Tình hình kinh tế thế giới trong năm 2008 có nhiều biến động phức tạp. Những tháng đầu năm giá dầu thô và nhiều loại vật tư, lương thực trên thị trường thế giới đột biến tăng cao; sự suy yếu của thị trường tài chính, đồng đô la Mỹ mất giá, kinh tế của Mỹ giảm đã ảnh hưởng lan rộng đến các nền kinh tế khác. Trong những tháng gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ngày càng lan rộng, diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu ổn định. Mức độ trầm trọng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và chiều hướng suy thoái của kinh tế thế giới đã tác động nhiều mặt đến các nước, đặc biệt về xuất khẩu, đầu tư , du lịch . Điều đó gây xáo trộn lớn trong đời sống kinh tế - xã hội các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu.
Trong nước nền kinh tế gặp nhiều khó khăn thách thức. Ảnh hưởng lạm phát còn kéo dài, tác động xấu đối với các doanh nghiệp, người lao động. Tình hình rét đậm rét hại kéo dài ở các tỉnh phía Bắc, ngập lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm giảm sức mua của nông dân . Khủng hoảng tài chính thế giới tác động tiêu cực vào kinh tế Việt Nam nhất là trong những tháng cuối năm 2008, thể hiện rõ nét nhất là suy giảm tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp, suy giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ tháng 9/2008.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã có sự chỉ đạo kiên quyết và kịp thời, các Bộ, ngành và địa phương đã triển khai thực hiện nghiêm túc 8 nhóm giải pháp, lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm, giữ được tăng trưởng kinh tế ở mức phù hợp. Và để chủ động đối phó với các vấn đề có thể nảy sinh trong năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Nhìn lại sau một năm nỗ lực vượt qua mọi thách thức, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự thực hiện nghiêm túc của các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân cả nước, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được sự ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2008 ước tăng 6,23%, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%, riêng công nghiệp tăng 8,14%, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước tăng 14,6% so với thực hiện năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả nước ước đạt xấp xỉ 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007, nhập siêu giảm ước đạt 17 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 27%, giảm so với năm 2007 (năm 2007 là 29,1%).
51 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 và kế hoạch năm 2009 của ngành công thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nạn xuất khẩu than lậu; bảo đảm cung cấp đủ than cho nhu cầu trong nước, nhất là cho những hộ tiêu thụ than lớn. Thực hiện xuất khẩu than theo kế hoạch.
- Thép: Nhu cầu năm 2009 khoảng trên 10,5 triệu tấn thép các loại trong khi dự kiến sản xuất khoảng 5,5 triệu tấn, còn lại là nhập khẩu. Trong đó, đối với thép xây dựng nhu cầu trong nước và xuất khẩu khoảng 4,95 triệu tấn, sản xuất đáp ứng khoảng 4,15 triệu tấn, còn lại là nhập khẩu; đối với phôi thép nhu cầu trong nước và xuất khẩu khoảng 4,9 triệu tấn, sản xuất phôi thép đạt gần 2,9 triệu tấn, đáp ứng trên 60% nhu cầu trong nước (4,7 triệu tấn). Số còn lại là các loại thép khác (thép hình, thép chế tạo, thép dẹt, ...).
Để đảm bảo cân đối trên, cần tập trung rà soát lại quy hoạch ngành, đẩy nhanh tiến độ các dự án sản xuất phôi và cán thép đang triển khai, đảm bảo cân đối nguyên liệu cho sản xuất phù hợp yêu cầu thị trường, trong đó có khai thác quặng, thu mua và nhập khẩu thép phế; củng cố, phát triển và đổi mới hệ thống phân phối để đảm bảo kiểm soát được nguồn hàng và giá cả; tìm kiếm và mở rộng thị trường để xuất khẩu trong những thồi điểm có thể.
- Phân bón: Nhu cầu phân bón các loại của cả nước năm 2009 là 7,8 triệu tấn, trong đó, 1,7 triệu tấn phân đạm urê; 1,85 triệu tấn phân NPK; DAP 0,7 triệu tấn; 1,6 triệu tấn phân lân trong nước sản xuất và một số chủng loại phân khác (SA, Kali...).
Về phân đạm urê, dự kiến sản xuất khoảng 0,93 triệu tấn, còn lại phải nhập khẩu khoảng 0,75 triệu tấn. Việc nhập khẩu sẽ căn cứ vào tình hình sản xuất và tiến độ mùa vụ để vừa phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp vừa tránh tồn kho lớn gây đọng vốn.
Về phân hỗn hợp NPK, trong nước sản xuất 1,85 triệu tấn, đáp ứng cơ bản nhu cầu.
Phân chứa lân (supe lân, lân nung chảy) cung cấp đủ nhu cầu trong nước (1,6-1,7 triệu tấn).
Về phân DAP, dự kiến sản xuất được 0,2 - 0,25 triệu tấn từ dự án DAP Đình Vũ Hải Phòng, còn lại vẫn phải nhập khẩu khoảng 0,45 - 0,5 triệu tấn.
Để đảm bảo cân đối trên, ngành phân bón, hóa chất và dầu khí tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư sản xuất phân đạm Ninh Bình, Bắc Giang, Cà Mau, khai thác tối đa năng lực sản xuất các nhà máy hiện có để đảm bảo tối thiểu 0,95 triệu tấn phân đạm urê; phối hợp tốt giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu để đảm bảo đủ phân bón cho sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm, ngăn chặn tình trạng sản xuất, buôn bán phân giả, kém chất lượng; đẩy mạnh chế biến các sản phẩm từ cao su phục vụ trong nước và xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ dự án khai thác kali tại CHDCND Lào.
- Xăng dầu: Dự kiến mức tiêu dùng xăng dầu năm 2008 khoảng 13 triệu tấn và nhu cầu năm 2009 khoảng 14 triệu tấn. Theo kế hoạch, tháng 2/2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động sẽ sản xuất khoảng 2,7 - 3 triệu tấn. Như vậy, dự kiến mức nhập khẩu năm 2009 khoảng 12,2 triệu tấn, trong đó có 1 triệu tấn tái xuất, tiêu dùng trong nước khoảng 11,2 triệu tấn.
c. Một số mục tiêu cụ thể về sản xuất công nghiệp toàn ngành
- Phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 16%. Trong đó: Khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 5,5%; Khu vực ngoài nhà nước tăng 20,7%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,6%.
