Đề tài Tình hình huy động và cho vay vốn dưới tác động của lãi suất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy – Hà Nội năm 2008

. MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Lãi suất là giá cả của tiền tệ, là công cụ điều hành kinh tế vĩ mô. Lãi suất tác động đến cung cầu vốn thị trường, tạo động lực kích thích tiết kiệm, phân bổ các nguồn vốn tài chính, chống lạm phát thông qua kích thích hoặc hạn chế đầu tư. Ngân hàng cung cấp dịch vụ với giá cả nhất định. Với tư cách là trung gian tài chính, ngân hàng phải trả giá cho khách hàng về phần lớn nguồn tiền mà ngân hàng huy động được cấu thành chi phí của ngân hàng và ngược lại khách hàng cũng phải trả giá cho các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp - cấu thành thu nhập của ngân hàng. Do tính chất và yêu cầu về các sản phẩm, giá các sản phẩm của ngân hàng rất đa dạng cho phép khách hàng tiếp cận với hàng triệu khách hàng khác nhau, thuộc những vùng, ngành nghề khác nhau. Mỗi ngân hàng đều có chiến lược hay lý do riêng khi quyết định thay đổi lãi suất tiền gửi hoặc lãi suất cho vay. Có những lúc các ngân hàng phải chịu lãi suất tiền gửi cao và chấp nhận cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động. Khi tăng lãi suất huy động , các ngân hàng đều nhằm vào việc thu hút thêm lượng tiền hiện đang luân chuyển trong thị trường để phục vụ mục đích tài chính nào đó. Tuỳ vào nhu cầu tiền mặt của ngân hàng, của chính phủ hay các khách hàng lớn cần vay để mua bán, đầu tư vào dự án trọng điểm, các ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất thấp hay cao để thu hút dân chúng bỏ tiền vào các khoản hoặc quỹ tiết kiệm. Năm 2008 là năm mà tình hình tài chính toàn cầu chứng kiến những thay đổi lớn và liên tục. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ kéo theo hàng loạt những biến động thị trường tài chính các nước cùng với đó là sự biến động chóng mặt và bất ngờ về lãi suất của tất cả các NHTM nhằm ổn định lại thị trường. Biến động mạnh và theo hướng ngược chiều nhau là đặc điểm chung về lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay của nhiều ngân hàng. Căn cứ vào đó có thể thấy độ nhạy cảm của huy động và cho vay vốn với lãi suất luôn thay đổi. Xuất phát từ thực tế trên tôi hình thành ý tưởng và nghiên cứu đề tài : “Tình hình huy động và cho vay vốn dưới tác động của lãi suất tại chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Cầu Giấy – Hà Nội năm 2008”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu sự tác động của thay đổi lãi suất tới huy động và cho vay vốn tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Cầu Giấy – Hà Nội. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về lãi suất tín dụng và sử dụng công cụ lãi suất trong huy động và cho vay vốn - Tìm hiểu tình hình huy động và cho vay vốn dưới sự thay đổi của lãi suất đến năm 2008 tại chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Cầu Giấy – Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác huy động cho vay vốn tại chi nhánh. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu sự ảnh hưởng của lãi suất tới kết quả huy động và cho vay vốn tại chi nhánh năm 2008. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu về sự thay đổi lãi suất, ảnh hưởng sự thay đổi lãi suất tới huy động và cho vay vốn tại chi nhánh. - Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Cầu Giấy- Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Đề tài đánh giá kết quả hoạt động chung trong 3 năm 2006-2008. Nghiên cứu sự biến động lãi suất trong năm 2008. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp: Đây là những số liệu, thông tin đã được nghiên cứu và công bố phục vụ cho quá trình nghiên cứu, nắm được thông tin về địa bàn và đối tượng nghiên cứu. Bao gồm thu thập số liệu qua sách báo, các công trình khoa học được công bố, số liệu thống kê, các bảng tổng kết và bảng số liệu theo dõi hoạt động tại chi nhánh Cụ thể đọc và nghiên cứu những tài liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu. 1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc và xử lý bằng excel đưa ra đựơc bảng biểu và đồ thị. 1.4.3. Phương pháp phân tích số liệu 1.4.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Là quá trình chuyển dịch dữ liệu thô thành những dạng thích hợp hơn cho việc hiểu và giải thích chúng. Trong đề tài tôi sử dụng số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân 1.4.3.2. Phương pháp so sánh So sánh số liệu qua các thời kỳ và giai đoạn để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Khái quát chung về lãi suất 2.1.1. Khái niệm về lãi suất Lãi suất là một phạm trù kinh tế khách quan, mang tính chất tổng hợp và đa dạng. Nó là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức phải trả trên tổng số vốn đi vay trong một thời gian nhất định (năm, quí, tháng, ngày ). Lãi suất được biểu hiện dưới dạng số tuyệt đối, đó chính là lợi tức tín dụng. Như vậy lợi tức tín dụng là khoản tiền phải trả cho việc vay mượn quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất giữ vị trí khá quan trọng. Lãi suất là đòn bẩy, kích thích sự tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Chính sách lãi suất, nếu tạo ra được mức lãi suất cho vay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ có tác dụng thúc đẩy kích thích các doanh nghiệp tăng nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, trang bị công nghệ sản xuất hiện đại bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Hiệu quả cuối cùng sẽ tạo ra một nguồn vốn của cải cho xã hội, tổng thu nhập quốc dân tăng lên rất nhiều. Lãi suất là công cụ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các NHTM, lãi suất là giá cả của vốn, do vậy thông qua lãi suất các NHTM sẽ tự điều chỉnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng của mình mà kết quả cuối cùng là nền kinh tế, các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư được lợi vì sẽ được hưởng giá rẻ và chất lượng dịch vụ cao. Lãi suất là công cụ dùng để điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, hay nói cách khác, khi các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư có vốn, muốn đầu tư vào lĩnh vực nào cũng cần phải lấy lãi suất tín dụng trong nền kinh tế làm cơ sở và quyết định ít nhất hiệu quả đầu tư vào các lĩnh vực khác để sinh lời và phải có tỷ lệ lớn hơn hoặc cùng lắm phải bằng lãi suất tín dụng. Lãi suất còn là công cụ để kiềm chế lạm phát rất hữu hiệu thông qua chính sách tiền tệ của NHNN. Trong trường hợp nền kinh tế có lạm phát, NHNN sẽ sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất để thu hút tiền nhàn rỗi trong lưu thông về nhằm điều hoà lượng tiền trong lưu thông, cân đối với khối lượng hàng hoá.

