Đề tài Tìm hiểu hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa

Qua phân tích việc quản trị hàng tồn kho của nhà máy nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa chúng ta có thể thấy công tác quản trị tồn kho rất được chú trọng, nó đóng một vai trò vô cùng to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Nhà máy đã ứng dụng rất tốt các mô hình quản trị hàng tồn kho để tính được sản lượng, mức tồn kho tối ưu cũng như thời điểm đặt hàng lại. Đối với hàng tồn kho là thành phẩm nhà máy đã vận dụng mô hình POQ, nhưng khi tính lượng hàng tồn kho cho nguyên vật liệu thì lại linh hoạt chuyển sang sử dụng mô hình QDM. Có thể thấy rõ ràng bộ phận quản lý không chỉ rất chú trọng công tác quản trị tồn kho mà còn nắm rõ phương pháp cũng như vận dụng chúng một cách cực kỳ linh hoạt. Sau lần thực tập này, tôi hiểu hơn về lý thuyết quản trị kinh doanh nói chung và quản trị tồn kho nói riêng, hiểu được giá trị của những bài học mà thầy cô đã giảng, nắm rõ vai trò thực tiễn của chúng. Thêm khâm phục những người đi trước đã tổng hợp kiến thức để những kẻ vãn bối như tôi có thể thực hiện những công việc quản trị dễ dàng hơn.

docx65 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 6160 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
023,071,729 Tổng Đồng 124,106,431,500 164,725,873,858 89,369,442,344 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước người bán, các khoản phải thu khác và dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Từ bảng phân tích các khoản phải thu ngắn hạn ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 tăng 32,73% so với năm 2011 nhưng sang năm 2013 giảm 45,75% so với năm 2012. Điều này là do khoản mục phải trả người bán tăng mạnh 228,78% năm 2012 so với năm 2011 nhưng sang 2013 giảm 45,42% so với năm 2011. Các khoản phải thu khác chiếm tỉ trọng khá lớn trong khoản thu ngắn hạn vì thế sự tăng giảm của nó cũng khiến cho khoản phải thu ngắn hạn ảnh hưởng. Cụ thể năm 2012 khoản phải thu khác tăng 14,12% so với 2011 và giảm 56,03% năm 2013 so với 2012. - Phân tích các khoản nợ ngắn hạn: Bảng 8: Phân tích các khoản nợ ngắn hạn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vay nợ ngắn hạn Đồng 80,004,721,410 318,355,103,132 461,900,821,747 Phải trả người bán Đồng 20,258,398,216 36,670,115,697 32,462,974,021 Người mua trả tiền trước Đồng 3,256,148,230 3319288287 701,445,385 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Đồng 18,029,334,000 5,815,777,020 11,848,398,272 Phải trả công nhân viên, người lao động Đồng 15,059,722,000 4,583,111,123 339,764,332 Các khoản phải trả phải nộp khác Đồng 4,341,921,500 27,651,709,721 29,359,120,067 Tổng Đồng 140,950,245,356 396,395,104,980 536,612,523,824 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm: vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải trả. Nhà nước, phải trả công nhân viên, người lao động và các khoản trả, phải nộp khác. Qua bảng phân tích, các khoản nợ ngắn hạn qua 3 năm liên tục tăng, năm 2012 tăng 181,23% so với năm 2011 và 2013 là 35,37% so với năm 2012. Năm 2012 tăng mạnh như vậy là do tăng các khoản nợ vay ngắn hạn tăng gần 297,92% so với 2011. Và các khoản phải trả, phải nộp khác cũng tăng 536,85% so với năm 2011. Có thể nói năm 2012 là năm biến động của công ty khi tăng mạnh các khoản nợ vay. Cho thấy công ty muốn mở rộng quy mô và thị trường nên vay mượn để đầu tư. - Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả ngắn hạn: Bảng 9: Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả ngắn hạn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Các khoản phải thu ngắn hạn Đồng 124,106,431,500 164,725,873,858 89,369,442,344 Các khoản nợ ngắn hạn Đồng 140,950,245,356 396,395,104,980 536,612,523,824 Tỷ số phải thu trên phải trả Đồng 0.88 0.42 0.17 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Qua 3 năm, tỷ số phải thu trên phải trả giảm dần. Cụ thể năm 2012 là 0,42 giảm 52,8% so với 2011 và năm 2013 tỷ số này là 0,17 giảm 59,92% so với năm 2012. Tỷ số này giảm là do các khoản nợ ngắn hạn tăng nhanh mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng nhưng tốc độ tăng không bằng của nợ ngắn hạn - Phân tích khả năng thanh toán tổng quát: Bảng 10: Phân tích khả năng thanh toán tổng quát Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng tài sản Đồng 677,422,978,705 850,257,258,077 1,044,568,569,911 Nợ phải trả Đồng 462,083,475,756 704,468,978,706 843,347,982,926 Khả năng thanh toán tổng quát Lần 1.47 1.21 1.24 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Từ bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán tổng quát có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể: Khả năng thanh toán tổng quát năm 2011 là 1,47 có nghĩa là 1 đồng nợ được công ty đảm bảo bằng 1,47 đồng tài sản, năm 2012 chỉ số này là 1,21 giảm 17,67% so với năm 2011 và năm 2013 là 1,24 tăng 2,62% so với 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do mức tăng của nợ phải trả cao hơn mức tăng tổng tài sản. Cụ thể năm 2012, tổng tài sản tăng 25,51% so với năm 2011 thì nợ phải trả đã tăng 52,45%. Và năm 2013 tổng tài sản tăng 22, 85% và nợ phải trả tăng 19,71%. Mặc dù chỉ số này giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức lớn hơn 1, đây là dấu hiệu tốt, điều này chứng tỏ tình hình tài chính của nhà máy vẫn đang ổn định và vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên công ty nên xem xét lại các khoản nợ và có kế hoạch giảm nợ vay ở những năm sau. - Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền: Bảng 11: Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tiền và các khoản tương đương tiền Đồng 35,927,297,788 25,576,649,976 53,625,962,608 Nợ phải trả Đồng 152,861,363,756 422,675,859,220 545,218,328,917 Khả năng thanh toán tổng quát Lần 0.24 0.06 0.10 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Qua bảng phân tích thì khả năng thanh toán nhanh giảm dần qua các năm. Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty có thể trả ngay 2,24 đồng tiền và tương đương tiền năm 2011, năm 2012 là 0,06 và năm 2013 là 0,1. Ta có qua 3 năm các khoản nợ phải trả tăng mạnh trong khi khoản tiền và tương đương tiền tăng không bằng làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả ngay của công ty. - Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Bảng 12: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tài sản ngắn hạn Đồng 257,990,099,288 404,889,003,568 542,677,753,894 Nợ phải trả Đồng 152,861,363,756 422,675,859,220 545,218,328,917 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1.69 0.96 1.00 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty qua 3 năm giảm. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khả năng thanh toán, nợ đến hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Phần tài sản dùng để trả khoản nợ tới hạn là các khoản tiền như: tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2011 là 1,69 lần nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,69 đồng tài sản ngắn hạn dùng để trả nợ, chỉ tiêu này giảm 43,24% năm 2012 chỉ còn 0,96 lần và năm 2013 là 1. Tuy chỉ tiêu này qua 3 năm liên tiếp giảm nhưng cũng chỉ lớn hơn hoặc gần bằng 1 vẫn ở mức an toàn cho thấy công ty không gặp khó khăn về tài chính mà vẫn có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn. - Phân tích khả năng thanh toán nhanh: Bảng 13:Phân tích khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tài sản ngắn hạn Đồng 257,990,099,288 404,889,003,568 542,677,753,894 Hàng tồn kho Đồng 93,431,901,200 210,948,941,686 375,701,746,226 Nợ phải trả Đồng 152,861,363,756 422,675,859,220 545,218,328,917 Tỷ số thanh toán nhanh Lần 1.08 0.46 0.31 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Qua 3 năm khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm dần cụ thể năm 2011 là 1,08 lần và năm 2012 là 0,46 giảm 57,38%; năm 2013 là 0,31 giảm 32,25%. Chỉ tiêu này giảm là do lượng hàng tồn kho và nợ ngắn hạn tăng mạnh và cao hơn TS ngắn hạn. Cụ thể hàng tồn kho năm 2012 tăng 125,78% so với 2011 và nợ ngắn hạn trong năm 2012 tăng 176,51% trong khi đó TS ngắn hạn chỉ tăng 56,94% vì thế khả năng thanh toán nhanh giảm, khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng giảm ảnh hưởng tới độ tin cậy cũng như uy tín của công ty. - Phân tích khả năng thanh toán lãi vay: Bảng 14: Phân tích khả năng thanh toán lãi vay Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Lợi nhuận trước thuế Đồng 83,076,967,615 103,221,566,463 156,075,103,931 Chi phí lãi vay phải trả Đồng 11,120,166,911 35,975,905,186 72,101,250,513 Khả năng thanh toán lãi vay Lần 8.47 3.87 3.16 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Khả năng thanh toán lãi vay cho biết có thể sử dụng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay để thanh toán bao nhiêu lần khoản phải trả. Qua bảng phân tích, có thể thấy khả năng thanh toán lãi vay trong 3 năm liên tiếp giảm mạnh. Chỉ số này giảm mạnh là do công ty tăng vay nợ từ đó làm tăng chi phí lãi vay phải trả năm 2012 tăng 223,52% và năm 2013 tăng 100,42%. LN trước thuế cũng tăng nhưng không bằng và đủ đáp ứng 1 phần cho các chi phí lãy vay năm 20212, LN trước thuế chỉ tăng 24,25% và năm 2013 tăng 51,2%. 1.3.3.2 Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh: - Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho: Bảng 15: Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá vốn hàng bán Đồng 701,900,040,396 1,109,749,589,661 1,754,623,074,141 Hàng tồn kho bình quân Đồng 93,431,901,200 210,948,941,686 375,701,746,226 Số vòng quay hàng tồn kho Lần 7.51 5.26 4.67 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Ngày 48 69 78 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Từ bảng phân tích tình hình sử dụng HTK ta thấy: năm 2011, vòng quay HTK là 7,51 vòng, tức là HTK được mua về và bán ra trung bình là 7,51 lần/năm, mỗi vòng cần 47,92 ngày để luân chuyển. Năm 2012, vòng quay HTK là 5,26 vòng, cần 68,43 ngày. Năm 2013 số vòng quay là 4,67 vòng, cần 77,08 ngày. Qua 3 năm từ 2011-2013, vòng quay HTK liên tục giảm, dẫn tới kỳ luân chuyển HTK có xu hướng tăng. Điều này làm tăng vốn đầu tư dự trữ, tăng chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở HTK. - Phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu: Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu và thu nhập khác Đồng 1,006,916,180,719 1,601,983,998,687 2,510,100,792,728 Lợi nhuận trước thuế Đồng 83,076,967,615 103,221,566,463 156,075,103,931 Lợi nhuận sau thuế Đồng 60,789,632,937 77,487,467,795 116,889,025,394 Tỷ suất LNTT/DT và TN % 8.25 6.44 6.22 Tỷ suất LNST/DT vad TN % 6.04 4.84 4.66 Bảng 16: Phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Qua bảng phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu, ta thấy vòng quay các khoản phải thu có chiều hướng tăng qua các năm. Số vòng quay các khoản phải thu trong năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 8,11 vòng; 9,73 vòng và 28,09 vòng. Tốc độ luân chuyển tăng đồng nghĩa với thời gian thu hồi nợ ngày càng được rút ngắn, cho thấy tuy nhà máy để khách hàng chiếm dụng một lượng vốn khá lớn nhưng khả năng thu hồi nhanh. Đặc biệt năm 2013, khoản tiền bị khách hàng chiếm dụng tăng cao nhưng số ngày thu hồi nợ là 13 ngày, ngắn hơn các năm khác. Điều này cho biết việc quản trị khoẳn phải thu của nhà máy đang tiến hành tốt. - Phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Bảng 17: Phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu và thu nhập khác Đồng 963,096,108,049 1,537,873,603,817 2,367,113,602,733 Phải thu bình quân Đồng 124,106,431,500 164,725,873,858 89,369,442,344 Số vòng quay các khoản phải thu Lần 7.76 9.34 26.49 Kỳ luân chuyển các khoản phải thu Ngày 47 39 14 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là số vòng luân chuyển tổng tài sản trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh, cứ 1 đồng tài sản đưa vào kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2011 chỉ tiêu này là 1,49 vòng; có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản bỏ ra thì thu được 1,49 đồng doanh thu. Năm 2012 là 1,88 vòng. Năm 2013 là 2,4 vòng. Qua 3 năm theo dõi, chỉ tiêu này có chiều hướng tăng lên cho thấy khả năng đưa tài sản của nhà máy vào sản xuất có khả quan. - Phân tích tỷ số sinh lời: + Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập Bảng 18: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu và thu nhập Đồng 1,006,916,180,179 1,610,983,998,687 2,510,100,792,728 Tổng tài sản Đồng 677,422,978,705 850,257,258,077 1,044,568,569,911 Số vòng quay tổng tài sản Vòng 1.49 1.88 2.40 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập thể hiện trong một chu kỳ kinh doanh, cứ 1 đồng doanh thu và thu nhập khác thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận sau thuế. Qua bảng phân tích trên, ta thấy chỉ tiêu này có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ suất LNST trên doanh thu và thu