Đề tài Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của Việt Nam, đề ra giải pháp

Đây là bài tiểu luận xuất sắc của lớp mình môn Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương HK 2010 đã được cô Võ Thanh Thu - giảng viên ĐHKT TPHCM chấm Nhóm đề tài 3: Phương thức xuất khẩu Chúc bạn thu được những kiến thức bổ ích. KHÁI QUÁT MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU HIỆN CÓ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU ĐẶC ĐIỂM ƯU ĐIỂM HẠN CHẾ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG 2.1.XUẤT KHẨU TẠI CHỔ KN: Đâylà hình thức hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. - Hợp đồng ký kết phải là hợp đồng ngoại thương, - Nơi giao, nhận: Trong hợp đồng phải có điêu khoản quy định giao, nhận hàng tại Việt Nam và ghi rõ tên, địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ. - Phương thức thanh toán: trong hợp đồng phái có điều khoản quy định thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng. - Đối tượng: là hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài, nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài được giao cho DN khác tại Việt Nam. - Các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan về xuất khẩu tại chỗ. - Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ phải báo cáo cơ quan Thuế sở tại và cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ về tình hình, số liệu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ - Về thuế GTGT: hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có thuế GTGT là 0%. - Về thuế xuất khẩu: nộp theo quy định của Luật thuế xuất khẩu và biểu thuế xuất khẩu hiện hành. - Giúp tiết kiệm được một phần chi phí như cước vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa khi đi đường xa. - Tăng kim ngạch XK. - Giảm rủi ro kinh doanh xuất nhập khẩu - Thủ tục khá phức tạp. - Phù hợp với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường. - Áp dụng khi có yêu cầu của khách hàng nước ngoài. - Nên áp dụng nếu muốn giảm rủi ro trong kinh doanh. [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/THANH_%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.jpg[/IMG]Sơ đồ các bước quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ Nguồn: Quyết định số : 153/2002/QĐ/BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và mẫu tờ khai hàng hoá xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU ĐẶC ĐIỂM ƯU ĐIỂM HẠN CHẾ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG 2.2. GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU KN: Gia công xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công. - Khi gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. - Có 3 hình thức gia công: + Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm: bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (không chịu thuế quan) cho bên nhận gia công để chế biến sản phẩm. Sau thời gian sản xuất sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Thực chất đây là hình thức “làm thuê” cho bên đặt gia công vì quyền sở hữu nguyên liệu vẫn thuộc về bên này. Đây là hình thức gia công xuất khẩu chủ yếu vì công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu của Việt Nam chưa phát triển, chưa có chất lượng. + Mua đứt, bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán dài hạn với nước ngoài: bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công. Sau thời gian sản xuất sẽ mua lại thành phẩm. Trường hợp này quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công, do đó phải chịu thuế quan dẫn đến giá trị thực tế sau khi nhập trở lại tăng thêm.Thực chất đây là hình thức bên đặt gia công giao nguyên liệu, giúp đỡ kỹ thuật cho bên nhận gia công và bao tiêu sản phẩm. + Kết hợp cả 2 hình thức trên: bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ. Lưu ý: còn có hình thức gia công chuyển tiếp là hình thức sản phẩm gia công của hợp đồng gia công xuất khẩu này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công xuất khẩu khác tại Việt Nam (theo sự chỉ định của bên đặt gia công ở nước ngoài) - Đây là hình thức rất thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam vì các doanh nghiệp này có vốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu về luật lệ và thị trường thế giới, chưa có thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp nổi tiếng thông qua gia công xuất khẩu vẫn có thể thâm nhập vào thị trường thế giới ở một mức độ nhất định. - Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu. - Vốn đầu tư cho sản xuất ít. - Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ (có thể xem là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ). - Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì; kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu; tích lũy vốn. - Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do phía đặt gia công nước ngoài lo. - Tính bị động cao: vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công phụ thuộc vào đối tác nước ngoài (bên đặt gia công); phụ thuộc về thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm . - Một số trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để bán máy móc mới hoặc đưa máy móc cũ, lạc hậu cho phiá Việt Nam, sau một thời gian không có thị trường đặt gia công nữa, máy móc mới phải “đắp chiếu” gây lãng phí, còn máy cũ thì gây ô nhiễm môi trường, ảnh hướng đến sức khỏe công nhân. - Năng lực kinh doanh kém làm cho nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia công lợi dụng quota phân bổ để đưa hàng vào thị trường ưu đãi hoặc đưa các nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ký hoặc nhãn hiệu giả vào Việt Nam. - Quản lý định mức gia công và thanh lý các hợp đồng gia công không tốt sẽ là chỗ hở để đưa hàng hóa trốn thuế vào Việt Nam, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh nội địa. - Tình hình cạnh tranh trong gia công ở khu vực và nội địa ngày càng gay gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm, hậu quả: hiệu quả kinh doanh gia công thấp, thu nhập của công nhân gia công ngày càng giảm sút. - Phù hợp với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường. - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, chưa có thương hiệu nổi tiếng. - Các doanh nghiệp lớn thực hiện gia công xuất khẩu để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của mình song song với tiến hành xuất khẩu tự doanh. .

