MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY 1
3.1. Lịch sử hình thành 1
3.2. Cơ cấu tổ chức 3
3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 4
3.4. Chức năng, nhiệm vụ của Công Ty cổ phần lắp máy LILAMA 18 5
3.5. Ngành nghề kinh doanh chính của Công Ty cổ phần lắp máy LILAMA 18 5
3.6. Hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai : “Chất lượng phục vụ” 6
CHƯƠNG 2 :GIỚI THIỆU CÁC LOẠI CỔNG TRỤC VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 8
2.1 Phân loại 8
2.2 Tìm hiểu một số dạng cổng trục điển hình và lựa chọn phương án 8
CHƯƠNG 3 :CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỔNG TRỤC LẮP MÁY Q = 50 TẤN, KHẨU ĐỘ L = 18M Ở CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY LILAMA 18 12
a. Cấu tạo tổng thể 12
b. Hoạt động của cổng trục 12
c. Các thông số cơ bản của cổng trục: 13
PHẦN 2 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ 14
CHƯƠNG 1: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ CẤU NÂNG 14
6.1 Cấu tạo 14
6.2 Hoạt động 14
6.3 Các thông số ban đầu 15
6.4 Tính chọn cáp nâng hàng 15
6.5 Tính chọn puli cáp 17
6.6 Tính toán thiết kế tang 20
6.7 Tính chọn và kiểm tra động cơ điện 25
6.8 Tính chọn bộ truyền ( hộp giảm tốc ) cho cơ cấu nâng 37
6.9 Tính toán thiết kế đầu kẹp cáp và trục tang 38
6.10 Tính chọn phanh và khớp nối 45
1.11 Tính chọn ổ lăn đỡ trục tang 50
1.12 Tính chọn cụm móc treo hàng. 52
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ CẤU DI CHUYỂN XE CON 63
6.2. Chọn sơ đồ dẫn động cơ cấu di cuyển xe lăn 63
6.3. Tính cơ cấu di chuyển xe lăn 66
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KẾT CẤU THÉP 93
6.1. Giới thiệu chung kết cấu thép cổng trục 93
6.2. Chọn vật liệu chế tạo kết cấu thép 93
6.3. Bảng tổ hợp tải trọng và lực tác dụng 94
6.4. Kiểm tra dầm trong tổ hợp IIa 110
6.5. Kiểm tra uốn cục bộ cho ray trong tổ hợp IIa 113
6.6. Kiểm tra dầm trong tổ hợp IIb 115
6.7. Kiểm tra uốn cục bộ cho ray trong tổ hợp IIb 118
6.8. Kiểm tra độ võng của dầm 120
6.9. Kiểm tra ổn định 121
PHẦN 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG DẦM CHÍNH 130
6.1. Công tác chuẩn bị thép trước khi gia công. 130
6.2. Trình tự các nguyên công gia công dầm 131
6.3. Một số yêu cầu sau khi hàn 145
6.4. Tính toán và kiểm tra lại mối hàn tầm biên và tấm thành: 146
PHẦN 4: CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH ĐIỀU KHIỂN VÀ ĐỘNG LỰC 148
4.1 Cấu tạo 148
4.2 Hoạt động của mạch điều khiển và động lực: 148
PHẦN 5:THỬ NGHIỆM CỔNG TRỤC(TRÌNH TỰ THỬ NGHIỆM CỔNG TRỤC THEO TCVN 4244 – 2005) 154
1.1 Gửi yêu cầu kiểm định bằng phiếu kiểm định đến cơ quan chức năng có nghiệp vụ kiểm định, thử nghiệm cổng trục 154
1.2 Thử nghiệm 154
1.3 Quan sát kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các bộ phận sau thử nghiệm 157
1.4 Tiến hành điền các thông tin vào biểu mẫu thử nghiệm 157
1.5 Đóng phí kiểm nghiệm và giao lại giấy tờ cho các bên liên quan 158
1.6 Tham khảo thêm cách thử nghiệm khác 158
PHẦN 6: VẬN HÀNH CỔNG TRỤC 166
3.1 Các nguyên tắc chung 166
3.2 Các thiết bị an toàn 167
3.3 Hoạt động 167
3.4 Các bộ phận cơ khí 169
3.5 Các bộ phận điện 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO 171
CÁC BIỂU MẪU 172
180 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3808 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính toàn thiết kế và lập các quy trình công nghệ chế tạo KCT, lắp ráp, thử nghiệm, vận hành và bảo dưỡng cổng trục 2 dầm, sức nâng Q 50TF, khẩu độ l, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần hóa học và các số hiệu thí nghiệm cơ học.
Trước khi gia công, tole phải được vệ sinh, mục đích là để dể lấy dấu, đảm bảo độ chính xác. Nếu tole có hiện tượng cong vênh thì cần có biện pháp nắn thẳng để khắc phục biến dạng của thép sau khi cán, hoặc do va chạm, nếu có, trong quá trình nâng, cẩu, vận chuyển. Đây là khâu cơ bản trong công tác chuẩn bị. Thông thường, thép được uốn nắn, điều chỉnh ở trạng thái nguội. Trường hợp thép bị cong vênh quá lớn mới điều chỉnh bằng nung nóng. Sau khi đã kiểm tra và nắn thẳng (nếu có), thép cần được đánh sạch để loại trừ các bám bẩn trong quá trình chế tạo và vận chuyển.
Trình tự các nguyên công gia công dầm
Như đã trình bày ở phần trên, dầm chính của cổng trục này được lựa chọn chế tạo theo phương án ghép từ ba đoạn ngắn. Để đảm bảo chiều dài của dầm chính là 19000mm
Nguyên công 1: Gia công cắt đoạn các đoạn thành đứng, thanh biên trên thanh biên dưới và các gân gia cường:
Bước 1: Vệ sinh và gá đặt
Đây là một bước quan trọng, độ cứng vững và chính xác khi gá đặt tole ảnh hưởng tới độ chính xác khi gia công. Tùy vào từng điều kiện thực tế cụ thể mà có các phương pháp gá đặt khác nhau. Có thể đặt tole gối trên các đoạn thép chữ [, sau đó hàn đính lại và gia công cắt. Có thể gá dầm trên các thiết bị gá dầm định hình chuyên dùng hoặc phân bố tole trên mặt phẳng của nền nhà xưởng…
Công tác vệ sinh thì ta cần phải làm sạch tole , bằng phương pháp lau chùi các vết bẩn của dầu hoặc dùng máy mài mài đi các lớp rỉ.
Bước 2: Lấy dấu
- Sử dụng phương pháp lấy dấu trực tiếp, tức là dựa vào các kích thước trên bản vẽ, trực tiếp vẽ lên thép đường bao cần cắt. Đo đạc thép phải dùng thước cuộn hoặc thước lá kim loại có độ chính xác cấp 2.
- Khi lấy dấu, lưu ý đến độ hao hụt kích thước do co ngót mối hàn và do gia công cơ khí mép tấm. Đối với mối hàn giáp mối, hao hụt co ngót của mối hàn có thể cho khoảng 1mm. Đối với gia công cắt bằng khí cháy, sai số lấy vào khoảng 4mm.
Hình 4.2. Hình dáng các đoạn thành dầm trước khi hàn nối
Bước 3: Cắt tạo hình :
Sử dụng mỏ hàn axetilen cắt tạo hình ở hai đầu dầm tạo hình theo dấu đã vạch sẵn để được các tầm bản thành như hình vẽ trên. Có thể cắt tay hoặc sử dụng máy cắt xách tay ( con rùa ) như bên dưới để đạt được mối cắt chính xác cao hơn. Tuy nhiên vì tính phổ biến và dễ làm, giá thành rẻ ta ưu tiên sử dụng mỏ hàn Axetilen để cắt.
Vì cắt bằng khí cháy độ sai lệch vết cắt lên tới 4mm nên khi cắt tole cộng thêm sai số này và bề rộng mối cắt.