nhập năm 2011 là 6,01%; năm 2012 là 4,84%; năm 2013 là 4,66%. Có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu và thu nhập khác được thì thu được 0,0604 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2011; năm 2012 là 0,484 đồng; năm 2013 là 0,466 đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lien tục giảm trong 3 năm. Năm 2012 giảm 1,2% so với năm 2011; năm 2013 giảm 0,18% so với năm 2012. Nguyên nhân là do, tuy doanh thu của công ty tăng cao trong ba năm nhưng đồng thời các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý trong hoạt động kinh doanh của nhà máy cũng tăng không ít. Công ty nên có những biện pháp thích hợp để làm giảm chi phí trong những năm tới. + Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Bảng 19: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng tài sản Đồng 677,422,978,705 850,257,258,077 1,044,568,569,911 Lợi nhuận trước thuế Đồng 83,076,967,615 103,221,566,463 156,075,103,931 Lợi nhuận sau thuế Đồng 60,789,632,937 77,487,467,795 116,889,025,394 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản % 12.26 12.14 14.94 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản % 8.97 9.11 11.19 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết cứ 1 đồng tài sản bỏ ra đầu tư sản xuất kinh doanh thì đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu này qua bảng phân tích ta thấy có xu hướng tăng. Cụ thể, tỷ suất LNST/TS năm 2011 là 8,97%; năm 2012 là 9,11% và năm 2013 là 11,19%. Có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản đầu tư thì thu được 0,0897 đồng LNST năm 2011; năm 2012 là 0,911 đồng và năm 2013 là 0,1119 đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2012 tăng 0,14% so với năm 2011; năm 2013 tăng 2,08% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng là do mức tăng của LNST luôn cao hơn mức tăng của tài sản. Cụ thể năm 2013 mức tăng LNST so với năm 2012 là 50,85%, trong khi mức tăng của tài sản chỉ là 22,85%. Năm 2012 mức tăng của LNST so với năm 2011 là 27,47% cao hơn mức tăng của tài sản là 25,51%. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng tốt vốn đầu tư có hiệu quả. + Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (VCSH) Bảng 20: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vốn chủ sở hữu Đồng 215,339,502,949 145,154,456,361 115,162,619,118 Lợi nhuận trước thuế Đồng 83,076,967,615 103,221,566,463 156,075,103,931 Lợi nhuận sau thuế Đồng 60,789,632,937 77,487,467,795 116,889,025,394 Tỷ suất LNTT/VCSH % 38.58 71.11 135.53 Tỷ suất LNST/VCSH % 28.23 53.38 101.50 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết trong kỳ kinh doanh, bình quân cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua bảng ta thấy thu nhập trên VCSH có chiều hướng tăng qua 3 năm. Năm 2011 chỉ tiêu này là 28,23%; năm 2012 là 53,38% tăng 25,15% so với năm 2011, năm 2013 là 101,5% Tăng 48,12% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc tăng chỉ số này là do mức tăng của LNST cao hơn so với mức tăng của VCSH . Chỉ số này của công ty ngày càng tăng, chứng tỏ nhà máy sử dụng hiệu quả đồng VCSH tạo lợi nhuận thế cạnh tranh cho mình trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động. - Phân tích tài chính bằng phương pháp DHPOMT: + Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA. Bảng 21: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng tài sản Đồng 677,422,978,705 850,257,258,077 1,044,568,569,911 Lợi nhuận sau thuế Đồng 60,789,632,937 77,487,467,795 116,889,025,394 Doanh thu và thu nhập khác Đồng 1,006,916,180,719 1,601,983,998,687 2,510,100,792,728 Doanh lợi doanh thu % 6.04 4.84 4.66 Vòng quay tổng tài sản Vòng 1.49 1.88 2.40 Lợi nhuận trên tổng tài sản ROA % 8.97 9.11 11.19 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) * Doanh lợi vốn kinh doanh ROA phụ thuộc vài 2 yếu tố: Doanh lợi doanh thu: phản ánh mức sinh lời trên 1 đồng doanh thu cao hay thấp là do ảnh hưởng của chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vòng quay tổng tài sản: phản ánh mức độ hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ tốt hay xấu. Đối với nhân tố này, việc làm giảm tốc độ quay vòng của vốn là do doanh thu tiêu thụ hàng hóa trong kỳ là quá thấp hay doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản trong doanh nghiệp. Qua bảng phân tích, ta thấy ROA năm 2012 tăng lên, do vòng quay tổng tài sản tăng 26,76% so với năm 2011 trong khi doanh lợi doanh thu chỉ giảm 19,88%. Cụ thể, là do tỷ lệ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận làm cho doanh lợi doanh thu giảm. Năm 2013, ROA tiếp tục tăng, do vòng quay tổng tài sản tăng 0,52% so với năm 2012 trong khi doanh lợi doanh thu chỉ giảm 0,18%. Cụ thể doanh thu và thu nhập khác tăng 56,69% nhưng tổng tài sản chỉ tăng 22,85% làm cho vòng quay tổng tài sản tăng lên đạt 2,4 vòng tương ứng tăng 27,54% trong khi đó lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 50,85%. Nên doanh lợi doanh thu giảm xuống còn 4,66%. + Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE. Bảng 22: Phân tích tỷ suát lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng tài sản Đồng 677,422,978,705 850,257,258,077 1,044,568,569,911 Lợi nhuận sau thuế Đồng 60,789,632,937 77,487,467,795 116,889,025,394 Doanh thu và thu nhập khác Đồng 1,006,916,180,719 1,601,983,998,687 2,510,100,792,728 Doanh lợi doanh thu % 6.04 4.84 4.66 Vòng quay tổng tài sản Vòng 1.49 1.88 2.40 Nợ phải trả Đồng 462,083,475,756 704,468,978,706 843,347,982,926 Tỷ số nợ trên tổng tài sản Lần 0.68 0.83 0.81 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE % 28.23 53.15 58.09 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013) Doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE phụ thuộc và 3 nhân tố: doanh lợi doanh thu, số vòng quay tổng vốn và tỷ số nợ. Qua bảng phân tích ta thấy, doanh lợi vốn chủ sở hữa ROE lần lượt là: năm 2011 là 28,23%; năm 2012 là 53,15%; năm 2013 là 58,09%; năm 2012 tăng 24,92% so với năm 2011; năm 2013 tiếp tục tăng 4,94% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2012 doanh lợi doanh thu giảm 1,2% nhưng vòng quay tổng tài sản tăng tới 26,76%; tỷ số nợ tăng tới 21,46% dẫn tới ROE tăng so với 2011. Năm 2013, tuy doanh lợi doanh thu giảm nhưng vòng quay tổng tài sản tăng 27,54% sơ với tỷ số nợ giảm 2,56%; tăng cao hơn nhiều so với mức giảm của doanh lợi doanh thu nên ROE tiếp tục tăng cao so với năm 2012. Việc gia tăng chỉ số ROE cho thấy công ty sử dụng tương đối hiệu quả VCSH trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động của mình. - Phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của công ty năm 2013: Trong năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh, mức giảm là 351,263,040,960 đồng, chiếm 44,46% nguồn vốn để công ty trả cho người bán, trả cho công nhân viên, người lao động, ngoài ra các khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm và nguồn kinh phí và quỹ khác cũng giảm mạnh tương ứng là 106,175,373,727 đồng, chiếm 32,04% và 28.785,380,000 đồng chiếm 8,69% sử dụng nguồn vốn. Ngoài ra, công ty có kế hoạch là giảm bán chịu không để khách hàng chiếm dụng vốn, cụ thể giảm các khoản phải thu đến 75,356,431,514 đồng, chiếm 9,54%. Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư tài sản cố định và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, công ty đã tăng vốn chủ sở hữu lên 54,822,516,773 đồng, chiếm 6,94% nguồn vốn, ngoài ra công ty còn tăng vay và nợ dài hạn 18,817,183,872 đồng chiếm 2,38% và tăng vay và nợ ngắn hạn 143,545,718,615 đồng, chiếm 18,17% nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có thể thấy, trong năm công ty đã sử dụng nợ ngắn hạn để tăng tài sản khác ngắn hạn khác. Sử dụng vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn để mua sắm mới TSCĐ, đáp ứng việc dự trũ hàng tồn kho. Ngoài ra, công ty có chính sách không để khách hàng chiếm dụng vốn của công ty. 1.3.4 Nhận xét chung về tình hình tài chính của nhà máy: 1.3.4.1 Ưu điểm Qua phân tích tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất của nhà máy trong hoạt động 2010-2013 ta nhận thấy tài chính của nhà máy thể hiện qua các chỉ tiêu được đánh giá là tương đối và có những ưu điểm sau: Quy mô tổng tài sản và nguồn vốn ngày càng được mở rộng, mở rộng chính sách tín dụng, cho khách hàng mua chịu với khối lượng hàng hóa khá lớn, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng hơn, sản xuất ngày càng phong phú và đạt chất lượng cao. Tài sản cố định được quan tâm đầu tư liên tục. Có được đội ngũ quản lý nhiều năm kinh nghiệm, nhà máy được trang bị máy móc thiết bị với công nghệ tiên tiến và đồng bộ với kết cấu nhà xưởng.Cơ sở hạn tầng, công nghệ, trang thiết bị tốt, sản phẩm đa dạng, giá thành cạnh tranh, nguồn nguyên vật liệu ổn định, phong phú, có nhiều tiềm năng tăng trưởng, vị trí kinh doanh thuận lợi. Công tác thu hồi nợ của nhà máy khá tốt, kỳ thu tiền bình quân giảm cho thấy nhà máy đã có những biện pháp hợp lý nhằm kích thích việc khách hàng thanh toán nợ đúng hạn như: cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán, gửi thông báo nợ tới khách hàng Bên cạnh đó là cả sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Khả năng thanh toán thể hiện qua các chỉ số tài chính khá cao, điều này cho thấy tình hình trang trải các khoản nợ của nhà máy là khá tốt, sự tự chủ hiện tại trong kinh doanh của nhà máy là khá tốt và tương đối ổn định. Nguồn vốn kinh doanh khá lớn, việc sử dụng nguồn vốn tự có vào hoạt động kinh doanh cho thấy sự tự chủ về tài chính cao. 1.3.4.2 Nhược điểm: Sau một thời gian hoạt động, bên cạnh những thuận lợi đã đề cập trên thì tình hình tài chính của nhà máy cũng đang gặp một số khó khăn cần giải quyết: Tổng vốn của nhà máy tăng cao qua các năm nhưng thực tế nguồn tăng chủ yếu là từ hàng tồn kho và các khoản phải thu. Lượng hàng tồn kho của nhà máy ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dẫn đến tình trạng lượng vốn bị ứ đọng, gây thiếu hụt vốn cho một cố hoạt động sản xuất, làm tăng các khoản chi phí như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, Năm 2013, nhà máy tăng cường mở rộng chính sách tín dụng để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu, làm cho khoản thu này tăng cao, dẫn đến việc nhà máy bị khách hàng chiếm dụng một lượn vốn khá lớn và có thể gặp khó khăn trong khả năng thu hồi. Tình hình và khả năng thanh toán thể hiện qua các chỉ số tài chính vẫn tương đối cao nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm, điều này cho thấy tình hình trang trải các khoản nợ ngắn hạn của nhà máy đang giảm. Năm 2013, nhà máy mở rộng hoạt động kinh doanh và thị trường tiêu thụ, đã có những chính sách hợp lý, thu hút được một lượng khách hàng khá đông đảo, đồng thời làm cho doanh thu năm này tăng cao. Tuy nhiên, các khoản chi phí cũng tăng lên đáng kể dẫn tới các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động cũng có xu hướng giảm so với năm trước. 1.3.5 Đánh giá khái quát thực trạng các hoạt động của doanh nghiệp qua các năm 1.3.5.1 Quản trị chiến lược: Phòng kinh doanh đã thực hiện tốt công tác tìm hiểu về thị trường, nắm bắt tốt các thông tin kinh tế, về vĩ mô nhằm kịp thời đánh giá, nhằm tham mưu, đồng thời đưa ra những quyết định mang tính chiến về số lượng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng và khách hàng. 1.3.5.2 Quản trị nhân sự: Về nhân sự, công nhân của nhà máy được chia thành nhiều tổ, mỗi tổ 5 người, cùng thực hiện chung 1 khâu, 1 công việc, mỗi người trong tổ có trách nhiệm tự quản lý bản thân và người trong tổ. Khi có người làm sai thì phải nhắc nhở để họ sửa ngay tránh tình trạng kéo dài. Ngoài ra hằng năm, nhà máy đều tổ chức các cuộc thi tay nghề, nhằm tìm ra những phương pháp mới trong công việc, sau đó sẽ mở khóa bồi dưỡng kỹ năng tay nghề, cử 1 người đại diện mỗi tổ đi học rồi về truyền đạt lại cho các thành viên khác. Bên cạnh đó, công tác động viên công nhân cũng rất được nhà máy quan tâm. Cụ thể, chế độ lương thưởng hằng năm đều rất hấp dẫn, kịp thời, không bao giờ có sự chậm trễ hay sai sót, điều này có được cũng là nhờ khâu kiểm tra giám sát chấm công chặt chẽ bằng máy điện tử. Cứ mỗi năm 1 lần, Tổng công ty lại mở hội thao cấp công ty, nhằm tạo sân chơi vui vẻ, giao lưu hữu nghị giữa các đơn vị trực thuộc tổng công ty Yến Sào Khánh Hòa. Giải thưởng rất có giá trị cùng với việc tổ chức chuyên nghiệp, hội thao hằng năm đều diễn ra và thu được thành công lớn. góp phần không nhỏ trong công tác động viên khích lệ tinh thần làm việc của an hem cán bộ công nhân viên trong công ty. Bếp ăn tập thể của công nhân viên nhà máy cũng rất được chú trọng. Ngẫu nhiên sẽ có các đoàn kiểm kiểm tra thực hiện công tác kiểm định chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các bữa ăn, khẩu phần ăn của mỗi người. Không chỉ tạo được tâm lý không chủ quan mà làm ẩu của cán bộ bếp ăn mà còn tạo cảm nhận tốt, cảm giác yên tâm của công nhân viên trong nhà máy. Vào ngày thứ 