Đề tài Tìm hiểu tác động của văn hoá đến việc kinh doanh của một số công ty xuyên quốc gia (TNCS) và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam

Ngoại ngữ là cửa sổ để tiếp cận nền văn hoá của đối tác và cũng là phương tiện giao tiếp hàng đầu đối với doanh nghiệp. Trong các ngôn ngữ khác nhau, có loại ngôn ngữ đã phát triển ngôn ngữ kinh doanh và đạt được trình độ chính xác cao, có ngôn ngữ chưa phát triển các thuật ngữ và cách biểu đạt chính xác về khoa học, công nghệ hay thương mại nên phải rất thận trọng để tìm cách biểu đạt chuẩn xác nhất trong hợp đồng.

pdf82 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tác động của văn hoá đến việc kinh doanh của một số công ty xuyên quốc gia (TNCS) và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng góp phần đáng kể làm thay đổi cơ cấu sản phẩm của tập đoàn PepsiCo, đồng thời tiết kiệm được rất nhiều chi phí quản lý, đặc biệt là chi phí hành chính và chi phí kinh doanh khác thông qua tối ưu hoá các hoạt động, quy trình sau khi sáp nhập. Quy mô doanh thu của PepsiCo đã vượt đối thủ đáng gờm là Coca Cola và giá cổ phiếu của PepsiCo năm 2002 đạt mức kỷ lục sau hơn 100 năm thành lập: 53,5 đô la/cổ phiếu. Hiện nay, bên cạnh nhãn hiệu Pepsi trị giá hàng tỷ đô la, PepsiCo còn sở hữu nhiều thương hiệu nước giải khát lừng danh khác như Mirinda, 7 Up, Moutain Dew. Phương châm kinh doanh của PepsiCo là “Performance with Purpose” tức là vừa hướng tới những thành công trong kinh doanh nhưng cũng vừa thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và trách nhiệm về môi trường. 53 3.2. Tình hình kinh doanh PepsiCo là một trong những tập đoàn đứng đầu thế giới về nước giải khát và thực phẩm với khoảng 185.000 nhân viên trên toàn thế giới, doanh thu hàng năm đạt trên 39 tỷ đô la. Sản phẩm của PepsiCo có mặt trên các thị trường châu Âu, Trung Đông, châu Á , châu Phi và Úc, phục vụ khoảng 86% dân số thế giới. Tính đến cuối năm 2008, PepsiCo có tất cả 18 nhãn hiệu lớn với doanh thu bán lẻ hàng năm đều đạt trên 1 tỷ đô la, trong đó nước giải khát Pepsi vẫn đem về doanh thu cao nhất.1 2008 là năm kinh tế toàn cầu suy thoái nhưng PepsiCo vẫn đạt những bước tiến đáng kể trong kinh doanh nhờ việc luôn hướng đến cung cấp các sản phẩm đồ ăn và đồ uống sao cho phù hợp với mọi lứa tuổi, đồng thời không ngừng đổi mới nhãn hiệu của mình. Cũng trong năm này, PepsiCo tiến hành một cuộc cải tổ lớn với việc thay đổi logo, đồng thời nhấn mạnh niềm vui, sự lạc quan và năng lượng mà thương hiệu mình đem lại cho khách hàng. Quý 4 năm 2008, PepsiCo cùng với Google và YouTube làm một chương trình giải trí hàng ngày trên YouTube, chương trình này được PepsiCo cập nhật hàng ngày. Nhờ những nỗ lực đáng kể như trên nên doanh thu năm 2008 của PepsiCo đạt 43.251 triệu đô la, tăng 10% so với năm 2007. Thu nhập trên một cổ phiếu đạt 3,68 đô la, tăng 9% so với năm 2007.2 3.3. Ảnh hưởng của văn hoá tới kinh doanh 3.3.1. Văn hoá ảnh hưởng đến giao tiếp trong kinh doanh Chúng ta đã từng nghe tên của Coca -cola bị phát âm trong tiếng Trung Quốc chệch thành “Kekoukela”, nghĩa là “cắn con nòng nọc bằng sáp” hay thương hiệu ô tô Nova của công ty Chevy khi dịch sang tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “không đi được” . Ngôn ngữ thực sự là một rào cản mà hầu hết các 1 Theo 2 “PepsiCo Annual Report 2008”, www.pepsico.com/Investors/Annual-Reports/2008-Annual-Report.aspx 54 công ty xuyên quốc gia đều gặp phải khi thâm nhập vào một thị trường mới , và Pepsi Co cũng không phả i một ngoại lệ . Có thời kỳ khẩu hiệu của nước uống Pepsi “Come alive with the Pepsi Generation” (Sảng khoái với thế hệ Pepsi) đã bị dịch sang tiếng Trung Quốc với ý nghĩ “Pepsi gọi tổ tiên của bạn từ nghĩa địa trở về” làm cho thông điệp của công ty không những không được truyền đến người tiêu dùng mà còn bị sai lệch đi, dẫn đến việc sản phẩm không được tiêu thụ trên thị trường đó. 3.3.2. Văn hoá ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng 3.3.2.1. Văn hoá ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp Những thành công mà PepsiCo có được trên hàng trăm thị trường trên thế giới là kết quả của những nỗ lực không nhỏ trong việc thích nghi sản phẩm của mình với những môi trường văn hoá khác nhau. Tiếp cận với văn hoá phương Đông, PepsiCo chọn biểu tượng thiếu âm và thiếu dương cho nước uống Pepsi của mình để đến với những khách hàng là tín đồ của Phật giáo. Để bảo hộ cho biểu tượng này, PepsiCo đã phải chi đến 500 triệu đô la làm cho giá của thương hiệu Pepsi đã nâng lên đến 55 tỷ đô la.1 Đầu tư đó là lớn nhưng hoàn toàn không uổng phí vì nó đã làm cho hình ảnh nước uống Pepsi trở nên thân thiện hơn với nền văn hoá phương Đông và tăng sự thịnh hành của sản phẩm trên thị trường này. Trên thị trường Việt Nam, trên cơ sở nắm bắt được tâm lý yêu thích môn thể thao bóng đá và tâm lý tự tôn dân tộc của người Việt, vào những năm 90 PepsiCo đã tổ chức ngày hội bóng đá thông qua show quảng cáo trên truyền hình với hình ảnh Hồng Sơn – cầu thủ bóng đá được yêu thích nhất lúc bấy giờ tâng trái bóng cùng với các danh thủ hàng đầu thế giới. Đồng thời 1 Chungta.com, “Cơ sở nào để xây dựng văn hoá doanh nghiệp”, doanh-nghiep&catid=66 55 PepsiCo tung ra khẩu hiệu “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam vươn ra đấu trường quốc tế”. Nhờ đó, doanh số của nước uống Pepsi đã tăng vọt, đặc biệt là vào những thời kỳ có các giải đấu trong khu vực mà có mặt đội tuyển Việt Nam. Theo quan niệm cổ truyền của người Việt thì hình ảnh tứ linh Long- Lân-Quy-Phụng thể hiện cho Thành công-May mắn-Sức khoẻ-Hạnh phúc vốn là những biểu trưng của ngày Tết. Nắm được tâm lý đó, PepsiCo đã cho ra đời