Bancassurance là kênh phân phối không còn xa lạ ở những nước có thị
trường tài chính phát triển. “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” đã thể hiện là một
trong những kênh phân phối hiệu quả để thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu phí
bảo hiểm. Tuy ra đời muộn hơn so với các loại hình hợp tác kinh doanh khác
nhưng Bancassurance đã đem lại những hiệu quả và thành công đáng kể và dang
không nhừng mở rộng phạm vi hoạt động, ảnh hưởng đối với nèn kinh tế các
nước. Đối với ngân hàng và các công ty b ảo hiểm, đây thực sự là một dịch vụ
hấp dẫn và sinh lợi nhuận. Mô hình Bancassurance không những giúp công ty
bảo hiểm khai thác được lượng khách hàng dồi dào c ủa ngân hàng, giúp ngân
hàng đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động và các dịch vụ tài chính, đồng thời
cung cấp dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng. Do vậy, ứng dụng và phát
triển mô hình dịch vụ Bancassurance trở thành một xu thế tất yếu trên thế giới.
Hiện nay Bancassurance không chỉ được ứng dụng hiệu quả ở Mỹ hay châu Âu,
châu Mỹ Latinh, mà nó còn được triển khai mạnh mẽ ở thị trường mới và đang
phát triển tại châu Á, đem lại lợi nhuận cho hai ngành ngân hàng và bảo hiểm,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia và khu vực.
108 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3855 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng vận dụng mô hình Bancassurance vào thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp.
- Tỷ lệ hoa hồng các công ty bảo hiểm dành cho ngân hàng chưa thật
sự hấp dẫn, dẫn đến sự hợp tác chưa thật chặt chẽ. Vì vậy, các ngân hàng thường
xuyên yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải điều chỉnh hoa hồng bảo hiểm. Tỷ lệ
hoa hồng giữa các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm rất khác nhau.
2.2. Về phía ngân hàng
- Một trong những khó khăn lớn nhất của ngân hàng khi thâm nhập
vào lĩnh vực bảo hiểm là hầu như không quen làm việc với rủi ro (tử vong và
thương tật). Các ngân hàng có thể vượt qua thách thức này bằng việc thuê, tuyển
dụng một số các chuyên gia bảo hiểm.
- Một số ngân hàng chưa tin tưởng vào sự thành công của kênh bán
bảo hiểm qua ngân hàng nên cho rằng việc bán bảo hiểm qua ngân hàng không
phải là công việc của ngân hàng mà chỉ là công việc riêng của công ty bảo hiểm.
- Hệ thống ngân hàng vẫn e ngại trong việc chia sẻ thông tin, “kiên
quyết” bảo mật cơ sở dữ liệu khách hàng của mình gây khó khăn cho công ty bảo
hiểm trong công tác khai thác thông tin khách hàng. Cho đến nay, Việt Nam vẫn
chưa có quy định rõ ràng về việc bảo vệ dữ liệu cũng như chưa có hướng dẫn về
78
việc các ngân hàng được làm gì. Điều này dẫn đến sự e dè của ngân hàng trong
hoạt động Bancassurance.
- Mặc dù hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã và đang phát triển với
tốc độ cao nhưng về cơ bản vẫn còn thua xa so với các ngân hàng khu vực và
trên thế giới nên chưa tạo được cơ sở hạ tầng cần thiết cho mô hình
Bancassurance phát triển. Việc bố trí một vị trí riêng, thích hợp tại ngân hàng để
nhân viên bảo hiểm hoạt động thường xuyên để tiếp xúc với những khách hàng
có nhu cầu mua bảo hiểm sẽ rất khó khăn. Nhiều chi nhánh ngân hàng chưa đủ
nguồn lực (công nghệ nhân lực), đặc biệt còn thiếu không gian dành cho việc
giới thiệu và bán sản phẩm bảo hiểm.
- Các ngân hàng cũng chưa sẵn sàng thay đổi phương thức quản lý
kinh doanh, do vậy có thể khó phù hợp với việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm.
Trong chiến lược kinh doanh của nhiều ngân hàng thương mại hiện nay vẫn còn
nhiều chỗ trống cho các sản phẩm bảo hiểm, nhưng nhiều ngân hàng chưa thực
sự chú ý để khai thác.
- Hoạt động của các hệ thống ngân hàng Việt Nam chủ yếu tập trung
vào khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân chưa được coi trọng đúng
mức nên khách hàng tiềm năng cho bảo hiểm không dồi dào. Quan trọng hơn,
các ngân hàng Việt Nam chưa có sự trung thành cao của khách hàng. Bên cạnh
đó, dữ liệu về khách hàng của ngân hàng còn khá sơ sài nên việc trợ giúp cho
khai thác bảo hiểm còn hạn chế.
- Còn sự thiếu nhất quán từ trên xuống dưới của các ngân hàng trong
việc thực hiện thỏa thuận. Trên thực tế, công ty bảo hiểm kí thỏa thuận chung
với trụ sở chính ngân hàng nhưng khi triển khai tại các chi nhánh ngân hàng
thường gặp khó khăn, chẳng hạn, các chi nhánh không áp dụng đúng mức phí,
mức thù lao đã thỏa thuận, không cung cấp không gian, dữ liệu khách hàng.
79
- Tính minh bạch trong tài chính của các ngân hàng ở Việt Nam còn
kém, điều này đã tạo trở ngại lớn trong việc chia sẽ dữ liệu khách hàng giữa
ngân hàng với công ty bảo hiểm.
2.3. Về phía khách hàng
- Tập quán tham gia bảo hiểm mới bắt đầu hình thành ở Việt Nam,
phần đông dân chúng chưa hiểu rõ về bảo hiểm, còn e ngại tham các hợp đồng
bảo hiểm dài hạn, các phương tiện thông tin đại chúng đôi khi còn gây nhiều sai
lệch về bảo hiểm… Trong khi đó, các cán bộ ngân hàng không có đủ thời gian
và nghiệp vụ để giải thích những tiện ích của sản phẩm cho người mua bảo hiểm.
- Đa số khách hàng là cá nhân, khi tham gia Bảo hiểm nhân thọ chưa
quan tâm đến yếu tố rủi ro, lại tập trung vào yếu tố tiết kiệm (lãi suất) trong bảo
hiểm.
- Đa số khách hàng là người dân Việt Nam đều chưa có thói quen
mua bán trao đổi hàng hóa, nhất là hàng hóa, dịch vụ vô hình (chẳng hạn sản
phẩm bảo hiểm nhân thọ) qua điện thoại và qua mạng internet. Ngoài ra, tại Việt
Nam, trong các tầng lớp dân cư cũng chưa hình thành nên thông lệ vay tiền ngân
hàng để mua trả góp nhà hoặc ô tô.
- Mặc dù khách hàng gửi tiết kiệm ở các ngân hàng Việt Nam rất lớn
nhưng đa số dân chúng chưa có tài khoản ngân hàng. Những người có tài khoản
thì đa phần chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng không liên quan
đến tiền mặt (như chuyển khoản, thanh toán bằng thẻ tín dụng…).
- Khách hàng còn ít hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm, ngân
hàng. Đến nay, phần đông khách hàng chưa quen hoặc không biết về việc sản
phẩm bảo hiểm có thể được bán tại ngân hàng. Bên cạnh đó, phần đông dân
chúng vẫn chưa quen tập quán bảo hiểm, còn các công ty bảo hiểm chưa tạo lập
uy tín, hình ảnh mạnh mẽ trong dân chúng.
