Trong những năm gần đây, ngành viễn thông của Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển với tốc độ rất nhanh về số lượng công ty cung cấp dịch vụ, số lượng thuê bao, số lượng dịch vụ tạo ra một môi trường có tính cạnh tranh cao khiến các công ty viễn thông phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới phủ sóng, tạo ra các gói dịch vụ mới hấp dẫn nhằm đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.
Dựa trên nền tảng là mạng đường trục cáp quang Bắc –Nam 1A của Bộ Quốc Phòng,đến nay Tập Đoàn đã phát triển thêm được ba đường trục Bắc –Nam là 1B , 1C và 2B,và mở rộng quang tới tất cả các huyện, xã trong cả nước. Trong đó Công ty Mạng lưới là Công ty đi đầu trong công tác phát triển hạ tầng mạng.
Tôi vinh dự được nhận vào học việc tại Công ty Mạng Lưới – Phòng Truyền dẫn KVI, đơn vị phụ trách phát triển và quản lý mạng lưới truyền dẫn 30 tỉnh miền Bắc từ Quảng Bình trở ra. Qua quá trình học tập và làm việc tại Ban Khai thác vận hành- Phòng Truyền Dẫn KVI tôi đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu, đồng thời hiểu thêm về tầm quan trọng của mạng lưới truyền dẫn, vốn được coi là nền tảng của hệ thống viễn thông.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám đốc Tập Đoàn, Ban giám đốc Công ty, ban giám đốc Trung tâm, lãnh đạo các phòng ban, các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong thời gian học việc và giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này.
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN THỨ NHẤT. GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN 4
PHẦN THỨ HAI. GIỚI THIỆU VỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN HỌC VIỆC 6
PHẦN THỨ BA 9
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI 9
I. Tìm hiểu về Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội VIETTEL. 9
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty. 9
2. Ngành nghề hoạt động của Tổng Công ty. 11
3. Tầm nhìn thương hiệu. 12
4. Phương ngôn hành động và ý nghĩa biểu trưng của thương hiệu (Logo) 12
5. Giá trị cốt lõi của Viettel. 14
6. Mô hình tổ chức của Tập đoàn. 18
PHẦN THỨ TƯ : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MẠNG LƯỚI VÀ ĐƠN VỊ HỌC VIỆC 21
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MẠNG LƯỚI VIETTEL. 21
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty mạng lưới Viettel 21
2. Mô hình tổ chức công ty mạng lưới Viettel 22
3. Trung tâm Khu vực 1. 24
II. Giới thiệu Phòng Truyền dẫn Khu vực I 26
1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng. 26
2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Truyền Dẫn. 27
PHẦN THỨ NĂM . 28
TÌM HIỂU THIẾT BỊ ZTE S385. 28
I. Lý do chọn đề tài 28
II. Căn cứ nghiên cứu viết đề tài: 28
III. Phương pháp nghiên cứu: 28
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT VỀ SDH 29
1. Giới thiệu chung về SDH 29
2. Sơ đồ ghép kênh SDH 29
3. Thông tin quản lý giám sát của SDH 30
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ ZTE S385. 34
1. Tổng quan về thiết bị S385. 34
2. Cấu trúc phần cứng của thiết bị 36
3. Chức năng các bo mạch. 38
4. Mối liên hệ giữa các bo mạch và các khe trong Subrack. 55
5. Các chức năng bảo vệ. 57
CHƯƠNG 3 : CẤU TRÚC MẠNG DCN CỦA HỆ THỐNG ZTE 60
1. Tổng Quan về DCN 60
2. Gateway. 62
PHẦN THỨ SÁU 64
65 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2989 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thiết bị zte s385, và cấu trúc mạng dcn của hệ thống zte, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá trình thực tiễn.
5.2 Trưởng thành qua những thách thức và thất bại
Chúng ta nhận thức:
Thách thức là chất kích thích. Khó khăn là lò luyện. “Vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống”.
Chúng ta không sợ mắc sai lầm. Chúng ta chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để chỉnh sửa. Sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến tới mỗi thành công. Sai lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo.
Chúng ta hành động:
Chúng ta là những người dám thất bại. Chúng ta động viên những ai thất bại. Chúng ta tìm trong thất bại những lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh. Chúng ta không cho phép tận dụng sai lầm của người khác để đánh đổ người đó. Chúng ta sẽ không lặp lại những lỗi lầm cũ.
Chúng ta phê bình thẳng thắn và xây dựng ngay từ khi sự việc còn nhỏ. Chúng ta thực sự cầu thị, cầu sự tiến bộ.
5.3 Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
Chúng ta nhận thức:
Cái duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi. Trong môi trường cạnh tranh sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ. Nếu nhận thức được sự tất yếu của thay đổi thì chúng ta sẽ chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn.
Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp. Sức mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là qui mô mà là khả năng thay đổi nhanh, thích ứng nhanh.
Cải cách là động lực cho sự phát triển.
Chúng ta hành động:
Tự nhận thức để thay đổi. Thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường thay đổi. Chúng ta sẽ biến thay đổi trở thành bình thường như không khí thở vậy.
Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp.
5.4 Sáng tạo là sức sống
Chúng ta nhận thức:
Sáng tạo tạo ra sự khác biệt. Không có sự khác biệt tức là chết. Chúng ta thực hiện hoá những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng chúng ta mà của cả khách hàng.
Chúng ta hành động:
Suy nghĩ không cũ về những gì không mới. Chúng ta trân trọng và tôn vinh từ những ý tưởng nhỏ nhất.
Chúng ta xây dựng một môi trường khuyến khích sáng tạo để mỗi người Viettel hàng ngày có thể sáng tạo.
Chúng ta duy trì Ngày hội ý tưởng Viettel.
5.5 Tư duy hệ thống
Chúng ta nhận thức:
Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Tư duy hệ thống là nghệ thuật để đơn giản hoá cái phức tạp.
Một tổ chức phải có tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, lý luận dẫn dắt và hệ thống làm nền tảng. Một hệ thống muốn phát triển nhanh về qui mô thì phải chuyên nghiệp hoá.
Một hệ thống tốt thì con người bình thường có thể tốt lên. Hệ thống tự nó vận hành phải giải quyết được trên 70% công việc. Nhưng chúng ta cũng không để tính hệ thống làm triệt tiêu vai trò các cá nhân.
Chúng ta hành động:
Chúng ta xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp, bước đi và phương châm hành động của mình.
Chúng ta vận dụng qui trình 5 bước để giải quyết vấn đề: Chỉ ra vấn đề – Tìm nguyên nhân – Tìm giải pháp – Tổ chức thực hiện – Kiểm tra và đánh giá thực hiện.
Người Viettel phải hiểu vấn đề đến gốc: Làm được là 40% - Nói được cho người khác hiểu là 30% - Viết thành tài liệu cho người đến sau sử dụng là 30% còn lại.
Chúng ta sáng tạo theo qui trình: Ăn – Tiêu hoá - Sáng tạo.
5.6 Kết hợp Đông Tây
Chúng ta nhận thức:
Có hai nền văn hoá, hai cách tư duy, hai cách hành động lớn nhất của văn minh nhân loại. Mỗi cái có cái hay riêng có thể phát huy hiệu quả cao trong từng tình huống cụ thể. Vậy tại sao chúng ta không vận dụng cả hai cách đó?
Kết hợp Đông Tây cũng có nghĩa là luôn nhìn thấy hai mặt của một vấn đề. Kết hợp không có nghĩa là pha trộn.
Chúng ta hành động:
Chúng ta kết hợp tư duy trực quan với tư duy phân tích và hệ thống.
Chúng ta kết hợp sự ổn định và cải cách.
Chúng ta kết hợp cân bằng và động lực cá nhân.
5.7 Truyền thống và cách làm người lính
Chúng ta nhận thức:
Viettel có cội nguồn từ Quân đội. Chúng ta tự hào với cội nguồn đó.
Một trong những sự khác biệt tạo nên sức mạnh Viettel là truyền thống và cách làm quân đội.
Chúng ta hành động:
Truyền thống: Kỷ luật, Đoàn kết, Chấp nhận gian khổ, Quyết tâm vượt khó khăn, Gắn bó máu thịt.
Cách làm: Quyết đoán, Nhanh, Triệt để.
5.8 Viettel là ngôi nhà chung
Chúng ta nhận thức:
Viettel là ngôi nhà thứ hai mà mỗi chúng ta sống và làm việc ở đó. Mỗi người Viettel phải trung thành với sự nghiệp của Tổng Công ty. Chúng ta phải hạnh phúc trong ngôi nhà này thì chúng ta mới làm cho khách hàng của mình hạnh phúc được.
Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt, nhưng chúng ta cùng chung sống trong một nhà chung Viettel – ngôi nhà mà chúng ta cùng chung tay xây dựng. Đoàn kết và nhân hoà trong ngôi nhà ấy là tiền đề cho sự phát triển.
Chúng ta hành động:
Chúng ta tôn trọng nhau như những cá thể riêng biệt, nhạy cảm với các nhu cầu của nhân viên. Chúng ta lấy làm việc nhóm để phát triển các cá nhân. Các cá nhân, các đơn vị phối hợp với nhau như các bộ phận trong một cơ thể.
Mỗi người chúng ta qua các thế hệ sẽ góp những viên gạch để xây lên ngôi nhà ấy.