nước uống Pepsi tứ linh tài trợ cho Đại hội múa lân quốc tế tháng 1/2008 ở thành phố Hồ Chí Minh. Không những thế, PepsiCo còn có chương trình khuyến mãi với thông điệp “Rước trọn tứ linh – Nghinh xuân như ý”, theo đó mỗi thùng nước ngọt 24 lon được tặng thêm 4 lon nước Long-Lân-Quy- Phụng với giá không đổi. PepsiCo cũng tài trợ cho đường hoa Nguyễn Huệ – vốn là một nét văn hoá đầy màu sắc mỗi dịp xuân về của người dân Sài Gòn. Ngoài các chương trình thực tế, PepsiCo còn cho ra đời trang web www.pepsiworld.com.vn với các chương trình trò chơi về tứ linh rất sôi động trên thế giới ảo. Bước vào trang web này, người xem có thể kiến tạo lời chúc Tết gửi cho bạn bè, người thân, rút quẻ đầu năm, đồng thời tham gia vào các trò chơi để được nhận nhiều phần quà hấp dẫn. Có thể nói việc am hiểu tường tận văn hoá trên thị trường nội địa đã giúp PepsiCo có những chiến lược quảng bá sản phẩm của mình một cách tối ưu nhất, đem đến những thành công đáng kể cho thương hiệu này. 3.3.2.2. Văn hoá ảnh hưởng đến cách thức người tiêu dùng tiếp nhận quảng cáo Chiến dịch “The choice of a new generation” (Lựa chọn của một thế hệ mới) của PepsiCo vào năm 1984 rất thành công ở Mỹ và những vùng nói tiếng Anh của Canada nhưng lại không thành công ở Quebec-một tỉnh của 56 Canada. “The choice of a new generation” vốn nằm trong loạt quảng cáo “The Pepsi Generation” của nước uống Pepsi hướng tới giới trẻ với sự tự tin năng động, đồng thời sử dụng rất nhiều ngôi sao nổi tiếng như Michael Jackson, Lionel Ritchie, Madona. Tuy nhiên khi vào thị trường Quebec thì chiến dịch này lại không được đón nhận. Nguyên nhân là khác với các vùng còn lại của Canada , người dân ở Quebec nói tiếng Pháp và họ cũng sở hữu một nền văn hoá với rấ t nhiều điểm khác biệt . Họ không yêu thích những ngôi sao nổi tiếng người Mỹ gốc Anh như Michael Jackson mà ngược lại thời đó họ yêu thích những diễn viên hài kịch. Đặc biệt lúc đó đang có một phong cách mới về hài kịch nổi lên ở Quebec tập trung đề cao sự thông minh của giới trẻ ở những khu đô thị vùng này. Nghiên cứu những đặc điểm này, PepsiCo đã tung ra chiến dịch quảng cáo cho nước uống Pepsi của mình có tên Meunier. Trong chiến dịch này, nghệ sĩ hài kịch có tên Meunier (vốn đang nổi tiếng ở Quebec lúc bấy giờ) vào vai những nhân vật cổ điển của vùng Quebec và bộc lộ sở thích uống Pepsi. Meunier đánh đúng vào thị hiếu của khách hàng, đồng thời nó đem đến một cách tiếp cận thị trường hoàn toàn mới. Trước Meunier, các chiến dịch quảng cáo ở Quebec của hầu hết những tập đoàn đa quốc gia khác đều đơn thuần chỉ được dịch từ những chiến dịch quảng cáo sẵn có bằng tiếng Anh sang tiếng Pháp chứ không có chiến dịch nào dành riêng cho thị trường với ngôn ngữ khác biệt này. Meunier đã đem lại thành công lớn cho PepsiCo và được chiếu bởi nhiều kênh truyền hình trên đất nước này. PepsiCo trở thành nhà cung cấp nước giải khát có thị phần lớn nhất ở Quebec. Như vậy có thể nói nếu không nghiên cứu kĩ về văn hoá ở thị trường mà công ty nhắm đến thì thất bại là hoàn toàn khó tránh khỏi. Pepsi đã thất bại lúc đầu nhưng đã lật ngược tình thế một cách ngoạn mục để đi đến thành công về sau. 57 Tựu chung lại, qua việc nghiên cứu ảnh hưởng của văn hoá đến hoạt động kinh doanh của một số TNCs lớn là McDonald’s, Unilever, PepsiCo, ta thấy văn hoá có ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh của các TNCs; nó có thể gây ra thất bại cho TNCs trên một thị trường, cũng có thể làm cho TNCs phải tốn rất nhiều chi phí để có thể đi đến thành công. Vì thế các công ty cần phải nhạy bén với những nét tinh tế của văn hoá địa phương để lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp. Có thể biến những thách thức do dự khác biệt về văn hoá thành lợi thế nếu như các công ty đúc rút được những kinh nghiệm tốt nhất từ thực tiễn và chọn cho mình một chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp với văn hoá của mỗi địa phương. 58 CHƢƠNG III BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM I. Vai trò của TNCs ở Việt Nam 1. Tổng quan tình hình hoạt động của TNCs tại Việt Nam Ở Việt Nam , hoạt động đầ u tư của TNCs thực sự mới tăng mạnh kể từ sau khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài vào ngày 29/12/1987. Cho đến nay , bằng những biện pháp khuyến khích đa dạng , Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều tập đ oàn lớn . Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia trên thị trường Việt Nam trở nên đa dạng , rộng khắp và bắt đầu phát huy hiệu quả cho cả hai phía . Tính đến tháng 6 năm 1999, nghĩa là sau hơn 10 năm cải cách của nền kinh tế Việt Nam, đã có 2700 dự án đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia với số vốn đăng ký là 35,9 tỷ đô la . Cũng trong thời gian đó đã có 731 dự án mở rộng quy mô ban đầu với số vốn bổ sung là 4,86 tỷ đô la, tăng tổng mức đầu tư của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam từ tháng 1 năm 1988 đến tháng 6 năm 1999 lên 40,76 tỷ đô la .1 Các TNCs có mặt tại Việt Nam dưới rất nhiều hình thức như lập công ty con (liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài ), mở văn phòng đại diện hoặc thiết lập hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm thông qua việc ký kết các hợp đồng đại lý tiêu thụ với các công ty trong nước… Các lĩnh vực mà TNCs đầu tư vào Việt Nam có may mặc , giày da, thép xây dựng, ô tô, xe máy, dầu nhờn… vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước , lại vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu . Các TNCs hoạt động tại Việt Nam nhìn chung có hai đặc điểm lớn : Thứ nhất , phần lớn TNCs hoạt động tại Việt Nam có nguồn gốc từ châu Á . Với chính sách mở