Đề tài Tìm hiểu về thực trạng công tác Bảo hộ lao động trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội

Lời nói đầu Trong tất cả các hình thái kinh tế xã hội mà loài người đã vàđang trải qua, từ xã hội nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến cho tới xã hội tư bản, xã hội chủ nghĩa, hoạt động sản xuất làđể tạo ra của cải vật chất – yếu tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của con người nên đây là hoạt động quan trọng của con người. Quá trình lao động sản xuất, sáng tạo tìm tòi, con người đã phát minh ra rất nhiều máy móc thiết bị (đặc biệt là trong hai cuộc cách mạng công nghiệp) nhằm giảm nhẹ sức lao động, tăng năng suất lao động, cải tiến điều kiện sống và làm việc. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của những thiết bị này cho nền kinh tế quốc dân và cho sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, có nhiều thiết bị bên cạnh những ứng dụng, đóng góp to lớn của mình thì chúng cũng đem lại không ít nguy hiểm, mất an toàn đe doạđến tính mạng của người lao động. Bảo hộ lao động là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, muốn lao động sản xuất được tiếp tục, giảm nguy cơ mất an toàn cho người lao động, nhất thiết phải có Bảo hộ lao động. Vì lẽđó, Bảo hộ lao động luôn là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Công ty Cơ khí Hà Nội (nay là công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội) là công ty chuyên sản xuất các dụng cụ cơ khí, với đặc thù công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động thường xuyên tiếp xúc với môi trường có yếu tố bất lợi, song công tác Bảo hộ lao động trong Công ty luôn được trú trọng và nâng cao, tỷ lệ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, vìđặc điểm sản xuất và nhiều khó khăn khác nên công tác Bảo hộ lao động trong công ty còn nhiều mặt hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế sản xuất. Với thực tế của công tác Bảo hộ lao động và nhận thức được tầm quan trọng của công tác Bảo hộ lao động, em xin chọn đề tài: “Tìm hiểu về thực trạng công tác Bảo hộ lao động trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội”. Mặc dùđã cố gắng rất nhiều, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm thực tế về khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Vậy em Kính mong được sựđóng góp ý kiến của Thầy để báo cáo của em được hoàn thành. MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Phần I : Những vấn đề chung 2 I. Khái quát chung về công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội. 2 1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị 2 1.1. Giai đoạn 1 (Từ năm 1958 đến năm 1965) 2 1.2 Giai đoạn 2 (Từ năm 1966 đến năm 1974) 2 1.3. Giai đoạn 3 (Từ năm 1975 đến 1985) 2 1.4. Giai đoạn 4 (Từ năm 1986 đến 1993) 3 1.5 Giai đoạn 5 (Từ năm 1994 đến 2002) 3 1.6 Giai đoạn (Từ năm 2003 đến nay) 3 2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội. 3 2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty: 3 2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 5 3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị 6 3.1.Các Lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty 6 3.2. Đặc điểm của các yếu tốđầu vào. 6 3.3. Đặc điểm về quy trình sản xuất công nghệ 7 3.4. Thông tin về thị trường. 9 4. Một số kết quả đạt được của công ty trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. 10 4.1.Tình hình sản xuất kinh doanh. 10 4.2. Phương hướng và kế hoạch năm 2007. 11 4.2.1 Các chỉ tiêu cơ bản: 11 4.2.2.Kế hoạch SXKD năm 2007. 11 II. Thực trạng công tác quản lý lao động tại công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội. 11 1. Thực trạng quản lý nhân lực 11 1.1. Phân công lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo và hợp tác lao động 11 1.1.2. Hiệp tác lao động 14 1.2. Cơ cấu lao động theo trình độ, giới tính chuyên môn và trình độ được đào tạo. 16 1.3. Thực trạng điều kiện lao động 17 1.4. Công tác đào tạo tại công ty 18 1.5.Tạo động lực tinh thần cho người lao động 19 2. Định mức lao động 20 3.Tiền lương 21 3.1. Các hình thức trả lương cho tổ sản xuất trong phân xưởng cơ khí. 21 4. Quản lý nhà nước về tiền lương: 25 5. Thực hiện pháp luật lao động: 26 5.1.Hợp đồng lao động. 26 5.2 Thoả ước lao động tập thể. 26 Phần II: Chuyên đề 30 Tên chuyên đề: Thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội 30 I. Cơ sở lý luận và thực tiễn cuả công tác Bảo hộ lao động 30 A. Cơ sở lý luận cuả công tác Bảo hộ lao động. 30 1. Mục đích, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động 33 1.1. Mục đích: 33 1.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. 33 2. Các nội dung chủ yếu của công tác Bảo hộ lao động. 34 2.1.Nội dung khoa học – kỹ thuật 34 2.2. Nội dung xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ, thể lệ về Bảo hộ lao động. 36 2.3. Nội dung về tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ choc vận động quần chúng làm tốt công tác Bảo hộ lao động. 37 B 38 1. Sự cần thiết phải thực hiện công tác BHLĐ. 38 2. Lý do chọn đề tài nghiên cứu 39 II. Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội 39 1. Tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ của Công ty 39 2. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên 41 3. Vai trò của Công đoàn trong công tác Bảo hộ lao động 42 4.Kế hoạch Bảo hộ lao động. 42 5. Chế độ chính sách Bảo hộ lao động. 49 5.1 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. 49 5.2 Huấn luyện Bảo hộ lao động. 49 5.3 Chế độ lao động. 50 5.3.1 Chế độ làm việc nghỉ ngơi. 50 5.3.2 Chế độ với lao động nữ. 50 5.3.3 Chế độ bồi dưỡng độc hại. 50 A – Những nội dung về mặt kỹ thuật an toàn. 51 1, Kỹ thuật an toàn điện. 51 1.1. Biện pháp tổ chức: 51 1.2 Biện pháp kỹ thuật: 52 2, Kỹ thuật an toàn cơ khí 53 3, Kỹ thuật an toàn thiết bịáp lực 54 4, Kỹ thuật an toàn thiết bị nặng và vận chuyển 55 B – Những nội dung về vệ sinh lao động. 56 2. Tiếng ồn 58 3. Hơi khí độc. 60 4. Bụi 61 5. Nước thải 62 6. Hệ thống thông gió công nghiệp 63 7. Công tác phòng chống cháy nổ 63 8, Phong trào “Xanh – sạch - đẹp” của công ty 65 C- Tình hình tai nạn lao động, sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp 66 1. Tình hình tai nạn lao động 66 2. Tình hình sức khoẻ bệnh tật 66 3. Tình hình bệnh nghề nghiệp tại công ty 67 III. Kiến nghị và các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và chăm sóc sức khoẻ cho người lao đông 67 1. Đánh giá kết quả thực hiện: 67 2. Các biện pháp BHLĐ và cải thiện điều kiện làm việc: 69 Kết luận 71

