LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, việc sử dụng bao nylon ở Việt Nam còn rất phổ biến, minh chứng cho sự phổ biến này là tới 93% người dân xài bao nylon, ngoài ra mỗi ngày có tới hàng triệu bao nylon được tiêu thụ mỗi ngày. Đấy dường như là một thói quen khó bỏ được của người dân Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu việc sử dụng bao nylon thì người dân ta lại xài một cách vô tư. Bao nylon được sử dụng khắp mọi nơi từ chợ, siêu thị, các shop cho tới các trung tâm thương mại bởi vì tính tiện dụng của chúng. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện dụng ấy thì mấy ai biết đến tác hại vô cùng to lớn của nó. Đi cùng với những bao bì sản phẩm ngày càng đẹp hơn, tiện dụng hơn là lượng rác thải do bao nylon, chai nhựa, vỏ hộp bọc nhựa cũng gia tăng. Dù tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8,5%, nhưng nếu tính đến cả các tổn thất do môi trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam sẽ chỉ là 3 - 4%. Trong số thiệt hại này, túi nhựa nylon “góp phần” không ít. Đấy là một thiệt hại quá lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh, những thiệt hại kinh tế thì còn có những thiệt hại khác về môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Điển hình như, túi nylon đã phân hủy thấm vào đất là cho đất trơ, không giữ được nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Không kể những tác hại môi trường, các thế hệ sau phải gánh chịu, túi nylon còn gây ra nhiều tác hại trước mắt và trực tiếp vào người sử dụng như rác thải nhựa làm tắc các đường dẫn nước thải gây ngập lụt đô thị, dẫn đến ruồi muỗi phát triển lây truyền nhiều bệnh dịch. Ngoài ra, bao nylon cũng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người vì nó chứa chì, cadimi gây tác hại cho não và cũng là nguyên nhân gây ra ung thư phổi. Đó chính là lý do nhóm chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
19 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và tác hại của việc sử dụng túi nylon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, việc sử dụng bao nylon ở Việt Nam còn rất phổ biến, minh chứng cho sự phổ biến này là tới 93% người dân xài bao nylon, ngoài ra mỗi ngày có tới hàng triệu bao nylon được tiêu thụ mỗi ngày. Đấy dường như là một thói quen khó bỏ được của người dân Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu việc sử dụng bao nylon thì người dân ta lại xài một cách vô tư. Bao nylon được sử dụng khắp mọi nơi từ chợ, siêu thị, các shop cho tới các trung tâm thương mại bởi vì tính tiện dụng của chúng. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện dụng ấy thì mấy ai biết đến tác hại vô cùng to lớn của nó. Đi cùng với những bao bì sản phẩm ngày càng đẹp hơn, tiện dụng hơn là lượng rác thải do bao nylon, chai nhựa, vỏ hộp bọc nhựa cũng gia tăng. Dù tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8,5%, nhưng nếu tính đến cả các tổn thất do môi trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam sẽ chỉ là 3 - 4%. Trong số thiệt hại này, túi nhựa nylon “góp phần” không ít. Đấy là một thiệt hại quá lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh, những thiệt hại kinh tế thì còn có những thiệt hại khác về môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Điển hình như, túi nylon đã phân hủy thấm vào đất là cho đất trơ, không giữ được nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Không kể những tác hại môi trường, các thế hệ sau phải gánh chịu, túi nylon còn gây ra nhiều tác hại trước mắt và trực tiếp vào người sử dụng như rác thải nhựa làm tắc các đường dẫn nước thải gây ngập lụt đô thị, dẫn đến ruồi muỗi phát triển lây truyền nhiều bệnh dịch. Ngoài ra, bao nylon cũng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người vì nó chứa chì, cadimi… gây tác hại cho não và cũng là nguyên nhân gây ra ung thư phổi. Đó chính là lý do nhóm chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm yếu tố ngoại vi
Yếu tố ngoại vi được hiểu như là những hoạt động của một chủ thể nhất định nào đó gây tác động đến các đối tượng này không được đền bù hoặc không phải bị đền bù.
