Cũng chính lý do trên, trong khi giá vàn g thế g iới được d ự báo sẽ tăng khá
mạnh vào năm 2013, thì giá vàng Việt Nam, các chuyên gia đều cho rằn g rất khó dự
báo. Giá vàn g trong nước sẽ chịu ảnh hưởng theo các biện pháp hành chính theo
từn g thời kỳ, dòng tiền đổ vào vàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước giám s át chặt
chẽ. Mặt khác chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới không còn
hấp dẫn để đầu cơ, mà người mua chủ yếu là cá c ngân hàn g để đóng trạng thái theo
công văn 7019/NHNN-QLNH. Độ biến động giá vàng sẽ khó đoán biết, có thể gây
rủi ro cho người giữ vàng.
Kết luận: Xu hướng giá vàng thế giới có th ể biến động tiếp tục tăng nhưn g thị
trường trong nước biến đổi khó dự đoán do các biện pháp can thiệp của nhà nước.
35 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2844 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 10
+ Ưu điểm:
- Đối với khách hàng: thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ hoặc nội tệ ở thời điểm hiện
tại; tránh rủi ro biến động tỷ giá.
- Đối với ngân hàng: đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần nâng cao uy
tín và gia tăng thương hiệu của ngân hàng; kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá
mua và bán ngoại tệ.
+ Nhược điểm:
- Mất cơ hội kinh doanh nếu tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng.
- Nó chỉ quan tâm tới tỷ giá ở 2 thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm kỳ
hạn mà không quan tâm tới sự biến động tỷ giá trong suốt quãng thời gian giữa 2
thời điểm đó.
2.2.4 Nghiệp vụ tương lai (The currency futures)
+ Khái niệm: Là giao dịch mua hoặc bán số lượng lớn ngoại tệ theo giá xác
định do hai bên thỏa thuận, việc chuyển ngoại tệ được thực h iện trong tương lai
thông qua Sở giao dịch hối đoái. Đây được coi là loại hợp đồng có tính thanh khoản
hơn hợp đồng kỳ hạn bởi phòng giao hoán sẵn sàng đứng ra đảo hợp đồng bất cứ
khi nào một bên yêu cầu và trở thành công cụ thích hợp cho các nhà đầu cơ.
+ Tỷ giá : thỏa thuận
+ Ưu điểm : Cho phép các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất
cứ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn.
+ Nhược điểm: Chỉ cung cấp giới hạn cho một số ngoại tệ mạnh và một vài
ngày chuyển giao ngoại tệ trong năm.
2.2.5 Nghiệp vụ quyền chọn (The currency options)
+ Khái niệm: Là công cụ tài chính mà cho phép người mua nó có quyền, nhưng
không bắt buộc, được mua bán một công cụ tài chính khác ở một mức giá và thời
hạn được xác định.
+ Tỷ giá: Là tỷ giá được áp dụng nếu người mua quyền yêu cầu thực hiện quyền
chọn.
+ Ưu điểm: Kiểm soát rủi ro ngoại hối; tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu tỷ giá
biến động thuận lợi.
+ Nhược điểm: Tốn chi phí mua quyền chọn cho dù có thực hiện hay không
thực hiện quyền chọn.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 11
2.3 Thực trạng trị trường ngoại hối Việt Nam kể từ năm 2008 đến nay
Như đã trình bày trong phần tổng quan, ngoại hối bao gồm : ngoại tệ, các giấy
tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ, và
vàng. Tuy nhiên, do trong thực tế, người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các
giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại
hối.
Như vậy, đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối chỉ gồm:
+ Mua bán ngoại tệ.
+ Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế.
Do vậy, trong chương II và chương III, khi trình bày về thực trạng và xu hướng
phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian tới, nhóm sẽ trình bày
theo 2 mảng:
+ Thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường ngoại tệ
+ Thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường vàng.
2.3.1 Giai đoạn 2008 – 2009
2.3.1.1 Thị trường ngoại tệ
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm
2008 đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường ngoại
hối Việt Nam nói riêng. Trong năm 2008, thị trường ngoại hối tại Việt Nam có
những đợt biến động mạnh và căng thẳng. Tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường tự do
có lúc lên sát 19.000 VNĐ. Diễn biến này đặt trong áp lực cơ bản: nhập siêu tăng và
lạm phát tăng mạnh. Nguyên nhân của hiện tượng này:
Thứ nhất, sự tham gia của dòng “tiền nóng” của đầu tư FDI trong quý I/2008 đã
khiến cung ngoại tệ dư thừa, góp phần đẩy tỷ giá USD/VNĐ liên tục giảm. Sau đó,
chính sự tháo lui của dòng tiền này khỏi Việt Nam trong các tháng 5, 6,10 và 11 đã
tạo sức ép lên nguồn ngoại tệ, đẩy tỷ giá tăng đột biến.
Thứ hai, tâm lý đầu cơ và găm giữ ngoại tệ trong các doanh nghiệp và dân cư.
Những tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối cũng căng thẳng nhưng áp lực
trên không còn quá lớn. Trong 7 tháng đầu năm 2009, theo số liệu của Tổng cục
thống kê, chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ tăng 3,22% so với năm 2008; trong khi tỷ giá
USD/VND tăng 6,22%. Mức tăng của 2 chỉ số này vẫn đảm bảo yếu tố có lợi cho
doanh ngiệp và hỗ trợ cho xuất khẩu. Áp lực lạm phát đối với tỷ giá cũng không quá
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 12
lớn khi nhiều dự báo tin tưởng khả năng chỉ tăng dưới 10%, thậm chí là khoảng 7%
- 8% trong năm.
Trong năm 2009, tỷ giá USD/VND tiếp tục đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc
biệt sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% và
hoạt động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ được xem là yếu tố chính khiến tỷ giá
USD/VND tăng mạnh. Lượng ngoại tệ vào Việt Nam không được cung ứng ra thị
trường đáp ứng các nhu cầu thanh toán, mà tập trung trên tài khoản tiền gửi chờ tỷ
giá lên, còn doanh nghiệp chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ trả nợ vay trước
hạn; đặc biệt, khi chương trình hỗ trợ lãi suất góp phần thu hẹp chênh lệch lãi suất
VND và lãi suất USD, người dân chuyển từ tiền gửi VND sang tiền gửi ngoại tệ. Số
dư tiền gửi ngoại tệ trong ngân hàng vào cuối tháng 4/2009 tăng 4,52% so với cuối
năm 2008, trong khi đó số dư tiền vay ngoại tệ g iảm 1,6% tương ứng. Theo đánh
giá của Ngân hàng Nhà nước, đây là hiện tượng không bình thường bởi hằng năm,
lượng tiền gửi ngoại tệ lên xuống khá mạnh theo chu kỳ xuất, nhập khẩu.
Từ cuối năm 2008, Chính phủ đưa ra các gói giải pháp nhằm hạn chế tác động
tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu và duy trì tăng trưởng hợp
lý, ổn định kinh tế vĩ mô. Nhóm giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngân hàng bắt
đầu phát huy hiệu quả tích cực với nền kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng có những hệ lụy
khó tránh.
