Đề tài Tín dụng và đảm bảo tín dụng tai ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG I/Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam việt (Navibank) 1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nam Việt. Được thành lập từ năm 1995, trải qua hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nam Việt đã gặt hái được những thành công bước đầu thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn đinh về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh. Trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, đón đầu xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Navibank xác định mũi nhọn chiến lược phải tập trung là lành mạnh hoá tình hình tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, việc phát triển mạng lưới hoạt động của Navibank tại các địa bàn trọng yếu về kinh tế của cả nước đang được Ngân hàng quan tâm một cách đặc biệt. Với mạn lưới hoạt động tương đối rộng, gần 20 phòng giao dịch hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh từ Nam ra Bắc, Navibank tự hào là điểm tựa tài chính vững chắc để hổ trợ Quý khách hàng của mình đạt được những thành công ngày càng rực rỡ hơn trong cuộc sống. Đối với Ngân hàng, sự phát triển ổn định và bền vững của một tổ chức chỉ có thể có được nếu tổ chức đó tạo dựng được uy tín và lòng tin đối vơi công chúng. Ý thức được điều này, toàn bộ các mảng hoạt động nghiệp vụ của Navibank điều được chuẩn hoá trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế thông qua triển khai vận dụng hệ thống quản trị Ngân hàng cốt lỗi. Với hệ thống này, Navibank sẵn sàng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chính xác, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Mục tiêu và chiến lược sắp tới, Navibank định hướng trở thành là một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng với sản phẩm đa dạng, mạng lưới kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ Ngân hàng tiên tiến. Năm 2010, Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, chính trong bối

doc35 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2878 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín dụng và đảm bảo tín dụng tai ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gác lại cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng cũng như đảm bảo tuân thủ chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ để tập trung cho mục tiêu củng cố và ổn định hoạt động. 2. Sự hình thành phòng giao dịch số 7 (số 259 Cộng Hoà, Phường 13, Quận tân Bình, TP Hồ Chí Minh) Được thành lập theo quyết định số 322/2006/QĐ-TGĐ của Tổng Giám Đốc Ngân hàng TMCP Nam Việt, căn cứ theo Điều lệ và Điều lệ sửa đổi của Ngân hàng TMCP Nam Việt được Thống đốc NHNN Việt Nam chuẩn y theo Quyết đinh số 1490/QĐ-NHNN ngày 04/07/2006 và Quyết định số 1972/QĐ-NHNN ngày 16/10/2006; Căn cứ quy chế tổ chức và hoạt động Ngân hàng TMCP Nam Việt do Chủ tịch HĐQT ban hành; Theo đề nghị của Trưởng phòng hành chính – Nhân sự Ngân hàng TMCP NamViệt “về việc thành lập phòng giao dịch số 7”. Tên gọi: “Phòng giao dịch số 7”. Thành lập ngày 30/11/2006. Hoạt động ngày 20/1/2010. Địa chỉ: 259 Cộng Hoà, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Phòng giao dịch số 7 là đơn vị hoạch toán phụ thuộc, được sử dụng con dấu riêng trong giao dịch với khách hàng. Chức năng của Phòng giao dịch số 7 là thực hiện theo quy chế và hoạt động Ngân hàng TMCP Nam Việt do Chủ tịch HĐQT ban hành. Hệ thống tổ chức của phòng giao dịch gồm có: Trưởng phòng: 1 người Phó phòng: 1 người Tổ tín dụng: 4 người Tổ kế toán – giao dịch viên - Thủ quỹ: 3 người ¶ Những hoạt động cụ thể của phòng giao dịch số 7 – Ngân hàng thương mai cổ phần Nam Việt Huy động vốn Nhận tiền gởi của các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế dưới mọi hình thức. Tiếp nhận nguồn vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Nghiệp vụ cho vay Cho vay các tổ chức cá nhân dưới các hình thức cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước khi Ngân hàng Nhà nước cho phép. Dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch vụ ngân quỹ, các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.. II/Kết quả hoạt động kinh doanh tại phòng GD số 7 Tổng tài sản. - Tổng tài sản của toàn Ngân hàng tính đến 31/12/2010 đạt 18,689,953 triệu Đồng, tăng 7,784,674 triệu Đồng (71.38%) so với năm 2009 và hoàn thành 93.45% kế hoạch tổng tài sản năm 2008. Tài sản co sinh lơi đat 17,188,254 triêu Đồng, chiếm 91.97% tổng tài sản. Chi tiết các khoản mục tài sản có sinh lời như sau: STT Khoản mục Tỷ trọng Giá trị 1 Tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD 4.755.732 25.45% 2 Cho vay 9,959,607 53.29% 3 Đầu tư thành lập công ty trực thuộc 47,000 0.25% 4 Góp vốn liên doanh mua cổ phần 325,915 1.74% 5 Đầu tư giấy tờ có giá 2,100,000 11.24% 6 Tài sản không sinh lời 1,501,699 8.03% Bảng 1: Nguồn vốn huy động trong năm 2010 tại phòng giao dịch số 7 Ngân hàng TMCP Nam Việt Đơn vị: Ngàn VND, USD Tổng vốn huy động VND USD 104.235.710 100% 1.034.924 100% Tiền gửi có kỳ hạn 102.671.629 98.5% 650.955 62.9% Tiền gửi không kỳ hạn 1.564.081 1.5% 383.969 37.1% (Nguồn: Được tổng hợp tại phòng giao dịch số 7) Theo bảng trên thì tổng nguồn vốn huy động được ở phòng giao dịch là 104.235.710 ngàn VND. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn là 102.671.629 ngàn VND chiếm 98.5% tổng vốn VND huy động được, tiền gửi không kỳ hạn là 1.564.081 ngàn VND chiếm 1.5%. Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao như vậy có thể giải thích là do lãi suất huy động ngắn hạn của Ngân hàng Nam Việt được đánh giá là tương đối cao có thể nói là cao nhất trong các Ngân hàng khác trong cùng kỳ hạn huy động. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp như vậy cung nói lên một điều là bước đầu của hoạt động thanh toán của phòng giao dich chưa được mạnh. Tương tự thì số lượng tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn cũng chiếm tỷ lệ áp đảo 62.9% đạt 650.955 USD, không kỳ hạn đạt 383.969 USD chiếm 37.1%. Như vậy trong năm 2010 phòng giao dich số 7 đã huy động được 1.034.924 USD. Phòng giao dịch số 7 Ngân hàng TMCP Nam Việt vừa mới hoạt động chính thức vào ngày 20 tháng 1 năm 2010, nên số liệu dùng để phân tích còn nhiều hạn chế và chưa đầy đủ. Vì vậy để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của phòng giao dịch, người viết tiến hành phân tích so sánh kết quả hoạt động của quý I năm 2008 so với quý I năm 2010. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOAT ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU I/Tổng quan về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nam Việt Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một Ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hoá từ nguồn vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân Ngân hàng. Bởi vì nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. Ý thức được điều đó trong năm 2010 Ngân hàng Nam Việt đã hoạt động tích cực và đã đạt được kết quả sau: Trong năm 2010, Ngân hàng Nam Việt đã huy động được trên 7.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt gần 4.000 tỷ đồng, tăng 850% so với đầu năm. Dư nợ tăng chủ yếu từ cho vay trung hạn, số tiền giải ngân tính đến thời điểm cuối năm 2010 đã đạt trên 12.000 tỷ đồng. Vào dịp cuối năm 2010, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và người dân gia tăng. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, vốn huy động của các Ngân hàng tại TP.HCM lại có dấu hiệu chững lại so với giữa năm 2010, nhiều Ngân hàng đều tăng lãi suất để điều tiết vốn. 1. Hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch số 7 Nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng. Trong bất kỳ hoạt động nào, muốn kinh doanh hiệu quả doanh nghiệp cần phải có vốn. Mỗi ngành nghề có quy mô vốn khác nhau. Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ huy động vốn không chỉ vì mục đích cầm cung ứng vốn để tăng trưởng kinh tế mà còn phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng như hoạt động thanh toán, hoạt động cấp tín dụng, đầu tư với mục tiêu cuối cùng là mang lại lợi nhuận. Lượng vốn mà một Ngân hàng huy động được nó thể hiện rõ qua các tài khoản tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán mặc dù đây không phải là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng nhưng cũng góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng thong qua các khoản phí thanh toán, làm phong phú sản phẩm và là nguyên nhân khiến khách hàng gắn bó với Ngân hàng hơn. Bảng 2: Nguồn vốn huy động của quý I/2010 và quý I/2011 Đơn vị tính: Triệu đồng, USD Chỉ tiêu Quý I/ 2009 Quý I/2010 Tăng (giảm) %Tăng (giảm) Phân loại theo nội, ngoại tệ VND 32.905 82.461 +49.556 151 % USD 120.107 1.009.672 +889.565 740 % Phân loại theo thời hạn Tiền gởi không kỳ hạn VND 260 243 -17 -6 % USD 60 131.294 +131.234 219 % Tiền gởi có kỳ hạn VND 32.645 82.218 +49.573 152 % USD 120.047 878.373 +758.326 +632 % (Nguồn: Được tổng hợp từ phòng giao dịch số 7) Như đã tổng hợp ở bản trên, sang quý I/2010 doanh số về huy động vốn tăng rất mạnh so với quý I/2009 kể cả nội tệ lẫn ngoại tệ. Cụ thể là tiền VND huy động được 82.461 triệu đồng ở quý I/2008, tăng 151% so với quý I/2009. Trong đó tiền huy động không kỳ hạn giảm 6%, tiền huy động có kỳ hạn tăng 152% tương đương với giảm 49.573 triệu đồng. Tương tự tiền huy động bằng USD ở quý I/2010 cũng tăng so với quý I/2009 kể cả ở tiền gởi có kỳ hạn và không có kỳ hạn. Cụ thể tăng 889.565 USD tương đương với 740%. Trong đó tiền gởi không kỳ hạn tăng 131.234 USD (+219%), tiền gởi có kỳ hạn tăng 758.326 USD (+632%). Có được sự tăng mạnh về quy mô huy động vốn như vậy chủ yếu là lãi suất huy động ở Ngân hàng Nam Việt nói riêng và các Ngân hàng nói chung đếu rất hấp dẫn, đặc biệt là đối với các khoản tiền gởi dưới một năm. Cụ thể cuối năm 2009 lãi suất ở Ngân hàng TMCP Nam Việt từ ngày 01/12/2009 đến ngày 28/02/2010 đã tăng từ 2,24%/năm đến 7,5%/năm đối với các khoản tiền gửi đến 12 tháng. Cũng đến ngày 28/02/2010 đồng loạt các khoản tiền gửi đến dưới 12 tháng điều được hưởng mức lãi suất là 12%/năm trong khi các mức lãi suất của các khoản tiền gửi trên 12 tháng thì không biến động gì cả. Đây là lần đầu tiên ở Ngân hàng Nam Việt, nguồn vốn ngắn hạn lại được huy động với lãi suất cao hơn nguồn vốn dài hạn. Điều này có thể làm cho lợi nhuận của Ngân hàng bị âm vào cuối năm nay do khách hàng không dám vay với lãi suất quá cao như hiện nay Không chỉ riêng ở Ngân hàng Nam Việt mà các Ngân hàng TMCP khác cũng có dự đoán như thế vào cuối năm 2010 vừa qua. Tuy nhiên thì vào cuối tháng 3/2010 lãi suất huy động ở Ngân hàng Nam Việt cũng như các Ngân hàng khác cũng đã chững lại và có hướng giảm xuống. Hy vọng với diễn biến như thế hoạt động tín dụng ở Ngân hàng TMCP Nam Việt nói riêng và các Ngân hàng TMCP khác nói chung sẽ cải thiện được tình hình hoạt động của mình theo hướng tốt cho mình và tốt hơn cho nền kinh tế nước nhà. Các Ngân hàng rơi vào cảnh khủng hoảng vừa qua nguyên nhân là do: Để kiềm chế lạm phát quá cao 2009, vượt mức hai con số lên đến 12,68%/năm, và nhằm giảm mức lạm phát này vào năm 2010 thì bước vào tháng 2, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện “cấp tốc” một chính sách khống chế lạm phát khá mạnh tay, trong đó ưu tiên thu hồi 20.300 tỷ đồng thông qua việc bắt buột các Ngân hàng thương mại mua tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất thấp nhất 7,8%/năm (so với thị trường từ 11% đến 14%/năm). Bên cạnh đó các Ngân hàng còn phải tăng dự trữ bắt buột từ 10% lên 11%, điều này có nghĩa là các NHTM phải thu hồi từ các nơi đã cho vay thêm khoảng 20.000 tỷ đồng về tủ sắt của mình theo lệnh của Ngân hàng Nhà nước. Với 2 biện phàp này trên thị trường tiền tệ đã xảy ra nạn khan hiếm tiền mặt, ít nhất là 40.300 tỷ đồng trong một thời gian cực ngắn đe dọa đến hoạt động tín dụng, cho vay, thanh toán…của khối các NHTM, mở ra một cuộc chạy đua nâng cao lãi suất để thu hút lượng tiền trong dân nhằm duy trì hoạt động “chịu lỗ”. Hiệu ứng này không dừng lại ở đây, mà còn thể hiện qua chỉ số VN_Index trên thị trường chứng khoán đỏ rực từ khi năm mới bắt đầu, liên tục hạ mức sàn còn 550 điểm đến 650 điểm, giảm giá trị còn 30 đến 35%, gây thiệt hại không nhỏ cho các nhà đầu tư ngắn hạn và tạo cơ hội vàng cho các nhà đầu cơ thị trường trong và ngoài nước. 2. Hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch số 7 Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một Ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gởi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân Ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gởi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì Ngân hàng, chi nhánh của Ngân hàng, phòng giao dịch của Ngân hàng được thành lập từ 3 năm trở lên mới được phép cho vay bằng USD. Nên phòng giao dịch số 7 chưa được phép cho vay bằng USD. Và phòng giao dịch chỉ được quyền quyết định khách hàng cho vay các khoản vay đến 500 triệu đồng. Đối với các khoản cho vay lớn hơn thì phải chờ sự quyết định của Hội sở Ngân hàng TMCP Nam Việt. Bảng 3: Tình hình dư nợ trong năm 2010 Đơn vị tính: Tỷ VND Chỉ tiêu Doanh số tỉ lệ % Tổng dư nợ cho vay 32 100% 1. Phân theo kỳ hạn - Ngắn hạn 5,8 18,13% - Trung và dài hạn 26,2 