Theo CÔNG NGHỆ HÀN, ta có các thông số điều chỉnh ngọn lửa cho mỏ cắt như sau:
Tên tấm tole cần cắt:
TẤM THÀNH
TẤM BIÊN
Chiều dày (mm)
11
20
Khoảng từ mũi cắt tới tole (mm)
3-4
3-4
Chiều rộng rãnh cắt (mm)
2-2,5
2,5-3
Số hiệu đầu cắt N0
1
2
Đường kính lỗ thổi (mm)
1,2
1,4
Tốc độ cắt (cm/phút)
50-60
40-50
Áp lực khí ôxi thổi (at)
4
4
Áp lực khí Axetilen (at)
0,3
0,3
Lưu lượng khí ô xi cắt ( Lít/giờ)
2900
4000
Lưu lượng khí ô xi nung nóng ( Lít/giờ)
500
500
Lưu lượng khí Axetilen ( Lít/giờ)
460
460
Bước 4: Gia công mép sau khi cắt
Sau khi cắt bằng khí cháy bề mặt thường có nấp nhô, để loại bỏ sự nhấp nhô của vết cắt, các mép cắt phải được bào nhẵn bằng các phương pháp gia công cơ khí thông thường như bào, mài, dũa…
Gia công cơ khí phải thực hiện tới độ sâu không nhỏ hơn 2mm để loại trừ hết các khuyết tật bề mặt, các vết xước hoặc vết nứt ở các mép chi tiết, tất nhiên sâu hơn nếu kích thước tấm tole sau cắt dư nhiều do cộng sai số vết cắt trước đó.
Khi gia công bằng máy mài tròn, phải mài dọc mép chi tiết. Sau khi gia công, độ gồ ghề của mép chi tiết không quá 0,3mm
Nguyên công 2 : Chuẩn bị mép hàn và chuẩn bị đồ gá:
Chuẩn bị mép hàn
Thép trước khi hàn cần được gia công mép và khe để đảm bảo mối hàn nối thấm sâu trên chiều dày liên kết, đồng thời tránh phải quay lật thép trong quá trình hàn. Với chiều dày tấm biên là 20mm, phải vát mép. Có hai cách vát mép là hình chữ V hoặc chữ X áp dụng vát chữ X cho 2 tấm biên. Đối với bản thành, chiều dày của bản là 11mm ta vát chữ V. Các cạnh vát có thể được gia công bằng cơ khí, kích thước mép vát cho ở dưới. Trước khi gá lắp, các mép hàn phải đước đánh sạch gỉ, dầu mỡ và bám bẩn khác, cần đánh sạch không chỉ ở các mép mà cả các vùng lân cận .
Khi vát mép ta sử dụng luôn mỏ cắt Axetilen trên để vát mép thô rồi sau đó gia công lại bằng máy mài tròn để đạt kích thước mép vát như bên dưới. Các thông số ngọn lửa vát lấy theo ngọn lửa cát đã cho ở trên.
Hình 4.3. Các phương pháp vát mép và các vị trí cần làm sạch trước khi hàn.
Chuẩn bị đồ gá:
Đồ gá ta dùng thép [ làm đồ gá khi gá lắp ta đặt những thanh ngắn xuống nền nhà để khử đi độ nhấp nhô của nhà xưởng. Sau đó ta đặt những thanh dài lên để lấy mặt phẳng cần thiết như hình vẽ :
Hình 4.4. Đồ gá
Nguyên công 3: Hàn liên kết các đoạn :
Bước1: Gá lắp :
Gá lắp là một bước rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chịu tải và tính kinh tế của kết cấu hàn. Nếu thực hiện tốt việc gá lắp sẽ hạn chế sự xuất hiện các khuyết tật trong mối hàn cũng như trong kết cấu khi hàn.
Đối với ba đoạn thanh nói trên, sau khi gá vào với nhau, căn chỉnh chính xác, phải được hàn đính lại với nhau. Thực hiện mối hàn đính ở vị trí giữa đường hàn chính trước, sau đó hàn đính ở hai đầu. Tiết diện mối hàn đính không quá 1/3 tiết diện mối hàn chính, tối đa không quá 25-30 mm2. Chiều dài mối hàn đính khoảng 10-20mm . Khoảng cách giữa các mối hàn đính khoảng 40cm. Đối với bản thành, khi thực hiện đường hàn chính ở mặt phía bên này thì mặt phía bên kia phải hàn đính các thanh giằng đứng hoặc ngang. Đây là một biện pháp công nghệ làm giảm khả năng xuất hiện biến dạng cho dầm.
Hàn tấm thành :
Que hàn sử dụng:
Tấm thành
Tấm biên
Que hàn
Thép cabon E43
Thép cacbon E43
Đường kính que hàn
4 mm
5mm
Cường độ dòng hàn
(35-50)d=(140-200)A
(35-50)d=(175-250)A
Điện áp hàn
-
-
Tốc độ hàn
15-20 cm/phút
15-20 cm/phút
Số lớp hàn
Hàn tới khi đầy mối hàn
Hàn tới khi đầy mối hàn
Các đường hàn theo thứ tự như hình 2.60a) và hình 2.60c) ở dưới.
Cách di chuyển mũi hàn như hình 2.56-2 ở dưới.
Đường hàn bản thành gồm 3 đoạn, hai đoạn đứng và một đoạn xiên. Hai đoạn đứng có chiều dài 200mm, đoạn xiên có chiều cao 885mm (xem hình vẽ chi tiết ở trên). Mối hàn được thực hiện bằng các đoạn ngắn cách đều nhau, mỗi đoạn dài khoảng 200 -250 mm, hàn từ giữa ra hai bên, luân phiên đổi thứ tự đường hàn . Khi hàn tiếp mối hàn ngừng giữa chừng, nên đánh sạch xỉ, kim loại bắn tóe ở cuối đường hàn một đoạn khoảng 20mm. Đoạn hàn tiếp phải hàn phủ lên đoạn đã được làm sạch. Như đã nói ở trên, mối hàn nối bản thành được thực hiện ở cả hai mặt của bản thành. Thực hiện xong mối hàn ở một mặt mới thực hiện hàn ở mặt bên kia. Khi thực hiện hàn một mặt, thì mặt bên kia phải được hàn đính các thanh giằng. Sau khi hình thành mối hàn, các thanh giằng được cắt bỏ. Phải tẩy hết xỉ và khuyết tật (nếu có) ở mối hàn mặt trước .
Hình 4.5. Hàn tấm thành
Bước 3 : Hàn thanh biên trên:
Mối hàn ở đây là mối hàn giáp mối thẳng, đường hàn có thể được thực hiện liên tục một mạch từ đầu đến cuối, hoặc hàn giật cấp. Với bề dày thanh biên trên là 20mm, mép hàn vát theo hình chữ X để đảm bảo mối hàn ngấu hoàn toàn.
Các thông số hàn lấy như mối hàn tấm biên đã cho ở trên.
Hình 4.6. Hàn thanh biên dưới
Bước 4 : Hàn thanh biên dưới:
Tương tự như hàn thanh biên trên
Hình 4.7. Hàn thanh biên trên
Nguyên công 4: Hàn liên kết các tấm thành, biên và gân gia cường
Bước 1 : Hàn tấm thành vào thanh biên trên :
Muốn hàn hai tấm thành vào thanh biên trên đầu tiên ta cần phải cố định thanh biên trên vào đồ gá , sau đó ta lấy dấu trên thanh biên trên theo chiều rộng của hai thành dầm.
Sau khi lấy dấu xong ta gá hai thành dầm lên thanh biên trên . Khi gá lên ta cần cân chỉnh chính xác và cố định những vị trí chuẩn bằng cách chấm hàn các mối hàn đính. Thực hiện mối hàn đính ở vị trí giữa đường hàn chính trước, sau đó hàn đính ở hai đầu. Tiết diện mối hàn đính không quá 1/3 tiết diện mối hàn chính, tối đa không quá 25-30 mm2. Chiều dài mối hàn đính khoảng 10-20mm . Khoảng cách giữa các mối hàn đính khoảng 40cm . Trình tự thực hiên như thế cho toàn dầm .
Khi thực hiên xong quá trình cố định theo chuẩn ta cần phải đo chỉnh lại , khi đo chỉnh lại ta dùng êke , thước lá... Sau khi thực hiện can chỉnh xong ta tiến hành hàn.
Mối hàn được thực hiện bằng các đoạn ngắn cách đều nhau, mỗi đoạn dài khoảng 200 -250 mm, hàn từ giữa ra hai bên, luân phiên đổi thứ tự đường hàn. Khi hàn tiếp mối hàn ngừng giữa chừng, nên đánh sạch xỉ, kim loại bắn tóe ở cuối đường hàn một đoạn khoảng 20mm. Đoạn hàn tiếp phải hàn phủ lên đoạn đã được làm sạch. Như đã nói ở trên, mối hàn nối bản thành được thực hiện ở cả hai mặt của bản thành. Thực hiện xong mối hàn ở một mặt mới thực hiện hàn ở mặt bên kia. Khi thực hiện hàn một mặt, thì mặt bên kia phải được hàn đính các thanh giằng. Sau khi hình thành mối hàn, các thanh giằng được cắt bỏ. Phải tẩy hết xỉ và khuyết tật (nếu có) ở mối hàn mặt trước .
