MỤC LỤC
I. NHẬT BẢN
1. Giới thiệu sơ nét về đất nước Nhật Bản.
1.1 Địa lý Nhật Bản.
1.2 Văn hoá Nhật Bản
1.3 Kinh tế.
1.4 Khoa học và công nghệ.
1.5 Dân số
2. Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật Bản.
II. HÀN QUỐC
1. Giới thiệu sơ nét về đất nước Hàn Quốc.
2. Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh của người Hàn Quốc.
III. ẤN ĐỘ
1. Giới thiệu sơ nét về đất nước Ấn Độ.
2. Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh của người Ấn Độ.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4207 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu văn hóa giao tiếp kinh doanh của một số quốc gia châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI MÔN HỌC
TÌM HIỂU VĂN HOÁ GIAO TIẾP KINH DOANH
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á
a b
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ KIM LOAN
LỚP: QT02 – HỆ HC
KHOÁ 13MỤC LỤC
NHẬT BẢN
Giới thiệu sơ nét về đất nước Nhật Bản.
Địa lý Nhật Bản.
Văn hoá Nhật Bản
Kinh tế.
Khoa học và công nghệ.
Dân số
Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật Bản.
HÀN QUỐC
Giới thiệu sơ nét về đất nước Hàn Quốc.
Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh của người Hàn Quốc.
ẤN ĐỘ
Giới thiệu sơ nét về đất nước Ấn Độ.
Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh của người Ấn Độ.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÌM HIỂU VĂN HOÁ GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á
NHẬT BẢN
Giới thiệu sơ nét về đất nước Nhật Bản
Thủ đô: TokyoNgôn ngữ: Tiếng NhậtChính phủ: Quân chủ lập hiến
Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa, tiêu biểu như ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản, núi Phú Sĩ. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người. Vùng Tokyo, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài quận xung quanh là trung tâm thủ phủ lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống.
Nhật Bản cũng là nên kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ. Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hiệp quốc, G8, G4 và APEC, Nhật Bản là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng. Đây là đất nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và là nước nhập khẩu đứng thứ 6 thế giới. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học công nghệ.
Tên "Nhật Bản" viết theo chữ cái Latinh (Romaji) là Nihon hoặc Nippon (đọc là "Ni-hôn" hoặc "Níp-pôn"); theo chữ Hán hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "xứ Mặt Trời mọc".
Địa lý Nhật Bản
Nhật Bản có diện tích tổng cộng là 377.834 km². Đất đai của Nhật Bản là một dãy hải đảo trải theo hình vòng cung bên cạnh phía Đông của lục địa Châu Á, dài 3.800 km. Địa hình chủ yếu là đồi núi (71%). Có nhiều núi nguồn gốc núi lửa, một số ngọn vẫn còn hoạt động, tiêu biểu là núi Phú Sĩ (Fuji) (3.776 m).
Nhật Bản có hơn 3.900 hòn đảo nhỏ và 4 đảo lớn chiếm khoảng 60% toàn thể diện tích.
Sóng thần, động đất, núi lửa, bão nhiệt đới khá phổ biến ở Nhật Bản. Đặc biệt, do thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản là một trong những vùng có nhiều động đất nhất thế giới. Mỗi năm có hàng trăm dư chấn, có những trận động đất gây tổn thất nặng nề.
Văn hoá Nhật Bản
Nhật Bản có mĩ danh là xứ sở hoa Anh Đào, vì người Nhật rất thích nên trồng cây hoa anh đào khắp nước
Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hoá của cả phương Bắc lẫn phương Nam. Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altai của các dân tộc phía Bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía Nam. Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi gắn với văn hóa lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía Nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ông tổ của nòi giống - từ thiên đường xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía Bắc. Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam, đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản.
Kinh tế
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu người là 36.217 USD (1989).
Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật.
Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ... Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý I/2004 đạt 6%.
Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.
Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.
Khoa học và công nghệ
Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học.
Dân số
Dân số Nhật Bản ước tính khoảng 127.4 triệu người, phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu số những công nhân nước ngoài, Zainichi Hàn Quốc, Zainichi Trung Quốc, Người Philippines, người Nhật gốc Brazil. Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như Ainu hay Ryūkyūans.
99% dân số nói tiếng Nhật. Đây là loại ngôn ngữ kết dính được phân biệt bởi một hệ thống các từ ngữ lễ giáo phản ánh xã hội tôn ti và trọng đạo đức của Nhật Bản, với các dạng động từ và từ vừng biểu hiện tính cách của người nói và người nghe..
VĂN HOÁ GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH CỦA NGUỜI NHẬT BẢN
Nhật Bản là một xã hội theo đẳng cấp dọc, vì thế người Nhật không có quan niệm về sự “bình đẳng” giống như các nước khác. Các mối quan hệ ở Nhật theo khuynh hướng người trên và kẻ dưới, người chủ hoặc sếp trong công ty được ví như cha mẹ và nhân viên được xem như con cái trong gia đình.
Lòng trung thành đối với cấp trên và công ty được người Nhật đánh giá như một phẩm chất cao quý.
Để việc làm ăn với thị trường Nhật Bản thu được kết quả cao, một trong những yếu tố không kém phần quan trọng là phải tìm hiểu và nắm được tập quán, văn hoá giao tiếp kinh doanh của họ.
Đừng quá vội vàng bắt tay với doanh nhân Nhật Bản.
Nói chung, người Nhật tránh sự tiếp xúc quá thân mật trong kinh doanh. Vỗ vai khách từ phía sau để kết thúc một sự giao dịch được xem là bất lịch sự. Nhưng nếu một người Nhật thiện chí đưa tay ra trước thì bạn cũng đáp lại bằng việc bắt tay họ để thể hiện thiện chí của mình.
Sẵn sàng tôn trọng sự khác biệt về văn hoá. Khi gọi tên người Nhật bạn nhớ bỏ từ “Mr” ở đằng trước và thêm từ “san”- nghĩa là Ông, Bà, Anh, Chị… vào sau Họ của người đó để thể hiện sự kính trọng. Ví dụ : Mr. Fujita được gọi là Fujita-san. Mr. Jones được gọi là Jones-san. Không gọi “Mr. Fujita-san” hay “Mr. Jones-san”. Lưu ý là người Nhật gọi Họ chứ không gọi tên. Gọi tên được xem là thiếu lịch sự.
Khi kết thúc câu chào hỏi, đừng bao giờ quên trao “card visit”, đây là điều quan trọng nhất.
Hầu hết người Mỹ nhận card của đối phương liếc nhìn rất nhanh rồi cất vào túi áo vét trong khi người Nhật xem card rất cẩn thận cả mặt trước và mặt sau. Họ giới thiệu, chứ không chỉ đơn thuần đưa cho bạn, và cầm card với dòng chữ in xuôi chiều về phía bạn để bạn dễ nhìn. Có thể kèm theo một cái cúi đầu nhẹ và nhanh. Chiếc card của người Nhật to hơn card của người Mỹ một chút và được in trên giấy chất lượng tốt hơn. Việc in có thể bằng tiếng Anh một mặt và mặt kia in bằng tiếng Nhật.
