MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM.
1.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM .8
1.1.1 lịch sử hình thành và phát triển 8
1.1.2 thông tin chung về công ty .9
1.1.3 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 10
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ . . 11
- Hệ thống tổ chức bộ máy của công ty CP nội thất Hoàng Lâm 11
1.3. CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÔNG TY .11
- Quy trình sản xuất sản phẩm .13
+ Quy trình sản xuất tủ . 13
1.4. CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 14
1.5. HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY . .15
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty . . .17
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM
2.1. Đặc điểm NVL tại công ty CP nội thất Hoàng Lâm 18
2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty 18
2.1.2. Tính giá nguyên vật liệu tại công ty .19
2.1.2.1 Đối với nguyên vật liệu nhập kho . 19
2.1.2.2 Đối với nguyên vật liêuh xuất kho . .20
2.2. ĐẶC ĐIỂM LUÂN CHUYỂN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM . 20
2.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM 21
2.3.1. kế toán chi tiết NX NVL Taih Công ty .24
2.3.2. Luân chuyển chứng từ xuất nguyên vật liệu 24
2.3. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM . 25
2.5.1.Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu .42
2.5.2. Kế toán kết quả kiểm kê kho nguyên vật liệu 42
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM.
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN 43
3.1.1. Ưu điểm .43
3.1.2. Nhược điểm .46
3.1.3. Biện pháp và kiến nghị đề xuất .47
3.2. Các giải pháp kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm. 48
3.2.1. Về công tác quản lý nguyên vật liệu .48
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán. 49
KẾT LUẬN. 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU . 5
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các phương diện kinh tế, văn hóa và xã hội. Nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển tốt với nhịp độ tăng trưởng vững chắc, khắc phục và ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội. Do đó, uy tín và vị thế của Việt nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố.
Thực hiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới các doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đã có sự phát triển vượt bậc. Sau những năm đổi mới nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đối với các doanh nghiệp nước ta hiện nay, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì buộc phải giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời nâng cao mẫu mã và chất lượng sản phẩm, sử dụng yếu tố đầu vào một cách hợp lý và có hiệu quả.
Trong hàng loạt các chính sách kinh tế mới của Đảng và Nhà nước, giữ vai trò quan trọng phải kể đến sự đổi mới về cơ chế quản lý, nguyên tắc quản lý tài chính, về chế độ hạch toán kế toán và các luật thuế mới đây là những nhân tố thúc đẩy sản xuất trong nước ngày càng phát triển. Hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Hạch toán kế toán có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý kinh doanh, là công cụ quan trọng phục vụ điều hành và quản lý các hoạt động trong các đơn vị, điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân. Để đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tế mới hiện nay, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp là rất cấp thiết giúp doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính, về sản xuất kinh doanh và đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán tại Công ty. Đặc biệt là công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu. Thấy được tầm quan trọng của nguyên vật liệu trong sản xuất nên trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm em đã chọn đề tại: “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm” nhằm đi sâu và tìm hiểu về công tác kế toán nguyên vật liệu.
Báo cáo thực tập chuyên đề gồm 3 phần:
Chương I: Đặc điểm và tình hình chung tại Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm.
Chương II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm.
Chương III: Nhận xét kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm.
Do thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến của các thầy cô giáo và các cán bộ nghiệp vụ ở Công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ban quản lý, bộ phận kế toán Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm cùng Thạc sĩ Bùi Thị Chanh đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo.
Hà Nội, Ngày 22 Tháng 04 Năm 2011
Sinh viên thực hiện.
TRẦN THỊ HẰNG
73 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4406 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t
Chứng từ gốc
Sổ ,thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Sổ nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối phát sinh
Ghi chú : Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đố chiếu
Sơ đồ số 3 :Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty:
- Áp dụng quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/ 01/ 2010 đến ngày 31/ 12/ 2010.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang Việt Nam đồng: Theo tỷ giá ngân hàng thông báo tại thời điểm hạch toán(dùng tỷ giá thực tế).
- Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Theo phương pháp giá thực tế đích danh.
- Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp song song
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM
ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM
2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu.
Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm là một doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa là đồ nội thất. Với đặc điểm riêng của sản phẩm mà trong quá trình sản xuất Công ty sử dụng tương đối ít chủng loại nguyên vật liệu như: gỗ sồi, gỗ công nghiệp, kính…cùng các vật liệu phụ khác như vecni, đinh, nhám, giáp, vôi…
Để tiến hành sản xuất sản phẩm, Công ty phải sử dụng tương đối ít chủng loại nguyên vật liệu do tính đồng chất của sản phẩm. Các sản phẩm của Công ty như bàn, ghế, tủ, vách ngăn văn phòng,…phục vụ nhu cầu trang trí nội thất và các nhu cầu thiết yếu khác. Tuy nhiên, để quản lý được chặt chẽ, hạch toán được chính xác tình hình nhập xuất vật liệu, tồn kho vật liệu đảm bảo kịp thời vật liệu phục vụ cho sản xuất, Công ty đã tiến hành phân loại vật liệu như sau:
Nguyên vật liệu chính: Các loại gỗ công nghiệp
Vật liệu phụ: Vecni, vôi, nhám, keo, đinh, ốc…
Phế liệu thu hồi: Các loại vật liệu thu hồi trong quá trình sản xuất không tái sử dụng hoặc không tận dụng để làm gỗ ép.
Cũng do chủng loại nguyên vật liệu sử dụng tương đối ít nên Công ty chỉ phân nhóm theo chức năng của nguyên vật liệu đó tới sản phẩm mà không mã hóa cho các loại nguyên vật liệu. Công ty đều sử dụng tài khoản 152 để theo dõi cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Do vậy khi hạch toán chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu, kế toán ghi tên nguyên vật liệu bên cạnh tài khoản sử dụng.
TK 1521 – Gỗ công nghiệp.
2.1.2. Tính giá nguyên vật liệu.
2.1.2.1. Đối với nguyên vật liệu nhập kho.
Nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất sản phẩm ở Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm chủ yếu là mua ở trong nước và đa số là mua ngoài. Nguyên vật liệu tại Công ty được tính theo nguyên tắc giá thực tế ( giá gốc) theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán hiện hành. Vì vậy giá thực tế của vật liệu được tính bằng giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào ( Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) cộng với chi phí vận chuyển, bốc dỡ và trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng ( nếu có), việc phản ánh thanh toán được theo dõi trên các tài khoản:
Để đánh giá nguyên vật liệu được chính xác và thống nhất, hàng ngày kế toán sử dụng giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho để ghi sổ.
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được tính theo công thức sau:
Giá thực tế Giá mua ghi Các chi phí Các khoản chiết
NVL nhập = trên HĐ + thu mua - khấu thương
nhập kho (chưa có thuế) thực tế mại (giảm giá)
Chi phí thu mua thực tế bao gồm các chi phí trong quá trình thu mua vật liệu: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí kiểm nhận nhập kho…Và cũng tùy theo hợp đồng kinh tế đã ký kết với nhà cung cấp mà các loại chi phí thu mua có thể được cộng hoặc không được cộng vào giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho. Nếu chi phí vận chuyển do bên bán chịu thì trị giá thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho không bao gồm chi phí vận chuyển.
