Đề tài tình hình hoạt động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông (AgriBank) tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên 2 1.1/. Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên 2 1.2/. Chức năng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên . 2 1.3/. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên . 3 1.3.1/. Mô hình tổ chức 3 1.3.2/. Chức năng & nhiệm vụ của các phòng ban . 4 1.3.2.1/. Phòng kế toán giao dịch. 4 1.3.2.2/. Phòng Tài trợ thương mại 5 1.3.2.3/. Phòng Khách hàng Doanh nghiệp. 6 1.3.2.4/. Phòng khách hàng cá nhân. 6 1.3.2.5/. Phòng thông tin điện toán. 7 1.3.2.6/. Phòng tổng hợp tiếp thị 7 1.3.2.7/. Phòng tiền tệ kho quỹ 8 1.3.2.8/. Phòng tổ chức- Hành chính 8 Phần 2:Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên . 10 2.1/. Hoạt động cơ bản của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. 10 2.1.1/.Tình hình huy động vốn. 10 2.1.2/.Tình hình sử dụng vốn. 12 2.1.3/. Công tác tài trợ thương mại. 15 2.1.4/. Công tác ngân quỹ. 17 2.1.5/. Công tác thanh toán 17 2.1.6/. Công tác ngân hàng khác. 17 2.2/. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản . 18 2.2.1/. Tăng trưởng nguồn vốn . 18 2.2.2/. Tăng trưởng tín dụng . 19 2.2.3/. Tỷ lệ nợ quá hạn 19 2.2.4/. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản(ROA),ROE,(2009) . 20 Phần 3: Nhận xét và kết luận . 22 3.1/. Nhận xét và đánh giá chung về môi trường kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên . 22 3.1.1/.Về môi trường pháp lý . 22 3.1.2/. Về môi trường địa lý kinh doanh . 22 3.2/. Những ưu điểm - tồn tại - biện pháp khắc phục. 22 3.2.1/.Ưu điểm 22 3.2.2/. Tồn tại . 22 3.2.3/. Biện pháp khắc phục . 22 3.3/. Phương hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên trong năm 2010. 23 Kết luận 26 Lời mở đầu Thực tế cho thấy, trong những năm qua hoạt động kinh tế thế giới diễn ra rất sôi động và đã mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia. Cùng với xu thế hội nhập và mở cửa nền kinh tế, chúng ta đã tích cực tham gia và thu được những kết quả khả quan. Bằng chứng là sự phát triển của đất nước trong những năm gần đây thể hiện qua chỉ số GDP tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, tình hình chính trị ổn định Những kết quả trên có sự đóng góp đáng kể của ngành ngân hàng, một mắt xích không thể thiếu trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Bởi đây là một hệ thống duy nhất có khả năng cung cấp các dịch vụ và hoàn thành tốt các nghiệp vụ quốc tế mà không phải là ai khác. Đứng trong hàng ngũ hệ thống ngân hàng Việt Nam, có chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, là một đơn vị tiêu biểu, thường xuyên dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng công nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, chi nhánh đã nhận được rất nhiều những danh hiệu thi đua của thủ tướng chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Liên Đoàn LĐVN, UBND trên địa bàn Không những thế, bằng nội lực vững mạnh, với đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, làm việc khoa học, sáng tạo, chi nhánh đã tạo ra được lòng tin lớn đối với khách hàng. Do đó mà cũng nâng cao được uy tín của mình không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế. Kết thúc thời gian thực tập tổng hợp, cùng với sự hướng dẫn tận tình của tập thể cán bộ viên chức chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên em đã hoàn thành “bản báo cáo thực tập tổng hợp”, vì hạn chế về mặt kiến thức cũng như thời gian đi thực tế bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót và chưa triệt để. Em rất mong các thầy cô và quý ngân hàng bổ sung cho bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên 1.1: Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị định 53/NĐ-HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên là chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Với nhiệm vụ là kinh doanh tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Qua 20 năm hoạt động với cơ sở vật chất ban đầu tiếp nhận từ các chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước còn nghèo nàn, lạc hậu đến nay đã có những bước tiến vượt bậc. NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên có trụ sở chính tại số 279 đường Thống Nhất thành phố Thái Nguyên, với tổng số 359 cán bộ, trong đó cán bộ có trình độ Cao đẳng, Đại học, chiếm tỷ lệ 52,8% có đủ năng lực thực hiện chức năng kinh doanh đa năng. Các hoạt động của ngân hàng đã được tin học hóa, tất cả các chi nhánh đã được trang bị đầy đủ máy vi tính và được kết nối nội bộ trong phạm vi toàn NHNo tỉnh theo đường truyền riêng. Các chi nhánh loại III đều được trang bị xe chuyên dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đội ngũ cán bộ thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại nhằm năng cao kiến thức nghiệp vụ cũng như các kỹ năng khác để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh trong thời hội nhập. 1.2. Chức năng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu hoạt động, trên cơ sở quy định của luật các tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên với các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho mọi thành phần kinh tế, tập trung chủ yếu cho các nghành: xây dựng cơ bản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại du lịch, bưu chính viễn thông, làng nghề truyền thống đã tỏ ra khá phù hợp với nhu cầu đổi mới của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như đòi hỏi của các thành phần kinh tế, trong những năm gần đây chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên hoạt động các nghiệp vụ cơ bản như sau:  Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức và nhân dân, bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, trái phiếu, kì phiếu Ngân hàng.  Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế.  Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán L/C bảo lãnh và tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh đấu thầu. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ thanh toán điện tử qua mạng vi tính của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trong nước và quốc tế, các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tư vấn về đầu tư tín dụng. 1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. 1.3.1. Mô hình tổ chức. Bộ máy quản lý của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên được tổ chức thành ban giám đốc và các phòng ban chức năng. Ban giám đốc gồm:1 đồng chí giám đốc và 4 đồng chí phó giám đốc tham mưu cho giám đốc để chỉ đạo hoạt động các mảng nghiệp vụ chuyên đề cụ thể 1 phó giám đốc phụ trách Kế hoạch-Kinh doanh, 1 phó giám đốc phụ trách Kế toán-Ngân quỹ-Tin học-Kiểm tra kiểm soát nội bộ, 1 phó giám đốc phụ trách Hành chính-Tổ chức, 1 phó giám đốc trực tiếp làm giám đốc 1 chi nhánh loại III trực thuộc.  Phòng khách hàng doanh nghiệp.  Phòng khách hàng cá nhân.  Phòng tổng hợp tiếp thị .  Phòng kế toán giao dịch .  Phòng thông tin điện toán.  Phòng tài trợ thương mại.  Phòng tiền tệ kho quỹ .  Phòng tổ chức hành chính. Về biên chế: NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên có 359 cán bộ trên tổng số 35.000 cán bộ của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.Trong đó 52,8% có trình độ Cao đẳng và Đại học.

