Nói tóm lại văn hóa kinh doanh l à một v ấn đề rộng và phức tạp. Văn hóa
kinh doanh ở thị trường Mỹ, m ột thị trường quy mô và đa dạng lại càng rộng và
phức tạp hơn. Nghiên cứu vấn đề này, khóa luận chỉ xin nên ra những nét đặc
trưng nhất của thị trường Mỹ về lịch sử địa lý, v ăn hóa xã hội – chính là môi
trường tạo nên văn hóa kinh doanh Mỹ. Trong Chương II là chương chính của đề
tài, kh óa luận lần lượt tìm hiểu các định nghĩa về văn hóa kinh doanh, vai trò của
văn hóa kinh doanh và cụ th ể hóa ở Phần 2.2 của Chương II :Văn hóa kinh doanh
Mỹ. Văn hóa kinh doanh Mỹ được chia ra thành văn hóa doanh nghiệp, văn hóa
giao dị ch và văn hóa tiêu dùng, trong đó khóa luận chủ yếu nêu ra những đi ểm
mà doanh nghiệp cần lưu ý về văn hóa kinh doanh trong chiến lược thâm nhập thị
trường này.
106 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu văn hóa kinh doanh mỹ để nâng cao khả năng thâm nhập thị trường này của doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y tín đối với người tiêu dùng.
Người Mỹ đặc biệt tin tưởng vào chất lượng của các siêu thị bán lẻ và xem
việc đi shopping như là một nơi gặp gỡ trò chuyện giao lưu. Trong khi đó nhà
xuất khẩu Việt Nam chủ yếu quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính còn hạn
chế sẽ không thể xây dựng một kênh phân phối riêng ngay từ ban đầu. Nếu
bán hàng với số lượng nhỏ thì doanh nghiệp Việt Nam thì không cần đến hệ
thống phân phối. Nhưng nếu muốn bán hàng với số lượng lớn thì bắt buộc
phải sử dụng đến hệ thống phân phối hàng. Bởi vậy, khả năng thâm nhập thị
trường Mỹ trong trường hợp này đối với doanh nghiệp Việt Nam chính là khả
năng sử dụng hiệu quả kênh phân phối bán lẻ khổng lồ của Mỹ để từ đó từng
bước xây dựng thương hiệu riêng của mình.
Chiến lược quảng cáo và xúc tiến thương mại: Để thâm nhập một thị
trường mới thì quảng cáo và xúc tiến thương mại là điều cần thiết, càng quảng
cáo và xúc tiến thương mại thành công thì hàng hóa càng dễ được tiêu thụ
trên thị trường. Tuy nhiên, với các thị trường khác nhau thì các nhà xuất khẩu
phải có những chiến lược khác nhau. Với thị trường Mỹ, chi phí quảng cáo rất
tốn kém, nên các nhà xuất khẩu phải lựa chọn được một cách thức quảng cáo
vừa phù hợp khả năng tài chính vừa có hiệu quả cao. Đặc biệt là với đặc điểm
tiết kiệm thời gian và làm việc coi trọng hiệu quả, doanh nghiệp Việt Nam
76
phải thiết kế cho mình một chiến lược quảng cáo gây ấn tượng cho người Mỹ
về mẫu mã, chất lượng, giá cả ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.
Về hỗ trợ và xúc tiến thương mại, khả năng thâm nhập thị trường lại
thể hiện ở khả năng thúc đẩy quá trình làm ăn ngày càng phát triển, ngày càng
rộng mở. Đó là khả năng giữ được bạn hàng, tìm ra được những đối tác mới
kinh doanh có hiệu quả cũng như làm cho sản phẩm càng ngày càng được ưa
thích với những dịch vụ hậu mãi, chịu trách nhiệm sản phẩm cao. Tuy nhiên,
hỗ trợ và xúc tiến thương mại ở Mỹ không phải là dễ dàng do khoảng cách về
địa lý cũng như những rào cản về luật pháp, tài chính mà ta đã đề cập ở
chương hai. Đây chính là những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần
có sự tác động, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức chính phủ để cùng giải
quyết và nâng cao khả năng thâm nhập thị trường này.
Chiến lược nhân sự: Yếu tố con người luôn là yếu tố tối quan trọng
trong mọi lĩnh vực nên có được một chiến lược nhân sự có hiệu quả cao cũng
chính là nâng cao khả năng thâm nhập của doanh nghiệp vào thị trường. Đặc
biệt, kinh doanh với người Mỹ, những người coi trọng hiệu quả làm việc và
năng lực thực sự thì chiến lược nhân sự càng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Ta
đã biết rằng người Mỹ có thể không phiền lòng khi cùng bàn bạc công việc
trong một bữa ăn sáng vội hay với một nhân viên cấp thấp hơn nhưng họ sẽ
không chịu đựng nổi nếu đối tác không có năng lực để giải quyết vấn đề hay
không có khả năng quyết định. Do đặc tính của người Mỹ bị ấn tượng bởi tư
duy sắc bén và tầm nhìn chiến lược với đối tác nên để làm ăn tốt với họ ta nên
có một chiến lược nhân sự thật kỹ lưỡng.
3.2.2. Sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trƣờng
Muốn một sản phẩm được tiêu thụ và đứng vững trên một thị trường,
bất cứ nhà kinh doanh nào cũng biết rằng sản phẩm đó phải đáp ứng được nhu
cầu của thị trường đó, có nghĩa là phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị
77
trường. Qua nghiên cứu văn hóa tiêu dùng Mỹ ở chương hai, ta thấy rằng ở
thị trường Mỹ, khả năng thâm nhập này thể hiện ở chỗ hàng hóa Việt Nam đã
có tính phong phú, mẫu mã độc đáo và được chứng nhận chất lượng mà người
Mỹ vốn rất ưa chuộng hay chưa? hàng hóa Việt Nam đã có cơ cấu mặt hàng
phong phú để đáp ứng được nhu cầu khổng lồ và đa dạng của dân Mỹ hay
chưa? cũng như hàng hóa Việt Nam đã có thiết kế một cách tiện dụng và
thuận lợi đáp ứng với đức tính tiết kiệm thời gian không rườm rà của người
Mỹ hay chưa? Bên cạnh đó, khả năng thâm nhập còn thể hiện ở tính ổn định
về chất lượng và số lượng của sản phẩm trên thị trường, bởi người Mỹ rất coi
trọng chữ Tín, hợp đồng với họ là thiêng liêng và họ cũng không ngần ngại
tìm một đối tác mới nếu bên cung cấp hàng không ổn định. Bởi vậy, nâng cao
khả năng thâm nhập vào thị trường Mỹ cũng chính là các doanh nghiệp Việt
Nam cải thiện sản phẩm đa dạng, chất lượng đảm bảo theo xu hướng tiêu
dùng của người Mỹ cũng như lấy được chữ Tín với người tiêu dùng.
3.2.3. Tính linh hoạt của doanh nghiệp trƣớc những biến động của thị
trƣờng:
Ta đã biết nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế năng động và có tính cạnh
tranh gay gắt nhất trên thế giới. Những biến động, các yếu tố ngoại cảnh trên
thị trường tác động đến hàng hóa Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. Ví
dụ như vụ kiện phá giá cá da trơn, cá ba sa năm 2003 của hiệp hội các nhà sản
xuất thủy sản Mỹ đã ảnh hưởng xấu đến kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này
vào Mỹ đã cho thấy lúc này khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp
ta còn yếu. Đó là chưa nói đến sức ép cạnh tranh từ các nước có cùng mặt
hàng xuất khẩu như Trung Quốc, Ấn Độ. Có linh hoạt phản ứng trước những
đối thủ cạnh tranh này để luôn đứng vững trên thị trường mới là có khả năng
thâm nhập tốt. Bởi vậy, khả năng thâm nhập vào thị trường này cũng thể hiện
sự nhạy bén và tiên liệu được diễn biến thị trường kết hợp với sự linh hoạt cải
tiến sản phẩm hoặc vận dụng các chiến lược kinh doanh khác nhau.