doc75 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2491 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình huy động và cho vay vốn dưới tác động của lãi suất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy – Hà Nội năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi cán cân thanh toán. Vốn huy động bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động được do lãi suất huy động bằng nội tệ cao, tuy nhiên vốn huy động ngoại tệ cũng tăng lên ở năm 2008 vì khi đó lãi suất huy động tăng cả ngoại tệ và nội tệ đồng thời việc sử dụng ngoại tệ trong giao dịch phổ biến hơn. Lãi suất huy động KKH và ngắn hạn luôn thấp hơn lãi suất huy động dài hạn do tính chất của từng loại tiền gửi. Do vậy mà lượng tiền huy động được qua huy động dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2008 lượng tiền huy động dài hạn chiếm tỷ trọng 44,78% trong khi năm 2007 tỷ trọng đó là 58%. Sở dĩ có sự giảm tỷ trọng này là do năm 2008 lãi suất huy động ngắn hạn cao, tăng liên tục nên khách hàng lựa chọn hình thức gửi tiền ngắn hạn nhằm kỳ vọng vào sự tăng lãi suất cao hơn trong tương lai và họ có thể thu được lợi nhuận cao hơn khi thực hiện một lần gửi tiền mới với lãi suất cao hơn. Tỷ trọng năm 2007 đạt 20% nhưng tới năm 2008 lên đến 35% đó là kết quả của sự thay đổi lãi suất liên tục của lãi suất ngắn hạn năm 2008. Làm cho lượng tiền huy động từ ngắn hạn tăng cao và đưa tỷ trọng lên cao. Trong khi đó lãi suất dài hạn không có sự tăng liên tục và biến động quá lớn. Điều này cho thấy rõ sự thay đổi của lãi suất đến tình hình huy động vốn của chi nhánh. Ta có thể đưa ra một số nhận xét về tình hình huy động vốn của chi nhánh như sau: Mặt tích cực: Nguồn vốn có sự tăng trưởng ổn định qua các năm với cơ cấu nguồn khá ổn định. + Chi nhánh đã tích cực trong công tác tìm kiếm, khai thác các nguồn vốn rẻ như: tiền gửi kho bạc Nhà nước, BHXH, các tổ chức… thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nguồn vốn KKH qua các năm tỷ trọng chiếm trên 20% . Điều này một mặt làm tăng việc cung cấp các dịch vụ thanh toán làm tăng thu dịch vụ mặt khác làm giảm chi phí đầu vào. + Tiền gửi từ khu vực dân cư tăng trưởng đều, bình quân tăng trưởng trên 15% qua các năm. Trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng ở mức cao trên 20% năm sau so với năm trước. Điều đó thể hiện chi nhánh đã có những biện pháp thúc đẩy và có hướng đúng đắn như: điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn hợp lý có nhiều dịch vụ gửi tiền phù hợp với nhiều đối tượng khách hang khác nhau. + Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao ở năm 2007 so với năm 2006 đã tăng tới 131%. Đến thời điểm 30/06/2008 nguồn vốn này đã giảm xuống, nguyên nhân là do thị trường tiền tệ trong nước biến động quá mạnh, lãi suất tăng đột biến so với những năm trở lại đây dẫn đến tâm lý của người gửi tiền chuyển từ kỳ hạn gửi dài sang kỳ hạn gửi ngắn mà lãi suất được hưởng lại rất cao thể hiện tốc độ tăng trưởng 70% so với đầu năm 2008 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao đạt 48%/Tổng nguồn vốn. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong hoạt động huy động vốn trong thời gian qua: + Tuy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá cao nhưng chủ yếu tăng ở khu vực tổ chức, chiếm tới 58% vốn năm 2007 dẫn đến thiếu ổn định trong cơ cấu nguồn vốn. + Tỷ trọng tiền gửi KKH còn thấp so với tổng nguồn vốn, các loại tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất cao vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn chiếm trên 50% điều này cho thấy chi nhánh chưa chực sự có cơ cấu nguồn vốn hợp lý nhằm giảm thấp chi phí đâu vào. + Tiền gửi ngoại tệ tăng trưởng thấp hơn so với nội tệ do chưa có sự chủ động và chăm lo đến việc huy động ngoại tệ, mặt khác có sự chênh lệch về lãi suất (tính đến thời điểm 30/06/2008 lãi suất nội tệ là 17%/năm, ngoại tệ là 7%/năm). 3.2.1.2. Biến động lãi suất và tình hình huy động vốn theo các sản phẩm của chi nhánh Công tác huy động vốn mang tính quyết định tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, đại lý bán lẻ chi nhánh luôn chú trọng tới chính sách chăm sóc khách hang và thăm dò khách hàng. Dưới sự chỉ đạo, đường lối của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy đã có những sản phẩm và dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng, giành thị phần với các ngân hàng cùng hoạt động và có những sản phẩm tương tự. Mỗi sản phẩm khác nhau có tiện ích khác nhau đối với khách hàng, mức lãi suất khác nhau và có những phần thưởng, bốc thăm trúng thưởng, phần quà cho những khách hàng may mắn. Năm 2008, cùng với sự phát triển về công nghệ và dịch vụ ngân hàng chi nhánh NHNN&PTNT Cầu Giấy đã có những sản phẩm tiết kiệm tiêu biểu như: TK dự thưởng, TK đa năng, TK hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi, TK hưởng lãi bậc thang theo luỹ tiến của số dư tiền gửi, TK khác… và thu hút được sự chú ý tham gia của khách hàng. Bảng 3.3. Sự tham gia gửi tiền tại chi nhánh theo sản phẩm Tên sản phẩm Số lượng khách hàng Doanh số( tỷ đồng) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. TK dự thưởng 524 1.081 1.778 1.973 65,1 97,17 161,8 173,2 2. TK đa năng 544 1.261 1.944 2.109 72,62 127,7 197,42 214,14 3.TK hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi 261 887 952 1.309 47,17 68,48 116,9 122,4 4.TK hưởng lãi bậc thang theo luỹ tiến số tiến của số tiền gửi 282 496 1.011 1.261 25,94 36,85 73,88 91,32 5. TK khác 129 272 422 615 18,5 25,94 41,48 44,5 Tổng 1.740 3.997 7.267 5.205 229,33 356,14 591,48 635,56 (Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh từ 2005 – 2008) Tâm lý chung của khách hàng khi quyết định gửi tiền không chỉ căn cứ vào lãi suất tiền gửi mà còn tham khảo thêm về tiện ích của những sản phẩm nhằm bảo đảm và mang lại lợi ích cao nhất cho khoản tiền gửi của mình. Tiết kiệm đa năng luôn chiếm được cảm tình của khách hàng khi tham gia gửi tiền theo sản phẩm. Với tiện ích khách hàng có thể rút một phần gốc và lãi mà vẫn đảm bảo phần tiền gửi còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu và khách hàng có thể cầm cố để vay tiền, sản phẩm tiết kiệm đa năng thu hút được số lượng khách hàng và giá trị tiền gửi cao nhất. Khi khách hàng gửi đủ 6 triệu VNĐ hoặc 300 USD theo các kỳ hạn: tiết kiệm có kỳ hạn 7 tháng, tiết kiệm có kỳ hạn 13 tháng, tiết kiệm có kỳ hạn 13 tháng, tiết kiệm có kỳ hạn 24 tháng sẽ nhận được một phiếu dự thưởng. Sau đó ngân hàng sẽ tiến hành bốc thăm may mắn để khách hàng có cơ hội nhận được những phần quà hấp dẫn và có giá trị của ngân hàng. Đặc biệt giai đoạn 6 tháng đầu năm 2008 Agribank mở đợt huy động tiết kiệm dự thưởng với tên gọi “ tiết kiệm dự thưởng chào mừng 20 năm ngày thành lập Agribank” với cơ cấu giải thưởng: 01 giải đặc biệt là 1 xe ôtô Mercedes E200 trị giá 1.5 tỷ VNĐ; 10 giải nhất mỗi giải 3 cây vàng “3 chữ A” chất lượng 99.99; 20 giải nhì mỗi giải 2 cây vàng”3 chữ A” chất lượng 99.99; 50 giải ba mỗi giải 5 chỉ vàng” 3 chữ A” chất lượng 99.99; 500 giải tư mỗi giải 1 chỉ vàng “3 chữ A” chất lượng 99.99; 5000 giải khuyến khích mỗi giải 0.5 chỉ vàng “ 3 chữ A” chất lượng 99.99. Đã tham gia lượng lớn khách hàng tham gia. Mới đây Agribank tung ra sản phẩm “gửi tiết kiệm bằng VND đảm bảo giá trị theo vàng” được khách hàng hưởng ứng và tham gia với số lượng rất lớn, khởi sắc cho một sản phẩm