Các chủ thể và đối tượng tác động ở đây có thể là cá nhân hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh. Sự tác động của các chủ thể này là sự tác động tốt hoặc tác động xấu. Các chủ thể này không chịu bất cứ một trách nhiệm kinh tế nào về sự tác động của họ, cũng như họ không đòi hỏi một sự đền bù nào.
Như vây, yếu tố ngoại vi là một sự thể hiện mối quan hệ sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu dùng, tiêu dùng – tiêu dùng, tiêu dùng – sản xuất. Hoạt động của người này tác động đến hoạt động của người khác. Kết quả hoạt động của người này chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của người khác.
Tóm lại, khi có sự tương tác giữa các hoạt động của các chủ thể và đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, có thể tạo ra sự khác biệt giữa giá trị xã hội và giá trị thị trường, lợi ích và chi phí xã hội khác biệt với lợi ích và chi phí tư nhân.
2. Phân loại yếu tố ngoại vi
Dựa trên giác độ hiệu quả kinh tế – xã hội của các yếu tố ngoại vi đến các đối tượng tác động người ta chia làm 2 loại:
Yếu tố ngoại vi tích cực: là yếu tố ngoại vi có tác động tốt đến đối tượng chịu tác động. Ví dụ: Người nuôi ong tạo ra yếu tố ngoại vi tích cực đến người trồng táo.
Yếu tố ngoại vi tiêu cực: là yếu tố ngoại vi có tác động xấu đến đối tượng chịu tác động. Ví dụ: Việc khai thác than gây ra tác động tiêu cực đối với khu dân cư gần đó.
3. Sự tác động của yếu tố ngoại vi tiêu cực
Xem xét hoạt động của ngành sản xuất túi nylon trên thị trường đã gây ra một ngoại ứng tiêu cực là ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến môi trường sống của chúng ta.
Q
QE’
QE
P
MSC
MC
MEC
D=MB=MSB
E
A
B
E’
PE’
PE
O
Giá túi nylon hình thành trên thị trường là PE, tương ứng với điểm cân bằng thị trường là E và sản lượng được sản xuất trên thị trường là QE. Tuy nhiên do các doanh nghiệp sản xuất túi nylon đã tạo ra một tác động ngoại vi tiêu cực về môi trường nên ngoài chi phí sản xuất 1 tấn túi nylon, nền kinh tế còn phải gánh chịu các chi phí khác về môi trường do tác động ngoại vi tiêu cực. Nếu gọi chi phí sản xuất 1 tấn nylon của ngành là MC, chi phí biên ngoại ứng (tiêu cực) là MEC thì chi phí xã hội để sản xuất 1 tấn nylon là MSC = MC + MEC. Như vậy sản lượng nylon có hiệu quả phải là sản lượng mà ở đó lợ ích biên xã hội MSB phải bằng chi phí biên xã hội MSC tương ứng với sản lượng QE’.
Nhận xét: Khi có ngoại tác tiêu cực đã dẫn đến tình trạng:
(1) Hiệu quả thị trường (E) duy trì vượt quá hiệu quả xã hội (E’) mong muốn do chi phí biên thị trường (MC) khác với chi phí xã hội (MSC) vì có ngoại ứng tiêu cực nên cần có chi phí biên ngoại ứng (MEC)
(2) Sản lượng thị trường vượt quá sản lượng xã hội (QTT > QXH)
Giá cả thị trường thấp hơn giá cả xã hội (PTT < PXH)
(3) Vấn đề là cần phải đảm bảo hiệu quả chung cho xã hội (E’) chứ không chỉ nhằm mang lại hiệu quả riêng của thị trường (E). Do vậy, hiện nay chưa có biện pháp can thiệp thích hợp thì thị trường có khuynh hướng sản xuất vượt quá hiệu quả chung của xã hội mong muốn. Điều đó, gây ra tổn thất kinh tế do thị trường sản xuất vượt quá hiệu quả chung của xã hội tương ứng dt(E’BE)
4. Hệ thống biện pháp khắc phục sự tác động ngoại vi của chính phủ
a. Hệ thống các biện pháp kinh tế
Phạt tiền là biện pháp kinh tế được chính phủ áp dụng đối với các chủ thể gây ra tác động ngoại vi tiêu cực. Có 2 chế độ phạt tiền được áp dụng:
Chế độ phạt tiền cố định là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt cố định trên một đơn vị sản lượng. Khoản tiền phạt này bằng chênh lệch giữa chi phí xã hội và chi phí tư nhân biên và đúng bằng chi phí ngoại ứng tại mỗi đơn vị sản lượng. Chế độ phạt tiền này thường được chính phủ áp dụng với trường hợp tác động ngoại vi tiêu cực không được gọi là nghiêm trọng và mức độ tiêu cực thường tỷ lệ thuận với sản lượng, còn chi phí biên ngoại ứng được coi là như nhau với mỗi đơn vị.
