Sau đây là những đặc trưng cơ bản nhất của Chaebol:
- Trong cơ cấu của Chaebol, các công ty thành viên hoạt động kinh
doanh chuyên ngành hoặc đa ngành (thường là đa ngành).
- Khác với TNC của các nước công nghiệp phương Tây, mọi quyết định
quan trọng của các Chaebol đều chỉ được quyết định ở cấp cao nhất, tức chủ
tịch và mọi nhân viên buộc phải tuân thủ. Tuy nhiên, các quan chức ở cấp là m
việc cũng có vai trò không kém phần quan trọng trong quá trình đi đến quyết
định cuối cùng.
- Cơ cấu nhân sự trong các Chaebol: nổi rõ sự phân cấp, phân tầng chặt
chẽ theo kiểu hình tháp. Kiểu tổ chức này có tác dụng thúc đẩy mọi thành
viên luôn phấn đấu để đạt được kết quả cao trong vị trí của mình và phấn đấu
đạt địa vị nhất định trong cơ cấu đó, song nó cũng không tránh khỏi những
hạn chế của một thể chế quản lý truyền thống kiểu "kim tự tháp".
98 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối mặt với sự cạnh tranh bình đẳng với các
TĐKT đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới đặc biệt là sau khi chúng ta gia
nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Thực tế, kinh nghiệm các nước cho
thấy những TĐKT mạnh ở cả khối kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân sẽ là
“đội quân chủ lực” đảm bảo quá trình hội nhập thành công. Sự phát triển các
TĐKT là tất yếu của quá trình hợp tác phát triển các loại hình DN, các mối
quan hệ hợp tác đầu tư trên cơ sở nhu cầu phát triển thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã chủ trương thành lập các
TĐKT lớn trong một số ngành then chốt theo hướng chuyển đổi các TCTNN
và khuyến khích sự phát triển của các TĐKT tư nhân.
1.1 Sự cần thiết của việc hình thành các tập đoàn kinh tế.
TĐKT là một tổ hợp các DN gồm công ty mẹ, các công ty con và các
DN liên kết khác. Công ty mẹ là hạt nhân của TĐKT là đầu mối liên kết các
DN thành viên, DN liên kết với nhau, nắm quyền kiểm soát, chi phối các
quyết sách, chiến lược phát triển nhân sự, chi phối hoạt động của các thành
viên. Bản thân tập đoàn không có tư cách pháp nhân chỉ công ty mẹ, công ty
con, các DN liên kết mới có tư cách pháp nhân. Các tập đoàn có thể hoạt
động trong một hay nhiều lĩnh vực khác nhau. Các DN thành viên và các DN
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 67 -
liên kết có quan hệ với nhau về vốn, đầu tư, tài chính, công nghệ, thông tin,
đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các DN tham
gia liên kết. Việc phát triển của các TĐKT là một tất yếu của quá trình hợp
tác và phát triển các loại hình DN, các mối quan hệ hợp tác đầu tư trên cơ sở
nhu cầu phát triển thị trường. Nếu chỉ có các DN nhỏ và vừa không thể nào
dẫn dắt nền kinh tế, không thể cạnh tranh cũng như hội nhập được. Điều này
được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Xu hướng mở cửa, hội nhập, hợp tác trong phạm vi toàn cầu đã là một
yêu cầu tất yếu khách quan đối với nước ta trong việc tổ chức, sắp xếp lại các
DN nhỏ bé, phân tán và manh mún thành những DN lớn để đủ khả năng đối
tác cũng như cạnh tranh với các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Xu
hướng phát triển KHCN cũng như việc áp dụng các thành tựu KHCN mới và
đào tạo nhân lực có trình độ cao cũng đòi hỏi chỉ có những DN qui mô đủ lớn,
tiềm năng đủ mạnh hoạt động trong nước và quốc tế mới có thể phát triển
được.
- Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở nước ta mà một trong những đặc trưng cơ bản của nền
kinh tế thị trường là phải chấp nhận cạnh tranh. Tính chất cạnh tranh giữa các
DN trong mọi thành phần kinh tế tất yếu dẫn đến quá trình tích tụ và tập
trung. Việc tích tụ và tập trung vốn vào sản xuất giữa các DN tất yếu dẫn đến
hình thành các DN lớn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và bối cảnh
quốc tế các DN lớn không chỉ ra đời mà còn phát triển mạnh về qui mô và
hình thức tổ chức thành những TĐKT hoạt động trong nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực trong nước và xuyên quốc gia.
- Để tăng cường vị trí của DNNN trong việc bảo đảm vai trò chủ đạo,
dẫn dắt các DN thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng
XHCN, Nhà nước cần có các DNNN mạnh, hoạt động trong một số lĩnh vực
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 68 -
ngành nghề quan trọng có mối liên kết với nhau chặt chẽ về lợi ích kinh tế,
công nghệ, từ những yêu cầu đó đòi hỏi phải hình thành các TĐKT hoạt động
có hiệu quả và làm nòng cốt trong nền kinh tế xã hội nước ta.
1.2 Những điều kiện cơ bản hình thành và phát triển tập đoàn kinh
tế ở Việt Nam.
1.2.1 Về trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất kinh doanh
Đa số các TĐKT thế giới đều có quy mô lớn về vốn, doanh thu, lao
động, máy móc thiết bị, số các DN thành viên. Năm 2007, doanh thu của tập
đoàn Exxon (Mỹ) là 40,6 tỷ USD, Tập đoàn Chevron (Mỹ) là 18,7 tỉ USD. So
với các TĐKT trên thế giới và khu vực, các TCT của Việt Nam chưa thực sự
là TĐKT xét theo tiêu chí quy mô (trước hết là về vốn). Tính đến tháng 6 năm
2003, 17 TCT 91 có tổng số vốn Nhà nước là 95.000 tỷ đồng, bình quân vốn
Nhà nước ở mỗi tổng công ty là 5.588 tỷ đồng (tương đương 355 triệu USD).
Trong số 17 TCT 91, có tới 14 TCT có số vốn dưới 1000 tỷ đồng. Do mỗi
nước có trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất và có những mục tiêu, yêu cầu
cụ thể riêng, nên sự so sánh đơn giản ấy sẽ có thể dẫn tới nghi ngờ hoặc phủ
định khả năng hình thành và phát triển loại hình DN này. Trong điều kiện
nước ta hiện nay, để TĐKT hình thành và hoạt động có hiệu quả, phát huy
được thế mạnh, cần có mức vốn thấp nhất là 12.000 tỷ đồng – tương đương
750 triệu USD.
1.2.2 Về mối quan hệ liên kết
Về thực chất, TĐKT là công ty cổ phần với mối liên kết kiểu công ty mẹ
– công ty con. Hiện nay, mô hình công ty mẹ – công ty con là hình thức liên
kết phổ biến của TĐKT ở các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời
cũng phù hợp với yêu cầu, mục đích xây dựng TĐKT ở nước ta.
