-ADSL cho phép cùng lúc vừa truy nhập Internet tốc độ cao lại vừa
có thể thực hiện cuộc gọi cũng trên đường dây đó.
-Thiết bị chuyên dụng Splitters được sử dụng để tách riêng các tần số
cao dùng cho ADSL và các tần số thấp dùng cho thoại. Như vậy, người
ta thường đặt các Splitters tại mỗi đầu của đường dây - phía thuê bao và
phía DSLAM.
85 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2825 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu các chức năng của tổng đài KX TDA200, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào 4.Extention -> 4.2.Extention setting -> 4.2.1.
Extention Number để đổi số -> Apply -> Ok .(máy dect cũng có số ext giống như
máy nhánh thường và có đầy đủ các chức năng như máy nhánh thường).
4.DSS:Bàn giám sát:
-Vào :1.Configuration -> 1.12.Ext port (chọn port để gắn DSS) ->
Connect(chọn OUS cho port gắn DSS) -> Extention port PT Property -> Type ->
chọn DSS tại Port gắn DSS -> Apply -> Ext port(chọn port gắn bàn DSS) -> INS -
> Apply -> OK .
-Vào :4.3.DSS Console -> Main -> chọn vị trí DSS tương ứng với Pair
Extention Number (nhập số máy nhánh của Opertor ) -> Apply -> OK .
- Để gán số trên DSS -> DSS ta vào 4.3.DSS Console -> Flexible key -> type -
> DSS -> Ext No of Floating Ext No ( đánh số máy nhánh cần gán ) -> Apply ->
OK .
-Nếu dùng hơn 1 DSS thì phải khai báo vị trí từng port gắn DSS ở phần
Location no từ 1->4 ở tda100,1->8 ở TDA200.
5.Chuông thường :
-Vào :3.Group -> 3.5.Incoming Call Distribution group -> 3.5.2.Member
(chọn những Extention đổ chuông hay không hoặc Delay cho ICD group từ 01 ->
64,có tối đa 32 máy đổ chuông trong 1 ICD group được khai báo ở phần Member).
-Vào :10.CO & Incoming Call -> 10.2.DiL Table & Port setting -> Dil -> Port
no(đường trung kế) -> Dil Destination -> ( Day , lunch , Break ,night ) -> số Ext
( ICD group Floating Number01-64 đã định ở trên là số nổi của ICD group có
KHOA: ĐIỆN TỬ- TIN HỌC 46
những máy định đổ chuông ở phần Member được gán trực tiếp trên từng đường
trung kế) -> Apply -> Ok .
6.Chuông Hunting :( máy bận nhảy sang máy khác trong nhóm hunting )
-Vào :3.group -> 3.6.Extention hunting group -> Group No(có 64 nhóm từ
nhón 1 ->nhóm 64 -> Hunting type ( Circular là đổ chuông xoay vòng trong nhóm
/ Terminated là đổ chuông từ thấp đến cao ) -> Number Extention ( từ 1->16 là số
máy để đánh số máy nhánh đổ chuông trong nhóm )-> Apply -> OK .
-Vào :10.CO & Incomming Call -> 10.2.Dil table & Port setting -> Dil -> port
no(đường trung kế) -> Dil Destination ( Day , Lunch , Break , Night ) -> chọn một
số Extention dẫn đầu bắt kì từ 1->16 đã tạo trong member ở phần trên cho chế độ
ngày đên trưa,nếu máy này bận sẽ đổ chuông ở máy rỏi kế tiếp trong nhóm
Hunting -> Apply -> OK.
7.DISA :
-Khi người gọi vào trên đường co(trung kế) sử dụng chế độ disa thì sẽ nghe phát ra
bản tin (OGM) sau đó người gọi có thể bấm số nội bộ trực tiếp muốn gặp(nếu
biết),nếu không bấm gì cuộc gọi chuyển về máy operator.
-Vào :5.Opton Device -> 5.3.Disa -> 5.3.1.Message Setting -> để quay một số
tắc cho máy nhánh tương ứng với từng số nổi cho bản tin DISA từ 501->564
tương ứng cho OGM1 -> OGOGM 64 sử dụng cho chế cộ Disa AA tương ứng từ
0->9 là số máy nhánh n ào đó như số 0 tương ứng là máy 101.
-Vào :10.CO & Incomming Call ->10.2.Dil table & Port setting -> Dil -> Port
no ( chọn vị trí đường trung kế cần sử dụng Disa)-> Dil Destination ( chọn chế độ
Day , Night ,…) khai báo số nổi từ 501->564 của bản tin DISA nằm trong phần
Option Device trên từng CO -> apply -> OK .khi đó bên ngoài gọi vô trên đường
trung kế có dil số nổi bản tin Disa(OGM) thì bản tin Disa(OGM) tương ứng đã
được thu sẽ được phát lên và người gọi sẽ nghe ,có thể bấm trực tiếp số máy nội
bộ muốn gặp,bấm số tắc trong chế độ disa AA(nếu có) như bấm số 0 thì máy 101
đổ chuông như đã gán ở trên.
8. Hạn chế cuộc gọi :
KHOA: ĐIỆN TỬ- TIN HỌC 47
-Vào :7.TRS -> 7.2.Deny Code -> Chọn Level để tạo mã cấm từ level 2 ->
level 6 sau đó nhập mả cấm vào vị trí từ 0001 -> 1000-> Apply -> OK .
-Vào :2.System ->2.7.classof service->2.7.1.cos setting-> TRS/CO -> TRS
Level -> chọn Cos cho chế độ ngày đêm theo mã cấm trên từng leve l-> apply ->
OK.
-Vào :4.Extention -> 4.1.wired Extention -> 4.1.1.Extention setting ->Ext
number -> Cos ( chọn cos cho từng Extention tương ứng với cos đã chọn trong
level ở phần trên ) -> Apply -> OK .
-Một Ext nằm trong cos, mà cos đó thuộc level đã được tạo mã cấm gọi thì Ext
đó sẽ bị giới hạn cuộc gọi theo mã cấm trong level theo chế độ ngày đêm.Ví dụ
vào chương trình TRS -> Deny code -> level 2 tạo mã 00 để cấm gọi quốc tế,level
3 tạo mã 0,17 để cấm gọi di động liên tỉnh ,dich vụ 171,177,178,179 đường
dài,vào chương trình System -> TRS Level -> chọn cos 64 cho vào level 2 ở chế
độ ban ngày,cho cos 64 vào level 3 ở chế độ ban đêm.Cuối cùng ta vào chương
trình Extention -> Wired Extention -> Extention setting -> Extntion Number ->
chọn máy 102 cho vào cos 64 -> Apply -> OK.Vậy Ext 102 ở chế độ ban ngày
không gọi được quốc tế(bị giới hạn) chỉ gọi di động liên tỉnh nội hạt,ở chế độ ban
đêm Ext 102 chỉ gọi nội ạt không gọi di động, liên tỉnh ,quốc tế,dịch vụ
171,177,178,179.
9.Cấm gọi ra trên CO :
-không cho phép máy con chiếm đường trung kế(co) gọi ra ngoài tổng đài chỉ
gọi nội bộ.
-Vào :4.Extention -> 4.1.Wired Extention -> 4.1.1.Extention setting ->
Extention Aunber -> chọn một Cos bắt ki(cho máy nhánh vào cos cấm gọi ra trên
đường Co).
-Vào :7.System -> 7.2.class of Service -> 7.2.2.External callbock -> chọn
outgoing trunk group (từ gruop 01 -> gruop64) -> chọn block (khoá) or Nonblock
(không khoá) cho từng Cos tương ứng máy nhánh chọn ở Extention Setting ở trên
-> chọn ô ngày (Day) để chọn chế độ ngày , đêm -> Apply -> OK .
KHOA: ĐIỆN TỬ- TIN HỌC 48
-Nếu máy nhánh nằm trong cos mà cos ở chế độ block tương ứng với phần
Outgoing trunk group (từ group 01->group 64)->thì máy nhánh đó sẽ không chiếm
được đường trung kế (co) gọi ra ngoài.
10.Giới hạn thời gian gọi trên co :
-Máy con chỉ có thể đàm thoại trong khoảng thời gian nhất định.