Chúng ta lao động để xây dựng đất đất nước, Viettel phát triển, nhưng chúng ta phải được hưởng xứng đáng từ những thành quả lao động đó. Nhưng chúng ta luôn đặt lợi ích của đất nước của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân.
6. Mô hình tổ chức của Tập đoàn
6.1. Cơ cấu tổ chức quản lý
Ban Giám đốc gồm 1 Tổng Giám đốc và 5 Phó Tổng giám đốc như sau:
Tổng Giám đốc:
Thiếu tướng Hoàng Anh Xuân
Phó tổng giám đốc:
Thiếu tướng Dương Văn Tính
Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng
Đại tá Tống Viết Trung
Đại tá Lê Đăng Dũng
Đại tá Hoàng Công Vĩnh
Khối cơ quan Tập đoàn có chức năng làm tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc gồm:
Văn phòng.
Phòng chính trị.
Phòng Tổ chức Nhân lực.
Phòng Tài chính – Kế toán – Kiểm toán.
Phòng Kế hoạch.
Phòng Đầu tư.
Phòng Chiến lược kinh doanh.
Phòng Khoa học Công nghệ.
Phòng Truyền thông.
Phòng Xây dựng.
Phòng Cơ điện.
Phòng Kiểm tra CLSP (KSC).
Thanh tra.
Phòng Kiểm soát nội bộ.
Phòng Pháp chế.
- Phòng Nghiên cứu phát triển & Ứng dụng.
6.2. Các đơn vị hạnh toán phụ thuộc
- Công ty Viễn thông Viettel.
- Công ty Mạng lưới Viettel.
- Công ty Bất động sản.
- Công ty Phát triển dịch vụ mới Viettel.
- Câu lạc bộ Bóng đá Viettel.
- Trung tâm đào tạo Viettel.
- 64 Chi nhánh Viettel Tỉnh/TP.
6.3. Khối Công ty con của Tập đoàn
Công ty do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ:
Công ty TNHH 1 thành viên TMXNK Viettel.
Nhà máy thông tin M1.
Nhà máy thông tin M3.
Công ty do Tập đoàn sở hữu trên 50% vốn điều lệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel.
Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel.
Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế Viettel.
Công ty Cổ phần Công trình Viettel.
Công ty TNHH Viettel – CHT.
6.4. Khối Công ty Liên kết của Tập đoàn
- Công ty Cổ phần Công nghệ Viettel.
- Công ty tài chính cổ phần Cổ phần Vinaconex Viettel.
- Tổng công ty Cổ phần XNK và XD Việt Nam (Vinaconex).
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB).
- Công ty Cổ phần công nghiệp cao su COECCO.
- Công ty Cổ phần EVN quốc tế.
- Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Vinaconex – Viettel.
- Công ty TNHH Phát triển nhà Viettel – Hancic.
PHẦN THỨ TƯ : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MẠNG LƯỚI VÀ ĐƠN VỊ HỌC VIỆC
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MẠNG LƯỚI VIETTEL
Công ty Mạng lưới Viettel được thành lập trên cơ sở tiền thân là Công ty Truyền dẫn Viettel theo Quyết định số 214/QĐ-VTQĐ-TCNL ngày 25/01/2010 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Tên công ty: Công ty Mạng lưới Viettel
Tên quốc tế: Viettel Network
Ngày thành lập: 25/01/2010
Trụ sở chính: Tòa nhà CIT Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.62660069
Fax: 04.62660069
Cơ quan sáng lập: Tập đoàn Viễn thông Quân đội
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty mạng lưới Viettel
Trên cơ sở công văn số 796/CP-NC ngày 31/08/2001 của Chính phủ đồng ý phương án “Sử dụng phần nhàn rỗi của mạng Viễn thông Quân đội làm dịch vụ”, chủ trương của Bộ Quốc phòng chuyển giao phần dung lượng nhàn rỗi đường trục quân sự Bắc - Nam thành tài sản cho Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (nay là Tập đoàn Viễn thông Quân đội) và giấy phép số 891/2001/GP-TCBĐ ngày 26/01/2001 của Tổng cục Bưu điện cho phép Viettel được thiết lập hệ thống mạng truyền dẫn nội hạt, đường dài trong nước để cung cấp dịch vụ thuê kênh. Ngày 18/12/2001 Giám đốc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (nay là Tổng Giám Đốc Tổng Tập đoàn Viễn thông Quân đội) đã ký quyết định thành lập Trung tâm Mạng Truyền dẫn (nay là Công ty Truyền dẫn Viettel).
Ngày 25/01/2010 Tổng Giám đốc Tập đoàn đã ra Quyết định thành lập Công ty Mạng lưới Viettel theo định hướng Công ty Kinh doanh Hạ tầng viễn thông đảm bảo các tiêu chí: Triển khai nhanh - Chất lượng tốt – Giá thành thấp.
Công ty Mạng lưới Viettel chủ yếu kế thừa mô hình tổ chức hiện tại (Công ty Truyền dẫn Viettel), tích hợp chức năng nhiệm vụ của Công ty Truyền dẫn Viettel vào như là một phân lớp mạng viễn thông trong một hệ thống viễn thông. Xây dựng mới một số phòng ban chuyên trách để tăng cường chi đạo thực hiện một số nhiệm vụ quan trong nhưng thực hiện kém hiệu quả trong quá khứ cũng như đảm nhận nhiệm vụ mới do Tập đoàn giao.
Kinh doanh hiệu quả hạ tầng mạng lưới viễn thông theo các tiêu chí: Triển khai nhanh - Chất lượng tốt - Giá thành thấp.
Hoạch định, quy hoạch, thiết kế kiến trúc mạng lưới viễn thông, truyền tải, CNTT theo định hướng, chỉ đạo của Tập đoàn.
Quản lý, khai thác hiệu quả hạ tầng mạng lưới viễn thông, truyền tải và CNTT của Viettel trên toàn quốc.
Tối ưu nâng cao chất lượng mạng lưới trên toàn quốc.
Xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới theo định hướng của Tập đoàn đảm bảo tài nguyên cho kinh doanh.
Xây dựng và đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao cho cả thị trường trong nước và ngoài nước.
Chuyên nghiệp hóa các hoạt động của Công ty bằng các quy trình công việc với sự trợ giúp của CNTT.
Thực hiện đúng các quy định trong công tác quản lý, công tác Đảng, công tác chính trị.
2. Mô hình tổ chức công ty mạng lưới Viettel
Ban Giám đốc gồm các đồng chí
- Đồng chí Thiếu tá Tào Đức Thắng – Giám Đốc
- Đồng chí Thượng tá Nguyễn Thăng Long – Phó Giám Đốc
- Đồng chí Đỗ Mạnh Hùng - Phó Giám Đốc
- Đồng chí Lưu Mạnh Hà - Phó Giám Đốc
- Đồng chí Hà Minh Tuấn - Phó Giám Đốc
- Đồng chí Phan Đình Trường - Phó Giám Đốc
- Đồng chí Nguyễn Huy Dũng - Phó Giám Đốc
Các Phòng Ban
- Phòng Tổ chức Lao động
- Phòng Chính trị
- Phòng Hành chính
- Phòng Kế hoạch
- Phòng Tài chính
- Phòng Cơ Điện
- Phòng Đầu tư
- Phòng Kiểm soát Nội bộ
- Phòng Khoa Học Công nghệ
- Phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ
- Phòng CNTT
- Phòng Mạng Lõi
- Phòng Điều hành Viễn Thông
- Phòng Hạ tầng
- Phòng Kinh doanh Hạ tầng
- Phòng Quản lý tài sản
- Phòng Truyền dẫn
- Phòng Quản lý tỉnh
- Phòng Vô tuyến
- Phòng Quy hoạch mạng
- Phòng Hoàn công
Các Trung tâm
- TT. Khu vực 1, 2, 3
- TT. Khai thác CNTT
3. Trung tâm Khu vực 1
3.1. Mô hình Trung tâm Khu vực 1
1. Ban Giám đốc gồm các đồng chí:
- Đồng chí Vũ Khánh Duy Giám đốc Trung tâm.
- Đồng chí Nguyễn Anh Sơn PGĐ Phụ trách Chính trị.
- Đồng chí Lê Quý Dương PGĐ Phụ trách Tối ưu
- Đồng chí Nguyễn Văn Thuấn PGĐ Phụ trách Khai thác.
- Đồng chí Bùi Đức Tuấn PGĐ Phụ trách Hạ tầng.
2. Tổng Trạm Pháo Đài Láng
3. Tổng Trạm Giang Văn Minh
4. Tổng Trạm Pháp Vân
5. Phòng Thiết kế tối ưu
6. Phòng Điều hành Viễn Thông
7. Phòng Truyền dẫn
8. Phòng QLTS
9. Phòng VAS IN
10. Phòng Kỹ thuật khai thác
11. Phòng Hạ tầng
12. Phòng TCLĐ - HC
13. Phòng Kế hoạch
14. Phòng Hành chính
15. Ban Chính trị
16. Phòng Cơ điện
3.2. Nhiệm vụ của Trung tâm Khu vực 1
1. Quy hoạch, thiết kế, tối ưu mạng lưới tại khu vực 1 bao gồm 30 tỉnh miền bắc từ Quảng Bình trở ra.
2. Vận hành khai thác, bảo quản, bảo dưỡng mạng viễn thông Viettel tại khu vực 1 bao gồm: các hệ thống mạng lõi, mạng truy nhập, các hệ thống giá trị gia tăng. đảm bảo việc cung cấp dịch vụ được thông suốt, an toàn, hiệu quả, chính xác và kịp thời.