78
3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÂM NHẬP THỊ
TRƢỜNG MỸ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
3.3.1. Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp
3.3.1.1. Xây dựng đội ngũ nhân sự hiểu biết về thị trường Mỹ nói chung và
văn hóa kinh doanh Mỹ nói riêng.
Như ta đã nói ở trên, chiến lược nhân sự đóng một vai trò quan trọng
tạo nên khả năng thâm nhập thị trường Mỹ đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Để có được một chiến lược nhân sự hiệu quả thì trước hết phải có một đội ngũ
nhân sự chất lượng tốt, có kiến thức sâu rộng về thị trường Mỹ nói chung và
văn hóa kinh doanh Mỹ nói riêng. Thực trạng hiện nay cho thấy rất ít doanh
nghiệp Việt Nam có được sự thông hiểu thị trường, cán bộ xuất nhập khẩu
thậm chí còn không thông thạo ngoại ngữ. Bởi vậy, doanh nghiệp Việt Nam
cần phải nhanh chóng bằng các biện pháp đào tạo, huấn luyện hay tuyển dụng
để xây dựng đội ngũ nhân sự có chất lượng tốt như:
a. Cử cán bộ đi học Ngoại Ngữ và cũng như văn hóa kinh doanh của
thị trường Mỹ
Như ta đã nói ở các phần trên, ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng của
văn hóa kinh doanh. Tuy nhiên, chính ngôn ngữ lại là một rào cản văn hóa rất
lớn trong kinh doanh quốc tế. Bởi vì ngôn ngữ chính là cầu nối giao tiếp phổ
biến nhất mà con người sử dụng. Bất đồng ngôn ngữ khiến con người không
thể hiểu được thông tin mà người khác truyền đạt. Không thể ký hợp đồng chỉ
bằng cử chỉ và điệu bộ. Bởi vậy, vấn đề ngôn ngữ luôn được xem xét: phải
làm cách nào đó để vượt qua được hạn chế bất đồng ngôn ngữ. Đặc biệt giao
dịch với người Mỹ, vấn đề này lại càng quan trọng vì người Mỹ vốn không
kiên nhẫn, họ không muốn mất thời gian nhiều cho những vấn đề không liên
quan đến thương vụ. Vẫn có trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng
phiên dịch nhưng rõ ràng đây hoàn toàn chỉ là bất đắc dĩ. Ta biết rằng người
79
Mỹ dành thời gian cho đàm phán thường không nhiều, nhưng lại phải mất nửa
thời gian cho phiên dịch thì lại rất phiền. Bởi vậy, đã làm ăn với người Mỹ tức
là phải sử dụng thành thạo ngôn ngữ của họ (tiếng Anh), nhưng không phải
cán bộ xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đều đạt được điều này, đặc biệt là
những thế hệ đầu tiên. Bởi vậy, không phải là một giải pháp mới nhưng luôn
là một giải pháp cần thiết gián tiếp nâng cao khả năng thâm nhập thị trường
Mỹ, đó là việc doanh nghiệp khuyến khích đào tạo cán bộ về ngoại ngữ (tiếng
Anh), bao gồm giao tiếp quốc tế trong thương mại, thư tín thương mại, v.v.
Bên cạnh vấn đề ngoại ngữ, doanh nghiệp cũng có thể tổ chức các khóa học
ngắn hạn phổ biến kiến thức về văn hóa kinh doanh cho cán bộ nhân viên. Ví
dụ như một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ, thì những khóa
học về văn hóa kinh doanh của thị trường Hoa Kỳ là điều cần thiết.
b. Khuyến khích nhân viên tham gia diễn đàn doanh nghiệp về văn hóa
kinh doanh
Có một kênh thông tin mà các doanh nghiệp đã tận dụng được và rất
cần được phát huy, đó là thông tin từ chính giới của mình. Các nhà xuất khẩu
Việt Nam không chỉ có thể cùng nhau hợp sức để đáp ứng một đơn hàng lớn
của mà còn có thể hợp sức với nhau về mặt thông tin, đặc biệt là thông tin về
thị trường. Thực ra, cũng đã có những sân chơi cho doanh nghiệp Việt Nam
như phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức diễn đàn
doanh nghiệp trên mạng ( Vietnam Business Online) để có doanh nghiệp trên
cả nước có thể chia sẻ thông tin, kinh nghiệm lẫn nhau. Hoặc rất nhiều những
diễn đàn doanh nhân doanh nghiệp khác được tổ chức trên Internet là nơi các
doanh nghiệp trao đổi và bình luận rất nhiều vấn đề trong kinh doanh quốc tế.
Vấn đề là doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc những
doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường, chưa có tiềm lực lớn cần xem đây là
80
một nguồn lực để khai thác: vừa tiết kiệm chi phí, vừa là một cách để mở rộng
kiến thức của mình về văn hóa kinh doanh của đối tác.
3.3.1.2. Sử dụng dịch vụ tư vấn khi thâm nhập thị trường
Như đã nói ở trên, người Mỹ cực kì coi trọng luật pháp. Đặc biệt là
trong kinh doanh, luật pháp chi phối môi trường kinh doanh Mỹ rất nhiều.
Các doanh nghiệp thường có thói quen kiện tụng, đưa nhau ra tòa để giải
quyết các tranh chấp thương mại. Mặt khác, pháp luật của Hoa Kỳ cũng rất
phức tạp, chặt chẽ và bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ các hiệp hội nghành
nghề nên các doanh nghiệp Việt Nam không thể không lưu ý vấn đề này.
Trong những năm gần đây, nhiều vụ kiện tụng kinh tế vừa như vụ Hiệp hội
Cá da trơn Hoa Kỳ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra/cá basa hay vụ kiện tôm
của Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã gây không ít trở ngại cho
công việc kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Nắm rõ vấn đề
luật pháp cũng là cách chúng ta bảo hiểm cho các chiến lược thâm nhập thị
trường của mình, là một cách để luôn chủ động và xử lý linh hoạt trước những
biến động về môi trường luật pháp. Nếu không doanh nghiệp Việt Nam sẽ
không thể tiên liệu được những rủi ro trong hệ thống luật pháp nước ngoài
cũng như sẽ không chuẩn bị trước được những phương án đối phó dẫn đến
tính linh hoạt trước những biến động thị trường bị hạn chế. Trong khi đó ở
Việt Nam lại chưa thể có đủ dịch vụ tư vấn đủ lực và khả năng để giải quyết
những vấn đề luật phức tạp. Tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện chỉ có khoảng
3 – 4 công ty luật có khả năng tư vấn cho các dự án lớn có tầm cỡ quốc tế.
Tuy nhiên, ngay cả các công ty này cũng không thể làm nổi những vụ tầm cỡ
như kiện chống phá giá... mà cần phải nhờ các công ty luật, luật sư giỏi của
Mỹ. Trong khi đó, hoạt động luật sư ở Mỹ có tính chuyên môn hóa rất cao,
kinh doanh của doanh nghiệp thuộc ngành nghề nào thì tìm luật sư chuyên về
lĩnh vực đó tư vấn sẽ có hiệu quả. Phí tư vấn khá cao, song điều quan trọng
81
trước mắt là nó giúp cho doanh nghiệp lường trước được những khó khăn, rắc
rối có thể gặp phải. Bỏ ra một khoản tiền lớn để lường trước rủi ro còn hơn là
đang buôn bán thuận lợi lại bị đứt đoạn vì một điều luật nào đó mà mình
không hề lường trước.