doc150 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4925 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của Việt Nam, đề ra giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; thị trường đầu ra là sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp sẽ nhằm vào đối tượng khách hàng nào, dự báo tăng trưởng trong thời gian tới như thế nào. Nghiên cứu thị trường bao gồm cả nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự có mặt của họ trên mạng, trình độ công nghệ sản xuất ra sản phẩm, phương án kinh doanh và kế hoạch tiếp thị của họ, hướng đầu tư của họ… Từ việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định lợi thế cạnh tranh của mình làm cơ sở cho việc xác định các bước đi cụ thể cho tham gia thương mại điện tử. Xác định mục đích tham gia thương mại điện tử trong từng giai đoạn: Doanh nghiệp cần xác định mục đích tham gia thương mại điện tử trong từng giai đoạn: thăm dò kênh kinh doanh qua mạng, nâng cao nhận thức hiểu biết về thương mại điện tử, cung cấp cho khách hàng hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của doanh nghiệp, duy trì sự hiện diện thương hiệu trên mạng, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách; thực hành marketing trực tuyến, bán hàng qua mạng và đặt hàng cũng như thanh toán qua mạng; cuối cùng là đào tạo nhân lực, cải tiến cơ cấu quản lý cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Trong từng giai đoạn doanh nghiệp phải xác định các mục tiêu cụ thể: huân luyện đào tạo, sự hiện diện, giảm chi phí tiếp thị, mở rộng thị trường, doanh số bán hàng, quan hệ trực tuyến khách hàng. Về khách hàng mục tiêu, phải xác định các đặc trưng của khách hàng, khách hàng là cá nhân người tiêu dùng hay doanh nghiệp từ đó xác định mô hình kinh doanh thích hợp: B2B hay B2C. Các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thương mại điện tử thường không bài bản nên hiệu quả và khả năng phát huy của nó bị hạn chế. Đa số doanh nghiệp không nhận thức đầy đủ về thương mại điện tử, khả năng và hạn chế của nó trong hoàn cảnh Việt Nam. Có Doanh nghiệp đã coi thương mại điện tử đơn thuần chỉ là các tiến bộ trong công nghệ thông tin hay xem thương mại điện tử chỉ là làm web duới dạng catalogue điện tử. Hiểu đơn giản tham gia thương mại điện tử chỉ là việc mở trang web trên mạng, Không xác dịnh rõ ràng mục dích, mục tiêu và chiến luợc phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp. Đầu tư thương mại điện tử chỉ tập trung vào mua sắm thiết bị mà không chú ý đầy đủ các yếu tố như nhân lực, tổ chức xây dựng duy trì mối quan hệ với khách hàng và vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp. Mở trang web của doanh nghiệp Khi tham gia thương mại điện tử doanh nghiệp tất yếu phải tiến hành xây dựng cho mình website, tức là mở cửa hàng trực tuyến trên mạng. Nhưng trước hết, doanh nghiệp cần phải làm là thiết kế trang web của mình Thiết kế web: Việc thiết kế phải thể hiện rõ chiến lược tiếp thị, chiến lược sản phẩm và chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Trang web phải thể hiện nổi bật các hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, thể hiện được cho khách hàng thấy rõ lợi ích của sản phẩm và dịch vụ khi họ mua hàng, khách hàng thấy được cách mua hàng và thời gian nhận được hàng. Các trang web phải được tổ chức chặt chẽ, đơn giản và dễ sử dụng. Câu chữ trên trang web phải ngắn gọn, rõ ràng và thu hút người đọc. Trong mỗi trang web phải có khả năng liên hệ với nhau để người đọc có thể xem đi xem lại khi cần. Sử dụng hình ảnh trong trang web là rất quan trọng nhưng phải phù hợp với khả năng đường truyền, tránh cho khách phải đợi lâu. Đưa trang web lên mạng: Sau khi thiết kế các trang web, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ cho thuê máy chủ (webhosting) của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet. Việc xây dựng trang web là tổ chức một cửa hàng trực tuyến, đây mới chỉ là bắt đầu của quá trình kinh doanh thương mại điện tử. Còn việc duy trì và phát triển cửa hàng trực tuyến như thế nào để doanh nghiệp đạt được thành công lại là một vấn đề khác. Tiếp thị trực tuyến trong Thương mại điện tử Website có thể được coi như là công cụ tiếp thị trực tuyến. Nó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu: giúp khách hàng tìm đến qua mạng; thuyết phục khách hàng về các sản phẩm hay dịch vụ của mình; bán các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến; chia sẻ những thông tin thị trường; dễ dàng tìm kiếm đối tác trên mạng. Như vậy duy trì và phát triển website đòi hỏi xây dựng một chiến lược tiếp thị, chiến lược sản phẩm và các nghiên cứu điều tra thị trường nghiêm túc. Vấn đề đó không phải là vấn đề của công nghệ thông tin mà chính của việc kinh doanh thương mại. Sự khác nhau ở đây là môi trường kinh doanh trên mạng và công nghệ thông tin là công cụ để thực hiện các ý tưởng sáng tạo của kinh doanh. Thế mạnh của tiếp thị trực tuyến là mối quan hệ trực tiếp với từng khách hàng. Do vậy, trong kinh doanh thương mại điện tử doanh nghiệp phải xử lý chu đáo mối quan hệ với khách hàng, thoả mãn đến từng chi tiết yêu cầu của khách, tư vấn cho khách hàng giúp họ thấy rõ lợi ích khi quyết định mua sản phẩm. Các doanh nghiệp phải xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, cung cấp các dịch vụ tư vấn miễn phí cho khách hàng, xử lý ý kiến của từng khách hàng để củng cố mối quan hệ với khách hàng. Đấy là thế mạnh của thương mại điện tử mà doanh nghiệp phải biết nắm cơ hội. Kế hoạch phát chuyển hàng trong Thương mại điện tử Khi triển khai thương mại điện tử, doanh nghiệp phải tính đến giải pháp chuyển phát hàng cho khách hàng. Thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi rộng, vì thế kế hoạch phát chuyển hàng phải được xây dựng theo từng khu vực lãnh thổ. Bên cạnh đó, cần thiết phải xây dựng hệ thống kho hàng và quản lý hệ thống kho hàng một cách tối ưu. Vấn đề này sẽ phải tính toán dựa trên quy mô doanh nghiệp, chủng loại mặt hàng. Đối với đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế hoạch phát chuyển hàng trong phạm vi thành phố có trụ sở có thể doanh nghiệp tự xây dựng và triển khai. Đối với khách hàng vuợt quá bán kính hoạt động của mạng lưới doanh nghiệp thì việc phát chuyển phải dựa trên doanh nghiệp làm dịch vụ chuyển phát như bưu chính. Khi xây dựng kế hoạch phát chuyển, yếu tố thời gian là yếu tố quan trọng nhất. Bên cạnh đó, phải tính đến các yếu tố an toàn, tin cậy và chi phí rẻ để giá thành của sản phẩm mua qua mạng không vượt quá mức cho phép. Lựa chọn phương án thanh toán điện tử Thanh toán là khâu quan trọng nhất trong việc triển khai thương mại điện tử. Phương án thanh toán phụ thuộc không chỉ vào doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ của các ngân hàng. Khi tham gia thương mại điện tử, doanh nghiệp phải biết lựa chọn hình thức thanh toán và dự kiến các phương án thanh toán có thể: thanh toán bằng tiền mặt; thanh toán bằng thẻ tín dụng hay chuyên dụng; thanh toán tiền điện tử; thanh toán chuyển tiền; thanh toán quốc tế. Trên cơ sở xác định các hình thức thanh toán, doanh nghiệp phải thống nhất với Ngân Hàng quy trình thanh toán. Trình độ phát triển công nghệ thanh toán của Ngân Hàng cũngảnh hưởng trực tiếp đến quy trình thanh toán của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi lựa chọn hình thức thanh toán dựa trên phân loại khách hàng là trong nước và quốc tế và bản chất giao dịch B2B hay B2C. Đối với khách hàng trong nước, với trình độ công nghệ thanh toán của Ngân hàng hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn hai hình thức thanh toán cho cả B2C và B2B: Thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán ngay khi giao hàng (COD): hình thức này dành cho khác hàng nằm gần khu vực của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng ngay mạng lưới bán hàng của mình. Khi giao hàng, nhân viên của doanh nghiệp thu tiền ngay. Thanh toán qua Ngân Hàng: khách hàng có thể dùng thẻ tín dụng hay thư chuyển tiền, séc chuyển khoản gửi đến doanh nghiệp sau đó doanh nghiệp giao hàng cho khách. Hình thức này dùng cho khách ở xa, doanh nghiệp phải gửi qua Bưu Điện. Đối với khách hàng ngoài nước, doanh nghiệp phải làm việc cụ thể với Ngân Hàng và có thư chỉ dẫn cụ thể cho khách hàng. Khách hàng mua (B2C) có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngoại tệ của doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp gửi hàng đã đặt cho khách. Đối với giao dịch B2B thì quy trình thanh toán hiện nay vẫn phải theo phương thức truyền thống. Các Ngân Hàng Việt Nam chưa có công nghệ cho phép các doanh nghiệp thực hiện thanh toán điện tử EDI cho khách. Như vậy, để lựa chọn hình thức thanh toán trong thương mại điện tử, doanh nghiệp phải lựa chọn Ngân Hàng có khả năng đầu tư công nghệ thanh toán tiên tiến để giúp doanh nghiệp mở rộng khả năng thanh toán trong tương lai. Lựa chọn phương án an toàn và bảo mật trên mạng Vấn đề an toàn bảo mật là vấn đề quyết định đến uy tín của doanh nghiệp trong thương mại điện tử. Nếu doanh nghiệp làm tốt, uy tín của doanh nghiệp với khách hàng tăng, góp phần quan trọng vào thành công của doanh nghiệp trong thương mại điện tử. Các vấn đề cần lưu ý khi lựa chọn phương án an toàn bảo mật trên mạng: Sự an toàn của hệ thống máy tính, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ thương mại điện tử phải được đảm bảo hoạt động tin cậy, có phương án dự phòng, chống mất điện, chống virus, chống sự truy cập bất hợp pháp. Doanh nghiệp phải lựa chọn nhà cung cấp các giải pháp bảo mật cho các giao dịch thương mại trên mạng của doanh nghiệp, đặc biệt là các giao dịch liên quan đến thanh toán điện tử. Kỹ thuật bảo mật phụ thuộc vào phương pháp mã hoá và độ dài từ khoá cho phép. Vấn đề an ninh, bảo mật phải được chú ý ngay từ khâu tổ chức của doanh nghiệp để đảm bảo nội bộ doanh nghiệp không để lộ danh sách khách hàng, tính riêng tư của khách hàng ra bên ngoài, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Thường xuyên giữ mối quan hệ với khách hàng cũng là một biện pháp tăng cường kiểm tra chéo, phát hiện dấu hiệu mất an ninh của hệ thống để từ đó có những biện pháp kịp thời. Xây dựng, phát triển và duy trì website Việc xây dựng một trang web đã khó, nhưng làm thế nào để phát triển và duy trì trang web đó lại càng khó hơn. Muốn thế, doanh nghiệp cần phải thực hiện: Có kế hoạch đầu tư nhân lực đủ để phát triển một kênh tiếp thị trực tuyến trên mạng như là một trong các kênh tiếp thị nếu không nói là phải có chú ý đặc biệt. Tiến hành nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch tiếp thị, chiến lược sản phẩm, kế hoach tiếp thị … thay đổi và mở rộng thiết kế trang web để uy tín của địa chỉ trang web của doanh nghiệp ngày càng nâng cao trong thế giới mạng. Duy trì, củng cố và phát triển mối quan hệ trực tuyến với khách hàng: giữa mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, tư vấn thường xuyên cho khách hàng thông qua các ấn phẩm điện tử, trao đổi thư điện tử; làm tốt dịch vụ sau bán; xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu hàng hoá để phục vụ khách hàng. Tái cơ cấu công ty trên cơ sở phát triển thương mại điện tử Các hoạt động thương mại điện tử đòi hỏi doanh nghiệp phải tái cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Việc đặt bộ phận kinh doanh thương mại điện tử ở đâu trong quá trình phát triển kinh doanh thương mại điện tử sao cho hợp lý là điều hết sức khó khăn do mỗi doanh nghiệp đều có những nguồn lực khác nhau. Tuy nhiên, có thể chia thương mại điện tử ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn kinh doanh. Giai đoạn chuẩn bị: Cần sự đầu tư ban đầu và sự chỉ đạo trực tiếp, cần nhân lực am hiểu công nghệ mới. Bộ phận phát triển thương mại điện tử có thể nằm trong phòng máy tính, phòng kế hoạch, phòng kinh doanh hay trực tiếp do Giám đốc chỉ đạo. Giai đoạn kinh doanh: Khi đã bước vào kinh doanh, thương mại điện tử là một kênh bán hàng mới nên việc giao cho bộ phận kinh doanh sẽ thuận lợi hơn cả. Khi này, thương mại điện tử nó được duy trì và triển khai với các phương pháp và kỹ thuật kinh doanh trực tuyến. Ảnh hưởng của Thương mại điện tử Tác động đến hoạt động marketing Nghiên cứu thị trường: Một mặt thương mại điện tử hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua Internet; hoạt động điều tra bằng bảng câu hỏi được thực hiện qua công cụ webbased tiện lợi, nhanh và chính xác hơn. Hành vi khách hàng: Hành vi khách hàng trong thương mại điện tử thay đổi nhiều so với trong thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh mới. Các giai đoạn xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn, hành động mua và phản ứng sau khi mua hàng đều bị tác động bởi Internet và Web. Phân khúc thị trường và Thị trường mục tiêu: Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý... được bổ sung thêm bởi các tiêu chí liên đặc biệt khác của Thương mại điện tử như mức độ sử dụng Internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web... Định vị sản phẩm: Các tiêu chí để định vị sản phẩm cũng thay đổi từ giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất được bổ sung thêm những tiêu chí của riêng thương mại điện tử như nhiều sản phẩm nhất (Amazon.com), đáp ứng mọi nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp (Dell.com), giá thấp nhất và dịch vụ tốt nhất (Charles Schwab)... Các chiến lược marketing hỗn hợp: Bốn chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động của Thương mại điện tử. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn, nhiều ý tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp và chia xẻ thông tin giữa Nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng. Việc định giá cũng chịu tác động của Thương mại điện tử khi doanh nghiệp tiếp cận được thị trường toàn cầu, đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng cũng tiếp cận được nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính sách giá toàn cầu và nội địa cần thay đổi để có sự thống nhất và phù hợp giữa các thị trường. Việc phân phối đối với hàng hóa hữu hình và vô hình đều chịu sự tác động của Thương mại điện tử, đối với hàng hóa hữu hình quá trình này được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hơn; đối với hàng hóa vô hình, quá trình này được thực hiện nhanh hơn hẳn so với thương mại truyền thống. Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc nhờ tác động của Thương mại điện tử với các hoạt động mới như quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7... Thay đổi mô hình kinh doanh Một mặt các mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của TMĐT phải thay đổi, mặt khác các mô hình kinh doanh thương mại điện tử hoàn toàn mới được hình thành. Thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống như: Ford Motor. com; Charles Schwab, IBM.com... Mô hình kinh doanh mới: Dell.com, Amazon.com, Cisco.com,... Tác động đến hoạt động sản xuất Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng Thương mại điện tử có thể giảm chi phí sản xuất đáng kể. Có thể phân tích một số mô hình để thấy rõ hiệu quả của Thương mại điện tử trong sản xuất: Tác động đến hoạt động ngân hàng Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử được hình thành và phát triển mở ra cơ hội mới cho cả các ngân hàng và khách hàng. Internet banking Thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến Thanh toán bằng thẻ thông minh Mobile banking ATM POS Tác động đến hoạt động vận tải, bảo hiểm Mô hình kinh doanh bảo hiểm cũng bị thay đổi bởi tác động của Thương mại điện tử. Cụ thể xem mô hình trong phần tác động đến các ngành nói chung. Tác động đến hoạt động ngoại thương Đối với hoạt động ngoại thương, Thương mại điện tử có những tác động hết sức mạnh mẽ do đặc thù của Internet là toàn cầu rất phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế. Mọi hoạt động trong quy trình kinh doanh quốc tế đều chịu tác động của TMĐT. Chi tiết xem chuyên đề của UNCTAD về ứng dụng Internet vào Thương mại quốc tế. Thương mại điện tử trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Ngày nay, càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng thương mại điện tử như là một công cụ trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Nói theo nhiều ý kiến thì đây chính là “Xu thế tất yếu trong thế giới phẳng”. Trước đây, các doanh nghiệp xuất khẩu phải trải qua nhiều chặng đường, với các cuộc gặp gỡ đối tác triền miên gây mất nhiều công sức, thời gian lẫn tiền bạc. Nhưng khi Thương mại điện tử đang trở thành một làn gió mới trong kinh doanh, đặc biệt với các hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu với việc tìm nguồn hàng từ cái click chuột máy tính. Theo nhận định của ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc Công ty PeaceSoft thì Thương mại điện tử đã và đang là một xu thế tất yếu để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể cạnh tranh và tồn tại được trên thị trường: Thứ nhất là vì hiện nay thị trường ngày càng cạnh tranh, các doanh nghiệp phải mở rộng thị trường, mở rộng bạn hàng, cắt giảm bớt các khâu trung gian, cắt giảm bớt chi phí để giá thành rẻ hơn. Thứ hai, bạn hàng trên thế giới cũng đã có một xu thế chung là giảm thiểu việc giao dịch theo phương thức truyền thống. Ngoài ra, thương mại điện tử là công cụ rất tốt hỗ trợ doanh nghiệp trong việc marketing sản phẩm ra thị trường quốc tế và chủ động tìm kiếm khách hàng, giao dịch qua mạng. Với Internet, doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm khách hàng trên khắp thế giới. Thông qua website của mình, doanh nghiệp có thể trưng bày, chuyển tải thông tin, hình ảnh sản phẩm cho mọi đối tượng quan tâm, mọi lúc, mọi nơi. Doanh nghiệp không cần bận tâm đến thanh toán qua mạng, vì chủ yếu là Thương mại điện tử hiện nay giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng và marketing sản phẩm. Khi có đơn hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng những phương thức thanh toán thông thường dành cho xuất khẩu. Yêu cầu ứng dụng Thương mại điện tử trong xuất khẩu hàng hoá Có website trưng bày hàng hóa: Website này có cơ sở dữ liệu sản phẩm, hiển thị hình ảnh, mô tả ngắn, giá... Website có chức năng giỏ mua hàng hoặc hỏi thông tin hàng (Product Inquiry). Doanh nghiệp có thể bán lẻ hoặc không bán lẻ. Doanh nghiệp không nhất thiết phải thực hiện thanh toán qua mạng nếu không chuyên về bán lẻ. Hàng hóa trên website phải phong phú, giống như catalogue hàng hóa chi tiết. Một vấn đề doanh nghiệp e ngại bị sao chép mẫu mã khi trưng bày hết mẫu mã mới của mình lên website. Đối với vấn đề này, các doanh nghiệp có thể trưng bày một số mẫu điển hình trên website – ai cũng có thể xem được. Còn những mẫu mã mới, cũng được trưng bày nhưng được bảo vệ bởi ID và password. Doanh nghiệp tuyên bố những ai thực sự quan tâm thì có thể liên hệ doanh nghiệp để được cung cấp ID và password vào xem cơ sở dữ liệu sản phẩm đầy đủ nhất, mới nhất. Trên website cũng phải có đủ thông tin giới thiệu về doanh nghiệp, quy trình sản xuất, thế mạnh của doanh nghiệp, điều khoản mua – bán, giao hàng... Hỗ trợ khách hàng, khách hàng tiềm năng qua mạng: thông dụng nhất là email, nếu được thì có chức năng chat để người quan tâm có thể trao đổi ngay với doanh nghiệp. Tận dụng Internet để marketing sản phẩm của mình: Thường xuyên vào các sàn giao dịch (www.alibaba.com, www.ec21.com) để tìm kiếm những ai đang tìm mua mặt hàng doanh nghiệp có bán, để đăng thông tin rao bán, để đăng thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm... Doanh nghiệp có thể trả tiền để được xây dựng những e-catalogue giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp tại những sàn giao dịch này. (Hướng dẫn: doanh nghiệp có thể tìm kiếm danh sách các sàn giao dịch quốc tế bằng cách vào Google.com và gõ từ khóa marketplace). Chủ động marketing mình đến với các nhà nhập khẩu bằng cách mua hoặc tìm kiếm (thông qua Google chẳng hạn) thông tin liên lạc của các nhà nhập khẩu trên thế giới và sau đó gửi email tự giới thiệu mình, thậm chí có thể fax, gửi thư qua bưu điện... trong đó nên giới thiệu ngắn gọn, quan trọng là giới thiệu địa chỉ website để các nhà nhập khẩu vào website xem thông tin chi tiết. Thực tế sử dụng TMĐT trong lĩnh vực xuất khẩu Thực trạng ứng dụng TMĐT trong lĩnh vực xuất khẩu tại Việt Nam. Sự bùng nổ của Internet và sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử đang dần xóa nhòa khoảng cách, ranh giới về không gian địa lý trong giao dịch kinh doanh. Thế giới trở nên phẳng hơn mở ra cơ hội kinh doanh mới mang tính toàn cầu cho các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam. VnMedia.vn cập nhật ngày 22/5/2010 Mới đây nhất, ông Nguyễn Thành Phúc – cục trưởng cục ứng CNTT (Bộ TT&TT) đã khẳng định thương mại điện tử tại Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt. Cụ thể là, sau bốn năm triển khai “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2006-2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 (Quyết định 222), tính đến nay thương mại điện tử không chỉ còn tập trung tại doanh nghiệp của hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mà còn phát triển rộng khắp cả nước. Riêng trong các doanh nghiệp, theo kết quả khảo sát của Bộ Công thương với hơn 2.000 doanh nghiệp trên cả nước trong năm 2009, thì gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau từ trang bị máy tính (trung bình mỗi doanh nghiệp có 25,8 máy tính), kết nối Internet dưới nhiều hình thức khác nhau, khai thác ứng dụng cơ bản của thương mại điện tử như thư điện tử (86% doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh, trong đó tỷ lệ sử dụng của các doanh nghiệp lớn là 95%, doanh nghiệp nhỏ và vừa là 78%), sử dụng các phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (92% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự (43%), quản lý