-Vào :4.Extention -> 4.1.wired Extention -> 4.1.1.Extention Setting->Main ->
chọn máy nhánh cho từng Cos bất kì để giớn hạn thời gian cuộc gọi -> Apply ->
OK .
-Vào :3.Group -> 3.1.trunk group -> TRG Setting -> Main -> trunk group ->
Cos tương ứng cho từng Ext (máy nhánh) đã tạo trong mục số 4. Extention ->
4.1Wired Extention -> 4.1.1.Extention setting sẽ tạo ở dưới ) -> Extention CO
Duration time để chọn thời gian cần giới hạn -> Apply -> OK .
-Vào :2.System -> 2.7.Class of Service -> 2.7.1.Cos Setting -> Extention CO
line call Duration limit để chọn Enable hoặc Disable -> Apply -> OK .
-Vào :2.System -> 2.9.Option -> Option 2 -> Extention CO call Limitation ->
chọn for outgoing hoặc for outgoing + incoming ->Apply -> OK .
11.Account Code :
-Bình thường máy nhánh sẽ không thực hiện được cuộc gọi bị giới hạn trong
chế độ Accuont,nếu có mã Accuont thì mới thực hiện được.
-Vào :6.Feature -> 6.3.Verifile code -> Verifile code (0001 -> 1000) nhập mã
account tương ứng cho từng người-> user name ( tên người sử dụng account nếu
cần ) -> verifile code PIN(0001 ->1000) mã cà nhân tương ứng với mã Accuont ->
Apply -> OK .
-Vào :7.TRS -> 7.2.Deny Code -> Chọn Level để to am cấm từ Level 2 ->
Level 6 nhập mã cấm tương ứng vị trí từ 0001 -> 1000 -> Apply (Khi đó muốn gọi
những mã cấm trên thì phải gọi bằng Account)
-Vào :2.System -> 2.7.classof service->2.7.1.cos setting -> TRS/CO -> TRS
Level -> chọn Cos sử dụng account cho chế độ ngày đêm theo mã cấm trên từng
level-> apply -> OK
KHOA: ĐIỆN TỬ- TIN HỌC 49
-Vào :4.Extention -> 4.1.wired Extention -> 4.1.1.Extention setting -> Ext
number -> Cos ( chọn cos cho từng máy nhánh sử dụng account code tương ứng
với cos đã chọn trong level ở phần trên ) -> Apply -> OK .
-Chú ý: Vị trí mã accuont trong chương trình 120 phải tương ứng với mã pin
.Tức là khi sử dụng chế độ gọi bằng Accuont thì vị trí mã accuont phải giống vị trí
mã pin.
12. Chức năng Queuing ( Giống UCD ) :
-Chế dộ khi gọi vô nếu nhóm máy quy định đổ chuông bận thì sẽ phát ra bản
thông báo ,sau đó sẽ có khoảng thời gian chờ nếu máy nào trong nhóm đổ chuông
rỏi thì sẽ nhận cuộc gọi.Nếu hết thời gian chờ quy dịnh thì sẽ tực hiện chế độ UCD
kế tiếp như tiếp tục phát bản tin thông báo rồi tiếp tục chờ hoặc là cuộc gọi sẽ kết
thúc… tùy theo quy định.Phải có Card disa.
-Vào :3.Group -> 3.5.Incoming call Distribution group -> 3.5.3.Queuing table
time : tạo chế độ ( OGM , Sequeuncy, wait=5,10s … ) tương ứng cho 16 cột trong
1 bản -> Apply -> OK .
-Vào :3.Group -> 3.5.Incoming call Distribution group-> 3.5.1.group setting ->
Queuing time table -> ICD group tương ứng từ (1 -> 64 ) -> Extention Floating
Extention number -> Group time table chọn bản đã tạo ở mục trên theo từng thời
gian ngày , đêm -> Apply -> OK
+ Phương án 1 : Đổ chuông bình thường .
-Vào :3.Group ->3.5.Incoming call Distribution group -> 3.5.2.Member ->
chọn ICD group trong ô ( incoming group Distribution ) -> Member(số máy được
đổ chuông tối đa có 32 máy con đổ chuông) -> Extention no( số máy nhánh ->
Delay ring ( Ring / no ring / delay ) )-> Apply -> OK
-Vào :10.CO & Incoming call->10.2.Dil Table & Port Setting Dil -> Slot ->
Port -> Card type -> Incoming ( Dil) Dil Destination (Day / Lunch / Break / Night)
chọn số nổi tương ứng từ “601->664” vừa tạo theo số ICD group -> Apply -> OK .
+Phương án 2 :
-Vào :3.Group -> 3.6.Hunting group -> group No -> Hunting time -> Number
KHOA: ĐIỆN TỬ- TIN HỌC 50
Extention ( số máy nhánh dổ chuông trong nhóm ,có tối đa 16 máy ) -> apply ->
OK. -Vào :3.Group -> 3.5.Incoming call Distribution group -> 3.5.2.member ->
Incoming call group ICD group -> Member -> Extention no ( cho máy nhánh dẫn
đầu phần Hunting group vào phần ICD group) -> chọn Ring -> Apply -> OK.
-Vào :10.CO & Incoming call -> 10.2.Dil table & Port Setting -> Dil & Slot ->
Port -> Card type -> Incoming type ( Dil ) -> Dil Destination -> Gán số nổi ICD
group từ 601 -> 664 vào cho Day , Night -> Apply -> OK.
13.ARS :(Tự động chèn dịch vụ 171,178,177,179 khi gọi đường dài liên tỉnh
quốc tế).
-Vào :8.ARS ->8.1.System setting -> ARS Mode ( on) -> Apply -> Ok.
-Vào :8.2.Leading number -> No (1-20) -> Leading (mã chèn hay mã tỉnh) ví
dụ (TP: 08 , ĐN : 061).
-Vào :8.3.Routing plan time chọn khoảng thời gian để sử dụng ARS trong
ngày Time A,TimeB,Time C,Time D.
-Vào :8.4.Routing plan Priority -> Routing plan No (1-16) tuyến để ra ngoài để
tạo cho phần Leading Number .chọn thời gian ngày trong tuần để sử dụng dịch vụ
-> Time A -> Time D -> Priority (1-6) chế độ ưu tiên -> Apply -> Ok .
-Vào :8.5.Carrier -> Carrier (01 -> 10) -> Removel number (xoá bao nhiêu kí
tư(thì sẽ chèn dịch vụ)) -> Carrier Access code (chèn 171,178, 177,179)->apply ->
OK.
-Vào :ARS -> Carrier -> Trunk group -> Carrier -> Trunk group for the
Carrier : cho phép dịch vụ chèn trên đường trung kế ( group trung kế nào ) Anble
hoặc Disable -> Apply -> OK
14.Dect Phone:
+Lập trình và kết nối Card máy Dect : KX-TDA 0141.
+Gắn được trên Card DHLC , chỉ dùng hai dây Data và chiếm 1 port trên card
DHLC.
+Máy Dect có thể dùng loại KX-TCA255 hoặc các loại Dect dòng 400 và 500.
+Lập trình kết nối :
KHOA: ĐIỆN TỬ- TIN HỌC 51
-Vào :1.Configuration ->1.2.Portable Station -> nhập số máy nhánh cho máy
dect phone-> chọn Select -> theo từng cho từng máy nhánh -> Registration
( Trước khi đăng ký cần nhập mã Pin ) mặc định là 1234 cho từng máy con và tiến
hành đăng ký máy nhánh từ máy con.
-Vào :Bấm menu->Setting HS ->Select Registration->bấm ok->Register Hs
->bấm ok -> Select Base -> bấm ok->Please Wait -> mã Pin(mặc định 1234) ->
OK .
15.Set Cổng COM máy In SMDR R232C:
-Vào :10.Maintenace ->10.2.SMDR -> SMDR port -> chọn RC232C ->
outgoing call print -> ( On/Off) -> in coming call Print -> chọn ( On/Off ) ->
Apply .
-Vào :10.Maintenace -> 10.2.SMDR -> RS-232C:Baud rate -> chọn tốc độ bit
tương ứng giữa Tổng Đài và máy In -> RS232C:WL code -> chọn CR+LF ->
RS232C:Word Length -> chọn 8 bit -> RS 232C:Parity bit -> 1 bit -> RS:232C
Flow control -> None -> Apply -> OK .