Chế độ phạt tiền phi tuyến là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt dựa vào mức độ nghiêm trọng hoặc tính chất của tác động tiêu cực. Có 2 khoản tiền phạt:
Khoản tiền phạt rất thấp (hoặc bằng không) nếu mức độ tác động tiêu cực dưới mức cho phép.
Khoản tiền phạt rất cao nếu mức độ tác động tiêu cực trên mức cho phép
Trợ cấp: Đối với trường hợp các yếu tố ngoại vi có tác động tiêu cực nhưng để hạn chế sự tác động đó chính phủ cũng có thể dùng chính sách trợ cấp (thường thông qua thuế hoặc giá thu mua). Bằng việc trợ cấp đúng bằng sự chênh lệch giữa lợi ích biên xã hội và lợi ích biên cá nhân, chính phủ đã điều chỉnh mức độ hạn chế tác động tiêu cực đến mức hiệu quả.
b. Hệ thống biện pháp về hành chính và pháp luật
Biện pháp hành chính đòi hỏi chính phủ phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, ban hành các văn bản pháp luật, các quy định cụ thể buộc các cá nhân phải tuân thủ triệt để và sẽ xử lý hành chánh theo quy định khi có sự vi phạm. Thường có 2 loại:
Hệ thống pháp quy về nguyên nhân: bao gồm tất cả các quy định, các tiêu chuẩn bắt buộc các cá nhân phải tuân thủ để hạn chế các nguyên nhân gây ra tác động tiêu cực.
Hệ thống pháp quy về hậu quả: bao gồm tất cả các quy định, các tiêu chuẩn buộc các cá nhân phải tuân thủ để hạn chế các hậu quả các tác động tiêu cực.
Biện pháp về pháp luật thường giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể gây ra tác động và đối tượng bị tác động một cách trực diện bằng một hệ thống pháp luật tỏ ra có ưu thế. Cơ sở để giải quyết các mâu thuẫn về mặt pháp luật đòi hỏi chính phủ phải công nhận và thiết lập về quyền tài sản của các cá nhân cũng như của cộng đồng.
II. THỰC TRẠNG VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÚI NYLON
1. Thực trạng cảu việc sử dụng túi nylon
Ngày nay, việc sản xuất và tiêu dùng đã trở nên phổ biến trong đời sống hàng ngày của con người, và các nhà cung cấp và sản xuất hàng hoá chú trọng đến việc làm thế nào để người tiêu dùng mua hàng được thuận tiện. Và nó đã trở nên tràn lan trong sự thiếu kiểm soát của chính phủ về tác hại của những túi nylon này. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những túi nylon đủ màu sác và kích cỡ ở khắp mọi nơi. Người tá có thể dùng túi nylon đưng tất cả những vật dụng có thể như: quần áo, thức ăn, thức uống, đồ đạc… Cứ tính trung bình mỗi ngày một gia đình có một người đi chợ mua sắm thức ăn thì có ít nhất vài cái túi nylon được mang về nhà.
Người Việt Nam chúng ta đang tiêu dùng khoảng 30 – 40 kg nhựa/người/năm, với dân số 86 triệu dân thì số lượng túi nylon được tiêu thụ mỗi năm ở nước ta là một con số khổng lồ. Riêng Thành Phố Hồ Chí Minh có khoảng 30 tấn nylon được sử dụng mỗi ngày trong các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ở TP.HCM và 34-60 tấn/ngày tương đương từ 5 – 9 triệu túi nylon/ngày từ các hộ dân. Và hầu như chúng đều được phát thải ra môi trường, trong đó khu vực phát sinh nhiều nhất là chợ chiếm 70%, kế đến là siêu thị 25% và cuối cùng là trung tâm thương mại 3%. Đây là những con số rất đáng báo động.