sẽ chiếm được thị phần trong các sản phầm tiết kiệm của ngân hàng. Với số tiền gửi tối thiểu( bằng VND) quy đổi tương đương giá trị 1 chỉ vàng AAA 99,99% theo giá vàng NHNNo niêm yết tại thời điểm khách hàng gửi tiền, lãi được trả cuối kỳ và trả một lần trước khi rút gốc, trả lãi bằng VND tính trên số tiền gốc ban đầu khách hàng gửi. Biểu đồ 3.3. So sánh khách hàng gửi tiền theo sản phẩm qua các năm (Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm) Ta thấy rằng lượng vốn huy động thông qua các sản phẩm tiền gửi tăng qua các năm và tốc độ tăng khá cao. Công tác tiếp xúc, chăm sóc khách hàng và uy tín của chi nhánh ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó phải nói đến tác động của lãi suất trong công tác huy động vốn theo sản phẩm. Lãi suất chung qua các năm đều tăng đặc biệt năm 2008 mức độ tăng lãi suất bất ngờ. Do vậy mà kết quả huy động vốn thông qua sản phẩm tăng lên qua từng năm. Đặc biệt trong năm 2008 các ngân hàng có cùng sản phẩm kinh doanh trên thị trường tiền tệ thì mức lãi suất của ngân hàng luôn cao hơn. Ví dụ với sản phẩm tài khoản đa năng lãi suất bình quâ của ngân hàng Techcombank là 10,98%/năm, ngân hàng ngoại thương là 11,18%/năm, ngân hàng NNo&PTNT là 11,48%. Do vậy mà lượng khách hàng tham gia sản phẩm của ngân hàng tăng đáng kể. 3.2.2. Hoạt động cho vay Chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy luôn chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án có tính khả thi để tham gia đầu tư, thực hiện đảm bảo cho vay đúng quy trình, thực hiện cơ chế khoán đến người lao động, phân đoạn thị trường, đưa ra thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, bám sát tiến trình thay đổi cơ cấu ngành nghề, bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương và thu được những kết quả cao và chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo cụ thể. Thể hiện trên bảng 3.4. Bảng 3.4: Kết quả cho vay từ năm 2006 năm 2008 Đơn vị: Tỷ đồng, tỷ lệ % STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 358 100% 1.011 100% 1.677 100% 1 Phân theo loại tiền 358 100% 1.011 100% 1.677 100% 1.1 Nội tệ 291 81% 830 82% 1.334 79,5% 1.2 Ngoại tệ(quy đổi) 67 19% 181 18% 343 20,5% 2 Phân theo đối tượng 358 100% 1.011 100% 1.677 100% 2.1 Dư nợ doanh nghiệp 288 80% 813 80% 1.376 82,05% 2.2 Hộ, cá thể 70 20% 198 20% 301 17,95% 3 Phân theo kỳ hạn 358 100% 1.011 100% 1.677 100% 3.1 Dư nợ ngắn hạn 245 68% 620 61% 905 53,9% 3.2 Dư nợ trung hạn 73 20% 267 26% 542 32,3% 3.3 Dư nợ dài hạn 40 12% 124 13% 230 13,8% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007,2008 chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy) Biểu đồ 3.4. Tăng trưởng dư nợ N¨m 2006 68.44% 11.17% 20.39% N¨m 2007 12.27% 61.33% 26.4% N¨m 2008 13.8% 53.9% 32.3% Biểu đồ 3.5. Cơ cấu dư nợ (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007,2008 chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy) Qua bảng số liệu ta thấy về công tác cho vay tại Chi nhánh tăng dần qua các năm thể hiện qua biểu đồ Tăng trưởng dư nợ và cơ cấu dư nợ. Về tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2007 đạt được 1011 tỷ đồng, tăng 635 tỷ đồng so với năm 2006 và cho đến năm 2008 Tổng dư nợ đạt được 1677 tỷ đồng, tăng 666 tỷ đồng so với năm 2007. Dư nợ doanh nghiệp tăng 563 tỷ so với năm 2007 thấp hơn so với sự tăng lên trong năm 2007 so với năm 2006 do lãi suất cho vay năm 2008 những tháng đầu năm rất cao, đã có lúc kịch trần. Đây cũng chính là lý do mà nhu cầu sử dụng vốn vay của hộ, cá thế năm 2008 chỉ tăng hơn so với năm 2007 là 3 tỷ đồng. Chính vì lãi suất cho vay quá cao và tăng mạnh nên khách hàng lựa chọn vay ngắn hạn là chủ yếu nhằm phục vụ cho nhu cầu cần thiết lúc đó và mong đợi sự giảm xuống của lãi suất. Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ và ảnh hưởng tới thị trường tài chính hầu hết các nước trên thế giới. Điều này cũng khiến cho hành vi sử dụng tiền vay cho các hoạt động kinh doanh cũng như tiêu dùng giảm xuống một cách tối đa. Vì vậy mà dư nợ của tất cả các kỳ hạn năm 2008 cao hơn so với năm 2007 không bằng mức tăng lên ở năm 2007 so với năm 2006. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn năm 2007 cao hơn so năm 2006 là 375 tỷ đồng nhưng năm 2008 cao hơn năm 2007 là 285 tỷ đồng. Dư nợ dài hạn năm 2008 cao hơn 2007 là 6 tỷ đồng trong khi 1 năm trước đó con số này là 84 tỷ đồng. Bảng 3.5: Số liệu bảo lãnh từ năm 2006 đến năm 2008 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Bảo lãnh dự thầu 8.114 2.180 4.479 2 Bảo lãnh thanh toán 7.000 16.728 4.679 O3 Bảo lãnh thực hiện 14.058 19.993 61.221 4 Cam kết bảo lãnh 10.489 6.242 20.606 Tổng số 39.661 45.143 90.985 Qua phân tích ta thấy những mặt tồn tại và mặt hạn chế trong hoạt động cho vay của chi nhánh như sau: Mặt làm được: + Tốc độ tăng trưởng dư nợ ổn định và bền vững qua các năm. + Doanh số cho vay và thu nợ tăng trưởng khá tốt thể hiện trong hiệu quả sử dụng vốn, như vậy vòng luân chuyển vốn đạt hiệu quả cao. + Cơ cấu dư nợ hợp lý, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn được duy trì ổn định và cân đối với tổng dư nợ và cơ cấu nguồn vốn được phép cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng 40%/Tổng dư nợ. + Đã chú trọng đến công tác đầu tư và cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và có tài sản đảm bảo. + Mặc dù nghiệp cụ bảo lãnh còn ở mức thấp nhưng cũng đã thể hiện được sự cố gắng của chi nhánh và có sự chuyển biến trong việc mở rộng các hình thức đầu tư. Trong thời gian nghiên cứu chưa có biểu hiện trong rủi ro trong nghiệp vụ này. Những tồn tại: + Chưa chủ động trong việc khai thác khách hàng sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ nên tỷ trọng dư nợ ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng thấp. + Chưa thực sự chú trọng đến khu vực khách hàng là hộ sản xuất tư nhân, cá thể nên chỉ chiếm tỷ trọng ở mức 20%/Tổng dư nợ. + Sử dụng vốn còn ở mức thấp hơn so với nguồn vốn thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. 3.2.3 Các hoạt động khác * Nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Năm 2006: Tổng số phát hành L/C là 75 triệu USD; Tổng thanh toán L/C đạt 10,5 triệu USD; Chuyển tiền:648 ngàn USD. Kinh doanh ngoại tệ: Tổng giá trị mua USD:22 triệu, bán 22 triệu trong đó mua ngoại tệ mặt là 1,5 triệu USD. Năm 2007: Tổng số phát hành L/C: 14 triệu USD; Tổng thanh toán L/C: 44,5 triệu USD; Chuyển tiền: 6,3 triệu USD; Kinh doanh ngoại tệ: Tổng giá trị mua USD 44 triệu, bán 44 triệu trong đó mua ngoại tệ tiền mặt là 4,6 triệu USD. Năm 2008: Tổng số phát hành L/C: 9,4 triệu USD, Tổng thanh toán L/C: 21,3 triệu USD; Chuyển tiền: 2,2 triệu USD; Kinh doanh ngoại tệ: Tổng giá trị mua USD 24 triệu, bán 24 triệu trong đó mua ngoại tệ bằng tiền mặt là 2,7 triệu USD. Đây là nghiệp vụ khá mới với chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy, tư tưởng chỉ đạo của Ban lãnh đạo chi nhánh chú trọng đến sự phát triển các nghiệp vụ cùng với sự cố gắng, nỗ lực, của cán bộ, nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã đạt hiệu quả và tăng trưởng qua từng năm. * Nghiệp vụ thẻ Năm 2006: chi nhánh đã quản lý 8 máy ATM, tổng số thẻ phát hành là 12.27 thẻ, tăng 7.580 thẻ so với năm 2005. Số dư tiền gửi qua thẻ là 17,5 tỷ đồng. Số dư bình quân khoảng 1,4 triệu đồng/thẻ. Năm 2007: Chi nhánh đã có 10 máy ATM, số thẻ ATM phát hành là 24.147 thẻ với số dư 36,7 tỷ đồng, tăng 11.874 thẻ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 96% với số dư bình quân là 1,5 triệu đồng/thẻ. Năm 2008: Tổng thẻ ATM là 32.386 thẻ với số dư 47 tỷ đồng tăng 8.239 thẻ so với năm 2007, số dư bình quân là 1,5 triệu đồng/ thẻ. Nghiệp vụ thẻ là một nghiệp vụ nằm trong dự án Hiện đại hoá của NHNNo&PTNT Việt Nam về cung cấp các dịch vụ thanh toán. Trong những năm qua chi nhánh đã làm tốt công tác phát hành thẻ ATM cho rất nhiều đối tượng khách nhau như: Cán bộ các khối cơ quan, bệnh viện, trả lương qua BHXH, sinh viên các trường ĐH…Một mặt thu hút các nguồn vốn rẻ, tăng thu dịch vụ. Mặt khác nhằm quảng bá sâu rộng đến mọi người về việc thuận tiện và cần thiết khi sử dụng thẻ ATM trong đời sồng và công việc hàng ngày. 3.3. Huy động và cho vay vốn tại chi nhánh năm 2008. 