doc28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2954 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài tình hình hoạt động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông (AgriBank) tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu ......1 Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên.. 2 1.1/. Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên...................................................................................................... 2 1.2/. Chức năng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên........................... 2 1.3/. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên..................... 3 1.3.1/. Mô hình tổ chức............................................................................................ 3 1.3.2/. Chức năng & nhiệm vụ của các phòng ban................................................... 4 1.3.2.1/. Phòng kế toán giao dịch. ......4 1.3.2.2/. Phòng Tài trợ thương mại.......................................................................... 5 1.3.2.3/. Phòng Khách hàng Doanh nghiệp. ......6 1.3.2.4/. Phòng khách hàng cá nhân. ......6 1.3.2.5/. Phòng thông tin điện toán. ....7 1.3.2.6/. Phòng tổng hợp tiếp thị............................................................................ 7 1.3.2.7/. Phòng tiền tệ kho quỹ.............................................................................. 8 1.3.2.8/. Phòng tổ chức- Hành chính...................................................................... 8 Phần 2:Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên . 10 2.1/. Hoạt động cơ bản của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. ....10 2.1.1/.Tình hình huy động vốn. ....10 2.1.2/.Tình hình sử dụng vốn. ....12 2.1.3/. Công tác tài trợ thương mại. ....15 2.1.4/. Công tác ngân quỹ. ....17 2.1.5/. Công tác thanh toán ....17 2.1.6/. Công tác ngân hàng khác. ....17 2.2/. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản..................................................................... 18 2.2.1/. Tăng trưởng nguồn vốn............................................................................... 18 2.2.2/. Tăng trưởng tín dụng................................................................................... 19 2.2.3/. Tỷ lệ nợ quá hạn.......................................................................................... 19 2.2.4/. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản(ROA),ROE,(2009)..................................... 20 Phần 3: Nhận xét và kết luận................................................................................. 22 3.1/. Nhận xét và đánh giá chung về môi trường kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên........................................................................... 22 3.1.1/.Về môi trường pháp lý................................................................................. 22 3.1.2/. Về môi trường địa lý kinh doanh............................................................... 22 3.2/. Những ưu điểm - tồn tại - biện pháp khắc phục. ....22 3.2.1/.Ưu điểm........................................................................................................ 22 3.2.2/. Tồn tại......................................................................................................... 22 3.2.3/. Biện pháp khắc phục................................................................................... 22 3.3/. Phương hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên trong năm 2010. ....23 Kết luận ....26 Lời mở đầu Thực tế cho thấy, trong những năm qua hoạt động kinh tế thế giới diễn ra rất sôi động và đã mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia. Cùng với xu thế hội nhập và mở cửa nền kinh tế, chúng ta đã tích cực tham gia và thu được những kết quả khả quan. Bằng chứng là sự phát triển của đất nước trong những năm gần đây thể hiện qua chỉ số GDP tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, tình hình chính trị ổn định… Những kết quả trên có sự đóng góp đáng kể của ngành ngân hàng, một mắt xích không thể thiếu trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Bởi đây là một hệ thống duy nhất có khả năng cung cấp các dịch vụ và hoàn thành tốt các nghiệp vụ quốc tế mà không phải là ai khác. Đứng trong hàng ngũ hệ thống ngân hàng Việt Nam, có chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, là một đơn vị tiêu biểu, thường xuyên dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng công nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, chi nhánh đã nhận được rất nhiều những danh hiệu thi đua của thủ tướng chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Liên Đoàn LĐVN, UBND trên địa bàn….. Không những thế, bằng nội lực vững mạnh, với đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, làm việc khoa học, sáng tạo, chi nhánh đã tạo ra được lòng tin lớn đối với khách hàng. Do đó mà cũng nâng cao được uy tín của mình không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế. Kết thúc thời gian thực tập tổng hợp, cùng với sự hướng dẫn tận tình của tập thể cán bộ viên chức chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên em đã hoàn thành “bản báo cáo thực tập tổng hợp”, vì hạn chế về mặt kiến thức cũng như thời gian đi thực tế bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót và chưa triệt để. Em rất mong các thầy cô và quý ngân hàng bổ sung cho bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên 1.1: Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị định 53/NĐ-HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên là chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Với nhiệm vụ là kinh doanh tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Qua 20 năm hoạt động với cơ sở vật chất ban đầu tiếp nhận từ các chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước còn nghèo nàn, lạc hậu đến nay đã có những bước tiến vượt bậc. NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên có trụ sở chính tại số 279 đường Thống Nhất thành phố Thái Nguyên, với tổng số 359 cán bộ, trong đó cán bộ có trình độ Cao đẳng, Đại học, chiếm tỷ lệ 52,8% có đủ năng lực thực hiện chức năng kinh doanh đa năng. Các hoạt động của ngân hàng đã được tin học hóa, tất cả các chi nhánh đã được trang bị đầy đủ máy vi tính và được kết nối nội bộ trong phạm vi toàn NHNo tỉnh theo đường truyền riêng. Các chi nhánh loại III đều được trang bị xe chuyên dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đội ngũ cán bộ thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại nhằm năng cao kiến thức nghiệp vụ cũng như các kỹ năng khác để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh trong thời hội nhập. 1.2. Chức năng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu hoạt động, trên cơ sở quy định của luật các tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên với các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho mọi thành phần kinh tế, tập trung chủ yếu cho các nghành: xây dựng cơ bản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại du lịch, bưu chính viễn thông, làng nghề truyền thống… đã tỏ ra khá phù hợp với nhu cầu đổi mới của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như đòi hỏi của các thành phần kinh tế, trong những năm gần đây chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên hoạt động các nghiệp vụ cơ bản như sau: Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức và nhân dân, bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, trái phiếu, kì phiếu Ngân hàng. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán L/C bảo lãnh và tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh đấu thầu. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ thanh toán điện tử qua mạng vi tính của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trong nước và quốc tế, các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tư vấn về đầu tư tín dụng. 1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. 1.3.1. Mô hình tổ chức. Bộ máy quản lý của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên được tổ chức thành ban giám đốc và các phòng ban chức năng. Ban giám đốc gồm:1 đồng chí giám đốc và 4 đồng chí phó giám đốc tham mưu cho giám đốc để chỉ đạo hoạt động các mảng nghiệp vụ chuyên đề cụ thể 1 phó giám đốc phụ trách Kế hoạch-Kinh doanh, 1 phó giám đốc phụ trách Kế toán-Ngân quỹ-Tin học-Kiểm tra kiểm soát nội bộ, 1 phó giám đốc phụ trách Hành chính-Tổ chức, 1 phó giám đốc trực tiếp làm giám đốc 1 chi nhánh loại III trực thuộc. Phòng khách hàng doanh nghiệp. Phòng khách hàng cá nhân. Phòng tổng hợp tiếp thị . Phòng kế toán giao dịch . Phòng thông tin điện toán. Phòng tài trợ thương mại. Phòng tiền tệ kho quỹ . Phòng tổ chức hành chính. Về biên chế: NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên có 359 cán bộ trên tổng số 35.000 cán bộ của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.Trong đó 52,8% có trình độ Cao đẳng và Đại học. Giám đốc Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên Phó giám đốc 4 phụ trách 1 chi nhánh trực thuộc Phó giám đốc 3 Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 1 Phòng tổng hợp tiếp thị Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng thông tin điện toán Phòng khách hàng dn Phòng tài trợ thương mại Phòng kế toán giao dịch Phòng tổ chức hành chính Phòng khách hàng cá nhân Các phòng giao dịch thuộc chi nhánh loại III Các chi nhánh trực thuộc (Nguồn:Phòng tổ chức-hành chính) 1.3.2. Chức năng & nhiệm vụ của các phòng ban. 1.3.2.1. Phòng kế toán giao dịch. * Chức năng: Là bộ phận nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hoạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng. * Nhiệm vụ: + Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy. Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày. Nhận các dữ liệu tham số mới nhất từ NHNo&PTNT Việt Nam. Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch. + Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. + Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng. + Quản lý thông tin và khai thác thông tin: + Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê trong ngày, đối chiếu lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên; làm các báo cáo, đóng nhật ký theo quy định. 1.3.2.2. Phòng tài trợ thương mại. * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Nhiệm vụ: + Thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp: + Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ: + Phối hợp với phòng Kế toán giao dịch và các chi nhánh cấp II thực hiện chuyển tiền nước ngoài: + Thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh. + Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại. 1.3.2.3. Phòng khách hàng doanh nghiệp. * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam và của NHNN. * Nhiệm vụ: + Khai thác nguồn vốn bằng đồng VN và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. + Hỗ trợ, tiếp thị khách hàng, phối hợp với phòng Tổng hợp tiếp thị làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến các khách hàng. + Thẩm định và xác định các hạn mức tín dụng (bao gồm: cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, thấu chi) cho một khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền của chi nhánh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng. 1.3.2.4. Phòng khách hàng cá nhân. * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam. * Nhiệm vụ: + Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân. + Tổ chức huy động vốn của dân cư (bằng VNĐ và ngoại tệ) theo quy định của NHNN và của NHNo&PTNT Việt Nam. + Tiếp thị hỗ trợ khách hàng, phối hợp với phòng Tổng hợp và tiếp thị làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển các dịch vụ của Ngân hàng đến các khách hàng. + Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh xử lý giao dịch. 1.3.2.5. Phòng thông tin điện toán. * Chức năng: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của toàn chi nhánh. * Nhiệm vụ: + Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao. + Quản lý hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày, nhận chuyển giao ứng dụng các dữ liệu tham số mới nhận từ NHNo&PTNTVN, Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch, phối hợp với các phòng liên quan để đảm bảo thông suốt các hoạt động của chi nhánh. + Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị ngoại vi, mạng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống tại chi nhánh. 