Đề tài Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong những năm gần đây: Nguyên nhân và giải pháp

1. Xăng dầu là nguồn năng lượng có vị trí chiến lược trong các ngành sản xuất vật chất, dịch vụ như giao thông vận tải, sản xuất than, điện, thép.an ninh quốc phòng và tiêu dùng. Đối với tất cả các quốc gia, xăng dầu là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, là nhu cầu không thể thiếu của một xã hội hiện đại. 2. Thị trường xăng dầu nước ta mới hình thành khoảng hơn một thế kỷ song đã có nhiều thay đổi về quy mô, tính chất và cả về số lượng, chất lượng của chủ thể tham gia. Thị trường xăng dầu nước ta đang có khuynh hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn xăng dầu nhập khẩu, thay đổi về hình thức tổ chức quản lý, rời bỏ sự quản lý về giá của Nhà nước để tiến tới xây dựng một thị trường tự do cạnh tranh, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.

pdf97 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong những năm gần đây: Nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u của thế giới sẽ tăng từ mức 85 triệu thùng/ngày hiện nay lên 118 triệu thùng/ngày vào năm 2030, trong đó riêng Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 50% toàn bộ tiêu thụ thế giới. Do đó, đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn dầu thô, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đang tích cực đầu tư nghiên cứu tìm ra những nguồn năng lượng mới thay thế. Trong đó, một số loại nhiên liệu như nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, tế bào nhiên liệu…đang là những nguồn năng lượng tiềm năng nhất. 2.3.1. Nhiên liệu sinh học Hiện nay có khoảng 50 nước trên thế giới khai thác và sử dụng nhiên liệu sinh học ở các mức độ khác nhau. Đó là những nhiên liệu được sản xuất từ dầu thực vật sạch, ethanol (chiết xuất ngô, mía đường, sắn), diesel sinh học… Ethanol là loại nhiên liệu được chiết xuất từ nguồn gốc thực vật, đã được sử dụng cho ô tô vào đầu thế kỷ XX. Cũng vào thời điểm đó, ngành công nghiệp lọc dầu phát triển nhanh chóng, đưa xăng dầu lên vị trí hàng đầu. Nhờ giá rẻ, khối lượng cung cấp lớn và nhiều tiện lợi khác của xăng dầu đẫ đẩy cồn ra khỏi thị trường nhiên liệu ô tô. Giờ đây dó giá nhiên liệu cao nên ở nhiều nước vị trí của cồn đang được phục hồi và dạng nhiên liệu này đang được xem là một hướng ưu tiên trong chính sách phát triển nhiên liệu tái tạo.Việc sản xuất và đưa nhiên liệu sinh học vào sử dụng giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu xăng dầu, hơn nữa, chất thải từ nhiên liệu sinh học sạch hơn nhiều so với chất thải từ các loại nhiên liệu truyền thống như xăng dầu, than. 58 Xu hướng sử dụng nhiên liệu sinh học của thế giới ngày càng tăng. Năm 2006 toàn thế giới đã sản xuất khoảng 50 tỷ lít ethanol (75% dùng làm nhiên liệu) so với năm 2003 là 38 tỷ lít, dự kiến năm 2012 là 80 tỷ lít. Năm 2005 sản xuất 4 triệu tấn diesel sinh học và năm 2010 sẽ tăng lên khoảng 20 triệu tấn diesel sinh học, đến 2010 tăng lên 20 triệu tấn. Brazil là nước đầu tiên 58 Phát triển nhiên liệu sinh học, Tạp chí Thương mại, số 14/2007. - 68 - sử dụng ethanol làm nhiên liệu ở quy mô công nghiệp từ năm 1970. Tất cả các loại xăng của nước này đều pha khoảng 25% ethanol (E25), mỗi năm tiết kiệm được trên 2 tỷ USD do không phải nhập dầu mỏ. Hiện tại, nước này có khoảng 3 triệu ô tô sử dụng hoàn toàn ethanol và trên 17 triệu ô tô sử dụng E25. Nhiên liệu sinh học là một trong những giải pháp ưu tiên trong chính sách năng lượng của nhiều nước trên thế giới. Giải pháp này không những giúp giảm sự phụ thuộc vào xăng dầu mà còn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giúp xóa đói giảm nghèo, tăng việc làm, tăng thêm sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhiên liệu sinh học, Bộ Công nghiệp đang triển khai xây dựng “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học” đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, với mục tiêu sản xuất xăng E10 (xăng pha cồn với hàm lượng cồn tối đa 10%) và dầu sinh học nhằm thay thế một phần nhiên liệu truyền thống hiện nay.59 Mặc dù hiện nước ta có khá nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất nhiên liệu sinh học thành công như sản xuất biodiesel từ đậu nành, mè, dầu phế thải; sản xuất cồn 96% ethanol từ mía, bắp, lúa, sắn…thậm chí chất lượng gasohol sản xuất từ cồn công nghiệp của trường ĐH Bách Khoa-TP Hồ Chí Minh đã thử nghiệm thành công trên ô tô, xe máy, đạt tiêu chuẩn của Mỹ. Bên cạnh đó, hiện đã có nhiều nhà máy ở miền Tây Nam Bộ tự xây dựng hoặc liên kết để chế biến mỡ cá basa thành biodiesel. Tuy nhiên Việt Nam chưa có tiêu chuẩn nhiên liệu sinh học, còn chờ chính sách, cơ chế của Nhà nước tạo được động lực cho lĩnh vực này phát triển. Như vậy tiềm năng phát triển nguồn sinh học ở nước ta là khá lớn, song điều quan trọng là cần có chính sách khuyến khích của Nhà nước nhằm phát triển trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất, hệ thống phân phối. Có như vậy sẽ giải quyết được 3 vấn đề đang tồn tại: 59 Nguyễn Mạnh, Phát triển nhiên liệu sinh học, Thời báo Kinh tế Việt Nam,(31/7/2007) - 69 - giảm sự phụ thuộc vào xăng dầu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hơn nữa là phát triển kinh tế nông thôn. 2.3.2. Năng lượng mặt trời Năng lượng mặt trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra từ ngôi sao này. Theo ước tính, dòng năng lượng này sẽ còn duy trì trong khoảng 5 tỷ năm nữa. Đây là một nguồn năng lượng tái tạo quý báu của loài người. 60 Trong khi các dạng năng lượng truyền thống đặc biệt là dầu thô đang ngày một cạn kiệt, thì ánh sáng mặt trời được coi là một trong những kho năng lượng quý giá có thể thay thế được. So với các dạng năng lượng khác, năng lượng mặt trời có ưu thế hơn là vừa sạch, vừa rẻ, lại gần như vô tận. Bởi thế, nó đã sớm được con người nghĩ đến và tìm cách khai thác. Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đang ngày càng bùng nổ và có thể cung cấp 2,5% nhu cầu điện của thế giới vào năm 2025 thay cho nguồn nhiên liệu hóa thạch- theo báo cáo của tổ chức hòa bình xanh và hiệp hội công nghiệp sản xuất điện từ ánh sáng mặt trời châu Âu (EPIA).Theo 2 tổ chức này, vào năm 2025, nguồn năng lượng mặt trời sẽ thay cho sản lượng điện hàng năm của khoảng 150 nhà máy điện chạy bằng than đá. Báo cáo cho biết các hệ thống sản xuất điện từ ánh sáng mặt trời hiện đang cung cấp 0,5% nhu cầu điện của thế giới và có thể tăng lên 2,5% vào năm 2025, sau đó tăng vọt lên 16% vào năm 2040. Trên thế giới, khi giá dầu ngày càng có xu hướng tăng cao thì một số quốc gia đã đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu năng lượng mặt trời như là một giải pháp khả quan và hữu hiệu. Thực tế đã chứng minh các doanh nghiệp điện tử lớn ở Nhật đã vô cùng thành công trong sản xuất pin năng lượng mặt trời. Đồng thời Chính phủ nước này cũng trợ cấp khuyến khích việc áp dụng 60 Bách khoa toàn thư Việt Nam www.vi.wikipedia.org - 70 - các công cụ năng lượng mặt trời. Mô hình này còn được áp dụng thành công ở Hàn Quốc và các nước châu Âu khác. Ở nước ta, từ hơn hai mươi năm trở lại đây đã sử dụng nhiều loại thiết bị thu hứng ánh sáng mặt trời để phục vụ cho quá trình sản xuất như: thiết bị sấy, thiết bị đung nước nóng, thiết bị chưng cất nước và dàn pin mặt trời. Các thiết bị này nhìn chung phù hợp với điều kiện khí hậu và đặc điểm địa lý nước ta. Cụ thể, Việt Nam nằm ở khu vực xích đạo nên rất có tiềm năng về năng lượng mặt trời, cường độ bức xạ trung bình vào khoảng 1346,8 – 2153,5kWh/m 2 /năm và số giờ nắng trung bình từ 1.600-2.720h/năm, rất thuận lợi cho việc phát triển và sử dụng năng lượng mặt trời. Tiềm năng năng lượng mặt trời nước ta rất lớn, đặc biệt là khu vực phía Nam. Bức xạ mặt trời thay đổi từ 3–4,5 kWh/m2/ ngày vào mùa hè. Cả nước có khoảng hơn 100 trạm quan trắc để theo dõi dữ liệu về năng lượng mặt trời. Tính trung bình trên toàn quốc thì năng lượng bức xạ mặt trời là 4-5kWh/m2 mỗi ngày 61. Việt Nam đã phát triển nguồn điện mặt trời từ những năm 1960 song tới nay vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam công bố chọn địa điểm đặt các nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Ninh Thuận, Phú Yên. Theo kế hoạch, các nhà máy trên sẽ hoạt động từ năm 2015 đến 2020 với công suất tổng cộng là 2000 MW 62. Nhìn chung, nguồn năng lượng mặt trời ở nước ta hiện nay chưa phát triển xứng với tiềm năng vốn có. Trong điều kiện giá xăng dầu ngày càng tăng và có nguồn khai thác có xu hướng cạn kiệt, ngay từ bây giờ, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu khai thác nguồn năng lượng này vừa để giảm bớt và thay thế xăng dầu, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất và đặc biệt là không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. 61 Báo Công nghiệp tiếp thị, số 5-2004 và Trung tâm nghiên cứu năng lượng và môi trường Việt Nam. 62 Website Bộ ngoại giao: cứu 06/10/2007. - 71 - 2.3.3. Năng lượng gió Một trong những loại năng lượng có thể tái tạo nữa là gió. Theo thống kê của ngành điện, sản lượng điện năng sản xuất từ sức gió hiện nay trên thế giới tăng liên tục, năm 1994 là 3.527,5 MW, năm 1997 là 7.500 MW và hiện nay là trên 10.000 MW…Sử dụng nguồn điện bằng sức gió không lo hết nhiên liệu hay cạn kiệt nguồn nước như thủy điện hay nhiệt điện, đặc biệt không gây những tác động đáng kể tới môi trường. Mặc dù Việt Nam không có nhiều tiềm năng gió như các nước châu Âu song so với Đông Nam Á thì lại có tiềm năng tốt nhất. Tuy nhiên năng lượng gió ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Theo ước tính, tiềm năng xây dựng năng lượng gió ở nước ta từ nay tới năm 2030 là 400 MW. Cho tới nay, Việt nam đã xây dựng xong và đang vận hành cột gió phát điện công suất 850 kW ở Bạch Long Vỹ. Ngoài ra, trung tâm năng lượng tái tạo và thiết bị nhiệt (RECTARE), ĐH Bách Khoa- TP Hồ Chí Minh đã lắp đặt trên 800 cột gió ở hơn 40 tỉnh thành. Hiện còn có dự án xây dựng 20 cột gió với tổng công suất 15 MW tại tỉnh Bình Định. Viện năng lượng đang nghiên cứu xây dựng các trang trại gió quy mô lớn, một trong số đó là trang trại 20MW ở Khánh Hòa 63 . Tổng công ty điện lực Việt Nam dự định tài trợ xây dựng một trang trại gió với công suất 20MW. Như vậy, năng lượng gió cùng với năng lượng mặt trời những nguồn năng lượng thiên nhiên hữu ích và ngày càng phổ biến trong đời sống kinh tế và xã hội. 2.3.4. Tế bào nhiên liệu. Đây là một loại biến đổi năng lượng hóa học của nhiên liệu ( ví dụ như hidro) trực tiếp thành năng lượng điện. Khác với pin và ắc quy, tế bào nhiên liệu không bị mất điện và cũng không có khả năng tích điện. Tế bào nhiên liệu hoạt động liên tục khi nhiên liệu (hydro) và oxy được đưa từ ngoài vào. 63 Công nghiệp tiếp thị : cứu 06/10/2007. - 72 - Hiện nay, trên thị trường ô tô, hãng Toyota đã cho ra đời loại xe Toyota Fine N sử dụng pin nhiên liệu. Tiếp đó, tới năm 2007 hãng Ford Motor cũng giới thiệu loạt xe buýt thử nghiệm chạy bằng nhiên liệu hydro vừa thay thế nhiên liệu xăng vừa làm giảm khí thải. Công nghệ này đang được thúc đẩy để tiến gần tới sản xuất đại trà trong vòng 5 năm tới. Trên thế giới, từ 20 năm nay, nhiều hãng sản xuất xe đã nghiên cứu về xe có nhiên liệu là hydro, sử dụng tế bào nhiên liệu để chuyển hóa năng lượng và dùng động cơ điện để vận hành. Kỹ thuật này đã được phát triển cho xe buýt, xe du lịch, xe tải nhẹ. Ở Đức đã có 2 hãng đóng tàu cung cấp loại tàu ngầm vận hành bằng điện được cung cấp từ máy phát điện diesel hoặc từ một hệ thống tế bào nhiên liệu hydro. Ngoài ra, người ta cũng tiến hành thử nghiệm chạy xe buýt sử dụng nhiên liệu hydro trên cùng tuyến đường xe buýt bình thường64. Loại tế bào nhiên liệu này khi được đưa vào ứng dụng sẽ giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, giảm lượng dioxit cacbon, một trong các khí gây ra hiệu ứng nhà kính, các oxit của lưu huỳnh và ni tơ là các khí gây ô nhiễm môi trường. Theo ý kiến từ Bộ năng lượng Mỹ, nhiên liệu hydro cũng có thể sử dụng một cách an toàn như các loại nhiên liệu phổ biến khác nếu như nó được bảo quản một cách thích hợp.65 Tuy vậy, tế bào nhiên liệu ngay cả trên thế giới vẫn còn là một công nghệ non trẻ. Việc phát triển nó vẫn còn gặp nhiều thách thức về mặt kỹ thuật và vấn đề lớn nhất là giá thành quá cao. Tuy nhiên,với sự tiến bộ về công nghệ, trong tương lai, pin nhiên liệu sẽ cạnh tranh với nhiều loại thiết bị chuyển đổi năng lượng khác, trong đó có tuốc bin khí của một số nhà máy điện, pin trong máy tính xách tay và động cơ xăng trong ô tô. 64 Bách khoa toàn thư mở : 65 Tổng hợp từ Hội Khoa học công nghệ tự động Việt Nam và www.vietbao.vn - 73 - 3. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc. Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường và các điều kiện kinh tế để thị trường phát huy hết hiệu quả của mình. Nhà nước thực hiện việc quản lý, điều hành sự vận động của thị trường giá cả và bình ổn giá cả chủ yếu bằng phương thức gián tiếp thông qua việc xây dựng môi trường pháp lý; sử dụng các chính sách, biện pháp kinh tế vĩ mô để tác động đến sự hình thành và vận động của giá cả, cụ thể như: chính sách phát triển sản xuất, điều hòa cung cầu, chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thương mại, tổ chức kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại dưới mọi hình thức…Cùng với việc đổi mới hàng loạt chính sách kinh tế vĩ mô trong tiến trình cải cách kinh tế như: kế hoạch, tài chính, tiền tệ, cơ cấu kinh tế, mở rộng và đa dạng hóa kinh tế đối ngoại. 3.1. Chính sách tài khóa- tiền tệ. Mặc dù giá cả vận động theo quy luật cung- cầu trên thị trường song Nhà nước vẫn có khả năng vận dụng quy luật giá cả tích cực thông qua một trong những chính sách quản lý vĩ mô là chính sách tài khóa- tiền tệ. Đồng thời qua đó kìm hãm nguy cơ lạm phát cũng như đảm bảo chỉ tiêu phát triển kinh tế. Để thực hiện chính sách tài khóa cần phân tích, đánh giá, đề xuất các quan hệ về giá cả và các biến số kinh tế vĩ mô khác (tăng trưởng, tỉ giá, thu chi Ngân sách…) nghiên cứu đề xuất các chính sách, chiến lược quan trọng về giá cả; thu thập, phân tích dự báo diễn biến giá cả, chủ động dự đoán những biến động khó lường do tính bất ổn của thị trường thế giới đưa lại góp phần giúp Nhà nước làm tốt chức năng hoạch định chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển. Khi giá xăng dầu tăng, Ngân hàng Trung Ương đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách nhằm đảm bảo những cân đối cơ bản - 74 - như lạm phát, tăng trưởng hay thất nghiệp và cán cân thanh toán. Do đó, thông thường Ngân hàng sẽ áp dụng 2 động thái: thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ. Thắt chặt tiền tệ sẽ có tác động vào lãi suất của các ngân hàng khiến chi phí sản xuất tăng lên nhưng sẽ góp phần hạn chế nhu cầu đầu tư và làm giảm sức ép lạm phát. Hơn nữa, nó cũng giúp ngăn chặn ảnh hưởng lan truyền đến giá của các nhóm hàng hóa khác cũng như tác động tới yếu tố tâm lý “lạm phát kỳ vọng”. Tuy nhiên cũng phải linh hoạt kết hợp với động thái nới lỏng tiền tệ khi cần thiết nhằm hài hòa cân đối vĩ mô cho nền kinh tế. Đây cũng chính là biện pháp Ngân hàng TW đã áp dụng khi giá cả hàng hóa nói chung và giá xăng dầu nói riêng trên thị trường nội địa không ngừng biến động trong thời gian qua. 3.2. Hoàn thiện chính sách thuế. Thuế có vai trò quan trọng, nếu mức thuế hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định lâu dài. ngược lại, nó có thể cản trở cho nền kinh tế, làm sản xuất kém phát triển. Sử dụng thuế, Nhà nước có thể tác động tới việc khuyến khích hoặc hạn chế phát triển sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, đối với mặt hàng xăng dầu cũng như các mặt hàng nhập khẩu khác, cần lưu ý là đề ra thuế phải tương đối ổn định ở mức nào đó để doanh nghiệp chủ động phương án kinh doanh và ổn định đầu vào. Trong trường hợp thật cần thiết khi giá thế giới tăng quá cao hoặc giảm quá thấp thì mới điều chỉnh song cần công khai chính sách này để doanh nghiệp biết và có biện pháp phản ứng kịp thời. Như hiện nay, mặc dù doanh nghiệp được quyết định giá song Bộ tài chính sẽ quản lý thuế theo cơ chế mới theo nguyên tắc nhất định. Cụ thể, khi giá dầu thô tăng bao nhiêu thì phải giảm thuế và ngược lại, nhằm ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp tự ý tăng giá quá mức. Các năm trước đây thuế suất xăng là 25%. Giá xăng dầu thế giới năm 2005-2006 biến động mạnh, do vậy Chính phủ phải hạ thuế suất xuống 5%, thậm chí có thời điểm 0%. Thuế suất xăng dầu có thể tăng giảm theo từng giai đoạn, nhưng - 75 - nếu không có gì đột biến thì mức trung bình năm 2007, theo tính toán của Liên Bộ, là khoảng 10% để bảo đảm giá xăng không tăng cao quá để góp phần kiềm chế chỉ số giá chung khoảng 7%.66 Trường hợp giá xăng tăng quá mức thì thuế của Nhà nước sẽ giảm xuống bằng 0% và doanh nghiệp phải chịu lỗ mà không được tăng giá quá mức vì nền kinh tế không chịu được. Còn nếu giá xăng dầu tụt xuống thấp thì sẽ nâng thuế lên để bảo đảm tăng thu ngân sách. Để thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh xăng dầu theo quy định mới tại Nghị định 55 về kinh doanh xăng dầu, ngày 31/05/2007 Bộ tài chính đã chính thức ban hành biểu thuế nhập khẩu xăng dầu. Theo đó, biểu thuế đưa ra 5 mức thuế tương ứng với các mức biến động của giá xăng A92 nhập khẩu tại thị trường Singapore. Cụ thể: mức thuế 0% khi giá xăng trên 89 USD/thùng, mức thuế 5% áp dụng khi giá xăng từ 83 USD đến dưới 89 USD/thùng; mức thuế 10% khi giá xăng 78 USD đến dưới 83 USD/ thùng; mức thuế 15% nếu giá xăng từ 72 USD đến dưới 78 USD/thùng và mức 20% áp dụng cho xăng nhập 72 USD/thùng.67 Như vậy với khung thuế mới của giá xăng dầu nhập khẩu này, doanh nghiệp kinh doanh sẽ chủ động hơn trong điều chỉnh giá xăng dầu trong nước cho phù hợp. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro so với trước do khó ước tính được giá nhập vì không dự báo được mức thuế Nhà nước đưa ra. 3.3. Quản lý tốt chính sách giá. Nền kinh tế giá ổn định và có xu hướng thấp là nền kinh tế lành mạnh trong kinh doanh, doanh nghiệp thông qua giá cả thực hiện mục tiêu lợi nhuận. Giá hợp lý là thước đo đánh giá khách quan để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. 66 Họp báo và đối thoại trực tuyến về cơ chế kinh doanh xăng dầu với bộ trưởng TM Trương Đình Tuyển 20/ 04/2007(www.vietnamnet.vn) 67 Website doanh nghiệp : - 76 - Từ năm 2003 tới tháng 4/2007, mặt hàng xăng dầu nước ta kinh doanh dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước. Theo quy định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003, giá bán xăng dầu do doanh nghiệp tự quyết định song phải trên cơ sở giá định hướng (Nhà nước quy định). Mức chênh lệch giữa giá bán của doanh nghiệp và giá định hướng của Nhà nước không vượt quá mức sau: Xăng các loại: tối đa thêm 10%, các mặt hàng khác: tối đa thêm 5%. Đối với các địa bàn xa cảng tiếp nhận, giá định hướng được tăng thêm 2%. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, hình thức này bộc lộ những điểm không phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay. Đặc biệt trong giai đoạn giá cả xăng dầu thế giới biến động liên tục, điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo phương pháp giá định hướng thường chậm trễ, không theo kịp tình hình biến động chung, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Do vậy, tới tháng 5/2007, Nhà nước ban hành quy chế mới về kinh doanh xăng dầu theo Nghị định số 55/2007/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 187 nhằm thực hiện giá bán xăng theo cơ chế thị trường trong khi đó, Nhà nước vẫn kiểm soát bằng những biện pháp thích hợp nhằm ổn định giá cả trong nước. Theo nghị định mới, Nhà nước rời bỏ quyền định giá, chuyển giao quyền này cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Giá xăng dầu theo đó sẽ vận hành theo quy luật cung- cầu và trực tiếp chịu ảnh hưởng của giá thế giới. Do giá điều chỉnh theo tín hiệu thị trường nên sẽ linh hoạt hơn giá định hướng (thực tế là giá bán lẻ cứng). Trong khi đó, doanh nghiệp được quyền căn cứ vào giá nhập khẩu trên thị trường thế giới, tính đủ giá vốn nhập khẩu, các loại thuế, phí theo luật định, chi phí kinh doanh và lợi nhuận hợp lý để tái đầu tư phát triển mà quy định mức giá bán. Hơn nữa, doanh nghiệp được quyền chủ động trong kinh doanh như: tự lựa chọn bạn hàng, thời điểm nhập khẩu, thị trường có lợi nhất, chủ động lựa chọn áp dụng các phương thức kinh doanh hiện đại, phòng chống rủi ro; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh - 77 - doanh, làm đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo luật định. Nghị định cũng đề ra lộ trình trao cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, quy định giá dầu mazut vào thời điểm thích hợp trong năm 2007, diezen, dầu hỏa vào cuối năm 2007 hoặc đầu năm 2008. Như vậy thị trường xăng dầu chuyển sang một giai đoạn mới, phù hợp với cơ chế thị trường mở cửa hiện nay. Sau khi Nghị định mới được ban hành, có nhiều lo ngại rằng các doanh nghiệp có khả năng sẽ tăng giá tùy ý trong khi người tiêu dùng không nắm được giá trên thị trường thế giới. Trên thực tế, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu xăng chủ yếu từ một số nguồn cung cấp chính như từ Singapore, Trung Quốc, Đài Loan…nên Nhà nước sẽ dễ dàng trong việc xác định giá gốc. Khoảng 1, 2 ngày trước khi tăng giá, các doanh nghiệp phải đăng ký với Liên bộ (Thương mại và Tài chính)68. Liên bộ sẽ xem xét, nếu thấy mức tăng giá đó bất hợp lý sẽ yêu cầu tính toán lại. Việc tính mức giá mới phải dựa trên các chi phí hình thành thực tế như giá nhập, thuế, chi phí lưu thông và lợi nhuận hợp lý. Ngoài ra, Bộ tài chính cũng đang hoàn chỉnh công thức tính giá xăng để người dân tiện theo dõi những biến động trên thị trường để xem giá mình mua có hợp lý không. Những thông số cơ bản để tính giá bán lẻ cho người tiêu dùng gồm giá nhập khẩu cộng thêm các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT, tỷ giá USD/VND, lệ phí giao thông (500đ/lít), chi phí quản lý, bán hàng, khấu hao69. Đi liền với chính sách giá như trên, cần phải tổ chức thiết kế và thực thi có hiệu quả ngay các biện pháp để hạn chế những tác động bất lợi khi giá xăng dầu tăng đột biến đối với nền kinh tế trong nước như: phải dự đoán, dự báo sự vận động của giá xăng dầu trên thị trường thế giới một cách thường xuyên và 68 tra cứu 07/10/2007 69 Tin nhanh Việt Nam: cứu 08/10/2007. - 78 - sát thực; trên cơ sở đó để có phản ứng chính sách thích hợp, để điều hành việc nhập khẩu vào thời gian có lợi nhất cả về số lượng và giá cả, không được để xảy ra đứt đoạn nguồn cung. Việc xây dựng được chính sách quản lý giá hợp lý, phù hợp là điều cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. 3.4. Quản lý hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu. Xuất nhập khẩu là khâu quan trọng của mỗi quốc gia. Hoạt động có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích cho kinh tế- xã hội. Nghị định 55 không quy định bao nhiêu đầu mối doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu mà chỉ quy định ai có đủ điều kiện thì có thể tham giá kinh doanh xăng dầu. Cụ thể: doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu phải có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu nhập khẩu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác trọng tải tối thiếu 7000 tấn. Ngoài ra, còn phải có kho tiếp nhận xăng dầu dung tích tối thiểu 15000 m 3 , có phương tiện vận chuyển xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu hoặc thuê tài chính tối thiểu 5 năm. Có hệ thống phân phối xăng dầu đủ lớn. Tóm lại chính sách của Nhà nước ta là doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh tốt thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp đó phát triển. Hằng năm, căn cứ theo cung- cầu của nền kinh tế, Bộ KH-ĐT, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp xác định tổng nhu cầu định hướng về xăng dầu cho năm tiếp theo. Theo đó, Bộ Thương mại giao mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu cho từng doanh nghiệp nhập khẩu. Doanh nghiệp kinh doanh quyết định lượng nhập khẩu các loại để tiêu thụ song không thấp hơn mức tối thiểu được giao, và chịu trách nhiệm cung cấp đủ nguồn cho hệ thống phân phối, đảm bảo ổn định thị trường xăng dầu. Tuy nhiên, trong kinh doanh bán buôn, nhập khẩu xăng dầu phải là những doanh nghiệp lớn, có độ tích tụ cao, tiềm lực về vốn, cơ sở vật chất - 79 - kỹ thuật, công nghệ đều phải lớn mới có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường. Hơn nữa, khi trong nước có quá nhiều đầu mối nhập khẩu xăng dầu, chất lượng không đảm bảo, giá không thống nhất. Do đó nên thu hẹp đầu mối nhập khẩu từ 1 đến 2 đầu mối. Ở Trung Quốc có 2 đầu mối nhập khẩu xăng dầu, Malaysia có 1 nhưng hệ thống vận hành vẫn tốt. Do đó, điều quan trọng hơn cả là cần chú ý tới chất lượng nhập khẩu chứ không phải chỉ đơn thuần mạnh về số lượng. Hơn thế nữa, việc nhập khẩu tập trung ở một vài đầu mối sẽ giúp Nhà nước dễ dàng kiểm tra và giám sát thị trường nhập khẩu, giá gốc và chất lượng mặt hàng. Hiện nay các doanh nghiệp nước ta nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ một vài thị trường châu Á như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc… thì việc giám sát giá nhập khẩu tương đối dễ dàng. Tuy nhiên khi thị trường xăng dầu thực sự cạnh tranh và mở cửa thì việc có quá nhiều đầu mối nhập khẩu sẽ thực sự trở thành một khó khăn đối với Nhà nước trong quản lý giá cả và chất lượng xăng dầu. 3.5. Quản lý gián tiếp doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Gián tiếp quản lý cơ chế tính giá xăng dầu của doanh nghiệp. