MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 1
PHẦN I: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG NÔNG NGHIỆP THUỘC UBND CẤP HUYỆN.2
I- Vị trí, chức năng: . 2
II- Nhiệm vụ và quyền hạn: . 3
1. Nhiệm vụ và quyền hạn chung đối với các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng quản lý: 3
2. Nhiệm vụ và quyền hạn riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: 4
III- Tổ chức và biên chế: . 5
IV- Chế độ làm việc và trách nhiệm của Trưởng phòng :6
V- Tổ chức thực hiện:7
PHẦN II: TỔNG KẾT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2007 VÀ NGHIỆM VỤ NĂM 2008. . 8
I- Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2007 8
1- Về trồng trọt: 8
2. Về chăn nuôi: 9
3. Về thuỷ sản: 9
II- Nguyên nhân thắng lợi và những tồn tại cần khắc phục. . 11
1. Nguyên nhân thắng lợi 11
2- Nguyên nhân tồn tại . 12
III- Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2008.14
1. Những đặc điểm trong sản xuất nông nghiệp năm 2008 14
2. Phương hướng, mục tiêu 15
3. Nhiệm vụ . 15
4. Các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện năm 2008 15
5. Một số nhiệm vụ và giải pháp tập trung chỉ đạo 16
PHẦN III: ĐỀ TÀI21
Nếu có thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới số ***********
22 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2818 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là một giai đoạn rất quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Sau một quá trình học tập và rèn luyện ở trường chúng em đã học rất nhiều kiến thức. Và thực tập là quá trình để mỗi sinh viên cần trải qua để có thể tốt nghiệp ra trường. Quá trình thực tập giúp mỗi sinh viên củng cố nâng cao kiến thức đã học qua khảo sát thực tiễn sản xuất kinh doanh và quản lý ở cơ sở thực tập. Và quá trình thực tập giúp sinh viên rèn luyện phương pháp công tác, tác phong của người cán bộ, quan điểm thái độ lao động, ý thức phục vụ, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn để mỗi sinh viên tự tin với những kiến thức của mình trước khi ra trường.
Để thực hiện quá trình thực tập và để hoàn thành tốt những yêu cầu mà thực tập đề ra. Và dựa trên những yêu cầu của quá trình thực tập em đã chọn về Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Bảo- Hải Phòng. Em xét thấy thực tập ở Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn ở huyện rất hữu ích cho em. Tại Phòng em có thể tiếp xúc được với thực tiễn hoạt động ở địa phương.
Trong quá trình thực tập tổng hợp tại cơ sở thực tập em đã chọn đề tài:
“Thực trạng và một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở huyện Vĩnh Bảo_ Hải Phòng”.
PHẦN I: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG NÔNG NGHIỆP THUỘC UBND CẤP HUYỆN.
Căn cứ các Quyết định: số 38/2005/QDD-UB ngày 06/5/2005, số 109/2004/QD-UB ngày 06/7/2004, số 106/2003/QD-UB ngày 09/10/2003, số 68/2005/QD-UB ngày 10/6/2005 của UBND tỉnh, về việc ban hành qui định chức năng, nhiệm vụ,quyện hạn, tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thương mại và Du lịch tỉnh:
Để bảo đảm cho Phòng Nông nghiệp thuộc UBND huyện, thị xã,( sau đây gội chung là UBND cấp huyện) có căn cứ triển khai, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, xây dựng tổ chức bộ máy theo qui định của pháp luật, phù hợp với đặc điểm cụ thể của địa phương, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao, liên ngành: Sở Nội vụ- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Sở Công nghiệp- Sở Khoa học và Công nghệ- Sở Thương mại và Du lịch hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Phòng Nông nghiệp, thuộc UBND cấp huyện như sau:
Vị trí, chức năng:
Phòng kinh tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp-phát triển nông thôn, khoa học- công nghệ, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại và du lịch.