1.3.2.6. Phòng tổng hợp tiếp thị * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động của chi nhánh. * Nhiệm vụ: + Là đầu mối triển khai và tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. + Là đầu mối tham mưu cho giám đốc về công tác tiếp thị. + Tham mưu cho giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch kinh doanh và giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh theo định kỳ đến các đơn vị trong toàn chi nhánh, theo dõi, phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc và của toàn chi nhánh theo chỉ đạo của ban giám đốc, làm đầu mối tổng hợp báo cáo và lập báo cáo theo quy định. 3.2.7. Phòng tiền tệ kho quỹ. * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHNo&PTNTVN. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. * Nhiệm vụ: + Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VNĐ và ngoại tệ, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…) theo đúng quy định của NHNN và NHNo&PTNTVN. + Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định. + Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hoá đơn thanh toán thẻ VISA, MASTER về trụ sở chính hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu. 1.3.2.8. Phòng tổ chức- Hành chính. * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHNo&PTNTVN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn trong toàn chi nhánh. * Nhiệm vụ: + Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHNo&PTNTVN có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, BHXH, bảo hiểm y tế… + Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh. + Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh. Quy trình phân tích tín dụng đối với khách hàng cá nhân ( phòng khách hàng cá nhân ) Trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên em đã được phân công vào phòng khách hàng cá nhân. Qua quan sát và được chứng kiến em đã hiểu rõ thêm quy trình phân tích tín dụng đối với một khách hàng đến xin cấp tín dụng để mua xe máy, tủ lạnh. Quy trình đó được tiến hành qua các bước sau: Sơ đồ phân tích ứng dụng đối với khách hàng là cá nhân Xây dựng và kí kết hợp đồng Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng Thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới Phân tích trước khi cấp tín dụng Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng cán bộ tín dụng đã gặp gỡ khách hàng. Hai bên nói truyện, thoả thuận về các điều kiện khi cấp tín dụng như: Tài sản đảm bảo khi vay, địa chỉ khách hàng, số điện thoại cố định, hiện nay nghề nghiệp ra sao… có sổ lương hay không…. Khách hàng này yêu cầu vay 25.000000 trong thời hạn từ 15/01/2010 6/03/2010. Cán bộ tín dụng đồng ý cho vay với những điều kiện đã thoả thuận với khách hàng. Sau khi mua các đồ dùng trên khách hàng phải chuyển ngay giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của chúng cho Ngân hàng làm thuế chấp. Cán bộ tín dụng phải đánh giá, xem xét rất kĩ càng trước khi cho vay. Sau khi thẩm định cán bộ tín dụng đồng ý cho khách hàng vay 15.000000. Bước 2: Xây dựng và kí kết hợp đồng. Hai bên kí kết hợp đồng theo những điều kiện và điều khoản thoả thuận, phù hợp và tuân theo quy định, Luật của Nhà nước, Ngân hàng nhà nước ban hành như về: lãi suất, khách hàng, mục đích sử dụng, số lượng tín dụng, phí, thời hạn tín dụng… các điều kiện khác… Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng. Sau khi hợp đồng tín dụng đã được kí kết cán bộ tín dụng (ngân hàng) cấp tiền cho khách hàng như thoả thuận. Ngân hàng kiểm soát xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích không… đề ra biện pháp phòng ngừa … Bước 4: Thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Phần 2:Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên 2.1. Các hoạt động cơ bản của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Chuyển từ một chi nhánh Ngân hàng Nhà nước sang một chi nhánh Ngân hàng Thương mại, NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên đã phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, kết quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, vừa phát huy nghiệp vụ cổ truyền của Ngân hàng, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh như kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh mua bán hàng, chuyển tiền nhanh trong cả nước, thanh toán quốc tế, chi lương cho công nhân sản xuất trong các nhà máy liên doanh, tổ chức thu tiền mặt tại các đơn vị có lượng tiền mặt thu lớn... Tuy nhiên trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta có xu hướng chững lại, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp, có cả một số doanh nghiệp nhà nước rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp sử dụng các thiết bị máy móc lạc hậu, năng suất chất lượng kém không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập và các sản phẩm của công ty liên doanh; trình độ cán bộ quản lý còn non yếu. Thêm vào đó là khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, sự giảm sút tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt nam và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Để giảm tác động xấu đối với nền kinh tế, nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất tiền vay tiền gửi theo xu hướng lãi suất tiền vay giảm nhanh hơn lãi suất tiền gửi. Những thay đổi đó đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên nói riêng. 2.1.1.Tình hình huy động vốn. Ngân hàng thương mại chỉ có thể đạt kết quả kinh doanh cao khi tổ chức tốt công tác huy động vốn. Trong những năm qua NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng việc mở thêm các phòng giao dịch, mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm cho phù hợp với địa bàn dân cư, tuyên truyền mở tài khoản cá nhân, áp dụng nhiều biện pháp gửi tiền vừa linh hoạt vừa hiệu quả... Nguồn vốn ngày càng tăng trưởng mạnh, trong đó số dư tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ tương đối lớn làm thay đổi đáng kể lãi suất bình quân huy động vốn, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của toàn chi nhánh, kết quả huy động vốn được thể hiện trong bảng sau. Bảng 1. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Đơn vị: Triệu đồng Năm Khoản mục 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 VNĐ Ngoại tệ quy đổi VNĐ Ngoại tệ quy đổi VNĐ Ngoại tệ quy đổi 1. Tiền gửi các TCKT 246358 52957 234477 62451 308342 8935 + Không kì hạn 167830 51953 186235 60906 238440 3451 + Có kì hạn 74811 45727 63169 56 + TGBĐTT 3717 1004 2515 1545 6733 5428 2. Tiền gửi tiết kiệm 350975 211639 353231 256894 476245 250378 + Không kì hạn 8832 33 5277 40 1392 39 + Có kì hạn 342143 211606 347954 256854 474853 250339 3. Kỳ phiếu, trái phiếu 24035 35890 35757 8782 4. Nguồn huy động khác Cộng 621368 264596 623598 319345 820344 268095 Tổng 885964 942943 1088439 Nguồn tài liệu: BCĐ nguồn vốn kinh doanh 2007, 2008, 2009 Từ bảng trên ta thấy , nguồn vốn huy động tại chỗ đến 31/12/2007 đạt 886 tỷ đồng, đến thời điểm 31/12/2008 số dư nguồn vốn huy động trên địa bàn huyện và các vùng lân cận là 943 tỷ đồng, tăng 57 tỷ đồng. Năm 2009 nguồn vốn huy động đạt 1088 tỷ đồng ( có làm tròn số ), tăng 145 tỷ đồng so với năm 2008, tăng 202 tỷ đồng so với năm 2007. + Nguồn vốn ngoại tệ tăng khá nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp rất ít, phải chuyển về NHNo&PTNTVN 250 tỷ quy đổi VNĐ. + Nguồn vốn VNĐ giảm, nhu cầu sử dụng tại chỗ rất lớn, phải nhận của NHNo&PTNTVN 700 tỷ đồng (chiếm 55% tổng vốn đầu tư của chi nhánh). Riêng kỳ phiếu, trái phiếu và nguồn huy động khác là hình thức huy động vốn của Ngân hàng khi có nhu cầu đột xuất về vốn, chỉ mang tính thời điểm nên mức tăng giảm không ổn định là điều tất nhiên. Để có tốc độ tăng trưởng như trên, ban giám đốc luôn quan tâm đến công tác huy động vốn, thường xuyên chỉ đạo giáo dục cán bộ công nhân viên thực hiện tốt quy chế lề lối làm việc- đặc biệt là chú trọng xây dựng văn hoá giao dịch với khách hàng… 2.1.2.Tình hình sử dụng vốn. Cho vay là hoạt động chính của ngân hàng, nó đem lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng nhưng đi kèm với nó là rủi ro cao do môi trường pháp lý chưa ổn định, tính chất khách hàng phức tạp, môi trường kinh tế nhiều biến động. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác cho vay, phòng kinh doanh luôn được coi là bộ phận mũi nhọn quan trọng nhất của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên, nơi tập trung nhiều cán bộ giỏi có trình độ, có kinh nghiệm và cũng là bộ phận được ban giám đốc quan tâm chỉ đạo sát sao nhất. Với lợi thế về vị trí, chi nhánh thu hút được khá nhiều khách hàng ở địa bàn trong và ngoài tỉnh, trong đó có nhiều khách hàng thuộc các công ty và doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh. Do đó, trong thời gian qua chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên đã đạt được kết quả cho vay khả quan, thể hiện trong bảng sau. Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Khoản mục 2007 2008 2009 1. Doanh số cho vay 1060155 1446566 1299352 Quốc doanh 948235 966466 723984 Ngoài quốc doanh 111920 480100 575368 2. Doanh số thu nợ 833584 1312569 1396173 Quốc doanh 558713 826107 1209485 Ngoài quốc doanh 274871 486462 186688 3. Dư nợ cho vay theo TP 1176221 1279673 1182852 Quốc doanh 954920 1092403 606902 Ngoài quốc doanh 221301 187270 575950 4. Nợ quá hạn 1385 3493 Quốc doanh 1342 970 Ngoài quốc doanh 43 2523 5. Đầu tư khác Nguồn tài liệu: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2007, 2008, 2009 Bảng 3: Tình hình cho vay vốn phân theo thời gian tại NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1. Doanh số cho vay 1060155 1446566 1299352 Ngắn hạn 959564 1301551 1260167 Trung & dài hạn 100591 144015 39185 2. Doanh số thu nợ 833584 1312569 1396173 Ngắn hạn 236730 1164383 1285685 Trung & dài hạn 596854 148186 110488 3. Dư nợ cho vay 31/12 1176221 1279637 1182852 Ngắn hạn 507981 646149 620631 Trung & dài hạn 668240 633524 562221 Nguồn tài liệu: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2007, 2008, 2009 Qua bảng 2 và 3 chúng ta thấy tình hình đầu tư vốn của Ngân hàng liên tục tăng trong những năm qua với mức tăng cao và tương đối ổn định. Trong năm 2007, tính đến 31/12/2007 dư nợ cho vay đạt 1.146 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2007 là năm gặp nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng. Đến 31/12/2008, dư nợ cho vay và các khoản đầu tư đạt 1279 tỷ đồng, tăng 134 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 11,7% so với 31/12/2007. Doanh số cho vay đạt 1453 tỷ đồng, tăng 158 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 12,2% so với năm 2007. Doanh số thu nợ đạt 1319 tỷ đồng, tăng 100 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 8% so với năm 2007. Cơ cấu dư nợ cho vay từng bước được điều chỉnh theo hướng: Do khó khăn về nguồn vốn trung dài hạn nên đã từng bước hạn chế cho vay trung dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn. So với đầu năm 2008 tỷ trọng cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ tại chi nhánh đã giảm 7% (từ 56% xuống còn 49%). + Tập trung đầu tư vốn vào các lĩnh vực có hiệu quả, rủi ro thấp như: du lịch, làng nghề truyền thống, thương mại dịch vụ, sản suất và kinh doanh điện, bưu điện… + Giảm dần tỷ trọng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: hiện nay, cho vay không có bảo đảm chiếm 50,4%/ tổng dư nợ, giảm 12,6% so với 31/12/2007. Các biện pháp chủ yếu trong thời gian tới của chi nhánh là: bổ sung tài sản đảm bảo đối với các hợp đồng tín dụng đã và đang giải ngân, hạn chế tối đa cho vay không có bảo đảm. + Tỷ trọng cho vay DNNN chiếm 67% tổng dư nợ cho vay, giảm 16% so với 31/12/2007. Trong năm 2009, mặc dù nguồn vốn VNĐ rất khó khăn, lãi suất huy động vốn khá cao nhưng chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên luôn thoả mãn tất cả các nhu cầu vay vốn hợp lý, hiệu quả của các bạn hàng với lãi suất linh hoạt, hợp lý. Đến 31/12/2009, tổng doanh số cho vay đạt 1435 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 1183 tỷ đồng. Trong đó cho vay không có bảo đảm chiếm 47,7%/tổng dư nợ, giảm 2,7% so với năm 2008. Mở