3. Quản lý, điều hành thống nhất việc khai thác, giám sát hoạt động của mạng lưới khu vực, phát hiện sự cố và trực tiếp điều hành công tác tổ chức ứng cứu thông tin trong các khu vực đảm bảo mạng lưới thong tin được thong suốt.
4. Thực hiện các công tác xây lắp, hoàn công thanh quyết toán các dự án phát triển mạng lõi tại khu vực.
5. Đảm bảo cung cấp vật tư, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ kỹ thuật phục vụ cho công tác ứng cứu thông tin, vận hành khai thác, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa và phát triển mạng lõi trong khu vực.
6. Quản lý, chỉ đạo điều hành nghiệp vụ các công tác kỹ thuật đối với chi nhánh kỹ thuật tỉnh / thành phố trong khu vực.
7. Hướng dẫn, đào tạo, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của các chi nhánh kỹ thuật tỉnh / thành phố trong khu vực.
8. Quản lý và thực hiện các công tác Tài chính, Tổ chức lao động tiền lương, kế hoạch, hành chính, công tác chính trị, tư tưởng tại trung tâm theo phân cấp của công ty.
9. Thực hiện chế độ giao ban, báo cáo theo quy định của Tập đoàn và Công ty chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Khu vực 1.
3.3. Mối quan hệ của Trung tâm Khu vực 1
1. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Công ty.
2. Chịu sự chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá về chuyên môn nghiệp vụ của các Phòng Ban Công ty và Tập đoàn.
3. Phối hợp với các Cơ quan, Đơn vị trong Công ty để quản lý khai thác, ứng cứu thông tin, phát triển hạ tầng mạng lưới theo chỉ đạo và định hướng của Công ty và Tập đoàn.
4. Quản lý, chỉ đạo điều hành, kiểm tra giám sát về việc thực hiện các công tác kỹ thuật của các chi nhánh kỹ thuật tỉnh / thành phố trong khu vực về các nội dung được phân cấp.
II. Giới thiệu Phòng Truyền dẫn Khu vực I
1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng
Chức năng của Phòng:
Là tổ chức trực thuộc Công ty Mạng Lưới Viettel, có chức năng tham mưu cho Cấp ủy, Ban Giám đốc Công ty trong việc đảm bảo kế hoạch và tiến độ triển khai nhiệm vụ, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, quản lý kỹ thuật và triển khai thực hiện các công tác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến lĩnh vực kỹ thuật trong Trung tâm.
Nhiệm vụ của Phòng:
Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và thực hiện: các quy định, quy trình và quy phạm kỹ thuật do Tập Đoàn và Công ty ban hành; xây dựng mạng theo quy hoạch; các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào sản xuất.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc: quản lý, xây dựng và quy hoạch mạng truyền dẫn trong phạm vi 30 tỉnh/ Thành Phố mà Trung tâm khu vực 1 quản lý (gồm hai mức: mạng liên kết trung gian - Contunction Network và mạng truy nhập - Access Network) kiểm tra, đánh giá chất lượng phần mạng và các dịch vụ mạng trong phạm vi quản lý của đơn vị, quản lý thiết bị viễn thông và phụ trợ trong phạm vi được giao.
- Trực tiếp quản lý, vận hành, khai thác Hệ điều hành của phần mạng truyền dẫn được giao. Trực tiếp triển khai, đấu nối các dịch vụ mạng trong khu vực quản lý được giao (như: kênh thuê riêng nội hạt hoặc liên tỉnh trong cùng khu vực, truyền hình/truyền thanh) đồng thời phối hợp thực hiện triển khai các dịch vụ mạng quốc tế hoặc có liên quan đến các khu vực khác.
- Thực hiện ứng cứu, khắc phục sự cố mạng truyền dẫn (bao gồm cả ba mức: mạng đường trục, mạng trung gian kết nối và mạng truy nhập) trong địa bàn quản lý của Trung tâm. Tham gia hỗ trợ các đơn vị khác của Công ty Mạng Lưới trong việc xử lý, khắc phục sự cố mạng và các nhiệm vụ đột xuất khác theo sự chỉ đạo cụ thể của Cấp ủy, Ban Giám đốc Công ty
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của các nhân viên trong Phòng đối với nhiệm vụ mà Công ty Mạng Lưới giao.
- Trực tiếp làm việc với các đối tác thi công các công trình truyền dẫn cho Công ty và các cơ quan chức năng có liên quan.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, khai thác các dịch vụ được giao như: truyền báo, truyền số liệu ...
- Tổ chức và thực hiện việc giám sát thi công đối với các công trình viễn thông được Công ty giao.
Quyền hạn Phòng:
- Đề xuất các giải pháp thực hiện trong công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện các hoạt động chung của Công ty để có sự phối hợp đồng bộ giữa hai nơi.
- Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ Chính trị cũng như nhiệm vụ chuyên môn được giao.
2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Truyền Dẫn
Cơ cấu bộ máy của Phòng Truyền Dẫn khu vực I gồm:
Trưởng phòng: Dương Trọng Chữ
Phó Phòng: Hồ Viết Thịnh
Nguyễn Minh Tuấn
Phòng Truyền Dẫn có các ban:
- Ban khai thác bảo dưỡng
Ban ứng cứu thong tin
Ban thiết kế tối ưu
Ban quản trị mạng
PHẦN THỨ NĂM
TÌM HIỂU THIẾT BỊ ZTE S385
Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn thử việc tại Phòng Truyền Dẫn KV1, dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc, được sự chỉ bảo của các anh chị trong phòng ban tôi đã có cơ hội được hiểu thêm về công ty, được tích luỹ thêm nhiều kiến thức thực tế về lĩnh vực viễn thông- lĩnh vực mà tôi đã được học và say mê. Trong thời gian này tôi cũng đã chọn cho mình đề tài “Thiết bị truyền dẫn SDH ZTE S385”, để phục vụ cho một phần nào công việc của Công ty Mạng Lưới Viettel nói riêng và Tập đoàn viễn thông quân đội nói chung.
Tôi chọn đề tài này cũng là nhằm để chuẩn bị cho việc hệ điều hành của Trung tâm truyền dẫn KV1 tiếp nhận quản lý và điều hành mạng ZTE. Tôi hy vọng việc tìm hiểu về thiết bị này sẽ giúp cho việc tiếp cận với hệ điều hành mới sẽ không gặp nhiều khó khăn.
Căn cứ nghiên cứu viết đề tài: viết đề tài căn cứ vào đâu?
Từ lý thuyết
Theo quy trình, quy định, quy chế, chính sách … hiện đang áp dụng tại Tổng Công ty
Từ thực tiễn công việc tại Tổng Công ty
Từ phân tích lô gích của cá nhân
Phương pháp nghiên cứu: cách thức nghiên cứu để viết đề tài, giới thiệu sơ bộ quá trình thực hiện nghiên cứu
- Phương pháp quan sát:
- Phương pháp thử nghiệm:
- Phương pháp phỏng vấn:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thực tiễn.
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT VỀ SDH
1. Giới thiệu chung về SDH
SDH ra đời thay thế PDH, nó khắc phục tất cả các nhược điểm của PDH.
Ưu điểm của SDH:
- Có thể tách hoặc ghép các luồng 2Mbps từ các luồng STM1, STM16, STM64
- Có nhiều thông tin quản lý giám sát và bảo dưỡng nên có khả năng thiết lập mạng quản lý tập trung. Và xây dựng mạng có cấu hình Ring.
- Tốc độ truyền dẫn cao đáp ứng được nhu cầu của thông tin đa phương tiện hiện nay.
- Các thiết bị SDH của các nhà sản xuất khác nhau được xây dựng theo tiêu chuẩn chung nên chúng có khả năng bắt tay với nhau. Cho phép xây dựng một hạ tầng viễn thông thống nhất
- Cho phép xây dựng một mạng viễn thông kinh tế và linh hoạt.
2. Sơ đồ ghép kênh SDH
Công nghệ SDH dựa theo 2 tiêu chuẩn: Châu Âu, Nhật – Bắc Mỹ.
Hiện tại Việt Nam đang sử dụng công nghệ SDH theo tiêu chuẩn Châu Âu. Dưới đây là sơ đồ ghép kênh SDH theo tiêu chuẩn Châu Âu
Hình 2.1: Cấu trúc ghép kênh SDH
Cn (n = 1, 2, 3, 4): Container mức n
Container là một khối thông tin chứa các byte tải trọng do luồng nhánh cung cấp trong thời hạn 125ms cộng với các byte độn ( không mang thông tin)
VCn : Container ảo mức n
Là một khối thụng tin bao gồm phẩn tải trọng do các TUG hoặc Cn tương ứng cung cấp và phần mào đầu tuyến POH. POH được sử dụng để xác định vị tri bắt đầu của VCn, định tuyến, quản lý và giám sát luồng nhánh. Trong trường hợp sắp xếp không đồng bộ các luồng nhánh vào VCn thì phải tiến hành chèn bít. Có 2 loại VCn là VCn mức thấp (n = 1,2) Và VCn mức cao (n = 3,4).