Phòng Kinh tế chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và công tác cảu UBND cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ, SỞ Thương mại và Du lịch.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Nhiệm vụ và quyền hạn chung đối với các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng quản lý:
1.1, Xây dựng và trình UBND cấp huyện ban hành các văn bản tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, hợp tác xã, định canh, định cư, kinh tế mới, khoa học- công nghệ, tiểu thủ công nghiệp, điện, thương mại, du lịch ở địa phương, tổ chức chỉ đạo, thục hiện sau khi được UBND cấp huyện ban hành;
1.2, Xây dựng và trình UBND cấp huyện về quy hoạch, kế hoạch dài 1.2, Xây dựng và trình UBND cấp huyện về quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm thuộc các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý của Phòng, do UBND cấp huyện giao; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
1.3, Xây dựng và trình UBND cấp huyện chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, khoa học và công nghệ, thương mại và du lịch;
1.4, Hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách; tuyên truyền, phổ biến thông tin, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý của Phòng;
1.5, Giúp UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng quản lý;
1.6, Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ ; xây dựng hệ thống thông tin để phục vu công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng;
1.7, Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện trong các lĩnh vực nông nghiệp, khoa học công nghệ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, điện, thương mại, du lịch;
1.8, Tổng hợp, báo cáo định lỳ và đột xuất với UBND cấp huyện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thương mại và Du lịch về tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao trong các lĩnh vực công tác Phòng quản lý;
1.9, Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, tài chính, tài sản của Phòng được giao theo quy định của pháp luật và sự phân công của UBND cấp huyện;
1.10; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND cấp huyện.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:
2.1, Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, công trình cấp, thoát nước nông thôn, công trình phòng, chống lũ lụt, bão; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo qui định của pháp luật;
2.2, Đầu mối phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến phát triển nông thôn; tổng hợp tình hình, báo cáo UBND cấp huyện việc xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện về các lĩnh vực:
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp;
- Phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn;
- Khai thác và sử dụng nước sạch nông thônn;
-Chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản;
2.3, Thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, diện tích nuôi trồng thuỷ sản, diễn biến tài nguyên rừng;
2.4, Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiêp, thuỷ sản, vật tư nông lâm nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản trên địa bàn huyện;
2.5, Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện;
2.6, Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; tham mưu cho UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật;
2.7, Thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão của huyện; đề xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lũ lụt, bão, hạn hán, úng ngập, chua phen, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi trên địa bàn huyện.
III- Tổ chức và biên chế:
1, Tổ chức:
1.1, Lãnh đạo phòng: Gồm có Trưởng phòng và các phó trưởng phòng.
- Trưởng phòng : Là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện và pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng.
- Phó Trưởng phòng: Là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi trưởng phòng vắng mặt, một phó Trưởng phòng được Trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của phòng.
- Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng và Phó phòng được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của UBND tỉnh.
1.2, Các công tác chuyên môn, nghiệp vụ:
- Công tác chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại Phòng được bố trí tương xứng với nhiệm vụ và số lượng biên chế được giao.
- Công chức chuyên môn, nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành của Trưởng phòng; thực hiện trức trách, nhiệm vụ, quyền hạn do Trưởng phòng phân công; chịu trách nhiệm trước Trưởn phòng và pháp luật về các lĩnh vực công việc được phân công đảm nhiệm.
2, Biên chế:
Biên chế của Phòng do CHủ tịch UBND cấp huyện quyết định trong tổng biên chế quản lý hành chính nhà nước của UBND cấp huyện được Chủ tịch UBND tỉnh giao hàng năm.
IV. Chế độ làm việc và trách nhiệm của Trưởng phòng :
1, Phòng làm việc theo chế độ thủ trưởng;
2, Trưởng phòng căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện xây dựng qui chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện qui chế đó;
3, Trưởng phòng chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình và các công việc được UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện phân công hoặc uỷ quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình;
4, Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện và SỞ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học và công nghệ, Sở Thương mại về tổ chức, hoạt động của Phòng, xin ý kiến về những vấn đề vượt quá thẩm quyền và báo cáo công tác trước HĐND và UBND cùng cấp khi được yêu cầu; phối hợp với thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị- xã hội cùng cấp giải quyết các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
V- Tổ chức thực hiện:
Căn cứ qui định của pháp luật và hướng dẫn tại văn bản này, UBND cấp huyện qui định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Phòng, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa phương; đồng thời chỉ đạo Phòng triển khai, tổ chức thực hiện, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đảm bảo đúng qui địn của pháp luật, hiệu lực, hiệu quả, xây dựng cơ quan trong sạch vững mạnh.
Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo về liên Sở để xem xét giải quyết.
PHẦN II: TỔNG KẾT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2007 VÀ NGHIỆM VỤ NĂM 2008.
Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2007
Sản xuất nông nghiệp năm 2007, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, gặp không ít khó khăn về thưòi tiết, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh cúm gia cầm, bệnh LMLM gia súc, dịch bệnh tai xanh ở lợn luôn diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát. Song được sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể quần chúng từ huyện đến các xã, thị trấn, sự quan tâm của thành phố và sự nỗ lực của toàn dân khắc phục mọi khó khăn trong sản xuất. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, đã giành nhiều kết quả thắng lợi trên các lĩnh vực. Giá trị sản xuất nông nghiệp- thuỷ sản ước đạt 570.081 trđ, bằng 94,3% kế hoạch và tăng 5,4% so với năm 2006. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt 54,5%; chăn nuôi- thuỷ sản 45,5%; giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản đạt 47,45 triệu đồng/ha.
Về trồng trọt:
Giá trị sản lượng trồng trọt đạt 335.995 triệu đồng, đạt 95,2% kế hoạch, tăng 5,0% so năm 2006. Tổng sản lượng lương thực đạt 120.250 tấn, tăng 0,5% kế hoạch, bằng 99,2% so với năm 2006.
Đối với sản xuất lúa:
Diện tích gieo cấy lúa cả năm: 19.760,06 ha, tăng 0,3% kế hoạch, bằng 99,3% so với năm 2006; năng suất lúa trung bình đạt 57,53 tạ/ha, bằng 94,7% kế hoạch, bằng 98,6% so với năm 2006; sản lượng thóc đạt 113.680 tấn, bằng 95,0% kế hoạch và bằng 97,9% so với năm 2006.
Đối vớí sản xuất rau màu: tổng diện tích rau màu các loại: 5205,4ha tăng 5,5% so với năm 2006.
Cây công nghiệp : 1041,6ha, bằng 91,85% kế hoạch bằng 94,0% so với năm 2006. Trong đó thuốc lào: 849ha, bằng 85,84% so với kế hoạch, bằng 92,5% so với năm 2006, sản lượng 1.443 tấn. Đỗ tương: 93,1ha, cói 34,5ha, cây khác là 65ha.
Toàn huyện có 28/30 xã, thị trấn xây dựng và thực hiện mô hình cánh đồng 50tr/ha/năm, với diện tích 720ha, tăng so với năm 2006 là 120ha. Các công thức luân canh cây trồng có giá trị kinh tế cao nhân ra diện rộng như bí đỏ, ớt xuất khẩu, ngô lai F1, lúa lai F1, khoai tây, và mô hình luân canh với cây thuốc lào truyền thống. Tổ chức khảo nghiệm, trình diễn nhiều giống lúa mới ở cả vụ xuân và vụ mùa có hiệu quả, giúp cho việc lựa chọn các giống có năng suất, chất lượng, giá trị cao đưa vào sản xuất.
2. Về chăn nuôi:
- Giá trị sản xuất chăn nuôi: 180.411triệu đồng, bằng 97,8% so với kế hoạch, tăng 2,8% so với năm 2006. Trong đó: đàn lợn tổng số 85470 con, đàn trâu 2345 con, đàn gia cầm các loại: 1425 nghìn con. Các loại gia súc khác được quan tâm phát triển đầu tư như đàn dê có 2094 con, thỏ 6716 con.
- Kinh tế trang trại và gia trại được quan tâm thực hiện, phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô trang trại, gia trại, sản phẩm hàng hoá được sản xuất tập trung, có khối lượng lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo điều kiện cho ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
3. Về thuỷ sản:
- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 1.042,5ha. Giá trị sản xuất là 50.521 triệu đồng.
- Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản cho 13 xã với tổng diện tích là 277,41ha trong đó đã thực hiện nuôi trồng thuỷ sản hướng dẫn các xã Hùng Tiến, Trung Lập, Cổ Am hoàn tất các thủ tục phê duyệt quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản.