Bảng 1: Chỉ tiêu đối với các sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Sản phẩm công nghiệp
Sản lượng năm 2009
Tăng/giảm 2009/2008 (%)
+ Điện phát ra
83,28 tỷ kWh
Tăng 12,5%
+ Điện thương phẩm
74,9 tỷ kWh
Tăng 13,6%
+ Than sạch
41,0 triệu tấn
Tăng 3,0%
+ Dầu thô khai thác
15,86 triệu tấn,
Tăng 6,2%
+ Khí đốt (khí thiên nhiên)
8,0 tỷ m3
Tăng 8,1%
+ Sản phẩm xăng dầu
2,7 - 3 triệu tấn
Tăng mới
+ Thép các loại
5,0 triệu tấn
Tăng 25,7%
+ Động cơ điện
200,8 nghìn cái
Tăng 21,7%
+ Động cơ diezel
185,0 nghìn cái
Tăng 42,2%
+ Biến thế điện
18,2 nghìn cái
Tăng 20,1%
+ Máy thu hình
2,75 triệu cái
Tăng 4,4%
+ Phân đạm urê
0,93 triệu tấn
Tăng 1,4%
+ Phân lân các loại
1,68 triệu tấn
Tăng 10,3%
+ Phân NPK các loại
1,9 triệu tấn
Tăng 21,3%
+ DAP
0,2 triệu tấn
Tăng mới
+ Xà phòng giặt
500 nghìn tấn
Tăng 10,5%
+ Giấy bìa các loại
1,16 triệu tấn
Tăng 24,5%
+ Thuốc lá bao các loại
4,6 tỷ bao
Tăng 4,0%
+ Bia các loại
2,35 tỷ lít
Tăng 27,0%
+ Dầu thực vật (tinh luyện)
625 nghìn tấn
Tăng 18,2%
+ Xi măng
42 triệu tấn
Tăng 15,1%
+ Xe máy lắp ráp
2,9 triệu cái
Tăng 0,7%
3.2. Xuất khẩu hàng hoá
Theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 là 13% đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của toàn ngành và cũng rất nhiều khó khăn để có thể đạt được vì:
- Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm mạnh trong năm tới.
- Hàng hoá Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hoá cùng chủng loại của các nước châu Á như nông sản, thuỷ sản, dệt may, giầy dép, điện tử trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường chủ lực (Hoa Kỳ, EU) có xu hướng giảm. Các nhà nhập khẩu khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để nhập khẩu hàng hoá.
- Thuận lợi về giá nhìn chung sẽ không còn, giá hàng hoá tiếp tục đứng ở mức thấp do nhu cầu nhập khẩu và khả năng tiêu thụ tại các thị trường giảm. Vì vậy những mặt hàng trong năm 2008 gặp thuận lợi về giá như gạo, cà phê, hạt tiêu, thuỷ sản, khoáng sản... sẽ giảm sút mạnh về giá trị trong năm 2009 và ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu.
- Sản lượng một số mặt hàng nông sản, khoáng sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao, đặc biệt lượng dầu thô xuất khẩu sẽ giảm khoảng 3,3-4 triệu tấn do làm nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.
- Nhiều hàng rào phi thuế và các biện pháp bảo hộ được các nước dựng lên sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như thuỷ sản, sản phẩm gỗ...; các mặt hàng công nghiệp chế biến như dệt may, giầy dép sẽ gặp khó khăn về thị trường do Mỹ sẽ bỏ hoàn toàn hạn ngạch hàng dệt may đối với Trung Quốc và EU không gia hạn quy chế GSP đối với hàng da giầy xuất khẩu của Việt Nam sẽ tạo sức ép cạnh tranh lớn với hàng Việt Nam;
Do vậy để đạt mục tiêu tăng trưởng 13% kim ngạch xuất khẩu, cần phải tìm ra những yếu tố mới như mặt hàng xuất khẩu mới, thị trường xuất khẩu mới, đẩy nhanh các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu mới đi vào hoạt động...và tập trung triển khai theo các mục tiêu cụ thể đối với các nhóm hàng chủ lực như sau:
a/ Nhóm hàng khoáng sản:
Nhóm này khó có khả năng tăng trưởng trong năm 2009 do sản lượng dầu thô và than đá xuất khẩu giảm mạnh phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trong nước, giá xuất khẩu sẽ không ở mức cao như năm 2008. Dự báo, kim ngạch nhóm này đạt khoảng 5,92 tỷ USD, giảm 5,97 tỷ USD tương đương với giảm 50,2% so với năm 2008 và chỉ chiếm tỷ trọng 8,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu..
Giá xuất khẩu dầu thô theo kế hoạch dự báo khoảng 50 USD/thùng, lượng xuất khẩu khoảng 12 triệu tấn như vậy xuất khẩu dầu thô năm 2009 sẽ giảm 55,9% về trị giá và 13,7% về lượng
Mặt hàng than đá do chủ trương kiểm soát xuất khẩu tài nguyên nên lượng xuất khẩu dự kiến là 20 triệu tấn, thêm nữa giá xuất khẩu dự kiến sẽ không ở mức cao như năm 2008 vì vậy KNXK cũng sẽ giảm sút.
b/ Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản
Nhóm này khó có khả năng tăng trưởng trong năm 2009 do hạn chế về cơ cấu sản lượng và đặc biệt giá nhiều mặt hàng chủ lực sẽ ở mức thấp so với năm 2008. Dự báo, kim ngạch nhóm này đạt khoảng 12,23 tỷ USD, giảm 4,8% so với năm 2008. Tổng kim ngạch 8 mặt hàng nông, lâm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực năm 2009 sẽ giảm khoảng 628 triệu USD.
- Mặt hàng gạo sẽ không gặp khó khăn về thị trường do diện tích canh tác trên toàn thế giới có xu hướng ngày càng bị thu hẹp. Dự kiến, năm 2009 xuất khẩu 4,8 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2008. Tuy nhiên giá xuất khẩu sẽ tiếp tục xu hướng giảm, vì thế trị giá sẽ giảm khoảng 32,8%êso với năm 2008, tương đương 952 triệu USD.
- Xuất khẩu cà phê cũng không gặp khó khăn về thị trường, nhưng cần quan tâm đến nâng cao giá trị tăng thêm trên một đơn vị sản phẩm xuất khẩu để nâng cao kim ngạch. Dự kiến, năm 2009 xuất khẩu đạt 2,1 tỷ USD với khối lượng xuất khẩu 1,1 triệu tấn, tăng 9,6% về lượng, nhưng giảm 4,5% về trị giá.
- Đối với các mặt hàng cao su, hạt tiêu, nhân điều, chè, dự kiến số lượng xuất khẩu sẽ có mức tăng nhẹ về lượng. Nhưng do hạn chế về năng lực sản xuất, chế biến và giá xuất khẩu cũng sẽ không ở mức cao như năm 2008 nên không có tăng đột biến về kim ngạch xuất khẩu (ước tăng khoảng 10-15%).