Ngoài tư vấn luật, khi khởi sự doanh nghiệp tại Mỹ doanh nghiệp Việt
Nam cũng có thể sử dụng các nhà ngân hàng, kế toán tư vấn kinh doanh giúp
vì họ là những người rất thông hiểu về hệ thống thu nhập, thuế... có thể giải
thích cho doanh nghiệp biết công việc kinh doanh có liên quan đến việc nộp
thuế... tại Mỹ như thế nào. Cũng theo các chuyên gia về pháp luật, một vướng
mắc khác mà doanh nghiệp hay gặp là thủ tục hải quan khi xuất hàng vào thị
trường Mỹ. Phần lớn những trục trặc về thủ tục này rơi vào trường hợp doanh
nghiệp chưa biết cách điền vào tờ khai, khai không đúng số lượng, chi tiết về
hàng hóa trong bảng kê…Theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần tìm nhà môi
giới hải quan chuyên nghiệp thông qua sự giới thiệu của các doanh nghiệp có
kinh nghiệm.
Nói chung, tư vấn ở Mỹ có rất nhiều dạng : tư vấn thâm nhập thị
trường, tư vấn quảng cáo, tư vấn luật v.v. Doanh nghiệp có thể chọn một loại
hình phù hợp nhất.
Tuy nhiên, sử dụng tư vấn doanh nghiệp Việt Nam cũng cần lưu ý đến
vấn đề chi phí bởi phí tư vấn Mỹ rất đắt. Dịch vụ tư vấn ở Mỹ phát triển mạnh
và những người cung cấp dịch vụ như luật sư, kế toán, tư vấn tài chính...
thường tính phí hoặc tiền công dựa trên số giờ làm việc cho khách hàng, đôi
khi kể cả thời gian tiếp và/hoặc nói chuyện qua điện thoại với khách hàng. Do
vậy, các nhà kinh doanh, khi cần sử dụng luật sư, cần phải chuẩn bị rất kỹ các
câu hỏi và nội dung cần tư vấn, và đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm tối đa thời
gian sử dụng luật sư, tức là tiết kiệm chi phí cho chính mình.
82
3.3.1.3.Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, đa dạng
hóa cơ cấu mặt hàng:
Muốn cạnh tranh trên thị trường Mỹ, sản phẩm của chúng ta phải phù
hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ. Khả năng thâm nhập của Việt Nam
chính là ở chỗ sản phẩm có thiết kế đẹp, bắt mắt, chất lượng không cần quá
tốt nhưng mẫu mã phải phong phú và độc đáo. Cụ thể ở các ngành khác nhau
các doanh nghiệp sẽ có những biện pháp riêng để cải tiến sản phẩm của mình
nên khóa luận chỉ đưa ra một vài ví dụ các ngành hàng điển hình mà Việt
Nam có thế mạnh xuất khẩu vào Mỹ:
Trước hết là ngành hàng dệt may, doanh nghiệp cần nâng cao chất
lượng và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm thông qua nâng cao tay nghề công
nhân; tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị; quan tâm đầu tư thỏa đáng vào
công nghiệp thiết kế thời trang, có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các
công ty may lớn đầu tư vào máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất công nghệ
CAD - CAM; tạo những thương hiệu sản phẩm may có uy tín; chú ý tính độc
đáo của sản phẩm thông qua việc sử dụng chất liệu thổ cẩm, sản phẩm thêu
tay, đan, ren...; chú ý chất liệu làm ra sản phẩm may (phần lớn người Mỹ
thích dùng hàng dệt kim hàng vải cotton hoặc chất liệu có hàm lượng cotton
cao); đầu tư thỏa đáng vào công nghệ bao bì. Hiện nay, do công nghiệp may
mặc Mỹ chưa có nhiều thông tin về chất lượng hàng may mặc Việt Nam, các
công ty dệt may Việt Nam nên tiêu chuẩn hóa chất lượng sản xuất sản phẩm
theo tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện quản lý chất lượng theo ISO 9000, tạo lòng
in cho khách hàng nước ngoài nói chung và Mỹ nói riêng.
Về nghành xuất khẩu chủ lực thứ 2 của Việt Nam sang thị trường Mỹ là
thủy sản, ta thấy rằng thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian
qua cho thấy xuất khẩu thủy sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần
ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn
83
chế, khó khăn nhất định như các rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe, người
tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm. Bởi thế,
trước hết, doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng của nguồn
nguyên liệu thủy sản theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả hợp lý. Có
thể nói chất lượng nguyên liệu thủy sản cần đảm bảo ngay từ khi nuôi trồng.
Trước hết phải có giống tốt, có khả năng cho năng suất và chất lượng cao. Kế
tiếp, khâu nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ theo đúng quy định, tránh dịch
bệnh, tránh sử dụng những loại thuốc không được phép sử dụng, không thu
hoạch thủy sản đã sử dụng kháng sinh trước thời hạn cho phép. Đồng thời các
doanh nghiệp cũng nên đầu tư vào công nghệ, áp dụng công nghệ mới và
đồng bộ để nâng cao năng suất lao động cũng như nâng cao chất lượng sản
phẩm.
Về mặt hàng gỗ, tuy có sự phát triển nhanh chóng trong những năm
vừa qua nhưng thách thức trước mắt là tình hình gỗ nguyên liệu trong nước
ngày càng khan hiếm cả về số lượng và chủng loại, việc nhập khẩu gỗ nguyên
liệu gặp nhiều khó khăn ách tắc từ nước ngoài, giá đầu vào nguyên liệu gỗ
nhập tăng đột biến. Bởi vậy, các doanh nghiệp có thể đầu tư trồng rừng trong
nước và nước ngoài, nhất là liên kết trồng rừng nguyên liệu tại Lào và
Cămpuchia. Theo nhu cầu về nội thất của người Mỹ rất lớn, các doanh nghiệp
cũng có thể chuyển từ chế biến các mặt hàng gỗ ngoài trời sang sản xuất các
mặt hàng gỗ nội thất để đáp ứng nhu cầu của họ.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thể hiện ở chỗ doanh
nghiệp Việt Nam có đủ khả năng cung hàng cho các đơn đặt hàng lớn. Các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là vừa và nhỏ. Nhưng người Mỹ
tiêu dùng rất nhiều, thị trường Mỹ có sức mua lớn và kéo theo đó, doanh nhân
Mỹ thường có tầm nhìn lớn, thích những thương vụ có giá trị cao. Bởi vậy
nhược điểm của doanh nghiệp Việt Nam chính là năng lực xuất khẩu còn hạn
84
chế nên không đủ sức thực hiện những hợp đồng lớn trong thời hạn ngắn. Để
khắc phục hạn chế này, chúng ta không còn cách nào khác là phải liên kết với
nhau để đáp ứng những đơn hàng lớn. Đây chính là giải pháp trực tiếp tác
động đến khả năng cung ứng hàng ổn định ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
thâm nhập của doanh nghiệp. Thí dụ như ở Mỹ, khi người ta mua nhà, nghĩa
là người đó sẽ đồng loạt thay tất tật các loại đồ dùng vải vóc trong căn nhà đó
như rèm cửa, khăn phủ giường, nệm, gối, thảm trải nhà…nên các doanh
nghiệp Việt Nam sản xuất các mặt hàng trên có thể thông tin cho nhau, liên
kết với nhau cùng cung cấp hàng hóa chất lượng cao, có uy tín mà các bên
đều có lợi. Tương tự, người Mỹ có rất nhiều ngày tặng quà cho nhau, tặng quà
quanh năm. Quan trọng là chúng ta phải chú ý từ chi tiết nhỏ như hộp đựng
quà tặng. Nhịp sống ở Mỹ rất nhanh và bận rộn nên những dịch vụ bổ trợ cho
nhau như thế là rất cần thiết. Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không cùng
hợp tác với nhau để cung cấp những dịch vụ trọn gói như thế? Mô hình đó
vừa giúp doanh nghiệp Việt Nam có doanh thu cao mà còn tạo được phong
cách làm việc chuyên nghiệp, gây được niềm tin cho người tiêu dùng.