docx84 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7594 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về thực trạng công tác Bảo hộ lao động trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên trong hội đồng gồm có: Ông Vũ Quang thắm – Phó giám đốc Công ty – Chủ tịch hội đồng. Ông Nguyễn Mạnh Thử – Phó chủ tịch thường trực Hội đồng. Ông Trần Duy Dưỡng – Phó chủ tịch Công đoàn Công ty – Phó chủ tịch Hội đồng. Ông Nguyễn Công Hùng – Trưởng phòng kỹ thuật – Uỷ viên. Ông Phạm Văn Bản – Giám đốc XNLĐT và BDTBCN – Uỷ viên. Ông Nguyễn Kiêm Miễu – Phó phòng y tế – Uỷ viên. Ông Võ Đức Nguyên – Kỹ sư BHLĐ phòng tổ chức – Uỷ viên. Hội động BHLĐ có trách nhiệm tham gia, phối hợp các hoạt động xây dựng quy chế quản lý chương trình hành động kế hoạch BHLĐ và các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của công nhân trong công ty. Định kỳ 6 tháng hàng năm: hội đồng BHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác BHLĐ ở các đơn vị sản xuất và kỹ thuật trong Công ty, đánh giá tình hình, lập phương án tham gia vào kế hoạch và công tác BHLĐ của công ty. Sơ đồ tổ chức quản lý công tác Bảo hộ lao động ở Công ty. Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Phòng kỹ thuật HĐ Bảo hộ lao động Phòng tài vụ P.Cơ điện ATVSLĐP. Y tế Phòng vật tư Phòng tổ chức lao động Phân xưởng quản đốc Tổ sản xuất tổ trưởng Người lao động ATVSLĐ 2. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên Đây là một hình thức hoạt động cuả người lao động, được thành lập theo sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và Ban chấp hành Công đoàn. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên bao gồm những người lao động trực tiếp có nghiệp vụ tốt, nhiệt tình gương mẫu trong công việc, mỗi tổ sản xuất bầu ra 1 an toàn viên. An toàn vệ sinh viên có nhiệm vụ theo dõi và giám sát thường xuyên hiện trường sản xuất để kịp thời phát hiện và báo cáo với cấp trên các sự cố khi không thể giải quyết được. An toàn vệ sinh viên đôn đốc kiểm tra, giám sát mọi người thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về ATVS lao động, bảo quản các thiết bị, máy móc. Mặt khác, an toàn vệ sinh viên có trách nhiệm hướng dẫn các biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới làm việc hoặc mới chuyển công việc. Ngoài ra, các an toàn vệ sinh viên còn được tham gia các lớp huấn luyện về ATVS lao động, đồng thời tham gia các cuộc thi ATVS viên giỏi… 3. Vai trò của Công đoàn trong công tác Bảo hộ lao động Cùng với sự ra đời của Công ty, Công đoàn Công ty là tổ chức đại diện cho người lao động hoạt động theo điều lệ Công đoàn Việt Nam. Ban chấp hành Công đoàn gồm 7 thành viên và tổ chức thành các ban: Ban đời sống chính sách xã hội Ban thi đua Ban tuyên giáo Tiểu ban Bảo hộ lao động Công đoàn có trách nhiệm tham gia quản lý sản xuất thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể trong đó có nội dung về BHLĐ, thảo luận với Giám đốc Công ty thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Hoạt động của Công đoàn và Hội đồng BHLĐ luôn có sự thống nhất chặt chẽ: Chủ tịch Công đoàn giữ vai trò phó chủ tịch Hội đồng BHLĐ. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác BHLĐ, Công đoàn Công ty thường xuyên kết hợp với các đơn vị khác tuyên truyền vận động, giáo dục người lao động thực hiện tốt các quy định pháp luật, quy trình quy phạm an toàn… 4.Kế hoạch Bảo hộ lao động. Việc lập kế hoạch Bảo hộ lao động được thực hiện theo Thông tư số 14/1998 TTLT- Bộ lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày 31/22/1998. Việc lập kế hoạch Bảo hộ lao động được thực hiện sau khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và được căn cứ vào: - Nhiệm vụ và phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. - Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh. - Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện kế hoạch Bảo hộ lao động năm trước, nêu ra những tồn tại để khắc phục và phát huy những công tác đã làm tốt. - Thu nhận ý kiến phản ánh của người lao động, của tổ chức Công đoàn và của đoàn thanh tra, kiểm tra. - Khả năng tài chính của Công ty. Kế hoạch bảo hộ lao động bao gồm: kỹ thuật , vệ sinh, phòng chống cháy nổ, kiểm tra đăng kiểm thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, chăm sóc sức khoẻ người lao động. Kế hoạch Bảo hộ lao động của Công ty trong năm 2006 được thực hiện nghiêm túc và được thống kê các số liệu sau: - Số lượt người được huấn luyện về Bảo hộ lao động: 924/823 (lượt), số người được huấn luyện định kỳ là 823 người. - Tổng chi phí cho các biện pháp Bảo hộ lao động và cải thiện điều kiện làm việc: + Chi cho các thiết bị an toàn vệ sinh lao động: 150.700.000đ. + Chi phí cho cải thiện điều kiện làm việc: 662.273.826đ. + Chi phí cho tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: 38.568.014 đ. Dưới đây là bảng chi phí cho kế hoạch Bảo hộ lao động năm 2006 của “Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội”. BẢNG KẾ HOẠCH KẾ HOẠCH BẢO HỘ LAO ĐỘNG NĂM 2007 TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐỐI TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHI PHÍ (1000Đ) PHÂN CÔNG THỰC HIỆN HOÀN THÀNH THIẾT KẾ THI CÔNG I Các biện pháp kỹ thuật an toàn, PCCN 1 Trang bị cáp, xích cẩu cầu trục, cẩu hàng, cáp lụa, cáp vải, móc cẩu, maní các loại. - XN.CKCX - XN.Đúc - XN.LĐSCTB - XN.CTTBTB Dự trù theo yêu cầu sản xuất 10.000 Các đơn vị yêu cầu kích cỡ, chủng loại P.CƯVT Cả năm 2 Cải tạo, lắp đặt bổ xung hệ thống đèn chiếu sáng. - XN.CKCX - XN.Đúc; MCC - XN.CTTBTB Dự trù theo yêu cầu các đơn vị 4.000 Các đơn vị yêu cầu chủng loại XN.LĐSCTB Trong năm 3 Đèn cao áp trực tiếp 250W Tổng kho 01 bộ 700 XN.LĐSCTB XN.LĐSCTB Trong năm 4 Kẹp tôn loại 2 tấn Tổng kho 02 bộ 1.000 Đơn vị yêu cầu P.CƯVT Quý 1 5 Làm hệ thống chống nóng, hút bụi -XN CKCX -XN.Đúc 35.000 Thuê ngoài Thuê ngoài Quý 2-3 6 Làm hệ thống hút bụi và thông gió buồng sơn XN CTMCC&PT 1 15.000 -XN.LĐSCTB -XN.LĐSCTB -TT.XDCB Quý 1 7 Bổ xung quạt mát 0.5KW -XN.Đúc 10 6.000 Đơn vị dự trù P.CƯVT Quý 1-2 8 Cải tạo phần hút bụi máy phá khuôn -XN.Đúc 2 5.000 -XN.LĐSCTB -XN.Đúc -XN.LĐSCTB -XN.Đúc Trong năm 9 Cải tạo, lắp thêm quạt hút buồng phun bi -XN.Đúc 1 4.000 -XN.LĐSCTB -XN.Đúc -XN.LĐSCTB -XN.Đúc Quý 2-3 10 Thay mới phin lọc khí dây chuyền khuôn tươi AF4783 và AF4799 -XN.Đúc 24 25.000 Đơn vị dự trù P.CƯVT Quý 1-2 11 Kiểm tra, sửa chữa độ võng, đường tiếp điện của cầu trục 3 tấn XN CTMCCPT 1 2.000 Đơn vị yêu cầu XN LĐSCTB Quý 1-2 12 Kiểm tra, xiết lại bu lông đường tiếp điện của cầu trục Toàn Công ty 7.000 Đơn vụ yêu cầu XN LĐSCTB Trong năm 13 Kiểm tra, sửa chữa hệ thống chống sét Toàn Công ty 2.000 XN LĐSCTB XN LĐSCTB Quý 2 14 Kiêm tra, sửa chữa hệ thống nối đất, nối không bảo vệ máy, thiết bị Toàn Công ty 500 5.000 XN LĐSCTB XN LĐSCTB Quý 2-3 15 Đăng kiểm các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn Toàn Công ty 37 30.000 TTBHLĐ XN LĐSCTB Trong năm 16 Thang, xô, xẻng chữa cháy XN CTTBTB 700 Ban PCCC Ban PCCC Quý 2 17 Kiểm tra, bổ xung các phương tiện chữa cháy Toàn Công ty 1.000 Ban PCCC Ban PCCC Quý 1 18 Kiểm tra sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống nước cứu hoả (ống lăng, họng nước, bơm cứu hoả…) Toàn Công ty 2.500 Ban PCCC XN LĐSCTB Cả năm 19 Tập huấn PCCN, duyệt phương án PCCN Toàn Công ty 3.500 Ban PCCC Đội CCCS Quý 1 20 Hội thao PCCN và luyện tập Hội thao PCCN Đội CC cơ sở 3.150 Ban PCCC Đội CCCS Tháng 10 21 Thang tre phục vụ chữa cháy Đội CC cơ sở 03 210 Ban PCCC P.CƯVT Quý 1 22 Bình chữa cháy mua mới XN CTTBTB 10 163960 Ban PCCC Ban PCCC Quý 2 23 Nạp bình chữa cháy bị tụt áp Toàn Công ty 10 1.200 Ban PCCC P.CƯVT Quý 3 II Các biện pháp về kỹ thuật VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc 313.600 1 Chống dột, lăn sơn lại khu làm việc TT.TK-TĐH 7.000 TT.XDCB TT.XDCB Cả năm 2 Lợp tôn mới máI xưởng đúc thép XN Đúc 130.000 TT.XDCB TT.XDCB Cả năm 3 Cải tạo cửa đi xưởng Cơ khí lớn XN.CTTBTB 5.000 TT.XDCB TT.XDCB Quý 1 4 Vét mương thoát nước trong, ngoài Công ty Toàn Công ty 2.000 TT.XDCB TT.XDCB Quí 2-3 5 Chống dột, chống nóng -XN.CKCX -XN.LĐSCTB -Tổng kho -Y tế -P.QLCLSP 10.000 TT.XDCB TT.XDCB Cả năm 6 Chặt tỉa cây trước mùa bão Toàn Công ty 2.000 Ban PCLB Thuê ngoài Tháng 7 7 Lợp tôn máI Hội trường B9 & Phòng BHKDXNK 70.000 TT.XDCB TT.XDCB Cả năm 8 Chống xập mái xưởng Rèn cũ XN.CTMCC&PT TT.XDCB TT.XDCB Cả năm 9 Sửa chữa tường rào Công ty 3.000 TT.XDCB TT.XDCB Cả năm 10 Lợp tôn mới trạm điện xưởng Đúc gang XN.