Trường hợp vật liệu giao tại kho của Công ty, trong giá mua ( giá thanh toán với người bán chưa có thuế GTGT) đã bao gồm cả chi phí vận chuyển thì :
Giá thực tế Giá mua ghi
NVL = trên HĐ
nhập kho ( chưa có thuế GTGT)
2.1.2.2. Đối với nguyên vật liệu xuất kho.
Khi xuất kho nguyên vật liệu kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp gía đích danh. Cụ thể, toàn bộ nguyên vật liệu sử dụng ở Công ty được thủ kho theo dõi trên Thẻ kho, trên cơ sở theo dõi cả về mặt số lượng và mặt giá trị của từng lần nhập. Nguyên vật liệu thuộc lô hàng nhập nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho, đơn giá mua thực tế của lô hàng đó lúc nhập kho để tính ra giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho.
ĐẶC ĐIỂM LUÂN CHUYỂN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và dự trữ ( cung cấp trực tiếp cho sản xuất hoặc dự trữ cho các đơn hàng của khách hàng), Công ty tiến hành lập kế hoạch thu mua. Việc thu mua này được tiến hành nhanh chóng do các nhà cung cấp chủ yếu nằm gần địa bàn mà Công ty đang hoạt động và là nhà cung cấp quen thuộc. Công ty thường thu mua nguyên vật liệu của các nhà cung cấp lớn, uy tín, đảm bảo chất lượng nguyên liệu, cũng có khi Công ty thu mua của các nhà cung cấp gỗ tư nhân với khối lượng từ 13 – 15 m3. Khi có đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài, Công ty có thể sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng là dùng gỗ nhập trong nước hoặc sử dụng gỗ do chính khách hàng cung cấp.
Nguyên vật liệu khi mua về, sau khi đã được kiểm nghiệm, đủ điều kiện theo hợp đồng kinh tế đã ký kết được tiến hành nhập kho.
Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà kho với diện tích đủ lớn, thoáng mát. Công ty đã xây dựng một hệ thống kho tàng bảo quản gồm 2 kho: kho 1 chứa gỗ, kho 2 chứa vật liệu phụ khác. Kho 1 có diện tích lớn nhất, tiếp đến là kho 2 với diện tích nhỏ vừa đủ để chứa các loại vật liệu với số lượng ít. Các kho được nối liền với nhau và ngăn cách bằng một bức tường gạch. Mỗi kho được thiết kế một cửa rộng và cao, thuận tiện cho việc vận chuyển nhập xuất kho nguyên vật liệu. Nền nhà kho được xây cao hơn nền đất ngoài trời và làm bằng xi măng rắn chắc, khô ráo. Mái nhà kho được lợp blu chặt chẽ giúp bảo quản nguyên vật liệu trước thời tiết khắc nghiệt.
Tất cả các kho đều do một thủ kho trực tiếp theo dõi. Hệ thống thiết bị trong kho tương đối đầy đủ nhất là khi nguyên vật liệu của Công ty là chất dễ cháy gồm cân, xe đẩy, các thiết bị phòng chống cháy nổ… nhằm bảo đảm an toàn một cách tối đa cho nguyên vật liệu trong kho.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM.
Cùng với sự phát triển mạnh của sản xuất và công tác quản lý toàn doanh nghiệp nói chung, công tác quản lý nguyên vật liệu nói riêng đã có nhiệu sự tiến bộ. Kế hoạch sản xuất của Công ty phần lớn phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ sản phẩm. Người quản lý Công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xác định những nhu cầu về nguyên vật liệu cung cấp và dự trữ trong kỳ kinh doanh. Đồng thời, cũng căn cứ vào kế hoạch tài chính và khả năng cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho Công ty để lập các phương án thu mua nguyên vật liệu. Công tác quản lý nguyên vật liệu ở Công ty được thực hiện ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng.
Ở khâu thu mua: Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của Công ty là đồ nội thất ( sản phẩm có tính đồng chất cao) nên việc thu mua nguyên vật liệu với các chủng loại khác nhau và đòi hỏi cao về chất lượng. Tất cả các nguyên vật liệu của Công ty đều được đặt mua theo kế hoạch do phòng sản xuất xây dựng. Nguyên vật liệu trước khi nhập kho đều được kiểm tra chặt chẽ về mặt số lượng, chất lượng và chủng loại. Do nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm là gỗ nên thị trường thu mua chủ yếu là trong nước. Do vậy Công ty luôn chủ động trong việc cung ứng nguồn nguyên vật liệu đầu vào phục vụ kịp thời và đầy đủ cho công tác sản xuất.
Ở khâu bảo quản: Do số lượng chủng loại nguyên vật liệu không nhiều song đòi hỏi độ bền của sản phẩm sản xuất nên việc đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu không những được chú trọng ở khâu thu mua mà còn được hết sức chú ý ở khâu bảo quản. Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống lò sấy gỗ tương đối rộng rãi, đảm bảo chât lượng nhằm cung cấp những tấm gỗ với chất lượng đạt chuẩn và sản xuất ra những sản phẩm với chất lượng tốt, độ bền sản phẩm cao, giúp Công ty mở rộng thị phần trong nước cũng như nâng cao uy tín của Công ty ra thị trường nước ngoài.
Ở khâu dự trữ: Tất cả các nguyên vật liệu trong Công ty đều được xây dựng định mức dự trữ tối đa, tối thiểu. Các định mức này được lập bởi các cán bộ trong phòng quản lý sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn đồng thời cũng tránh tình trạng mua nhiều dẫn đến ứ đọng nguyên vật liệu từ đó dẫn đến ứ đọng vốn.
Ở khâu sử dụng: Do chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất nên để tiết kiệm nguyên vật liệu, Công ty đã cố gắng hạ thấp định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tận dụng tối đa nguyên vật liệu thừa mà vẫn đảm bảo chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. Việc sử dụng nguyên vật liệu tại các phân xưởng được quản lý theo định mức. Công ty khuyến khích các phân xưởng sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hiệu quả và có chế độ khen thưởng thích hợp cho các phân xưởng sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Việc xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu do phòng quản lý sản xuất đảm nhận và trực tiếp thực hiện. Phòng quản lý sản xuất thực hiện kiểm tra và xây dựng định mức cụ thể chi tiết cho từng loại mặt hàng. Công tác xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu được tiến hành dựa vào các căn cứ kinh tế, kỹ thuật sau:
Căn cứ vào định mức của ngành.
Căn cứ vào thành phần và chủng loại sản phẩm.
Căn cứ vào việc thực hiện định mức của các kỳ trước.
Tham khảo kinh nghiệm của các công nhân sản xuất lành nghề trong Công ty.
Dựa vào các căn cứ trên, phòng quản lý sản xuất tiến hành xây dựng hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của Công ty. Với nhiều chủng loại, đơn đặt hàng, mẫu mã sản phẩm khác nhau có thể theo từng sản phẩm hoặc theo từng đơn đặt hàng mà Công ty đều có một hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu.
Để tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất một cách chặt chẽ, sau khi phòng quản lý sản xuất đã nghiên cứu và xây dựng định mức, giám đốc Công ty xem xét và ký duyệt bảng định mức vật tư dùng cho sản xuất. Công nhân sản xuất dựa vào bảng định mức, áp dụng cho từng sản phẩm.