80
2.4. Khó khăn, thách thức khách quan khác
Ngoài những khó khăn mà nguyên nhân xuất phát từ các ngân hàng, công
ty bảo hiểm và khách hàng, thì việc triển khai mô hình Bancassurance ở Việt
Nam còn gặp những khó khăn xuất phát từ môi trường kinh doanh như sự phát
triển hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống văn bản pháp lý chưa hoàn thiện…
- Thị trường tài chính của Việt Nam còn đang trong giai đoạn hình
thành và phát triển; do vậy còn thiếu các công cụ đầu tư, nhất là các công cụ dài
hạn. Điều này đã hạn chế rất lớn hiệu quả hoạt động đầu tư của các công ty bảo
hiểm.
- Bán bảo hiểm qua ngân hàng được thực hiện dưới hình thức như
ngân hàng điền tử (e-banking), giử thư trực tiếp (direct mail), điện thoại
(telemarketing), tin nhắn điện thoại di động (mobile sale)… Tuy nhiên, hiện tại ở
Việt Nam, các chi phí bưu chính viễn thông còn cao, như cước phí điện thoại di
động…
- Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance ở Việt
Nam còn thiếu những quy định cụ thể, rõ ràng làm cho các ngân hàng và công ty
bảo hiểm lúng túng trong việc áp dụng. Thực tế cho thấy, khi thực hiện một
chính sách, cách làm mới (ví dụ như Bancassurance), các ngân hàng và cy bảo
hiểm chưa nghiên cứu, tìm hiểu rõ chính sách, cách làm của mình có phù hợp
với các quy định của pháp luật hay không.
- Hiện tại, Nhà nước Việt Nam chưa có nhiều chính sách ưu đãi cho
các công ty bảo hiểm nên các công ty bảo hiểm khó cạnh tranh với ngân hàng về
lãi suất. Điều này có nghĩa là, với cùng một số tiền đóng góp cho công ty bảo
hiểm hoặc gửi cho ngân hàng thì lãi suất tiền gửi của ngân hàng luôn cao hơn lãi
suất trong sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Chính lý do này khiến cho
81
các khách hàng ưa chuộng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng hơn là tham gia mua
bảo hiểm.
Các lý do kể trên đã khiến thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa phát triển
mạnh mô hình Bancassurance. Nhưng tới đây, với tiến trình tự do hóa thương
mại ngày một đến gần, kênh phân phối sản phẩm mới mẻ này chắc chắn sẽ nở rô,
phát triển mạnh ở thị trường bảo hiểm Việt Nam.
82
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ
HÌNH BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM
I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BANCASSURANCE
TRÊN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM
Mặc dù có những khó khăn thách thức kể trên, nhưng xét về khả năng và
xu hướng thì mô hình Bancassurance còn có rất nhiều cơ hội phát triển lớn, hứa
hẹn mang lại hiệu quả to lớn trong tương lai. Mô hình này tuy đã và đang triển
khai cả ở lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ nhưng hiện nay
nó phát triển mạnh mạnh hơn ở lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Các cơ sở cho nhận
định này là xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ và xu hướng
phát triển của ngành ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.
1. Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ
Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một trong những thị trường phát triển
nhanh nhất trên thế giới. Trong một vài năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt
Nam đã phát triển mạnh. Cùng với sự hậu thuẫn từ việc cam kết tự do hóa
thương mại khi gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thu nhập tăng
và nhận thức về bảo hiểm được nâng cao, thị trường bảo hiểm trong thời gian tới
sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh. Hiện nay dân số Việt Nam đạt gần 86
triệu người – đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với mức tăng trưởng khoảng 1 triệu
người, tuổi thọ trung bình không ngừng được cải thiện. Do đó, Việt Nam trở
thành thị trường bảo hiểm nhân thọ đầy hấp dẫn do nhu cầu ngày càng cao về
bảo hiểm nhân thọ.
83
1.1. Nhu cầu hoạch định kế hoạch tài chính và độc lập tài chính ngày
càng cao hơn
Theo đà phát triển kinh tế - xã hội và sự hình thành gia đình hạt nhân (bố
mẹ và con), làm cho nhu cầu hoạch định tài chính và nhu cầu độc lập tài chính
ngày càng cao, nhằm tạo lập một cuộc sống ổn định, tự chủ và có mức hưởng thụ
cao. Quan niệm của người Việt Nam đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là ở các thành
phố lớn: các cá nhân đã quan tâm hơn nhiều đến nguồn tài chính khi nghỉ hưu,
hết sức lao động để có thể độc lập về tài chính, không phải lệ thuộc hoặc dựa vào
con cái, người thân. Vì vậy họ sẽ quan tâm hơn đến các sản phẩm dịch vụ có thể
đảm bảo về mặt tài chính, đem lại thu nhập hàng năm (như lương hưu) khi nghỉ
hưu hoặc không còn khả năng lao động.
1.2. Đa dạng hóa kênh phân phối, đa dạng hóa sản phẩm
Sự phát triển của thị trường tài chính với đa dạng các kênh đầu tư một mặt
cho phép nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời tạo ra
cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm gắn với đầu tư, tích hợp sản
phẩm bảo hiểm với các sản phẩm bảo hiểm tài chính khác (chẳng hạn, có thể kết
hợp sản phẩm bảo hiểm với các sản phẩm tín dụng ngân hàng…). Bên cạnh đó,
sự lên xuống của thị trường chứng khoán trong thời gian qua cho thấy nhu cầu
ủy thác đầu tư chuyên nghiệp (chẳng hạn, các quỹ đầu tư) ngày càng cấp thiết,
tạo tiền đề cho sự phát triển của các sản phẩm liên kết đơn vị.
2. Xu hƣớng phát triển của ngành ngân hàng và kênh phân phối
Bancassurance
2.1. Xu hƣớng phát triển của ngành ngân hàng
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại
Theo đó, dịch vụ ngân hàng bán buôn là dành cho các công ty, tập đoàn
kinh doanh,… còn dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dành cho khách hàng cá nhân.
84
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM trên
các lĩnh vực tài chính:
Tăng tiện ích của tài khoản cá nhân: Ngoài chức năng là tài khoản tiền gửi
thông thường của các nhân, các NHTM còn cung cấp dịch vụ ngân hàng thấu chí
trên tài khoản, với hạn mức thấu chi dựa trên thu nhập ổn định hàng tháng, mức
tiền lương, tài sản đảm bảo khác. Hiện nay, NHTMCP Á Châu (ACB),
NHTMCP Kỹ thương (Techcombank) đang khá thành công về loại hình dịch vụ
này.
Hầu hết các NHTM đang cung cấp dịch vụ thể hiện tài khoản cá nhân, chủ
yếu là thẻ ATM nội địa, một số dối tượng khách hàng và một số BHTM còn phát
hành thẻ tín dụng quốc tế: VISA, Master Card, Amex… Dịch vụ chi trả lương
qua tài khoản cá nhân, thanh toán tiền hàng và dịch vụ, chuyển tiền và thanh toán
khác, cũng đang phát triển mạnh.
Hiện Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai
trên diện rộng dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại với Viễn thông
điện lực, Bưu điện Hà Nội, Vinaphone, Citiphone, MobiFone, VMS… Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Đông Á cũng phát triển dịch vụ thẻ trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương.
Đặc biệt, dịch vụ chi trả lương qua tài khoản trên cơ sở sử dụng dịch vụ
ngân hàng tự động ATM được nhiều doanh nghiệp có đông công nhân, tổ chức
có đông người lao động chấp nhận. Dẫ đầu về lĩnh vực này là Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á. Khoảng gần 10
ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh mở dịch vụ huy động
vốn và cho vay bằng vàng.
Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân: Các ngân hàng
thương mại đang mở rộng dịch vụ cho vay vốn trả góp mua ô tô, kể cả xe du lịch
85
gia đình, xe du lịch kinh doanh, xe vận tải… được phối hợp vay với các đại lý
bán xe và dựa trên thu nhập, tài sản đảm bảo tiền vay của người mua xe ô tô, với
thời hạn được vay lên tới 4 – 5 năm và số tiền vay tương ứng với 60% đến 90%
giá mua xe.