Mặt bằng lãi suất cho vay tiền đồng sau khi được Chính phủ cấp bù 4% chỉ còn
5-6%, tương đương hoặc thấp hơn lãi suất vay ngoại tệ. Chớp cơ hội này, các doanh
nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đã vay vốn bằng tiền
đồng để mua ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, thay vì vay vốn bằng ngoại tệ
để tránh rủi ro tỷ giá. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đã vay vốn ngoại tệ từ trước,
nay tìm cách vay tiền đồng mua ngoại tệ để trả nợ trước hạn cho ngân hàng. 4 tháng
đầu năm 2009 tăng trưởng tín dụng nói chung của cả nền kinh tế là 11,6%, nhưng
tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ giảm 2,5%. Trong khi tiền gửi ngoại tệ tiếp tục
tăng, ngân hàng bị đẩy vào cảnh thừa ngoại tệ để cho vay nhưng thiếu ngoại tệ để
bán cho doanh nghiệp.
"Thị trường ngoại hối căng thẳng, có rất ít giao dịch và nếu có đều giao dịch
trên mức tỷ giá trần do Ngân hàng Nhà nước quy định", nguyên Phó thống đốc
Nguyễn Văn Bình xác nhận.
Để ổn định thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã công khai, minh bạch các thông
tin cần thiết để giúp doanh nghiệp và người dân nắm rõ diễn biến kinh tế cũng như
tình hình tỷ giá. Thông thường, mức độ phá giá của một đồng tiền thấp hơn mức độ
lạm phát. Năm 2008 lạm phát của Việt Nam ở mức 23%, trong khi đồng Việt Nam
giảm giá gần 9% so với đôla Mỹ. Năm 2009, mức lạm phát của ta vào khoảng 5 đến
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 13
6%. Như vậy, mức mất giá của VND được kỳ vọng cũng chỉ ở mức đó, thậm chí
còn thấp hơn.
Giới chuyên môn cũng nhìn nhận mức phá g iá của đồng nội tệ thường không
vượt quá chênh lệch lãi suất tiền gửi giữa nội tệ và ngoại tệ. Lãi suất huy động USD
và VND trung bình ở mức xấp xỉ 2% và 8%.
Trên thực tế, ngày 25/12/2008 nhằm tạo đà xuất khẩu cho năm 2009 Ngân hàng
Nhà nước phá g iá VND 3%. Ngày 24/3/2009, biên độ giao dịch được điều chỉnh từ
3% lên 5%. Tính tổng cộng cả 2 đợt, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép khả năng
VND mất giá tới 5%, gần hết "quota tỷ giá" của cả năm 2009.
Ngân hàng Nhà nước tiến hành hoán đổi ngoại tệ trên quy mô lớn với các ngân
hàng thương mại, vừa nhằm tạo thêm nguồn vốn VND để cho vay theo các chương
trình hỗ trợ của Chính phủ, vừa giải quyết bài toán thừa ngoại tệ để cho vay của các
ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cũng tuyên bố can thiệp mạnh mẽ hơn nhằm tạo
thanh khoản và kích hoạt trở lại hoạt động bình thường của thị trường ngoại hối.
2.3.1.2 Thị trường vàng
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, năm 2008- 2009,
khi các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ đều khó có khả
năng sinh lời, thì nhà đầu tư thường chọn giữa giữ vàng và gửi ngân hàng. Với
những người chấp nhận rủi ro, muốn tìm lợi nhuận cao hơn và chấp nhận rủi ro lớn
hơn thì vàng là kênh mà họ hướng đến. Cũng có nhiều người chuyển sang giữ vàng
để bù lỗ và đợt tăng giá này cũng do một phần do hiêu ứng tâm lý đám đông. Trong
khi lượng vàng bán ra hạn chế và lượng cầu vàng rất lớn dã dẫn tới sự mất cung cầu
trên thị trường Vàng.
Nỗi lo lạm phát, sự trượt giá mạnh mẽ của đồng USD, và những dấu hiệu leo
thang - dù chưa phải là căng thẳng nhất trong năm 2008 - của khủng hoảng tài
chính… là những nhân tố chính đẩy giá vàng tăng vọt.
Những dấu hiệu xấu đi của khủng hoảng ở Mỹ, nhất là từ sau vụ đổ vỡ của ngân
hàng đầu tư Bear Stearns, như “tiếp thêm dầu vào lửa”, khiến sự mất giá của USD
mỗi ngày thêm trầm trọng.
Ngoài ra, sự giảm sút của thị trường chứng khoán thế giới, đặc b iệt là các cổ
phiếu của ngành tài chính, cũng khiến một lượng vốn lớn được chuyển từ thị trường
này sang thị trường vàng.
Chính những điều này là nguyên nhân dẫn tới thị trường vàng Việt Nam và
quốc tế b iến động mạnh trong năm 2008. Cụ thể diễn biến biến động giá vàng trên
thị trường có thể tóm tắt như sau: “Giá vàng thế giới năm 2008 đã có quý 1 tăng
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 14
như vũ bão, quý 2 vững vàng ở mức cao, quý 3 trồi sụt mạnh, và quý 4 dần lấy lại
ưu thế”
Trong quý 1 và 2 năm 2008, Thị trường vàng liên tục thiết lập các kỷ lục về
giá.
Tại thị trường New York ngày 2/1/2008 - ngày giao dịch đầu tiên của năm nay -
giá vàng giao ngay đóng cửa ở mức 857,4 USD/oz, giá vàng giao kỳ hạn chốt phiên
tại 860 USD/oz. Ở thời điểm đó, đây là những mức giá cao nhất trên thị trường
vàng thế giới kể từ năm 1990. Đỉnh cao mọi thời đại của giá vàng đã được thiết lập
vào ngày 17/3/2008 - ngay sau vụ tan rã của tập đoàn ngân hàng đầu tư Phố Wall
Bear Stearns - với mức giá đóng cửa lên tới 1.002,8 USD/oz của giá vàng giao ngay
tại thị trường New York.
Tại thị trường vàng Việt Nam, quý 1-2/2008, cũng là thời kỳ giao dịch cực kỳ
sôi động. Trên thị trường vàng tự do, giao dịch đặc biệt sôi động ở những ngày giá
vàng tăng vọt, vì hễ có tin vàng tăng giá mạnh là các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại đổ xô đi
mua. Khi giá vàng thế giới lập kỷ lục, giá vàng trong nước cũng lên tới mức
1.950.000 đồng/chỉ.
Nhu cầu trong nước tăng vọt, khiến lượng vàng nhập khẩu về Việt Nam cũng
tăng mạnh theo. Số liệu từ Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho
thấy, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã nhập tới 43 tấn vàng, bằng 1/2
khối lượng nhập khẩu của cả năm 2007 và với trị giá khoảng 1,2 tỷ USD. Hội đồng
Vàng Thế giới (WGC) cho hay, quý 1/2008, Việt Nam đã “đánh bật” Ấn Độ để trở
thành quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất với tổng nhu cầu đầu tư vàng trong quý là
32 tấn, chiếm 43% nhu cầu vàng của thế giới.
Ngoài tác động của giá vàng thế giới, lạm phát leo thang, sự xuống dốc của thị
trường chứng khoán và tình trạng ảm đạm trên thị trường bất động sản… cũng là
những lý do khác khiến các nhà đầu tư trong nước tìm tới vàng như một kênh đầu tư
được hy vọng nhiều hơn.