16. Chế độ cho phép hay không cho phép transfer cuộc gọi trên đường CO:
-Vào :4.Extention ->4.1.wired Extention -> Extention Setting -> Main -> chọn
Ext (máy nhánh) cho từng Cos để thực hiện chế độ cho phép hay không cho phép
transfer cuộc gọi trên CO -> Apply -> OK .
-Vào :2.System ->2.7.Class of Service -> Cos Setting -> Transfer to CO để
chọn Enable hoặc Disable -> Apply -> OK.
17.Chế độ cho phép hay không cho phép transfer cuộc gọi trên đường CO:
-Vào :4.Extention -> 4.1.wired Extention -> Extention Setting -> Main ->
chọn Ext(máy nhánh) cho từng Cos để thực hiện chế độ cho phép hay không cho
phép Callforward trên CO -> Apply -> OK.
-Vào :2.System ->2.7Class of Service -> Cos Setting -> Callforward to CO để
chọn Enable hoặc Disable -> Apply -> OK.
KHOA: ĐIỆN TỬ- TIN HỌC 52
KHOA: ĐIỆN TỬ-TIN HỌC 53
CHƯƠNG 3:
CÁC DỊCH VỤ CỦA TỔNG ĐÀI KX-TDA 200
Hệ thống tổng đài KX-TDA 200 ngoài những tính năng thực hiện và quản lý
các cuộc gọi thông thường còn có những tính năng riêng biệt của tổng đài IP.
Trong đó có hai ứng dụng được quan tâm nhiều nhất là dịch vụ Voice Over
Internet Protocol (VOIP) và dịch vụ PC Phone- PC Console.
3.1. Dịch vụ VOIP:
3.1.1.Tổng quan về voice IP:
-Internet Voice, cũng được biết như thoại qua giao thức (Voice Over IP), là
một công nghệ mà cho phép tạo cuộc gọi dùng kết nối băng thông rộng thay vì
dùng đường dây điện thoại tương tự (analog). Nhiều dịch vụ dùng Voice over IP
có thể chỉ cho phép bạn gọi người khác dùng cùng loại dịch vụ, tuy nhiên cũng có
những dịch vụ cho phép gọi những người khác dùng số điện thoại như số nội
bộ,đường dài, di động, quốc tế. Trong khi cũng có những dịch vụ chỉ làm việc qua
máy tính, hay loại điên thoại qua IP(IP phone) đặc biệt. Cũng có vài dịch vụ cho
phép dùng điện thoại truyền thống qua một bộ điều hợp (adapter).
-VoIP cho phép thực hiện cuộc dùng máy tính qua mạng dữ liệu như Internet.
VoIP chuyển đổi tín hiệu thoại từ điện thoại tương tự analog vào tín hiệu số
(digital) trước khi truyền qua Internet, sau đó chuyển đổi ngược lại ở đấu nhận.
Khi tạo một cuộc gọi VoIP dùng điện thoại với một bộ điều hợp, chúng ta sẽ nghe
âm mời gọi, quay số sẽ xảy ra sau tiến trình này. VoIP có thể cũng sẽ cho phép tạo
một cuộc gọi trực tiếp từ máy tính dùng loại điện thoại tương ứng hay dùng
microphone.
-VoIP cho phép tạo cuộc gọi đường dài qua mạng dữ liệu IP có sẵn thay vì
phải được truyền qua mạng PSTN ( public switched telephone network). Ngày nay
nhiều công ty đã thực hiện giải pháp VoIP của họ để giảm chi phí cho những cuộc
gọi đường dài giữa nhiều chi nhánh xa nhau.
KHOA: ĐIỆN TỬ-TIN HỌC 54
-Trước đây, khi dựa vào giao tiếp thoại trên mạng PSTN. Trong suốt cuộc gọi
giữa hai địa điểm, đường kết nối thì được dành riêng cho bên thực hiện cuộc gọi.
Không có thông tin khác có thế truyền qua đường truyền này, cho dù vẫn cón thừa
lượng băng thông sẵn dùng. Sau đó với sự xuất hiện của mạng giao tiếp dữ liệu,
nhiều công ty đã đầu tư cho mạng giao tiếp dữ liệu để chia sẽ thông tin với nhau,
trong khi đó thoại và fax vẫn tiếp tục sử dụng mạng PSTN.
-Nhưng ngày nay điều này không còn là vấn đề nữa, với sự phát triển nhanh
chóng và được sứ dụng rộng rãi của IP, chúng ta đã tiến rất xa trong khả năng
giảm chi phí trong việc hổ trợ truyền thoại và dữ liệu, Giải pháp tích hợp thoại vào
mạng dữ liệu, và cùng hoạt động bên cạnh với hệ thống PBX hiện tại hay những
thiết bị điện thọai khác, để đơn giản cho việc mở rông khả năng thoại cho những
vị trí ở xa. Traffic thoại thực chất sẽ được mang tự do (free) bên trên mạng dữ liệu
thông qua cơ sở hạ tầng và thiết bị phấn cứng có sẵn.
-Mặc dù những khái niệm vể VoIP là đơn giản, Tuy nhiên để thực hiên và ứng
dụng VoIP là phức tạp. Để gởi voice, thông tin phải được tách biệt thành những
gói (packet) giống như dữ liệu. Gói là những phấn thông tin được chia nhỏ để dễ
dàng cho việc gởi gói, cũng có thể dùng kỉ thuật nén gói để tiết kiệm băng thông,
thông qua những tiến trình codec (compressor/de-compressor).
-Có rất nhiều loại giao thức dùng thực hiện dịch vụ VoIP, những giao thức
báo hiệu (signaling) VoIP phổ biến là SIP và H323. Cả SIP và H323 đều cho phép
người dùng thực hiện cùng công việc: để thiết lập giao tiếp cho những ứng dụng
đa phuơng tiện (multimedia) như audio, video, những giao tiếp dữ liệu khác.
Nhưng H323 chủ yếu được thiết kế cho những dịch vụ đa phuơng tiên, trong khi
SIP thì phù hợp cho những dịch vu VoIP.
-RTP (Real-time Transport Protocol) định nghĩa định dạng chuẩn của gói tin
cho việc phân phối audio và video qua Internet.
3.1.2. Vài nét về dịch vụ VOIP (thoại qua mạng IP):
VOIP là một giải pháp đàm thoại mới nhằm phục vụ cho việc liên lạc nội bộ
giữa các văn phòng chi nhánh và liên lạc quốc tế của các doanh nghiệp.
KHOA: ĐIỆN TỬ-TIN HỌC 55
Trong điện thoại thông thường, tín hiệu thoại có tần số nằm trong khoảng 0.4-
3.3KHz được lấy mẫu với tần số 8KHz theo Nyquyst. Sau đoá các mẫu sẽ được
lượng tử hoá với 8bit/ mẫu và được truyền với tốc độ 64Kbps đến mạng chuyển
mạch sau đó được truyền tới đích. Ở bên nhận, dòng số 64Kbps này được giải mã
để cho ra tín hiệu thoại tương tự.
Thực chất thoại qua mạng IP (Voice over IP-VOIP) cũng không hoàn toàn khác
hẳn điện thoại thông thường. Đầu tiên tín hiệu cũng được số hoá, nhưng sau đó
thay vì truyền trên mạng PSTN qua các trường chuyển mạch, chúng sẽ được nén
xuống tốc độ thấp, đóng gói và chuyển lên mạng IP. Tại bên nhận, các gói tin này
được giải nén thành các luồng PCM 64Kb truyền đến thuê bao bị gọi. Sự khác
nhau chính là mạng truyền dẫn và khuôn dạng thông tin dung để truyền dẫn.
Ví dụ về một cuộc gọi VOIP:
Giả sử thuê bao A gọi đến thuê bao B. Thuê bao A quay số điện thoại thuê bao
B. Mạng PSTN có nhiệm vụ phân tích địa chỉ và kết nối đến Gateway I. Tại đây
địa chỉ của B lại được phân tích và Gateway I xác định được thuê bao B được
kiểm soát bởi Gateway II. Nó sẽ thiết lập 1 phiên liên kết đến Gateway II. Các
thông tin báo hiệu mà Gateway I nhận được từ PSTN sẽ được chuyển đổi thích
hợp sang dạng gói và truyền đến Gateway II.