Đánh giá chung
Sản xuất trong nông nghiệp- thủy sản năm 2007, trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, song sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triểt và chuyển dịch tích cực đúng hướng. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi, thủy sản chiếm 45,5%, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt chiếm 54,5%. Trong trồng trọt đã đạt được những tiến bộ tích cực về chuyển dịch cơ cấu giống, thời vụ gieo cấy, kỹ thuật gieo trồng và phòng trừ sâu bệnh…Đặc biệt trong vụ mùa năm 2007 đã có sự chuyển dịch rõ nét về cơ cấu giống, với các giống ngắn ngày có năng suất chất lượng, giá trị cao, trong đó các giống lúa đặc sản chiếm 27,7% diện tích, cơ bản đã loại bỏ giống lúa dài ngày, giống lúa lai bắc ưu 903, bắc ưu 253 trong vụ mù, thay thế vào đó là tập đoàn giống lúa mới chiếm 40% diện tích. Thời vụ gieo cấy lúa mùa được gieo cấy sớm và tập trung là những yếu tố tích cực cho vụ mùa năm 2007b đạt năng suất cao. Năng suất lúa cả năm đạt 57,3 ta/ha (11,46 tấn/ha/năm), tuy chưa đạt kế hoạch đề ra, nhưng là kết quả thể hiện sự quyết tâm, cố gắng lớn của Đảng bộ và nhân dân trong toàn huyện và là huyện dẫn đầu năng suất lúa toàn thành phố. Các cây rau màu lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp được mở rộng cả về quy mô và giá trị, đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất cât xuất khẩu ở các xã phía bắc huyện, sản xuất hoa giống và hoa thương phẩm ở Thị trấn, Vĩnh Long, sản xuất lúa lai F1 ở Tân Liên, Thanh Lương …
Trong chăn nuôi- thủy sản tập trung cao công tác nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh, đàn lợn giảm, nhưng đàn bò, đàn gia cầm tăng nhanh. Chăn nuôi từng bước được chuyển đổi sang nuôi quy mô gia trại, trang trại tập trung, quy mô lớn và hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Đã hình thành vùng quy hoạch chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung.
Các nhiệm vụ khác phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn như thủy lợi, HTX nông nghiệp, kinh tế mới, nước sạch vệ sinh môi trường được quan tâm và tổ chức thực hiện tốt.
Tồn tại: Một số chỉ tiêu chính chưa đạt kế hoạch đề ra như năng suất lúa cả năm, đàn lợn giảm. Chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, thời vụ có chuyển biến nhưng còn chậm và chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt là cơ cấu giống lúa trong vụ xuân, trà lúa xuân sớm còn chiếm tỷ lệ cao chiếm 21% diện tích. Một số xã có tỷ lệ gieo cấy xuân sớm nhiều như Vĩnh Long 60% diện tích, Đồng Minh 69,8% diện tích, Hưng Nhân 66,5% diện tích, Vinh Quang 41,5% diện tích, Vĩnh Phong 30% diện tích, Thắng Thủy 58% diện tích. Việc thực hiện thời vụ gieo cấy chưa đồng bộ giữa các xã trong huyện và trong từng xã, trà lúa xuân muộn ở các xã phía bắc huyện Hưng Nhân, Vĩnh Phong… gieo cây quá sớm so lịch thời vụ, lúa trỗ trong tháng 4, ảnh hưởng ngiêm trọng đến năng suất và là nguyên nhân chính là giảm năng suất vụ xuân. Vụ lúa mùa cơ cấu giống đã chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn một số nơi chưa loại bỏ dứt điểm giống lúa dài ngày. Thời vụ gieo cấy lúa mùa một số nơi trà lúa mùa sớm, mùa trung cấy muộn và chậm. Đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, cây xuất khẩu, cây có giá trị kinh tế cao nhưng chỉ tập trung ở một số xã và việc phá vỡ hợp đồng sản xuất tiêu thụ sản phẩm còn xảy ra phố biến ở các xã. Công tác quy hoạch và phát triển trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được quan tâm nhưng một số nơi chưa quan tâm đúng mức, không phát triển hoặc phát triển chậm.
II- Nguyên nhân thắng lợi và những tồn tại cần khắc phục.
1. Nguyên nhân thắng lợi
Trước hết: do có sự tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy, HĐND, UBND và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành xã, thị trấn, sự phối kết hợp của các ngành, đoàn thể quần chúng, sự nỗ lực của toàn dân, sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của thành phố, việc đề xuất các giải pháp, biện pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả của các cơ quan chuyên môn đã khai thác thực hiện , áp dụng đồng bộ các giải pháp, biện pháp trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cũng như các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
-Trong trồng trọt đã tập trung cao cho công tác làm đất chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và tiếp thu các cây trồng xuất khẩu, cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.