Tới quý 3 và 4 năm 2008:
Khi dấu hiệu của cuộc khủng hoảng bắt đầu le lỏi khắp thế giới, ưu thế của
vàng với tư cách là một vịnh tránh bão trong khủng hoảng dường như giảm dần. Sự
xấu đi của kinh tế Châu Âu là nhân tố giúp đồng USD lấy lại ưu thế. Từ nửa cuối
của tháng 9 trở đi, thị trường chứng khoán toàn thế giới theo hàng loạt vụ đổ vỡ
hoặc “suýt đổ vỡ nếu không được cứu” của nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính tại
châu Âu và Mỹ, buộc giới đầu tư phải thực hiện việc bán ra ở danh mục hàng hóa
để bù đắp thua lỗ. Trong đó, mặt hàng bị bán ra đầu tiên luôn là vàng do tính thanh
khoản cao của mặt hàng này. Những lý do này khiến giá vàng đi xuống.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 15
Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với diễn biến của thị trường vàng thế giới, với
lý do từ đầu tháng 6/2008, Nhà nước ngừng cấp phép nhập khẩu vàng, trong khi
nhu cầu vàng trong nước tăng cao, các nhà kinh doanh vàng trong nước liên tục duy
trì khoảng cách khá lớn giữa giá vàng thế giới cao hơn giá vàng trong nước. Kết quả
là, có lúc, giá vàng thế giới quy đổi đứng ở mức trên dưới 1.500.000 đồng/chỉ, thấp
hơn giá vàng trong nước tới 200.000 đồng/chỉ.
Đáng chú ý, ở thời điểm giữa tháng 8, do giá vàng thế giới sụt mạnh, nhu cầu
mua vàng vào tại thị trường trong nước tăng vọt, các tiệm vàng tại Hà Nội đã áp
dụng phương pháp bán hàng bằng… ticket, giao hàng sau.
Những tháng cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009:
Tuy nhiên, tháng 12 ghi nhận sự “ưu ái” trở lại của giới đầu tư thế giới dành
cho vàng. Chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ, với lãi suất đồng USD có thể được
đưa về mức 0% và biện pháp bơm USD với khối lượng khổng lồ vào nền kinh tế để
chống khủng hoảng, đang tạo áp lực mất giá trở lại đối với USD và khiến người ta
đặt câu hỏi về s ự hình thành của một chu kỳ lạm phát mới. Bởi vậy, giá vàng thế
giới đang có xu hướng phục hồi liên tục từ đầu tháng này. Giá vàng trong nước hiện
cũng đã ngang bằng với giá vàng thế giới.
Giao dịch tại thị trường vàng trong nước trong quý 4 ảm đạm, nhu cầu mua vào
và bán ra cùng thấp do mức giá không hấp dẫn.
Nhìn chung, trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế của năm 2008,
vàng vẫn chứng minh được vai trò một kênh đầu tư an toàn của mình.
Kết luận: diễn biến giá vàng trong nước năm 2008 và những tháng đầu 2009 có
sự lệch lạc so với diễn biến của giá vàng thế giới. Sự biến động của giá vàng Việt
Nam là vô cùng bất thường. Từ giai đoạn bất ổn vĩ mô 2007 – 2008 đến nay, thị
trường vàng thường xuyên diễn ra tình trạng nóng sốt, giá trong nước thường cao
hơn giá thế giới từ vài trăm ngàn đến 1 triệu đồng một lượng, thậm chí có thời điểm
lên đến cả 2 triệu đồng một lượng. Tuy nhiên, kể từ thời điểm có thông tin Chính
phủ sẽ xoá bỏ tự do kinh doanh vàng miếng (mặc dù vẫn thừa nhận quyền sở hữu
vàng của người dân), thị trường vàng trở nên đóng băng, giá vàng trong nước giảm
mạnh, có lúc thấp hơn giá vàng thế giới và rất ít xê dịch cho dù giá vàng thế giới
liên tục thiết lập các mức cao kỷ lục.
Nửa cuối năm 2009
Năm 2009 chứng kiến sự xuất hiện liên tiếp những mốc giá vàng chưa từng có
trong lịch sử, đồng thời cũng ghi nhận những biện pháp can thiệp tích cực nhằm
bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 16
Theo giới kinh doanh vàng, 2009 là một năm tăng giá nhanh và mạnh chưa từng
có của vàng trong nước. Ngày lịch sử của thị trường vàng trong nước năm nay là
11/11, khi giá vàng lần lượt chinh phục các mốc giá 27, 28, rồi 29 triệu đồng/lượng
chỉ trong vòng có vài giờ đồng hồ buổi sáng.
Đầu 2009, giá vàng trong nước đứng ở mức gần 18 triệu đồng/lượng. Tính tới
tháng 12/2009, khi giá vàng ở mức 28,5 triệu đồng/lượng, thì giá vàng trong nước
đã tăng 10,5 triệu đồng/lượng, tương đương 49%.
Tới những tháng cuối năm 2009, giá vàng có vẻ bình ổn trở lại do can thiệp của
nhà nước. Ngay trong ngày giá vàng tăng cao kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước quyết
định, cho phép nhập khẩu thêm vàng để can thiệp thị trường. Giá vàng tăng chóng
mặt một lần nữa là đề tài “nóng” được Quốc hội rất quan tâm, nhưng với biện pháp
quản lý kịp thời của Ngân hàng Nhà nước thì giá vàng đã ổn định trở lại.
Kết luận: Diễn biến giá vàng năm 2009 biến động theo xu hướng của giá vàng
thế giới. giá vàng trong nước luôn chênh xa s o với giá vàng thế giới. Và sự trở lại
của đồng USD là 1 trong số các nguyên nhân làm cho vàng mất đi vị thế là kênh
đầu tư an toàn tránh bão của các nhà đầu tư.
2.3.2 Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2010
2.3.2.1 Thị trường ngoại tệ
Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, 5 tháng đầu năm 2010 dư nợ cho vay
VND chỉ tăng 3,51% so đầu năm, trong khi đó dư nợ cho vay ngoại tệ lại tăng tới
20,23%! Trong tuần cuối tháng 6, giao dịch USD càng mạnh hơn. Doanh số giao
trên thị trường liên ngân hàng tăng hơn 500 triệu USD so tuần trước đó, lãi suất
cũng tăng nhẹ ở các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần. Sau khi có biểu hiện căng thẳng
trong tháng 11-2010, từ tháng 12 trở đi, thị trường ngoại hối đã có những chuyển
biến tích cực hơn. Theo Vụ Quản lý ngoại hối, tỷ giá trên thị trường "chợ đen" sụt
giảm mạnh và hầu như không có giao dịch tại mức tỷ giá cao bất thường hay có yếu
tố đầu cơ như thời điểm giữa tháng 11. Bên cạnh đó, trạng thái ngoại hối đã tăng
đáng kể từ đầu tháng 12 tới nay. Cụ thể trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống đã
được cải thiện đáng kể từ mức âm trên 300 triệu USD vào cuối tháng 11 nay chỉ còn
âm khoảng dưới 100 triệu USD. Doanh số mua ngoại tệ của các ngân hàng thương
mại với khách hàng đang có xu hướng tăng khi các doanh nghiệp xuất khẩu đã bán
mạnh ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng thương mại…
Theo thống kê của Vụ Quản lý ngoại hối - NHNN, tính đến cuối tháng 11-2010,
nguồn thu ngoại tệ từ kiều hối đã đạt mức 7,6 tỷ USD.