Tại Gateway II, các gói tin lại được chuyển đổi ngược lại và truyền sang mạng
PSTN. Mạng PSTN có nhiệm vụ định tuyến cuộc gọi đến thuê bao B. Các thông
tin trả lời sẽ được chuyển đổi ngược lại qua Gateway II đến Gateway I. Sauk hi
cuộc gọi được thiết lập, các Gateway có nhiệm vụ chuyển đổi giữa các gói tin
thoại trên mạng IP và các luồng PCM truyền trên mạng PSTN.
Ngoài cấu hình “phone to phone” ở trên, dịch vụ thoại IP còn cho phép các PC
có trang bị điện thoại trong các mạng LAN có thể trao đổi thoại với nhau (cấu hình
PC to PC) và với các thuê bao điện thoại trong mạng PSTN (cấu hình PC to Phone
hay Phone to PC).
3.1.3. Các ứng dụng của điện thoại IP:
Thoại thông minh:
KHOA: ĐIỆN TỬ-TIN HỌC 56
Hệ thống điện thoại này ngày càng trở nên hữu hiệu: rẻ, phổ biến, dễ sử dụng,
cơ động. Nhưng chỉ có một số phím điều khiển. Trong những măn gần đây, người
ta đã cố gắng tạo ra thoại thông minh, d8ầu tiên là các thoại để bàn, sau là đến các
server. Nhưng mọi cố gắng đều thất bại do sự tồn tại của các hệ thống có sẵn.
Internet sẽ thay đổi điều này. Kể từ khi Internet phủ khắp toàn cầu. Giữa mạng
máy tính và điện thoại tồn tại một mối lien hệ. Internet cung cấp cách giám sát và
điều khiển các cuộc gọi thoại một cách tiện lợi hơn. Chúng ta có thể thấy được khả
năng kiểm soát và điều khiển các cuộc thoại thông qua mạng Internet.
Dịch vụ điện thoại Web:
“World Wide Web” đã làm cuộc cách mạng trong các giao dịch với khách hang
của các doanh nghiệp. Điện thoại Web hay “bấm số” (Click to dial) cho phép các
nhà doanh nghiệp có thể dưa thêm các phím bấm lên trang Web để kết nối với
điện thoại của họ. Dịch vụ bấm số là cách đơn giản nhất và an toàn nhất để đưa
thêm các kênh trực tiếp từ trang Web của bạn vào hệ thống điện thoại.
Truy cập các trung tâm trả lời điện thoại:
Truy nhập đến các trung tâm phục vụ khách hàng qua mạng Internet sẽ thúc đẩy
mạnh mẽ thương mại điện tử. Dịch vụ này sẽ cho phép một khách hàng có câu hỏi
về một sản phẩm được chào hang qua Internet được các nhân viên của công ty trả
lời trực tuyến.
Dịch vụ Fax qua IP:
Nếu bạn gửi nhiều Fax từ PC, đặc biệt là gửi qua nước ngoài thì việc sử dụng
dịch vụ Internet Faxing sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền và cả kênh thoại.
Dịch vụ này sẽ chuyển trực tiếp từ PC của bạn qua kết nối Internet. Hàng năm thế
giới tốn hơn 30 tỷ USD cho việc gửi Fax đường dài. Nhưng ngày nay Internet Fax
đã làm thay đổi điều này. Việc sử dụng Internet không những được mở rộng cho
thoại mà còn cho cả dịch vụ Fax.
Khi sử dụng dịch vụ thoại và Fax qua Internet, có 2 vấn đề cơ bản:
KHOA: ĐIỆN TỬ-TIN HỌC 57
+ Những người sử dụng thoại qua Internet cần có chương trình phần mềm tương
ứng cung cấp cho người sử dụng thoại qua Internet thay cho sử dụng thoại để bàn
truyền thống.
+ Kết nối một Gateway thaọi qua Internet với hệ thống điện thoại hiện hành. Cấu
hình này cung cấp dịch vụ thoại qua Internet giống như việc mở rộng hệ thống
hiện hành của bạn.
3.1.4. Lợi ích của điện thoại IP:
Công nghệ VOIP sẽ cung cấp những lợi ích chủ yếu sau:
Giảm chi phí: Một giá cước chung sẽ thực hiện được với mạng Internet và do
đó đáng kể các dịch vụ thoại và Fax, cước phí liên lạc quốc tế 600VND/ phút.
Người ta ước tính có khoảng 70% các cuộc gọi đến châu Á là để gửi Fax, phần lớn
trong số đó có thể được thay thế bởi FoIP (Fax over IP). Sự chia sẻ chi phí thiết bị
và thao tác giữa những người sử dụng thoại và dữ liệu cũng tăng cường hiệu quả
sử dụng mạng của người này có thể được sử dụng bởi người khác.
Đơn giản hoá: một cơ sở hạ tầng thích hợp hỗ trợ tất cả các hình thức thông tin
cho phép chuẩn hoá tốt hơn và giảm tổng số thiết bị. Cơ sở hạ tầng kết hợp này có
thể hỗ trợ việc tối ưu hoá băng tần động.
Thống nhất: vì con người là nhân tố quan trọng nhưng cũng dễ sai lầm mhất
trong một mạng viễn thông, mọi cơ hội để hợp nhất các thao tác, laọi bỏ các điểm
sai sót và thống nhất các điểm thanh toán sẽ rất có ích. Trong các tổ chức kinh
doanh, sự quản lý trên cơ sở SNMP (Simple Network Management Protocol) có
thể được cung cấp cho cả dịch vụ thoại và dữ liệu sử dụng VOIP. Việc sử dụng
thống nhất giao thức Ip cho tất cả các ứng dụnghứa hẹn giảm bớt phức tạp và tăng
cường tính mềm dẻo. Các ứng dụng lien quan như dịch vụ danh bạ và dịch vụ an
ninh mạng có thể được chia sẽ dễ dàng hơn.
Nâng cao ứng dụng: thoại và Fax chỉ là các ứng dụng khởi đầu cho VOIP, các
tiện ích trong thời gian dài hơn được mong đợi từ các ứng dụng đa phương tiện
(multimedia) và đa dịch vụ. Chẳng hạn các giải pháp thương mại Internet có thể
KHOA: ĐIỆN TỬ-TIN HỌC 58
kết hợp truy cập Web với việc truy nhập trực tiếp đến một nhân viên hỗ trợ khách
hàng…
3.1.5. Ưu điểm và nhược điểm của điện thoại IP:
Ưu điểm:
Thông tin thoại trước khi đưa lên mạng IP sẽ được nén xuống dung lượng thấp
(tuỳ theo kỹ thuật nén), ví vậy sẽ làm giảm được lưu lương mạng.
Trong trường hợp cuộc gọi ở mạng chuyển mạch kênh thì một kênh vật ký sẽ
được thiết lập và duy trì giữa hai bên cho đến khi một trong hai bên huỷ bỏ liên
kết. Như vậy trong khoảng thời gian không có tiếng nói, tín hiệu thoại vẫn được
lấy mẫu, lượng tử hoá và truyền đi. Vì vậy hiệu suất đường truyền không cao. Đối
với điện thoại Internet có các cơ chế phát hiện khoảng lặng (khoảng thời gian
không có tiếng nói) nên sẽ làm tăng hiệu suất mạng.
Nhược điểm:
Nhược điểm chính của điện thoại IP chính là chất lượng cuộc gọi. Các mạng số
liệu không phải được thiết kế để truyền tín hiệu thoại thời gian thực, vì vậy khi
truyền thoại qua mạng số liệu cho chất lượng cuộc gọi thấp và không thể xác định
trước được. Đó là vì gói tin truyền trong mạng có trễ thay đổi trong phạm vi lớn,
khả năng mất mác thông tin trong mạng là hoàn toàn có thể xảy ra. Một yếu tố làm
giảm chất lượng thoại nữa là kỹ thuật nén để tiết kiệm đường truyền. Nếu nén
xuống dung lượng càng thấp thì kỹ thuật nén càng phức tạp, cho chất lượng không
cao và đặc biệt là thời gian xử lý lâu, gây trễ.