Đúc 15.000 TT.XDCB TT.XDCB Quý 2-3 11 Cải tạo lại khu vệ sinh P.QLSX 1 3.000 TT.XDCB TT.XDCB Trong năm 12 Làm lại cửa ra vào, quýet vôi khu nhà điều hành sản xuất. P.QLSX 7.000 TT.XDCB TT.XDCB Trong năm 13 Mành treo cửa sổ P.KTTKTC 5 1.500 Đơn vị dự trù P.CƯVT Trong năm 14 Thay thế quạt thông gió P.KTTKTC 4 600 XN LĐSCTB XN LĐSCTB Quý 2-3 15 Làm cửa chống hắt nước mưa XN.CKCX 3.000 TT.XDCB TT.XDCB 16 Xe cải tiến -XN.CTTBTB -P.QTĐS 3 1 1.500 XN.LĐSCTB P.CƯVT Quý 3 17 Xe đặc chủng chuyên chở O2, CO2, Gas XN.CTTBTB 2 1.500 XN.CTTBTB P.CƯVT Quý 3 18 Cải tạo văn phòng làm việc CKL XN.CTTBTB 25.000 TT.XDCB TT.XDCB Quý 1 19 Thay cửa sổ văn phòng làm việc xưởng KCT XN.CTTBTB 3.000 TT.XDCB TT.XDCB Quý 1-2 20 Trạm cung cấp O2, CO2, Gas cho máy cắt CNC XN.CTTBTB 10.000 -XN.LĐSCTB -TT.XDCB -XN.LĐSCTB -TT.XDCB Quý 1-2 21 Cửa sổ chắn mưa của xưởng KCT & CKL XN.CTTBTB 7.000 TT.XDCB TT.XDCB Quý 1-2 22 Xe đẩy cơm, xe đẩy rác P.QTĐS 3 2.000 Đơn vị dự trù P.CƯVT Quý 1 23 Quýet vôi nhà ăn P.QTĐS 2.500 TT.XDCB TT.XDCB Quý 1-2 24 Xăng dùng cho máy cắt cỏ P.QTĐS 48 lít 500 Tổng kho P.CƯVT Cả năm 25 Thay quạt trần P.BHKDXNK 4 cái 1.500 XN.LĐSCTB XN.LĐSCTB Quý 2-3 III Trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân 155.787 1 Quần áo BHLĐ Toàn Công ty 551(bộ) 62.000 Theo niên hạn P.CƯVT Cả năm 2 Giầy vải BHLĐ Toàn Công ty 568(đôi) 16.500 Theo niên hạn P.CƯVT Cả năm 3 Giầy da BHLĐ Toàn Công ty 189(đôi) 11.970 Theo niên hạn P.CƯVT Cả năm 4 Xà phòng Toàn Công ty 873,81 kg 6.308 Theo niên hạn P.CƯVT Cả năm 5 Mũ vải Toàn Công ty 312 4.159 Theo niên hạn P.CƯVT Cả năm 6 Găng tay Toàn Công ty 7466(đôi) 16.500 Theo niên hạn P.CƯVT Cả năm 7 Găng tay cao su Toàn Công ty 212(đôi) 750 Theo niên hạn P.CƯVT Cả năm 8 ủng cao su Toàn Công ty 12(đôi) 3.400 Theo niên hạn P.CƯVT Cả năm 9 Kính bảo hộ Toàn Công ty 92 700 Theo niên hạn P.CƯVT Cả năm 10 Kính mài nguội Toàn Công ty 30 500 Theo niên hạn P.CƯVT Cả năm 11 Mặt nạ hàn Toàn Công ty 74 2.500 Theo niên hạn P.CƯVT Cả năm 12 Gắn nội quy sử dụng máy Toàn Công ty 20 500 XNLĐSCTB XNLĐSCTB Quý 1 13 Trang bị BHLĐ khác Toàn Công ty 30.000 P.CƯVT P.CƯVT Cả năm IV Chăm sóc sức khoẻ người lao động 261.000 1 Bồi dưỡng độc hại tại chỗ Toàn Công ty 70.000 200.000 P.Tổ chức P. Y tế QTĐS Cả năm 2 Khám sức khoẻ định kỳ Toàn Công ty 800 20.000 P.Ytế Thuê ngoài Tháng 8 3 Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp Đúc 50 5.000 P.Ytế Thuê ngoài Tháng 8 4 Tổ chức an dưỡng, điều dưỡng Toàn Công ty 60 24.000 P.Tổ chức Thuê ngoài Cả năm 5 Cấp bổ xung túi cứu thương, tủ thuốc Toàn Công ty 05 5.000 Đơn vị yêu cầu P.Y tế Tháng 2 6 Cấp thuốc phòng chống dịch, bệnh Toàn Công ty 3.000 P.Y tế P.Y tế Quý 3 7 Đo kiểm tra môi trường lao động Toàn Công ty 01 4.000 P.Y Tế Thuê ngoài Tháng 10 V Huấn luyện, tuyên truyền về BHLĐ 33.000 1 Huấn luyện định kỳ AT, VSLĐ, PCCN Toàn Công ty 823 15.000 TTBHLĐ Các đơn vị Tháng 2 2 Huấn luyện cho công nhân làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn Toàn Công ty 200 4.000 TTBHLĐ TTBHLĐ Tháng 2 3 Mua tài liệu, trang cổ động, biển báo, nội qui Toàn Công ty 100 2.000 TTBHLĐ Mua ngoài Quý 1 4 Huấn luyện AT đối với cán bộ quản lý Toàn Công ty 58 người 7.000 TTBHLĐ Sở LĐTBXH Quý 1 5 Thưởng công tác BHLĐ Toàn Công ty 5.000 TTBHLĐ Đơn vị Cả năm Tổng 927.347.000đ Chín trăm hai mươi bảy triệu, ba trăm bốn mươi bảy nghìn đồng 5. Chế độ chính sách Bảo hộ lao động. 5.1 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Trong môi trường sản xuất phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm độc hại đối với người lao động, khi mà các giải pháp kỹ thuật còn nhiều hạn chế thì phương tiện bảo vệ cá nhân là hàng rào cuối cùng ngăn cách người lao động với các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Đây là phương án hiệu quả để đảm bảo sức khoẻ, tính mạng cho người lao động, đồng thời tăng năng suất và hiệu quả lao động. Nhận thức rõ yêu cầu đó, hàng năm khi lập kế hoạch Bảo hộ lao động, ban lãnh đạo Công ty đều giao trách nhiệm cho các phòng ban chức năng thực hiện nghiêm túc việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động như: mũ chống chấn thương sọ não, giầy ủng, quần áo Bảo hộ lao động, kính chống tia, găng tay… Mỗi năm Công ty đều cấp phát cho mỗi người lao động ít nhất 2 bộ quần áo Bảo hộ lao động, đồng thời thu nhận ý kiến của người lao động sau khi sử dụng để góp ý với hãng cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân. Tuy nhiên do điều kiện kinh phí hiện nay, Công ty mới chỉ trang bị được khẩu trang có khă năng lọc bụi tương đối thay cho khẩu trang bình thường. 5.2 Huấn luyện Bảo hộ lao động. Công tác huấn luyện kỹ thuật an toàn và Bảo hộ lao động cho công nhân, cán bộ là rất cần thiết. Vì vậy, ngày 10/7/1995 Giám đốc Công ty đã ký quyết định số 183/MCC1/ATLĐ về việc phân giao thực hiện công tác Bảo hộ lao động trong đó có quy định chung về công tác huấn luyện về Bảo hộ lao động cho người lao động theo từng khu vực, phân xưởng sản xuất riêng, các công việc cụ thể để thực hiện đó là: Mời giáo viên về giảng dạy về Bảo hộ lao động. Mua tài liệu, tranh ảnh cổ động. Tổ chức thi an toàn vệ sinh giỏi toàn Công ty và ở các địa bàn. Khen thưởng các cá nhân thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, đồng thời xử lý nghiêm những vi phạm để làm gương. Trong năm 2006 số lượt người lao động được huấn luyện về Bảo hộ lao động là 924/823 lượt người, số người được huấn luyện định kỳ là 823 người, trong đó huấn luyện cho công nhân làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn là 200 người. 5.3 Chế độ lao động. 5.3.1 Chế độ làm việc nghỉ ngơi. Công ty luôn thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước về chế độ làm việc và nghỉ ngơi cho công nhân lao động, cụ thể Công ty đã thực hiện chế độ làm việc như sau: Khối các xưởng, phân xưởng sản xuất và các bộ phận có liên quan làm việc 48h/tuần. Khối các bộ phận khác làm việc: 40h/tuần. Số giờ làm thêm bình quân/ngày: 0,2h. Số giờ làm thêm bình quân/tuần: 1,2h. Số giờ làm thêm bình quân/năm: 57,6h. Số ngày làm thêm bình quân/tuần: 0,67. 