Trong tháng 12-2010, ước tính lượng kiều hối sẽ đạt khoảng 770 triệu USD,
nâng tổng nguồn thu từ kiều hối của cả năm 2010 lên mức 8 tỷ USD, tăng khoảng
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 17
25,6% so với tổng lượng kiều hối của cả năm 2009. Tính tới tháng 1-2011, do có
Tết Nguyên đán nên nguồn kiều hối sẽ còn tiếp tục gia tăng. Bên cạnh nguồn thu từ
kiều hối, luồng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam từ đầu năm thặng dư khoảng 800
triệu USD, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài trong 11 tháng của năm 2010 đã tăng
9,9% s o với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, các ngân hàng nước ngoài đang tích cực
chuyển vốn ngoại tệ vào Việt Nam và giải ngân để thực hiện quy định của Ngân
hàng Nhà nước về việc tăng vốn điều lệ lên mức 3.000 tỷ đồng.
Cùng với sự gia tăng của các luồng vốn vào, những biện pháp chính sách để ổn
định thị trường ngoại hối đã được thực hiện trong thời gian qua cũng là yếu tố củng
cố tâm lý trên thị trường. Khi thị trường ngoại hối có biểu hiện căng thẳng, Ngân
hàng Nhà nước đã bán ngoại tệ hỗ trợ nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu nhằm bình
ổn giá. Biện pháp này vẫn được Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện để tăng
cường và củng cố sự ổn định của thị trường.
2.3.2.2 Thị trường vàng
Thị trường vàng Việt Nam năm 2010 có diễn biến thất thường và giá vàng trong
nước tăng nhanh hơn giá vàng thế giới. Diễn biến cụ thể như sau:
Giá vàng trong nước đã lập kỷ lục 38,2 triệu đồng/lượng vào ngày 9/11. Sốt
vàng năm nay đã lặp lại gần đúng kỷ lục của năm 2009: tăng vài triệu đồng/lượng
chỉ trong buổi sáng, người dân ồ ạt chen lấn đi mua vàng, doanh nghiệp thi nhau
thông báo hết hàng bán… Kết quả, giá vàng trong nước bị đẩy cao hơn giá thế giới
quy đổi 2 triệu đồng/lượng ở lúc đỉnh điểm.
Biểu đồ 1: Giao động giá vàng trong nước và thế giới năm 2010
Giới kinh doanh kim hoàn đưa ra nhiều lý do để giải thích cho việc giá vàng leo
thang chóng mặt, gồm đà tăng của giá vàng thế giới, tỷ giá USD thị trường tự do
tăng nóng, tình trạng cầu cao-cung thấp của thị trường vàng trong nước, yếu tố tâm
lý… Trong khi đó, nhận định về diễn biến giá vàng ngày 9/11, nguyên Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho rằng, ngoài những nguyên nhân trên,
không loại trừ yếu tố đầu cơ.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 18
Đến ngày 7/12, tức là gần 1 tháng sau trận bão vàng tại thị trường Việt Nam,
giá vàng quốc tế thiết lập kỷ lục mới. Giá vàng giao ngay đã đạt mức cao nhất mọi
thời đại khi chạm 1.432,5 USD/oz tại New York. Sau khi đạt mức giá kỉ lục, giá
vàng trong nước, giá vàng cuối năm 2009 lại giảm xuống mức 35- 36 triệu
đồng/lượng sau một loạt nỗ lực bình ổn của cơ quan chức năng.
2.3.3 Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2011
2.3.3.1 Diễn biến thị trường ngoại tệ
Thị trường tiền tệ kết thúc năm 2011 đầy biến động với nhiều sự kiện đáng ghi
nhớ đối với giới đầu tư và các chuyên gia phân tích. Những hậu quả từ đại khủng
hoảng tài chính 2008 vẫn đang tiếp tục làm tổn thương các nền kinh tế hàng đầu thế
giới như Mỹ, liên minh Châu Âu, Nhật Bản… Tiếp tục trong năm 2011, kinh tế thế
giới nhận thêm những cú sốc lớn hơn khi tính mạng đồng Euro bị đe dọa từng ngày
bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra từ giữa năm 2010 và sự kiện nước
Mỹ hạ bậc tín dụng bởi hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poors.
Trên thị trường ngoại hối, năm 2011 chứng kiến lần đầu tiên trong lịch sử Ngân
hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất từ 18.932 đồng đổi 1 USD lên 20.693
đồng (tăng 9.3%) và thu hẹp biên độ giao dịch từ 3% xuống còn 1% vào ngày
11/02/2011. Việc tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã giúp thu hẹp tỷ giá chính
thức so với tỷ giá trên thị trường chợ đen vốn đã duy trì khoảng cách từ 7%-8%
trong vòng hai tháng trước đó. Để đảm bảo ổn định tỷ giá, Chính phủ ban hành nghị
định 95, phạt hành chính tới 500 triệu đồng cho vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, ngân
hàng. Nhiều đơn vị, tổ chức cá nhân đã bị bắt vi phạm, thu giữ và phạt hành chính.
Tháng 10 ghi nhận tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng mạnh nhất kể từ khi
NHNN điều chỉnh tỷ giá hôm 11/2. Trong tháng có tới 14 lần NHNN nâng tỷ giá
với mức tăng tổng cộng 175 đồng. Nguyên nhân là do nhu cầu mua ngoại tệ của DN
để trả các khoản vay từ 2 qúy đầu năm 2011, nhu cầu nhập khẩu tăng cao vào cuối
năm cộng thêm nhu cầu nhập khẩu vàng nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá
vàng trong nước và giá vàng quốc tế. Thêm vào đó cung ngoại tệ cũng giảm sút do
nhiều DN không muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng khi niềm tin về đồng nội tệ chưa
cao. Sau loạt tăng 14 lần liên tiếp đầu tháng 10, tỷ giá bình quân liên ngân hàng
giữa USD với VND đã kéo dài 5 tuần cố định.
Trong tháng 12 Ngân hàng Nhà nước bất ngờ điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân
hàng lên mức cao nhất 20.828 đồng. Đây là mức điều chỉnh thứ hai trong tháng này
và tính từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước đưa ra cam kết không tăng tỷ giá quá 1%
thì tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã tăng 0,97%, khá sát với chỉ tiêu. Như vậy,
khả năng sẽ không còn lần điều chỉnh tỷ giá trong tuần cuối cùng của năm, do dự
địa còn lại khá thấp (khoảng 0,03%). Mặc dù vậy, nhu cầu ngoại tệ cuối năm vẫn
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 19
còn khá cao, bên cạnh đó do chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế
giới vẫn ở mức hấp dẫn (xoay quanh 2 triệu đồng/lượng) có thể làm tăng nhu cầu
gom USD để nhập lậu vàng, vì vậy khả năng điều chỉnh tỷ giá USD/VND vào đầu
năm 2012 hoàn toàn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, trong vòng 1 năm qua, để ổn định tỷ giá, chính phủ đã áp dụng
nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ như cấm kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do,
cấm kinh doanh vàng miếng, yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán
ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 1
điểm phần trăm, từ 6% lên 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc đối với
các tổ chức tín dụng, lãi suất huy động tối đa bằng USD từ 1%/năm xuống còn
0,5%/năm đối với tổ chức và 3%/năm xuống còn 2%/năm đối với cá nhân. Những
giải pháp có phần hành chính trên đã khiến thị trường ngoại hối tự do liên tục giảm
và xoay quanh tỷ giá chính thức với mức chênh lệch rất nhỏ (0.5%), thậm chí có
thời điểm giao dịch thấp hơn tỷ giá bình quân của các ngân hàng thương mại.