Tuy trong quá trình hạch toán, nguyên vật liệu của Công ty không được chi tiết hoá theo tài khoản để hạch toán nhưng trong công tác quản lý, dựa trên vại trò và tác dụng của chúng trong sản xuất, nguyên vật liệu của Công ty được phân thành các loại sau:
Nguyên vật liệu chính: Gỗ công nghiệp
Vật liệu phụ: Kính, nhám, giáp, vôi, keo dán gỗ…
Phế liệu thu hồi: mùn cưa, gỗ vụn…
Cách phân loại như trên giúp cho quá trình quản lý và kiểm tra hạch toán nguyên vật liệu được thuận tiện hơn, nói chung là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa xây dựng Sổ danh điểm nguyên vật liệu và việc đặt mã hiệu để quản lý vật tư nên gây nhiều khó khăn cho hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Đặc biệt Công ty chưa có tài khoản để theo dõi phế liệu thu hồi sau quá trình sản xuất, phế liệu của Công ty không được phản ánh trên sổ sách. Những điều này khiến cho công tác quản lý bị phân tán, dễ xảy ra nhầm lẫn, mất mát.
Theo quy định của Công ty, việc kiểm kê nguyên vật liệu được thực hiện thành 4 lần trong năm vào cuối mỗi quý. Việc kiểm kê được tiến hành ở tất cả các kho nguyên vật liệu nhằm phát hiện và xử lý chênh lệch giữa tồn tại kho thực tế và số tồn sổ sách và để đảm bảo hạch toán chính xác vật liệu Công ty phải tiến hành kiểm kê và ghi kết quả cuộc kiểm kê đó.
Biên bản kiểm kê được lập và sao thành 3 bản:
Một bản ( gốc) giao phòng quản lý sản xuất lưu để đối chiếu.
Một bản ( sao) do phòng kế toán lưu.
Một bản cuối Thủ kho lưu.
Kế toán chi tiết nhập xuất nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Nội Thất Hoàng Lâm.
Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu là việc kết hợp giữa kho và phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi chặt chẽtình hình biến động của nguyên vật liệu.
Chứng từ kế toán công ty đang sử dụng :
Công ty đang sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết vật liệu. Thực tế ở công ty chứng từ kế toán được dử dụng trong phần hành kế toán nguyên vật liệu bao gồm:
phiếu nhập kho (mẫu 01-VT)
Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT)
Biên bản kiểm nghiệm vật tư(mẫu 03-VT)
Hóa đơn GTGT (mẫu số 01-GTKT-3LL)
…………………………………….
Bên cạnh những chứng từ đó thì những sổ kế toán chi tiết mà công ty dùng là:
- Thẻ kho (Mẫu số S12-DN)
Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ (mẫu số S10-DN)
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu ( Mẫu số 07 – VT )
Nội dung và phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được tiến hành như sau :
Tại kho : thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu về mặt số lượng .Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư. Cuối tháng , thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập ,xuất tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm vật tư.
Tại phòng kế toán : kế toán vật tư mở thẻ kế toán chi tiết vật tư cho từng danh điểm vật tư tương ứng với thẻ kho chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị.
Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận được chứng từ nhập , xuất kho do thủ kho chuyển đến kế toán vật tư phải kiểm tra đối chiếu và ghi vào thẻ chi tiết nguyên vật liệu tính ra số tiền. Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập xuất vào các thẻ kế toán chi tiết vật tư có liên quan . Cuối tháng tiến hành cộng thẻ và đối chiếu với thẻ kho.
Trích một số nghiệp vụ kế toán liên quan đến việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu:
Công ty CP nội thất Hoàng Lâm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Địa chỉ :535 Lạc Long Quân,Tây Hồ ,Hà Nội
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ NHẬP VẬT TƯ
Họ và tên: Nguyễn Văn Biên
Bộ phận công tác: Phòng kế hoạch
Lý do: Sản xuất tủ
STT
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng
Ghi chú
01
Gỗ Công Nghiệp
m3
159
02
…..
….
………
Kính mong lãnh đạo xem xét và duyệt.
Trưởng phòng KT-KH
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu số 01: Hóa đơn giá trị gia tăng.
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số 01 GTKT-3LL
Liên 2: Giao cho khách hàng CU/2010N
Ngày 02 tháng 12 năm 2010 0013478
Đơn vị bán hàng: Xí nghiệp cung ứng gỗ Bình Minh
Địa chỉ: Việt trì, Phú Thọ
Điện thoại: MS
Số tài khoản:
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thanh Duyên
Đơn vị mua hàng: Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm
Địa chỉ: số 535 đường Lạc Long Quân, Xuân La, Tây Hồ ,Hà Nội
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS: 0102752143
STT
Tên hàng hóa
dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 =1x2
01
Gỗ công nghiệp
m3
159
17.000.000
2.703.000.000
Cộng tiền hàng
2.703.000.000
Thuế suất GTGT
270.300.000
Tổng tiền thanh toán
2.973.300.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai tỷ chin trăm bảy mươi ba triệu ba trăm nghìn đồng chẵn./
Người mua hàng
(Ký,họ tên)
Người bán hàng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị(Ký,đóng dấu, họ tên)
Hóa đơn GTGT chỉ được thủ kho chấp nhận khi ghi đầy đủ và chính xác các thông tin: Tên Công ty, địa chỉ, mã số thuế,số tài khoản…của bên mua cũng như bên bán, có đầy đủ dấu và chữ ký của giám đốc hoặc đại diện bên bán, hóa đơn phải ghi đúng, tính đúng số lượng hàng, đơn giá, thành tiền, thuế suất giá trị giá tăng. Nếu có gì sai sót bên bán phải thực hiện việc hủy hoặc điều chỉnh hóa đơn, đồn thời phải trả lại hóa đơn bán hàng khác cho Công ty.
Khi nguyên vật liệu đã chuyển đến Công ty, Công ty tiến hành lập Biên bản kiểm nghiệm vật tư như sau:
Mẫu số 02: Biên bản kiểm nghiệm vật tư.
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ
Ngày 02 tháng12 năm 2010
Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 0013478 ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Xí nghiệp cung ứng gỗ Bình Minh.
Biên bản kiểm nghiệm gồm:
- Ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng phòng
- Ông Phùng Hữu Chuyên - Ủy viên
- Bà Dương Thị Hà - Ủy Viên
Đã kiểm nhận các loại:
TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư
Phương thức kiểm nghiệm
Đơn vị tính
Kết quả kiểm nghiệm
Ghi chú
Số lượng đúng quy cách
Số lượng sai quy cách
1
Gỗ công nghiệp
Đo
m3
159
0
- Ý kiến ban kiểm nghiệm:
Giá Gỗ công nghiệp : ghi trên HĐ là : 17.000.000 đ/m3
Ủy Viên Ủy viên Trưởng ban (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Biên bản kiểm nghiệm chính là cơ sở để làm thủ tục nhập kho. Phiếu nhập kho là chứng từ gốc phản ánh tình hình tăng nguyên vật liệu do mua ngoài.
Mẫu số 03: Phiếu nhập kho.
CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM
Mẫu số 01 - VT (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 02 tháng 12 năm2010
Số: 1502
Nợ:152
Có:112
Họ và tên người giao: công ty cung ứng gỗ Bình Minh
Theo Theo HĐ GTGT số 0013478 ngày 02 tháng 12 năm 2010.
của………………………………………………………………………………………………………………………………....
