Đề tài Tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam năm 2011

Trong những năm qua thì ngành gỗ của nước ta cũng đã đạt được 1 số thành tựu lớn.Tuy nhiên, để phát triển bền vững hơn trong tương lai, cần có các giải pháp khắc phục những vấn đề tồn tại. Bộ trưởng Bộ Thương mại, ông Trương Đình Tuyển cũng đã xác định 5 vấn đề lớn, là: nguồn gỗ nguyên liệu cho sản xuất chế biến; nguồn nhân lực; công nghệ chế biến; thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu; hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư. Để đạt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt được 7 tỷ USD vào năm 2020 như chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Bộ Thương mại đề xuất 8 giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững ngành chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ.

doc25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3205 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Bùi Thị Vân Lớp:Kinh tế Ngoại Thương K11A ------------------------------------d c----------------------------------------- Bài Tập Lớn Môn Kinh Tế Ngoại Thương Đề Tài: Tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam năm 2011 Mục Lục Chương I: Tổng Quan Tình Hình Xuất Khẩu Gỗ Việt Nam năm 2011. Tình hình chung. Các yếu tố ảnh hưởng. Cơ chế quản lí và chính sách ngoại thương. Chương II: Thực Trạng Xuất Khẩu Gỗ Của Việt Nam năm 2011. I. Tình hình xuất khẩu gỗ trong Quí I năm 2011. 1. Thị trường chính xuất khẩu. 2. Kim ngạch trong quí. 3. Hiệu quả. II. Tình hình xuất khẩu gỗ trong Quí II năm 2011. 1. Thị trường chính xuất khẩu. 2. Kim ngạch trong quí. 3. Hiệu quả. III. Tình hình xuất khẩu gỗ trong Quí III năm 2011. 1. Thị trường chính xuất khẩu. 2. Kim ngạch trong quí. 3. Hiệu quả. IV. Tình hình xuất khẩu gỗ trong Quí IV năm 2011. 1. Thị trường chính xuất khẩu. 2. Kim ngạch trong quí. 3. Hiệu quả. Chương III: Đánh Giá Và Đề Xuất Giải Pháp. Thành tựu. Hạn chế. Tác động của việc ra nhập WTO. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương. Chương I: Tổng Quan Tình Hình Xuất Khẩu Gỗ Việt Nam năm 2011. 1.Tình hình chung. Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng trưởng với tốc độ nhanh, thuộc 1 trong 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, thị trường nội thất năm 2011 sẽ sôi động hơn năm ngoái với nhiều mẫu mã và chủng loại mới. Các nhà sản xuất không chỉ chú trọng vào mẫu mã, màu sắc mà còn áp dụng nhiều sáng tạo, giải pháp để tạo ra các sản phẩm có chức năng sử dụng kết hợp phù hợp với nhiều không gian phòng ở, giúp cho khách hàng tiết kiệm được một phần chi phí mà vẫn được sử dụng sản phẩm chất lượng. Xu hướng mới của nội thất là sản phẩm đa công dụng với kỹ thuật lắp ráp phù hợp với diện tích nhà ở. Ngoài ra, năm 2011 nhu cầu về gỗ xẻ dự báo sẽ tiếp tục sau khi mức tăng của năm ngoái là 18%. Trong những tháng đầu năm nay tổng khối lượng gỗ tiêu thụ đã tăng 20% hơn so với năm ngoái. Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ những sản phẩm thô (gỗ tròn, gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy, trang trí bề mặt,… và tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh, có giá trị xuất khẩu cao. Đối với mặt hàng này, Việt Nam xuất khẩu bốn nhóm chính sau: - Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế vườn, ghế băng, dù che nắng, ghế xích đu,.. chủ yếu được làm từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa - Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường,tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn,… làm hoàn toàn từ gỗ hoặc là gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải… - Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu được làm từ gỗ tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ,… áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm. - Nhóm sản phẩm dăm gỗ như gỗ keo, gỗ bạch đàn,… Theo số liệu thống kê từ Hải Quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tháng 11 năm 2011 đạt 350 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2011 đạt 3,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.Trong 38 thị trường có số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tại nhiều thị trường có xu hướng giảm hơn so với cùng kỳ 11 tháng năm 2010. Giảm mạnh phải kể đến các thị trường như Thái Lan (-48,56%), Hungari(-29,89%), Ucraina(-23,38%). Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc vẫn tiếp tục là ba thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao tính đến hết tháng 11 năm 2011,song Nga, Ấn Độ là hai quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn 100% so với cùng kỳ 11 tháng năm 2010,cụ thể lần lượt là 136,7% và 120,53%. Để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ, doanh nghiệp Việt Nam cần thường xuyên thay đổi mẫu mã, tìm hiểu nhu cầu thị trường thường xuyên để có thể cập nhật nhu cầu doanh nghiệp và xuất khẩu đúng cái người tiêu dùng cần.  Đối với thị trường trong nước, năm 2011 là năm khó khăn cho các doanh nghiệp đạt chỉ tiêu xuất khẩu là 4 tỷ USD do chi phí đầu vào quá cao. 2. Các yếu tố ảnh hưởng. Điều kiện tự nhiên và nguồn nguyên liệu gỗ. Vị trí địa lý: Việt Nam có vị trí trí địa lý rất thuận tiện trong lưu thông hàng hóa với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới cả bằng đường bộ, đường hàng không và đặc biệt bằng đường biển. Với bờ biển chạy dài suốt chiều dọc đất nước, có nhiều hải cảng lớn phân bố ở cả ba miền, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn (Bình Định), cảng Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh)… là điều kiện thuận cho xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung, nguyên liệu gỗ và sản phẩm gỗ nói riêng. Khả năng đáp ứng nguồn nguyên liệu liệu gỗ. Mặc dù có tiềm năng về nguyên liệu gỗ nhưng hiện tại và khoảng 10 năm tiếp theo, Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu gỗ phục vụ chế biến. Bối cảnh kinh tế - xã hội. Xu thế của thế giới tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước. - Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, hội nhập kinh tế là tất yếu và mở rộng ra hầu hết các lĩnh vực, tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia. - Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chung trong khu vực và quốc tế. †††Những xu thế phát triển này của thế giới và khu vực sẽ có tác động mạnh mẽ đến tình hình trong nước. Đây là những cơ hội để tạo ra bước tiến mới trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp chế biến gỗ nói riêng. Bối cảnh phát triển trong nước những năm qua. - Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 15,7%/ năm, riêng khu vực chế biến lâm sản gần đây đã có sự khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng nhanh trong vòng 10 năm qua. - Nhiều chính sách và Đạo luật được ban hành hoặc sửa đổi để phù hợp hơn với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, từng bước tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ, an toàn và thuận lợi hơn cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. -Hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều tiến triển quan trọng. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, trên 16%/năm. Chính sách tự do hoá thương mại đã tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp trong, ngoài nước tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, bao gồm cả gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Việc tham gia và thực hiện các cam kết, công ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp nói chung, thương mại lâm sản nói riêng cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đầy đủ hơn... đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng nảy sinh không ít thách thức cho các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường thế giới và ngay cả thị trường nội địa. -Chiến lược phát triển lâm nghiệp đang được triển khai mạnh mẽ, đầy đủ và sâu rộng hơn trong giai đoạn mới là nền tảng thuận lợi để thực hiện Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Nguồn nhân lực và Chất lượng lao động. -Theo các chuyên gia về nhân lực, nguồn nhân lực ở Việt Nam được đánh giá là rất dồi dào nhưng lại yếu về chất lượng. Lao động ở Việt Nam được đánh giá là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài vào, nhưng thiếu tính chuyên nghiệp. 3. Cơ chế quản lí và chính sách ngoại thương. Nhà nước có thể tạo cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng. Chính phủ đầu tư giải pháp KH-CN để nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần tìm mọi giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành gồm giảm chi phí điện, nước, xăng dầu, chi phí hành chính, và nhất là giảm mức tiêu hao nguyên liệu hơn 1 m3 sản phẩm. Ðẩy mạnh việc thâm nhập các thị trường theo hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) để tận dụng các ưu đãi về thuế và mở cửa thị trường. Tìm những cơ hội mới tại các thị trường đang gặp khó khăn về thiên tai hoặc thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi từ các loại sản phẩm cao cấp xuống loại trung bình. Các DN cũng nỗ lực giảm chi phí bán hàng (quảng cáo, tiếp thị, bao bì) hiện đang chiếm tới 10 đến 13% giá thành sản phẩm. Để phát triển ổn định,lâu dài và bền vững thì các doanh nghiệp sản xuất gỗ nên chú trọng phát triển thị trường ở trong nước. Doanh nghiệp nên liên kết lại để xây dựng chuỗi phân phối, hoặc hình thành các công ty thương mại lớn có năng lực nắm bắt được thị hiếu, thị trường, sức tiêu thụ rồi đặt hàng lại các DN sản xuất với số lượng lớn. Hướng tới giảm dần nguồn gỗ nhập khẩu. Nhà nước cũng cần kiểm soát một cách chặt chẽ các nguồn gỗ. Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước. Cần giảm nhập khẩu và tăng chất lượng gỗ. Chương II: Thực Trạng Xuất Khẩu Gỗ Của Việt Nam năm 2011. Tình hình xuất khẩu gỗ trong Quí I năm 2011. 1. Thị trường chính xuất khẩu. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc… là những thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này của Việt nam trong quí I/2011. 2. Kim ngạch xuất khẩu. — Hoa Kỳ là thị trường chính xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam với kim ngạch trong tháng 3 đạt 109,6 triệu USD, tăng 135,14% so với tháng 2 và tăng 2,7% so với tháng 3/2010, nâng kim ngạch mặt hàng này sang Hoa Kỳ trong quí I/2011 lên 273,5 triệu USD, chiếm 32,9% trong tổng kim ngạch, giảm 2,06% so với cùng kỳ năm 2010. — Đứng thứ hai sau Hoa Kỳ là Nhật Bản với kim ngạch đạt trong tháng 3 là 48,8 nghìn USD, tăng 92,98% so với tháng 2 và tăng 48,77% so với tháng 3/2010 nâng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này sang Nhật Bản quí I/2011 lên 122,8 triệu USD, tăng 29,82% so với quí I/2010. — Và nhìn chung, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 3 đều tăng trưởng về kim ngạch ở hầu khắp các thị trường, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là thị trường Singapo tăng 628,79% tương đương với 2,5 triệu USD. Tuy nhiên, quí I/2011 sự tăng trưởng về kim ngạch ở các thị trường lại giảm so với quí I/2010 (chiếm gần 60% trong số các thị trường). Quí I/2011 Singapo lại đứng vị trí số 1 là thị trường có kim ngạch tăng trưởng cao nhất (tăng 420,2%) so với cùng kỳ, với 5,1 triệu USD. 3. Kết quả. Hiện đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang tới hơn 120 quốc gia, vùng lãnh thổ, thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất Việt Nam là Mỹ, chiếm khoảng 40%, thị trường châu Âu khoảng 27%, Nhật Bản khoảng 12-15%. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Mỹ và châu Âu, hai thị trường gỗ lớn nhất thế giới đã lần lượt đưa ra và áp dụng những bộ luật quốc tế riêng. Lấy lý do tăng cường công cụ pháp lý quản lý rừng và giải quyết triệt để vấn nạn khai thác gỗ bất hợp pháp trong thương mại, hai thị trường này đã đề ra đạo luật Lacey và kế hoạch hành động về tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ (Flegt). Tinh thần chung của những đạo luật này đòi hỏi doanh nghiệp phải có chuỗi hành trình truy xét nguồn gốc nguyên liệu gỗ từ khâu khai thác, vận chuyển, chế biến đến xuất khẩu. Hiện, Mỹ đã áp dụng đạo luật Lacey, còn châu Âu cũng sẽ áp dụng Flegt vào tháng 3/2013. Sản phẩm gỗ của Việt Nam tuy được xuất khẩu nhiều, song theo Cục Chế biến thương mại nông- lâm- thủy sản và nghề muối, 80% nguyên liệu phải nhập khẩu, thị trường trong nước chỉ đáp ứng 20% nhu cầu, chiếm khoảng 1 tỷ USD/năm. Theo Hiệp hội gỗ Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ hàng năm vẫn phải nhập nguyên liệu từ khoảng 600 nguồn khác nhau của 26 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó, có cả các quốc gia được đánh giá rủi ro cao về vi phạm những điều khoản của Lacey hiện tại và Flegt sau này. Việc kiểm soát nguồn gốc từ 600 đầu mối này thực sự là bài toán khó.  Và đây là kết quả xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong quí I/2011: Thống kê thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ quí I/2011 ĐVT: USD Thị trường KNXK T3/2011 KNXK 3T/2011 % tăng giảm so với T2/2011 % tăng giảm so với T3/2010 % tăng giảm so với cùng kỳ Tổng KN 334.026.567 829.610.563 126,99 19,09 11,07 HoaKỳ 109.645.070 273.508.244 135,14 2,78 -2,06 Nhật Bản 48.809.809 122.876.493 92,98 48,77 29,82 Trung Quốc 34.236.101 94.526.073 61,30 2,98 25,59 Hàn Quốc 24.412.742 49.856.501 273,04 123,07 104,78 Anh 20.175.340 49.646.116 164,85 17,28 6,21 Đức 13.300.962 37.203.940 123,50 18,50 -1,38 HàLan 7.657.781 19.856.937 152,45 16,88 1,41 Canada 7.185.114 16.330.540 