Năm 2011 cũng là năm đánh dấu hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt
kết quả khả quan, thực hiện tốt hơn các chỉ tiêu đề ra và tạo sự hỗ trợ lớn cho việc
ổn định tỷ giá. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan công bố tổng kim ngạch xuất
khẩu trong 11 tháng năm 2011 đạt gần 87,36 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ và
vượt so với chỉ tiêu kế hoạch cả năm đề ra là 10%. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu
đã đạt gần 96,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ và vượt mức kế hoạch cả năm
là 2,9%. Điều đáng mừng là tỷ trọng nhập s iêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu đã
giảm rất mạnh so với các năm trước và dưới khá xa so với mục tiêu phấn đấu do
Quốc hội và Chính phủ đưa ra. Bên cạnh đó kiều hối cũng đang góp phần đáng kể
trong việc cải thiện dự trữ ngoại hối, ước tính vừa công bố của Ngân hàng Thế Giới
(WB) cho thấy lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2011 đạt gần 9 tỷ
USD. Với con số này, Việt Nam thuộc top 10 các nước nhận được nhiều kiều hối
nhất theo con đường chính thức (gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines,
Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Ai Cập và Liban). Điều này chứng tỏ sự hấp dẫn và
ổn định của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là rất cao.
2.3.3.2 Diễn biến thị trường vàng
Năm vừa qua Việt Nam cũng chứng kiến những cơn sốt vàng gây náo loạn thị
trường. Theo đà tăng của thế giới, g iá vàng tại Việt Nam bắt đầu leo thang từ đầu
tháng 8. Ban đầu, giá vàng mới nhích lên 42 triệu, rồi thẳng tiến đạt mức 45-46 triệu
đồng/lượng. Cơn sốt vàng thực sự bùng nổ vào ngày 23/8/2011, khi giá vàng đạt
đỉnh: trên 49 triệu đồng/lượng. Cả xã hội náo loạn với vàng. Để hạ nhiệt cơn sốt
này, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra một lượng vàng từ dự trữ và mở quota cho
nhập khẩu. Sau đó, giá vàng mới giảm dần và ổn định quanh mức 44-45 triệu
đồng/lượng.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 20
Tuy nhiên, do mức cầu khá cao, sự biến động tỷ giá USD/VND trong những
tháng cuối năm, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế vẫn còn ở mức cao.
Để điều trị căn bệnh trên thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước sử dụng khá nhiều
liều thuốc. Ngày 06/10/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 32, sửa đổi
Thông tư 11, đưa ra gói giải pháp đặc trị thị trường vàng. Theo đó, có 5 ngân hàng
được kinh doanh vàng qua tài khoản là Sacombank, ACB, Techcombank,
DongABank và Eximbank, đồng thời cơ quan quản lý ấn định giá bán vàng bình ổn
không chênh lệch quá 400.000 đồng/lượng so với thế giới… Về nguồn ngoại tệ
nhập vàng, cơ quan quản lý có thể xem xét hỗ trợ một phần nhu cầu. Cũng theo
Thông tư 32, quy định về việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ
chức tín dụng tại Thông tư 11 ngày 29-4-2011, cũng được sửa đổi, theo hướng khi
thị trường vàng có biến động, Ngân hàng Nhà nước cho phép tổ chức tín dụng được
chuyển đổi tối đa 30% số dư tồn vàng huy động, quy thành tiền trong thời hạn nhất
định. Quy định này, tạo cơ chế linh hoạt hơn cho việc huy động vàng trong dân
không bị thành vốn “chết”.
Bên cạnh đó, nhiều bất cập trong thị trường vàng đã được giải quyết bằng dự
thảo quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước, chỉ còn chờ phê duyệt. Quy
định mới sẽ siết lại việc s ản xuất vàng miếng, tập trung việc dập vàng miếng về 1
mối SJC. Ngân hàng Nhà nước cũng chủ trương sẽ dùng SJC làm thương hiệu vàng
miếng quốc gia. Người dân được sở hữu vàng miếng. Các loại vàng miếng phi SJC
được phép sản xuất trước đây vẫn được lưu thông.
Tổng kết lại, trong năm 2011, giá vàng trong nước đã tăng khoảng 25%, mức
tăng cao nhất đạt 40% khi giá vàng đạt đỉnh 49,2 triệu đồng/lượng vào ngày
23/8/2011, lúc này giá vàng thế giới cũng chạm đỉnh 1.920 USD/oz. Tuy nhiên càng
về cuối năm, giá vàng trong nước song hành cùng giá vàng quốc tế, giảm mạnh chỉ
còn mức 42-43 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới sụt mạnh xuống 1.550
USD/oz. Mặc dù vậy, mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế vẫn còn
khá lớn (khoảng 2 triệu đồng/lượng). Rất nhiều liều thuốc đã được bơm vào thị
trường nhằm bình ổn tâm lý người dân, đồng thời rút ngắn khoảng cách chênh lệch
của g iá vàng trên thị trường quốc tế và Việt Nam, tuy vậy hiệu quả vẫn đang chờ
thời gian trả lời. Trong năm 2012, giá vàng trong nước sẽ vẫn bám sát diễn biến giá
vàng quốc tế, trong khi vàng quốc tế đang hứa hẹn rất nhiều bất ngờ, vì vậy khả
năng thị trường vàng trong năm 2012 sẽ tiếp tục “dậy sóng”.
2.3.4 Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2012
2.3.4.1 Thị trường ngoại tệ
Sau bốn năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, nền kinh tế
thế giới năm 2012 phục hồi một cách “chật vật”. Trong khi Châu Âu đang loay
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 21
hoay tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ công nhiều năm liền thì tăng
trưởng kinh tế tại Mỹ và Nhật Bản diễn ra khá chậm chạp. Các nền kinh tế mới nổi
như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang dần “giảm tốc” trong quá trình
phát triển kinh tế. Ba nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến quá trình hồi phục kinh tế
năm 2012 là cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Eurozone, vấn đề“vách đá tài
chính” ở Mỹ và sự trì trệ tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc.
Kinh tế-xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế
thế giới, điều này ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống
dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức
cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp s ản xuất, dừng hoạt
động hoặc giải thể. (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Ghi nhận thành công lớn nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm
2012 vừa qua là duy trì tỷ giá USD/VND ổn định ở mức 20,828 VND/USD, giữ
nguyên so với mục tiêu điều hành trong năm 2012 (tỷ giá năm 2012 biến động
không quá 2-3%)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 2: Sự biến động tỷ giá qua các tháng trong năm 2012
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 22
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng cục Thống k ê
Biểu đồ 3: Mức tăng/giảm bình quân của tỷ giá USD/VND so với năm liền
trước
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn áp dụng mức tỉ giá 20.850 đồng/USD
(mua vào) và 21.036 đồng/USD (bán ra). Tỉ giá bình quân liên ngân hàng: vẫn giữ
nguyên 20.828 (từ ngày 26/12/2011) đến nay và biên độ giao dịch cho phép của
Ngân hàng Nhà nước là +/-1%. Tỷ giá ngân hàng thương mại chỉ thay đổi khoảng
0.75%. Tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại sau một thời gian được duy trì ở
mức kịch trần biên độ đã được các ngân hàng điều chỉnh giảm dừng ở mức 20,860
(mua vào) – 20,920 (bán ra) vào thời điểm cuối tháng 6/2012 và chốt phiên giao
dịch cuối năm giá mua vào chỉ còn 20,820 và giá bán ra là 20,860, mức giảm trung
bình so với cùng kỳ năm 2011 là 0,96%, s au 4 năm tăng liên tục (năm 2008 tăng
6,31%, năm 2009 tăng 10,7%, năm 2010 tăng 9,68%, năm 2011 tăng 2,24%). Diễn
biến tỷ giá trên thị trường chợ đen bám sát diễn biến tỷ giá giao dịch của ngân hàng
thương mại. Đây có thể coi là con số lý tưởng trong việc bình ổn thị trường ngoại
hối.