cửa và thu hút đầu tư , Việt Nam đã thu hút được rất nhiều TNCs từ nhiều nước và khu vực trên thế giới . Tuy nhiên , phần lớn TNCs đầu 1 Nguyễn Thiết Sơn, Giáo trình các công ty xuyên quốc gia, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2004, tr183 59 tư vào Việt Nam đều thuộc Nhật Bản và các nước công nghiệp mới trong khu vực như Hàn Quốc , Singapore, Đài Loan… Tính đến năm 2004 đã có khoảng 415 công ty xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 36.358 tỷ đô la – đây là con số chưa đầy đủ vì chưa thống kê hết những công ty xuyên quốc gia đầu tư với số vốn dưới 2 triệu đô la .1 Trong số 415 công ty đó thì có tới 242 công ty từ châu Á , chiếm 58,3%. Trong khi đó , con số này với các công ty xuyên quốc gia xuất xứ từ châu Âu chỉ là 104 công ty, chiếm 25%, chưa bằng 1/2 số công ty từ châu Á (xem bảng 2). Bảng 2: Số TNCs tại Việt Nam phân theo vùng lãnh thổ (1988-2004) Vùng lãnh thổ Số TNCs Tỷ lệ (%) 1. Chấu Á Nhật Bản Hồng Kông Singapore Hàn Quốc Đài Loan Các nền kinh tế khác 242 68 30 32 49 26 37 58,3 2. Châu Âu 104 25 3. Vùng khác 69 16,7 (Nguồn: PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ, Các công ty xuyên quốc gia: lý luận và thực tiễn”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, tr117) Có nhiều lý do dẫn đến sự phổ biến của các công ty xuyên quốc gia châu Á trên thị trường Việt Nam . Thứ nhất , các công ty xuyên quốc gia châu Á luôn coi thị trường Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là thị trường truyền thống của họ , vì vậy họ ưu tiên đầu tư vào thị trường này để tăng cường ảnh hưởng về k inh tế, thương mại . Mặt khác, yêu cầu giảm thiểu chi phí giao dịch đang được coi là điều kiện mới trong hoạt động của các công ty xuyên q uốc 1 Phạm Thị Trang Nhung, “Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương Hà Nội, 2007, tr29 60 gia. Sự gần gũi về địa lý và sự thuận lợi hoá trong các quan hệ giao thương của nội bộ khu vực Đông và Đông Nam Á đang khuyến khích sự chuyển hướng đầu tư của các công ty xuyên quốc gia vào khu vực này nói chung và vào Việt Nam nói riêng . Tuy nhiên , cần phải lưu ý rằng trên số liệu thống kê thì tỷ trọng các công ty xuyên quốc gia có nguồn gốc châu Á đầu tư vào Việt Nam là khá cao, nhưng trên thực tế phần lớn các công ty đó vẫn chỉ là các chi nhánh nước ngoài của những công ty mẹ với nguồn gốc từ phương Tây . Hiện nay kể từ sau H iệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA-Bilateral Trade Agreement), Hiệp định khung với EU và việc Việt Nam gia nhập WTO, tỷ lệ các công ty xuyên quốc gia châu Âu và Mỹ vào Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng lên . Thứ hai, phần lớn TNCs hoạt động tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ . Hiện giờ, một số tập đoàn lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam , nổi lên là các tập đoàn trong các lĩnh vực dầu khí (Shell của Anh-Hà Lan, Exxon Mobil của Mỹ, Total của Pháp, Petronas của Malaysia…), ô tô (Ford của Mỹ, Mitsubishi của Nhật , Daimler Chrysler của Đức -Mỹ…), viễn thông (Tesla của Úc , Siemens củ a Đức , Alcatel của Pháp… ), tài chính ngân hàng (ANZ của Úc , HSBC của Anh , Chase Mahattan của Mỹ… ). Tuy nhiên , con số các tập đoàn vẫn chưa phải là nhiều . Tính đến năm 2004, Việt Nam mớ i chỉ thu hút được khoảng 20% TNCs trong số 500 TNCs lớn nhất trên thế giới theo đánh giá của tạp chí Forrtune (Mỹ), trong khi đó ở Trung Quốc đã có tới 90% số này thực hiện đầu tư , tức vào khoảng 450 tập đoàn.1 Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam đượ c thực hiện chủ yếu bởi các công ty vừa và nhỏ . Bình quân mỗi dự án đầu tư vào Việt Nam chỉ đạt dưới 20 triệu USD , trong đó các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là các ngành điện tử , dệt may, nông, lâm, hải sản, chế biến, dịch vụ du lịch và khách 1 Phạm Thị Trang Nhung, “Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương Hà Nội, 2007, tr31 61 sạn… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này . Thứ nhất , lợi thế so sánh của Việt Nam hiện giờ chủ yếu là lao động rẻ , những ngành sản xuất tận dụng lợi thế này thường là các ngành có hàm lượ ng công nghệ không cao . Trong điều kiện toàn cầu hoá , khi lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế chuyển trọng tâm sang các ngành có hàm lượng cao về công nghệ thì theo logic của sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế toàn cầu , phần thâm nhập vào thị trường Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ . Thứ hai , theo như đã phân tích ở trên , TNCs đầu tư vào Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc châu Á , do đó xuất phát từ đặc điểm các doanh nghiệp vừa và nh ỏ chiếm số đông trong các nền kinh tế này mà TNCs đầu tư vào Việt Nam chủ yếu cũng có quy mô vừa và nhỏ . Mặt khác, sự yếu kém về hạ tầng cơ sở , về môi trường đầu tư , năng lực lập và thẩm định dự án đầu tư… của phía V iệt Nam còn nhiều bất cập so với những yêu cầu đòi hỏi từ phía các công ty xuyên quốc gia lớn , điều đó dẫn đến sự hạn chế về số lượng của các TNCs có quy mô lớn trên thị trường Việt Nam. 2. Vai trò của TNCs trong nền kinh tế Việt Nam Trong những năm gần đây , nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh . Việt Nam ngày càng có những bước hội nhập tích cực vào nền kinh tế thế giới và đã gây được sự chú ý đáng kể trong cộng đồng quốc tế bằng những thành công nhiều mặt , đặc biệt là kinh tế . Đóng góp vào thành công đó của Việt Nam không thể không kể đến vai trò của các tập đoàn kinh tế nước ngoài thông qua các hoạt động đa dạng của họ tại Việt Nam , vai trò đó được thể hiện qua một số điểm sau : 2.1. TNCs góp phần cung cấp nguồn vốn đầu tư quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá trong điều kiện tích luỹ trong nước còn thấp , nhu cầu về vốn lớn đòi hỏi phải khai thác cả trong nước và 62 ngoài nước dưới mọi hình thức . Cùng với nguồn vốn ODA và vốn đi vay khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) của các công ty xuyên quốc gia đang trở thành nguồn vốn quan trọng với các nước đang phát triển như Việt Nam . Nhờ nguồn vốn này , các nguồn lực trong nước được khai thác và phát huy tác dụng . Hơn nữa, việc các TNCs tăng cường đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức FD I cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước bỏ vốn ra đầu tư vào nền kinh tế bởi khi các TNCs phát triển mạnh với khả năng cạnh tranh cao thì các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại cũng buộc phải đầu tư thêm để tăng sức h oạt động của mình . Kể từ sau khi Luật đầu tư ra đời năm 1987, Việt Nam đã thu hút được một khối lượng lớn nguồn vốn FDI . Tính đến 30/9/2002, tổng số dự án FDI còn hiệu lực là 3.495 dự án trong đó có 1.861 dự án đang thực hiện với tổng vốn đầu tư đăng ký là 22,5 tỷ đô la , vốn đầu tư thực hiện cho đến thờ i điểm đó là 20,7 tỷ đô la.1 Tính đến 30/4/2006, trong tổng số 6260 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, có 214 dự án do 106 công ty xuyên quốc gia hàng đầu đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 11,09 tỷ đô la, chiếm 20,77% tổng số vốn đăng ký của các dự án FDI trên cả nước , nhưng tỷ trọng vốn thực hiện của các công ty xuyên quốc gia chiếm 33,69% cho thấy tính khả thi của dự án do các công ty xuyên quốc gia đầu tư cao hơn và vai trò quan trọng của các công ty xuyên quốc gia đối với FDI vào Việt Nam (xem bảng 3). 1 Nguyễn Bích Diệp, ”Nghiên cứu các hình thức thâm nhập thị trường quốc tế của các công ty xuyên quốc gia và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương Hà Nội, 2007, tr68 63 Bảng 3: Tỷ trọng FDI do 106 TNCs hàng đầu đầu tƣ vào Việt Nam đến 30/4/2006 Mục Tổng FDI FDI do 106 TNCs hàng đầu đầu tư Tỷ trọng(%) Số dự án 6260 214 3,42 Vốn đăng ký (tỷ USD) 53,40 11,00 20,77 Vốn thực hiện (tỷ USD) 25,5 8,59 33,69 (Nguồn: Nguyễn Thị Bích Vân, Attracting Foreign Investment from Multinational Corporations-Opportunities for Vietnam, Báo cáo tại hội thảo về “Đầu tư tư nhân xuyên quốc gia: Xu hướng và quyết định”, tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh ngày 19-20/03/20091) Như vậy mặc dù số vốn đầu tư của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam còn chưa cao nhưng nó đã đóng góp một phần vốn quan trọng cho Việt Nam để tiến hành công cuộc công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước . 2.2. TNCs có vai trò tích cực trong việc mở rộng x uất khẩu và tăng thu ngân sách Tuy không có số liệu thống kê chính xác về nguồn vốn FDI do TNCs đầu tư vào Việt Nam nhưng có thể nói nguồn vốn FDI do TNCs đầu tư chiếm một tỷ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam . Những đóng góp của TNCs trong việc mở rộng xuất khẩu được minh chứng thông qua tỷ trọng ngày càng gia tăng của kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước . Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu cả nước và ngày càng tăng. Nếu như năm 2004 chiếm 34% trong tổng số kim ngạch 1 Phạm Thị Trang Nhung, “Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương Hà Nội, 2007, tr46 64 xuất khẩu thì đến năm 2008 chiếm khoảng 44%, đạt 24,2 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2007 (không tính dầu thô, nếu tính cả dầu thô thì kim ngạnh của doanh nghiệp FDI đạt 34,5 tỷ USD, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu). Doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong nhiều mặt hàng, đặc biệt là hàng công nghiệp như: Dệt may chiếm tỷ trọng 59% trong 2 tháng đầu năm 2009, giày dép 69,5%, điện tử 96,6%, máy móc, thiết bị 85%, dây cáp điện 81,7%….1 Rõ ràng các loại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã làm tăng nhanh chóng tỷ trọng các sản phẩm đã qua chế biến trong kim ngạch xuất khẩu . Khu vực FDI cũng có đóng góp không nhỏ vào n gân sách Nhà nước qua các năm. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư , đóng góp của FDI cho ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001 – 2005 là khoảng 3,67 tỷ đô la Mỹ, với mức tăng nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 đạt 1,4 tỷ đô la, tăng 36,3% so với năm 2005.2 Như vậy , xét theo khía cạnh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế , tăng xuất khẩu và tăng thu ngân sách , TNCs ngày càng đó ng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam . 2.3. Giải quyết việc làm, nâng cao trình độ công nghệ và kỹ năng quản lý Cho đến năm 2000, TNCs đã thu hút 300.000 lao động làm việc trực tiếp trong các chi nhánh của chúng và hàng triệu lao động gián tiếp trong các ngành dịch vụ liên quan đến hoạt động của TNCs này . Chẳng hạn như công ty Bibico Chemical Cosmetics , một trong số 130 nhà cung cấp của tập đoàn Unilever Việt Nam, nhờ phát triển hoạt độ ng kinh doanh với tập đoàn này mà 1 Bộ lao động-thương binh và xã hội, “Tọa đàm với các doanh nghiệp FDI tìm biện pháp thúc đẩy sản xuất – xuất khẩu và ổn định việc làm cho người lao động”, A366-79E97DE85B20%7D 2 Nguồn: 65 số nhân viên đã tăng lên đáng kể (từ 12 người vào năm 1996 lên 250 người vào năm 2000).1 Bên cạnh việc tạo việc làm cho một lượng đáng kể người dân , TNCs còn góp phần nâng cao trình độ công nghệ . Chẳng hạn như trong lĩnh vực viễn thông , tại Việt Nam hiện giờ đã có những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới như công nghệ băng thông rộng bất đối xứng ADSL , công nghệ băng thông rộng truy cập Internet không