1.2.3 Về môi trƣờng kinh doanh
Bất cứ một loại hình tổ chức nào muốn ra đời, tồn tại và phát triển đều
đòi hỏi phải có môi trường thích hợp. Môi trường kinh doanh vừa tác động
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 69 -
tích cực, vừa tác động tiêu cực đến tập đoàn. Vì lẽ đó, tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi cho hoạt động của tập đoàn là đòi hỏi búc xúc và quan trọng.
Đó chính là điều kiện sống còn để hình thành và phát triển tập đoàn. Môi
trường để TĐKT hình thành và hoạt động có hiệu quả bao gồm:
+ Môi trường pháp lý: Gồm hệ thống pháp lý và các văn bản pháp quy,
trong đó đặc biệt quan trọng là các luật về kinh doanh, chống độc quyền và
các quy chế khung về tổ chức và hoạt động của các loại hình tổ chức kinh
doanh. Chúng ta cần phải có hệ thống pháp luật tạo điều kiện cho các đơn vị
kinh doanh tự do liên kết kinh tế để hình thành lợi nhuận bình quân, và có
chính sách phân phối lợi nhuận theo vốn đầu tư. Hệ thống pháp luật có liên
quan đến TĐKT phải có tác dụng tạo điều kiện cần thiết, khuyến khích TĐKT
phát triển, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các mặt tiêu cực phát sinh
trong hoạt động của TĐKT.
+ Môi trường kinh tế: Bao gồm sự phát triển của thị trường và các quan
hệ kinh tế trên thị trường, sự phát triển của các quan hệ cạnh tranh và liên kết
kinh tế giữa các chủ thể, sự khẳng định các quan hệ sở hữu tồn tại hợp pháp,
sự phát triển của các quan hệ phân công, hiệp tác.
1.2.4 Về trình độ cán bộ quản lý
TĐKT có quy mô lớn và độ phức tạp cao trong tổ chức quản lý, nên đòi
hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành thực sự có năng lực, trình độ
cao, phong cách lãnh đạo và phẩm chất đạo đức tốt, để quản lý điều hành bộ
máy của tập đoàn hoạt động có hiệu quả. Sẽ là vô cùng nguy hiểm khi Nhà
nước trao một lượng vốn lớn hàng ngàn tỷ đồng vào tay nhà quản lý, kinh
doanh chưa đủ tầm, chưa đủ tài và kinh nghiệm để tổ chức quản lý quy mô
TĐKT. Mặt khác, sẽ là quá mạo hiểm khi DN tư nhân nào lại đem DN và vốn
của mình gia nhập TĐKT nhà nước mà đội ngũ cán bộ ở đó yếu kém. Cho
nên, một trong những điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển TĐKT là
phải có đội ngũ chủ DN, cũng như đội ngũ các nhà quản lý điều hành có tài,
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 70 -
giàu kinh nghiệm quản lý và quản trị kinh doanh trong môi trường cạnh tranh
của nền kinh tế thị trường để ngang tầm với quy mô TĐKT.
1.3 Các nguyên tắc hình thành tập đoàn kinh tế của Việt Nam
Để hình thành và phát triển các TĐKT ở Việt Nam cần quán triệt các
nguyên tắc chủ yếu sau:
- Việc hình thành và phát triển các TĐKT ở nước ta phải gắn liền và
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân.
- Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hình thành và phát triển các
TĐKT cần xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân các DN, bằng con đường
kinh tế, chứ không nên gò ép bằng biện pháp hành chính. Nhà nước chỉ đóng
vai trò hỗ trợ, xúc tiến mà không nên là người quyết định thành lập tập đoàn,
dù là tập đoàn được hình thành từ các DNNN. Xuất phát từ đặc tính cơ bản
của TĐKT là sự liên kết kinh tế, nên, việc thành lập các TĐKT trước hết phải
tuân thủ nguyên tắc tự nguyện.
- Đa sở hữu là giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh tích tụ và tập trung vốn,
nâng cao hiệu quả hoạt động SX - KD của tập đoàn. Đa sở hữu tạo nên sự đan
xen sở hữu, phân tán rủi ro trong đầu tư, nâng cao trách nhiệm quản lý và sử
dụng vốn, tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn.
- Việc thành lập TĐKT phải nhằm đạt được hiệu quả kinh tế – xã hội
cao hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN, phát huy được những ưu
điểm và khắc phục mặt hạn chế của các TCTNN.
- Hình thành và phát triển TĐKT phải được tiến hành dần từng bước có
chọn lọc, không ồ ạt và phù hợp với tiến trình đổi mới chung của nền kinh tế.
Phương hướng chung là xây dựng các TCTNN đủ mạnh để làm nòng cốt
trong những TĐKT lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và
quốc tế như Dầu khí, Điện, Than, Hàng không, Đường sắt, Viễn thông, Hoá
chất, Luyện kim...
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 71 -
- TĐKT cần được hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, xác định
chiến lược, quy hoạch phát triển cũng như các biện pháp thực hiện nhằm đạt
được kế hoạch đề ra phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển của nền
kinh tế quốc dân. Nhà nước không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của tập đoàn.
Với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện nay, để sớm hình thành
các TĐKT, cần lấy TCTNN làm nòng cốt, trên cơ sở đó thu hút rộng rãi thêm
sự tham gia của các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước
ngoài, mở rộng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở ngành chuyên
môn chính của TCT. Trong giai đoạn hiện nay, giải pháp này có tính khả thi
cao, bởi vì:
- Kinh tế tư nhân thời gian qua tuy đã phát triển khá nhanh, nhưng về cơ
cấu vẫn chưa tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn, chưa tập trung
được những nguồn lực lớn; tiềm lực chưa đủ mạnh và còn phân tán, mức độ
tích tụ, tập trung chưa cao. Bên cạnh đó, trình độ liên kết kinh doanh yếu (cả
về kỹ năng cũng như về tập quán). Do đó, nếu để các DN thuộc thành phần
kinh tế này tự hình thành tập đoàn một cách tự nhiên thì sẽ rất chậm. Hiện
nay, đã có một số tập đoàn tư nhân ra đời như: Hoà Phát, FPT, Tân Hoàng
Minh...nhưng sự phát triển của các tập đoàn này cũng chưa đủ sức tạo thành
những bước đột phá cho nền kinh tế.