Hình 4.8: Cách đi mối hàn.
Que hàn và dòng hàn theo bảng sau:
Tên thông số
Thông số
Que hàn
Thép cacbon E43
Đường kính que hàn
5mm
Cường độ dòng hàn
(35-50)d=(175-250)A
Điện áp hàn
-
Tốc độ hàn
15-20 cm/phút
Số lớp hàn
Hàn tới khi đầy mối hàn
Tất nhiên nếu có máy hàn dây tự động trong khí bảo vệ là CO2 thì ta tiến hành hàn 4 mối hàn liên tiếp kéo dài từ giữa dầm ra như hình minh họa ở dưới.
Dây hàn và dòng hàn lấy theo bảng sau: Chọn chế độ cuối cùng vì tấm hàn có độ dày lớn.
Chiều dày tấm (mm)
Đường kính dây hàn (mm)
Loại dây hàn
Số lớp hàn
Dòng điện hàn (A)
Điện áp hàn (V)
Tốc độ hàn (m/h)
Tầm với điện cực
Tiêu hao khí CO2 (l/ph)
20
2
E70-S3
>4
320-380
28-30
4-28
20-30
18-20
Lưu ý:
- Khi hàn hai đường hàn này cần phải đặt dầm và gá chặt trên dầm gá đỡ.
- Hàn liên tục không nghỉ cho đến khi đã hàn xong cả đường dài.
- Cường độ dòng điện hàn, đường kính que hàn (dây hàn ), loại que hàn (dây hàn) phải như nhau.
- Phải sử dụng 4 kìm hàn cùng lúc.
- Khi hàn phải tuân theo nguyên tắc đối xứng từ ngoài vào trong hoặc ngược lại .
Cách hàn minh họa như hình vẽ:
Hình 4.9. Gá hàn tấm thành vào thanh biên trên.
Hình4.10 : Cách hàn máy tấm tành vào tấm biên trên.
Bước 2 : Hàn gân gia cường
Đối với các tấm gân gia cường trước khi hàn thì ta phải vát mép gân dọc theo bảng sau ứng với s=6 mm:
Hình 4.11: Vát mép hàn gân dọc.
Còn vách ngăn ngang không phải vát mép mà hàn 2 phía, vệ sinh trước khi lắp vào cố định các vị trí chuẩn . Quá trình hàn cũng được thực hiên tương tự như trên nhưng hàn vào tấm biên trên.
Ta hàn vách ngăn ngang trước, sau đó lấy dấu để hàn gân dọc, xỏ gân dọc qua các lỗ của vách ngăn ngang và hàn đính rồi thành hàn lại.
Các thông số que hàn và dòng hàn như sau:
Tên thông số
Thông số
Que hàn
Thép cacbon E43
Đường kính que hàn
4mm
Cường độ dòng hàn
(35-50).4=(140-200)A
Điện áp hàn
-
Tốc độ hàn
15-20 cm/phút
Số lớp hàn
Hàn tới khi đầy mối hàn
Hình 4.12. Hàn gân gia cường
Bước 3: Hàn tấm biên dưới:
Sau khi hàn hoàn thành hai tấm thành vào thanh biên dưới và các gân gia cứng xong ta mới tiến hành hàn thanh biên dưới vào. Trước khi hàn ta cần lấy dấu trực tiếp trên thanh biên dưới, bằng cách kẻ đường phấn .
Gá thanh biên dưới lên hai thành dầm ta dùng palang, sau đó thực hiện chỉnh sửa theo đường phấn chuẩn đã kẽ sẵn. Và quá trình hàn được thực hiên như hàn tấm thành vào thanh biên trên.
Hình 4.13.Hàn tấm biên dưới
Nguyên công 5: Hàn tấm ốp dầm đầu
Hình 4.14. Hàn tấm ốp đầu dầm.
Một số yêu cầu sau khi hàn
Khi hàn xong, mối hàn phải được làm sạch xỉ và kim loại bắn tóe. Bộ phận gá lắp vào kết cấu bằng hàn đính phải được tẩy bỏ bằng các biện pháp không làm hỏng kết cấu. Các mối hàn chính phải được tẩy cho bằng mặt thép và tẩy hết khuyết tật.
Do bề dày thép lớn hơn 8mm nên cho phép khuyết tật chân mối hàn có độ sâu không quá 1mm. Miệng hàn phải được đắp đầy
Kiểm tra độ kín của mối hàn bằng dầu hỏa. Cách kiểm tra như sau:
Tẩm dầu một mặt mối hàn, số lần tẩm không ít hơn 2, khoảng thời gian giữa hai lần tẩm là 10 phút.
Quét nước phấn hoặc nước cao lanh ở mặt mối hàn không tẩm dầu và để yên trong thời gian 4 giờ. Nếu mối hàn kín thì trên mặt được quét nước phấn hay nước cao lanh không xuất hiện vết dầu loang.
Kiểm tra độ chắc của mối hàn bằng nước xà phòng. Nếu sau khi bơm khí nén phía bên kia hoặc hút chân không mà không thấy xuất hiện bọt khí xà phòng thì mối hàn có độ chắc tốt.
Không cho phép có vết nứt trong mối hàn. Đoạn mối hàn có vết nứt phải được khoan chặn cách đầu nứt 15mm bằng mũi khoan có đường kính từ 5 đến 8mm, sau đó gia công vát mép và hàn lại.
Mối hàn có khuyết tật phải được xử lí bằng các biện pháp sau: hàn đắp các đoạn mối hàn bị ngắt quãng, miệng hàn bị lõm. Các khuyết tật khác của mối hàn vượt quá qui định phải được tẩy bỏ với chiều dài bằng kích thước khuyết tật cộng thêm về mỗi phía 15mm và sau đó hàn đắp lại, những chỗ khuyết sâu vào thép vượt quá qui định phải tẩy sạch và hàn đắp, sau đó được tẩy lại để đảm bảo độ chuyển tiếp đều đặn từ kim loại đắp sang thép cơ bản. Mối hàn hoặc đoạn mối hàn có khuyết tật sau khi xử lí cần phải kiểm tra lại.
Tính toán và kiểm tra lại mối hàn tầm biên và tấm thành:
Chọn loại que hàn.
Để đảm bảo độ bền của mối hàn không kém độ bền của kim loại cơ bản thép CT3 ta chọn loại que hàn E43 như đã nói ở trên có độ bền sb=430N/mm2.
Ưng suất pháp cho phép của mối hàn:[s]h=0,8[s]=142,86N/mm2
Ưng suất tiếp cho phép của mối hàn:[t]h=0,65.[s]=0,65.178,57=116,1N/mm2
Kiểm tra mối hàn giữa tấm biên với tấm thành.
Mối hàn giữa tấm biên với tấm thành được thực hiện bằng mối hàn góc, chiều cao của mối hàn chọn h=8mm. Mối hàn được hàn bằng tay và các mối hàn này chạy dọc theo chiều dài dầm, độ bền mối hàn được kiểm tra theo theo tác dụng của lực trượt T, theo công thức (5.44)- [8]- tr113:
th = [t]h (4.1)
Trong đó:
+ Q=1593830 N:lực cắt tính toán trên biểu đồ nội lực IIb.
+ : mô men tĩnh của tấm biên đối với trục trung hoà.
+ Hh=8 mm: chiều cao đường hàn
+ b=0,7:hệ số hình dạng đường hàn
+ Jx=1,52.1010 mm4: mô men quán tính của tiết diện đối với trục trung hoà
Vậy th =
Ta thấy th<[t]h vậy mối hàn giữa tấm biên với tấm thành đủ độ bền
* Kiểm tra mối hàn của tấm thành.
Mối hàn để liên kết các bản thép của tấm thành là mối hàn đối đầu, đây là mối hàn chịu đồng thời mô men uốn và lực cắt. Do đó độ bền mối hàn được kiểm tra theo các công thức sau , theo công thức (3.4) và (3.5)- [8]- tr69:
s = (4.2)
t = [t]h (4.3)
Trong đó :
+ Mu = M = 2904620 N.m.