3.3.1. Các hoạt hình thức huy động và cho vay được áp dụng Trong mục tiêu và định hướng phát triển giai đoạn 2006-2010 của chi nhánh NHNN&PTNT Cầu Giấy có nêu rõ về các hình thức cũng như đối tượng mục tiêu trong hoạt động của mình. 3.1.1.1. Các hình thức huy động vốn Nguồn vốn có vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy việc nâng cao hiệu quả huy động vốn, đảm bảo tốc độ tăng trưởng qua từng năm là vấn đề then chốt trong việc mở rộng HĐKD. Việc nâng cao hiệu quả nguồn vốn phải được thể hiện ở những yếu tố: tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nguồn vốn, sự ổn định của từng loại nguồn vốn, chi phí huy động phải ở mức thấp nhất… Chi nhánh NHNN&PTNT Cầu Giấy hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển vào bậc nhất, là trung tâm đầu não kinh tế của cả nước; nơi tập trung đông dân cư, cơ quan doanh nghiệp, trụ sở… là điều kiện rất thuận lợi để phát triển hoạt động và mở rộng kinh doanh. Song cũng gặp nhiều khó khăn như: sự bùng nổ của các Ngân hàng mạng lưới, sản phẩm dịch vụ, lãi suất đặc biệt với sự xuất hiện nhiều ngân hàng cổ phần và cơ sở ngân hàng nước ngoài rất linh hoạt về lãi suất nên sự cạnh tranh rất gay gắt. Trong năm qua cùng với sự chỉ đạo của NHNN&PTNT Việt Nam, chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu và tung ra thị trường những hình thức huy động hấp dẫn về lãi suất và hình thức huy động dự thưởng. Triển khai đồng bộ các hình thức huy động vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, các loại kỳ hạn, lãi suất hợp lý, thực hiện đổi mới tác phong giao dịch, thực hiện văn hoá doanh nghiệp tạo ra nguồn vốn ổn định lâu dài để có điều kiện mở rộng cho vay. Hình thức huy động theo thời hạn: có các kỳ hạn huy động khác nhau với mức lãi suất linh hoạt căn cứ trên sự điều chỉnh của NHNN tuỳ từng thời kỳ, từng giai đoạn. Thời hạn huy động càng dài thì mức lãi suất càng cao và có nhiều ưu đãi. Đặc biệt khoảng thời gian từ 29/02/2008 đến 28/05/2008 diễn ra chương trình huy động tiềt kiệm dự thưởng chào mừng 20 năm thành lập với mức lãi suất và những phần thưởng hấp dẫn (ôtô, 3 chữ A…), tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo vàng; phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu… Hình thức huy động theo sản phẩm cũng rất đa dạng và linh hoạt với đối tượng mục tiêu là tiền nhàn rỗi ở khu vự dân cư. Chi nhánh đã có những sản phẩm huy động như: TK dự thưởng, TK đa năng, TK hưởng lãi bậc thang theo thời gian thực gửi, TK hưởng lãi bậc thang theo luỹ tiến số tiến của số tiền gửi, TK khác… Việc đưa ra các sản phẩm này không chỉ tạo sự chú ý và thu hút khách hàng mà còn giúp ngân hàng cạnh tranh với các ngân hàng cùng phát triển trên địa bàn. 3.3.1.2. Các hình thức cho vay vốn Sử dụng vốn là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận Ngân hàng trong đó nghiệp vụ tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu. Thực tế tại chi nhánh NHNN&PTNT Cầu Giấy trong những năm qua nguồn thu từ hoạt động cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng trên 90% tổng thu nhập. Tằng tỷ lệ cho vay trung và dài hạn, tập trung hơn nữa đến việc cho vay hộ sản xuất tư nhân, cá thể; giảm tỷ lệ nợ xấu và kiểm soát ở mức dưới 2,5% là mục tiêu hoạt động chung của ngân hàng. Với 2 kênh đầu tư, chi nhánh luôn áp dụng linh hoạt và kịp thời nhằm nâng cao vị thế của mình: - Kênh đầu tư truyền thống Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia sản xuất, kinh doanh hang hoá, dịch vụ. Do vậy, khách hàng có nhu cầu sử dụng và vay vốn ngày càng đa dạng. Chi nhánh chủ động trong vấn đề tìm kiếm khách hàng mới có dự án khả thi, có năng lực tài chính để đầu tư, bám sát lộ trình thay đổi cơ cấu của các doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô và cơ cấu tín dụng. Chi nhánh luôn ưu tiên vốn cho vay các dự án trọng điểm, phát huy hiệu quả nhanh của Hà Nội và các vùng lân cận. Tập trung vốn đầu tư tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là loại hình doanh nghiệp được đánh giá là góp phần quan trọng trong việc phát triển của nền kinh tế ngày nay. Thực tế hiện nay các NHTM chú trọng đầu tư vào loại hình doanh nghiệp này vì những doanh nghiệp này đang mở rộng cả về quy mô và tính khả quan trong hoạt động kinh doanh, nhu cầu sử dụng vốn tín dụng là rất lớn và thường xuyên. Hộ gia đình, tư nhân, cá thể vay vốn phục vụ nhu cầu kinh doanh và phục vụ đời sống: Đây là loại hình khách hàng tương đối quan trọng, việc đầu tư vào loại hình khách hàng này tương đối an toàn: Món vay thường có đủ tài sản đảm bảo, số lượng tiền vay không lớn, dễ kiểm tra năng lực tài chính…Tuy nhiên, tại chi nhánh Cầu Giấy trong những năm trở lại đây tỷ trọng cho vay với loại hình khách hàng này ở mức dưới 20%/Tổng dư nợ. - Kênh đầu tư mới Trong cơ chế thị trường các NHTM đều mong muốn cung cấp những sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của khách hàng. Trong một chừng mực nhất định thì khả năng đó còn gặp những hạn chế. Việc đa dạng hoá các hình thức cho vay vừa nhằm mục đích phân tán rủi ro, vừa mở rộng được tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Chi nhánh đã đẩy mạnh các nghiệp vụ cho vay mới bên cạnh những nghiệp vụ cho vay truyền thồng như: chiết khấu thương phiếu, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, bảo lãnh, tài trợ thương mại, các công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai khác… Lãi suất cho vay cũng linh hoạt và thay đổi phù hợp với tình hình biến động phức tạp của thị trường tiền tệ đặc biệt trong năm 2008, lãi suất cho vay đầu năm và cuối năm có sự thay đổi đáng quan tâm. Các hình thức cho vay theo thời gian, với nhiều hạn mức thời gian và khung lãi suất phù hợp đã thu hút lượng khách hàng khá lớn. Các sản phẩm cho vay thu hút khách hang cũng được chi nhánh chú trọng quan tâm và phát triển với các gói sản phẩm như: cho vay vốn lưu động; cho vay kinh doanh nông sản; cho vay trung và dài hạn; cho vay dự án đầu tư; cho vay uỷ thác; cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay dự án đầu tư; sản phẩm nhà mới; sản phẩm ôtô xịn. 3.3.2. Biến động lãi suất và tình hình huy động vốn theo thời hạn năm 2008 Lãi suất huy động có tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của dân cư, các tổ chức và khả năng huy động vốn của ngân hàng từ đó cũng thay đổi. Nếu lãi suất càng cao thì lượng tiền gửi vào ngân hàng càng nhiều và ngược lại nếu lãi suất thấp họ sẽ không gửi tiền vào ngân hàng mà lựa chọn phương án đầu tư tốt hơn, lãi suất cao hơn đặc biệt trong tình trạng tỷ lệ lạm phát