Với những yêu cầu ngày càng tăng của khách về chất lượng các dịch vụ nhà hàng đã có nhiều điều chỉnh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nâng cao chất lượng dịch vụ đòi hỏi cơ sở vật chất cũng như chất lượng nguồn lao động phải được tăng cao. Trước hết nhà hàng sửa sang, bài trí lại những vị trí chưa hợp lý, chưa đạt tiêu chuẩn. Các máy móc hiện đại hoạt động trong nhà hàng ở nhiều vị trí cũng được thay mới, sửa chữa nâng cấp cho phù hợ với diện mạo của nhà hàng. Đặc biệt khâu vệ sinh được nhà hàng rất chú ý giữ gìn. Mọi vị trí, đồ dung trong nhà hàng, nhất những khu vực đón tiếp khách được giũ sạch tuyệt đối. Chất lượng dịch vụ tăng lên cùng với sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ. Điều này đỏi hỏi đội ngũ nhân viên phải có trình độ cao hơn, chuyên nghiệp hơn và thái độ phục vụ tốt hơn. Các nhân viên của nhà hàng cũng phải cố gắng tránh sai sót trong quá trình phục vụ bằng cách thực hiện theo đúng các quy trình. Chất lượng dịch vụ của nhà tăng lên là yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút khách hàng đến sử dụng sản phẩm dịch vụ tại đây. Điều này đồng nghĩa với sự tăng lên về doanh thu, tức là lợi nhuận cũng sẽ tăng trong dài hạn. Từ đó nhà hàng đã có điều kiện nhiều hơn để tăng cường cơ sở vật chất khiến cho điều kiện lao động của nhân viên tại đây cũng được nâng cao. Từ việc tăng thêm lao động có chất lượng cao, cải tạo lại cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng đã làm cho năng suất lao động bình tăng lên theo tỉ lệ thuận với sự đầu tư này. Từ đó có thể thấy chất lượng dịch vụ tăng có tác động tích cực đối với năng suất lao động.
26 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2903 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng vấn đề tăng năng suất lao động và chất lượng phục vụ tại nhà hàng cao cấp Nam Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
1 Năng suất lao động 3
1.1 Khái niệmnăng suất lao động 3
1.2 Chỉ tiêu biểu hiện 3
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động 4
2 Chất lượng dịch vụ 6
2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ 6
2.2 Đặc điểm của dịch vụ ăn uống 7
3 Mối quan hệ giữa năng suất lao động và chất lượng dịch vụ 9
3.1 Tác động của việc tăng năng suất lao động tới chất lượng dịch vụ 9
3.2 Ảnh hưởng của việc tăng chất lượng dịch vụ tới năng suất lao động 11
4 Thực trạng vấn đề tăng năng suất lao động và chất lượng phục vụ tại nhà hàng cao cấp Nam Long 11
4.1 Sơ lược về nhà hàng Nam Long 11
4.2 Thực trạng năng suất lao động và chất lượng dịch vụ tại nhà hàng Nam Long 12
4.3 Một số tồn tại của nhà hàng Nam Long. 15
5 Một số đề xuất
Kết luận 13
Tài liệu tham khảo 14
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam thì đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của con người cũng ngày một được nâng cao. Theo đó là những nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm dịch vụ ăn uống. Với đặc điểm văn hoá người Á Đông và sự giao thoa văn hoá cũng như việc mở rộng ngoại giao, hợp tác kinh doanh với nhiều quốc gia trên thế giới làm cho nhu cầu sử dụng sản phẩm ăn uống luôn ở mức cao. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO chúng ta có nhiều cơ hội để phát triển nghành kinh doanh dịch vụ, trong đó có ngành kinh doanh sản phẩm ăn uống. Cùng với cơ hội cũng là rất nhiều thách thức, cạnh tranh đến với nghành dịch vụ nói chung và việc kinh doanh sản phẩm ăn uống nói riêng. Đối mặt với những khó khăn đó mỗi đơn vị kinh doanh sản phẩm dịch vụ ăn uống đều có những cách thức khách nhau để giữ vững hoạt động và phát triển hơn nữa quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Hai yếu tố luôn được quan tâm trong quá trình kinh doanh của các nhà hàng là năng suất lao động và chất lượng dịch vụ. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết với nhau trong kinh doanh sản phẩm dịch vụ, chúng tác động và ảnh tới nhau trong quá trình kinh doanh. Tăng năng suất lao động là ưu tiên hàng đầu của các nhà hàng, vấn đề đặt ra là năng suất lao động tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng dịch vụ và ngược lại, chất lượng dịch vụ tác động gì tới năng suất lao động.
Trong đề tài thảo luận này chúng em sẽ ngiên cứu mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động và chất lượng phục vụ khách hàng. Do điều kiện nghiên cứu có nhiều hạn chế nên đề tài thảo luận này chỉ đề cập tới các nhà hàng cao cấp ở khu vực Hà Nội mà cụ thể là nhà hàng Nam Long, đặt tại 4-Điện Biên Phủ.
1 Năng suất lao động.
1.1 Khái niệm năng suất lao động.
Một cách khái quát năng suất lao động được hiểu là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất kinh doanh, đuợc đo bằng mức doanh thu của một nhân viên. Vì vậy nó cũng là một chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Năng suất lao động = Kết quả / Chi phí lao động sống
1.2 Chỉ tiêu biểu hiện.
Năng suất lao động trong kinh doanh dịch vụ, du lịch được đo lường theo hai chỉ tiêu: chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị.
1.2.1 Chỉ tiêu hiện vật: là tỉ lệ số lượng sản phẩm làm ra so với số lao động bình quân được sử dụng để tạo ra số lượng sản phẩm đó.
Chỉ tiêu này phản ánh một cách chính xác năng suất lao động. Mặt khác chỉ tiêu này không chịu ảnh hưởng của giá cả. Tuy nhiên chỉ tiêu hiện có nhiều nhược điểm như không thể phản ánh một cách toàn diện, nó không thích hợp chọ việc đánh giá hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp mà chỉ phù hợp cho từng bộ phận riêng lẻ, chỉ tiêu này cũng không thể dùng để so sánh hoạt động giữa các doanh nghiệp với nhau hay giữa các bộ phận trong cùng doanh nghiệp.