Dịch vụ mua nhà trả góp cũng đang phát triển mạnh tại các đô thị, được
đông đảo các cặp gia đình trẻ có thu nhập khá và ổn định hoan nghênh, với thời
hạn vay tối đa lên tới 10 – 15 năm…
Gia tăng tính tiện lợi về dịch vụ tài khoản cho khách hàng dựa trên công
nghệ ngân hàng hiện đại: nhiều ngân hàng thương mại, như ACB, Eximbank,
Vietcombank cung cấp dịch vụ ngân hàng Internet Banking, Mobile Banking…
cho chủ tài khoản.
Phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính, chủ yếu trên thị
trường chứng khoán
Hiện nay, đa số các NHTM thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả
công ty chứng khoán trực thuộc. Bên cạnh đó, các NHTM cũng phối hợp với các
công ty chứng khoán thực hiện dịch vụ cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng
khoán để đầu tư chứng khoán.
Một số NHTM còn liên doanh với một số định chế tài chính nước ngoài
thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán, như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTMCP Sài Gòn
Thương tín,… Bên cạnh đó, một số NHTM khác còn triển khai nghiệp vụ lưu ký
chứng khoán, thanh toán bù trừ chứng khoán và ngân hàng giám sát.
Đặc biệt cuối tháng 4/2007, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã
công bố ngân hàng này cùng với 6 tập đoàn, tổng công ty lớn khác trong nước
thành lập một Công ty quản lý quỹ công nghiệp và năng lượng lớn nhất Việt
Nam, với số vốn lên tới 10.000 tỷ đồng, tương đương với 625 triệu USD.
86
Theo quy định mới được ghi rõ trong Quyết định 126/2008/QĐ-BTC ban
hành cuối năm 2008, những điều kiện thành lập công ty chứng khoán mới sẽ
ngoặt nghèo hơn… đặc biệt là tiêu chí cổ đông sáng lập. Ví dụ, phải có ít nhất
hai cổ đông sáng lập là tổ chức và một trong số đó phải là NHTM, hoặc công ty
tài chính hoặc công ty bảo hiểm, tỷ lệ sở hữu của pháp nhân này là 65% vốn điều
lệ của công ty chứng khoán và vốn góp của tổ chức là ngân hàng, công ty tài
chính và công ty bảo hiểm phải tối thiểu là 30% vốn điều lệ của công ty chứng
khoán. Như vậy, có thể thấy các NHTM sẽ là những chủ thể quan trọng trong
liên kết thành lập công ty chứng khoán. Với hoạt động này, các NHTM do sẵn
ưu thế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tài chính nên việc mở rộng
thêm địa bàn hoạt động sẽ tăng hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng
vốn của các ngân hàng.
Mở rộng các dịch vụ ngân hàng quốc tế
Hiện nay, các dịch vụ ngân hàng như: Bao thanh toán (Factoring), quyền
chọn tiền tệ (Option), hoán đổi lãi suất,… cũng được nhiều ngân hàng thương
mại giới thiệu cho khách hàng. Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế có 204 thành
viên ở trên 60 quốc gia (chiếm hơn 50% doanh thu bao thanh toán quốc tế trên
thế giới), thì ở Việt Nam có 11 ngân hàng đã gia nhập FCI, bao gồm 4 NHTM
trong nước : Vietcombank, ACB, Sacombank, Techcombank và 7 chi nhánh
ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Dịch vụ quản lý vốn trên tài khoản của khách hàng đã được Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam triển khai đối với Tổng công ty Công nghiệp tài
thủy Việt Nam về khoản vốn gần 750 triệu USD trái phiếu quốc tế phát hành
cuối năm 2005. Hiện tại, ở Việt Nam có 5 NHTM được chấp nhận làm đại lý
phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của các tổ chức thẻ: VISA, Master
Card, Amex…
87
Đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền kiều hối đang phát triển mạnh tại các
NHTM Việt Nam, nhiều NHTM phối hợp với các tổ chức quốc tế như Western
Union,… song dẫn đầu vẫn là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và NHTM Cổ
phần Đông Á. Riêng Đông Á thành lập riêng một công ty kiều hối, đạt doanh số
chi trả gần 1 tỷ USD trong năm 2009, chiếm khoảng 16% thị phần chi trả kiều
hối trong nước. Trong năm 2009, công ty Kiều hối của Đông Á đã phát triển
được hơn 10 đối tác mới ở các thị trường tiềm năng kiều hối mạnh như Mỹ,
Trung Đông, Châu Âu, Châu Á.
Trong một nền kinh tế sôi động, thị trường chứng khoán phát triển nhanh,
thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng có sự cạnh tranh mạnh mẽ,… sẽ lại càng
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vững chắc và các luồng chu chuyển vốn với tốc độ
nhanh.
Tuy nhiên, cũng nhận thấy một thực tế là sự hợp tác trong phát triển dịch
vụ của các NHTM Việt Nam rất hạn chế, tính ổn định của dịch vụ chưa cao và
chất lượng dịch vụ cần phải được nâng lên.
2.2. Xu hƣớng phát triển của mô hình Bancassurance tại Việt Nam
Theo một số chuyên gia tài chính, sự phối hợp giữa ngân hàng và bảo
hiểm ở Việt Nam có thể khai thác dưới một số hình thức cơ bản như bảo hiểm tín
dụng, bảo hiểm đầu tư…
Bảo hiểm tín dụng
Bảo hiểm tín dụng là một hình thức chuyển một phần hoặc toàn bộ rủi ro
trong tín dụng cho các tổ chức bảo hiểm, hoặc yêu cầu khách hàng tự bảo hiểm
để đề phòng bất trắc (theo Luật kinh doanh bảo hiểm). Ở đây khách hàng mua
bảo hiểm về ngành nghề kinh doanh của mình (trong trường hợp này được coi
như là bảo hiểm trực tiếp); hoặc tổ chức tín dụng trực tiếp mua bảo hiểm của các
tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp với đối tượng là các đối tượng đầu tư tín dụng ở
88
Việt Nam. Hình thức bảo hiểm này đã khá phổ biến ở các quốc gia, song còn khá
mới mẻ ở Việt Nam mặc dù nó đã có mặt trong danh mục bảo hiểm mà Bộ Tài
chính đã phê duyệt. Vì vậy các công ty bảo hiểm và ngân hàng cần tích cực triển
khai mô hình Bancassurance trong loại hình bảo hiểm này hơn nữa.
Bảo hiểm đầu tư
Bảo hiểm đầu tư là loại hình bảo hiểm mà người đi vay có thể mua bảo
hiểm ở các tổ chức bảo hiểm, dựa vào đó mà đi vay ở các tổ chức tín dụng. Bằng
cách này, người đi vay sẽ giảm bớt được sự lo lắng, các tổ chức bảo hiểm thì
thực hiện được nghiệp vụ bảo hiểm, còn các tổ chức tín dụng có thể kết hợp giữa
cho vay và tín chấp, thế chấp hoặc cho vay bằng tài sản thế chấp.
Hiện nay, các sản phẩm bảo hiểm đầu tư đang thu hút sự quan tâm của
khách hàng và đội ngũ đại lý bảo hiểm nhân thọ. Các sản phẩm bảo hiểm đầu tư,
đặc biệt là sản phẩm liên kết chung sẽ tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ trong
thời gian tới. Sự đón nhận nhiệt tình những dòng bảo hiểm mới từ khách hàng
Việt Nam cũng nằm trong xu thế phát triển chung của thị trường bảo hiểm. Ở thị
trường Việt Nam, theo sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ, một số
sản phẩm mang nặng tính chất tiết kiệm như Bảo hiểm hỗn hợp và Bảo hiểm
sinh kỳ sẽ dần dần nhường chỗ cho những sản phẩm có tính bảo vệ và tính linh
hoạt cao.