dây Wi -fi. Thêm vào đó , nhiều mặt hàng trước đây ta phải nhập nguyên chiếc nay nhờ hoạt động chuyển giao công nghệ của TNCs đã sản xuất hoặc lắp ráp được ở trong nước như ô tô , tủ lạnh , xe máy ... Cho đến nay , hầu hết các hãng ô tô nổi tiếng trên thế giới đã có cơ sở sản xuất , lắp ráp ở Việt Nam . TNCs cũng góp phần nâng cao kỹ năng quản lý cho lao động Việt Nam. Không ít cán bộ của Việt Nam làm việc trong các TNCs đã có cơ hội đi học tập tại nước ngoài , thường là dưới dạng c ác khoá đào tạo ngắn hạ n về kỹ năng quản lý ở công ty mẹ . Cho đến nay , trong một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài , hầu hết toàn bộ nhân viên và cán bộ là người Việt Nam (như Unilever). Ngoài ra , cũng như tại nhiều nước trên thế giới , TNCs đã tạo ra môi trường cạnh tranh trên thị trường lao động , từ đó tạo động cơ học tập , phấn đấu cho lực lượng lao động , đặc biệt là lao động trẻ . Phong trào học tập nâng cao trình độ tiếng Anh và các kỹ năng khác như vi tính , quản lý… ngày nay trở nên cực kỳ sôi động tại Việt Nam . Một trong những nguyên nhân cơ bản là bởi vì đó là những kỹ năng mà nhà tuyển dụng nước ngoài yêu cầu. 1 Robinthieu.com, “Bí quyết thành công của Unilever”, ever%20bat%20dau%20tu%20dau.doc 66 II. Sƣ̣ cần thiết phải tìm hiểu vai trò của văn hoá trong kinh doanh đối với doanh nghiệp Việt Nam 1. Đòi hỏi của tiến trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế Ngày nay, toàn cầu hoá đang trở thành một xu thế tất yếu , kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia ngày càng trở nên phổ biến , do đó ảnh hưởng của văn hoá tới kinh doanh ngày càng được lan ra trên diện rộng . Tuy nhiên , văn hoá không phải là một yếu tố bất biến , nó luôn tiến hoá cho phù hợp với trình độ và tình hình mới . Khi xã hội thay đổi , văn hoá cũng thay đổi theo . Bên cạnh đó , bất kỳ nền văn hoá nào cũng là kết quả của một quá trình tạo dựng của từng dân tộc , từng quốc gia , đồng thời cũng luôn có khả năng g iao thoa, tương tác với các nền văn hoá khác . Nó có thể tiếp thu các giá trị của văn hoá bên ngoài và tác động ngược trở lại , ảnh hưởng đến hệ thống giá trị của các nền văn hoá khác . Chính sự giao lưu này đã làm giàu thêm cho nền văn hoá các dân tộc , cũng như đưa các dân tộc xích lại gần nhau hơn . Kết quả là trên thế giới ngày càng có nhiều tầng văn hoá , nhánh văn hoá mới , thay đổi rất nhanh và liên tục , do đó việc thường xuyên nghiên cứ u văn hoá và tập tính tiêu dùng của người dân các quốc gia để kinh doanh tốt hơn trên thị trường quốc tế là một việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường toàn cầu . Việt Nam ngày cà ng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu , tính đến nay, Việt Nam có quan hệ giao lưu với khoảng hơn 200 nước và cũng đã bước đầu xúc tiến thực hiện đầu tư ra nước ngoài . Thêm vào đó, như phần I đã trình bày, TNCs ngày càng tăng lên về số lượng và khẳng định vai trò quan trọng trên thị trường Việt Nam . Như vậy việc kinh doanh có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến với doanh nghiệp nước ta . Kinh doanh có yếu tố nước ngoài đòi hỏi doanh nhân phải có những hiểu biết nhất định về vấn đề văn hoá . Nếu nhà kinh doanh Việt Nam chỉ có trình độ chuyên môn 67 mà không có kiến thức về văn hoá thì hiệu quả kinh doanh sẽ không cao , làm ảnh hưởng đến hình ảnh Việ t Nam trên thị trường quốc tế . 2. Nhu cầu n âng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam Thực tế cho thấy hàng Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài vẫn chủ yếu là sản phẩm thô (như than đá , gỗ…), sản phẩm chế biến chưa nhiều . Trong hai nhóm sản phẩm này thì việc kinh doanh sản phẩm chế biến chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi yếu tố văn hoá . Xu hướng trong tương lai sẽ là tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến , do đó việc nghiên cứu vai trò của v ăn hoá trong kinh doanh là thực sự cần thiết . Chỉ có nghiên cứu kỹ càng văn hoá của các thị trường mà ta thâm nhập để từ đó sản xuất ra những sản phầm p hù hợp với văn hoá thì hàng hoá của ta mới có khả năng cạnh tranh với hàng hoá nước ngo ài trên các thị trường đó . Tìm hiểu vai trò của văn hoá trong kinh doanh và học hỏi kinh nghiệm của các tập đoàn xuyên quốc gia trong việc thích nghi với các nền văn hoá còn cần thiết trong việ c nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường nội địa . Thực tế cho thấy hàng hoá do các công ty xuyên quốc gia sản xuất dường như đang lấn át hàng hoá do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Ngay cả với nhữ ng mặt hàng có tính chất thiết yếu nhất như nước mắm , dầu gội đầu , kem đánh răng… thì các nhãn hiệu quen thuộc đối với người dân cũng là các nhãn hiệu của những công ty xuyên quốc gia (như Knorr, Sunsilk, Dove, Colgate, P/S của Unilever hay Head & Shoulders, Rejoice của P&G…). Thậm chí trà xanh vốn là loại nước uống truyền thống của người dân Việt Nam cũng được sản xuất bởi các tập đoàn nước ngoài . Như vậy , thông qua việc tiêu dùng các sản phẩm đ ó, nghiễm nhiên người tiêu dùng nước nhà đang ngày ngày làm đầy lên túi tiền của các nhà tư bản ngoài nước . Doanh nghiệp ta cần nhận thức được vấn đề này để có chiến lược thích đáng nhằm nâng cao hơn năng lực cạ nh tranh của hàng hoá của doanh nghiệp nội địa với sản phẩm của các TNCs trên chính thị trường nước nhà . 