Lý do để tỷ giá cơ bản được ổn định trong suốt một năm qua, trước hết là do sự
ổn định của nhập khẩu, không những thế, năm nay, cán cân thương mại còn thặng
dư tới 284 triệu USD. Điều này thể hiện cung về USD trên thị trường luôn được
đảm bảo. Tỷ giá ổn định tác động đến xuất nhập khẩu và đương nhiên là tác động
đến nhập siêu, ngược lại nhập s iêu được hạn chế tác động lại việc thực hiện mục
tiêu điều hành tỷ giá.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 23
Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2005 - 2012
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng nguyên nhân là do sự giảm đi của
nhu cầu tiêu dùng nội địa trong tình hình kinh tế khó khăn. Như vậy, đây vẫn chưa
phải là sự thặng dư bền vững do cải cách cơ cấu xuất nhập khẩu, mà chỉ đơn giản là
do giảm cầu. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của hàng hóa yếu, nhu cầu sản xuất
giảm sẽ là những thách thức đối với cán cân xuất nhập khẩu trong năm tới, ảnh
hưởng không tốt đến tỷ giá cũng như thị trường ngoại hối của Việt Nam.
Một nguyên nhân quan trọng khác là do lạm phát năm nay được kiềm chế ở
mức thấp chưa bằng một nửa so với năm trước và thấp hơn mục tiêu đề ra, nên tình
trạng găm giữ ngoại tệ trong dân và trong các doanh nghiệp ít hơn, tình trạng Đô la
hóa cũng được kiềm chế, giảm áp lực đối với tỷ giá.
Người dân không còn nắm giữ ngoại tệ khi lãi suất tiết kiệm ngoại tệ thấp hơn
nhiều so với tiền đồng và tỷ giá khó biến động. Lãi suất tiết kiệm bằng VND tuy đã
được giảm xuống nhanh và thấp chỉ bằng hai phần ba mức trước đây, nhưng vẫn
cao hơn nhiều lần so với lãi suất gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ nên người dân tích cực
bán ngoại tệ, chuyển sang gửi tiết kiệm bằng VND. Vì thế, nhu cầu chuyển vốn từ
ngoại tệ sang gửi tiết kiệm VND cũng gia tăng đáng kể, trong khi tín dụng USD bị
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 24
siết lại. Sự g iảm xuống của tỷ giá USD cũng còn do yếu tố đầu tư, sản xuất và tiêu
dùng năm 2012 bị “co lại”.
Dước góc nhìn của các chuyên gia kinh tế thì đây là kết quả của các chính sách
liên quan đến quản lý ngoại tệ đã được phát huy tác dụng và việc áp dụng chính
sách ổn định tỷ giá này đã giúp có những tác động tích cực đến nền kinh tế, giảm
bớt chênh lệch giữa thị trường chính thức và thị trường tự do, giúp nhà nước dễ
dàng kiểm soát được thị trường ngoại tệ, hạn chế bớt tác nhân gây ra lạm phát. Đặc
biệt, đây được coi là bước đi đầu tiên, đúng đắn để giúp ngăn chặn nguy cơ “đô la
hóa”, chấm dứt hoạt động buôn bán ngoại tệ tại thị trường tự do và gia tăng viếc lưu
trữ vàng.
Ngoài ra, nói đến thị trường ngoại hối phải kể đến việc tăng mạnh dự trữ ngoại
hối lên gấp đôi so với khoảng thời gian đầu năm. Theo Báo cáo cập nhật triển vọng
phát triển châu Á 2012 của ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa mới công bố
ngày 3-10, do có dòng vốn từ bên ngoài và tỷ giá hối đoái ổn định đã cho phép
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng dự trữ ngoại hối lên mức đủ để trang trải
khoảng 2,4 tháng nhập khẩu (khoảng 20 tỷ đồng)
Biểu đồ 5: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam (Quý I/2010 – Quý I/2012)
Dễ nhìn thấy trên biểu đồ, đã có sự tăng vọt kể từ quý I-2010 đến thời điểm
hiện tại và đây có thể coi là mức dự trữ ngoại hối cao nhất từ giữa năm 2009. Trước
đó, ngoại hối Việt Nam từng đạt 23,9 tỉ USD vào năm 2008 và liên tục giảm cho
đến 2011 trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn.
Lượng ngoại tệ từ các nguồn vào Việt Nam năm 2012 đạt kết quả tích cực. Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2012 tuy sụt giảm về lượng vốn đăng ký,
nhưng lượng vốn thực hiện khoảng 12,2 tỷ USD, đạt đỉnh cao nhất so với mức thực
hiện trong các năm trước. Lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đạt cao
nhất từ trước đến nay. Nguồn giải ngân FDI, FII, ODA tương đối ổn định, chênh
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 25
lệch lãi suất tiết kiệm giữa USD và VND cao, tính đầu cơ trong thị trường ngoại tệ
giảm mạnh cũng là vấn đề đáng nói, góp phần làm ổn định được tỷ giá
Lượng kiều hối gửi về nước năm 2012 dự báo có thể đạt trên 10 tỷ USD, cao
hơn nhiều mức kỷ lục 9 tỷ USD đã đạt vào năm trước, Việt Nam cũng thuộc top 16
nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới trong năm 2011. Chi tiêu của khách quốc tế
đến Việt Nam năm nay đạt 6,6 tỷ USD, tăng trên 1 tỷ USD so với mức kỷ lục của
năm 2011...
2.3.4.2 Thị trường vàng
Có thể khẳng định 2012 là năm đánh dấu sự thành công bước đầu của công tác
quản lý thị trường vàng nói chung thông qua việc Ngân hàng Nhà nước đã từng
bước hoàn thiện cơ sở pháp lý để quản lý thị trường vàng, chấm dứt hoạt động huy
động và cho vay vốn bằng vàng. Trong thời gian tới, khi thị trường vàng đã hoạt
động tương đối ổn định, dự kiến Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia với vai trò là
người kiến tạo, mua bán cuối cùng để đảm bảo sự lưu thông của thị trường và tăng
dự trữ ngoại hối nhà nước bằng vàng, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách
tiền tệ trong từng thời kỳ. Đây là kênh chính để huy động nguồn lực vàng trong nền
kinh tế nhằm mục tiêu chuyển hóa nguồn lực vàng, phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh và sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
Về diễn biến của giá vàng, nhìn chung, thị trường vàng năm 2012 không có
những cơn sốt vàng như các năm trước đây mỗi khi giá biến động. Ta có thể quan
sát diễn biến giá vàng trong nửa đầu năm 2012 qua biểu đồ dưới đây :
Biểu đồ 6: Diễn biến thị trường vàng nửa đầu năm 2012
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 26
Giống với diến biến những tháng cuối năm 2011, diễn biến giá vàng nửa đầu
năm 2012 cho thấy không phải lúc nào vàng cũng là kênh đầu tư an toàn nhất khi
giá vàng đã duy trì xu hướng giảm giá trong suốt quý II/2012.