- Nhiều TCTNN hiện nắm giữ các nguồn lực lớn của đất nước (tài
nguyên, nhân lực, vật lực, thị trường); bước đầu tập trung được số lượng lớn
vốn, lao động chuyên môn, công nghệ, theo ngành kinh tế - kỹ thuật; nhiều
TCT đã thực hiện phân công, hiệp tác hoá, chuyên môn hoá ở mức độ nhất
định; tạo ra những điều kiện và nhu cầu khá cơ bản về liên kết kinh tế giữa
các thành viên. Tuy nhiên, bên cạnh giải pháp lấy TCTNN làm nòng cốt, về
lâu dài, Nhà nước cần chú trọng để có chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho
các tập đoàn tư nhân ra đời và phát triển nhanh hơn; đồng thời, khuyến khích
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 72 -
đầu tư đan xen giữa các DNNN, TCTNN, TĐKT nhà nước, các nhà đầu tư
nước ngoài với nhau để tạo ra một thế mạnh chung, chia sẻ rủi ro, tận dụng tối
đa những tiềm năng, lợi thế của các DN trong nước trong việc nâng cao khả
năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2. Thực trạng và xu hướng phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam
2.1. Thực trạng các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ý tưởng thành lập các tập đoàn kinh
doanh mạnh đã thể hiện một tư duy kinh tế sáng suốt trước thực trạng nền
kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế mệnh lệnh
bao cấp sang thực hiện theo mô hình kinh tế thị trường.
Nhìn chung, thể chế kinh tế thị trường của nước ta lúc đó vận hành còn
rất yếu. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ mới bước đầu được xây dựng.
Khu vực kinh tế quốc doanh sau nhiều lần sắp xếp theo Quyết định
315/HĐBT ngày 01/9/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về
giải thể và tổ chức lại những DNNN làm ăn kém và Nghị định 388/HĐBT
ngày 20/11/1991 về nguyên tắc đầu tư thành lập tại DNNN, đã loại bỏ nhiều
doanh nghiệp hiệu quả hoạt động yếu kém. Tuy vậy, đến cuối năm 1993,
chúng ta vẫn có khoảng 12.000 DNNN manh mún về cơ cấu, nhỏ bé về vốn
liếng. Còn những DN hoạt động có hiệu quả lại quá ít và nhỏ bé, không đủ
khả năng đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và hoạt động đối
ngoại. Trên tinh thần đó, Chính phủ rất mong muốn hình thành các tập đoàn
kinh doanh Nhà nước vừa hoạt động ở tầm vi mô, vừa như một công cụ giúp
Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô để nâng cao khả năng cạnh tranh của
khu vực kinh tế Nhà nước trên thị trường, xoá bỏ sự cát cứ nền kinh tế theo
ranh giới hành chính và phân biệt giữa kinh tế địa phương và kinh tế trung
ương; tăng cường khả năng huy động và điều hoà vốn giữa các DN theo yêu
cầu của quy luật kinh tế thị trường; tăng cường vai trò quản lý và định hướng
kinh tế của Nhà nước đối với mọi thành phần kinh tế. Trước tình hình đó,
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 73 -
ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 91/TTg về việc thành lập
tập đoàn kinh doanh thí điểm, với những yêu cầu cơ bản sau:
- DN được lựa chọn thí điểm sẽ có quy mô tương đối lớn và tính chất
quan trọng, có mối quan hệ theo ngành và theo vùng lãnh thổ, không phân
biệt DN do trung ương hay địa phương quản lý;
- Các thành viên của tập đoàn có quan hệ với nhau về tài chính, ngành
nghề hoạt động và các dịch vụ khác có liên quan;
- Tập đoàn phải có từ 7 thành viên trở lên và có vốn pháp định ít nhất
là 1.000 tỷ VND;
- Mỗi tập đoàn có thể thành lập một công ty tài chính để huy động và
điều hoà vốn;
- Tập đoàn có hội đồng quản trị (HĐQT) từ 7 đến 9 thành viên, do Thủ
tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Tháng 1/1995, TCT Điện lực (với 34 thành viên) tập đoàn kinh doanh
đầu tiên thí điểm theo mô hình 91 ra đời. Ngay sau đó, thêm 16 Tổng công ty
91 được thành lập, tập trung vào 7 lĩnh vực lớn: Công nghiệp, Nông nghiệp,
Xây dựng, Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Hàng không. Các TCT 91 có 532
DN thành viên hạch toán độc lập, chiếm 9% số lượng DNNN, 56% tổng vốn
kinh doanh, 35% lao động.
Việc xây dựng TĐKT là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đưa
nền kinh tế phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới. Đảng và Nhà nước
cũng đã xác định rõ một số lĩnh vực trọng điểm cần phải hình thành TĐKT.
Trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế của mình, Nhà nước đều thể
hiện quan điểm hình thành các TĐKT mũi nhọn và đủ sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Theo đó một số TCTNN trong một số lĩnh vực mũi nhọn sẽ
được chuyển đổi thành các TĐKT. Trên thực tế trong năm 2006 và đầu năm
2007, tám TĐKT quốc gia trong các lĩnh vực mũi nhọn như Bưu chính -Viễn
thông, Than - Khoáng sản, Dầu khí, Điện lực, Công nghiệp tàu thuỷ, Dệt
may, Cao su, Tài chính-Bảo hiểm đã được thành lập. Đây là những TCT có
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 74 -
quy mô lớn mạng lưới thành viên có quan hệ mật thiết, liên doanh và hợp tác
với nhiều đối tác. Tuy nhiên trong quá trình thành lập các TĐKT nhà nước đã
xuất hiện sự lúng túng trong giải quyết các vấn đề cụ thể khi xây dựng đề án.
Các vấn đề nảy sinh đó là mối quan hệ và liên kết giữa các đơn vị trong tập
đoàn, cơ chế thực hiện liên kết, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (thành phần,
quyền, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ phân quản lý trong bộ máy
của tập đoàn), thương hiệu của tập đoàn, quy mô, vốn điều lệ và các vấn đề
khác để xác lập tập đoàn. Ngay như địa vị pháp lý của tập đoàn vẫn còn
những ý kiến khác nhau như tập đoàn có hay không có tư cách pháp nhân,
đăng ký hay không đăng ký, có hay không có bộ máy quản lý riêng.
Như vậy, trong những năm vừa qua vẫn còn rất nhiều những quan điểm
khác nhau về nguyên tắc hình thành TĐKT trên cơ sở TCTNN. Việc hình
thành các TĐKT chỉ mang tính thuần tuý thị trường hay chỉ cần quyết định
hành chính hay kết hợp cả hai nguyên tắc trên.
Hiện nay các TĐKT này đang là những đơn vị kinh tế mạnh nhất Việt
Nam. Nó góp phần lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm
gần đây. Các tập đoàn này đều nằm trong danh sách những DN lớn nhất Việt
Nam hiện nay.