Công thức lượng hoá chỉ tiêu hiện vật: W=S / R
R = (R1/2+R2+R3+…+R12/2) / 11
Trong đó: W: Năng suất lao động
S: số lượng sản phẩm
R: Số lao động bình quân
1.2.2 Chỉ tiêu giá trị: là tỉ lệ giữa tổng doanh thu so với số lao động bình quân được sử dụng để tạo ra doanh thu đó.
Chỉ tiêu giá trị khắc phục được những nhược điểm tồn tại ở chỉ tiêu hiện vật, chỉ tiêu giá trị phản ánh một cách tổng hợp năng suất lao động, nó có thể được dùng để so sánh hoạt động của hai doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên chỉ tiêu giá trị lại có những nhược điểm như rất khó xác định một cách chính xác hay nó chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả.
Công thức lượng hoá chỉ tiêu giá trị:
W=D/ R
R = (R1/2+R2+R3+…+R12/2) / 11
Trong đó: W: Năng suất lao động
D: Tổng doanh thu
R: Số lao động bình quân
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động.
Năng suất lao động chịu ảnh hưởng của nhiếu nhân tố khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể chai chúng thành hai nhóm cơ bản là nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan
1.3.1 Các nhân tố chủ quan: đây là các nhân tố bên trong doanh nghiệp, các nhân tố này có thể được thay đổỉ, can thiệp hoặc điều chỉnh tuỳ theo yêu cầu, điều kiện riêng của doanh nghiệp. Với những thay đổi của môi trường kinh doanh bên ngoài hay các nguồn lực bên trong, doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra những thay đổi với các nhân tố này để có thể kinh doanh tốt nhất. Các nhân tố chủ quan bao gồm sức lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động và tổ chức quản lý.
Sức lao động: đây là yếu tố con người trong doanh nghiệp, bao gồm số lượng lao động (trực tiếp và gián tiếp) và cơ cấu lao động. Nghành dịch vụ nhất là dịch vụ ăn uống thường xuyên phải sử dụng nhiều lao động sống, đó là đội ngũ nhân viên trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách. Ngoài ra còn một lượng nhân viên khác, chiếm tỉ lệ không cao làm các công việc quản lý, tổ chức...mà không tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ. Tuỳ vào quy mô hoạt động kinh doanh của mình mà doanh nghiệp sử dụng một lượng lao động nhất định với cơ cấu, tỉ lệ phù hợp giữa lao động trực tiếp với lao động gián tiếp, hay lao động giữa các bộ phận, các nghiệp vụ.
Công cụ lao động: yếu tố này đề cập tới mức trang bị cơ sở vật chất và hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất đó như thế nào. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay việc trang bị, xây dựng thêm cơ sở vật chất là điều tất yếu. Doanh nhgiệp nào có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất sẽ tạo được ưu thế cao so với các đôi thủ khác. Với mức yêu cầu ngày càng cao của khách hàng thì đầu và cải thiện trang thiết bị là nhiệm vụ quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên việc đầu tư cơ sở vật chất phải đi đôi với việc sử dụng một cách có hiệu quả cơ sở vật chất đó. Nếu đầu tư lớn vào cơ sở vật chất nhưng lại không thể khai thác có hiệu quả thì sự đầu tư đó là lãng phí, thậm chí đó là nguyên nhân gây thua lỗ cho doanh nghiệp.
Đối tượng lao động: đối tượng lao động ở đây là những nguyên vật liệu, nhứng hàng hoá được sử dụng để tạo ra sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Khách hàng cũng là một phần của yếu tố đối tượng lao động, do đặc điểm của sản phẩm dịch vụ là sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời nên không có khách hàng thì sản phẩm dịch vụ sẽ không được sản xuất. Thiếu bất cứ đối tượng nào cũng khiến cho quá trình cung cấp dịch vụ bị gián đoạn, đồng nghĩa với năng suất lao động bị sụt giảm kéo theo sự giảm sút của doanh thu và lợi nhuận.
Tổ chức quản lý: đây là một nhân tố quan trọng trong quá trình kinh doanh sản phẩm dịch vụ. Nó thể hiện đầy đủ vai trò của người quản lý. Yếu tố tổ chức quản lý tốt hay không thể hiện qua sự vận hành của quá trình kinh doanh, nó ảnh hưởng trực tiếp tới các mặt như lao động, vật tư hay tiền vốn… Bộ máy tổ chức hợp lý sẽ đưa ra những chỉ thị chính xác, tác động tích cực tới quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại, bộ máy tổ chức cồng kềnh, thiếu nhạy bén, kém hiệu quả sẽ là cản lực không nhỏ đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
1.3.2 Các nhân tố khách quan: là các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể thay đôi, can thiệp hoặc điều chỉnh các nhân tố này bởi chúng không bị kiểm soát bởi doanh nghiệp. Trước những biến động của các nhân tố này doanh nghiệp phải có điều tiết các nhân tố bên trong để hạn chế tối đa thiệt hại và nắm được những cơ hội phát triển. Các nhân tố bên ngoài bao gồm giá cả thị trường, thời vụ trong kinh doanh, các chính sách của nhà nước và các yếu tố khác.
Giá cả thị trường: đây là yếu tố có nhiều sự biến động heo thời gian. Giá cả thị trường là một phần quan trọng làm nên giá cả sản phẩm. Tuy nhiên nếu tăng mức giá của sản phẩm khi giá thị trường tăng để bù đắp các chi phí tăng lên có thể làm cho số lượng khách hàng giảm xuống. Do giá cả là yếu tố không thể kiểm soát được nên để có thể thu hút được khách hàng trong tình trạng giá cả thay đổi thì doanh nghiệp cần có những dự báo, dự đoán trước về sự thay đổi của giá.
Thời vụ trong kinh doanh: đây là yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới kinh doanh. Thời vụ ở đây bao gồm thời vụ trong việc sản xuất kinh doanh và thời vụ của những nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm. Thời vụ kinh doanh phụ thuộc nhiều vào thời vụ du lịch, khi mà khách du lịch tới điểm đến du lịch và mang theo cả nhu cầu về ăn uống. Thời vụ của các nguyên vật liệu đầu vào cũng có ảnh hưởng lớn thời vụ trong kinh doanh, đặc biệt là với những sản phẩm ăn uống mang tính đặc sản.