Vị trí ngồi vào bàn làm việc
Dọc theo bàn hội nghị, khác với khá nhiều công ty Mỹ là thường ngồi xen kẽ giữa người của bên này với người của bên kia, người Nhật thường ngồi một bên, đối phương ngồi một bên, trưởng đoàn hoặc người có chức vụ cao nhất ngồi ở giữa.
Trường hợp bạn nhận được nhiều card visit một lúc:
Đặt card visit mà đoàn doanh nhân Nhật Bản vừa trao cho bạn lên mặt bàn theo đúng thứ tự của doanh nhân Nhật ngồi đối diện với bạn. Người Nhật cũng sắp xếp card visit mà đoàn của bạn trao cho họ lên bàn theo thứ tự của người ngồi đối diện tương tự như vậy.Bạn có thể nhìn vào card visit để nhớ tên của người đó. Điều này có thể chấp nhận được. Tên của người Nhật Bản có thể khó nhớ, nhưng tên của người nước ngoài cũng khó nhớ đối với người Nhật.
Khi bạn là khách ở các văn phòng của người Nhật bạn sẽ được mời uống trà xanh, đây là truyền thống của người Nhật. Nhưng người Nhật cũng uống cafe.
Nói chậm và đúng sự thật
Những lời giới thiệu bóng bẩy sẽ không gây được ấn tượng. Những từ và cụm từ hay được dùng như “chất lượng”, “công việc theo nhóm”, “danh dự”, “sự hài hoà”, “không thành vấn đề”, và “những lựa chọn khác” .
Trong đàm phán, học cách chấp nhận sự im lặng trong 30 giây hoặc lâu hơnĐây là thời điểm then chốt để người Nhật đưa ra quyết định. Người Nhật nghiền ngẫm những gì bạn nói và đưa ra các câu hỏi. Bạn cũng không nên bối rối trước những giây phút im lặng trong đàm thoại của họ như vây.
Tránh dùng từ “no” (không), vì được xem là thiếu lịch sự .
Thay vào đó, hãy nói: “Chúng ta hãy xem xét lựa chọn khác” hay “Có lẽ đây là cách làm tốt hơn”.Cuối cùng, bạn có thể mời doanh nhân Nhật Bản đến nhà, hoặc là thử chơi với họ một ván gôn. Người Nhật thích chơi gôn và sẵn sàng đàm phán tiếp sau khi cùng chơi môn thể thao tạo sự thân thiện này
¬ Phong cách giao tiếp của người Nhật
Trong các công ty, chấp hành kỷ luật và tôn trọng cấp trên cũng như tôn trọng những người thâm niên hơn là nền tảng cho các mối quan hệ. Trước khi thiết lập mối quan hệ với ai đó, họ cần biết được cấp bậc của người ấy để cư xử cho đúng phép tắc. Danh thiếp cung cấp những thông tin này, nên bạn phải trao danh thiếp của mình ngay khi chào hỏi lần đầu tiên.
Danh thiếp phải được cho và nhận bằng hai tay. Người Nhật luôn trông đợi tấm danh thiếp của mình được người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh thiếp nên được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không bao giờ được nhét trong túi quần sau.
¬ Sự hòa thuận
Trong giao tiếp, người Nhật không muốn có sự đối đầu, họ tin tưởng vào sự thỏa hiệp và hòa giải. Họ tin tưởng tuyệt đối vào quyết định của tập thể, ưu tiên cho những quyết định có kết quả. Họ sẽ nói ra cảm xúc thật sự của họ bởi vì muốn duy trì sự hòa thuận.
Tính bằng hữu trong kinh doanh thì quan trọng hơn cả tính logic, người Nhật cũng thường trò chuyện xã giao để thiết lập quan hệ với bạn trước khi bàn bạc công chuyện kinh doanh. Hãy quan sát các đối tác này để quyết định thời điểm bắt đầu thảo luận công việc. Nếu đại diện nhóm nói chuyện thì những người còn lại nên ghi chú những điều cần thiết để bàn bạc thêm với nhóm sau đó, vì người Nhật thường thể hiện mình khá phức tạp, khó hiểu.
Lời nói “Vâng” (Yes) của họ có thể có nghĩa là “không” nếu đi kèm với những cụm từ như We will think about it (Chúng tôi sẽ suy nghĩ về điều đó), We will see (Chúng tôi sẽ xem lại) hoặc Perhaps (Có lẽ). Bạn có thể mất ba lần gặp gỡ và có khi một năm để mối quan hệ kinh doanh với họ được trở thành chính thức.
¬ Nghệ thuật chiêu đãi khách
Ăn uống là thông lệ chung của các doanh nhân, sự tương tác của hai phía trong bữa tiệc còn quan trọng hơn cả thức ăn. Không nên mang vợ đến những buổi tiệc này, chủ tiệc người Nhật thường là đàn ông và họ không bao giờ mang phu nhân theo họ. Người Nhật vẫn còn trọng nam hơn nữ, nên chúng ta rất ít gặp những đối tác kinh doanh là nữ. Các buổi tiệc chiêu đãi thường vào buổi tối và có rất nhiều thức ăn và rượu uống thoải mái, và đây là lúc họ nói lên cảm xúc thật của mình. Việc đổ nước tương trực tiếp lên cơm bị xem là bất thường.
Người ta ít khi tự rót rượu cho mình trong các cuộc giao tế. Thông thường, một người sẽ rót rượu cho người đi cùng và ngược lại người bạn sẽ rót rượu cho người đó. Tuy nhiên nếu một trong hai người đang uống rượu từ trong chai và người kia chỉ uống từ ly thì bạn có thể tự rót rượu, nếu không sẽ phải chờ rất lâu.
¬ Cương vị lãnh đạo và cấp bậc xã hội
Người Nhật đánh giá cao sự đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo là người ra quyết định sau cùng sau khi đã lắng nghe ý kiến của cấp dưới. Quyết định của lãnh đạo là đại diện của sự đồng tâm hiệp lực của tất cả mọi người. Giá trị của mỗi công ty là sự hòa thuận và tuân theo của từng thành viên và quyết định sau cùng phải được mọi người nghiêm túc chấp hành.
Không tranh cãi: người Nhật không quen với việc tranh luận bởi vì họ không tách mình ra khỏi tập thể. Tỏ thái độ bất đồng được xem là thô thiển, họ thích nói nhẹ nhàng lịch sự.