156,51 3,11 -5,36 Oxtrâylia 6.835.042 16.909.245 172,96 44,90 17,17 Bỉ 5.465.889 11.504.447 190,95 31,93 8,16 Hongkong 5.242.568 10.204.946 74,35 157,90 119,89 Pháp 5.229.087 19.871.404 84,28 -11,63 -20,22 Italia 5.004.141 15.113.262 73,54 12,65 14,68 Đài Loan 3.984.958 9.779.306 133,42 -21,99 -5,15 ẤnĐộ 3.392.815 6.559.945 323,73 430,17 193,09 Thuỵ Điển 2.958.783 9.506.574 35,83 -12,35 -2,55 Đan Mạch 2.671.059 5.614.173 184,92 -0,06 -6,49 Xingapo 2.534.695 5.114.814 628,79 667,11 420,20 Malaixia 2.381.787 5.256.971 169,56 61,08 33,79 Tây Ban Nha 2.369.180 8.267.524 31,10 -17,94 0,13 Thổ Nhĩ Kỳ 1.786.140 3.664.545 420,31 191,54 75,41 Hy Lạp 1.305.740 3.365.488 244,50 7,08 5,09 Ba Lan 1.001.330 2.921.945 26,61 -34,87 -35,15 Nauy 910.447 2.555.583 84,04 53,04 23,51 Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất 802.877 1.683.203 -63,38 34,78 0,48 Phần Lan 783.308 2.998.553 17,84 -39,58 -26,10 Bồ Đào Nha 441.689 1.029.117 200,28 16,27 5,29 Áo 433.463 1.684.149 88,87 13,89 13,59 Nga 413.684 1.621.118 18,56 99,81 204,53 Thuỵ Sỹ 321.292 1.660.937 20,07 101,35 54,91 TháiLan 304.088 640.099 102,65 -75,94 -64,20 Nam Phi 205.731 492.374 171,74 3,26 -18,73 A rập Xêut 200.044 464.382 88,58 -32,02 -54,39 Ucraina 128.260 231.312 41,12 -15,77 -10,77 Cămpuchia 120.378 290.375 * -11,64 15,26 Séc 87.713 713.443 -62,11 -41,07 2,01 Mêhicô 77.650 225.390 0,11 -27,74 -2,42 Hungari 63.003 151.580 194,38 -7,09 -68,43 Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong quí I thì xuất khẩu ở thị trường Mĩ bị giảm,trong khi đó 1 số thị trường như Hàn Quốc.Xingapo,Ấn Độ lại tăng 1 cách đột biến so với thời gian cùng kì. Tình hình xuất khẩu gỗ trong Quí II năm 2011. 1.Thị trường chính xuất khẩu. Trong quí II này thì thị trường chính là Mỹ và EU tăng trưởng chậm trong khi đó xuất khẩu vào thị trường nhỏ khác lại tăng mạnh. Đối với mặt hàng xuất khẩu ghế và khung gỗ trong quí II này thì thị trường chính là Mỹ, Đức và Anh, còn thị trường tiềm năng được xem là Ý, Nhật và Trung Quốc. 2. Kim ngạch xuất khẩu. Trong tháng 4/2011, Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành thị trường cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ lớn cho Việt Nam, nhưng sang đến tháng 5, thì vị trí này lại nhường cho Hoa Kỳ với kim ngạch 117,1 triệu USD trong tháng, tăng 2,05% so với tháng 4 và tăng 10,23% so với tháng 5/2011, nâng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ 5 tháng đầu năm 2011 lên 505 triệu USD, tăng 1,96% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, thị trường Malaysia đứng thứ 3 trong tháng 4/2011, thì nay sang tháng 5, thị trường này chỉ đứng vị trí thứ 12 và vị trí này thứ 3 này là thị trường Nhật Bản với kim ngạch đạt trong tháng là 43,1 triệu USD, tăng 7,5% so với tháng 4 và tăng 54,73% so với tháng 5/2010, nâng kim ngạch 5 tháng đầu năm lên 205,7 triệu USD, tăng 32,73% so với cùng kỳ năm 2010. Theo số liệu thống kê chính thức, tháng 5/2011, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 229,9 triệu đô la giảm 10,89% so với tháng 4, nhưng tăng 20,29% so với tháng 5/2010, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm lên 1,4 tỷ đô la, tăng 17,86% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu ghế khung gỗ của Việt Nam trong tháng 5/2011 đạt 35,9 triệu USD, giảm 24,7% so với tháng trước. Như vậy đây là tháng thứ 2 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu ghế khung gỗ của Việt Nam giảm mạnhKim ngạch xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính và đồ gỗ của Việt Nam trong tháng 6 ước đạt 350 triệu USD đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước xấp xỉ 1,9 tỉ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt xấp xỉ 1,8 tỉ USD, tăng 18%; sản phẩm mây tre, cói thảm ước đạt 99 triệu USD giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Như vậy so với tốc độ tăng trưởng của quý trước, tốc độ tăng trưởng của quý này đã cải thiện hơn đáng kể. 3.Kết quả. Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2011, diện tích rừng trồng mới tập trung của cả nước đạt 53,8 nghìn ha, bằng 68,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 2,9 nghìn ha, bằng 21,1% so với cùng kỳ, trồng mới rừng sản xuất đạt 50,9 nghìn ha, bằng 78,6% so với cùng kỳ năm trước. Và đây là giá trị xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 5 tháng đầu năm 2011 (nguồn: CIS) Tên nước Xuất khẩu Tên nước Nhập khẩu Giá trị (1000USD) Thị phần (%) Giá trị (1000USD) Thị phần (%) Hoa Kỳ 505.048 34,45 Lào 129.483 26,71 Trung Quốc 222.806 15,2 Trung Quốc 57.110 11,78 Nhật Bản 205.781 14,04 Hoa Kỳ 54.480 11,24 Hàn Quốc 84.837 5,79 Malaysia 36.488 7,53 Anh 76.725 5,23 Thái Lan 26.303 5,43 Đức 51.743 3,53 Niuzilan 21.474 4,43 Ôxtraylia 29.577 2,02 Campuchia 16.009 3,3 Pháp 29.134 1,99 Mianma 14.042 2,9 Hà Lan 29.106 1,99 Braxin 10.737 2,21 Canada 28.177 1,92 Indonesia 7.965 1,64 Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình xuất khẩu các mặt hàng sản phẩm gỗ cao cấp nói chung vẫn duy trì ở tốc độ ổn định. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam chính là chi phí đầu vào tăng mạnh (khoảng 20%). Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, trước tình hình khó khăn như hiện nay, chỉ tiêu xuất khẩu 4 tỉ USD gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2011 khó hoàn thành. Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước còn hạn chế trong khi giá thành các nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh. III. Tình hình xuất khẩu gỗ trong Quí III năm 2011. 1.Thị trường chính xuất khẩu. Thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Trung Đông... Vượt qua châu Âu và Nhật, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu gỗ lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. 2. Kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang gặt hái những thắng lợi lớn về giá trị kim ngạch, đồ gỗ Việt Nam ngày càng được ưa chuộng ở các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Trung Đông... Vượt qua châu Âu và Nhật, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu gỗ lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Ước tính trong 8 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ qua Trung Quốc đạt gần 400 triệu USD, tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2010. Theo số liệu thống kê TCHQ, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm của cả nước tính đến hết tháng 7/2011 đạt trên 2 tỷ USD, tăng 14,64% so với cùng kỳ năm 2010, tính riêng tháng 7 Việt Nam đã thu về trên 314 triệu USD từ gỗ và sản phẩm gỗ, giảm 1,44% so với tháng liền kề trước đó, nhưng tăng 1,72% so với tháng 7/2010. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 3,4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng đầu năm 2011 đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,3% so với 9 tháng năm trước. Giá trị gỗ và sản phẩm từ gỗ nhập khẩu tháng 9 ước đạt 135 triệu USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm lên xấp xỉ 1 tỷ USD, tăng 22,6% so cùng kỳ năm trước. 3.Kết quả. Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng gỗ khai thác 9 tháng đạt 3066 nghìn m3, tăng 11,9%. Khai thác lâm sản chín tháng đạt khá, đặc biệt là khai thác gỗ do các địa phương tập trung khai thác trên diện tích rừng trồng sản xuất đến tuổi cho thu hoạch. Một số tỉnh có sản lượng gỗ khai thác tăng cao là: Thừa Thiên - Huế 149,8 nghìn m3, tăng 259,9% so với cùng kỳ năm trước; Quảng Ninh 190 nghìn m3, tăng 181,5%; Đồng Nai 88,3 nghìn m3, tăng 51,8%; Quảng Ngãi 171 nghìn m3, tăng 10,3%; Tuyên Quang 162,2 nghìn m3, tăng 8%. Sản xuất lâm nghiệp trong chín tháng năm nay bị ảnh hưởng bởi thời tiết rét đậm kéo dài tại thời điểm đầu năm ở các tỉnh phía Bắc và khô hạn tại khu vực miền Trung nên tiến độ trồng rừng chậm so với năm trước. Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước chín tháng ước tính đạt 151,5 nghìn ha, bằng 92,4% cùng kỳ năm 2010.  Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm tháng 9, 9 tháng năm 2011 ĐVT: USD Thị trường KNXK T9/2011 KNXK 9T/2011 KNXK 9T/2010 % tăng giảm KN T9 so T8 % tăng giảm KN so T9/2010 % tăng giảm KN so cùng kỳ Tổng KN 352.882.499 2.834.863.384 2.425.930.461 -8,75 20,06 16,86 HoaKỳ 125.674.311 1.004.679.914 1.023.252.145 -4,70 -3,96 -1,82 Trung Quốc 77.192.044 510.985.683 288.619.367 -13,70 102,61 77,04 Nhật Bản 51.508.870 416.118.200 311.573.490 -9,19 29,79 33,55 Hàn Quốc 16.352.077 142.033.089 95.474.595 -35,66 40,63 48,77 Anh 9.678.441 115.461.271 133.422.478 -0,90 -25,93 -13,46 Đức 7.570.348 79.995.412 76.686.444 -5,16 30,93 4,31 Oxtrâylia 9.386.343 70.057.990 57.054.033 -15,29 7,32 22,79 Canada 7.344.366 63.485.669 61.762.866 -19,30 10,15 2,79 Pháp 4.397.801 45.273.342 48.257.609 19,33 42,20 -6,18 HàLan 2.691.916 41.687.875 45.377.088 -24,92 -25,15 -8,13 Đài Loan 5.867.695 39.816.861 30.916.177 20,77 96,41 28,79 hongkong 3.230.191 34.851.631 20.878.949 -17,66 8,63 66,92 Malaixia 3.092.520 26.861.566 17.306.033 -22,79 