81,87% 2. Phân loại dư nợ theo khách hàng - Cá nhân 28,8 90% - Doanh nghiệp 3,2 10% (Nguồn: được tổng hợp từ phòng giao dịch số 7) Từ số liệu trên ta thấy: Năm 2010 tổng dư nợ là 32 tỷ đồng. Trong đó không có dư nợ ngoại tệ. Xét về thời hạn cho vay thì dư nợ ngắn hạn đạt 5,8 tỷ chiếm 18,13% tổng dư nợ, còn doanh số cho vay trung và dài hạn của phòng giao dịch là 26,2 tỷ đồng chiếm 81,87%, gấp hơn 4 lần so với cho vay ngắn hạn. Mục đích của tín dụng trung và dài hạn nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất…Các khoản vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu nên có độ rủi ro vốn lớn. Với tỷ lệ như trên thì các khoản cho vay Về dư nợ theo khách hàng ta thấy nhóm khách hàng cá nhân chiếm tỉ trọng rất lớn 90% đạt 28,8 tỷ đồng doanh số cho vay của phòng giao dịch. Trong khi đó nhóm khách hàng là doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rất khiêm tốn chỉ 10% đạt 3,2 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ Ngân hàng phục vụ cho lợi ích các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể là phần lớn và là điểm mạnh của Ngân hàng, cần phát huy tích cực hơn nữa để tiếp tục tăng doanh số. Đồng thời phòng giao dịch phải nỗ lực rất lớn và có hướng chăm sóc khách hàng tốt hơn để loi kéo những khách hàng tiềm năng về phía mình. Bảng 4: Tình hình dư nợ quý I/2009 và quý I/2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Quý I/2009 Quý I/2010 So sánh % tăng (giảm) Tổng dư nợ 1,6 9,7 8,1 506% Nợ ngắn hạn 0,48 4,747 4,267 889% Nợ trung-dài hạn 1,12 4,953 3,833 342% (Nguồn: Tổng hợp từ phòng giao dịch số 7) Từ bảng trên ta thấy: Tổng dư nợ quý I/2010 đạt 9,7 tỷ đồng tăng 8,1 tỷ đồng so vởi quý I/2009 tương đương với tăng 506%. Dư nợ cho vay ngắn hạn trong quý I/2010 đạt đến 4,747 tỷ đồng, tăng 4,267 tỷ đồng, tương đương tăng đến 889%. Dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng tăng đáng kể cụ thể là quý I/2009 chỉ đạt 1,12 tỷ đồng, trong khi đó sang quý I/2010 đã tăng lên 4,953 tỷ đồng, tăng 342%. Như vậy qua thống kê ở trên phòng giao dịch số 7 đã chú trọng và tăng doanh số lên rất nhiều trong cho vay ngắn hạn, đúng như định hướng vào cuối năm 2009 nêu trên. Góp phần làm tăng thêm doanh thu và làm hạn chế phần nào rủi ro cho phòng giao dịch số 7 nói riêng và Ngân hàng Nam Việt nói chung. Tuy nhiên thì tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn (51%) vẫn chiếm nhiều hơn so với dư nợ ngắn hạn (49%), nên dù có giảm bớt được rủi ro nhưng với tỷ lệ này thì doanh số trên vẫn tiềm ẩn rủi ro đáng kể. Vì các khoản vay trung và dài hạn có đặc điểm là thu hồi vốn trong nhiều năm, do đó nếu doanh số cho vay trung và dài hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ trung và dài hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ dẫn đến rủi ro sẽ cao. Hơn nữa các khoản tiền gởi Ngân hàng huy động được tại phòng giao dịch số 7 chủ yếu là từ nguồn vốn ngắn hạn. Mà lấy nguồn này để đầu tư cho dài hạn là rất nguy hiểm, vì Ngân hàng có thể sẽ mất khả năng thanh toán do dư nợ dài hạn quá nhiều sẽ không kịp thu hồi để bù đắp cho các nghĩa vụ nợ tiền gởi ngắn hạn của khách hàng, làm giảm uy tín của Ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Nhưng theo tiến triển tốt như trên thì phòng giao dịch số 7 sẽ tiếp tục tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và sẽ tối ưu nhất dư nợ dài hạn trong các quý tiếp theo. Điều này nói lên sự tăng trưởng của đầu năm 2010 là rất lớn. Hứa hẹn một năm thuận lợi của phòng giao dịch số 7. Nhưng do chính sách thắt chặc tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã làm cho lãi suất cho vay của các Ngân hàng phải đội lên chưa từng có trước đây, nên các quý cuối năm 2010 sẽ có xu hướng giảm xuống. II/ Nợ xấu, nợ quá hạn Nợ xấu: số dư nợ xấu (nợ phân loại các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định của NHNN) của toàn Ngân hàng là 244,236 triệu Đồng, chiếm 2.45% tổng dư nợ, tăng 85,163 triệu Đồng so với năm 2008, đồng thời đảm bảo nhỏ hơn tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước (3%), cụ thể như sau: ĐƠN VỊ TÍNH: TRIỆU ĐỒNG STT Đ ƠN VỊ TH 2009 TH2010 SỐ DƯ TỶ LỆ(%) SỐ DƯ TỶ LỆ(%) 1 HỘI SỞ CHÍNH 77,340 2.3 120,416 1,88 2 CN KIÊN GIANG 12,617 4.67 8,493 1,51 3 CN HÀ NỘI 57,195 7.16 76,434 8,66 4 CN HẢI PHÒNG 6,796 1.34 31,443 4,45 5 CN ĐÀ NẴNG 3,682 1.10 2,625 0,59 6 CN CẦN THƠ 1,443 0.7 2,910 1,06 7 CN HUẾ 454 0,54 8 CN BÌNH DNƯƠNG - - 9 CN TIỀN GIANG - - 10 CN VŨNG TÀU - - 11 CN ĐỒNG NAI - - 12 CN LONG AN 1,289 1,97 13 CN BẮC NINH 172 1,97 TOÀN HỆ THỐNG 159,073 2,91 244,236 2,45 Nợ quá hạn: số dư nợ quá hạn (nợ phân loại các nhóm 2, 3, 4 và 5 theo quy định của NHNN) của toàn Ngân hàng là 348,961 triệu Đồng, chiếm 3.50% tổng dư nợ, giảm 63,214 triệu Đồng so với năm 2008, cụ thể như sau: Đơn vị tính: triệu Đồng STT Đ ƠN VỊ TH 2009 TH2010 SỐ DƯ TỶ LỆ(%) SỐ DƯ TỶ LỆ(%) 1 HỘI SỞ CHÍNH 241,961 7.20 173,084 2.70 2 CN KIÊN GIANG 24,704 9.19 14,483 2.58 3 CN HÀ NỘI 104,929 13.14 94,953 10.76 4 CN HẢI PHÒNG 30,337 5.99 37,116 5.26 5 CN ĐÀ NẴNG 8,560 2.56 6,582 1.49 6 CN CẦN THƠ 1,685 0.82 3,788 1.38 7 CN HUẾ 1,309 1.55 8 CN BÌNH DNƯƠNG 302 0.13 9 CN TIỀN GIANG 772 1.16 10 CN VŨNG TÀU 463 0.36 11 CN ĐỒNG NAI 13,940 14.32 12 CN LONG AN 1,427 2.18 13 CN BẮC NINH 742 8.50 TOÀN HỆ THỐNG 412,175 7.53 348,961 3.50 Hình : Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu TH2009 TH2010 TH2010 III/Thực trạng cho vay có tài sản bảo đảm tại phòng giao dịch số 7 1. Hoạt động cấp tín dụng có tài sản bảo đảm. Với chương trình tái cơ cấu lại hoạt động, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp và tiếp tục phát triển cho vay đối với cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, hoạt động tín dụng có bảo đảm tại phòng giao dịch số 7 ngày càng được tăng cao. Công tác tín dụng tiếp tục được mở rộng trên cơ sở bảo đảm an toàn, kiểm soát được chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Bảng 5: Tình hình dư nợ có tài sản bảo đảm trong năm 2010 Chỉ tiêu Doanh số (tỷ đồng) tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 32 100 Dư nợ có tài sản bảo đảm 31,5 98,44 Dư nợ không bảo đảm 0,5 1,56 Đơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn: Tổng hơp từ phòng giao dịch số 7) Theo bảng 5 ta thấy trong năm 2010 phòng giao dịch số 7 có tổng dư nợ cho vay là 32 tỷ đồng. Trong đó dư nợ có tài sản bảo đảm chiếm đến 98,44%, đạt 31,5 tỷ đồng và dư nợ không có tài sản bảo đảm chỉ chiếm 1,56%, đạt 0,5 tỷ đồng. Dựa vào tỉ lệ trên thể hiện rõ chủ yếu phòng giao dịch tập trung vào các khách hàng có sử dụng tài sản bảo đảm làm bảo đảm cho khoản vay. Đều này góp phần rất lớn vào việc