¬ Các cuộc gặp gỡ trong kinh doanh
Làm quen: giai đoạn làm quen trong kinh doanh bắt đầu trong những lần gặp gỡ đầu tiên, giai đoạn này không được quá hấp tấp. Chỗ ngồi với người Nhật phải theo cấp bậc và có thể trao đổi những vấn đề chung như thời tiết, gia đình, du lịch… Nên giới thiệu từng thành viên trong buổi gặp mặt cùng với cấp bậc và vị trí từ cao đến thấp. Sau lần gặp này, họ thường mời bạn dùng cơm tối với họ và đây cũng là cách để xây dựng mối quan hệ thân mật hơn.
Thu thập thông tin: Hãy để cho người cấp cao nhất hoặc trợ lý của ông ta đề cập đến mục đích của cuộc gặp mặt, đây cũng là dấu hiệu để chúng ta biết cuộc thương thảo sắp bắt đầu. Mục đích của cuộc gặp gỡ là thu thập thông tin từ đối tác, nên bạn phải chuẩn bị thật chi tiết những đề nghị của bạn. Hãy sẵn sàng trả lời rất nhiều câu hỏi từ phía họ, và người Nhật thường không ra quyết định cho lần gặp gỡ này.
Đùa cợt không được chấp nhận khi thương lượng: Rất nghiêm túc trong công việc nên người Nhật không bao giờ đùa giỡn khi chưa chứng tỏ được năng lực của mình. Đùa giỡn thường là sau khi đã hoàn thành công việc hoặc sau giờ làm việc.
Thỏa thuận bằng miệng: Người Nhật tin vào thỏa thuận bằng miệng, những hợp đồng được chuẩn bị chi tiết gây cảm giác rằng lòng tin chưa có từ hai phía. Họ thích linh động, thiện chí, có thể điều chỉnh trong thương thảo, họ cho rằng sự tranh chấp có thể làm giảm đi sự hòa thuận.
¬ Nguyên tắc khi giao tiếp
Đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà là người giới thiệu những thành viên tham dự và theo cấp bậc từ cao đến thấp.
“Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì dùng tên.Phải có khoảng cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau, cúi cao hay thấp thì tùy vào cấp bậc, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp.
Khi bắt tay với họ thì không nên giao tiếp mắt và siết mạnh, thường thì các vị cao cấp bắt tay trước khi ra về và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng trước.
Những tinh thần chủ đạo của văn hóa doanh nhân là:
Doanh nhân phục vụ đất nước.
Quang minh chính đại.
Hòa thuận nhất trí.
Lễ độ khiêm nhường.
Phấn đấu vươn lên.
Đền đáp công ơn.
¬ Các quy tắc kinh doanh của văn hóa kinh doanh Nhật Bản:
Lợi nhuận thu được từ việc phục vụ xã hội đó là niềm tự hào.
Cần nuôi dưỡng niềm tin: Nhờ có công ty của mình thì nền kinh tế xã hội mới vận hành bình thường được.
Phải biết ơn và kính trọng khách hàng: họ là người thân, là người thầy của doanh nhân. Phải luôn thấu hiểu cái lý của họ. Phải đáp ứng kỳ vọng của họ, họ là trung tâm trong các hoạt động của doanh nhân.
Với người Nhật, không vì lấy lòng khách hàng mà hạ thấp nhân viên.
Vấn đề không phải là vốn mà là sự tín nhiệm.
Phấn đấu làm ra sản phẩm có chất lượng, nhưng phổ biến sản phẩm đến mọi đối tượng mới quan trọng nhất.
Trong công tác, với tác phong công nghiệp, người Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kến chệc vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.
Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu. trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Khi muốn làm quen hoặc giao dịch công tác, bạn nên trao một tấm danh thiếp để tự ggiới thiệu mình. Điều này rất quan trọng vì là thông điệp chính thức giúp hai bên dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Hỏ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hộ thứ hai gặp lại.
Khác với những người châu Âu, khi đi du lịch, chỉ thích xách máy ảnh chụp phong cảnh, người Nhật thích chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy, khi đi thăm quan một nơi nào đó mà lúc về họ được tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì không gì bằng. Các thương nhân Nhật thích chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở tại.
Người Nhật rất tôn kính Nhật hoàng nên xin đừng hỏi Nhật hoàng bao nhiêu tuổi, tính tình ra sao. Họ sẽ nghĩ ngay đến quốc thể bởi chỉ một câu sai ngữ pháp hay dùng nhầm từ của người tiếp chuyện. Nếu muốn cuộc tiếp xúc không tẻ nhạt thì bạn nên hướng tới chủ đề không ở đâu kiêng kỵ như thể thao, thời tiết, kinh tế, chứng khoán.
Những người có quan hệ làm ăn chặt chẽ với người Nhật, chắc hẳn phải biết ở Nhật Bản các loại quà tặng được bán chạy nhất, nhì thế giới. Như luật bất thành văn, họ tặng nhau quà trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.
HÀN QUỐC
Giới thiệu sơ nét về đât nước Hàn Quốc
Nam Hàn, Nam Triều Tiên hay Đại Hàn, là quốc gia theo thể chế cộng hòa nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía bắc giáp với CHDCND Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc theo vĩ tuyến 38° Bắc. Phía đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul.
Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, trải dài 1.100km từ Bắc tới Nam. Bán đảo Hàn Quốc nằm ở phần Đông Bắc của lục địa châu Á, và lượng nước trên bán đảo này có pha trộn của lượng nước ở phía Tây của Thái Bình Dương. Biên giới phía Bắc của bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Phía Đông của bán đảo là biển Đông, cùng với nước láng giềng là Nhật Bản. Ngoài bán đảo này chính, Hàn Quốc còn có hơn 3000 đảo nhỏ
Ngôn ngữ và dân cư
Người Hàn Quốc là một dân tộc duy nhất và nói chung một loại ngôn ngữ. Với những đặc riêng, họ tin rằng dân tộc này là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á di cư đến bán đảo này.
Trong thế kỷ thứ 7, rất nhiều quốc gia của bán đảo lần đầu tiên đã được thống nhất dưới vương quốc Shilla (57 trước CN đến 935 sau CN). Tính đồng nhất đã giúp cho người Hàn Quốc hầu như thoát ra khỏi những vấn đề về dân tộc và giữ gìn một nền tảng vững chắc.
Vào cuối năm 2000, dân số của Hàn Quốc vào khoảng 47.275.000 người, với mức độ bình quân 476 người trên 1 km vuông. Dân số của CHDCND Triều Tiên ước vào khoảng 22.175.000.
Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc vào khoảng 3% trong những năm 60 song khuynh hướng này đã giảm xuống còn 2% trong hai thế kỷ tiếp theo. Ngày nay, tỉ lệ tăng trưởng dân số đã dừng ở mức 0,89% và hy vọng sẽ giảm xuống còn 0% vào năm 2028.
Một khuynh hướng đáng chú ý trong nhân khẩu học của Hàn Quốc là dân số đang già đi theo từng năm. Con số thống kê cho thấy 7,0% tổng số dân số ở độ tuổi 65 hoặc già hơn vào năm 1999, trong khi đó số dân số này đã chiếm 7,1% trong tổng số dân số năm 2000.