+ lh = 1285 mm : Chiều dài mối hàn, giả sử mối hàn là thẳng.
+ Q=688130 N:lực cắt lớn nhất tại vị trí đang xét.
+ d=11 mm: chiều dày tấm thành.
Vậy s = =0,48 N/mm2
t = =73,02 N/mm2
Ta thấy t<[t]h =116.07 N/mm2; s <= N/mm2 vậy mối hàn thẳng đủ độ bền do đó mối hàn xiên của tấm thành tất nhiên cũng đủ độ bền.
PHẦN 4
CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH ĐIỀU KHIỂN VÀ ĐỘNG LỰC
4.1. Cấu tạo
Cấu tạo của mạch điều khiển và động lực :
Cấu tạo của mạch điều khiển và động lực
1- Cầu dao tổng cổng trục, 2- Phanh cần đẩy điện- thuỷ lực cơ cấu nâng, 3- Động cơ điện cơ cấu nâng, 4- Động cơ điện cơ cấu di chuyển xe lăn, 5- Phanh cần đẩy điện-thủy lực cơ cấu di chuyển xe lăn, 6- Động cơ điện cơ cấu di chuyển cổng trục, 7-LD- Phanh điã điện từ
4.2. Hoạt động của mạch điều khiển và động lực:
Đầu tiên người vận hành cổng trục đóng cầu dao điện số 1 để cấp nguồn cho cổng trục. Lúc này chưa có gì xảy ra vì các cơ cấu vẫn có khóa nguồn riêng và chỉ được đưa và trạng thái chờ lệnh để hoạt động.
Trên bộ điều khiển, người vận hành đóng khóa điện cấp nguồn cho bộ điều khiển có chứa mạch điều khiển có cấu tạo như hình vẽ. Mạch điều khiển có điện và đi vào trạng thái sẵn sàng chờ lệnh.
Tiến hành nâng hàng : trên bộ điều khiển, người vận hành cổng trục bấm nút D, dòng điện được cấp cho cuộn dây MD, cuộn dây MD tác động lên các khóa thường mở MD tương ứng trên mạch động lực của cơ cấu nâng khiến các khóa này đóng lại, phanh hai má điện từ thường đóng số 2 được cấp nguồn, nó mở má phanh ra khỏi trống phanh, cơ cấu nâng được tự do. Đồng thời động cơ điên 3 pha của cơ cấu nâng cũng hoạt động tức thì cùng lúc quay theo chiều quay tới và tiến hành nâng hàng lên theo ý của người vận hành cổng trục, nếu muốn dừng lại chỉ việc nhả nút bấm D trên bộ điều khiển ra là được. Khi nhả nút bấm D trên bộ điều khiển, cuộn dây MD bị mất nguồn nên thôi tác động lên các khóa thường mở MD trên mạch động lực nên các khóa này mở ra, động cơ mất nguồn nên dừng lại, không tiến hành nâng hàng nữa, còn phanh hai má điện từ thì mất nguồn cũng lập tức đóng lại ngăn không cho hàng rơi xống. Trong quá trình nâng hàng nếu quá chiều cao cho phép thì khóa giới hạn hành trình nâng HCn sẽ bị tác động và hở ra, mạch bị hở và quá trình nâng hàng sẽ kết thúc giống như khi ta nhả nút bấm điều khiển D.
Tiến hành hạ hàng : trên bộ điều khiển, người vận hành cổng trục bấm nút U, dòng điện được cấp cho cuộn dây MU, cuộn dây MU tác động lên các khóa thường mở MU tương ứng trên mạch động lực khiến các khóa này đóng lại và cấp nuồn cho mạch động lực của cơ cấu nâng. Tuy nhiên trong trường hợp này 2 trong số 3 pha của nguồn cấp cho mạch động lực cơ cấu nâng đã bị hoán đổi (đổi hai pha ).Phanh hai má điện từ thường đóng số 2 được cấp nguồn, nó vẫn mở má phanh ra khỏi trống phanh như ban đầu do cấu tạo của nó không bị ảnh hưởng bởi việc đổi pha của mạch điện, cơ cấu nâng được tự do. Đồng thời động cơ điên 3 pha của cơ cấu nâng cũng hoạt động tức thì cùng lúc nhưng lúc này nó quay theo chiều ngược lại so với ban đầu do đã bị đổi 2 pha điện nguồn so với ban đầu nên nó tiến hành quy trình ngược lại là hạ hàng theo ý của người vận hành, nếu muốn dừng lại chỉ việc nhả nút bấm U trên bộ điều khiển ra là được. Khi nhả nút bấm U trên bộ điều khiển, cuộn dây MU bị mất nguồn nên thôi tác động lên các khóa thường mở MU trên mạch động lực nên các khóa này mở ra, động cơ mất nguồn nên dừng lại, không tiến hành nâng hàng nữa, còn phanh hai má điện từ thì mất nguồn cũng lập tức đóng lại ngăn không cho hàng rơi xống thêm. Trong quá trình hạ hàng nếu đã nhả hết lượng cáp cho phép thì khóa giới hạn hành trình hạ HCh sẽ bị tác động và hở ra, mạch bị hở và quá trình hạ hàng sẽ kết thúc giống như khi ta nhả nút bấm điều khiển U.
Các khóa liên động MD và MU có tác dụng chỉ cho cùng lúc chỉ nâng hoặc chỉ hạ hàng mà không cho phép thực hiện cả hai cùng lúc.
Tiến hành di chuyễn xe con tới : trên bộ điều khiển, người vận hành cổng trục bấm nút E, dòng điện được cấp cho cuộn dây ME, cuộn dây ME tác động lên các khóa thường mở ME tương ứng trên mạch động lực của cơ cấu di chuyển xe con khiến các khóa này đóng lại, Phanh cần đẩy điện-thủy lực thường đóng số 5 được cấp nguồn, nó mở má phanh ra khỏi trống phanh, cơ cấu di chuyển xe con được tự do. Đồng thời động cơ điên 3 pha của cơ cấu di chuyển xe con cũng hoạt động tức thì cùng lúc quay theo chiều quay tới và tiến hành đẩy xe con tiến lên theo ý của người vận hành cổng trục, nếu muốn dừng lại chỉ việc nhả nút bấm E trên bộ điều khiển ra là được. Khi nhả nút bấm E trên bộ điều khiển, cuộn dây ME bị mất nguồn nên thôi tác động lên các khóa thường mở ME trên mạch động lực nên các khóa này mở ra, động cơ mất nguồn nên dừng lại, không tiến hành di chuyển xe con đi tới nữa, còn phanh cần đẩy điện-thủy lực thì mất nguồn cũng lập tức đóng lại làm xe con dừng lại. Trong quá trình đi chuyển xe con tới nếu đã đi hết quãng đường cho phép thì khóa giới hạn hành trình trái HCt sẽ bị tác động và hở ra, mạch bị hở và quá trình di chuyển xe con tới sẽ kết thúc giống như khi ta nhả nút bấm điều khiển E.
Tiến hành di chuyễn xe con lui : trên bộ điều khiển, người vận hành cổng trục bấm nút W, dòng điện được cấp cho cuộn dây MW, cuộn dây MW tác động lên các khóa thường mở MW tương ứng trên mạch động lực của cơ cấu di chuyển xe con khiến các khóa này đóng lại cấp nguồn cho mạch động lực cơ cấu di chuyển xe con. Tuy nhiên trong trường hợp này 2 trong số 3 pha của nguồn cấp cho mạch động lực cơ cấu di chuyển xe con đã bị hoán đổi (đổi hai pha ), Phanh cần đẩy điện-thủy lực thường đóng số 5 được cấp nguồn, nó vẫn mở má phanh ra khỏi trống phanh như ban đầu do cấu tạo của nó không bị ảnh hưởng bởi việc đổi pha điện nguồn, cơ cấu di chuyển xe con được tự do. Đồng thời động cơ điên 3 pha của cơ cấu di chuyển xe con cũng hoạt động tức thì cùng lúc nhưng lúc này nó quay theo chiều ngược lại so với ban đầu do đã bị đổi 2 pha điện nguồn so với ban đầu nên nó tiến hành đẩy xe con lùi lại theo ý của người vận hành cổng trục, nếu muốn dừng lại chỉ việc nhả nút bấm W trên bộ điều khiển ra là được. Khi nhả nút bấm W trên bộ điều khiển, cuộn dây MW bị mất nguồn nên thôi tác động lên các khóa thường mở MW trên mạch động lực nên các khóa này mở ra, động cơ mất nguồn nên dừng lại, không tiến hành di chuyển xe con lùi lại nữa, còn phanh cần đẩy điện-thủy lực thì mất nguồn cũng lập tức đóng lại làm xe con dừng lại. Trong quá trình đi chuyển xe con lui nếu đã đi hết quãng đường cho phép thì khóa giới hạn hành trình phải HCp sẽ bị tác động và hở ra, mạch bị hở và quá trình di chuyển xe con tới sẽ kết thúc giống như khi ta nhả nút bấm điều khiển W.