3.3.1.4. Hợp tác với người Mỹ (nhà sản xuất và phân phối bán lẻ)
Mỹ là một thị trường đã có tổ chức và đã được phân chia. Mặc dù
nguyên tắc “tự do cạnh tranh” và “bình đẳng cơ hội” vẫn được tôn trọng
nhưng hệ quả của nó, tức là sự cạnh tranh gay gắt và sự nỗ lực không ngừng
đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong
quá trình thâm nhập thị trường này. Đã có ý tưởng cho rằng chúng ta nên thâm
nhập thị trường Mỹ bằng cách đưa hàng vào thị trường Hoa Kỳ bằng cách thành
lập một công ty tại Hoa Kỳ để đứng ra giao dịch với những người bán hàng, hoặc
có người đứng ra đại diện cho công ty tại một địa phương cụ thể nào đó. Tuy
nhiên, đây là vấn đề không dễ thực hiện, bởi đối với các doanh nghiệp Việt Nam,
85
cử người sang làm việc tại thị trường này rất tốn kém, khó khăn về việc xin visa
nhập cảnh, năng lực cán bộ. Mặt khác, trong thời gian chào hàng, tiếp cận thị
trường doanh nghiệp phải chấp nhận doanh thu thấp, phải chịu các khoản chi phí,
giá dịch vụ cao.
Trong thời gian gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã đặt ra vấn đề
thâm nhập thị trường bằng thương hiệu bởi tâm lý người tiêu dùng Mỹ rất ưa
thích các sản phẩm đã có thương hiệu. Tuy rằng thương hiệu là vấn đề quan
trọng và không sớm thì muộn chúng ta cũng cần phải làm. Tuy nhiên, đối với
các doanh nghiệp nhỏ và mới bắt đầu xâm nhập thị trường Mỹ, có lẽ sẽ không
đủ tiềm lực tài chính để tiến hành các chiến dịch quảng cáo liên tục dài hạn
trên diện rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng và các chiến dịch tốn
kém khác. Trong khi chưa hội tụ đủ điều kiện để xây dựng thương hiệu riêng
của mình như đã phân tích ở trên thì sự lựa chọn thích hợp nhất đối với các
doanh nghiệp Việt Nam trong vòng 5 năm tới để tăng kim ngạch xuất khẩu
sang Hoa Kỳ là hợp tác với người Mỹ. Hầu hết các doanh nghiệp Trung Quốc
hiện đang phát triển theo hướng này, và Trung Quốc đang được coi là công
xưởng của thế giới. Năm 2005, Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần 250
tỉ USD, nhưng hầu như không có hàng hóa mang thương hiệu Trung Quốc.
Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói trong bài viết “WTO cơ hội, thách
thức và hành động của chúng ta” là: “Cái chúng ta lựa chọn và quyết định là
cái tốt nhất có thể chứ chưa phải là cái mà chúng ta mong muốn” thì trong
hoàn cảnh này kết hợp với các doanh nhân Mỹ để thâm nhập thị trường này
nên là điều chúng ta lựa chọn [24]. Kết hợp với họ thì lại phải chia sẻ lợi
nhuận. Cũng có thể có trường hợp trong chuỗi giá trị, những mắt xích có giá
trị gia tăng cao hơn sẽ rơi hết vào tay người khác. Tuy nhiên, kết hợp với
người Mỹ để làm ăn vẫn là cách đúng đắn nhất để khởi đầu sự nghiệp kinh
doanh ở đó. Không ai hiểu thị trường Mỹ bằng chính người Mỹ, hơn nữa họ
86
đã có sẵn các kênh phân phối, khu vực phân phối hàng. Kết hợp với họ, doanh
nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng được sự thông hiểu thị trường đó, tận dụng được
kênh phân phối của họ để tập trung hơn vào cải tiến chất lượng sản phẩm và
ổn định khả năng cung hàng. Một khi các doanh nghiệp Việt đã có được sự
hiểu biết, có được các mối quan hệ, thì hãy nên tính tới chuyện “ở riêng”. Vậy
kết hợp với người Mỹ với môi trường văn hóa kinh doanh như vậy thì có thể
thực hiện thông qua những hình thức nào?
Đối với các công ty của Hoa Kỳ, nếu công ty nào có chi nhánh hay văn
phòng tại Việt Nam thì chắc chắn họ sẽ tổ chức thu mua ngay tại Việt Nam,
do vậy các doanh nghiệp Việt Nam nên tự tìm đến họ. Bằng cách tiếp cận
này, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện trao đổi thông tin trực tiếp, ít chi
phí, không lo ngại về việc kiểm tra tư cách của khách hàng. Nhưng các công
ty có trụ sở, văn phòng đại diện chỉ là một con số rất nhỏ nên chúng ta không
thể không tính đến chuyện hợp tác với các nhà phân phối Mỹ. Văn hóa tiêu
dùng của người Mỹ có đặc điểm là người tiêu dùng Mỹ rất tin tưởng các hệ
thống phân phối bán lẻ và các nhà bán lẻ ở Mỹ có một quy mô và sức mạnh
khổng lồ, có thể tác động ngược lại đến cả các nhà sản xuất. Các công ty bán
lẻ ở Mỹ có thể nhận hàng từ người bán buôn, hoặc qua trung gian nhưng cũng
có thể lấy hàng trực tiếp từ người sản xuất. Doanh nghiệp sản xuất nhỏ của
Việt Nam có thể chấp nhận hình thức bán theo hợp đồng cho các nhà bán lẻ
này để đưa hàng hóa vào thị trường. Để hàng của mình tiếp cận người tiêu
dùng, doanh nghiệp sản xuất có thể chấp nhận bán hàng thanh toán sau, đưa
hàng đến cho nhà bán lẻ trưng bầy giới thiệu để xem hàng hóa có tiêu thụ
được hay không.
Bên cạnh các nhà bán lẻ ở Mỹ, chúng ta cũng có thể hợp tác với mô
hình OEM (original equipment manufacturer) khác là những công ty bán
buôn, bán lẻ, phân phối, hoặc kinh doanh thương mại chuyên bán các sản
87
phẩm do các công ty khác sản xuất. Tuy được gọi là Original Equipment
Manufacturer, song các công ty này thực tế không sản xuất mà chỉ bán hàng
đến người tiêu dùng. Những hàng hóa họ tiêu thụ có thể do chính họ thiết kế
sau đó đặt sản xuất hoặc do chính các nhà sản xuất thiết kế. Ví dụ, giày thể
thao Wilson chắc chắn không phải do Công ty Wilson sản xuất mà chỉ mang
thương hiệu Wilson mà thôi. Thương vụ Việt Nam những năm gần đây cũng
nhận được khá nhiều hỏi hàng của các OEM [28]. Các OEM này có mẫu thiết
kế sản phẩm đang cần tìm nhà sản xuất ổn định và cạnh tranh. Chúng ta ta chỉ
cần sản xuất ra sản phẩm như thiết kế, cung ứng đầy đủ nguồn hàng chất
lượng và ổn định, phần còn lại sẽ do các OEM phân phối. Vậy thì tại sao các
doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn thâm nhập thị trường này mà chưa thể xây
dựng kênh phân phối riêng lại không tận dụng những kênh phân phối này để
dần dần xây dựng bản sắc riêng của mình?
Có một dạng hợp tác với người Mỹ mà chúng ta có thể tận dụng được
đó là hình thức kinh doanh “outsourcing” đang rất phát triển ở Hoa Kỳ : Để
tiết kiệm chi phí sản xuất, bản thân các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ Hoa
Kỳ cũng đặt gia công toàn bộ hoặc một phần hàng hóa và dịch vụ ở nước
ngoài thay vì cho sản xuất tại cơ sở của mình ở trong nước. Các doanh nghiệp
Việt Nam có thể nhận gia công cho họ, từ gia công chi tiết, bộ phận, tiến đến
gia công toàn bộ. Ví dụ, một công ty sản xuất đồ gỗ Hoa Kỳ có thể đặt gia
công linh kiện gỗ ở Việt Nam mang về lắp ráp thành tủ rượu và bán tại Hoa
Kỳ (họ không đặt thành phẩm vì tủ rượu cồng kềnh chi phí vận tải cao).