Trong thập kỷ 60, cơ cấu dân số của Hàn Quốc là một hình kim tự tháp, với tỉ lệ sinh cao và tuổi thọ trung bình tương đối ngắn. Tuy nhiên, cấu trúc ngày nay giống như một chiếc chuông với tỉ lệ sinh thấp và tuổi thọ trung bình khá cao. Dân số trẻ (dưới 15 tuổi) đang giảm mạnh trong tổng số dân, trong khi đó dân số cao tuổi (trên độ tuổi 65) sẽ tiếp đến 19,3% tổng số dân số tính đến năm 2030.
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng trong những năm 60 và 70 đã kéo theo sự di chuyển của những người dân từ nông thôn tới thành phố, dẫn đến mật độ dân số dày đặc tại những khu vực này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số dân di chuyển sang vùng ngoại ô của Seoul đang dần dần tăng lên.
VĂN HOÁ GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH CỦA NGUỜI HÀN QUỐC
Những kiến thức, hiểu biết cơ bản về văn hóa và văn hóa kinh doanh của Hàn Quốc sẽ giúp bạn tạo dựng và củng cố mối quan hệ kinh doanh với các đối tác Hàn Quốc. Dưới đây là một số thông tin cần biết về văn hoá kinh doanh của người Hàn Quốc:
Xã hội Hàn Quốc dựa trên những niềm tin vào Đạo Khổng, điều này cũng đồng nghĩa việc họ rất kính trọng bố mẹ, cấp trên; có trách nhiệm với gia đình, trung thành với bạn bè, khiêm tốn, thật thà và có tác phong nhã nhặn lịch sự. Khía cạnh quan trọng nhất trong xã hội Hàn Quốc chính là sự nhận thức được vị trí của mình trong xã hội cũng như công việc.
¬ Giới thiệu theo đúng nghi thức:
Người Hàn Quốc luôn muốn cộng tác làm ăn với những người họ quen biết. Vì vậy điều cốt yếu là bạn nên có một người trung gian giới thiệu bạn với chính đối tác bạn đang muốn cộng tác làm ăn trong tương lai. Vị trí trong xã hội của người trung gian càng cao thì cơ hội kết giao làm ăn của bạn với đối tác càng lớn. Hãy lưu ý rằng cách giới thiệu nhạt nhẽo sẽ khiến mất đi sự cộng tác tốt.
¬ Xây dựng mối quan hệ:
Đây là điểm rất quan trọng khi bạn làm việc với người Hàn Quốc. Bạn có thể tạo dựng những mối quan hệ này thông qua những cuộc hội họp thân mật giữa các thành viên, tại những buổi tiệc rượu, bữa ăn. Quan trọng là tại những buổi tiệc đó luôn có sự tham dự của các đối tác kinh doanh và họ thảo luận công việc một cách thân thiện hơn. Hãy nhớ rằng người Hàn Quốc không ngần ngại bàn bạc công việc ngay tại bữa ăn trưa.
¬ Văn bản pháp lý:
Không quá quan trọng. Người Hàn Quốc thường coi các văn bản pháp lý như những Biên bản Ghi nhớ đưa ra những phác thảo chính cho các mối quan hệ.
¬ Danh dự:
Người Hàn Quốc rất coi trọng danh dự. Nếu bạn lăng mạ hoặc chỉ trích ai đó trước mặt người khác, cũng có nghĩa bạn đang làm mất danh dự của người đó. Đừng bao giờ đối xử với họ như cấp dưới của bạn. Đối với những vấn đề nhạy cảm nên gián tiếp đề cập đến và thông qua một người trung gian.
¬ Không nên tự đề cao bản thân:
Người Hàn Quốc nổi tiếng thế giới về tài thương thuyết của họ. Hãy chuẩn bị một phong thái bình tĩnh, hòa nhã nhưng cũng phải tỏ ra cứng rắn. Hãy luôn khẳng định khả năng của mình nhưng cũng không nên quá đề cao
¬ Ngoại hình và cách ăn mặc:
Khi đi giao dịch kinh doanh, người Hàn Quốc chuộng những loại quần áo gọn gàng và vừa vặn
Bạn nên chọn trang phục có màu sắc nhã - dịu cho buổi gặp mặt đầu tiên. Sau khi đã xây dựng được mối quan hệ và sự tín nhiệm của họ thì hãy nghĩ đến những trang phục sáng màu khi đi giao dịch.
Trang phục nam thích hợp nhất là vét tối màu, sơ mi trắng và cà vạt màu dịu.
Trang phục nữ phổ biến nhất thường là chân váy kết hợp với áo cánh nữ. Nên tránh mặc váy quá chật bởi theo phong tục Hàn Quốc mọi người thường ngồi trên sàn nhà hoặc sàn nhà ăn khi dùng bữa.
Chân váy quá ngắn và áo sát nách không thích hợp với những giao dịch kinh doanh, thậm chí cả những buổi chiêu đãi thân mật.
¬ Cách giao tiếp ứng xử:
Trong những buổi họp nhóm và những bữa tiệc, không nên tự giới thiệu mình trước mọi người, tốt nhất bạn nên có một người bạn đi cùng để giới thiệu bạn với những người khác.
Theo quy tắc, khi một nhân viên gặp cấp trên của mình: anh ta sẽ là người cúi đầu chào trước, sau đó người cấp trên sẽ đưa tay ra bắt tay nhân viên của mình. Một cái bắt tay nhẹ hay một hành động cúi chào cũng có những ảnh hưởng trong giới kinh doanh.
Đàn ông Hàn Quốc thường cúi đầu chào hoặc đôi khi là bắt tay nhẹ khi gặp mọi người, ánh mắt nhìn thẳng vào người đối diện. Khi bắt tay, tay trái họ thường đỡ dưới cánh tay phải.
Theo văn hóa kinh doanh của Hàn Quốc, những người phụ nữ giỏi giang và có địa vị cũng có tác phong bắt tay chào hỏi.
Xã hội Hàn Quốc rất kính trọng người già, vì vậy khi gặp những người lớn tuổi bạn nên bắt chuyện và chào hỏi họ trước, sau đó dành ra vài phút để thăm hỏi họ. Tốt nhất bạn nên ca ngợi về sức khỏe của họ. Hãy cúi chào mọi người khi bắt đầu và kết thúc một cuộc họp
Đối với những nhà kinh doanh dày dạn, những ấn tượng buổi đầu là rất quan trọng
Không nên có những hành động đụng chạm vào người khác, trừ khi đó là mối quan hệ bạn bè hoặc ngang hàng, đặc biệt đối với người già, người khác giới và những người bạn không thân thiết và không có họ hàng với mình. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, những người bạn cùng giới tính cũng thường khoác tay nhau khi đi dạo.
Không nên cười, nói to.
Không nên chỉ trích người khác khi không có mặt họ.