Mặc dù giao dịch vàng thế giới khởi đầu năm 2012 với một con số rất ấn tượng
khi tăng giá 9%, từ 1.598$/Oz lên 1.744$/Oz trong tháng 1 và giá vàng tiếp tục tăng
trong tháng 2/2012 do quan ngại về việc Mỹ có thể sẽ tung ra gói nới lỏng định
lượng QE3. Tuy nhiên, s au đó, những thông tin tốt về chỉ số kinh tế vĩ mô Mỹ (thị
trường lao động được cải thiện, tăng trưởng trên thị trường chứng khoán, ch i phí
tiêu dùng tăng…) cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trong quá trình phục
hồi tốt, có ít khả năng Fed sẽ thực hiện nới lỏng định lượng lần 3; tâm lý giới đầu tư
không còn tin tưởng tuyệt đối vào giá trị đầu tư của vàng sau kinh nghiệm rút ra từ
sự sụt giảm mạnh mẽ của giá vàng trong quý cuối năm 2011 … ít nhiều đã làm
giảm vai trò “vịnh tránh bão” của vàng. Hệ quả là sau khi tăng 4% vào quý I/2012,
giá vàng thế giới đã quay đầu giảm giá trong quý II/2012. Kết thúc nửa đầu năm
2012, giá vàng thế giới dừng ở mức 1.598,5$/Oz – chỉ hơn 0,5$ so với mức giá
1.589$/Oz đầu năm.
Chịu ảnh hưởng từ diễn biến giá vàng thế giới, sau khi tăng giá gần 3% - từ
4,27 triệu VND/chỉ lên 4,4 triệu VND trong quý I/2012, giá vàng trong nước đã
giảm giá trong quý II/2012. Giá vàng cuối tháng 6/2012 giảm 2,7% so với đầu năm,
còn 4,16 triệu VND/chỉ. Mặc dù vậy, hiện tượng giá vàng trong nước cao hơn
tương đối so với giá vàng thế giới (giá quy đổi ra VND) vẫn tiếp tục tiếp diễn.
Chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới sau một thời gian được thu hẹp
xuống còn dưới 1 triệu VND/lượng đã lại tăng lên 1,5-2,5 triệu VND/lượng trong
tháng 6/2012.
Tuy nhiên, với sự ra đời của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của
Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư số 16/2012/TT-
NHNN ngày 25/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điều của Nghị
định 24 nhằm tạo lập khổ hành lang pháp lý theo hướng quản lý chặt chẽ và minh
bạch hơn hoạt động sản xuất và kinh doanh được kỳ vọng sẽ tác động tích cực hơn
đến diễn biến thị trường vàng trong nước; tạo tính liên thông giữa thị trường vàng
trong nước và thị trường vàng thế giới; giúp giá vàng trong nước bám sát hơn với
diễn biến giá vàng thế giới và thu hẹp khoảng cách bất hợp lý về giá.
Thị trường vàng trong nước 9 tháng đầu năm đã có thời gian ổn định khá dài từ
trung tuần tháng 3/2012 đến cuối tháng 8/2012 do các quy định quản lý thị trường
vàng được Ngân hàng Nhà nước ban hành. Trong những quy định này có 2 điểm
đáng chú ý là v iệc chọn SJC là thương hiệu vàng miếng quốc gia và hạn chế hoạt
động huy động và cho vay vàng tại các ngân hàng thương mại.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 27
Tuy nhiên, sang tháng 9/2012 giá vàng trong nước đã tăng cùng với xu hướng
tăng mạnh của giá vàng thế giới khi kinh tế toàn cầu cho thấy những dấu hiệu tăng
trưởng chậm và các nền kinh tế lớn trên thế giới đã đồng loạt tung ra gói kích thích
kinh tế. Bên cạnh đó, giá vàng trong nước còn chịu sức ép tăng giá khá mạnh do
nguồn cung trong nước hạn hẹp và thanh khoản thấp. Điều này đã khiến giá vàng
trong nước luôn duy trì cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng hơn 2 triệu
đồng/lượng, thậm chí vào trung tuần tháng 9/2012, khoảng chênh lệch này lên tới
gần 4 triệu đồng/lượng. Trong phiên giao dịch ngày 18/10, sau khi mất mốc 47 triệu
đồng/lượng trong hai phiên trước, giá vàng đã tăng trở lại và giao dịch ổn định
quanh mức giá này. Mức chênh lệch hiện tại với giá vàng thế giới vẫn duy trì quanh
mức 3 triệu đồng/lượng.
Trước diễn biến tăng mạnh của giá vàng trong nước, cuối tháng 9/2012, Ngân
hàng Nhà nước đã cho phép SJC dập lại 350.000 tấn vàng móp méo SJC và phi SJC
để nhằm tăng nguồn cung vàng trên thị trường. Mặc dù vậy, giá vàng trong nước
vẫn duy trì ở mức cao trên 47 triệu đồng/lượng và cao hơn giá vàng thế giới quy đổi
tới trên 3 triệu đồng/lượng vào cuối tháng 9/2012.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 28
CHƯƠNG III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM
3.1 Thị trường ngoại tệ
3.1.1 Bối cảnh thế giới
Nhiều chuyên gia kinh tế thế giới dự đoán, năm 2013 sẽ là năm chứng kiến s ự
can thiệp mạnh mẽ của Ngân hàng trung ương các nước trong việc giữ giá đồng nội
tệ trước làn sóng nới lỏng định lượng toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ.
Các ngân hàng trung ương khắp thế giới có thể hạ lãi suất tiền gửi xuống mức
âm và giá chứng khoán tăng khắp thế giới cũng tác động mạnh mẽ vào thị trường
ngoại hối. Việc tăng giá của thị trường chứng khoán góp phần thu hút đầu tư mạnh
vào thị trường này cải thiện tình trạng đìu hiu trong những năm gần đây. Điều này
cũng góp phần giúp thị trường ngoại hối thế giới sôi động và khả quan hơn.
Các nền kinh tế hàng đầu thế g iới có nguy cơ rơi vào cuộc chiến tranh tiền tệ
mới khi nhiều nước tìm cách giải quyết vấn đề kinh tế bằng cách thao túng tiền tệ
nhằm đạt được lợi thế thương mại tăng cường xuất khẩu giảm nhập khẩu với mục
giảm thâm hụt cán cân thanh toán, phát triển phục hồi nền kinh tế trong nước. Điều
này có thể dẫn tới việc ch iến tranh thương mại cũng có thể sẽ bùng nổ trong năm
2013.
3.1.2 Xu hướng phát triển thị trường ngoại tệ Việt Nam thời gian tới
Với những dự báo diễn biến của thị trường ngoại tệ thế g iới thời gian tới và
chính sách ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước, thị trường ngoại tệ Việt Nam sẽ phát
triển theo hướng bền vững.
- Thị trường tiền tệ nói chung và ngoại tệ nói riêng trong nước thời gian tới sẽ
tiếp tục chịu sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước với mục tiêu chung là kiểm soát
tỷ giá, điều hành có sự linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, tình hình cung
cầu ngoại tệ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước, khuyến
khích xuất khẩu, giảm nhập s iêu, tiếp tục cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và
tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam, nhằm hỗ trợ
phát triển bền vững và chống đô la hóa nền kinh tế.
- Ngân hàng Nhà nước s ẽ tiếp tục triển khai các giải pháp khắc phục căn bản
tình trạng đô la hóa nền kinh tế, cũng như tập trung nguồn ngoại tệ vào hệ thống tổ
chức tín dụng để tạo điều kiện đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý của
nền kinh tế để hỗ trợ công tác điều hành tỷ giá.