- Trong chăn nuôi đã tập trung cao, quyết liệt cho công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng chống dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh, bệnh LMLM cho đàn gia súc, khống chế có hiệu quả dịch bệnh, hạn chế tới mức thấp nhất do dịch bệnh gây ra, ổn định chăn nuôi, thủy sản tập trung. Phát triển đàn trâu bò, đàn dê, đàn thỏ, đàn gia cầm, ứng dụng ngày càng rộng rãi các TBKT về giống nuôi công nghiệp, bán công nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi- thủy sản.
- Các cơ chế hỗ trợ sản xuất được xây dựng và ban hành sớm, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu vào sản xuất có hiệu quả.
2- Nguyên nhân tồn tại
* Nguyên nhân khách quan
- Thời tiết diễn biến phức tạp và bất thường ở cả vụ xuân và vụ mùa, thời tiết ấm trong vụ xuân đã rút ngắn thời gian sinh trưởng các trà lúa, lúa trổ sớm ảnh hưởng cơn bão số 4,5 vào tuần cuối tháng 9 đã làm đổ rạp trên 500 ha lúa mùa đang trong thời kỳ vào chín đỏ đuôi, làm giảm năng suất.
- Sâu bệnh hại cây trồng phát sinh phát triển trên diện rộng, dịch bệnh gia súc, gia cầm. Đặc biệt là bệnh tai xanh trên đàn lợn phát sinh và lan nhanh ở nhiều nơi và nhiều hộ chăn nuôi nhất là lợn nái làm giảm đàn lợn nái và tổng đàn lợn trên toàn huyện. Dịch bệnh LMLM , dịch cúm gia cầm luôn có nguy cơ bùng phát.
- Trong quá trình chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi với quy mô lớn, tập trung hơn, người sản xuất gặp nhiều khó khăn về vốn, đất đai, kinh nghiệm.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác tuyên truyền vận động, tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện các chủ trương, giả pháp, biện pháp trong sản xuất còn hạn chế, chưa kịp thời. chưa sâu rộng, một số nơi hiệu quả chưa cao.
- Công tác kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức thực hiện của các cơ quan chuyên môn còn hạn chế, thiếu kiên quyết.
- Một số nơi chưa thực sự quan tâm và tập trung trong chỉ đạo sản xuất, hoặc chỉ đạo chưa quyết tâm, chưa kiên quyết, thiếu các giải pháp, biện pháp cụ thể sâu sát trong quá trình thực hiện. Đặc biệt là việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện cơ cấu trà lúa, giống lúa, lịch thời vụ gieo cấy trong vụ xuân một số địa phương không nghiêm túc, một số nơi vẫn giữ phương thức sản xuất theo tập quán và kinh nghiệm, chưa thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và cán bộ kỹ thuật dẫn đến năng suất cây trồng giảm.
- Việc kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm và tổ chức tiêm phòng dịch bệnh gia súc gia cầm một số nơi chưa tập trung, tiến độ triển khai thực hiện chậm, chưa triệt để. Nhiều địa phương chưa quan tâm đến phát triển trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc tổ chức triển khai thực hiện chậm, chưa tập trung chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc hỗ trỡ nông dân. Chưa mạnh dạn đầu tư và khai thác và thu hút các nguồn lực đầu tư vào phát triển kinh tế trang trại.
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh của đa số các HTX nông nghiệp còn yếu, thiếu vốn, hiệu quả hoạt động chưa cao trong việc điều hành và chưa đủ động tổ chức sản xuất, tạo dựng và tìm kiếm thị trường còn hạn chế, cá biệt có một vài HTX còn dựa nặng vào bao cấp tài chính của chính quyền.
III- Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2008.
1. Những đặc điểm trong sản xuất nông nghiệp năm 2008
a/Thuận lợi:
Bộ giống lúa ngắn ngày phong phú về chủng loại, chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, giảm tích lũy sâu bệnh, giảm chi phí sản xuất và có tiềm năng năng suất, chất lượng cao được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất.
Các TBKT về thâm canh lúa được nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng có hiệu quả cao trên địa bàn huyện.
Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đem lại giá trị kinh tế cao có khả năng nhân ra diện rộng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm một số loại cây trồng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng như ớt, dưa, bí đỏ, cà chua, gấc, khoai tây…
Nhiều mô hình chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và kinh tế trang trại, gia trại với quy mô lớn có hiệu quả, khẳng định xu thế phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho chuyển dịch và khuyến khích nông dân tiếp thu các TBKT được quan tâm và mở rộng.
Các HTX nông nghiệp tiếp tục được đổi mới về tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức khâu dịch vụ, xây dựng phương án dịch vụ sản xuất tập trung, sản xuất hàng hóa.
b/Khó khăn
Thời tiết, sâu bệnh hại có xu hướng diễn biến ngày càng phức tạp và bất thường ở cả vụ xuân và vụ mùa. Chăn nuôi gia súc gia cầm từng bước chuyển sang hình thức nuôi tập trung, quy mô gia trại và trang trại nhưng vốn đầu tư và trình độ chuyên môn, quản lý, phòng trừ bệnh dịch của người sản xuất còn hạn chế. Dịch bệnh cúm gia cầm, dịch bệnh LMLM gia súc, bệnh tai xanh ở lợn luôn có nguy cơ phát sinh và bùng phát trở lại, ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển chăn nuôi.
Giá cả vật tư giống, phân bón, thức ăn, thú y luôn biến động ở mức cao, khó khăn cho nông dân trong đầu tư thâm canh sản xuất.
2. Phương hướng, mục tiêu
Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị, hiệu quả cao, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, ổn định và bền vững, đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH_ HDH nông nghiệp nông thôn.
3. Nhiệm vụ
Phát huy những kết quả đã đạt được năm 2007, quyết tâm khắc phục những tồn tại và khó khăn cho sản xuất. Tập trung đổi mới cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, tăng cường ứng dụng các tiến bộ và biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 về sản xuất nông nghiệp. Giá trị toàn ngành nông nghiệp đạt 601.333 trđ, tăng 6.0% so với năm 2007, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 542.942 trđ, thủy sản 55.228 trđ. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt 54%, chăn nuôi – thủy sản 46%, giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản đạt 49 triệu đồng/ha.
4. Các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện năm 2008
Diện tích cấy lúa cả năm 19.618 ha, năng suất đạt 12,4 tấn/ha/năm, sản lượng thóc 121.220 tấn. Trong đó, vụ đông xuân gieo cấy 9.398 ha, năng suất 67.0 tạ/ha, sản lượng thóc 62.966 tấn; vụ mùa gieo cấy 10.220 ha, năng suất 57,0 tạ/ha, sản lượng thóc 58,254 tấn.
Các cây trồng khác: ngô 1.300 ha, sản lượng 6.682 tấn; khoai lang 330ha, sản lượng 3.993 tấn; khoai tây 500ha, sản lượng 7,920 tấn;ớt 118ha; cà chua 80ha; rau quả khác 2.231ha. Cây công nghiệp 1.112,6ha, trong đó thuốc lào 915ha, đỗ tương 100ha, cây cói 34ha, cây công nghiệp khác 69,4ha. Trồng cây phân tán (cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây bóng mát): 50.000 cây.
Về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Tổng đàn lợn 95.000 con (đàn nái 19.000 con), đàn trâu 2.350 con; đàn bò 7.510 con. Tổng đàn gia cầm 1,5 triệu con, sản lượng thịt hơi sản xuất 16.900 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản 1,200ha, sản lượng 5.000 tấn.
5. Một số nhiệm vụ và giải pháp tập trung chỉ đạo
Đối với lúa:
Tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, thời vụ ở cả vụ xuân và vụ mùa theo hướng vụ xuân chủ yếu là xuân muộn, vụ mùa 100% là mùa sớm, mùa trung với các giống lúa lai, lúa thuần ngắn ngày có năng suất, chất lượng, giá trị cao. Trong đó:
+ Đối với vụ xuân cơ cấu 45% diện tích gieo cấy lúa lai chủ lực là giống Nhị ưu 838, Đ.ưu 527, TH3-3, VL20, HYT83 và một số giống lúa lai mới HYT100, CNR36; các giống lúa thuần 30-35% diện tích, chủ lực là giống khang dân 18, TBR1, VD8; các giống lúa chất lượng, giá trị cao 30% diện tích, chủ lực là giống bắc thơm số 7, HT1, nếp, loại bỏ hoặc giảm diện tích gieo cấy lúa dài ngày trong trà xuân sớm xuống 10% diện tích. Kiên quyết chỉ đạo và khắc phục tình trạng gieo trà mạ xuân muộn sớm ở các xã phía bắc huyện và một số xã giữa huyện, chỉ đạo thống nhất lịch gieo cấy trên địa bàn huyện, giao lúa xuân muộn tập trung vào cuối tháng 1/2008 và cấy đến 20/2/2008.