Vì thế, để theo kịp nhu cầu đang gia tăng của khách hàng, các công ty bảo
hiểm đang đặc biệt quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới theo
hướng gia tăng các quyền lợi bảo về và mang đến cho khách hàng nhiều lựa
chọn khác nhau; đồng thời cũng phải tăng cường quảng bá các sản phẩm đó. Về
phía ngân hàng thì cần khai thác tối đa các nội dung bảo hiểm có quan hệ đến
đầu tư vốn. Như vậy, ngành bảo hiểm sẽ cạnh tranh trực tiếp với các quỹ đầu tư
qua việc khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm, đóng tiền hàng tháng tới một mức
89
nhất định thì sẽ được quyền tham gia đầu tư. Khi đó các công ty bảo hiểm sẽ đưa
ra một danh mục đầu tư để khách hàng lựa chọn.
Ngoài hai xu hướng chính đã nêu thì mô hình dịch vụ Bancassurance tại
Việt Nam hiện nay có thể theo hướng các tổ chức, công ty trong lĩnh vực tài
chính hoạt động theo hướng kinh doanh đa năng, tiến tới thành lập các tập đoàn
tài chính; hoặc là các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng số tiền huy động để gửi
tiết kiệm ngân hàng, mua trái phiếu, tín phiếu chính phủ…
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI
VIỆT NAM
1. Nhóm giải pháp vĩ mô – giải pháp về luật pháp và chính sách của
nhà nƣớc
1.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện môi trƣờng pháp lý
Hiện nay tại Việt Nam, mô hình Bancassurance vẫn còn khá mới mẻ và
đang từng bước tiếp cận thị trường, vì vậy nhà nước cần xây dựng môi trường
pháp lý hỗ trợ tích cực hơn cho hoạt động này.
- Hợp pháp hóa mô hình Bancassurance tại Việt Nam, cho phép mô
hình được hoạt động hợp pháp, mở rộng danh mục sản phẩm bảo hiểm được
phép bán qua ngân hàng.
- Hoàn thiện và nâng cao hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, bộ
máy quản lý của Nhà nước đối với dịch vụ bảo hiểm, đặc biệt trong điều kiện hội
nhập kinh tế thế giới như hiện nay; cần có các văn bản pháp quy hoàn chỉnh, chặt
chẽ nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại ngân hàng.
- Hoàn thiện các quy định về lãi suất kỹ thuật sử dụng trong định phí
bảo hiểm. Theo quy định hiện hành, lãi suất kỹ thuật tối đa là 80% lãi suất trái
phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm bảo hiểm liên
kết với ngân hàng, do là sản phẩm liên kết nên không có yếu tố cạnh tranh, vì thế
90
lãi suất kỹ thuật của các sản phẩm này nên sử dụng lãi suất huy động của ngân
hàng. Nếu kiến nghị này được thực thi thì phí bảo hiểm khách hàng phải trả sẽ
thấp từ đó kích thích khách hàng tham gia, tạo điều kiện quảng bá và phát triển
mô hình mới này.
- Hoàn thiện những quy định về đầu tư vốn tạo điều kiện cho các
công ty bảo hiểm nâng cao hiệu quả đầu tư, giải pháp cơ bản để giảm phí.
- Có những chính sách ưu đãi đối với những người tham gia bảo hiểm
và người được bảo hiểm như: cho phép khấu trừ phí bảo hiểm vào thu nhập chịu
thuế khi xác định thuế thu nhập cá nhân, tạo đòn bẩy kinh tế kích thích người
dân tham gia.
- Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn chi tiết cho các doanh nghiệp
bảo hiểm về đầu tư bất động sản, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, mua cổ
phiếu doanh nghiệp, cho vay và ủy thác đầu tư qua tổ chức tín dụng. Đồng thời,
cần cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm thành lập ngân hàng thương mại, mua
cổ phiếu, góp cổ phần vào ngân hàng thương mại và ngược lại ngân hàng thương
mại được phép thành lập công ty bảo hiểm.
1.2. Các đề xuất cụ thể đối với hoạt động quản lý mô hình dịch vụ
Bancassurance
Bổ sung quy định về các kênh phân phối mới trong đó có
Bancassurance
Hiện nay kênh phân phối được điều chỉnh bởi Luật kinh doanh bảo hiểm
và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ là kênh phân phối qua đại lý và môi giới
bảo hiểm. Thực tế triển khai hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam trong thời gian
vừa qua đã hình thành và phát triển các kênh phân phối mới, trong đó có
Bancassurance.
91
Sự lựa chọn mô hình Bancassurance phụ thuộc vào điều kiện và môi
trường pháp lý tại nước triển khai. Không có mô hình thuần nhất nào phù hợp
cho tất cả các quốc gia. Mô hình thỏa thuận hợp tác kinh doanh – coi ngân hàng
là kênh phân phối của doanh nghiệp BHNT là phù hợp với Việt Nam ở thời điểm
hiện tại vì Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004 có quy định ngân hàng
được cung cấp sản phẩm bảo hiểm. Về phía các quy định của Luật Kinh doanh
bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, vẫn cho phép ngân hàng làm đại lý
tổ chức cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Bổ sung quy định về cách thức bán và giới thiệu sản phẩm bảo hiểm
của kênh Bancassurance
Quy định này nhằm phân định rõ cách thức bán và giới thiệu sản phẩm của
từng kênh phân phối: đại lý, môi giới, Bancassurance, bán hàng tại điểm, bán
hàng trực tiếp (direct marketing)… vì đặc điểm và trình độ lực lượng bán hàng
của mỗi kênh phân phối rất khác nhau.
Dựa trên thực tế hiện nay ở Việt Nam, lực lượng bán hàng của kênh phân
phối Bancassurance nên là đội ngũ nhân viên ngân hàng và chỉ bán qua các hệ
thống các chi nhánh của ngân hàng. Quy định này nhằm đảm bảo sự không phân
tán về lực lượng bán hàng của kênh phân phối này; thuận tiện trong công tác
quản lý; đơn giản trong cơ chế chi trả hoa hồng… Dần dần, sau khoảng 3-5 năm,
khi Bancassurance ở Việt Nam trở nên quen thuộc và phát triển hơn thì việc bổ
sung quy định về lực lượng bán hàng (các chuyên gia tài chính, các đại lý của
doanh nghiệp bảo hiểm, cộng tác viên của ngân hàng…) là cần thiết nhằm tăng
cường lực lượng bán hàng, từ đó nâng cao kết quả kinh doanh của
Bancassurance.
Quy định cụ thể về số lượng doanh nghiệp bảo hiểm mà một ngân
hàng được liên kết.
92
Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp bảo hiểm thì ngân
hàng là đại lý tổ chức, vì vậy theo quy định hiện hành về kinh doanh bảo hiểm
thì đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm không được đồng thời làm đại lý tại hai
doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau trừ trường hợp được sự đồng ý của doanh
nghiệp bảo hiểm nơi đại lý làm việc. Vì vậy, nếu như tại bàn thỏa thuận hợp tác
với doanh nghiệp bảo hiểm, nếu doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý thì ngân hàng
mới được ký bản thỏa thuận hợp tác để làm đại lý cho một doanh nghiệp bảo
hiểm khác.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính bảo mật thông tin, cũng như để đảm bảo ngân
hàng quan tâm đến hoạt động của mô hình Bancassurance hơn, cần quy định
trong thời gian đầu ngân hàng chỉ được làm đại lý cho một doanh nghiệp bảo
hiểm, không cho phép trường hợp ngân hàng cùng một lúc làm đại lý cho nhiều
doanh nghiệp bảo hiểm như tình trạng hiện nay (như VCB hiện đang làm đại lý
bảo hiểm cho Prudential, AIG; Vietinbank làm đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt
Nhân thọ và AIG, Habubank làm đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt nhân thọ và
Prevoir…). Sau 3-5 năm kể từ khi ban hành quy định, có thể nghiên cứu quy
định cho phép các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm được tự do liên kết
trong hoạt động này.