Chính sách của nhà nước: các chính sách của nhà nước có tác động mang tính hệ thống lên toàn ngành hoặc một số lượng lớn các doanh nghiệp. Đa số các chính sách này có tác dụng tích cực, khuyến khích việc kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các yếu tố khác: ngoài những yếu tố trên còn nhiều yếu tố khác có tác động tới năng suất lao động mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được, ví dụ như sự cạnh tranh của các đối thủ hay sự dao động của tỉ giá trao đổi ngoại tê… Mỗi yếu tố đều có tác dụng tích cực hay tiêu cực tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
2 Chất lượng dịch vụ
2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ
Tuỳ theo từng góc độ của người nghiên cứu mà có các cách hiểu khác nhau về dịch vụ. Sau đây là một số khái niệm thường gặp về dịch vụ:
Theo Philip B.Crosb trong cuốn sách "Chất lượng là thứ cho không" đã khái niệm về chất lượng như sau: "Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu".
Theo tiêu chuẩn VN&ISO-9000: Chất lượng dịch vụ là mức độ phù hợp của sản phẩm dịch vụ thoả mãn các yêu cầu đặt ra hoặc định trước của người mua.
Chất lượng dịch vụ là sự thoả mãn khách hàng được xây dựng bởi sự so sánh chất lượng cảm nhận và chất lượng trông đợi.
S = P - E
Sự thoả mãn = Sự cảm nhận - Sự trông đợi
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ
2.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là nền tảng đầu tiên cho phép các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của bất cứ nhà hàng nào thì yếu tố đầu tiên tạo ra sự ấn tượng của khách hàng là cơ sở vật chất. Điều đó nói lên tầm quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật đối với chất lượng dịch vụ. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh nhà hàng đó là các chỉ tiêu trang thiết bị máy móc, các vật phẩm như bàn ghế, bát đĩa, đèn chiếu, không gian của nhà hàng. Nếu nhà hàng có cơ sở vật chất tốt, vị trí kinh doanh đẹp thì sẽ tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp với khách hàng, có thể nói sự trông đợi của khách hàng sẽ được quyết định bởi nhận xét đầu tiên này.
2.2.2 Trình độ đội ngũ nhân viên.
Trong ngành dịch vụ thì tỉ lệ lao động sống được sử dụng là rất cao, chất lượng dịch vụ trong nhà hàng phụ thuộc lớn vào yếu tố con người. Dù cơ sở vật chất của nhà hàng có tốt, sản phẩm dịch vụ phong phú nhưng đội ngũ nhân viên phục vụ kém năng lực thì chất lượng dịch vụ không thể cao. Do đó để nâng cao chất lượng thì yêu cầu về chất lượng của đội ngũ nhân viên là không thể thiếu. Nhân viên trong kinh doanh dịch vụ chiếm một số lượng rất lớn, họ trực tiếp phục vụ khách hàng, thường xuyên phải giao tiếp với khách trong quá trình làm việc thế nên khả năng giao tiếp và trình độ chuyên môn của nhân viên có ảnh hưởng rất quan trọng tới chất lượng sản phẩm. Trong thực tế, với khối lượng công việc như nhau, người có chuyên môn tốt hơn sẽ hoàn thành công việc với chất lượng cao hơn. Vì vậy việc tuyển chọn và sử dụng đội ngũ lao động một cách hợp lý, phân công công việc phù hợp với từng nhân viên sẽ giúp công việc hiệu quả hơn.
2.2.3 Công tác tổ chức quản lý và quy trình phục vụ.
Công tác tổ chức quản lý cũng là một phần quan trọng trong việc tạo nên chất lượng sản phẩm dịch. Người quản lý cần thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của khách, cũng như xu thế của xã hội để xây dựng những chỉ tiêu chất lượng sao cho phù hợp. Công tác quản lý chất lượng bao gồm sự nhận thức và tiến trình quản lý chất lượng. Đối với người lao động cần quản lý một cách phù hợp, có thể trao thêm quyền hạn, đồng thời cũng cần quy định những điểm mà nhân viên cần tuân thủ và đặc biệt có trách nhiệm khi thực hiện. Người quản lý phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc những nhân viên cấp dưới, qua đó ngăn chặn những sai sót có thể sảy ra. Tóm lại, công tác quản lý phải phù hợp với tiêu chuẩn của nhà hang.
Mỗi dịch vụ đều có một quy trình cung cấp riêng, vấn đề đặt ra là phải thực hiện quy trình đó như thế nào để có hiệu quả và phù hợp với nhà hàng của mình. Việc này đòi hỏi nhà quản trị phải có tầm nhìn sâu xa đối với sự phát triển của nhà hàng mình. Một quy trình cung cấp dịch vụ tốt và hoàn hảo sẽ giúp việc phục vụ khách tốt hơn và chất lượng dịch vụ cao hơn, trách được những sai sót trong quá trình cung cấp dịch vụ. Vì vậy nhà quản trị phải xây dựng một quy trình phục vụ hợp lý , các nhân viên phải làm việc theo quy trình này, tuân thủ theo sự phân công lao động, phối hợp lao động để đảm bảo đạt được chất luợng dịch vụ tốt nhất.
2.2.4 Khách hàng.
Do đặc điểm đồng thời giữa sản xuất và tiêu dung nên khách hàng là nhân tố quan trọng tham gia vào quá trình hình thành, sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ. Chất lượng dịch vụ ăn uống sẽ được đánh giá thông qua sự đánh giá của khách hàng. Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới sự đánh giá của khách hàng là tâm lý của khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ. Khách hàng chỉ đánh giá dịch vụ là tốt khi họ được thoả mãn các trông đợi của họ. Bởi vậy nhà hàng cần chú ý thu thập các thông tin, lắng nghe những ý kiến phản hồi của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của.