Kết quả khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ Ứng phó Biến đổi Khí hậu (SCC) vào tháng 09/2008 trên 200 khách hàng tại Hà Nội cho thấy, bình quân mỗi gia đình sử dụng (được siêu thị/cửa hàng/người bán hàng cấp miễn phí) 11,3 túi nylon/ngày và đại bộ phận số túi này chỉ sau một lần sử dụng bị thải ra môi trường. Điều này không những gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn lãng phí tiền của người dân và xã hội. Theo tính toán nếu mỗi túi nylon trị giá trung bình 200 đồng thì với khoảng 800.000 gia đình Hà Nội (cũ) sẽ thải 9 triệu túi nylon/ngày, 270 triệu túi/tháng, 3240 triệu túi/năm tương ứng với số tiền bị lãng phí là 1,8 tỷ đồng/ngày, 54 tỷ đồng/tháng, 648 tỷ đồng/năm. Khảo sát việc sử dụng túi nylon cho thấy, 72% lượng túi nylon được tiêu thụ ở 229 chợ, số còn lại tiêu thụ ở siêu thị và các trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM.
93% người mua hàng cần dùng túi nylon: Gần đây, tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ rác thải là túi nylon và những cảnh báo về hiểm họa lâu dài cho môi trường đã khiến nhiều người bắt đầu chú ý đến việc làm sao giảm sử dụng túi nylon. Ngày 26-8-2008, Quỹ Tái chế chất thải TPHCM – Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã tổ chức hội thảo “Đề xuất các giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nylon tại TPHCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững”. Quỹ Tái chế chất thải TPHCM đã đưa ra kết quả khảo sát cho thấy người dân TPHCM đã quá phụ thuộc vào túi nylon khi 93% người đi mua hàng hoàn toàn không đem theo túi vì cho rằng “được phát miễn phí, tội gì không dùng”. Ngoài ra, 1/4 số này cho rằng sẽ rất bất tiện nếu phải lỉnh kỉnh xách theo túi từ nhà mỗi khi đi mua sắm.
“Giờ đây, túi nylon có mặt khắp mọi nơi vì nó chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Đó cũng chính là khó khăn lớn nhất cho việc đưa ra giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nylon” - TS Nguyễn Văn Quán, Trưởng Khoa Môi trường – Bảo hộ lao động Trường ĐH Tôn Đức Thắng, nhận xét.
Tình hình tiêu thụ túi nylon tại các siêu thị còn nhộn nhịp hơn. Khách hàng khi rời siêu thị bao giờ cũng "tay xách nách mang" đủ thứ túi nylon. Theo bà Nguyễn Ánh Hồng - giám đốc hệ thống Maximark, toàn hệ thống siêu thị này (gồm 3 siêu thị) tiêu thụ bình quân 10 tấn nylon/tháng. Nếu tính trung bình 1kg nylon khoảng 100 túi (bao bì của siêu thị thường dày), mỗi tháng hệ thống cho ra thị trường khoảng 1 triệu túi và một năm là 12 triệu túi.
Với bảy siêu thị, hệ thống Big C cũng tiêu tốn 20 tấn/tháng, tương đương 3 triệu túi nylon (150 túi/kg). Bà Quỳnh Trang, phụ trách đối ngoại của Big C, cho biết đó là siêu thị đã nỗ lực hạn chế sử dụng tràn lan túi nylon. Tình hình sử dụng túi nylon cũng tỉ lệ thuận với sức mua của khách hàng và qui mô tại các hệ thống siêu thị Co.op Mart, Citimart, Fivimart...
Người ta đã thống kê được rằng trên thế giới cứ một giây trôi qua thì có hơn một triệu chiếc túi nylon được thải vào môi trường. Hình ảnh người người bước ra khỏi cửa hàng, siêu thị hay chợ… với những chiếc túi nylon lớn nhỏ chắc hẳn đã không còn xa lạ gì nữa. Sử dụng túi nylon là một thói quen và nhu cầu tất yếu và chúng thường được sử dụng một lần rồi thải ra môi trường. Ngày càng có nhiều người sử dụng nó một cách vô tội vạ và vứt thải nó một cách cẩu thả.