Tại Hàn Quốc, họ quan niệm bàn chân là một bộ phận không sạch sẽ vì vậy không nên vô ý đụng chạm bàn chân vào người đối diện. Khi ngồi ở những chỗ đông người, đàn ông nên chú ý đặt mũi giầy của mình chúc xuống và không nên vắt hai chân lên nhau trước mặt người khác.
Hành động xịt mũi nơi cộng cộng được xem là thiếu tế nhị. Gia vị trong món ăn Hàn đôi khi làm cho người ăn cảm thấy khó chịu ở mũi, nhưng bạn nên quay sang một bên và xịt nhẹ nhàng, tốt nhất là hãy rời bàn ăn để xịt mũi và quay trở lại bàn ăn sau đó.
Bạn có thể vẫy tay ra hiệu với một người ngang hàng hoặc nhỏ tuổi hơn mình, nhưng không nên đung đưa ngón tay cái hướng về phía mình, người Hàn coi đây là hành động thô lỗ.
Hãy chú ý che miệng khi bạn ngáp hoặc xỉa răng.
Khi bài quốc ca Hàn được chơi ở một nơi công cộng, bạn hãy chú ý bày tỏ sự trang nghiêm, không nên đùa cợt lúc này.
Nên tránh dùng từ lóng hoặc đặc ngữ, hãy nhớ rằng mục đích của bạn là để mọi người hiểu cặn kẽ những điều bạn nói. Hãy nói với tốc độ vừa phải và dùng đúng ngữ pháp tiếng Anh, không nên nói một cách rời rạc. Trong những buổi họp, nếu có thể, hãy cung cấp những bản copy bài phát biểu của bạn cho thính giả. Trong quá trình phát biểu, hãy chú nhắc lại và nhấn mạnh những điểm quan trọng của vấn đề. Nếu trong trường hợp cần thiết, bạn sẽ cần đến một phiên dịch viên chuyên nghiệp.
¬ Văn hóa tặng quà:
Nghệ thuật trao nhận quà tặng cũng là một phần quan trọng trong văn hóa kinh doanh của người Hàn Quốc, điều này giúp gìn giữ mối thiện cảm với đối tác và tạo dựng những mối quan hệ mới.
Khi đến Hàn Quốc, bạn nhớ mang theo những tặng phẩm truyền thống từ đất nước bạn.
Trong buổi tiếp xúc lần đầu với đối tác, món quà thích hợp nhất bạn nên tặng đó là những vật dụng bày bàn làm việc, có thể kèm theo logo công ty bạn trên món quà đó. Những món quà sau đó có thể là những tặng phẩm đẹp đẽ và tinh xảo hơn.
Khi định tặng quà cho nhiều người trong cùng một tổ chức, hãy chắc chắn đảm bảo việc tặng quà tặng giá trị hơn cho những người ở vị trí lãnh đạo. Quà tặng cho nhân viên cấp dưới có thể tương tự miễn là có giá trị thấp hơn so với giá trị của món quà tặng cho người cấp trên. Hoặc bạn có thể tặng một món quà cho tất cả mọi người trong tổ chức đó.
Quà tặng bằng tiền có thể để trong phong bì. Quà tặng bằng tiền mặt rất phổ biến trong các đám cưới, ngày lễ (dành cho trẻ em), sinh nhật, đám tang...
Khi đến thăm nhà của người Hàn Quốc, những món quà tặng phù hợp bao gồm đồ thủ công mỹ nghệ ở nước bạn, bánh kẹo, hoa quả, sô cô la, cà phê nhập khẩu... Rượu và thuốc lá nhập khẩu có thể được tặng cho những người thích uống rượu và hút thuốc.
Thực phẩm cũng là những tặng vật được đánh giá cao tại Hàn Quốc.
Trao và nhận quà bằng hai tay.
Tránh tặng những món quà quá đắt tiền, vì điều này sẽ khiến người nhận phải chuẩn bị một món quà giá trị tương đương để đáp trả bạn.
Khi bạn được tặng quà, lúc đầu tốt nhất hãy nên từ chối, chỉ sau khi người tặng cứ nhất định tặng quà cho bạn, lúc này bạn mới nên nhận, đây cũng chính là một nét trong văn hóa tặng quà của người Hàn
Không nên mở món quà ngay trước mặt người tặng. Tuy nhiên bạn cũng nên hỏi xem liệu họ có muốn bạn mở quà ngay không.
¬ Nghi thức kinh doanh:
Người Hàn Quốc ngày càng trở nên hiện đại hơn, nhưng không giống như những nước phương Tây khác. Người Hàn không hi vọng bạn sẽ hiểu cặn kẽ mọi sắc thái văn hóa của dân tộc họ nhưng họ sẽ hài lòng nếu bạn tỏ ra quan tâm đến những vấn đề quan trọng đối với họ. Người Hàn Quốc thường đánh giá cao những nỗ lực của người nước ngoài khi cố gắng bày tỏ sự cảm ơn hoặc lời chào bằng chính ngôn ngữ Hàn Quốc, ví dụ như: ‘cảm ơn bạn’ nghĩa là ‘gam-sa-ham-ni-da’ hoặc ‘xin chào’là ‘an-yang-ha-say-yo’
Người Hàn Quốc rất coi trọng những mối quan hệ, vì vậy họ luôn muốn cộng tác với những người họ quen biết hoặc qua những người quen giới thiệu lẫn nhau (người trung gian).
¬ Danh thiếp kinh doanh:
Tất cả nhân viên làm việc trong những tổ chức kinh doanh tại Hàn Quốc đều có vị trí rõ ràng trong bộ máy tổ chức. Những người làm kinh doanh tại Hàn Quốc chỉ thực sự thoải mái khi tiếp xúc với bạn nếu họ biết rõ chức vụ cũng như tên công ty của bạn. Nếu danh thiếp của bạn sử dụng tiếng Hàn Quốc thì không cần thiết phải dịch tên hoặc chức vụ của bạn ra tiếng Hàn, bởi đôi khi bạn sẽ bị nhầm khi dịch chức vụ của mình bằng ngôn ngữ này, vì vậy hãy nên cẩn thận.
Tại Hàn Quốc, bạn không nên sử dụng danh thiếp kinh doanh bằng tiếng Nhật.
Trước khi bắt đầu việc kinh doanh tại Hàn Quốc, bạn hãy nhớ chuẩn bị một lượng lớn danh thiếp giao dịch, bởi người Hàn có thói quen trao danh thiếp khi lần đầu gặp mặt. Một mặt của thiếp nên để nội dung bằng tiếng Hàn và hãy chú ý đến chức danh in trên thiếp, chức danh này phải đi kèm với những bằng cấp, điều này sẽ giúp nói lên trình độ của bạn Khi trao hoặc nhận thiếp phải dùng cả hai tay. Sau khi nhận thiếp, trước khi cất nó vào hộp hoặc túi đựng danh thiếp, hãy đọc và đưa ra một vài lời bình luận về danh thiếp. Không nên cho danh thiếp vào ví một cách cẩu thả vì nó sẽ khiến người trao danh thiếp nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ Trao danh thiếp cũng được xem là một việc rất quan trọng, nó giúp người đối tác biết được tên, vị trí và chức danh của người trao thiếp. Không nên cất thiếp trong xắc tay, tốt nhất bạn nên có một hộp đựng thiếp riêng. Không nên để hộp danh thiếp trên bàn và mời mọi người tự lấy danh thiếp của bạn.
