Đề tài Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU . 1 1. Tình thế cấp thiết của đề tài . 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài . 3 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài . 3 5. Cơ cấu của đề tài . 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ 4 1.1 Khái niệm chung tội phạm về chức vụ 4 1.2 Khái niệm về tội nhận hối lộ 5 1.3 Đặc điểm, bản chất pháp lý của tội nhận hối lộ . 5 1.4 Nguyên nhân, điều kiện phạm tội nhận hối lộ 6 1.4.1 Nguyên nhân khách quan của tội nhận hối lộ . 6 1.4.2 Nguyên nhân chủ quan của tội nhận hối lộ . 7 1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứư tội nhận hối lộ . 8 1.6 Sơ lược về lịch sử hình thành các quy định về tội nhận hối lộ trong pháp luật hình sự Việt Nam . 9 1.6.1 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ trước Cách mạng tháng Tám . 9 1.6.2 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ sau Cách mạng tháng Tám . 12 1.6.3 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1985 13 1.6.4 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành) . 14 CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 16 2.1 Các dấu hiệu cấu thành tội nhận hối lộ . 17 2.1.1 Dấu hiệu về mặt chủ thể của tội nhận hối lộ . 17 2.1.2 Dấu hiệu về mặt khách quan của tội nhận hối lộ 20 2.1.2.1 Hành vi khách quan 20 2.1.2.2 Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội nhận hối lộ . 23 2.1.3 Dấu hiệu về mặt khách thể của tội nhận hối lộ . 24 2.1.4 Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội nhận hối lộ 25 2.2 Các trường hợp phạm tội cụ thể 25 2.2.1 Phạm tội nhận hối lộ thuộc khoản 1 Điều 279 25 2.2.2 Phạm tội nhận hối lộ thuộc khoản 2 Điều 279 27 2.2.3 Phạm tội nhận hối lộ thuộc khoản 3 Điều 279 34 2.2.4 Phạm tội nhận hối lộ thuộc khoản 4 Điều 279 35 2.2.5 Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội nhận hối lộ 38 2.3 So sánh tội nhận hối lộ với một số tội phạm về chức vụ khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành . 39 2.3.1 Tội nhận hối lộ với tội tham ô tài sản . 39 2.3.2 Tội nhận hối lộ với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản . 40 2.3.3 Tội nhận hối lộ với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi . 40 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 42 3.3 Tổng quan về tội nhận hối lộ trên thế giới 42 3.2 Thực trạng của tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay . 43 3.3 Những bất cập trong quá trình xử lý tội nhận hối lộ . 47 3.3.1 Những bất cập trong quá trình phát hiện và xử lý tội phạm . 49 3.3.2 Những bất cập trong thực hiện cơ chế kinh tế 51 3.3.3 Những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ . 52 3.3.4 Những bất cập trong công tác thanh tra, giám sát . 55 3.4 Giải pháp cho những bất cập trong công tác xử lý tội nhận hối lộ 55 3.4.1 Giải pháp trong công tác phát hiện và xử lý tội phạm . 55 3.4.2 Giải pháp trong thực hiện cơ chế kinh tế 58 3.4.3 Giải pháp về mặt tổ chức cán bộ 59 3.4.4 Giải pháp về mặt thanh tra, giám sát 60 KẾT LUẬN 62

doc54 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8217 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều mục tiêu, yêu cầu của chương trình tin học hóa hành chính Nhà nước không thực hiện được. Liên quan đến vụ án có 16 đối tượng bị khởi tố, trong đó có nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nguyên trưởng ban điều hành đề án 112 Vũ Đình Thuần. - Vụ buôn lậu, đưa và nhận hối lộ, lừa đảo, lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra tại Công ty TNHH Thiên Lợi Hòa (Lào Cai): Đường dây buôn lậu tinh vi, hết sức phức tạp do Vũ Thị Liên, Giám đốc Công ty Thiên Lợi Hòa câu kết với một số đối tượng tha hóa, biến chất trong cơ quan Nhà nước ở Lào Cai để lập hợp đồng giả, thực hiện hành vi buôn lậu 11.257 tấn thuốc lá, đưa và nhận hối lộ hơn 1,6 tỷ đồng. Vụ án đã dược kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát tối cao truy tố 25 bị can, trong đó có nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Ngọc Kim về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”. - Vụ tham ô, cố ý làm trái và hợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban quản lý dự án di tích lịch sử Điện Biên Phủ: Vụ án xảy ra từ năm 2004 đến năm 2007, Cục Cảnh Sát điều tra tội phạm tham nhũng chính thức khởi tố, điều tra. Các đối tượng vi phạm đã câu kết, mốc nối từ khâu thi công, giám sát thi công, quản lý đến nghiệm thu công trình, “rút ruột” đến 58 tấn đồng, các đối tượng lập chứng từ khống 265 triệu đồng, đưa và nhận hối lộ 500 triệu đồng. Liên quan đến vụ án GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 43 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam có 7 đối tượng bị khởi tố, trong đó tạm giam 5 bị can. Tính chất nghiêm trọng ở chỗ, khách thể của vụ án là công trình vây dựng di tích xăn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Quốc gia nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. - Vụ tham nhũng đất đai tại Sơn La: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn một số đối tượng ở Ban quản lý dự án đô thị Sơn La đã câu kết với đối tượng khác thực hiện sai chế độ, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng quốc lộ 6, tổng số tiền thất thoát lên tới hơn 16 tỷ đồng và chiếm đoạt hàng nghìn mét vuông đất, trong đó mới thu hồi được 2,4 tỷ đồng, có 9 đối tượng thuộc Ban quản lý dự án đô thị xã Sơn La và một số cán bộ địa chính bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” và tội “tham ô tài sản”. - Vụ tham nhũng, tiêu cực tại Tổng Công ty vật tư Nông Nghiệp (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn): Sai phạm nghiêm trọng kéo dài nhưng bị bưng bít sau hàng loạt cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng. Ngày 30/11/2007, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng khởi tố, bắt tạm giam nguyên Tổng Giám đốc Trần Văn Khánh, nguyên phó Tổng Giám đốc Phạm Văn Hiền về hành vi cố ý làm trái các quy định quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan điều tra đang làm rõ việc nguyên Tổng Hiám đốc Trần Văn Khánh và các đối tượng biến hàng tỷ đồng của Nhà nước thành tiền riêng tiêu xài, xử dụng xe quá đắt tiền, vượt định mức gây lãng phí lớn. - Mở rộng vụ PMU 18, khởi tố 13 đối tượng tham ô tại Ban điều hành dự án Cầu Bãi Cháy, Quảng Ninh: Kết quả điều tra cho thấy, Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng Giám Đốc PMU 18 và Phạm Tiến Dũng, nguyên trưởng phòng dự án đã chỉ đạo lập khống danh sách nhân viên tư vấn bổ sung gửi nhà thầu rút tiền chi chác, trong đó nhà thầu hưởng 25%, PMU 18 “ẵm” trọn 75%. - Sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng đất đai xảy ra ở huyện Hóc Môn – Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Nguyễn Văn Khỏe đã chỉ đạo cả ê kíp dưới quyền giả mạo hồ sơ, đền bù khống đất đai cho các hộ dân, qua mặt chính quyền cấp trên, chuyển quyền sử dụng đất trái quy định, trục lợi hàng tỷ đồng. Nguyên Chủ tịch Nguyễn Văn Khỏe và nhiều cán bộ cấp phòng, UBND xã ở Hóc Môn đã bị khép vào vòng tố tụng. - Vụ tham nhũng, cố ý làm trái xảy ra tại Sở quản lý vốn và ngoại tệ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Cơ quan điều tra đã khởi tố 2 bị can. Đáng chú ý đây là loại tội phạm mới, thủ đoạn hết dức tinh vi, lợi dụng việc quản lý còn sơ hở để chiếm đoạt tiền Ngân hàng. Kết quả điều tra cho thấy các đối tượng đã giao dịch mua bán ngoại tệ trên máy Reuters vượt qua giới hạn theo quy định của Ngân GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 44 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam hàng Nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước. - Vụ nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Vinaconex 10 (Đà Nẵng): Sau khi bắt quả tang Nguyễn Đình Thản, Giám đốc Công ty cổ phần Vinaconex 10 đang nhận hối lộ 200 triệu đồng, cơ quan điều tra đã mở rộng vụ án, khởi tố thêm 5 đối tượng về hành vi đưa và nhận hối lộ, 3 bị can bị khởi tố về hành vi lập quỹ trái phép. - Vụ chia chác đất đai Quán Nam (phường Dư Hàng Kênh, quận An Dương, Hải Phòng), có tới hàng trăm trường hợp giao đất không đúng quy định. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, dự án này có nhiều sai phạm như: Phá vỡ quy hoạch, giao đất sai đối tượng, xác định sai chủ đầu tư, vi phạm nghiêm trọng các thủ tục xây dựng cơ bản và chế độ báo cáo…gây dư luận xấu trong nhân dân. Sau khi Bộ Công an chỉ đạo Công an TP Hải Phòng vào cuộc ,cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam một số cán bộ có cỡ của thành phố, trong đó có cả nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường Chu Minh Tuấn-người có liên quan đến vụ tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn. Qua trên đã cho thấy tình trạng tham nhũng, hối lộ ở nước ta không có khuynh hướng giảm mà ngày càng gia tăng, do công tác thanh tra, quản lý của chúng ta còn nhiều sơ hở và yếu kém. Do đó cần có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn nạn tham nhũng hối lộ đang hoành hành ở nước ta. Bên cạnh đó, thông qua công tác xét xử, khi Tòa án phát hiện có sự buông lỏng trong công tác quản lý là nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm thì ngoài việc quyết định xử phạt đối với bị cáo, Toà án đều có quyền yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức có liên quan áp dụng những biện pháp cần thiết để nhằm khắc phục các điều kiện, cũng như nguyên nhân làm phát sinh tội phạm. 3.3 Những bất cập trong quá trình xử lý tội nhận hối lộ Hiện nay, trình trạng tham nhũng, hối lộ đã trở thành “quốc nạn”, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, làm cản trở sự phát triển của đất nước. Chúng ta coi tham nhũng, hối lộ là một trong bốn nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Vậy đứng trước một kẻ thù nguy hiểm như thế thì không còn sự lựa chọn nào là phải tiêu diệt, phải làm thật nghiêm minh. Song hãy thử nhìn lại xem những phương thuốc đưa ra để tiêu diệt trừ nạn tham nhũng, hối lộ chưa trị đã “nhờn”! Tại sao như vậy? Cũng không có gì mà khó hiểu, bởi vì có nhiều vụ việc dư luận cho rằng chúng ta chỉ “tắm từ vai trở xuống”, chưa dám làm mạnh, làm đến cùng vì e ngại sợ mất uy tín của Đảng, mất “ổn định chính trị” hoặc mất hết cán bộ…Như vậy vô hình dung chúng ta đã chấp nhận sống chung với tham nhũng, hối lộ và kẻ phạm tội cũng không còn sợ bị trừng phạt. Chúng ta điều biết, đặc trưng cơ bản của tham nhũng chỉ xảy ra ở đối tượng có GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 45 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam chức, có quyền. Nhưng trong quá trình chống tham nhũng, hối lộ chúng ta mới mạnh về hô hào chứ chưa mạnh về biện pháp, bước đi, cách làm cụ thể. Thậm chí, còn có trình trạng áp dụng đấu tranh không đúng đối tượng, khiến dư luận xã hội cho rằng việc chống tham nhũng chỉ là hình thức. Ví dụ trong luật phòng chống tham nhũng việc buộc các Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phường, xã phải kê khai tài sản. Hãy thử nhìn vào cơ cấu của cơ quan quyền lực ở địa phương thì đa số trong số họ là những cán bộ đã nghĩ hưu, tham gia công tác địa phương, vậy thì làm gì nảy sinh quyền lực mà tham nhũng, hối lộ để phải áp dụng biện pháp kê khai tài sản. Khi nói về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nhiều cán bộ lão thành cách mạng đã đặt lại câu hỏi: “Chống tham nhũng – ai sẽ chống ai?”. Cán bộ địa phương hô hào chống tham nhũng; cán bộ tỉnh, thành phố cũng kêu gọi chống tham nhũng; cán bộ ngành, Trung ương cũng vậy! Nhưng cụ thể ai là người “chống”, ai là đối tượng phải tập trung “chống” và ai phải chịu trách nhiệm về trình trạng chống tham nhũng ở ngành mình, cấp mình? Tham nhũng xảy ra ở đối tượng có chức, có quyền, nếu không có cơ chế giám sát minh bạch thì chính những cán bộ hô hào ấy lại “chống” chính mình hay sao? Kết quả điều tra xã hội học do tổ chức Sida và ban nội chính Trung ương tiến hành năm 2006 cho thấy: có 41% số người dân được hỏi cho rằng việc đưa quà cáp chỉ là “món quà nhỏ” cảm ơn người đã giúp mình giải quyết công việc; 39,1% người dân tự nguyện hoặc chấp nhận việc đưa tiền mỗi khi đến cơ quan công quyền để được thực hiện ngay cả những quyền lợi chính đáng nhất của mình; nhóm cán bộ doanh nghiệp, những người có quan hệ làm ăn thì lại cho rằng, đây chính là cách giải quyết công việc nhanh nhất và dễ thực hiện nhất (48,9%) hoặc chi phí đó rất nhỏ hơn so với lợi ích công việc mang lại (46,4%) và nhận thức việc gì cũng cần mang lại lợi ích cho cả hai bên (24,2%). Trước thực trạng tham nhũng, hối lộ ngày càng gia tăng về số lượng lẫn chất lượng, nghiêm trọng về tính chất, hàng loạt những vụ án bị bỏ soát, những dự án bị xà xẻo, một phần lớn tiền của nhân dân đang chảy vào túi một bộ phận người quan trọng trong xã hội. Tham nhũng, hối lộ xảy ra mọi lúc, mọi nơi, nhười ta tìm mọi cách để tham nhũng, hối lộ. Trước tình hình đó, việc tìm ra những bất cập trong công tác phát hiện loại tội phạm này để từ đó tìm ra giải pháp đấu tranh sao cho có hiệu quả là điều hết sức cần thiết. Nhìn chung, hiện nay việc đấu tranh phòng chống tội phạm về tham nhũng ở nước ta còn gặp phải những bất cập sau: GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 46 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam - Những bất