2.2.5 Các yếu tố khác.
Ngoài các yếu tố kể trên còn một số yếu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ, đó là: các tập quán văn hoá, sinh sống của khách hàng; thời vụ du lịch hay mùa của nguyên vật liệu... Những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài hoàn toàn có thể làm chất lượng dịch vụ ăn uống đi xuống. Do đó để quản lý tốt, kiểm soát được các mọi hoạt động trong quá trình cung cấp dịch vụ ăn uống thì cần có sự tính toán chi tiết tới những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.
3 Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động và chất lượng.
Năng suất lao động và chất lượng dịch vụ là hai phạm trù, hai khái niệm có mối quan hệ hỗ trợ nhau, năng suất lao động tác động đến chất lượng dịch vụ. Bởi năng suất lao động là thái độ nhằm tìm kiếm để cải tiến những gì đang tồn tại, nên khi năng suất lao động tăng cao sẽ đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của khách, từ đó có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, có thể làm cho chất lượng dịch vụ được nâng cao. Ngược lại chất lượng dịch vụ cũng có tác động trở lại tới năng suất lao động. Khi đo lường năng suất lao động theo chỉ tiêu giá trị thì năng suất là tỉ lệ giữa tổng doanh thu so với số lao động bình quân được sử dụng để tạo ra doanh thu đó. Vì thế nếu như chất lượng dịch vụ có xu hướng giảm làm cho doanh thu, lợi nhuận của việc kinh doanh sản phẩm dịch vụ giảm sút thì sẽ kéo theo năng suất lao động giảm. Mặc khác nếu như chất lượng phục vụ khách hàng tốt thì sẽ thu hút được khách hàng tới sử dụng sản phẩm dịch vụ. Từ đó doanh thu có xu hướng tăng lên kéo theo sự tăng năng suất lao động. Năng suất lao động và chất lượng phục vụ trong ngành dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ sản phẩm ăn uống nói riêng có mối quan hệ biện chứng, bổ sung và tăng cường lẫn nhau.
3.1 Tác động của việc tăng năng suất lao động tới chất lượng dịch vụ.
3.1.1 Tăng năng suất lao động.
Tăng năng suất lao động là quá trình tăng năng lực sản xuất của lao động, tăng hiệu quả sử dụng lao động sống. Thực chất đây là quá trình tiết kiệm lao động sống trong việc sản xuất sản phẩm dịch vụ, từ đó chi phí cho lao động trong sản xuất sản phẩm dịch vụ được giảm xuống, đồng nghĩa với việc lợi nhuận từ việc bán sản phẩm đó tăng lên. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là giảm chi phí cho lao động sống nhưng chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng không bị giảm sút. Việc tăng năng suất lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi doanh nghiệp, đối với ngành và đối với người lao động.
Ý nghĩa đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ, tăng năng suất lao động đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả kinh tế. Mối quan tâm lớn nhất và quan trọng hàng đầu cua mối doanh nghiệp là lợi nhuận, do đó họ sẽ thực hiện mọi biện pháp để có thể tăng năng suất lao động đến mức tối đa.
Ý nghĩa đối với ngành, việc tăng năng suất lao động làm cho khả năng tái sản xuất được tăng lên từ đó quy mô nghành cũng tăng cao. Khi quy mô ngành tăng lên thì vị thế và đóng góp của ngành cho nền kinh tế cũng được cải thiện.
Ý nghĩa đối với người lao động, tăng năng suất lao động có nghĩa là lượng gái trị mà người lao động tạo ra tăng lên từ đó thu nhập của họ cũng tăng lên, các lợi ích vật chất khác của họ cũng cao hơn. Năng suất lao động tăng làm cho việc kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng mở rộng về quy mô và tăng cao về chất lượng, từ đó điều kiện làm việc của người lao động sẽ được nâng cao.
Theo cách tính năng suất lao động bắng chỉ tiêu giá trị:
W = D / R
với R = (R1/2+R2+R3+…+R12/2)
Trong đó: W: Năng suất lao động
D: Tổng doanh thu
R: Số lao động bình quân
Để năng suất lao động tăng khi sảy ra các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Doanh thu tăng và số lao động bình quân không đổi. Do chi phí không đổi nên doanh nghiệp có lợi nhuận tuy nhiên quy mô của doanh nghiệp không tăng vì thế đó không phải lựa chọn tối ưu của để doanh nghiệp phát triển.
- Trường hợp 2: Doanh thu không đổi và số lao động bình quân giảm. Do chi phí giảm vì lượng lao động giảm nhưng quy mô của doanh nghiệp lại giảm vì thế đây không phải là sự lựa tốt chọn để có thể phát triển doanh nghiệp
- Trường hợp 3: Doanh thu tăng và số lao động bình quân giảm trường hợp này doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất, do doanh thu tăng lên và chi phí cho lao động giảm, tuy nhiên số lao dộng bình quân giảm tức là quy mô kinh doanh của doanh nghiệp giảm, điều này là không có lợi.
- Trường hợp 4: Doanh thu và số lao động bình quân đều giảm, nhưng doanh thu giảm ít hơn so với mức của chi phí tiết kiệm được từ việc giảm lao động. Ở đây doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận tuy nhiên cả doanh thu lẫn quy mô hoạt động đều giảm so với trước. Điều này hoàn toàn không có lợi.
- Trường hợp 5: Doanh thu và số lượng lao động đều tăng, nhưng doanh thu tăng nhiều hơn mức chi phí tăng lên do có thêm lao động. Lúc này doanh nghiệp có lợi nhuận do daonh thu cao hơn chí phí, mặt khác quy mô của doanh nghiệp cũng tăng lên do thuê thêm lao động. Đây chính là lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp để phát triển kinh doanh theo cả chiều sâu và chiều rộng.