TUn: khối nhánh mức n
TU là một khối thông tin bao gồm một container ảo cùng mức và một con trỏ khối nhánh để chỉ thị khoảng cách từ vị trí con trỏ khối nhánh đến vị trí bắt đầu của container ảo VC3 hoặc VCn mức thấp
TUG-n (n = 2,3): Nhóm các khối nhánh
TUG-n được hình thành từ các khối nhánh TU hoặc từ các TUG mức thấp hơn. TUG – n tạo được sự tương hợp giữa các Container ảo mức thấp và container ảo mức cao hơn.
AU – n: Khối quản lý mức n
AU – n là một khối thông tin bao gồm một VC – n cùng mức và một con trỏ khối nhánh quản lý để chỉ thị khoảng cách từ con trỏ khối quản lý đến vị trí bắt đàu của container ảo cùng mức
AUG: Nhóm các khối quản lý:
AUG gồm một AU4 hoặc 3 AU3
STMn (n=1, 4, 16, 64): Modul truyền tải đồng bộ mức n
STM – n cung cấp các kết nối lớp đoạn trong SDH, bao gồm phần tai trọng là n x AUG và phần mào đầu SOH để đồng bộ khung và giám sát các trạm lặp và các trạm ghép kênh
3. Thông tin quản lý giám sát của SDH
Cấu trúc khung của SDH:
Hình 2.2: Cấu trúc khung của SDH
a) Các tín hiệu nghiệp vụ sử dụng để quản lý, bảo dưỡng, giám sát các đoạn lặp và các đoạn ghép kí hiệu là SOH (bao gồm các byte RSOH và MSOH):
Các byte RSOH
- Các Byte A1, A2 có chức năng đồng bộ đa khung
- Byte J0: Định tuyến đoạn lặp (byte này hỗ trợ cho tìm kiếm đồng bộ khung) có chức năng nhận dạng STM-n
- Byte B1 kí hiệu là BIP-8: Dùng để kiểm tra lỗi đoạn lặp.
- D1, D2, D3: Dùng làm kênh truyền số liệu đoạn lặp (RS DCC). RS CC dùng để truyền số liệu trong nội bộ hệ thống nhằm mục đích giám sát và quản lý các hệ thống có trạm lặp.
- RF là các byte dùng cho vi ba số SDH
Các byte MSOH
- Byte B2 ký hiệu BIP-Nx24 dùng để kiểm tra lỗi
- Byte K1, K2 Kênh chuyển mạch có bảo vệ tự động APS. 2 byte này được sử dụng để truyền báo
b) Các tín hiệu nghiệp vụ sử dụng để quản lý, bảo dưỡng, giám sát các luồng nhánh ký hiệu là POH
Tín hiệu quản lý và BD tuyến VC2/VC1: gồm các byte V5, J2, N2, K4
- V5: Có chức năng kiểm tra lỗi bít, nhãn tín hiệu và chỉ thị trạng thái của VC2 hoặc VC1 bao gồm :
- Chỉ thị lỗi đầu xa REI
- Chỉ thị mất tín hiệu thu đầu gần RFI
- Chỉ thị sự cố đầu xa RDI
Khi tín hiệu thu VC2/ VC1 đầu xa bị mất thì RFI được gửi về trạm gốc
Khi tín hiệu thu của tuyến VC2/VC1 nhận được AIS hoặc mất tín hiệu thì RDI được gửi về trạm gốc.
- J2: Byte này truyền mã nhận dạng điểm truy nhập tuyến bậc thấp để máy thu nhận biết và tiếp tục chuyển thông tin đến máy phát đã chỉ định trước
- N2: Byte điều hành mạng byte này có chức năng giám sát nối chuyển tiếp ở mức VC2/VC1
- K4: Kênh chuyển mạch bảo vệ tự động: truyền báo hiệu chuyển mạch bảo vệ tự động các VN n bậc thấp ( bít 1à4). Bít 5, 6, 7 sử dụng để chỉ thị đầu xa có sự cố. Bít 8 dự trữ cho tương lai
Tín hiệu quản lý và bảo dưỡng tuyến VC4/VC3
- J1: Byte định tuyến: Truyền tín hiệu nhận dạng điểm truy nhập tuyến bậc cao
- B3: kí hiệu BIP - 8 dùng để kiểm tra lỗi khối tuyến VCn bậc cao
- C2 Nhãn tín hiệu sử dụng để chỉ thị thành phần của tải trọng VC n bậc cao hoặc chỉ thị các trạng thái BD của VCn bậc cao
- G1: Trạng thái tuyến: được sử dụng để truyền thông báo về trạng thái và chất lượng của tuyến cho trạm gốc. Đặc điểm này cho phép giám sát các trạng thái và chất lượng của tuyến song công tại đầu cuối hoặc tại điểm bất kì dọc tuyến ( REI; RDI)
- K3 Kênh chuyển mạch bảo vệ tự động: sử dụng để truyền báo hiệu chuyển mạch tự động tại mức VC3, VC4
- N1: Giám sát lỗi chuyển tiếp.
- Con trỏ trong SDH:
Việc cung cấp các con trỏ trong SDH là sự thừa nhận có sự chênh lệch về pha và tần số của các VC (VC-n) tương ứng với khung STM-n. Các con trỏ bậc thấp cũng được cung cấp để chỉ ra sự chênh lệch về pha giữa VC-1/VC-2 và bậc cao VC-3/VC-4.
Do các tín hiệu nhánh nhận được từ hệ thống PDH ánh xạ vào trong VC có thể truyền với tốc độ khác với tốc độ của khung tín hiệu SDH nên phải dùng con trỏ để chỉ ra mối liên quan về pha giữa VC và khung SDH. Các byte con trỏ được đặt ở một số byte cố định trong khung SDH và chứa địa chỉ byte đầu tiên của VC, tức là byte đầu tiên của POH (byte J1) trong khung tín hiệu. Nói cách khác, con trỏ chỉ thị phần offset giữa nó với byte đầu tiên của tải trọng VC trong khung tín hiệu chứa VC đó, hay VC được phép “động” trong khung tải SDH.
Kỹ thuật con trỏ cho phép các tín hiệu nhánh ánh xạ trong VC ghép vào khung bậc cao hơn mà không cần sử dụng bộ nhớ đệm phức tạp làm trễ tín hiệu. Sự thăng giáng của tốc độ bit của tín hiệu nhánh ảnh hưởng đến pha của VC được bù lại nhờ đồng bộ giá trị con trỏ kết hợp với kỹ thuật chèn (dương, âm và zero) các byte.
Tại đầu thu, thông qua việc phân tích giá trị con trỏ AU người ta có thể truy nhập tức thời đến VC bậc cao. Tương tự, thông qua việc phân tích giá trị con trỏ TU người ta có thể truy nhập tức thời đến VC bậc thấp.
b) Các tin hiệu bảo dưỡng cảnh báo
Các tín hiệu bảo dưỡng là các tín hiệu thông báo và chỉ thị trạng thái của đường truyền. Trong trường hợp đưòng truyền có sự cố hoặc bị lỗi thì cảnh báo phù hợp được phát đi.
Tín hiệu bảo dưỡng đoạn lặp và đoạn ghép
- LOS Mất tín hiệu: Khi mất tín hiệu thu ở đoạn nào thì đoạn ấy phát AIS cùng hướng và phát RDI ngược hướng.
- LOF Mất đồng bộ khung: Nếu 625ms trôi qua mà không thu đúng các byte A1, A2 thì xác nhận mất đồng bộ khung. Lúc đó trạm đầu xa cài đặt các bít 6, 7, 8 của K2 là 110 và truyền ngược tới trạm gốc, đồng thời cài đặt AIS (111) vào các bít 5, 6, 7 của byte G1 để truyền cùng hướng tới VCn phía sau.
REI (có thể lấy ký hiệu là FEBE) Chỉ thị lỗi khối đầu xa
Khi kiểm tra từ mã BIP-24 ( byte B2) phát hiện có lỗi thì cài đặt REI vào byte M1 và truyền ngược về trạm gốc
MS – AIS: Tín hiệu chỉ thị cảnh báo đoạn ghép
Trong các trường hợp hướng thu mất tín hiệu ( LOS) hoặc mất đồng khung (LOF) thì cài đặt các bít.
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ ZTE S385
1. Tổng quan về thiết bị S385
1.1. Tổng quan ZXMP S385.
ZXMP S385 sử dụng công nghệ SDH, thường được sử dụng trong lớp core hoặc lớp liên tỉnh.
ZXMP S385 có các đặc điểm nổi trội như:
- Năng lực mở rộng và kết nối chéo
- Khả năng truy nhập dịch vụ mạnh
- Năng lực bảo vệ thiết bị hoàn chỉnh
- Khả năng bảo vệ mạng hoàn hảo
- Tiến trình đồng bộ hóa điều chỉnh thời gian tin cậy
- Dễ dàng bảo trì và nâng cấp
- Hệ thống hoàn hảo EMC và vận hành an toàn
ZXMP S385 hỗ trợ các topo mạng như:
- Point to Point
- Mạng Chain
- Mạng Ring
- Mạng DNI (Dual Node Interconnection Network)
- Mạng lai(Hybrid Network)
Hình 3.1: Vị trí của ZXMP S385 trong mạng truyền dẫn
S385 có thể sử dụng đồng thời 14 card quang OL64 (bo mạch quang có dung lượng lớn nhất), mỗi card quang OL64 có dung lượng truyền dẫn 10Gb/s.