Bổ sung quy định cơ chế chi trả hoa hồng riêng cho đại lý bảo hiểm
tổ chức.
Cần phải bổ sung quy định cơ chế chi trả hoa hồng riêng cho hoạt động
Bancassurance, chi tiết đối với từng loại hình sản phẩm bảo hiểm cá nhân và bảo
hiểm nhóm mà quy định pháp luật cho phép triển khai của kênh phân phối này.
Tỷ lệ hoa hồng của kênh phân phối này cần hấp dẫn hơn so với tỷ lệ hoa hồng
bảo hiểm hiện tại quy định đối với đội ngũ đại lý và môi giới bảo hiểm.
93
Bổ sung quy định về chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo
đại lý bảo hiểm đối với đội ngũ bán hàng của kênh Bancassurance.
Quy định hiện hành chỉ đưa ra chương trình đào tạo đối với các đại lý cá
nhân. Còn đối với đại lý tổ chức chỉ quy định “các nhân viên tham gia trực tiếp
vào hoạt động bán bảo hiểm của đại lý tổ chức phải được đào tạo và cấp chứng
chỉ” nhưng lại không có quy định về chương trình đào tạo đối với lực lượng bán
hàng này. Vì vậy, đề xuất nên có quy định riêng về chương trình đào tạo đối với
các nhân viên ngân hàng – là nhân viên của đại lý tổ chức.
Ngoài ra các nhà làm luật cũng cần quan tâm đến các quy định về cơ chế
chia sẻ thông tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm, chế độ báo cáo…
nhằm bảo vệ thông tin của khách hàng tham gia bảo hiểm và kịp thời có biện
pháp quản lý giám sát hiệu quả đối với hoạt động này.
2. Những giải pháp vi mô
2.1. Các giải pháp về nhận thức
2.1.1. Nhận thức của ngân hàng và công ty bảo hiểm về
Bancassurance
Trước hết, cả ngân hàng và công ty bảo hiểm đều phải nhận thức được
những lợi ích của Bancassurance. Đối với ngân hàng, vấn đề liên kết với các
công ty bảo hiểm để phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng không chỉ là
lợi ích có được từ hoa thồng do bán bảo hiểm mà việc kết hợp này là phương
thức phòng chống rủi ro có hiệu quả cho ngân hàng và là bước đệm để các ngân
hàng thâm nhập sâu hơn vào lĩnh vực hoạt động của các công ty bảo hiểm; từ đó
tiến đến mức độ hợp tác sâu hơn là hình thành các tập đoàn tài chính ngân hàng
– bảo hiểm. Đối với công ty bảo hiểm thì đây thực sự là một kênh phân phối hiệu
quả các sản phẩm bảo hiểm. Vì vậy, bản thân các ngân hàng và các công ty bảo
hiểm cần có sự cam kết mạnh mẽ hơn, đặc biệt là cam kết của các lãnh đạo cao
94
nhất. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm dường như tích cực hơn trong việc hợp
tác với các ngân hàng còn các ngân hàng lại chưa tích cực tham gia trong thỏa
thuận hợp tác, vì họ coi việc bán bảo hiểm qua ngân hàng chỉ gióng như việc
ngân hàng giúp các công ty bảo hiểm bán hàng, và nghĩ rằng lợi nhuận thu được
từ tiền hoa hồng bán hàng bảo hiểm là không đáng kể so với thu nhập từ những
nghiệp vụ sẵn có của ngân hàng nên không đáng để đầu tư thời gian và công sức.
Nếu cac ngân hàng và công ty bảo hiểm được quảng bá đầy đủ hơn về lợi ích mà
Bancassurance mang lại thì việc thực hiện hiện liên kết ngân hàng – bảo hiểm
thành công ở Việt Nam trong thời gian tới là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, phải
tổ chức tốt việc thực hiện thỏa thuận về Bancassurance trên thực tế và đầu tư
thực tế vào công nghệ thông tin để phục vụ xây dựng, lưu trữ và khai thác cơ sở
dữ liệu khách hàng.
Thứ hai, ngân hàng cần coi trọng nhiều hơn nữa tới đối tượng khách hàng
cá nhân. Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào các khách
hàng doanh nghiệp. Khách hàng cá nhân chưa được coi trọng đúng mức, một
phần cũng do đối tượng khách hàng này tham gia sử dụng các dịch vụ ngân hàng
chưa nhiều, chưa trở thành một thị trường có khả năng sinh nhiều lợi nhuận cho
các ngân hàng. Tuy nhiên, để phát triển việc bán các sản phẩm bảo hiểm qua
ngân hàng, các ngân hàng lại đặc biệt cần quan tâm tới đối tượng khách hàng cá
nhân vì đây mới là lượng khách hàng tiềm năng dồi dào hơn cả cho bảo hiểm.
Thứ ba, ngân hàng cần sẵn sàng chia sẻ thông tin hơn nữa. Một trong
những ưu điểm của Bancassurance là công ty bảo hiểm có thể tận dụng được
lượng thông tin phong phú, dồi dào về cơ sở khách hàng của ngân hàng. Nhưng
thực tế hiện nay tại Việt Nam cho thấy các ngân hàng lại có xu hướng e ngại
trong việc chia sẻ thông tin về khách hàng với người thứ ba, dẫn tới gây khó
khăn cho các công ty bảo hiểm trong việc khai thác thông tin để tìm ra cơ hội
95
bán bảo hiểm cho các khách hàng tiềm năng. Đồng thời, sự e ngại chia sẻ thông
tin, số liệu về hoạt động của chính ngân hàng cũng ảnh hưởng đến sự hợp tác
ngân hàng – bảo hiểm. Rõ ràng, để mô hình dịch vụ Bancassurance có thể ứng
dụng thành công thì ngân hàng cần phải có sự cởi mở hơn nữa trong việc chia sẻ
thông tin mà mình có.
2.1.2. Nhận thức của khách hàng về Bancassurance
Trình độ nhận thức cũng như sự tiếp cận của người dân về bảo hiểm và
ngân hàng vẫn còn hạn chế, rất nhiều người chưa từng nghe tới cụm từ “ngân
hàng – bảo hiểm”, những người biết về nó thực sự rất ít. Hiện nay, phần lớn dân
chúng chưa có tài khoản ngân hàng, những người có tài khoản thì đa phần chưa
có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Đối với bảo hiểm, hầu hết người
dân chưa có tập quán bảo hiểm, chưa chú trọng dến dịch vụ này; còn các công ty
bảo hiểm cũng chưa tạo dựng được uy tín và hình ảnh tốt trong nhân dân. Một
nguyên nhân phải kể đến là với nền kinh tế chưa mạnh, chất lượng cuộc sống
cũng như chất lượng các dịch vụ xã hội chưa cao cũng làm hạn chế khả năng tiếp
cận thông tin và công nghệ của người dân. Đối với các nước phát triển thì việc
sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng và ngành bảo hiểm là điều hết sức
phổ biến. Vì vậy, việc phổ biến tuyên truyền một cách cụ thể và rộng rãi cho
người tiêu dùng nhận thức đầy đủ lợi ích của việc tham gia bảo hiểm cũng như
việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng là vô cùng cần thiết; để từ đó có thể phát
triển ngành ngân hàng và ngành bảo hiểm nói chung, và ứng dụng thành công
mô hình Bancassurance nói riêng ở Việt Nam.