Ở Việt Nam, mọi người cũng ngày càng quan tâm hơn đến tác động tiêu cực của loại túi này, nhưng dường như những lo lắng, bức xúc ấy chưa đủ mạnh để biến thành quyết tâm hạn chế, và thậm chí loại bỏ chúng.
Dưới đây là những hình ảnh túi nylon không hề hạn chế:
Hình lớn: Một người đàn ông bước xuống từ chiếc xe hơi sang trọng vô tư bỏ rác bên lề đường. Hình nhỏ: Các túi nylon được vứt bừa bãi trên lề đường, gốc cây.
Chị Hoa, nhân viên vệ sinh ở một trường Đại học bực tức cho biết, các cô cậu sinh viên có kiến thức lẽ ra cần có ý thức. Thế nhưng bịch nylon đựng đồ ăn thức uống dùng xong nhét đầy gầm bàn, mỗi lần chỉ quét một phòng học mấy chục mét vuông mà cả túi rác to uỳnh hầu hết đủ loại túi nylon lớn bé. Ở các trường Đại học còn dễ dàng bắt gặp những hình ảnh: túi nylon treo ở chỗ để xe, vứt ở các bồn cây cảnh (ảnh nhỏ, dưới)...
Một dòng kênh đầy bao nylon - Bao nylon đang là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở TPHCM.
Những số liệu trên cho thấy thực trạng về nhu cầu sử dụng túi nylon ở nước ta hiện nay là rất lớn. Nó đã trở thành một thứ thói quen không thể thiếu, “ăn sâu” vào hoạt động mua bán của nhiều người. Từ những mặt hàng bình dân nhất như quả cà, con cá, mớ rau,... đến những vật dụng quần áo, giày dép... đều được bọc gói bằng túi nylon. Và thông thường sau một lần sử dụng, những chiếc túi chỉ đáng giá có vài xu ấy được người ta thuận tay vứt bữa bãi khắp mọi nơi, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan thành phố.
2. Tác hại của việc sử dụng túi nylon
Túi nylon là một loại bao bì tiện lợi và phổ biến nhưng song song với ưu điểm này là những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, xã hội, kinh tế đất nước và cả con người.
Xét từ góc độ cấu tạo khoa học, túi nylon được sản xuất từ nhựa polythylen (còn gọi là polyme tổng hợp) cấu thành nên PE. Đây là một phần tử lớn gồm một sợi xích dài các đơn vị nhỏ hơn nối kết với nhau về mặt hoá học. Các polyme tạo thành nhựa PE để sản xuất ra các túi nylon hay bao bì nylon được lấy từ các sản phẩm hoá dầu. Nhựa PE là hợp chất có độ thấm nước nhỏ, tính đàn hồi và độ bền hoá học cao. Đặc điểm này dẫn tới đặc trưng rất khó phân huỷ của túi nylon. Theo các nhà chuyên môn, tuỳ vào từng loại chất dẻo mà thời gian phân huỷ 1 chiếc túi nylon có thể dao động trong khoảng từ 20 năm đến 5000 năm.
Các loại rác thải này khi nằm trong lòng đất tạo thành những kẽ hở len lỏi xuyên qua hệ thống lọc làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Thêm vào đó, khi túi nylon lẫn vào đất có thể làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất. Túi nylon làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ngập úng, phá hủy đất nông nghiệp, gia tăng thể tích bãi rác tại các bãi chôn lấp, gây cản trở việc phân hủy rác, tăng chi phí ngân sách trong việc xử lý rác,làm tắc nghẽn các dòng chảy, làm chết nhiều loài thủy sinh, làm đất ngạt thở, là nơi phát tán và trú ngụ của côn trùng, dịch bệnh.
Không những thế, túi nylon còn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho người sử dụng. Khi xử lý loại rác thải này nếu đem đốt ở nhiệt độ bình thường sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin va Furan là những chất có khả năng gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ...
