Đề tài Tình trạng rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện trung ương quân đội 108

Điều dưỡng rửa tay, đội mũ. 2. Chuẩn bị dụng cụ: Nhiệt kế, đồng hồ đếm mạch, gối kê tay, huyết áp, ống nghe, gạc miếng để lau nhiệt kế, khăn bông để lau hố nách, bút hai màu (đỏ – xanh), phiếu theo dõi, hồ sơ bệnh án, cốc đựng dung dịch sát khuẩn đáy có lót gạc. 3. Chuẩn bị người bệnh: thông báo, giải thích, để người bệnh n m nghỉ 10 – 15 phút trước khi thực hiện. 4. Giao tiếp với người bệnh. 5. Kiểm tra huyết áp, ống nghe, chọn băng huyết áp phù hợp, bộc lộ cánh tay. 6. Đặt máy đo huyết áp ngang mức tim, quấn băng trên nếp gấp khuỷu tay 3 – 5cm, kiểm tra băng lỏng hay chặt. 7. Khóa van, đặt ống nghe vào hai tai, tìm động mạch và đặt ống nghe. 8. Một tay bắt mạch quay, một tay bơm hơi cho đến khi không sờ thấy mạch đập, bơm thêm 30mmHg. 9. Mở van từ từ đồng thời ghi nhận tiếng đập đầu tiên và đến tiếng đập cuối cùng)

pdf46 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 5743 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình trạng rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện trung ương quân đội 108, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn nhiều muối, uống nhiều rượu... 1.1.4. Phân độ và phân loại tăng huyết áp 1.1.4.1. Phân độ tăng huyết áp 5 Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước ủy ban hợp tác quốc gia về chương trình giáo dục THA của Viện tim phổi và huyết học quốc gia Hoa Kỳ đã chọn ra các thành viên của liên uỷ ban quốc gia và phê chuẩn báo cáo của họ. Bảng 1 1 Ph n ộ tăng hu t áp theo WHO/ISH 2003 i với ng ời > 18 tuổi Huyết áp và độ THA HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg) Tối ưu < 120 < 80 Bình thường < 130 < 85 Bình thường cao 130 - 139 85 - 89 Tăng huyết áp: Độ 1 (Nhẹ) 140 - 159 và/ hoặc 90 - 99 Phân nhóm giới hạn 140 - 149 và < 90 Độ II (trung bình) 160 - 179 và/ hoặc 100 – 109 Độ III (nặng) > 180 và/ hoặc > 110 THA tâm thu đơn độc > 140 và < 90 Nguồn: WHO/ISH 2003, [21] 1.1.2.2. Phân loại THA Theo WHO, THA được chia ra làm 2 loại: - THA tự phát (tiên phát), không rõ nguyên nhân (vô căn) gọi là bệnh THA, chiếm khoảng 95% số bệnh nhân THA. - THA thứ phát, là THA có nguyên nhân chiếm 5% trường hợp bị THA [3]. 1.1.5. Biến chứng của tăng huyết áp THA kéo dài, thầm lặng, tiến triển nặng dần và cuối cùng dẫn đến tổn thương một hoặc nhiều cơ quan như tim, thận, mắt và mạch máu như ở sơ đồ 1.1. Giai đoạn THA âm thầm không triệu chứng là 15 - 20 năm. Nghiên cứu Framingham trên người bình thường 55 - 65 tuổi theo dõi 20 năm thì 90% bị THA vào độ tuổi 75 - 85 [1], [23]. Theo Morrison AR và Kaplan khoảng 30% người bị THA có biến chứng xơ vữa động mạch và trên 50% có tổn thương cơ quan đích do chính huyết áp gây ra [14]. 6 Bảng 1 2 Tổn th ơng ơ quan í h o tăng hu t áp Cơ quan Biểu hiện Mạch máu Giãn do phình, vữa xơ động mạch tăng tốc và bóc tách động mạch chủ, đau khập khiễng cách hồi. Tim Cấp: phù phối cấp, nhồi máu cơ tim. Mạn: bệnh mạch vành có biểu hiện lâm sàng hoặc điện tim, phì đại thất trái, suy tim. Mạch máu não Cấp: hôn mê, co giật, loạn thần, xuất huyết não, thiếu máu não thoáng qua. Mạn: thiếu máu não, tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ Thận Cấp: đái máu, tăng Ure máu. Mạn: protein niệu, tăng Creatinin máu, suy thận. Bệnh võng mạc Cấp: phù gai thị, xuất huyết. Mạn: xuất huyết, xuất tiết bắt chéo động mạch, mù. Nguồn: Kap an (2006), [14] 1. 2. RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ CHẾ ĐỘ ĂN 1.2.1. Định nghĩa rối loạn lipid máu: Rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau: - Tăng Cholesterol huyết tương: a. Bình thường: Cholesterol trong máu < 5,2 mmol/l (< 200 mg/dl) b. Tăng giới hạn: Cholesterol trong máu từ 5,2 đến 6,2 mmol/l (200 – 239 mg/dl) c. Tăng cholesterol máu khi > 6,2 mmol/l (>240 mg/dl) - Tăng TG (Triglycerid) trong máu: a. Bình thường: TG máu <2,26 mmol/l (<200 mg/dl). b. Tăng giới hạn: TG từ 2,26-4,5 mmol/l (200-400 mg/dl). c. Tăng TG: TG từ 4,5–11,3mmol/l (400-1000mg/dl). d. Rất tăng: TG máu > 11,3 mmol/l (> 1000 mg/dl). - Giảm HDL-C (High Density Lipoprotein Cholesterol): HDL-C là 1 Lipoprotein có tính bảo vệ thành mạch. Khác với LDL-C, nếu giảm HDL-C là có nguy cơ cao với xơ vữa động mạch: a. Bình thường HDL-C trong máu > 0,9 mmol/l. b. Khi HDL-C máu < 0,9 mmol/l (<35mg/dl) là giảm. 7 - Tăng LDL–C (Low Density Lipoprotein Cholesterol): a. Bình thờng: LDL-C trong máu <3,4 mmol/l (<130 mg/dl) b. Tăng giới hạn: 3,4 – 4,1 mmol/l (130-159 mg/dl) c. Tăng nhiều khi: > 4,1 mmol/l (>160 mg/dl) - Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp: Khi Cholesterol > 6,2 mmol/l và TG trong khoảng 2,26 – 4,5 mmol/l [10]. 1.2.2. Các dạng và vai tr của Lipid [5] Lipid di chuyển trong máu dưới dạng kết hợp với apoprotein và mang tên lipoprotein. Có 4 lipoprotein: - Chylomicron: tế bào niêm mạc ruột tạo từ lipid thức ăn, mang nhiều triglycerid ngoại lai đổ vào mạch dưỡng chấp. - VLDL (very low density lipoprotein): do gan, một phần nhỏ do ruột tổng hợp, mang nhiều triglycerid nội sinh. - IDL (intermediary density lipoprotein): là các chất do còn lại sau chuyển hoá VLDL. - LDL (low density lipoprotein): do chuyển hoá từ VLDL và IDL, mang nhiều cholesterol và apo B100. Nhiệm vụ vận chuyển cholesterol đến các tổ chức. 8 Hình 1. Các lipoprotein Lipid là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng và dự trữ năng lượng cho cơ thể. 1g lipid cung cấp 9,3 kcal (1g glucid cho 4,3 kcal). Tham gia cấu tạo: các thành phần tế bào, ở các màng tế bào, ty lạp thể, bào tương, ở các tổ chức thần kinh dưới các dạng lipid khác nhau; hoặc tập trung thành lớp mỡ dưới da, mỡ ở mạc treo, bao quanh tổ chức như thận để dự trữ năng lượng, chống rét, bảo vệ khi có va đập. Taọ nên các hợp chất hoạt động sinh học (vitamin, hormone, các chất vận chuyển). 1.2.3. Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu - Do chế độ ăn + Ăn quá nhiều mỡ động vật. + Ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều Cholesterol (phủ tạng động vật, mỡ động vật, trứng, bơ, sữa toàn phần...). + Chế độ ăn dư thừa năng lượng (béo phì). Hình 2. Nguyên nhân c a rối loạn chuyển hoá. - Di truyền + Tăng Cholesterol gia đình (thiếu hụt thụ thể với LDL). + Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp có tính chất gia đình. + Tăng Cholesterol máu do rối loạn hỗn hợp gen. - Thứ phát: 9 + Hội chứng thận hư. + Suy giáp. + Đái tháo đường. + Bệnh lý gan tắc nghẽn. 