2.2. Giải pháp về chính sách hoạt động đối với ngân hàng và các công
ty bảo hiểm.
2.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho mô hình Bancassurance
96
- Phát triển mạng lưới và dịch vụ ngân hàng tạo điều kiện phát triển
kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng. Cơ sở hạ tầng ngành ngân
hàng tốt là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho bảo hiểm qua ngân hàng
phát triển. Mỗi ngân hàng cần phải có các chi nhánh phủ khắp các tỉnh thành
trong cả nước; có như vậy thì mới tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng dễ dàng
tiếp xúc với các sản phẩm của ngân hàng cũng như của công ty bảo hiểm.
- Nâng cao trình độ về công nghệ thông tin của ngân hàng và công ty
bảo hiểm, trình độ này phải đạt đến mức độ nhất định đảm bảo liên thông dữ liệu
về cơ sở khách hàng, về cơ chế thu chi hộ, thanh toán định kỳ… đặc biệt là phần
mềm quản lý tập trung để hai bên có thể giám sát được kết quả hợp tác một cách
thường xuyên.
- Tăng cường và đổi mới ứng dụng tin học trong quản lý, trong đó
chú trọng đến việc xây dựng hệ thống tin học quản lý điều hành chung cho ngân
hàng và đổi mới ứng dụng tin học quản lý tài chính kế toán, tin học quản lý các
lĩnh vực kinh doanh mới như BHNT, ngân hàng, quản lý quỹ…
2.2.2. Thiết lập mối liên kết hợp tác bảo hiểm – ngân hàng
- Hai bên cần nhanh chóng nghiên cứu triển khai các sản phẩm đầu
tư, sản phẩm liên kết để cùng cung cấp sản phẩm “bảo hiểm – ngân hàng” trọn
gói cho khách hàng. Công ty bảo hiểm phải kết hợp với ngân hàng để nâng cao
chất lượng dịch vụ hậu mãi và mở rộng chương trình hậu mãi cho khách hàng:
vay tiền ở ngân hàng thông qua hợp đồng bảo hiểm, ưu đãi trong sử dụng thẻ
ATM…
- Xây dựng được phương án hợp tác hiệu quả giữa ngân hàng và công
ty bảo hiểm tránh tình trạng tranh giành khách hàng lẫn nhau.
97
- Trong tiến trình cổ phần hóa, các ngân hàng cũng như các công ty
bảo hiểm nên mạnh dan đầu tư nắm giữ cổ phiếu của nhau để tạo tiền đề nâng
mức độ hợp nhất giữa bảo hiểm và ngân hàng lên tầm cao hơn trong tương lai.
- Các ngân hàng có thể xem xét thực hiện Bancassurance với nhiều
công ty bảo hiểm hoặc một công ty bảo hiểm có thể xem xét thực hiện
Bancassurance với nhiều ngân hàng để nâng cao hiệu quả và mở rộng chiến lược
phân phối sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ “bảo hiểm – ngân
hàng” đến nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Việc liên kết này sẽ đáp ứng
tốt hơn nhu cầu mua bảo hiểm của khách hàng vì khách hàng có thể thích giao
dịch hay mua bảo hiểm chỉ ở một công ty bảo hiểm nào đó cũng như ở một ngân
hàng nào đó. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện cụ thể mà có thể triển khia dưới nhiều
hình thức khác nhau: ngân hàng hoạt động như một đại lý của công ty bảo hiểm
hoặc công ty bảo hiểm bố trí nhân viên bảo hiểm hoạt động thường trực tại ngân
hàng.
- Hiện nay, hệ thống ngân hàng vẫn còn e ngại chia sẻ thông tin
khách hàng với các công ty bảo hiểm. Do đó, hai tổ chức này cần chủ động hơn
nữa trong việc tạo điều kiện và khuyến khích đối tác cung cấp thông tin cho nhau
để Bancassurance có thêm nhiều điều kiện phát triển.
- Tiến hành hợp tác tài chính giữa các chủ thể cung cấp dịch vụ bảo
hiểm trong nước trên các lĩnh vực như: hợp tác với nhau trong lưu thông các sản
phẩm bảo hiểm, trong giao kết các bản hợp đồng bảo hiểm lớn,… từ đó tạo thế
và lực lượng trong hợp tác tài chính với các doanh nghiệp bảo hiểm quốc tế.
2.2.3. Hoàn thiện các sản phẩm Bancassurance hiện hành
- Việc hoàn thiện này theo hướng cho phép khách hàng đóng phí
nhiều lần tương ứng với suốt thời hạn của hợp đồng; sử dụng lãi suất kỹ thuật
cao như lãi suất huy động của ngân hàng để giảm phí, từ đó tạo điều kiện để
98
khách hàng dễ tiếp cận sản phẩm hơn. Về phía ngân hàng, cần nhanh chóng sửa
đổi những quy định còn chưa phù hợp với khách hàng như lãi suất chỉ nên tính
trên dư nợ; cho phép khách hàng hoàn trả trước hạn khi khách hàng có khả năng.
- Các ngân hàng cần phải hiểu sự khác nhau về cơ cấu giá thành và
chi phí giữa sản phẩm ngân hàng truyền thống và sản phẩm bảo hiểm, ngân hàng
thường có xu hướng định giá bình quân, ngược lại giá của sản phẩm bảo hiểm lại
thường gồm các chi phí thanh toán trước, chi phí quản lý theo dõi và chi phí
hành chính. Sản phẩm ngân hàng thường bao gồm nặng yếu tố đảm bảo trong khi
sản phẩm bảo hiểm lại có xu thế chuyển giao rủi ro cho bên kia. Do vậy các ngân
hàng và công ty bảo hiểm cần phải hiểu rõ sự khác biệt về sản phẩm của nhau để
tạo nên sự tiếp cận không cách biệt với khách hàng mua.
- Thiết kế để đưa ra nhiều sản phẩm Bancassurance hơn nữa để cùng
với ngân hàng cung cấp sản phẩm “bảo hiểm – ngân hàng” trọn gói cho khách
hàng, đặc biệt các công ty bảo hiểm nhân thọ nên thiết kế những sản phẩm đầu tư
kết hợp với các ngân hàng để triển khai sản phẩm đầu tư này qua hệ thống khách
hàng của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn khi đầu tư của
khách hàng.
- NHTM cần nghiên cứu kết hợp một số sản phẩm bảo hiểm thuần
túy với các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng để cung cấp cho khách hàng, cụ
thể như: tiết kiệm tích lũy với bảo hiểm thân thể 24/24; tín dụng dân cư, cho vay
mua nhà trả góp, tín dụng du học sinh với bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, bảo hiểm
thân thể… Các sản phẩm bảo hiểm lúc này được coi như là những sản phẩm
cộng thêm mà NHTM cung cấp cho khách hàng.