khắc phục được phần rủi ro mà phần “Hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch số 7” đã được phân tích ở trên. Doanh số cho vay này là tương đối thấp hơn so với phòng giao dịch số 6 trong năm 2010 (40 tỷ đồng - số liệu từ phòng giao dịch số 7) cùng thời gian hoạt động và cùng quy mô so với phòng giao dịch số 7. Nhưng trong những năm tới phòng giao dịch số 7 với đội ngũ nhân viên đầy kinh nghiệm cùng nghiệp vụ chuyên môn vững chắc hứa hẹn sẽ đem lại doanh số cho vay tăng cao, an toàn cùng phát triển, thi đua lành mạnh với các phòng giao dịch bạn nói riêng và với các Ngân hàng khác nói chung. Bảng 6: Tình hình dư nợ có tài sản bảo đảm quý I/2009 và quý I/2010 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Quý I/2009 Quý I/2010 So sánh % tăng (giảm) Tổng dư nợ 1,6 9,7 8,1 506% Dư nợ có bảo đảm 1,6 9,7 8,1 506% Dư nợ không bảo đảm 0 0 0 0 (Nguồn: Được tổng hợp từ phòng giao dịch số 7) Dựa vào bảng 6 thì trong quý I của cả hai năm 2009 và 2010 phòng giao dịch số 7 chưa có khoản cho vay nào không có tài sản bảo đảm. Tức là dư nợ có tài sản bảo đảm quý I của 2 năm cũng chính là tổng dư nợ của hai năm. Qua bảng này một lần nữa lại khẳng định môt điều là phòng giao dịch số 7 luôn đặt mục tiêu an toàn tín dụng lên hàng đầu. Trong quý I/2010 doanh số đã tăng rất đáng nể 506%, đạt 8,1 tỷ đồng. Cụ thể năm 2010 chỉ là 1,6 tỷ đồng sang 2010 đã lên đến 9,7 tỷ đồng. Kết quả này thể hiện được hiệu quả tốt của sự nổ lực làm việc của đội ngũ nhân viên tại phòng giao dịch số 7. Huy vọng là kết quả này sẽ được duy trì tốt đẹp cho dù biến động bất ổn hay thuận lợi của nền kinh tế thị trường trong nước và quốc tế vẫn cứ liên tục diễn r 2. Các hình thức bảo đảm tín dụng được áp dụng tại phòng giao dịch số 7 Công tác tín dụng tại phòng giao dịch số 7 hiện nay áp dụng cả cho vay tín chấp và cho vay có tài sản bảo đảm. Trong cho vay có bảo đảm thì các biện pháp bảo đảm tiền vay được chia làm ba hình thức, đó là thế chấp, cầm cố và bảo lãnh của bên thứ ba. Tùy theo từng khoản tín dụng cụ thể khác nhau mà Ngân hàng và khách hàng vay sẽ thỏa thuận sử dụng loại hình bảo đảm tiền vay nào cho phù hợp. Tình hình cho vay đối với các hình thức có tài sản bảo đảm được thể hiện như sau: Bảng 7: Các hình thức bảo đảm năm 2010 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng Giá trị Thế chấp Cầm cố Bảo lãnh Giá trị tỷ trọng % Giá trị tỷ trọng % Giá trị tỷ trọng % Dư nợ có tài sản bảo đảm 31,5 25 79,37 4,7 14,92 1,8 5,7 Giá trị tài sản dùng bảo đảm 80 55 68,75 18,3 22,88 6,7 8,37 (Nguồn: Được tổng hợp từ phòng giao dịch số 7) Qua bảng số liệu cho thấy tỷ trọng của hình thức thế chấp trong ba hình thức bảo đảm tín dụng chiếm tỷ lệ rất lớn và lớn nhất. Cụ thể hình thức thế chấp chiếm tỷ trọng 79,37% đạt 25 tỷ đồng. Lý do là Ngân hàng chủ yếu nhận nhà ở, bất động sản và QSDĐ làm bảo đảm cho khoản vay. Những tài sản gắn liền với đất như nhà cửa, nhà xưởng sản xuất có giá trị lớn, có xu hướng tăng dần theo thời gian nên được Ngân hàng rất ưa chuộng. Điều này được thể hiện cụ thể ở bảng 7, dư nợ chỉ 25 tỷ đồng nhưng tài sản dùng thế chấp để đảm bảo cho khoản vay trị giá đến 55 tỷ đồng chiếm đến 68,75% tổng giá trị tài sản dùng bảo đảm trong năm 2010. Giá trị dùng thế chấp lớn như vậy thì Ngân hàng sẽ không gặp rủi ro trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng trách nhiệm trả nợ của mình. Tài sản cầm cố chủ yếu là sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gởi, kỳ phiếu Ngân hàng, trái phiếu kho bạc…, vàng, các phương tiện vận tải và máy móc chuyên dụng. Đối với tài sản cầm cố là xe hơi, xe ôtô các loại thì chủ yếu nhận những loại xe mới, tức là dạng tài sản hình thành từ vốn vay. Hiện nay Ngân hàng rất hạn chế nhận hàng hóa làm tài sản bảo đảm vì không có điều kiện và khả năng coi giữ, bảo quản. Ta thấy về tỷ trọng các hình thức cầm cố chiếm tỷ trọng tương đối cao. Cụ thể là dư nợ là 4,7 tỷ chiếm 14,92%, giá trị tài sản cầm cố để bảo đảm cho khoản vay là tỷ lệ chiếm 22,88%, giá trị của tài sản cầm cố là 18,3 tỷ đồng. Với doanh số trên thì cũng thể hiện khả năng thu hồi tốt đươc các khoản cho vay của Ngân hàng vì thế sẽ ít gặp rủi ro về tín dụng. Đối với bảo lãnh của bên thứ ba thì Ngân hàng Nam Việt chỉ nhận bảo lãnh có tài sản bảo đảm, và phải bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ. Vì thế hình thức bảo lãnh của bên thứ ba chiếm tỷ trọng rất ít chỉ 5,7% của tổng dư nợ có tài sản bảo đảm, đạt 1,8 tỷ đồng với giá trị tài sản được bên thứ ba bảo lãnh là 6,7 tỷ đồng chiếm 8,37%. bảng 8: Các hình thức bảo đảm trong quý I/2009 và quý I/2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng Giá trị Thế chấp Cầm cố Bảo lãnh Giá trị tỷ trọng Giá trị tỷ trọng Giá trị tỷ trọng Quý I/2010 Dư nợ có bảo đảm 1,6 1 62,5% 0,4 25% 0,2 12,5% Giá trị dùng bảo đảm 4,4 3,5 79,6% 0,5 11,4% 0,4 9% Quý I/2008 Dư nợ có bảo đảm 9,7 1 10,3% 5 51.6% 3,7 38,1% Giá trị dùng bảo đảm 14,3 3 21% 6,8 47,6% 4,5 31,5% (Nguồn: được tổng hợp từ phòng giao dịch số 7) Quá số liệu của bảng 8, cho thấy có sự chuyển biến rất rõ ràng về kết cấu của các hình thức bảo đảm tín dụng. Ở quý I/2010 hình thức thế chấp để bảo đảm cho các khoản vay chiếm tỷ lệ cao nhất thì sang quý I/2008 lại có tỷ lệ thấp nhất. Cụ thể là hình thức thế chấp quý I/2010 đạt 1 tỷ đồng chiếm 62,5% tổng dư nợ có tài sản bảo đảm. Ta thấy về mặt số tuyệt đối thì không đổi nhưng tỷ trọng của nó lại giảm một cách đáng chú ý giảm đến 52,2% (62,5%-10,3%). Song song đó thì giá trị dùng để đảm bảo cho các khoản vay cho hình thức thế chấp thì lại giảm từ 3,5 tỷ đồng xuống còn 3 tỷ đồng. Xảy ra sự thay đổi này có thể là do nguyên nhân đầu năm 2010 vừa qua tình hình nhà đất có dấu hiệu “đóng băng” trở lại. Trước biến động này thì Ngân hàng rất ngại và dè dặt đến việc cho vay dưới hình thức thế chấp nhà cửa, đất đai…vì nếu cho vay nhiều theo hình thức bảo đảm này sẽ ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản bảo đảm, do tính thanh khoản thấp của các tài sản này trong thị trường hiện nay sẽ làm cho Ngân hàng tốn nhiều thời gian và chi phí để thu hồi nợ, gây tổn thất về vốn không tốt cho Ngân hàng. Ngược lại với hình thức thế chấp thì hình thức cầm cố lại tăng mạnh, từ dư nợ 0,4 tỷ đồng sang quý I/2010 đã tăng lên đến 5 tỷ đồng. Tuy số tuyệt đối tăng mạnh nhưng về số tương đối thì cầm cố tăng 26,6% (51,6%-25%). Giá trị tài sản dùng hình thức cầm cố để bảo đảm cho khoản vay cũng tăng đáng ngờ. Cụ thể là từ 0.5 tỷ đồng tăng lên 6,8 tỷ đồng, tăng 36,2% (47,6%-11,4%). Trong khi đó thì hình thức bảo lãnh của bên thứ ba ở quý I/2010 cũng tăng từ 0,2 tỷ đồng lên 3,7 tỷ đồng, tăng 25,6% (38,1-12,5) và giá trị tài sản dùng bảo lãnh cũng tăng từ 0,4 tỷ đồng lên 4,5 tỷ đồng, tăng 22,5% (31,5%-9%). Do có sự biến động ảnh hưởng không tốt đến việc nhận thế chấp các tài sản có tính thanh khoản thấp (trong thời điểm hiện nay), thì Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng bằng cách tăng cường đến các tài sản khác có tính thanh khoản tương đối ổn định để nhận làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay. Vì thế hình thức cầm cố và bảo lãnh là hình thúc bảo đảm tín dụng mà Ngân hàng đang hướng tới. Tiếp tục mở rộng tín dụng lấy mục tiêu đi đầu là đảm bảo vốn an toàn, kiểm soát được rủi ro và nâng cao đến mức tối đa chất lượng của các khoản cho khách hàng vay. Chính vì mục tiêu này mà trong suốt quá trình hoạt động cho đến quý I/2010 ở phòng giao dịch không tồn tại tình trạng nợ quá hạn. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với một phòng giao dịch còn mới mẻ như phòng giao dịch số 7, đó cũng chính là kết quả của những công tác luôn chú trọng bảo đảm an toàn vốn, dự phòng rủi ro bằng cách trích lập quỹ dự phòng và theo dõi chặt chẽ các hoạt động tín dụng của bộ phận tín dụng tại phòng giao dịch số 7. 3. Quy trình nhận tài sản bảo đảm tại phòng giao dịch số 7 Về mặt nhân sự, bộ phận tín dụng của mỗi phòng giao dịch chỉ có cán bộ tín dụng có trách nhiệm xử lý các hồ sơ từ A đến Z, tức là từ khâu nhận hồ sơ xin vay, thẩm định, lập tờ trình và đưa ra ý kiến có chấp nhận cấp tín dụng hay không. Hiện nay ở phòng giao dịch số 7 vẫn áp dụng quy trình nhận tài sản bảo đảm theo các bước như sau: Nhận và kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm: Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cụ thể về từng hình thức bảo đảm tiền vay để khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có thể hiểu đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản của bên vay đối với tài sản bảo đảm. Sau đó nhận và kiểm tra bộ hồ sơ tài sản. Thẩm định tài sản bảo đảm: Nguồn thông tin để thẩm định: có thể từ nhiều nguồn như từ hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp, từ khảo sát thực tế, từ các nguồn khác như từ người quen, thông tin của địa phương nơi khách hàng cư trú… Quá trình thẩm định tài sản bảo đảm phải kết luận được các nội dung: + Tài sản có đủ điều kiện bảo đảm theo quy định của pháp luật hay không + Khả năng chuyển nhượng tài sản + Giá trị của tài sản có đủ bảo đảm cho khoản vay hay không + Trường hợp xấu nhất xảy ra, rủi ro dự kiến ở mức nào Lập báo cáo thẩm định Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm viết báo cáo thẩm định trình trưởng phòng nhận xét rõ ràng về hồ sơ bảo đảm tiền vay có đầy đủ theo quy định; tính pháp lý của tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; phân tích, đánh giá, dự báo về giá trị, khả năng chuyển nhượng, phương pháp quản lý tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, tài sản của bên thứ ba được dùng để bảo lãnh; dự báo các rủi ro có thể xảy ra đối với biện pháp bảo đảm và các biện pháp hạn chế rủi ro đó; kết luận: nêu rõ có đồng ý nhận tài sản bảo đảm hay không. Trường hợp đồng ý thì trị giá tài sản được định giá là bao nhiêu. Các điều kiện và phương pháp quản lý tài sản cầm cố, thế chấp. Các đề xuất khác. Mức cho vay tối đa đối với tài sản đó. Lập hợp đồng bảo đảm Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh được cán bộ tín dụng lập thành văn bản theo mẫu của Ngân hàng. Sau đó phải tiến hành công chứng hợp đồng bảo đảm. Khi công chứng xong nhân viên tín dụng đi đăng ký giao dịch bảo đảm ngay trong ngày. Sau khi nhận được biên nhận đăng ký giao dịch bảo đảm thì nhân viên tín dụng phải tiến hành nhập kho các giấy tờ có liên quan tới tài sản bảo đảm, cùng biên nhận. Trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm trong ngày chưa kịp thì nhân viên tín dụng trình nhập kho toàn bộ hồ sơ toàn bộ tài sản bảo đảm. Ngày hôm sau, nhân viên tín dụng trình phiếu tạm xuất kho tài sản bảo đảm và thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm. Bàn giao tài sản bảo đảm: Sau khi hợp đồng bảo đảm có hiệu lực, Ngân hàng và khách hàng thực hiện bàn giao hồ sơ, tài sản bảo đảm và lập biên bản bàn giao. Tuỳ theo từng loại tài sản, phương thức giữ tài sản bảo đảm có thể được Ngân hàng thực hiện theo một trong ba phương thức sau: + Ngân hàng cho vay giữ và quản lý tài sản. + Khách hàng vay, bên bảo lãnh được quản lý tài sản, Ngân hàng trực tiếp cho vay và giữ hồ sơ. + Bên thứ ba được giao, thuê giữ tài sản, Ngân hàng trực tiếp cho vay giữ hồ sơ. Đối với tài sản thế chấp thì Ngân hàng giữ toàn bộ bản chính các giấy tờ sở hữu tài sản. Đối với tài sản cầm cố thì Ngân hàng trực tiếp lưu giữ toàn bộ chứng từ có giá như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu… Khi giao nhận tài sản cũng như giấy tờ đều có biên bản bàn giao có chữ ký của các bên. Đối với cầm cố số dư tiền gửi trong tài khoản thì Ngân hàng sẽ phong tỏa số dư đó cho đến khi khách hàng trả hết nợ. Đối với việc hạch toán tài sản thế chấp, cầm cố: Ngay sau khi ký hợp đồng tín dụng, phòng tín dụng sẽ lập giấy đề nghị và biên bản bàn giao giao lại cho phòng kế toán nhập ngoại bảng tài sản thế chấp, cầm cố với nội dung: Tên đơn vị, cá nhân, số tài khoản, giá trị nhập ngoại bảng, chi tiết về tài sản bảo đảm… Sau đó hồ sơ sẽ được chuyển sang cho phòng ngân quỹ xác nhận đã nhận và bảo quản tài sản Giải chấp tài sản bảo đảm Khách hàng thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân hàng thì nhân viên tín dụng tiến hành làm thủ tục giải chấp tài sản. Giải chấp tài sản được thực hiện theo quy trình sau: Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm: Nhân viên tín dụng lập đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm và trình cấp có thẩm quyền duyệt. Lập phiếu xuất kho tài sản bảo đảm. Phiếu xuất kho tài sản bảo đảm được lập thành ba bản, phòng tín dụng giữ một bản, phòng dịch vụ khách hàng (bộ phận kho quỹ) giữ một bản, phòng tài chính kế toán giữ một bản. Nhân viên tín dụng giao trả hồ sơ tài sản bảo đảm cho khách hàng. Việc giao trả tài sản được khách hàng ký nhận vào Biên bản giao nhận tài sản. Nhân viên tín dụng hỗ trợ khách hàng đi xóa đăng ký giao dịch bảo đảm. Lưu ý: người nhận tài sản bảo đảm phải là người đã ký giao hồ sơ tài sản cho Ngân hàng. Trường hợp người nhận không phải là một trong hai người giao hồ sơ ban đầu thì phải có giấy ủy quyền. Hồ sơ chuyển sang phòng dịch vụ khách hàng gồm có: + Phiếu xuất kho tài sản bảo đảm + Biên bản giao nhận tài sản bảo đảm giữa Ngân hàng và khách hàng. + Phiếu xuất ngoại bảng tài sản bảo đảm. Phiếu này được in từ chương trình MicroBank sau khi thực hiện thao tác thay đổi trạng