5.3.2 Chế độ với lao động nữ. Theo báo cáo Bảo hộ lao động năm 2006 của Công ty thì số lao động nữ của Công ty là 183 người trên tổng số 823 người. Trong số lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại thì có đến 27 người là lao động nữ. Vì vậy, Công ty luôn quan tâm tới số lao động nữ này. Cụ thể Công ty đã thực hiện tốt chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ chế độ, khám sức khoẻ định kỳ và điều trị kịp thời với những người mắc bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, Công ty cũng cần sớm đưa ra kế hoạch giảm bớt lao động nữ làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm, chuyển họ sang làm công việc khác phù hợp với giới tính và sức khỏe hơn, đồng thời bố trí chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý để họ hăng say trong công việc và tăng năng suất trong lao động. 5.3.3 Chế độ bồi dưỡng độc hại. Chế độ bồi dưỡng độc hại và các chế độ khác cho người lao động được Công ty thực hiện theo đúng thông tư liên bộ số 20 và thôn tư liên bộ số 23 Bộ lao động- Thương binh và Xã hội với các nguyên tắc sau đây: - Mọi người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc và độc hại đều được hưởng chế độ phụ cấp và bồi dưỡng nhằm bù đắp lại sức lực và phục hồi khả năng lao động. - Chỉ thực hiện chế độ này với người lao động trực tiếp ở những nơi độc hại. - Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được tổ chức cho người lao động ăn uống tại chỗ và không cấp phát bằng hiện tiền. - Người lao động làm việc ba ca được bồi dưỡng bằng bữa ăn giữa ca. - Thời gian làm việc không quá 8h/ngày và không qúa 48h/tuần. - Thời gian làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm. Cụ thể trong năm 2006, đã có 76.865 lượt người bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật. Tổng chi phí mà Công ty đã tổ chức bồi dưỡng độc hại cho người lao động là 219.349.000đ. Mặc dù điều kiện không cho phép nên vẫn có 7,5% không thể tổ chức ăn uống tại chỗ mà phải phát hiện vật cho người lao động. A – Những nội dung về mặt kỹ thuật an toàn. 1, Kỹ thuật an toàn điện. Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội là một cơ sở sản xuất kinh doanh tương đối lớn trong đó lượng điện tiêu thụ của công ty là rất lớn, khoảng 400.000 KWh/tháng. Bởi vậy an toàn điện là một trong những vấn đề được lãnh đạo công ty rất quan tâm. Hệ thống cung cấp điện gồm hai chạm hạ áp được truyền tải từ điện cao áp 6kV và 7 trạm phân phối đến các xưởng và các phân xưởng, phòng ban. Để đảm bảo an toàn trong sản xuât đối với nhà xưởng và đặc biệt là tính mạng người lao động, cán bộ công nhân viên chức, lãnh đạo công ty đã thực hiện các biện pháp về tổ chức và về kỹ thuật sau: 1.1. Biện pháp tổ chức: Đây là biện pháp quan trọng bao gồm các quy định sau: Quy định về trách nhiệm Quy định về vận hành thủ tục giao ca, nhận quản lý hồ sơ Quy định về tổ chức kiểm tra 1.2 Biện pháp kỹ thuật: + Phương pháp chống chạm điện: - Che chắn Bọc cách điện Giữ khoảng cách an toàn + Không để xuất hiện điện áp chạm cao: Tăng cường cách điện Dùng điện áp thấp cho những nơi nguy hiểm về điện (dùng điện áp 12V, 24V, 30V) + Không để tồn tại điện cao áp: Thực hiện nối không Nối đất bảo vệ Cắt mạch bảo vệ Từ những biện pháp mang tính chất tổng quát trên. Công ty đã đề ra những quy định cụ thể sau: Đối với điện cao thế công ty sử dụng các biện pháp: Làm rào chắn đối với những khu vực nguy hiểm điện. Hàng tuần kiểm tra mức cạn dầu của máy cắt điện Theo dõi thời gian đóng ngắt máy của máy cắt điện (nếu đã trên 20 lần đóng thì phải đại tu lại). Mỗi năm có hai lần cắt điện đẻ làm vệ sinh các thanh đồng trong tủ điện, thiết bị đóng cắt. Phân công công tác trực và theo dõi các hoạt động của trạm điện Trung bình mỗi năm một lần lấy dầu biến thế thử độ cách điện Hàng ngày cử thợ điện trực, theo dõi tình trạng vận hành của các thiết bị điện, ghi chép vào sổ nhật ký, thao tác ngắt phải đúng theo quy trình. Đối với điện hạ thế: Tất cả những người không phải là thợ điện thì không được sửa chữa điên. Công nhân chỉ có quyền được đóng cửa mình làm việc và đóng máy của công nhân khác làm việc bên cạnh để không đóng cắt nhằm gây ra tai nạn. Tất cả các thiết bị cầm tay có điện thể trên 30V thì không được sửa chữa. Trước khi ra về đều phải cắt điện toàn xưởng, nếu trong đêm mưa gió thì hôm sau trước khi đóng điện phải kiểm tra tình trạng của phân xưởng trước khi đóng điện. Tất cả các thiết bị sử dụng điện có vấn đề phải đem đi sửa chữa đại tu và có thông báo nói rõ nội dung và lý do sửa chữa. Hàng năm trong kế hoạch BHLĐ có đề cập đến vấn đề sản xuất, mua sắm thêm các dụng cụ an toàn như đại tu trạm phân phối điện, do tiếp đất toàn Công ty, mua ủng cách điện cao thế, găng tay cách điện, bút thử điện, dây an toàn. Hệ thống chống sét cuả Công ty: Ngay từ khi xây dựng, hệ thống chống sét đã được chú ý thiết kế, lắp đặt đảm bảo an toàn cho phân xưởng, máy móc thiết bị và con người trước các yếu tố nguy hiểm do thiên tai gây ra, các phân xưởng được xây dựng theo kiểu lồng Faraday, hệ thống chống sét được thiết kế trùng với hệ thống tiếp đất cho máy và thiết bị, được bố trí cách tường 3m, hàng năm có kiểm tra tu bổ sửa chữa hệ thống chống sét theo tiêu chuẩn. Hệ thống an toàn điện của Công ty đảm bảo được kiểm tra định kỳ, đồng thời Công ty cũng chú trọng việc trang bị thiết bị BHLĐ và dụng cụ an toàn điện. Nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều bất cập như đường dây điện không đảm bảo và không có quy mô. Mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng nhưng hệ thống điện vẫn có nơi cần được tu sửa. Công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc quản lý hệ thống an toàn điện, thường xuyên tổ chức huấn luyện lại về công tác an toàn, cấp cứu người bị tai nạn điện cũng như đặt rào chắn và các biển báo nguy hiểm về điện tại những nơi cần thiết. 2, Kỹ thuật an toàn cơ khí Với đặc thù là nhà máy sản xuất cơ khí và máy công cụ có quy mô đòi hỏi cường độ làm việc rất lớn nên trong quá trình sản xuất các bộ phận và cơ cấu truyền động, các chi tiết sắc nhọn, nhô ra của máy và thiết bị sản xuất, các loại phôi của chi tiết gia công văng bắn ra xung quanh tác động trực tiếp đến người lao động và có thể gây ra tai nạn (đặc biệt là đối với mắt người lao động) bởi vậy ban BHLĐ của Công ty đã đưa ra các biện pháp an toàn cho người lao động và cả các thiết trong quá trình lao động, cụ thể như sau: - Lắp đặt các cơ cấu che chắn cho các máy móc thiết bị có nguy cơ gây tai nạn hoặc chấn thương cho người lao động khi vận hành. - Soạn thảo các quy trình , quy trình, nội quy trong vận hành cho từng máy. - Huấn luyện và trang cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động khi vận hành. Nếu phát hiện có thiết bị có nguy cơ gây tai nạn hoặc chấn thương thì phải ngừng hoạt động để kiểm tra, sửa chữa kịp thời. - Khi máy móc, thiết bị đã được khắc phục sửa chữa thì cần kiểm tra, chạy thử trước khi đưa vào sản xuất. - Vệ sinh máy móc, thiết bị sau mỗi ca làm, bảo dưỡng máy móc theo định kỳ. Những biện pháp trên đã góp phần đáng kể trong việc ngăn ngừa tai nạn lao động trong Công ty, giúp công nhân yên tâm trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động. * Nhận xét: ở khối gia công cơ khí, công nhân đứng máy thường có tư thế lao động thay đổi trong suốt ca làm việc, từ việc chuẩn bị phôi nguyên liệu, giá lắp phôi, dụng cụ cắt điện đến việc điều chỉnh máy ngoại trừ một số máy hoạt động tự động ở khâu đứng máy, công nhân thường phải tập trung cao độ gây căng thẳng mệt mỏi. Các máy đều sản xuất tại Liên Xô cũ nên không phù hợp với nhân trắc của người Việt Nam nên gây ra