53,69 55,22 Italia 1.618.444 24.521.027 25.391.950 -3,48 -10,67 -3,43 Bỉ 2.051.999 24.469.244 22.780.518 -11,32 30,31 7,41 ẤnĐộ 4.986.514 22.901.296 10.369.444 99,17 534,94 120,85 Xingapo 2.980.595 17.506.626 7.450.671 10,10 594,63 134,97 Thuỵ Điển 877.183 16.227.534 16.738.732 -24,06 -29,02 -3,05 Tây Ban Nha 843.117 13.469.944 14.240.377 -35,29 -10,13 -5,41 Đan Mạch 831.035 10.561.764 11.287.755 82,52 -8,88 -6,43 Niuzilan 1.467.687 9.223.841 -15,25 * * Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất 652.330 6.812.093 5.385.783 -30,99 3,79 26,48 Nauy 574.149 6.132.699 3.998.856 91,92 81,52 53,36 Thổ Nhĩ Kỳ 283.727 5.658.077 5.179.770 -5,71 36,28 9,23 Ba Lan 597.406 5.436.440 6.782.398 -8,42 -6,71 -19,84 Phần Lan 197.599 4.317.323 5.840.007 32,03 -4,57 -26,07 Áo 571.864 4.210.524 4.060.599 39,54 -4,71 3,69 Hy Lạp 108.225 4.066.472 4.812.150 126,54 105,53 -15,50 A rập Xêut 619.770 3.760.094 3.180.487 -23,35 152,86 18,22 Nga 310.976 3.574.815 1.482.465 16,72 109,74 141,14 TháiLan 458.313 2.532.963 5.532.168 -10,85 196,87 -54,21 Thuỵ Sỹ 23.193 2.491.181 1.468.028 -50,41 * 69,70 Nam Phi 436.833 2.369.117 2.085.218 23,30 -7,37 13,61 Bồ Đào Nha 1.995.804 2.391.185 * * -16,53 Séc 374.292 1.817.668 1.440.138 35,91 150,85 26,21 Mêhicô 200.057 1.231.454 1.044.621 16,18 18,96 17,89 Cămpuchia 75.302 918.562 1.407.763 -35,16 -9,69 -34,75 Ucraina 609.149 1.176.831 * * -48,24 Hungari 36.945 310.459 586.372 * * -47,05 Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy: Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hóa, nhưng Trung quốc chỉ đứng thứ hai với kim ngạch xuất khẩu trong tháng 9 là 77,1 triệu USD, giảm 13,7% so với tháng 8, nhưng lại tăng 102,61% so với tháng 9/2010. Tính chung 9 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 510,9 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc, tăng 77,04% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài hai thị trường kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn quốc, Anh, Đức, Ôxtrâylia… với kim ngạch đạt lần lượt trong 9 tháng đầu năm là 416,1 triệu USD, 142 triệu USD, 115,4 triệu USD, 79,9 triệu USD và 70 triệu USD… Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 9 đều giảm kim ngạch ở hầu khắp các thị trường so với tháng 8, số thị trường tăng trưởng chỉ chiếm 33%. Đó là các thị trường Pháp tăng 19,33%; Đài Loan tăng 20,77%; Ấn Độ 99,7%. III. Tình hình xuất khẩu gỗ trong Quí IV năm 2011. 1. Thị trường chính xuất khẩu Đồ gỗ Việt Nam ngày càng được ưa chuộng ở các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Trung Đông... Ba thị trường lớn nhất trong quí IV là Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Trung Quốc. 2. Kim ngạch xuất khẩu. Trong quý IV/2011, thị trường gỗ thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là khu vực Châu Âu. Cuộc khủng hoảng của khu vực đồng tiền chung châu Âu là nguyên nhân gây ra một cuộc suy thoái mới cho châu Âu sẽ khiến nhu cầu cho các sản phẩm công nghiệp rừng sẽ đi xuống do sự suy yếu của tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy nhưng ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong quí này đang gặt hái những thắng lợi lớn về giá trị kim ngạch. Theo số liệu thống kê từ Hải Quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tháng 11 năm 2011 đạt 350 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2011 đạt 3,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.Trong 38 thị trường có số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tại nhiều thị trường có xu hướng giảm hơn so với cùng kỳ 11 tháng năm 2010. Giảm mạnh phải kể đến các thị trường như Thái Lan (-48,56%), Hungari(-29,89%), Ucraina(-23,38%). Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc vẫn tiếp tục là ba thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao tính đến hết tháng 11 năm 2011,song Nga, Ấn Độ là hai quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn 100% so với cùng kỳ 11 tháng năm 2010,cụ thể lần lượt là 136,7% và 120,53%. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Tin học và Thống kê, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ và gỗ tháng 12 đạt 355 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu của cả năm2011 đạt 3,9 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ là 13,4%. Phần lớn các thị trường đều tăng trưởng khá về kim ngạch. Trong đó, ba thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Trung Quốc. Kết quả. Kim ngạch cả năm của gỗ Việt Nam đã đạt tới mức 4 tỷ USD, tức vượt xa thành tích năm 2010 - khi lần đầu tiên Việt Nam đạt mức kim ngạch xuất khẩu gỗ 3,4 tỷ USD, vươn lên đứng đầu khu vực Đông Nam Á và thứ 10 thế giới. Chương III: Đánh Giá Và Đề Xuất Giải Pháp. Thành tựu. Tính đến 2011 đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu sang tới hơn 120 quốc gia, vùng lãnh thổ, thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất Việt Nam là Mỹ, chiếm khoảng 40%, thị trường châu Âu khoảng 27%, Nhật Bản khoảng 12-15%. Giúp đồ gỗ Việt Nam phát triển và bành trướng ra thị trường nước ngoài. Năm 2011, xuất khẩu dăm gỗ thiết lập kỷ lục với 5,4 triệu tấn, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất thế giới. Xuất khẩu dăm gỗ bạch đàn và gỗ keo lai Việt Nam đã tăng gấp hơn 10 lần trong một thập kỷ vừa qua. Năm 2001, cả nước chỉ xuất khẩu 400.000 tấn dăm gỗ nhưng đến năm 2011, đã tăng thêm 5 triệu tấn so với khởi điểm. Lượng xuất khẩu trong năm 2011 cao hơn 36% so với năm 2010 và tăng gấp ba lần kể từ năm 2007.Australia là nhà cung cấp dăm gỗ lớn nhất trên thế giới trong gần 20 năm qua đã phải nhường vị trí này cho Việt Nam với các lô hàng chiếm khoảng 20% lượng giao dịch trên toàn cầu năm 2011. Năm 2011 kim ngạch cả năm của gỗ Việt Nam đã đạt tới mức 4 tỷ USD, tức vượt xa thành tích năm 2010 - khi lần đầu tiên Việt Nam đạt mức kim ngạch xuất khẩu gỗ 3,4 tỷ USD, vươn lên đứng đầu khu vực Đông Nam Á và thứ 10 thế giới. Hạn chế. -Yếu điểm lớn nhất của ngành gỗ là nguồn nguyên liệu cho cho chế biến xuất khẩu.Với 80% là đi nhập nguyên liệu. Ngành sản xuất gỗ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu.Trong khi đó giá nguyên liệu nhập khẩu lại tăng lên 20% so với năm 2010. -Mặc dù gỗ nước ta được ưa chuộng và xuất khẩu sang 3 thị trường lớn Mĩ, EU, Nhật Bản một mặt tạo ra sức tiêu thụ lớn, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng đầy những rủi ro khi chính các thị trường này có những biến động bất lợi.Phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. -Gần đây, thị trường EU và Hoa Kỳ đã được ra những yêu cầu chứng minh nguồn gốc nguyên liệu gỗ. Đó là các đạo luật yêu cầu chứng minh "lai lịch" gỗ nguyên liệu. Trong đó, đạo luật Lacey (Hoa Kỳ) đã có hiệu lực từ ngày 1-4-2010 cấm buôn bán gỗ và sản phẩm từ gỗ bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, bắt buộc doanh nghiệp phải nộp tờ khai, chứng từ rõ ràng về tên, loại gỗ, nước khai thác gỗ, cách thức khai thác... của Hội đồng Quản lý rừng bền vững thế giới (gọi tắt là chứng nhận FSC). Từ tháng 1-2012, doanh nghiệp gỗ còn phải gánh thêm đạo luật FLEGT của EU có hiệu lực, cũng yêu cầu các lô đồ gỗ nhập vào EU phải minh bạch, rõ ràng về nguồn gốc gỗ nguyên liệu mới cho nhập khẩu. - Nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến gỗ còn yếu. Lao động có trình độ đại học còn ít, chỉ đạt dưới 10%. -Kết quả khảo sát cho thấy, 100 % dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp được khảo sát là bán tự động. Khoảng 30 % trong số đó trình độ công nghệ đạt tiên tiến, còn lại 70% có trình độ công nghệ ở mức trung bình. -Bên cạnh đó, mẫu mã hành hóa còn đơn điệu, thường sản xuất theo mẫu đặt hàng của khách hàng; công nghệ sản xuất chế biến còn hạn chế, phần lớn làm bằng thủ công. Ngoài ra, còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp; thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau để cùng bảo vệ quyền lợi cho nhau và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế...  Tất cả những mặt hạn chế này đã ảnh hưởng và làm chậm hoạt động xuất khẩu gỗ ở nước ta.Cần có những giải pháp thíc hợp để khắc phục. Tác động của việc gia nhập WTO. Khi gia nhập vào WTO thì tất cả các hoạt động ngoại thương của nước ta có những chuyển biến rõ rệt.Nó tạo ra cơ hội cho các ngành kinh tế của đất nước phát triển,giúp bành trướng ra thị trường nước ngoài nhưng nó cũng mang lại không ít khó khăn,nó tạo ra sức ép cạnh tranh lớn đối với tất các ngành hàng nói chung và ngành gỗ nói riêng. Sau 2 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi sâu sắc và toàn diện, trong đó ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ đạt được nhiều thành tựu đáng kể, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã không ngừng tăng lên, trở thành một trong những ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2007 đạt 2,5 tỷ USD và năm 2008 dự kiến đạt 3 tỷ USD. Sản phẩm gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã dần khẳng định được thưong hiệu và vươn lên đứng thứ 4 trong khối các nước ASEAN, có mặt trên thị trường tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới... Sau khi ra nhập vào WTO thì gỗ của nước ta được xuất khẩu rộng rãi ra các thị trường trên thế giới.Năm 2006 nước ta mới chỉ có xuất khẩu gỗ sang 67 quốc gia mà sau 2 năm ra nhập WTO tức năm 2008 đã có tới 120 quốc gia. Gia nhập WTO còn giúp nhập khẩu các nguyên liệu,máy móc hiện đại giúp nâng cao hiệu quả và tăng năng suất ngành sản xuất gỗ.