Một nhược điểm khác của điện thoại IP nữa là vấn đề tiếng vọng. Nếu như
trong mạng thoại, do trễ ít nên tiếng vọng không ảnh hưởng nhiều thì trong mạng
IP, do trễ lớn nên tiếng vọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thoại. Vì vậy tiếng
vọng là một vấn đề cần phải giải quyết trong điện thoại IP.
3.1.6. Cách làm việc của VOIP:
-Khi nói vào ống nghe hay microphone, giọng nói sẽ tạo ra tín hiệu điện từ, đó
là những tín hiệu analog. Tín hiệu analog được chuyển sang tín hiệu số dùng thuật
tóan đặc biệt để chuyển đổi. Những thiết bị khác nhau có cách chuyển đổi khác
KHOA: ĐIỆN TỬ-TIN HỌC 59
nhau như VoIP phone hay softphone, nếu dùng điện thoại analog thông thường thì
cần một Telephony Adapter (TA). Sau đó giọng nói được số hóa sẽ được đóng vào
gói tin và gởi trên mạng IP.
-Trong suốt tiến trình một giao thức như SIP hay H323 sẽ được dùng để điểu
khiển (control) cuộc gọi như là thiết lập, quay số, ngắt kết nối… và RTP thì được
dùng cho tính năng đảm bảo độ tin cậy và duy trì chất lượng dịch vụ trong quá
trinh truyền.
-Số hóa tín hiệu Analog.
-Biểu diễn tín hiệu tương tự(analog) thành dạng số (digital) là công việc khó
khăn. Vì bản thân dạng âm thanh như giọng nói con người ở dạng analog do đó
cần một số lượng lớn các giá trị digital để biểu diễn biên độ (amplitude), tần
số(frequency) và pha (phase), chuyển đổi những giá trị đó thành dạng số nhị
phân(zero và one) là rất khó khăn. Cần thiết cần có cơ chế dùng để thực hiện sự
chuyển đổi này và kết quả của sự phát triển này là sự ra đời của những thiết bị
được gọi là codec (coder-decoder) hay là thiết bị mã và giải mã.
-Tín hiệu đện thoại analog (giọng nói con người) được đặt vào đầu vào của
thiết bị codec và được chuyển đổi thành chuỗi số nhị phân ở đầu ra. Sau đó quá
trình này thực hiện trở lại bằng cách chuyển chuỗi số thành dạng analog ở đầu
cuối, với cùng qui trình codec.
-Có 4 bước liên quan đến quá trình số hóa(digitizing) một tín hiệu tương
tự(analog):
Lấy mẫu (Sampling)
Lượng tử hóa (Quantization)
Mã hóa (Encoding)
Nén giọng nói (Voice Compression)
Multiplexing: Ghép kênh là qui trình chuyển một số tín hiệu dồng thời
qua một phương tiện truyền dẫn.
PAM(pulse-amplitude modulation)- điều chế biên độ xung
KHOA: ĐIỆN TỬ-TIN HỌC 60
TDM(Time Division Multiplexing)-Ghép kênh phân chia theo thời
gian:Phân phối khoảng thời gian xác định vào mỗi kênh, mỗi kênh chiếm
đường truyền cao tốc trong suốt một khaỏng thời gian theo định kì.
FDM(Frequency Division Multiplexing)-Ghép kênh phân chia theo tần
số: Mỗi kênh được phân phối theo một băng tần xác định, thông thường
có bề rộng 4Khz cho dịch vụ thoại.
PCM(Pulse code modulation)- Điều chế theo mã: là phương pháp thông
dụng nhất chuyển đổi các tín hiệu analog sang dạng digital ( và ngược
lại) để có thể vận chuyển qua một hệ thống truyền dẫn số hay các quá
trình xử lý số. Sự biến đổi này bao gổm 3 tiến trình chính: lấy mẫu,
lượng tử hoá, mã hoá. Tiến trình này hoạt động như sau:
-Giai đoạn đầu tiên cuả PCM là lấy mẫu các tín hiệu nhập (tín hiệu
đi vào thiết bị số hoá), nó tạo ra một tuần tự các mẫu analog dưới dạng
chuỗi PAM. Các mẫu PAM có dãi biên độ nối tiếp nhau, sau đó phân
chia dải biên độ này thành một số giới hạn các khoảng. Tất cả các mẫu
với các biên độ nào đó nếu mẫu nào rơi vào một khoảng đặc biệt nào thì
được gán cùng mức giá trị cuả khoảng đó. Công việc này được gọi là
“lượng tử hoá”. Cuối cùng trong bộ mã hoá, độ lớn của các mẫu được
lương tử hoá được biểu diễn bởi các mã nhị phân.
-Tiến trình kế tiếp của số hóa tín hiệu tuần tự là biểu diễn giá trị chính xác cho
mỗi mẫu được lấy. Mỗi mẫu có thể được gán cho một giá trị số, tương ứng với
biên độ (theo chiều cao) của mẫu.
-Sau khi thực hiện giới hạn đầu tiên đối với biên độ tương ứng với dải mẫu,
KHOA: ĐIỆN TỬ-TIN HỌC 61
đến lượt mỗi mẫu sẽ được so sánh với một tập hợp các mức lượng tử và gán vào
một mức xấp xỉ với nó. Qui định rằng tất cả các mẫu trong cùng khoảng giữa hai
mức lượng tử được xem có cùng giá trị. Sau đó giá trị gán được dùng trong hệ
thống truyền. Sự phục hồi hình dạng tín hiệu ban đầu đòi hỏi thực hiện theo hướng
ngược lại.
3.1.6.1. Mã hóa (Encoding) :
-Mỗi mức lượng tử được chỉ định một giá trị số 8 bit, kết hợp 8 bit có 256 mức
hay giá trị. Qui ước bit đầu tiên dùng để đánh dấu giá trị âm hoặc dương cho mẫu.
Bảy bít còn lại biểu diễn cho độ lớn; bit đầu tiên chỉ nữa trên hay nữa dưới của
dãy, bit thứ hai chỉ phần tư trên hay dưới, bit thứ 3 chỉ phần tám trên hay dưới và
cứ thế tiếp tục.
-Ba bước tiến trình này sẽ lặp lại 8000 lần mỗi giây cho dịch vụ kênh điện
thoại. Dùng bước thứ tư là tùy chọn để nén hay tiết kiệm băng thông. Với tùy chọn
này thí một kênh có thể mang nhiều cuộc gọi dồng thời.
3.1.6.2. Nén giọng nói (Voice Compression) :
-Mặc dù kỉ thuật mã hóa PCM 64 Kps hiện hành là phương pháp được chuẩn
hóa, nhưng có vài phương pháp mã hóa khác được sử dụng trong những ứng dụng
đặc biệt. Các phương pháp này thực hiện mã hóa tiếng nói với tốc độ nhỏ hơn tốc
độ của PCM, nhờ đó tận dụng được khả năng của hệ thống truyền dẫn số. Chắc
hẳn, các mã hóa tốc độ thấp này sẽ bị hạn chế về chất lượng, đặt biệt là nhiễu và
méo tần số.
-Một số ví dụ hệ thống mã hóa tiếng nói tốc độ thấp:
-CVSD( Continuously variable slope delta modulaton) Kỹ thuật này là một
dẫn xuất của điều chế delta, trong đó một bit đơn dùng để mã hóa mỗi mẫu PAM
hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn mẫu trước đó. Vì không hạn chế bởi 8 bit, mã hóa có
thể họat đông ở tốc độ khác nhau vào khỏang 20 Kps.
ADPCM( Adaptive differential PCM): Kỹ thuật này là một dẫn xuất của PCM
chuẩn, ở đó sự khác biệt giữa các mẫu liên tiếp nhau được mã hóa, thay vì tất cả
các mẫu điều được mã hóa, được truyền trên đường dây. CCITT có đề nghị một
KHOA: ĐIỆN TỬ-TIN HỌC 62
chuẩn ADPCM 32 Kps, 24 Kps, 16Kbs cho mã hóa tiếng nói.