những bất tiện trong việc điểu khiển máy. Để giảm bớt được phần nào nhược điểm này tất cả các máy công cụ đều có bục kê bằng gỗ( cao từ 10-20cm).Khối gia công máy, công việc mang tính chất nặng nhọc hơn, các khâu như: rèn, dập, cắt, hàn… tuy vậy công ty cũng huấn luyện để công nhân tự tìm ra các động tác cơ bản trong việc tự tạo tư thế nhằm giảm tác động có hại tới cơ thể người lao động. 3, Kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực Những loại thiết bị áp lực như bình sinh khí Axetylen, bình nén khí, chai oxy…chủ yếu Công ty dùng cho công nghệ hàn, cắt kim loại và cung cấp khí nén cho công nghệ đúc làm sạch. Với số lượng không lớn, dùng chủ yếu cho phân xưởng kết cấu thép nhưng đây là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn khi sử dụng nên Công ty rất chú trọng đến vấn đề an toàn của thiết bị. 100% các loại thiết bị áp lực được kiểm định với cơ quan thanh tra an toàn lao động của nhà nước và được cấp giấy phép sử dụng. Hàng năm cán bộ chuyên trách BHLĐ luôn kiểm tra, giám sát các cơ cấu an toàn để kịp thời phát hiện, sửa chữa, thay thế, đảm bảo an toàn điện khi sử dụng. Khi vận hành bình nén khí phải thực hiện theo đúng nội quy đã được quy định và có bằng đào tạo đúng ngành nghề. 4, Kỹ thuật an toàn thiết bị nặng và vận chuyển Toàn công ty có khoảng 60 thiết bị nâng hạ với nhiều chủng loại khác nhau, các thiết bị nâng hạ hầu hết là cầu trục có trọng tải 1 tấn trở lên, đều được kiểm định an toàn và được cấp giấy phép sử dụng. Đồng thời nhà máy cũng thực hiện các biện pháp kiểm tra an toàn lao động và các quy định sau: Thiết bị nâng hạ phải hoàn chỉnh, có đủ thiết bị cơ cấu an toàn cần thiết như thiết bị hạn chế góc nâng, thiết bị chống xô… Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc và các bộ phận cơ cấu chi tiết không bị hư hỏng. Nếu hỏng thì phải kịp thời sử chữa hoặc thay thế để sử dụng. Phải có các thiết bị che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm, các thiết bị đều được nối không để phòng ngừa tai nạn khi vận hành. Kiểm tra kỹ các thiết bị nâng trước khi vận hành, hàng tháng kiểm tra độ mòn móc treo tải, kiểm tra số tạo sợi dây cáp xem có hiện tượng bị đứt hay không và đảm bảo chất lượng chiếu sáng. Tất cả các thiết bị nâng đều phải đăng ký và được cấp giấy phép sử dụng. Tổ chức huấn luyện về an toàn lao động cho công nhân vận hành theo đúng quy định, công nhân điều kiển phải được đào tạo đúng nghề, quản lý các hồ sơ kỹ thuật theo đúng quy định. B – Những nội dung về vệ sinh lao động. * Mặt bằng nhà xưởng của Công ty Diện tích nhà xưởng Công ty rộng 120.000m2 và hầu hết nhà xưởng có diện tích rộng rãi, các kho chứa, đường giao thông, bãi để nguyên vật liệu. Máy móc thiết bị được bố trí cách lối đi không nhỏ hơn 1m. Các đường ray xe chạy được bố trí rộng thoáng đảm bảo cho vận chuyển các nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Cửa vào phân xưởng rộng, các cửa đều được lắp kính chống mưa nhưng do nhà máy xây dựng đã lâu năm nên cũng đã có nhiều chỗ bị xuống cấp như: Sân bãi có nhièu chỗ bị đọng nước khi có mưa. Mái đã có hiện tưọng bị dột, tường bao quanh đã ẩm mốc và nứt nẻ. Công ty đã có những biện pháp để khắc phục những sự cố trên như: - Sửa lại các mái đã có hiện tượng bị dột.  - Sơn lại các tường bị ẩm mốc, bị hỏng. Do đặc điểm sản xuất đặc thù tại các xưởng có nguồn nhiệt lớn như: Xí nghiệp Đúc, xưởng Gia công áp lực và Nhiệt luyện, vì vậy việc khắc phục yếu tố về nhiệt độ được lãnh đạo hết sức quan tâm. Điều này thể hiện bằng việc bố trí hệ thống quạt công nghiệp làm mát cho tất cả các xưởng, cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, cấp đủ nước uống và bố trí hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh gần khu sản xuất. Tại thời điểm đo tất cả các vị trí sản xuất đều có nhiệt độ năm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Do đặc tính công nghệ sử dụng nhiều loại máy công cụ nên còn một số vị trí sản xuất có mức ồn tương đối cao, nhất là ở các xí nghiệp Đúc. Mức độ ồn ở các khu vực trên nằm trong khoang từ 81 – 101dBA. Chất lượng nước thải trong công ty tại thời đo có chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép. Hiện tại trong Công ty chưa phát hiện thấy tình trạng ô nhiễm hơi khí độc. Hầu hết các vị trí đo đạc khảo sát có mức chiếu sáng đạt tiêu chuẩn vệ sinh, có 1/20 điểm đo chưa đạt tiêu chuẩn cho phép về chiếu sáng công nghiệp. Do đặc điểm sản xuất, đặc thù tại các phân xưởng không tránh khỏi các yếu tố có hại như nguồn nhiệt lớn (xưởng Đúc), tiếng ồn cao (xưởng Gia Công áp lực) chính vì vậy công ty luôn thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho người lao động, khảo sát, đo nồng độ vi khí hậu tại các phân xưởng và thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn vệ sinh. Theo định kỳ hàng năm, ngày 23/12/2006 Trung tâm Y tế – Môi trường lao động Công nghiệp, Bộ Công nghiệp đã tiến hành đo kiểm tra môi trường lao động tại các khu vực sản xuất của Công ty. Dưới đây là kết quả mà Trung tâm đã đo được: 1. Vi khí hậu nơi sản xuất. * Các thiết bị đo gồm có: - Đo vi khí hậu: + Đo nhiệt độ ẩm bằng máy Testo 412 - Đức + Đo tốc độ gió bằng máy đo tốc độ gió hiện số Testo 415 - Đức - Đo ánh sáng bắng máy HIOKI 3421 – Nhật Bản, Lutron LX 107 - Đức Kết quả đo được như sau: TT Điểm đo Nhiệt độ (toC) Độ ẩm (o/o) Tốc độ gió (m\s) Ánh sáng (lux) Kết quả đo TCCP 3733_2002\ QĐ_BYT Ngoài trời lúc 9h00 (23/12/2006) 17,5 43 0,5 I Xí nghiệp Đúc A Phân xưởng đúc gang 1 Khu vực làm khúc đúc 19 41 1,8 340 100 2 Sàn lò đúc trung tâm 23 35 0,3 140 100 3 Khu vực làm sạch vật đúc 19,4 40 1,2 60 100 B Phân xưởng đúc thép 1 Giữa khu vực làm khuôn 18,5 41 0,2 190 100 2 Khu vực phá khuôn 19,6 40 0,4 100 100 II Xí nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ 1 Máy bào KL (đầu xưởng) 18 40 0,3 140 100 2 Giữa khu vực lắp ráp 18 41 0,3 200 100 3 Máy tiện (tổ tiện 1) 18 40 0,2 200 100 III Phân xưởng Bánh răng 1 Máy khoan (giữa xưởng) 18,4 44 0,3 320 100 2 Khu vực máy mài răng 18.4 44 0,2 120 100 IV Xí nghiệp cơ khí chính xác 1 Khu vực máy tiện 16-K20 19 40 0,3 150 100 2 18,7 40 0,3 250 100 TCCP 3733-2002\ QĐ-BYT 18-32 < 80 0,2-1,5 Nhận xét: Nhiệt độ: Tại thời điểm đo, nhiệt độ trong khu vực sản xuất đều trong tiêu chuẩn vệ sinh cho phép và xấp xỉ với nhiệt độ ngoài trời. Riêng sàn lò đúc trung tần (Xí nghiệp Đúc Gang) nhiệt độ cao hơn ngoài trời 5,50C. Độ ẩm: tất cả các mẫu đo đều đạt tiêu chuẩn về thông gió công nghiệp. Tốc độ gió: Tất cả các mẫu đo đều đạt tiêu chuẩn về thông gió công nghiệp Ánh sáng: Có 11/12 mẫu đo đạt tiêu chuẩn về chiếu sáng công nghiệp. Một vị trí không đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là khu vực làm sạch vật đúc ở xí nghiệp đúc. Các biện pháp cải thiện điều kiện vi khí hậu: Cơ giới hoá, tự động hoá và sử dụng hệ thống chụp hút, quạt gió tại khu vực làm việc có nhiệt độ cao như ở lò đúc, khu vực làm khuôn… Cải tạo hệ thống của mái, cửa sổ, cửa chớp và mặt bằng trong nhà xưởng để vừa tạo không gian thoáng đãng, lưu thông không khí tốt, vừa làm tăng cường chiếu sáng tự nhiên, tiết kiệm điện năng. 2. Tiếng ồn Dụng cụ để đo tiếng ồn ở đây là máy NL – 01A, NL – 04, RION – Nhật Bản kết quả