Không nên viết những chú thích lên danh thiếp của người khác khi có mặt họ tại đó.
Hẹn gặp và đàm phán trong kinh doanh:
Người làm kinh doanh tại Hàn Quốc, đặc biệt là những người đứng đầu ban lãnh đạo công ty thường rất bận rộn và có lịch làm việc dầy đặc, vì vậy đôi khi họ sẽ chậm trễ vài phút trong buổi hẹn công việc. Không nên tỏ ra cáu giận hoặc khó chịu nếu đối tác của bạn trễ hẹn. Nhưng nếu bạn là một nhà kinh doanh nước ngoài, bạn nên đến đúng giờ. Giao thông tại Hàn Quốc cũng là nguyên nhân gây nên sự chậm trễ trong giờ giấc tại đây. Thời gian thích hợp nhất để gặp mặt đối tác là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều và từ 2 giờ chiều đến 4 giờ chiều, và bạn nên đặt cuộc hẹn trước. Thông thường giới kinh doanh Hàn Quốc thường sắp xếp cuộc hẹn vào bữa ăn nhẹ hoặc bữa trưa, và cũng có thể đặt chỗ tại những cửa hàng cà phê hoặc nhà hàng ăn. Người Hàn thường có một tuần đi nghỉ vào khoảng thời gian giữa tháng 7 đến giữa tháng 8, vì vậy hãy tránh xếp lịch hẹn vào thời gian này trong năm. Những thời điểm được coi là không thuận tiện khác đó là vào những kỳ nghỉ chính trong năm như Tết âm lịch (vào tháng 1 hoặc 2), Lễ hội Mặt trăng (tháng 9 hoặc 10). Hãy chú ý xem lịch của Hàn Quốc để biết về những ngày lễ này. Giờ làm việc thường từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 6. Thông thường các tập đoàn, công ty kinh doanh thường làm việc 5 ngày trong tuần, tuy nhiên một số văn phòng vẫn mở cửa cả thứ 7.
Khi tham gia vào những sự kiện xã hội, bạn nên đến đúng giờ được mời.
Những chú ý khi đàm phán :
Trong quá trình đàm phán, một số người Hàn Quốc sẽ liên tục chuyển chủ đề, tốt nhất bạn nên chú ý đến những điểm quan trọng. Những người giao dịch khác nhau trong cuộc đàm phán sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi, vì vậy điều quan trọng là phải kiên nhẫn lắng nghe. Nếu bạn bị lẫn lộn về những điều khoản trong đàm phán, bạn có thể nhẹ nhàng hỏi lại họ.
Hãy biết rằng, trong giới kinh doanh Hàn Quốc, những mối quan hệ cá nhân sẽ mang lại những ưu tiên, vì vậy trong buổi gặp đầu tiên bạn nên tìm hiểu về đối tác và tạo dựng mối quan hệ với họ.
Trong buổi gặp mặt giao dịch lần đầu, khi được mời dùng chè hay cà phê, hãy đón nhận lòng mến khách của họ, cho dù bạn đã uống đến vài cốc trước đó, và bạn cũng không cần thiết phải uống hết. Hãy luôn giữ một cách cư xử đúng mực, tránh những cử chỉ quá thân mật.
Để đạt được thỏa thuận làm ăn hoặc tạo dựng mối quan hệ, bạn có thể sẽ phải mất vài chuyến công tác đến Hàn Quốc.
Buổi họp thường mở đầu bằng một đoạn giới thiệu ngắn, bài phát biểu này giúp cho mọi người hiểu rõ hơn những vấn đề sẽ thảo luận
Tại Hàn Quốc, sự kính trọng lẫn nhau chính là nền tảng cho quan hệ kinh doanh đi đến thành công. Bạn hãy biết cách biểu lộ sự chân thành và thành thực của mình trong quan hệ làm ăn. Khi bạn quay về nước, hãy nhớ giữ liên lạc với đối tác qua thư điện tử hoặc điện thoại.
ẤN ĐỘ
Giới thiệu sơ lược về đất nước Ấn Độ
Thủ Đô: BomBay
Dân số Ấn Độ được ước tính khoảng 1.080.264.388. Người dân có tuổi trung bình là 24,66 năm. Mức độ gia tăng dân số 1,4% (2005). Tỷ lệ giới tính là 1,06 Đàn ông/1,00 Đàn bà. Đời sống trung bình cho đàn ông là 63,57 năm và 65,16 năm cho đàn bà. Mức lạm phát hàng năm trung bình từ 3 đến 5 %. Ước tính tăng trưởng kinh tế trong năm 2006 là 7,5%. Về tôn giáo, Ấn Độ hiện có các tôn giáo chính sau đây: Hindu 80,5%, Thiên chúa giáo 2,3%, Sikh 1,9% và 2,0% còn lại cho những tôn giáo khác.
Về ngôn ngữ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong mọi giao thiệp về chính trị và kinh tế. Hindi là ngôn ngữ quốc gia chiếm khoảng 30% dân số. Ngòai ra còn có 14 ngôn ngữ chính thức khác như Bengali, Tamil, Malayalam, Kashmiri, Sanskrit v. v..
Ấn Độ có khoảng 60% dân số biết đọc và biết viết từ 15 tuổi trở lên.
Dư kiến trong tương lai của Ấn Độ theo tiên đoán của Golman Sachs trong 50 năm tới là Ấn Độ sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Chỉ trong 10 năm tới, Ấn Độ sẽ vượt qua Ý, 15 năm nữa sẽ vướt qua Anh. Và đến năm 2040 Ấn Độ có thể sẽ là một lực lượng kinh tế thứ ba chỉ sau Hoa Kỳ và TQ. Và vào năm 2050, tổng sản lượng của Ấn Độ sẽ gấp 5 lần của Nhật Bản và mức lợi tức đầu người sẽ tăng gấp 35 lần so với hiện tại.
2. VĂN HOÁ GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ
Mặc dù là một xã hội truyền thống nhưng hoạt động kinh doanh ở Ấn Độ phần lớn vẫn tuân theo các tập quán thương mại quốc tế. Đại đa số người Ấn Độ có các kỹ năng cần thiết như ngôn ngữ (tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp nói và viết), kỹ năng quản lý, kỹ thuật và khả năng thương thuyết thành thạo. Việc tiếp đãi đối tác làm ăn hoặc khách hàng phần lớn không tiến hành tại nhà.