Các khóa liên động MW và ME chỉ cho phép xe con chỉ tiến hoặc lùi mà không cho phép cả hai diễn ra cùng lúc.
Tiến hành di chuyển cổng trục đi tới : trên bộ điều khiển, người vận hành cổng trục bấm nút S, dòng điện được cấp cho cuộn dây MS, cuộn dây MS tác động lên các khóa thường mở MS tương ứng trên mạch động lực của cơ cấu di chuyển cổng trục khiến các khóa này đóng lại, hai phanh đĩa điện từ thường đóng LD được cấp nguồn, chúng mở má phanh ra khỏi đĩa phanh, cơ cấu di chuyển cổng trục được tự do. Đồng thời hai động cơ điên 3 pha của cơ cấu di chuyển cổng trục cũng hoạt động tức thì cùng lúc quay theo chiều quay tới và tiến hành đẩy cổng trục tiến lên theo ý của người vận hành cổng trục, nếu muốn dừng lại chỉ việc nhả nút bấm S trên bộ điều khiển ra là được. Khi nhả nút bấm S trên bộ điều khiển, cuộn dây MS bị mất nguồn nên thôi tác động lên các khóa thường mở MS trên mạch động lực nên các khóa này mở ra, hai động cơ mất nguồn nên dừng lại, không tiến hành di chuyển cổng trục đi tới nữa, còn hai phanh đĩa điện từ thì mất nguồn cũng lập tức đóng lại làm cổng trục dừng lại.
Tiến hành di chuyễn cổng trục đi lui : trên bộ điều khiển, người vận hành cổng trục bấm nút S, dòng điện được cấp cho cuộn dây MS, cuộn dây MS tác động lên các khóa thường mở MS tương ứng trên mạch động lực của cơ cấu di chuyển cổng trục khiến các khóa này đóng lại cấp nguồn cho mạch động lực cơ cấu di chuyển cổng trục. Tuy nhiên trong trường hợp này 2 trong số 3 pha của nguồn cấp cho mạch động lực cơ cấu di chuyển cổng trục đã bị hoán đổi (đổi hai pha ), hai phanh đĩa điện từ thường đóng LD được cấp nguồn, chúng vẫn mở má phanh ra khỏi đĩa phanh như ban đầu do cấu tạo của chúng không bị ảnh hưởng bởi việc đổi pha điện nguồn, cơ cấu di chuyển cổng trục được tự do. Đồng thời hai động cơ điên 3 pha của cơ cấu di chuyển cổng trục cũng hoạt động tức thì cùng lúc nhưng lúc này chúng quay theo chiều ngược lại so với ban đầu do đã bị đổi 2 pha điện nguồn so với ban đầu nên chúng tiến hành đẩy xe con lùi lại theo ý của người vận hành cổng trục, nếu muốn dừng lại chỉ việc nhả nút bấm S trên bộ điều khiển ra là được. Khi nhả nút bấm S trên bộ điều khiển, cuộn dây MS bị mất nguồn nên thôi tác động lên các khóa thường mở MS trên mạch động lực nên các khóa này mở ra, hai động cơ mất nguồn nên dừng lại, không tiến hành di chuyển xe con lùi lại nữa, còn hai phanh đĩa điện từ thì mất nguồn cũng lập tức đóng lại làm cổng tục dừng lại.
Các khóa liên động MN và MS chỉ cho phép cổng trục chỉ tiến hoặc lùi mà không cho phép cả hai diễn ra cùng lúc.
Trong mạch điều khiển của cổng trục này, các khóa LU, LD, LE, LW, LS, LN không phải là các khóa thừa mà chúng dùng để kết hợp với khóa K để tháo bỏ tay cầm điều khiển cổng trục ra khỏi cổng trục khi muốn thay thế hoặc sửa chữa tay cầm điều khiển.
Còn các công tắc A, B, C, D, E, F trên mạch điều khiển cũng không phải là các công tắc thừa, chúng dùng để dừng các cơ cấu nâng hạ hàng, cơ cấu di chuyển xe con, cơ cấu di chuyển cổng trục trong trường hợp các nút bấm U, D, E, W, S, N bị liệt làm dính mạch.
PHẦN 5
THỬ NGHIỆM CỔNG TRỤC
(TRÌNH TỰ THỬ NGHIỆM CỔNG TRỤC THEO TCVN 4244 – 2005)
Gửi yêu cầu kiểm định bằng phiếu kiểm định đến cơ quan chức năng có nghiệp vụ kiểm định, thử nghiệm cổng trục
Mẫu phiếu yêu cầu
( xem mẫu số 2)
Địa chỉ gửi mẫu phiếu yêu cầu kiểm định, thử nghiệm
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHU VỰC 2 : CISR
- Điền các thông tin cần thiết vào phiếu rồi gửi đến trung tâm bằng một trong 2 cách sau:
Mail về địa chỉ mail: cisr@kiemdinh.vn
Bằng fax hoặc qua đường văn thư theo địa chỉ:
Trụ sở TRUNG TÂM : số 168 Hai Bà Trưng, P.Đa Kao, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh
Số Fax: 08. 3 8438941 - 3 8275300
Thử nghiệm
Việc thử nghiệm được tiến hành với một hội đồng kỹ thuật gồm các thành phần chính:
+ Đại diện cơ quan cấp giấy phép sử dụng cổng trục: Thanh tra an toàn lao động, sở Lao động Thương binh Xã hội.
+ Đại diện cơ quan kiểm định cổng trục: kiểm định viên của trung tâm kiểm định.
+ Đại diện cơ quan sử dụng cổng trục.
+ Đại diện đơn vị chế tạo cổng trục.
Việc nghiệm thu cổng trục nhằm mục đích xác định:
+ Mức độ phù hợp các thông số và kích thước của cổng trục đối với các số liệu trong hồ sơ kỹ thuật.
+ Cổng trục đủ điều kiện vận hành an toàn.
Các bước nghiệm thu cổng trục
Công tác chuẩn bị:
+ Chuẩn bị tải cho quá trình nghiệm thu với 2 mức tải 110% và 125% tải trọng của thiết bị.
+ Chuẩn bị thước đo độ võng, dây dọi, đồng hồ tốc độ…
+ Kiểm tra điện lưới cấp cho thết bị, dùng các thiết bị tại khu vực cổng trục được thử nghiệm.
Thử không tải: thử không tải nhằm mục đích xác định tình hình hoạt động của các cơ cấu.
+ Cơ cấu nâng tải:
– Tình hình hoạt động.
– Thiết bị khống chế độ cao nâng.
+ Cơ cấu di chuyển xe con:
– Tình hình hoạt động.
– Thiết bị hạn chế hành trình di chuyển xe con.
+ Cơ cấu di chuyển cổng trục:
– Tình hình hoạt động.
– Thiết bị hạn chế hành trình di chuyển cổng trục.
+ Cơ cấu di chuyển cổng trục:
– Tình hình hoạt động.
– Thiết bị hạn chế hành trình di chuyển cổng trục.
+ Cơ cấu nâng cần consol ( nếu có ):
– Tình hình hoạt động.
– Thiết bị chống lật cần consol khi gập consol lên.
Thử tải tĩnh: Nhằm kiểm tra lại độ bền của cổng trục và các bộ phận của nó.
Cho cổng trục móc hàng với tải trọng 125% trọng tải lúc xe con nằm ở vị trí ngoài cùng của consol. Nâng tải lên độ cao khoảng 200 mm, giữ ở độ cao này 10 phút. Thử tải tĩnh được coi là đạt yêu cầu nếu trong 10 phút tải không bị rơi xuống đất và các cơ cấu, dầm không có biến dạng dư và không có các hư hỏng khác.