đo được như sau: TT Địa điểm đo Mức áp âm chung (dBA) Mức áp âm ở các giải tần (Hz) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 A 1 - - 2 3 B 1 II 1 2 III 1 Xí nghiệp Đúc. Phân xưởng Đúc Gang. Dây chuyền khuôn tươi. Vị trí công nhân làm khuôn. Cạnh máy phá khuôn. Vị trí công nhân làm sạch vật đúc bằng máy mài cầm tay. Vị trí máy sàng rung. Phân xưởng Đúc thép. Máy phá khuôn đúc. Xí nghiệp Chế tạo thiết bị toàn bộ. Vị trí công nhân mài vật đúc bằng máy mài cầm tay. Vị trí máy mài 2 đá. Phân xưởng Cơ khí chính xác. Vị trí máy phay 6M12II. 88- 91 93 103 92 98 99 87 82 62 64 57 62 60 60 44 40 69 78 62 60 68 71 58 47 73 81 78 76 74 77 80 53 78 84 82 84 82 82 78 64 81 87 86 85 87 86 78 75 78 87 95 86 91 93 77 78 76 85 97 86 93 87 76 71 67 78 90 80 89 79 65 60 TCCP 3733- 2002/QĐ - BYT 85 99 92 86 83 80 78 76 74 Nhận xét: Tại thời điểm đo, cường độ tiếng ồn tại 7/8 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 8 dBA ở mức áp âm chung, và từ 7 – 21dBA ở dải tần 4000Hz (tần số dễ gây điếc nghề nghiệp). Để khắc phục một phần tác hại do tiếng ồn gây ra Công ty đã trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân làm việc tại các vị trí có tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên Công ty nên có các biện pháp kỹ thuật để hạn chế tác hại của tiếng ồn như làm riêng khu gây ồn, dùng tường bao vách ngăn… 3. Hơi khí độc. Các thiết bị đo gồm có: Máy GX86 – Nhật Bản. Bơm lấy mẫu khí RAFL 1200 – Mỹ. ống phát hiện nhanh Nhật Bản. Máy lẫy mẫu khí Casella – Anh quốc có lưu lượng danh định 0,5– 31/ph. Các loại hơi khí độc tại Công ty chủ yếu được tạo ra do quá trình đúc gang, thép tại các vị trí lò hồ quang khí đốt, sấy khuông đúc và phân xưởng cơ khí lớn tiến hành phun sơn chống rỉ, ở phân xưởng cán thép, lò nung phôi. Do vậy hơi khí độc chủ yếu ở đây là CO2, Xylen, Toluen, Phenol. Kết quả đo được như sau: TT Điểm lấy mẫu Hơi khí độc (mg/m3KK) CO2 Xylen Toluen Phenol 1. 2. Xí nghiệp Đúc. - Sàn lò đúc trung tần. - Khu vực làm sạch vật đúc. Xí nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ. - Sơn chi tiết. - Tủ sấy sơn cách điện. 889 776 89 140 0,5 TCCP 3733/2002/QĐ - BYT 1800 100 300 8,0 Nhận xét: Tại thời điểm lấy mẫu nồng độ hơi khí độc tại các vị trí đều nằm trong tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ - BYT cho phép. 4. Bụi Các thiết bị đo gồm có: Microdust 880 – Anh. Tỉ lệ SiO2 tự do trong bụi phân tích theo phương pháp N.G.Polejaeva. Kết quả đo được như sau: TT Điểm đo Tỷ lệ SiO2(%) Bụi toàn phần (mg/m3) Bụi hộ hấp (mg/m3) I 1 2 3 4 5 6 7 II 1 2 3 4 5 III 1 Xí nghiệp Đúc (Phân xưởng Gang). - Khu vực làm khuôn - Khu vực máy phá khuôn - Làm sạch vật đúc bằng máy cầm tay - Khu vực máy phun bi - Khu vực máy bắn bi - Khu vực lò trung tần - Dây chuyền khuôn tươi Xí nghiệp Đúc (Phân xưởng Thép). - Khu vực làm khuôn đúc nhỏ - Khu vực làm khuôn đúc lớn - Khu vực trộn nguyên liệu - Máy phá khuôn - Khu vực làm sạch khuôn đúc Xí nghiệp Cơ khí chính xác Tổ mài khô 24,0 20,0 38,0 25,0 6,0 6,0 28,0 24,0 20,0 18,0 3,5 12,5 8,4 4,8 6,5 1,35 1,6 1,65 1,7 3,05 6,8 4,5 4,0 1,7 5,8 4,05 2,7 3,4 0,8 0,82 1,05 1,15 1,6 3,5 2,2 2,05 TCCP 3733 /2002/QĐ - BYT Bụi chứa Sliic ≤ 20% Bụi chứa Silic > 20 – 50% 6,0 4,0 4,0 2,0 Nhận xét: Ô nhiễm bụi trong Công ty hiện nay chủ yếu tập trung tại xí nghiệp Đúc. Hiện nay, công ty đã bắt đầu xử dụng dây chuyền Đúc mới tuy nhiên tại thời điểm do dây chuyền vẫn chưa được hoàn thiện vì vậy một bộ phận tại phân xưởng đúc vẫn phảI xử dụng công nghệ cũ cho nên một số chỉ tiêu vượt số cho phép(làm sạch bằng chầy hơi, máy phá khuôn). Tại thời điểm lấy mẫu, nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp tại các các vị trí tháo khuôn, làm sạch vật đúc, phun bi, bắn bi, trộn nguyên liệu, tô mái khô có 16/26 mẩu khâu đạt vệ sinh cho phép 3733/2002/QD/BYT 5. Nước thải Các thiết bị đô gồm có : Photometer 7000 – Hãng Palaintest Máy cực khổ Metrohm 757 – VA(Thụy sỹ) Máy phá mẫu BOD, COD, REACTOR Hach – Mỹ Bộ xác định BOD WTW (Đức) Đo các chỉ tiêu trên máy 2010 Hach – Mỹ Kết quả đo được như sau: STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính TCVN 5945-1945 Cột B Mẫu 1 1 PH mg/l 5,5 – 9 6,5 2 COD mg/l 50 13,5 3 BOD5 mg/l 100 28 4 Sắt mg/l 5,0 0,25 5 Mangan mg/l 1,0 0,007 6 Đồng mg/l 1,0 0,15 7 Kẽm mg/l 2,0 0,12 8 Crom VI mg/l 0,1 0,08 9 Xyanua mg/l 0,1 0,1 10 Phenol mg/l 0,05 0,035 11 Dỗu mỡ khoáng mg/l 1,0 0,036 12 Tổng Nitơ mg/l 60 13,8 13 Chất rắn lơ lửng mg/l 100 62 Nhận xét: Tại thời điểm lấy mẫu, các chỉ tiêu phân tích nước thải đều trong tiêu chuẩn cho phép TCVN 5945 – 1955 Cột B. 6. Hệ thống thông gió công nghiệp Do đặc thù sản xuất phát sinh nhiều hơi khí độc, bức xạ (chủ yếu là bức xạ nhiệt) bụi, do đó hầu hết các phân xưởng sản xuất của công ty đều được bố trí hệ thống thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo nhằm tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho NLĐ, đồng thời giữ vệ sinh chung trong phân xưởng. Hệ thống thông gió tự nhiên gồm các cửa mái, của chớp, cửa ra vào được bố trí đều quanh xưởng sản xuất với kích thước hợp lý để đón gió vào tạo ra sự lưu thông không khí trong phân xưởng, khử bớt nhiệt thừa bốc lên tạo không gian mát. Hệ thống thông gió nhân tạo trong phân xưởng gồm có các quạt thông gió với nhiều kích thước kết hợp với các đường ống để đưa nhiệt thừa ra ngoài. Đồng thời tại mỗi vị trí làm việc của công nhân đều có đặt các quạt máy làm mát cục bộ giúp NLĐ cảm thấy dễ chịu hơn trong sản xuất. Ngoài ra, tại các phân xưởng có nhiều nhiệt thừa, bụi đều được thiết kế các chụp hút làm cho môi trường trong xưởng thoáng hơn, góp phần tăng năng suất lao động. Nhận xét: Tuy công ty đã lắp đặt các hệ thống gió công nghiệp nhưng do đã quá cũ và lạc hậu nên hiệu quả của chúng không cao, điển hình là tại xí nghiệp Đúc. 7. Công tác phòng chống cháy nổ Công tác phòng chống cháy nổ được Ban lãnh đạo công ty quan tâm vì việc phòng chống cháy nổ là đảm bảo tài sản và tính mạng của cán bộ công nhân viên, góp phần giữ vững an ninh trật tự xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng, công ty đã thành lập đội phòng chống cháy nổ gồm 23 người do đồng chí phó phòng tổ chức làm đội trưởng, đồng chí phó phòng bảo vệ làm đội phó, ngoài ra mỗi đơn vị có một tổ phòng chống cháy nổ. Hằng năm công ty xây dựng phương án phòng chống cháy nổ và trình lên công an Thành Phố duyệt. Để thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ, công ty đã tổ chức học nghiệp vụ 16g/năm cho đội phòng chống cháy nổ và đề ra phương án phòng cháy nổ cho đội phòng cháy, chữa cháy cho từng khu vực sản xuất riêng, nội quy, biển báo, biển cấm, quy trình chữa cháy… Giám Đốc công ty phân trách nhiệm đến Thủ trưởng các đơn vị về công tác phòng chống cháy nổ, nội quy toàn công ty, các hiệu lệnh, biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc… Các phương tiện phòng cháy chữa cháy của công ty đều được bảo quản cẩn thận, để ở nơi dễ thấy và có biển báo, hướng dẫn cách sử dụng. Các phương tiện này được định kỳ kiểm tra xem chúng còn sử dụng tốt hay không, nếu hỏng thì phải thay thế. Phương tiện chữa cháy chủ yếu của công ty là bình bột hệ MFZ2, MFZ3, MFZ4, MFZ8. Ngoài