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp gián tiếp thông qua quy định của pháp luật như: kiểm soát chặt chẽ các điều kiện kinh doanh như: kho tàng, mạng lưới, dự trữ; nhà nước phải yêu cầu doanh nghiệp tính theo Quy chế tính giá hàng hóa dịch vụ được ban hành tại quyết định số 06/2005/QĐ-BTC ngày 18-1-2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Tính giá thành sản xuất hàng hóa dịch vụ; chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ; chi phí quản lý doanh nghiệp theo các điều 24,25,26 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quyết định thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. Áp dụng quy chế tính giá hàng hóa không chỉ tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp có đủ các căn cứ tính giá, phương pháp tính giá, quy định những loại chi phí nào - 80 - được tính vào giá và loại chi phí nào không được tính vào giá… mà còn là cơ sở để Nhà nước có thể kiểm soát được các yếu tố hình thành giá khi có biến động hoặc khi phát hiện doanh nghiệp tính giá không đúng. Nếu phát hiện các doanh nghiệp quy định giá không hợp lý, Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp báo cáo phương án tính giá, các quyết định giá do doanh nghiệp định và thực hiện việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá. Nếu vì chiếm thị phần chủ yếu và định giá bất hợp lý thì xử lý theo Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Những quy định Nhà nước đưa ra như trên nhằm hạn chế tối đa việc doanh nghiệp lợi dụng chính sách quản lý giá mới để tùy ý tăng giá, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và xã hội. Ngăn chặn tình trạng liên minh độc quyền. Trong trường hợp các doanh nghiệp liên kết độc quyền mà định giá độc quyền để thu lợi thì sẽ bị xử lý theo các điều 19, 20, 21 Pháp lệnh giá. Nhìn chung việc xử lý các vi phạm như vậy theo quy định sẽ rất nặng, đó là: đình chỉ thi hành mức giá bất hợp lý do doanh nghiệp quy định và phải định lại mức giá hợp lý hơn, phạt tiền, tịch thu toàn bộ số tiền thu lợi do định giá bất hợp lý…Nếu tình tiết nặng có thể thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự. Do thị trường xăng dầu nước ta cạnh tranh còn yếu, việc cho phép doanh nghiệp tự định giá nếu không có quản lý gián tiếp dễ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp liên minh chiếm lĩnh thị trường. Do đó, sự ra đời của Luật cạnh tranh là giải pháp cần thiết với quy định rất nghiêm ngặt về hành vi liên minh độc quyền của tất cả các ngành, lĩnh vực trong đó có xăng dầu. Các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích ấn định giá mua bán, thỏa thuận phân chia thị trường, thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng - 81 - sản xuất, mua, bán…kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp đều có thể bị coi là vi phạm Luật cạnh tranh. Các vi phạm dạng này có thể bị xử phạt với mức cao, lên tới 10% tổng doanh thu của các doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Luật cạnh tranh cũng cho phép tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. 70 Mặc dù Nhà nước đã ban hành Nghị định 55 cho phép doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu từ tháng 05/2007, song việc quản lý của Nhà nước vẫn tiến hành như cũ. Hằng tháng doanh nghiệp vẫn phải báo cáo về khối lượng nhập, giá cả, lượng hàng tồn kho, lời lãi. Cách làm này sẽ hạn chế tối đa trường hợp các doanh nghiệp liên minh bắt tay nhau làm giá. Trên thực tế, do thị trường xăng dầu trong nước chưa có sự cạnh tranh thực sự mà đã trao quyền cho doanh nghiệp, những lo ngại về tình trạng độc quyền, bán xăng giá cao là có cơ sở. Nhà nước khuyến cáo các doanh nghiệp không được tăng giá tức thời theo giá thế giới mà phải cân đối, lấy lúc lãi bù lúc lỗ, xét tổng thể cả năm vẫn có lãi, để tái đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc tăng giảm giá vẫn phải thông báo cho Liên bộ trước 1,2 ngày, nếu hợp lý mới được thông qua. Đồng thời, Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán để loại trừ các chi phí bất hợp lý và đảm bảo mức thu thuế xăng dầu theo chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra. Ngoài ra, Nghị định 55 cũng có quy định cụ thể nghiêm cấm các hành vi đầu cơ, trục lợi, liên kết tăng giá bán làm mất ổn định thị trường (điều 26, khoản 2) và các quy định khá cụ thể về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp tham gia thị trường. Chống tình trạng đầu cơ, buôn lậu xăng dầu. Với quy định mới ban hành về Quản lý kinh doanh xăng dầu chính là một giải pháp tối ưu nhất đối với tình trạng đầu cơ, buôn lậu xăng dầu. Tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới trước đây là do chênh lệch giá quá lớn 70 Luật Cạnh tranh 27/2004/QH 11. - 82 - giữa giá xăng dầu trong nước với các nước trong khu vực, khi giá xăng dầu nước ta luôn thấp hơn nhiều các nước cùng biên giới. Tuy nhiên, khi giá xăng dầu được quản lý theo cơ chế thị trường, dần dần mức giá trong nước sẽ có xu hướng tiến gần đến mặt bằng chung của giá thế giới. Khi đó, chênh lệch giá không còn hoặc không đáng kể thì sẽ xóa bỏ hoàn toàn được tình trạng buôn lậu xăng dầu. Cho tới năm 2008, Nhà nước tiếp tục xóa bỏ trợ giá cho mặt hàng dầu. Khi đó, Ngân sách Nhà nước không phải “gián tiếp bù lỗ” cho nạn buôn lậu xăng dầu như trước nữa. Tóm lại, Nhà nước mặc dù không trực tiếp quản lý giá song thông qua một số chính sách như: quy chế tính giá hàng hóa, Luật cạnh tranh, Pháp lệnh giá và NĐ 55/CP-TTg…là những biện pháp quản lý gián tiếp hiệu quả thị trường xăng dầu nội địa để phát triển đúng theo quy luật thị trường. 4. Mở rộng và phát triển thị trƣờng kinh doanh xăng dầu trong nƣớc. 4.1. Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Khi nước ta thực sự có nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong một môi trường cạnh tranh tự do cần tìm ra giải pháp nhằm kiểm soát giá xăng dầu nội địa bất kể các diễn biến phức tạp trên thị trường thế giới. Một trong những công cụ có thể tính đến là xây dựng thị trường giao sau xăng dầu ở Việt Nam. Khi đã có thị trường giao sau xăng dầu thì doanh nghiệp có thể chủ động mua các hợp đồng kỳ hạn hoặc giao sau xăng dầu với thời hạn vài tháng hoặc cả năm ở một mức giá cố định sẵn, tùy theo tính toán của doanh nghiệp, giả sử mức giá ký hợp đồng là 65 USD/thùng. Điều đó có nghĩa là nếu sau đó giá dầu thô thế giới có tăng lên 70 USD/thùng thì doanh nghiệp vẫn mua được ở mức giá đã được ký hợp đồng trước là 65 USD/thùng. Tuy vậy, khi thực - 83 - hiện các giao dịch trên thị trường kỳ hạn, các doanh nghiệp kinh doanh phải chịu rủi ro do giá xăng dầu giảm thấp hơn mức ký hợp đồng ban đầu. Giả sử, giá giảm 60 USD/thùng thì doanh nghiệp phải chịu lỗ 5 USD/thùng. Tuy nhiên, khi đã tham gia thị trường kỳ hạn này, thì doanh nghiệp thường chủ động được mức giá kỳ vọng (65 USD/thùng), bất kể giá lên hay xuống. Hơn nữa, doanh nghiệp không cần phải có kho bãi để tích trữ số xăng dầu giao sau đã mua mà chính thị trường giao sau sẽ làm nhiệm vụ tích trữ này. Khi đến thời hạn, doanh nghiệp cần xăng dầu sẽ được nhận được từ thị trường với mức giá thỏa thuận. Điều này vừa giúp doanh nghiệp bớt nỗi lo về giá xăng dầu tăng, vừa chủ động kiểm soát được chi phí đầu vào của mình. Đồng thời, đây cũng là giải pháp có lợi đối với cả người tiêu dùng, vì mức giá cả sẽ được bảo đảm ổn định trong một thời gian dài. Việc xây dựng thị trường giao sau có nhiều quốc gia đã thực hiện, trong đó có Trung Quốc. Là quốc gia nhập khẩu xăng dầu lớn thứ hai trên thế giới trong những năm trở lại đây, thị trường giao sau xăng dầu của Trung Quốc đã ra đời từ khá sớm (1994) nhưng sau đó ngừng hoạt động và bắt đầu trở lại hoạt động và phát triển mạnh từ cuối năm 200471. Việc Trung Quốc phát triển thị trường này cũng là vì nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá xăng dầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần tăng cường tìm kiếm và hợp tác với những bạn hàng kinh doanh lớn. Trong môi trường kinh tế đang mở cửa và hội nhập như hiện nay, việc tìm hiểu và lựa chọn đúng những bạn hàng lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. 4.2. Xây dựng môi trƣờng tự do cạnh tranh cho thị trƣờng xăng dầu trong nƣớc. 71.Theo Tuổi trẻ và báo điện tử VN: - 84 - Hiện nay trên thị trường xăng dầu có 11 doanh nghiệp được quyền nhập khẩu với mạng lưới bán lẻ rộng khắp. Trong khi đó, Petrolimex chiếm gần 60% thị phần, đứng thứ hai là Petro Việt Nam với 2 công ty thành viên là PDC và Petechim, kế kiếp là Petec và Sài gòn Petro, 4 công ty này đang chiếm khoảng 90% thị phần cả nước. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp này “hợp tác” với nhau để lôi kéo khách hàng thì có lợi hơn là việc cạnh tranh, gây căng thẳng với nhau. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp liên minh với nhau tăng giá sẽ làm ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng. Do đó, điều cần thiết là phải mở rộng thị trường kinh doanh xăng dầu, tạo môi trường cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự do cạnh tranh với nhau. Một trong những giải pháp được thực hiện là xóa bỏ trợ cấp mặt hàng xăng, và tiến tới 1,2 năm nữa sẽ xóa trợ cấp mặt hàng dầu. Do từ trước tới nay, các doanh nghiệp nhập khẩu luôn được Nhà nước bảo trợ nên sinh ra tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào nguồn Ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp thường lợi dụng nguồn Ngân sách của Nhà nước, thu lợi cho mình, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Hơn nữa, năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng trở nên kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh yếu kém. Việc xóa bỏ trợ cấp xăng dầu giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh. Thứ hai, để kích thích môi trường kinh doanh trong nước, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước. Mặc dù khi tham gia Tổ chức thương mại WTO ta không cam kết mở cửa thị trường xăng dầu, tuy vậy, theo xu thế chung của thị trường, trong tương lai thị trường xăng dầu trong nước cần hội nhập với thị trường xăng dầu thế giới. Khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội gia nhập thị trường trong nước để cùng tham gia kinh doanh xăng dầu. Để có thể tồn tại trong môi trường tự do cạnh tranh thì các doanh nghiệp kinh doanh trong nước sẽ phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh - 85 - của mình thông qua chính sách giá cả hợp lý, dịch vụ chu đáo. Chắc chắn khi đó, người tiêu dùng sẽ được hưởng mức giá cạnh tranh hơn, chất lượng mặt hàng tốt hơn. Khi càng có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau, muốn lôi kéo khách hàng thì phải giảm giá sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Như thị trường xăng dầu Nhật Bản và Trung Quốc, do cung cấp xăng dầu với giá rẻ theo thị trường quyết định và cung cấp với lượng ổn định nên kinh doanh xăng dầu ở 2 thị trường này diễn ra rất quyết liệt. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để có thể chủ động hội nhập với môi trường quốc tế thì cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý, đổi mới mô hình tổ chức theo hướng tinh gọn, hiện đại. Bên cạnh đó phải xác lập các phương án huy động vốn cho nhu cầu đầu tư dài hạn để tạo thế mạnh về hạ tầng kinh doanh khi nước ta thực sự mở cửa hội nhập. Trước mắt, các doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống phân phối lâu dài và ổn định. Hệ thống phân phối mạnh cùng với chất lượng giá cả, dịch vụ tốt sẽ là yếu tố bảo đảm cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của mình ở thị trường trong nước và thị trường thế giới trước thềm hội nhập. Tiểu kết chương III. Từ nghiên cứu trên cho thấy: để bình ổn giá xăng dầu phải cần có rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất hiện nay là việc nghiên cứu, khai thác những nguồn năng lượng mới, nhằm thay thế cho nguồn dầu thô sẽ cạn kiệt trong tương lai. Quá trình nghiên cứu này ở nước ta hiện nay chưa thực sự được đầu tư, chú trọng. Bên cạnh đó, đối với một quốc gia có tiềm năng dầu thô như Việt Nam thì việc xây dựng các - 86 - nhà máy lọc, hóa dầu trong hoàn cảnh hiện nay là thực sự cần thiết. Hơn nữa, ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng này là một phần nhằm duy trì và kéo dài thời gian sử dụng chúng trong tương lai. Với Nhà nước, cần đảm bảo dự trữ quốc gia nhằm điều hòa cung- cầu, kiểm soát thị trường chặt chẽ để tránh liên kết độc quyền về giá hoặc đầu cơ tăng giá, quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu…Ngoài ra Việt Nam cũng cần học tập của các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…về kinh nghiệm bình ổn giá cả trong nước và xây dựng thị trường xăng dầu phát triển theo cơ chế thị trường. Xây dựng môi trường tự do cạnh tranh, phát triển thị trường xăng dầu trong nước để ổn định giá cả là yêu cầu khách quan của nền kinh tế trong thời đại mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. - 87 - KẾT LUẬN Đối với toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, những