Nhập tại kho: Công ty cổ phần Nội Thất Hoàng Lâm .địa điểm:.
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách,phẩm chất vật tư, dụng cụsản phẩm, hàng hoá
Mãsố
Đơnvịtính
Số lượng
Đơngiá
Thànhtiền
Theochứng từ
Thựcnhập
A
B
C
D
1
2
3
4=3*2
1
Gỗ công nghiệp
CN1
m3
159
159
17.000.000
2.703.000.000
Cộng:
2.703.000.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai tỷ bảy trăm linh ba triệu đông chẵn
……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………..………………...…………
Số chứng từ gốc kèm theo:…………01……………………
Ngày 02 tháng12 năm 2010
Người lập phiếu Người giao hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
2.3.2. Luân chuyển chứng từ xuất nguyên vật liệu
Vật liệu chủ yếu được xuất kho cho các phân xưởng chế tạo sản phẩm, để quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm vật tư, thủ tục xuất kho của Công ty được thực hiện như sau:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất được duyệt và định mức vật tư cho từng sản phẩm. Khi có nhu cầu về vật tư, quản đốc phân xưởng lập phiếu xin lĩnh vật tư thông qua phòng quản lý sản xuất duyệt sau đó mang xuống kho để thủ kho căn cứ xuất vật tư.
Phiếu lĩnh vật tư được lập thành 2 liên: Một liên ( gốc) giao phòng quản lý sản xuất lưu giữ, một liên thủ kho giữ để làm căn cứ ghi thẻ kho. Từ 10 đến 15 ngày thủ kho gửi lại phòng kế toán phiếu lĩnh vật tư để vào sổ chi tiết vật liệu.
Cuối tháng đối chiếu số lượng nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu giữa thẻ kho của thủ kho và sổ chi tiết nguyên vật liệu của kế toán nguyên vật liệu.
Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2010 Công ty thực hiện xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư như sau:
Mẫu số 04: Phiếu lĩnh vật tư
PHIẾU LĨNH VẬT TƯ
Ngày 04 tháng 12 năm 2010
Tên bộ phận lĩnh vật tư : Phân xưởng I
Lý do lĩnh : Chế tạo sản phẩm
Lĩnh tại kho : Vật tư
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư
Đơn
vị
tính
Số lượng
Xin lĩnh
Thực lĩnh
1
Gỗ công nghiệp
m3
159
159
Cộng
m3
159
159
Thủ kho Người nhận Phụ trách QLSX
(Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Mẫu số 05. Phiếu xuất kho
CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM
Mẫu số 02 - VT(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTCngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 04 tháng 12 năm 2010
Số: 1606
Nợ: TK 154
Có: TK 152
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn văn Mai Địa chỉ (bộ phận):………………………………………
Lý do xuất kho: sản xuất bàn ghế
Xuất tại kho (ngăn lô):…………………………………………...……….địa điểm
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách,phẩm chất vật tư, dụng cụsản phẩm, hàng hoá
Mãsố
Đơnvịtính
Số lượng
Đơngiá
Thànhtiền
Theochứng từ
Thựcxuất
A
B
C
D
1
2
3
4= 3*2
1
Gỗ công nghiệp
CN1
m3
159
159
17.000.000
2.703.000.000
Cộng:
m3
159
159
17.000.000
2.703.000.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ):Hai tỷ bảy trăm linh ba triệu đông chẵn
Số chứng từ gốc kèm theo:………………………………
Ngày 04 tháng 12 năm2010
Người lập phiếu Người nhận hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Nhằm tiến hành công tác ghi sổ ( thẻ) kế toán đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu sai sót trong việc ghi chép và quản lý tại Công ty CP nội thất Hoàng Lâm, để tổ chức công tác kế toán chi tiết vật liệu được thuận tiện Công ty đã chọn phương pháp ghi thẻ song song. Việc áp dụng phương pháp này ở Công ty được tiến hành như sau:
Tại kho: Hàng ngày thủ kho sử dụng thẻ kho để phản ánh tình hình tăng, giảm do nhập, xuất và tồn của từng loại nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng. Mỗi loại vật liệu được theo dõi trên một thẻ kho để tiện cho việc ghi chép, kiểm tra, đối chiếu số liệu và quản lý được thuận lợi.
Khi nhận được các chứng từ kế toán về nhập nguyên vật liệu (Hóa đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho của người bán, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, phiếu nhập kho ), các chứng từ kế toán về xuất kho vật liệu ( Phiếu yêu cầu xuất vật tư, phiếu xuất kho), thủ kho kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của những chứng từ đó, đối chiếu với số liệu vật liệu thực nhập kho, thực xuất kho rồi tiến hành ghi vào thẻ kho về số lượng.
Có thể khái quát quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song tại Công ty như sau:
Mẫu thẻ kho như sau:
Mẫu số 06. Thẻ kho
Đơn vị: Công ty CP nội thất Hoàng Lâm Mẫu số S12-DN
Địa chỉ:
THẺ KHO
Ngày lập thẻ:02/12/2010
Tờ số: 1012
- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư:Gỗ công nghiệp
- Đơn vị tính: m3
- Mã số: CN 1
STT
Ngày tháng
Số hiệu chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập xuất
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
Nhập
Xuất
Nhập
Xuất
Tồn
A
B
C
D
E
F
1
2
3
G
Tồn 31/11/2010
70
1
02/12
1502
Nhập gỗ công nghiệp
02/12
159
2
04/12
1606
Xuất gỗ công nghiệp
04/12
159
..
……………..
Cộng phát sinh
159
159
Tồn
70
Kế toán trưởng Thủ kho
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Tại phòng kế toán: Định kỳ từ 10 đến 15 ngày một lần, kế toán vật liệu đem chứng từ lẻ đối chiếu với thẻ kho của thủ kho và ký xác nhận vào thẻ kho.
Đồng thời, kế toán sau khi nhận được các chứng từ nhập xuất vật liệu tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ rồi ghi vào sổ chi tiết vật tư cả chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Chỉ tiêu giá trị của vật liệu nhập trong tháng ở sổ chi tiết của từng loại vật liệu được tính bằng giá mua cộng với chi phí vận chuyển, bốc dỡ và trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá được hưởng của lô hàng mua vào.
Chỉ tiêu giá trị của vật liệu xuất dùng trong tháng ở sổ chi tiết vật tư được xác định theo giá trị của lô hàng nhập vào.
Cuối tháng kế toán tính ra giá trị tồn kho vật liệu theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Sổ chi tiết vật tư được mở cho từng loại vật liệu.
Mẫu số 07.Sổ chi tiết vật liệu
Công ty CP nội thất Hoàng Lâm SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
TK 152 - Tên vật tư: Gỗ công nghiệp
-Tại kho: Kho vật tư
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
Nhập
Xuất
Tồn
Ghi chú
Nhập
Xuất
S.Lg
Đơn giá(1000 đ)
T.Tiền
(1000đ)
S.Lg
Đơn giá
(1000đ)
T.Tiền
(1000đ)
S.Lg
T.Tiền
(1000đ)
A
B
C
D
1
2
3=1*2
4
5
6=4*5
7
8
9
Tồn 30/11/2010
70
1.190.000
02/12
Số 1502
Nhập kho
159
17.000
2.703.300.000
04/12
Số 1606
Xuất kho để SX
159
17.000
2.703.000.000
…
….