3.1.2 Tác động của việc tăng năng suất lao động tới chất lượng dịch vụ.
Năng suất lao động tăng chủ yếu phụ thuộc hai yếu tố: chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất. Năng suất lao động được nâng cao kéo theo nhiều sự thay đổi làm chất lượng dịch vụ được tăng lên. Trang thiết bị, các tiện nghi được cải thiện sẽ tạo ra cảm giác hài lòng ngay từ lúc đầu cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên được tuyển dụng kỹ càng và có sự đào tạo hêm các kỹ năng, chuyên môn sẽ tạo nên hình ảnh tốt đẹp của nhà hàng. Việc nhân viên phục vụ chu đáo, nhiệt tình; các món ăn, các dịch vụ đi kèm có chất lượng cao sẽ làm cho khách hàng thực sự cảm thấy hài lòng. Các dịch vụ đa dạng với nhiều loại hình khác nhau giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn, tạo ra sự thoải mái cho khách hàng. Khi khách hàng đã có được sự thoải mái và dễ chịu ngay từ đầu thì họ sẽ đánh giá cao chất lượng phục vụ. Kết hợp với một mức giá vừa phải và duy trì được cách phục vụ với chất lượng tốt chắc chắn quy mô kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tăng lên theo thời gian.
Tuy nhiên năng suất lao động tăng lên đồng nghĩa với việc nhân viên phục vụ phải làm nhiều công việc hơn, phục vụ nhiều khách hàng hơn, đây có thể là nguyên nhân làm cho chất lượng dịch vụ giảm xuống.
3.2 Ảnh hưởng của tăng chất lượng dịch vụ tới năng suất lao động.
Mặc dù chất lượng dịch vụ phụ thuộc nhiều vào việc tăng năng suất lao động, tuy nhiên chất lượng dịch vụ cũng có tác trở lại đối với năng suất lao động. Khi lượng khách hàng tăng lên đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải được nâng cao. Để chất lượng dịch vụ có thể tăng lên thì sự đầu tư vào cơ sở vật chất và nguồn nhân lực là yếu tố cần thiết. Chất lượng dịch vụ tăng lên là tiền đề để doanh thu và lợi nhuận tăng. Doanh thu, lợi nhuận tăng lên sẽ tạo điều kiện để cơ sở vật chất được cải tạo, thêm mới, cùng với đó là chất lượng nguồn nhân lực cũng phải được cải thiện để có thể sử dụng tối đa hiệu quả của cơ sở vật chất. Ngược lại nếu chất lượng phục vụ giảm xuống, nhân viên không có đủ năng lực, cơ sở vật chất xuống cấp sẽ làm cho năng suất lao động giảm sút. Khách hàng sẽ ít dần do không được đáp ứng những yêu cầu của bản thân về dịch vụ, tất yếu doanh thu giảm xuống đồng nghĩa với năng suất lao động sụt giảm.
Mặt khác nâng cao chất lượng phục vụ sẽ làm cho năng suất lao động có thể bị giảm sút khi mà số lượng khách hàng được sự phục vụ của một nhân viên giame xuống.
4 Thực trạng vấn đề tăng năng suất lao động và chất lượng phục vụ tạo nhà hàng cao cấp Nam Long.
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có hơn 300 nhà hàng cao cấp, đó là chưa kể tới những nhà hàng đang được xây dựng và mới đưa vào hoạt động. Có thể kể tới các nhà hàng nổi tiếng như: OnCafe - Food & Drink, Highway4, Hanoi Garden, AL FRESCO’S Hai Ba Trưng…một số nhà hàng khác, quen thuộc hơn như Hoàng Gia, Vạn Tuế, Nam Long… Trong đề tài thảo luận này nhóm 05 sẽ xem xét thực trạng mối quan hệ giữa việc tăng năng suất lao động và chất lượng phục vụ tại nhà hàng Nam Long.
4.1 Sơ lược về nhà hàng Nam Long.
Nhà hàng Nam Long là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cao cấp, đặt tại số 4-Điện Biên Phủ-Ba Đình-Hà Nội. Nhà hàng Nam Long xây dựng trên tổng diện tích hơn 1000m2 với sức chứa 250 khách/1 lượt. Nhà hàng có 6 phòng VIP từ 12 - 30 chỗ ngồi, được trang bị đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị hiện đại, vật dụng sang trọng. Nhà hàng có khu ngoài trời để tổ chức tiệc đứng, phòng hội trường 70 chỗ ngồi tổ chức sinh nhật, hội nghị. Nhà hàng Nam Long có thiết kế sang trọng, với khung cảnh lịch sự, mang đậm không gian thiên nhiên.
Vào thời điểm tháng 6-2007 nhà hàng có 31 lao động, gồm 12 nhân viên phục vụ bàn, 8 nhân viên chế biến các sản phẩm ăn uống, 8 bảo vệ, 3 nhân viên vệ sinh. Ngoài ra còn có 6 lao động gián tiếp gồm 1 giám đốc; 3 kế toán-tài vụ; 2 nhân viên kỹ thuật, quản trị mạng và hệ thống giao dịch trên mạng. Tổng cộng nhà hàng sử dụng 43 lao động. ngoài ra nhà hàng Nam Long còn sử dụng một số nhân viên làm việc part-time cho những thời điểm đông khách hoặc có sự kiện lớn.
4.2 Thực trạng năng suất lao động và chất lượng dịch vụ tại nhà hàng Nam Long.
4.2.1 Tăng năng suất lao động ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ.
Nhà hàng Nam Long vào thời điểm trước năm 2007 đã tiến hành hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ ăn uống, tuy nhiên quy mô chỉ ở mức vừa phải, chất lượng dịch vụ ở đây cũng chưa cao. Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ khi họ tung ra các sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý và tổ chức nhiều sự kiện để thu hút khách hàng, cùng với những biến động lớn của nền kinh tế; nhà hàng Nam long đã có những bước đi hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế để đứng vững và phát triển kinh doanh. Nhận thấy quy mô và hiệu quả kinh doanh chưa cao và không còn phù hợp nhà hàng đã từng bước thực hiện những biện pháp nhằm tăng năng suất lao động và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Trước hết nhà hàng dầu tư vào cơ sở vật chất, tăng vốn cố định bằng việc mua thêm nhiều thiết bị, vật dụng, cải tạo lại cảnh quan bên ngoài khuân viên và trang trí nội thất bên trong nhà hàng. Đặc biệt khu vực bếp nấu được đầu tư nhiều trang thiết bị mới, hiện đại, có công suất và chất lượng cao hơn hẳn. Nhà hàng còn tuyển chọn nhiều lao động có chất lượng đặc biệt là các đầu bếp giỏi, những bộ phận khác như phục vụ bàn, bảo vệ hay vệ sinh cũng được cải tổ lại bằng việc đào tạo thêm kỹ năng làm việc cho họ. Nhà hàng còn tạo lập trang web riêng cho mình, tại địa chỉ www.nhahangnamlong.com, tại đay khách hàng có thể tìm hiểu hoạt động của nhà hàng, xem bảng báo giá và có thể đặt trước các dịch vụ qua trang web này. Sau một thời gian đầu tư, đổi mới khách hàng đã đến với nhà hàng nhiều hơn, làm cho doanh thu tăng hơn so với trước. Tuy số lượng lao động có tăng và chi phí cho lao động cũng hay các dịch vụ khác như điện, nước…có tăng hơn trước nhưng năng suất lao động có xu hướng tăng dần do doanh thu tăng nhanh hơn chi phí, tuy mức độ còn chưa cao nhưng trong dài hạn nhà hàng sẽ có nhiều lợi ích.