cao. Vì vậy, để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng thì ngân hàng cần điều chỉnh lãi suất sát với tình hình thực tế nhằm khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Lãi suất huy động theo thời gian gửi tiền được chia theo các loại: Không kỳ hạn, kỳ hạn ngắn hạn và dài hạn. Thông thường lãi suất với thời hạn gửi tiền dài cao hơn lãi suất gửi ngắn và không kỳ hạn. Tuy nhiên thời điểm từ 03/05/2008 do mức lãi suất tiền gửi ở mức rất cao nên để hạn chế tiền gửi dài hạn ngân hàng áp dụng mức lãi suất tiền gửi dài hạn thấp hơn lãi suất tiền gửi ngắn hạn. Bảng 3.6. Lãi suất huy động theo thời hạn của chi nhánh trong năm 2008 Đơn vị tính: %/năm Thời gian Quý I Quý II Quý III Quý IV < 1 tháng 4 13,65 17,67 12 1~< 3 tháng 8,8 14,5 17,5 14,25 3~< 6 tháng 9 15 17,45 15 6~< 12 tháng 9,36 15,5 16,96 15,35 12~< 18 tháng 9,96 16,44 16,62 16 18~< 24 tháng 10 16,92 16,59 16,2 > 24 tháng 10,2 17 17 16,75 KKH 4 4 4,5 4 (Nguồn: Biểu lãi suất năm 2008 của chi nhánh NHNN&PTNT Cầu Giấy) Năm 2008, thị trường tiền tệ để lại ấn tượng cho những người quan tâm là chính sách tiền tệ thắt chặt, khống chế tăng trưởng tín dụng, cuộc đua lãi suất nóng bỏng, thị trường chứng khoán và bất động sản u ám và là năm hết sức khó khăn của các ngân hàng do tình trạng khủng hoảng toàn cầu. Những tháng đầu năm các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động một cách chóng mặt và đạt tới mức kỷ lục. Có ngân hàng đã thay đổi mức lãi suất 2 đến 3 lần/ tháng. Ta thấy rằng tình hình lãi suất huy động của chi nhánh biến động rất phức tạp và không có quy lụât chung để xác định mức độ thay đổi. Lãi suất trong bảng trên được tính trung bình trong các tháng của từng quý. Những tháng đầu năm lãi suất huy động thấp hơn những tháng cuối vì tỷ lệ lạm phát chưa cao và chưa xảy ra khủng hoảng kinh tế chung. Tuy nước ta tình trạng nhập siêu vẫn còn nhưng thị trường tiền tệ diễn ra theo đúng quy luật đó là lãi suất huy động ngắn hạn thấp hơn lãi suất huy động dài hạn, đặc biệt trong tháng 5 lãi suất huy động đã có lúc đạt mức kịch trần và đạt kỷ lục. Do tính chất và đặc điểm chung của hình thức huy động vốn theo thời hạn. Những tháng trong quý III có sự thay đổi rõ rệt, lãi suất huy động ở mức cao và lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất huy động dài hạn vì tình hình biến động lãi suất phức tạp nên các ngân hàng hạn chế huy động nguồn vốn dài hạn do lãi suất huy động cao. Trong công tác huy động vốn của ngân hàng thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn vốn chính và quan trọng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Hiệu quả huy động vốn có đạt hay không tuỳ thuộc vào hình thức huy động vốn và thời gian huy động vốn. Kết quả huy động vốn tính theo quý và theo mức lãi suất tương ứng thể hiện trong bảng 3.7 Bảng 3.7.Tình hình tham gia gửi tiền của khách hàng theo thời hạn Thời hạn Quý I Quý II Quý III Quý IV So sánh Số lượng Doanh số Số lượng Doanh số Số lượng Doanh số Số lượng Doanh số Số lượng Doanh số (II - I) ( III - II) (IV -III) (II - I) ( III - II) (IV -III) Tổng 1021 250.3 1332 409.9 1710 479.7 1937 623.5 311 378 227 159.6 69.8 143.8 Ngắn hạn 912 136.3 1140 213.9 1508 266.3 1604 283.8 228 368 96 77.6 52.4 17.5 < 1 tháng 285 65 305 86.2 395 99.6 400 98.5 20 90 5 21.2 13.4 -1.1 1~< 3 tháng 292 33.2 369 39 411 66.3 402 65.1 77 42 -9 5.8 27.3 -1.2 3~< 6 tháng 191 22.1 275 50.1 302 57.9 422 64.5 84 27 120 28 7.8 6.6 6~<12 tháng 144 16 191 38.6 400 42.5 380 55.7 47 209 -20 22.6 3.9 13.2 Dài hạn 109 114 192 196 202 213.4 333 339.7 83 10 131 82 17.4 126.3 12~< 18 tháng 50 51.2 86 86.9 90 91.1 101 102.1 36 4 11 35.7 4.2 11 18~< 24 tháng 35 36.7 62 63.1 65 71.5 136 137.4 27 3 71 26.4 8.4 65.9 > 24 tháng 24 26.1 44 46 47 50.8 96 100.2 20 3 49 19.9 4.8 49.4 Qua bảng số liệu và so sánh trên ta có thể thấy được khi lãi suất thay đổi thì phản ứng của người gửi tiền thay đổi rất nhạy bén. Qua các quý của năm nhìn chung số lượng người tham gia gửi tiền và doanh số thu được đều có xu hướng tăng đáng kể. Doanh số huy động là số tiền huy động được trong hoạt động huy động vốn. Quý II số lượng khách hàng tham gia gửi tiền tăng hơn quý I là 311 lượt và vay dài hạn đạt 114 lượt (8,5%/Tổng vốn huy động quí II). Cơ cấu này đã giảm hơn quý I là 1,7% do lãi suất quý II tăng mạnh và đặc biệt là lãi suất ngắn hạn nên khách hàng chủ yếu đến gửi tiền ngắn hạn. Đến quý IV tỷ lệ khách hàng tham gia gửi tiền dài hạn chiếm tỷ lệ 17,2% do đến quý IV lãi suất huy động đã giảm đồng loạt và lãi suất ngắn hạn thấp hơn dài hạn nên khách hàng tham gia gửi dài hạn nhiều hơn. Trong khi đó hình thức huy động ngắn hạn với lãi suất cao như trong năm 2008 là điều kiện để người dân tham gia gửi tiết kiệm ngắn hạn. Vì lãi suất ngắn hạn tăng liên tục và đạt mức kịch trần nhiều lần đặc biệt trong thời gian cuối quý II đầu quý III. Huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động được tại chi nhánh trong tất cả các quý. Nổi bật hơn cả là tại quý III, do lãi suất ngắn hạn cao hơn dài hạn nên khách hàng tập trung chủ yếu gửi tiền ngắn hạn nhằm thu lãi cao và quay vòng vốn nhanh, kỳ vọng vào lãi suất cao hơn trong tương lai gần. Trong quý I vay ngắn hạn chiếm 89,3%/ Tổng vốn huy động, đến quý II tỷ trọng đó tăng lên 91,5%, khi đến quý IV lãi suất huy động giảm xuống và lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn thì tỷ lệ đó là 82,8%. Tương ứng với việc thay đổi số lượng do lãi suất thay đổi là sự thay đổi của doanh số huy động giữa các quý năm 2008. Con số này được tăng dần qua các quý chứng tỏ chi nhánh luôn thu hút được đông đảo khách hàng tham gia gửi tiền theo thời hạn. Sự thay đổi lãi suất mạnh mẽ trong quý II nên doanh số huy động được ở quý II cao hơn quý I là 159,6 tỷ đồng. Trong quý II lãi suất thay đổi mạnh nên người dân tham gia gửi tiền nhiều hơn. Quý III số lượng và doanh số huy động vẫn tăng so với quý II nhưng tốc độ tăng trưởng của doanh số thấp hơn so với quý II (40%) và đạt mức 17%. Quý IV tốc độ tăng trưởng về doanh số là 29,9% tương ứng tăng 143,8 tỷ đồng so với quý III. Doanh số huy động theo thời hạn huy động ngắn hạn và dài hạn cũng khác nhau theo sự thay đổi về số lượng người tham gia cũng như việc chuyển tiền tiết kiệm để hưởng lãi suất nên một số người chuyển rất nhiều tiền gửi ngắn hạn trong thời điểm lãi suất ngắn hạn cao hơn dài hạn. Tiêu biểu trong quý III doanh số huy động ngắn hạn chiếm 44,4%/Tổng doanh số. 3.3.3. Biến động lãi suất và tình hình cho vay vốn năm 2008 Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay. Huy động vốn là hoạt động đi vay của ngân hàng thì cho vay vốn là bước tiếp theo nhằm hoàn chỉnh hoạt động của ngân hàng. Trong những năm qua NHNNo&PTNT nói chung và chi nhánh Cầu Giấy nói riêng không ngừng nghiên cứu và cho ra các sản phẩm khuyến khích được khách hàng vay tiền thông qua các liên kết giữa ngân hàng với các doanh nghiệp, tuyên truyền về những sản phẩm cho vay ưu đãi, tiện ích tới đối tượng khách hàng là dân cư. Điều đó đã thu hút được ngày càng nhiều khách hàng vay vốn của ngân hàng. Lãi suất cho vay linh hoạt cũng góp phần thúc đẩy khách hàng vay tiền. Trong năm 2008, tình hình lãi suất nói chung và lãi suất cho vay nói riêng có những thay đổi liên tục. Đầu năm, thị trường lãi suất luôn nóng bởi cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng cổ phần cũng như ngân hàng