-Chuẩn PCM thì cũng được biết như chuẩn ITU G.711
-Tốc độ G.711: 64 Kps=(2*4 kHz)*8 bit/mẫu
-Tốc độ G.726: 32 Kps=(2*4 kHz)*4 bit/mẫu
-Tốc độ G.726: 24 Kps=(2*4 kHz)*3 bit/mẫu
-Tốc độ G.726: 16 Kps=(2*4 kHz)*2 bit/mẫu
-Packetizing voice
-Mỗi một khi giọng nói đã được số hoá và được nén lại, nó phải được chia
thành những phần nhỏ, để đặt vào gói IP, VoIP thì không hiệu qua cho những gói
tin nhỏ, trong khi những gói tin lớn thì tạo ra nhiều độ trễ, do ảnh hưởng của vài
loại header mà kích thưóc cuả dữ liệu thoại(voice data ) cũng sẽ ảnh hưởng. Ví dụ
header cuả IP, UDP, RTP là 40 byte, nếu gói tin voice cũng chỉ khoảng 40 byte thì
hoàn toàn không hiệu quả, kích thước gói tin lớn nhất có thể trong môi trường
Ethernet là 1500 byte, dùng 40 byte cho header còn lại 1460 byte có thể sử dụng
cho phần dữ liệu thoại, tương đương với 1460 mẫu(samples) không được nén hay
thời gian để đặt phần dữ liệu vào gói tin. Nếu gói bị mất nhiều hay đến đích không
đúng thứ tự sẽ làm cho cuộc thoại bị ngắt quãng.
-Thông thường, cần khoảng 10us đến 30 us (trung bình là 20us) để đặt dữ liệu
thoại vào bên trong gói tin, ví dụ phần dữ liệu thoại(voice data) vơí kích thước 160
byte không nén cần khoảng 20us để đặt phần dữ liệu thoại vào bên trong gói tin.
Số lượng dữ liệu thoại bên trong gói tin cần cân bằng giữa sự hiệu quả trong sử
dụng băng thông và chất lượng của cuộc thoại.
3.1.7.Xây dụng gateway giữa mạng PSTN và mạng IP
3.1.7.1.Mục đích:
KHOA: ĐIỆN TỬ-TIN HỌC 63
KHOA: ĐIỆN TỬ-TIN HỌC 64
3.1.7.2.Cấu hình thử nghiệm:
3.2. Dịch vụ PC Phone và PC Console:
KHOA: ĐIỆN TỬ-TIN HỌC 65
Bên cạnh dịch vụ VOIP, hệ thống TDA 200 còn hỗ trợ hệ thống điện thoại và
giám sát cuộc gọi bằng máy tính. Đó là chương trình PC Phone và PC Console
được cài đặt trên máy vi tính. Để sử dụng được chương trình này thì ta phải lắp
card module USB KX-T7610 lên điện thoại số (KX-T7636 hay KX-T7633).
3.2.1. Điện thoại máy tính PC Phone:
Đây là chương trình được sử dụng cho vị trí quản lý hoặc thư ký, với một số
tính năng sau:
Xử lý các cuộc báo bận: nếu cuộc gọi đến trên đường dây thuê bao đang bận,
màn hình báo trạng thái bận sẽ xuất hiện, chương trình sẽ cho phép ta thực hiện
một số thao tác như:
+ Message: để lại tin nhắn.
+ BSS: gửi tín hiệu báo bận.
+ BOVER: quyền truy nhập vào cuộc đàm thoại.
+ CMON: chức năng cuộc gọi giám sát.
+ C.BACK: tự động gọi lại khi máy chuyển sang trạng thái rỗi.
+ Text memo: thông báo tin nhắn dạng chữ viết.
+ Cancel: huỷ cuộc gọi.
Ghi âm cuộc đàm thoại: ta có thể lựa chọn ghi âm tự động hoặc thủ công. Nếu
chọn chế độ là tự động thì các cuộc đàm thoại sẽ được tự động lưu trên ổ cứng.
Hệ thống ghi âm trả lời thông minh TAM: PC Phone có thể thay đổi lời thoại
trong tin nhắn bởi mỗi DDI/ CLIP. Ghi lại tin nhắn và gửi đến số điện thoại hoặc
địa chỉ mail được chọn sẵn. Ta có thể ghi tối đa 10 lời nhắn.
3.2.2. Giám sát máy tính với PC Console:
Ta có thể sử dụng bàn phím và chuột giúp “xử lý nhanh” và “làm việc hiệu
quả”. Tất cả thông tin đều hiển thị trên màn hình và ta có thể sắp xếp lại giao diện
tuỳ ý để tiện việc theo dõi.
Trên giao diện chương trình ta có thể nắm được trạng thái cuộc gọi hiện thời,
trạng thái lien lạc nội bộ, trạng thái thuê bao, trạng thái ngoài thuê bao, và danh bạ
các số đã lưu đẻ quay số nhanh.
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 67
3.3. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ ADSL
Nội dung :
Khái quát về ADSL - định nghĩa và cơ chế hoạt động.
Những thành tố cơ bản giúp tạo thành kết nối ADSL tốc độ cao.
Những vấn đề thực tế đối với việc triển khai ADSL.
Các khái niệm cơ bản về ADSL :
3.3.1. ADSL là gì?
-Hiểu một cách đơn giản nhất, ADSL là sự thay thế với tốc độ cao cho
thiết bị Modem hoặc ISDN giúp truy nhập Internet được nhanh hơn. Các
biểu đồ sau chỉ ra các tốc độ cao nhất có thể đạt được.
3.3.2. ADSL có nghĩa như thế nào?
-ADSL viết tắt của Asymmetrical Digital Subscriber Line - đó là kỹ thuật
truyền được sử dụng trên đường dây từ modem của thuê bao tới Nhà cung
cấp dịch vụ.
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 68
-Asymmetrical: Tốc độ truyền không giống nhau ở hai chiều. Tốc
độ chiều xuống (từ mạng tới thuê bao) có thể nhanh gấp hơn 10 lần so
với tốc độ chiều lên (từ thuê bao tới mạng). Ðiều này phù hợp một
cách tuyệt vời cho khai thác Internet khi mà chỉ cần nhấn chuột (tương
ứng với lưu lượng nhỏ thông tin mà thuê bao gửi đi) là có thể nhận
được một lưu lượng lớn dữ liệu tải về từ Internet.
-Digital: Các modem ADSL hoạt động ở mức bít (0 & 1) và dùng
để chuyển thông tin số hoá giữa các thiết bị số như các máy tính PC.
Chính ở khái cạnh này thì ADSL không có gì khác với các Modem
thông thường.
-Subscriber Line: ADSL tự nó chỉ hoạt động trên đường dây thuê
bao bình thường nối tới tổng đài nội hạt. Ðường dây thuê bao này vẫn
có thể được tiếp tục sử dụng cho các cuộc gọi thoại thông qua thiết bị
gọi là 'splitters' có chức năng tách thoại và dữ liệu trên đường dây.
Ứng dụng của ADSL.
3.3.3. ADSL dùng để làm gì?
-ADSL xác lập cách thức dữ liệu được truyền giữa thuê bao (nhà
riêng hoặc công sở) và tổng đài thoại nội hạt trên chính đường dây
điện thoại bình thường. Chúng ta vẫn thường gọi các đường dây này là
local loop'.
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 69
-Thực chất của ứng dụng ADSL không phải ở việc truyền dữ liệu
đi/đến tổng đài thoại nội hạt mà là tạo ra khả năng truy nhập Internet
với tốc độ cao. Như vậy, vấn đề nằm ở việc xác lập kết nối dữ liệu tới
Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
-Mặc dù chúng ta cho rằng ADSL được sử dụng để truyền dữ liệu
bằng các giao thức Internet, nhưng trên thực tế việc thực hiện điều đó
như thế nào lại không phải là đặc trưng kỹ thuật của ADSL.
-Khởi đầu, ADSL được phát minh như một phương cách để phát
tán chương trình truyền hình trên đường dây điện thoại và trong tương
lai gần đó có thể là ứng dụng quan trọng (như đối với các hệ thống
MMDS & CATV). Nhưng hiện nay, phần lớn người ta ứng dụng
ADSL cho truy nhập Internet tốc độ cao.