cập trong công tác phát hiện và xử lý tội phạm - Những bất cập trong việc thực hiện cơ chế kinh tế - Những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ - Những bất cập trong việc thanh tra, giám sát. 3.3.1 Những bất cập trong việc phát hiện và xử lý tội phạm Trong công tác phát hiện và xử lý tội phạm của tội nhận hối lộ còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém do thái độ không nghiêm túc và thiếu kiên quyết trong việc xử lý những cán bộ Đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật nên tội phạm về nhận hối lộ, tham nhũng hiện nay vẫn chưa được ngăn chặn, thậm chí còn có chiều hướng phát triển. Sự hạn chế trong công tác phát hiện xử lý tội phạm làm cho bọn tội phạm coi thường pháp luật; không phát huy được tác dụng trừng trị, ngăn chặn, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. Những thiếu sót trong việc xử lý tội phạm đã góp phần làm trầm trọng thêm tình hình tham nhũng. Thực tế xét xử cho thấy không ít trường hợp vụ án mang tính chất nghiêm trọng lẽ ra phải áp dụng hình phạt nặng hơn theo đúng trách nhiệm hình sự, song kẻ phạm tội được áp dụng hình phạt nhẹ hơn không tương xứng với hành vi phạm tội. Mức hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện nay chưa thật sự chặt chẽ và chưa được hợp lý. Nhìn chung còn hai khuynh hướng: xử quá nhẹ và quá nặng, nhưng trong đó thì khuynh hướng xử nhẹ hơn so với tội thì nhiều hơn. Trong nhiều vụ án lẽ ra tính nguy hiểm của hành vi, theo yêu cầu của luật thì phạt tù giam nhưng lại cho hưởng án treo hoặc đáng lẽ phải chịu 10 năm tù thì lại xử chỉ còn 5 năm hay 7 năm. Nhiều vụ án có đủ những tình tiết để truy cứu trách nhiệm hình sự thì lại bị xử phạt hành chính. Nhiều nơi đã cố tình chia nhỏ vụ án lớn ra thành nhiều vụ án nhỏ nhằm giảm trách nhiệm cho bị can, áp dụng hình phạt nhẹ hơn, hoặc khắc phục hậu quả bồi thường một ít thì có thể miễn truy tố trước pháp luật. Dẫn đến trình trạng người dân mất lòng tin vì xử lý không nghiêm minh, không công bằng. Nhiều vụ tham nhũng, hối lộ ở nước ta bị phanh phui nhưng việc xử phạt còn quá nhẹ, việc xử lý chưa đi tới cùng, chỉ cảnh cáo nhắc nhở thiếu tinh thần trách nhiệm thôi thì chưa đủ vì đối tượng tham nhũng, hối lộ là những người có chức quyền, nếu Đảng và Nhà nước không trừng trị thẳng tay họ sẽ như “con bệnh nhờn thuốc” từ đó nhân dân mất niềm tin, Đảng và Nhà nước mất uy tín trong lãnh đạo. Những hạn chế, thiếu sót của cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh với các tội tham nhũng, hối lộ hiệu quả còn thấp và gặp nhiều khó khăn, chưa được như mong muốn. Trình trạng trên là do các cơ quan bảo vệ pháp luật còn những hạn chế sau: GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 47 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam - Sự phối hợp giữa cơ quan bảo vệ pháp luật với nhau (cùng ngành nhưng khác cấp, cùng cấp nhưng khác ngành) và với cơ quan tổ chức khác còn thiếu chặt chẽ - Tinh thần quyết tâm đấu tranh với tham nhũng của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa cao - Cán bộ còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực về trình độ về chuyên môn nghiệp vụ còn chưa theo kịp trình độ của bọn tham nhũng, hối lộ, điều kiện vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu. Việc hướng dẫn, giải thích pháp luật để xác định đúng các tội danh vi phạm pháp luật cũng chưa thống nhất, thiếu sự hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, cho nên các ngành, các địa phương gặp nhiều lúng túng trong việc xác định tội danh và hình thức xử lý. Trong quá trình xử lý còn có sự can thiệp, bao che của một số cơ quan, cá nhân, nhất là cán bộ sai phạm là cán bộ Đảng viên. Hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật như Thanh tra, Kiểm sát, Tòa án có nhiều khó khăn về lực lượng cán bộ và phương tiện hoạt động nhất là ở cấp cơ sở quận, huyện, thị xã. Trình trạng phổ biến là thiếu cán bộ được đào tạo có hệ thống pháp lý, trình độ năng lực của một số Thanh tra viên, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán lại không đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Giữa các cơ quan nội chính còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu, do đó thời gian giải quyết kéo dài, chậm trễ, vẫn còn trình trạng phổ biến là hồ sơ trả đi trả lại, có những vụ Công an bắt rồi hồ sơ mới chuyển qua. Việc phát hiện tội phạm còn quá ít so với thực tế xảy ra. Vấn đề đặt ra là tại sao tội phạm tham nhũng, hối lộ bị bỏ lọt nhiều. Để trả lời cho câu hỏi này phải nghiên cứu nguyên nhân của trình trạng này. Tội phạm tham nhũng, hối lộ ẩn là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể khái quát một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Do chủ thể của tội tham nhũng, hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn. Những chủ thể này vì vụ lợi đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện tội phạm cũng như để che giấu tội phạm. Đây chính là yếu tố gây khó khăn, cản trở cho việc phát hiện, điều tra khám phá tội phạm tham nhũng. - Do chủ thể của tội tham nhũng, hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn cho nên nạn nhân và những người khác có biết thông tin về tham nhũng cũng không dám tố cáo vì sợ trả thù. - Do chủ thể của tội tham nhũng, hối lộ là người có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao do đó ở loại tội phạm này thường có phương thức thực hiện và che giấu tội phạm rất tinh vi, xảo quyệt nên khó phát hiện. GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 48 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam - Do buông lỏng công tác thanh tra cho nên nhiều hành vi tham nhũng xảy ra không được phát hiện kịp thời hoặc tuy có phát hiện vì nhiều lý do khác nhau trong đó có hiện tượng bao che nên tham nhũng bị bỏ qua hoặc chỉ bị xử lý kỷ luật, trong số này có không ít hành vi tham nhũng, hối lộ đã cấu thành tội phạm. 3.3.2 Nhũng bất cập trong thực hiện cơ chế kinh tế Công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng, như tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ tương đối cao, đưa đất nước ta thoát khỏi nạn lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên trong những năm gần đây, đã xảy ra hàng loạt những biến động xấu về kinh tế xã hội làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống chính trị - xã hội, văn hóa…Tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt các tội về tham nhũng, hối lộ đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân. Sỡ dĩ tham nhung, hối lộ có điều kiện phát triển và gia tăng đáng kể là do nguyên nhân khách quan chủ yếu sau: Kinh tế bị mất căn đối nặng, nghèo