Đề tài Tóm tắt cuốn sách “Bản đồ tư duy trong công việc” của Tony Bu zan
Là một nhà lãnh đạo ngoài việc phải tự cân bằng giữa c ông việc và đời s ống cá
nhân m ình bạn cần h iểu và truy ền đạt cho nhân viê n cách thứ c nâng cao k hả năng
cân bằng cuộc sống và công việc của nhân viên. Xây dựng bả n đồ tư duy giúp n hân
viên cân bằng công việc và cuộc sống được t hực hiện như sau:
- Hãy vẽ chủ đề trung tâm “Cân bằn g công việc và cuộc s ống”, minh bạch
hóa chủ đề b ằng hình tư ợng một bên là công việc và một bên là cuộc
sống.
- Những nhánh chính phải đư ợc chia trên cơ sở nhữ ng y êu cầu cụ thể và
hoàn cảnh của cô ng t y bạn. Có th ể là: thời gian linh hoạt, chăm sóc con
cái, làm v iệc t ại nhà .
- Vẽ các nhánh phụ từ các nhánh chính và ước tính c hi phí của t ừng giải
pháp. Có th ể là giải pháp thành lập công ty con trông trẻ ngay trong côn g
ty bạn, có thể là thuê và công ty trả tiền hi ệu quả tức thì là họ sẽ yên
tâm làm cho bạn mà không phải lo lắng gì đến con cái.
- Nên đưa ý kiến của công nhân viên vào bản đồ tư duy của bạn. Dùng một
màu sắc khác làm sáng rõ cá c phần này.
- Hãy thảo luận với m ọi ngư ời về bản đồ tư duy bạn vừa lập, bổ sung ý
kiến và phản hồi vào ngay bản đồ.
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2590 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tóm tắt cuốn sách “Bản đồ tư duy trong công việc” của Tony Bu zan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
-----
TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
Đề tài:
Tóm tắt cuốn sách “Bản đồ tư duy trong công vi ệc” của
Tony Buzan
GVHD: TS Lê Thị Thu Thủy
Sinh vi ên: Đỗ Hồng Ngọc
SBD: 69
Lớp: QTKD CH 6.2
HÀ NỘI – 07/2010
- 2 -
MỤC LỤC
NỘI DUNG........................................................................................................................3
1. Giới thiệu. ................................................................................................................ 3
2. Cơ sở khoa học xây dựng bản đồ tư duy ............................................................. 4
3. Nguyên tắc xây dựng Bản đồ Tư duy. ................................................................. 4
4. Xây dựng một số bản đồ tư duy ch o nhà lãnh đạo ............................................. 5
4.1. Giải phóng t iềm năng sá ng tạo vô hạn ......................................................... 5
4.2. Cách tiếp cận mới trong giải quyết vấn đề .................................................. 5
4.3. Kế hoạch hoàn h ảo cho sự t iến triển không ngừng .................................... 6
4.4. Nắm bắt sức mạnh của sự thay đổi............................................................... 6
4.5. Đưa nhóm của b ạn đến thành công. ............................................................. 9
4.6. Bí quyết thuy ết trình hiệu q uả..................................................................... 10
4.7. Giải pháp cân bằng công việc và cuộc sống. ............................................ 11
KẾT LUẬN .....................................................................................................................11
- 3 -
MỞ ĐẦU
Kỹ năng lãnh đạo rất đa dạng và phong phú, và có tính cá biệt vì thế sẽ không
tồn tại một tài liệu nào về kỹ năng lãnh đạo hoàn hảo mà ở đây ta cần học t ập theo
các t ình huống thực tế, các thành công của các doanh nghiệp và các Nh à lãnh đạo
trên thế giới. Một Nhà lãnh đạo đ òi h ỏi n goài tố chất bẩm si nh còn cần rèn luyện
cho mình rất nhiều n hững kỹ năng mềm nhằm thực hiện tốt các vai trò của một nhà
lãnh đạo đó là vai trò duy trì quan h ệ con người, vai trò chuyển tải thông tin, vai trò
ra quyết định…. Để rèn luyện cho mình những kỹ năng đó cần phải có một công cụ
hữu hiệu và một trong nhữn g cuốn sách có giá trị ứng dụng thực tiễn cao và rất phù
hợp đó là cuốn sách “M ind Maps at work” của tác giả Tony Buzan được nhóm
NTG (New thinking Group) dịch r a tiếng việt với t ên “Bản đồ tư duy trong công
việc”. Với quy môn môn học tôi xin trình bày tóm tắt tư tưởng và một vài thu hoạch
của bản thân về nội dung cuốn sách này.
