuyên môn,…) và tạo
cộng hợp lực tối đa từ sự cận kề các nguồn lực đó.
Thứ bảy, do việc xây dựng và vận hành các cơ sở ƣơm tạo là tƣơng đối tốn
kém, do vậy, cần chủ động tránh vi ệc đầu tƣ xây dựng các cơ sở ƣơm tạo theo
phong trào trong khi thiếu các tiêu chuẩn thẩm định mục tiêu, đánh giá tính kh ả thi
và kết quả hoạt động. Cần áp dụng có chọn lọc các chính sách và thông lệ hữu hiệu
về thành lập và phát triển CSƢTDNCN trên thế giới. Tuy vậy, cần tận dụng cách
73
mạng công nghệ thông tin, hội nhập kinh tế quốc tế và các lợi thế của nƣớc đi sau
và đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời kỳ mới để có những bƣớc “đi tắt”,
“đón đầu” trong xây dựng và phát triển nhanh chóng các loại hình dịch vụ ƣơm tạo
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp công nghệ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu
nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới.
3.1.2. Kiến nghị chính sách
Một số qui định pháp lý trên phương diện quản lý nhà nước liên quan đến
việc hình thành và hoạt động của CSƯTDNCN
Chúng ta cũng biết rằng cho đến nay chƣa có một văn bản riêng qui định về
việc thành lập và vận hành CSƢTDNCN, mà chỉ có một số qui định về điều kiện
thành lập các CSƢTDNCN và CSƢTDNCN cao trong một số văn bản liên quan
nhƣ Luật chuyển giao công nghệ 2006, Luật công nghệ cao 2008, Nghị định số
99/2003/NĐ-CP về việc ban hành quy chế khu công nghệ cao, Quyết định
53/2004/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích đầu tƣ tại khu công nghệ cao.
Các qui định pháp luật này cũng chủ yếu liên quan đến các CSƢTDNCN cao, còn
đối với CSƢTDNCN, chỉ có một số qui định ít ỏi trong Luật chuyển giao công nghệ
2006 song chƣa cụ thể. Vì vậy, cũng cần ban hành một văn bản pháp luật riêng đối
với CSƢTDNCN nhƣ nghị định chính phủ qui định về việc thành lập và vận hành
các CSƢTDNCN. Trong đó, gồm những nội dung cơ bản sau:
1. Khái niệm CSƯTDNCN
Hoạt động ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ là việc cung ứng có hệ thống,
có thời hạn các dịch vụ phát triển kinh doanh có chất lƣợng cho các doanh nghiệp
công nghệ khởi sự kinh doanh, cá nhân và các ý tƣởng kinh doanh, công nghệ để
giúp chúng tiếp cận dễ dàng hơn mặt bằng sản xuất – kinh doanh, vốn, công nghệ,..)
và các mạng lƣới liên kết kinh doanh, qua đó nâng cao năng lực hoạt động và
thƣơng mại hóa, áp dụng sản phẩm công nghệ.
74
CSƢTDNCN là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bộ máy
nhân sự và cung cấp có thời hạn các dịch vụ, hỗ trợ cần thiết để ƣơm tạo doanh
nghiệp công nghệ.
2. Mục tiêu của thành lập và hoạt động các CSƯTDNCN
Mục tiêu chính của việc thành lập và hoạt động của các CSƢTDNCN là
thúc đẩy chuyển giao, đổi mới công nghệ, thƣơng mại hóa sản phẩm khoa học -
công nghệ, nâng cao tinh thần kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa của đất nƣớc.
3. Sản phẩm của quá trình ươm tạo
Sản phẩm của quá trình ƣơm tạo là các doanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ có năng
lực hoạt động đƣợc nâng cao.
4. Hình thức pháp lý của CSƯTDN
Các CSƢTDN đƣợc thành lập dƣới một trong các dạng tổ chức doanh nghiệp sau:
(iii) Tổ chức sự nghiệp có thu .
(iv) CTTNHH một thành viên.
(v) Công ty cổ phần .
(vi) Các loại hình doanh nghiệp khác phù hợp pháp luật Việt Nam.
Các CSƢTDNCN đƣợc phép họat động dƣới các hình thức vì lợi nhuận và
không vì lợi nhuận; đƣợc phép ƣơm tạo tại chỗ (nhà xƣởng) hoặc từ xa (trực tuyến
thông qua các phƣơng tiện công nghệ thông tin).
5.Lĩnh vực ươm tạo
Các CSƢTDNCN đƣợc phép ƣơm tạo những lĩnh vực công nghệ mà pháp
luật Việt Nam không cấm; trong một số lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, việc
thành lập CSƢTDNCN phải có giấy phép hoạt động.
Đối với các CSƢTDNCN nếu đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ thì cần nhằm
vào các lĩnh vực ƣu tiên ƣơm tạo phù hợp với chiến lƣợc, qui hoạch phát triển công
nghệ của Việt Nam theo từng thời kỳ, giai đoạn.
Các lĩnh vực ƣu tiên ƣơm tạo trong lĩnh vực công nghệ cao đƣợc quy định
trong Luật Công nghệ cao năm 2008.
75
6. Tổ chức thành lập CSƯTDNCN
Các tổ chức nhƣ Chính phủ, bộ ngành, chính quyền địa phƣơng, cơ quan nhà
nƣớc, các trƣờng đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, doanh nghiệp không phân biệt
sở hữu và các tổ chức/doanh nghiệp đƣợc phép và khuyến khích thành lập các
CSƢTDNCN phục vụ cho lợi ích tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng.
7. Đối tượng ươm tạo
Đối tƣợng ƣơm tạo bao gồm các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp công nghệ khởi sự
và các đối tƣợng khác có ý tƣởng công nghệ, kinh doanh ứng dụng vào thực tiễn
đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn tuyển chọn của từng CSƢTDNCN.
8. Các vấn đề thành lập, quản lý điều hành CSƯTDNCN và quan hệ với các
bên liên quan
Các quy định cụ thể về tiêu chuẩn hoạt động, quy trình hoạt động, tuyển
chọn khách hàng, lựa chọn đối tác,… của các CSƢTDNCN tùy thuộc vào mục đích
thành lập, địa bàn hoạt động, lĩnh vực ƣơm tạo và các yếu tố khác, đƣợc quy định
cụ thể trong các văn bản hƣớng dẫn thi hành, và đƣợc ban hành bởi các cơ quan chủ
quản liên quan.
Hiện nay, việc ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao đã đƣợc qui định khá
chi tiết và đƣợc hƣởng các ƣu đãi rất rõ ràng trong một số văn bản pháp luật liên
quan, vì vậy cũng nên ban hành những qui định về chế độ ƣu đãi, khuyến khích cho
việc ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ, mức độ ƣu đãi có thể tùy thuộc vào loại
công nghệ phù hợp với chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam
vào từng giai đoạn, thời điểm nhất định.
Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển CSƯTDNCN
Vai trò của Nhà nƣớc
Nhà nƣớc khuyến khích tất cả các đối tƣợng: cơ quan, tổ chức, cá nhân,
doanh nghiệp trong nƣớc, nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ, kinh doanh, tài trợ cho việc
thành lập và vận hành CSƢTDNCN.
Đối với các CSƢTDNCN nhà nƣớc, Chính phủ (Trung ƣơng, địa phƣơng)
cung cấp vốn đầu tƣ xây dựng mới, tu bổ và sửa chữa các nhà xƣởng hiện có, hạ
76
tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nƣớc. Tùy từng lĩnh vực cụ thể, nhà nƣớc tham gia
tài trợ vốn với các mức độ khác nhau cho chi phí hoạt động của CSƢTDNCN, bảo
lãnh đầu tƣ và bảo lãnh vay ngân hàng cho các doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm
tạo.
Nhà nƣớc xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách hỗ trợ phát triển đầu tƣ
mạo hiểm thông qua việc tác động bằng các biện pháp trực tiếp và gián tiếp. Đó là
việc Chính phủ đầu tƣ vào Quĩ đầu tƣ mạo hiểm, đóng vai trò là ngƣời cung cấp
“vốn mồi” cho Quĩ đầu tƣ mạo hiểm, nhƣ Chính phủ đã từng làm cho Quĩ hỗ trợ
phát triển. Hoặc Chính phủ cũng có thể đầu tƣ trực tiếp vào các dự án công nghệ
tiềm năng mà các tổ chức hoặc cá nhân không thể hay không có khả năng tài trợ;
Tạo điều kiện để CSƢTDNCN và các doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm tạo tiếp
cận và thu hút nguồn vốn từ các Quĩ đầu tƣ mạo hiểm và các nguồn quĩ khác nhƣ
Quĩ Đổi mới công nghệ, Quĩ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (mới đi vào
hoạt động tháng 2 năm 2008) bằng cách hỗ trợ lãi suất (lãi suất bằng không hoặc lãi
suất thấp đối với tùy công nghệ, tùy giai đoạn ƣơm tạo).
Bên cạnh các biện pháp chính sách vĩ mô thúc đẩy phát triển thị trƣờng
chứng khoán, một trong các kênh thu hút vốn đầu tƣ của Việt Nam, Nhà nƣớc phải
xây dựng thị trƣờng giao dịch cổ phiếu của các DNNVV, các doanh nghiệp công
nghệ non trẻ nhƣng đầy tiềm năng; phải có quy định đơn giản hơn đối với các
doanh nghiệp công nghệ trong niêm yết cổ phiếu và phát hành trái phiếu trên thị
trƣờng chứng khoán để tạo kênh rút lui cho các doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm
tạo (cụ thể là cho các khoản vốn đầu tƣ mạo hiểm); xây dựng cơ chế hữu hiệu
(trong đó có đối với nhà nƣớc và tƣ nhân) để các CSƢTDNCN mua đầu tƣ vốn ban
đầu/mua cổ phần của các doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm tạo.
Các quy định về vai trò của Nhà nƣớc trong thành lập và hoạt động các
CSƢTDNCN cao đƣợc quy định trong Luật Công nghệ cao 2008.
Chính quyền địa phƣơng
Chính phủ khuyến khích chính quyền địa phƣơng xây dựng và phát triển các
CSƢTDNCN, tài trợ, bảo lãnh cho xây dựng và phát triển các CSƢTDNCN trên cơ
sở nhu cầu hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn, song đáp ứng
77
tốt các tiêu chí thành lập, hiệu quả hoạt động của các CSƢTDNCN và giám sát do
luật pháp quy định.
Các nhà tài trợ
Chính phủ Việt Nam khuyến khích sự tài trợ và đóng góp đối với việc thành
lập và phát triển CSƢTDNCN từ các tổ chức tài trợ trong nƣớc, và nguồn lực nƣớc
ngoài (các nguồn tài trợ nhƣ ODA, FDI từ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài, Việt kiều) trong việc thành lập, góp vốn và vận hành CSƢTDN về tài chính,
kỹ thuật-công nghệ, trang thiết bị, chuyên môn và các dạng hỗ trợ khác.
Các nhà đầu tƣ
Chính phủ khuyến khích tất cả các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài
tham gia đầu tƣ, kinh doanh ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ bằng việc áp dụng
đồng bộ các cơ chế, biện pháp khuyến khích, ƣu đãi về đất đai, thuế và ƣu đãi khác
cho mọi hoạt động ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ nhằm phát huy vai trò chủ đạo
của công nghệ trong phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng cuộc sống
của nhân dân. Chẳng hạn, nhà đầu tƣ đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong
vòng 10 năm đối với CSƢTDNCN và một số lĩnh vực khác theo chỉ định cụ thể.
CSƢTDNCN, CSƢTDNCN cao có sử dụng kinh phí của nhà nƣớc đƣợc giữ lại các
nguồn thu cho tái đầu tƣ.
Trong trƣờng hợp, các doanh nghiệp, các ngân hàng, các quỹ đầu tƣ hoặc
congxocxion giữa các nhà đầu tƣ trên thực hiện cho vay lãi suất ƣu đãi các
CSƢTDNCN thì đƣợc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tùy thời hạn, mức ƣu
đãi của lãi suất cho vay.
Các CSƢTDNCN
Các CSƢTDNCN, nhất là CSƢTDNCN cao đƣợc bố trí xây dựng trong hoặc
gần kề các khu vực công nghệ cao, công viên khoa học, khu công nghiệp, chế xuất,
các trƣờng đại học, viện nghiên cứu và các khu vực gần kề tri thức, công nghệ, có
kết cấu hạ tầng, giao thông tốt. Nhà ƣơm tạo phải đƣợc thiết kế theo các tiêu chuẩn
kỹ thuật, công nghệ và môi trƣờng đƣợc đặt ra bảo đảm tính linh hoạt, phục vụ
nhiều chức năng.
78
Các CSƢTDNCN có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ chất lƣợng cao, giúp các
doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm tạo cũng nhƣ địa phƣơng, bộ ngành đạt các mục
tiêu đặt ra.
Đảm bảo sở hữu trí tuệ đối với các CSƯTDNCN, doanh nghiệp công nghệ
được ươm tạo
Để bổ trợ các giải pháp về hỗ trợ tài chính kể trên, cần thực hiện có hiệu quả các
giải pháp khác nhƣ tăng cƣờng hiệu lực Luật Sở hữu trí tuệ, tiếp tục hoàn thiện môi
trƣờng kinh doanh, môi trƣờng đầu tƣ; và phát triển thị trƣờng khoa học và công
nghệ,…
o Làm cầu nối xây dựng cơ chế phối hợp giữa CSƢTDNCN, các doanh
nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm tạo với Sở KH&CN và các cơ quan đảm
bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
o Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật
về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là Luật sở hữu trí tuệ và điều ƣớc quốc tế quan
trọng về sở hữu trí tuệ: tổ chức các lớp đào tạo tập huấn về sở hữu trí tuệ,
tuyên truyền kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ cho các CSƢTDNCN,
doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm tạo.
o Tổ chức hoạt động thông tin tƣ liệu về sở hữu trí tuệ: xây dựng cơ sở dữ
liệu, trang bị phƣơng tiện tra cứu, cung cấp thông tin, tổ chức dịch vụ tra
cứu thông tin về sở hữu trí tuệ tại CSƢTDNCN.
o Tƣ vấn, hỗ trợ việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: tƣ vấn, hỗ trợ
cá nhân, tổ chức (các nhà đầu tƣ vào CSƢTDNCN, doanh nghiệp công
nghệ đƣợc ƣơm tạo) xác lập quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; thực
hiện Chƣơng trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp theo
tinh thần của Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ
tƣớng Chính phủ.