1.2.4. Phân loại rối loạn mỡ máu Theo phân loại của Gennes [11]: - Tăng cholesterol máu đơn thuần: khi đói cholesterol máu tăng cao; TG bình thường hoặc tăng nhẹ; tỷ số TC / TG ≥ 2,5. - Tăng triglyceride đơn thuần: khi đói cholesterol máu bình thường hoặc tăng nhẹ; TG máu tăng rất cao, tỷ số TG/TC ≥ 2,5. - Tăng lipid máu hỗn hợp: khi đói cholesterol máu tăng vừa phải; triglyceride tăng cao hơn, tỷ số TC/TG ≤ 2,5 [13]. Theo Hội tim mạch Việt Nam và theo ATP III (2001) Bảng 1.3. Phân loại rối loạn lipid theo Hội tim mạch iệt Nam và theo ATP III (2001) Thành phần lipid (mmol/l) Hội tim mạch Việt Nam Phân loại lipid theo ATP III Thấp Tối ưu Bình thường Giới hạn trên Cao Cholesterol 6,2 Triglyceride ≤ 2,3 2,3 HDL-C ≥ 0,9 1,6 HDL-C ≤ 3,2 4,1 1.2.5. Điều trị tăng lipid máu cụ thể 1.2.5.1. Thay đổi lối sống. • Tập thể dục đều đặn • Loại bỏ các thói quen có hại: hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu Hoạt động thể lực: Tập thể lực rất quan trọng, nó có thể làm giảm được cân nặng, giảm huyết áp và giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Giới hạn thời gian ngồi tại chỗ dưới 2 giờ mỗi ngày và tăng thời gian hoạt động mạnh lên >60 phút mỗi ngày. Hoạt động này cần được duy trì đều đặn ít nhất cũng là 3-4 lần mỗi tuần. 10 Loại bỏ thói quen có hại - “Hút thu c là có h i cho sức khỏe”. Đó là khẳng định của Tổ chức Y tế thế giới WHO, các nhà khoa học và cả những người đang nghiện thuốc lá. - Uống rượu bia nhiều. - B stress và trầm cảm: Stress, trầm cảm, kìn nén cảm xúc là những kẻ thù số một của tim mạch đặc biệt là khi để tình trạng này kéo dài và không chữa trị kịp thời. - Không bi t tự hăm só ản thân: Một trong những thói quen gây hại nhất cho tim mạch là bỏ qua những tín hiệu của cơ thể. Cơ thể luôn có những dấu hiệu báo trước triệu chứng bệnh tật nhưng ít người biết lắng nghe, ít người có thói quen đi khám bệnh định kì. 1.2.5.2. Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ − Hút thuốc lá − Tăng huyết áp (huyết áp > 140/90 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ áp) − Nồng độ HDL - C thấp (<40 mg%) - Gia đình có người mắc bệnh mạch vành sớm (nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi). 1.2.5.3. Chế độ ăn. Ch ộ ăn: chế độ ăn tốt sẽ làm giảm cân nặng đến mức lý tưởng (BMI <22). Chế độ ăn giảm cholesterol và calo (nếu bệnh nhân béo phì), thành phần chất dinh dưỡng ăn hàng ngày có lượng acid béo bão hoà < 10 %, tổng số các chất béo không quá 30 % và lượng Cholesterol phải < 300 mg/ ngày [16]. Như vậy là cần tránh hoặc giảm các chất mỡ động vật, trứng, sữa nguyên, phủ tạng động vật, các loại pho-mat, kem... Tăng cường ăn hoa quả tươi, rau xanh và các loại ngũ cốc với lượng tinh bột chiếm khoảng 55 - 60 % khẩu phần [19], [21]. 11 Hình 3. Rau xanh tốt cho bệnh tim mạch. Các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên là bạn cần biết về các thức ăn “béo” để có thể có chế độ ăn uống phù hợp nhất. Các thức ăn nào làm tăng LDL – Cholesterol? • Chất béo bão h a (no): thường ở thức ăn nguồn gốc động vật (đặc biệt ở mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn (mỡ), thịt cừu, thịt gia cầm béo, bơ, kem, pho mát... và từ một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, hạnh nhân, bơ thực vật [23]. • Chất béo không bão h a dạng trans (TFA: Trans – Fatty Acids): Chất mỡ không bão hòa thường tốt hơn cho cơ thể, nhưng có hai dạng theo cấu trúc hóa học là dạng Cis và Trans. Đa số chất béo không bão hòa tự nhiên là dạng Cis. Tuy vậy, dạng Trans có thể hình thành trong quá trình chế biến thức ăn, chất béo sẽ bị hydro hóa và thường gặp trong quá trình chiên (rán). Chất này có thể thấy trong các thịt lợn, bò, bơ béo hoặc gặp trong các thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền (loại có chiên tẩm), các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn, có chiên (rán) TFA cũng được chứng minh là làm tăng lượng cholesterol máu. • Thức ăn có cholesterol: có nguồn gốc từ động vật và có nhiều trong lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật • Chất béo không bão hòa bao gồm loại đơn và loại đa (Polyunsaturated and monounsaturated fats). Các chất này thấy nhiều trong cá, hạt, củ và dầu thực vật. 12 Một vài ví dụ các thức ăn chứa nhiều loại này là: cá hồi, cá chích, quả bơ, quả ô liu, các dầu ăn từ hướng dương, dầu đậu nành, dầu ngôLoại chất béo không bão hòa này có lợi cho cơ thể khi bạn dùng chúng thay vì dùng loại mỡ bão hòa. Giữ một thành phần trong bữa ăn với chất béo loại này chiếm khoảng 25 – 35% là hợp lý [23]. Từ những hiểu biết trên, chế độ ăn được khuyên là: “Khuyến cáo chế độ ăn cho bệnh nhân rối loạn lipid máu”: - Chế độ ít chất béo bão hòa, ít cholesterol [14]: - Ăn nhiều rau, hoa quả (nhiều lần trong ngày) - Ăn các loại ngũ cốc thay đổi và chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô) - Uống sữa không béo - Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da - Cá béo (nhiều dầu), ăn ít nhất 2 lần/tuần - Các loại hạt (số lượng hạn chế 4 - 5 lần/tuần) - Dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành), nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng. - Nên hạn chế ăn - Mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ• - Sữa béo (nguyên kem) - Lòng đỏ trứng, bơ, pho – mát và các đồ ăn chế biến từ chúng - Thịt vịt và ngỗng béo (nuôi công nghiệp) - Bánh làm từ lòng đỏ trứng và mỡ bão hòa - Phủ tạng động vật (gan, thận, óc, lá lách) - Các loại đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo: xúc xích, salami - Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân.. - Các bơ thực vật - Các đồ ăn chiên sẵn, đồ ăn nhanh (bao gồm cả mì ăn liền) 13 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu gồm 115 người tăng huyết áp tình nguyện tham gia nghiên cứu trong đó có 58 nam và 57 nữ, khám bệnh và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Bệnh nhân THA nguyên phát được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của WHO/ISH – 2003. - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - THA thứ phát: suy thận, hẹp động mạch thận, u não, u tuỷ thượng thận... - THA phối hợp với các bệnh khác như: + Cơn đau thắt ngực điển hình và có biểu hiện thiếu máu cơ tim trên điện tim. Các bệnh van tim, viêm cơ tim, suy tim độ III, IV, nhồi máu cơ tim cũ, bệnh cơ tim, rung nhĩ, ngoại tâm thu thất dày, hở van hai lá và van động mạch chủ từ độ 2 trở lên, phụ nữ có thai, cho con bú. + Bệnh nhân đang có các bệnh cấp tính như sốt, rối loạn nước điện giải hoặc có các bệnh mạn tính giai đoạn cuối, Basedow, lao phổi, COPD, HIV (+) 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Khoa khám bệnh C1-1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 2.1.4. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 10 năm 2012. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Cỡ mẫu lựa chọn n = (Z1-α/2)2 x (1-p)/k2 Trong đó n: cỡ mẫu nghiên cứu Z 2 1-α/2: giá trị giới hạn tương ứng với độ tin cậy (Z21-α/2 = 1,96 nếu độ tin cậy là 95%). Với p là tỷ lệ ước lượng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân THA (hiện ước tính 70% qua các kết quả nghiên cứu trước) 14 k: độ chính xác mong muốn (k = 0.1) Thay vào công thức trên ta có: n = 1,96 2 x (1 – 0,75)/0,12 = 96 Trên thực tế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ở 115 bệnh nhân THA 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang. 2.2.3. Cách chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên bệnh nhân bị tăng HA, tăng mỡ máu trong số NB đến khám trong ngày, chọn ngẫu nhiên theo số chẵn của tổng số NB đến khám trong ngày. 2.2.3. Các biến số nghiên cứu thu th p theo proto o ựng sau khi ơng nghiên ứu hoàn t t - Biến số nền: Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, địa dư. - Biến số lâm sàng BMI, chỉ số huyết áp, tiền sử người bệnh huyết áp, tiền sử gia đình người bệnh có người tăng huyết áp, lipid máu,triglyceride,,cholesterol, tiền sử mỡ máu, sự hiểu biết về chế độ ăn của người cao huyết áp, thói quen ăn uống. 2.2.4. Mô tả các biến số - Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp Phân độ tăng huyết áp theo WHO/ISH 2003 i Tăng huyết áp: HA tâm thu (mmHg) HA tâm trƣơng (mmHg) Độ 1 (Nhẹ) 140 - 159 và/ hoặc 90 - 99 Phân nhóm giới hạn 140 - 149 và < 90 Độ II (trung bình) 160 - 179 và/ hoặc 100 - 109 Độ III (nặng) > 180 và/ hoặc > 110 THA tâm thu đơn độc > 140 và < 90 - Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng Cholesterol huyết tƣơng: a. Bình thường: Cholesterol trong máu < 5,2 mmol/l (< 200 mg/dl) b. Tăng giới hạn: Cholesterol trong máu từ 5,2 đến 6,2 mmol/l (200 – 239 mg/dl) c. Tăng cholesterol máu khi > 6,2 mmol/l (>240 mg/dl) 15 - Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng Triglycerid trong máu: a. Bình thường: TG máu <2,26 mmol/l (<200 mg/dl). b. Tăng giới hạn: TG từ 2,26-4,5 mmol/l (200-400 mg/dl). c. Tăng TG: TG từ 4,5–11,3mmol/l (400-1000mg/dl). d. Rất tăng: TG máu > 11,3 mmol/l (> 1000 mg/dl). - Tiêu chuẩn chẩn đoán NB th ch ăn m n: là thức ăn của NB thường chế biến mặn hơn nhiều so với người ăn bình thường (có nghĩa là người khác khó ăn vì quá mặn). - Tiêu chuẩn chẩn đoán NB th ch ăn béo: NB ăn lượng mỡ hoặc dầu ăn > so với mức quy định của người bình thường..thích ăn thức ăn xào, quay rán. 2.2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu - Công cụ thu thập số liệu Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án tại phòng khám lưu mã bệnh, thu thập thông tin qua nhận định tình trạng người bệnh, quả phỏng vấn về sở thích, lối sống, về ăn, uống, luyện tập, tiền sử bênh, các bệnh lý kèm theo, qua các kết quả xét nghiệm. Tất cả số liệu đ ợc ghi chép vào bảng theo d i bệnh nhân: theo đúng mẫu thiết kế đã thiết lập sẵn (theo protocol). Đo chiều cao, cân nặng: sử dụng cân bàn SMIC sản xuất tại Trung Quốc có gắn thước đo chiều cao. Cân chính xác tới 0,1 kg; chiều cao chính xác tới 0,1 cm. Tính chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) theo công thức: BMI = trọng lượng cơ thể (kg) / [chiều cao(m)]2. Đo v ng eo và v ng hông của bệnh nhân để khảo sát tình trạng béo phì trung tâm qua tỷ số AGR (Abdominal Gluteal Ratio). Phân loại thể trạng theo tiêu chuẩn của WHO áp dụng cho khu vực châu á thái bình dương (2000) và bảng phân tích điều tra y tế quốc gia 2001 - 2002 (Việt Nam): BMI: không tăng khi ≤ 23 VB: Nam > 90., Nữ >80 là tăng VB/VM: Nam > 0,9., Nữ > 0,85 là tăng thuật đo huyết áp máy đo huyết áp, ống nghe, bút ghi, bảng theo dõi Đo huyết áp động mạch: b ng huyết áp kế cây, cột thuỷ ngân ALR K2 của Nhật Bản, hiệu chỉnh thường xuyên 2 – 3 tháng một lần. Đo theo hướng dẫn của tổ chức Y tế thế giới/hiệp hội Quốc tế về THA (WHO/ISH) năm 2003, hội Tim mạch 16 học Việt Nam 2008 [15]: bệnh nhân trước đó không uống rượu, không dùng thuốc kích thích, không hút thuốc lá, chưa uống thuốc hạ áp, nghỉ ngơi yên tĩnh ít nhất 5 phút. Đo ở cánh tay phải, tư thế bệnh nhân ngồi, dùng băng cao su quấn kích thước 12 x 26 cm. Đo hai lần cách nhau 1 - 2 phút và lấy số trung bình cộng. Nếu khác biệt giữa 2 lần đo quá 5 mmHg thì đo thêm nhiều lần nữa [14], [20]. * Xét nghiệm sinh hoá: Mẫu xét nghiệm máu sinh hoá là huyết tương, mẫu xét nghiệm điện giải là huyết thanh. Máu tĩnh mạch buổi sáng, lúc đói (ít nhất 12 giờ sau ăn). Xét nghiệm sinh hoá b ng máy Olympus AU 800. Giá trị bình thường dựa vào h ng số sinh hoá người Việt Nam trưởng thành [10]. Bảng 2.1. Đánh giá rối loạn lipid máu theo NCEP ATP III 2001 Cholesterol toàn phần (TC) <200 mg(<5,17mmol/l) Bình thường ≥240mg (≥ 6,20 mmol/l) Cao Triglicerit (TG) < 150 mg (< 1,7 mmol/l) Bình thường 200 – 499 mg (2,3 – 5,6 mmol/l) Cao ≥ 500 mg (≥ 5,65 mmol/l) Rất cao 2.2.6. Ch số đánh giá Chỉ tiêu quan sát: Các chỉ số lâm sàng được đánh giá 1 ngày một lần đo huyết áp và số liệu lâm sàng và cận lâm sàng lấy vào thời điểm NB đến khám bệnh tại khoa khám bệnh BVT Q Đ108. Theo d i lâm sàng: theo dõi các dấu hiệu triệu chứng của tăng huyết áp, theo dõi các biến chứng của bệnh 17 2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU - Các mẫu phiếu gốc từ phòng bệnh được kiểm tra lại, xử lý và hòa chung số liệu. - Xử lý thống kê b ng phần mềm SPSS 16.0 (các hàm sử dụng: hàm tính tần số- Frequency, hàm tính trung bình-Descriptives, phân tích bảng chéo- Crosstabulation, kiểm định mối quan hệ giữa hai biến định tính, kiểm định T-test khi so sánh hai giá trị trung bình của 2 nhóm độc lập), Person-r và Sperman-rho được dùng để tính hệ số tương quan giữa chăm sóc người bệnh với một số các yếu tố ảnh hưởng. Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê ở các mức khi: p < 0.05, p < 0,01, p< 0,001. 