NỘI DUNG
1. Giới thiệu.
Cùng với sự phát triển của thời đại, thước đo quan trọng cho năng lực sáng
tạo của mỗi người trong nền kinh tế tri thức chính là tốc độ tư duy, khản năng
chuyển hóa thông tin thành kiến thức, từ kiến thức tạo ra giá trị tạo ra sản phẩm
dịch vụ. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay việc học t ập chăm chỉ vân
chưa ohari là giải pháp tối ưu, các phương pháp luận học t ập đã từng đem lại thành
công cho chúng t a trong quá khứ hiện đang gặp nhiều thách thức. Thông tin đa
chiều và thực tiễn đòi hỏi chúng t a ngoà i kiến thức cần có khả năng tạo giá trị gia
tăng từ kiến thức.
Tony Buzan là một trong số ít những n gười đã dành nhiều thời gian nghiên
cứu, tìm ra những quy luật hoạt động của bộ não va làm việc th eo quy luật đó để đạt
được những thàn h công đáng kinh ngạc. Ông cũng là cố vấn chiến lược cho nhiều
tổ chức đ a quốc gia như General M otor, Walt Disney, M icrosoft, HSBC,
Oracle…..Những tác phẩm nổi tiếng của ông trên khắp thế giới có th ể kể đến như:
How to mind map, M ind Map for Kids, Head St rong
Thực tế, Bản đồ tư duy là một công cụ cho mọi hoạt động tư duy. Nó là một
kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù
hợp tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp bạn khai phá
tiềm năng vô tận của bộ não, nó đồ ng t hời cũng là một công cụ hữu h iệu trong việc
ghi nhớ, quản lý, sáng tạo và lập kế hoạch- n hững công cụ v ô cùng cần thiết của các
nhà quản lý .
Với bản đồ tư duy trong công vi ệc bạn sẽ có kh ả năng:
- Động não và giải quyết những v ấn đề khó khăn nhất.
- 4 -
- Đặt ra và đạt được những mục t iêu.
- Sáng t ạo trong công việc.
- Dễ dàng xác định những ưu tiên của bạn.
- Thuy ết trình tốt và tự ti n hơn.
- Trở thành nh ân vật chủ chốt trong công việc
- Dẫn dắt đội của bạn trở thành một đội xuất sắc .
- …..
2. Cơ sở khoa học xây dựng bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy hoạt động dựa trên căn cứ khoa học như sau: Theo ngh iên cứu
về t hần kinh bán cầu não trái xử lý các dòng kẻ, chuối, chữ số, các danh sách hay
các phép logi c vì thế nó được sử dụng để thực hiện các công việc t hông thường. Sự
sáng tạo l à khá hạn chế, để ph át triển bạn cần có sự tưởng tượng và não phải đảm
nhiệm công việc này, gồm có sự ghi nhận màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu và không
gian.
Theo giáo sư Sperry thô ng thường mỗi người thường sử dụng lệch bán cầu não
của mình, vì thế, theo thông thường nam giới thường trội hơn về những hoạt động
bên bán cầu não trái, và nữ giới trội hơn trong công việc cần t ới bán cầu não phải.
Chắc chắn việc huy động sức mạnh của cả hai bán cầu sẽ t ạo ra sứ c sá ng t ạo vô
biên. Bản đồ tư duy là công cụ củng cố khả năng liên kết bền vững giữa hai bán cầu
não. Nó giúp giải phóng thiên tài sáng tạo còn tiềm t àng trong bạn.
Vào năm 1933 nhà t âm lý học Hewig von Restorff công bố một nghiên cứu tiết
lộ rằng chúng ta có thiên hướng ghi nhớ một thông tin trong danh sách nếu nó nổi
bật. Chẳng hạn, nếu một danh sách các số, và ở giữa có một chữ cái, nhiều khả
năng sẽ nhớ chữ cái vì nó khác biệt thông t in với những thông tin còn lại. Hiện
tượng này gọi là hiệu ứng Von Restorff.