rộng đầu tư cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tỷ trọng cho vay DNNN chiếm 50,4%/tổng dư nợ cho vay, giảm 16,6% so với năm 2008. Tỷ lệ nợ quá hạn bình quân hàng năm ở mức dưới 0,5% tổng dư nợ cho vay. Tuy quy mô tín dụng lớn nhưng luôn đảm bảo chất lượng cao: đến 31/12/2009, không có nợ xấu, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ không đáng kể trên tổng dư nợ cho vay: 0,3%. Điều này thể hiện chất lượng vốn tín dụng của ngân hàng cũng như chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên được nâng cao. 2.1.3. Công tác tài trợ thương mại. * Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm vừa qua có nhiều thuận lợi, sự khan hiếm ngoại tệ giảm, nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu tăng khá, đồng thời được sự hỗ trợ mạnh mẽ của NHNo&PTNTVN nên NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên đã đáp ứng kịp thời, đầy đủ mọi nhu cầu về ngoại tệ của các bạn hàng. Năm 2008, doanh số mua bán USD, EUR, JPY, GBP đạt gần 20 triệu qui đổi USD, tăng 2% so với năm 2007. Năm 2009, đạt 31 triệu qui đổi USD, tăng 55% so với năm 2008. Tuy nhiên, tỷ giá liên tục tăng cao, mặt khác với mục đích hỗ trợ, phục vụ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh (nhiều trường hợp mua và bán ngoại tệ cho doanh nghiệp bằng giá nhau) nên thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ giảm 45%. * Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Năm 2007, Ngân hàng thực hiện được: + Mở 251 L/C trị giá 23,5 triệu USD để phục vụ khách hàng nhập thiết bị y tế, hoá chất, nguyên liệu dược, thiết bị xây dựng.… + Thông báo 16 món L/C xuất khẩu trị giá 413.000 USD, thanh toán 26 món L/C xuất khẩu trị giá 293.000 USD. + Nhận và xử lý kịp thời, chính xác 56 món nhờ thu nhập khẩu trị giá 1,34 triệu USD, việc thông báo và thanh toán luôn đảm bảo kịp thời, chính xác và được khách hàng trong nước và nước ngoài tín nhiệm. Năm 2008, Ngân hàng thực hiện được: Mở 80 L/C trị giá 6,1 triệu USD thông báo 26 món L/C xuất khẩu trị giá 1 triệu USD, thanh toán 19 món L/C xuất khẩu trị giá 304.000 USD. Nhận và xử lý kịp thời, chính xác 123 món nhờ thu nhập khẩu trị giá 7.3 triệu USD, việc thông báo và thanh toán luôn đảm bảo kịp thời, chính xác và được khách hàng trong nước và nước ngoài tín nhiệm. Thực hiện chuyển tiền đi nước ngoài an toàn, chính xác 215 món trị giá 4,1 triệu USD. Nhận và thanh toán 2460 bảng kê thanh toán từ nước ngoài chuyển đến trị giá 12.3 triệu qui USD. Năm 2009, Ngân hàng thực hiện được: Mở 153 L/C trị giá 8,4 triệu, thông báo 20 món L/C xuất khẩu trị giá 468000 USD, thanh toán 32 món L/C xuất khẩu trị giá 358500 USD. Nhận và xử lý kịp thời, chính xác 130 món nhờ thu nhập khẩu trị giá 3,2 triệu USD, việc thông báo và thanh toán luôn đảm bảo kịp thời, chính xác và được khách hàng trong nước và nước ngoài tín nhiệm. Thực hiện chuyển tiền đi nước ngoài an toàn, chính xác 195 món trị giá 4,4 triệu USD. Nhận và thanh toán 2070 bảng kê thanh toán từ nước ngoài chuyển đến trị giá 7,9 triệu USD. * Nghiệp vụ chi trả kiều hối: Nghiệp vụ chi trả kiều hối với chất lượng cao, năm 2008 nhận và chi trả 2220 món, số tiền 3,4 triệu USD. Năm 2009 nhận và chi trả 2300 món, số tiền 3,5 triệu USD, tăng 30% so với năm 2008, đảm bảo an toàn, thuận tiện, nhanh chóng cho khách hàng. 2.1.4. Công tác ngân quỹ. * Kết quả thu - chi tiền mặt năm 2008 + Tổng thu VNĐ đạt 3.437 tỷ đồng, tăng 240 tỷ đồng. Tổng chi VNĐ đạt 2.961 tỷ đồng, tăng 64 tỷ đồng. Bội thu VNĐ đạt 476 tỷ đồng, nộp Ngân hàng nhà nước 563 tỷ đồng. + Tổng thu ngoại tệ đạt 20 triệu USD, tăng 3 triệu USD, tỷ lệ tăng 17% so với năm 2007. Tổng chi ngoại tệ đạt 19 triệu USD, tăng 3,0 triệu USD, tỷ lệ tăng 15,7% so với năm 2007. Bội chi ngoại tệ 1,0 triệu USD. - Đã phát hiện 427 tờ tiền giả các loại, trả lại 198 món tiền khách hàng nộp thừa trị giá 56.539.000 đồng. * Nghiệp vụ ngân quỹ trong năm 2009 đạt mức tăng trưởng mạnh: Tổng thu- chi VNĐ đạt 10.100 tỷ đồng, tăng 40% so với 2008. Tổng thu chi ngoại tệ đạt 44,5 triệu USD, tăng 5% so với 2008. Khối lượng tiền mặt VNĐ và các loại ngoại tệ chu chuyển qua quỹ lớn, tăng mạnh so với những năm trước, nhưng luôn đảm bảo an toàn, chính xác, không phải khất chi với khách hàng, công tác tuyển chọn tiền được thực hiện tốt. Đã phát hiện 162 tờ tiền giả các loại, trả lại 198 món khách hàng nộp thừa, món lớn nhất trị giá 100 triệu đồng. Dịch vụ thu- chi tiền lưu động, chi tiền, chi hộ lương tại trụ sở khách hàng tiếp tục được duy trì và thực hiện tốt, được nhiều bạn hàng tín nhiệm, trong năm 2009 đã thực hiện thu- chi lưu động trên 1.200 tỷ đồng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cũng như hiệu quả đối với các doanh nghiệp. 2.1.5. Công tác thanh toán Trong năm 2007, hệ thống thanh toán, chuyển tiền được nâng cấp đã đem lại cho bạn hàng nhiều tiện ích hiện đại có tính thực tiễn cao. Từ tháng 11/2007, đã chính thức sử dụng hệ thống thanh toán song phương hai chiều (trực tiếp) với Kho bạc Nhà nước, hệ thống thanh toán song phương hiệu quả.với các ngân hàng thương mại Nhà nước khác đã được nâng cấp và mở rộng, đảm bảo đáp ứng hiệu quả nhất mọi nhu cầu về thanh toán, chuyển tiền của các bạn hàng trong toàn quốc. Kết quả cụ thể: thực hiện trên 160.000 món thanh toán, chuyển tiền được thực hiện tốt, đảm bảo luân chuyển vốn cho khách hàng nhanh chóng, thuận lợi. 2.1.6. Công tác ngân hàng khác. * Dịch vụ thẻ Agribank (ATM, VISA Card và Marter Card). Dịch vụ thẻ ATM đến năm 2009 đã tăng thêm tiện ích thanh toán online (thanh toán trực tiếp tại máy ATM), mua bán các loại thẻ cào online, tài khoản ATM tiết kiệm. NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, ký các hợp đồng chi hộ lương qua máy ATM, ký các hợp đồng mở thẻ ATM cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,và các huyện, đến nay đã mở được 3500 thẻ ATM, lắp đặt 5 máy giao dịch tự động ATM, ký kết được nhiều hợp đồng chi hộ lương qua máy ATM. 2.2. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. Thực hiện chức năng của một Ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tốt việc kinh doanh, bảo đảm an toàn vốn, thực hiện tốt các chính sách xã hội và góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Với số liệu thu thập trong thời gian thực tập và số liệu Ngân hàng cung cấp, trong phần này em xin trình bày và đánh giá một số chỉ tiêu tài chính cơ bản sau: Tăng trưởng nguồn vốn. Tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn ( NQH). Chỉ tiêu ROA, ROE. 2.2.1. Tăng trưởng nguồn vốn. Theo số liệu bảng 1: tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên cho ta thấy chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tốt chức năng của một Ngân hàng thương mại “đi vay để cho vay. Mức độ tăng trưởng của nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước cụ thể: Năm 2008 so với năm 2007 có tốc độ tăng trưởng là 6,4%. Năm 2009 so với năm 2008 có tốc độ tăng trưởng nguồn đạt 15,4%, vượt 8,8% so với kế hoạch được NHNo&PTNTVN giao. Trong đó: Nguồn vốn VNĐ tăng 31,6%, nguồn ngoại tệ giảm 16%. Tiền gửi pháp nhân tăng 6,9%, tiền gửi dân cư tăng 19,4%. Đạt đựơc kết quả này là do chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường trang thiết bị công nghệ, thực hiện việc đơn giản hoá thủ tục tiền gửi, hoàn thiện công tác thanh toán… 2.2.2 .Tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng = (dư nợ 2009 - dư nợ 2008)/dư nợ 2008 = (1.182.852-1.279.627)/1.279.637= -7,5% Mức độ tăng trưởng tín dụng ( -7,5% ) này là một biểu hiện: chất lượng vốn tín dụng của Ngân hàng cũng như chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên được nâng cao… Với định hướng kinh doanh đúng đắn và phương châm “tăng trưởng tín dụng phải dựa trên cơ sở tăng trưởng hoạt động kinh doanh của khách hàng” nên hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên luôn ổn định an toàn. 2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH). Tỷ lệ NQH = NQH/tổng dư nợ Bảng 4 : Nợ quá hạn qua các năm đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 năm 2008 năm 2009 so sánh 2006-2009 Dư nợ quá hạn 2719 1385 3493 2108 Tỷ lệ NQH /tổng dư nợ 0,28% 0,12% 0,30% 0,33% (Nguồn: Báo cáo tình hình NQH của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên) Như vậy những số liệu về tỷ lệ NQH ở trên đã thể hiện rất rõ chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm nâng cao chất lượng vốn tín dụng, hạn chế phát sinh nợ quá hạn, không để phát sinh nợ khó đòi. Đến ngày 31/12/2006 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ ở mức là 0,28% trên tổng dư nợ cho vay. Đặc biệt tỷ lệ NQH trong năm 2007 đã giảm nhiều đáng kể còn 0,12%. Chi nhánh đã thu toàn bộ số nợ quá hạn mới phát sinh trong năm 2007 và năm 2008. Chỉ tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 Dư nợ quá hạn 2719 1385 Tỷ lệ NQH /tổng dư nợ 0,28% 0,12% , đến ngày 31/12/2008 không có nợ quá hạn. Đến 31/12/2009 không có nợ xấu, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ không đáng kể trên tổng dư nợ cho vay 0,3%. Năm 2009 tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ là 0,3%, tăng không đáng kể: 0,02% so với năm 2006, và 0,18% so với năm 2007 2.2.4. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản .(ROA),ROE, (2009) Bảng 5: Kết quả hoạt động tài chính 3 năm vừa qua đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu năm 2008 Năm 2009 Tổng thu 167.443 216.283 Tổng chi 96.625 125.418 Chênh lệch thu chi 70.818 90.865 ( Nguồn : Báo cáo kết quả HĐTC- NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên) Bảng 6:Bảng cân đối tài sản của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên (tóm lược - số dư cuối năm - đơn vị : triệu đồng ) Chỉ tiêu năm 2008 Năm 2009 Tài sản Ngân quỹ 277.833 296.724 2. Chứng khoán 310.112 515.876 3. Dư nợ cho vay 1.279.637 1.182.852 4. Tài sản khác 70.521 91.337 Tổng tài sản 1.938.103 2.086.789 Nguồn vốn 1. TGTC kinh tế 296.928 317.277 2. Tiền gửi tiết kiệm 610.125 726.623 3. Kỳ phiếu , trái phiếu 35.890 44.539 4. Vốn của chủ 995.160 998.350 Tổng nguồn vốn 1.938.103 2.086.789 (Nguồn: Báo cáo của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên) * ROA = ( lợi nhuận sau thuế /tổng tài sản ) = 65422,8/2086789 = 3% * ROE = (lợi nhuận sau thuế/vốn của chủ ) = 65422,8/998350 = 6,6% Hai chỉ tiêu ROA, ROE phản ánh mức sinh lời trên tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn. Với mục tiêu chủ yếu là tối đa hoá lợi ích của chủ, ROE là chỉ tiêu sinh lời được các nhà Ngân hàng quan tâm nhất. Phần 3 : Nhận xét và kết luận. 3.1. Nhận xét và đánh giá chung về môi trường kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. 3.1.1.Về môi trường pháp lý. Hiện nay ngân hàng Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên nói riêng vẫn đang phải hoạt động trong một môi trường pháp lý thiếu đồng bộ và không ổn định. Cho đến nay chính sách của nhà nước và các văn bản của các nghành còn nhiều bất cập chưa đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình phát triển ngân hàng. Bên cạnh đó luật pháp của nước ta chưa thực sự hoàn thiện vẫn còn nhiều kẽ hở và nhất là chưa đáp ứng được nhu cầu cải cách của các nghiệp vụ ngân hàng trong tiến trình và hội nhập quốc tế. 3.1.2. Về môi trường địa lý kinh doanh. Với lợi thế nằm ngay tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, nơi tập chung cơ quan đầu não của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp lớn, đồng thời có vị trí gần kề thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế- chính trị– văn hoá của cả nước cho nên mọi thông tin về đường lối phát triển kinh tế – xã hội của đảng và nhà nước đến với NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên rất nhanh chóng và có điều kiện và triển khai kịp thời. 3.2. Những ưu điểm - tồn tại - biện pháp khắc phục. 3.2.1.Ưu điểm. Trong thời gian qua, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên luôn phát triển, ổn định, an toàn, làm ăn có hiệu quả. Nguồn vốn huy động luôn tăng qua các năm. Dư nợ cho vay, và các hoạt động khác luôn được duy trì ở mức để đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng. Năm 2008, không có nợ quá hạn. Lợi nhuận của Ngân hàng năm sau luôn cao hơn năm trước. Đời sống nhân viên được cải thiện rõ rệt qua các năm. 3.2.2. Tồn tại. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng chưa được triển khai mạnh. Nguyên nhân chủ quan là do NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên chưa phê duyệt việc phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. 3.2.3. Biện pháp khắc phục. Qua thực tế các năm hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên đã có một số cách khắc phục như sau: Tiếp tục nghiên cứu, mở rộng, hoàn thiện mạng lưới hoạt động của mình nhằm nâng cao vị thế hoạt động, để đáp ứng tốt nhất các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cho các bạn hàng. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên. Phát huy tính chủ động, tự giác, đổi mới phong cách giao dịch văn minh lịch sự trong toàn chi nhánh… 3.3. Phương hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên trong năm 2010. Định hướng kinh doanh trọng tâm trong năm 2010 của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên là: tiếp tục nâng cao chất lượng và mở rộng vốn đầu tư, đẩy mạnh huy động nguồn vốn và phát triển dịch vụ ngân hàng. Các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản: Tổng nguồn vốn huy động tăng 15% so với năm 2009. Tổng dư nợ đầu tư và cho vay tăng 13% so với năm 2009. + Đầu tư cho DNNN chiếm 44%/ tổng dư nợ cho vay. + Đầu tư có bảo đảm chiếm 56%/ tổng dư nợ cho vay. + Đầu tư trung, dài hạn chiếm 40%/ tổng dư nợ cho vay. + Đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tăng 25%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1% tổng dư nợ cho vay. Thu dịch vụ tăng 50% so với năm 2009. Thực hiện lợi nhuận hạch toán vượt kế hoạch được giao. Các giải pháp trọng tâm: Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu như trên, NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên đề ra các giải pháp trọng tâm như sau: * Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công tác huy động vốn theo hướng: giữ vững và tăng cường thế ổn định của nguồn vốn huy động từ dân cư, đẩy mạnh khai thác tiền gửi pháp nhân- đặc biệt là nguồn vốn VNĐ. Đẩy mạnh khai thác, tăng trưởng nguồn vốn theo hướng đa dạng hoá nguồn vốn, cơ cấu kỳ hạn và lãi suất hợp lý, linh hoạt, tăng tỷ trọng các nguồn vốn có tính ổn định cao nhằm đáp ứng yêu cầu cho vay, đầu tư và thanh toán. Thực hiện cung cấp sản phẩm trọn gói, đảm bảo tính hiệu quả đối với khách hàng và ngân hàng, không nhất thiết phải xác định hiệu quả ở từng sản phẩm đối với khách hàng. Đối với những khách hàng chiến lược, truyền thống có chính sách mở tài khoản, áp dụng lãi suất tiền gửi, thực hiện phí dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân hàng hợp lý. * Tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả, bền vững. Thực hiện chính sách khách hàng có chọn lọc, thường xuyên phân tích đánh giá, chấm điểm tín dụng, xếp hạng, xác định những khách hàng tiềm năng, khách hàng chiến lược, có năng lực tài chính lành mạnh, sản suất kinh doanh hiệu quả, có tín nhiệm cao trong quan hệ với ngân hàng để xác lập, duy trì và mở rộng quan hệ tín dụng, ngược lại những khách hàng hoạt động sản suất kinh doanh không hiệu quả, công nợ kéo dài, thiếu trách nhiệm hợp tác trả nợ vay gốc và lãi thì kiên quyết giảm dần dư nợ và chấm dứt quan hệ tín dụng. Tập trung xây dựng lực lượng bạn hàng chiến lược, trên cơ sở đó có chính sách cung cấp sản phẩm trọn gói và phù hợp (Ví dụ như: áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, xác lập lãi suất đầu tư trong mối quan hệ với các sản phẩm dịch vụ khác) nhằm củng cố mối quan hệ bền vững, hiệu quả. * Phát triển kinh doanh đa năng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh doanh theo thị trường, khai thác tốt nhất những lợi thế của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Mở rộng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ phi tín dụng. Xây dựng chính sách chọn lọc, phân loại khách hàng để áp dụng phí dịch vụ linh hoạt, mềm dẻo trên cơ sở đảm bảo lợi ích của ngân hàng và khách hàng. * Đảm bảo cung ứng hiệu quả mọi nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ, thanh toán, chuyển tiền quốc tế. Tăng cường thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng nhằm đảm bảo quyền lợi của bạn hàng trong quan hệ thương mại với khách hàng nước ngoài, tiếp tục áp dụng chính sách tỷ giá mềm dẻo, hợp lý, áp dụng nhiều hình thức mua bán (giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi). * Đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu về tiền mặt của khách hàng, mở rộng thực hiện dịch vụ thu, chi lưu động hoặc thu, chi tại trụ sở của khách hàng theo yêu cầu của khách hàng, kể cả phục vụ ngoài giờ hành chính. Tiếp tục thực hiện thu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do khách hàng nộp quỹ ngân hàng (không thu phí). Mở rộng thực hiện dịch vụ chi lương trực tiếp bằng tiền mặt qua thẻ ATM đến từng người lao động theo yêu cầu của khách hàng. * Xây dựng phong cách, văn hoá kinh doanh và chuẩn hoá từng quy trình tác nghiệp cụ thể. Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng, tăng cường trách nhiệm của cán bộ và lãnh đạo các cấp, kiểm điểm nghiêm túc những sai phạm của cán bộ lãnh đạo các cấp và cán bộ nghiệp vụ, loại trừ những người không đủ năng lực, phẩm chất và tinh thần trách nhiệm ra khỏi lực lượng giao dịch trực tiếp với khách hàng. Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, sắp xếp lại bộ máy nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nghiệp vụ, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng, sản phẩm ngân hàng quốc tế và lĩnh vực tin học. Kết luận Qua những tuần đầu tiên tại NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên của giai đoạn thực tập bước đầu đã giúp cho em thấy được cách thức làm việc của một cán bộ ngân hàng. Là một tổ chức tín dụng quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế quốc dân. Những cán bộ ngân hàng làm việc luôn theo một trình tự, quy trình nhất định và tuân thủ nghiêm ngặt đúng với các quy định pháp lý, thái độ làm việc hết sức nghiêm túc và thân thiện. Mặt khác, qua tìm hiểu và quan sát em cũng hình dung được một thị trường tài chính đầy rộng lớn và tiềm năng. Cái mà các tổ chức tín dụng cần làm là phải tìm cho mình được những khách hàng tốt để phục vụ họ. Một điểm dễ nhận thấy là khách hàng truyền thống là một thị phần quan trọng trong sự phát triển của ngân hàng. Do vậy chiến lược giữ vững khách hàng truyền thống là đặc biệt quan trọng, khi khách hàng tìm đến một ngân hàng khác đó là điều thất bại lớn nhất của ngân hàng. Mặt khác trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng là khốc liệt, giữ vững đồng thời tìm kiếm thêm khách hàng mới cũng không kém phần quan trọng trên cơ sở có lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Sinh viên thực tập Nguyễn Anh Tú Nhận xét của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTại ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) tỉnh Thái Nguyên.DOC
Luận văn liên quan