Đào tạo và nâng cao chất lượng lao động.Tạo ra sự cạnh tranh khiến các doanh nghiệp không ngừng nâng cao và đổi mới dây chuyền sản xuất và kĩ năng quản lí. Nhưng ngoài những thuận lợi trên thì ra nhập WTO cũng là thách thức đối với các nước đang và chậm phát triển như Việt Nam ta hiện nay.Trong cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của ngành chế biến gỗ Việt Nam trên thị trường chế biến gỗ thế giới hiện nay, sau hội nhập WTO, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu, pháp luật thương mại quốc tế, tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế, thương mại điện tử…v.v. Đó là chưa kể đến những cạnh tranh (kể cả cạnh tranh không lành mạnh) trong nội bộ các doanh nghiệp trong nước, cũng là một trong số các nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chỉ gia công sản phẩm gỗ xuất khẩu mà không mang thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. 4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương. Trong những năm qua thì ngành gỗ của nước ta cũng đã đạt được 1 số thành tựu lớn.Tuy nhiên, để phát triển bền vững hơn trong tương lai, cần có các giải pháp khắc phục những vấn đề tồn tại. Bộ trưởng Bộ Thương mại, ông Trương Đình Tuyển cũng đã xác định 5 vấn đề lớn, là: nguồn gỗ nguyên liệu cho sản xuất chế biến; nguồn nhân lực; công nghệ chế biến; thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu; hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư. Để đạt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt được 7 tỷ USD vào năm 2020 như chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Bộ Thương mại đề xuất 8 giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững ngành chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ. Một là, tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh để tự túc nguồn nguyên liệu gỗ vào năm 2020, đồng thời đẩy mạnh công nghệ chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng để giảm 50% nhập khẩu ván nhân tạo vào năm 2010. Hai là, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhập khẩu và cung ứng nguyên liệu gỗ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ đáp ứng số lượng, chất lượng và thời gian với giá cả cạnh tranh. Chính phủ cần ký kết với Chính phủ các nước có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào các thỏa thuận về cung cấp gỗ dài hạn cho Việt Nam... Ba là, tập trung mọi nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức khác để xây dựng các trung tâm đào tạo nghề cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu đồ gỗ... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Bốn là, thực hiện triệt để cải cách hành chính trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm gỗ. Năm là, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Sáu là, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam... Bảy là, nâng cao vai trò Hiệp hội lâm sản Việt Nam và các Hiệp hội chế biến xuất khẩu đồ gỗ địa phương. Nâng cao tính liên kết giữa các doanh nghiệp, từng bước thực hiện sự phân công hợp tác lao động giữa các doanh nghiệp theo phương thức chuỗi giá trị gia tăng. Cuối cùng là, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính đối với ngành chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ. Cụ thể là các chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO; chính sách hỗ trợ cước vận tải nội địa và quốc tế... eee Năm 2011 là năm mà ngành gỗ Việt Nam đạt được thành tựu to lớn.Hoàn thành được kế hoạch đề ra trong năm.Nâng cao vị trí ngành gỗ Việt Nam ra thị trường thế giới.Nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều hạn chế cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả hơn nữa.Nhà nước cần có những giải pháp và đưa ra được cơ chế quản lí ngành gỗ có hiệu quả hơn nữa.Các doanh nghiệp phải luôn luôn cải tiến kĩ thuật để cạnh tranh được với ngành gỗ nước ngoài.Và cần đưa ra được các dự án và kế hoạch cho tương lai 1 cách phù hợp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvan_2__7187.doc
Luận văn liên quan