Một số tính năng của S385:
- ZXMP S385 tổ hợp các công nghệ SDH, Ethernet, ATM và RPR
- Các dịch vụ TDM (T1/E1, T3/E3, STM-1)
- Truy nhập Ethernet 10/100M
- Truy nhập Gigabit Ethernet
- Hội tụ từ FE lên GE
- Truy nhập ATM
Đối với card OL64
Loại giaodiện quang
Bước sóng nguồn quang
Cự ly truyền
Loại conector
Số kênh trên bo mạch
S-64.2b
1550
<40 km
LC/PC
1
L-64.2c1
1550
<65 km
LC/PC
1
L-64.2c2
1550
<80 km
LC/PC
1
Bảng 3.1 Cự ly truyền dẫn của card OL64
Đối với card OL16
Loại giao diện quang
Bước sóng nguồn quang
Cự ly truyền
Loại conector
Số kênh trên bo mạch
I-16
1550
<10 km
LC/PC
1
S-16.1
1550
<15 km
LC/PC
1
L-16.1
1550
<40 km
LC/PC
1
L-16.2
1550
<80 km
LC/PC
1
L-16.2U
1550
<150 km
LC/PC
1
Bảng 3.2 Cự ly truyền dẫn của card OL16
Đối với card OL4
Loại giao diện quang
Bước sóng nguồn quang
Cự ly truyền
Loại conector
Số kênh trên bo mạch
S-4.1
1310
<10 km
LC/PC
1, 2, hoặc 4
L-4.1
1310
<45 km
LC/PC
1, 2, hoặc 4
L-4.2
1310
<80 km
LC/PC
1, 2, hoặc 4
Bảng 3.3 Cự ly truyền dẫn của card OL4
Đối với card OL1
Loại giao diện quang
Bước sóng nguồn quang
Cự ly truyền
Loại conector
Số kênh trên bo mạch
S-1.1
1310
<15 km
LC/PC
2, 4 hoặc 8
L-1.1
1310
<45 km
LC/PC
2, 4 hoặc 8
L-1.2
1550
<80 km
LC/PC
2, 4 hoặc 8
Bảng 3.4 Cự ly truyền dẫn của card OL1
2. Cấu trúc phần cứng của thiết bị
2.1 Tủ (cabinet)
Tủ ZXMP S385 được chế tạo từ vật liệu kim loại, có khả năng chống điện từ trường và khả năng tỏa nhiệt tốt
Chiều cao của tủ ZXMP S385 có 3 loại: 2 m, 2.2 m và 2.6 m. Kích thước và trọng lượng của mỗi loại như bảng.
Kích thước
Trọng lượng
2 m(H) x 0.6 m(W) x 0.3 m(D)
70 kg
2.2 m(H) x 0.6 m(W) x 0.3 m(D)
80 kg
2.6 m(H) x 0.6 m(W) x 0.3 m(D)
90 kg
2.2 Cấu trúc Subrack
2.2.1 Sơ đồ
Hình 3.2 Cấu trúc Subrack
Upper cabling outlet: vùng buộc cáp phía trên.
Decorative door: cửa trang trí
MB (Motherboard): bo mạch chủ
Card area: vùng cắm card
Lower cabling area: vùng buộc cáp phía dưới
Fan plug-in box: hộp cắm quạt
2.2.2 Cấu trúc từng khối
Bo mạch chủ(MB): Nằm phía trong của Subrack , kết nối tất cả các bo mạch cũng như các bo mạch giao diện cho việc kết nối ZXMP S385 với tín hiệu bên ngoài.
Vùng bo mạch: Đây là vị trí các bo mạch được cắm vào MB
Hộp cắm quạt : Nằm dưới vùng buộc cáp phía dưới của MB .Mỗi Subrack được trang bị 1 hộp cắm quạt và có thể cắm được 3 quạt độc lập nhau
Khối lọc bụi: Nằm phía dưới của hộp cắm quạt, có chức năng lọc bụi trước khi vào quạt.
Vùng buộc cáp: Buộc cáp dư thừa bên trong thiết bị
3. Chức năng các bo mạch.
Cấu trúc bo mạch
Hìnhg 3.3 Cấu trúc các khe trong bo mạch
Vị trí các khe cắm: Subrack có 31 khe cắm chia làm 2 phần:
Phần dưới: Gồm các khe từ 1 đến 16 được đánh số từ trái qua phải, trong đó 2 khe số 8 và 9 dành cho Card chức năng CSA/CSF, các khe còn lại dành để cắm các Card xử lý
Chú ý: Các Card xử lý luồng điện (như STM-1e, E3, T3, E1, T1, FE) chỉ có thể dùng trên 10 khe 1~5 và 12~16.
Phần trên: Gồm 15 khe cắm, trong đó có 10 khe từ khe 61 đến 65, 68 đến 72 được dùng để cắm các Card giao diện điện, 2 khe 18,19 cắm 2 Card NCP, Khe 17 cắm Card OW, 2 khe 66, 67 cắm các Card QxI và SCI.
3.1 Các Card chức năng
Card chức năng:
Bo mạch
Các khe cắm
CSA/CSF
8,9
OW
17
NCP
18,19
QxI
66
SCI
67
Card giao diện điện STM-1:
Bo mạch
Các khe cắm
Chú ý
LP1x4, LP1x8
1~5, 12~16
LP1x4,LP1x8 ở khe1 và 16 chỉ có thể phục vụ như bo mạch bảo vệ, không thể cấu hình dịch vụ
Có thể thực hiện 2 nhóm bảo vệ 1:N(N≤4)
ESS1x4, ESS1x8
62~65, 68~71
Được chỉ định vào khe tương ứng với các bo mạch dịch vụ
BIE3
61, 62
Sử dụng để thực hiện bảo vệ 1:N(N≤4) cho các dịch vụ điện STM-1
Card giao diện điện E3/T3:
Bo mạch
Các khe cắm
Chú ý
EP3x6
1~5, 12~16
Các khe bảo vệ chỉ có thể cắm vào 2 khe 1 và 16
BIE3
61, 72
Chỉ làm việc cho bảo vệ 1:N(N≤4)
ESE3x6
62~65, 68~71
Card giao diện điện E1/T1:
Bo mạch
Các khe cắm
Chú ý
EPE1x63 (75Ω), EPE1x63(120Ω), EPTx63
1~5, 12~16
Bất kỳ khe nào cũng có thể cắm và cấu hình làm bo mạch bảo vệ
EIE1x63, EIT1x63, BIE1
61~65, 68~72
ESE1x63, EST1x63
62~65, 68~71
Card dịch vụ Ethernet:
Bo mạch
Các khe cắm
Chú ý
TGE2B
1~7, 10~16
SECx48, SECx24, MSE
1~5, 12~16
Bo mạch SECx48, SECx24 và MSE ở khe 1 và 16 chỉ có thể làm việc như các khe bảo vệ, không được cấu hình với dịch vụ
RSEB
2~5, 12~15
OIS1x8
62~65, 68~71
ESFEx8
62~65, 68~71
BIE3
61, 72
Card khuếch đại quang:
Bo mạch
Các khe cắm
Chú ý
OBA, OPA
1~7, 10~16
Mỗi bo mạch OBA12/OPA32 chỉ chiếm 1 khe
Mỗi bo mạch OBA14/OBA17/OBA1/OPA38 có thể chiếm 1 hoặc 2 khe
3.2.2 Cấu trúc và chức năng các card của thiết bị ZXMP S385.
Tên Card
Mô tả
MB
Mother Board
NCP
NE Control Processor
OW
Order Wire
QxI
Qx Interface
CSA
Cross-connect and Synchronous clock card A
CSE
Cross-connect and Synchronous clock card E
SCIB
Synchronous clock Interface card of type B
SCIH
Synchronous clock Interface card of type H
OL64
Optical Line card of STM-64
OL16
Optical Line card of STM-16
OL4
Optical Line card of STM-4
OL4x2
Optical Line card of STM-4x2
OL1x2
Optical Line card of STM-1x2
OL1x4
Optical Line card of STM-1x4
LP1x4
Line Processor of STM-1x4
LP1x8
Line Processor of STM-1x8
ESS1x4
Electrical Interface Switching card of STM-1x4
ESS1x8
Electrical Interface Switching card of STM-1x8
BIE3
Bridge Interface card of STM-1e/E3/T3/FE
EPE1x63(75)
Electrical Processor of E1x63 (75 Ω)
EPE1x63(120)
Electrical Processor of E1x63 (120 Ω)
EIE1x63
Electrical Interface of E1x63 (75 Ω)
ESE1x63
Electrical Interface Switching card of E1x63 (75 Ω)
EIT1x63
Electrical Interface of E1x63 (120 Ω)
EST1x63
Electrical Interface Switching card of E1x63 (120 Ω)
BIE1
Bridge Interface card of E1
SECx48
Enhanced Smart Ethernet card
SECx24
Enhanced Smart Ethernet card
ESFEx8
Electrical Interface card of FE with Switch Function
OIS1x8
Optical Interface card of STM-1
TGE2B
Transparent Gigabit Ethernet card with Enhanced Performance
FAN
Fan card
OBA14
Single-channel Booster Amplifier EDFA-BA (14 dB)
OBA17
Single-channel Booster Amplifier EDFA-BA (17 dB)
OBA19
Single-channel Booster Amplifier EDFA-BA (19 dB)
OPA38
Single-channel Pre-Amplifier
3.1.1 Bo mạch NCP
Sơ đồ khối:
Hình 3.4 Sơ đồ khối bo mạch NCP
Tổng quan: Bo mạch NCP cung cấp chức năng quản lý thiết bị NE, phục vụ như một trung tâm giám sát các lớp thiết bị hệ thống
NCP được kết nối với hệ thống quản lý thiết bị phía trên và thông tin giám sát các bo mạch hướng dưới. NCP thu thập các thông tin quản lý thiết bị và điều khiển quản lý các phần tử mạng khi EMS không được kết nối và được hỗ trợ bảo vệ phần cứng 1+1.