- Ngân hàng – bảo hiểm cần phát triển các sản phẩm đã được kiểm
nghiệm thành công tại các thị trường trên thế giới. Đó là các sản phẩm như: sản
phẩm bảo hiểm niên kiêm (annuities), sản phẩm bảo hiểm gắn với dư nợ tín dụng
99
(Credit life), sản phẩm bảo hiểm người gửi tiền (depositors’ insurance), bảo hiểm
thương tật,… hay các sản phẩm Bancassurance gắn với các khoản vay thế chấp,
chẳng hạn như khoản vay thế chấp gắn với bảo hiểm tử kỳ có số tiền bảo hiểm
giảm dần…
2.2.4. Làm tốt công tác marketing và duy trì chặt chẽ mối quan hệ với
khách hàng
- Đẩy mạnh chức năng tư vấn cho khách hàng. Như đã nói ở trên,
người dân vẫn còn hạn chế trong việc tiếp xúc với các dịch vụ tài chính, bảo
hiểm, nên khi mua các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng không thể tránh khỏi
những bỡ ngỡ. Vì vậy, các ngân hàng và công ty bảo hiểm phải cung cấp đội ngũ
chuyên viên tư vấn hiểu biết, nhiệt tình để có thể đảm nhận chức năng tư vấn cho
khách hàng, giúp họ có thể lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và
khả năng tài chính của họ
- Ngân hàng có thể phát triển các mối quan hệ với khách hàng thông
qua việc giới thiệu các sản phẩm mới của ngân hàng liên quan đến các sản phẩm
bảo hiểm với những lợi ích thuyết phục, thỏa mãn nhu cầu đa dạng và phong phú
của khách hàng, thu hút và khởi xướng các mối quan hệ với khách hàng thông
qua việc gửi thư quảng cáo, trao đổi trực tiếp về các sản phẩm bảo hiểm. Đồng
thời cần thực hiện tốt việc quảng cáo, tuyên truyền để dân chúng hiểu hơn và sử
dụng các sản phẩm Bancassurance.
- Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của các nhân viên
ngân hàng cũng như của các nhân viên bảo hiểm, ngân hàng và công ty bảo hiểm
có thể xây dựng một cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh về khách
hàng. Từ đó, hai bên dễ dàng khai thác cơ sở dữ liệu một cách lâu dài và hiệu
quả góp phần tạo điều kiện thuận lợi để có thể đáp ứng được ngày càng cao các
100
nhu cầu hợp lý của khách hàng, gần gũi và gắn bó hơn với khách hàng, đồng
hành cùng khách hàng.
- Đối với các ngân hàng có mạng lưới các chi nhánh cấp hai (phòng
giao dịch) hoạt động ngoài giờ, đặc biệt là tại các siêu thị, ngân hàng có thể triển
khai bán các sản phẩm bảo hiểm tại các siêu thị (Shopassurance). Bởi vì, siêu thị
cũng là một trong những kênh bán các sản phẩm ngân hàng và sản phẩm bảo
hiểm khá hiệu quả vì lượng khách hàng hàng ngày tương đối lớn nên hiệu quả
marketing sẽ rất cao.
- Không ngừng mở rộng phạm vi phục vụ từ công nghiệp tới nông
nghiệp, từ thành thị tới nông thôn nhằm tương xứng với tiềm năng của ngành nói
riêng, của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
2.2.5. Chú trọng việc đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn
- Tổ chức các khóa đào tạo về Bancassurance cho cán bộ của ngân
hàng trong cả nước nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc hợp tác phân phối sản phẩm.
các khóa học sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức tổng quan và cơ bản nhất
về bảo hiểm và các sản phẩm sẽ triển khai qua kênh Bancassurance. Đối với các
sản phẩm giản đơn, có thể sử dụng nhân viên bán hàng, còn đối với những sản
phẩm phức tạp hơn thì cần có sự tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn đặc biệt.
Ngoài ra, các nhân viên ngân hàng bán bảo hiểm cần được đào tạo về sản phẩm
và kỹ năng bán hàng. Ngoài đào tạo cơ bản ban đầu, các nhân viên ngân hàng
cần được đào tạo nâng cao thường xuyên để có thể cập nhật thông tin, nâng cao
kiến thức.
- Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu
phát triển của ngân hàng trong đó có việc gửi các chuyên gia trong nước sang
học tập và công tác ở bên nước ngoài. Và trong tương lai, cần phát triển
Bancassurance thành một ngành học chính quy được đào tạo bài bản tại các
101
trường đại học. Đồng thời, xây dựng các chính sách thu hút “chất xám” trong
lĩnh vực tài chính từ các nước phát triển thông qua việc thuê tư vấn hoặc thuê các
chuyên gia điều hành quản lý.
- Ngoài ra, ngân hàng có thể tập trung và tận dụng khai thác đội ngũ
các nhân viên của ngân hàng đã và đang làm tư vấn cho các công ty bảo hiểm
cũng như ngân hàng có thể học hỏi một số kinh nghiệm các công ty bảo hiểm có
kinh nghiệm quốc tế trong quan hệ với khách hàng, chiến lược phân phối sản
phẩm và marketing,…
- Sử dụng linh hoạt đội ngũ nhân viên bán bảo hiểm. Các ngân hàng
và các công ty bảo hiểm cần chú trọng hơn nữa vấn đề đào tạo cũng như cách
thức giao tiếp với khách hàng của nhân viên. Trong khi các nhân viên ngân hàng
không có đầy đủ kiến thức về sản phẩm bảo hiểm, không có đủ thời gian và
nguồn động lực tài chính; thì các nhân viên của công ty bảo hiểm lại không có
kinh nghiệm giao tiếp tốt với đối tượng khách hàng đa dạng của ngân hàng.
Chính vì vậy, cần phải sử dụng linh hoạt, kết hợp đội ngũ bán bảo hiểm. Có thể
kết hợp với nhân viên ngân hàng, các nhà tư vấn tài chính, các nhà môi giới bảo
hiểm, đại lý bảo hiểm với nhau tùy thuộc vào mô hình hợp tác giữa ngân hàng và
công ty bảo hiểm, tính chất phức tạp của sản phẩm, trình độ đội ngũ bán hàng,
thời gian hai bên đã thực hiện hợp tác.
2.2.6. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ bảo hiểm
Có thể nói chất lượng dịch vụ giữ vai trò mấu chốt quyết định sự thành
công của công ty bảo hiểm trong hoạt động khai thác phát triển thị trường, có
nghĩa là điều này cũng ảnh hưởng tới thành công của hoạt động Bancassurance.
Công tác dịch vụ thường kéo dài từ khi giới thiệu sản phẩm cho khách hàng tiềm
năng cho đến khi chi trả giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Chính vì vậy việc nâng
cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm là rất cần thiết.
102
- Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm trên thị trường thể hiện qua
khả năng bồi thường tổn thất, mức độ chi trả hợp đồng dịch vụ bảo hiểm, chính
sách chăm sóc khách hàng, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết… nhằm làm
tăng chất lượng dịch vụ bảo hiểm từ đó thu hút nhiều khách hàng tiêu dùng sản
phẩm hơn. Đối với khâu khai thác mới thì cần nâng cao chất lượng kỹ năng tư
vấn của đại lý, giáo dục thái độ và ý thức của đại lý. Đánh giá rủi ro phải chính
xác và nhanh chóng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ thru tục chi trả rủi ro, giải
quyết quyền lợi bảo hiểm nhiệt tình, chu đáo,…
- Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm bảo hiểm, sản phẩm tài chính
và sản phẩm bảo hiểm tài chính kết hợp phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng
của khách hàng. Ngân hàng cũng cần rà soát, cải tiến thủ tục bồi thường để tạo ra
thuận lợi cho khách hàng đồng thời đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của
nhà nước và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng trục lợi bảo hiểm.
2.2.7. Nâng cao tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm
- Nâng cao tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt
Nam trong điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới bằng việc giữ vững an
ninh tài chính cho bản thân nhằm có được sự ổn định về tài chính, tình hình tài
chính minh bạch trong cung cấp dịch vụ bảo hiểm, đồng thời tăng cường tiềm
lực tài chính cho các doanh nghiệp bảo hiểm bằng con đường cổ phần hóa và thu
hút vốn đầu tư từ thị trường chứng khoán.