thái hợp đồng thế chấp. Thông báo giải chấp Nhân viên tín dụng lập thông báo giải chấp trình cấp có thẩm quyền ký duyệt để gửi phòng công chứng hoặc UBND nơi đã công chứng hợp đồng thế chấp. IV/ Những hạn chế trong cho vay có TSBĐ tại phòng giao dịch 1. Nguyên nhân từ môi trường pháp lý Những vướng mắc trong việc thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ: Thứ nhất, về mục đích thế chấp bảo lãnh, Luật đất đai 2003 quy định: tổ chức kinh tế được thế chấp bảo lãnh bằng QSDĐ tại tổ chức tín dụng chỉ “để vay vốn” (Khoản 2, điều 10); hộ gia đình, cá nhân được thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ chỉ để “vay vốn sản xuất kinh doanh” (Khoản 7, điều 113). Đó là những quy định rất vô lý, vì không cho phép được thế chấp tài sản của mình để làm những việc khác như bảo đảm nghĩa vụ cho các hợp đồng mua bán, đầu tư hay phục vụ nhu cầu đời sống, kể cả vay vốn để học tập, xây dựng nhà ở hay trị bệnh…Nếu thế chấp, bảo lãnh để sử dụng cho những mục đích này thì có thể dẫn đến hợp đồng bảo đảm tiền vay bị vô hiệu. Tuy nhiên, điều trên chỉ xảy ra đối với QSDĐ trống, còn nếu đất có nhà ở, có các tài sản khác gắn liền với đất thì Luật đất đai không đề cập đến, do vậy vẫn được thế chấp, bảo lãnh với tài sản là một khối bất động sản cho những mục đích nói trên. Chính vì thế mà những quy định vô lý trên nên được loại bỏ. Thứ hai, về loại đất được và không được thế chấp, bảo lãnh, thì điểm thay đổi đáng kể nhất là kể từ ngày 01/07/2004 trở đi, đất của các tổ chức, cá nhân trong nước thuê của nhà nước hoặc thuê lại đất trong khu công nghiệp, cho dù có trả tiền trước trong thời gian bao lâu cũng không được phép thế chấp, bảo lãnh (trừ đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài sử dụng đất để đầu tư ở Việt Nam, được nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê). Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp được hay không được thế chấp QSDĐ, các tổ chức kinh tế và hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất điều có quyền thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất. Vì pháp luật đã cho phép thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất thuê, thì khi xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh cũng sẽ đương nhiên được xử lý cả QSDĐ. Do vậy, việc hạn chế đất thuê không được thế chấp, bảo lãnh là không có ý nghĩa về mặc pháp lý. Ngoài ra, dù không được thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, nhưng người sử dụng đất vẫn có thể cầm cố giá trị số tiền thuê đất đã trả trước với tư cách là một quyền tài sản (QSDĐ thuê với số tiền thuê đất đã trả trước). Thứ ba, về vấn đề đăng ký thế chấp, bảo lãnh. Theo khoản 3 điều 122, nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định: Văn phòng đăng ký quyền sử dung đất thuộc sở tài nguyên, môi trường (cấp tỉnh, thành phố) thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSDĐ của các tổ chức. Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc phòng tài nguyên môi trường (cấp quận huyện) thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên vấn đề phức tạp là ở chỗ, có khi lại thực hiện theo hướng dẫn của địa phương là giấy chứng nhận QSDĐ do cấp nào cấp (thành phố hay quận huyện) thì khi đăng ký thế chấp, bảo lãnh sẽ đăng ký ở cấp đó, không phân biệt chủ thể. Vì thế khách hàng và Ngân hàng khi đi đăng ký thế chấp, bảo lãnh sẽ bị bối rối, mất nhiều thời gian để chạy hết cơ quan này đến cơ quan khác. Do đó nhiều hợp đồng thế chấp, bảo lãnh vì hết thời hạn đăng ký thế chấp, bảo lãnh (theo quy đinh của Luật đất đai năm 2003 thì thời hạn đăng ký thế chấp bảo lãnh chỉ có 5 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng). Nguyên nhân còn là vì phải mất rất lâu nữa mới thành lập được đủ các văn phòng đăng ký QSDĐ ở tất cả các địa phương, trong khi nhiều địa phương lại đã từ chối việc đăng ký thế chấp bảo lãnh theo quy định cũ mặc dù có công văn chỉ đạo của Bộ Tư Pháp. Thứ tư, về thời hạn đăng ký thế chấp, bảo lãnh: Theo điểm b, khoản 1, điều 130 Luật đất đai 2003 quy định “trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng, bên thế chấp, bên được bảo lãnh bằng QSDĐ nộp hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh theo quy định”. Đây là một quy định hết sức vô lý, xa rời thực tế, không phù hợp với đặc điểm cho vay của Ngân hàng. Thời hạn trên có thể không đủ để thực hiện để công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm. Vì tại điều 41, nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của chính phủ về công chứng, chứng thực đã quy định: thời hạn công chứng chứng thực được thực hiện trong vòng từ 3 đến 30 ngày đối với các loại hợp đồng từ thông thường đến đặc biệt phức tạp. Ngoài ra chưa kể trường hợp Ngân hàng còn có thể nhận tài sản bảo đảm mới hoặc bổ sung sau một thời gian đã cho vay. 2. Vướng mắc về việc công chứng hợp đồng bảo đảm Trong thời gian gần đây, khi cán bộ Ngân hàng và khách hàng đến phòng công chứng nhà nước để công chứng tính xác thực của hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ thì công chứng viên đã không công chứng hợp đồng bảo đảm đã soạn thảo sẵn theo mẫu của Ngân hàng, mặc dù nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Công chứng viên cho rằng hợp đồng bảo đảm giữa Ngân hàng và khách hàng quá dài và công chứng viên quá bận rộn, không có đủ thời gian rà soát từng khoản mục xem có vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội không. Do đó, công chứng viên đề nghị khách hàng và Ngân hàng làm theo hợp đồng mẫu do phòng công chứng soạn thảo sẵn. Nếu không thì công chứng nhà nước có thể từ chối chứng nhận hợp đồng bảo đảm đó. Tuy nhiên lý do từ chối như trên là chưa thỏa đáng và không phù hợp với pháp luật, cụ thể như: Thứ nhất, hợp đồng bảo đảm bằng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất là một dạng hợp đồng dân sự, phải được bảo đảm ký kết trên nguyên tắc bình đẳng tự nguyện, mà lại bị yêu cầu làm theo mẫu sẵn là đã vi phạm vào nguyên tắc này, có thể nói là đã áp đặt và chưa tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự. Thêm nữa, nội dung của hợp đồng do phòng công chứng soạn sẵn quy định “Ngân hàng chỉ được xử lý tài sản để thu nợ khi khoản vay đến hạn mà khách hàng vay không trả được nợ”, điều này là bất hợp lý và đem lại rủi ro lớn cho Ngân hàng vì đã vô tình thu hẹp quyền hạn xử lý tài sản bảo đảm của Ngân hàng. Có những khoản nợ chưa đến hạn nhưng mà Ngân hàng vẫn có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Ví dụ như theo quy định của nghị định 178/1999/NĐ-CP khoản 4, điều 31 thì “Trường hợp một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nếu xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thực hiên một nghĩa vụ trả nợ đến hạn, thì các nghĩa vụ trả nợ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và được xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ”. Như vậy thì Ngân hàng sẽ xử trí ra sao nếu ký kết hợp đồng bảo đảm theo mẫu của phòng công chứng? Thứ hai, phương thức xử lý tài sản bảo đảm là do các bên thỏa thuận với nhau, nhưng công chứng viên lại cho rằng phương thức xử lý tài sản bảo đảm đã có văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay quy định, nên không đưa vào mẫu hợp đồng bảo đảm do phòng công chứng soạn sẵn. Quy chế bảo đảm tiền vay chỉ quy định phương thức xử lý tài sản bảo đảm chung chung sư dụng cho tất cả mọi trường hợp, và phương thức thỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng vẫn được ưu tiên sau đó mới đến cách xử lý liên quan đến pháp luật. Như vậy nếu ký hợp đồng bảo đảm theo mẫu của phòng công chứng không quy định cụ thể phương thức xử lý tài sản, thì làm cách nào Ngân hàng có thể đơn phương ủy quyền bán đấu giá tài sản hay các phương thức khác nhằm thu hồi nợ. 3. Những vướng mắc trong việc xử lý TSBĐ Việc xử lý TSBĐ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, việc xử lý xảy ra chậm chạp trong khi số lượng tài sản chờ được xử lý rất lớn, tốn kém rất nhiều chi phí. Tuy đã có thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BTC-TCĐC ngày 29/4/2001 về hướng dẫn xử lý TSBĐ tiền vay để thu hồi nợ của tổ chức tín dụng nhưng bên cạnh những thuận lợi như là: giành quyền chủ động cho Ngân hàng trong việc xử lý TSBĐ tiền vay nhiều hơn; quy định cụ thể trách nhiệm, các thủ tục, các bước và thời gian tối đa mà các cơ quan chức năng liên quan phải giải quyết hồ sơ xử lý TSBĐ… thì vẫn còn một số khó khăn như: Tài sản là QSDĐ, tài sản gắn liền với đất thì Ngân hàng không được trực tiếp bán hoặc nhận QSDĐ để thay thế cho nghĩa vụ mà phải đưa ra bán đấu giá hoặc khởi kiện ra tòa. Điều này gây khó khăn cho Ngân hàng vì TSBĐ ở Ngân hàng chủ yếu là bất động sản, nếu chỉ được thông qua trung gian bán đấu giá hoặc tòa án thì mất rất nhiều thời gian, chi phí và thủ tục. Đã vậy đối với TSBĐ là QSDĐ khi bán đấu giá còn phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, làm kéo dài thời gian thu hồi nợ, và tăng thêm các thủ tục rườm rà. Những tài sản mà Ngân hàng xử lý thường là những tài sản cũ, lỗi thời nên bán rất khó, hơn nữa tâm lý của người mua đối với những hàng hóa có liên quan đến pháp luật không được tốt. Xử lý những tài sản thông qua bán đấu giá còn phải qua quá nhiều thủ tục phức tạp, lệ phí bán cao. Theo thông tư 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-TCĐC ngày 23/4/2001 về hướng dẫn xử lý TSBĐ tiền vay của tổ chức tín dụng thì không quy định việc xử lý TSBĐ hay chuyển QSDĐ để thu hồi nợ của Ngân hàng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực ngày 1/1/2006 quy định khi Ngân hàng phát mãi TSBĐ hoặc tiến hành chuyển QSDĐ để thu hồi nợ vay thi vẫn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước. Như vậy là có sự mâu thuẫn giữa hai văn bản pháp luật vừa nêu trên. Hơn nữa điều này là bất hợp lý và gây thiệt hại cho Ngân hàng vì xử lý TSBĐ là một biện pháp để thu hồi nợ vay chứ không phải là một nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng, do đó phải nộp thuế là không hợp lý. Thêm vào đó, có khi Ngân hàng xử lý xong TSBĐ mà vẫn chưa đủ để thu hồi nợ vay, vậy thì Ngân hàng sẽ bị thiệt hại. V/. Nguyên nhân từ ý thức và hiểu biết của khách hàng vay còn nhiều hạn chế Xuất phát từ ý thức kém của khách hàng mà việc xử lý TSBĐ nợ vay gặp rất nhiều khó khăn. Lúc đi vay thì quan niệm “của vay là của được, vay bằng mọi giá” nên cái gì cũng chấp nhận. Khi không trả được nợ thì chay lỳ, tệ hơn nữa khi Ngân hàng xử lý còn chống đối, bất hợp tác. Việc niêm phong tài sản của khách hàng vay vốn thu hồi nợ trong thực tế khi khách hàng không trả được nợ là cả một hành trình gian khổ, trả giá bằng cả mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu của cán bộ Ngân hàng. Một hạn chế khác là theo quy định của Nghị định 85/2002/NĐ-CP thì khách hàng vay tín chấp phải hội đủ những điều kiện sau đây: Sử dụng vốn vay có hiệu quả, có khả năng trả đủ nợ gốc và lãi đúng hạn trong quan hệ vay vốn với tổ chức tín dụng cho vay. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật. Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên nếu xét theo những điều kiện này thì hiện nay phần lớn các doanh nghiệp sẽ không được vay không có TSBĐ vì: Đối với các doanh nghiệp nhà nước thì một số doanh nghiệp hoạt động không có lãi, tài sản thì đa số là lạc hậu, lỗi thời, không áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, kinh doanh đơn lẻ, trong một lĩnh vực nhỏ hẹp. Hơn thế nữa, vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước nhỏ, chủ yếu hoạt động từ vốn vay, nhưng quy chế cho vay thì yêu cầu doanh nghiệp phải có khả năng tài chính để đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, điều này gây khó khăn lớn cho Ngân hàng trong việc xác định cụ thể khả năng tài chính của các doanh nghiệp này. Vì thế, việc cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là sự chỉ đạo của chính phủ, khi có sự hậu thuẫn chắc chắn của nhà nước thì mới dám cho vay, nếu không thì cũng yêu cầu có TSBĐ . Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, vừa mới bước vào sản xuất kinh doanh được một thời gian ngắn, là khách hàng lần đầu tiên quan hệ với Ngân hàng thì cũng không thể cho vay tín chấp mặc dù phương án vay có hiệu quả. Lý do là vì với một thời gian ngắn doanh nghiệp chưa thể tạo được uy tín đối với Ngân hàng, cũng như chưa tạo được uy tín trong sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp giấu lãi hoặc hạch toán lỗ nhằm hạn chế số thuế phải nộp cho nhà nước, hoặc để trốn thuế hay để nhà nước hoàn thuế nên càng không đủ điều kiện để vay vốn tín chấp. Đối với một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thường bị lỗ do một số nguyên nhân như: công ty chuyển vốn qua với giá đầu vào khá cao, lải suất vay nước ngoài cao hơn trong nước, lỗ để hưởng ưu đãi về thuế, do biến động của tỷ giá… nên cũng khó đánh giá được năng lực tài chính cũng như năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Đã thế, với một vài doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện vay tín chấp thì lại đưa ra những yêu sách mà theo quy định Ngân hàng không thể đáp ứng được, như là: khoản vay được cam kết trong vòng một năm, Ngân hàng xem xét cho vay hay không là tùy vào hoạt động của công ty, các lần vay tiếp theo không cần bổ sung hồ sơ vay mới; kỳ hạn mỗi khoản nhận nợ vay