nàn, lạc hậu chưa thoát khỏi hậu quả của chiến tranh, xã hội có nhiều vấn đề nóng bỏng cần phải giải quyết cấp bách cũng bị kéo dài và ngày càng phức tạp. Nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng, kết cấu hạ tầng cho sản xuất và sinh hoạt như phương tiện đi lại, bệnh viện, trường học…còn nhiều khó khăn, chưa đồng bộ ở các vùng như vùng sâu, vùng xa, vùng cao, thành thị, nông thôn còn chênh lệch quá nhiều, hiện tượng mất dân chủ, vi phạm trật trự kỷ cương, pháp chế xã hội chủ nghĩa ngày càng gia tăng, xã hội chưa ổn định…thêm vào đó chúng ta đang đứng trước một xã hội còn thấp kém với nhiều nhược điểm do xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu cũ. Mặc dù cơ chế quãn lý xã hội kiểu cũ đã dần dần bỏ nhưng cơ chế quản lý mới chưa được hình thành một ách đồng bộ, đặc biệt là vấn đề phân phối thu nhập giữa những người lao động, giữa cơ sở này với cơ sở khác, giữa ngành này với ngành khác, giữa Trung ương với địa phương có sự chênh lệch quá mức. Có những ngành có mức thu nhập quá cao trong khi có những ngành có mức thu nhập lại quá thấp. Thu nhập của người lao động khác nhau do năng lực và trình độ cao hay thấp. Người lao động trí óc, lao động có trình độ tay nghề cao thì thu nhập cao hơn so với lao động chân tay, lao động đơn giản. Người có chức vụ thu nhập cao hơn nhân viên, người lao động ở các ngành nghề, các thành phần kinh tế, vùng, miền và các tỉnh, thành phố khác nhau thì cũng có thu nhập khác nhau. Đây chính là nguyên nhân làm nảy sinh các loại tham vọng ích kỷ khác nhau nhằm có được những thu nhập, phúc lợi vật chất không tương xứng với năng lực và công sức của bản thân vào công việc của xã hội nên tìm đủ mọi cách bòn rút lao động của người khác trong xã hội. Chính vì sự bất GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 49 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam hợp lý trong việc phân phối thu nhập đã tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội lợi dụng sơ hở đó để hối lộ, tham ô, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, của nhân dân… Trong công tác chỉ đạo thực hiện các biện pháp kinh tế xã hội còn lúng túng trong giai đoạn chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường khi cơ chế quản lý mới chưa kịp hoàn thiện, còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, sơ hở, hệ thống chính sách pháp luật, các công cụ quản lý kinh tế- xã hội cần thiết lại chưa được xây dựng đầy đủ, còn nhiều chồng chéo, thiếu đồng bộ đã làm cho tham nhũng, hối lộ có điều kiện phát sinh. Hệ thống pháp luật còn nhiều khe hở, thiếu sót, chưa chặt chẽ, nhiều chính sách đã ban hành nhưng việc thể chế hoá thành luật lại quá chậm chạp, có khi trong cùng một điều luật lại có trình trạng mâu thuẫn đã gây khó khăn cho việc áp dụng để xử lý các hành vi phạm tội. 3.3.3 Những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ Mặt trái của cơ chế thị trường đã làm cho các tàn dư của xã hội cũ phát triển khá nhanh chóng, trước hết là tâm lý tư hữu, thói tham lam, ích kỷ, tham vọng làm giàu nhanh bằng mọi giá ở một bộ phận công nhân viên chức. Những cán bộ, công chức thoái hóa biến chất đã lợi dụng, sử dụng quyền lực Nhà nước không vì thực thi công vụ mà vì mưu cầu lợi ích cá nhân đã vơ vét tiền và tài sản của người khác để cho bản thân họ. Những người phạm tội hối lộ, tham ô và những tội có tính chất vụ lợi phần lớn chịu ảnh hưởng bởi tâm lý tiêu cực,vụ lợi. Yếu tố tiêu cực, vụ lợi biểu hiện cụ thể của nó là sự tham lam, khát vọng làm giàu vô điều kiện, ý thức coi thường pháp luật luôn là cơ sở, động lực của hành vi phạm tội. Đây là nguyên nhân chủ yếu của hành vi phạm tội tham nhũng, hối lộ. Từ thực tiễn xét xử một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng trong thời gian qua, cho thấy có những nguyên nhân sau đây dẫn đến hành vi tham nhũng có tổ chức, kéo dài trong nhiều năm của các quan tham mới bị phanh phui và xử lý: - Một là, tự phê bình và phê bình trong nội bộ cơ quan, tổ chức có vụ việc tham nhũng, tiêu cực rất yếu, thậm chí bị tê liệt. Những kẻ tham nhũng, tiêu cực đã không còn gương mẫu, bị tha hóa, suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, nên không còn ý thức tự phê bình và phê bình. Đôi khi những quan tham có chức, có quyền lợi dụng phê bình để ca tụng nhau, quy kết người có tinh thần đấu tranh, mạnh dạn phê bình những vụ việc tham nhũng, tiêu cực là bất mãn, phá rối đoàn kết nội bộ và tìm cách triệt hạ người đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trước. Điều đáng lo ngại là công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, Đảng viên, công chức GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 50 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam ở những cơ quan, đơn vị có tham nhũng, tiêu cực không được chú trọng, còn mang tính hình thức; việc nắm bắt tư tưởng của cán bộ, Đảng viên, công chức của tổ chức Đảng, chính quyền không được coi trọng; việc xét thi đua, khen thưởng về chuyên môn, đoàn thể hàng năm mang tính hình thức, không bảo đảm chất lượng, còn chạy theo thành tích nhiều; cấp trên còn nể nang, thiếu trách nhiệm…nên tổ chức Đảng, Đảng viên, cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý có khuyết điểm, vi phạm, kể cả vi phạm nghiêm trọng vẫn được xét công nhận đạt danh hiệu trong sạch vững nạnh trong nhiều năm, thậm chí còn được khen thưởng. - Hai là, cấp ủy, chính quyền trong cơ quan, đơn vị đa số điều do một người vừa làm bí thư cấp ủy, vừa làm thủ trưởng cơ quan. Như vậy, nếu có hành vi tham nhũng, tiêu cực thì đều bị vô hiệu hóa, bị tê liệt hoàn toàn. Kẻ tham nhũng, hối lộ là người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền sẽ tìm mọi cách cô hiệu hóa vai trò của cấp ủy, chính quyền đoàn thể trong cơ quan, đơn vị, biến các tổ chức này thành chổ dựa, bình phong cho chúng tự tung, tự tác, thậm chí chúng còn vô hiệu hía cấp trên của mình (Lã Thị Kim Oanh và Bùi Tiến Dũng là điển hình của việc sử sụng chiêu thức này). Trong khi đó, cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và người đứng đầu cơ quan của đơn vị có tham nhũng, hối lộ hầu hết quan liêu, thiếu trách nhiệm, buông lỏng vai trò lãnh đạo, quản lý, không thường xuyên coi trọng việc giáo dục, rèn luyện cán bộ Đảng viên, công chức, đoàn viên dưới quyền, để họ thoái hóa, biến chất, tham nhũng mà không biết mà có biết thì cũng lờ đi.Tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị có người đứng đầu vi phạm tham nhũng, tiêu cực thì mất bệnh quan liêu, thiếu trách nhiệm, thậm chí “vô cảm” trước sai phạm của cấp dưới và trách nhiệm của mình. Không chủ động nắm tình hình, không kịp thời