Chức năng quản lý NE của NCP bao gồm
Hoàn thành cấu hình NE ban đầu
Nhận và phân tích các mệnh lệnh từ EMS
Gửi các mệnh lệnh tới các bo mạch qua cổng truyền thông cho các hoạt động tương ứng.
Đẩy các thông báo được báo cáo bởi các bo mạch tới EMS
Điều khiển đầu ra cảnh báo của thiết bị và giám sát đầu vào cảnh báo bên ngoài.
Thực hiện khởi động cứng và mềm các bo mạch.
3.1.2 Bo mạch QxI
Hình 3.5 Giao diện của bo mạch QxI
Bo mạch QxI cung cấp giao diện cung cấp công suất, giao diện khối chỉ thị cảnh báo, giao diện cảnh báo dọc theo phần đầu của tủ, giao diện dữ liệu người sử dụng
3.1.3 Bo mạch CSE/CSA và SCI.
CSA/CSE như một chức năng lõi của toàn bộ hệ thống, thực hiện kết nối chéo dịch vụ, điều khiển chuyển mạch bảo vệ 1:N của bo mạch dịch vụ PDH và bo mạch dịch vụ dữ liệu, thực hiện đồng bộ mạng.
Hình 3.6 Sơ đồ khối bo mạch CSA/CSE
1.Chỉ thị trạng đang chạy của bo mạch (NOM, ALM1, ALM2)
2.Chỉ thị TCS
3.Chỉ thị trạng thái hoạt động của đồng hồ ( MS)
4.Chỉ thị trạng thái đang chạy của đồng hồ (CKS1, CKS2)
5.Nút khởi động (RST)
Bo mạch CSA/CSE và SCI tạo ra khối kết nối chéo dịch vụ, khối đấu chéo mào đầu và khối đồng hồ của hệ thống.
Khối kết nối chéo dịch vụ: Được chia thành khối kết nối chéo phân chia theo thời gian và không gian, thực hiện kết nối chéo dịch vụ và chuyển mạch bảo vệ. ZXMP S385 cung cấp 4 loại module kết nối chéo phân chia theo thời gian: TCS32, TCS64, TCS128, và TCS256.
Khối kết nối chéo mào đầu: Trao đổi, truyền tải mào đầu và thông tin cảnh báo giữa các bo mạch. CSA/CSE có dung lượng kết nối chéo mào đầu 4096x4094 64Kb.
Hình 3.7 Sơ đồ khối chức năng của khối đấu chéo dịch vụ CSA/CSE
Khối đồng hồ: Bo mạch SCI cung cấp cho bo mạch CSA/CSE bốn đầu ra đồng hồ tham chiếu bên ngoài và bốn đầu vào đồng hồ tham chiếu bên ngoài. Thực hiện điều hòa thời gian hệ thống và đồng bộ mạng. Mục đích của đồng bộ mạng là để điều khiển tần số và pha của mỗi đồng hồ node trong phạm vi dung sai đặt trước để đảm bảo truyền tải và trao đổi dòng số hiệu quả và chính xác trong mạng
Hình 3.8 Kết nối giữa khối đồng hồ và các bo mạch khác
3.1.4 Bo mạch OW( Oderwire)
Sơ đồ khối:
Hình 3.9 Sơ đồ khối bo mạch OW
Tổng quan: Bo mạch OW thực hiện chức năng kênh nghiệp vụ của hệ thống và thưc hiện các chức năng sau
Mã hóa âm thanh ở tốc độ 64Kb/s
Thực hiện các cuộc gọi điểm- điểm, điểm- đa điểm.
Hỗ trợ phương thức cuộc gọi hội nghị với trên 28 hướng kênh nghiệp vụ
Xử lý byte mào đầu ở mỗi hướng kênh nghiệp vụ như một byte bảo vệ kênh nghiệp vụ
3.2 Các bo mạch khối giao diện quang
3.2.1 Bo mạch đường quang OL64
Sơ đồ khối:
Hình 3.10 Sơ đồ khối bo mạch đường quang OL64
Bo mạch OL64 cung cấp một giao diện quang chuẩn với tốc độ 953.28Mb/s. Nó thực hiện các chức năng
Chuyển đổi giữa tín hiệu quang và tín hiệu điện
Chỉ định khung của tín hiệu nhận
Tách và chèn mào đầu
Xử lý con trỏ
Tách và chèn mào đầu đường Higher order
Dò cảnh báo
Móc nối VC-4-nc (n=4, 16, hoặc 64)
3.2.2 Bo mạch luồng quang OL16.
Sơ đồ khối:
Hình 3.11 Sơ đồ khối bo mạch OL16 và bo mạch xử lý
1.Chỉ thị truyền và nhận của giao diện quang (Tx, Rx)
2.Chỉ thị trạng thái đang chạy của bo mạch (NOM, ALM1, ALM2)
3.Giao diện truyền quang
4.Giao diện nhận quang
5.Dấu hiệu cảnh báo Laser
6.Nút khởi động
7.Nhãn mức Laser
Bo mạch luồng quang OL16 cung cấp các giao diện quang chuẩn với tốc độ 2488.320 Mb/s và bus để ghép và tách kênh. Nó thực hiện các chức năng sau:
Ghép kênh các tín hiệu tốc độ thấp thành tín hiệu tốc độ cao 2488.320Mb/s
Nhận và gửi tín hiệu luồng STM-16
Thực hiện chỉ định khung, tách mào đầu, dò cảnh báo, và chèn mào đầu ở phía truyền
Mỗi bo mạch OL16 cung cấp một chuẩn giao diện quang để thực hiện móc nối VC-4-4C/VC-4-16C
3.2.3 Bo mạch luồng quang OL4/OL1
Sơ đồ khối:
Hình 3.12 Sơ đồ khối bo mạch OL4/1
Bo mạch OL4/OL1 cung cấp giao diện quang chuẩn STM-4/STM-1.OL4 có tốc độ 622.080 Mb/s và OL1 có tốc độ 155.52 Mb/s đồng thời nó thực hiện các chức năng sau:
Chuyển đổi quang điện
Chỉ định khung của dữ liệu nhận
Tách và chèn mào đầu SOH
Xử lý con trỏ
Tách và chèn mào đầu đường AU-4
Dò cảnh báo
Bo mạch OL4 có thể cung cấp 1, 2 hoặc 4 giao diện quang chuẩn STM-4 với các ID (OL4, OL4x2 và OL4x4)
Hình 3.13 Bo mạch giao diện OL4, OL4x2, OL4x4
1.Chỉ thị nhận và truyền cho giao diện quang (Tx, Rx)
2.Chỉ thị trạng thái chạy của bo mạch (NOM, ALM1, ALM2)
3. Giao diện truyền quang 4. Giao diện nhận quang
5. Dấu hiệu cảnh báo Laser 6.Nút khởi động 7.Nhãn mức Laser
Bo mạch OL1 có thể cung cấp 2,4 hoặc 8 giao diện quang chuẩn STM-1 vói các ID (OL1x2, OL1x4 và OL1x8)
Hình 3.14 Bo mạch giao diện OL1x2, OL1x4 và OL1x8
1.Chỉ thị nhận và truyền cho giao diện quang (Tx, Rx)
2.Chỉ thị trạng thái chạy của bo mạch (NOM, ALM1, ALM2)
3. Giao diện truyền và nhận quang 4. Dấu hiệu cảnh báo Laser
5.Nút khởi động 6.Nhãn mức Laser
3.2.4 Bo mạch OA
Phụ thuộc vào vị trí, các bo mạch OA(Optical amplifier) của ZXMP S385 được chia thành OBA(Optical booster amplifier) và OPA( Optical pre-amplifier)
Theo công suất đầu ra quang cực đại, bo mạch OBA được phân loại: OBA12, OBA14, OBA17 và OBA19.
Theo công suất quang đầu ra cực đại, bo mạch OPA được phân loại thành : OPA32 và OPA38.