Các loại túi nylon màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Theo các nhà khoa học, trong một số loại túi nylon có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi. Ngoài ra, nhiều người vẫn vô tư dùng túi nylon để đựng cơm, canh và các thực phẩm nóng khác. Theo các nhà khoa học, khả năng đồ ăn đựng trong túi bị nhiễm độc là rất cao, đặc biệt là nhiễm chất độc DOP (dioctin phatalat). “DOP là một chất hóa dẻo, có tác dụng giống như hormon nữ vì thế rất có hại cho nam giới và trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm. DOP tồn tại 5 – 10% trong các chất hóa dẻo được sử dụng”.
Nguy hại hơn là hiểm họa từ các loại túi nylon tái chế. Rất nhiều các loại túi nylon được tái chế từ rác thải, công đoạn tái chế xử lý rất thủ công, trong quá trình sản xuất được trộn các loại hóa chất làm tăng độ dẻo và bền của sản phẩm đang bán rộng rãi trên thị trường tiềm ẩn nhiều hoá chất độc hại. Các loại túi nylon được sản xuất từ nhựa PP, PE, PS là những loại nhựa không có tính độc. Tuy nhiên, một số loại túi nylon được làm từ chất dẻo polyvinyl có các phân tử đơn lẻ polyvinyl có khả năng gây ung thư. Còn lại phần lớn các loại túi nylon được sản xuất từ những chất liệu nhựa rất độc hại với sức khoẻ con người. Trong đó, nhựa PVC là một loại nhựa có tính độc, không thể dùng sản xuất túi hay các loại khay, hộp đựng thực phẩm.
è Tình trạng người dân chưa có ý thức trong việc sử dụng loại rác thải này đã và đang gây ra những nguy cơ, hiểm hoạ khó lường trước cho môi trường sống và sức khoẻ của chính họ. Nó đặc biệt nghiêm trọng khi hiện nay, một phần lớn số rác nylon trong tổng số túi nylon thải ra hàng ngày ở nước ta chưa có hệ thống công nghệ xử lý hiện đại, khép kín và triệt để.
III. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VIỆC SỬ DỤNG TÚI NYLON
1. Thay đổi thói quen sử dụng túi nylon của người tiêu dùng
Trước tiên cần giáo dục người dân từ bỏ thói quen sử dụng túi nylon thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để người dân nhận thức rõ tác hại của việc sử dụng túi nylon.
Đối với trẻ em, cần đưa chương trình giáo dục này khi các em còn nhỏ để chúng ta có một thế hệ tương lai biết sống và biết hành động vì cộng đồng, hơn nữa thông qua thói quen của trẻ, trẻ có thể tác động đến hành vi của những người lớn. Trẻ sẽ “nhắc nhở” người lớn thông qua những hiểu biết của trẻ, và vì lòng tự trọng và sự tự ái, các bậc phụ huynh sẽ thay đổi thói quen của mình.
Tuyên truyền nhằm thay đổi thói quen của người tiêu dùng nói chung, nhưng đặc biệt là phụ nữ, bởi vì phụ nữ có vai trò ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công trong việc thay đổi thói quen dùng túi nylon. Ngoài ra, phụ nữ với tư cách khách hàng lớn nhất của các nhà bán lẻ, nhận thức tích cực của họ có thể làm thay đổi quan điểm của người bán hàng trong việc không phát miễn phí túi nylon cho khách hàng. Đặc biệt, khi đi chợ chị em phụ nữ nên đựng tối đa nhiều thứ trong một túi để có thể để giảm việc dùng nhiều túi; những túi nào có thể dùng lại được thì cất đi để dùng lần sau hoặc làm sạch bằng cách rửa và phơi khô.
Tuy nhiên, để thay đổi thói quen sử dụng này ngay tức khắc là khó có thể đạt được. Vì thế, chúng ta cần giáo dục ý thức người dân trong việc thu gom túi nylon để xử lí.
