Đề tài Tìm hiểu vai trò của NSNN, từ đó tìm các thông tin thực tế liên quan tới vai trò của ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay

* VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: Vai trò tất yếu của ngân sách Nhà nước ở mọi thời đại và trong mọi mô hình kinh tế, là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội là vai trò quan trọng của ngân sách Nhà nước trong cơ chế thị trường. Vai trò này, có thể đề cập đến ở một số nội dung sau: Vai trò điều tiết trong lĩnh vực kinh tế: Nhà nước sử dụng ngân sách để điều chỉnh các hoạt động kinh tế, sử dụng hiệu quả các khoản thu, chi ngân sách. Thông qua các chính sách thuế và chính sách chi tiêu của chính phủ, Nhà nước sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế mới phù hợp với tình hình phát triển của đát nước, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.Vai trò điều tiết trong lĩnh vực xã hội: Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ máy Nhà nước, lực lượng quân đội, công anm sự phát triển của hoạt động có tính chất xã hội, y tế, văn hoá có ý nghĩa quyết định. Việc thực hiện các nhiệm vụ này về cơ bản là thuộc về Nhà nước và không vì mục tiêu lợi nhuận. Mặt khác các khoản chi ngân sách cho việc thực hiện các vấn đề xã hội, thuế cũng được sử dụng để thực hiện tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.Vai trò điều chỉnh trong lĩnh vực thị trường: Chính phủ sử dụng ngân sách để điều chỉnh sự bất bình ổn giá giá cả nhằm bình ổn giá cả và khốn chế đẩy lùi nạn lạm phát một cách có hiệu quả.Các vai trò khác: +) Đảm bảo sự công bằng trong kinh tế vùng +) Đảm bảo sự công bằng trong kinh tế ngành +) Tạo ra sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế xã hội theo ý muốn chủ quan của Nhà nước . Thực trạng Ngân Sách Nhà Nước: Thực trang thu ngân sach Nhà nước: Thu Ngân sách Nhà nước

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu vai trò của NSNN, từ đó tìm các thông tin thực tế liên quan tới vai trò của ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI: Tìm hiểu vai trò của NSNN, từ đó tìm các thông tin thực tế liên quan tới vai trò của NSNN ở Việt Nam hiện nay. Họ Tên Nguyễn Mạnh Tuấn Ngày Sinh 19-10-1991 Nhóm 8 Lớp K44DQ3 Hà Nội, tháng 11 năm 2011 * VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: Vai trò tất yếu của ngân sách Nhà nước ở mọi thời đại và trong mọi mô hình kinh tế, là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội là vai trò quan trọng của ngân sách Nhà nước trong cơ chế thị trường. Vai trò này, có thể đề cập đến ở một số nội dung sau: Vai trò điều tiết trong lĩnh vực kinh tế: Nhà nước sử dụng ngân sách để điều chỉnh các hoạt động kinh tế, sử dụng hiệu quả các khoản thu, chi ngân sách. Thông qua các chính sách thuế và chính sách chi tiêu của chính phủ, Nhà nước sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế mới phù hợp với tình hình phát triển của đát nước, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Vai trò điều tiết trong lĩnh vực xã hội: Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ máy Nhà nước, lực lượng quân đội, công anm sự phát triển của hoạt động có tính chất xã hội, y tế, văn hoá có ý nghĩa quyết định. Việc thực hiện các nhiệm vụ này về cơ bản là thuộc về Nhà nước và không vì mục tiêu lợi nhuận. Mặt khác các khoản chi ngân sách cho việc thực hiện các vấn đề xã hội, thuế cũng được sử dụng để thực hiện tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Vai trò điều chỉnh trong lĩnh vực thị trường: Chính phủ sử dụng ngân sách để điều chỉnh