79
Một số giải pháp hỗ trợ khác
o Nâng cao nhận thức, hiểu biết và áp dụng kinh nghiệm ươm tạo trong
nước và quốc tế cho các CSƯTDNCN thông qua các nhóm giải pháp
như:
- Chính phủ, cùng với sự tài trợ của các tổ chức tài trợ trong và ngoài nƣớc,
tổ chức các buổi hội thảo quốc gia và đào tạo, kể cả đi nghiên cứu và khảo sát ở
nƣớc ngoài về CSƢTDNCN nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và trình độ chuyên
môn về vai trò, bản chất và kinh nghiệm quốc tế trong phát triển hệ thống
CSƢTDNCN cho các đối tƣợng có liên quan.
- Nâng cao nhận thức cho các lãnh đạo cao cấp trung ƣơng và địa phƣơng
trong phát triển các CSƢTDNCN, tạo điều kiện cho các lãnh đạo tham quan, tìm
hiểu và tham khảo các mô hình CSƢTDNCN hiệu quả, tiên tiến.
- Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của các CSƢTDNCN theo chuẩn mực
quốc tế để rút kinh nghiệm hoạt động;
o Đẩy mạnh, mở rộng mạng lưới liên kết về các đơn vị tham gia
CSƯTDNCN
Nâng cao vai trò của Câu lạc bộ CSƢTDN Việt Nam, nghiên cứu khả năng
thành lập Hiệp hội các CSƢTDNCN Việt Nam nhằm thúc đẩy mối liên kết trong
trao đổi kinh nghiệm, đào tạo, tƣ vấn, giữa các CSƢTDNCN trong nƣớc và quốc
tế,...
o Lồng ghép có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế tư nhân,
DNVVN với các chương trình phát triển CSƯTDNCN.
Lồng ghép các chƣơng trình này cùng chƣơng trình phát triển CSƢTDNCN,
nhất là các chƣơng trình đào tạo, tƣ vấn, để qua đó, tăng hiệu quả chung của các
chƣơng trình.
3.2. Kiến nghị đối với các CSƯTDNCN Việt Nam:
Từ những kinh nghiệm phát triển CSƢTDNCN của nhiều nƣớc trên thế giới
và từ thực tiễn hoạt động của các CSƢTDNCN ở Việt Nam, nghiên cứu xin đề xuất
một số thông lệ đƣợc coi là hữu hiệu cho việc xây dựng và vận hành CSƢTDNCN.
80
3.2.1. Nghĩa vụ pháp lý của CSƯTDNCN
Dù là CSƢTDNCN hoạt động vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận, tƣ nhân
hay nhà nƣớc, thì trong suốt giai đoạn ƣơm tạo, ngân sách hoạt động chính của các
doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm tạo do các nhà đầu tƣ cung cấp vì đối với các
doanh nghiệp khởi nghiệp thì vốn luôn là vấn đề khó khăn hàng đầu. Nhà đầu tƣ có
thể là nhà nƣớc, các tổ chức trong nƣớc và quốc tế, các tập đoàn, doanh nghiệp, cá
nhân trong nƣớc hay các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, hoặc chính là
CSƢTDNCN, .v.v. Ban quản lý CSƢTDNCN phải chịu trách nhiệm với nhà đầu tƣ
về quản lý chuyên môn và hiệu quả của các doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm tạo,
bao gồm lập dự toán ngân sách cho các hoạt động của các doanh nghiệp công nghệ
đƣợc ƣơm tạo và các hoạt động thƣơng mại của CSƢTDNCN. Ban quản lý
CSƢTDNCN hoạt động nhƣ một ngƣời đƣợc uỷ thác thay mặt nhà đầu tƣ, đối với
sự vận hành của các doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm tạo trong phạm vi
CSƢTDNCN.
Các thoả thuận và hợp đồng bảo đảm sự hỗ trợ của nhà đầu tƣ đối với
CSƢTDNCN và cho các doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm tạo phải đƣợc Ban
quản lý CSƢTDNCN xác nhận. Ngân sách cho công tác quản lý hành chính của
CSƢTDNCN và cho các doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm tạo sẽ đƣợc nhà đầu tƣ
cấp vào ngân sách hoạt động của CSƢTDNCN.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức của CSƯTDNCN
Các CSƢTDNCN có thể thành lập dƣới một trong các loại hình tổ chức sau:
tổ chức sự nghiệp có thu hoặc một trong các loại hình doanh nghiệp theo qui định
của pháp luật.
Theo thông lệ của các CSƢTDNCN trên thế giới, CSƢTDNCN đƣợc xây
dựng với trang thiết bị đáp ứng cho dự án công nghệ, những lĩnh vực hoạt động của
CSƢTDNCN, cơ cấu tổ chức của CSƢTDNCN tùy thuộc loại hình tổ chức đƣợc
lựa chọn thành lập để có tên gọi phù hợp cho từng chức năng hoạt động của
CSƢTDNCN, tuy nhiên mô hình đƣợc coi là hiệu quả đều bao gồm các bộ phận
chức năng sau:
81
Mỗi CSƢTDNCN đƣợc điều hành trực tiếp bởi Bộ phận quản lý CSƢTDNCN
(đối với tổ chức sự nghiệp có thu có thể gọi là Ban Quản lý; đối với CTTNHH
có thể gọi là Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc, Ban điều hành,…);
Trƣởng Bộ phận quản lý CSƢTDNCN không phải là nhà nghiên cứu, giáo sƣ
hay quan chức/công chức nhà nƣớc mà phải là nhà quản lý chuyên nghiệp,
doanh nhân, chuyên gia có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực công nghiệp,
công nghệ, chuyển giao công nghệ;
Để hỗ trợ cho mỗi mặt hoạt động của CSƢTDNCN có các bộ phận chức năng
của CSƢTDNCN nhƣ sau:
Nguồn: www.shbi.vn
Bộ phận tuyển chọn (Hội đồng tuyển chọn, Ban dự án hoặc Ban cố vấn)
bao gồm các nhà đầu tƣ, các chuyên gia hàng đầu và có nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, chuyển giao công nghệ để
đánh giá, thẩm định, chọn lựa các dự án ƣu tú nhất vào CSƢTDNCN để
ƣơm tạo. Ban này cũng hƣớng dẫn, chỉ đạo và tƣ vấn cho dự án trong suốt
quá trình triển khai và phát triển;
82
Trung tâm dịch vụ doanh nghiệp có nhiệm vụ hỗ trợ các nguồn lực cần
thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tƣ vấn, đào tạo quản lý doanh nghiệp,
marketing – PR, tìm kiếm nguồn tài trợ, tạo mạng lƣới liên kết cho các
doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm tạo;
Trung tâm chuyển giao công nghệ có nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp
công nghệ về sở hữu trí tuệ, đăng ký phát minh sáng chế, khảo sát đánh
giá tiềm năng thị trƣờng công nghệ; làm cầu nối giữa bên sở hữu và bên
có nhu cầu công nghệ; đặt hàng nghiên cứu theo nhu cầu xã hội;
Bộ phận quản lý nghiệp vụ ươm tạo có nhiệm vụ giám sát qui trình ƣơm
tạo và đánh giá hiệu quả ƣơm tạo của các doanh nghiệp đƣợc ƣơm tạo.