Bảng 5: Các tập đoàn hàng đầu Việt Nam
Thứ hạng Tên doanh nghiệp
1 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petrovietnam
3 Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam - TKV
4 Tập đoàn điện lực Việt Nam- EVN
5 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT
7 Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin
8 Tập đoàn dệt may Việt Nam - Vinatex
Nguồn: Theo Vietnamreport
Bên cạnh việc thí điểm hình thành các TĐKT mũi nhọn theo định hướng
của nhà nước dưới hình thức chuyển đổi các tổng công ty nhà nước thành
TĐKT, Nhà nước cũng khuyến khích sự hình thành và phát triển của khu vực
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 75 -
tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua cũng có những bước phát triển
rất đáng chú ý. Nhiều TĐKT tư nhân đã được hình thành và phát triển trở
thành đầu tầu kinh tế trong một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Khu
vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển rất năng động nơi đóng góp
khoảng 40% GDP và một phần ba tổng đầu tư toàn xã hội, cũng cho thấy một
sức sống mạnh mẽ thực sự là động lực để phát triển đất nước. Các DN tư
nhân ở nước ta ngày nay có những thế mạnh riêng có thể là vốn, công nghệ,
mạng lưới phân phối, thương hiệu nếu như các doanh nghiệp có thể liên kết
với nhau tận dụng được các lợi thế của nhau sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển
không chỉ của công ty đó mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của
nền kinh tế. Có được điều này là do Nhà nước đã có những chính sách ngày
càng cởi mở và đúng đắn hơn với khu vực kinh tế tư nhân. Các chính sách tự
do hoá đã khuyến khích sự phát triển đa dạng của các loại hình DN mới, tích
cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chú trọng cải cách thị trường vốn.
Tất cả các chính sách đó cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra
những động lực mới cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Trên thực tế
trong khoảng 5 năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng đạt trên 10% (cao hơn so với mức 8% của cả nền kinh tế), trong đó có
những công ty có mức tăng trưởng về doanh thu lên đến hơn 50%. Hiện nay
tại Việt Nam ngày nay cũng đã có những TĐKT tư nhân lớn mạnh và có tầm
ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế như tập đoàn FPT, Đồng Tâm, Kinh Đô,
Hoà Phát, Hoàng Anh, Trung Nguyên, Vincom…Các tập đoàn này đều có
vốn góp, cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, các công ty liên kết,
ngân hàng, đối tác chiến lược trong và ngoài nước với hàng ngàn cổ đông.
Các TĐKT tư nhân đang có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam và trở thành những đầu tầu về kinh tế trong các doanh
nghiệp tư nhân.
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 76 -
Mặc dù nhà nước có chủ trương xây dựng các TĐKT tư nhân và tạo điều
kiện thuận lợi cho mô hình tập đoàn phát triển nhưng trong thời gian qua các
mô hình TĐKT tư nhân cũng đã gặp rất nhiều những khó khăn, lúng túng và
trở ngại trong quá trình hình thành và phát triển.
2.2 Xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam
Chúng ta đang bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu, thúc đẩy
nền kinh tế đất nước phát triển, chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển mạnh của lực lượng sản xuất đòi
hỏi phải tìm một mô hình kinh tế thích ứng với sự biến đổi nói trên. Bên cạnh
sự ra đời và phát triển của hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thiết
phải hình thành và phát triển các doanh nghiệp có quy mô lớn nhằm thực hiện
hàng loạt mục tiêu như nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng hội
nhập, định hướng, điều tiết thị trường. Sự hình thành TĐKT ở nước ta hiện
nay là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói
việc liên kết, hình thành TĐKT về thực chất là để tăng cường sức mạnh cạnh
tranh trong hội nhập, kể cả khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân. Cùng với sự
phát triển của kinh tế của đất nước và xu thế hội nhập quốc tế, các DN tư
nhân cũng ngày càng phát triển và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng
chung của đất nước. Xu thế đa dạng hoá ngành nghề và sản phẩm là điều mà
các công ty cổ phần đang vươn tới, một mặt để tận dụng các lợi thế sẵn có,
đón bắt những cơ hội làm ăn. Mặt khác tạo ra thế cạnh tranh, tăng vốn và làm
gọn nhẹ bộ máy quản lý, các công ty sẽ liên kết, hợp nhất nên trong thời gian
tới TĐKT tư nhân sẽ ngày một nhiều hơn.
Việc hình thành TĐKT là một xu thế tất yếu, khu vực tư nhân gần đây đã
có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và số lượng bằng cách tách thành các
doanh nghiệp con, đầu tư thêm vào các lĩnh vực mới. Hình thành công ty mẹ,
công ty con mang dáng dấp của TĐKT. Trên thực tế, các DN nhỏ và vừa có
xu hướng xích lại gần nhau nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 77 -
mình trên thị trường. Ví dụ như trong lĩnh vực phân phối phân phối, thời gian
qua đã xuất hiện rất nhiều những tập đoàn như Vincom, Big C, Metro và sắp
tới có thể sẽ xuất hiện thêm như Lotte Shopping, Carefour, Tessco, và đặc
biệt là Wal-Mark. Mới đây, bốn DN trong lĩnh vực phân phối Việt Nam là
Satra, Hapro Mart, Saigon Coop, và Phú Thái đã liên kết với nhau để tiến
hành hoạt động kinh doanh.
II. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu
thực trạng phát triển các tập đoàn kinh tế thế giới và giải pháp phát
triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam.
1. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu
thực trạng phát triển các tập đoàn kinh tế thế giới
Như ở chương II đã nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển của
một số TĐKT thế giới, có thể khẳng định rằng, hiện nay trên thế giới có rất
nhiều mô hình TĐKT. Mỗi nước đều theo đuổi những mục đích riêng của
mình khi thành lập các TĐKT, nhưng tựu chung mục đích chính là:
- Thành lập TĐKT cho phép các DN huy động nguồn lực vật chất, lao
động và vốn trong xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh.
- Đối với các nước mới công nghiệp hoá, việc thành lập TĐKT là giải
pháp khắc phục hạn chế về vốn của từng công ty để bảo vệ sản xuất trong
nước.
- Thành lập TĐKT có ý nghĩa tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng lợi
thế về quy mô và kết hợp các ưu thế của chuyên môn hoá với hoạt động kinh
doanh.
Các TĐKT trên thế giới được hình thành qua 2 con đường chủ yếu:
- TĐKT hình thành trên cơ sở một công ty nhà nước có quy mô rất lớn,
dựa trên mệnh lệnh hành chính của Nhà nước. Theo cách hình thành này, các
TĐKT Trung Quốc và một số nước châu Á khác là một điển hình.
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 78 -
- TĐKT hình thành theo con đường phát triển truyền thống, theo quy
luật thị trường.
Đa số các tập đoàn kinh tế đều được thành lập theo quy luật thị trường tự
nhiên. Bắt đầu từ sự lớn mạnh của mình, các công ty tích lũy được nguồn vốn
lớn và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và đầu tư ở nhiều ngành nghề,
lĩnh vực khác nhau. Cùng thời gian, do nhu cầu tồn tại, tăng sức mạnh cạnh
tranh hoặc mở rộng thị trường, các công ty sẽ có khuynh hướng sáp nhập, hợp
nhất, mua lại hoặc liên kết với nhau. Những hoạt động này sẽ tạo điều kiện
cho các tập đoàn khổng lồ ra đời và thống lĩnh thị trường. Đây là cách hình
thành các TĐKT của Mỹ và các nước châu Âu.