chuỗi cung ứng (32%), quản lý khách hàng (27%)... Có thể nói, việc ứng dụng thương mại điện tử đã góp phần tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Với chi phí đầu tư cho thương mại điện tử và công nghệ thông tin chỉ chiếm khoảng 5% tổng chi phí, nhưng trung bình 33% doanh thu của doanh nghiệp là từ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử và doanh nghiệp cũng dành bình quân 28% chi phí mua hàng cho việc đặt hàng qua các kênh điện tử. Tại Việt Nam, có khá nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chọn kênh xuất khẩu trực tuyến để mở rộng thị trường và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu lập các website bán hàng qua mạng cho riêng mình phục vụ rất tốt việc tiếp thị, quảng bá bán hàng, hỗ trợ bán hàng cũng như tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường ra khắp nơi trên thế giới. Chỉ cần một vài thao tác tìm kiếm đơn giản, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về đối tác, khách hàng tiềm năng của mình. Cũng như vậy, không quá khó để có thể đăng bán hoặc giới thiệu các sản phẩm của mình trên môi trường mạng. Việt Nam có khá nhiều mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu, việc ứng dụng Thương mại điện tử vào hoạt động xuất khẩu sẽ giúp cho ta nhanh chóng tiếp cận với khách hàng hơn, khai thác được giá trị của các mặt hàng xuất khẩu một cách tối ưu nhất. Chính vì thế mà Chính phủ cũng đã có những hoạt động hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử vào lĩnh vực xuất khẩu như: ban hành luật giao dịch điện tử, xây dựng cơ sở hạ tầng về mạng internet nói riêng và công nghệ thông tin nói chung, xây dựng Đề án quốc gia 191 “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010”, hay triển khai “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2006-2010”… Ngoài ra, việc đầu tư cho website bán hàng, giới thiệu sản phẩm của riêng công ty hay tham gia vào các hoạt động thương mại trên các sàn giao dịch thương mại điện tử quốc tế như eBay.com hay Amazon.com… đều đang là những cách đầu tư khôn ngoan để mở rộng các kênh bán hàng trên toàn thế giới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo ông Brian Wong, Giám đốc cao cấp bộ phận kinh doanh toàn cầu của Alibaba.com cho biết, tính đến tháng 3/2010, số thành viên toàn cầu hoạt động trên Alibaba.com đã lên đến 12.5 triệu, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số lượng thành viên Việt Nam đăng ký mới trên Alibaba.com trong 1 năm qua đã tăng 38%. Tuy nhiên, cản trở khá lớn để thương mại điện tử Việt Nam phát triển chính là việc người dân và cả doanh nghiệp cũng chưa thật sự hiểu rõ lợi ích của thương mại điện tử đem lại. Người dân thì chưa tin, doanh nghiệp thì thờ ơ, làm cho có. Về mặt cơ sở hạ tầng, ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ TT-TT), khẳng định hệ thống viễn thông Internet của Việt Nam đảm bảo triển khai tốt các ứng dụng về thanh toán điện tử, đặc biệt là khu vực thành phố lớn. Thời gian qua, Bộ TT-TT đã thành lập 2 đơn vị hỗ trợ phát triển TMĐT gồm Trung tâm Chứng thực Chữ ký số và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính (VNCERT) Tuy cơ sở hạ tầng và hành lang pháp lý ở Việt Nam đã có những tín hiệu tốt, nhưng thói quen mua sắm và thiếu giải pháp đồng bộ khiến thương mại điện tử Việt Nam ì ạch bởi khúc mắc khâu thanh toán. Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Tổng Giám đốc PayNet - một trong những cổng thanh toán trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam cho biết “Việt Nam vẫn là một thị trường tiền mặt, nếu muốn chuyển dịch sang thanh toán trực tuyến thì đòi hỏi phải có một quá trình và hiện nay đang trong giai đoạn quá độ”. Ngoài ra, theo điều tra của Vụ thương mại điện tử thuộc Bộ Thương Mại thì có hơn 98,3% doanh nghiệp có website giới thiệu về doanh nghiệp mình, trong đó có đến hơn 62,5% website chỉ dùng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ và chỉ có khoảng 27,4% cho phép đặt hàng qua mạng trong đó số website có hỗ trợ thanh toán trực tuyến chỉ hơn 3,2%. Có quá nhiều bất cập khi sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Việt Nam bởi hệ thống ngân hàng vẫn chưa kết nối tốt với nhau. Bảo mật cũng là vấn đề rất lớn và không chỉ có thế, tội phạm qua mạng ở Việt Nam cũng tác động đáng kể đến tâm lý mua hàng của người dân và doanh nghiệp dẫn đến e ngại trong giao dịch trực tuyến. Một số website bán hàng qua mạng nổi tiếng trên thế giới đã ngăn không cho các giao dịch thanh toán trực tuyến từ các máy tính tại Việt Nam. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc phát triển thương mại điện tử nói chung và tạo điều tiếng xấu trong giới công nghệ thông tin Việt Nam. Tội phạm trực tuyến trong nước tuy không nhiều nhưng đã có và gây ảnh hưởng rất lớn đối với niềm tin của khách hàng dành cho các doanh nghiệp có bán hàng trực tuyến nói riêng và các doanh nghiệp chuyên kinh doanh thương mại điện tử nói chung. Xuất khẩu online với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Cũng theo ý kiến của ông Brian Wong, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cần thiết và nên sử dụng kênh thương mại điện tử để thể hiện năng lực xuất khẩu của mình. Ba xu hướng chủ đạo đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: tự mình xây dựng thực hiện hoạt động thương mại điện tử; tham gia và trở thành thành viên các tổ chức, hiệp hội thương mại điện tử và tham gia liên kết với các sàn thương mại điện tử. Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện nay Việt Nam có trên 94% doanh nghiệp vừa và nhỏ, 100% doanh nghiệp này đều ứng dụng Internet, đây thực sự là lực lượng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh khi Việt Nam bước vào hội nhập WTO. Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế về cách tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại điện tử. Trong đó việc lựa chọn và đầu tư vào thiết bị và giải pháp công nghệ thông tin nhằm thu được lợi nhuận tối đa, đầu tư tối thiểu, chọn giải pháp phù hợp theo tiến bộ công nghệ lại chưa được thu hút đúng mức. Tiềm năng xuất khẩu sang châu Phi và APEC: Việt Nam có khả năng xuất khẩu rất nhiều các mặt hàng có chất lượng tốt sang thị trường APEC và Châu Phi. Do đó, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ được gợi ý nên sử dụng kênh thương mại điện tử để thể hiện năng lực xuất khẩu của mình. Tiềm năng để Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Đông và Châu Phi rất lớn. Điển hình như với khu vực Trung Đông, kim ngạch xuất khẩu 2 chiều trong năm 2009 đạt 2,16 tỷ USD; trong đó Việt Nam xuất khẩu 1,13 tỷ USD với các mặt hàng dệt may, da giày, hải sản, gạo, cà phê, tiêu, điều… và nhập khẩu 1,03 tỷ USD chất dẻo nguyên liệu, dầu mỏ, phân bón… Với thị trường Châu Phi, năm 2009 xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,56 tỷ USD, tăng gần 20% so với 2008, còn nhập khẩu đạt 508 triệu USD. Hiện tại, Việt Nam đã có quan hệ xuất nhập khẩu với toàn bộ 53 nước Châu Phi, cơ cấu các mặt hàng đa dạng hơn. Thị trường xuất nhập khẩu quan trọng của Việt