Một trong những cách dễ ghi nhớ là t hông qua sự hình dung và hình ảnh.
Những bức tranh sặc sỡ dễ nhớ hơn những từ ngữ, và bạn có thể nhớ được bất cứ
thứ gì nếu liên hệ nó với một hình ảnh sống động. Nếu bạn sử dụng trí não sáng tạo
để khiến những liên hệ này lố bịch, hài hước, kỳ quặc hoặc gây sốc thì bộ não thậm
chí còn nhớ những liên h ệ này nhiều hơn.
Ngoài ra thuật nhớ và âm nhạc cũng là công cụ hữu hiệu để bạn lưu trữ lại
thông tin và cũng dễ gợi nhớ lại khi bạn cần nó.
Bản đồ tư duy được xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học đó với việc xây
dựng vận dụng tối đa công cụ là hình ảnh và màu sắc.
3. Nguyên tắc xây dựng Bản đồ Tư duy .
Bản đồ tư duy là hìn h thức ghi chép sử dụng mầu sắc và h ình ảnh, để mở rộng
và đào sâu các ý tưởng. Ở giưa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh tru ng t âm. Ý
- 5 -
tưởng hay hình ảnh này được phát triển bằng các n hánh tượng trưng cho những ý
chính và đều được nối với ý trung tâm.
Các n hánh chính lại được phân thành các nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu chủ đề ở
mức độ sâu hơn. Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục đ ược phân nhỏ hơn nữa. Nhờ sự
kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng cũng có sự liên kết dựa trên mối liên hệ của bản
thân các ý, đi ều này làm cho Bản đồ Tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên
phạm vi sâu rộng mà điều này không thể thực hiện được theo hình thức liệt kê.
4. Xây dựng một số bản đồ tư duy cho nhà lãnh đạo:
4.1. Giải phóng tiềm năng sáng tạo vô hạn
Xây dựng bản đồ tư duy đầu tiên của b ạn- những kỹ năng chủ chốt (Hình 1)
- Lấy một tờ giấy và trải ngang, để bản đồ có thể trải rộng trên các hướn g.
- Vẽ ở giữa là hình tượng ý ch ính- đó là các kỹ năng của bạn, ngành nghề
của bạn, chức danh của bạn…Sử dụng thêm màu sắc cho bức tranh thêm
sinh động.
- Chọn mầu và vẽ nhánh từ hình vẽ trung t âm. Viết một từ l iên quan đến
lĩnh vực thuộc kỹ năng của bạn, có thể là giao tiếp, ki ến t hức, kinh
nghiệm, mục tiêu…Sau đ ó xem lại xem còn đặc tính nào chưa bao hàm
trong các mục trên.
- Chỉ dùng một từ gợi mở ý tưởng để mô tả nhánh. Đảm bảo các nhánh đều
liên kết với hình ảnh trung tâm.
- Tiếp tục triển khai các ý nhỏ, sử dụng để phát triển chủ đề
- Hình vẽ nên đượ c sử dụng vì nó sẽ giúp bạn nhớ vấn đ ề lâu hơn.
4.2. Cách tiế p cận mới trong giải quyết vấn đề
Bản đồ tư duy gi úp bạn nhanh chóng giải quyết những vấn đề cơ bản đầy sáng
tạo. Với công cụ này bạn sẽ t ránh căng thẳng đầu óc, sẵn sàng với những thách
thức, giải quy ết những vấn đề trước mắt, thao tác và gi ải quyết các vấn đề hàng
ngày, nghệ thuật dàn xếp, đàm phán hiệu quả, đón n hận lời khuyên trong công việc,
tạo lập hệ thống hỗ t rợ, xây dựng nhóm quân sư, gỡ bỏ những sức ép.
Ví dụ việc tạo lập sơ đồ một hệ thống hỗ trợ có thể xây dựng bằng Bản đồ như
sau:
- Vẽ một h ình ảnh vui tươi (ngầm hiểu là tất cả các giải pháp là để đạt được
hiệu quả mà hình ảnh trung tâm đại diện). Khi lập bản đồ tư duy cho hệ
thống hỗ trợ những liên kết sẽ tự động phát triển từ ý tưởng/ mục đích
trung tâm đó.