2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU - Các đối tượng NC được giải thích cụ thể, rõ ràng mục đích qui trình nghiên cứu. - Đảm bảo bí mật các thông tin của đối tượng nghiên cứu. - Chỉ đưa vào danh sách đối tượng đủ tiêu chuẩn, những đối tượng đồng ý tham gia. 18 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đ c điểm chung của nhóm nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố nhóm nghiên cứu theo giới Giới Số lƣợng (n=115) Tỷ lệ (%) Nam 58 50,4 Nữ 57 49,6 Tổng 115 100 Nhận xét: Bảng 3.1 cho ta thấy đối tượng trong nghiên cứu không có sự chênh lệch nhiều về giới (nam chiếm 50,4%, nữ 49,6%). Hình 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân theo độ tuổi bn, 8% bn, 35% bn, 57% < 40 40- 60 > 60 Nhận xét - Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp chủ yếu tập trung ở lứa tuổi cao, đặc biệt là trên 60 chiếm 57%. Nơi sinh sống của đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.2. ng sống c a đối t ợng nghiên cứu Địa danh Bệnh nhân tăng huyết áp (n = 115) n Tỉ lệ % Thành thị 63 54,8 Nông thôn 52 45,2 Tổng 115 100 Nhận xét : Đối tượng nghiên cứu sống ở thành thị và nông thôn không có sự khác biệt đáng kể (54,8 và 45,2) 19 Bảng 3.3 . Trình độ học vấn c a đối t ợng nghiên cứu Học vấn Bệnh nhân tăng huyết áp (n = 115) n Tỉ lệ % Đại học, sau đại học 22 19,1 Cao đẳng-Trung cấp 49 42,6 Đối tượng khác 44 38,3 Tổng 115 100,0 Nhận xét : bảng 3.3 cho thấy trình độ học vấn của đối tượng có học thức cao chiếm tỷ lệ thấp (19,1) hơn các đối tượng có trình độ học vấn thấp Bảng 3.4. Nghề nghiệp c a đối t ợng nghiên cứu Nghề nghiệp Bệnh nhân tăng huyết áp (n = 115) n Tỉ lệ % Hưu trí 42 36,5 Công nhân, Viên chức 53 46,1 Nghề nghiệp khác 20 17,4 Tổng 115 100 Nhận xét Bảng 3.4 cho thấy bệnh nhân là công nhân viên chức chiếm tỷ lệ cao hơn hưu trí và nghề nghiệp khác Bảng 3.5. Chỉ số B I c a đối t ợng nghiên cứu BMI Số lƣợng T lệ % > 23 47 40,9 < 23 68 59,1 Tổng 115 100 Nhận xét bảng 3.5 cho thấy chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu có mức độ thừa cân tương đương với nhóm có mức độ cân nặng lý tưởng 20 Bảng 3.6. Hiểu biết và điều trị tăng huyết áp Ch tiêu Nhóm tăng huyết áp (n=115) Số lƣợng Tỷ lệ % Không biết bị THA 38 33,04 Biết, không điều trị 14 12,04 Có điều trị nhưng không kiểm soát được huyết áp 38 33,04 Kiểm soát được huyết áp (<140/90 mmHg) 25 21,74 Nhận xét Tỷ lệ bệnh nhân không biết mình bị tăng huyết áp rất cao (33,04%), nhưng tỷ lệ những người đã biết nhưng không điều trị gì cũng cao (33,04%). Bảng 3.7. Bệnh nhân Tăng huyết áp Tăng huyết áp Số lƣợng T lệ % Gia đình có tiền sử tăng huyết áp 49 42,6 Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 66 57,4 Tổng 115 100 Nhận xét bảng 3.7 cho thây số lượng bệnh nhân có tiền sử gia đình tăng huyết áp khá cao (42,6%) so với bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. 3.2. Liên quan giữa tăng huyết áp và tăng lipid máu Bảng 3.8. Số thành phần lipid rối loạn ở nhóm tăng huyết áp Ch tiêu Nhóm tăng huyết áp (n = 115) Số lƣợng Tỷ lệ % Có rối loạn lipid máu 102 88,69 1 thành phần 26 22,60 2 thành phần 46 48,69 ≥ 3 thành phần 30 26,08 Nhận xét Tỷ lệ bệnh nhân rối loạn 2 thành phần là cao nhất 48,69%, rói loạn trên 2 thành phần là 74,77%, tỷ lệ rối loạn 1 thành phần chỉ có 22,6% - Rối loạn 3 thành phần lipid máu cũng chiếm tỷ lệ cao. 21 Bảng 3.9. ối liên quan giữa tiền sử tăng huyết áp và lipit Ch tiêu Cholesterol P Tăng (n%) Bình thường (n%) Tiền sử tăng huyết áp Không 24(20,86) 25 (21,73) >0,05 Có 42(36,52) 24 (20,86) <0,05 Tổng 66 (57,39) 49(42,61) <0,05 Ch tiêu Triglycerid P Tăng Bình thường Tiền sử tăng huyết áp Không 20(17,39) 29 (25,21) >0,05 Có 30(26,08) 36(31,3) >0,05 Tổng 50(43,47) 65(56,53) > 0,05 Nhận xét bảng 3.9 cho thấy tăng huyết áp liên quan mật thiết đến tăng cholesterol máu, tỷ lệ tăng huyết áp có tăng cholesterol máu là 57,39% so với không tăng là 42,61%. Không liên quan đến tăng triglycerit máu, tỷ lệ tiền sử gia đình tăng huyết áp có tăng triglycerit máu là 43,47% so với không tăng là 56,53%. 3.3. Liên quan giữa tăng lipid máu và một số yếu tố nguy cơ Bảng 3.10. ối liên quan giữa lối sống và cholesterol Lối sống Cholesteron P Tăng (n%) Bình thƣờng (n%) Hút thuốc lá 8(6,95) 5(4,34) <0,05 Ít đi bộ 50(44,62) 34(29,56) <0,05 Stress 5(4,34) 2(1,73) <0,05 Nhận xét bảng 3.10 cho thấy lổi sống có liên quan đến tăng cholesterol máu, bệnh nhân có hút thuốc hoặc ít đi bộ, hoặc bị Stress có lượng Cholesterol tăng hơn bình thường. 22 Bảng 3.11. ối liên quan giữa lối sống và triglyceride Lối sống Triglycerid P Tăng (n%) Bình thƣờng (n%) Hút thuốc lá 10(8,69) 3(2,60) <0,05 Ít đi bộ 49(42,6) 35(30,43) <0,05 Stress 6(5,21) 1(0,86) <0,05 Nhận xét bảng 3.11cho thấy lổi sống có liên quan đến tăng triglycerit máu, bệnh nhân có hút thuốc hoặc ít đi bộ, hoặc bị Stress có lượng triglycerit tăng hơn bình thường. Bảng 3.12. ối liên quan giữa thói quen ăn uống và cholesterol Thói quen ăn uống Cholesterol P Tăng (n%) Bình thƣờng (n%) Thói quen ăn mặn 14(12,17) 14(12,17) > 0,05 Thói quen ăn béo 66(57,39) 21(18,26) <0,05 Nhận xét: bảng 3.12 cho thấy lổi sống có liên quan đến tăng cholesterol máu, bệnh nhân có thói quen ăn béo có lượng Cholesterol tăng hơn bình thường. Bảng 3.13. Liên quan giữa thói quen ăn uống và triglycerid Thói quen ăn uống Triglycerid P Tăng (n%) Bình thƣờng (n%) Thói quen ăn mặn 15(13,0) 13(11,3) >0,05 Thói quen ăn béo 63(54,78) 24(20,86) <0,05 23 Nhận xét bảng 3.13 cho thấy thói quen ăn uống có liên quan đến tăng triglycerit máu, bệnh nhân có thói quen ăn béo có lượng triglycerit tăng hơn bình thường (54,78% so với 20,86%). Bảng 3.14. ối liên quan giữa thói quen ăn uống và tăng huyết áp Thói quen ăn uống Tăng huyết áp P Tăng (n%) Bình thƣờng (n%) Thói quen ăn mặn 25(21,73) 03(2,6) < 0,05 Thói quen ăn béo 65(56,52) 22(19,13) <0,05 Nhận xét bảng 3.14 cho thấy thói quen ăn uống có liên quan đến tăng huyết áp, bệnh nhân có thói quen ăn béo có huyết áp tăng hơn bình thường (56,52% so với 19,13%). 24 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.1 đến bảng 3.5 nói lên đặc điểm nhóm nghiên cứu. Với nhận xét chung, số lượng nghiên cứu có 115 bệnh nhân THA đến khám và điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh Đa khoa và Chuyên khoa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Có nhiều bệnh nhân khám thường xuyên, đã được chẩn đoán THA nhưng cũng có một số bệnh nhân đến kiểm tra sức khoẻ mà tình cờ phát hiện THA và một số bệnh nhân chỉ thấy đau đầu, chóng mặt hoặc tức nhẹ ngực trái đến khám mới phát hiện THA động mạch lần đầu. Các bệnh nhân được khám xét lâm sàng tỷ mỷ, phỏng vấn, đo huyết áp theo đúng quy định, phát hiện các yếu tố nguy cơ, phát hiện biến chứng, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm tim và ổ bụng. Vì mục đích nghiên cứu nên chúng tôi đã loại ra những bệnh nhân nghi ngờ THA thứ phát, suy tim nặng, bệnh van tim. THA là một bệnh có rất ít triệu chứng lâm sàng do bệnh tiến triển thầm lặng, diễn biến từ từ, kéo dài, nên không có bảng các triệu chứng lâm sàng riêng mà các triệu chứng, đặc điểm lâm sàng có ở bệnh nhân là các triệu chứng biểu hiện biến chứng của các cơ quan đích do THA gây nên. 4.1.1. Tuổi và giới của nhóm nghiên cứu Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy tuổi của nhóm THA trung bình là 55,7 ± 7,6, tuổi trên 60 chiếm hơn một nửa (57,4%), tuổi dưới 40 chiếm 7,82%. Theo các nghiên cứu dịch tễ ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tỷ lệ THA tăng nhanh theo tuổi, tuổi càng cao, tỷ lệ THA càng cao. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải năm 2000 cho thấy ở lứa tuổi 16 - 24 tỷ lệ THA trong cộng đồng là 2,78% đến tuổi 35 – 44: 11,88%, từ 55 – 64 tuổi: 38,21%; 65 – 74 tuổi: 46,99% và ở lứa tuổi cao trên 75 tỷ lệ THA là 65,46% [6]. Như vậy tỷ lệ THA chủ yếu ở người có độ tuổi trung bình trở lên, nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với các kết luận của nhiều tác giả khác đã công bố trên thế giới và Việt Nam. Về giới tính, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nam, nữ tương đương ở nhóm THA (50,4% và 49,6%) như ở bảng 3.1. Các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc huyết áp giữa nam và nữ. Tỷ lệ bệnh nhân THA ở cộng đồng theo Phạm Gia Khải [6], [8] và Trần Đỗ Trinh thì nam cao hơn nữ [18]. Sự khác nhau về tỷ lệ THA có ý nghĩa giữa nam và nữ có thể liên quan về gen, về sinh lý học của 25 giới tính, có thể bệnh nhân nữ ở tuổi mãn kinh có rối loạn nội tiết nhiều nên huyết áp tăng hơn. Tỷ lệ THA theo giới khác nhau ở các nghiên cứu đã được công bố có lẽ do độ tuổi chọn mẫu, thông thường ở lứa tuổi trẻ, phụ nữ ít mắc THA hơn nam giới, nhưng ở lứa tuổi sau mãn kinh tỷ lệ THA ở 2 giới không khác nhau. Chính vì thế trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh có độ tuổi trung bình cao (55,7 ± 7,6), nên tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau. Mặt khác đây là mẫu nhỏ, nên không có ý nghĩa về dịch tễ học. 4.1.2. Một số yếu tố liên quan, hiểu biết và điều trị tăng huyết áp Một số yếu tố như vùng địa lý, trình độ học vấn, nghề nghiệp của bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu thể hiện ở các bảng từ 3.3 đến 3.5 cho thấy: Đối tượng nghiên cứu sống ở thành thị và nông thôn không có sự khác biệt đáng kể (54,8% và 45,2%), hiện tại mắc các bệnh tăng huyết áp có rối loạn lipid máu ở các vùng miền không có sự khác biệt đáng kể, các yếu tố nguy cơ gây bệnh là tương đương, ở nông thôn hiện nay điều kiện sống đã được cải thiện nhiều, đều kiện ăn uống đầy đủ, tuy có phần kém hơn ở thành phố nhưng ý thức phòng và chữa bệnh của người nông thôn chưa b ng thành phố, điều này cũng một phần do vấn đề giáo dục, tuyên truyền , truyền thông khu vực nông thôn có thể không tốt b ng thành thị, theo các nghiên cứu dịch tễ của giáo sư Tô Văn Hải và giáo sư Phạm gia khải ở vùng đồng b ng sông hồng cũng cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp, có rối loạn lipid máu ở nông thông ở mức khá cao [3],[6], như vậy vấn đề truyền thông, giáo dục, tuyên truyền cho các vùng miền cần điều chỉnh cho phù hợp. Bảng 3.3 cho thấy trình độ học vấn của đối tượng có học thức cao chiếm tỷ lệ thấp (19,1%) hơn các đối tượng có trình độ học vấn thấp. Đây cũng là một vấn đề cần lưu tâm, những người có trình độ học vấn cao, có ý thức trách nhiệm hơn về cuộc sống của mình, điều này cũng dễ lý giải, những người có học vấn thường đọc nhiều, có nhiều thông tin và thường xuyên cập nhật thông tin nói chung và thông tin y học nói riêng vì vậy họ có những phương pháp phòng bệnh tốt hơn. Bảng 3.4 cho thấy bệnh nhân là công nhân viên chức chiếm tỷ lệ cao hơn hưu trí và nghề nghiệp khác, công nhân viên chức là những người đang công tác và làm việc, công việc của họ có thể khá căng thẳng, đồng thời họ còn phải quan hệ, tiếp xúc xã hội, mặt khác có điều kiện về thu nhập, điều đó khó tránh khỏi tình trạng ăn uống dư thừa, không điều độ, không kiêng cữ, đối ngược với nhóm này, nhóm bệnh nhân hưu trí tuy có lối sống tĩnh tại hơn nhưng họ lại có thời gian cho bản thân, công việc không áp lực, điều kiện tập luyện nhiều 26 hơn vì vậy ở nhóm này và nhóm nghề nghiệp khác có tỷ lệ thấp hơn, tuy nhiên khảo sát của chúng tôi khác với điều tra của giáo sư Phạm Gia Khải và Nguyễn Lân Việt (2003), thấy tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu ở nhóm hưu trí và người cao tuổi cao hơn, có lẽ thời điểm khảo sát khác nhau dẫn đến kết quả có sự chênh lệch [8]. Chỉ số khối cơ thể hiện tại cũng là một yếu tố đã được quy là yếu tố nguy cơ độc lập với các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là rối loạn lipid máu và tăng huyết áp, ở bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể cao trên 23 tức là thừa cân, khi chỉ số BMI trên 25 là béo phì, những bệnh nhân béo đa phần đi đôi với rối loạn lipid máu, rối loạn lipid máu gây lên xơ vữa động mạch, thành mạch của bệnh nhân bị tổn thương, trở nên xơ cứng, có những mảng xơ vữa bám ở thành mạch, rất rễ tách ra khỏi thành mạch gây nên cục máu đông, đi theo các động mạch đến tim, não, thậngây nên các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tắc động mạch thận, phổi là những bệnh lý rất nghiêm trọng, kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra ở bảng 3.5 cho thấy chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu có mức độ thừa cân tương đương với nhóm có mức độ cân nặng lý tưởng (40,9% và 59,1%), như vậy tỷ lệ thừa cân là cao so với các nghiên cứu của tác giả Bùi Đức Long (2009) thấy tỷ lệ thừa cân trong nhóm nghiên cứu bệnh nhân tăng huyết áp có xơ vữa động mạch ở tỉnh Hải dương là 37,45%, có lẽ trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tại bệnh viện ở Hà nội nên có sự chênh lệch với nhóm nghiên cứu ở một tỉnh ngoài. THA là một bệnh lý kéo dài, có tỷ lệ biến chứng liên quan đến tỷ lệ chết do bệnh tim mạch và đột quỵ não cao. Đã có nhiều tiến bộ trong hướng dẫn, chẩn đoán, điều trị, kiểm soát huyết áp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên tỷ lệ hiểu biết về điều trị, nhất là kiểm soát được huyết áp tối ưu (<140/90 mmHg) vẫn còn là vấn đề nan giải cần được quan tâm. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6, chỉ ra tỷ lệ bệnh nhân không biết mình bị THA là 33,4%, biết bị THA nhưng không điều trị gì là 12,4%, biết bị THA nhưng điều trị không thường xuyên, thất thường, không kiểm soát được huyết áp chiếm đa số là 33,4% và chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân THA được điều trị thường xuyên, hiệu quả, kiểm soát huyết áp tốt ở mức huyết áp < 140/90 mmHg là 21,7%. Đây là con số tại bệnh viện, các nghiên cứu dịch tễ khác đã cho thấy tỷ lệ bệnh nhân THA không biết mình mắc bệnh còn cao hơn nhiều [3], [8]. Như vậy với tỷ lệ trên thì mục tiêu kiểm soát huyết áp, ngăn chặn biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong do THA gây nên còn là một chặng đường dài đòi hỏi sự nỗ lực, trách nhiệm của ngành Y tế cũng như toàn xã hội. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải 27 năm 2000 [6], cho thấy tỷ lệ nhận biết và thái độ điều trị THA rất thấp. Trong đó tỷ lệ biết THA chỉ 21,3%, có điều trị 27,09%, không điều trị 72.9%, điều trị không kiểm soát được huyết áp là 80%, điều trị thường xuyên chỉ có 19%, nhưng không rõ có kiểm soát được huyết áp hay không. Nghiên cứu của Bùi Văn Tân 2012 bệnh nhân không biết mình bị THA là 15,57%, biết bị THA nhưng không điều trị gì là 21,6%, biết bị THA nhưng điều trị không thường xuyên, thất thường, không kiểm soát được huyết áp chiếm đa số là 50,27% và kiểm soát huyết áp tốt ở mức huyết áp < 140/90 mmHg là 12,56% [19]. Tỷ lệ biết, có điều trị THA của chúng tôi cao hơn tỷ lệ của tác giả có lẽ là sau các chương trình giáo dục THA, kiến thức của người dân về phòng, chữa bệnh tốt hơn, đồng thời những người đến bệnh viện thường cũng có thể đã biết bị THA. 4.2. TÌNH TRẠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA TĂNG HUYẾT ÁP VÀ TĂNG LIPID MÁU Các chất lipid được xác định về phương diện vật lý bởi tính chất không hòa tan được trong nước, chỉ hòa tan trong các dung môi hữu cơ, về phương diện hóa học bởi sự kết hợp cơ bản giữa 1 alchol (glycerol, sterol mà chất quan trọng nhất là cholesterol) và 1 acid béo(bão hòa hoặc không bão hòa) nhờ có liên kết ester. Vữa xơ động mạch là một bệnh toàn thân. Có hai loại tổn thương cơ bản đặc trưng, đó là mảng vữa xơ rất giàu cholesterol và tổ chức xơ. Những tổn thương này xảy ra ở nội mạc và một phần trung mạc làm hẹp lòng động mạch, cản trở dòng máu đến nuôi dưỡng. Tổn thương đầu tiên của vữa xơ động mạch (VXĐM) là vạch lipid. Đó là những vạch màu vàng nhạt, hơi gồ trên bề mặt nội mạc, tích tụ lipid, chủ yếu là cholesterol este trong các tế bào bọt và dọc các sợi collagen, sợi đàn hồi. Mảng vữa xơ động mạch màu vàng xẫm, dày lên trên nội mạc và một phần trung mạc, có thể bị loét, hoại tử và chảy máu. Kết quả thành mạch xơ cứng, lưu thông máu khó dẫn đến áp lực máu trong lòng mạch tăng lên khi tim co bóp và huyết áp tăng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thể hiện ở bảng 3.8 đến 3.9 cho thấy thông thường ở bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn trên 2 thành phần lipid máu, cụ thể rối loạn 2 thành phần là 48,69% và b ng và trên 3 thành phần là 26,08%, rối loạn 1 thành phần chỉ có 22,6%. Tương tự như nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh và cs 2000 [13], nhưng nghiên cứu của tác giả có các mức tăng của các thành phần lipid thấp hơn, cụ thể 28 tăng 1 thành phần 27,7%, 2 thành phần là 45,25%, trên 2 thành phần là 22,11%. nghiên cứu của Bùi Văn Tân 2010 tăng 1 thành phần là18,17 %, 2 thành phần là 44,13%, trên 2 thành phần là 29,21% [19], tỷ lệ của các tác giả trên cũng tương tự như nghiên cứu của chúng tôi. Bảng 3.9 cho thấy tăng huyết áp liên quan mật thiết đến tăng cholesterol máu, tỷ lệ tăng huyết áp có tăng cholesterol máu là 57,39% so với không tăng là 42,61%. Không liên quan đến tăng triglycerit máu, tỷ lệ tiền sử gia đình tăng huyết áp có tăng triglycerit máu là 43,47% so với không tăng là 56,53%. Như vậy tăng cholesteroliền sử tăng huyết áp và tăng riglyceit không thấy có sự liên quan, nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Bùi Đức Long, thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp chủ yếu tăng ở nhóm bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp[12] 4.3. LIÊN QUAN GIỮA TĂNG LIPID MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Một số yếu tố nguy cơ trong nhóm nghiên cứu thể hiện các bảng trên là hút thuốc, uống rượu thường xuyên, đi bộ và rối loạn lipid, stress có tỷ lệ rất cao. Một số yếu tố nguy cơ khác như béo phì (BMI > 23), ăn mặn tiền sử gia đình tăng huyết áp lên đến 49BN. Một số nghiên cứu về yếu tố nguy cơ, theo nghiên cứu của Tô Văn Hải và cs [5], thấy trong số các yếu tố nguy cơ chính gồm tăng lipid máu, béo phì, ăn mặn, hút thuốc, uống rượu, ĐTĐ, stress. Trong đó tăng cholesterol và triglycerit máu có tỷ lệ 40%, tiếp theo là hút thuốc lá, uống rượu ở nam lần lượt là 55,9% và 52,9% trong khi ở nữ thấp hơn nhiều. Ăn mặn so với người xung quanh, có tỷ lệ chung là 13%, ĐTĐ ở nữ 25,5% và nam là 18%. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải thấy rối loạn chuyển hoá đường ở THA khoảng 11% thấp hơn ngiên cứu của chúng tôi [9]. Nghiên cứu của Bùi Văn Tân 2010 thấy hút thuốc 11,6%, uống rượu thường xuyên 14,1, ĐTĐ 12,1% và rối loạn lipid có tỷ lệ 72,9% [19]. Một số yếu tố nguy cơ khác như béo phì (BMI > 23 - 25) gặp không đáng kể, tỷ lệ tăng lipid máu tương đương với chúng tôi. 4.3.1. Liên quan giữa lối sống và rối loạn lipid máu. Chế độ sinh hoạt và tập luyện đều đặn đóng vai trò quan trọng trong việc khống chế tốt lipid máu của người bệnh, đặc biệt là có tăng huyết áp. Tập luyện giúp đốt bớt mỡ dư thừa trong cơ thể, giảm cân hiệu quả, tăng khả năng đề kháng của cơ thể và còn gián tiếp thông qua việc điều chỉnh được các nguy cơ khác đi kèm như ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đái tháo đường và tăng hoạt tính insulin. Tập 29 ít nhất 30 phút mỗi ngày, tập đều đặn, tất cả các ngày trong tuần, tập đủ mạnh, vừa đủ ra mồ , bỏ những thói quen có hại như bỏ ngay hút thuốc lá vì thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hình thành xơ vữa động mạch của bạn mà còn ảnh hưởng đến rối loạn lipid máu hoặc thông qua các nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái tháo đường Giảm cân nặng nếu thừa cân/béo phì, giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức lí tưởng (BMI từ 19 – 23) và vòng bụng không quá 90 ở nam giới và 80 ở nữ giới, tránh lối sống tĩnh tại, tránh căng thẳngViệc tư vấn, hướng dẫn cho bệnh nhân hiểu biết được là một việc làm cần thiết mà không phải mình bác sỹ hay điều dưỡng có thể làm được mà còn là nhiệm vụ của cả cộng đồng như tuyên truyền, truyền thông, cùng các biện pháp hành chính đi kèm.... Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 3.10, 3.11 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá, đi bộ và stress có liên quan đến tăng cholesterol, và triglycerid máu lổi sống có liên quan đến tăng cholesterol máu, bệnh nhân có hút thuốc hoặc ít đi bộ, hoặc bị stress có lượng cholesterol và triglycerid tăng hơn bình thường (tăng cholesterolchiếm tỷ lệ 6,95%; 44,62%; 4,34%. Tăng triglycerid chiếm tỷ lệ 8,69%; 42;6%; 5,21%). Hút thuốc là là một thói quen xấu, trong khói thuốc là có rất nhiều chất độc hại đói với các thành phần trong máu, gây rối loạn chuyển hóa, rối loạn lipid máu, đường máu và hệ thống động mạch, vận động hàng ngày là một yếu tố không thể thiếu được, các cơ quan, cơ khớp và tuần hoàn được lưu thông, rất hữu hiệu cho việc tiêu hao năng lượng, đốt lượng mỡ thừa trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ tim mạch, cuộc sống vui tươi , loại trừ stress cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tác động không nhỏ của stress, khi cơ thể bị stress, sẽ nẩy sinh ra nhiều gốc tự do, tác động của các gốc tự do gần đây đã được nghiên cứu nhiều, gây nhiều những đột biến cho quá trình sinh lý bình thường của cơ thể. Ngược lại vấn đề hạn chế mỡ động vật và ý thức ăn nhạt của bệnh nhân cũng liên quan đến vấn đề tăng huyết áp và mỡ máu, đây cũng liên quan giữa ăn mặn và tăng các chỉ tiêu lipid máu. 4.3.2. Liên quan giữa thói quen ăn uống và rối loạn lipid máu Bình thường ăn uống là một nhu cầu, cũng là một thú vui, ăn ngon, vừa miệng là nhu cầu chính đáng, nhưng khi mắc bệnh, đề thay đổi cách ăn, khẩu vị ăn uống là một việc làm rất khó khăn. Tuy ý thức phòng, chữa bệnh của bệnh nhân đã được cải thiện nhiều do sự hiểu biết, do các chương trình tuyên truyền phòng bệnh, 30 do thông tin được thông suốt, rông rãi nhưng số người có đủ đức tính kiên trì, chấp nhận thay đổi khẩu vị, thói quen, nhu cầu ăn uống là không cao. Thông thường bệnh nhân chấp hành rất tốt chế độ ăn khi bệnh nặng, trong thời gian điều trị, khi bệnh tiến triển tốt, sức khỏe tốt họ lại quay lại thói quen ăn uống không khoa học nhưng hợp khẩu vị. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 3.12 đến 3.14 cho thấy thói quen ăn uống có liên quan đến tăng lipid máu (thói quen ăn béo liên quan đến tăng cholesterol máu và triglycerid là 57,17% và 54,78% với p< 0,05). Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của hiều tác giả trong và ngoài nước.. Hiểu biết về chế độ ăn là một việc làm khó, đòi hỏi từ hai phía bệnh nhân và thầy thuốc, trước hết là tính kiên trì, ý thức phòng, chữa bệnh của bệnh nhân phải tốt, tiếp sau đến là thấy thuốc và tuyên truyền của các cơ quan chức năng, khảo sát sự hiểu biết và ý thức, nhận thức của bệnh nhân là một việc làm cần thiết, kết quả thu được sẽ là b ng chứng, đồng thời cũng là một lời cảnh báo cho bệnh nhân cũng như cho thầy thuốc không thể lơ là việc tư vấn, tuyên truyền cho bệnh nhân chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện để phòng và chữa bệnh. Chúng ta những người thầy thuốc, nhất là các điều dưỡng viên cần phải hiểu tháu đáo, tầm quan trọng của vấn đề, phát huy hơn nữa trách nhiệm của mình, tư vấn, thuyết phục BN và gia đình để họ có phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp có rối loạn lipid máu tốt nhất. 31 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 115 bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, chúng tôi thấy: 1. Đ c điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn về tỷ lệ rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp, trình độ học vấn có ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn lipid máu. Tỷ lệ những người thừa cân trong tăng huyết áp có rối loạn lipid máu hiện tại ở mức cao (40,9%). Số người không biết mình bị tăng huyết áp khi đến khám bệnh rất cao (33,04%), và số người kiểm soát được huyết áp mục tiêu là thấp (21,74%). 2. Tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp - Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu ở nhóm tăng huyết áp là rất cao (88,69%), rối loạn 2 thành phần là cao nhất 48,69%, rối loạn từ 2 thành phần trở lên là 74,77%, tỷ lệ rối loạn 1 thành phần chỉ có 22,6% . - Tỷ lệ tăng huyết áp có tăng cholesterol máu là 54,78% so với không tăng là 45,52%. Không liên quan đến tăng triglycerid máu, tỷ lệ tiền sử gia đình tăng huyết áp có tăng triglycerit máu là 43,47% so với không tăng là 56,53%. 3. Liên quan giữa tăng lipid máu và một số yếu tố nguy cơ - Lối sống có liên quan đến tăng cholesterol máu và triglycerit máu,bệnh nhân có hút thuốc hoặc ít đi bộ, hoặc bị Stress có lượng cholesterol và triglycerid tăng hơn bình thường - Thói quen ăn uống có liên quan đến tăng cholesterol và triglycerid máu, bệnh nhân có thói quen ăn béo có lượng cholesterol và triglycerid máu tăng hơn bình thường (57,39%; 54,78% so với 18,26;% 20,86%, p<0,05). 32 KHUYẾN NGHỊ 1. Tăng cường giáo dục b ng nhiều biện pháp cho bệnh nhân nói chung, bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu nói riêng kiến thức về chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp với tình trạng bệnh. 2. Các bác sỹ, đặc biệt là các điều dưỡng viên công tác tại khoa khám bệnh cần thường xuyên cập nhật các khuyến cáo về rối loạn lipid máu. Tăng cường hơn nữa việc tư vấn, giải thích, thuyết phục bệnh nhân chấp hành nghiêm chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1 Đào Duy An (2007), Tăng hu t áp thầm ặng nh th nào?, Y học ngày nay 2007. 2 Tô Văn Hải và cs (2002), i u tra THA ộng m h ộng ồng Hà Nội, Kỷ yếu toàn văn các đề tài NCKH, đại hội tim mạch toàn quốc 2002, tr. 105 - 11. 3 Tô Văn Hải và cs (2002), Cá u t ngu ơ ng ời nh THA vô ăn t i khoa tim m h nh vi n Thanh Nhàn, Kỷ yếu toàn văn các đề tài NCKH, đại hội tim mạch toàn quốc 2002, tr. 112 – 18. 4 Phạm Gia Khải (2000), ặ iểm h tễ họ nh THA t i Hà Nội, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, đại hội tim mạch toàn quốc 2000, tr. 258 - 81. 5 Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cs (2002), i u tra h tễ THA và á u t ngu ơ t i 12 ph ờng nội thành Hà Nội, Kỷ yếu toàn văn các đề tài NCKH, đại hội tim mạch toàn quốc 2002, tr. 642 - 61. 6 Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cs (2003), Tần su t THA và á u t ngu ơ á tỉnh mi n ắ Vi t Nam năm 2001- 2002, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, tr. 9 - 34. 