- Nhiều doanh nghiệp gia tăng tiềm lực tài chính bằng việc tăng vốn
(như Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, Toàn Cầu, Bảo Nông, Bảo Quân,…). Các
doanh nghiệp cũng không ngừng tăng đầu tư vào nền kinh tế, liên kết với các
doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình
(Bảo Việt đã chọn HSBC Insurance và Vinashin là đối tác chiến lược, Bảo Minh
chọ AXA, hay Vinare đã chọn Swiss Re…).
103
- Thành lập các tổ chức đầu tư độc lập với hoạt động khai thác để có
thể thực hiện đầu tư chuyên nghiệp và hiệu quả từ phí bảo hiểm.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức tài chính để có thể có khả năng
mạnh hơn với áp lực cạnh tranh khi các công ty bảo hiểm nước ngoài gia nhập
thị trường theo lộ trình cam kết của Việt Nam với WTO.
- Hoạt động đầu tư cũng cần được đẩy mạnh một cách có hiệu quả,
bằng cách tận dụng tối đa các công cụ đầu tư tài chính, tham gia tích cực vào thị
trường chứng khoán. Nhiều doanh nghiệp đã thành lập công ty quản lý quỹ nhằm
quản lý phần vốn nhàn rỗi từ hoạt động bảo hiểm nhân thọ để đầu tư vào thị
trường chứng khoán, coi đây là một cơ hội tốt để sử dụng vốn có hiệu quả. Khi
tham gia đầu tư vào các công trình, các dự án có vốn lớn, các công ty cần chú
trọng công tác thẩm định để đảm bảo mức độ an toàn, tính thanh khoản cũng như
khả năng sinh lời cho đồng vốn.
104
KÊT LUẬN
Bancassurance là kênh phân phối không còn xa lạ ở những nước có thị
trường tài chính phát triển. “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” đã thể hiện là một
trong những kênh phân phối hiệu quả để thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu phí
bảo hiểm. Tuy ra đời muộn hơn so với các loại hình hợp tác kinh doanh khác
nhưng Bancassurance đã đem lại những hiệu quả và thành công đáng kể và dang
không nhừng mở rộng phạm vi hoạt động, ảnh hưởng đối với nèn kinh tế các
nước. Đối với ngân hàng và các công ty bảo hiểm, đây thực sự là một dịch vụ
hấp dẫn và sinh lợi nhuận. Mô hình Bancassurance không những giúp công ty
bảo hiểm khai thác được lượng khách hàng dồi dào của ngân hàng, giúp ngân
hàng đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động và các dịch vụ tài chính, đồng thời
cung cấp dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng. Do vậy, ứng dụng và phát
triển mô hình dịch vụ Bancassurance trở thành một xu thế tất yếu trên thế giới.
Hiện nay Bancassurance không chỉ được ứng dụng hiệu quả ở Mỹ hay châu Âu,
châu Mỹ Latinh, mà nó còn được triển khai mạnh mẽ ở thị trường mới và đang
phát triển tại châu Á, đem lại lợi nhuận cho hai ngành ngân hàng và bảo hiểm,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia và khu vực.
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO),
những rào cản về lĩnh vực bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ kết
thúc tạo cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nhiều cơ hội, điều kiện kinh
doanh an toàn và hiệu quả hơn. Trước xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế như
vậy thì thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng đứng trước sự cạnh tranh ngày càng
khốc liệt, buộc các công ty bảo hiểm trong nước phải có những thay đổi trong
chiến lược marketing, đặc biệtl à chiến lược phân phối sản phẩm. Bancassurance
105
chắc chắn sẽ là một trong những kênh phân phối hiệu quả để thúc đẩy bán hàng,
tăng doanh thu phí bảo hiểm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ Việt
Nam đặt ra cho các công ty bảo hiểm trong nước. Một số ngân hàng và công ty
bảo hiểm đã hòa cùng xu thế hội nhập, bắt tay hợp tác triển khai mô hình
Bancassurance, tuy nhiên những liên kết này mới chỉ dừng lại ở những hình thức
sơ đẳng nhất. Tuy rằng Việt Nam có khả năng tương đối thuận lợi để ứng dụng
Bancassurance, nhưng đây vẫn là mô hình mới, và vẫn còn nhiều hạn chế vướng
mắc từ bản thân các ngân hàng, công ty bảo hiểm cũng như từ phía pháp luật,
chính sách quản lý của nhà nước. Đó là những bất cập về môi trường pháp lý
chưa có quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động của mô hình Bancassurance, về ý
thức hợp tác của bản thân các đơn vị thành viên của liên kết ngân hàng – bảo
hiểm cũng như trình độ nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm
của người dân còn hạn chế…
Để giải quyết những vấn đề này, theo quan điểm của tác giả, các cơ quan
quản lý nhà nước cần có các giải pháp cụ thể cho các ngân hàng, công ty bảo
hiểm, các giải pháp nhằm nâng cao trình độ của nhận thức của người dân về tầm
quan trọng của bảo hiểm; từ đó thúc đẩy sự phát triển của Bancassurance tại Việt
Nam, phát huy hiệu quả cũng như lợi ích tối đa mà mô hình này đem lại. Xuất
phát từ thực tế đó, bài khóa luận này hy vọng đem lại cái nhìn rõ nét hơn về
Bancassurance cũng như góp ý những đề xuất giải pháp để ứng dụng hiệu quả
kênh phân phối còn khá mới mẻ này tại Việt Nam.
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Thị trường bảo hiểm Việt Nam những tháng đầu năm 2008”
((08/2008), Tạp chí thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm Việt Nam (2 + 3).
2. ThS. Đỗ Tất Cường (07/2009), “Quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và
bảo hiểm ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Thông tin và Dự báo
Kinh tế - xã hội (13+14).
3. PGS.TS Trần Huy Hoàng (07/2008), “Vận dụng mô hình
Bancassurance vào thị trường bảo hiểm ở Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế,
(213).
4. ThS. Huỳnh Thị Hương Thảo (2008), “Hoạt động kinh doanh bảo
hiểm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng (6).
5. ThS. Hồ Thủy Tiên (02/2007), “Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ qua ngân hàng ở Việt Nam thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Phát triển
kinh tế (tháng 2/2007).
6. Ths. Nguyễn Thùy Trang (03/2009), “Đi tìm cơ chế cho hoạt động
Bancassurance ở Việt Nam”, Tạp chí nhà quản lý, (69), tr.14.
7. H.Y (2008), “Bancassurance và thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt
Nam”, Tạp chí Tài chính – Bảo hiểm, (2).
8. Nguyễn Đức Tuấn (2008), “Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt
Nam: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Tài chính – bảo hiểm (2).
9. Các website:
-
K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwMDCw9zA0-TUD-
107
TMG9342BzY_2CbEdFAKxhn7s!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/
wcm/connect/sotaichinh/stc/td/tts/ramatliendoan
-
end/index.asp?website_id=39&menu_id=731&parent_menu_id=721&fuse
action=DISPLAY_ALL_ARTICLE_BY_MENU&hide_menu=0
-
-
-
mphasis/Emphasis_2003_4/NighSaunders.pdf
-
ved=0CBkQFjABOAo&url=http%3A%2F%2Fit.milliman.com%2FPubbli
cazioni%2Fpdfs%2Feuropean-bancassurance-benchmark-08-01-
08.pdf&rct=j&q=%27%27survey+report+of+swiss%27%27/bancassuranc
e&ei=xPXsS-j2LYKYsgO-
k6TEDw&usg=AFQjCNHIAsZKXR4wec9zN1j5to0KhjAi8w
-
wiss%27%27%2Fbancassurance&aq=f&aqi=&aql=&oq=&gs_rfai=&fp=e
7b79e063c305b85
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5088_8018.pdf