- Vẽ các nhánh uốn lượn từ hì nh ảnh trung tâm, và mỗi nhánh là một từ hàm
nghĩa một hệ thống hỗ trợ, có thể là đường dây nóng, dị ch vụ, cố vấn, tổ
chức, bạn bè. Bạn có thể b ổ sung thêm những thành viên của tổ chức.
- 6 -
- Trong trường hợp cần bảo mật bản đồ t ư duy của hệ thống hỗ trợ bạn có
thể mã hóa bằng màu sắc ho ặc một dạng mật mã nào đó. Và các quyết
định hay những gợi ý được dùng bằng màu sắc thể hiện
- Sử dụng các nhánh con để phát triển ý tưởng của bạn trên từng gợi ý của
nhánh chính.
- Sử dụng bản đồ để tham khảo thêm ý kiến nhữ ng người trong đội. Sau đó
lắng nghe và thu thập các ý tưởng mới vào bản đồ tư duy .
- Dùng bản đồ tư duy để triển khai công việc hoặc để làm định hướng phát
triển của cả đội.
4.3. Kế hoạch hoàn hảo cho sự tiến triển kh ông ngừng
Bước đầu tiên trên con đường thành lập một doanh nghiệp riêng là lập Bản đồ
Tư duy cho kế hoạch kinh d oanh. Nếu bạn muốn thu hút hỗ trợ từ bên thứ ba thì
bản kế hoạch kinh doanh của bạn chính là công cụ t hiết yếu nhằm thuyết phục các
nhà đầu tư tiềm năng.
- Vẽ một h ình ảnh tượng trưn g cho công việc kin h doanh của bạn ở trung
tâm Bản đồ Tư duy. Có th ể là hình ảnh về sản phẩm, hoặc nhận định ngắn
gọn sứ m ệnh kinh doanh.
- Vẽ nhánh lớn từ trung tâm “Độc đáo”. Vẽ các nhánh phụ để khám phá
những yếu tố khiến sản phẩm độc đáo, và lý do tại sao
- Vẽ nhánh lớn khác “khách hàng”. Vẽ những nhánh phụ xác đ ịnh chính xác
đối tượng khách hàng của bạn, nhu cầu của họ và tại sao. Xác định khoảng
lợi tức có thể thu lại.
- Vẽ nhánh lớn thứ ba về “Trụ sở ” ở đó phát triển các n hánh nhỏ về các
phòng ban, bổ sung t hêm chi tiết về các phí tổn có thể có hoặc cũng chưa
cần thiết.
- Vẽ nhánh khác “Cơ cấu” để giải quyết vấn đề lực lượng lao động, kèm
theo bất kỳ đối tác tiềm năn g nào mà bạn có thể có. Sử dụng các nhánh
phụ để phát triển các chiến l ược maketi ng và nhân sự cũng như thiết lập
nhóm làm việc.
Từ bản đồ tư duy này bạn hoàn toàn xây dựng một kế hoạch kinh doanh hoàn
hảo như thể nó đang làm việc khiến cho bản kế hoạch có tính khả thi hơn rất nhiều.
Từ đó bạn sẽ bao quát được những điểm trọng yếu và cảm thấy ít bỡ ngỡ hơn khi
hoàn thành kế hoạch của mình khi thời gian đến.
4.4. Nắm bắt sức mạnh của sự thay đổi
Môi trường kinh doanh luôn luôn có sự thay đổi, doanh nghiệp cũng như bản
thân các cá nhân trong doanh nghiệp cũng phải thay đổi để t ồn tại và phát triển. Bản
đồ tư duy giúp cho bạn cập nhật vị trí của công ty trong mối t ương quan với sự phát
triển của môi trường kinh doanh trong t hời gian qua tương ứng với kỳ vọng của
khách hàng. Với bản đồ tư duy bạn v à công ty sẽ xác đ ịnh được vị trí của mình
- 7 -
đang ở đâu và cần phải làm gì kế tiếp. Đồng t hời, Bản đồ tư duy cũng sẽ là công cụ
hữu hiệu cho phép b ạn có những phản ứng nhanh chóng và hiệu quả với mọi sự
thay đổi, giúp bạn có thể là người “luôn đ i trước trong mọi cuộc chơi”.