quốc doanh. Lãi suất huy động và cho vay có nhiều thời điểm chạm sàn và gây khó khăn cho các ngân hàng cũng như tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn vay tín dụng. Do vậy tình hình doanh nghiệp và người dân thắt chặt chi tiêu do lãi suất tăng, chỉ số tiêu dùng CPI tăng. Cùng với khủng hoảng kinh tế và chạy đua lãi suất là hàng loạt vấn đề kinh tế và xã hội xảy ra đặc biệt là việc cắt giảm chi tiêu của các tổ chức, người dân và cắt giảm nhân sự của hàng loạt nhà máy, xí nghiệp. Đến cuối năm lãi suất huy động đạt mức cao và Nhà nước kích cầu bằng những khoản tiền trợ cấp và giảm lãi suất cho vay với các doanh nghiệp, tổ chức để sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Cho vay hỗ trợ lãi suất đã tạo điều kiện gia tăng số lượng khách hàng vay tiền và làm dịu tình hình thị trường tài chính đang có dấu hiệu khủng hoảng và mức lãi suất cho vay luôn chạm đáy những tháng cuối năm. Lãi suất cho vay của ngân hàng dựa trên cơ sở cho vay phải đảm bảo bù đắp được các khoản: Lãi suất trả cho người tiết kiệm, chi phí cho vay trung bình, các rủi ro mất vốn. Lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn. Tại NHNNo&PTNT áp dụng hai hình thức là lãi đơn và lãi kép: lãi đơn áp dụng cho trường hợp khách hàng trả lãi định kỳ còn đối với khách hàng trả lãi một lần vào cuối kỳ ngân hàng áp dụng cách tính lãi kép. Với mỗi loại nguồn vốn, đối tượng và thời gian vay khác nhau ngân hàng có mức lãi suất khác nhau. Thời hạn cho vay của ngân hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn của ngân hàng. Vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, chủ yếu là bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh trong năm của khách hàng, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có đủ vốn để tiếp tục sản xuất. Tâm lý chung của người đi vay thích vay dài hạn tuy nhiên mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của ngân hàng cho khách hàng còn hạn chế. Bảng 3.8. Tình hình vay vốn của khách hàng theo thời gian tại chi nhánh năm 2008 Thời hạn Quý I Quý II Quý III Quý IV So sánh Doanh số(tỷ đồng) Sô lượng Doanh số Số lượng Doanh số Số lượng Doanh số Số lượng Doanh số Số lượng(lượt) (II-I) (III-II) (IV-III) (II-I) (III-II) (IV-III) Tổng 1163 260.5 1048 382.9 957 478.6 1115 545 -115 -91 158 122.4 95.7 66.4 Ngắn hạn 679 136.1 603 242.2 595 248.3 727 260.7 -76 -8 132 106.1 6.1 12.4 1 tháng 65 59.6 62 84.1 107 59.6 171 61.9 -3 45 64 24.5 -24.5 2.3 3 tháng 104 30.2 85 38.6 129 55.3 165 56.4 -19 44 36 8.4 16.7 1.1 6 tháng 138 20.1 125 49.2 149 54.6 153 55.5 -13 24 4 29.1 5.4 0.9 9 tháng 171 15 149 36.1 104 40.2 121 45.7 -22 -45 17 21.1 4.1 5.5 12 tháng 201 11.2 182 34.2 106 38.6 117 41.2 -19 -76 11 23 4.4 2.6 Dài hạn 484 124.4 445 140.7 362 230.3 388 284.3 -39 -83 26 16.3 89.6 54 18 tháng 126 50.1 108 62.5 85 87.1 92 80.6 -18 -23 7 12.4 24.6 -6.5 24 tháng 115 35.2 105 42.4 91 69.5 96 79.2 -10 -14 5 7.2 27.1 9.7 36 tháng 108 26.1 106 22.6 97 36.2 106 72.1 -2 -9 9 -3.5 13.6 35.9 >36 tháng 135 13 126 13.2 89 37.5 94 52.4 -9 -37 5 0.2 24.3 14.9 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008 tại chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy) Qua bảng ta thấy rằng số lượng và doanh số ở quý II và quý III giảm hơn quý I. Do biến động của lãi suất nên lãi suất huy động và cho vay trong quý II và III rất cao. Do vậy nhiều doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn nhưng không tham gia vay tiền vì lãi suất quá cao, lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh không thể bù đắp được chi phí sử dụng vốn. Trong quý III có thời điểm lãi suất trần huy động nội tệ do NHNN quy định đạt mức 21%/năm và thời điểm đó NHNNo&PTNT có mức lãi suất cho vay cao nhất là 20,5%. Trong quý III lãi suất cho vay ngắn hạn có khuynh hướng giảm cho nên số lượng khách hàng đã tăng lên, tuy nhiên lãi suất cho vay dài hạn vẫn ở mức cao và ngân hàng đòi hỏi khá cao và khắt khe về điều kiện cho vay với các đối tượng nên lượng khách hàng sử dụng vốn vay dài hạn vẫn ở mức thấp. Quý III giảm hơn so với quý II 83 số khách vay dài hạn và giảm 26,5 đồng so với quý II về doanh số cho vay dài hạn. Đây là một con số lớn đối với việc kinh doanh của chi nhánh đặc biệt khi mà lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động cho vay. Giai đoạn này lãi suất huy động ở mức khá cao nên số vốn và khả năng cho vay của ngân hàng là rất cao do nguồn vốn huy động được cao. Sang quý IV lãi suất cho vay được giảm liên tục tháng 10 lãi suất cho vay giảm còn 17.8%/năm, tháng 11 còn 15%/năm, tháng 12 là 12%/ năm cho vay trung và dài hạn. Nhưng vì vẫn ở mức cao, điều kiện cho vay còn khắt khe và là giai đoạn cuối năm nên lượng khách hàng chỉ tăng 26 lượt so với quý III và doanh số tăng 54,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu tốt cho việc kinh doanh và thu hút lại khách hàng vay tại chi nhánh. Vốn cho vay ngắn hạn, được xem là thu hút và tiếp cận khách hàng nhiều hơn. Trong năm 2008 lãi suất cho vay dài hạn rất cao và sẽ rất bất lợi cho các đối tượng khi sử dụng vốn vay dài hạn do vậy khách hàng chủ yếu vay vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của mình. Tỷ trọng về số lượng khách hàng cũng như doanh số cho vay ngắn hạn luôn cao hơn so với dài hạn quý I cho vay ngắn hạn chiếm 52,2%/ Tổng vốn cho vay, quý III chiếm tỷ trọng 50,8% và đến quý IV tỷ trọng đó đạt 46,07%. Trong thời kỳ lãi suất cho vay cao như quý II và III năm 2008 thì lựa chọn hình thức vay ngắn hạn là lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp ở cả hiện tại và tương lai. Lãi suất tăng đột ngột trong quý II làm cho số lượng khách hàng vay ngắn hạn trong quý II giảm hơn so với quý I là 76 lượt khách. Trong quý III lãi suất cho vay quá cao, một số doanh nghiệp không lựa chọn cách thức vay vốn ngân hàng để tiếp tục sản xuât mà giữa các doanh nghiệp giữ lại vốn và cho nhau vay với mức lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng. Điều này làm cho số lượng vay ngắn hạn trong quý III giảm hơn so với quý II 8 lượt khách và doanh số giảm 137,9 tỷ đồng, không chỉ vì lượng khách giảm đi mà còn vì lí do lãi suất cho vay quá cao nên tiền mà khách hàng vay tại chi nhánh cũng giảm xuống làm cho lượng tiền cho vay giảm rõ rệt. Đây quả thực là một dấu hiệu không tốt trong kinh doanh ngân hàng. Lãi suất cho vay đã giảm mạnh trong quý IV cùng với những gói kích cầu của Chính phủ và chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất đã thúc đẩy lượng khách hàng trong quý IV tăng lên 132 lượt so với quý III và doanh số tăng lên 12,4 tỷ đồng. Tuy đây không phải con số hấp dẫn trong kinh doanh ngân hàng nhưng trong thời điểm đó việc linh hoạt thay đổi lãi suất là bước đi đúng đắn và hợp lý của Nhà nước cũng như các ngân hàng nhằm hâm nóng thị trường trong nước, giảm lạm phát và kích thích tiêu dùng trong nhân dân. 3.4. Ảnh hưởng của lãi suất tới kết quả huy động và cho vay vốn Để thấy rõ được ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất tới hoạt động huy động và cho vay vốn tại chi nhánh ta xem xét theo chỉ tiêu khe hở lãi suất tại mỗi quý: Bảng 3.9. Lượng huy động và cho vay theo kỳ hạn tại chi nhánh năm 2008 Đơn vị: tỷ đồng,% Thời gian Tài sản Số dư Lãi suất Nguồn vốn Số dư Lãi suất Quý I TS nhạy cảm 136,1 10,35 NV nhạy cảm 136,3 9,36 TS kém nhạy cảm 114,2 12,1 NV kém nhạy cảm 114 10,2 Quý II TS nhạy cảm 