+ Đối với vụ mùa cơ cấu 30% diện tích trà mùa sớm, 70% diện tích trà mùa trung, tập trung chủ lực bằng các giống lúa lai: TH3-3, VL20, HYT83; lúa thuần: khang dân 18, Q5, BC15; lúa chất lượng: HT1, N46, nếp và một số giống lúa TBKT khác, khắc phục tình trạng trà lúa mùa sớm cấy muộn, ảnh hưởng đến việc tiếp thu cây trồng vụ đông sớm. Tập trung chỉ đạo thời vụ gieo cấy trà lúa mùa sớm từ tuần tháng 6 đến 25/6, trà lúa mùa trung cấy xong trước 15/7/2008. Trong vụ mùa loại bỏ hoàn toàn các giống lúa dài ngày, giống lúa lai bắc ưu 253, bắc ưu 903, bắc thơm số 7, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, mở rộng diện tích trồng cây vụ đông và cắt giảm nguồn sâu bênh trên đồng ruộng.
Đối với rau màu:
Đối với vụ xuân: tập trung thực hiện công tác quy vùng sản xuất theo hướng chuyển những diện tích cao, vàn cao hiện đang cấy lúa sang trồng các cây rau màu có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và cây có giá trị cao như thuốc lào, ớt, dưa chuột, dưa hấu, bí, khoai tây xuân, ngô lai F1. Đối với thuốc lào tập trung mở rộng ở các xã có truyền thống và có chất lượng tốt, tập trung ở các xã khu I và Vinh Quang… Áp dụng rộng rãi giống thuốc lào bản địa đã được phục tráng và sử dụng phân bón kali sun phát, kỹ thuật thâm canh thuốc lào để tăng năng suất, chất lượng. Đồng thời ứng dụng công nghệ sử dụng chế phẩm thuốc diệt chồi, công nghệ chế biến bằng máy thái thay thế biện pháp thủ công, giảm chi phí trong sản xuất.
Đối với vụ hè, hè thu: mở rộng diện tích đỗ tương hè, dưa gang, dưa lê xuất khẩu, bí đao và giống đậu xanh, đậu đen trên diện tích sau khi thu hoạch thuốc lào và lúa xuân trước ngày 20/5.
Đối với sản xuất cây vụ đông: mở rộng diện tích gieo cấy trà lúa mùa sớm, đầu trung để trồng cây vụ đông sớm như ngô, đậu tương, bí, ớt xuất khẩu và trồng khoai tây, khoai lang, rau màu các loại khác trên diện tích lúa mùa trung. Chỉ đạo giảm diện tích cấy lúa trong vụ mùa để chuyển sang trồng một số cây trồng vụ thu đông như đậu tương, rau màu có giá trị kinh tế cao để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông sớm. Trong đó ngô, đậu tương mở rộng ở tất cả các xã, thị trấn, bí ớt tổ chức ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.
Đối với chăn nuôi, thủy sản
Tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt tiếp tục tập trung cao cho công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh tai xanh ở lợn, dịch bệnh LMLM gia súc đồng bộ bằng các biện pháp:
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, nuôi bò, nuôi dê, nuôi thỏ, phát triển đàn gia cầm, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Các xã, thị trấn tập trung quy hoạch và tổ chức thực hiện các vùng chuyển đổi sang phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tích cực tiếp thu xây dựng trang trai chăn nuôi lợn, gà gia công hoặc liên kết sản xuất với quy mô lớn, tiếp thu các TBKT về giống, thức ăn, vệ sinh môi trường để tăng năng suất, chất lượng con vật nuôi như: tiếp tục đẩy mạnh việc cải tạo đàn lợn nái Móng cái nội, nuôi lợn nái ngoại, nái F1, F2…, cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn chăn nuôi theo hình thức công nghiệp… Xây dựng hầm Bioga để xử lý chất thải trong chăn nuôi.