…
…
…
…
…
Cộng phát sinh
159
2.703.000.000
159
2.703.000.000
Tồn cuối kỳ
70
1.190.000
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,đóng dấu,ký tên)
Ghi chú:
- Phương pháp tính giá thưc tế
-Tồn đầu: là số liệu cuối kỳ của ngày 30/11/2010;
- Căn cứ vào số liệu thực tế đã nhâp và xuất của nguyên vật liệu;
- Phương pháp ghi: Ghi theo từng ngày của nhập xuất tồn.
Cuối tháng, sau khi ghi chép toàn bộ nghiệp vụ nhập xuất vào sổ chi tiết, kế toán tiến hành cộng sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và số tồn kho cuối kỳ của từng loại vật tư. Sau đó kế toán và thủ kho đối chiếu số liệu trên thẻ kho với sổ chi tiết, nếu thấy số liệu chính xác thì kế toán ký xác nhận vào thẻ kho. Công việc tiếp theo là kế toán căn cứ vào sổ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu.
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho được lập cho tất cả các loại vật tư, mỗi loại vật tư được ghi trên một dòng của bảng này. Từ sổ kế toán chi tiết vật tư, kế toán tính ra số tổng nhập, tổng xuất và số tồn cuối kỳ của mỗi loại vật tư để đưa lên một dòng của bảng tổng hợp nhập xuất tồn. Nhìn vào bảng này ta có thể thấy được tình hình biến động của tất cả các loại nguyên vật liệu sử dụng trong tháng của Công ty một cách rõ ràng và tổng hợp nhất.
Từ đó có thể thấy công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là rất quan trọng, nó giúp cung cấp các thông tin đầy đủ, chi tiết về từng thứ vật liệu kể cả chỉ tiêu hiện vật lẫn giá trị, không chỉ ở từng kho mà còn chi tiết theo từng loại, quy cách, chất lượng… tùy theo yêu cầu quản lý của Công ty.
Và thực tế cho thấy, công tác tổ chức kế toán tại Công ty CP nội thất Hoàng Lâm cũng được thực hiện tương đối đầy đủ và khoa học.
Mẫu số 08. Bảng tổng hợp nhập xuất tồn
BẢNG TỔNG HỢP N – X – T NGUYÊN VẬT LIỆU
Tháng 12/2010
TT
Tên vật tư
ĐVT
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
SLg
ĐG
T.Tiền(1000đ)
SLg
ĐG
T.Tiền
(1000đ)
SLg
ĐG
T.Tiền
(1000đ)
SLg
ĐG
T.Tiền
(1000đ)
A
B
C
1
2
3
4
5
6=4*5
7
8
9=7*8
10
11
12=10*11
A
NVL chính
1
Gỗ công nghiệp
m3
70
17.000
1.190.000
159
17.000
2.703.000
159
17.000
2.703.000
70
17.000
1.190.000
2
…
…
…
…
…
…
B
Vật liệu phụ
1
Đinh
kg
30
1.400
42.000
35
1.400
49.000
37
1.400
51.800
28
1.400
39.200
2
Keo
86
420
36.120
50
420
21.000
75
420
31.500
61
420
25.620
3
Giáp
25
10.800
270.000
22
10.800
237.600
20
10.800
216.000
27
10.800
291.600
C
Phụ tùng
301.800
108.450
345.890
64.360
1
………
…
….
…
……….
…..
…….
………..
…..
…….
………
……
…….
D
Vật liệu khác
672.000
320.960
477.960
515.000
1
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
2.511.920
3.440.010
3.826.150
2.125.780
Đơn vị: Công ty CP nội thất Hoàng Lâm
Kế toán lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu, tên)
2.4. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM.
Kế toán chi tiết vật liệu hàng ngày là cần thiết và quan trọng, bên cạnh đó kế toán tổng hợp vật liệu cũng là công cụ quan trọng không thể thiếu được và rất có ảnh hưởng trong công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ở Công ty CP nội thất Hoàng Lâm hiện nay, tổ chức công tác kế toán vật liệu được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Cùng với việc kế toán chi tiết, kế toán cũng đồng thời phải ghi sổ kế toán tổng hợp phản ánh tình hình nhập xuất vật liệu như giá trị thực tế vật liệu nhập kho, giá trị vật liệu xuất kho theo từng đối tượng sử dụng… nhằm cung cấp số liệu phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu thong tin kinh tế cũng như phân tích hoạt động kinh tế, đồng thời đảm bảo theo dõi chặt chẽ việc thanh toán với nhà cung cấp…
2.4.1.Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu
Trong công tác kế toán nhập vật liệu, kế toán Công ty căn cứ vào các chứng từ sau:
Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu thu tiền của nhà cung cấp.
Các chứng từ liên quan đến chi phí thu mua vật liệu.
Phiếu xuất kho, phiếu chi tiền, séc chuyển khoản.
Để thực hiện công tác kế toán tổng hợp nhập vật liệu, Công ty sử dụng một số tài khoản sau:
Tài khoản 152: Nguyên vật liệu.
Và Công ty mở các tài khoản cấp 2:
1521: Nguyên vật liệu chính
1522: Nguyên vật liệu phụ.
1528: Phế liệu thu hồi.
Tài khoản 331: Phải trả cho người bán và được mở chi tiết cho từng người bán.
Tài khoản 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Tài khoản 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ.
Căn cứ vào các chứng từ như hóa đơn bán hàng của người bán, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nguyên vật liệu kế toán ghi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu vào sổ Nhật ký chung, từ đó lên Sổ cái tài khoản liên quan
Mẫu số 09: Nhật ký chung
Công ty cổ phần Nội Thất Hoàng Lâm
Mẫu số S03a-DNN
535 Lạc Long Quân – Tây Hồ - Hà Nội
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ BTC ngày 14/9/2006 của BTC)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12/2010 - Trang số 1/1
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi SC
Số TT dòng
Số hiệu TKĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
02/12
PN1502
02/12
Nhập gỗ CN
R
1
152
2.703.000
2
133
270.300
3
112
2..973.300
05/12
PN1503
05/12
Nhập Đinh
R
4
152
49.000
5
133
4.900
6
112
53.900
19/12
PN1504
06/12
Nhập giáp
R
7
152
270.000
8
133
27.000
9
111
297.000
24/12
PN1505
15/12
Nhập keo
R
10
152
21.000
11
133
2.100
12
331
23.100
…
…
…
…
…
…
…………
.............
………..
04/12
PX1606
04/12
Xuất gỗ SX
13
154
2.703.000
R
14
152
2.703.000
21/12
PX1607
09/12
Xuất giáp
15
627
216.000
R
16
152
216.000
26/12
PX1608
10/12
Xuất keo cho BPSX
R
17
621
27.650
18
152
27.650
27/12
PX1609
12/12
Xuất Đinh
R
19
621
51.800
20
152
51.800
...................................
...........
……….
……….
……….
………….