Do áp dụng nhiều biện pháp tăng năng suất lao động với sự đầu tư nhiều mặt năng suất lao động bình quân của nhà hàng đã tăng dần. Năng suất lao động tăng làm cho nhiều yếu tố khác của nhà hàng có chuyển biến tích cực. Trước hết diện mạo của nhà hàng có sự thay đổi đáng kể, sang trọng và lịch sự hơn, điều này đã làm cho lượng khách của nhà hàng tăng lên đáng kể. Số lượng các món ăn trong thực đơn của nhà hàng tăng lên nhiều, từ đó khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Các dịch vụ kèm theo của nhà hàng cũng đa dạng hơn, nhà hàng phục vụ cả những bữa tiệc lớn, tiệc đứng hay hội thảo, họp mặt… Nhà hàng cũng có những phòng VIP để phục vụ riêng những khách có yêu cầu, điều này giúp nhà hàng có thể phục vụ đa dạng khách hơn. Việc có webstile riêng đã quảng bá cho nhà hàng, từ đó lượng khách biết đến nhà hàng nhiều hơn. Khách hàng cũng có thể dễ dàng tham khảo những mức giá cho từng loại dịch vụ mà nhà hàng cung cấp, làm cho khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi đến với nhà hàng. Đội ngũ nhân viên được tuyển lựa kỹ càng đem lại cho khách sử dụng dịch vụ tại nhà hàng cảm giác thoải mái, an tâm. Ngay từ khi khách đến những nhân viên bảo vệ, trông giữ xe đã tạo cho khách hàng cảm giác an toàn. Không khí bên trong nhà trang nhã, lịch sự, sự phục vụ chu đáo của nhân viên nhà hàng cũng góp phần tạo nên sự hài lòng của khách. Cùng với đó là việc nhà hàng tổ chức và kiểm soát tốt việc phân công bố trí nhân viên, có quy trình phục vụ thống nhất, khoa học nên ít có sai sót trong quá trình phục vụ khách. Ngoài ra nhà hàng còn kiểm soát phân loại khách đến một cách hợp lý để có thể phục vụ khách tốt nhất, trách những hiểu lầm, sai sót do khác biệt ngôn ngữ, văn hóa. Nhà hàng cũng có sự liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp nguyên vật liệu chế biến món ăn cũng như nhữ nhà cung cấp các sản phẩm có liên quan khác để đáp ứng đủ nhu cầu của khách và tiết kiệm chi phí.
Với những thay đổi trên nhà hàng Nam Long đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ ăn uống với chất lượng tốt nhất có thể. Những khách hàng sử dụng dịch vụ của nhà hàng đa số đều hài lòng với sản phẩm dịch vụ mình nhận được và mức giá phải trả cho sản phẩm đó. Do năng suất lao động tăng lên, các dịch vụ nhà hàng cung cấp cho khách cũng tốt dần theo thời gian. Với những cải tiến về cơ sở vật chất cũng nhưu chất lượng nguồn lao động như trên nhà hàng Nam Long đã thu hút được nhiều khách hơn, khách hàng cũng hài lòng hơn với dịch vụ mà họ nhận được.
4.2.2 Chất lượng dịch vụ tác động tới năng suất lao động.
Với những yêu cầu ngày càng tăng của khách về chất lượng các dịch vụ nhà hàng đã có nhiều điều chỉnh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nâng cao chất lượng dịch vụ đòi hỏi cơ sở vật chất cũng như chất lượng nguồn lao động phải được tăng cao. Trước hết nhà hàng sửa sang, bài trí lại những vị trí chưa hợp lý, chưa đạt tiêu chuẩn. Các máy móc hiện đại hoạt động trong nhà hàng ở nhiều vị trí cũng được thay mới, sửa chữa nâng cấp cho phù hợ với diện mạo của nhà hàng. Đặc biệt khâu vệ sinh được nhà hàng rất chú ý giữ gìn. Mọi vị trí, đồ dung trong nhà hàng, nhất những khu vực đón tiếp khách được giũ sạch tuyệt đối. Chất lượng dịch vụ tăng lên cùng với sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ. Điều này đỏi hỏi đội ngũ nhân viên phải có trình độ cao hơn, chuyên nghiệp hơn và thái độ phục vụ tốt hơn. Các nhân viên của nhà hàng cũng phải cố gắng tránh sai sót trong quá trình phục vụ bằng cách thực hiện theo đúng các quy trình. Chất lượng dịch vụ của nhà tăng lên là yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút khách hàng đến sử dụng sản phẩm dịch vụ tại đây. Điều này đồng nghĩa với sự tăng lên về doanh thu, tức là lợi nhuận cũng sẽ tăng trong dài hạn. Từ đó nhà hàng đã có điều kiện nhiều hơn để tăng cường cơ sở vật chất khiến cho điều kiện lao động của nhân viên tại đây cũng được nâng cao. Từ việc tăng thêm lao động có chất lượng cao, cải tạo lại cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng đã làm cho năng suất lao động bình tăng lên theo tỉ lệ thuận với sự đầu tư này. Từ đó có thể thấy chất lượng dịch vụ tăng có tác động tích cực đối với năng suất lao động.