Đối với công tác khuyến khích nông và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
Tăng cường công tác khuyến khích nông, tập trung vào tập huấn, hướng dẫn trực tiếp nông dân thực hiện đúng cơ cấu giống, thời vụ, gieo cấy lúa, khuyến cáo, vận động nông dân chuyển đổi trồng cây trồng có giá trị kinh tế cao, cây có hợp đồng tiêu thụ, chuyển giao ứng dụng đồng bộ các biện pháp canh tác, trong đó tập trung vào ứng dụng biện pháp che phủ ni lông cho mạ trong vụ xuân, các loại phân bón tổng hợp, phân hữu cơ, phân vi sinh và chế phẩm sinh học, chế độ tưới nước, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp cho các loại cây trồng. Tập huấn, tuyên truyền vận động tiếp thu giống con vật nuôi có năng suất, giá trị kinh tế cao như lợn F1, F2, lợn ngoại, lợn sữa, đặc biệt là khôi phục phát triển đàn lợn nái, thực hiện phòng trừ dịch bệnh gia súc gia cầm bằng tất cả các biện pháp, trong đó chú trọng biện pháp quản lý, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh môi trường chăn nuôi và thực hiện tốt chế độ tiêm phòng. Đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình trình diễn, các biện pháp KHKT để chuyển giao thuyết phục nông dân, mỗi cán bộ khuyến nông viên cùng với các xã, thị trấn được phân công phụ trách tham gia xây dựng kế hoạch trình diễn, kế hoạch sản xuất và tập huấn, hướng dẫn nông dân một cách cụ thể. Đồng thời phối hợp với HTX nông nghiệp, các đoàn thể quần chúng tổ chức thực hiện có hiệu quả. Hàng vụ sản xuất, hàng năm các xã, thị trấn và cán bộ khuyến nông phải tổ chức tổng kết kỹ thuật trong từng lĩnh vực để rút kinh nghiệm chỉ đạo.
Tăng cường công tác quản lý giống, thuốc BVTV, thức ăn gia súc, phân bón… ở huyện và các xã, thị trấn.
Tiếp tục củng cố, nâng cao vai trò và hoạt động của các HTX nông nghiệp, đặc biệt là hoạt động dịch vụ làm đất hoặc điều hành khâu làm đất, chủ động trực tiếp ký hợp đồng tiếp nhận các loại vật tư nông nghiệp cung ứng cho nông dân, dịch vụ KHKT và ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Khuyến khích hình thành các HTX chuyên ngành, các nhóm hộ cùng sở thích và khuyến khích các tổ chức đoàn thể, thôn xóm, cá nhân đứng ra tổ chức dịch vụ hỗ trợ sản xuất, trực tiếp ký hợp đồng sản xuất tiêu thu sản phẩm cho nông dân. Tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền các xã, thị trấn trong việc quản lý hỗ trợ các HTX, các tổ chức doanh nghiệp thực hiện việc ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quy định.
Thực hiện tốt kế hoạch thủy lợi nội đồng, phòng chống lụt bão năm 2008. Tập trung cao cho việc nạo vét các kênh mương, thực hiện kiên cố hóa kênh mương và hoàn thành kế hoạch tu bổ đê, kè, cống năm 2008.
Tổ chức tuyên truyền rộng rãi và tiếp thu có hiệu quả các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích sản xuất nông nghiệp của thành phố và của huyện theo đúng quy định.
Tiếp tục thành lập các HTX dịch vụ nước sạch vệ sinh môi trường, xây dựng hệ cấp nước tập trung theo công nghệ xử lý nước mặt.
PHẦN III: ĐỀ TÀI
Trong quá trình học tập ở trường và thực tập tai cở sở cùng với thực tiễn nông nghiệp nước ta hiện nay, em thấy để phát triển nông nghiệp thì chúng ta phải có các chính sách và những biện pháp để thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu. Thực tiễn cơ cấu sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay còn lạc hậu, một nền nông nghiệp thuần nông truyền thống là lúa nước. Để nông nghiệp phát triển đáp ứng nhu cầu thì ta phải chuyển dịch cơ cấu hợp lý để nông nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có giá trị cao và đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xuất khẩu.
Do đó em chọn đề tài :
“Thực trạng và một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở huyện Vĩnh Bảo_ Hải Phòng”.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở huyện Vĩnh Bảo_ Hải Phòng.DOC