7 Phạm Gia Khải, Nguyễn Thị Dung (1994), Góp phần nghiên ứu m i t ơng quan giữa hỉ s kh i ơ th t trái trên siêu m tim và i n tim ồ - X quang trong hẩn oán ầ th t trái o tăng hu t áp vô ăn, Công trình nghiên cứu khoa học 1993 - 1994, Bệnh viện Bạch Mai, tập 1, tr. 32 - 42. 8 Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2001), Xét nghi m sử ụng trong lâm sàng, NXB Y học. 9 Nguyễn Phú Kháng (2002), Tăng hu t áp, Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản QĐND, tr. 170 - 81. 10 Bùi Đức Long (2007), Nghiên ứu tỷ và á u t ngu ơ ủa tăng hu t áp t i tỉnh Hải D ơng, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân Y 2007. 11 Huỳnh Văn Minh và cs (2000), R i o n Lipit máu nh nh n THA tiên phát, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, đại hội tim mạch toàn quốc 2000, tr. 248 - 57. 12 Huỳnh Văn Minh và cs (2006), Khu n áo ủa hội tim m h Vi t Nam v i u tr , ự phòng tăng hu t áp ng ời ớn, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá 2006- 2010, Nhà xuất bản Y học, tr. 1- 51. 13 Hội Tim mạch học Việt Nam (2008), Khu n áo 2008 ủa Hội Tim m h họ Vi t Nam v hẩn oán, i u tr , ự phòng tăng hu t áp ng ời ớn, tr 235 - 91. 14 Đặng Vạn Phước và cs (2008), Khu n áo 2008 ủa hội Tim m h họ Vi t Nam v hẩn oán và i u tr r i o n ipi máu, tr 476 - 92. 15 Trần Đỗ Trinh (1998), Cá u hi u võng m trong nh tăng hu t áp, Tạp chí tim mạch học, tr. 28 - 31. 16 Trần Đỗ Trinh (1992), Tóm tắt áo áo tổng k t ông tr nh i u tra h tễ họ nh tăng hu t áp Vi t Nam, Y học Việt Nam, số 2, tập 162, tr. 12 - 14. 17 Bùi Văn Tân (2010), nghiên cứu sự biến đổi sức căng cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát b ng siêu âm sức căng cơ tim, luận án tiến sỹ y học. 18 Phạm Nguyễn Vinh (2006), B nh họ tim m h, Nhà xuất bản Y học, tr. 229 - 84. 19 Nguyễn Lân Việt, Đặng Vạn Phước (2008), Những p nh t v i u tr tăng hu t áp hi n na , Chương trình tim mạch sau đại học lần thứ 26. Tiếng Anh 20 JNC VI. (1997), “The sixth Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure ” (bản dịch tiếng Việt). 21 JNC VII. (2003), “The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure ” (bản dịch tiếng Việt). PHỤ LỤC 1 BỆNH VIỆN 108 KHOA KHÁM BỆNH HỒ SƠ BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU Bệnh nhân tăng huyết áp. MSK. 1. Bệnh sử và các ch tiêu nhân trắc 1.1. Họ và tên:1.2. Tuổi: 1.3. Giới tính: 1. Nam [ ] 2. Nữ [ ] 1.4. Nghề nghiệp: .. 1.5. Trình độ văn hoá: .. 1.6. Địa chỉ: .. 1.7. Chiều cao: .................. cm 1.8. Cân nặng: ................ kg 1.9. Tiền sử gia đình, bản thân có THA: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 2.0.Tiền sử tăng mỡ máu: : 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 2.1. Hút thuốc lá: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 1.7. Thích ăn ngọt: 1.Có: [ ] 2. Không [ ] 1.8. Ăn mặn: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 1.9. Đi bộ: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 1.10. Stress: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 1.11. VB: cm 1.12. VM: cm 1.13. Đo huyết áp: 1. tối đa2. Tối thiểummHg 2. Xét nghiệm sinh hoá máu (mmol/l): 2.2. Cholesterol: .. 2.3. Triglicerit . 2.4. LDL – C 2.5. HDL – C 3. Qúa trình điều trị: Tên thuốc Hàm lượng Số lượng viên/ngày 3.1. 3.2. 4. Hiểu biết, ý thức về chế độ ăn: 4.1. Có hiểu biết về chế độ ăn: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.2. Hiểu biết được nhờ : 1. thấy thuốc □ 2. đọc sách □ 4.3. Ăn nhạt : 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.4. Ăn tăng rau quả 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.5. Hạn chế mỡ động vật 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.6. Đi bộ, vận động nhẹ nhàng 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.7. Hạn chế bia rượu 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.8. Giảm cân 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.9. Thích ăn ngọt 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 5. Tổn thƣơng tim : 1. Có: [ ] 2. Không [ ] Ngà tháng năm 2012 Người lập phiếu Đỗ Thuý Ngọc PHỤ LỤC 2 K THUẬT ĐO HUYẾT ÁP Các bƣớc tiến hành 1. Điều dưỡng rửa tay, đội mũ. 2. Chuẩn bị dụng cụ: Nhiệt kế, đồng hồ đếm mạch, gối kê tay, huyết áp, ống nghe, gạc miếng để lau nhiệt kế, khăn bông để lau hố nách, bút hai màu (đỏ – xanh), phiếu theo dõi, hồ sơ bệnh án, cốc đựng dung dịch sát khuẩn đáy có lót gạc. 3. Chuẩn bị người bệnh: thông báo, giải thích, để người bệnh n m nghỉ 10 – 15 phút trước khi thực hiện. 4. Giao tiếp với người bệnh. 5. Kiểm tra huyết áp, ống nghe, chọn băng huyết áp phù hợp, bộc lộ cánh tay. 6. Đặt máy đo huyết áp ngang mức tim, quấn băng trên nếp gấp khuỷu tay 3 – 5cm, kiểm tra băng lỏng hay chặt. 7. Khóa van, đặt ống nghe vào hai tai, tìm động mạch và đặt ống nghe. 8. Một tay bắt mạch quay, một tay bơm hơi cho đến khi không sờ thấy mạch đập, bơm thêm 30mmHg. 9. Mở van từ từ đồng thời ghi nhận tiếng đập đầu tiên và đến tiếng đập cuối cùng) 10. Xả hết hơi, tháo băng huyết áp, xếp máy gọn gàng. 11. Cho người bệnh n m lại tư thế thoải mái. 12. Thông báo kết quả và ghi phiếu theo dõi. K THUẬT LẤY MÁU LÀM XÉT NGHIỆM Các bƣớc tiến hành Điều dưỡng đội mũ, rửa tay, đeo khẩu trang. 2 Nhận định toàn trạng NB (tỉnh, mê, kích động), thông báo, động viên để họ yên tâm hợp tác hoặc báo cho gia đình họ (nếu NB không tỉnh), hỏi NB đã nhịn ăn chưa?, nhận định vị trí sẽ lấy máu (da, lông...) có bị dị ứng, tổn thương không. 3 Chuẩn b dụng cụ: Bơm kim tiêm thích hợp, hộp bông cầu, cồn 700 khay chữ nhật, găng tay, kẹp kose, ống cắm kìm, gối kê tay, dây cao su, ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, giấy xét nghiệm, khay hạt đậu, hộp đựng vật sắc nhọn, phiếu chăm sóc. 4 Để người bệnh tư thế phù hợp, bộc lộ vùng lấy máu, chọn tĩnh mạch, đặt gối kê tay phía dưới. 5 ĐD đi găng, buộc dây cao su trên vùng lấy máu từ 3 – 5cm. 6 Sát khuẩn vị trí lấy máu từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc 2 lần, điều dưỡng sát khuẩn tay nhanh. 7 Một tay căng da, một tay cầm bơm tiêm, đâm kim chếch 300 so với mặt da vào tĩnh mạch thấy máu trào ra, tháo dây cao su. 8 Rút từ đủ số lượng máu theo yêu cầu, theo dõi sắc mặt NB. 9 Rút kim, đặt bông cồn ấn nhẹ nơi lấy máu. 10 Tháo kim, bơm máu nhẹ nhàng vào thành ống nghiệm, bỏ kim tiêm vào hộp sắc nhọn, lắc nhẹ ống máu (nếu có chất chống đông). 11 Giúp NB về tư thế thoải mái, dặn những điều cần thiết. 12 Thu dọn dụng cụ và xử lý theo quy đinh, tháo găng, rửa tay, ghi phiếu chăm sóc, gửi bệnh phẩm đến xét nghiệm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00149_6054.pdf
Luận văn liên quan