Kinh nghiệm các nước có quan hệ với thị trường Hoa Kỳ từ lâu cũng
đã chỉ ra rằng doanh nghiệp của họ đưa hàng vào thị trường này qua hệ thống
người đại diện. Theo họ, ban đầu có thể gặp nhiều khó khăn khi tạo chỗ đứng
nhưng sau khi có được mạng lưới khách hàng ổn định thì vấn đề còn lại chỉ
cung ứng hàng hóa. Bởi vậy, tùy theo từng quy mô sản xuất, ngành hàng, mặt
88
hàng mà doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn cho mình một biện pháp hợp tác
tối ưu để đứng vững trên thị trường này.
3.3.1.5. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ:
Việc bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài là một vấn đề cần được doanh nghiệp
đặc biệt chú ý. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các phương thức đăng ký bảo
hộ ở nước ngoài để bảo vệ nhãn hiệu một cách hữu hiệu, nhanh chóng và tiết
kiệm. Đối với thị trường Hoa Kỳ, nơi đã nổi tiếng với rất nhiều vụ kiện, việc
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần được doanh nghiệp đặc biệt lưu tâm. Dù các
doanh nghiệp Việt Nam có thể đang xuất khẩu dựa trên nhãn hiệu của nước
ngoài nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tính đến việc đăng ký
thương hiệu tại thị trường này, trước khi để "nước đến chân mới nhảy".
Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ cũng cần nhớ lại
những kinh nghiệm xung quanh việc tranh cãi về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
hàng hoá mà các thương hiệu Vinataba, Trung Nguyên, Duy Lợi...đã gặp phải
trong thời gian qua. Các chuyên gia thương mại và luật sư nhấn mạnh, trước
khi tính đến việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp
cần phải thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá để tránh những vụ kiện
mà nếu có thắng thì cũng hao tổn không ít tiền bạc và công sức. Vậy mà tính
đến tính đến tháng 10/2007, mới có 2.000 nhãn hiệu Việt Nam đăng ký ra
nước ngoài - con số rất khiêm tốn so với 58.866 nhãn hiệu của nước ngoài
vào Việt Nam [23]. Cho nên các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức được
đây là một việc cấp thiết ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập của mình để từ
đó có được những chiến lược cụ thể. Ví dụ như, lệ phí đăng ký thương hiệu
tại Hoa Kỳ ít nhất là 500 USD, cao nhất có thể từ vài ngàn USD tùy theo
phẩm chất chủng loại, hình dạng cho mỗi sản phẩm dịch vụ. Những doanh
nghiệp nhỏ có thể liên kết với những doanh nghiệp cùng ngành nghề, để đăng
ký thương hiệu tập thể hay nhóm, hội. Chẳng hạn, Hiệp hội Sản xuất cà phê
89
tại Việt Nam có thể đăng ký thương hiệu dành riêng cho hiệp hội của mình.
Các doanh nghiệp cần phải xem đăng kí nhãn hiệu trên thị trường Mỹ là một
việc cần thiết để có thể tránh được những rủi ro về lâu về dài, tăng cường tính
linh hoạt trước những tác động của môi trường kinh doanh bên ngoài.
3.3.1.6. Tích cực áp dụng thương mại điện tử
Ngày nay, trang web và email đã trở thành một phương tiện không thể
thiếu trong kinh doanh, đặc biệt là trong kinh doanh quốc tế. Các công ty
không có website sẽ rơi vào thế bất lợi, sẽ bị khách hàng đánh giá là nhỏ,
nghèo và không biết làm ăn trong thế giới thương mại ngày nay. Điều này lại
càng đúng với thị trường Hoa Kỳ, một xã hội có trình độ cao có đến 170 triệu
người sử dụng Internet. Sử dụng trang web sẽ tạo cho doanh nghiệp có nhiều
cơ hội hơn để khách hàng biết tới. Như ta đã nói, người Mỹ rất tiết kiệm thời
gian, các doanh nhân ít có thời gian gặp gỡ trao đổi trực tiếp và vì thế họ có
thói quen sử dụng Internet để tìm kiếm cũng như kiểm tra thông tin. Hơn nữa,
ta thấy rằng trang web cung cấp đầy đủ, nhanh và cập nhật thông tin hơn
catalogue trên giấy: chỉ cần báo cho khách hàng địa chỉ trang web thì toàn bộ
thông tin về doanh nghiệp sau vài ba phút đã đến ngay được với khách hàng.
Nếu gửi catalogue chúng ta sẽ mất nhiều thời gian, phí tổn cao và quan trọng
nhất là bỏ lỡ cơ hội kinh doanh bởi không phù hợp với phong cách kinh
doanh của người Mỹ. Cho nên áp dụng thương mại điện tử là điều doanh
nghiệp nên làm trong chiến lược quảng cáo và xúc tiến thương mại của mình.
Tuy nhiên, trong việc áp dụng thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt
Nam cũng nên lưu ý một số điểm như: trang web nên được thiết kế một cách
chuyên nghiệp, đẹp, dễ bắt mắt và dễ hiểu. Ví dụ như tên miền của web nên
được đặt theo tiếng Anh bởi người nước ngoài hầu như không biết tiếng Việt
và không nhớ được tiếng Việt. Trang web phải đảm bảo cho người tìm tìm
90
được thông tin cần thiết một cách nhanh nhất bởi người Mỹ rất thiếu kiên
nhẫn, họ có thể chuyển sang xem một trang web khác.
Nếu sử dụng email, doanh nghiệp cũng phải thể hiện tính chuyên
nghiệp trong giao dịch. Thứ nhất, không sử dụng hộp thư miễn phí như yahoo
hay gmail để giao dịch, mà nên dùng hộp thư có đuôi là tên miền trang web
của công ty. Thứ hai, không nên gửi thư chào hàng cho nhiều người nhận một
lúc bởi sẽ không gây ấn tượng được với khách hàng. Đặc biệt, không nên gửi
thư chào bán hoặc giới thiệu dịch vụ cho khách hàng không có quan hệ quen
biết từ trước mà không được họ đồng ý. Những thư rác như thế sẽ không đem
lại được hiệu quả mà còn sẽ bị tự động xóa những thư sau, như vậy sẽ hạn chế
cơ hội cho chúng ta tiếp cận đối tác hơn.
3.3.1.7. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại ở thị trường Mỹ:
a. Tích cực tham gia hội chợ thương mại ở Mỹ
Tham gia gian hàng hội chợ là dịp thuận lợi nhất để doanh nghiệp gặp
gỡ khách hàng và tìm kiếm đối tác mới. Thường những hội chợ tại Mỹ luôn
thu hút đông đảo các khách hàng thương mại khắp nơi tham gia. Ví dụ như
với mặt hàng đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng năm tại Mỹ thường có các
triển lãm có quy mô tầm cỡ và luôn được giới kinh doanh quan tâm đến như
Las Vegas, High Point, Dallas. Tuy nhiên, vấn đề là các doanh nghiệp Việt
Nam phải tận dụng được những cơ hội này. Cụ thể như khi tham gia hội chợ,
chúng ta luôn luôn phải chú ý đến khâu tổ chức, chuẩn bị. Đây là một thiếu
sót của các doanh nghiệp khi tham gia ở các kỳ triển lãm ở trong nước. Hầu
hết các doanh nghiệp còn chuẩn bị sơ sài về mặt thông tin cung cấp cho khách
hàng. Không ít trường hợp, không có người am hiểu thông tin đứng ở quầy
hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên quan tâm các hoạt động xúc tiến
sau triển lãm. Chủ động liên lạc với khách hàng sẽ tạo cơ hội cho mọi người
nhớ đến mình lâu hơn dù cho hoạt động giao dịch không thành công. Thêm
91
nữa, các doanh nghiệp thường có tâm lí chán nản sau một lần đi tham dự hội
chợ bởi những kết quả không mấy thành công nhưng nếu kiên nhẫn tiếp tục
đến sang năm thứ 2 và thứ 3 trở đi thì khách mua hàng sẽ có thể sẵn sàng làm
việc với chúng ta vì họ đã nhận ra doanh nghiệp là ai.