2. Nhất thiết phải có sự can thiệp từ phía nhà nước và sự hưởng ứng tích cực từ phía cộng đồng
Có chính sách thu thuế sử dụng túi nylon, gồm: thuế tiêu dùng túi nylon sẽ được cộng vào giá thành túi nylon và người tiêu dùng phải trả khi mua hàng. Việc thu thuế túi nylon cần phải được thông qua trên phạm vi toàn quốc và cần phải có sự chuẩn bị về nhận thức cho người tiêu dùng và các thành phần kinh tế có liên quan trong xã hội. Loại thuế, mức thuế, đối tượng áp dụng thuế cần được nghiên cứu kỹ, tham khảo ý kiến cộng đồng và có lộ trình ban hành phù hợp.
Cần phải áp dụng đồng bộ và lâu dài nhiều giải pháp quản lý, bao gồm các giải pháp mang tính pháp lý, các giải pháp kinh tế, các giải pháp khuyến khích và tuyên truyền vừa ngắn hạn vừa dài hạn. Cụ thể là: Cấm phát không túi nylon tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố; Hạn chế sản xuất, mua bán và phân phối túi nylon trên địa bàn thành phố; Tính phí tiêu dùng túi nylon: tính trên đơn vị túi nylon được sản xuất, cộng vào giá thành túi nylon và người tiêu thụ (sử dụng túi nylon) phải trả; Tính phí thu gom và tái chế túi nylon: người sản xuất túi nylon phải trả và không được chuyển (một cách chính thức) sang người tiêu dùng thông qua giá sản phẩm.
Tất nhiên, những chính sách hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết. Nhà nước đặt hàng nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cho việc sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường; có cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm này. Quan trọng hơn cả là nên nghiên cứu buộc người sản xuất và tiêu dùng túi nylon có hại với môi trường phải trả phí môi trường.
3. Nên học tập các biện pháp giảm thiểu việc sử dụng túi nylon của một số nước trên thế giới
Chẳng hạn như: Thụy Sĩ, Đan Mạch, Nam Phi, Ý, Phần Lan, Hồng Kông, Thụy Điển đã đánh thuế sử dụng túi nylon hoặc cấm các cửa hàng, siêu thị cung cấp miễn phí túi bóng cho khách hàng. Ireland buộc mỗi hộ dân đóng 15 cent/ngày (tương đương 1000 đồng) thuế sử dụng túi nylon nên mỗi ngày ở đất nước này đã giảm được 90% người dân sử dụng nylon bừa bãi và xả rác ra đường. Trung Quốc đã cấm sử dụng túi nylon đựng hàng hóa trên phạm vi toàn quốc từ ngày 01/06/2008. Tại Canada, một số vùng cấm dùng túi nylon và yêu cầu thay thế bằng túi vải hoặc túi giấy, nếu vi phạm sẽ bị phạt 1000 đô la Canada. Bangladesh cũng áp dụng lệnh cấm từ tháng 03/2002 đã giảm được tới 90% lượng túi nylon.
Bangladesh, một nước nông nghiệp không giàu hơn Việt Nam, đã cấm sử dụng túi nylon.
Trung Quốc, quốc gia đông con cháu nhất hành tinh, trong năm 2008 cũng đã kiên quyết nói không với túi nylon. Dự kiến mỗi năm, Trung quốc sẽ tiết kiệm được 37 triệu thùng dầu thô nhờ chủ trương cấm phát túi nylon miễn phí.
Ru-an-đa, một đất nước ở châu Phi xa xôi và nghèo đói, đã cấm sử dụng túi nylon từ năm 2005.
Cho nên, cũng là lẽ thường tình khi nước Mỹ cũng nhìn nhận ra vấn đề, với lá cờ tiên phong được phất lên ở thành phố San Francisco 2 năm sau đó.
Rồi cả một loạt nước Kenya,Singapore, Canada, Đài Loan cũng hưởng ứng trào lưu, cấm hoặc hướng tới việc cấm sử dụng túi nylon.
4. Tìm kiếm sản phẩm thay thế túi nylon
Trước khi cấm sử dụng túi nylon, các cơ quan chức năng nên đưa ra cho người tiêu dùng những loại túi khác thay thế đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn: tiện dụng, giá rẻ, sẵn có.
Thực tế cho thấy, chương trình "Metro cùng khách hàng bảo vệ môi trường" do hệ thống siêu thị Metro khởi xướng năm 2007 nhằm hạn chế lượng túi nylon thải ra môi trường đã rất thành công, mặc dù lúc đầu cũng vấp phải một số phản ứng không đồng tình từ khách hàng.