Thử tải động:
Cho cổng trục mang tải với mức tải 110% trọng tải, vị trí treo tải ở vị trí ngoài cùng của consol ( nếu có ), không thì ở giữa dầm.
+ Cơ cấu nâng: Nâng tải lên, hạ tải xuống, phanh, thực hiện 3 lần.
+ Cơ cầu di chuyển xe con: Nâng tải lên, di chuyển xe con, phanh, hạ tải xuống, thực hiện 3 lần.
+ Cơ cấu di chuyển cổng trục: Nâng tải lên, di chuyển cổng trục, phanh cơ cấu di chuyển cổng trục, hạ tải xuống, thực hiện 3 lần.
+ Cơ cấu di chuyển cổng trục: Nâng tải lên, di chuyển cổng trục, phanh cơ cấu di chuyển cổng trục, hạ tải xuống, thực hiện 3 lần.
Kiểm tra độ trượt của xe con, cổng trục, móc khi hãm. Kiểm tra điện áp không bảo vệ cho cho thiết bị khi mất điện lưới và có điện trở lại lần cuối trước khi đưa cầu vao sử dụng.
Thử tải động được xem là đạt yêu cầu khi các phanh của cơ cấu đạt yêu cầu, dầm không bị cong vênh, không có biến dạng dư và các hư hỏng khác không có.
Quan sát kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các bộ phận sau thử nghiệm
– Móc cáp nâng.
– Cáp nâng tải và các bộ phận cố định cáp.
– Ròng rọc, trục và các chi tiết cố định ròng rọc.
– Bộ phận chống trượt cáp.
– Phanh:
+ Phanh nâng tải.
+ Phanh di chuyển xe con.
+ Phanh di chuyển cổng trục.
– Hệ thống điện.
– Kết cấu thép, mối hàn, mối ghép bulông, thanh, lan can.
– Thiết bị an toàn:
+ Thiết bị khống chế độ cao nâng móc.
+ Thiết bị hạn chế hành trình di chuyển xe con.
+ Thiết bị hạn chế hành trình di chuyển cổng trục.
+ Thiết bị hạn chế hành trình di chuyển cổng trục
– Đường ray.
Tiến hành điền các thông tin vào biểu mẫu thử nghiệm
( Xem mẫu số 3)
D : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
1 : Kiến nghị :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2 : Kết luận : Cổng trục đã được kiểm định theo tiêu chuẩn TCVN 4244 – 2005, đủ điều kiện hoạt động với trọng tải lớn nhất là …………………m
3 : Thời gian kiểm định lần sau : …………………………..
ĐƠN VỊ SỬ DỤNG
( Ký tên và đóng dấu )
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
KIỂM ĐỊNH VIÊN
Đóng phí kiểm nghiệm và giao lại giấy tờ cho các bên liên quan
Tham khảo thêm cách thử nghiệm khác
KIỂM NGHIỆM THEO QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN - THIẾT BỊ NÂNG :
(Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Quyết Định số 66/2008/BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008 )
1.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị nâng thuộc Danh mục máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Việc kiểm định kỹ thuật thiết bị nâng phải được thực hiện trong những trường hợp sau:
- Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;
-Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;
- Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong; - Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị nâng;
- Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết bị nâng nêu trên có trách nhiệm phối hợp với cơ quan kiểm định theo quy định của pháp luật. 2. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
- TCVN 4244 - 2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật. - TCVN 4755 - 1989: Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực.- TCVN 5206 - 1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
- TCVN 5207 - 1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung. - TCVN 5209 - 1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện. - TCVN 5179 - 90: Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn. Có thể kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của một số đối tượng thiết bị theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, hay cơ sở chế tạo, với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu qui định trong các Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) được viện dẫn trong quy trình này hoặc các Tiêu chuẩn Quốc gia đã được nêu trên chưa có quy định các chỉ tiêu kỹ thuật an toàn cho đối tượng này.3. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
3.1. Trong quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 4244 - 2005.3.2. Kiểm tra hàng năm: là hoạt động đánh giá định kỳ về tình trạng kỹ thuật của đối tượng kiểm định theo quy định của nội quy, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sử dụng.
3.3. Kiểm định lần đầu: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của đối tượng kiểm định theo quy định của các quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động khi đối tượng được lắp đặt để sử dụng lần đầu tiên. 3.4. Kiểm định định kỳ: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của đối tượng kiểm định theo quy định của các quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động định kỳ theo yêu cầu tại phiếu kết quả kiểm định. 3.5. Kiểm định bất thường: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của đối tượng kiểm định theo quy định của các quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động khi đối tượng kiểm định bị sự cố, tai nạn hoặc sửa chữa lớn.4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường, cơ quan kiểm định phải tiến hành lần lượt theo các bước sau:
- Kiểm tra bên ngoài.
- Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải.
- Các chế độ thử tải - Phương pháp thử.
- Xử lý kết quả kiểm định.
PHƯƠNG TIỆN KIỂM ĐỊNH
Yêu cầu về phương tiện kiểm định: Các phương tiện kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định, phải được kiểm chuẩn và có độ chính xác phù hợp với qui định của cơ quan chức năng có thẩm quyền và bao gồm những loại sau: - Thiết bị đo tải trọng thử (lực kế).
- Thiết bị đo đường kính (thước cặp, pan me).
- Thiết bị đo khoảng cách (thước lá, thước mét).
- Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay.
- Thiết bị đo điện trở cách điện.
- Thiết bị đo điện trở tiếp đất.
- Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác nếu cần.
ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định thiết bị phải đảm bảo các yêu cầu về chế tạo, cải tạo, sửa chữa trung đại tu, lắp đặt, sử dụng phù hợp thiết kế kỹ thuật và các tiêu chuẩn có liên quan.
CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa đơn vị kiểm định với cơ sở sử dụng thiết bị.
Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật:
Hồ sơ để kiểm tra ít nhất phải có:
- Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị (đối với thiết bị cải tạo, sửa chữa có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa), các chứng chỉ cáp, móc, chi tiết, cụm chi tiết an toàn.
- Hồ sơ lắp đặt (đối với những thiết bị lắp đặt cố định), sửa chữa, cải tạo của thiết bị.
- Hồ sơ kết quả đo các thông số an toàn thiết bị, các hệ thống có liên quan: hệ thống nối đất, hệ thống chống sét, hệ thống điện và các hệ thống bảo vệ khác. - Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước ( nếu có).
- Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra, kiểm định trước (nếu có).
Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho quá trình kiểm định.
7.4. Đảm bảo đủ phương tiện, tải trọng thử, trang bị bảo vệ cá nhân và quy trình, biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
8. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định các thiết bị nâng, cơ quan kiểm định phải tiến hành các công việc sau:
8.1. Kiểm tra bên ngoài
Tiến hành trình tự theo các bước sau:
- Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định; sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch. - Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:
+ Kết cấu kim loại của thiết bị nâng, các mối hàn, mối ghép đinh tán, mối ghép bulông của kết cấu kim loại, buồng điều kiển, thang, sàn và che chắn. + Móc và các chi tiết của ổ móc.
+ Cáp và các bộ phận cố định cáp.
+ Ròng rọc, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc. + Bộ phận nối đất bảo vệ.
+ Đường ray.
+ Các thiết bị an toàn.
+ Các phanh.
+ Đối trọng và ổn trọng (phù hợp với quy định trong lý lịch thiết bị). - Kết quả kiểm tra bên ngoài được coi là đạt yêu cầu nếu trong quá trình kiểm tra không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật.
8.2. Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải.
Thử không tải chỉ được tiến hành sau khi kiểm tra bên ngoài đạt yêu cầu và phải tiến hành trình tự theo các bước sau:
- Phân công cụ thể giữa những người tham gia kiểm định: kiểm định viên, người vận hành thiết bị, những người phụ giúp (thợ móc cáp, thợ phục vụ) và người chịu trách nhiệm chỉ huy đảm bảo an toàn trong khu vực thử tải trong suốt quá trình thử tải.
- Kiểm định viên và người vận hành thiết bị (người vận hành phải có bằng hoặc chứng chỉ vận hành phù hợp với thiết bị) thống nhất cách trao đổi tín hiệu; người vận hành thiết bị chỉ thực hiện hiệu lệnh của kiểm định viên. - Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị (mục 4.3.2 TCVN 4244 - 2005), bao gồm: tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu.
-Các phép thử trên được thực hiện không ít hơn 03 lần.- Thử không tải được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế.