3.2.3. Các dịch vụ của CSƯTDNCN
Mục tiêu của CSƢTDNCN là giúp cho các doanh nghiệp công nghệ đƣợc
ƣơm tạo thực hiện thành công dự án của họ, mang lại kết quả có giá trị thƣơng mại.
Để đạt đƣợc điều này, tùy đặc thù của công nghệ ƣơm tạo, CSƢTDNCN có thể chỉ
cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh hoặc cung cấp đồng thời cả dịch vụ cơ sở
vật chất và dịch vụ phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, để hoạt động hiệu quả,
CSƢTDNCN cần chú trọng vào các chƣơng trình trợ giúp, tƣ vấn, cung cấp các
dịch vụ phát triển kinh doanh có chất lƣợng hơn là việc cung cấp trụ sở/kết cấu,
trang thiết bị và cơ sở vật chất.
3.2.4. Tiêu chuẩn lựa chọn các đối tượng ươm tạo
Để ƣơm tạo thành công, các CSƢTDNCN cần có tiêu chí thích hợp để lựa
chọn đƣợc các khách hành có tiềm năng phát triển, có trình độ quản trị cao và kế
hoạch kinh doanh tốt. Tiêu chuẩn lựa chọn dự án nên dựa trên một ý tƣởng công
nghệ có tính đổi mới cao. Một yếu tố cần đặc biệt lƣu ý là chất lƣợng, trình độ và
tinh thần doanh nhân, quyết tâm, tính đoàn kết của đội ngũ nhân sự đầu tiên của
doanh nghiệp mới khởi sự.57 Mục tiêu của dự án nên chú trọng vào việc tạo ra sản
phẩm dễ tiêu thụ, và xa hơn là đạt đƣợc mục tiêu xuất khẩu.
57
Có thể tham khảo khung đánh giá cá nhân PES về tinh thần doanh nhân do VCCI dịch tại phụ lục
83
3.2.5. Hình thức pháp lý dự án được lựa chọn ươm tạo
Một hợp đồng sẽ đƣợc ký kết giữa doanh nghiệp đƣợc ƣơm tạo, đối tƣợng
đƣợc ƣơm tạo và Ban quản lý CSƢTDNCN, trong đó trình bày chi tiết những quyền
lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện những mục tiêu đã nêu ra và tuân
theo những điều kiện nhất định, từ khi bắt đầu dự án, trong quá trình thực hiện dự
án và đến khi dự án kết thúc thành công.
Chẳng hạn nội dung hợp đồng bao gồm các cam kết CSƢTDNCN sẽ cung
cấp cho doanh nghiệp đƣợc ƣơm tạo các dịch vụ phù hợp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác,
thị trƣờng, vốn đầu tƣ, bảo mật thông tin,… Phía doanh nghiệp đƣợc ƣơm tạo có
nghĩa vụ phải trả tiền thuê dịch vụ của CSƢTDNCN với phí thấp hơn thị trƣờng,
hoặc bằng cổ phiếu của doanh nghiệp, hoặc đƣợc miễn phí kèm theo những điều
kiện nhất định,…
3.2.6. Về thời gian ươm tạo
Cần quy định thời hạn ƣơm tạo trung bình là 2-5 năm tùy thuộc vào lĩnh vực
đƣợc ƣơm tạo, chẳng hạn đối với một số ngành công nghệ cao thì thời gian ƣơm tạo
có thể tới 5 năm58; khuyến khích thời hạn ƣơm tạo các ngành dƣới 3 năm, nhất là
công nghệ Internet. Tận dụng công nghệ có thể cải tiến quy trình ƣơm tạo và rút
ngắn thời gian thực hiện thƣơng mại hoá sản phẩm. Nhƣ đã trình bày ở phần kinh
nghiệm nƣớc ngoài, tại Mỹ, thời gian gần đây nhiều dạng CSƢT Internet hay
phƣơng tiện mới (New media) đã xuất hiện. Một số sản phẩm công nghệ đã nhanh
chóng đƣợc đƣa ra thị trƣờng chứng khoán sau 2-3 tháng ƣơm tạo, thay vì mất 2-3
năm nhƣ đƣợc ƣơm tạo tại các CSƢTDNCN truyền thống.
3.2.7. Về công tác đánh giá hiệu quả hoạt động của các CSƯTDNCN
Sau khi đi vào hoạt động, cần thiết lập cơ chế đánh giá kết quả hoạt động của
CSƢTDNCN, các chƣơng trình ƣơm tạo của CSƢTDNCN và qua đó, điều chỉnh,
đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động của CSƢTDNCN đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
58
Một số nƣớc có thời gian ƣơm tạo công nghệ cao còn lâu hơn, chẳng hạn, Israel đến 7 năm.
84
Để xây dựng cơ chế này cần thiết lập hệ thống đánh giá với các tiêu chí cụ
thể sau:
Số lƣợng doanh nghiệp công nghệ đƣợc CSƢTDNCN ƣơm tạo.
Chi phí hỗ trợ trung bình cho các doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm tạo.
Thời gian ƣơm tạo trung bình cho các doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm
tạo.
Doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm tạo.
Số lƣợng công ăn việc làm do CSƢTDNCN tạo ra.
Tỷ lệ thành công/thất bại của các doanh nghiệp công nghệ đƣợc
CSƢTDNCN ƣơm tạo.
Năng lực đội ngũ cán bộ/quản lý CSƢTDNCN.
Hiệu quả của các nguồn vốn tài trợ.
Việc đánh giá cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong quá trình tiến hành
thực hiện dự án. Tuy nhiên, đây là một công việc cần có thời gian dài mới có thể
nhận thấy ảnh hƣởng và kết quả. Do vậy, để có đƣợc thông tin đánh giá chính xác,
cần theo dõi và báo cáo kết quả hoạt động theo tiến độ dự án.