OBA: Được đặt ở bên truyền của hệ thống, mục đích là nâng công suất quang để tăng khoảng cách truyền dẫn
OPA: Được đặt ở bên nhận của hệ thống, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu quang yếu để nâng công suất đầu vào của hệ thống
Panel hẹp với 1 giao diện luồng quang
Panel hẹp với 2 giao diện luồng quang
Panel rộng với 1 giao diện luồng quang
Hình 3.15 Bo mạch OA
1.Chỉ thị trạng thái hoạt động của bo mạch 2.Giao diện truyền/nhận quang
3.Giao diện truyền nhận/quang 4.Dấu hiệu cảnh báo Laser
5.Nút khởi động 6.Nhãn mứ Laser
7.Chỉ thị cho trạng thái công suất quang
3.3 Các bo mạch khối giao diện điện
3.3.1 Khối giao diện điện STM-1
Khối giao diện điện STM-1 cung cấp giao diện điện chuẩn STM-1 bên ngoài theo 8 hoặc 4 hướng, và được hỗ trợ bảo vệ 1:N (N≤4)
Các bo mạch thực hiện chức năng khối giao diện điện bao gồm LP1x4, LP1x8, ESS1x4, ESS1x8 và BIE3.
Hình 3.16 Sơ đồ khối của bo mạch xử lý và bo mạch giao diện LP1x4, LP1x8
1.Chỉ thị trạng thái đang chạy của bo mạch
2.Chỉ thị giao diện truyền (Tx1)
3.Nút khởi động
Chức năng của các bo mạch:
Bo mạch xử lý giao diện:
Xử lý thông tin giao diện điện 4/8 kênh STM-1
Tách và chèn mào đầu SOH
Xử lý con trỏ
Tách và chèn mào đầu đường AU-4
Dò cảnh báo
Hỗ trợ bảo vệ nhánh 1:N, cung cấp 2 nhóm bảo vệ 1:4 độc lập
Bo mạch chuyển mạch giao diện điện ESS1x4/ESS1x8
Cung cấp 4 hoặc 8 kênh giao diện điện STM-1
Chuyển mạch tín hiệu giao diện điện giữa bo mạch xử lý đang làm việc và bo mạch bảo vệ
Hình 3.17 Bo mạch giao diện ESS1x4
1.Cổng nhận của giao diện 1 2.Cổng truyền của giao diện 1
3.Cổng truyền và nhận của giao diện 2 4.Cổng truyền và nhận của giao diện 3
5.Cổng truyền và nhận của giao diện 4 6.Chỉ thị nguồn của bo mạch
7.Chỉ thị chuyển mạch của bo mạch
Bo mạch giao diện cầu BIE3
Truyền tải tín hiệu điện STM-1 từ bo mạch đang làm việc sang bo mạch bảo vệ
3.3.2 Hệ thống con phụ E3/T3.
Hệ thống con phụ E3/T3 thực hiện ánh xạ/ giải ánh xạ bất đồng bộ của tín hiệu điện PDH E3/T3, và có hỗ trợ bảo vệ nhánh 1:N (N≤4).
Hệ thống con E3/T3 bao gồm EPE3x6, ESE3x6 và bo mạch BIE3. Với việc kết hợp các bo mạch khác nhau này, hệ thống co thể thực hiện các chức năng sau:
Chức năng
Các bo mạch kết hợp
Sáu kênh xử lý dịch vụ giao diện điện E3/T3
EPE3x6, ESE3x3
Bảo vệ 1:N (N≤4) cho 6 kênh dịch vụ giao diện điện E3/T3
EP3x6, ESE3x6, BIE3
Hình 3.18 Bo mạch giao diện E3/T3
1.Giao diện điện E3/T3
2.Chỉ thị
3.3.3 Hệ thống con phụ E1/T1
Hệ thống con phụ E1/T1 thực hiện ánh xạ và giải ánh xạ bất đồng bộ của tín hiệu điện E1/T1, và cung cấp bảo vệ nhánh 1:N
Hệ thống con phụ E1/T1 bao gồm hệ thống con E1 và hệ thống con T1
Hệ thống con E1 bao gồm: EPE1x63 (75), EPE1x63 (120), EIE1x63, EIT1x63, ESE1x63, EST1x63 và bo mạch BIE1
Hệ thống con T1 bao gồm: EPT1x63, EIT1x63, EST1x63 và bo mạch cầu BIE1
Hình 3.20 Bo mạch giao diện EIE1x63
1.Giao diện điện E1
Hình 3.19 Mặt trước của bo mạch EPE
1.Chỉ thị tráng thái hoạt động của bo mạch
2.Nút khởi động
Các dịch vụ và cấu hình bo mạch:
Dịch vụ
Cấu hình bo mạch
Xử lý dịch vụ giao diện điện(75Ω) 63 kênh E1
EPE1x63(75Ω) và EIE1x63
Xử lý dịch vụ giao diện điện(120Ω) 63 kênh E1
EPE1x63(120Ω) và EIT1x63
Xử lý dịch vụ giao diện điện(75Ω) 63 kênh E1 với bảo vệ 1:N(N≤9)
EPE1x63(75Ω), ESE1x63 và BIE1
Xử lý dịch vụ giao diện điện(120Ω) 63 kênh E1 với bảo vệ 1:N(N≤9)
EPE1x63(120Ω), EST1x63 và BIE1
Xử lý dịch vụ giao diện điện 63 kênh T1
EPT1x63, EIT1x63
Xử lý dịch vụ giao diện điện 63 kênh T1 với bảo vệ 1:N(N≤9)
EPT1x63, EST1x63, BIE1
3.3.4 Bo mạch TGE2B
Bo mạch TGE2B cung cấp 2 kênh truyền dẫn dữ liệu Ethernet 1000M
Hình 3.21 Bo mạch TGE2B
Hoạt động mạng của bo mạch TGE2B:
Hình 3.22 Hoạt động mạng của bo mạch TGE2B
Bo mạch TGE2B của thiết bị A được kết nối tới router/switch qua giao diện Ethernet. Sau khi xử lý lắp giáp khung địa chỉ MAC vào khung SDH, khung SDH được truyền sang thiết bị B qua giao diện quang, sau khi xử lý lắp giáp khung SDH vào khung địa chỉ MAC của B, dịch vụ Ethernet truy nhập router/switch Ethernet 1000M qua giao giao diện Ethernet của bo mạch TGE2B
3.3.5 Bo mạch SEC
ZXMP S385 cung cấp 2 loại bo mạch SEC: SECx48 và SECx24.
Hình 3.23 Bo mạch SEC
1.Chỉ thị trạng thái đang chạy của mạch 2.Chỉ thị trạng thái Ethernet 10M/100M
3.Chỉ thị trạng thái Ethernet 1000M 4.Giao diện quang Ethernet 1000M
5Dấu hiệu cảnh báo Laser 6.Nút khởi động
7.Nhãn mức Laser
Bo mạch SEC cung cấp 8 giao diện Ethernet 10M/100M và 1 giao diện Ethernet 1000M ở phía người sử dụng và 48 hoặc 24 giao diện Ethernet 10M/100M ở phía hệ thống. Bề rộng băng tần ở phía hệ thống là 1.25GHz hoặc 622 MHz.
3.3.6 Bo mạch RSEB
Có 2 loại bo mạch RSEB :RSEB-RPR và RSEB-EOS
RSEB-RPR cung cấp chức năng hoạt động mạng RPR
RSEB-EOS thực hiện chức năng EOS thuần túy với 2 giao diện GE và 8 giao diện FE bởi việc sử dụng chuyển mạch RPR MAC
4. Mối liên hệ giữa các bo mạch và các khe trong Subrack
Khối bo mạch chức năng
Bo mạch
Các khe cắm
CSA/CSE
8,9
OW
17
NCP
18,19
QxI
66
SCI
67
Khối bo mạch dịch vụ điện STM-1
Bo mạch
Các khe cắm
Chú ý
LP1x4, LP1x8
1~5, 12~16
LP1x4,LP1x8 ở khe1 và 16 chỉ có thể phục vụ như bo mạch bảo vệ, không thể cấu hình dịch vụ
Có thể thực hiện 2 nhóm bảo vệ 1:N(N≤4)
ESS1x4, ESS1x8
62~65, 68~71
Được chỉ định vào khe tương ứng với các bo mạch dịch vụ
BIE3
61, 62
Sử dụng để thực hiện bảo vệ 1:N(N≤4) cho các dịch vụ điện STM-1
Khối bo mạch dịch vụ điện E3/T3
Bo mạch
Các khe cắm
Chú ý
EP3x6
1~5, 12~16
Các khe bảo vệ chỉ có thể cắm vào 2 khe 1 và 16
BIE3
61, 72
Chỉ làm việc cho bảo vệ 1:N(N≤4)
ESE3x6
62~65, 68~71
Khối bo mạch dịch vụ điện E1/T1
Bo mạch
Các khe cắm
Chú ý
EPE1x63 (75Ω), EPE1x63(120Ω), EPTx63
1~5, 12~16
Bất kỳ khe nào cũng có thể cắm và cấu hình làm bo mạch bảo vệ
EIE1x63, EIT1x63, BIE1
61~65, 68~72
ESE1x63, EST1x63
62~65, 68~71
Khối bo mạch dịch vụ Ethernet
Bo mạch
Các khe cắm
Chú ý
TGE2B
1~7, 10~16
SECx48, SECx24, MSE
1~5, 12~16
Bo mạch SECx48, SECx24 và MSE ở khe 1 và 16 chỉ có thể làm việc như các khe bảo vệ, không được cấu hình với dịch vụ
RSEB
2~5, 12~15
OIS1x8
62~65, 68~71
ESFEx8
62~65, 68~71
BIE3
61, 72
Khối bo mạch khuếch đại
Bo mạch
Các khe cắm
Chú ý
OBA, OPA
1~7, 10~16
Mỗi bo mạch OBA12/OPA32 chỉ chiếm 1 khe
Mỗi bo mạch OBA14/OBA17/OBA1/OPA38 có thể chiếm 1 hoặc 2 khe
5. Các chức năng bảo vệ
Các chức năng bảo vệ bao gồm chức năng bảo vệ mức mạng và chức năng bảo vệ mức thiết bị.