Trong các cuộc hội họp thì người ta thường sử dụng cách gọi tên người khác một cách trang trọng như "ngài Smith" chứ không dùng tên riêng.
Danh thiếp được trao đổi trong hầu hết các buổi hội họp.
Sự đúng giờ không phải là điểm mạnh của hầu hết những người Ấn Độ, nhưng đó là một đặc điểm mang tính chất văn hóa chứ không phải một hạn chế nghề nghiệp.
Hầu hết các văn phòng chính phủ làm việc 5 ngày trong tuần. Tuy nhiên các doanh nghiệp tư nhân có thể làm việc 5 đến 6 ngày một tuần.
Là một xã hội đa văn hóa và đa tôn giáo, Ấn Độ có rất nhiều ngày lễ hội. Ở những vùng nhất định của Ấn Độ, nhiều sự kiện tôn giáo và hoạt động văn hóa được diễn ra trong nhiều ngày như lễ hội Durga Puja ở West Bengal và các bang lân cận, lễ hội Ganesh Chaturthi ở Maharashtra hay lễ hội Dusshera và Diwali. Vì vậy nên tránh tổ chức các buổi họp trong thời gian của các ngày lễ chính.
¬ Hẹn gặp
Người Ấn Độ đánh giá cao việc đúng giờ và giữ cam kết. Tuy nhiên nhiều người đến Ấn Độ lấy làm bối rối khi người Ấn Độ thường không để tâm đến việc đúng hẹn. Một trong những lý do của việc này là theo quan điểm của người Ấn Độ, thời gian không được coi là tiêu chuẩn cho việc lên kế hoạch hay chương trình nào đó. Đối với hầu hết những người Ấn Độ thì chương trình và kế hoạch thường tùy theo con người và những sự kiện khác và hoàn toàn có thể thay đổi.
Khi lên kế hoạch cho cuộc hẹn thì nên sắp xếp trước đó vài tháng. Nếu bạn lên kế hoạch cho cuộc hẹn trước khi đến Ấn Độ thì lưu ý rằng bạn sẽ có mặt tại đó trong một thời gian ngắn. Trước cuộc hẹn vài ngày, bạn nên xác nhận lại một lần nữa.
Mặc dù không cần thiết lắm, nhưng bạn cũng nên có địa chỉ liên lạc tại Ấn Độ khi hẹn gặp.
Có một sự khác biệt về văn hóa điển hình trong các bộ ngành của chính phủ và các tổ chức thương mại. Nếu so sánh với các tổ chức thương mại thì hẹn gặp các quan chức chính phủ thường khó hơn rất nhiều. Tuy nhiên tại các phòng ban của chính phủ, thông thường bạn phải hẹn lại hoặc phải chờ trong nhiều giờ đồng hồ trước khi gặp được người cần gặp.
Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho những sự thay đổi trong phút chót về thời gian và địa điểm gặp. Bạn nên để lại thông tin liên lạc cho thư ký của người hẹn gặp để nếu có sự thay đổi thì người ta sẽ thông báo cho bạn.
Bạn nên cố gắng đến sớm để đúng hẹn. Tại hầu hết các thành phố ở Ấn Độ, đường phố thường rất đông, trong những giờ cao điểm, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để đến được chỗ hẹn.
Các địa chỉ ở Ấn Độ thường rất rắc rối do cách đánh số của các toà nhà rất khác nhau ở các nơi, ngay cả ở cùng một thành phố. Phức tạp hơn nữa là trong những năm gần đây, đường phố ở nhiều thành phố bị đổi tên. Để tránh bị lạc đường, bạn nên hỏi người hẹn gặp làm thế nào để đến đó.
Giờ làm việc hành chính thường từ 10h sáng đến 5h chiều. Tuy nhiên tại các thành phố lớn như Mumbai, nhiều nơi bắt đầu làm việc sớm hơn để tránh ách tắc giao thông khi đi lại. Ở các tổ chức thương mại có xu hướng kéo dài ngày làm việc, bắt đầu vào 7h30 sáng và kết thúc lúc 8h tối.
Thông thường giờ ăn trưa là 1 giờ đồng hồ, từ 12h trưa tới 2h chiều.
Trong những năm gần đây người ta có xu hướng hẹn gặp vào bữa sáng hoặc bữa trưa để tiện trao đổi công việc.
Các cuộc hẹn ăn tối rất ít khi dành cho các mục đích làm ăn. Các bữa tối được tổ chức như các buổi chiêu đãi với mục đích chào đón và tìm hiểu lẫn nhau.
Thời gian làm việc của một tuần khác nhau giữa các cơ quan, ban ngành: Các văn phòng chính phủ làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, thứ 7 của tuần thứ 2 trong tháng là ngày nghỉ lễ, hầu hết các tổ chức thương mại đều làm việc 5 ngày rưỡi một tuần, các công ty máy tính và phần mềm làm việc 5 ngày một tuần, nghỉ thứ 7 và chủ nhật.
Thời gian làm việc ở Ấn Độ áp dụng theo lịch dương. Thời gian được viết theo thứ tự ngày/tháng/năm, ví dụ ngày 25 tháng 12 năm 2004 được viết là 25/12/2004.
Tại hầu hết các tổ chức thương mại Ấn Độ, ngân hàng và các phòng ban chính phủ, năm tài chính được tính từ tháng 4 đến tháng 3. Từ cuối tháng 3 là thời gian kết thúc năm tài chính, mọi người rất bận rộn. Nên tránh các cuộc hẹn trong thời gian ngày. Nhưng MNCs thì lại theo năm tài chính tính từ tháng 1 đến tháng 12.
Người Ấn Độ thường đi nghỉ vào mùa hè (tháng 4 - tháng 6) và từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 1. Ở miền Bắc và Tây Ấn Độ, người ta thích đi nghỉ vào tháng 10, cùng thời điểm với các lễ hội Dussehra và Pooja.
Ấn Độ có rất nhiều ngày nghỉ, ví dụ ngày Quốc khánh (26/1), ngày độc lập (15/8), ngày Gandhi Jayanti (2/10), Lễ giáng sinh (25/12) theo lịch dương. Các ngày lễ Hindu, Sikh hay ngày lễ của những người theo đạo Hồi, Pongal/ Makar Sankranti, Holi, Idu'l Zuha, Dussehra, Deepawali, Muharram, ngày sinh của Guru Nanak... theo lịch âm. Những ngày lễ này không theo lịch dương, vì vậy bạn nên liên lạc với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Ấn Độ tại địa phương để có được danh sách ngày nghỉ trong năm.
Do Ấn Độ là nước đa văn hóa nên các vùng tổ chức lễ hội với các tôn giáo khác nhau. Mỗi vùng có những ngày lễ riêng. Bạn nên lấy danh sách này từ các phòng du lịch của từng vùng.