3.2.8. Các hoạt động quảng bá về tinh thần doanh nhân:
Kinh nghiệm từ các nƣớc khác đã cho thấy tầm quan trọng của sự hỗ trợ và
trao đổi kinh nghiệm, kiến thức giữa các CSƢTDNCN. Các CSƢTDNCN cần chủ
động hơn trong các hoạt động quảng bá về tinh thần doanh nhân, sáng tạo trong các
hoạt động để thu hút sự quan tâm của giới trẻ, các nhà nghiên cứu để họ thấy rõ
đƣợc lợi ích khi thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu nhờ sự hỗ trợ của
CSƢTDNCN. Đồng thời các CSƢTDNCN cần thƣờng xuyên trao đổi, có các buổi
gặp mặt 6 tháng/ lần để tổng kết kinh nghiệm và hỗ trợ để xây dựng các tiêu chuẩn
đánh giá và mô hình thành công cho các CSƢTDNCN của Việt Nam, đồng thời tạo
nên tiếng nói để đề xuất các kiến nghị với Nhà nƣớc và Chính Phủ nhằm tạo điều
kiện phát triển KHCN và DNVVN tại Việt Nam.
85
3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp được ươm tạo và cộng đồng địa
phương:
Để có thể xây dựng đƣợc các CSƢTDNCN thành công cũng nhƣ nâng cao
năng lực khoa học công nghệ chung của nƣớc ta cũng nhƣ trình độ áp dụng, vận
hành KHCN trong các doanh nghiệp Việt Nam, tính chủ động và ý thức của cộng
đồng địa phƣơng, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp tại địa phƣơng là rất quan
trọng.
Có thể thấy từ kinh nghiệm của các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Châu Âu, và các
nƣớc tại châu Á đang rất thành công với mô hình CSƢTDNCN nhƣ Hàn Quốc,
Singapore, Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản,… những đóng góp của cộng đồng các
doanh nhân tại địa phƣơng trong việc quảng bá, nâng cao nhận thức, tƣ duy của giới
trẻ, các bạn sinh viên, các chuyên gia nghiên cứu về tinh thần doanh nhân, khởi
nghiệp,… rất to lớn. Chính vì vậy, cộng đồng các doanh nghiệp cần chủ động trong
các hoạt động sau:
Cộng đồng nói chung cần nâng cao tinh thần đổi mới, tinh thần doanh nhân,
trân trọng tầng lớp doanh nhân.
Chủ các các doanh nghiệp, tập đoàn lớn; CEO của các DNVVN thành công
có thể tài trợ, hợp tác với các CSƢTDNCN về tài chính hoặc đào tạo, cố vấn
cho các doanh nghiệp đƣợc ƣơm tạo.
86
KẾT LUẬN
Chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời tích cực
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, việc đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ
để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu. Vận hành
một doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế dựa trên tri thức
đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cập nhật trình độ công nghệ và đổi mới để tồn tại
và phát triển trong một môi trƣờng năng động và có tính cạnh tranh khốc liệt.
Nhiều doanh nghiệp mới ra đời đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, vi điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác và tự động hóa,
vật liệu mới với nhiều dự án công nghệ đang đƣợc triển khai tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động tham gia hội
nhập. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang cần sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và
các nhà đầu tƣ thuộc mọi thành phần đối với các dự án đổi mới công nghệ và
bƣớc đầu trong việc hình thành các doanh nghiệp công nghệ để chuẩn bị đối mặt
với những thách thức của quá trình hội nhập.
Ở mỗi một quốc gia đều phải có những giải pháp chiến lƣợc nhằm nâng
cao tiềm lực khoa học và công nghệ nội sinh, hỗ trợ các doanh nghiệp (đặc biệt
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) trong việc đổi mới và tăng cƣờng năng lực cạnh
tranh. Trong nhiều thập kỷ qua, thực tiễn tại các nƣớc phát triển và đang phát
triển đều cho thấy rằng, việc phát triển mô hình CSƢTDNCN là giải pháp chiến
lƣợc đúng đắn. Những mô hình này đã và đang có tác động tích cực tới hệ thống
các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ, đổi mới và tiếp cận với các hoạt động sở hữu trí tuệ. Tại châu Âu, châu
Mỹ và châu Á, nhiều quốc gia nhƣ Anh, Mỹ và Trung Quốc đều có sự quan tâm
đầu tƣ thích đáng cho phát triển mô hình này. Ở Việt Nam, mặc dù mô hình này
mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển, song cũng đã đạt đƣợc những thành tựu nhất
định. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn vấp phải rất nhiều khó khăn vƣớng mắc vì vậy
việc tìm ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai để có những điều
chỉnh cần thiết giúp cho mô hình này duy trì và phát triển một cách bền vững là
một nhu cầu tất yếu.
87
Khóa luận với đề tài “Thực trạng và hướng phát triển các cơ sở ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ tại Việt Nam 2001 – 2010” đã thực hiện đƣợc những mục tiêu nhƣ sau:
- Từ việc nghiên cứu mô hình và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát
triển CSƢTDNCN, rút ra đƣợc những bài học và các yếu tố thành công then chốt
(CSFs) đối với các CSƢTDNCN.
- Phân tích các yếu tố tác động từ môi trƣờng bên ngoài, nhu cầu với
CSƢTDNCN, thực trạng hình thành, phát triển CSƢTDNCN ở Việt Nam, những
kết quả đạt đƣợc và những khó khăn vƣớng mắc cũng nhƣ các nguyên nhân của
những vƣớng mắc đó dựa trên bảng CSFs cho các CSƢTDNCN, đặc biệt tập trung
vào 2 trƣờng hợp cụ thể của CRC-TOPIC (trƣờng đại học Bách Khoa) và SHBI
(Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh).
- Từ đó, đề xuất một số giải pháp khuyến khích phát triển CSƢTDNCN ở Việt
Nam.
Đề tài còn có nhiều giới hạn trong phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Mô hình
CSFs chỉ đƣợc điều chỉnh tƣơng đối chứ chƣa có phân tích định lƣợng bằng mô
hình tuyến tính để đƣa ra các trọng số chính xác, các CSƢTDNCN tại Việt Nam
còn ít về số lƣợng và đang mày mò tìm kiếm mô hình phát triển, nhiều
CSƢTDNCN đã dừng hẳn hoặc tạm dừng hoạt động sau khủng hoảng kinh tế năm
2009, thiếu các số liệu điều tra sơ cấp về các doanh nghiệp đã tốt nghiệp và đang
đƣợc ƣơm tạo,...Chính vì vậy, tác giả khóa luận rất mong muốn sẽ tiếp tục nghiên
cứu và hoàn thiện thêm các thiếu sót này về CSƢTDNCN ở Việt Nam trong thời
gian tới.
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, (1999), Báo cáo định hướng chiến lược và chính sách
phát triển DNV&N Việt Nam đến 2010, Hà Nội.
2. Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu và tƣ vấn về quản lý,
(2004), Đề án triển khai vườn ươm doanh nghiệp công nghệ CRC.