Thực hiện chương trình này, Metro đã bán cho khách hàng những chiếc túi được làm từ sợi tổng hợp có thể sử dụng nhiều lần với giá 7 nghìn đồng thay cho những chiếc túi nylon mỏng phát miễn phí. Chiến dịch của Metro hoàn toàn là hoạt động tự nguyện vì môi trường, bởi pháp luật chưa có một quy định bắt buộc nào về việc này.
Trong khuôn khổ hoạt động của chương trình giáo dục phân loại rác tại nguồn (3R) tại HN, tháng 8.2008, toàn bộ hộ dân trong phường Phan Chu Trinh (HN) đã được phát miễn phí túi eco-bag (túi có thể sử dụng nhiều lần và phù hợp với môi trường) và nghe thuyết trình về phong trào dùng túi eco-bag đi chợ và ý nghĩa của loại túi này. Sau đó, dự án tổ chức cuộc thi tìm hiểu về ích lợi của eco-bag và thu hút được 90% hộ dân trong phường tham gia.
Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp bắt tay sản xuất bao bì không ô nhiễm môi trường. Cụ thể, cuối năm 2005, Công ty cổ phần văn hoá Tân Bình đầu tư sản xuất bao bì nhựa tự huỷ theo công nghệ hiện đại của Canada. Kế tiếp là, Công ty Phú Hoà (Bến Tre) ra mắt các sản phẩm bao bì không gây ô nhiễm môi trường tận dụng từ nguồn phế liệu bã mía, xơ dừa bỏ lại sau thu hoạch. Năm 2008, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Phúc Lê Gia (TPHCM) giới thiệu loại túi nhựa sản xuất theo công nghệ tự phân huỷ sinh học Biocom.
Mới đây nhất, Công ty TNHH thương mại và sản xuất nhựa Tiến Thành (Gia Lâm, Hà Nội) cũng ra mắt loại bao bì sản xuất từ bột bắp, không gây ô nhiễm môi trường... Gần đây nhất là Công ty Cổ phần Công nghệ mới (Long Biên, Hà Nội) đã ra mắt sản phẩm bao bì tự huỷ được làm từ nhựa PE, PP, PVC trộn thêm các phụ gia tự huỷ là các polyme sinh học. Do đó, loại túi này có thể tiêu huỷ trong vòng từ 2,5 – 3 năm, thay vì nhiều năm như các loại túi nylon thông thường.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ý kiến lo ngại về chất lượng, giá thành, cũng như ý nghĩa môi trường của các sản phẩm này. Mặt khác, chi phí sản xuất loại túi tự phân huỷ thường cao gấp nhiều lần so với túi nylon trong khi Chính phủ chưa có một sự hỗ trợ nào cho các doanh nghiệp. Với những khó khăn như vậy, người sản xuất túi thân thiện môi trường khó lòng cạnh tranh với túi nylon, còn người dân không thể tự giác ủng hộ trong điều hiện kinh tế còn eo hẹp.
Trong khi chờ đợi những giải pháp thiết thực từ các ngành chức năng thì tự bản thân mỗi người chúng ta phải có ý thức trách nhiệm, hãy chủ động thay đổi thói quen sử dụng túi nylon. Việc thay đổi một thói quen là vô cùng khó khăn nhưng rõ ràng là chúng ta có thể làm được điều đó.
KẾT LUẬN
Túi nylon ngoài những tiện lợi của nó còn có những tác động xấu đến môi trường sống. Qua những tác hại nêu trên chúng ta cần phải áp dụng triệt để những giải pháp để nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng túi nylon của người tiêu dùng. Để làm được điều này cần có sự phối hợp của người sản xuất, người tiêu dùng và chính phủ. Trong đó chính phủ đóng vai trò điều tiết của mình, cần phải có những biện pháp kinh tế cũng như hành chánh, pháp luật để khắc phục và hạn chế việc sử dụng túi nylon cũng như việc quản lý các cơ sở sản xuất túi nylon và việc nâng cao ý thức tự giác của người dân đến môi trường sống.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và tác hại của việc sử dụng túi nylon.doc