ra, công ty có 8 họng nước cung cấp nước để chữa cháy, 20 thùng phi đựng nước và cát, 4 thang tre (2 ngắn và 2 dài), ngoài ra còn có nhiều chăn chiếu, gầu múc nước, xẻng phụ trợ…Tuy nhiên, để làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy thì việc thực hiện quy tắc an toàn trong sản xuất luôn phải được đặt lên hàng đầu. Dưới đây là danh sách số lượng bình chữa cháy được bổ trợ tại khu sản xuất, phòng ban trong công ty: Đơn vị sản xuất SL bình Phòng Ban SL bình Xưởng gia công áp lực 4 Kỹ thuật 2 Xưởng đúc 16 Quản trị đời sống 8 Xưởng kết cấu 6 Vật tư 11 Xưởng cán thép 2 KCS 4 Xưởng mộc mẫu 2 Xây dựng cơ bản 2 Xưởng Cơ điện 11 Điều động sản xuất 1 Xưởng Cơ khí lớn 8 TT tự động hoá 1 Xưởng bánh răng 3 Kế toán 1 Xưởng máy công cụ 10 Tổ chức 1 Xưởng thủy lực 2 Văn hoá xã hội 5 Xưởng lắp ráp 3 Thư viện 1 Hàng năm tất cả các bộ phận nhân viên và lãnh đạo công ty đều phải tham gia học các buổi huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động trong đó có nội dung về phòng chống cháy nổ. Mỗi công nhân khi được tuyển dụng vào công ty đều được huấn luyện về các nội dung trên. Ngoài ra công ty còn tổ chức hội thao phòng cháy chữa cháy trong công ty. Nhưng do điều kiện kinh phí không cho phép, chính vì vậy mặc dù đã rất cố gắng nhưng việc chuẩn bị các phương tiện phòng chống cháy nổ vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ. Công ty cần được trang bị thêm các phương tiện như: thang, họng nước, thùng phi chứa nước và đặc biệt là công tác huấn luyện phòng chống cháy nổ, công ty cần tổ chức các buổi thực tập về công tác phòng cháy khi có hoả hoạn xảy ra. 8, Phong trào “Xanh – sạch - đẹp” của công ty Do tính chất công việc có nhiều yếu tố độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người lao động. Nhận thức được điều này, Ban lãnh đạo công ty đã triển khai thực hiện chương trình 58 về vệ sinh công nghiệp, có nghĩa là mỗi cá nhân, dơn vị trong toàn công ty đều phải nâng cao ý thức của mình trong việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động. Bên cạnh đó. Công ty còn ban hành các quy chế về vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, máy móc đến từng NLĐ, cụ thể như sau: - Hàng ngày NLĐ phải dành thời gian để vệ sinh nhà xưởng: buổi sáng 15phút, buổi chiều 15phút; riêng ngày thứ 6 buổi sáng 30phút, buổi chiều 15phút. Điều này đã thể hiện hiệu quả rất tốt trong việc giữ gìn môi trường, cảnh quan lao động được sạch sẽ trong từng khu vực sản xuất. Mặt khác công ty còn có mạng lưới an toàn vệ sinh gồm 62 người đang làm việc trong tất cả các tổ sản xuất luôn luôn giám sát nhắc nhở ý thức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động đối với từng người trong khu vực sản xuất. Đồng thời khi xảy ra sự cố, họ có thể xử lý ngay những sự cố trong khả năng có thể (sơ cứu, ngắt cầu dao…) và báo cáo ngay với cấp trên nếu sự cố xảy ra lớn. Trong môi trường lao động có nhiều nguy cơ ô nhiễm, vì khí hậu không tốt thì việc trồng cây xanh cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc giảm mức độ ô nhiễm, tạo không gian thoáng đãng mát mẻ và cảnh quan lao động. Hàng năm công ty đều thực hiện phong trào trồng cây đầu năm, mỗi đơn vị trong công ty đều trồng 1 cây xanh. Cứ mỗi năm số lượng cây xanh trong công ty lại càng nhiều hơn. Đường dẫn vào các khu vực sản xuất đều được rải nhựa, có vỉa hè trồng cây xanh với các khoảng cách giữa các khu vực là 20m. Điều này đã giúp công ty có một cảnh quan công nghiệp sạch sẽ, thoáng mát. C- Tình hình tai nạn lao động, sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp 1. Tình hình tai nạn lao động Với đặc thù của nghành cơ khí, công nhân làm việc phải tiếp xúc với các loại thiết bị có nhiều nguy cơ, sự cố gây TNLĐ. Mặc dù vậy công ty đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng những biện pháp ngăn ngừa tai nạn nên các vụ tai nạn xảy ra đều không nguy hiểm đến tính mạng người lao động. Cụ thể là tổng số vụ TNLĐ xảy ra trong năm 2006 là 6 vụ, không có vụ TNLĐ nào xảy ra chết người, số người bị TNLĐ là 6 người- số bị thương tật (mất 21% sức lao động) là 0 người, tổng số ngày nghỉ vì TNLĐ và BNN là 1045 ngày, trong đó số ngày công nghỉ vì TNLĐ là 268 ngày. Trong những năm gần đây do thực hiện khá tốt công tác an toàn vệ sinh lao động nên trong công ty không xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng nào, số vụ TNLĐ cũng đã giảm, đặc biệt là số TNLĐ nặng cũng giảm hẳn. Tuy nhiên để đảm bảo tốt hơn cho sức khoẻ NLĐ đồng thời cũng để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí hàng năm để chi cho việc giải quyết TNLĐ và BNN thì công ty cần đưa ra các biện pháp kỹ thuật hiệu quả hơn, đồng thời giám sát các hoạt động sản xuất chặt chẽ hơn nữa để giảm thiểu tối đa các vụ TNLĐ 2. Tình hình sức khoẻ bệnh tật Hiện nay, 100% số người lao động trước khi được tuyển dụng vào làm việc ở công ty đều được gửi đến bệnh viện của nhà nước để kiểm tra sức khoẻ, sau đó công ty khám lại, nếu đạt yêu cầu cho phép thì mới phân công bố trí công việc. Hàng năm, phòng y tế của công ty đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phát hiện BNN, kết quả phân loại như sau: Bảng phân loại sức khoẻ Năm 2006 STT Phân loại sức khoẻ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Loại I 154 40,74 2 Loại II 68 17,99 3 Loại III 90 23,80 4 Loại IV 65 17,20 5 Loại V 1 0,27 Cộng 5 loại 378 100% 3. Tình hình bệnh nghề nghiệp tại công ty Theo “Báo cáo năm 2006 về điều kiện lao động và BHLĐ” mà công ty gửi cho Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội Hà Nội thì số NLĐ mắc bệnh bui phổi Silic là 35 người. Do môi trường sản xuất có nhiều bụi độc hại (điển hình như phân xưởng làm khuôn đúc) nên số lượng người mắc bệnh bụi phổi Silic hàng năm đều tăng. Do đó công ty cần có các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế số lượng người mắc bệnh bụi phổi: Ngoài ra do môi trường lao động rất ồn nên bệnh điếc nghề nghiệp cũng đang có số lượng người mắc cao. Vì vậy cần phải tiến hành khám và theo dõi sức khoẻ cho những người mắc BNN và đưa ra biện pháp, chế độ pháp lý trong điều trị sức khoẻ cho họ. III. KIẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI LAO ĐÔNG 1. Đánh giá kết quả thực hiện: Đầu năm 2006, công ty đã xây dựng kế hoạch BHLĐ số 45/KH-BHLĐ ngày 17/01/2006 với tổng số tiền là 2.002.774.00 đồng, căn cứ vào kế hoạch này hội đồng BHLĐ của công ty phối hợp tốt với những đơn vị liên quan để thực hiện tốt kế hoạch đặt ra. Năm 2006, công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ Khí Hà Nội đã làm được một số công việc sau: Bổ xung và hoàn thiện hệ thống nội quy an toàn và hướng dẫn vận hành thiết bị mới cho 7 nhóm thiết bị đảm bảo 100% thiết bị có nội quy an toàn Duy trì chế độ kiểm tra đột xuất và định kỳ về công tác AT-VSLĐ-PCCN. Định kỳ thứ 3 và thứ 6 hàng tuần Ban kiểm tra 5S của công ty cũng tổ chức tiến hành kiểm tra tất cả các đơn vị trong công ty Đầu năm, công ty đều triển khai kế hoạch PCCN theo phương án được công an Thành Phố duyệt . Tổ chức kiểm định cho gần 250 đồng hồ đo áp, 07 thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định. Để cải thiện điều kiện lao động, thường trực hội đồng BHLĐ và cán bộ chuyên trách BHLĐ thường xuyên đi sâu kiểm tra, kết hợp với đơn vị và số liệu đo về môi trường lao động hàng năm để đưa ra đề xuất ý kiến nhằm cải thiện điều kiện lao động, hiện tại đã thực hiện một số việc: + Sửa chữa chống dột, sập đổ công trình tại một số xưởng, phòng ban và hệ thống tường bao quanh công ty. + Tại những vị trí làm việc có các yếu tố vì khí hậu, bụi, ồn, rung…cao hơn tiêu chuẩn cho phép, công nhân được cấp đầy đủ trang bị BHLĐ cần thiết và quạt thông gió làm mát. Riêng đối với công nhân làm tại buồng phun bị, công ty đã trang bị loại bảo hộ đặc biệt. + Bảo dưỡng hệ thống cột, giằng, của một số nhà xưởng. Cải tạo chống nóng một số văn phòng làm việc trong công ty. + Trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo đúng quy định của nhà nước. Năm 2006 công ty đã chi 292.254.261 đồng để mua cấp trang bị bảo hộ cá nhân. + Do kiểm tra và sữa chữa toàn bộ hệ thống nối đất, nối không bảo vệ máy và thiết bị, hệ thống chống sét trong công ty. + Thuê công ty Môi trường đô thị thu gom xử lý gần 12 tấn rác thải + Nạo vét toàn bộ hệ thống mương thoát nước trong công ty trước mùa mưa với tổng chiều dài là 650 mét. + Định kỳ tiến hành phát cây, nhổ cỏ, tỉa cành với diện tích phát quang là 5000m2. + Tổ chức giặt quần áo bảo hộ cho công nhân và giặt giẻ để tái sử dụng. + Tiếp tục triển khai làm rào chắn các hố kỹ thuật trong công ty (xưởng Cơ khí lớn thuộc xí nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ). + Chăm sóc, mở rộng diện tích vườn hoa, công viên cây xanh. - Chế độ bồi dưỡng độc hại và các chế độ khác cho người lao động được thực hiện theo đúng chế độ hiện hành: + Tất cả những công nhân làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm được quy định trong danh mục đềuđược bỗi dưỡng bằng hiện vật tại chỗ cho 76.865 lượt người với số tiền là 219.349.000 đồng. + Hằng năm công ty tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và phát hiện BNN kịp thời để từ đó có kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm cải thiện điều kiện làm việc, có chế độ bồi dưỡng và an dưỡng thích hợp đối với người bị BNN và người có sức khoẻ yếu. + 100% cán bộ công nhân viên được cấp phát trang bị BHLĐ phù hợp với công việc, hàng năm HĐBHLĐ đều tổ chức huấn luyện an toàn lao động-vệ sinh lao động- PCCN cho người lao động. Năm 2006 đã tổ chức huấn luyện cho 768 lượt người. + Để đảm bảo quyền lợi cho những người lao động bị tai nạn trong quá trình sản xuất, hội đồng BHLĐ của công ty đã thực hiện chế độ khai báo thống kê TNLĐ, bộ phận y tế luôn ứng trực 100% thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên để có thể cấp cứu kịp thời khi có tai nạn, sự cố. 2. Các biện pháp BHLĐ và cải thiện điều kiện làm việc: Để cải thiện điều kiện làm việc và các biện pháp BHLĐ, thời gian tới công ty TNHH Nhà Nước 1 thành viên Cơ Khí Hà Nội có một số biện pháp cụ thể sau: Năm 2006, công ty tổ chức tiến hành hiện đại hoá một số máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và cải thiện điều kiện lao động nặng nhọc. Để cải thiện điều kiện và khí hậu tại những vị trí có kết quả đo vượt quá hoặc gần đạt tới giới hạn tối đa cho phép, trong thời gian tới công ty sẽ tiến hành tăng cường thông gió cục bộ, cải tạo lại hệ thống cửa sổ để lấy gió tự nhiên tốt hơn, tăng cường chiếu sáng cục bộ tại một số vị trí không lấy được ánh sáng tự nhiên, đồng thời tiến hành trang bị thêm một số phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Riêng đối với khu vực phun cát mới được đưa vào sử dụng, trong kế hoạch năm nay công ty sẽ triển khai lắp đặt hệ thống sử lý bụi cục bộ. Lắp đặt hệ thống xử lý bụi tại buồng phun sơn thuộc xưởng máy cưa vòng, kinh phí dự kiến khoảng 45 triệu đồng. Tiếp tục sửa chữa, cải tạo một số nhà xưởng, nhà vệ sinh công cộng trong toàn công ty và hệ thống thoát và xử lý nước thải. Đo kiểm tra và cân chỉnh hệ thống say toàn bộ cầu trục trong công ty với kinh phí dự kiến khoảng 55.000.000 đồng. Tiến hành thau rửa, làm sạch toàn bộ hệ thống đường ống dẫn nước sinh hoạt. Duy trì thực hiện chương trình 5S trong toàn công ty. Kịp thời mua bổ xung các phương tiện PCCC Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động. Kết luận Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội chuyên sản xuất máy móc, công cụ nên trong quá trình sản xuất luôn phát sinh các yếu tố nguy hiểm và có hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng người lao động. Chính vì vậy, Công ty luôn quan tâm chú trọng tới công tác Bảo hộ lao động. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại và những khó khăn nhất định như: Người lao động chưa thực hiện triệt để một số nội dung trong công tác Bảo hộ lao động…nhưng việc thực hiện công tác Bảo hộ lao động trong Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong quá trình thực tập tại Công ty, Ban lãnh đạo Công ty, các cô chú phòng tổ chức, đặc biệt là kỹ sư Bảo hộ lao động Võ Đức Nguyên đã tạo điều kiện cho em tiếp cận được với thực tế của quá trình sản xuất của Công ty, từ đó em có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn của công tác Bảo hộ lao động tại cơ sở và phần nào em càng hiểu thêm về đời sống, việc làm của một doanh nghiệp khi đứng trước nền kinh tế thị trường theo hướng Xã hội chủ nghĩa. Qua đấy, em đã tích luỹ thêm được những kiến thức thực tế về công tác tổ chức và thực hiện BHLĐ trong một doanh nghiệp để khi ra trường em có thể tiếp cận với công việc thuận lợi hơn qua những kinh nghiệm mà em đã tích luỹ được trong quá trình thực tập tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Hoàng Ngọc Thanh, các thầy cô trong khoa Quản lý lao động, ban lãnh đạo Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội, các cô chú phòng tổ chức cùng kỹ sư Võ Đức Nguyên đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập với bản báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15/05/2007 Sinh viên Trần Thị Thu MỤC LỤC PHIẾU LẤY Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ tên sinh viên thực tập : Lớp : Đơn vị thực tập : Thời gian thực tập tại đơn vị : 1- Số ngày thực tập sinh viên đã đăng ký với đơn vị tính trên 01 tuần: 1 1 ngày 1 2 ngày 1 3 ngày 1 4 ngày 1 5 ngày 1 6 ngày 2- Tỷ lệ thời gian có mặt của sinh viên tại nơi thực tập so với số ngày đã đăng ký 1 80% 3- Sinh viên thực tập có tham gia thực hiện các nghịêp vụ chuyên môn không? 1 Có 1 Không 4- Khả năng vận dụng kiến thức vào công việc chuyên môn được giao: 1 Rất tốt 1 Tốt 1 Trung bình 1 Yếu 1 Rất yếu 6- ý thức học hỏi kinh nghiệm làm việc trong quá trình thực tập: 1 Rất tốt 1 Tốt 1 Trung bình 1 Yếu 1 Rất yếu 7- Mức độ chính xác của các thông tin trong báo cáo thực tập: 1 Chính xác1 Chưa chính xác hoàn toàn 8- Tính khả thi của các giải pháp, kiến nghị đối với đơn vị: 1 Rất cao 1 Cao 1 Trung bình 1 Thấp 1 Rất thấp 9- Quan hệ với cán bộ, nhân viên tại nơi thực tập: 1 Rất tốt 1 Tốt 1 Trung bình 1 Yếu 1 Rất yếu 10- Những ý kiến nhận xét khác: THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký tên, đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTìm hiểu về thực trạng công tác Bảo hộ lao động trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội.docx
Luận văn liên quan