Cộng phát sinh
10.895.000
10.895.000
Ngày 30 tháng 12 năm 2010
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, ghi họ tên)
(Ký, ghi họ tên)
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Mẫu số 10: Bảng phân bổ nguyên vật liệu
CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM535 Lạc Long Quân – Tây Hồ - Hà Nội
Mẫu số 07 - VT(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTCngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
Tháng 12 năm 2010
STT
Ghi Có các TK Đối tượng sử dụng(Ghi Nợ các TK)
Tài khoản 1521
Tài khoản 1522
Tài khoản142
Tài khoản242
Giáhạchtoán
Giáthựctế
Giáhạchtoán
Giáthựctế
A
B
1
2
3
4
5
6
1
TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
1.190.000
2
TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
79.450
3
TK 627 – Chi phí SX chung
216.000
4
TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh
5
TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn
6
TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
7
…………….
Cộng:
1.269.450
216.000
Ngày 30 tháng 12 năm 2010
Người lập biểu
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Mẫu số 11 : sổ cái
Công ty cổ phần Nội Thất Hoàng Lâm
Mẫu số S03b-DNN
535 Lạc Long Quân – Tây Hồ - Hà Nội
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ BTC ngày 14/9/2006 của BTC)
SỔ CÁI
Tháng 12/2010
Tài khoản: 152-Nguyên vật liệu
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
NKC
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Trang
Dòng
Nợ
Có
A
Vật liệu chính
Số dư đầu tháng 11/2009
2.511.920
02/12
PN1502
02/12
Nhập gỗ XN Bình Minh
1
1
112
2.703.000
04/12
PX1606
04/12
Xuất cho SXSP
1
13
154
2.703.000
05/12
PN1503
05/12
Nguyên vật liệu phụ
1
4
111
49.000
06/12
PX1607
06/12
Xuất nguyên vật liệu
1
16
621
51.800
06/12
PN1504
06/12
Nhập keo
1
7
331
21.000
07/12
PX1608
07/12
Xuất keo
1
17
621
27.650
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Công phát sinh
3.440.010
3.826.150
Số dư cuối tháng12
2.125.780
Ngày 30 tháng 12 năm 2010
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, ghi họ tên)
(Ký, ghi họ tên)
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
2.4.2. Kế toán kết quả kiểm kê kho nguyên vật liệu.
Tại Công ty không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Công ty tiến hành kiểm kê kho nguyên vật liệu tại Công ty nhằm mục đích xác nhận chính xác số lượng, chất lượng, giá trị của từng loại nguyên vật liệu có tại thời điểm kiểm kê. Bên cạnh đó, việc kiểm kê còn giúp cho Công ty kiểm tra được tình hình bảo quản, phát hiện và xử lý các trường hợp hao hụt, hư hỏng, mất mát đồng thời để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nguyên vật liệu của Công ty có số lượng tương đối lớn nhưng chủng loại không nhiều, tương đối đơn giản nên quá trình kiểm tra không mất nhiều thời gian. Vì vậy Công ty tiến hành kiểm kê theo quý ở tất cả các kho. Kế toán thực hiện việc so sánh đối chiếu giữa sổ chi tiết nguyên vật liệu với số lượng thực tế trong kho, tìm ra nguyên nhân vật tư bị thừa hay thiếu hụt là do nguyên nhân khí hậu, thời tiết hay do cân đong đo đếm. Kết quả kiểm kê được ghi vào Biên bản kiểm kê do phòng quản lý sản xuất lập cuối kỳ kiểm kê, biên bản được gửi lên phòng kế toán, kế toán tập hợp số liệu tính ra giá trị và xác định chênh lệch thừa thiếu cho từng loại rồi tiến hành tính giá trị chênh lệch cho từng loại.
Để hạch toán thừa, thiếu nguyên vật liệu kế toán sử dụng tài khoản:
TK 138 (1381) – Phải thu khác
TK 338 (3381) – Phải trả, phải nộp khác.
Kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để tiến hành ghi sổ.
Nếu phát hiện thừa qua kiểm kê:
Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu
Có TK 3381 – Phải trả, phải nộp khác.
Nếu phát hiện thiếu qua kiêm kê:
Nợ TK 1381 – Phải thu khác.
Có TK 152 – Nguyên vật liệu.
CHƯƠNG III
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM.
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.1. Ưu điểm.
Công ty CP nội thất Hoàng Lâm trải qua 3 năm thành lập, trưởng thành và phát triển với bề dày kinh nghiệm của ngành sản xuất đồ gỗ nội thất. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Công ty có những tiến bộ vượt bậc từ chỗ chỉ là một phân xưởng nhỏ ban đầu với số lượng máy móc ít ỏi thô sơ chỉ sản xuất với số lượng ít đồ nội thất như bàn, ghế, tủ, với mẫu mã và chất lượng chưa cao và hầu như chỉ tiêu thụ trong nước đến nay đã phát triển thành một Công ty CP với bộ máy quản lý vững chắc, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị mới, số lượng máy móc nhập khẩu hiện đại tăng lên, diện tích nhà xưởng mở rộng, tay nghề công nhân ngày càng được nâng cao đã sản xuất ra đa dạng hóa sản phẩm đồ gỗ nội thất chất lượng, mẫu mã không ngừng biến đổi, bắt mắt, không những chiếm được thị phần tương đối khá rộng trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và ngày càng mở rộng hơn nữa. Công ty đã khẳng định được vị trí của mình, góp phần sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu xã hội, uy tín của Công ty ngày càng nâng cao. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của Công ty, bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng cũng được củng cố và hoàn thiện. Công tác kế toán trong đó có công tác vật liệu được coi trọng. Với đặc điểm của một Công ty sản xuất các sản phẩm đồ gỗ nội thất, do vậy chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong gía thành sản phẩm. Chính vì vậy mà Công ty rất quan tâm đến công tác kế toán vật liệu và xác định đây là điểm then chốt để hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy cho Công ty vì nếu nguyên vật liệu được cung cấp đầy đủ kịp thời, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, sử dụng tiết kiệm thì chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống và ngược lại.
Qua thời gian thực tập tại phòng Tài chính – kế toán của Công ty CP nội thất Hoàng Lâm , em đã có điều kiện tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng, em nhận thấy rằng: Tổ chức kế toán và bộ máy kế toán của Công ty được Ban giám đốc Công ty rất quan tâm thường xuyên chỉ đạo sâu sát, cán bộ kế toán của Công ty có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững chắc, hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tương đối đầy đủ. Các chứng từ ban đầu làm cơ sở để hạch toán kế toán phù hợp với chế độ quy định. Công tác kế toán vật liệu đã giúp cho lãnh đạo của Công ty có phương hướng và biện pháp chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu của Công ty. Đồng thời thông qua đó cung cấp những số liệu chính xác về tình hình nhập, xuất vật liệu, đối tượng sử dụng… phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trong quá trình hạch toán nguyên vật liệu nhận thấy giá trị nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó Công ty đã tổ chức quản lý khá tốt khâu thu mua, sử dụng vật liệu tạo điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, với một hệ thống sổ sách hợp lý, chi tiết cho từng danh điểm nguyên vật liệu, tạo điều hiện thuận lợi trong ghi chép, theo dõi và kiểm tra..
Phân nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu cho thủ kho và kế toán vật tư ( việc ghi chép, hạch toán chi tiết theo chức năng) tránh việc bố trí kiêm chức năng, tạo nên một hệ thống tự kiểm soát trong công tác kế toán nhằm kịp thời xử lý những sai sót, hạn chế tối đa tổn thất cho Công ty.