7 cuối cùng mỗi tháng, nhà máy thực hiện tổ chức sinh nhật tập thể cho anh chị em cán bộ công nhân viên trong tập thể nhà máy. Đây thực sự là nguồn động viên lớn cho nhân viên vì thực sự ngoài ba,mẹ, vợ (chồng) thì chắc chắn không ai nhớ sinh nhật bạn cả. Trong xưởng, khi công nhân làm việc luôn mở nhạc nhẹ nhàng, giúp công nhân vừa làm việc vừa thư giãn, tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi khi lao động tay chân. Tuy nhiên trong văn phòng thì không làm việc này vì sẽ dễ ảnh hưởng đến sự tập trung trong lao động trí óc Có thể thấy được rằng công tác khích lệ động viên rất được nhà máy nói riêng và công ty nói chung quan tâm sâu sắc, nhờ đó nhân viên của công ty hết mực yêu mến công ty, hăng say làm việc, không ngừng sang tạo nâng cao kỹ năng tay nghề. 1.3.5.3 Quản trị chất lượng: Ngay từ khi mới đi vào hoạt động từ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà máy đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và hệ thống HACCP. Hệ thống nhận diện, đánh giá và kiểm soát mối nguy hiểm có ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm gọi tắt là hệ thống tích hợp ISO:HACCP. Sản phẩm của nhà máy nước giải khát cao cấp Yến Sào luôn đảm bảo đáp ứng một cách tốt nhát về mặt chất lượng, đem lại sự hài lòng và tin tưởng ngày càng cao cho khách hàng. Đầu năm 2010 nhà máy đã chuyển sang áp dụng phiên bản mới ISO 9001:2008. 1.3.5.4 Quản trị sản xuất: Nhà máy được đầu tư một dây chuyền thiết bị hoàn chỉnh, tự động hóa cao, có công suất 5tr sp/năm. Dây chuyền thiết bị chính, từ khâu súc rửa chai lo đến chiết rót, đóng nắp, tiệt trùng, dán nhãn hoàn toàn tự động được nhập khẩu từ Ý và Đức. Dây chuyền này cho phép sản xuất sản phẩm có 3 dạng bao bì: lon thiếc, chai và lo thủy tinh. Nhà máy xây dựng phòng Lab với trang thiết bị hiện đại kiểm soát chặt chẽ từng khâu trong quá trình sản xuất. Đặc biệt ngay từ khi mới đi vào hoạt động, nhà máy đã thực hiện rất tốt công tác quản lý nhân sự, phân chia ca làm việc, thực hiện công tác đôn đốc, với mục tiêu không bao giờ thiếu hàng, thiếu nguồn cung cho thị trường. 1.3.5.5 Hệ thống thông tin quản lí: Nhà máy được trang bị máy chấm công tự đông bằng phương pháp sinh trắc học hiện đại, đảm bảo chính xác, tin cậy tuyệt đối. Ngoài mạng điện thoại nội bộ giúp cán bộ công nhân viên trong nhà máy dễ dàng trao đổi công việc, nhà máy còn thực hiện cài đặt phần mềm chat nội bộ giúp cho nhân viên văn phòng của nhà máy tiện trao đổi văn bản, hồ sơ, tài liệu liên quan đến công việc và tuyệt đối bảo mật. Chưa kể đến phần mềm kế toán ứng dụng được cài đặt chung cho toàn bộ các đơn vị cũng như tổng công ty, giúp công việc sổ sách được thực hiện vô cùng nhanh chóng và kịp thời, ví như chỉ cần bộ phận nhà máy nước yến cập nhật số liệu lên là ngay thời điểm đó tại tổng công ty có thể xem được ngay. Tương tự như mạng Internet vậy, nhưng sẽ là an toàn hơn vì chỉ được mắc trong nội bộ công ty, tránh việc các hacker bên ngoài có thể xâm nhập lấy cắp dữu liệu và các thông tin liên quan. Ngoài ra nhà máy cũng có mạng internet cáp quang với tốc độ truyền tải rất nhanh, wifi miễn phí phủ khắp khuôn viên nhà máy, ngoài việc giúp cho cán bộ công nhân viên nhà máy dễ dàng tiếp cận thông tin, mà còn góp phần giải trí vào giờ nghỉ trưa thư giãn. 1.3.5.6 Quản trị Marketing: Vì nhà máy không có phòng marketing riêng nên phòng kinh doanh là phòng đảm nhận công tác này. Phòng kinh doanh tại nhà máy phối hợp với phòng kinh doanh tại công ty thực hiện công tác điều phối luận chuyển hàng hóa thành phẩm đồng thời thực hiện các chiến dịch quảng bá sản phẩm, tổ chức các cuộc thi bán hàng Nói chung vì chỉ là nhà máy chuyên sản xuất sản phẩm nên cũng không chú trọng marketing lắm. PHẦN II. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết 2.1.1 Hàng tồn kho: 2.1.1.1 Định nghĩa: Hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc tương lai. Bao gồm những tài sản: Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; Nguyên liệu; Vật liệu; Công cụ, dụng cụ (gọi chung là vật tư) để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. 2.1.1.2 Thành phần của hàng tồn kho: Hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp có thể bao gồm: Hàng hoá mua về để bán (hàng hoá tồn kho, hàng hoá bất động sản, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng gửi đi gia công chế biến); Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; sản phẩm dở dang (sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho); Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi đường; Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang; Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và thành phẩm, hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp. 2.1.1.3 Đặc điểm: Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa. Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động nhưng không đủ tiêu chuẩn để xếp vào tài sản cố định. Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của qui trình sản xuất, được kiểm nghiệm đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật qui định và nhập kho. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đến cuối kỳ kinh doanh vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn nằm trong các phân xưởng sản xuất. Hàng hóa (tại các doanh nghiệp thương mại) được phân theo từng ngành gồm có: hàng vật tư thiết bị, công nghệ phẩm tiêu dung, hàng lương thực, thực phẩm chế biến. 2.1.1.4 Phân loại hàng tồn kho: - Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dưng cơ bản, phế liệu thu hồi, vật liệu khác. - Công cụ dụng cụ: dụng cụ giá lắp chuyên dùng cho sản xuất, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản lý, quần áo bảo hộ lao động, khuôn mẫu đúc các loại, các loại bao bì dùng để đựng hàng hóa. - Hàng hóa: thành phẩm, sản phẩm dở dang. 2.1.1.5 Tầm quan trọng của hàng tồn kho: Trong một doanh nghiệp, hàng tồn kho bao giờ cũng là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó. Thông thường giá trị hàng tồn kho chiếm 40% - 50% tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, việc kiểm soát tốt hàng tồn kho luôn là một vấn đề hết sức cần thiết và chủ yếu trong quản trị sản xuất tác nghiệp. Tồn kho là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ. Người bán hàng nào cũng muốn nâng cao mức tồn kho để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng; nhân viên phụ trách sản xuất và tác nghiệp cũng thích có một lượng tồn kho lớn vì nhờ đó mà họ lập kế hoạch sản xuất dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với bộ phận tài vụ thì bao giờ cũng muốn hàng tồn kho được giữ ở mức thấp nhất, bởi vì tiền nằm ở hàng tồn kho sẽ không chi tiêu vào mục khác được. 2.1.2 Quản trị hàng tồn kho: 2.1.2.1 Định nghĩa: Quản trị tồn kho là quản lý một hệ thống tồn kho trong doanh nghiệp, là việc làm không thể thiếu, nhờ có nó mà doanh nghiệp có thể giữ lượng tồn kho ở mức “vừa đủ”. Có nghĩa là không “quá nhiều” mà cũng đừng “quá ít”. Bởi vì khi mức tồn kho quá nhiều sẽ dẫn đến chi phí tăng cao; đối với một số hàng hoá nếu dự trữ quá lâu sẽ bị hư hỏng, hao hụt, giảm chất lượng Điều này sẽ gây khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Ngược lại, lượng tồn kho không đủ sẽ làm giảm doanh số bán hàng (đối với hàng tồn kho là thành phẩm), ngoài ra có thể dẫn đến tình trạng khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh khi nhu cầu của họ không được đáp ứng. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của quản trị tồn kho là phải trả lời được 2 câu hỏi sau: - Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu? - Khi nào thì tiến hành đặt hàng? 2.1.2.2 Chức năng của quản trị tồn kho: - Chức năng liên kết - Chức năng đề phòng tăng giá, lạm phát - Chức năng khấu trừ theo sản lượng. 2.1.2. Các chi phí liên quan đến quản trị tồn kho: Tiêu chí để đánh giá một mô hình tồn kho hiệu quả thường là tối thiểu hóa chi phí tồn kho. Quản trị tồn kho liên quan đến 4 loại chi phí sau: 2.1.2.1 Chi phí đặt hàng: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc thiết lập đơn hàng bao gồm: chi phí tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng, thông báo qua lại) và các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc vận chuyển hàng đến kho của doanh nghiệp. 2.1.2.2 Chi phí lưu kho (Chi phí tồn trữ): Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động tồn trữ. Những chi phí này có thể thống kê như sau: - Chi phí về nhà cửa, kho hàng: - Tiền thuê và khấu hao nhà cửa, Chi phí cho bảo hiểm nhà kho, kho hàng, Chi phí thuê nhà đất: Chiếm 3-10%. - Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện, Tiền thuê, khấu hao dụng cụ, thiết bị, Chi phí năng lượng, Chi phí vận hành thiết bị: Chiếm 1-3,5%. - Chi phí về nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý: Chiếm 3-5%. - Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho, Phí tổn cho việc vay mượn vốn, Thuế đánh vào hàng tồn kho - Bảo hiểm cho hàng tồn kho: Chiếm 6-24%. - Thiệt hại của hàng tồn kho do mất mát, hư hỏng hoặc không sử dụng được Chiếm 2-5%. Tỷ lệ các loại chi phí trên chỉ có ý nghĩa tương đối, chúng phụ thuộc vào từng loại doanh nghiệp, địa điểm phân bố, lãi suất hiện hành. Thông thường chi phí lưu kho hàng năm chiếm xấp xỉ 40% tổng giá trị hàng dự trữ. 2.1.2.3 Chi phí mua hàng: Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn vị. Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến mô hình tồn kho trừ mô hình khấu trừ theo số lượng. 2.1.2.4 Chi phí thiếu hàng: Là chi phí phản ánh kết quả về kinh tế khi hết hàng trong kho. Việc hết hàng trong kho sẽ dẫn đến 2 trường hợp: - Thứ nhất, bắt khách hàng phải chờ cho tới khi có hàng. Điều này có thể làm mất đi thiện chí muốn hợp tác với doanh nghiệp trong tương lai của khách hàng; - Thứ hai, nếu không có sẵn hàng thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng. Như vậy, tiền lời bị mất do bán được ít hàng và thiện cảm của khách hàng bị giảm sẽ làm giảm sút tiềm năng bán hàng trong tương lai. 2.1.3 Các dạng tồn kho và các biện pháp giảm số lượng hàng tồn kho: 2.1.3.1 Các dạng tồn kho: Hàng tồn kho trong hệ thống cung ứng – sản xuất và phân phối đều nhằm mục đích dự phòng những bất trắc có thể xảy ra. Các dạng tồn kho được minh hoạ qua sơ đồ dưới đây: Hình 3: Các dạng tồn kho 2.1.3.2 Các biện pháp để giảm số lượng hàng tồn kho: Từ các dạng tồn kho, ta có các biện pháp để giảm lượng hàng tồn kho như sau: - Áp dụng các mô hình tồn kho để xác định lượng hàng dự trữ tối ưu; - Áp dụng kế hoạch sửa chữa dự phòng để xác định lượng phụ tùng dự trữ chính xác; - Áp dụng hình thức sản xuất dây chuyền nhằm giảm tối đa lượng sản phẩm dở dang; - Nắm chắc nhu cầu của khách hàng, tức là nắm chắc về số lượng sản phẩm và thời điểm giao hàng, từ đó có kế hoạch sản xuất vừa đủ không dư; - Áp dụng kỹ thuật phân tích biên tế để quyết định chính sách tồn kho (xác định khi nào thì tăng hàng, khi nào thì không). 2.2 Công tác quản trị tồn kho tại nhà máy nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa: 2.2.1 Công tác xuất nhập, quản lý việc lưu kho tại nhà máy: Những người có liên quan Các bước nhập kho và chứng từ kèm theo Đề nghị nhập kho Viết phiếu nhập kho Ký duyệt Nhập kho và ghi thẻ kho Biên bản kiểm kê Ghi Sổ kế toán Quản lý xưởng Ban kiểm kê Kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp và người giao hàng Thủ kho Kế toán tổng hợp Hình 4: Sơ đồ qui trinh nhập kho tại nhà máy: 2.2.1.1 Qui trình nhập kho NVL, vật tư, công cụ dụng cụ: Các chứng từ liên quan: Giấy đề nghị nhập kho, Phiếu nhập kho, Hóa đơn, Giấy đề nghị thanh toán, Phiếu chi (thanh toán) Các bước tiến hành: + Vào cuối mỗi quý, quản lý xưởng căn cứ vào tình hình sản xuất để tính toán số lượng, chủng loại nguyên vật liệu cần cung cấp cho quá trình sản xuất và lập danh sách cụ thể từng loại nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ cần cho quý tiếp theo với đầy đủ số lượng, yêu cầu kỹ thuật cụ thể rồi tiến hành lập phiếu đề nghị nhập kho. + Phiếu đề nghị nhập kho được chuyển qua cho giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt sau đó chuyển sang cho kế toán vật tư. + Kế toán vật tư căn cứ vào phiếu đề nghị nhập kho đã được duyệt tiến hành lập đơn hàng gồm 3 liên: liên 1 và giấy yêu cầu nhập kho đã được phê duyệt sẽ được lưu lại tại phòng kế toán, liên 3 giao cho bộ phận kho để đối chiếu với liên 2 (đã giao cho nhà cung ứng) khi nhận hàng về kho. + Khi nhận hàng, người giao hàng và bộ phận kho sẽ kiểm tra, đối chiếu đơn hàng với lô hàng thực tế. Sau khi đã xác nhận lô hàng đạt chất lượng, đủ số lượng như trong đơn hàng, bộ phận kho sẽ chuyển hóa đơn, biên bản kiểm định, đơn đặt hàng (liên 2) cho kế toán vật tư. + Phiếu nhập kho 2liên sau khi được giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt sẽ tiếp tục được đưa sang bộ phận kho để ghi thẻ kho và cuối cùng được lưu tại kho. 2.2.1.2 Qui trình nhập kho thành phẩm: Các chứng từ liên quan: + Phiếu đề nghị nhập kho thành phẩm. + Phiếu nhập