Có thể nhận ra được sự khác biệt của các mô hình TĐKT như sau:
Chaebol ở Hàn Quốc và Keiretsu ở Nhật cũng là những loại hình thức
tập đoàn nhưng lại không giống nhau. Chaebol của Nam Triều Tiên thường
mang hình thức của một công ty mẹ, và có nhiều công ty con hoạt động để
đáp ứng yêu cầu vật tư và dịch vụ của công ty mẹ. Chaebol cũng thường
thuộc sở hữu và do đó đặt dưới quyền quản lý của một gia đình. Về mặt quản
lý, Keiretsu ở Nhật khá giống tập đoàn (Conglomerate) ở Mỹ, là do những
người chuyên nghiệp làm thuê quản lý, nhưng về mặt sở hữu chúng là công ty
có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động mang tính liên hệ nối kết lâu dài,
giúp đỡ lẫn nhau, dựa vào chữ tín, được cung cấp hàng hóa, tín dụng lâu dài
mà không cần phải trả ngay. Còn các Jituan Gongsi của Trung Quốc, về thực
chất có nhiều điểm khá tương đồng với Keiretsu của Nhật Bản, Chaebol của
Hàn Quốc hay các Conglomerates của châu Âu, châu Mỹ.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là quá trình hình thành các Jituan Gongsi
mang đậm dấu ấn của Nhà nước Trung Quốc, đặc biệt là sự can thiệp trong
giai đoạn đầu tiên cũng như các chính sách hỗ trợ và ưu đãi sau này.
Từ những phân tích ở trên có thể đưa ra kinh nghiệm phát triển TĐKT
của đại diện hai con đường hình thành và phát triển TĐKT như sau:
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 79 -
1.1 Kinh nghiệm phát triển tập đoàn kinh tế của Trung Quốc
Trung Quốc có kế hoạch chuẩn bị thành lập TĐKT từ những năm 80
của thế kỉ XX với hai đợt thí điểm thành lập 120 TĐDN vào các năm 1991 và
1997. Nhà nước Trung Quốc đã tạo ra khung pháp lý cho tập đoàn doanh
nghiệp ra đời và phát triển như quy định của TĐDN của uỷ ban Kinh tế và
mậu dịch nhà nước: Luật về đăng kí kinh doanh của TĐDN. Với cách làm
thận trọng từ chỗ khuyến khích sự liên kết, hợp tác kinh tế thực hiện hình
thức “cùng quản lý” giữa các DN mà không làm thay đổi hình thức sở hữu
đến việc chính thức hình thành tập đoàn DN. Từng bước nới lỏng sự quản lý
của nhà nước, giao thêm quyền tự chủ kinh doanh cho các tập đoàn DN. Mở
rộng dần sự hợp tác kinh doanh giữa các DN từ sản xuất đến lưu thông cung
cấp nguyên liệu, bán thành phẩm sang các lĩnh vực khác như nghiên cứu phát
triển đổi mới công nghệ, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chia sẻ thông tin, liên
doanh với nước ngoài, đặc biệt là liên kết kinh tế giữa công ty mẹ - công ty
con, chủ yếu
dựa góp vốn cổ phần.
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, thành lập một TĐDN không chỉ đơn
giản là lắp ghép các DN thành viên lại với nhau mà tạo nên một chỉnh thể kết
hợp hữu cơ với một cơ cấu nhiều tầng cấp. Nguyên tắc hình thành các TĐKT
của Trung Quốc là cùng có lợi, tự do tham gia và rút khỏi tập đoàn, chống
mọi hoạt động độc quyền. Muốn thành lập TĐKT phải đảm bảo các điều kiện
sau:
- Sản xuất phải đạt đến một trình độ xã hội hoá nhất định.
- Nền kinh tế thị trường đạt trình độ nhất định và thiết lập cơ cấu thị
trường vững chắc.
- Chính phủ phải ban hành tương đối đầy đủ các quy định và chính sách
liên quan đến hình thành và phát triển tập đoàn.
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 80 -
- Đáp ứng điều kiện bên trong của tập đoàn (quy mô vốn đăng ký của
công ty mẹ, tổng vốn đăng ký của cả tập đoàn, số lượng DN thành viên tối
thiểu, tư cách pháp nhân của các công ty thành viên).
- Điều kiện về nguồn nhân lực, bộ máy quản lý, trình độ KHCN.
Từ thực tiễn phát triển TĐKT của Trung Quốc có thể rút ra bài học kinh
nghiệm về xây dựng phát triển TĐKT cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, TĐKT là sản phẩm tất yếu, khách quan, ra đời phát triển theo
quy luật tích luỹ, tích tụ tập trung, quy luật thị trường cạnh tranh và lợi ích
kinh tế với lợi nhuận tối đa ...Do vậy không nên chủ quan duy ý chí, nóng vội,
áp đặt ý nghĩ chủ quan vào quá trình phát triển TĐKT tại Việt Nam.
Thứ hai, các mối liên kết công ty theo chiều dọc, chiều ngang, đa dạng
hoá công ty đa quốc gia theo mô hình công ty mẹ – công ty con phải tôn trọng
tính tự nguyện, lợi ích kinh tế, thông qua lợi ích dẫn đến việc liên kết không
phải thông qua mệnh lệnh hành chính áp đặt.
Thứ ba, Nhà nước chủ yếu giữ vai trò hỗ trợ gián tiếp, làm chất xúc tác,
tạo khuôn khổ pháp lý, định hướng phát triển, Nhà nước không làm thay hay
tạo ra TĐKT theo kiểu Nhà nước hoá.
Thứ tư, phải thực hiện đa thành phần, đa sở hữu và Nhà nước chỉ chiếm
tỷ lệ chi phối ở những nghành, lĩnh vực thực sự cần thiết.
Thứ năm, hạn chế độc quyền của một số TĐKT, không sáp nhập một
cách vô nguyên tắc làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, tạo cơ chế, môi trường
cạnh tranh lành mạnh.
Thứ sáu, phải xây dựng tính pháp quy và các mối quan hệ giữa: Công ty
mẹ – con, giữa hội đồng quản trị với tổng giám đốc, giữa kiểm toán nội bộ
với kiểm toán quốc gia, quốc tế...
Thứ bẩy, xây dựng chiến lược phát triển TĐKT từ thấp đến cao, từ liên
kết dọc đến liên kết ngang tuân theo trình độ xã hội hoá sản xuất và trình độ
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 81 -
tổ chức quản lý. Sử dụng có hiệu quả đòn bẩy, khuyến khích lợi ích kinh tế cá
nhân, nhóm khu vực với tự giác lao động sản xuất kinh doanh.