68 3. Tạo sự tăng trưởng bền vững trong kinh doanh Trên thực tế , việc xác định rõ sự khác biệt giữa văn hoá các nước tr ên thế giới chưa được doanh nghiệp xuất khẩu của ta quan tâm theo đúng nghĩa của nó. Số đông doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thói quen xuất khẩu dựa theo kinh nghiệm hoặc nhu cầu thời vụ của khách hàng mà chưa chú trọng đến việc nghiên cứu, trang bị kiến thức về đặc trưng của từng thị trường một cách lâu dài. Chúng ta chưa thực sự chú ý tìm hiểu sự khác biệt , những nét đặc thù của mỗi quốc gia nhập khẩu sản phẩm của ta . Dẫu cho các nước này có thể nằm cùng một khu vực đi chăng nữa thì mỗi đất nước cũng có những sự khác biệt rất lớn về lịch sử , địa lý, tự nhiên , ngôn ngữ , quan điểm sống , thói quen , tập quán… Do đó cần nhận thức được rằng việc cùng một chủng loại sản phẩm y hệt nhau xuất khẩu thành công trên tất cả các thị trường trên thế giới là một điều khó đạt được . Thêm một thực tế nữa , ở nước ta , trong đào tạo cán bộ , chúng ta đa phần quan tâm đến trình độ chuyên môn , ngoại ngữ , tác ph ong làm việc nhanh nhẹn chứ chưa thực sự chú trọng đến việc giáo dục về văn hoá các nước cho người đó . Kết quả là có nhiều doanh nhân chỉ biết chạy theo lợi nhuận, dẫn đến việc kinh doanh bất chính hoặc được vụ nào hay vụ nấy , không giữ chữ tín với bạn hàng , sai phạm nhiều trong tác phong làm việc và giao tiếp. Muốn tạo được tăng trưởng bền vững trong kinh doanh thì nhất thiết ta phải có cái nhìn dài hạn , cần tìm hiểu kỹ vai tr ò của văn hoá trong kinh doanh thì mới có thể tạo dựng được mối làm ăn lâu dài với đối tác nước ngoài . Đồng thời, doanh nhân Việt Nam cũng cần phải có sự am hiểu tường tận văn hoá đất nước mình để áp dụng văn hoá nước mình vào công việc kinh doanh . Như vậy, doanh nghiệp vừa có thể tạo được bản sắc văn hoá kinh doanh riêng , vừa duy trì và phát huy được nền văn hoá truyền thống đáng tự hào của nước nhà . 69 4. Quảng bá văn hoá Việt Nam Thực t ế đã cho thấy không ít TNCs đã rất thành công trong việc đưa văn hoá quốc gia mình ra nước ngoài . Người Mỹ đã có thể làm cho văn hoá đồ ăn nhanh trở nên phổ biến trên các châu lục khác , người Nhật đã có thể bán Kimono ra nư ớc ngoài , hay như trên đất nư ớc Việt Nam hiện giờ phong sản phẩm thời trang mang phong cách phương Tây , Nhật Bản , Hàn Quốc đang ngày càng trở nên thịnh hành . Như vậy sản phẩm mang nét đặc trưng của một nền văn hoá hoàn toàn c ó thể được đưa sang và bán chạy ở những nền văn hoá khác . Nhìn vào thực tế đó , doanh nghiệp Việ t Nam cần học hỏi để có thể bán những sản phẩm mang đậm nét truyền thống nhằm quảng bá văn hoá Việt Nam trên thị trường qu ốc tế. Vì tất cả các lý do trên , công tác giáo dục về văn hoá trong kinh doanh cho các doanh nhân Việt Nam hiện nay cần được đặc biệt lưu ý . Người có trình độ chuyên môn cao , lại hiểu biết truyền thống văn hoá của dâ n tộc khác chắc chắn sẽ có phong cách giao tiếp lịch sự và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn . Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với bạn hà ng nước ngoài . III. Bài học kinh nghiệm của TNCs cho các doanh nghiệp Việt Nam Từ các kinh nghiệm về sự thất bại cũng như thành công của một số TNCs được phân tích ở chương 2, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh có yếu tố nước ngoài như sau : 70 1. Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường nội địa 1.1. Xây dựng văn hoá kinh doanh cho doanh nghiệp Với doanh nghiệp kinh doanh trên thị tr ường nội địa , để có thể cạnh tranh được với các TNCs trên thị trường nước mình , trước hết cần xây dựng cho mình một phương hướng kinh doanh có văn hoá bởi văn hoá kinh doanh là yếu tố cơ bản, lâu bền góp vào sự thành công của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong hội thảo “Văn hoá doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập” được tổ chức vào ngày 22/2/2009 vừa qua , nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nhấn mạnh : “Kinh doanh có văn hóa là lối kinh doanh có mục đích và theo phương thức đạt tới cái lợi, cái thiện và cái đẹp. Kinh doanh vô văn hóa là lối kinh doanh sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị, không từ bất cứ thủ đoạn bỉ ổi nào, miễn là kiếm được càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Để đạt được lợi nhuận ngày càng cao, họ sẵn sàng cho ra đời những hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, những hàng có chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, thậm chí sức khỏe của trẻ em. Họ chà đạp lên chuẩn mực văn hóa trong kinh doanh, họ thiếu hẳn chữ “ tâm” trong kinh doanh”.1 Trên thực tế , không ít doanh nghiệp của Việt Nam hiện vẫn kém hiểu biết về tâm lý, thói quen tiêu dùng... của khách hàng mà mình hướng tới, đây chính là sự thua kém về văn hoá kinh doanh. Thiếu yếu tố này, doanh nghiệp sẽ không thể thắng lợi trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài thời kỳ hội nhập. Chính vì thế , xây dựng văn hoá kinh doanh cho doanh nghiệp trong nước có thể nói là một nhu cầu bức thiết hiện nay . 1.2. Có chiến lược sản phẩm hướng tới thị trường nội địa Thực tế cho thấy rất ít doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến việc sản phẩm và chiến lược sản phẩm của mình đã làm hài lòng người tiêu dùng nội 1 Tú Oanh,”“Thở, cười và hạnh phúc" trong cơn khủng hoảng tài chính”, 71 địa hay chưa . Trong khi đó , nhiều TNCs trên thị trường nội địa l ại làm rất tốt điều này . Có thể lấy một ví dụ điển hình như quảng cáo bánh Chocopie (vốn là một thương hiệu của Orion Hàn Quốc ) với hình ảnh cháu tặng ông hộp bánh rất phù hợp với truyền thống kính trọng người cao tu ổi của người dân Việt Nam . Như vậy mặc dù TNCs không có nguồn gốc Việt Nam nhưng lại thành công hơn doanh nghiệp Việt trong việc chiếm được cảm tình người tiêu dùng Việt . Các doanh nghiệp nội địa cần phải nhận thức được điề u này, từ đó có chiến lược nghiên cứu kỹ văn hoá , tập tục, tập quán tiêu dùng , thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường nội địa để từ đó phát triển những sản phẩm và chiến lược sản phẩm phù hợp với bản sắc văn h oá dân tộc . Chỉ có như thế doanh nghiệp mới giữ được thị trường nội địa . 