8.3. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử
Thử tải chỉ được tiến hành sau khi thử không tải đạt yêu cầu và phải tiến hành trình tự theo các bước sau:
8.3.1. Thử tải tĩnh
- Thử tải tĩnh thiết bị nâng phải tiến hành chất tải với tải trọng bằng 125% (mục 4.3.2 - TCVN 4244 - 2005) trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng yêu cầu (trọng tải do đơn vị sử dụng yêu cầu phải nhỏ hơn tải trọng thiết kế) và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị.
- Thử tải tĩnh thiết bị nâng căn cứ vào loại thiết bị và được thực hiện theo mục 4.3.2 - TCVN 4244 - 2005.
- Thử tải tĩnh được coi là đạt yêu cầu nếu trong 10 phút treo tải, tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác (mục 4.3.2 - TCVN 4244 -2005).8.3.2. Thử tải động:
- Thử tải động chỉ được tiến hành sau khi thử tải tĩnh đạt yêu cầu. - Thử tải động thiết bị nâng phải tiến hành với tải trọng bằng 110% trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng đề nghị (mục 4.3.2 - TCVN 4244 - 2005), tiến hành nâng và hạ tải đó ba lần và phải kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu khác ứng với tải đó.
- Thử tải động thiết bị nâng căn cứ vào loại thiết bị và được thực hiện theo các mục 4.3.2 - TCVN 4244 - 2005.
- Thử tải động được coi là đạt yêu cầu nếu sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các quy phạm kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác.
Sau khi thử tải động, đưa thiết bị về vị trí làm việc bình thường.10. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
10.1. Lập biên bản kiểm định, ghi kết quả kiểm định vào lý lịch - Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng căn cứ theo chủng loại phải được lập theo đúng mẫu quy định tại quy trình này, trong biên bản phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung và tiêu chuẩn áp dụng khi tiến hành kiểm định, kể cả các tiêu chuẩn chủ sở hữu thiết bị yêu cầu kiểm định có các chỉ tiêu an toàn cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các TCVN ở mục 2 của quy trình này (khi thiết bị được chế tạo đúng với các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu an toàn tương ứng). - Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch thiết bị (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
10.2. Thông qua biên bản kiểm định
Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng phải được các thành viên tham gia kiểm định thống nhất và ký, trong đó bắt buộc phải có các thành viên: - Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
- Chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu uỷ quyền. - Người chứng kiến kiểm định.
Sau khi thông qua biên bản, các thành viên trên ký tên, chủ sở hữu ký tên và đóng dấu vào biên bản.
Cấp phiếu kết quả kiểm định
Khi thiết bị được kiểm định đạt yêu cầu, cấp phiếu kết quả kiểm định (phụ lục – Mẫu phiếu kết quả kiểm định theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và biên bản kiểm định cho cơ sở.
10.3. Khi thiết bị được kiểm định không đạt yêu cầu, phải ghi rõ những nội dung không đạt và những kiến nghị cho chủ sở hữu thiết bị biết và có biện pháp xử lý phù hợp.
11. CHU KỲ KIỂM ĐỊNH :Chu kỳ kiểm định của thiết bị nâng thực hiện theo quy định tại mục 4.3.1 - TCVN 4244 - 2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật và căn cứ kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn nhưng không được dài hơn 3 năm đối với việc kiểm định định kỳ.
Khi rút ngắn chu kỳ kiểm định, phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
PHẦN 6: VẬN HÀNH CỔNG TRỤC
Các nguyên tắc cho hoạt động an toàn của cổng trục được xây dựng để chỉ ra các nguy cơ có thể xảy ra sự cố trong quá trình hoạt động của cổng trục.
Người sửa chữa bảo dưỡng, vận hành phải tham khảo những nguyên tắc này.
Các nguyên tắc hoạt động và điều khiển máy xem phần Cấu tạo và hoạt động ở phần giới thiệu.
Các nguyên tắc chung
Tất cả cá nhân liên quan đến việc đưa cổng trục giàn vào hoạt động vận hành, sửa chữa đều phải nghiên cứu kỹ và hiểu được toàn bộ tài liệu về an toàn hoạt động, đặc biệt ở phần “ Quy định về an toàn lao động” của tài liệu chỉ dẫn đi kèm ( nếu có ) không thì cho các loại máy nâng nói chung. Cổng trục này được sản xuất với công nghệ mới nhất và tuân theo nguyên tắc an toàn.
Cổng trục được thiết kế vối công nghệ mới nhất và thiết kế theo những quy định về an toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp vận hành không đúng nguyên tắc hoặc không đúng mục đích sử dụng thì sự cố có thể xảy ra gay nguy hiểm cho tính mạng con người cũng như là hư hại cho cổng trục và các trang thiết bị.
Phải quy định rõ ràng về trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến vận hành bảo dưỡng cổng trục
Trong trường hợp có những dấu hiệu (sự cố) làm giảm sự hoạt động an toàn của cổng trục thì người điều khiển phải dừng hoạt động ngay. Cổng trục chỉ có được hoạt động trở lại khi đã loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn hoặc khắc phục sự cố và được sự cho phép của người giám sát có trách nhiệm.
Khi sửa chữa trên cổng trục, nhân viên sửa chữa phải mặc quần áo bảo hộ phù hợp, mang mũ, giày, gang tay bảo hiểm … .
Phải có đèn phụ chiếu sáng cho khu vực hoạt động của cổng trục.
Chú ý: Khi cổng trục đang hoạt động nên hạn chế đứng dưới tầm hoạt động của cổng trục, và phải có sự liên hệ trước với người điều khiển.
Những người không phận sự không được trèo lên cổng trục khi cổng trục đang hoạt động (di chuyển).
Các thiết bị an toàn
Trước khi đưa vào vận hành cổng trục, phải lắp đặt đầy đủ các thiết bị an toàn - các thiết bị này phải nguyên vẹn, không hư hỏng và phải có khả năng hoạt động tốt.
Người vận hành phải kiểm tra khả năng hoạt động của các thiết bị an toàn dựa vào các quy định cơ bản.
Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được lắp đặt sai vị trí, dời dịch các thiết bị an toàn đi chỗ khác hay bỏ qua hoạt động của các thiết bị này.
Hoạt động
Chỉ được phép đưa cổng trục vào khai thác trong điều kiện kỹ thuật và hoạt động hoàn hảo và đúng với mục đích khai thác. Người trực tiếp điều khiển cổng trục phải hiểu rõ các quy định về an toàn và các nguy cơ có thể xảy ra sự cố.
Người điều khiển cổng trục phải có bằng cấp (chứng chỉ) về điều khiển cần cổng trục và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết về vận hành cổng trục theo quy định.
Người điều khiển phải thông báo cho người có trách nhiệm ( tổ trưởng - trưởng ca) ngay khi thấy những thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của cổng trục.
Bất cứ sự cố nào có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của người và phương tiện, người điều khiển phải dừng hoạt động của cổng trục ngay lập tức.
Không được vận hành cổng trục khi điều kiện áp suất gió lớn hơn 350N/m2 hoặc vận tốc gió lớn hơn 23,9m/s
Không được xếp dỡ hàng hóa vượt tải trọng.
Không được để hàng hóa treo lơ lửng trên cáp
Nghiêm cấm mọi người không có trách nhiệm đứng trong khu vực xếp dỡ và đứng ở dưới mã hàng đang nâng lên (treo lơ lửng).
Nghiêm cấm người vận hành nâng mã hàng qua đầu người ở phía dưới.
Nếu có người đánh tín hiệu điều khiển ở phía dưới thì người điều khiển phải liên hệ với người này trước khi khởi động cổng trục. Phải luôn luôn duy trì sự liên hệ rõ ràng qua lại giữa người điều khiển và người đánh tín hiệu.
Chỉ cho cổng trục di chuyển khi người đánh tín hiệu điều khiển ở phía dưới đã ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Người đánh tín hiệu điều khiển chỉ được tiếp cận với hàng hóa từ bên mạn (phía bên) chứ không được đứng dưới mã hàng.
Khi đưa cổng trục vào hoạt động, đặc biệt là sau một thời gian dài không hoạt động, phải khởi động cổng trục rồi vận hành thử ở chế độ không tải để kiểm tra lại sự hoạt động của các hệ thống, của phanh thường trực, phanh sự cố …
Chú ý:
Khi rời khỏi cổng trục không điều khiển cổng trục nữa phải tắt hết các công tắc trên bảng điều khiển cổng trục, khóa bộ điều khiển lại nếu có khóa, tránh trường hợp người không có chuyên môn nghiệp vụ vì tò mò sử dụng gây tai nạn.