- Mặt hàng thuỷ sản vẫn gặp khó khăn do các nước đang đặt ra hàng rào kỹ thuật mới, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới. Tuy nhiên, những thị trường truyền thống của Việt Nam vẫn được duy trì và năng lực sản xuất được cải thiện nên dự kiến kim ngạch ước tăng 11,8 % so năm 2008, chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm hàng nông lâm, thuỷ sản.
c/ Nhóm hàng công nghiệp chế biến:
Đây là nhóm quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Do kim ngạch xuất khẩu 2 nhóm hàng khoáng sản và nông lâm, thuỷ sản sẽ giảm trong năm 2009 (giảm khoảng 6,6 tỷ USD). Vì vậy, tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến cũng chỉ đạt khoảng 52,9 tỷ USD, tăng 38,7% so với năm 2008, tăng 14,7 tỷ USD. Cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn là mặt hàng dệt may (11,5 tỷ USD) và da giày (5,1 tỷ USD).
- Năm 2009, Mỹ sẽ bỏ hoàn toàn hạn ngạch hàng dệt may đối với Trung Quốc tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với hàng Việt Nam, nhưng hàng Việt Nam cũng sẽ được quan tâm hơn do thâm hụt thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc quá lớn. Phấn đấu năm 2009 kim ngạch hàng dệt may tăng khoảng 25%.
- Đối với hàng giày dép, EU vẫn là thị trường trọng điểm, nhưng năm 2009, giày của Việt Nam không được hưởng ưu đãi thuế quan của EU, nhưng mặt hàng giầy dép vẫn có nhiều khả năng để gia tăng kim ngạch xuất khẩu thông qua việc mở rộng sản xuất, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và tăng cường hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu bằng cách tập trung vào khâu thiết kế kiểu dáng, tạo mẫu sản phẩm...
- Sản phẩm gỗ là mặt hàng đã khẳng định được vị trí vững chắc trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, ngoài các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, EU, đồ gỗ Việt Nam có khả năng thâm nhập thị trường Mỹ do thuế suất nhập khẩu vào Mỹ thấp. Tuy nhiên năm 2009 cũng sẽ gặp khó khăn do Đạo luật Lacey được ban hành bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm nay trong đó sẽ thắt chặt hơn việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ;. Vì vậy, dự kiến kim ngạch tăng khoảng 8% so với năm 2008.
- Sản phẩm nhựa là mặt hàng được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao do tiếp cận được với công nghệ hiện đại, có thị trường rộng lớn và không quá khó để thâm nhập, đồng thời xuất khẩu mặt hàng này được hưởng mức thuế thấp hoặc được đối xử ngang bằng như các nước xuất khẩu khác ở hầu hết các thị trường. Vì vậy dự kiến kim ngạch sẽ vượt ngưỡng trên 1 tỷ USD tăng 39,8% so với năm 2008.
- Dây điện và cáp điện là mặt hàng có khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu lớn do xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và FĐI khá mạnh mẽ. Dự kiến kim ngạch đạt 1,4 tỷ USD, tăng 34% so năm 2008.
Ngoài những mặt hàng trên còn một số mặt hàng như túi xách, va li, ô dù, sản phẩm từ cao su, sản phẩm từ gang thép hay tàu thuyền các loại đều là những mặt hàng dự kiến tăng khá trong năm 2009, ở mức trên 30%, riêng mặt hàng tàu thuyền là nhân tố mới nổi được đánh giá là mặt hàng có tốc độ tăng nhanh trong thời gian tới.
Về thị trường xuất khẩu
Tiếp tục quán triệt phương châm đa phương hóa và đa dạng hóa thị trường. Các thị trường chủ lực của ta trong năm 2009 vẫn là thị trường châu Á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), châu Âu (chủ yếu là EU), Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada) và châu Đại dương (Australia). Tiếp tục khai thác và thâm nhập một số thị trường truyền thống như Nga, Đông Âu hoặc thị trường mới như Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi.
Bảng 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu 2009, Bộ Công Thương dự kiến như sau :
(Đơn vị tính triệu USD)
Khu vực thị trường
Năm 2008
Năm 2009
Kim ngạch
% so với 2007
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch
% so với 2008
Tỷ trọng (%)
Tổng KN
62.906
129,5
100
71.084
113,0
100
- Châu Á:
28.000
137,8
44,5
31.640
113,0
45,5
Nhật bản
8.000
132,0
9.200
115,0
12,9
Trung Quốc
4.500
134,0
5.300
118,0
7,4
ASEAN
10.220
131,0
11.200
110,0
15,7
Hàn Quốc
1.980
158,0
2.300
121,0
3,2
Đài Loan
1.230
108,0
1.470
120,0
2,0
- Châu Âu :
11.511
118,3
18,3
13.300
115,0
18,7
EU
10.649
118,0
12.200
115,0
17,1
- Châu Mỹ
12.983
121,9
20,6
14.670
113,0
20,6
Hoa kỳ
11.600
115,0
12.760
110,0
17,9
- Châu Đại Dương
4.248
134,9
6,7
3.900
91,8
5,4
- Châu Phi
1.213
195,7
1,9
2.300
189,0
3,2
a. Khu vực thị trường Châu Á và Châu Đại Dương: Dự báo xuất khẩu vào các thị trường chính như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan sẽ giảm so vớI năm 2008, đặc biệt là thị trường ASEAN do xuất khẩu xăng dầu sang thị trường này giảm. Kế hoạch năm 2009 xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Á đạt 31,6 tỷ USD, tăng 13 % so với năm 2008; Khu vực thị trường Châu Đại Dương dự kiến giảm còn bằng 91,8% so với năm 2008 đạt 3,9 tỷ USD cũng bởi nguyên nhân trên.
Việc thực hiện đầy đủ các cam kết theo CEPT/AFTA đã và đang tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước này, song do kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN tăng chậm so với tốc độ tăng trưởng bình quân, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN tăng tương đối nhanh nên nhập siêu từ khu vực này tiếp tục tăng
b. Khu vực thị trường Châu Âu: Năm 2009, xuất khẩu những hàng hóa chủ yếu vào thị trường EU dự báo sẽ giảm như dệt may, giầy dép vì nhu cầu tiêu dùng giảm do khủng hoảng kinh tế các mặt hàng có khả năng tăng là sản phẩm nhựa, hàng điện tử, hàng thủy sản. Tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 13,3 tỷ USD, tăng 15%.
c. Khu vực thị trường Châu Mỹ: Do cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ nên tăng trưởng nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2009 dự báo sẽ giảm (trừ những nhóm hàng nhiên liệu và một số nông sản có thể vẫn tăng do vẫn có nhu cầu tiêu dùng và tăng giá) nhất là đối với các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam như may mặc, giầy dép, vali, túi xách, đồ gỗ, đồ điện tử, cáp điện, sản phẩm nhựa, hạt điều, cà phê. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 14,6 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2008, trong đó Hoa Kỳ đạt 12,7 tỷ USD, tăng 10%. Các mặt hàng như sản phẩm gỗ, dệt may, giầy dép, cà phê, thủy sản vẫn là những mặt hàng đóng góp lớn vào tăng trưởng.
d. Khu vực thị trường Châu Phi: Dự báo tình hình phát triển kinh tế tại khu vực này có thuận lợi ở một số thị trường và không có đột biến trong chính sách thương mại, đòi hỏi ở thị trường này không quá khắt khe, vì vậy đây là thị trường rất tiềm năng cho Việt Nam, năm 2009 phấn đấu xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 89% so với năm 2008.