3.3.4. ADSL vận hành ra sao?
-ADSL tìm cách khai thác phần băng thông tương tự còn chưa được
sử dụng trên đường dây nối từ thuê bao tới tổng đài nội hạt. Ðường
dây này được thiết kế để chuyển tải dải phổ tần số (frequency
spectrum) choán bởi cuộc thoại bình thường. Tuy nhiên, nó cũng có
thể chuyển tải các tần số cao hơn dải phổ tương đối hạn chế dành cho
thoại. Ðó là dải phổ mà ADSL sử dụng.
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 70
-Thoại cơ bản sử dụng dải tần số từ 300Hz tới 3,400Hz.
-Bây giờ chúng ta sẽ xem xét, thoại và dữ liệu ADSL chia xẻ cùng
một đường dây thuê bao ra sao - trên thực tế, các splitter được sử dụng
để đảm bảo dữ liệu và thoại không xâm phạm lẫn nhau trên đường
truyền.
-Các tần số mà mạch vòng có thể chuyển tải, hay nói cách khác là
khối lượng dữ liệu có thể chuyển tải - sẽ phụ thuộc vào các nhân tố sau:
* Khoảng cách từ tổng đài nội hạt.
* Kiểu và độ dầy đường dây.
* Kiểu và số lượng các mối nối trên đường dây.
* Mật độ các đường dây chuyển tải ADSL, ISDN và các tín hiệu phi
thoại khác.
* Mật độ các đường dây chuyển tải tín hiệu radio.
Ưu điểm của ADSL
ADSL: So sánh với PSTN & ISDN
-Vậy sự khác nhau cố hữu giữa ADSL với modem quay số truyền
thống và ISDN là như thế nào (trong khái niệm truy nhập Internet)?
• PSTN và ISDN là các công nghệ quay số (dial-up).
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 71
• ADSL là 'liên tục/ always-on" tức kết nối trực tiếp.
• ADSL là không thể đo và được tính tiền theo tỷ lệ cố định.
• PSTN và ISDN cho phép chúng ta sử dụng fax, dữ liệu, thoại, dữ
liệu tới Internet, dữ liệu tới các thiết bị khác.
• ADSL chỉ chuyển tải dữ liệu tới Internet.
• PSTN và ISDN cho phép chúng ta tuỳ chọn ISP nào mà ta muốn
kết nối.
• ADSL kết nối chúng ta tới một ISP định trước.
• ISDN chạy ở tốc độ cơ sở 64kbps hoặc 128kbps.
• ADSL có thể tải dữ liệu về với tốc độ tới 8Mbps.
• Rất nhiều dịch vụ ADSL sử dụng tốc độ trên dưới 512kbps.
• PSTN ngắt truy nhập tới Internet khi chúng ta thực hiện cuộc gọi.
• ADSL cho phép ta lướt trên Internet trong khi vẫn có thể thực hiện
cuộc gọi đồng thời.
Note
-Mặc dù modem ADSL luôn ở chế độ kết nối thường trực, nhưng vẫn
có thể cần phải thực hiện lệnh kết nối Internet trên máy PC.
-Các dịch vụ như fax và thoại có thể được thực hiện cũng trên kết nối
dữ liệu ADSL tới Internet.
-Trên thực tế, tốc độ download tiêu biểu đối với dịch vụ ADSL gia
đình thường đạt tới (up to) 400kbps.
Các thành phần của ADSL
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 72
1. Giới thiệu
-Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt mô tả chức năng của từng thành
phần của ADSL, bắt đầu từ Modem ADSL tới Nhà cung cấp dịch vụ
Internet. Chúng ta cũng xem xét ở phía ISP để lọc ra những thành phần
cơ bản mà họ sử dụng để cung cấp dịch vụ ADSL.
2. Modem ADSL là gì?
-Modem ADSL kết nối vào đường dây điện thoại (còn gọi là local
loop) và đường dây này nối tới thiết bị tổng đài nội hạt. Modem ADSL
sử dụng kết hợp một loạt các kỹ thuật xử lý tín hiệu tiên tiến nhằm đạt
được tốc độ băng thông cần thiết trên đường dây điện thoại thông
thường với khoảng cách tới vài km giữa thuê bao và tổng đài nội hạt.
3. Modem ADSL làm việc như thế nào?
-ADSL hoạt động bằng cách vận hành cùng lúc nhiều modem, trong
đó mỗi modem sử dụng phần băng thông riêng có thể.
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 73
-Sơ đồ trên đây chỉ mô phỏng một cách tương đối, nhưng qua đó ta
cố thể nhận thấy ADSL sử dụng rất nhiều modem riêng lẻ hoạt động
song song để khai thác băng thông tối đa và cung cấp một tốc độ rất cao.
-Mỗi đường kẻ sọc đen ở trên thể hiện một modem và chúng hoạt
động tại các tần số hoàn toàn khác nhau. Trên thực tế có thể tới 255
modem hoạt động trên một đường ADSL. Ðiểm đặc biệt ở chỗ ADSL sử
dụng dải tần số từ 26kHz tới 1.1MHz. Tất cả 255 modems này được vận
hành chỉ trên một con chíp đơn.
-Lượng dữ liệu mà mỗi modem có thể truyền tải phụ thuộc vào các
đặc điểm của đường dây tại tần số mà modem đó chiếm. Một số modem
có thể không làm việc một chút nào vì sự can nhiễu từ nguồn tín hiệu
bên ngoài chẳng hạn như bởi một đường dây (local loop) khác hoặc
nguồn phát vô tuyến nào đó. Các modem ở tần số cao hơn thông thường
lại truyền tải được ít dữ liệu hơn bởi lý ở tần số càng cao thì sự suy hao
càng lớn, đặc biệt là trên một khoảng cách dài.
4. Mạch vòng / Local Loop là gì?
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 74
-'Local loop' là thuật ngữ dùng để chỉ các đường dây điện thoại bình
thường nối từ vị trí người sử dụng tới công ty điện thoại. It is only on the
local loop that ADSL communications actually take place.
-Nguyên nhân xuất hiện thuật ngữ local loop - đó là người nghe (điện
thoại) được kết nối vào hai đường dây mà nếu nhìn từ tổng đài thoại thì
chúng tạo ra một mạch vòng local loop.
5. Các thành phần của ADSL từ phía ISP
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem các ISP thực hiện cung cấp ADSL như
thế nào.
-Như chỉ ra trong khối vàng ở trên, phạm vi Nhà cung cấp dịch vụ
gồm có ba thành phần quan trọng :
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 75
* DSLAM - DSL Access Multiplexer.
* BAS - Broadband Access Server.
* ISP - Internet Service Provider.
-Một thiết bị DSLAM có thể tập hợp nhiều kết nối thuê bao ADSL - có thể
nhiều tới hàng trăm thuê bao - và tụ lại trên một kết nối cáp quang. Sợi cáp
quang này thường được nối tới thiết bị gọi là BAS - Broadband Access Server,
nhưng nó cũng có thể không nối trực tiếp tới BAS vì BAS có thể được đặt tại
bất cứ đâu.
6. DSLAM là gì?
-DSLAM là thiết bị đặt ở phía tổng đài, là điểm cuối của kết nối
ADSL.
-Nó chứa vô số các modem ADSL bố trí về một phía hướng tới các
mạch vòng và phía kia là kết nối cáp quang.
-Một thiết bị DSLAM có thể tập hợp nhiều kết nối thuê bao ADSL -
có thể nhiều tới hàng trăm thuê bao - và tụ lại trên một kết nối cáp
quang. Sợi cáp quang này thường được nối tới thiết bị gọi là BAS -
Broadband Access Server, nhưng nó cũng có thể không nối trực tiếp tới
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 76
BAS vì BAS có thể được đặt tại bất cứ đâu.
7. Vậy BAS là gì?
-Broadband Access Server (BAS) là thiết bị đặt giữa DSLAM và
POP của ISP. Một thiết bị BAS có thể phục vụ cho nhiều DSLAM
-Các giao thức truyền thông được đóng gói để truyền dữ liệu thông
qua kết nối ADSL, vì vậy mục đích của BAS là mở gói để hoàn trả lại
các giao thức đó trước khi đi vào Internet. Nó cũng đảm bảo cho kết nối
của bạn tới ISP được chính xác giống như khi bạn sử dụng modem quay
số hoặc ISDN.