3. Trần Quốc Đản, (2003), Tinh thần doanh nghiệp- giá trị định hướng của văn
hóa kinh doanh Việt Nam, trang 94, 95, 96,110.
4. TS. Hồ Sỹ Hùng, (2007), “Phát triển hệ thống vườn ươm doanh nghiệp trong
điều kiện hiện nay”, Bộ KH&ĐT.
5. Nguyễn Thị Lâm Hà (2002), Đề tài cấp bộ “Một số vấn đề về xây dựng và phát
triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam”, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế
TW.
6. Nguyễn Thị Lâm Hà, (2009), Đề tài cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn phát
triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam”, Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế TW.
7. TS Trần Kim Hào, TS Nguyễn Hữu Thắng, (2008), Nâng cao năng suât lao
động của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
8. Phạm Thuý Hồng, (2002), Phát triển chiến lược cạnh tranh cho các DNV&N
Việt Nam trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, Luận án tiến sỹ kinh tế,
tr.65.
9. Luật chuyển giao công nghệ, 2006
10. Luật công nghệ cao 2008
11. Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN, 2009
12. Nghị định số 99/2003/NĐ-CP về việc ban hành qui chế khu công nghệ cao,
2003
13. TS. Lê Xuân Sang, THs Nguyễn Thị Lâm Hà, Lê Văn Sự, (2008), Nghiên cứu:
“Cơ chế và chính sách thành lập và phát triền hệ thống vườn ươm doanh
nghiệp Việt Nam”, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW
89
14. Trung tâm thông tin công nghệ quốc gia, (2007), Vƣờn ươm doanh nghiệp công
nghệ.
15. Vƣờn ƣơm doanh nghiệp, (1997), Báo cáo của Liên minh Châu Âu và Hiệp hội
các Công viên Khoa học và Công nghệ Italia.
16. Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), (2009), Tài liệu hội thảo
Quản lý phát triển và nâng cao năng lực vườn ươm doanh nghiệp.
17. Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 09/01/2009, tr.12
18. Tổng cục thống kê, Báo cáo điều tra doanh nghiệp Việt Nam 2003, 2006.
Tài liệu tiếng Anh:
19. Allen et at (1987), Small Business Incubators – Phases of development and the
Management Challenge,- 4, 6 – 11- Economic Development Commentary,
Volume 11/Number 2.
20. Andrew Duff, Best Practice in Business Incubator Management, AUSTEP
Strategic Partnering Pty Ltd.
21. Danny P Soetanto, Resmana Lim, (2005), “The Determinant Factor of
Technology Incubators’ Performance: An Application of Rough Set on Social
Science”, trang 2.
22. David A. Lewis (2001), Does Technology Business Incubator really work – a
Critical Review – trang 2, 6 - Rutgers University.
23. Grant Thornton, (2009), Construction Grants Program Impact Assessment
Report, EDA
24. Irina Nunberger, (2004), Business Incubators - the International Experience:
Support for new and potential start-up incubators in the field of Information
and Communication Technology (ICT), EXPERPLAN GmbH Regional
Development.
25. Infodev Incubator Initiative, (2006), Case study: Hanoi University of
Technology (HUT) CRC Incubator – trang 2.
26. Phòng Khoa học và Công nghệ TP HCM (2006), “Development of TBI in Ho chi Minh
city, Vietnam”.
90
27. OECD (1997), Technology Incubators: Nuturing Small Firms,
CDE/GD(97)202, Paris.
28. Rustam Lalkaka (2000), Assessing the Performance and Sustainability Of
Technology Business Incubators – 8 – Italy.
29. Rustam Lalkaka, (1997), Supporting the Start and Growth of new enterprises
good practices in transition and industrializing economies, tr.46-53, United
Nations Development Programme, New York.
30. Rustam Lalkaka (2002), Technology business incubators to help build an
innovation-based economy, New York.
31. Rustam Lalkaka (2003), Technology Business Incubation: Role, Performance,
Linkages, Trends – trang 2-5 – Iran.
32. Rustam Lalkaka (2007) “TBI: Critical Determinants of Success”, United
Nations Development Programme Report, New York.
33. Semih Akçomak, (2009) Incubators as Tools for Entrepreneurship Promotion
in Developing Countries - trang 10-11 - #2009-054 Working Paper Series,
United Nations University - Maastricht Economic and social Research and
training centre on Innovation and Technology, The Netherland.
34. State of the Business Incubation Industry Findings (1998, 2001, 2002), NBIA.
35. Nguyen Thi Kim Phuong (1996), “Research on psychology and sociology of
entrepreneurs in Vietnam”, trang 10, 18, 20, research summary, National
University Publishing, Hanoi.
36. “Vietnam as a glance” and economic indicators reports, WorldBank in
Vietnam:
Websites:
37. Cơ sở dữ liệu của Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam (VISTA):
38. Infodev Incubators:
39. Asian Association of Business Incubators:
40. National Business Incubator Association (NBIA)
41.
91
42. NUS Business Incubator:
43. www.vneconomy.com
44. Website của tất cả các CSƢTDNCN:
www.hbi.org.vn
www.shbi.vn/
www.qtsbi.com.vn/
www.hbi.vn/
www.topic.edu.vn/
www.tbi.hcmuaf.edu.vn/
www.tinhvan.com.vn/en/TVI/
vci.vccorp.vn
92
PHỤ LỤC I: Các CSƢTDNCN tại Việt Nam
Tên
Viết
tắt
Địa Điểm
Mục đích
hoạt động
Nhà tài trợ
Diện tích văn
phòng
Thành lập
Tình trạng hoạt
động
Trung tâm ƣơm tạo
Doanh nghiệp công
nghệ cao (Láng Hòa
Lạc)
HTBI
Khu công nghệ
cao Láng Hòa
Lạc, Hà Nội
Phi lợi nhuận
Bộ KH&CN,
InWent,
InfoDev
800m2
đƣợc thành lập theo
Quyết định số
2629/QĐ-BKHCN
ngày 29/12/2006
Đang hoạt động
VƢDNCNC THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
SHBI
Khu CNC TP
HCM, Q 9
Phi lợi nhuận
VCCI, InWent
Văn phòng
giao dịch:
20m2
Ƣơm tạo: tòa
nhà 3 tầng,
diện tích sử
dụng 3000 m2
Thành lập tháng
8/2006.
Ổn định và bắt đầu
đi vào hoạt động từ
cuối năm 2008
Đang hoạt động
Công ty TNHH Ƣơm
tạo doanh nghiệp phần
mềm Quang Trung
SBI
Công viên phần
mềm Quang
Trung, HCM
Phi lợi nhuận
Thành lập theo
luật DN.