Thứ tám, nhận thức được mối liên kết hợp quy luật, liên kết có tính khoa
học để biến những công ty nhỏ bé, đơn lẻ, yếu ớt thành những công ty đa
quốc gia được đặt trong một hệ thống tổ chức và quản lý khoa học phù hợp
với quy luật xã hội hoá quá trình sản xuất.
1.2 Kinh nghiệm phát triển các tập đoàn kinh tế của Mỹ và một số
nước châu Âu
Thứ nhất, bài học kinh nghiệm rút ra cho các DN Việt Nam, khi muốn
thành lập TĐKT là nên xây dựng phương thức quản trị của tập đoàn mình.
Phương pháp quản trị và xây dựng quản lý theo mô hình công ty mẹ – con
phải phù hợp với môi trường, hoàn cảnh của quốc gia và ngành nghề hoạt
động kinh doanh của mình. Về nhân sự quản trị cho công ty mẹ, công ty con
nên sử dụng thật phù hợp, tránh lãng phí và phân bổ người không đúng người
tại mỗi vị trí. Chúng ta phải phối hợp thật tốt giữa bộ phận này với bộ phận
khác hay công ty này với công ty khác trong cùng một TĐKT. Cần chú trọng
đầu tư cho đổi mới công nghệ, tạo ra phương pháp nghiên cứu mới cho hoạt
động kinh doanh, sản phẩm mới...
Thứ hai, đối với Việt Nam, cần đảm bảo tính hiệu quả của các DN Nhà
nước, đặc biệt là các công ty mẹ của tập đoàn. Làm thế nào để chọn những
nhà lãnh đạo cấp cao có năng lực tốt nhất và làm thế nào để tạo cho họ nỗ lực
hết sức trong hoạt động quản lý điều hành tập đoàn? Ai sẽ là người hoạch
định chiến lược cho tập đoàn?
Thứ ba, tại Việt Nam, cần tạo ra khung pháp lý rõ ràng và có những
chính sách thích đáng để khuyến khích ủng hộ các TĐKT tư nhân phát triển.
Thực tế, mô hình TĐKT thuộc sở hữu Nhà nước xuất hiện lần đầu tiên vào
khoảng đầu thế kỷ thứ 19 (khoảng từ 1830) tại một số nước châu Âu (chủ yếu
là Tây Âu) trong giai đoạn công nghiệp hóa phát triển bùng nổ ban đầu. Tuy
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 82 -
nhiên khoảng những năm 60 thì hình thức TĐKT này hầu như không còn tồn
tại. Nguyên nhân chủ yếu của việc loại bỏ các TĐKT Nhà nước này là do bản
chất sở hữu Nhà nước của những tập đoàn này khiến chúng chậm thích nghi
hoặc không thể thích nghi với sự biến động năng động của môi trường kinh tế
- thể hiện tập trung ở sự giảm sút khả năng cạnh tranh của nhóm tập đoàn
này; đồng thời trong kinh tế và trong quản trị quốc gia ngày càng xuất hiện
những công cụ hay phương thức điều tiết vĩ mô mới. Nói một cách khác,
trong bối cảnh kinh tế mới và quá trình toàn cầu hóa sâu rộng, mô hình TĐKT
thuộc sở hữu Nhà nước ngày càng trở nên lỗi thời.
Toàn bộ lịch sử phát triển các TĐKT thuộc sở hữu nhà nước tại các nước
công nghiệp phát triển cho thấy nó chỉ có vai trò nhất định vào những thời
điểm và hoàn cảnh lịch sử cụ thể đòi hỏi cần tạo lập một sự độc quyền nhà
nước nhất định để đảm bảo sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế cả
nước trong bối cảnh ấy. Nhưng một khi bối cảnh phát triển như vậy qua đi,
đặc biệt từ thập kỷ 1980 đến nay, các nhược điểm cố hữu của nhóm tập đoàn
này xuất phát từ tính chất quyền sở hữu của Nhà nước ngày càng trở nên khó
khắc phục, và tới một thời điểm nhất định là trở thành trở ngại kìm hãm sự
phát triển. Từ thực tế này các nước phát triển hầu như đi tới kết luận giống
nhau: Dưới góc nhìn lợi ích tổng thể của toàn bộ nền kinh tế, chỉ nên duy trì
các TĐKT thuộc sở hữu Nhà nước cho những sản phẩm mà khu vực kinh tế
tư nhân làm không hiệu quả bằng hoặc không làm được.
Về nhận thức cần thấy rằng, việc hình thành và phát triển các TĐKT tư
nhân là một xu thế khách quan. Và trong một tương lai không xa, đối với Việt
Nam các TĐKT tư nhân sẽ là một động lớn mạnh để đưa đất nước phát triển.
Thứ tư, Nhà nước cần phát huy vai trò quản lý đối với kinh tế như trên
cơ sở tôn trọng các quy luật của một nền kinh tế thị trường như: khuyến khích
hình thành các TĐKT trong khu vực ngoài quốc doanh; Không can thiệp vào
công việc nội bộ tập đoàn; Không sử dụng mệnh lệnh cưỡng chế hành chính;
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 83 -
Không tạo cơ chế xin – cho trong các tập đoàn... Do cấu trúc đặc thù của
TĐKT nên vai trò quản lý Nhà nước rất quan trọng đối với việc hình thành
phát triển các TĐKT, đặc biệt trong các chính sách về thuế, về chống độc
quyền... Nếu không tính toán hợp lý thì việc xây dựng và thực thi những
chính sách này sẽ không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến TĐKT mà còn đến cả
những ngành nghề mà tập đoàn đó tham gia đầu tư.
Thứ năm, cùng với đó, việc quản lý các TĐKT cũng nên chú trọng xây
dựng các TĐKT mũi nhọn theo chiều dọc. TĐKT không nhất thiết phải phát
triển đa ngành mà nên chuyên sâu vào ngành mũi nhọn, bởi khi nguồn lực còn
hạn chế, nếu đầu tư dàn trải sẽ làm giảm đầu tư phát triển ngành chủ lực.
Những TĐKT mà Nhà nước đang nắm giữ đều là những ngành trọng yếu của
nền kinh tế, nếu không mạnh để cạnh tranh ở thị trường trong nước tất yếu sẽ
phải nhường sân cho các doanh nghiệp nước ngoài thao túng, khi đó, tổn hại
đối với nền kinh tế đất nước là rất lớn. Sở dĩ các TĐKT lớn trên thế giới bị
khống chế bởi Luật Cạnh tranh nên họ mới đầu tư sang lĩnh vực khác. Hơn
nữa đây thường là những TĐKT lâu đời, giàu kinh nghiệm và tiềm năng tài
chính đủ mạnh để thực hiện kinh doanh đa lĩnh vực. Vì vậy, khi các TĐKT ở
Việt Nam mới đang ở giai đoạn manh nha phát triển thì nên chăng hãy tập
trung vốn và nguồn lực để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của mình.