b. Mở rộng quan hệ, giao lưu với doanh nghiệp Việt kiều
Các doanh nghiệp Việt kiều có rất nhiều lợi thế, về kinh nghiệm, ngôn
ngữ, sự hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán và phương cách kinh doanh
của nước sở tại, nơi họ đang sinh sống. Bằng mối quan hệ và uy tín của cá
nhân, các doanh nghiệp Việt kiều sẽ làm tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp
Việt Nam và thị trường Mỹ. Cụ thể như doanh nghiệp Việt kiều có khả năng
giúp các doanh nghiệp trong nước có những hiểu biết cơ bản khi tìm kiếm
thông tin thị trường và cách thức phân phối hàng hóa, cách thức giao dịch, tập
quán kinh doanh của nước ngoài. Chúng ta đã biết thị trường Mỹ có sức mua
cao nhưng luôn có sự cạnh tranh gay gắt, các quy định bảo vệ người tiêu dùng
rất nghiêm ngặt và hệ thống pháp luật rất phức tạp. Vốn rất am hiểu thị trường
Mỹ, doanh nghiệp Việt kiều tại Mỹ có thể đóng vai trò như một kênh tư vấn
hiệu quả giúp các doanh nghiệp trong nước tránh những rủi ro. Mặt khác, đối
với các doanh nghiệp lần đầu tiên tiếp cận thị trường Mỹ thì sự tư vấn này
đóng vai trò then chốt và quyết định. Đây là cách mà các doanh nghiệp Trung
Quốc, Hồng Công đã làm rất tốt trong nhiều năm qua ở thị trường Mỹ và họ
đã rất thành công. Doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể áp dụng cách này để
hỗ trợ cho các chiến lược phân phối cũng như chiến lược sản phẩm, chiến
lược xúc tiến thương mại nhằm nâng cao khả năng thâm nhập của mình.
Hiện nay ở Mỹ, có hơn 150.000 doanh nghiệp Việt kiều đang hoạt
động, phần lớn tập trung ở California và Texas, chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ.
Đây là một trong những điều kiện thuận lợi mà các doanh nghiệp trong nước
cần tận dụng. Doanh nghiệp Việt kiều chính là kênh phân phối và tiêu thụ
92
hàng Việt Nam tại Mỹ cũng như trên thị trường thế giới. Hiện tại, nhiều
doanh nghiệp trong nước đã biết tận dụng vai trò của Việt kiều để thiết lập hệ
thống phân phối hàng hóa. Tuy nhiên, để “cầu nối” hoạt động thực sự có hiệu
quả, chúng ta cũng cần nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp Việt
kiều. Trong đó Nhà nước cũng như các tổ chức hiệp hội người Việt Nam ở
nước ngoài cần xây dựng một kênh thông tin nhạy bén, liên lạc thường xuyên
để doanh trong nước và doanh nghiệp Việt kiều luôn tiếp cận và trao đổi dễ
dàng nhằm giải quyết tốt nhất các yêu cầu nâng cao năng lực sản xuất kinh
doanh, cạnh tranh có hiệu quả cao trên thương trường trong thời kỳ hội nhập
kinh tế.
3.3.2. Một số kiến nghị đối với Nhà Nƣớc
Bên cạnh những giải pháp ở tầm vi mô, thâm nhập thị trường nước
ngoài thành công cũng đòi hỏi sự hỗ trợ can thiệp từ cấp vĩ mô của Nhà nước
bởi hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp lâu dài của toàn Đảng toàn dân chứ
không chỉ của riêng doanh nghiệp. Đối với thị trường Mỹ là thị trường đầy
tiềm năng và cạnh tranh cao, sự can thiệp của Nhà nước, hay nói đúng hơn là
các biện pháp hỗ trợ và quản lý của Nhà Nước là rất quan trọng. Sau đây khóa
luận xin đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước để nâng cao khả năng thâm
nhập thị trường Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam:
3.3.2.1. Đẩy mạnh quan hệ song phương, kết hợp giao lưu kinh tế và giao
lưu văn hóa
Từ bình thường hóa quan hệ ngoại giao cho đến bình thường hóa quan
hệ ở tất cả các lĩnh vực, liên tục đẩy mạnh quan hệ thương mại với các hiệp
định thương mại và gần đây nhất là được Hoa Kỳ trao quy chế đối xử thương
mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), có thể nói nhà nước Việt Nam đã thực
hiện rất nhiều biện pháp để giao lưu thương mại với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, như
ta đã nói văn hóa kinh doanh thể hiện mối quan hệ rõ nét nhất mối quan hệ
93
giữa văn hóa và kinh doanh. Bởi vậy, giao lưu kinh tế chưa thể đủ để cải thiện
nhận thức của doanh nghiệp về văn hóa kinh doanh của nước bạn, giao lưu
kinh tế cần phải được kết hợp với giao lưu văn hóa.
Cũng đã có những dự án như ủy ban nhân dân Hải phòng kết hợp với
đại sứ quán Hoa Kỳ xây dựng dự án nghiên cứu Việt Nam - Hoa Kỳ tại thành
phố Hải Phòng, mở cửa phục vụ đông đảo công chúng và cung cấp các dịch
vụ miễn phí. Dự án phục vụ tất cả những người muốn tìm hiểu về cuộc sống,
xã hội, học tập, hợp tác kinh doanh với các công ty hay thiết lập các mối quan
hệ Tuy nhiên, với số lượng lớn các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường
này với rất đa dạng các nghành các nghề các lĩnh vực thì quy mô của những
dự án như thế vẫn chưa thể đáp ứng được. Hơn nữa đối tượng phục vụ là tất
cả mọi người nên doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất thời gian tìm kiếm những
thông tin cần thiết của mình. Bởi vậy, Nhà nước ta có thể tiếp tục đầu tư xây
dựng trung tâm văn hóa Việt – Mỹ với những mục đích thiết thực như vậy
nhưng với quy mô rộng hơn và có một mảng riêng dành cho các doanh nghiệp
mới thâm nhập thị trường này.
Văn hóa kinh doanh là vấn đề rất rộng và phức tạp nên để hiểu được
văn hóa kinh doanh của một thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường rộng
và đa dạng như Mỹ phải thông qua một quá trình lâu dài giao lưu và hợp tác.
Bởi vậy, giải pháp này phải được nhà nước quan tâm trong dài hạn.
3.3.2.2.Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại:
a. Đầu tư mở rộng quy mô của các tổ chức xúc tiến thương mại : Tìm
hiểu văn hóa kinh doanh thị trường Mỹ ta biết rằng xúc tiến thương mại là rất
cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường này, thậm chí
doanh nghiệp cần phải xem xúc tiến thương mại là một phần quan trọng trong
chiến lược thâm nhập thị trường của mình. Trong khi đó, có rất nhiều doanh
nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ thì chiến lược xúc tiến thương mại
94
rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan Nhà nước. Trước nhu cầu đó, Nhà nước đã
thành lập nhiều tổ chức xúc tiến thương mại có chức năng hỗ trợ doanh
nghiệp tìm kiếm thông tin thương mại, tư vấn xuất khẩu, tổ chức hội chợ triển
lãm, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội giao thương tại thị trường Mỹ
như Cục xúc tiến thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
(VCCI) và Thương vụ Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, với số lượng lớn các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường
này với rất đa dạng các nghành các nghề các lĩnh vực thì quy mô của thương
vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, cũng như các phòng xúc tiến thương mại vẫn chưa
thể đáp ứng được. Bởi thế, nhà nước cũng nên tìm giải pháp mở rộng quy mô
của những tổ chức này, với những bộ phận chuyên sâu vào các khu vực khác
nhau. Ví dụ như thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, do đặc thù của Hoa Kỳ là
thị trường đa dạng, phức tạp, mỗi một vùng, một bang lại có những đặc điểm
riêng nên cần phải đầu tư hơn nữa về quy mô nhân sự, tài chính và có thể
phân ra từng mảng thị trường riêng. Điều này không chỉ giúp các doanh
nghiệp dễ dàng liên lạc mà còn có thể cung cấp cho doanh nghiệp những
thông tin cập nhật hơn, những tư vấn sâu sắc hơn.
b. Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chương trình thương hiệu quốc gia:
Xây dựng thương hiệu quốc gia trong chiến lược xúc tiến thương mại
dài hạn cũng là vấn đề mà Bộ Công Thương cần quan tâm và hỗ trợ. Thương
hiệu quốc gia rất quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm Việt Nam, nâng
cao uy tín sản phẩm Việt Nam từ đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam
trong việc xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, một số dự án của cục xúc tiến
thương mại vẫn còn chưa đạt hiệu quả. Ví dụ như đề án xây dựng và phát
triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010 là một trong những chương trình
xúc tiến thương mại dài hạn, nhằm xây dựng và quảng bá nhãn hiệu sản phẩm
mang biểu trưng của “thương hiệu quốc gia” trên thị trường nội địa và quốc
95
tế. Trong khuôn khổ chương trình, các sản phẩm đạt tiêu chí chung, đã có
xuất xứ, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý…sẽ được gắn biểu trưng “Giá trị Việt
Nam” (Vietnam Value).Tuy nhiên, đề án này từ năm 2002 đến nay (tháng
10/2007) mới được Bộ Công thương kết hợp với Đài truyền hình Việt Nam
khởi động thực hiện. Bởi vậy, kiến nghị mà khóa luận đưa ra là phải đẩy
mạnh hơn nữa chương trình “thương hiệu quốc gia” này như là một động lực
để các doanh nghiệp Việt Nam cùng xây dựng, gián tiếp nâng cao khả năng
thâm nhập của các doanh nghiệp Việt Nam.
c. Hợp tác với các tổ chức Việt kiều ở Mỹ: Như ta đã biết, doanh nghiệp
Việt kiều là một kênh hỗ trợ xúc tiến thương mại rất hiệu quả cho doanh
nghiệp trong nước ở thị trường nước ngoài. Do có kinh nghiệm sinh sống và
làm ăn ở nước ngoài nên doanh nghiệp Việt kiều rất có thế mạnh về thông
hiểu thị trường cũng như quan hệ với các doanh nghiệp Mỹ. Bởi vậy, các tổ
chức xúc tiến thương mại của Nhà nước nên đẩy mạnh hơn nữa hợp tác của
doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp Việt kiều thông qua tổ chức
các buổi giao lưu, tọa đàm. Hơn nữa, do Việt kiều có vai trò rất quan trọng
nên Nhà nước và tổ chức Nhà nước cũng nên thiết lập mối quan hệ chặt chẽ,
gắn bó như thông qua hợp tác với Ủy ban người Việt ở nước ngoài, các tổ
chức khác của cộng đồng người Việt ở Mỹ.
3.3.2.3. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ và phát triển nhân lực
Đầu tư vào công nghệ và xây dựng phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao là giải pháp mà ta đã đề cập đến trong phần giải pháp cho các
doanh nghiệp. Nhưng để thực hiện được giải pháp này doanh nghiệp cũng rất
cần sự hỗ trợ của các chính sách Nhà nước như chính sách ưu đãi tín dụng
cho doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian đầu mới thâm nhập thị trường.
Chính sách ưu đãi tín dụng này có thể tạo thuận lợi về nguồn vốn đề đầu tư
96
vào công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm, đầu tư vào xúc tiến thương mại.
Sở dĩ khóa luận nêu ra kiến nghị này là bởi vì tìm hiểu văn hóa kinh doanh
Mỹ, ta thấy để thâm nhập thị trường Mỹ, doanh nghiệp phải có tiềm lực tài
chính tốt do thị trường này đòi hỏi tiêu chuẩn mặt hàng khắt khe, phí quảng
cáo lớn, cạnh tranh gay gắt. Nếu không có vốn để đầu tư vào công nghệ để cải
tiến chất lượng hàng cũng như trang trải chi phí xúc tiến thương mại thì rất
nhiều dự án xuất khẩu sẽ không thực hiện được. Chính sách hỗ trợ tín dụng
với lãi suất thấp dựa trên tính khả thi của dự án cũng như tình hình xuất khẩu
của doanh nghiệp sẽ là sự khuyến khích thúc đẩy rất lớn nâng cao khả năng
thâm nhập của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Nguồn nhân lực cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần
Nhà nước quan tâm. Doanh nghiệp vẫn có thể tự thực hiện đào tạo nhân lực
bằng các khóa học ngắn hạn, hoặc tham gia hội thảo hội đàm nhưng các biện
pháp này vẫn chỉ là đáp ứng nhu cầu tự phát, và chưa có được sự đồng bộ
giữa các doanh nghiệp. Bởi vậy, Bộ Công Thương có thể giao nhiệm vụ cho
các ban ngành chức năng, các tổ chức xúc tiến thương mại như VCCI, cục
xúc tiến thương mại có thể tập hợp các doanh nghiệp từng ngành hàng để tổ
chức những khóa đào tạo có tính cập nhật cao, về những vấn đề xuất khẩu của
từng ngành hàng. Cụ thể như, đối với các doanh nghiệp dệt may, nên có
những buổi đào tạo chuẩn bị cho doanh nghiệp những kiến thức về cơ chế
giám sát hàng dệt may của Hoa Kỳ sau khi hạn ngạch bị xóa bỏ, doanh nghiệp
Việt Nam đối mặt với thách thức và cơ hội gì và cần phải làm gì trước thách
thức và cơ hội đó. Những khóa học như vậy sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng
cao chất lượng nhân sự một cách đồng bộ và có bài bản, một yếu tố tối quan
trọng cho chiến lược thâm nhập vào thị trường Mỹ của doanh nghiệp Việt
Nam.
97
3.3.2.4. Hoàn thiện hệ thống quản lý xuất khẩu
Làm ăn với Người Mỹ vốn là những người tôn trọng chữ tín, dứt khoát
và thẳng thắn, doanh nghiệp Việt Nam cần tạo cho mình một uy tín nhất định
đối với đối tác để có thể đứng vững trên thị trường này. Uy tín ấy không ở
đâu khác là chất lượng tốt, giao hàng đúng thời điểm, khả năng cung hàng ổn
định. Tuy nhiên, chảy vào thị trường Hoa Kỳ vẫn còn rất nhiều loại hàng xuất
xứ từ Việt Nam trôi nổi, kém chất lượng, không có giấy phép xuất khẩu. Lấy
điển hình như theo công bố chính thức trên website của cơ quan quản lý thực,
dược phẩm (FDA) trong 6 tháng đầu năm 2007, đã có hàng trăm lô thực phẩm
của Việt Nam bị từ chối khi sang Mỹ vì không phù hợp quy cách chất lượng,
không hợp vệ sinh, không có hồ sơ thử nghiệm, thiếu thông tin về sản phẩm.