quan ngại về an ninh năng lượng trong những năm gần đây không ngừng gia tăng. Kỷ nguyên dầu rẻ đã hoàn toàn chấm dứt và trong tương lai khả năng giá dầu trở lại mức ban đầu là không thể. Với đặc điểm nổi bật là thị trường nhập khẩu xăng dầu 100%, sự tăng giảm giá xăng dầu nước ta trong thời gian qua biến động hầu như cùng chiều với giá dầu thô thế giới song mức độ không giống nhau. Khóa luận đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản như sau: 1. Xăng dầu là nguồn năng lượng có vị trí chiến lược trong các ngành sản xuất vật chất, dịch vụ như giao thông vận tải, sản xuất than, điện, thép...an ninh quốc phòng và tiêu dùng. Đối với tất cả các quốc gia, xăng dầu là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, là nhu cầu không thể thiếu của một xã hội hiện đại. 2. Thị trường xăng dầu nước ta mới hình thành khoảng hơn một thế kỷ song đã có nhiều thay đổi về quy mô, tính chất và cả về số lượng, chất lượng của chủ thể tham gia. Thị trường xăng dầu nước ta đang có khuynh hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn xăng dầu nhập khẩu, thay đổi về hình thức tổ chức quản lý, rời bỏ sự quản lý về giá của Nhà nước để tiến tới xây dựng một thị trường tự do cạnh tranh, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. 3. Trong 5 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta có tốc độ phát triển khá, GDP tăng tương đối trong khoảng 7,5%-8,4%. Tuy vậy, chỉ số giá cả hàng hóa (CPI) trong những năm qua luôn không ổn định. Trong đó, những biến động về giá của mặt hàng xăng dầu là một trong những nguyên nhân tạo nên biến động của chỉ số CPI trong thời gian qua. 4. Trong giai đoạn 2003-2007, diễn biến giá cả xăng dầu ở thị trường trong nước tương đối phức tạp. Do tác động của giá dầu thô thế giới, giá xăng dầu trong nước tuy có sự kiểm soát của Nhà nước song vẫn không ngừng tăng - 88 - cao. Trước tình hình đó, Nhà nước đang tiến tới áp dụng quản lý giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, vừa giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia, vừa đáp ứng được xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay. 5. Nguyên nhân cơ bản của việc giá xăng dầu bất ổn trong thời gian qua là do những biến động liên tục của giá dầu thô thế giới. Bên cạnh đó, nhu cầu năng lượng thế giới nói chung và trong nước nói riêng không ngừng tăng cũng dẫn đến nguồn cung ngày càng giảm và có xu hướng cạn kiệt. 6. Biến động giá xăng dầu có tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội như: tạo ra sức ép tăng giá đối với các mặt hàng và ngành hàng có liên quan, nguy cơ gây lạm phát, tạo ra sức ép không nhỏ đối với ngân sách Nhà nước. Đồng thời nó cũng là nguyên nhân cơ bản làm gia tăng hiện tượng đầu cơ và buôn lậu xăng dầu trong thời gian qua. 7. Trước tình hình bất ổn giá xăng dầu trong nước trong thời gian qua, các giải pháp cần thiết đã và đang được áp dụng nhằm hạn chế những tác động tiêu cực tới đời sống-xã hội. Trong điều kiện hiện tại của nước ta, việc cần thiết nhất là phải có các nhà máy lọc hóa dầu nhằm đảm bảo một phần nguồn cung trong nước. Tiếp đó, song song với việc sử dụng tiết kiệm nguồn xăng dầu hiện có cần tích cực nghiên cứu tìm ra những nguồn năng lượng mới thay thế. Nhà nước cần tăng cường mức dự trữ xăng dầu quốc gia để luôn bảo đảm nguồn cung trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó, các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước cần phát huy hiệu quả tốt nhất trong việc quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu và điều hành giá cả mặt hàng này, mở rộng và khuyến khích cho thị trường xăng dầu tự do phát triển. Tóm lại, những nghiên cứu, tổng hợp và phân tích về biến động giá cả xăng dầu trong khóa luận này nhằm tìm hiểu vấn đề chung đang được xã hội quan tâm. Thông qua đó góp phần tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất nhằm bình ổn giá cả xăng dầu trên thị trường, cũng là nhằm mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Đỗ Quang Hưng, Trần Kim Đỉnh, Ngô Vĩnh Bình (2006), 50 năm Tổng công ty xăng dầu Việt Nam 1956-2006, NXB Chính trị QG. 2. Báo cáo kết quả thanh tra về NSNN cấp bù lỗ hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp (2007), Phòng thanh tra 5- Thanh tra Bộ Tài chính. 3. Bảng tổng hợp giá bán lẻ xăng dầu và thuế nhập khẩu xăng dầu 2003-2007, Cục quản lý giá, Bộ Tài chính. 4. Luật cạnh tranh 2005 có hiệu lực từ 01/07/2005. 5. Nguyễn Đình Cát, Bí mật thế giới dầu mỏ, báo Nhân dân (2006). 6. Nghị định số 116/2005/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều của luật Cạnh tranh 2005. 7. Nghị định 55/2007/CP-TTg, ngày 31/05/2007 về quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu. 8. Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng chống tham nhũng. 9. Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 về thi hành một số điều của Luật cạnh tranh. 10. Quyết định 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu. 11. Quyết định 06/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 về ban hành quy chế tính giá hàng hóa, tài sản, dịch vụ. 12. Pháp lệnh giá 2002 có hiệu lực từ 01/07/2002. 13. Tạp chí Thương mại: từ năm 2005-2007, Nxb.Bộ Thương mại. 14. Tạp chí Thị trường giá cả: từ năm 2003-2007, Nxb.Ban vật giá Chính phủ. - 1 - 15. Thời báo Kinh tế Việt Nam: từ năm 2003-2007. Tài liệu website: Website tiếng Việt. 1. Bách khoa toàn thư mở Việt Nam: 2. Báo điện tử Việt Nam : 3. Báo công nghiệp tiếp thị: 4. Báo tiền phong: www.tienphongonline.com.vn 5. Báo tuổi trẻ: www.tuoitre.com.vn 6. Trang thông tin thương mại Việt Nam: 7. Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com.vn 8. Website Bộ Công thương: 9. Website Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn 10. Website Bộ Ngoại giao: 11. Website Diễn đàn doanh nghiệp: www.dddn.com.vn 12. Website Tổng công ty xăng dầu Việt Nam: www.petrolimex.com.vn 13. Website Tổng cục thống kê: 14. Việt báo: Website tiếng Anh. 1. Bách khoa toàn thư thế giới: 2. Cơ quan thông tin năng lượng thế giới: 3. Website của Ngân hàng thế giới: www.worldbank.org MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Lời nói đầu ................................................................................................ - 1 - Chƣơng I. Một số vấn đề cơ bản về mặt hàng xăng dầu và thị trƣờng xăng dầu Việt Nam I. Vị trí, vai trò của xăng dầu trong phát triển kinh tế và đời sống xã hội. ......................................................................................................................................... - 4 - 1.Nguồn gốc, vị trí của xăng dầu trong đời sống kinh tế- xã hội nói chung. .......................................................................... - 4 - 2.Vai trò của xăng dầu trong phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. ........................................................................................................ - 6 - 2.1. Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia phát triển và đang phát triển. ................................................................................... - 6 - 2.2. Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia xuất nhập khẩu xăng dầu. .................................................................................... - 8 - II. Đặc điểm của mặt hàng xăng dầu và thị trƣờng xăng dầu nƣớc ta. ......... - 11 - 1. Đặc điểm chung của mặt hàng xăng dầu. ............................................. - 11 - 1.1. Phân loại xăng dầu . ........................................................... - 11 - 1.2. Xăng dầu là đối tượng hàng hóa có đặc tính riêng. ............. - 14 - 2. Một số đặc điểm của thị trường xăng dầu nước ta. .............................. - 15 - 2.1. Thị trường xăng dầu nước ta là thị trường nhập khẩu 100%. . - 16 - 2.2. Các chủ thể tham gia kinh doanh xăng dầu trên thị trường trong nước hiện nay. .......................................................................... - 18 - 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả xăng dầu trong nước. .................... - 20 - 3.1. Biến động giá xăng dầu thế giới và các chính sách thương mại quốc tế. ..................................................................................... - 20 - 3.2. Chính sách kinh tế vĩ mô và tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong nước. ............................................................................... - 22 - Chƣơng II. Tình hình biến động giá cả trên thị trƣờng xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2003-2007 và tác động của nó tới nền kinh tế trong nƣớc I. Tình hình biến động giá cả trên thị trƣờng xăng dầu Việt Nam trong 5 năm trở lại đây............................................................................................................................. - 26 - 1. Tình hình phát triển kinh tế trong nước và những biến động trên thị trường giá cả hàng hóa nói chung trong giai đoạn 2003-2007. ............. - 26 - 2. Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007. ......................................................................................... - 33 - 2.1. Tình hình biến động giá xăng dầu trong nước trong giai đoạn 2003-2007................................................................................. - 33 - 2.2. Sự cần thiết của việc điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường. ................................................................................ - 38 - II. Nguyên nhân cơ bản gây nên biến động giá cả xăng dầu trong nƣớc trong giai đoạn 2003- 2007. ......................................................................................................... - 40 - 1. Tác động của biến động giá xăng dầu thế giới trong thời gian qua. - 40 - 2. Nhu cầu về xăng dầu ngày càng gia tăng của xã hội ........................... - 43 - 3. Chính sách quản lý của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu . ............ - 46 - III. ảnh hƣởng của sự biến động giá xăng dầu tới phát triển kinh tế- xã hội nƣớc ta trong thời gian qua.............................................................................................. - 48 - 1. Biến động giá xăng dầu tạo ra sức ép đối với đời sống kinh tế- xã hội. . - 48 - 2. Giảm nguồn thu từ ngân sách Nhà nước. ............................................. - 51 - 3. Xuất hiện tình trạng đầu cơ và buôn lậu xăng dầu . ............................. - 52 - 4. Nguy cơ lạm phát. .................................................................................. - 54 - Chƣơng III. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nƣớc trong thời gian tới I. Sự cần thiết của việc bình ổn giá xăng dầu trong nƣớc. ................................ - 58 - II. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nƣớc........................... - 59 - 1. Xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu, giảm bớt nhập khẩu xăng dầu. ...... - 59 - 2. Sử dụng tiết kiệm xăng dầu hiện có đồng thời khai thác những nguồn năng lượng mới thay thế. ........................................................................... - 62 - 2.1. Sử dụng tiết kiệm lượng xăng dầu hiện có. ........................ - 62 - 2.2. Bảo đảm đầy đủ nguồn dự trữ xăng dầu trong nước. .......... - 65 - 2.3. Tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế. ..................... - 66 - 2.3.1. Nhiên liệu sinh học ....................................................................... - 67 - 2.3.2. Năng lượng mặt trời .................................................................... - 69 - 2.3.3. Năng lượng gió............................................................................. - 71 - 2.3.4. Tế bào nhiên liệu. ......................................................................... - 71 - 3. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước. ............ - 73 - 3.1. Chính sách tài khóa- tiền tệ. ............................................... - 73 - 3.2. Hoàn thiện chính sách thuế. ............................................... - 74 - 3.3. Quản lý tốt chính sách giá. ................................................. - 75 - 3.4. Quản lý hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu. ....... - 78 - 3.5. Quản lý gián tiếp doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. ....... - 79 - 4. Mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước. ........ - 82 - 4.1. Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. .. - 82 - 4.2. Xây dựng môi trường tự do cạnh tranh cho thị trường xăng dầu trong nước. ............................................................................... - 83 - Kết luận ................................................................................................... - 87 - TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3711_8429.pdf
Luận văn liên quan