sự bất bình ổn giá giá cả nhằm bình ổn giá cả và khốn chế đẩy lùi nạn lạm phát một cách có hiệu quả. Các vai trò khác: +) Đảm bảo sự công bằng trong kinh tế vùng +) Đảm bảo sự công bằng trong kinh tế ngành +) Tạo ra sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế xã hội theo ý muốn chủ quan của Nhà nước... Thực trạng Ngân Sách Nhà Nước: Thực trang thu ngân sach Nhà nước: Thu Ngân sách Nhà nước Việt Nam đã tăng đáng kể trong những năm gần đây: Về tốc độ tăng thu NSNN, bình quân từ năm 1991 đến 2007: Tốc độ tăng thu bình quân là 25,11%/năm (Tính theo giá hiện hành). Tăng trưởng kinh tế bình quân là 7,76% ( so với năm gốc 1994). Năm Tốc độ tăng thu NSNN (giá thực tế) Tốc độ tăng GDP (giá so sánh 1994) Tốc độ tăng thu tính chuyển đổi theo giá so sánh 1994) 1992 101,18 8,70 101,18 1993 50,82 8,08 50,82 1994 28,70 8,83 28,70 1995 28,79 9,54 10,04 1996 16,90 9,34 7,54 1997 4,75 8,15 -1,73 1998 11,65 5,76 2,58 1999 7,57 4,77 1,74 2000 15,62 6,79 11,81 2001 14,48 6,89 12,29 2002 19,23 7,08 14,69 2003 22,94 7,34 15,25 2004 25,39 7,79 15,91 2005 13,68 8,44 5,08 2006 28,76 8,23 20,03 2007 11,34 8,48 2,86 Nguồn Niêm giá thống kê Bộ Tài Chính Những năm đầu tiên của đổi mới: Do hệ thống các chính sách thu ngân sách nhà nước được đổi mới cơ bản: Luật thuế được ban hành như: Luật thuế lợi tức, Luật thuế xuất – nhập khẩu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp… Những quy định về quản lý thu nộp phù hợp được ban hành… Tốc độ tăng thu tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ năm 1995 trở đi: Hệ thống chính sách đã tương đối ổn định Mức độ tăng thu NSNN đã dần đi vào ổn định nhưng tốc độ tăng thu vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế ô Cơ cấu thu ngân sách Nhà nuớc Thu Quốc doanh Thu ngoài Quốc doanh Thu FDI Thu từ Dầu khí Thu từ Xuất nhập khẩu Thu KH Về cơ cấu thu NSNN: Dầu khí là khoản thu có đóng góp lớn nhất vào tổng thu NSNN hàng năm ( 28 – 29% tổng thu NSNN vào các năm 2006 và 2007 ). Nhưng đây là khoản thu không vững chắc vì còn phụ thuộc nhiều vào giá dầu thế giới và trữ lượng dầu. Thu xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng tương đối lớn (khoảng 18 – 23%) trong tổng thu NSNN. Thu từ các thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh và FDI tương đối ổn định và chỉ chiếm khoảng 30 – 35% tổng thu NSNN. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế FDI là có xu hướng gia tăng tỷ trọng đóng góp từ 4-5% lên đến trên 9%. Thành phần kinh tế quốc doanh đang có khuynh hướng giảm mạnh. Nguyên nhân của việc giảm nguồn thu từ khu vực quốc doanh: Hiệu quả, chất lượng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước đang ngày càng suy giảm: có nhiều loại hình doanh nghiệp thành lập, cách tổ chức, KHKT… Khu vực doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện các đầu tư, kinh doanh những sản phẩm, cung cấp các dịch vụ do nhà nước đặt hàng hoặc yêu cầu, số vốn lớn nhưng lợi nhuận thấp hơn các dự án của các khu vực kinh tế khác cho nên đóng góp của khu vực này vào ngân sách nhà nước thấp đi. Các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện quá trình xắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá nên số lượng các doanh nghiệp, công ty nhà nước đang bị giảm đi, thay vào đó là khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại có tốc độ phát triển nhanh hơn Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới: Quý I năm 2009 giá dầu thô giảm mạnh tới gần 50% so với cùng kỳ 2008. Nguồn thu về xuất nhập khẩu cũng giảm mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2009 ước tính chỉ đạt gần 14.000 triệu USD. Nhập khẩu cũng giảm 42% so với cùng kỳ năm 2008, chỉ đạt gần 12.000 tỷ USD. Năm 2008, Chính phủ đã chi 8 tỷ USD cho gói kích cầu. Trong đó, khoảng 1 tỷ USD bù 4% lãi suất ngân hàng, nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất; miễn, giảm, giãn thuế, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.... Sau khi gia nhập WTO, thuế quan là một lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất với việc phải giảm các hàng rào thuế quan theo lộ trình các cam kết : Theo cam kết WTO đối với các ngành hàng sản xuất trong nước, hầu hết đều phải giảm bảo hộ bằng cách giảm thuế, có rất ít các ngành hàng được giữ nguyên mức bảo hộ về thuế. Tính trung bình, mức bảo hộ bằng thuế từ khoảng 30,4% sẽ phải giảm xuống còn 15,3%. (chỉ riêng việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết WTO cho cả giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO là 300 triệu USD, tương đương 4.800 tỷ đồng. Trung bình giảm khoảng 1.000 tỷ/năm, khoảng 6 - 7% số thu thuế nhập khẩu hàng năm. Lĩnh Vực Cam kết tại thời điểm gia nhập WTO Cam kết cuối cùng Nhập khẩu 17,4% 13,4% Công nghiệp 25,2% 21,0% Nông nghiệp 16,1% 12,6% Số thu thuế về xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt và VAT hàng nhập khẩu đang có xu hướng giảm do thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực về cắt giảm thuế quan theo các hiệp định đã ký kết. Mặc dù cắt giảm thuế xuất nhập khẩu thì kim ngạch sẽ tăng nhiều và cơ sở tính thuế cũng tăng, song mức độ tăng của thuế do kim ngạch tăng không bù lại được số giảm thu do thuế suất giảm. ôMột số dụ báo Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN năm 2009 có thể sẽ thấp hơn năm 2008 do tác động ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới giảm sẽ kéo theo số thu NSNN giảm. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm. Giá nhiêu liệu, xăng, dầu bị giảm mạnh. Một số doanh nghiệp Nhà nước tổ chức sản xuất kinh doanh không có lãi, hoặc lãi thấp DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2009 STT Nội dung Dự toán năm 2009 TỔNG THU NSNN 389.900 1 Thu nội địa 233.000 2 Thu từ dầu thô 63.700 3 Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu 88.200 4 Thu viện trợ không hoàn lại 5.000 < Nguồn: Trích Phụ lục số 1 – Văn bản nghị quyết dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 – Quốc hội nhà nước Việt Nam ban hành ngày 08/11/2008 Thực trang Chi ngân sách Nhà Nước Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước 2008 Stt Nội dung chi DT 2008 ƯTH 2008 DT 2009 A B 1 2 3 A CHI CÂN ĐỐI NSNN 398,980 474,280 491,300 I Chi đầu tư phát triển 99,730 117,800 112,800 Trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ bản 96,110 110,050 107,540 II Chi trả nợ và viện trợ 51,200 51,200 58,800 1 Trả nợ trong nước 39,700 39,700 47,630 2 Trả nợ ngoài nước 10,700 10,700 10,370 3 Chi viện trợ 800 800 800 III Chi thường xuyên 208,850 262,580 269,300 Trong đó: 1 Chi SN giáo dục - đào tạo 54,060 67,330 2 Chi Y tế 16,643 23,360 3 Chi dân số KHH gia đình 615 710 4 Chi khoa học, công nghệ 3,827 4,390 5 Chi văn hoá, thông tin 2,440 2,740 6 Chi phát thanh và truyền hình 1,420 1,560 7 Chi thể dục, thể thao 880 1,320 8 Chi đảm bảo xã hội 35,793 52,931 9 Chi sự nghiệp kinh tế 15,622 24,730 10 Chi sự nghiệp môi trường 3,883 5,150 11 Chi quản lý HC, Đảng đoàn thể 28,438 33,629 12 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 763 930 IV Hỗ trợ tài chính kinh doanh xăng dầu 28,500 V Chi dự phòng 10,700 13,700 VI Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100 100 100 VII Chi cải cách tiền lương 28,400 36,600 VIII Chi chuyển nguồn 14,100 B CHI QUẢN LÝ QUA NSNN 47,698 31,059 46,960 C VAY NN VỀ CHO VAY LẠI 12,800 12,425 25,700 TỔNG CỘNG (A+B+C) 459,478 517,764 563,960 Kết quả thực hiện một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau: Dự toán Quốc hội quyết định là 398.980 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt 474.280 tỷ đồng, vượt 18,9% so với dự toán, tăng 22,3% so với thực hiện năm 2007. Trong đó: (1) Chi đầu tư phát triển: dự toán 99.730 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt 117.800 tỷ đồng, tăng 18,1% (18.070 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm 24,7% tổng chi NSNN (chiếm 7,9% GDP), tăng 5,0% so với thực hiện năm 2007. Chi đầu tư phát triển thực hiện tập trung chủ yếu cho việc thực hiện an sinh xã hội, tăng cường khả năng phòng, chống và giảm nhẹ tác hại thiên tai như: bổ sung vốn đầu tư xây dựng các công trình xử lý sạt lở đê, kè, phòng chống lụt bão; bổ sung vốn cho các dự án đầu tư thuộc chương trình 135 và các dự án hỗ trợ phát triển vùng; tăng đầu tư cơ sở hạ tầng và xử lý nợ XDCB của các địa phương từ nguồn tăng thu tiền sử dụng đất và nguồn thưởng vượt thu của NSTW cho NSĐP theo chế độ; bố trí trả các khoản nợ, lãi đến hạn; hỗ trợ sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu, bổ sung dự trữ quốc gia như: (i) bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay các đối tượng chính sách; (ii) tăng cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; (iii) tăng mua bổ sung dự trữ quốc gia về lương thực để nâng mức tồn kho lương thực dự trữ quốc gia, đảm bảo an ninh lương thực và chủ động ứng phó trong trường hợp cần thiết... Tổng hợp nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, nguồn đầu tư từ xổ số kiến thiết và nguồn vốn cân đối NSNN, tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2008 ước đạt 144.300 tỷ đồng, bằng 30,3% tổng chi NSNN, bằng 9,7% GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã góp phần đưa tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2008 ước đạt khoảng 39% GDP.  (2) Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính (bao gồm cả chi điều chỉnh tiền lương theo mức lương tối thiểu 540.000 đồng/tháng): dự toán 237.250 tỷ đồng, ước thực hiện chi cả năm đạt 262.580 tỷ đồng, tăng 10,7% so với dự toán, tăng 23,6% so với thực hiện năm 2007. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã nghiêm túc thực hiện chi trong phạm vi dự toán được giao, kể cả việc tiết kiệm chi thường xuyên theo chủ trương chung, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán. Số tăng chi ngoài dự toán chủ yếu để thực hiện các chính sách an sinh xã hội như: hỗ trợ dầu hoả thắp sáng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo chưa được sử dụng điện; hỗ trợ tiền dầu cho ngư dân; thực hiện chính sách bảo trợ xã hội; miễn viện phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, nâng mức bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo; cấp học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú; nâng mức tiền ăn đối với hạ sỹ quan, chiến sỹ lực lượng vũ trang; hỗ trợ khó khăn cho người lao động có thu nhập thấp; bổ sung kinh phí phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,… (3) Chi bù lỗ kinh doanh mặt hàng dầu nhập khẩu: Để thực hiện kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng, Chính phủ đã quyết định chậm điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước trong điều kiện giá dầu thế giới tăng cao, tiếp tục bù lỗ dầu phát sinh năm 2008. Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2007 Dự toán chi Quốc hội quyết định là 357.400 tỷ đồng, bao gồm cả nhiệm vụ chi từ số thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007 (19.000 tỷ đồng); ước cả năm đạt 368.340 tỷ đồng, tăng 3,1% (10.940 tỷ đồng) so với dự toán, bằng 32,3% GDP, tăng 14,6% so với thực hiện năm 2006. Đơn vị : Tỷ đồng Stt Nội dung chi DT 2007 ƯTH 2007 DT 2008 A B 1 2 3 A CHI CÂN ĐỐI NSNN 357,400 368,340 398,980 I Chi đầu tư phát triển 99,450 101,500 99,730 Trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ bản 95,230 97,280 96,110 II Chi trả nợ và viện trợ 49,160 49,160 51,200 1 Trả nợ trong nước 37,990 37,990 39,700 2 Trả nợ ngoài nước 10,400 10,400 10,700 3 Chi viện trợ 770 770 800 III Chi thường xuyên 174,550 206,000 208,850 Trong đó: 1 Chi SN giáo dục - đào tạo 47,280 53,720 54,060 2 Chi Y tế 14,660 16,425 16,643 3 Chi dân số KHH gia đình 590 602 615 4 Chi khoa học, CN và môi trường 3,580 3,700 3,827 5 Chi văn hoá, thông tin 2,250 2,374 2,440 6 Chi phát thanh và truyền hình 1,310 1,397 1,420 7 Chi thể dục, thể thao 820 880 880 8 Chi đảm bảo xã hội 26,800 36,310 35,793 9 Chi sự nghiệp kinh tế 12,830 14,609 15,647 10 Chi quản lý HC, Đảng đoàn thể 24,800 28,075 28,438 11 Chi bù giá hàng chính sách 690 750 763 12 Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 3,500 3,637 3,883 IV Chi tinh giản biên chế, lao động dôi dư 500 500 V Hỗ trợ tài chính kinh doanh xăng dầu 2,000 VI Chi dự phòng 9,040 0 10,700 VII Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100 100 100 IX Chi cải cách tiền lương 24,600 0 28,400 X Chi chuyển nguồn 9,080 B CHI QUẢN LÝ QUA NSNN 32,616 26,550 47,698 C VAY NN VỀ CHO VAY LẠI 11,650 28,100 12,800 TỔNG CỘNG (A+B+C) 401,666 422,990 459,478 Cụ thể kết quả một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau: Chi đầu tư phát triển: dự toán 99.450 tỷ đồng, ước cả năm đạt 101.500 tỷ đồng, tăng 2,1% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm 27,6% tổng chi NSNN và đạt 8,9% so với GDP. Trong đó: - Chi đầu tư XDCB: dự toán 95.230 tỷ đồng, ước cả năm đạt 97.280 tỷ đồng, tăng 2,2% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19% so với năm 2006. Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán 49.160 tỷ đồng, ước cả năm đạt 49.160 tỷ đồng, bằng mức dự toán, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ nợ đến hạn của NSNN, không để tác động xấu đến kinh tế vĩ mô. Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, thể dục thể thao, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi cải cách tiền lương): dự toán 199.150 tỷ đồng (đã bao gồm chi thực hiện tiền lương tối thiểu theo mức 450.000 đồng/tháng); ước thực hiện chi cả năm đạt 206.000 tỷ đồng, tăng 3,4% (6.850 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 26,7% so với năm 2006; đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán như: chi cho lĩnh vực Giáo dục đào tạo đạt 20%, chi cho Khoa học công nghệ đạt 2% và chi sự nghiệp môi trường đạt 1% tổng chi ngân sách nhà nước; đồng thời tăng chi để bổ sung đáp ứng các nhiệm vụ mới phát sinh hoặc nhiệm vụ đã bố trí dự toán nhưng chưa đủ so với yêu cầu thực tế, như: khắc phục hậu quả thiên tai (hạn hán, lũ lụt...); phòng chống dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu vai trò của NSNN, từ đó tìm các thông tin thực tế liên quan tới vai trò của NSNN ở Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn liên quan