5.1 Bảo vệ mức thiết bị.
Bảo vệ nguồn cung cấp
Bảo vệ nguồn cung cấp bên ngoài cabin: ZXMP S385 có 2 nguồn cung cấp -48V, cả 2 cùng hoạt động, nhưng 1 hoạt động ở chế độ dự phòng để đảm bảo cho thiết bị hoạt động bình thường.
Bo mạch bảo vệ nguồn cung cấp: Các bo mạch dịch vụ tận dụng chế độ phân phối nguồn công suất để làm giảm sự ảnh hưởng giữa các bo mạch. Tất cả các bo mạch đều có chế độ bảo vệ quá dòng và quá áp.
Bảo vệ kết nối chéo và đồng hồ
ZXMP S385 cung cấp chế độ bảo vệ 1+1 cho bo mạch kết nối chéo và bo mạch đồng hồ. Trong trường hợp bị lỗi các bo mạch kết nối chéo và đồng hồ sẽ tự động chuyển mạch giữa chúng với nhau.
Bảo vệ 1:N cho các bo mạch nhánh
Các bo mạch dịch vụ PDH, STM-1(e) và FE(e) hỗ trợ bảo vệ dịch vụ phần cứng 1:N . Sử dụng bo mạch dịch vụ E1/T1 để thực hiện bảo vệ 1:N(N≤9), hoặc bo mạch dịch vụ E3/T3, FE(e), STM-1(e) để thực hiện 2 nhóm bảo vệ 1:N(N≤4).
Hệ thống có thể hỗ trợ đồng thời 3 nhóm bảo vệ nhánh: 1 nhóm cho E1/T1, và 2 nhóm khác cho E3/T3/STM-1(e)/FE(e).
5.2 Bảo vệ mức mạng.
ZXMP S385 có các chế độ bảo vệ mức mạng:
Các chế độ bảo vệ bao gồm:
Bảo vệ 1+1 đoạn ghép kênh
Hai sợi quang 1 hướng
Chức năng tắt laser tự động
Hình 3.24 Nguyên tắc ALS
Tất cả giao diện quang STM-1/4/16 của S385 hỗ trợ chức năng ALS và thoả mãn tiểu chuẩn G.664. Khi cáp bị đứt tại điểm A, cổng nhận phát hiện mất sự liên tục của tín hiệu truyền dẫn quang (LOC-OTS) tại R2 làm cho cổng truyền dẫn T2 bị tắt và LOC-OTS được phát hiện tại R1 cũng làm cổng truyền dẫn T1 bị tắt. Bằng cách này, nó đảm bảo nguồn quang trong phần OTS tại cổng A nơi trục trặc xảy ra trong trạng thái an toàn.
5.3 Thời gian chuyển mạch bảo vệ
Thời gian chuyển mạch bảo vệ hệ thống SDH
Kế hoạch bảo vệ
Loại
Time
Bảo vệ thiết bị
CS
<50ms
STM-1/e
<50ms
Ethernet(e)
<50ms
34M
<50ms
45M
<50ms
1.5M/2M
<50ms
Cấp độ mạng
MS-ring
<50ms
SNCP
<50ms
CHƯƠNG 3 : CẤU TRÚC MẠNG DCN CỦA HỆ THỐNG ZTE
Tổng Quan về DCN
- DCN (Data Communication Network) là một mạng thông tin số liệu được truyền dựa trên giao thức TCP/IP, nó hoạt động ở 3 lớp thấp nhất trong mô hình 7 lớp OSI ( lớp Physical, lớp Link, và lớp Network).
- DCN được dùng để đưa ra các điều khiển, kết nối giữa EMS (Element Management System) với các phần tử mạng, và giữa các phần tử mạng với nhau.
- DCN đặc biệt quan trọng trong vận hành, khai thác, bảo dưỡng bởi lẽ nó có thể giúp người quản lý hệ thống phát hiện được các cảnh báo từ các phần tử mạng, từ đó sớm đưa ra cách để khắc phục sự cố một cách nhanh chóng.
- DCN sử dụng 2 kênh là kênh DCC và ECC để truyền số liệu. Trong đó kênh DCC được dùng để truyền số liệu từ Server đến các Gateway, còn kênh ECC giúp truyền số liệu giữa các phần tử mạng với nhau.
1.2 Kênh DCC ( Data Communication Chanel)
- DCC là một kênh thông tin số liệu, được sử dụng để tạo ra một đường truyền cho mạng quản lý SMN( SDH Management Network). Nó sử dụng các byte từ D1- D12 trong phần mào đầu SOH để truyền thông tin số liệu,và các byte này được xác định duy nhất trong STM1 thứ nhất của một tín hiệu STM-N. Kênh DCC phục vụ cho việc cảnh báo, bảo dưỡng, kiểm tra, giám sát, và các nhu cầu thông tin khác về các thiết bị đầu cuối. Trong đó các byte :
- D1, D2, D3: Dùng làm kênh truyền số liệu đoạn lặp (RS DCC). RS DCC dùng để truyền số liệu trong nội bộ hệ thống nhằm mục đích giám sát và quản lý các hệ thống có trạm lặp. Tốc độ của kênh này là 192 Kb/s.
- Các byte D4÷D12 : MS DCC sử dụng để truyền số liệu với tốc độ 576 Kb/s giữa các trạm ghép kênh, sử dụng để truyền tin cho công tác bảo trì và quản trị mạng.
- DCC được dùng để truyền thông tin số liệu từ Server xuống các phần tử được định nghĩa làm Gateway, và được giao tiếp với nhau qua cổng RJ45 của Card QxI. Kênh DCC được khai 1 luồng 2Mb trên Card Fe và trong một Subnet sử dụng 2 kênh DCC, trong đó 1 kênh là Working, 1 kênh là Protect.
- Trong hệ thống ZTE có 3 chế độ khi sử dụng DCC:
+ DCCr: sử dụng 3 byte D1,D2, D3. ( thường để mặc định chế độ này)
+ DCCm: sử dụng các byte từ D4 – D12
+ DCCr + DCCm : sử dụng các byte từ D1- D12.
1.3 Kênh ECC (Embedded Control Chanel)
- ECC là 1kênh vật lý có băng thông 2Mb, được dùng để điều khiển giữa các phần tử và được truyền theo giao thức TCP/IP.
- ECC có 3 chế độ kết nối:
+ Kết nối theo giao diện điện (E mode)
+ Kết nối theo giao diện quang (O mode )
+ Kết nối theo giao diện mạng ( ethernet)
- ECC hỗ trợ khả năng giao tiếp giữa các thiết bị của các hãng khác nhau.
1.3.1. Địa chỉ IP của phần tử
- Địa chỉ IP của các phần tử gồm có 4 byte: byte 1, byte 2, byte 3, byte 4, và được chia làm 3 phần:
+ Area ID ( 1Byte )
+ NE ID ( 2 Byte )
+ Board ID ( 1 Byte )
- Area ID (1- 223) : trong đó 192 là vùng địa chỉ chính ( backbone area ID), 193-201 là vùng địa chỉ phụ ( None- backbone area ID). Mỗi 1 NE chỉ có duy nhất 1 địa chỉ IP.
- Các phần tử trong cùng 1 vùng địa chỉ có thể giao tiếp được với nhau.
- Các phần tử trong vùng địa chỉ chính có thể giao tiếp được với các phần tử trong vùng địa chỉ phụ.
- Các phần tử trong vùng địa chỉ phụ này có thể giao tiếp với các phần tử thuộc vùng địa chỉ phụ khác thông qua vùng địa chỉ chính,
- Các phần tử trong vùng địa chỉ chính, và vùng địa chỉ phụ không vượt quá 128 phần tử.
2. Gateway
- Một phẩn tử được gọi là 1 Gateway khi nó có kênh truyền tử phần tử lên Server, và trên card mạng của Server phải add IP cùng dải với IP của phần tử được định nghĩa làm Gateway.
- Kết nối cổng QxI của phần tử được định nghĩa làm Gateway tới port của kênh truyền( Port FE), đầu còn lại được kết nối tới Switch hoặc card mạng.
2.1 Một số lệnh tác động lên Gateway
- Lệnh tạo và xóa 1 gateway
Cmd
Route adddải IPsubnet maskgateway
Route deletedải IPsubnet maskgateway
- Lệnh xem dải địa chỉ
Cmd
routeprint
PHẦN THỨ SÁU
NHẬN XÉT NỘI DUNG BÁO CÁO VÀ KẾT QUẢ HỌC VIỆC
1. Nhận xét của cán bộ hướng dẫn kèm cặp trực tiếp
2. Nhận xét, đánh giá của cán bộ quản lý trực tiếp (theo phân cấp)
3. Nhận xét, chỉ huy đơn vị (theo phân cấp)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu thiết bị zte s385, và cấu trúc mạng dcn của hệ thống zte.doc