EC
2856m2
Thành lập 26 tháng
5 năm 2005
Không có nhiều hoạt
động từ cuối năm
2008
Vƣờn ƣơm doanh
nghiệp chế biến và đóng
gói thực phẩm Hà Nội
HBI
KCN Hapro, xã
Lệ Chi, Huyện
Gia Lâm, Hà Nội
Phi Lợi Nhuận EC 25/11/2007 Đang hoạt động tốt
Trung tâm ƣơm tạo
doanh nghiệp nông
nghiệp công nghệ cao
ATBI
Khu nông nghiệp
công nghệ cao tại
huyện Củ Chi,
Tp. HCM
Phi Lợi Nhuận TP. HCM
5-7 doanh
nghiệp.
thành lập từ tháng
9.2009, chính thức
đi vào hoạt động từ
đầu năm 2010.
Hội thảo giới thiệu
Vƣờn Ƣơm Doanh
nghiệp CRC-TOPIC
CRC-
TOPIC
Đại học Bách
Khoa Hà Nội
Phi Lợi nhuận
WB, IMF,
Microsoft,
InfoDev, FPT,
…
80 m2 9/2004
Tạm ngừng hoạt
động ƣơm tạo doanh
nghiệp mới, chuyển
sang phát triển
chƣơng trình đào tạo
93
cử nhân trực tuyến
e-learning.
CS ƢT DN CN của
trƣờng Đại học Nông –
Lâm TP HCM
NL-
TBI
Đại học Nông
lâm TP HCM
Phi lợi nhuận
Sở khoa học
và công nghệ
TP HCM
9/2007 Đang hoạt động
Vƣờn ƣơm doanh
nghiệp khoa học
công nghệ (Tên cũ
Vƣờn ƣơm Phú
Thọ)
HMU
T-TBI
ĐH Bách khoa
TP.HCM
Phi lợi nhuận
Ủy ban nhân
dân và Sở
Khoa học
công nghệ
TP.HCM
650m
2
Khả năng ƣơm
tạo 10 doanh
nghiệp
Thành lập từ
12/2008. Chính thức
khai trƣơng ngày:
26/1/2010
đã có 5 doanh
nghiệp đƣợc tuyển
chọn
Unisoft – Trƣờng đại
học quốc gia TP HCM
Unisof
t
Trung tâm phát
triển phần mềm
Unisoft, ĐH QG
TPHCM
Phi lợi nhuận
Nhà Nƣớc: 2
tỉ
1200m2 sức
ƣơm tạo: 100
ngƣời
9/2002 – 2005 Dừng hoạt động
Vƣờn ƣơm ý tƣởng FPT
Trung tâm phát
triển công nghệ
FPT Hà Nội
Vì lợi nhuận
thành lập vào tháng
12/2003
Dừng hoạt động
Vƣờn ƣơm FPT
Trung tâm Phát
triển Công nghệ
FPT Chi nhánh
TPHCM
Vì lợi nhuận
12/2003 ở Hà Nội,
phối hợp với ĐH
Bách Khoa và 2005
tại TP HCM
Dừng hoạt động
Trung tâm Vƣờn ƣơm
Tinh Vân
TVI
Tập đoàn Tinh
Vân
Vì lợi nhuận 9/2005 Dừng hoạt động
Trung tâm Vƣờn
Ƣơm VCI
VCI
Công ty cổ phần
truyền thông Việt
Nam
Vì lợi
nhuận
7/2007
Dừng hoạt động,
website dừng hoạt
động từ năm 2008
Viện Ứng dụng Công
nghệ (Nacentech),
thuộc Bộ KH-CN
Phi lợi
nhuận
Dự kiến ra mắt vào
năm 2010
Đang nghiên cứu mô
hình
94
PHỤ LỤC 2: CSƢTDNCN tại trƣờng Đại học Quốc Gia Singapore (NUS
Enterprise Incubator)
Website:
Tổ chức sở hữu và vận hành: CSƢTDNCN của trƣờng đại học quốc gia
Singapore (NEI) là một bộ phận của NUS Enterprise. Đây là tổ chức trực thuộc
trƣờng đại học quốc gia Singapore (NUS); nhiệm vụ là thúc đẩy sự phát triển của
văn hóa, tinh thần doanh nhân trong cộng đồng NUS thông qua hoạt động giảng
dạy, đào tạo, thực tập, và nuôi dƣỡng các doanh nghiệp khởi sự dựa trên những tài
sản sẵn có của NUS là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nhiều chuyên gia trong các
lĩnh vực công nghệ và sở hữu trí tuệ. NEI hoạt động trong một tổng thể các tổ chức
có sự tƣơng tác, hỗ trợ qua lại lẫn nhau của NUS Enterprise. Chiến lƣợc phát triển
này đƣợc thực hiện nhờ vào 3 bộ phận chính:
NUS Overseas Colleges (NOC): cung cấp các chƣơng trình thực tập tại các
doanh nghiệp công nghệ tại các nƣớc phát triển trên khắp thế giới cho sinh
viên.
Industry Liaison Office (ILO): Quản lý, bảo vệ và chuyển giao các tài sản sở
hữu trí tuệ của NUS. Là kênh để các công ty, tổ chức nghiên cứu và chính
phủ tiếp cận với các phát minh, sáng chế, kết quả nghiên cứu từ NUS.
Trung tâm doanh nhân NUS Entrepreneurship Centre (NEC): Tổ chức các
hoạt động để đào tạo, nâng cao tinh thần doanh nhân nhƣ: cuộc thi kế hoạch
kinh doanh “Khởi sự tại Singapore” trên toàn quốc (Start-Up@Singapore
National Business Plan Competition), các workshops về khởi sự doanh
nghiệp dành cho các chuyên gia công nghệ, chƣơng trình phát triển doanh
nghiệp Local Enterprise Achiever Development (iLEAD) dành cho các sinh
viên trong trƣờng. Ngoài ra, trung tâm còn có các diễn đàn hàng tháng về
doanh nghiệp KHCN, các quỹ đầu tƣ vốn ban đầu cho các doanh nghiệp
trong thời kỳ tiền ƣơm tạo, một chƣơng trình cố vấn cho các CEO, và các
dịch vụ hỗ trợ khác nhƣ là tạo dựng mối quan hệ với các quỹ đầu tƣ mạo
hiểm và quỹ đầu tƣ angel…
95
3 bộ phân chính này đƣợc hỗ trợ bởi phòng Dịch vụ doanh nghiệp
(Corporate Services) và các đơn vị kinh doanh: NUS Extension (NEX): cung cấp
các khóa đào tạo, tƣ vấn cho doanh nghiệp, cho những ngƣời đang đi làm; NUS
Press: xuất bản các ấn phẩm chuyên môn, các kết quả nghiên cứu của NUS và các
chuyên gia trên thế giới, chú trọng vào các nghiên cứu tại châu Á; và NUS
Technology Holdings Pte Ltd (NTH) là quỹ đầu tƣ, cung cấp vốn ban đầu (seed
money) cho các doanh nghiệp công nghệ và công nghệ cao của NUS.