Trong lúc đó, một số doanh nghiệp hàng bị trả về lại cho biết công ty không
hề tiến hành xuất khẩu các mặt hàng đó. Bà Nguyễn Thùy Vân , trưởng phòng
đảm bảo chất lượng của công ty Mekophar Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết
sản phẩm trà linh chi (Lingzhi Capsules – 66VAE99) bị trả về do không có hồ
sơ thử nghiệm chỉ được công ty bán trên thị trường nội địa mà thôi [24]. Số
lượng lớn loại hàng này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các mặt hàng chất
lượng tốt xuất xứ từ Việt Nam. Đặc biệt, do thói quen của người tiêu dùng Mỹ
nếu có ấn tượng xấu ban đầu thì rất khó có ấn tượng tốt lần sau nên sự ảnh
hưởng này càng lớn. Ông bà ta có câu: “nhất ngôn bất tín, vạn sự bất tin”, chỉ
vì có thể một số sản phẩm trong nước không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ
sinh hoặc sức khoẻ, có thể cả một nền công nghiệp tương tự bị vạ lây như
trường hợp kem đánh răng Trung Quốc mà ta đã có dịp nêu ở trên. Có thể chỉ
có một số sản phẩm của một số hãng sản xuất kem đánh răng bị nhiễm mà
dẫn đến hậu quả cả một sản kem đánh răng Trung Quốc bị tẩy chay ở thị
trường tiêu thụ khổng lồ nhất thế giới là Mỹ. Bởi vậy nên ở đây rất cần sự can
thiệp chặt chẽ của hệ thống quản lý xuất khẩu ngay từ trong nước. Hệ thống
98
quản lý xuất khẩu này phải được cải thiện làm sao cho không mất quá nhiều
thời gian cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể phát hiện ra những mặt hàng
xuất khẩu không đủ chất lượng, hàng cấm xuất khẩu, không được phép xuất
khẩu. Cụ thể như, các Bộ các ngành cần tăng cường công tác kiểm soát và
quản lý chất lượng sản phẩm. Cụ thể như đối với mặt hàng thủy sản, Bộ Thủy
sản và các cơ quan chức năng có liên quan như Tổng cục Tiêu chuẩn đo
lường chất lượng cần bổ sung những quy định cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng
và biện pháp kiểm tra, giám định sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất
hàng thủy sản dựa trên tiêu chuẩn HACCP. Đồng thời hoàn thiện năng lực
hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra và
chứng nhận về vệ sinh thủy sản (hiện nay là Trung tâm kiểm tra chất lượng và
vệ sinh thủy sản Việt Nam). Nếu làm được điều này thì sẽ giúp hàng Việt
Nam có thể chiếm được lòng tin của thị trường Mỹ để có thể đứng vững. Dù
biện pháp này là biện pháp gián tiếp nhưng không thể không quan tâm nếu
Nhà nước ta muốn có được chỗ đứng vững chắc cho hàng hóa Việt Nam trên
thị trường Mỹ. Tuy nhiên, để thực hiện giải pháp này cần sự hỗ trợ rất nhiều
của không chỉ Bộ Công Thương mà còn sự phối hợp của các cơ quan chức
năng như quản lý thị trường, hải quan, v.v.
99
KẾT LUẬN
Nói tóm lại văn hóa kinh doanh là một vấn đề rộng và phức tạp. Văn hóa
kinh doanh ở thị trường Mỹ, một thị trường quy mô và đa dạng lại càng rộng và
phức tạp hơn. Nghiên cứu vấn đề này, khóa luận chỉ xin nên ra những nét đặc
trưng nhất của thị trường Mỹ về lịch sử địa lý, văn hóa xã hội – chính là môi
trường tạo nên văn hóa kinh doanh Mỹ. Trong Chương II là chương chính của đề
tài, khóa luận lần lượt tìm hiểu các định nghĩa về văn hóa kinh doanh, vai trò của
văn hóa kinh doanh và cụ thể hóa ở Phần 2.2 của Chương II :Văn hóa kinh doanh
Mỹ. Văn hóa kinh doanh Mỹ được chia ra thành văn hóa doanh nghiệp, văn hóa
giao dịch và văn hóa tiêu dùng, trong đó khóa luận chủ yếu nêu ra những điểm
mà doanh nghiệp cần lưu ý về văn hóa kinh doanh trong chiến lược thâm nhập thị
trường này. Những lưu ý đó sẽ giúp tránh được những xung đột về văn hóa giữa
các thị trường khác nhau ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa, đồng thời
là một cách biết “nhập gia tuy tục” “biết người biết ta trăm trận trăm thắng” mà
các nhà xuất khẩu nước ngoài cần có để tạo dựng và giữ mối quan hệ làm ăn lâu
dài và tốt đẹp trong kinh doanh. Cũng nhằm vào mục đích đó, chương III, sau khi
đưa ra những dự báo về mối quan hệ kinh tế xã hội Việt – Mỹ, sẽ rút ra các yếu tố
tạo nên khả năng thâm nhập của hàng Việt Nam trên thị trường Mỹ để từ đó đưa
ra một số giải pháp kiến nghị ở cả tầm vi mô và vĩ mô nhằm nâng cao khả năng
thâm nhập đó.
Trong thời gian nghiên cứu không phải là dài, cũng như khả năng
nghiên cứu của một sinh viên chắc chắn còn nhiều hạn chế nên em rất mong
nhận được sự đóng góp nhiệt tình của thầy cô và bạn bè.
100
Em cũng xin cảm ơn thấy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Hồng đã rất
tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
i
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1] Nguyễn Hoàng Ánh – LuËn ¸n tiÕn sÜ “Vai trß cña v¨n hãa trong kinh
doanh quèc tÕ vµ vÊn ®Ò x©y dùng v¨n hãa kinh doanh ë ViÖt Nam”
[2] Trần Văn Chu - Cẩm nang thị trường Hoa Kỳ
Nhà xuất bản thế giới 2006
[3] Trần Văn Chu - Doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ
Nhà xuất bản thế giới 2006
[4] Hồ Sĩ Hƣng, Nguyễn Việt Hƣng
Cẩm nang xâm nhập thị trường Mỹ - Nhà xuất bản thống kê 2003
[5] Nguyễn Lân - Từ điển từ và ngữ Việt Nam – Nhà xuất bản từ điển Bách
khoa 2002
[6] Đinh Tích Linh - Doanh nghiệp cần biết khi quan hệ thương mại với
Hoa Kỳ - Nhà xuất bản thống kê 2002
[7] Dƣơng Thị Liễu - Bài giảng văn hóa kinh doanh - Đại học kinh tế quốc
dân 2007
[8] Phạm Xuân Nam - Đạo đức và kinh doanh – Nhà xuất bản khoa học và
xã hội 1996
[9] Hữu Ngọc – Hồ sơ văn hóa Mỹ – Nhà xuất bản thế giới 2007
ii
[10] Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ - Xuất khẩu sang Hoa Kỳ, những điều
cần biết – Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ 2006
[11] Hoàng Ngọc Thiết – Nguyên tắc cơ bản của hợp đồng mua bán ở Hoa
Kỳ – Tạp chí Kinh tế đối ngoại 2/2004 - Đại học Ngoại Thương
[12] Bộ ngoại giao Hoa Kỳ - Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế,
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 7/2007
TÀI LIỆU TRÊN INTERNET
[13] Trang tin điện tử của Bộ Tài Chính
[14] Trang tin điện tử của Bộ Tài Chính
[15] Báo điện tử Vietnamnet
[16] Trang web của hiệp hội doanh nghiệp Hồ Chí Minh
[17] Sở thương mại thành phố Hồ Chí Minh
2007_0.15596793473885184.html
[18] Chuyên trang xúc tiến thương mại của cổng thông tin điện tử Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn
detail.asp?tn=tn&id=1741249
iii
[19] Báo điện tử lao động
[20] Cổng thông tin điện tử chính phủ
D1F?OpenDocument&fullmode
[21] Báo điện tử lao động
www.laodong.com.vn/pls/bld/cate$.homepage
[22] Hiệp hội các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
www.uba.com.vn/uba/?id=102&ks=740&nn=0&noid
[23] Báo thương mại
[24] Diễn đàn doanh nghiệp
www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Thoi-Su/Vi_the_moi/
[25] Thông tin thương mại Việt Nam
263&ID=46992)
[26] Bộ Công Thương Việt Nam
www.mot.gov.vn
[27] Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
[28] Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ
www.vietnam-ustrade.com
iv
[29] Bách khoa toàn thư mở Wikimedia
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
[30] Gary Althen - American ways , a guide for foreigners in the United
States
[31] Philip Kotler – Qu¶n trÞ Marketing
[32] Department of Commerce - B¸o c¸o t×nh h×nh xuÊt nhËp khÈu cña bé
th-¬ng m¹i Hoa Kú
Release/current_press_release/ft900.pdf
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3764_3414.pdf