Công ty theo dõi việc nhập xuất nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song là rất hợp lý bởi phương pháp này áp dụng chủ yếu cho những doanh nghiệp ít danh điểm về nguyên vật liệu mà tại Công ty CP nội thất Hoàng Lâm lượng danh điểm nguyên vật liệu là rất ít. Vì vậy, việc theo dõi nhập xuất tồn nguyên vật liệu khá chính xác và thuận tiện.
Công ty đã có kế hoạch lập dự trữ nguyên vật liệu hợp lý phục vụ sản xuất. Kế hoạch thu mua nguyên vật liệu được xác định trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã ký kết, các đơn đặt hàng của khách hàng, nhu cầu thị trường để từ đó xác định khối lượng nguyên vật liệu cần cung ứng đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành bình thường, tránh tồn đọng dự trữ quá nhiều tại kho sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn của Công ty. Do vậy khi có đơn đặt hàng, Công ty luôn chủ động được nguồn nguyên vật liệu, phục vụ kịp thời tiến độ của đơn đặt hàng, nâng cao được uy tín của Công ty với bạn hàng và lượng khách hàng của Công ty ngày càng được nâng cao.
Công ty đã có hệ thống kho tàng tương đối rộng rãi, nguyên vật liệu được sắp xếp gọn gàng phù hợp với đặc tính lý hóa của từng loại nguyên vật liệu, thuận tiện cho việc quản lý nguyên vật liệu, đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu cho sản xuất.
Việc lập định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong Công ty CP nội thất Hoàng Lâm rất được quan tâm. Hệ thống định mức sử dụng vật tư được sử dụng và được điều chỉnh theo sự biến động của vật liệu xuất dùng thực tế nên đảm bảo được tính phù hợp, tính xác thực và tính khoa học làm tăng hiệu quả của công tác quản lý nguyên vật liệu.
Nếu Công ty không tiến hành lập định mức sát với thực tế sản xuất thì dẫn đến sản xuất thiếu ( không đáp ứng được nhu cầu của thị trường và không sản xuất hết công suất máy móc thiết bị dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao) hoặc sản xuất thừa ( gây ứ đọng sản phẩm gây thiệt hại cho Công ty). Do vậy việc lập định mức chi phí nguyên vật liệu là rất cần thiết đối với Công ty.
Quá trình thu mua vật liệu được tiến hành căn cứ vào định mức kế hoạch nên vật liệu nhập kho đảm bảo đúng đủ về số lượng, chất lượng, kịp thời giúp cho quá trình sản xuất được nhịp nhàng không bị gián đoạn.
Các thủ tục nhập xuất kho đầy đủ với sự xét duyệt kỹ càng của Ban giám đốc và các phòng ban khác theo đúng quy định của Công ty cũng như Bộ tài chính. Do đó các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu luôn đảm bảo tính kịp thời, hợp lý, hợp pháp.
Nguyên vật liệu nhập kho được kiểm nghiệm trước của Ban kiểm nghiệm do Công ty thành lập nên đảm bảo cả về số lượng và chất lượng vật liệu.
Như vậy, về cơ bản Công ty đã tiến hành hạch toán đầy đủ mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến mọi chi phí về vật liệu và phản ánh vào hệ thống sổ kế toán chi tiết và tổng hợp thể hiện mọi yêu cầu quản lý cao, chặt chẽ về nguyên vật liệu.
Tóm lại, có được kết quả trên là do sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của Công ty, công tác kế toán tại phòng Tài chính – kế toán ngày càng được hoàn thiện và đổi mới để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.1.2. Nhược điểm.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được đáng khích lệ của Công ty CP nội thất Hoàng Lâm, thì trong công tác kế toán vật liệu của Công ty còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục:
Đối với việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc trích trước chi phí nhằm giảm rủi ro trong kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tại Công ty việc sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất là tương đối lớn. Thêm vào đó giá cả thị trường luôn biến động nhưng hiện tại Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Công ty nên thực hiện việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Về tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho hiện tại của Công ty là phương pháp giá đích danh. Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng theo giá nguyên vật liệu của lô hàng đó lúc nhập kho. Việc áp dụng phương pháp này yêu cầu thủ kho và kế toán phải theo dõi cẩn thận chính xác giá thực tế của từng lô hàng nhập kho để có thể tính đúng giá của nguyên vật liệu xuất kho.
Về việc theo dõi hạch toán phế liệu thu hồi. Tại Công ty, phế liệu thu hồi không làm thủ tục nhập kho. Trong kho tất cả các phế liệu thu hồi của Công ty đều có thể tận dụng được, tuy nhiên phế liệu thu hồi ở Công ty chỉ được để vào kho, không được phản ánh trên giấy tờ sổ sách về số lượng cũng như giá trị. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng hao hụt, mất mát phế liệu làm thất thoát nguồn thu của Công ty.
Về nhiệm vụ của từng kế toán. Một kế toán phải đảm nhiệm nhiều phần việc như kế toán nguyên vật liệu kiêm kế toán tiền lương và kế toán tài sản cố định, thủ quỹ kiêm kế toán tiền mặt.
Hiện nay, trình độ khoa học ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều song việc áp dụng công nghệ thông tin ở Công ty vẫn còn hạn chế, công tác kế toán của Công ty chủ yếu là thủ công và phần mềm kế toán tự thiết kế chưa được hoàn chỉnh, khối lượng công việc tương đối nhiều, việc cung cấp báo cáo số liệu có lúc bị hạn chế.
3.1.3. Biện pháp và kiến nghị đề xuất.
Trong nền kinh tế thị trường, hạch toán kế toán giữ một vai trò quan trọng, là một bộ phận trong hệ thống công cụ quản lý kiểm soát các hoạt động kinh tế. Đối với các doanh nghiệp thì kế toán là công cụ quan trọng để quản lý vốn tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. Thông qua kế toán việc cung cấp số liệu chính xác, tin cậy của từng ngành, từng lĩnh vực đã làm cơ sở để Nhà nước có biện pháp điều hành vĩ mô nền kinh tế. Chính vì vậy, việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác kế toán, đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện nay là một vấn đề cần được quan tâm không chi riêng ở mỗi doanh nghiệp, cơ quan, đoàn ngành.
Qua quá trình nghiên cứu công tác kế toán tại Công ty em nhận thấy rằng công tác kế toán tại Công ty có những ưu điểm nhất định phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty. Tuy nhiên có những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty còn có những tồn tại ( những hạn chế) như đã nêu trên cần được khắc phục và hoàn thiện hơn.
Để công tác tổ chức quản lý, hạch toán vật liệu thực hiện tốt, Công ty CP nội thất Hoàng Lâm cần có các biên pháp để hoàn thiện từng bước. Xuất phát từ trình độ quản lý sản xuất, trình độ cán bộ nhân viên văn phòng Tài chính – kế toán, phương hướng chung để khắc phục là tiếp tục phát huy những ưu điểm hiện có và tìm biện pháp khắc phục những tồn tại để đáp ứng yêu cầu quản trị, quản lý của Công ty, đảm bảo hạch toán theo đúng chế độ kế toán Nhà nước ban hành.