3.3. Nhập khẩu
Dự kiến nhập khẩu năm 2009 sẽ không tăng đột biến như 6 tháng đầu năm 2008 vì:
-Tiếp tục thực hiện các biện pháp của Chính phủ đã ban hành nhằm kiềm chế lạm phát, thực hiện tiết kiệm trong chi phí công, cắt giảm đầu tư các công trình không hiệu quả hoặc chưa cần thiết, xử lý linh hoạt việc tăng thuế nhập khẩu, nộp thuế trước khi thông quan, quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động...
- Giá nhiều loại nguyên nhiên vật liệu đầu vào giảm mạnh 30-50% so với năm 2008 như sắt thép, phôi thép, phân bón, xăng dầu làm cho trị giá nhập khẩu giảm nhiều mặc dù lượng có thể tăng nhẹ so với năm 2008 (chỉ tính riêng 4 mặt hàng này ước giảm do giá khoảng 6 tỷ USD).
- Lượng xăng dầu nhập khẩu giảm do nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động. Lượng nhập khẩu năm 2009 ước khoảng 11 triệu tấn với kim ngạch khoảng 6 tỷ USD (giá bình quân 545 USD/tấn), giảm trên 5 tỷ USD so với năm 2008.
- Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu giảm do khó khăn về thị trường, vốn, lãi suất… Doanh nghiệp và người dân cũng sẽ tiết kiệm hơn trong sản xuất, tiêu dùng.
- Việc nhập khẩu với số lượng lớn để đầu cơ giá lên như trong năm 2008 đối với mặt hàng sắt thép, phôi thép nhiều khả năng không còn. Ngoài ra, việc nhập khẩu vàng tiếp tục được kiểm soát và hạn chế.
Với những biện pháp và tình hình như đã phân tích ở trên, dự kiến kim ngạch nhập khẩu năm 2009, ở mức 90,3 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2008. Như vậy, nhập siêu sẽ ở mức khoảng 19,2 tỷ USD bằng 27% xuất khẩu KNXK.
3.4. Thị trường trong nước
Năm 2009 tập trung củng cố và phát triển mạnh mẽ hệ thống phân phối hàng hóa, nhất là những mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế bảo đảm cân đối cung cầu và bình ổn giá cả, tránh để xảy ra các cơn sốt trong mọi tình huống.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác điều hành thị trường trong nước theo hướng dự báo sớm, dự báo sát tình hình để chủ động xác lập tương quan cân đối cung cầu các mặt hàng quan trọng và thiết yếu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục kiềm chế lạm phát, bảo đảm nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng; đồng thời, triển khai nhóm các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước thông qua các chương trình hợp lý hóa chuỗi giá trị và tiết giảm chi phí để hạ thấp giá bán cả trong sản xuất lẫn lưu thông, mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối, đổi mới tổ chức và hoạt động bán buôn, bán lẻ nhằm đẩy mạnh sức tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa trong nước làm ra, góp phần chặn đà suy giảm và duy trì tăng trưởng kinh tế.
Củng cố và phát triển từng bước các hệ thống phân phối bán lẻ nòng cốt và chủ lực trên thị trường cả nước và các hệ thống phân phối bán lẻ trên thị trường địa phương, vừa bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của thị trường trong nước trước tác động bất thường của thị trường thế giới, vừa tạo tiền đề để cạnh tranh và hợp tác có hiệu quả trong quá trình thực thi cam kết gia nhập WTO về mở cửa dịch vụ phân phối, nhất là phân phối bán lẻ, từ đầu năm 2009 trở đi. Trên cơ sở đó, củng cố, hoàn thiện cho tương thích về tổ chức và thể chế quản lý nhà nước đối với ngành dịch vụ phân phối trong điều kiện mới.
Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong điều hành thị trường, phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống, nắm bắt nhanh nhậy và dự báo chính xác về xu thế biến động thị trường trong nước và thế giới, khẩn trương có những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, kiềm chế tăng giá. Đẩy mạnh công tác định hướng và vận động nhằm nâng cao sức tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá trong nước sản xuất.
3.5. Đầu tư xây dựng
Hoạt động đầu tư xây dựng cần tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng tập trung các nguồn vốn giải quyết những vấn đề cấp bách của ngành để tăng năng lực sản xuất và ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu như các công trình điện, các dự án sản xuất quan trọng, kết cấu hạ tầng giao thông như cảng biển, các tuyến đường bộ...tiếp tục rà soát để đình hoãn các công trình dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả, Đối với ngành Công Thương, cần tập trung đưa nhanh vào hoạt động các dự án năng lượng, dự án nhà máy lọc dầu, khai thác than, sản xuất phôi thép, thép tấm, sản xuất phân bón, bột giấy, các dự án sản xuất nguyên phụ liệu, phụ tùng...cho ngành. (Xem chi tiết Phụ lục 2a)
Dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng năm 2009 của Bộ Công Thương khoảng 153.186 tỷ đồng, tăng 12,3% so với ước thực hiện năm 2008, trong đó :
- Các Tập đoàn, Tổng công ty 91 dự kiến 148.699 tỷ đồng;
- Các Tổng công ty 90, các doanh nghiệp dự kiến 4.187 tỷ đồng;
- Các đơn vị hành chính, sự nghiệp dự kiến 300 tỷ đồng.
3.6. Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế
Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng hành lang pháp lý giữa Việt Nam với các nước thông qua đàm phán, ký kết các hiệp định song phương và đa phương; Đồng thời đẩy mạnh các cuộc vận động, kể cả trong đàm phán về mở cửa thị trường để các nước công nhận ta là nền kinh tế thị trường.
Tổ chức thực hiện và phối hợp tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các cam kết quốc tế về thương mại, đầu tư, trước hết là các cam kết trong khuôn khổ WTO, AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, các cam kết song phương và đa phương trong ASEAN và ASEAN+ và cam kết song phương khác đã ký kết có liên quan tới ngành công thương.
Tiếp tục nghiên cứu về tác động của việc triển khai các cam kết quốc tế đối với các lĩnh vực do ngành công thương quản lý để đề xuất các chính sách, biện pháp bảo vệ hiệu quả sản xuất trong nước một cách hợp lý phù hợp với các nguyên tắc, quy định và cam kết quốc tế.