với thời hạn tùy theo doanh nghiệp lựa chọn, không có giới hạn tối thiểu số tiền mỗi lần nhận nợ; được luân chuyển các khoản nợ đến hạn bằng cách rút khoản vay mới để trả cho khoản nợ đến hạn. Đối với thành phần kinh tế hộ gia đính và cá thể thì đại bộ phận đều còn tồn tại quan niệm sai lầm là hễ có TSBĐ thì mới được vay. Nếu quan niệm như thế thì Ngân hàng chẳng khác nào là một tiệm cầm đồ. Điều này một phần cũng do cơ chế cho vay không đúng từ trước đến nay của các Ngân hàng, quá chú trọng đến TSBĐ. Thêm vào đó, người dân chưa quen với việc chưa quen với việc tiếp cận với Ngân hàng, họ cho rằng các thủ tục Ngân hàng còn nhiều bất cập, rươm rà, rắc rối. Do đó họ vẫn tìm đến những điểm cho vay nóng, cho vay nặng lãi có yêu cầu TSBĐ, và đặc biệt không bao giờ quan tâm đến mục đích sử dụng vốn của họ. Tình trạng làm ăn nhỏ lẻ, chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt mà không có cái nhìn lâu dài, không chú trọng việc hoạch toán sổ sách,…càng khiến cho Ngân hàng mất lòng tin và đòi hỏi phải có TSBĐ khi vay vốn. 1/ Nguyên nhân từ phía phòng giao dịch số 7 Hạn chế về thông tin Trong cho vay co TSBĐ, việc ra quyết định cấp tín dụng không chỉ dựa vào thông tin về khách hàng, thông tin về dự án sản xuất kinh doanh hay tiêu dung, mà còn có thêm những thông tin thật chính xác và cụ thể về TSBĐ nợ vay nữa. Chính vì thế đối với một khoản vay có TSBĐ thì lượng thông tin cần tìm kiếm lớn hơn rất nhiều. Thông tin đầy đủ và kịp thời là một lợi thế lớn trong việc ra quyết định tín dụng. Hiện nay nhân sự đảm trách về thông tin tín dụng của phòng giao dịch vẫn còn ít, do đó việc cung cấp thông tin còn rất hạn chế. Hơn nữa việc phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm kiếm thông tin ở Việt Nam còn rất hạn chế. Việc trao đổi thông tin giữa các Ngân hàng với nhau còn khó khăn hơn nữa, vì ngoài việc phải bảo đảm tính bảo mật về thông tin của chính mình, thì các Ngân hàng cũng không muốn tiết lộ bí mật thông tin của khách hàng, như thế sẽ làm cho họ mất uy tín trong mắt khách hàng. Trung tâm thông tin tín dụng CIC được thành lập với nhiệm vụ cung cấp các thông tin tín dụng cho việc ra quyết định cho vay, CIC đã hỗ trợ một cách hữu hiệu trong quá trình thẩm định, giúp giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn cho Ngân hàng. Tuy thế, trong điều kiện thị trường chưa phát triển và những điều kiện kinh tế chưa ổn định, thì ngoài những thông tin trên CIC, Ngân hàng cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm thông tin cho mình. Nếu cán bộ tín dụng chỉ dựa trên những thông tin do khách hàng cung cấp và trên cảm tính và kinh nghiệm thì thật sự rất nguy hiểm. Các khách hàng hiện nay có rất nhiều cách để làm cho những thông tin họ đưa ra thật tốt, những số liệu thật đẹp, có thể làm hài long bất kỳ Ngân hàng khó tính nào. Tuy nhiên “nằm trong chăn mới biết chăn có rận”, khi đã dính vào với khách hàng rồi thì mới biết có bao nhiêu là khó khăn, nào là lỗ, nào là nợ tứ tung, TSBĐ không đủ thu hồi vốn… Thời đại kinh tế thị trường, thông tin có thể thay đổi hàng ngày hàng giờ, nếu Ngân hàng không nắm bắt kịp thì rủi ro mất vốn là hoàn toàn xảy ra. Khách hàng chỉ cung cấp thông tin về tính pháp lý, tình hình tài chính, còn lại là những thông tin khác thì Ngân hàng phải tự thu thập lấy, đặc biệt là các thông tin phi tài chính nhưng liên quan không ít việc đưa ra quyết định tín dụng. Hạn chế hiệu quả làm việc của nhân viên tín dụng Tại phòng giao dịch, một cán bộ tín dụng phải làm hết tất cả các khâu trong quy trình cấp tín dụng, từ nhận hồ sơ, thẩm định phương án vay, thẩm định tài sản, tái thẩm định vốn vay, đề xuất ý kiến cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Như thế sẽ tạo ra áp lực quá lớn cho nhân viên tín dụng làm việc không có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc một cá nhân kiêm nhiệm gần như toàn bộ quy trình cho vay sẽ khiến nảy sinh những vấn đề về lợi dụng, thông đồng với người đi vay vốn Ngân hàng. Một vấn đề nhân sự nữa là trình độ các nhân viên trong Ngân hàng còn không đồng đều. Đặc biệt là tại các phòng giao dịch mới đi vào hoạt động thì hầu hết là những người rất trẻ, chỉ vừa mới ra trường, nhân viên hầu hết là từ các bộ phận chuyển sang. Do đó Ngân hàng phải đào tạo lại bằng cách chủ yếu là người đi trước chỉ người đi sau, các khoá đào tạo ngắn hạn thì không có hiệu quả là bao, không đảm bảo chất lượng. Mặt khác, một số vụ án kinh tế lớn kéo theo những Ngân hàng vướng vào các vấn đề pháp luật đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về vấn đề đạo đức của những nhân viên Ngân hàng. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho cán bộ tín dụng e ngại trong việc cho vay. Vì thế, ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, Ngân hàng nên chú trọng đến việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhân viên Ngân hàng nhằm giảm đến mức tối thiểu những ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng. Trong kinh doanh tiền tệ như Ngân hàng, thì uy tín là điều quan trọng hàng đầu, còn hơn cả năng lực tài chính. CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN ĐỀ TÀI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Lý do chọn đề tài Ngày nay chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà đang ngày một đi lên, từ một nước dựa vào nền nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế có tỷ trong công nghiệp và dịch vụ cao dựa vào nền tảng của kinh tế và tri thức và xu hướng gắn liền với kinh tế toàn cầu, chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội cho các ngân hang phát triển. Song thách thức đó đòi hỏi sự năng động, tự vươn lên để tránh nguy cơ bị đào thải theo quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thì trường. Trong bối cảnh như thế, muốn đứng vững và khẳng định mình trên thị trường, các ngân hang đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ, không ngừng nâng cao trình độ và đổi mới về cơ chế quản lý, nhất là cơ chế về tín dụng và đảm bảo tín dụng. Đây cũng là một trong những vấn đề của các ngân hàng hiện na Việc thường xuyên cập nhật và nâng cấp về cơ chế đảm bảo tín dụng giảm thiểu rủi ro tín dụng sẽ giúp các ngân hang và các doanh nghiệp yên tâm hơn về vấn đề tài chính. Đây cũng là một vấn đề thực sự quan trọng trong thời điểm hiện nay. Chính vì tầm quan trọng này nên trong thời gian thực tập tại Ngân Hàng Nam Việt – PGD số 7 em đã quyết định chọn đề tài này. Tên đề tài : Đảm bảo và rủi ro trong tín dụng ngân hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTín dụng và đảm bảo tín dụng tai ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt.doc
Luận văn liên quan