Với tư cách là một sinh viên thực tập tại Công ty cùng lượng kiến thức hạn hẹp thu được trong quá trình học tập cũng như tìm hiểu tại Công ty CP nội thất Hoàng Lâm, em xin mạnh dạn đưa ra một số phương hướng nhằm góp phần khắc phục công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty.
3.2. Các giải pháp kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP nội thất Hoàng Lâm.
3.2.1. Về công tác quản lý nguyên vật liệu.
Khi có nhu cầu về vật tư, đại diện phân xưởng phải làm phiếu yêu cầu vật tư thông qua phòng quản lý sản xuất rồi mang xuống kho để lĩnh vật tư. Việc này đã theo dõi được lý do xuất vật tư. Song khi nhu cầu vật tư liên tục thay đổi và thương xuyên thì thủ tục này có thể làm chậm tiến độ sản xuất. Để khắc phục điều này Công ty có thể lập phiếu xuất vật tư theo hạn mức cho từng phân xưởng và theo đó các phân xưởng xuống lĩnh vật tư. Phiếu này do phòng quản lý sản xuất lập và nêu quy định sẽ mỗi lần xuất vật tư không nên quá một số lượng nào đó, để tránh tình trạng tồn ở phân xưởng quá nhiều.
Hạn mức được duyệt cho một hay nhiều loại vật tư: Hạn mức được duyệt trong tháng là số lượng vật liệu được duyệt trên cơ sở khối lượng sản xuất sản phẩm trong tháng theo kế hoạch và định mức tiêu hao vật liệu cho mỗi đơn vị sản phẩm.
Số lượng thực xuất trong tháng do thủ kho ghi căn cứ vào hạn mức được duyệt theo yêu cầu sử dụng từng lần, số lượng thực xuất từng lần.
Phiếu này được lập thành 2 liên đến kho, một liên người nhận vật tư giữ, một liên lưu tại kho.
Cuối tháng dù hạn mức còn hay hết, thủ kho cộng số thực xuất trong tháng để ghi thẻ kho và ký tên vào phiếu xuất. Sau đó chuyển cho phòng quản lý sản xuất một liên, một liên chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ.
Phiếu này có mẫu như sau:
PHIẾU XUẤT VẬT TƯ THEO HẠN MỨC
Ngày tháng năm
Bộ phận sử dụng:
Lý do xuất:
Xuất tại kho:
STT
Tên vật tư
Đvt
Hạn mức được duyệt
Số lượng xuất
Đơn giá
Thành tiền
Ngày
…
Cộng
Thủ kho Người nhận Tp QLSX
(Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký, họ tên)
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán.
Hiện tại, Công ty có sử dụng các tiểu tài khoản nhưng chưa mã hóa cho từng danh điểm nguyên vật liệu. Điều này gây trở ngại cho kế toán khi tiếp cận với kế toán máy. Công ty nên mã hóa cho các loại nguyên vật liệu hiện có nhằm tạo điều kiện cho công tác ghi chép hạch toán được gọn nhẹ, thuận tiện.
Công ty tính giá nguyên vật liệu theo phương pháp giá đích danh như hiện nay chưa được thuận tiện cho kế toán. Việc theo dõi giá thực nhập của từng lô hàng để xác định đúng giá thực tế cho nguyên vật liệu xuất kho tạo khó khăn cho kế toán trong việc ghi chép. Thay bằng phương pháp này, Công ty có thể áp dụng phương pháp bình quân gia quyền. Theo phương pháp bình quân gia quyền, gía thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính theo công thức sau:
Giá thực tế Số lượng Đơn giá
vật liệu = vật liệu x thực tế
xuất kho xuất kho bình quân
Đơn giá Giá NVL tồn + Giá NVL nhập trong kỳ
thực tế =
bình quân Slg NVL tồn + Slg NVL nhập trong kỳ
Với phương pháp bình quân gia quyền, kế toán chỉ cần theo dõi nguyên vật liệu tồn kho tháng trước, tổng số nguyên vật liệu nhập trong kỳ cả về số lượng và giá trị. Từ đó tính ra đơn giá nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền. Căn cứ vào lượng nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ, kế toán tính ra giá trị nguyên vật liệu xuất kho. Phương pháp này khá đơn giản, gon nhẹ trong ghi chép tính toán.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí sản xuất khi doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với giá ghi sổ kế toán hàng tồn kho. Nhờ vào khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho mà doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản trên Bảng cân đối kế toán.
Tại Công ty CP nội thất Hoàng Lâm với chủng loại nguyên vật liệu như trên, trong nền kinh tế thị trường đầy biến động việc vật liệu bị giảm giá trị là hoàn toàn có thể xảy ra. Phòng Tài chính – kế toán có thể tham mưu cho Công ty để thực hiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho Công ty. Việc lập dự phòng sẽ khiến cho Công ty có thể chủ động khi gía cả vật liệu biến động lớn, giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất kinh doanh
KẾT LUẬN.
Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu để cấu thành sản phẩm. Nguyên vật liệu đóng một vai trò quan trọng, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là cơ sở vật chất trực tiếp tạo ra sản phẩm, chiếm một tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất. Trong cơ chế hiện nay – cơ chế kinh tế thị trường, nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp luôn tìm cách để đạt được chi phí thấp nhất thông qua việc giảm chi phí nguyên vật liệu. Để làm được điều đó thì ngay từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ đến sử dụng nguyên vật liệu đều phải tiến hành một cách khoa học, chặt chẽ.
Trong thời gian thực tập tại phòng Tài chính – kế toán của Công ty CP nội thất Hoàng Lâm, em đã được tiếp cận với thực tiễn của công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty, hệ thống các chứng từ cũng như hệ thống sổ sách kế toán và Báo cáo tài chính của Công ty. Từ đó giúp em hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức mình đã được học trong quá trình học tập và có được một số kinh nghiệm thực tiễn. Giai đoạn thực tập tại Công ty đã giúp em nhận thấy được vai trò của kế toán nguyên vật liệu trong quản lý nguyên vật liệu nói riêng và quản lý sản xuất kinh doanh nói chung, đồng thời em cũng thấy được cần phải vận dụng lý thuyết vào thực tiễn như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài em đã hiểu rõ hơn về vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất và khái quát được sơ bộ về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP nội thất Hoàng Lâm. Từ đó thấy được ưu điểm, nhược điểm của công tác kế toán nguyên vật liệu cũng như công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty CP nội thất Hoàng Lâm, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty phù hợp với tình hình chung của đất nước, phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay và đảm bảo theo đúng chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.
Trong qúa trình thực tập, em đã tìm và thu thập một số tài liệu có liên quan đến kế toán nguyên vật liệu. Tuy nhiên trong khuôn khổ chuyên đề tốt nghiệp chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng Tài chính – kế toán của Công ty CP nội thất Hoàng Lâm và cô giáo Bùi Thị Chanh đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Hà nội, tháng 4 năm 2011
Sinh viên
TRẦN THỊ HẰNG
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Chanh
Họ tên sinh viên thực hiện : Trần Thị Hằng
Chuyên đề thực hiện: “ Kế toán nguyên vật lệu ”
tại Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hà nội ,Ngày Tháng 4 Năm 2011
Người nhận xét
ĐIỂM:
Bằng số:…………..
Bằng chữ:…………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm.doc