Sơ đồ tổ chức của NUS Enterprise
Các bộ phận của NUS Enterprise thƣờng xuyên tổ chức các sự kiện, hoạt động đào
tạo và giảng dạy, cũng nhƣ các cuộc thi để quảng bá cho văn hóa khởi nghiệp, đổi mới,
sáng tạo trong cộng đồng trƣờng NUS:
CSƢTDNCN NEI đƣợc thành lập tháng 12, năm 2002 trực thuộc NUS Enterprise
để cung cấp cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi sự thành lập bởi các giảng
viên, sinh viên và cựu sinh viên của NUS; NEI đƣợc đặt tại khuôn viên NUS với diện tích
khoảng 2500m2.
Trong quá trình phát triển, NEI đã nhận ra rằng các dịch vụ “phần cứng” nhƣ không
gian làm việc, các thiết bị văn phòng, tiền vốn khởi động không phải là những nhân tố
chính đem lại thành công cho các doanh nghiệp đƣợc ƣơm tạo và CSƢTDNCN. NEI đã
đƣa ra một hƣớng tiếp cận việc ƢTDNCN một cách toàn diện, dựa trên sự liên kết chặt chẽ
96
với hệ thống hỗ trợ và môi trƣờng bên ngoài của CSƢTDNCN (Incubator Ecosystem). Môi
trƣờng hữu cơ (ecosystem) xung quanh NES đã góp phần cung cấp những hỗ trợ về cơ sở
hạ tầng để nuôi dƣỡng và tăng tốc độ phát triển của các doanh nghiệp khởi sự.
Trong NUS Enterprise hiện đang quản lý, là tổ chức đƣợc chỉ định để tiến hành lựa
chọn các dự án đầu tƣ cho 3 quỹ đầu tƣ dành cho các DNKHCN mới khởi sự và các cá
nhân/tổ chức có ý tƣởng công nghệ:
Quỹ dành cho các doanh nghiệp công nghệ sạch (Cleantech Start-up Fund) -
đƣợc cấp bởi Cơ quan phát triển kinh tế Singapore. NEI là CSƢTDNCN đầu
tiên tại Singapore đƣợc EDB chỉ định để đánh giá và đƣa ra các dự án khả thi để
nhận hỗ trợ vốn. Vốn đầu tƣ của EDB có thể chiếm tới 85% chi phí hợp lý của
dự án đƣợc chọn, với số tiền không vƣợt quá 500.000 Đô Sing cho mỗi dự án
trong vòng 2 năm. Các công nghệ đƣợc hỗ trợ là năng lƣợng sạch/năng lƣợng tái
sử dụng, công nghệ về nƣớc và công nghệ môi trƣờng.
Quỹ doanh nhân khởi sự trẻ Young Entrepreneurs Scheme for Startups (YES!
Startups) YES! Thành lập tháng 11/2008 cung cấp vốn hỗ trợ cho các doanh
nhân trẻ muốn khởi sự với một DNKHCN. Nguồn vốn này nằm trong ngân sách
25 triệu Đô Sing của Quỹ phát triển tài năng kinh doanh (Entrepreneurial Talent
Development Fund (ETDF) để thúc đẩy các sinh viên biến những ý tƣởng sáng
tạo và cải tiến thành các doanh nghiệp. Số tiền lớn nhất đƣợc dành cho 1 dự án
là 50.000 Đô Sing.
Quỹ hỗ trợ vốn nhỏ dành cho lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số. (Micro Funding
Scheme for Interactive Digital Media). NEI đƣợc chỉ định là đại diện để lựa
chọn các dự án đƣợc cấp vốn dành cho lĩnh vự truyền thông kỹ thuật số. Đây là
nguồn vốn đƣợc cấp bởi Văn phòng chƣơng trình nghiên cứu và phát triển công
nghệ truyền thông kỹ thuật số và tƣơng tác (The Interactive and Digital Media
R&D Programme Office (IDMPO)) thuộc Bộ phát triển truyền thông của
Singapore (Media Development Authority of Singapore (MDA)) đƣợc tiến hành
từ năm 2007. Mỗi doanh nghiệp đƣợc lựa chọn có thể nhận nguồn vốn lên tới
55.000 Đô Sing.
Hiện tại, NEI đang ƣơm tạo 20 doanh nghiệp công nghệ và số lƣợng doanh nghiệp đã
tốt nghiệp và vẫn tiếp tục hoạt động tốt là 26.
97
48 DN công nghệ đƣợc nhận hỗ trợ vốn từ các quỹ do NEI đại diện và lựa chọn.
Tất cả các doanh nghiệp trên đều có địa chỉ website, và các thông tin đƣợc cung cấp rất
rõ ràng, chuyên nghiệp trên website của NEI. Đặc biệt, các doanh nghiệp đƣợc ƣơm tạo và
cấp vốn của NEI đều đƣợc tiếp cận với mạng lƣới các chuyên gia, nhà tƣ vấn, cố vấn cá
nhân giàu kinh nghiệm và thành công để hỗ trợ; đồng thời các doanh nghiệp sau khi tốt
nghiệp vẫn giữ mối liên hệ mật thiết với NEI trong các hoạt động đào tạo, chia sẻ kinh
nghiệm và thúc đẩy tinh thần doanh nhân trong cộng đồng.
Bài học rút ra từ NUS Incubator và NUS Enterprise:
- Sự phối hợp giữa Nhà nƣớc, Trƣờng đại học, cộng đồng doanh nghiệp và cộng
đồng địa phƣơng trong chiến lƣợc phát triển tinh thần doanh nghiệp, KHCN và
doanh nghiệp KHCN.
- Xây dựng chiến lƣợc phát triển đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ
và tinh thần doanh nghiệp, trong đó CSƢTDNCN đóng vai trò hạt nhân.
- Các chƣơng trình thúc đẩy tinh thần doanh nhân, đổi mới sáng tạo và liên kết
giữa các nhà nghiên cứu, sinh viên trong lĩnh vực công nghệ với các chuyên gia, sinh
viên về kinh doanh, marketing sẽ tạo ra những cơ hội hợp tác và điều kiện để các ý
tƣởng trở thành hiện thực hơn.
98
PHỤ LỤC 3: Phiếu đánh giá đặc trƣng cá nhân (PEC).
Trên thế giới công cụ này đã đƣợc sử dụng khá nhiều, đặc biệt là trong các bộ
phận HR nhằm đƣa đúng ngƣời vào đúng vị trí để đạt hiệu quả tốt nhất. Bản đánh
giá này đã đƣợc sử dụng đối với 100 nhà lãnh đạo nhƣ Bill Gates, Steve Jobs và cho
thấy kết quả khá chính xác. Tại Việt Nam một số công ty cũng đã sử dụng công cụ
này. VCCI đã đƣa công cụ này vào trong các khóa học Khởi sự doanh nghiệp cho
các nhóm và cá nhân đƣợc giải trong cuộc thi Sinh Viên Khởi Nghiệp. Các
CSƢTDNCN cũng có thể tham khảo công cụ này để lựa chọn các cá nhân lãnh đạo
của các doanh nghiệp nộp đơn xin gia nhập CSƢTDNCN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4939_1226.pdf