Trước hết để nhận diện các nhân tố tạo nên thành công, hay xem xét những
con người hay tổ chức mà bạn ngưỡng mộ nhất và thể hiện chúng trên bản đồ tư
duy.
- Sử dụng hình ảnh trung tâm nổi bật để biểu thị sự thàn h công của những
công ty trên. Ví dụ, hì nh ảnh của một buổi tiệc mừng…
- Viết t ên những cá nh ân hay tổ chức bạn ngưỡng mộ lên những ý chính
xuất phát từ hình ảnh trung t âm của bạn.
- Trên những nhánh phụ, viết những đặc điểm của những cá n hân hay tổ
chức. Chú ý mỗi dòng, nhánh chỉ viết một từ và có sử dụng thêm màu sắc .
Khi nhìn lại bản đồ t ư duy hoàn chỉnh, bạn có thể thấy những đặc đ iểm và chủ đề
giống nhau xuất hiện. Và những đặc điểm này chính là những đặc tính mà bạn
mong muốn ở bản thân, hoặc bạn đang cần để t hay đổi. Ở đó bạn cũng có thể nhận
ra rằng các tổ chức đều có một điểm chung đó là sự t hay đổi v ề “chất ”.
Nắm bắt sự thay đổi cần có sự linh hoạt. Bằng cách sử dụng Bản đồ tư duy,
bạn sẽ thấy chỗ nào cần thiết có sự thay đổi và làm cách n ào cho hiệu quả tích cực.
Nếu chủ động thườn g xuyên cập nhật bản đồ tư duy bạn s ẽ có thể phát triển một
cách có hệ thống, khi đó sự tiến triển là dần dần và kh ông ngừng. Sự chuẩn bị sẵn
sàng để nắm bắt sự t hay đổi luô n thể hiện một tầm nhìn tích cực và n ăng động trong
hoạt động hàng n gày của công ty cũng như bản thân bạn.
M ột trong những yêu cầu nắm bắt sự thay đổi đó là việc bắt kịp sự thay đổi
nhu cầu của khách hàng.
“HÌNH DUNG BẠN LÀ MỘT KHÁCH HÀNG”
Hãy dành thời gian để suy nghĩ về việc lựa chọn hàng hóa của bạn và những
ảnh hưởng của nó đến các lự a chọn của bạn như thế nào. Vẽ một Bản đồ tư duy về
những sản phẩm và dịch vụ bản thân bạn rất trung thành.
- Bạn là hình ảnh trung tâm của bản đồ tư duy này.
- Vẽ những nhánh chính nhữn g thứ mà bạn từng mua như ôto, nhà, xe máy ,
đồ điện tử, nội thất…Sau đó thêm vào những thứ như hội hè, quần áo, du
lịch…
- Khám phá các nhánh chính chi tiết hơn bằng cách thêm vào các nhánh
phụ, có thể là thương hiệu các loạ i sản phẩm bạn chọn, giá thành…
- Tại mỗi nhánh sản phẩm bạn lại thêm vào lý do bạn chọn, có thể là bạn
thích, đang là mốt, một người bạn mới mua…
Đây là một bài t ập hữu ích giúp bạn hiểu v ề những sự thay đổi nhìn từ quan
điểm của khách hàng. Sự thay đổi có thể rất công khai hoặc rấ t nhỏ. Một trong các
- 8 -
nội dung quan trọng về sự t hay đổi đó là thỏa mãn người tiêu dùng thông qua sự
thay đổi.
Hãy lập bản đồ tư duy về việc l àm thế nào để t ạo cảm giác trao quyền ch o
khách hàng:
- Vẽ hình ảnh của công ty bạn làm trung t âm bản đồ.
- Trên nhánh chính hãy vẽ:
o Kế hoạch xây dựng lòng trung thành của khách hàng
o Các phần thưởng
o Dịch vụ khách hàng
o Rút n gắn thời gian chờ đợi
o Những lời khuyên.
- Phân tích t ính khả thi và những kết quả dự tính về việc áp dụng sự thay
đổi
- Dùng màu sắc để đánh s ố thứ tự ưu tiên các dịch vụ mà bạn nghĩ rằng
khách hàng của bạn sẽ phản ứng tích cực nhất .