2. Khuyến nghị các nhóm giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở
Việt Nam
Việc hình thành các TĐKT ở nước ta là tất yếu khách quan, vừa phải kết
hợp với các quy tắc của thị trường vừa sử dụng một cách linh hoạt các chính
sách của nhà nước để có tác động hiệu quả nhất. Để xây dựng và phát triển
mô hình TĐKT cần tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:
2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý để phát triển
TĐKT
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 84 -
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết cho các TĐKT như
các thực thể kinh tế thực sự. Nhà nước đã và đang có những chính sách tạo ra
môi trường pháp lý thích hợp với mô hình TĐKT, tạo ra khung cơ chế thực sự
cho việc hình thành và phát triển TĐKT, xác định rõ nội dung, kể cả phương
diện pháp lý như địa vị pháp lý của TĐKT, quyền hạn và nghĩa vụ của các
DN trong TĐKT, báo cáo, hợp nhất, nộp thuế trong nội bộ TĐKT. Tuy nhiên,
cần nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật: trước hết cần đề cập đúng bản chất
và đặc thù về mô hình, tổ chức và hoạt động của TĐKT. Trong chiến lược
phát triển TĐKT phải kiểm tra, kiểm soát thị trường bằng các biện pháp mà
chúng ta đã cam kết khi gia nhập WTO, bao gồm:
Về luật pháp, chính sách triển khai thực hiện có hiệu quả Luật DN đã
ban hành. Tuy Nhà nước đã ban hành các văn bản hướng dẫn, các quy định
khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của các TĐKT nhưng
chưa đầy đủ. Cần rà soát và triển khai theo đúng tiến độ đã cam kết của nước
ta trong các hiệp định song phương, đa phương tạo ra sự minh bạch về các
điều kiện phát triển TĐKT, nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của môi
trường đầu tư nhằm phát triển TĐKT ở nước ta.
Về thủ tục hành chính, rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở tất
cả các lĩnh vực, các thủ tục liên quan đến triển khai dự án đầu tư như thủ tục
về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh chấp...
Về kết cấu hạ tầng, tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nói
khuyến khích các TĐKT đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng, trong đó có
chung trước mắt cần giải quyết tốt nhu cầu năng lượng cho các DN. Có cơ
chế
các nhà máy điện độc lập, các công trình giao thông, cảng, bãi...
Về lao động, tăng cường công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng nhu cầu cả về chất và lượng của các
TĐKT. Đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho các nhà quản trị trẻ, tài
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 85 -
năng. Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các TĐKT, đặc biệt là
TĐKT có vốn đầu tư nước ngoài.
Về phát triển công nghiệp phụ trợ, triển khai các giải pháp đồng bộ để
pháp triển ngành công nghiệp phụ trợ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế
đầu tư và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ trực tiếp cho việc
hình thành các TĐKT.
Về xúc tiến đầu tư, thúc đẩy triển khai kết quả từ các cuộc vận động đầu
tư vào Việt Nam. Nghiên cứu để có các giải pháp thích hợp đối với các
TĐKT lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) của các nước phát triển như
Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu. Sự thu hút này nhằm mục đích thực hiện những
dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu và tạo điều kiện để một số
TĐKT xuyên quốc gia xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển, xây
dựng vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng hệ
thống các qui định pháp luật và chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động đầu tư ra bên ngoài DN và ra nước ngoài của TĐKT. Nhà nước chỉ nên
tạo điều kiện tối đa để các TĐKT hình thành và ra đời theo đúng với quy luật
thông qua các chính sách và luật lệ thống nhất.
2.2 Nhóm giải pháp khuyến khích thành lập tập đoàn kinh tế
Xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho việc hình thành TĐKT.
Ban hành các chính sách tài chính đối với các TCT để tạo điều kiện cho các
công ty này tích tụ vốn, chủ động tái đầu tư, chú trọng nuôi dưỡng nguồn thu,
chuyển đổi thành TĐKT.
Phát triển các thị trường tài chính, lao động, bất động sản, thị trường
vốn,
công nghệ tạo ra sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các thị trường này trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo điều kiện hình thành các TĐKT.
Khuyến khích hỗ trợ, thúc đẩy các TĐKT: Nhà nước cần quan tâm hơn
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 86 -
nữa chính sách huy động vốn qua kênh cổ phần hoá, qua thị trường chứng
khoán, các chính sách khác như chính sách KHCN cũng tạo động lực mạnh
hình thành và phát triển các TĐKT. Phải nhanh chóng tạo ra cơ chế, chế tài
quy chế để các TĐKT hoạt động một cách thuận lợi, đạt được những tiêu
chuẩn của xu thế phát triển TĐKT trên thế giới, từng bước nâng cao sức cạnh
tranh của các TĐKT trong nước với các TĐKT có vốn đầu tư nước ngoài.
2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ các tập đoàn kinh tế phát huy vai trò
Tăng cường tích tụ về vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh, tối đa hoá lợi
nhuận, trong đó điểm mấu chốt của nó là tập trung sắp xếp đổi mới quản lý,
xác lập lại cơ cấu sản xuất kinh doanh, lành mạnh hoá các mối quan hệ tài
chính trong quá trình đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của các TĐKT. Phải nhanh chóng đổi mới tư duy về phát
triển TĐKT từ các DN trong nước. Đồng thời cũng xây dựng một thể chế phù
hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Những năm gần đây, nhà nước ta đang rất
quan tâm tới phát triển hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho các TĐKT phát
triển theo xu hướng này.
Phải khẩn trương xây dựng quy chế tổ chức và quy chế tài chính của
TĐKT sớm đi vào hoạt động có hiệu quả. Việc tiến hành chia tách, sáp nhập
đòi hỏi có cơ chế rõ ràng, đảm bảo cho các TĐKT hoạt động tốt, đáp ứng nhu
cầu phát triển của nền kinh tế, đảm bảo tạo việc làm cho người lao động.
Các TĐKT cần tiến hành đổi mới trên cơ sở sắp xếp lại DN. Các DN
trong khu vực dịch vụ mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn thì sớm
tiến hành cổ phần hoá. Một số đơn vị đã đi theo mô hình công ty cổ phần, làm
ăn có uy tín thì đưa lên sàn giao dịch chứng khoán. Cần nghiên cứu triển khai
dịch vụ mới trên cơ sở phát huy năng lực của đội ngũ công nhân viên chức và
lực lượng, cơ sở vật chất có sẵn. Những ngành nghề đang được phép thí điểm
thành lập tập đoàn thì sớm tổng kết, đánh giá để hoàn thiện các kinh nghiệm
phát triển TĐKT của Việt Nam.
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 87 -
Các TĐKT đang hoạt động cần sớm trình Chính phủ kế hoạch phát triển
theo từng giai đoạn, trong đó nhấn mạnh phát triển về công nghệ, thể hiện vai
trò TĐKT là mũi nhọn phát triển đất nước.