phát hiện thiếu sót, vi phạm của cấp dưới để uốn nắn, nhắc nhở hoặc có biện pháp ngăn chặn mà để thiếu sót, khuyết điểm trở thành vi phạm, để vi phạm nhỏ thành vi phạm lớn, để vi phạm ít trở thành vi phạm của nhiều người và có tổ chức. Khi có vụ việc tham nhũng, tiêu cực xảy ra thì cấp trên né tránh, không dám nhận trách nhiệm liên đới của mình; người đứng đầu đỗ lỗi cho cấp dưới…cho mình là vô can. - Ba là, công tác tổ chức cán bộ còn có sơ hở, bất cập cả về cơ chế, chính sách, cả về tổ chức thực hiện. Do vậy không quản lý chặt chẽ, không nắm chắc tình hình cán bộ về năng lực, trình độ thực tế, về ưu điểm, khuyết điểm, về công tác, sinh hoạt, nơi cư trú, về đạo đức, lối sống…để những kẻ cơ hội, thực dụng, tha hóa, tham nhũng chui được vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị. Cơ quan, tổ chức và cán bộ ở nơi có tham nhũng, tiêu cực chưa làm tốt công tác GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 51 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam theo dõi, quản lý cán bộ, tham mưu cho cấp có thẩm quyền trong việc xem xét, cách chức, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý những người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để những kẻ cơ hội, tham nhũng lọt vào bộ máy lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị đó. Nguyên nhân là chưa thực hiện tốt việc theo dõi, nắm bắt quản lý chặt chẽ về đường lối chính trị hiện hành, về đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng viên, công chức; chưa thực hiện tốt việc thẩm định, kiểm tra việc kê khai tài cản của cán bộ, Đảng viên nên không phát hiện được vi phạm. Tình trạng “chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy bằng cấp” vẫn còn xảy ra, khiến các quan tham có cơ hội chui sâu, leo cao vào các cgức vụ quan trọng hơn ở các vị trí quản lý và phân bổ các nguồn lực của quốc gia để tiếp tục tham nhũng với tinh vi ngày càng lớn hơn. Cơ chế về từ chức, thay thế, kỷ luật, cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với cán bộ có vi phạm (kể cả người trực tiếp vi phạm và người chịu trách nhiệm liên đới) chưa rõ ràng, cụ thể và đầy đủ nên còn gặp khó khăn, lúng túng trong việc xử lý khi có vụ việc tham nhũng, tiêu cực xảy ra. Đặc biệt là tiền lương cho cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước ta còn rất thấp, đó là một sự thật được công nhận. Do bởi tiền lương quá thấp, không đủ chi tiêu cho sinh hoạt của họ nên một số cán bộ tự đặt việc tăng mức sống của mình vào những chổ thu nhập ẩn tính, không thấy được. Bởi thấy được điều này, nên ở các nước như Singapo, Trung Quốc và một số nước phương tây bao giờ cũng thi hành chế độ “tiền lương cao, giữ liêm khiết”. 3.3.4 Những bất cập trong công tác thanh tra, giám sát Trong lĩnh vực giám sát, trong mỗi cơ quan luôn có tổ chức Đảng, Công đoàn, Thanh tra nhân dân; về cơ quan dân cử thì có Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội thực hiện vai trò gián sát đối với hoạt động chuyên môn. Nhưng vì những lý do khác nhau nên hiệu lực giám sát của tổ chức này còn nhiều hạn chế. Song, chúng ta có nguồn lực vô tận trong hoạt động giám sát, đó là quần chúng nhân dân. Vấn đề là nếu chúng ta phát huy được dân chủ, có cơ chế công khai minh bạch thì quần chúng sẽ là lực lượng giám sát khách quan và hùng hậu nhất. Nhưng cần phải đưa ra một thực tế đó là: đã có nhiều trường hợp quần chúng phát hiện có dấu hiệu tham nhũng, hối lộ, tham ô…đã dũng cảm đứng lên tố cáo, nhưng đơn thư của họ lại được trả về nơi bị tố cáo giải quyết và trở thành nạn nhân của sự trù dập. Hoặc trong nội bộ của chính cơ quan tham nhũng có cán bộ dũng cảm đứng lên tố cáo hành vi phạm tội của những cán bộ khác thì những người bị tố cáo có nhiều hành vi để đe doạ, trấn áp, trả thù, trù dập người tố cáo mình. Có những vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, nếu không có cơ quan báo chí, cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc cơ GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 52 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam quan có cấp trên can thiệp, tiếp sức kịp thời tạo áp lực mạnh mẽ thì những người tố cáo sã bị ảnh hưởng sinh mạng, chính trị và vụ việc sẽ bị “chìm xuồng”. Có một thực tế là ở những cơ quan, đơn vị thường xảy ra tham nũng, hối lộ thường mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức, nên không tổ chức hoặc tổ chức một cách hình thức, không tạo điều kiện cho cán bộ, Đảng viên, công chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo đúng phương châm: “dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”, dãn đến quyền làm chủ của quần chúng bị triệt tiêu, bị người đứng đầu hoặc một số ít người thâu tóm, điều phối. Vì vậy dân chủ bị vi phạm nghiêm trọng, tham nhũng từ đó ít bị phát hiện, nên không bị xử lý vẫn còn tồn tại. 3.4 Giải pháp cho các bất cập trong công tác xử lý tội nhận hối lộ 3.4.1 Giải pháp trong công tác phát hiện và xử lý tội nhận hối lộ Nếu thống kê các loại tội phạm thì tội tham nhũng, hối lộ được coi là một trong những tội phạm nguy hiểm nhất. Tính nguy hiểm của nó được thể hiện ở chổ tham nhũng, hối lộ phá từ bên trong của bộ máy Nhà nước, làm tha hoá một số cán bộ, Đảng viên, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm cho các chính sách, chủ trương bị sai lệch, dẫn đến lệch hướng Chủ nghĩa xã hội. Khi lòng tin của nhân dân bị suy giảm nghiêm trọng thì sẽ gây bất ổn định chính trị - xã hội, từ đó có thể làm thay đổi bản chất của chế độ Xã hội chủ nghĩa. Thấy được sự nguy hại của tham nhũng, hối lộ và thực trạng tình hình nhận hối lộ hiện nay của những người có chức, có quyền đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, thì đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ tiến đến ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ tội phạm tham nhũng, hối lộ là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, đòi hỏi trách nhiệm và quyết tâm của tất cả các ngành, các cấp, cùng toàn thể nhân dân. Thế nhưng đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ không phải là chuyện đơn giản. Do tham nhũng, hối lộ là hiện tượng xã hội tiêu cực ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước. Cũng giống như những hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội, tham nhũng, hối lộ phát sinh, tồn tại và phát triển trong những giai đoạn nhất định do sự tác động của nhiều hiện tượng khác nhau cùng tồn tại trong một hình thái kinh tế - xã hội, như cơ chế quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, quản lý hành chính, quản lý xã hội… Chống tham nhũng, hối lộ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân nhưng trước hết và chủ yếu là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước, của cơ quan pháp luật, Tòa án, Công an, các đội đặc nhiệm chống tham nhũng… Việc chủ động tấn công loại tội phạm này không phải là sự hô hào với chiến dịch, phong trào làm điểm mà cái chính là nhìn vào bản chất của hiện tượng này, nhận diện các mấu chốt để từ đó có chiến lược và sách lược chống tham nhũng có hiệu quả. GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 53 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam - Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đặc biệt là sữa đổi, bổ sung hoàn thiện luật hình sự và luật hành chính nhằm loại bỏ được những sơ hở trong quản lý Nhà nước có thể tạo ra tham nhũng, hối lộ. - Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của công chức, công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép và không được làm những gì mà pháp luật cấm. - Xử lý mọi hành vi tham nhũng, hối lộ theo pháp luật. Trong trường hợp hành vi tham nhũng, hối lộ không cấu thành tội phạm thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi và nhân thân người vi phạm để lựa chọn hình thức kỷ luật cho phù hợp. Trường hợp hành vi tham nhũng, hối lộ cấu thành tội phạm theo các tội danh được quy định trong các điều luật trong Mục A Chương XXI của Bộ luât Hình sự năm 1999. Đối với người phạm tội về tham nhũng thì hình phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ ba năm hoặc phạt tù một năm, người phạm tội tham nhung, hối lộ có thể bị xử phạt với mức cao nhất là tử hình. Ô Hoàn thiện pháp luật hình sự về Tội nhận hối lộ Trong Bộ luật hình sự hiện hành đã quy định quá chi tiết và nghiêm khắc về tội nhận hối lộ. Tuy nhiên, Bộ luật này cần phải xem xét lại một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, về mặt chủ thể: Điều 279 quy định “người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận…”. Ở đây chức vụ, quyền hạn được hiểu như thế nào là mới chính xác? Nếu chỉ dựa phần định nghĩa tại Điều 277 thôi thì chưa đủ, vì theo quy định tại Điều này thì “người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thức hiện công vụ” sẽ dễ lẫn lộn với những người tuy có chức vụ, quyền hạn nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 279. Ở phần mặt chủ thể của tội nhận hối lộ thì những người có chức vụ, quyền hạn là những người làm một số công việc nhất định do Nhà nước giao. Như vậy ở Điều 279 đã quy định quá chung chung vì thật ra trong những người có chức vụ, quyền hạn không chỉ có riêng cơ quan Nhà nước mà còn có ở những tổ chức kinh tế, xã hội khác và họ cũng có thể giữ những chức vụ như thành viên Hội đồng quãn trị, Giám đốc, Kế toán trưởng…Tuy họ có cương vị và có quyền hạn nhất định trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhưng không được xem là người có chức vụ, quyền hạn nên những người này không phải là chủ thể của tội nhận hối lộ. Do đó, hành vi phạm tội của những người này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 279. GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 54 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam Thứ hai, theo khoản 1 Điều 279 Bộ luật hình sự quy định nhười nào nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ 500 nghìn đồng đến dưới 10 triệu đồng thì bị xử phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Nhưng pháp luật ta chưa quy định giá trị tài sản bao nhiêu là quà biếu, nên trong thực tiễn xét xử không ít trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định được đó là hành vi nhận quà biếu hay nhận hối lộ. Nếu hiểu quà biếu định giá bằng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ 500 nghìn đồng đến dưới 10 triệu đồng là hành vi nhận hối lộ. Nếu hiểu như vậy thì quá máy móc, vì trên thực tế có những món quà có giá trị hàng chục triệu đồng nhưng nó vẫn là quà biếu. Thứ ba, theo điểm d khoản 2 Điều 279 quy định “Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước…”. Quy định này cũng có vẻ chưa được hợp lý lắm, vì “tài sản của Nhà nước” được hiểu như thế nào? vấn đề này đang được tranh cãi rất nhiều. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 quy định “tài sản xã hội chủ nghĩa” nhưng đến Bộ luật hình sự năm 1999 lại quy định “tài sản của Nhà nước”. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 thì tài sản xã hội chủ nghĩa có nội hàm rộng hơn tài sản của Nhà nước. Về khái niệm tài sản của Nhà nước đến nay vẫm có những ý kiến khác nhau. Nếu tài sản đó thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của Nhà nước thì không nói gì, nhưng nếu tài sản đó chỉ thuộc một phần của Nhà nước thì lúc này vấn đề lại khác, như: Công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các xí nghiệp liên doanh Nhà nước đối với nước ngoài…Trong trường hợp này tài sản có được xem là sở hữu của Nhà nước không? Và người phạm tội trong trường hợp này sẽ bị áp dụng khung hình phạt nào? Nên trong quá trình xét xử ctả cơ quan tiến hành tố tụng gây ra không ít tranh cãi. Vì vậy khi có điều kiện sửa đổi Bộ luật thì các nhà làm luật nên xem xét lại vấn đề này. 3.4.2 Giải pháp trong thực hiện cơ chế quản lý kinh tế Trong thời kỳ đi sâu tiến trình phát triển nhanh kinh tế thị trường ở chế độ Xã hội chủ nghĩa và xây dựng kinh tế, thì phạm tội tham nhũng, hối lộ lại nghiêm trọng hơn trước đây và có xu hướng ngày càng phát triển. Do đó cần phải trừng trị nghiêm để ngăn chặn loại tội phạm tham nhũng, hối lộ này, nhưng vẫn giữ vững chính sách mở cửa và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy tối đa mọi tiềm năng của đất nước. Đặc biệt quan tâm đến việc cải cách tiền lương tăng thu nhập cao hơn cho cán bộ, công chức để họ có đủ điều kiện yên tâm công tác và chí công, vô tư trong hoạt động công vụ của mình. Do đó, phải có chính sách thỏa đáng về tiền lương và những khoản trợ cấp khác để họ yên tâm công tác và ra sức cống hiến cho Nhà nước, phục vụ nhân dân. Kinh nghiệm thực tiễn ở một số nước như Trung Quốc, Singapo, Mỹ…đã cho thấy khi được Nhà nước đãi ngộ thì GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 55 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam họ “sợ mất việc hơn sợ đi tù” và không bao giờ họ có ý định hoặc dám tham nhũng, nhận hối lộ. Tiền lương hợp lý được hiểu là nguồn thu nhập chính của cán bộ, công chức, ít nhất cũng phải bảo đảm đủ cho cuộc sống và đủ chi trả cho những khoản chi cần thiết như: ăn, ở, đi lại, học tập cho bản thân và gia đình…Một cơ chế tiền lương hợp lý không những góp phần hạn chế tham nhũng, hối lộ mà còn góp phần thu hút nhân tài vào làm việc tại các cơ quan Nhà nước, qua đó năng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Ở