Công ty thay đổi rất nhanh, các quyết định kinh doanh được đề ra rất nhanh
và các nhân viên đều được kỳ vọng theo kịp vớ i sự thay đổi đó. Bản đồ tư duy là
cách tốt nhất mà công ty có thể chuyển t ải tới các nhân viên của mình những thay
đổi gì đang di ễn r a cùng với những nguyên nhân vì sao cần có sự thay đổi đó.
Lập bản đồ tư duy định hướng tương lai công ty qua sự thay đổi.
- Xác định công ty cần thay đổi ở đâu và thay đổi thế nào. Xác định mụ c
tiêu b ằng bản đồ tư duy. Điều này cho phép bạn nhận được bức tranh tổng
thể hơn v à định rõ sự thay đổi thực sự cần thiết ở bộ phận nào trong công
ty và những gì cần để thay đổi nó.
- Sử dụng bản đồ tư duy để chuyển t ải sự t hay đổi trong toàn bộ công ty .
Điều này sẽ giúp các thành viên trong đội hiểu rõ hơn sự thay đổi sẽ có thể
tác động đến vai trò của mỗi cá nhân như thế nào v à mối q uan hệ của họ
với các thành viên còn lại cả tổ đội r a sa o.
- Sử dụng bản đồ t ư duy như là một điểm trọng tâm trong sự sáng tạo,
khuyến k hích nhân viên đưa ra các đề xuất khiến thay đổi có thể diễn ra dễ
dàng và h iệu quả.
Cải tiến trong công v iệc là một điều vô cùng cần th iết đối với sự tồn t ại và
thành công của công ty. Thay đổi là quy luật tự nhiên của cuộc sống, nhưng chính
thái độ của chúng t a đối với sự t hay đổi làm chúng ta khác biệt. Đối với một số
người t hay đổi là một điều gì đó nên phớt lờ, bỏ qu a và bất đắc dĩ phải chấp nhận.
Với một số k hác thay đổi mang lại năng lượng cho cuộc sống, luôn mang đến
những kinh n ghiệm và vận hội mới. Là một nhà lãnh đạo, bản đồ tư duy là một
- 9 -
công cụ lý tưởng cho ta thấu hiểu được tất cả nhữn g điều kiện đang thay đổi và từ
đó nắm được những cơ hội mới.
4.5. Đưa nhóm của bạn đến thành công.
Những nhà quản lý giỏi có thể làm nên sự khác biệt giữa một nhóm thành
công và môt nhóm t hất bại. Chính vì vậy, những người lãnh đạo giỏi vừa phải quản
lý tốt công việc của bản thân vừ a quản lý tốt những nhân viên của mình. Bản đồ tư
duy và cơ chế t hành công TEFCAS sẽ tập trung vào kỹ năng l ãnh đạo và đưa nhóm
tiến đến t hành công. Điểm mấu chốt là xây dựng bản đồ về những thế mạnh cũng
như nhược điểm của bản thân
- Vẽ hình ảnh trung t âm phù hợp với nhóm mà bạn đang quản lý.
- Vẽ những nhánh chính tạo nên người quản lý gi ỏi. Bạn phải quản lý những
ai và quản lý cái gì? Một trong những nh ánh này tất nhiên phải có bạn.
Trong bản đồ này nhánh chính có thể là: bản thân, đội ngũ nhân viên, sản
phẩm, môi trường.
- Phát triển với các nhánh phụ. Có th ể là quản lý những khía cạnh của bản
thân, khối lượng công việc, mức độ hiểu khách hàng, hi ểu nhân viên hay
sản phẩm…
- Những nhánh con: những kỹ năng cần trau dồi, những diễn biến của thị
trườn g m ới nhất.