4.3 Một số tồn tại của nhà hàng Nam Long.
Tuy nhà hàng Nam Long đã đạt được nhiều thành công trong kinh doanh nhưng tại đây vẫn tồn tại một vài hạn chế làm giảm năng suất lao động và chất lượng dịch vụ. Trước tiên là việc không sử dụng một cách hiệu quả và tận dụng tối đa hiệu suất của những máy móc, thiết bị. Đây là yếu điểm gây ra sự giảm sút năng suất lao động và lãng phí vốn của nhà hàng. Nhà hàng đã có sự đầu tư vào nguồn nhân lực với nhiều đầu bếp chuyên nghiệp, các nhân viên phục vụ bàn cũng được đào tạo căn bản hơn. Tuy nhiên trong những thời điểm đông khách nhà hàng phải sử dụng thêm nhiều nhân viên làm việc part-time, do đó dễ sảy ra những sai sót gây ảnh hưởng tới nhà hàng. Nhân viên của nhà hàng đa số là chưa chuyên sâu, trình độ ngoại ngữ còn còn kém. Ngoài ra nhà hàng còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bất lợi bên ngoài như dịch bệnh, sự bất ổn của nên kinh tế…
5 Một số ý kiến đề xuất.
Để năng suất lao động và chất lượng dịch vụ có những tác động có lợi đến nhau nhóm 05 có một số ý kiến đề xuất như sau:
Quản lý chặt chẽ các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
Có những dự báo, dự kiến và sủa đổi phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
Đầu tư trang thiết bị và nguồn nhân lực chất lượng cao, sự dụng hiệu quả tối đa những trang thiết bị đã đầu tư.
Có quy trình thực hiện công việc phù hợp và thực hiện tốt quy trình này.
KẾT LUẬN
Năng suất lao động và chất lượng dịch vụ trong ngành kinh doanh dịch vụ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong nghành. Giải quyết tốt vấn đề này doanh nghiệp sẽ có hướng phát triển hợp lý trong dài hạn.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn cộng thêm kiến thức, kinh nghiệm và nhận thức thực tế còn chưa đầy đủ nên bài viết của nhóm 05 không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết. Nhóm 05 mong nhận được sự góp ý của giảng viên và các nhóm thảo luận khác để bài viết này hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong khi thực hiện đề tài này nhóm 05 đã sử dụng một số tài liệu sau đây:
Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn du lịch.
Tác giả: TH.S Phạm Xuân Hậu.
Xuất bản năm 2001. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giáo trình Kinh tế du lịch.
Tác giả: GS.TS Nguyễn Văn Đính và PGS.TS Trần Thị Minh Hòa
Xuất bản năm 2008. NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
Một số tài liệu khách:
Các luận văn tốt nghiệp khoa Khách sạn-Du lịch, trường Đại học Thương Mại.
Các website: Vietnamtourist.com; google.com…
Bài tập 4: Ta có bảng
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm trước
Năm nay
So sánh năm nay
với năm trước
+
%
1. Tổng DT
Triệu đồng
2400
2900
+500
120.8
- DT du lịch quốc tế
Triệu đồng
1564
1825
+261
116.7
Tỷ trọng
%
65.2
62.9
(-2.3)
-----
- DT du lịch nội địa
Triệu đồng
660
800
+140
121.2
Tỷ trọng
%
27.5
27.6
(0.1)
-----
- DT dịch vụ khác
Triệu đồng
176
275
+99
156.25
Tỷ trọng
%
7.3
9.5
(2.2)
-----
2.Lao động bình quân
Người
69
69
0
100
LĐBQ trực tiếp
Người
62
64
+2
103.2
Tỷ trọng
%
89.9
92.8
(2.9)
------
3. Tổng quỹ lương
Triệu đồng
470
496.8
+26.8
105.7
4.Năng suất lđ bình quân
Triệu đồng
34.8
42
+7.2
120.7
NSLĐ bình quân trực tiếp
Triệu đồng
38.7
45.3
+6.6
117.05
5. Tiền lương bình quân
Tiền lương bình quân (tháng)
Triệu đồng
Triệu đồng
6.8
0.567
7.2
0.6
+0.4
+0.03
105.9
105.9
6. Tỷ suất tiền lương
%
19.6
17.1
(-2.5)
-----
* Nhìn chung thì tình hình lao động tiền lương của Công ty du lịch Y là tốt là do tỷ suất tiền lương NN so với NT giảm đi 2,5% và cụ thể như sau:
-Về tổng doanh thu NN so với NT tăng lên 20.8% tương đương với 500 triệu đồng. Do DT du lịch quốc tế NN so với NT tăng lên 16.7% tương đương 261 triệu đồng, DT du lịch nội địa tăng lên 21.2% tương đương 140 triệu đồng và DT dịch vị khác cung tăng lên 56.25% tương đương 99 triệu đồng.
-Về số lao động bình quân NN so với NT thi không đổi nhưng số lao động bình quân trực tiếp trong năm lại tăng lên 2 người/ 3.2%.
Ta có: NSLĐ W= D/R. Trong đó tổng doanh thu tăng lên 20.8% còn lao đông bình quân lại không đổi dẫn đến NSLĐ sẽ tăng lên.
-Về tổng quỹ lương NN so với NT cũng tăng lên 5.7%/ 26.8 triệu đồng.
Ta có tỷ suất tiền lương: P’= P/D x 100%. Trong đó thì tổng quỹ tiền lương tăng lên 5.7% còn tổng doanh thu tăng lên 20.8%, do tốc độ tăng của tổng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của tổng quỹ tiền lương nên từ đó mà tỷ suất tiền lương NN so với NT giảm xuống.
-Về NSLĐ ta thấy NSLĐ NN so với NT tăng lên 20.7 %/7.2 triệu đồng trong đó NSLĐ trực tiếp tăng lên 17,1%/6.6125 triệu đồng.
-Về tiền lương bình quân NN so với NT tăng lên 5.9% tương đương với 0.4 triệu đồng/năm.
* Lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NSLĐ của Công ty du lịch Y?