Phối hợp tích cực với các Bộ, ngành chủ động xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm bảo vệ hàng hóa trong nước, đồng thời kịp thời phát hiện và tháo gỡ các vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư từ Bộ tới các Sở Công Thương một cách có hiệu quả; cơ quan Thương vụ tham gia tích cực vào các hoạt động này và coi đây là chỉ tiêu để xem xét bố trí ngân sách hoạt động.
Song song với việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, cần phối hợp chặt chẽ với các ngành để tìm kiếm khả năng mở rộng xuất khẩu dịch vụ, tăng cường hợp tác lao động và tăng cường thu hút đầu tư.
Thực hiện các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trên thị trường nước ngoài, qua đó nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Bên cạnh việc triển khai thực hiện nghiêm túc, triệt để những giải pháp của Chính phủ đã đề ra nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2009 và 5 nhóm giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008, toàn ngành Công Thương sẽ nghiên cứu, vận dụng từng nhóm giải pháp cụ thể đối với hoạt động của ngành như sau:
1. Đối với sản xuất công nghiệp
- Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường để đáp ứng các sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế và có sức sản xuất lớn như điện, than mỏ, phân bón, sắt thép xây dựng, động cơ máy móc phục vụ nông nghiệp, ô tô tải...; một số sản phẩm tiêu dùng như sản phẩm may mặc, giày dép, sữa, dầu thực vật...và các sản phẩm xuất khẩu như dầu thô, sản phẩm may mặc, giày dép, cơ khí, dây và cáp điện, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ...Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm làm nguyên liệu, phụ tùng, linh phụ kiện...cho sản xuất sản phẩm chính, góp phần giảm nhập khẩu. Đối với một số ngành (ngoài các ngành đã đề cập trên mục 3.1) cần triển khai các giải pháp cụ thể sau:
Ngành khoáng sản. Huy động có hiệu quả nhà máy tuyển, luyện đồng Lào Cai; tăng khả năng phát điện cho nhà máy Cao Ngạn, Dương Na, Cẩm Phả cung cấp tối thiểu 2,4 tỷ kwh đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện khác như Cẩm Phả 2,3, Mạo Khê, Nông Sơn...
Ngành dệt may, da giày chuyển dịch mạnh mẽ sang hình thức sản xuất và xuất khẩu trực tiếp với nhiều chủng loại sản phẩm có giá trị cao để nâng cao hiệu quả xuất khẩu; sớm hình thành các trung tâm cung ứng và các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành; tiếp tục đẩy mạnh các vùng nguyên liệu nhất là vùng trồng bông có tưới, sớm triển khai chương trình 1 tỷ mét vải; đẩy nhanh tiến độ di dời các nhà máy sợ, dệt nhuộm vào khu công nghiệp và các dự án thuộc Chiến lược phát triển ngành dệt may theo Quyết định 36 của Thủ tướng Chính phủ. Hiệp hội Dệt May tăng cường phối hợp và chỉ đạo các thành viên trong HIệp hội chú trong hơn nữa các quy định trong hoạt động xuất khẩu để tránh việc bị tái áp dụng cơ chế giám sát của Mỹ; Hiệp hội da giày tiếp tục vận đọng cho áp dụng lại cơ chế GSP và không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày dép vào EU.
- Các doanh nghiệp phải lập chương trình tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, hoàn thiện công nghệ sản xuất và quản lý để tăng năng suất lao động, giảm chi phí trên từng công đoạn của quá trình sản xuất lưu thông, bảo đảm chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp. Phát triển công nghiệp năng lượng và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu, công nghiệp cơ khí chế tạo và cơ - điện tử. Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ cung cấp nguyên phụ liệu, chi tiết cho các ngành công nghiệp khác như dệt may, da giầy, ô tô, xe máy, đóng tầu... nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá trong các sản phẩm cơ khí, các sản phẩm xuất khẩu
- Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, nhất là thực phẩm, đồ ướng, hàng dệt may... Ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động như các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, cơ khí, đóng tàu, phân bón, hóa chất...Phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ vốn, lãi suất, thời hạn vay,,để tiêu thụ một số sản phẩm đang tồn đọng như thép xây dựung, phân bón, giấy...
- Các địa phương tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện những cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo Quyết định 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Cơ chế hỗ trợ, khuyến khích sản xuất nguyên phụ liệu thay thế nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ (thông qua cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, giảm giá cho thuê đất, hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ); có chính sách hỗ trợ các ngành chế biến nông sản, sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày,...
- Tăng cường các hoạt động khuyến công, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương đặc biệt là công nghiệp ở các tỉnh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Tây Nam Bộ.
- Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, phát triển thương hiệu sản phẩm.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường liên kết hợp tác trong ngành, giữa các ngành và giữa các thành phần kinh tế để khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất xã hội, tránh tình trạng khép kín, lãng phí trong đầu tư.
2. Đối với thương mại
2.1. Đối với xuất khẩu
a. Các giải pháp trước mắt
- Theo dõi sát, có biện pháp đề phòng tích cực trước tình hình khủng hoảng tài chính của Mỹ và thế giới. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin dự báo, phát hiện kịp thời và có biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật như chống bán phá giá, giám sát hàng dệt may…, do các nước đưa ra để hạn chế hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tìm hiểu thông tin, có chiến lược vận động Chính phủ, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại và các cơ quan có liên quan của Hoa Kỳ nhằm hạn chế việc Dự luật nông nghiệp 2008 gây khó khăn cho xuất khẩu cá tra.
- Tăng cường hoạt động XTTM, mở rộng thị trường XK sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế như Bắc Phi, Trung Đông, Mỹ La Tinh..., theo hướng xúc tiến theo từng ngành hàng, từng hợp đồng XK lớn. Tăng cường tiếp xúc cấp cao để mở rộng thị trường, quan hệ buôn bán, vận động theo các kênh chính thức và không chính thức tạo chủ động trong việc ứng phó với chính sách bảo hộ mậu dịch, dỡ bỏ các rào cản thuế và phi thuế để tăng XK. Tập trung chương trình kêu gọi và thu hút các tập đoàn lớn nước ngoài đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội triển khai thực hiện Đề án phát triển xuất khẩu, hạn chế nhập siêu giai đoạn 2009-2010. Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ phê duyệt Đề án này trong tháng 12/2008.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách xuất khẩu: trình Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức và triển khai hình thức Bảo hiểm xuất khẩu tại Việt Nam.
- Đẩy mạnh tuyên truyền và khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa đồng tiền thanh toán, bảo hiểm tỷ giá và phòng ngừa rủi ro về tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu.
- Phối hợp với Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu như: Rà soát lại các khoản phí, lệ phí và các thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu; Cải cách thủ tục hành chính hải quan; Đáp ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại.