Trong những kỹ năng lãnh đ ạo nhóm thì bạn phải biết đoàn kết nhóm trong
những thời điểm khó khăn. Việc l ập bản đồ để tr uyền đạt toàn thể nhân viên những
tin tức hay những thay đổi được thực hiện như sau:
- Bắt đầu bằng việc vẽ hình ảnh trung t âm phù hợp với t ình huống của bạn
- Vẽ các nhánh thể hiện đặc đi ểm chính của thông tin mà bạn muốn chia sẻ
và những hình ảnh có thể ảnh hưởng đến nhân viên và công ty như thế
nào. T rong đó phải chỉ rõ thành viên, những thay đổi, hành động…
- Các n hánh con có thể là số nhân viên có thể bỏ đi, những hiệu ứng khi
nhân viên bỏ việc, số nhân viên ở lại yếu kém…Ở nhánh này bạn cũng cần
nêu ra các động lực để khuyến khích nhân viên
- Từ bản đồ này bạn xây dựng bản thuyết trì nh mô tả thực trạng và các giải
pháp trước t oàn thể công ty. Khi đó nhân viên s ẽ ghi nhận sự thẳng thắn
và họ cũng sẽ nhận thấy thực tế là không đáng lo ngại như họ suy đoán.
Để phát triển nhóm bạn dùng cơ chế TEFCAS để nhóm tập trung vào việc tìm
ra điểm sai lầm trong quá trình thực hiện công việc, nguyên nhân của sai lầm và
ngăn chặn sự t iếp diễn của sai lầm đó hoặc cách thức đ ể biến thất bại thành thành
công.
Nguyên tắc của TEFCAS:
Trial: Mục tiêu của dự án hoặc nhiệm vụ là gì, và nhóm hoặc người đó đã tiến
hành thực hiện nhiệm vụ như thế nào?
- 10 -
Event : Kết quả thực hiện được sau khi thực hiện nhiệm vụ là gì
Feedback: Điều gì đã được thực hiện tốt? Điều gì chưa tốt? Việc gì có thể làm
tốt hơn? Bạn có nên giúp đỡ hoặc đưa ra lời khuyên nhiều hơn cho nhóm hoặc
người đó không?
Check: Theo bạn, có thể làm gì đê cải thiện tình hình? Làm thế nào đảm bảo
rằng những sai lầm đ ó không lặp lại nữa? Điều gì đã làm tốt n ên phát huy? Bạn đã
học được gì từ những kinh n ghiệm này?
Adjust: Làm thế nào để t hực hiện các th ay đổi cần thiết? Với tư cách là người
lãnh đạo nhóm, bạn có cần giúp đỡ trực tiếp hơn không?
Success: Trong tương lai nên tiếp tục làm việc như thế nào? Mục tiêu mới củ a
dự án là gì? Phan thưởng nếu các thành viên làm việc thành công là gì?
Với cách nhìn nhận điểm yếu cũng như điểm mạnh của người hay nhóm có
liên quan, bạn hãy t hể hiện rằng mình chú ý toàn diện đến người đó hay đến cả
nhóm và không chỉ để ý những điểm chưa tốt t rong công việc của họ. Thái độ này
sẽ giúp bạn được kín h trọng hơn và bạn sẽ khai thác được tốt nhất khản năng của
nhân viên trong tương lai. Đồng thời, các thành viên trong nhóm thấy được cổ vũ,
họ sẽ có thể đưa ra n hững thay đổi cần thiết để thực hiện công việc tốt hơn.
4.6. Bí quyết thuyết trình hiệu quả.
Bản đồ tư duy cho bài thuyết tr ình được xây dựng như sau:
- Lập bản đồ tư duy về cuộc hội thảo để nội dung bài thuyết trình phù hợp
với chủ đề. Hình ảnh trung tâm của buổ i hội thảo phải chứa đựng chủ đề.
- Các nhánh chính là các v ấn đề được đưa ra bàn thảo.
- Sử dụng thông tin trong chương t rình để vẽ các nhánh con từ nhán h
chính. Một trong các nhánh này sẽ là bài nói của bạn
- Tiếp tục t ập trung vào các nhánh con liên quan đến bài thuyết trình.
Những nhánh này sẽ là những cách thức cụ thể để thông tin cho mọi
người về công việc.
Những nguyên tắc vàng đảm bảo một cuộc họp hiệu quả:
1. Lập bản đồ tư duy về chương trình cuộc họ p. Trong đó nêu rõ dành thời
lượng bao nhiêu cho mỗi nộ i du ng.