nước ta do mặt bằng kinh tế còn thấp so với các nước phát triển và còn nhiều vấn đề trong đời sống xã hội phải giải quyết, song về lâu dài chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề tăng lương cho cán bộ, công chức Nhà nước. Đi đôi với vấn đề tăng tiền lương chúng ta cũng phải tăng cường chế độ trách nhiệm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của những người đã được Nhà nước đãi ngộ. 3.4.3 Giải pháp về mặt tổ chức cán bộ Đề nghị Đảng và Nhà nước ta cần xem xét sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp về công tác quản lý cán bộ, để tạo ra cơ chế nhận xét, đánh giá, quy hoạch, bố trí, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ bảo đảm vừa dân chủ, công khai, minh bạch, vừa sử dụng được người có đức, có tài; không để những kẻ cơ hội, thực dụng, quan liêu, tham nhũng chui vào nội bộ, giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cấp…để góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực; khắc phục nạn “chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy tội”. Ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm của tập thể cấp ủy, chính quyền và trách nhiệm của cá nhân., nhất là người đứng đầu trong công tác cán bộ. Đồng thời ban hành và tổ chức thực hiện kiên quyết quy định về việc thay thế, loại bỏ kịp thời những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện ra khỏi bộ máy Nhà nước. Về công tác phát hiện xử lý cán bộ sai phạm về tham nhũng, hối lộ cần phải kịp thời, sai phạm đến mức nào phải xử lý đến mức ấy, kiên quyết loại trừ tình trạng để người phạm tội chạy án; xử lý nghiêm minh người có hành vi bao che, dung túng cho việc tham nhũng, hối lộ đó, không phân biệt họ là ai, giữ chức vụ gì…Không nên kéo dài thời gian xem xét, xử lý người vi phạm mà gây dư luận xấu trong nhân dân. Phải kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ, tức là nếu đã trị thì phải trị “gốc lẫn ngọn”. Nhìn từ thực tế cho thấy, hiện nay chúng ta chỉ chống tham nhũng, hối lộ ở phần “ngọn” chưa trị được phần “gốc”. Mà cái “gốc” đó là yếu tố con người cụ thể là những cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước đang nắm giữ những chức vụ, quyền hạn cao. GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 56 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam Việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay vẫn còn chưa hợp lý. Có những người có trình độ, chuyên môn thật sự lại không được chọn, còn những người không có trình độ thì lại được chọn vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước do họ là con em của những cán bộ, công chức có chức vụ, quyền hạn cao. Hiện nay, cán bộ ở cơ quan các cấp, dặc biệt là cấp cơ sở họ là sai rất nhiều, nhất là trong lĩnh vực hành chính, kinh tế khi làm bất cứ thủ tuc gì thì cũng phải đưa tiền cho họ thì họ mới giải quyết ngay. Vì vậy Nhà nước cần có những giải pháp tích cực trong khâu tuyển chọn cán bộ, công chức sao cho vừa có năng lực, vừa có đức. Cần phát huy vai trò công tác tổ chức cán bộ, không nên tập trung trong tay một người giữ nhiều chức vụ như vừa là thủ trưởng cơ quan, vừa là người đứng đầu về Đảng để loại trừ sự quan liêu, hách dịch, bạo biện. Thường xuyên rà soát, sắp xếp biên chế tổ chức, cơ quan, bảo đảm việc sắp xếp đó là đúng quy định của pháp luật, đúng tiêu chuển chức danh cán bộ, đúng yêu cầu công tác Xử lý nghiêm người có hành vi bố trí cán bộ trong cơ quan là người thân thích ruột thịt của mình vào các vị trí công tác mà những người thân thích đó không có đẻ năng lực, điều kiện vào làm hoặc bị pháp luật cấm Cần tổ chức những buổi nói chuyện về chính trị tư tưởng, về đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ công chức. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với đất nước. Nếu làm tốt được điều đó, sẽ khiến cho những người có chức vụ, quyền hạn làm điều hay, tránh làm điều xấu…Tạo điều kiện và khuyến khích những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn và năng lực lãnh đạo quản lý; người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm được đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý. Bởi vì nếu cán bộ mà chuyên môn, năng lực yếu, đạo đức không tốt thì dù bộ máy phòng chống tham nhũng, hối lộ có được tổ chức hoàn thiện, chặt chẽ đến mấy thì sự vận hành và hiệu quả hoạt động của bộ máy vẫn không khả quan. 3.4.4 Giải pháp về mặt thanh tra, giám sát Cần phải đổi mới và tăng ctường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có chức năng của cấp trên đối với cấp dưới của mình, nhất là việc giám sát, kiểm tra đối với những người đứng đầu cấp dưới và các chức danh chủ chốt của cấp dưới. Quy định cụ thể việc thường xuyên thực hiện cơ chế kiểm tra và tự kiểm tra của người đứng đầu ở các cấp. Ủy ban kiểm tra các cấp chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra Đảng viên và tổ chức Đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm, tập trung vào lĩnh vực phát sinh tham nhũng, tiêu cực; khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, thiếu bản lĩnh trong công tác đấu tranh này. Cấp ủy các cấp tăng cường chỉ đạo ủy ban kểm tra chủ trì và phối hợp với các ban của cấp ủy với cơ quan bảo vệ pháp luật GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 57 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam trong công tác giám sát, kiểm tra, giải quyết tố cáo cán bộ, Đảng viên vi phạm tham nhũng. Tăng cường phối hợp thực hiện công tác giám sát, kiểm tra giữa các cơ quan Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân đối với cán bộ, công chức, Đảng viên để phòng ngừa, ngăn chặn và kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng chống tham nhũng có hiệu quả. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan điều tra với nhân dân và cơ quan báo chí trong việc phát hiện, đấu tranh, tuyên truyền về phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Cần sớm nghiên cứu ban hành Quy định về chế độ kê khai và công khai tài sản của cán bộ, công chức, Quy chế giám sát trong Đảng và Quy chế nhân dân giám sát Đảng, Quy chế giám sát hành chính để góp phần phòng chống tham nhũng có hiệu quả. Quốc hội cần nhanh chống kiện toàn bộ máy tổ chức, thực hiện tốt chức năng giám sát. Chính phủ kiện toàn và năng cao công tác thanh tra, đồng thời xử lý nghiêm khắc trách nhiệm của các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và những người đứng đầu cơ quan, tổ chức mà nơi đó xảy ra các vụ tham nhũng, hối lộ. Có một chiến lược của quốc gia về phòng chống tham nhũng với ba trụ cột chính, đó là: - Một là, có quyết tâm chính trị cao của Chính phủ (nhất là người đứng đầu). - Hai là, có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, kể cả pháp luật về phòng chống tham nhũng; xử lý kiên quyết, nghiêm minh các hành vi tham nhũng; có cơ quan đấu tranh phòng chống tham nhũng chuyên trách, độc lập với đội ngũ cán bộ chống tham nhũng trong sạch, liêm khiết, có bản lĩnh, tính chuyên nghiệp cao, vững về pháp luật, tinh thông nghiệp vụ, được đầu tư nguồn lực, phương tiện điều kiện làm việc đầy đủ, hiện đại. - Ba là, chú trọng giáo dục đạo đức công dân, hình thành văn hóa chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước và trong công chúng. Hành vi tham nhũng, hối lộ đã khiến công chúng luôn khinh ghét, lên án tệ tham nhũng và từ đó họ tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng; có cơ chế thuận lợi, bảo vệ cho công chúng và tao điều kiện cho công chúng nhận diện nhanh chóng, kịp thời phát hiện và tố cáo những kẻ tham nhũng, hối lộ. Tham nhũng là hành vi lạm dụng quyền lực Nhà nước của những người có chức vụ, quyền hạn để tư lợi. Vì vậy muốn phòng chống tham nhũng có hiệu quả thì phải có cơ chế giám sát, kiểm doát chặt chẽ việc lạm dụng quyền lực để tham nhũng, hối lộ và phải sử dụng quyền lực Nhà nước để đập tan việc lạm dụng quyền lực Nhà nước của những kẻ tham nhũng thì mới thành công. GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 58 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam KẾT LUẬN Trong thời gian vừa qua tội phạm về tham nhũng, hối lộ diễn ra hết sức phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng, không chỉ ở nước ta mà còn ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Đứng trước tình hình đó, cộng đồng quốc tế cùng Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã có những cố gắn đáng kể trong việc đưa ra những giải pháp nhằm tích cực đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này. Ở nước ta hiện nay, tội phạm về tham nhũng, hối lộ đã và đang làm cản trở lớn trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tham nhũng, hối lộ đã trở thành “quốc nạn”, làm mất lòng tin nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, kéo lùi sự phát triển của đất nước. Và nhận hối lộ đã, đamg và vẫn sẽ là tội phạm trọng điểm trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ. Dân tộc ta sẽ không chấp nhận bất cứ hành vi tham nhũng, hối lộ nào dù lớn hay nhỏ, quyết tâm này đã được Đảng ta khẳng định trong nghị quyết của các kỳ Đại hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đẻng ta đã khẳng định tệ nạn tham nhũng là một trong bốn nguy cơ cản trở công việc đổi mới của đất nước. Nguy cơ này không chỉ cản trở sự phát triển của đất nước mà còn làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, làm thoái hóa phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, Đảng viên mà còn đe dọa đến sự tồn vong của đất nước. Thiết nghĩ, trước thực trạng đó chúng ta cần đề ra những biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn có hiệu quả, tiến đến đẩy lùi tham nhũng, hối lộ. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu “Tội nhận hối lộ trong luật Hình sự Việt Nam”, tôi xin đưa ra một vài giải pháp sau đây: - Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, chặt chẽ để không có khe hở cho tham nhũng, hối lộ luồn lách. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tham nhũng, cần nghiên cứu để có những quy định thích hợp trong quá trình phát hiện cà xử lý các vụ án tham nhũng, hối lộ, phải sửa đổi bổ sung ngay những điều luật không phù hợp. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật Hình sự về Tội nhận hối lộ, mặc dù Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có những quy định khá chi tiết và nghiêm khắc nhưng còn một số điểm cần xem xét lại. GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 59 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam - Cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Có cơ chế phối họp nhịp nhàng trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các cơ quan tiến hành tố tụng. - Có chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức Nhà nước hợp lý, từng bước nâng cao đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức để họ có thể sống bằng đồng lương, có thể tích lũy, thực hiện các chế độ đãi ngộ xứng với năng lực, trình độ chuyên môn của họ. - Công tác đề bạt, bổ nhiện cán bộ nước ta còn bị chi phối bởi cách nhìn chủ quan, phiến diện, chưa thật sự chính xác trong phương pháp đánh giá, lựa chọn cán bộ. Do đó chúng ta cần thực hiện một cách khoa học, đúng luật, đúng việc, đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm cán bộ, công chức. - Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, Thanh tra Nhà nước, Thanh tra chuyên ngành ở các cơ quan, tổ chức Nhà nước, đặc hiệt là ở nhũng nơi có khả năng xảy ra tham nhũng, hối lộ. - Đặc hiệt là cần phải có chính sách ưu đãi, cũng như cảo vệ cho người tố cáo tội phạm về tham nhũng, hối lộ để từ đó họ mới an tâm mà phối hợp với các cơ quan trong công tác phát hiện và xử lý tội phạm. Mặc dù tình hình tội phạm về tham nhũng, hối lộ trong thời gian qua đang có chiều hướng gia tăng, nhưng với sự nổ lực của toàn Đảng, toàn dân ta tôi tin rằng trong thời gian sắp tới đây tình hình tham nhũng, hối lộ ở nước ta sẽ chuyển biến khả quan hơn, cũng như cuộc chiến chống tham nhũng của ta sẽ đạt được kết quả cao hơn. GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 60 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Viện nghiên cứu NXB chính trị quốc gia 2. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985, 1999 3. Chỉ thị 416/CT ngày 03/12/1990 Chủ Tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tăng cường công tác thanh tra, điều tra, xử lý các vụ việc tham nhũng, buôn lậu 4. Giáo trình luật Hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân - năm 2001 5. Lg Trần Minh Thưởng – Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Bình luận và chú giải – NXB LĐ 2002 6. Luật phòng chống tham nhũng 26/12/2005 7. Th.s Phạm Văn Beo – Giáo trình luật Hình sự Việt Nam (phần chung và phần riêng) 8. T.S Đinh Văn Quế - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999 (Phần các tội phạm, tập V) NXB TPHCM – năm 2000 9. TS. Trần Quang Tiếp - Lịch sử luật hình sự Việt Nam – NXB chính trị quốc gia 10. Pháp lý số 1+2-2007 11. Pháp lý số 6-2007 12. Pháp lý số 8-2007 13. Pháp lý số 12/2007 14. Tạp chí số 143 (12/2007) 15. Nhà nước và pháp luật 238-2/2008 16. Nhà nước và pháp luật 10/2007 17. Các số báo Pháp luật TP HCM 18. Internet Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc67749 kilobooks.com.doc
  • pdf67749 kilobooks.com.pdf