kho. Các bước tiến hành: Việc nhập kho thành phẩm đơn giản hơn nhập kho nguyên vật liệu rất nhiều, vì là cùng trong 1 nhà máy, và việc nhập kho thành phẩm không có thêm khâu thanh toán như nhập kho vật tư mà chỉ đơn thuần là việc lưu trữ lô hàng đã sản xuất xong chờ phân phối. + Sau khi bộ phận đóng gói hoàn thành 1 lô sản phẩm đã qua kiểm định chất lượng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, trưởng bộ phận sẽ lập phiếu để nghị nhập kho thành phẩm. + Phiếu đề nghị nhập kho sau đó sẽ được đưa lên trình giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt thông qua rồi đưa xuống cho kế toán vật tư lập phiếu nhập kho và chuyển phiếu nhập kho cho thủ kho. + Thủ kho có nhiệm vụ kiểm tra lô hàng đúng với phiếu nhập kho mới cho vào kho rồi làm thủ tục lưu kho và viết thẻ kho. Những người có liên quan Các bước xuất kho và chứng từ kèm theo Đề nghị xuất kho Viết phiếu xuất kho Xuất kho và ghi thẻ kho Ghi Sổ kế toán Duyệt xuất kho Người đề nghị xuất kho Giám đốc, kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ kho Kế toán tổng hợp Hình 5: Sơ đồ qui trình xuất kho tại nhà máy: 2.2.1.3 Qui trình xuất kho nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ: Các chứng từ liên quan: + Phiếu đề nghị xuất kho nguyên vật liệu(vật tư, công cụ dụng cụ). + Phiếu xuất kho Các bước tiến hành: + Bộ phận phân xưởng theo dõi sát sao việc sản xuất sản phẩm, khi phát sinh nhu cầu về nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất thì sẽ lập phiếu đề nghị xuất kho trình lên xin bổ sung lập tức tránh tình trạng gián đoạn sản xuất. + Kế toán vật tư sẽ kiểm tra phiếu đề nghị xuất kho rồi trình lên cho giám đốc và kế toán trưởng xét duyệt thông qua sau đó mới tra về cho kế toán vật tư viết phiếu xuất kho gồm 3 liên tương tự như phiếu nhập kho nguyên vật liệu chỉ khác là liên thứ 2 được giao cho người chịu trách nhiệm nhận vật tư của bộ phận phân xưởng để đối chiếu kiểm tra khi giao hàng. + Thủ kho sau khi nhận được phiếu xuất kho liên 3 do kế toán vật tư giao cho sẽ tiến hành xuất kho nguyên liệu và ghi vào thẻ kho. 2.2.1.4 Qui trình xuất kho thành phẩm: Các chứng từ liên quan: + Phiếu đề nghị xuất kho thành phẩm. + Phiếu xuất kho. Các bước tiến hành: + Bộ phận kinh doanh của nhà máy thực hiện công tác tiếp nhận các đơn hàng của đối tác, đại lý, showroom cũng như các cửa hàng bán lẻ, rồi tiến hành lập phiếu đề nghị xuất kho thành phẩm để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị. + Phiếu đề nghị xuất kho thành phẩm sau đó sẽ được trình lên cho giám đốc nhà máy ký duyệt rồi chuyển sang cho kế toán trưởng của nhà máy kiểm tra rồi thực hiện công tác viết phiếu xuất kho 3 liên và gửi xuống cho thủ kho(liên 3). Liên 2 cho người vận chuyển và liên 1 sẽ được lưu tại phòng kế toán. + Thủ kho sau khi nhận được phiếu xuất chuyển kho sẽ tiến hành xuất kho và lưu nội dung vào thẻ kho. 2.2.2 Công tác áp dụng kỹ thuật phân tích A-B-C trong phân loại hàng tồn kho của nhà máy: 2.2.2.1 Kỹ thuật phân tích A-B-C: Trong rất nhiều loại hàng hóa tồn kho, không phải loại hàng hóa nào cũng có vai trò như nhau trong việc bảo quản trong kho hàng. Để quản lý tồn kho hiệu quả người ta phải phân loại hàng hóa dự trữ thành các nhóm theo mức độ quan trọng của chúng trong dự trữ, bảo quản. Phương pháp được nhà máy sử dụng để phân loại là phương pháp A-B-C. Phương pháp này được phát triển dựa trên một nguyên lý do một nhà kinh tế học Italia vào thế kỷ 19 là Pareto tìm ra. Ông đã quan sát thấy rằng trong một tập hợp có nhiều chủng loại khác nhau thì chỉ có một số nhỏ chủng loại lại chiếm giá trị đáng kể trong cả tập hợp. Giá trị hàng tồn kho hàng năm được xác định bằng cách lấy nhu cầu hàng năm của từng loại hàng tồn kho nhân với chi phí tồn kho đơn vị. Tiêu chuẩn để xếp các loại hàng tồn kho vào các nhóm là: - Nhóm A: Bao gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 70 - 80% tổng giá trị tồn kho, nhưng về số lượng chỉ chiếm 15 - 20% tổng số hàng tồn kho; - Nhóm B: Gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 25 - 30% tổng giá trị hàng tồn kho, nhưng về sản lượng chúng chiếm từ 30 - 35% tổng số hàng tồn kho; - Nhóm C: gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ chiếm 5 -10% tổng giá trị tồn kho. Tuy nhiên về số lượng chúng lại chiếm khoảng 50 – 55% tổng số hàng tồn kho. Hình 6: Sơ đồ các nhóm hàng tồn kho phân bố theo biểu đồ Pareto 2.2.2.2 Áp dụng kỹ thuật phân tích A-B-C trong công tác quản trị hàng tồn kho tại nhà máy nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa: Cụ thể chúng ta xem xét việc phân loại ABC cho các mặt hàng tồn kho thành phẩm tại nhà máy nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa như sau: Tên hàng Nhu cầu hằng năm Giá trị Giá trị hằng năm % so với tổng giá trị hằng năm Nước yến Nhân sâm 70ml 4,500,000 45,000 202,500,000,000 20.51 Sanest lọ 70ml 6,200,000 36,000 223,200,000,000 22.61 Sanest lọ không đường 70ml 5,000,000 36,000 180,000,000,000 18.23 Sanest yến collagen 4,500,000 36,000 162,000,000,000 16.41 Sanest lon 190ml 15,000,000 9,000 135,000,000,000 13.67 Sanest lon không đường 190ml 8,000,000 9,000 72,000,000,000 7.29 Sanest chai 180ml 1,800,000 7,000 12,600,000,000 1.28 Tổng 45,000,000 178,000 987,300,000,000 100 * Nhìn vào bảng ta thấy: Nước yến Nhân sâm 70ml, Sanest lọ 70ml, Sanest lọ không đường 70ml, Sanest yến collagen có giá trị chiếm tời 77,76% tổng giá trị. Ta sẽ xếp vào nhóm A. Trong khi đó các món hàng Sanest lon 190ml chỉ chiếm 13,67% tổng giá trị. Xếp vào nhóm B. Các món hàng còn lại Sanest chai 180ml và Sanest lon không đường 190ml chiếm 8,57% tổng giá trị. Sẽ là nhóm C. 2.2.2.3 Tác dụng của kỹ thuật phân tích ABC đối với công tác quản trị hàng tồn kho: - Đầu tư có trọng tâm khi mua hàng. Chẳng hạn, ta phải dành các nguồn tiềm lực để mua hàng nhóm A nhiều hơn so với nhóm C; - Xác định các chu kỳ kiểm toán khác nhau cho các nhóm khác nhau: + Đối với loại hàng tồn kho thuộc nhóm A, việc tính toán phải được thực hiện thường xuyên, thường là mỗi tháng một lần; + Đối với loại hàng tồn kho thuộc nhóm B sẽ tính toán trong chu kỳ dài hơn, thường là mỗi quý một lần; + Đối với loại hàng tồn kho thuộc nhóm C thường tính toán 6 tháng 1 lần. 2.2.3 Mô hình quản trị hàng tồn kho của nhà máy: 2.2.3.1 Sử dụng mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ – Production Order Quantity Model) trong quản trị tồn kho thành phẩm: Đây là một biến thể của mô hình EOQ (Một trong những kỹ thuật kiểm soát tồn kho