2. Giữ cho nội dung luôn đúng hướng
3. Đảm bảo tất cả mọi người đều biết được chương trình của cuộc họp được
làm bật lên từ bản đồ tư duy để họ có sự chuẩn bị
4. Nếu là cuộc họp thường xuyên, phải mang theo bản đồ của cuộc họp trước
5. Càng nhiều người càng khó bàn bạc.
Việc sử d ụng bản đồ tư duy rõ r àng cho thấy hiệu quả trong việc tổ chức ý
tưởng và lên kế hoạch theo cách dễ nhớ để có thể trình bày hiệu quả cho người
khác.
- 11 -
4.7. Giải pháp cân bằng công việc và cuộc sống.
Là một nhà lãnh đạo ngoài việc phải tự cân bằng giữa c ông việc và đời sống cá
nhân mình bạn cần h iểu và truy ền đạt cho nhân viên cách thức nâng cao khả năng
cân bằng cuộc sống và công việc của nhân viên. Xây dựng bản đồ tư duy giúp nhân
viên cân bằng công việc và cuộc sống được t hực hiện như sau:
- Hãy vẽ chủ đề trung tâm “Cân bằng công việc và cuộc sống”, minh bạch
hóa chủ đề bằng hình tượng một bên là công việc và một bên là cuộc
sống.
- Những nhánh chính phải đư ợc chia trên cơ sở nhữ ng y êu cầu cụ thể và
hoàn cảnh của cô ng t y bạn. Có thể là: thời gian linh hoạt, chăm sóc con
cái, làm việc t ại nhà….
- Vẽ các nhánh phụ từ các nhánh chính và ước tính chi phí của t ừng giải
pháp. Có th ể là giải pháp thành lập công ty con trông trẻ ngay trong côn g
ty bạn, có thể là thuê và công ty trả tiền…hiệu quả tức thì là họ sẽ yên
tâm làm cho bạn mà không phải lo lắng gì đến con cái.
- Nên đưa ý kiến của công nhân viên vào bản đồ tư duy của bạn. Dùng một
màu sắc khác làm sáng rõ các phần này.
- Hãy thảo luận với mọi người về bản đồ tư duy bạn vừa lập, bổ sung ý
kiến và phản hồi vào ngay bản đồ.
Với công tác giúp nhân viên cân bằng công việc- cuộc sốn g, đồng thời biết
lắng nghe đồng nghiệp của mình và xoa dịu mọi mâu thuẫn vốn tồn tại giữa công
việc và cuộc sống, chắc chắn bạn sẽ đem lại một văn hóa công sở mới để thu hút
những cộng sự tài giỏi và nhiệt huy ết nhất. Dùng Bản đồ tư duy như là một bản kế
hoạch mở và cập nhật thường xuyên các chi tiết khi nơi làm vi ệc có những thay đổi.
KẾT LUẬN
Lập bản đồ tư duy là một phương p háp khoa học để xây dựng các kế hoạch,
phát triển các kỹ năng cho cuộc sống cũng như trong công việc. Thông qua bản đồ
này, chúng ta có sự hình dung tổng quát của vấn đề trung tâm một cách toàn diện,
đồng thời bằng các hình ảnh và màu sắc sinh động giúp chúng ta lưu trữ bản đồ đó
lâu hơn trong bộ não.
Với việc l ập bản đồ tư duy mọi kỹ năng của một nhà lãnh đạo được vận
dụng và phát huy sự sáng tạo vô t ận vô cùng. Bản thân tôi sau khi đọc xong cuốn
sách đã từng bước áp dụng để xây dựng cho mình những kế hoạch tương lại cũng
như từng bước đi rõ ràng để thự c hiện kế hoạch đó.
Bằng việc đọc cuốn sách “Mind Maps for Work” chúng t a có những luận
giải và những hướng dẫn hết sức chi t iết để lập kế hoạch cho một nhà lãnh đạo tài
ba trong tương lai. Nội dung của cuốn sách là toàn bộ các bản đồ mô phỏng các kỹ
- 12 -
năng lãnh đạo đư ợc giới thiệu trong môn học “Kỹ năng lãnh đạo”, vì vậy nó rất gần
gũi và là công cụ hết sức thiết thực trong việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qtkdk6_2_knld_dohongngoc_69__569.pdf