¬ Trang phục
Trong những năm gần đây, phong cách ăn mặc trong công việc của người Ấn Độ đã có những chuyển biến và có sự khác biệt giữa các vùng và các lĩnh vực. Vì vậy rất khó để có một cái nhìn khái quát về cách ăn mặc sao cho thích hợp trên toàn lãnh thổ Ấn Độ. Tuy nhiên những điểm sau đây sẽ giúp bạn có quyết định thích hợp.
Trang phục thông thường cho nam giới là complet và cà vạt. Tuy nhiên vì Ấn Độ là nước có khí hậu nóng nên một chiếc áo dài tay với cà vạt cũng có thể chấp nhận được. Điều quan trọng là bạn nên chọn màu sắc trung tính, không tối quá và cũng không sáng quá.
Trong hầu hết các công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, việc ăn mặc thoải mái hơn nhiều. Bạn có thể bắt gặp người ta mặc áo phông, quần bò và đi giày vải. Tuy nhiên nếu là khách, mặc dù không trang trọng thì bạn vẫn nên ăn mặc lịch sự.
Với phụ nữ nước ngoài, một bộ vét hoặc một chiếc váy dài đến gối là thích hợp nhất. Cổ áo nên cao một chút. Trang phục salwar thích hợp cho nơi công sở.
Quần bò, áo phông, áo sơ mi cộc tay có thể được chấp nhận cho cả nam và nữ trong những tình huống không trang trọng.
Bạn có thể mặc quần áo bình thường nếu được mời đến một buổi gặp có tính chất xã hội. Tuy nhiên, nếu một người nước ngoài mặc trang phục Ấn Độ (nam giới mặc kurta-pajama, nữ giới mặc sari hay bộ salwar) thì sẽ rất được đánh giá cao và được xem như một biểu hiện của sự thân thiện.
Một cái bắt tay nhẹ nhàng không quá mạnh là cách thức truyền thông để bắt đầu một cuộc họp. Bạn nên bắt đầu cuộc họp bằng những vấn đề nhỏ xung quanh mục đích chính của cuộc họp sau đó mới dần bàn phần quan trọng nhất của công việc. Trong cuộc họp, tốt nhất bạn nên xưng hô với các đối tác Ân độ bằng các chức danh của họ như "Professor X" (Giáo sư X), "Mr. X" (Ông X) hay "Miss X" (Cô X) kèm theo họ chứ không phải tên riêng.
Danh thiếp nên được đưa ra ngay từ đầu cuộc họp. Bạn chú ý chuẩn bị đầy đủ danh thiếp cho tất cả những thành viên có mặt trong cuộc họp.
Các quy tắc giao tiếp trong kinh doanh ở Ấn Độ tương tự như hầu hết các nước ở Tây Âu. Phần lớn các khách hàng Ấn Độ có trình độ về quản lý và kỹ thuật đều giao tiếp tiêng Anh rất tốt.
Các lãnh đạo trong các công ty ở Ấn Độ thường mặc véc. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên họ có thể mặc những trang phục đơn giản hơn. Các nữ doanh nhân thường mặc trang phục truyền thống.
Mặc dù theo như phong tục ở Ấn Độ thì bạn có thể bắt tay nam giới khi bắt đầu cuộc họp, nhưng với phụ nữ bạn nên tránh điều này. Nên chú ý, chỉ khi người phụ nữ chủ động mời bạn bắt tay thì bạn mới nên thực hiên nghi thức này với họ. Một nghi thức chào truyền thống khác nữa là bạn chắp hai tay, để dưới cằm, mỉm cười, đầu hơi cúi nhẹ và nói “Namaste”.
Trong văn hoá Ân Độ, sẽ không phải phép lịch sự nếu hai người khác giới ôm hôn nhau ở nơi công cộng.
Khi bạn muốn tặng quà cho đối tác của mình, hãy lưu ý giấy gói quà không được là màu trắng hay màu đen vì người Ân Độ tin rằng những màu này hay mang lại điều không may. Mặt khác, những màu theo họ sẽ mang lại may mắn là màu đỏ, xanh lá, và màu vàng. Theo quan niêm của họ, bạn không nên mở quà trước sự có mặt của người tặng. Nếu họ tặng bạn một món quà, bạn hãy mở nó sau khi người tặng quà đi khỏi phòng.
Người Ấn Độ thích nhận được các món quà như hoa, sôcôla, nước hoa hay những đồ điện nhỏ. Bạn nên chú ý tránh những quà tặng có liên quan đên các quan niệm tôn giáo hay đạo đức của họ. Ví dụ bạn đừng nên tặng họ một bức tranh về một chú chó vì theo họ chó là loài động vật không sạch sẽ. Một điều nữa bạn nên nhớ là người Ân Độ không uống rượu và ăn thịt bò.
Trong cuộc họp, bạn đừng bao giờ chống tay lên hông vì hành động đó được coi như biểu hiện sự tức giận của người Ân Độ.
Thời gian tốt nhất trong năm để đi thăm họ là vào giữa tháng Mười và tháng Ba. Bạn không nên sắp xếp lịch làm việc với họ vào các ngày nghỉ lễ. Một điều quan trọng bạn cần chú ý là ngoài các ngày nghỉ lễ lớn, người Ấn Độ còn có các lễ hội tôn giáo khác và nó không theo như đúng lịch dương mà chúng ta hay dùng. Vì vậy, hãy tìm hiếu kỹ những ngày này thông qua đại sứ quán Ấn Độ của nước mình để có được lịch hẹn phù hợp nhất.
Người Ấn Độ không phải là người đặc biệt đúng giờ, vậy nên khi định giờ cuộc hẹn, bạn có thể linh động đôi chút thời gian để tiếp đón đối tác của mình.
KẾT LUẬN
Trong quá trình giao tiếp, nếu biết sử dụng hiệu quả nó sẽ trở thành một vũ khí sắc bén dẫn tới sự thành công. Trong giao thương cũng vậy, khi giao thương với các quốc gia trong hay ngoài khu vực, thì đòi hỏi người doanh nhân phải tìm hiểu và hiểu rõ được văn hoá giao tiếp của tất cả những quốc gia đó để có thể đưa ra kế hoạch cũng như chiến lược hiệu quả vì mỗi quốc gia đều có nền văn hoá riêng , văn hoá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao tiếp cũng như giao thương . Thiếu hiểu biết về văn hoá của đối tác sẽ dẫn đến hiểu nhầm, bối rối và lúng túng trong cách ứng xử. Trong quá trình hội nhập, mở ra nhiều cơ hội giao lưu hợp tác quốc tế , việc thông hiểu về văn hoá cũng như đặc điểm về phương thức giao tiếp trong việc giao thương sẽ là một nhân tố cho sự thành công của môt đất nước đang phát triễn như Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.VietTrade.gov.vn
www.VCIC.org.vn
www.vietnamnet.com
www.thongtinnhatban.net
www.nguoilanhdao.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu văn hóa giao tiếp kinh doanh của một số quốc gia châu Á.doc