-Như chú giải ở trên, ADSL không chỉ rõ các giao thức được sử dụng
để tạo thành kết nối tới Internet. Kết quả là có năm cách khác nhau mà
dữ liệu có thể được truyền giữa PC và BAS. Phương pháp mà PC và
Modem sử dụng bắt buộc phải giống như BAS sử dụng để cho kết nối
thực hiện được.
Cấu trúc của ADSL
Vai trò của PPP
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 77
-PPP là giao thức dùng để vận chuyển lưu lượng Internet tới ISP dọc
theo các kết nối modem và ISDN. PPP kết hợp chặt chẽ các yếu tố xác
thực - kiểm tra tên/mật khẩu - và đó là lý do chính mà người ta dùng
PPP với ADSL.
-Mặc dù BAS thực thi giao thức PPP và tiến hành việc xác thực,
nhưng thực ra việc đó được thực hiện bằng cách truy nhập vào các cơ sở
dữ liệu khách hàng đặt tại ISP. Bằng cách đó, ISP biết được rằng các kết
nối do BAS định tuyến tới - đã được xác thực thông qua giao dịch với cơ
sở dữ liệu riêng của ISP.
-Chỉ có Windows 98SE, Windows Me, và Windows 2000 là có cài sẵn cơ
chế thực thi ATM, vì thế người ta ít sử dụng các modem thụ động trên thực tế.
Mặc dù các modem thông minh có hỗ trợ các giao thức cần thiết nhưng chúng
vẫn có thể được dùng cho các hệ điều hành nói trên.
-Các modem thu động có thể nối với PC thông qua giao diện USB, hoặc có
thể được sản xuất dưới dạng PCI card để cắm thẳng trên bảng mạch chủ của
PC.
-Lưu ý là việc khai thác giao thức ATM không có nghĩa là cần phải có card
mạng ATM cho PC - đó chỉ là cơ chế hỗ trợ bằng phần mềm trong hệ điều
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 78
hành.
ADSL trên thực tế
Các loại modem ADSL thông minh và thụ động
-Modem ADSL thông minh bản thân nó đã tích hợp sẵn các giao thức truyền thông cần
thiết
-Còn modem ADSL thụ động thì phải hoạt động dựa trên hệ điều hành của máy tính để
cung cấp các giao thức cần thiết. Việc cấu hình như vậy phức tập và đòi hỏi thời gian nhiều
hơn.
-Còn modem ADSL thụ động thì phải hoạt động dựa trên hệ điều hành của máy tính để
cung cấp các giao thức cần thiết. Việc cấu hình như vậy phức tập và đòi hỏi thời gian nhiều
hơn.
-Chỉ có Windows 98SE, Windows Me, và Windows 2000 là có cài sẵn cơ chế thực thi
ATM, vì thế người ta ít sử dụng các modem thụ động trên thực tế. Mặc dù các modem thông
minh có hỗ trợ các giao thức cần thiết nhưng chúng vẫn có thể được dùng cho các hệ điều
hành nói trên.
-Các modem thu động có thể nối với PC thông qua giao diện USB, hoặc có thể được sản
xuất dưới dạng PCI card để cắm thẳng trên bảng mạch chủ của PC.
-Lưu ý là việc khai thác giao thức ATM không có nghĩa là cần phải có card mạng ATM
cho PC - đó chỉ là cơ chế hỗ trợ bằng phần mềm trong hệ điều hành.
Phối hợp giữa thoại và ADSL
1. Thoại và ADSL cùng chung sống ra sao?
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 79
-ADSL cho phép cùng lúc vừa truy nhập Internet tốc độ cao lại vừa
có thể thực hiện cuộc gọi cũng trên đường dây đó.
-Thiết bị chuyên dụng Splitters được sử dụng để tách riêng các tần số
cao dùng cho ADSL và các tần số thấp dùng cho thoại. Như vậy, người
ta thường đặt các Splitters tại mỗi đầu của đường dây - phía thuê bao và
phía DSLAM.
-Tại phía thuê bao, các tần số thấp được chuyển đến máy điện thoại
còn các tần số cao đi đến modem ADSL. Tại tổng đài, các tần số thấp
được chuyển sang mạng thoại PSTN còn các tần số cao đi đến ISP.
2. Tốc độ đa dạng
-Tốc độ của kết nối giữa modem ADSL và DSLAM phụ thuộc vào khoảng cách đường
truyền và tốc độ tối đa được cấu hình sẵn trên cổng của DSLAM. Còn tốc độ kết nối vào
Internet lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tốc khác nữa như dưới đây:
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 80
-Số người dùng kết nối vào cùng một DSLAM như bạn và thực tế có
bao nhiều người dùng đang khai thác kết nối của họ.
-Tốc độ kết nối giữa DSLAM và BAS.
-Bao nhiêu các DSLAM cùng nối vào một BAS như bạn và bao
nhiêu người dùng đang khai thác thực tế kết nối của họ.
-Tốc độ kết nối giữa BAS và ISP.
-Bao nhiêu BAS kết nối vào ISP như bạn và bao nhiêu người dùng
thực tế đang khai thác.
-Tốc độ của kết nối từ ISP tới mạng Internet toàn cầu.
-Bao nhiêu thuê bao của ISP đang khai thác (qua các giao tiếp khác
nhau như quay số PSTN/ ISDN và ADSL).
-ISP tổ chức caching và proxy ra sao, liệu thông tin mà bạn cần khai
thác đã được lưu trữ trên Cache chưa hay phải tải về từ Internet
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 80
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
VoIP – Voice over Internet Protocol (còn gọi là IP Telephony, Internet
telephony và Digital Phone) – là hình thức truyền các cuộc đàm thoại qua Internet
hay các mạng IP khác.
SIP – Session Initiation Protocol (Giao thức Khởi tạo Phiên) – là một giao
thức phát triển bởi IETF MMUSIC Working Group và là tiêu chuẩn đề xuất cho
việc khởi tạo, sửa đổi và chấm dứt một phiên tương tác người dùng bao gồm các
thành tố đa phương tiện như phim, tiếng nói, tin nhắn nhanh, trò chơi trực tuyến và
thực tại ảo.
PSTN – the public switched telephone network (mạng chuyển mạch điện
thoại công cộng) – là nơi tập trung các mạng điện thoại chuyển mạch trên thế giới,
cũng tương tự như Internet là nơi tập trung các mạng chuyển mạch gói IP công
cộng trên thế giới.
ISDN – Integrated Services Digital Network (Mạng Tích hợp Dịch vụ Số) –
là một loại hệ thống mạng điện thoại chuyển mạch, được thiết kế để cho phép
truyền ở dạng số (ngược với tương tự) tiếng nói và dữ liệu qua dây điện thoại bằng
đồng thông thường, đem lại chất lượng và kết quả cao hơn so với các hệ thống
tương tự.
PBX – Private Branch eXchange (Tổng đài Chi nhánh Riêng - còn gọi là Private
Business eXchange – Tổng đài Công ty Riêng) – là một tổng đài điện thoại sở hữu
bởi công ty tư nhân, ngược với tổng đài được sở hữu bởi công ty truyền dữ liệu
hay công ty điện thoại.
IVR – Trong ngành điện thoại, Interactive Voice Response (Phản hồi Tiếng
nói Tương tác) – là một hệ thống bằng máy tính cho phép người ta, thường là
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 81
người gọi điện thoại, chọn từ một bảng chọn dạng tiếng nói hoặc giao diện khác
với một hệ thống máy tính.
DID – Direct Inward Dialing (Quay số vào Trực tiếp – còn gọi là DDI ở châu
Âu) là một tính năng được công ty điện thoại cung cấp để sử dụng với hệ thống
PBX của khách hàng, trong đó công ty điện thoại cấp phát một dải số, tất cả những
số này đều nối với hệ thống PBX của khách hàng.
RFC – Request for Comments (Yêu cầu Nhận xét – số nhiều là RFCs) là một
trong một loạt các tài liệu và tiêu chuẩn thông tin Internet được đánh số được các
phần mềm thương mại và miễn phí trong cộng đồng Internet và Unix tuân theo
rộng rãi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- merge_3799.pdf