- Sự ra đời của Dự thảo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một s ố điều Pháp lệnh quản
lý ngoại hối với tư tưởng chính là góp phần hạn chế giao dịch ngoại tệ trên lãnh thổ
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 29
Việt Nam, thu hút nguồn ngoại tệ trôi nổi vào ngân s ách Nhà nước, dự thảo Pháp
lệnh được thiết kế theo hướng thắt chặt hơn việc sử dụng ngoại tệ. Dự thảo này đã
nhận được s ự đồng tình của Thường vụ quốc hội và Thường trực Ủy ban Kinh tế.
Theo Dự thảo này, Điều 22 quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch,
thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa
thuận và các hình thức tương tự k hác của người cư trú, người không cư trú k hông
được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Sự ra đời dự thảo tạo khung pháp lý thống nhất
thực hiện mục tiêu giải quyết tình trạng đô la hóa tiến tới xóa bỏ việc sử dụng ngoại
tệ làm phương tiện thanh toán. Dự kiến, dự thảo này sẽ gây nên một số khó khăn
bước đầu cho các cá nhân đơn vị khi thực hiện giao dịch đối với đối tác nước ngoài,
giao dịch với các đối tượng thuộc khu chế xuất, các mảng dịch vụ mang tính quốc
tế.
- Những dấu hiệu phục hồi tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam trong
bối cảnh chứng khoán toàn thế giới tăng giá như Tổng kết về hoạt động của thị
trường chứng khoán năm 2012, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường
chứng khoán đạt trên 300 triệu USD, trong khi 2011 chỉ đạt 240 triệu USD. Nếu
cộng thêm dòng vốn đầu tư gián tiếp đi vào để thâu tóm sáp nhập đạt trên 1,6 tỷ
USD thì 2012 là năm nước ta gặt hái được nhiều dòng vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài. Trái ngược những đợt bán ròng mạnh trong năm 2011, đặc biệt là giai đoạn
cuối năm, năm 2012 nhà đầu tư nước ngoài liên tiếp mua ròng. Sự trở lại và tham
gia thị trường tích cực ngay trong quý I/2012 đã góp sức cho đà hồi phục khá dài
của thị trường hồi đầu năm. Điều này sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư từ nước
ngoài vào Việt Nam, tăng cán cân vốn, tăng nguồn cung ngoại tệ nhờ đó tài trợ tốt
hơn cho mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối quốc gia của Ngân hàng nhà nước cải thiện
cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
Nhìn chung, với quyết tâm phát triển bền vững thị trường ngoại tệ của Ngân
hàng Nhà nước sẽ giúp cải thiện thị trường ngoại tệ của Việt Nam theo hướng minh
bạch hơn với các nguồn thông tin cân xứng nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và
ngoài nước, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế
nói chung
3.2 Thị trường vàng
3.2.1 Bối cảnh thế giới
- Mặc dù thế g iới đã trải qua đáy của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 và các
dự báo gần đây về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã có nhiều tín hiệu khả quan hơn,
song vẫn còn nhiều nhân tố cho thấy thị trường vàng sẽ tiếp tục sôi động trong thời
gian tới, ứng với các dự báo tăng giá vàng do áp lực giảm giá USD, mối quan ngại
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 30
về sự ổn định của các quốc gia khu vực đồng Euro, áp lực lạm phát tại các nền kinh
tế mới nổi và việc nới lỏng quản lý trên các thị trường vàng...
- Lạm phát bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới - hệ quả của các chính sách
nới lỏng tiền tệ đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007.
- Xu hướng tiếp tục tăng dự trữ vàng của ngân hàng trung ương các nước do sự
mất giá của đồng USD gắn với các chương trình nới lỏng tiền tệ của FED, bất ổn
kinh tế của khu vực đồng Euro.
- Bất ổn chính trị ở Trung đông ngày càng lan rộng.
- Ngoài ra, sự tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế mới nổi, thu nhập của
người dân tăng lên, do nhu cầu sử dụng vàng trang sức ở một số quốc gia rất lớn
(Trung quốc, Ấn độ) sẽ tiếp tục đẩy nhu cầu vàng tăng lên.
3.2.2 Xu hướng phát triển thị trường vàng tại Việt Nam thời gian tới
Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu vàng cho các mục đích dự trữ, dự phòng, đầu
tư hưởng chênh lệch giá sẽ tiếp tục tăng. Nhiều tổ chức quốc tế nhận định giá vàng
thế giới vẫn sẽ có xu hướng tăng.
Với năm 2013, dự báo giá trung bình sẽ là 1,750 USD/Oz so với 1,650 USD/Oz
của năm 2012 dựa vào các bất ổn tiền tệ đến từ thị trường Mỹ và Châu Âu. Nhiều
chuyên gia nhận định những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu cộng với khả năng các
Ngân hàng trung ương tiếp tục bơm tiền vào thị trường làm gia tăng áp lực lạm phát
cộng với nhu cầu mua vàng chưa dứt sẽ khiến cho vàng được tích lũy nhiều hơn
trong năm 2013. Tuy nhiên, cùng với các nỗ lực tái cơ cấu tài chính, kinh tế s au
khủng hoảng, sự phục hồi của các nền kinh tế và các kênh đầu tư khác, thì xu hướng
tăng giá vàng sẽ yếu dần, không ngoại trừ trường hợp giá vàng quay đầu giảm mạnh
khi nhu cầu dự trữ, dự phòng và đầu cơ tăng giá tụt dốc nhiều hơn so với mức tăng
nhu cầu vàng cho sản xuất, tiêu dùng. Một số còn cho rằng tình trạng đảo điên giá
vàng có thể tái diễn khi nền kinh tế phục hồi, đi vào chu kỳ phát triển mới, giá vàng
quay đầu giảm mạnh.
Thị trường vàng tại Việt nam vẫn sẽ theo xu hướng chung của giá vàng thế giới.
Tuy nhiên, cùng với đó giá vàng trong nước sẽ chịu tác động bởi một số chính sách
như: công văn 7019/NHNN-QLNH yêu cầu các tổ chức tín dụng còn số dư huy
động và cho vay vốn bằng vàng được tiếp tục phát hành chứng chỉ huy động ngắn
hạn bằng vàng từ nay đến hết ngày 24/11/2012 theo đúng quy định tại Thông tư
12/2012/TT-NHNN và bảo đảm an toàn thanh khoản vàng cho các tổ chức tín dụng.
Theo đó, chứng chỉ huy động ngắn hạn bằng vàng được phát hành mới không vượt
quá ngày 30/6/2013. Vì vậy, các ngân hàng thương mại có thể đóng dần với quy mô
nhỏ nên cũng không có ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại tệ.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 31
Cũng chính lý do trên, trong khi giá vàng thế g iới được dự báo sẽ tăng khá
mạnh vào năm 2013, thì giá vàng Việt Nam, các chuyên gia đều cho rằng rất khó dự
báo. Giá vàng trong nước sẽ chịu ảnh hưởng theo các biện pháp hành chính theo
từng thời kỳ, dòng tiền đổ vào vàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt
chẽ. Mặt khác chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới không còn
hấp dẫn để đầu cơ, mà người mua chủ yếu là các ngân hàng để đóng trạng thái theo
công văn 7019/NHNN-QLNH. Độ biến động giá vàng sẽ khó đoán biết, có thể gây
rủi ro cho người giữ vàng.
Kết luận: Xu hướng giá vàng thế giới có thể biến động tiếp tục tăng nhưng thị
trường trong nước biến đổi khó dự đoán do các biện pháp can thiệp của nhà nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_xu_huong_phat_trien_tt_ngoai_hoi_nhom_6_1638.pdf