2. Bài học kinh nghiệm cho doa nh nghiệp kinh doanh trên thị trường nước ngoài 2.1. Chú trọng nâng cao kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh quốc tế thông qua nâng cao trình độ ngoại ngữ và hiểu biết tôn giáo, tập tục các quốc gia Ngoại ngữ là cửa sổ để tiếp cận nền văn hoá của đối tác và cũng là phương tiện giao tiếp hàng đầu đối với doanh nghiệp. Trong các ngôn ngữ khác nhau, có loại ngôn ngữ đã phát triển ngôn ngữ kinh doanh và đạt được trình độ chính xác cao, có ngôn ngữ chưa phát triển các thuật ngữ và cách biểu đạt chính xác về khoa học, công nghệ hay thương mại nên phải rất thận trọng để tìm cách biểu đạt chuẩn xác nhất trong hợp đồng. Doanh nhân cũng phải để ý đến các từ lóng trong ngôn ngữ nước bạn để tránh dùng từ ngữ xúc phạm hoặc quá suồng sã trong giao tiếp . Chẳng hạn như từ “suck” trong tiếng Anh-Anh mang ý nghĩa là hút nhưng trong tiếng Anh -Mỹ lại thườ ng được dùng như một từ lóng có ý nghĩa không tốt . 72 Bên cạnh ngôn ngữ có lời thì ngôn ngữ không lời cũng là một khía cạnh quan trọng cần phải được quan tâm đúng mực . Khoảng cách hợp lý khi giao tiếp với đối tác , những cử chỉ bị cho là cấm kỵ , những vấn đề không nên đề cập đến trong giao tiếp , ý nghĩa của các hành động hay tín hiệu cụ thể… đều là những thứ mà doanh nhân cần tìm hiểu kỹ càng . Chẳng hạn như khi giao tiếp với người Mỹ thì không nên hỏi tuổi hoặc thu nhập của họ. Tôn giáo, chính trị, và tình dục cũng là những lĩnh vực nhạy cảm khi giao tiếp với doanh nhân Mỹ. Tuy nhiên, trong khi phải hiểu biết, tôn trọng và thích nghi (ở mức độ nhất định) văn hoá của đối tác, doanh nhân cũng phải giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc mình, những giá trị bền vững của văn hoá dân tộc trong giao tiếp kinh doanh. Nếu doanh nhân từ bỏ mọi giá trị văn hoá của nước mình, từ bỏ mọi thói quen và theo đuổi vô điều kiện tất cả các thói quen của bên đối tác, về lâu dài, doanh nhân đó sẽ mất đi bản sắc văn hoá trong con người mình và tự dẫn mình đến chỗ bế tắc bởi doanh nhân sẽ phải giao tiếp trong một môi trường mà mình không quen thuộc và ít hiểu biết hơn đối tác. 2.2. Thích ứng sản phẩm cho phù hợp với văn hoá của nước sở tại Việc tìm hiểu kỹ văn hoá thị trường đầu tư hoặc xuất khẩu để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu khách hàng là nhiệm vụ rất quan trọng với các doa nh nghiệp . Việc phát triển những sản phẩm vừa đáp ứng tiêu chuẩn của công ty , lại vừa mang bản sắc văn hoá của nước sở tại sẽ đem lại thành công cho doanh nghiệp bởi nó tạo cho người tiêu dùng cảm giác gần gũi khi sử dụn g sản phẩm . Chẳng hạn như khi kinh doanh sản phẩm thịt ở các nước đạo Hồi thì cần tìm hiểu kỹ càng phương thức giết mổ gia súc của đạo Hồi để làm cho đúng , nếu không thì sản phẩm thịt sẽ không được tiêu thụ bởi người dân các nước này. 73 2.3. Có bao bì nhãn mác phù hợp với phong tục, tôn giáo và ngôn ngữ Như ở chương I đã nêu , trên thế giới có rất nhiều tôn giáo và ngôn ngữ khác nhau . Khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài , nếu không nghiên c ứu kỹ vấn đề tôn giáo và ngôn ngữ của mỗi quốc gia thì thường dễ thất bại một cách đáng tiếc. Thực tế đã chỉ rõ , một khi phạm phải những điều cấm kỵ thì từ ngữ sẽ đem lại những rắc rối lớn . Đặc biệt hơn , khi phạm phải những tín ngưỡng của nước nhập khẩu , doanh nghiệp khó có thể kinh doanh phát đạt ở thị trường đó . Trường hợp của McDonald’s in hình thánh kinh của người Ả Rập trên bao bì sản phẩm đã được nhắc đến ở chương 2 là một ví dụ. Như vậy , cần thiết kế bao bì hấp dẫn với giá trị nghệ thuật cao (đẹp, trang nhã, lịch sự), phù hợp với tôn giáo của các nước trên thế giới . Khi cung cấp những thông tin trên bao bì sản phẩm , cần chú ý đến sự khá c biệt về ngôn ngữ để sử dụng từ ngữ và chữ số cho phù hợp . Chẳng hạn số 13 là con số đen đủi ở nhiều nước phương Tây, số 4 là con số không may mắn ở Nhật Bản do đó nên tránh đóng gói 13 sản phẩm vào một bao bì ở cá c nước phương Tây và 4 sản phẩm vào một bao bì ở Nhật . Đồng thời cũng cần tránh dùng từ ngữ xúc phạm đến tôn giáo và tín ngưỡng của nước nhập khẩu . 2.4. Có chiến dịch quảng cáo phù hợp với văn hoá thị trường mà mình kinh doanh Việc dịch thông điệp quảng cáo ra tiếng nước ngoài đòi hỏi sự chính xác cao về từ ngữ và sự phù hợp của nội dung thông điệp với các giá trị nền tảng của nền văn hoá nước sở tại . Cần đặc biệt chú ý khi quả ng cáo ở các thị trường châu Á và Hồi giáo – những thị trường có nhiều giá trị văn hoá cực kỳ nhạy cảm. Chẳng hạn như các quảng cáo liên quan đến tình dục và sự gợi cảm thường không được đông đảo quần chúng đón nhận trên các thị trường này . Nếu có thể , giống như chiến dịch quảng cáo Meunier của PepsiCo đã được 74 nhắc đến ở chương II , doanh nghiệp nên tìm hiểu và sử dụng những hình ảnh của ca sĩ, diễn viên , hay nhân vật truyền thống vốn được khách hàng trên thị trường nước sở tại yêu thích để làm nhân vật chính trong quảng cáo của mình . 2.5. Tạo kỹ năng thích nghi văn hoá cho nhân viên Tất cả nhân viên trong công ty nên được trang bị những hiểu biết nhất định về văn hoá các thị trường mà công ty thâm nhập và cả sự nhạy bén trong thích nghi với một nền văn hoá mới . Điều này có thể được làm dựa trên việc tổ chức các buổi hội thảo về văn hoá , trong đó trình chiếu những thôn g tin về văn hoá con người nước bạn , đồng thời có thể tạo ra các tình huống văn hoá giả định sẽ gặp khi giao tiếp với bạn hàng nước ngoài . Doanh nghiệp cũng nên thường xuyên gửi cán bộ ra nước ngoài học tập và làm việ c để họ làm quen với môi trường văn hoá mới , học hỏi và khi quay về truyền bá lại kinh nghiệm cho đồng nghiệp ở trong nước . 