242,2 16,72 NV nhạy cảm 213,9 15 TS kém nhạy cảm 167,7 17,5 NV kém nhạy cảm 196 16,92 Quý III TS nhạy cảm 248,3 18 NV nhạy cảm 266,3 17,5 TS kém nhạy cảm 231,4 18,5 NV kém nhạy cảm 213,4 16,62 Quý IV TS nhạy cảm 291,7 15 NV nhạy cảm 283,8 14,75 TS kém nhạy cảm 338,1 15,75 NV kém nhạy cảm 339,7 16,2 Sự thay đổi lãi suất ở quý II đã làm cho chênh lệch lãi suất giảm đi. Do sự thay đổi lãi suất không đồng đều giữa 2 loại lãi suất và khe hở lãi suất nên xảy ra hiện tượng dù lãi suất tăng nhưng chênh lệch lãi suất lại giảm. Lãi suất huy động tăng mạnh hơn tốc độ tăng của lãi suất cho vay, tài sản nhạy cảm chiếm tỷ lệ không cao trong tổng dư nợ. Chênh lệch lãi suất giảm chứng tỏ chênh lệch thu nhập từ lãi giảm. Khi cố định số dư và lãi suất thay đổi ta tinh được chênh lệch thu chi khi lãi suất thay đổi. Vì chi nhánh đang duy trì khe hở lãi suất âm nên khi lãi suất tăng lên làm cho thu nhập do thay đổi lãi suất sẽ giảm đi một lượng tương ứng chính bằng khe hở nhạy cảm * chênh lệch lãi suất. Chính vì vậy việc duy trì một cơ cấu vốn và tài sản linh hoạt và có dự tính luôn làm cho các NHTM chủ động và tránh được những rủi ro lãi suất gây ra làm giảm doanh thu kinh doanh. Bảng 3.10. Chênh lệch lãi suất và chênh lệch thu chi do thay đổi lãi suất Chỉ tiêu Khe hở nhạy cảm Chênh lệch lãi suất Thu nhập do thay đổi lãi suất Quý I -0,2 1,40 - 0,28 Quý II 28,3 1,12 31,696 Quý III -18 1,61 -28,98 Quý IV 7,9 0,02 0,158 Sự chênh lệch lãi suất cho vay và huy động đã dẫn tới sự thay đổi về thu nhập của chi nhánh. Do vậy việc điều chỉnh khe hở nhạy cảm sao cho tốt nhất và đúng nhất với xu hướng của thị trường sẽ hạn chế được rủi ro.Khe hở càng lớn cộng thêm biên độ lãi suất lớn làm cho biến động về thu nhập do lãi suất mang lại là rất lớn. Như ta thấy khi ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho vay cao hơn huy động nhiều mà duy trì khe hở âm thì doanh thu giảm một lượng rất lớn trong quý III. Quý IV, do làm tốt công tác điều chỉnh cơ cấu tài sản và nguồn vốn nên ngân hàng đã lấy lại được mức tăng trưởng kinh doanh dương. Dựa vào phân tích như trên các ngân hàng có thể đặt ra những tình huống tăng giảm lãi suất khác nhau để có thể đưa ra chính sách lãi suất phù hợp trong kinh doanh. Qua đây ta thấy được tác động của lãi suất là rất lớn đối với hoạt động của ngân hàng, không phải việc huy động được nguồn vốn dồi dào và rẻ đã làm cho ngân hàng kinh doanh tốt mà nó còn phụ thuộc vào chính sách lãi suất cho vay cũng như điều chỉnh mức huy động và mức vay hợp lý trong quá trình hoạt động. 3.5. Đánh giá kết quả huy động và cho vay vốn tại chi nhánh Năm 2008 được đánh giá là năm mà các ngân hàng chạy đua nhau về lãi suất. Với sự thay đổi liên tục về lãi suất cơ bản của NHNN cũng như sự thay đổi không ngừng lãi suất huy động và cho vay của các NHTM nhằm thu hút khách hàng ta thấy rằng nhận xét trên hoàn toàn đúng. Tại chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy trong năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ và cũng có những mặt hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện hơn hoạt động của chi nhánh. Sau đây là một số đánh giá về nhận xét đó * Mặt tích cực: Thứ nhất, công tác huy động vốn liên tục tăng trưởng trong những năm trước và trong năm 2008 tốc độ tăng trưởng đạt mức cao trên 30%/năm cả về quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Đảm bảo cân đối vốn phục vụ đầu tư. Thứ hai, về công tác cho vay đã xây dựng được chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng phù hợp. Đẩy mạnh thu hút, tìm kiếm khách hàng và các dự án khả thi để tham gia đầu tư. Tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao. Chất lượng tín dụng được nâng cao, nợ xấu và nợ quá hạn luôn ở mức thấp hơn so với kế hoạch đề ra. Thứ ba, chi nhánh đã xây dựng màng lưới hợp lý, hệ thống các điểm giao dịch từ trụ sỏ đến các phòng giao dịch đảm bảo đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới, thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường và khách hàng, đảm bảo giao dịch với khách hàng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí trong công tác huy động và cho vay vốn. Thứ tư, chi nhánh đã duy trì và phát triển một lượng khách hàng truyền thống có quan hệ tốt với ngân hàng, chi nhánh đã làm tốt công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, lượng khách hàng đến giao dịch và đặt quan hệ ngày càng nhiều. Thứ năm, cùng với sự phát triển của NHNNo&PTNT Việt Nam chi nhánh luôn làm tốt công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu của ngân hàng tạo ra sự tín nhiệm cao đối với khách hàng và trở thành địa chỉ tin cậy đối với khách hàng. Thứ sáu, công tác tài chính được đảm bảo tốt, đủ quỹ chi lương, thưởng cho cán bộ nhân viên theo quy định, tài chính năm sau tốt hơn năm trước, hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Thứ bảy, ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ nhân viên đã nhanh chóng đổi mới tư tưởng nhận thức trong chỉ đạo, điều hành và tác nghiệp cụ thể nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra. *Mặt hạn chế Thứ nhất, về huy động vốn tuy tốc độ tăng nguồn vốn khá cao qua các năm nhưng không đều, cơ cấu nguồn còn chưa hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn rẻ còn nhỏ so với tổng nguồn vốn, tỷ trọng tiền gửi huy động từ dân cư thấp không đạt chỉ tiêu được giao, chưa đảm bảo tính ổn định vẫn còn nhiều biến động gây khó khăn trong việc xây dựng chiến lược lâu dài. Thứ hai, công tác sử dụng vốn. Quy mô sử dụng vốn còn thấp, cơ cấu cho vay chưa hợp lý cả về loại hình vay và đối tượng đầu tư. Lượng khách hàng đặt quan hệ còn hạn chế, cho vay chủ yếu với khách hàng sẵn có, dư nợ cho vay chủ yếu tập trung vào cho vay doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng tới đầu tư cho vay hộ, cá thể. Tỷ trọng sử dụng so với nguồn vốn còn ở mức độ thấp. Thứ ba, trong cơ cấu các khoản thu thì thu lãi tiền vay vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 90%, điều đo cho thấy việc mở rộng kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng còn hạn chế. Thứ tư, trình độ cán bộ không đồng đều, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, chưa đi sâu khai thác, tìm hiểu hêt tiềm năng tại địa bàn và còn phụ thuộc nhiều vào lãnh đạo. Các phòng nghiệp vụ phối hợp công tác chưa thực có hiệu quả. *Đề xuất một số giải pháp - Giải pháp cho công tác huy động vốn Một là, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, việc có nhiều hình thức huy động vốn sẽ có tác dụng khi khai thác hết mọi nguồn tiền tạm nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội, mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt quan tâm đến huy động vốn từ khu vực dân cư vì nguồn vốn ở khu vực này có tính ổn định cao. Từng bước cơ cấu lại nguồn vốn cho hợp lý giữa các loại kỳ hạn, đối tượng huy động, tỷ lệ các loại nguồn vốn đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng đầu tư cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản. Hai là, mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thanh toán, tuyên truyền và khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản tiền gửi nhằm thu hút các nguồn vốn rẻ giảm thấp chi phí đầu vào. Ba là, thực hiện cơ chế lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, có điều chỉnh thường xuyên đảm bảo sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Bốn là, xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Có chính sách khuyến khích phù hợp và chính sách chăm sóc khách hàng tốt đặc biệt với những khách hàng có uy tín với ngân hàng. Tiếp tục tiếp cận đối với các dự án lớn nhằm thu hút nguồn vốn và làm đầu mối dịch vụ thanh toán. Năm là, có bước phân tích và phân đoạn thị trường nhằm xây dựng thị trường mục tiêu, đánh giá phân loại khách hàng để có chính sách phù hợp. Đánh giá nhóm khách hàng có mục tiêu sử dụng dịch vụ ngân hàng giống nhau. Sáu là, mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, sự bùng nổ các ngân hàng thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu tối đa hoá tiện ích cho khách hàng là điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh vì vậy vấn đề này là cần thiết. Bảy là, đẩy mạnh công tác tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo thương hiệu và các sản phẩm dịch vụ mà NHNNo&PTNT Việt Nam nói chung với chi nhánh Cầu Giấy cung cấp. Tám là, có chính sách khen thưởng thích đáng cho những tổ chức, cá nhân (trong và ngoài chi nhánh) có đóng góp trong công tác huy động vốn. Giải pháp với hoạt động cho vay vốn Thứ nhất, nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro. Việc nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro có tác dụng đảm bảo an toàn về vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Thứ hai, đa dạng hoá khách hàng và loại hình cho vay, đầu tư. Thứ ba, áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt và hợp lý: Sử dụng và điều chỉnh kịp thời lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất điều hành của NHNN và NHNNo Việt Nam từng thời kỳ đồng thời có sự hài hoà đối với các NHTM trên địa bàn để có một mức lãi suất hợp lý thu hút được khách hàng và đảm bảo được lợi nhuận. Đa dạng hoá các mức lãi suất cho vay đối với các hình thức cho vay, đối tượng vay theo nguyên tắc: lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn, khách hàng có tín nhiệm và uy tín có thể áp dụng mức lãi suất thấp hơn mặt bằng chung về lãi suất. Thứ tư, tiếp tục mở rộng không gian tín dụng. Để giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo, chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng trên địa bàn, chi nhánh cần có chiến lược mở rộng cho vay không phụ thuộc vào địa dư hành chính. Thứ năm, hoàn thiện chính sách tín dụng và chuẩn hoá quy trình tín dụng theo tiêu chí và thông lệ quốc tế như : phân quyền phán quyết quyết định cho vay, thẩm định dự án kiểm tra thu hồi nợ… Phổ cập sổ tay tín dụng của NHNNo&PTNT Việt Nam ban hành và cụ thể hoá các nội dung cơ bản vận dụng vào thực tiễn tại chi nhánh. Thứ sáu, điều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng. Đảm bảo sự cân đối và an toàn vốn là vấn đề vô cùng quan trọng, có quyết định đến sự thành bại của bất kỳ ngân hàng nào. Thực tế các ngân hàng dường như luôn chịu áp lực về gia tăng quy mô đầu tư, nhưng cùng với xu hướng này việc gánh chịu những rủi ro khó lường trước. Do vậy, ngân hàng nào cũng tìm mọi biện pháp để có một cơ cấu cho vay và đầu tư hợp lý nhất vừa tránh được rủi ro tín dụng vừa có lợi nhuận. Thứ bảy, từng bước nâng cao tỷ lệ đầu tư tín dụng, giảm dần tỷ lệ thừa vốn điều về Trung ương. 4. KẾT LUẬN 1.Vốn là yếu tố không thể thiều để mở rộng đầu tư góp phần tăng trưởng kinh tế. Vói chức năng trung gian tín dụng “đi vay để cho vay” vốn đóng vai trò quyết định trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Đặc biệt, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế các NHTM phải hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thực hiện huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức để tiến hành cho vay và đầu tư. Ngày nay, các NHTM ở nước ta ngày càng phát triển theo hướng đa năng nhưng dù thêm nhiều nghiệp vụ mới thì công tác nâng cao hiệu quả huy động vốn và tích cực trong công tác cho vay vốn là nghiệp vụ cơ bản, tiên phong và trung tâm nhất ở bất kỳ NHTM nào. 2. Lãi suất là công cụ điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô và là công cụ hoạt động của hệ thống ngân hàng của bất kỳ quốc gia nào. Ảnh hưởng và tác động của lãi suất đến các thành phần kinh tế cũng như hoạt động của các ngân hàng là rất rõ rệt. Chính vì vậy nó được sử dụng điều chỉnh thị trường tài chính mỗi khi có biến đổi bất thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng trực tiếp của lãi suất đến hành vi cũng như kết quả hoạt động của NHTM. Hoạt động của các NHTM không thể tách riêng với sự biến đổi của lãi suất, việc nghiên cứu và dự báo chính xác xu hướng biến động của lãi suất là quan trọng và cần thiết. Các ngân hàng luôn tìm cách để tạo được khe hở lãi suất tốt nhất sao cho khi thị trường tài chính có những biến động và lãi suất thay đổi có thể ứng biến kịp thời và hạn chế được tác động xấu có thể xảy ra do lãi suất hay rủi ro lãi suất. 3. Là một chi nhánh của NHNNo&PTNT Việt Nam, NHNNo&PTNT Cầu Giấy không ngừng vươn lên để khẳng định mình. Nhận định và báo cáo kết quả chính xác kịp thời với ngân hàng cấp trên về nhu cầu cũng như xu hướng thị trường là công tác mà chin nhánh đã thực hiện chính sách. Khi có những thay đổi về lãi suất cơ bản cũng như lãi suất do ngân hàng chính đưa ra chi nhánh linh hoạt trong việc áp dụng và sử dụng công cụ lãi suất cho phù hợp với đặc điểm địa bàn hoạt động cũng như khách hàng của mình.Chi nhánh luôn tiến hành đổi mới và tự hoàn thiện mình cho phù hợp với xu thế phát triển của khu vực và trên Thế giới. Đi sâu phân tích thực trạng hoạt động huy động và cho vay vốn tại chi nhánh ta thấy được những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và rút ra những giải pháp cho những tồn tại đó. Đồng thời ta thấy được sự ảnh hưởng mạnh mẽ và có tính quyết định đến hoạt động huy động và cho vay vốn của lãi suất. Bằng việc phân tích biến động của lãi suất cũng như kết quả kinh doanh tại chi nhánh trong năm 2008 ta thấy rõ được điều đó. Và lãi suất đã thể hiện đúng vai trò của mình – một công cụ trong hoạt động của ngân hàng. Lãi suất là động lực để khách hàng tiết kiệm và phát triển chiều sâu thị trường tài chính của mình Tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi khoa kÕ to¸n & qu¶n trÞ kinh doanh › ¶ š luËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc §Ò tµi: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT CẦU GIẤY – HÀ NỘI NĂM 2008 Gi¸o viªn h­íng dÉn : pgs.ts. lª h÷u ¶nh Sinh viªn thùc hiÖn : nguyÔn thÞ b×nh Líp : KE B - K50 Hµ Néi - 2009 LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả tài chính năm 2006 đến 2008 35 Bảng 3.2: Kết quả huy động vốn từ năm 2006 - 2008 37 Bảng 3.3. Sự tham gia gửi tiền tại chi nhánh theo sản phẩm 42 Bảng 3.4: Kết quả cho vay từ năm 2006 đến năm 2008 45 Bảng 3.5: Số liệu bảo lãnh từ năm 2006 đến năm 2008 47 Bảng 3.6. Lãi suất huy động theo thời hạn của chi nhánh trong năm 2008 53 Bảng 3.7.Tình hình tham gia gửi tiền của khách hàng theo thời hạn 55 Bảng 3.8. Tình hình vay vốn của khách hàng theo thời gian tại chi nhánh năm 2008 59 Bảng 3.9. Lượng huy động và cho vay theo kỳ hạn tại chi nhánh năm 2008 62 Bảng 3.10. Chênh lệch lãi suất và chênh lệch thu chi do thay đổi lãi suất 63

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình huy động và cho vay vốn dưới tác động của lãi suất tại chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Cầu Giấy – Hà Nội năm 2008.doc
Luận văn liên quan