phổ biến và lâu đời nhất, nó được nghiên cứu và đề xuất từ năm 1915 do ông Ford. W. Harris đề xuất và cho đến nay vẫn được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng). Mô hình POQ được áp dụng vì nhà máy vừa sản xuất vừa phân phối sản phẩm và cần phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày. Trong mô hình POQ, cơ bản giống như mô hình EOQ, nên bằng phương pháp giống như EOQ có thể tính được lượng hàng tối ưu Q*. Nếu ta gọi: p: Mức mức sản xuất hàng ngày; d : Nhu cầu phân phối thành phẩm hàng ngày; t : Thời gian phải cung ứng. Ta sẽ có: Tổng lượng sản xuất trong thời gian t Tổng nhu cầu phân phối trong thời gian t Mức tồn kho tối đa = - Tức là : Qmax = p.t – d.t Mặt khác: Q = p.t Þ t = Q/p Thay vào công thức tính mức tồn kho tối đa, ta có: Hàm tổng chi phí trong trường hợp này là: Như vậy, mức tồn kho tối ưu: Áp dụng mô hình vào công tác quản trị tồn kho thành phẩm của nhà máy ta có thể dễ dàng tính được mức tồn kho thành phẩm tối ưu của nhà máy như sau: Tên hàng D:Nhu cầu hằng năm S:Chi phí đặt hàng H:Chi phí lưu kho p:Mức sản xuất hằng ngày Q:Mức tồn kho tối ưu Số lô hàng sản xuất tối ưu trong năm Nước yến Nhân sâm 70ml 4,500,000 300,000 15,000 22,000 31,464 143 Sanest lọ 70ml 6,200,000 300,000 15,000 31,000 35,214 176 Sanest lọ không đường 70ml 5,000,000 300,000 15,000 25,000 31,623 158 Sanest yến collagen 4,500,000 300,000 15,000 20,000 42,426 106 Sanest lon 190ml 15,000,000 300,000 5,000 75,000 94,868 158 Sanest lon không đường 190ml 8,000,000 300,000 5,000 40,000 69,282 115 Sanest chai 180ml 1,800,000 300,000 5,000 9,000 32,863 55 Tổng 45,000,000 222,000 337,741 912 2.2.3.2 Sử dụng Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model) trong quản trị tồn kho nguyên vật liệu: Để tăng doanh số bán hàng, các nhà cung ứng nguyên vật liệu cho nhà máy đã đưa ra chính sách giảm giá khi người mua mua với số lượng lớn hay còn được gọi là bán hàng khấu trừ theo số lượng mua. Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp. Nhưng lượng dự trữ sẽ tăng lên và do đó chi phí lưu kho sẽ tăng. Xét về mức chi phí đặt hàng thì lượng đặt hàng tăng lên, sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí về hàng dự trữ hàng năm là bé nhất. Do đó nhà máy đã áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng DQM để tính lượng nguyên vât liệu tồn kho. Trong đó tổng chi phí về hàng tồn kho được tính như sau: Với chi phí mua hàng = P.D Để xác định được lượng hàng tối ưu (Q*) trong một đơn hàng, ta tiến hành 4 bước sau đây: Bước 1: Xác định các mức sản lượng đặt hàng tối ưu theo các mức đơn giá khác nhau, theo công thức: Trong đó: I: Tỷ lệ % chi phí tồn kho tính theo giá mua một đơn vị hàng. P: Giá mua 1 đơn vị hàng. Chi phí lưu kho H giờ đây là I.P (vì giá cả của hàng hoá là 1 biến số trong tổng chi phí lưu kho). Bước 2: Điều chỉnh các mức sản lượng lên mức sản lượng được hưởng giá khấu trừ. Bước 3: Tính tổng chi phí của hàng tồn kho cho các mức sản lượng đã điều chỉnh, theo công thức : Bước 4: Chọn Q* nào có tổng chi phí của hàng tồn kho thấp nhất đã được xác định ở bước 3. Q* được chọn chính là sản lượng tối ưu của đơn hàng (qui mô đơn hàng tối ưu) với TCmin. Cụ thể tại nhà máy, một trong những nguyên liệu chính của thành phẩm đó là đường kết tinh. Đối với loại NL này nhà máy nhập sản phẩm của công ty TNHH MTV Thương Mại Thành Thành với bảng giá và chiết khấu như sau: Số lượng mua (Kg) Giá mua (Đồng/Kg) Nhỏ hơn 20,000 19,000 Từ 20,000 đến dưới 25,000 17,000 Từ 25,000 trở lên 15,000 Với nhu cầu về đường kết tinh hằng năm là 150,000Kg; chi phí mỗi lần đặt hàng là 3,000,000đ; chi phí lưu kho là 10% giá mua. Ta dễ dàng tính được lượng hàng mỗi lần đặt hàng đặt mỗi tương ứng với mỗi mức giá: Giá 19000 => Q = 21,764 (kg) Giá 17000 => Q = 23,009 (kg) Giá 15000 => Q = 24,495 (kg) - Với lượng đường đặt mua là 21,764 (kg) ta sẽ được mua với mức giá 17.000 đồng/kg, thay vì nhà máy định mua với mức giá 19.000 đồng/kg. Do đó, lượng hàng này vô nghĩa nên ta loại nó đi. - Với Q = 23,009 hợp lý nên ta giữ nguyên. - Ta thấy 24,495 (kg) rất gần với mức 25,000(kg) mà nhà cung ứng đã định giá 15,000 (đồng/kg). Nên ta sẽ điều chỉnh mức 24,495(kg) lên 25,000 (kg) để được hưởng mức giá 15.000 đồng/kg. - Tiếp đó ta sẽ tính tổng chi phí phải bỏ ra khi đặt hàng với từng mức sản lượng với công thức: TC = P*D + (S*D/Q) + (I*P*Q/2) Ta có: + Mức 23,009(kg), tổng chi phí bỏ ra sẽ là: 2,589,115,214 (đồng) + Mức 25,000(kg), tổng chi phí bỏ ra sẽ là: 2,286,750,000 (đồng) Tổng chi phí bỏ ra là thấp nhất nên ta sẽ chọn mức đặt hàng đường kết tinh là 25,000(kg) mỗi lần mua. Suy ra số lần đặt hàng đường kết tinh tối ưu mỗi năm của nhà máy là: D/Q = 150,000/25,000 = 6 lần. 2.3 Nhận xét chung: Qua phân tích việc quản trị hàng tồn kho của nhà máy nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa chúng ta có thể thấy công tác quản trị tồn kho rất được chú trọng, nó đóng một vai trò vô cùng to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Nhà máy đã ứng dụng rất tốt các mô hình quản trị hàng tồn kho để tính được sản lượng, mức tồn kho tối ưu cũng như thời điểm đặt hàng lại. Đối với hàng tồn kho là thành phẩm nhà máy đã vận dụng mô hình POQ, nhưng khi tính lượng hàng tồn kho cho nguyên vật liệu thì lại linh hoạt chuyển sang sử dụng mô hình QDM. Có thể thấy rõ ràng bộ phận quản lý không chỉ rất chú trọng công tác quản trị tồn kho mà còn nắm rõ phương pháp cũng như vận dụng chúng một cách cực kỳ linh hoạt. Sau lần thực tập này, tôi hiểu hơn về lý thuyết quản trị kinh doanh nói chung và quản trị tồn kho nói riêng, hiểu được giá trị của những bài học mà thầy cô đã giảng, nắm rõ vai trò thực tiễn của chúng. Thêm khâm phục những người đi trước đã tổng hợp kiến thức để những kẻ vãn bối như tôi có thể thực hiện những công việc quản trị dễ dàng hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - ThS.Nguyễn Ngọc Duy, 2013. Bài giảng quản trị sản xuất. Đại Học Nha Trang. - truonghoabinh và Võ Thị Tuyết. Quản trị dự trữ (tồn kho). Truy cập từ ngày 17/11/2014. - maiphuongdc. Đề tài Tìm hiểu công tác Quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Máy tính CMS. Truy từ cập ngày 17/11/2014. - THS. TRẦN THỊ QUỲNH GIANG - ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP, 2014. Kế toán quản trị hàng tồn kho: Công cụ giúp doanh nghiệp hội nhập hiệu quả. Tạp chí Tài chính, số 5 – 9/6/2014.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbaocaothuctap_6239.docx
Luận văn liên quan