Nam phải kể đến là: Ai Cập, Nam Phi, Ăng-gô-la, Nigeria... Cũng trong đề án quốc gia 191, Viện tin học Doanh nghiệp (VCCI) đang phối hợp với Tập đoàn Alibaba và Công ty OSB triển khai chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường APEC và Châu Phi thông qua thương mại điện tử”. Sau một thời gian triển khai, chương trình đã chọn 100 doanh nghiệp được hỗ trợ sử dụng dịch vụ thành viên cao cấp Gold Supplier trên Alibaba.com để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và qua đó tăng cường xuất khẩu đến thị trường APEC và châu Phi. Thành công của cácdoanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc áp dụng TMĐT. Thương mại điện tử góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu, mang lại nguồn lợi không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sau đây em xin nêu ra một số trường hợp thành công điển hình nhờ áp dụng thương mại điện tử, cụ thể là trang Alibaba.com trong xuất khẩu. Bao gồm: Hồng Dương tạo ra 60% doanh thu nhờ vào xuất khẩu trực tuyến Công ty Hồng Dương cung cấp ra thị trường đó là các sản phẩm thủ công làm từ nguyên liệu chính là tre, nứa,song mây. Thời gian đầu, công ty thực hiện xuất khẩu các mặt hàng thông qua các doanh nghiệp nhà nước nên gặp khá nhiều khó khăn và lợi nhập cũng thấp. Sau đó, Hồng Dương quyết định áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động xuất khẩu, điển hình là sử dụng trang Alibaba.com ( nâng mức thành viên lên Gold Supplier). è Sau 5 năm tham gia vào Alibaba.com và 2 năm là “thành viên Gold”, hoạt động kinh doanh của công ty khá phát triển. Thông qua Alibaba, công ty thường xuyên nhận được các đơn hỏi hàng - trung bình khoảng 20 đơn hỏi hàng và 90% là thông qua việc sử dụng kênh thương mại điện tử - Alibaba, trong số các đơn hỏi hàng qua Alibaba thì có đên 50% trở thành các đơn hàng thực sự, với giá trị mỗi đơn hàng đơn hàng khoảng 100000$. Doanh thu thu được thông qua xuất khẩu online cũng chiếm 60%-70% / tổng doanh thu của doanh nghiệp. Hiện nay công ty đã xuất khẩu hàng của mình đến các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp… Công ty TNHH Thành Đạt mang hạt điều Việt Nam vươn ra thị trường Thế giới Công ty TNHH Thành Đạt là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hạt điều nhân theo tiêu chuẩn TCVN 4850. Sản phâm của công ty được đánh giá cao tại các thị trường: Trung Quốc, Mỹ, Úc, Ukraine, Ma rốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka và Tây Ban Nha từ hơn 10 năm qua. Lúc đầu khi mới thành lập, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Sản phẩm làm ra chủ yếu bán trong nước. Do sản phẩm có chất lượng và giá cả cạnh tranh nên trong thời kỳ này, công ty cũng xuất được một số lô hàng sang Trung Quốc và Hồng Kông. Mặc dù vậy, doanh số xuất khẩu vẫn chỉ dừng lại ở một con số khá khiêm tốn. Sau khi tham gia xuất khẩu trực tuyến thông qua mạng Alibaba.com và nâng cấp lên thành viên Gold, công ty đã có những thay đổi rõ rệt. è Trung bình hàng tháng, Thành Đạt nhận được gần 100 email hỏi hàng từ các khách hàng mới và rất nhiều giao dịch trực tiếp trên Trade Manager. Doanh số qua Alibaba chiếm khoảng 80% trong doanh số xuất khẩu của công ty. Trong 1 năm vừa qua, công ty cũng đã ký được nhiều hợp đồng với các khách hàng từ Trung Quốc, Úc, Mỹ, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Ma rốc, Ukraine, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ. Công ty đầu tư và phát triển Minh Kha: Minh Kha đã được biết đến như một trong số các công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ với phương châm hoạt động “ Chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ là chìa khóa của thành công”. Không chỉ dừng laị ở thị trường nội địa và một số thị trường xuất khẩu truyền thống như Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Minh Kha vẫn đang nỗ lực mở rộng mạng lưới thị trường quốc tế. Khi đang băn khoăn đi tìm con đường xuất khẩu,công ty đã tiếp cận với thương mại điện tử qua trang Alibaba.com. èSau một thời gian hoạt động xuất khẩu dựa vào Thương mại điện tử, mạng lưới khách hàng của Minh Kha đã không chỉ bó hẹp ở các nước trong khu vực, mà còn có ở thị trường Hong Kong, Đài Loan, Ấn Độ … Hơn thế, tính đến nay, 95% doanh số của công ty là nhờ vào thương mại điện tử. Secoin: Secoin là Công ty hàng đầu Đông Nam Á về sản xuất vật liệu xây dựng không nung đặc biệt là những sản phẩm gạch, ngói làm từ xi măng với hệ thống gồm 4 nhà máy sản xuất gạch ngói không nung lớn nhất Việt nam cùng trang thiết bị hiện đại của Châu Âu. Sản phẩm gạch, ngói mang thương hiệu Secoin không chỉ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam mà còn được tiêu thụ trên 20 quốc gia tại khắp các Châu lục. Secoin tham gia vào Alibaba từ cách đây gần 3 năm, khi đó thương mại điện tử chưa thật sự được biết đến nhiều ở Việt Nam. Thời gian đầu việc tham gia vào Alibaba chỉ như một hình thức quảng cáo giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể tìm được thông tin về chúng tôi mà thôi. Sau khi trở thành thành viên Gold, công ty đã có những thành tựu tích cực. è Công ty nhận được nhiều thư hỏi hàng từ khắp nơi: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và cả các doanh nghiệp Châu Âu. Trung bình 1 tháng công ty nhận được khoảng 100 thư hỏi hàng thông qua Alibaba, 2 trong số đó trở thành các đơn đặt hàng thực sự. Hiện nay, 20% tổng Secoin có được là qua Alibaba. Nhìn chung, các doanh nghiệp trên đều có những thành công không nhỏ khi ứng dụng thương mại điện tử vào lĩnh vực xuất khẩu. Quan trọng hơn hết là các doanh nghiệp này đã biết lựa chọn địa chỉ uy tín Alibaba.com và tư cách cũng được xác thực (thành viên Gold) nên nhận được sự tin tưởng của các đối tác nước ngoài. Thuận lợi, khó khăn khi ứng dụng TMĐT trong xuất khẩu Thuận lợi Thương mại điện tử Việt Nam có những bước tiến nhảy vọt với số lượng doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng không ngừng gia tăng. Chất lượng cơ sở hạ tầng của hệ thống viễn thông internet được đầu tư khá tốt đảm bảo triển khai tốt các ứng dụng về thanh toán điện tử, đặc biệt là khu vực thành phố lớn. Hàng loạt các doanh nghiệp thương mại điện tử nước ngoài vào Việt Nam. Sự xuất hiện của những đại gia trong lĩnh vực thương mại điện tử trên thế giới như eBay, Yahoo, Google, Alibaba tại Việt Nam thời gian qua là dấu hiệu cho thấy TMĐT ở Việt Nam có sức hấp dẫn đáng kể. Giúp các doanh nghiệp xuất khẩu giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và tiếp thị, tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch. Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại. Các doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều thuận lợi trong ứng dụng thương mại điện tử. Chẳng hạn như, về thanh toán trực tuyến, ngay trong năm nay chúng ta sẽ thấy có những giải pháp của các công ty cung cấp dịch vụ kết hợp với hệ thống ngân hàng để đơn giản hóa quy trình này. Thanh toán trực tuyến sẽ không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng trong một số doanh nghiệp lớn như các hãng hàng không, du lịch như trước đây nữa mà sẽ được ứng dụng rộng rãi. Về hiệu quả ứng dụng, số lượng các doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu nhờ thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng nhanh. Bộ Công thương và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã phối hợp triển khai mô hình tem bảo đảm TrustVN cho các trang web thương mại điện tử có uy tín. Điều này giúp nâng cao hơn uy tín doanh nghiệp mình với các đối tác nước ngoài. Khó khăn Áp dụng Thương mại điện tử dễ gặp phải những khó khăn bởi những rào cản về phương thức thanh toán, ngôn ngữ, văn hoá, kinh nghiệm tiếp cận thị trường thế giới. Tính an toàn trong việc sử dụng thương mại điện tử vẫn chưa cao. Việc các Web lớn trên thế giới liên tục bị phá rối (bị hacker tấn công) đã gây nhiều thiệt hại và làm đau đầu các nhà chức trách và ảnh hưởng xấu đến tâm lý doanh nghiệp. Người nhập khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử còn quan ngại vì không yên tâm ở chổ người cung cấp giao hàng cho mình có đúng như hàng mẫu không, chưa kể các vấn đề phát sinh như chi phí cho việc giao hàng, các dịch vụ ngân hàng, cách thức đăng ký, sử dụng phần mềm trên máy tính. Khả năng thiết kế và xây dựng web của ta còn hạn chế, chưa khai thác được hiệu quả tối ưu thông qua xuất khẩu trực tuyến. Khả năng cập nhật thông tin của Việt Nam còn khá kém: cập nhật chậm và thiếu quy trình tự động cập nhật thông tin lên website. Gần đây, xuất hiện một số trường hợp lừa đảo qua mạng gây ra những tổn thất đáng kể, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của các nhà kinh doanh. Khâu thanh toán của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, từ lâu đã quen với việc thanh toán bằng tiền mặt. Việt Nam vẫn chưa có nhiều những sàn thương mại điện tử lớn, thường là những website hỗ trợ người bán nhỏ lẻ hoặc rao vặt. Hiện tại, chỉ có một số website hoạt động thiên về hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho phép các doanh nghiệp “trưng bày” những “cửa hàng ảo” trên các sàn thương mại điện tử trong đó nổi bật nhất vẫn là eBay.vn do được kế thừa uy tín thương hiệu, kinh nghiệm của eBay toàn cầu. Giải pháp ứng dụng hiệu quả TMĐT trong lĩnh vực xuất khẩu tại Việt Nam Về phía Nhà nước: Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, đẩy mạnh học tập và ứng dụng internet trong nhà trường, các vùng nông thôn, trong thanh niên. Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin ở các mức độ khác nhau. Xây dựng chính phủ điện tử, cải cách hành chính để từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giao tiếp với người dân. Hoàn thiện trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử. Có những biện pháp phạt mạnh đối với các đối tượng lừa đảo trong các giao dịch Thương mại điện tử. Phát triển hệ thống thanh toán dùng thẻ. Xây dựng các dự án điểm, các công thông tin để các doanh nghiệp từng bước tiếp cận đến thương mại điện tử. Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để tạo sự thông thoáng cho hàng hoá và dịch vu. Khuyến khích, xây dựng các sàn giao dịch điện tử lớn, uy tín thay vì vẫn tiếp tục duy trì những sàn giao dịch điện tử nhỏ lẻ. Xây dựng những trang web thông tin về thị trường trong nước, biến động thị trường ( sản phẩm, sản lượng, giá cả) để các đối tác nước ngoài kịp thời nắm bắt. Về phía các doanh nghiệp: Ứng dụng biện pháp “lai” (semi-online payment) trong mạng thanh toán: ứng dụng thanh toán điện tử cho những người sử dụng tiền mặt theo kiểu “mua sắm trực tuyến, thanh toán tại điểm”. Trong đó, người dùng trả tiền mặt tại các điểm giao dịch cho những hóa đơn mua hàng của mình. Những “biện pháp lai” như trên để đảm bảo thích nghi với hiện trạng thị trường tại Việt Nam hơn. Tham gia vào những sàn giao dịch điện tử lớn, có uy tín như: ecommerce.com; vnemarket.com.vn; golmart.com.vn; ….. hay các trang mua bán uy tín như Alibaba..com. Doanh nghiệp tự trang bị tốt cho mình các kỹ năng sử dụng và khai thác các thông tin trên mạng. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự tin tưởng vào các thông tin chưa được thẩm định, họ có quyền tham gia vào các mô hình do các đơn vị quản lý xây dựng với mục đích hỗ trợ và đảm bảo cho các giao dịch của doanh nghiệp. Chú trọng đến việc Marketing trực tuyến nhằm thu hút khách hhàng vào trang web, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đảm bảo trong việc cập nhật thông tin nhanh chóng về các loại hàng hoá, giá cả hay những biến động của công ty cho đối tác nắm bắt kịp thời. Đầu tư vào thiết kế, trang bị những tính năng cần thiết cho trang web của doanh nghiệp mình. Làm sao cho đơn giản, dễ sử dụng, tốc độ truyền tải nhanh và đặc biệt hơn ngôn ngữ phiên dịch (do đang đề cập về lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến) rõ ràng, chính xác, không gây nhầm lẫn. Trang bị những kiến thức về tập quán văn hoá đa quốc gia nhằm tạo nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận với nhiều thị trường thông qua thương mại điện tử. Trang bị các hệ thống bảo vệ mạng máy tính trước sự tấn công bên ngoài, lấy cắp thông tin… có thể gây tổn hại đến hình ảnh doanh nghiệp với đối tác nước ngoài. Bảo đảm nguồn hàng để có thể ứng phó với các hợp đồng trị giá lớn. Để có sự phát triển thật nhanh và đồng bộ, tiến kịp với sự phát triển chung của thế giới, cùng với sự đổi mới tư duy của tất cả mọi người trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, chính sách, pháp luật góp phần động viên rất lớn đến quá trình phát triển của ngành thương mại điện tử, mỗi doanh nghiệp cũng phải đổi mới mình, cập nhật thông tin, trang bị phương tiện và con người hiện đại để tiếp thu và phát triển, mỗi người dân cũng cần tiếp cận những thông tin mới nhất trong thời đại mình đang sống và nhất là cần ý thức rõ ràng thương mại điện tử là phương tiện cực kỳ hiệu quả cho đời sống của mỗi con người. Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Bằng việc nâng cao hịêu quả sử dụng các phương thức xuất khẩu, chúng ta sẽ gia tăng được kim ngạch xuất khẩu. Sau đây là một số giải pháp: 4.1. Hỗ trợ môi trường kinh doanh Mở rộng quyền kinh doanh và mở cửa thị trường kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động kinh doanh cung ứng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam; từng bước xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh dịch vụ về bưu chính - viễn thông, năng lượng, bảo hiểm, giao thông, cảng biển. Logistics... để nâng cao hiệu quả hoạt riêng, góp phần giảm chi phí kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.  Tạo thuận lợi cho việc hình thành và sự hoạt động của các trung tâm  cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.  Cải cách thủ tục và hiện đại hoá hải quan, rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục thông quan hàng hoá xuất - nhập khẩu.  Triển khai ký kết các thỏa thuận về thanh toán quốc tế qua ngân hàng với các thị trường xuất khẩu hiện đang gặp khó khăn trong giao dịch và bảo đảm thanh toán; ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch động, thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm với các nước đối tác. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ XK.  Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường; hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu phù hợp quan điểm, mục tiêu của Đề án và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm các điều kiện tiếp cận vốn và các hình thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương mại; từng bước thực hiện cho vay đối với nhà nhập khẩu có kim ngạch ổn định và thị phần lớn, trước hết đối với hàng nông sản.  Tổ chức thực hiện tốt cơ chế hoàn thuế đối với các nhà nhập khẩu nguyên liệu cung cấp cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu.  Cải cách, hoàn thiện các định chế tài chính theo hướng tập trung cho các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu và xúc tiến thương mại, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu; tiếp tục cải thiện các sắc thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm tài sản hàng hoá trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.  Khẩn trương rà soát lại các loại phí, lệ phí đang áp dụng để bãi bỏ các loại phí không cần thiết. Giảm hợp lý một số loại chi phí đầu vào như viễn thông, dịch vụ cảng biển, sân bay... bằng hoặc thấp hơn các nước trong khu vực để giám giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Cải tiến trình tự thủ tục thu phí và lệ phí nhằm giảm bớt thời gian chờ đợi lãng phí của doang nghiệp.  Điều hành tỷ giá sát tỷ giá thực tế, phù hợp sức mua của đồng Việt Nam, đồng thời có chính sách gắn đồng Việt Nam với một số ngoại tệ chuyển đổi có lợi để tránh rủi ro cho xuất khẩu.  Nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thương mại  Đổi mới phương thức hoạt động và tổ chức quản lý, sử dụng Quỹ ngoại giao kinh tế nhằm phát huy tác dụng của Quỹ này trong hoạt động phát triển thị trường, tìm kiếm bạn hàng của cộng đồng doanh nghiệp  Đa dạng hoá và mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại.  Đổi mới chất lượng việc xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm; phối hợp các hoạt động xúc tiến để tổ chức các chương trình lớn liên ngành về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch – văn hoá, nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, kể cả việc thông qua các kênh truyền thông quốc tế.  Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán, đặc biệt là đối với việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.  Tổ chức lại hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại và cơ chế cung cấp, dự báo thông tin thị trường, tư vấn đầu tư, thương mại, tư vấn pháp luật, môi trường kinh doanh ở trong, ngoài nước cho cộng đồng doanh nghiệp.  Đào tạo phát triển nguồn lao động cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng lao động trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động; đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ dạy nghề và đào tạo lao động; cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho một số danh mục nghề phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu theo các địa chỉ cụ thể.  Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp trong lĩnh vực lao động và việc làm nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và nâng cao mức thu nhập, điều kiện sống của người lao động; khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tự đào tạo và trao đổi nguồn nhân lực, lao động.  Xây dựng Chương trình dự báo và các đề án đẩy mạnh XK theo ngành hàng.  Xây dựng Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh đến năm 2015 đối với các nhóm mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ yếu.  Xây dựng và thực hiện các đề án đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng (do các Bộ quản lý sản xuất chủ động xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện) dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển và các giải pháp định hướng của Đề án này, Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh nêu trên, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển ngành hàng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn đến năm 2015.  Việc xây dựng các đề án ngành hàng cụ thể phải được trao đổi, phối hợp với Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các tổng công ty, tập đoàn ngành hàng liên quan để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phải chú trọng đến các giải pháp thúc đẩy quá trình liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu bằng các chính sách kinh tế, nhằm gắn kết lâu dài lợi ích và nghĩa vụ của hai nhóm sản xuất này.  Hạn chế nhập siêu Dựa trên quan điểm của Đề án là kiềm chế mức nhập siêu hợp lý, không để ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các giải pháp hạn chế nhập siêu được định hướng là:  Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, trước hết là đối với các thị trường nhập siêu và xem đây là giải pháp chủ yếu để hạn chế nhập siêu;  Trên cơ sở bảo đảm khả năng cạnh tranh và dự báo nhu cầu thị trường, phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh để bảo đảm nhu cầu trong nước; đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý để tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu;  Điều hành tỷ giá và lãi suất phù hợp tình hình phát triển kinh tế; hạn chế nhập siêu;  Kiểm soát, điều tiết vay, nợ nước ngoài;  Thúc đẩy các hình thức dịch vụ, du lịch, xuất khẩu lao động, thu hút kiều hối;  Tăng cường thu hút mạnh hơn nữa đầu tư nước ngoài; viện trợ phát triển ODA và sử dụng hiệu quả các nguồn này.  Ráo riết thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả.   Tập trung làm tốt hơn các thông tin tuyên truyền về đầu tư nước ngoài kể cả tuyên truyền luật pháp chính sách, tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cải tiến mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài theo hướng tiếp tục đơn giản hoá việc cấp phép đầu tư, mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư.   Thường xuyên rà soát các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Rà soát các quy định về tạm dừng hoặc hạn chế cấp giấy phép đầu tư nước ngoài để xem xét, nới lỏng điều kiện đầu tư phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường theo cam kết hội nhập khu vực và quốc tế. Chuẩn bị ký Hiệp định bảo hộ đầu tư với Nhật bản. Chú trọng hơn thu hút đầu tư từ Nhật bản và EU.  Đề xuất các biện pháp hữu hiệu phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả hạn hán và những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.  Các tỉnh vùng gập lũ đồng bằng sông Cửu Long phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng gập lũ... nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản trong mùa nước nổi sắp tới.  Dự báo ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết E-ni-nô trong các tháng tới để có biện pháp chủ động đối phó như rà soát ngay các phương án phòng chống thiên tai, củng cố bồi trúc đê điều ở những nơi xung yếu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN Đề ra giải pháp.doc
Luận văn liên quan