-Ảnh hưởng của giá cả đến NSLĐ
Ta có: D01 = D1 / Ip= 1825/1.05 + 800/1.02 + 275/1.02 = 2792 triệu đồng
WG = W01 = D01 / R1= 2792/69 = 40.5 (triệu đồng)
+ WG = W1 – WG = 42 – 40.5 = +1.5 triệu đồng
+ WG(%) = (W1 – WG)/W0 = 1.5 / 34.8 = +4.3%
Nhận xét: Do so với NT thì NN giá cả các chương trình du lịch quốc tế tăng 5%, giá cả các chương trình du lịch nội địa và dịch vụ khác tăng 2% thì NSLĐ cũng tăng lên 4.3% tương đương với 1.5 triệu đồng. Nếu không có sự ảnh hưởng của giá thì NSLĐ tăng lên 5.7 triệu đồng so với NT.
-Ảnh hưởng của cấu thành lao động và NSLĐ trực tiếp
+ W = (WTT1 – WTT0). R’TT1 + (R’TT1 – R’TT0). WTT0
= (45.3 – 38.7).0,928 + (0,928 – 0,899). 38,7
= 6,12 + 1,12 = 7,24 triệu đồng
Nhận xét: Do NSLĐ trực tiếp tăng lên 17.1 % nên NSLĐ trực tiếp tăng lên 6.6816 triệu đồng và do tỷ trọng của lao động bình quân trực tiếp tăng lên 2.9% nên NSLĐ trực tiếp cũng tăng lên 1.0092 triệu đồng. Từ đó dẫn đến tổng NSLĐ trực tiếp tăng lên 7.6908 triệu đồng.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Nhóm 05- Lần 1
Thời gian: 15h ngày 01/02/2010
Địa điểm: Sân thư viện
Thành viên tham gia:
Nguyễn Thị Nam Phương
Trần Thị Phương
Trần Thu Phương
Ngô Thị Phượng
Phùng Trọng Quang
Nguyễn Thị Quý
Nhữ Thị Quyên
Vũ Thị Quỳnh
Trần Thị Thắm
Phạm Ngọc Thanh
Thư ký
Nhóm trưởng
Nội dung họp nhóm:
Nhóm trưởng thông báo đề tài thảo luận và công việc của nhóm 05 trong thời gian thảo luận.
Nhóm trưởng đề nghị các thành viên xây dựng đề cương cho bài thảo luận.
Buổi họp nhóm kết thúc lúc 15h 30’ cùng ngày.
Thư ký
Trần Thị Phương
Hà Nội, ngày 01/02/2010
Nhóm trưởng
Phạm Ngọc Thanh
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Nhóm 05- Lần 2
Thời gian: 15h ngày 23/02/2010
Địa điểm: Sân thư viện
Thành viên tham gia:
Nguyễn Thị Nam Phương
Trần Thị Phương
Trần Thu Phương
Ngô Thị Phượng
Phùng Trọng Quang
Nguyễn Thị Quý
Nhữ Thị Quyên
Vũ Thị Quỳnh
Trần Thị Thắm
Phạm Ngọc Thanh
Thư ký
Nhóm trưởng
Nội dung họp nhóm:
Thông qua nội dung bài thảo luận và đề cương chi tiết.
Nhóm trưởng phân chia công việc cụ thể cho các thành viên.
Buổi họp nhóm kết thúc lúc 15h 30’ cùng ngày.
Thư ký
Trần Thị Phương
Hà Nội, ngày 23/02/2010
Nhóm trưởng
Phạm Ngọc Thanh
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Nhóm 05- Lần 3
Thời gian: 15h ngày 11/03/2010
Địa điểm: Sân thư viện
Thành viên tham gia:
Nguyễn Thị Nam Phương
Trần Thị Phương
Trần Thu Phương
Ngô Thị Phượng
Phùng Trọng Quang
Nguyễn Thị Quý
Nhữ Thị Quyên
Vũ Thị Quỳnh
Trần Thị Thắm
Phạm Ngọc Thanh
Thư ký
Nhóm trưởng
Nội dung họp nhóm:
Tập hợp bài làm của các thành viên.
Các thành viên góp ý cho bài thảo luận nhóm.
Buổi họp nhóm kết thúc lúc 15h 30’ cùng ngày.
Thư ký
Trần Thị Phương
Hà Nội, ngày 11/03/2010
Nhóm trưởng
Phạm Ngọc Thanh
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Nhóm 05- Lần 4
Thời gian: 15h ngày 26/03/2010
Địa điểm: Sân thư viện
Thành viên tham gia:
Nguyễn Thị Nam Phương
Trần Thị Phương
Trần Thu Phương
Ngô Thị Phượng
Phùng Trọng Quang
Nguyễn Thị Quý
Nhữ Thị Quyên
Vũ Thị Quỳnh
Trần Thị Thắm
Phạm Ngọc Thanh
Thư ký
Nhóm trưởng
Nội dung họp nhóm:
Xem xét, chỉnh sửa bài thảo luận lần cuối cùng.
Buổi họp nhóm kết thúc lúc 15h 30’ cùng ngày.
Thư ký
Trần Thị Phương
Hà Nội, ngày 26/03/2010
Nhóm trưởng
Phạm Ngọc Thanh
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bảng phân công công việc và đánh giá các cá nhân nhóm 05
STT
Họ tên
Công việc cụ thể
Đánh giá
1
Nguyễn Thị Nam Phương
Viết phần II
A
2
Trần Thị Phương (TK)
Đánh máy, in bài
A
3
Trần Thu Phương
Viết phần III
B
4
Ngô Thị Phượng
Tìm tài liệu thực tế
B
5
Phùng Trọng Quang
Tìm tài liệu thực tế
B
6
Nguyễn Thị Quý
Liên hệ thực tế
A
7
Nhữ Thị Quyên
Tìm tài liệu thực tế
C
8
Vũ Thị Quỳnh
Tìm tài liệu thực tế
C
9
Trần Thị Thắm
Làm bài tập
B
10
Phạm Ngọc Thanh (NT)
Viết phần I
A
Thư ký
Trần Thị Phương
Hà Nội, ngày 01/02/2010
Nhóm trưởng
Phạm Ngọc Thanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng vấn đề tăng năng suất lao động và chất lượng phục vụ tại nhà hàng cao cấp Nam Long.doc