Trước khi bước lên cầu thang để lên phía trên của xe tời, nhất thiết phải nhấn nút dừng khẩn cấp và khóa bộ điều khiển để tránh xảy ra tình trạng tự khởi động cổng trục do người nào đó không biết có người đang ở trên cổng trục nên mở máy để làm việc gây nguy hiểm cho ngườ đang ở trên cổng trục.
Các bộ phận cơ khí
Các bộ phận quay (trục quay, mô tơ ... ) được trang bị các thiết bị an toan để tránh sự va chạm (đụng chạm do vô ý). Nghiêm cấm việc tháo bỏ những bộ phận che chắn đó khi đưa cổng trục vào vận hành.
Hạn chế việc tự ý thay đổi mômen của hệ thống phanh đã được chỉnh định theo tiêu chuẩn sử dụng từ trước.
Chú ý đến những tiếng động bất thường của các cơ cấu và động cơ điện, dừng hoạt động nếu cần thiết.
Các bộ phận điện
Chỉ những người đã được huấn luyện mới được làm việc trên hệ thống điện của cổng trục và khi làm việc thì phải ngắt mạch điện.
Sau khi kết thúc công việc sửa chữa bảo dưỡng thì phải kiểm tra lại xem công việc sửa chữa đã hoàn thiện chưa?
Các bảng điện và hộp điện phải luôn được đóng lại.
Không được thay thế chức năng của các mạch điện và các chương trình đã được lập trình sẵn cho hệ thống.
Phải thay thế ngay và đúng các bộ phận, mạch điện bị hỏng.
Trước khi bắt đầu thực hiện công việc trên các động cơ, các thiết bị trong hệ thống điện, đặc biệt trước khi mở các nắp của các bộ phận dẫn điện, mạch nguồn chính của cổng trục phải được ngắt. Chú ý đến khả năng vẫn còn nguồn điện điều khiển nào đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Pts Trương Quốc Thành
MÁY VÀ THIẾT BỊ NÂNG – NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NĂM 2004
[2]Huỳnh Văn Hoàng – Đào Trọng Thường
TÍNH TOÁN MÁY TRỤC – NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NĂM 1975
[3] Ths Nguyễn Hữu Quảng – Ths Phạm Văn Giám
TÍNH TOÁN CÁC CƠ CẤU MÁY TRỤC
[4] Đại học Hàng Hải
TÍNH TOÁN MÁY NÂNG CHUYỂN
[5] Nguyễn trọng Hiệp- Nguyễn Văn Lẫm
THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY- NXBGD
[6] ATLAT TÍNH TOÁN MÁY TRỤC
[7] Nguyễn Trọng Hiệp
CHI TIẾT MÁY TẬP 2-NXBGD.
[8] Nguyễn Hữu Quảng-Phạm Văn Giám
KẾT CẤU KIM LOẠI MÁY TRỤC
[9] Nguyễn Văn Quảng
SỨC BỀN VẬT LIỆU
MẪU SỐ 2
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN KV2
Địa chỉ: 168 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Q. 1, TP HCM
ĐT: 08. 3 8275356 ; Fax: 08. 3 8275300 ; Email: cisr@kiemdinh.vn ; Website: www.kiemdinh.vn
Số: / HĐ-KĐ2
PHIẾU YÊU CẦU THỰC HIỆN
DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH, THỬ NGHIỆM
M01-TT10
Lần ban hành: 01
Ngày:23/07/2009
Tên khách hàng: ………………………………………………………………………………………………………..………………………………………..........
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:…………………………………..……Fax:……………………..……………Mã số thuế:………………………………..……………………..
Ngày tiếp nhận: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Đối tượng KĐ/TN
Mã hiệu
đối tượng
Chỉ tiêu
(Nếu có)
Phương pháp
(Nếu có)
Các ghi nhận khác:…………………………………………………………………………………………………………………………………….……………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày dự kiến trả kết quả:…………………….……………………………………………………………………………………………….……………………
Trả kết quả: Qua đường bưu điện: Nhận trực tiếp:
Người yêu cầu
(Ký tên)
Người tiếp nhận
(Ký tên)
MẪU SỐ 3
CƠ QUAN QUẢN LÍ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CẤP TRÊN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN VỊ KIỂM ĐỊNH
………………………………………………………………...
………………………….
………., ngày ………., tháng ………., năm ………………...
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN CỔNG TRỤC
Số :
…………………
Chúng tôi gồm :
……………………………………………………………………Kiểm định viên.
……………………………………………………………………Kiểm định viên.
Đã tiến hành kiểm định cổng trục tại :
…………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ : …………………………………………………………………………………...
Vị trí lắp đặt thiết bị : ……………………………………………………………………..
Thời gian tiến hành kiểm định : …………………………………………………………..
Chứng kiến việc kiểm định và hông qua biên bản có :
1: ……………………………………………Chức vụ: ………………………………….
2: ……………………………………………Chức vụ: ………………………………….
I .
LÍ DO KIỂM ĐỊNH :
Lần đầu:
Định kỳ:
Bất thường:
• Lí do kiểm định bất thường : …………………………………………………………….
II . ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT THIẾT BỊ : Cổng trục.
- Mã hiệu:
………………
- Vận tốc di chuyển xe con :
............m/ph
- Số chế tạo :
………………
- Vận tốc di cuyển máy trục:
............m/ph
- Năm sản xuất :
………………
- Khấu độ / Công xôn :
.................m
- Nhà chế tạo :
………………
- Độ cao nâng móc Chính/Phụ:
.................m
- Trọng tải thiết kế :
…………...Tấn
- Tải trọng ở cuối công xôn :
..............Tấn
- Vận tốc nâng :
………….m/Ph
- Công dụng :
....................
III . TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG...........................................................................................
IV. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH :
A : KIỂM TRA HỒ SƠ KỸ THUẬT :
TT
DANH MỤC
ĐẠT
KHÔNG ĐẠT
GHI CHÚ
1
Lí lịch máy trục:
2
3
4
B : KIỂM TRA BÊN NGOÀI; THỬ KHÔNG TẢI :
TT
CƠ CẤU/ BỘ PHẬN
ĐẠT
KHÔNG ĐẠT
GHI CHÚ
1
Móc chính/ Móc phụ
2
Cụm pu li
3
Cáp nâng chính
4
Cáp nâng phụ
5
Kết cấu kim loại dầm chính; Liên kết với công trình
6
Khung máy trục
7
Phanh di chuyển máy trục
8
Cơ cấu nâng chính
9
Cơ cấu nâng phụ
10
Cơ cấu di chuyển xe con
11
Cơ cấu di chuyển cổng trục
TT
CƠ CẤU /BỘ PHẬN
ĐẠT
KHÔNG ĐẠT
GHI CHÚ
12
Phanh nâng chính
13
Phanh nâng phụ
14
Phanh di chuyển xe con
15
Đường ray – Nền ray
16
Kẹp ray
17
Còi / Chuông
18
Thiết bị khống chế độ cao
19
Thiết bị khống chế di chuyển xe con
20
Hệ tống điện
21
Hệ thống điều khiển
22
Thiết bị khống chế di chuyển máy trục
23
Kiểm tra toàn hệ thống
C : THỬ TẢI :
TT
Vị trí treo tải và kết quả thử
Đạt
Không đạt
Trọng tải tương ứng
( Tấn )
Tải thử tĩnh
( Tấn )
Tải thử động
( Tấn )
1
Giữa khẩu độ
2
Cuối công xôn
3
Độ ổn định
Đánh giá kết quả
Đạt
Không đạt
Ghi chú
1
Kết cấu kim loại
2
Hệ thống điều khiển
2
Thiết bị chống quá tải
4
Cáp nâng tải
TT
Đánh giá kết quả
Đạt
Không đạt
Ghi chú
5
Phanh nâng tải
6
Phanh di chuyển xe con
7
Phanh di chuyển cổng trục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tính toàn thiết kế và lập các quy trình công nghệ chế tạo KCT, lắp ráp, thử nghiệm, vận hành và bảo dưỡng cổng trục 2 dầm, sức nâng Q 50TF, khẩu độ l 18m tại CTCP máy Lilama 18.doc