2.6. Học hỏi kinh nghiệm của các thương nhân nước ngoài Do ở Việt Nam việc giao thương buôn bán với nước ngoài mới thực sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nên doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất non trẻ trên thương trường kinh doanh quốc tế . Vì thế việc học hỏi kinh nghiệm từ thương nhân nước ngoài là rất cần thiết . Doanh nghiệp cần ý thức được rằng trong bất kỳ lĩnh vực nào : đàm phán , marketing hay tiêu dùng… thì văn hoá tự nó cũng đã tồn tại . Điều doanh nghiệp cần làm là trước hết hiểu rõ được văn hoá của chính mình để tận dụng những điểm mạnh , giảm nhẹ điểm yếu , trên cơ sở đó bổ sung những giá trị học hỏi được từ bên ngoài . Cần nâng cao cọ xát với bên ngoài như tham gia các buổi hội thảo về kinh doanh quốc tế , tích cực quan sát để nắm bắt đượ c những chiến lược kinh doanh của những công ty , tập đoàn nước ngoài thành công , từ đó đúc rút kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình . 75 KẾT LUẬN Văn hoá có từ thu ở bình minh của xã hội loài người , bao gồm các giá trị vật chấ t và tinh thần do con người sáng tạo ra , được truyền đạt và kế thừa từ đời này qua đời khác và mang tính đặc trưng cho mỗi quốc gia , dân tộc . Văn hoá có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống trong đó kinh doanh không phải một ngoại lệ . Văn hoá tác động đến tư duy kinh doanh , định hình giao tiếp trong kinh doanh và ản h hưởng đến hành vi tiêu dùng . Thực tiễn đã chứng minh rằng văn hoá ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của các công ty x uyên quốc gia . McDonald’s, Unilever và PepsiCo đã gặt hái đượ c nhiều thành công trên những nền văn hoá khác nhau nhờ việc thích nghi sản phẩm của mình với đặc tính văn hoá của từ ng thị trường cũng như áp dụng các chiến lược marketing sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng trên các thị trường đó . Tuy nhiên không ít lần các công ty này cũng đã vấp phải những trở ngại , những thất bại hoặc sự phản đối của người tiêu dùng do vi phạm các chuẩ n mực văn hoá trên các thị trường nơi các công ty đó kinh doanh . Trên thị trường Việt Nam , số lượng TNCs ngày một tăng lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thông qua việc tăng thu ngân sách, tạo nguồn vốn c ho công cuộc xây dựng đất nước , tăng xuất khẩu , tạo việc làm, nâng cao trình độ công nghệ và kỹ năng quản lý . Trong bối cảnh đó, khi mà Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới , việc tìm hiểu vai trò của v ăn hoá trong kinh doanh ngày càng trở nên cần thiết với doanh nghiệp Việt Nam . Điều đó giúp cho doanh nghiệp có những chiến lược thích hợp nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá với hàng hoá của các TNCs trên thị trường nội địa, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá khi đi ra thị trường nước ngoài , tạo tăng trưởng bền vững trong kinh doanh , đồng thời quảng bá văn hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế . TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. TS. Nguyễn Hoàng Ánh (1996), “Ảnh hưởng của văn hoá đến thương mại quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ , Đại học Ngoại thương Hà Nội , tr18 2. ThS. Phạm Thị Vân Anh (2008), “Môi trường văn hoá trong marketing quốc tế và chiến l ược sản phẩm của doanh nghiệp ”, Luận văn thạc sĩ , Đại học Ngoại thương Hà Nội, tr71 3. Nguyễn Bích Diệp (2007), ”Nghiên cứu các hình thức thâm nhập thị trường quốc tế của các công ty xuyên quốc gia và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam” , Khoá luận tốt nghiệp , Đại học Ngoại thương Hà Nội , tr68 4. Phạm Thị Trang Nhung (2007), “Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam” , Khoá luận tốt nghiệp , Đại học Ngoại thương Hà Nội, tr29-31 5. Nguyễn Thiết Sơn (2003), Các công ty xuyên quốc gia: Khái niệm, đặc trưng và những biểu hiện mới, NXB Khoa học xã hội, tr33-178-197 6. Nguyễn Thiết S ơn (2004), Giáo trình các công ty xuyên quốc gia, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr183 7. TS. Nguyễn Quốc Vượng (2005), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB giáo dục, tr22 8. NXB Chính trị quốc gia (1995), Hồ Chí Minh toàn tập, in lần 2, tr431 Tài liệu tiếng Anh 1. Charles W.L.Hill (2001), International Business: Competing in the global marketplace, 3rd edition, McGraw Hill, tr89-95 2. David A.Ricks (2006), Blunders in international business, 4th edition, Blackwell, tr6 3. David Louden (1993), Consumer Behavior: Concepts and Applications, 4 th edition, McGraw-Hill, tr124 4. S.Tamer Cavusgil (2008), International Business: Strategy, management and the new realities, Pearson Prentice Hall, tr144 5. UNCTAD (2002), Transnational Corporations and Export Competitiveness, World Investment Report, the United Nations, New York and Geneva, tr154 6. UNCTAD (2005), Transnational Corporations and the Internationalization of R&D, World Investment Report, the United Nations, New York and Geneva, tr119 7. UNCTAD (2006), FDI from Developing and Transition Economies: Implications for Development, World Investment Report, the United Nations, New York and Geneva, tr10-13 Các trang web tiếng Việt sang-hy-sinh-thuong-hieu.htm ize=10&Page=0 =%7BD7F99752-939E-4D83-A366-79E97DE85B20%7D hanh%20cong%20cua%20unilever%20bat%20dau%20tu%20dau.doc co-so-de-xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep&catid=66 Các trang web tiếng Anh forex.com.au/currency_trade_market/daily_currency_trade/ID/1087/2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4714_3767.pdf