- Thúc đẩy sớm ký Hiệp định đối tác kinh tế với Nhật Bản, Hiệp định FTA giữa ASEAN với Ôxtrâylia – NewZenland - Ấn Độ để tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
b. Các giải pháp trung và dài hạn
- Tăng cường công tác điều hành hoạt động xuất nhập khẩu để bảo đảm mục tiêu giảm tỷ lệ nhập siêu thấp hơn năm 2008; chú trong các mặt hàng chiến lược, có tỷ trọng kim ngạch xuất lớn; Thực hiện nghiêm quy định về cấm xuất khẩu quặng thô, hạn chế xuất khẩu tinh quặng để thúc đẩy chế biến đến kim loại ở trong nước (thông qua việc nâng thuế suất thuế xuất khẩu, tăng thuế tài nguyên); quản lý chặt chẽ việc xuất khẩu than, tiếp tục thực hiện đấu thầu giá than xuất khẩu.
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu một cách toàn diện trên tất cả các mặt: năng lực sản xuất, cơ cấu mặt hàng, giá cả, chất lượng, phương thức phân phối...Từng bước đưa doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất của các Tập đoàn đa quốc gia
- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng cường khả năng cung ứng nguyên - vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và thúc đẩy mối quan hệ hỗ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp, trước hết tập trung cho 2 nhóm hàng dệt may và giày dép.
- Phối hợp các Bộ, ngành giải quyết kịp thời các vấn đề về cơ chế tài chính, tiền tệ, tỷ giá, thủ tục hải quan...để tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất và xuất khẩu (trong đó có vấn đề nâng hạn mức tín dụng cho hoạt động xuất khẩu, mở rộng diện mặt hàng được hưởng hạn mức này, giành ưu tiên cho doanh nghiệp được vay mua hàng xuất khẩu...); xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống kiểm dịch phù hợp tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, đồng thời thúc đẩy, vận động tiêu chuẩn hoá và công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các đối tác thương mại nước ngoài, nhằm tránh thiệt hại cho hàng xuất khẩu của Việt Nam từ các hàng rào bảo hộ của các nước. đặc biệt đối với những bạn hàng lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản...
- Tăng cường và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu để đạt hiệu quả cao; phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu cao hơn mức tăng nhập khẩu, từng bước giảm tỷ lệ nhập siêu.
- Thị trường xuất khẩu: Tiếp tục chủ động mở rộng thị trường; đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ với các đối tác trong và ngoài khu vực; bên cạnh việc phấn đấu tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường truyền thống, tích cực tìm hiểu, tìm cơ hội xuất khẩu vào các thị trường mới, có tiềm năng nhằm hạn chế rủi ro biến động thị trường.
- Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động như lĩnh vực sản xuất hàng dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí… Cần xã hội hoá công tác đào tạo, theo đó những doanh nghiệp lớn cũng được xem xét cấp kinh phí đào tạo công nhân cho mình và cung cấp cho những doanh nghiệp khác. Đồng thời, chú trọng khâu thiết kế, tạo dáng sản phẩm; Tổ chức nghiên cứu, đào tạo đội ngũ nhân viên thiết kế để đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước.
- Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng. Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các Bộ, ngành quản lý và các Hiệp hội ngành hàng để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành. Các Hiệp hội cần phối hợp tổ chức mạng lưới thông tin dự báo tình hình thị trường, giá cả, cung cầu hàng hoá ở thị trường trong nước và nước ngoài cung cấp cho các hội viên và doanh nghiệp. Phối hợp với các Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài trong việc thông tin về tình trạng pháp lý và khả năng thanh toán của đối tác, nhằm giảm thiểu rủi ro trong giao kết hợp đồng xuất khẩu, nhất là ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang chịu tác động ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng tài chính.
- Tiến hành xây dựng hệ thống hải quan theo chuẩn mực quốc tế. Xóa bỏ bảng giá tính thuế tối thiểu để thay bằng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo đúng quy định của WTO, minh bạch hóa quy trình cấp phép nhập khẩu và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hàng nhập khẩu, thực hiện bảo hộ có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có cả vấn đề bản quyền.
- Tích cực phát huy vai trò của thương nhân Việt Nam ở nước ngoài để đẩy mạnh việc đưa hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường, nhất là những khu vực có cộng đồng người Việt sinh sống.
- Thúc đẩy và tăng cường đàm phán mở cửa thị trường với những thị trường tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu như Nga, EU, Hoa Kỳ, Trung Đông, châu Phi.
2.2. Đối với nhập khẩu và hạn chế nhập siêu
a. Các giải pháp cần làm ngay
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp hạn chế nhập khẩu đã triển khai trong năm 2008 như: Kiểm soát việc tiếp cận ngoại tệ theo 3 nhóm hàng: nhóm cần nhập khẩu, nhóm cần kiểm soát và nhóm hạn chế nhập khẩu; Quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động để kiểm soát nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu dùng. Mở rộng danh mục mặt hàng nhập khẩu phải nộp thuế ngay trước khi thông quan đối với một số mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu; Hạn chế nhập khẩu qua việc quy định thời hạn nộp thuế.
- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật phù hợp WTO để hạn chế nhập khẩu; Xây dựng lộ trình bắt buộc dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với nhóm sản phẩm gia dụng để bắt đầu áp dụng từ tháng 01/2010; Rà soát, ban hành các quy định chặt chẽ về hóa chất, chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến dùng trong bảo quản hàng thực phẩm…
- Chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong tiêu dùng và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong nước.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân và doanh nghiệp sử dụng hàng Việt Nam và tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất và tiêu dùng.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt để thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.
b. Các giải pháp trung và dài hạn
- Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu: Cân bằng cán cân thanh toán được coi là giải pháp chủ yếu, lâu dài để hạn chế nhập siêu
- Nghiên cứu và triển khai đồng bộ các chương trình nâng năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp để giảm nhập khẩu.
- Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
+ Mục tiêu của phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là thay thế nhập khẩu, đảm bảo nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước. Một số ngành ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới là: Cơ khí, Dệt may, Da giày, Điện tử.
+ Rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại các công ty nhà nước
+ Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn và ưu đãi về thuế.
+ Kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việc sản xuất trong các ngành công nghiệp phụ trợ.
- Nghiên cứu xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với các ngành, sản phẩm công nghiệp nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước khỏi sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường trong nước, phù hợp với các quy định của WTO và các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết.
- Trao đổi với các đối tác thương mại mà Việt Nam nhập siêu để phối hợp tìm giải pháp giảm nhập vào Việt Nam và tăng xuất từ Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo xu hướng giá cả và thị trường thế giới. Định hướng nhập khẩu sát yêu cầu sản xuất cả về số lượng và thời điểm nhập khẩu.
2.3. Thương mại trong nước
- Rà soát và hoàn thiện Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với điều kiện và tình hình mới, chú trọng các loại hình thương mại hiện đại ở các đô thị, tập trung ở các đô thị, hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn ở các vùng nguyên liệu, hàng hóa tập trung và các địa bàn khó khăn, từng bước phát triển dịch vụ logistics; củng cố và tăng cường hệ thống phân phối bán lẻ.
- Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ điều hành thị trường, nhất là công tác dự báo thị trường, dự báo yêu cầu sát thực hơn, sớm hơn và xa hơn để chủ động ứng phó có hiệu quả. Nghiên cứu đề xuất, xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành thị trường trong nước nói chung và đối với một số mặt hàng trọng yếu nói riêng.
- Tăng cường hoạt động theo dõi, kiểm tra kiểm soát các diễn biến của thị trường hàng hóa để chủ động can thiệp giải quyết các mâu thuẫn và tình huống phát sinh nhằm bảo đảm đủ nguồn cung ứng những mặt hàng trọng yếu với giá cả ổn định, cương quyết không để xảy ra tình trạng đứt nguồn, sốt giá; xử lý một cách kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá bất hợp pháp, buôn lậu và gian lận thương mại làm rối loạn thị trường, tác động xấu tới sản xuất và đời sống.
- Triển khai thực hiện trong thực tế Đề án đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối, trước hết là các hệ thống phân phối bán lẻ, bao gồm các hệ thống phân phối chuyên ngành, các hệ thống phân phối tổng hợp hàng tiêu dùng và các hệ thống bán lẻ nhỏ tại các địa phương. Đồng thời kiện toàn cơ chế, tổ chức bộ máy và nội dung quản lý nhà nước về nội thương theo hướng tập trung thống nhất giữa chính sách vĩ mô với điều tiết, điều hành tình huống thực tế qua các hệ thống phân phối.
- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, trong đó tập trung vào các mặt hàng: lương thực, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng và thuốc chữa bệnh, để hoạt động sản xuất kinh doanh của các mặt hàng này bảo đảm được sự quản lý của Nhà nước, chống gian lận thương mại, đầu cơ, tăng giá, gây mất ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Củng cố và tăng cường vài trò của mậu dịch biên giới góp phần thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế; phối hợp các Bộ, ngành trong việc quản lý hoạt động của các cửa khẩu.
- Tăng cường các hoạt động kiểm soát độc quyền, kiểm soát cạnh tranh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, ngăn chặn và xử lý kịp thời những biểu hiện chống độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý và củng cố các tiền đề vật chất kỹ thuật để chủ động triển khai các cam kết gia nhập WTO về dịch vụ phân phối. Khẩn trương hoàn thành và phê duyệt các qui hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ cả nước và của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Các Tập đoàn, TCT và doanh nghiêp nhà nước trong ngành có trách nhiệm chính trong việc bảo đảm cung ứng đầy đủ nguồn hàng chủ yếu, nhất là những mặt hàng trong cân đối cung cầu của nhà nước, đồng thời tham gia tích cực vào việc bình ổn thị trường giá cả.
3. Hoạt động kinh tế đối ngoại
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương và đa phương trong khuôn khổ WTO và các hiệp định đã được ký kết giữa Việt Nam với các nước đang đàm phán.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc vận động các nước công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các cam kết WTO, khu vực và song phương. Tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về các cam kết quốc tế và các công việc cần triển khai.
- Theo dõi, tổng hợp các hoạt động và chuẩn bị tốt cho các hội nghị của các Uỷ ban liên Chính phủ giữa Việt Nam với các nước.
4. Đối với hoạt động đầu tư - xây dựng
- Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các công trình, dự án đã được soát xét tập trung vốn để hòan thành đưa vào hoạt động năm 2009, nhất là các công trình nguồn điện, lưới điện, các dự án tăng cường năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất để giảm nhập khẩu...
- Rà soát các quy hoạch ngành công nghiệp theo hướng mở để thu hút các nhà đầu tư tham gia và các dự án công nghiệp lớn như nguồn điện, khai thác và chế biến khoáng sản, xi măng, giấy và bột giấy, hoá chất và phân bón.
- Thu hút mạnh mẽ mọi nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp; kiến nghị Nhà nước có chính sách thu hút nước ngoài đầu tư các sản phẩm quan trọng mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng đầu tư hoặc không muốn đầu tư, như những dự án khai thác quặng sắt và luyện thép, bôxit nhôm - alumin, lọc hoá dầu, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, hoá dược...
- Các doanh nghiệp cần chủ động thực hiện các giải pháp kêu gọi đầu tư đối với các dự án của mình. Tiếp tục mở rộng phân cấp, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện dự án để bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
- Tăng cường năng lực và bộ máy quản lý đầu tư ở các doanh nghiệp để bảo đảm thực hiện đúng, kịp thời các thủ tục quy định, giúp rút ngắn tiến độ thực hiện dự án.
5. Đối với đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ
- Các doanh nghiệp xây dựng chương trình, kế hoạch, nguồn kinh phí để tổ chức tự đào tạo cán bộ đáp ứng nhu cầu lao động, nâng cao tay nghề, trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý.
- Tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý, các trường, viện và các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ và quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hình thành được đội ngũ doanh nhân giỏi của đất nước.
- Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ cần chủ động bám sát yêu cầu của các doanh nghiệp, của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có những dự án đầu tư lớn, yêu cầu lực lượng lao động nhiều, trình độ cao để tổ chức đào tạo theo địa chỉ.
- Các cơ sở nghiên cứu chủ động gắn hoạt động nghiên cứu với thực tế sản xuất, chuyển hướng nghiên cứu giải quyết những vấn đề do sản xuất đặt ra, nhằm góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, thiết bị, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển có hiệu quả và bền vững.
6. Đối với hoạt động quản lý nhà nước
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ổn định tổ chức và hoạt động của các Sở Công Thương; thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển khoa học công nghệ, đào tạo, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, khuyến công, môi trường, an toàn công nghiệp...
- Tiếp tục rà soát và bổ sung, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch đã được phê duyệt. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình khuyến công, quy hoạch các cụm điểm công nghiệp, đề án phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn tại từng địa phương. Tăng cường công tác theo dõi, quản lý, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch, đề án được phê duyệt. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình khuyến công, quy hoạch các cụm điểm công nghiệp, đề án phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn tại từng địa phương.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, trước hết là các Tập đoàn và TCT, tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu Nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh của khối doanh nghiệp nay, hướng vào các ngành nghề kinh doanh chính để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức mạnh. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2007/NĐ-CP và Thông tư 146/2007/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện Nghị định 109/NĐ-CP về cổ phần hoá Công ty nhà nước; đồng thời hướng dẫn cụ thể việc thực hiện cổ phần hoá tổ chức sự nghiệp viện, trường, trung tâm ...
- Các địa phương tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ ưu đãi để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ưu tiên , công nghiệp mũi nhọn.
- Phối hợp với các Bộ, ngành, các Hiệp hội ngành hàng, các địa phương trong việc quản lý, điều hành xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa, đầu tư xây dựng để bảo đảm thực thi pháp luật và gia tăng hiệu quả tổng hợp.
- Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử và đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công do Bộ Công Thương quản lý để giúp doanh nghiệp hiện đại hoá quy trình sản xuất kinh doanh, giảm chi phí và thời gian giao dịch, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Sớm xây dựng đề án Cơ chế cảnh báo sớm các vụ kiện chống phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch và thị trường xuất khẩu lớn nhằm hạn chế tối đa rủi ro bị áp dụng các biện pháp đối kháng hoặc bị khiếu kiện đa phương ở các thị trường này.
- Xây dựng cơ chế tham vấn, phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ với các Hiệp hội ngành hàng. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của hệ thống các Thương vụ ở nước ngoài trong hoạt động động xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư.
- Phối hợp các tổng công ty, tập đoàn kinh tế xây dựng chiến lược phát triển, thực hiện tái cơ cấu về tổ chức, loại hình kinh doanh và địa vị pháp lý, về chức năng và ngành, nghề kinh doanh, về nhân sự và vốn, về cơ chế, quy trình và cách thức quản lý nội bộ... theo đúng nguyên tắc và thông lệ quản lý của những doanh nghiệp có quy mô lớn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra an toàn công nghiệp, an toàn lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp sản xuất hoá chất…
- Cải tiến và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong toàn ngành công thương theo đúng pháp luật, phát triển đúng chiến lược và quy hoạch.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Những vấn đề chung
- Trong Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành. Vấn đề hiện nay là sự tổ chức thực hiện của từng Bộ, ngành và sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành để các giải pháp này sớm được triển khai một cách đồng bộ, có hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình triển khai có gì vướng mắc vượt thẩm quyền, đề nghị Chính phủ sớm có quyết định.
- Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan kịp thời nghiên cứu sửa đổi chính sách đất đai đối với các DN cổ phần hoá; đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2007/NĐ-CP và Thông tư 146/2007/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện Nghị định 109/NĐ-CP về cổ phần hoá Công ty nhà nước; đồng thời hướng dẫn cụ thể việc thực hiện cổ phần hoá tổ chức sự nghiệp viện, trường, trung tâm ...
- Chính phủ cho phép điểu chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường.
- Chính phủ bố trí vốn và theo dòng ngân sách riêng để xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại ở các địa phương.
- Chính phủ sớm ban hành Nghị định về các Tập đoàn kinh tế, tạo khung pháp lý cho hoạt động và quản lý mô hình kinh tế này.
- Để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và giảm nhập siêu theo mục tiêu kế hoạch 2009, Chính phủ cho phép tiếp tục áp dụng những giải pháp đang áp dụng trong năm 2008 và thực hiện Nghị quyết Chính phủ số 30/2008/NQ-CP.
- Chính phủ sớm cho phép tăng lực lượng quản lý thị trường theo đề nghị của Bộ Công Thương.
Những vấn đề cụ thể của một số ngành
Ngành điện: Ưu tiên bố trí vốn, trong đó có vốn ODA cho các công trình nguồn, cấp đủ vốn cho chương trình phát triển điện nông thôn các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh vùng núi phía Bắc khó khăn; cho phép bổ sung (như Tây ninh, các huyện phía tây tỉnh Bình Phước) được áp dụng cơ chế đầu tư điện nông thông như áp dụng với các tỉnh Tây Nguyên.
Ngành than và khoáng sản: Bộ Tài nguyên Môi trường sớm hoàn thành các thủ tục cấp phép khai thác mỏ than cho Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản.;
Ngành thép: Cho phép vay tín dụng ưu đãi cho các dự án đầu tư thượng nguồn (khai thác mỏ, luyện phôi); có cơ chế quản lý nhập khẩu thép phế liệu phù hợp với tình hình (nhất là tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan tới môi trường của thép phế liệu) để việc nhập khẩu thuận lợi hơn.
Ngành dệt may: Đề nghị không truy thu thuế vải tiết kiệm trong định mức gia công; giảm thuế nhập khẩu tơ, sợi tổng hợp từ 3% xuống 0%; không đánh thuế VAT đối với thiết bị nhập khẩu đầu tư và uỷ thác gia công xuất khẩu; Bố trí kinh phí cho việc thục hiện 3 chương trình chiến lược đã được Thue tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngành hoá chất: Nhà nước bố trí đủ vốn cho ngành giao thông cải tạo nâng cao năng lực vận chuyển tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và xây dựng mới tuyến Chùa Vẽ - Đình Vũ để vận tải nguyên liệu cho sản xuất DAP.
Ngành giấy: Đối với trồng rừng nguyên liệu đề nghị cho doanh nghiệp được vay 70% trên tổng đầu tư (Nghị định 151/2007/NĐ-CP); các doanh nghiệp sản xuất giấy được miễn trừ thuế đối với giấy lề, giấy loại thu mua trong nước các doanh nghiệp sản xuất ./.
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Sản xuất - kinh doanh và xuất nhập khẩu
Phụ lục 1a
Thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 và kế hoạch năm 2009 (giá cố định)
Phụ lục 1b
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 và dự kiến năm 2009 (giá thực tế)
Phụ lục 1c
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2008 và kế hoạch năm 2009
Phụ lục 1d
Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 và dự kiến năm 2009
Phụ lục 1e
Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 và dự kiến năm 2009
Phụ lục 1f
Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 và dự kiến năm 2009 của các doanh nghiệp thuộc Bộ
Phụ lục 1g
Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 và dự kiến năm 2009 của các doanh nghiệp thuộc Bộ
Phụ lục 1h
Tổng doanh thu năm 2008 và dự kiến năm 2009 của các doanh nghiệp thuộc Bộ
Phụ lục 1i
Doanh thu sản xuất công nghiệp năm 2008 và dự kiến năm 2009 của các doanh nghiệp thuộc Bộ
Phụ lục 1k
Ước lao động và thu nhập của người lao động năm 2008
Phụ lục 1l
Tỷ trọng và tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng so với cả nước và so với năm 2007
Phụ lục 2
Tình hình đầu tư
Phụ lục 2a
Ước thực hiện đầu tư năm 2008 và dự kiến năm 2009
Phụ lục 2b
Tình hình thực hiện công tác đầu tư xây dựng nămm 2008 của các doanh nghiệp thuộc Bộ
Phụ lục 2c
Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành, lĩnh vực kinh tế (Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 20/11/2008)
Phụ lục 3
Công tác quản lý nhà nước
Phụ lục 4
Tình hình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và chiến lược, quy hoạch
Phụ lục 4a
Danh mục các đề án văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành công thương đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ duyệt
Phụ lục 4b
Danh mục các đề án văn bản quy phạm pháp luật dự kiến trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2009
Phụ lục 4c
Danh mục các dự án quy hoạch năm 2009
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 và kế hoạch năm 2009 của ngành công thương.doc