Các TĐKT cần tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, mở cửa với bên
ngoài. Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ có những chính sách khuyến khích tốt
nhất mở cửa môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Các TĐKT cần có mục tiêu phát triển về công nghệ, khẳng định và đẩy
mạnh các tiềm năng về vật chất và nhân lực để có thể tiếp cận công nghệ mới
của thế giới. Bên cạnh đó cần xây dựng các cơ chế chính sách nhằm thu hút
vốn cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ ở các TĐKT thông
qua hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức quản lý phát triển công
nghệ.
2.4 Nhóm giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại
hình tập đoàn kinh tế
Để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại hình TĐKT cần phải
dựa vào các tổng công ty nhà nước với một số chính sách sau:
- Trước mắt cần phải có những chính sách riêng đối với các công ty
được
lựa chọn phát triển thành tập đoàn mà trong đó phải đặc biệt ưu tiên theo
hướng phát triển các TĐKT tư nhân song song với phát triển các TĐKT quốc
doanh. Những chính sách này liên quan đặc biệt đến các chính sách phân
phối, chính sách thuế, cơ chế bảo lãnh tín dụng tập đoàn cùng với các chính
sách khác về đất đai. Chẳng hạn, Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ cho tập
đoàn dầu khí quốc gia CNOOC vay 8,5 tỷ USD trong vòng 30 năm với lãi
suất 3,5% để có thể mua được Unocal của Mỹ.
- Chính sách thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và liên kết
kinh doanh của các DN. Chính sách này chú trọng vào cổ phần hoá và đa
dạng hóa sở hữu DNNN, phát triển thị trường chứng khoán, thúc đẩy liên kết
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 88 -
kinh doanh giữa các DN lớn với các DN nhỏ, DNNN với DN tư nhân, DN
trong nước với DN nước ngoài.
- Hoàn thiện về tổ chức và thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động của tập đoàn. Đó là cơ chế một đầu mối thực hiện chức năng chủ sở hữu
của nhà nước đối với phần vốn của nhà nước tại công ty mẹ của tập đoàn. Bên
cạnh đó là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về công ty tài chính, trong đó có
hướng dẫn cụ thể về công ty tài chính của các TĐKT.
- Đối với các TĐKT hình thành trên cơ sở các TCTNN, cần có hướng
dẫn về liên quan đến vấn đề báo cáo tài chính hợp nhất của các DN hợp nhất
của các DN trong TĐKT.
- Thực hiện chính sách hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế, tạo
tiền đề thuận lợi cho việc hình thành các TĐKT. Thực hiện các chính sách
này cũng là hoàn thiện quản lý nhà nước về TĐKT. Trước hết là triển khai
đồng bộ các văn bản luật về DN, luật cạnh tranh. Cần mở rộng phạm vi chức
năng của cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc kiểm soát quá trình tập trung
kinh tế bao gồm sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh các DN.
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 89 -
KẾT LUẬN
Trên thế giới, các tập đoμn kinh tế ra đời từ lâu do xu hướng tích tụ, tập
trung sản xuất vμ cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh
nhằm thống lĩnh thị trường nhờ lợi thế về quy mô. Hiện nay sức mạnh tμi
chính, công nghệ vμ thị trường đang thực sự nằm trong tay các tập đoμn kinh
tế lớn. Vì vậy, việc xuất hiện ngμy cμng nhiều các tập đoμn kinh tế hoạt động
xuyên quốc gia trở thμnh một xu hướng tất yếu của quá trình toμn cầu hoá
kinh tế.
Trong quá trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam cũng cần
có những tập đoμn kinh tế lμm đối trọng, đủ sức cạnh tranh quốc tế. Nghị
quyết Đại hội Đảng toμn quốc lần thứ X đề ra chủ trương xây dựng một số
tập đoμn kinh tế dựa trên hình thức công ty cổ phần. Việc hình thμnh các tập
đoμn kinh tế ở nước ta vừa tuân thủ quy luật phổ biến, vừa có tính đặc thù của
một quốc gia đi sau. Do đó, quá trình nμy tất yếu nảy sinh nhiều vấn đề phức
tạp từ nhận thức, quan điểm đến việc tổ chức thực hiện. Trong thời gian tới,
các tập đoàn đúng nghĩa ở cả hai khối nhà nước và tư nhân chắc chắn sẽ có
nhiều đóng góp trong việc đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên, nâng cao hiệu quả
vμ sức cạnh tranh, bảo đảm thực hiện tốt chức năng quan trọng của nó trong
điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 90 -
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Trần Tiến Cường, (2005), Tập đoàn kinh tế, lí luận và kinh nghiệm
thực tiễn áp dụng vào việt Nam, NXB Giao thông vận tải
2. Hoàng Văn Dụ (2007), Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế, tr. 23, Tạp chí
công nghiệp kì I tháng 7/2007
3. ThS. Đỗ Huy Hà, Xây dựng tập đoàn kinh tế: giải pháp nâng cao và khả
năng cạnh tranh và hội nhập của các công ty nhà nước hiện nay, tr. 11-22,
Tạp chí Quản lý kinh tế, số 15 (7+8/2007)
4. Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Những vấn
đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
5. TS. Bùi Văn Huyền (2005), Xây dựng các tập đoàn kinh tế từ các tổng
công ty nhà nước: Hiện trạng vμ triển vọng, tr 45-49, Tạp chí Lý luận chính
trị, 1/2005.
6. Nguyễn Văn Phúc (2003), Một số vấn đề về thμnh lập vμ tổ chức các
TĐKT ở Việt Nam, tr.6,7, Tạp chí Kinh tế vμ dự báo, 3/2003
7. TS. Nguyễn Trọng Hoài & Ths. Võ Tất Thắng (2005), Tập đoàn kinh tế ở
Việt Nam. Trở ngại thực tiễn và các gợi ý chính sách, tr 2-5, Tạp chí Kinh tế
vμ dự báo số 180 10/2005.
8. Vũ Phương Thảo, Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý các chaebol của Hàn
Quốc, tr. 67-74, Tạp chí Ngôn ngữ Số 6 /2005
9. PGS-TS. Phan Đăng Tuất, Lựa chọn mô hình hoạt động cho tập đoàn
kinh tế Việt Nam, tr. 26, Tạp chí công nghiệp kì I tháng 8/2007
10. Christopher Conte và Albert R. Karr (2001), Khái quát về nền kinh tế
Mỹ, ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ,
tháng 2/2001
Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 91 -
11. C.H.Oldham, Barrister-at-Law, Cartels and Syndicates in German
Industry, tr. 258-270
12. John M. Kleeberg, (2007) , German Cartels: Myths and Realities, tr.1-63
13. BAOLI XU và MINGGAO SHEN (2004), Phát triển tập đoàn doanh
nghiệp trong chính sách phát triển kinh tế – Kinh nghiệm của Trung Quốc,
NXB Giao thông vận tải
14. www.Samsung.com
15. www.Loreal.com
16. www.Ge.com
17. www.moi.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4473_8674.pdf