Đề tài Tổng quan về công ty điện lực Thủ Đức

Máy biến dòng (TI) và máy biến áp đo lường (TU) là những dụng cụ biến đổi dòng điện và điện áp cần đo thành những dòng điện và điện áp tương ứng theo tỷ lệ nhất định đã được tiêu chuẩn hoá để mở rộng giới hạn đo cho điện năng kế. Đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị. Ngoài ra chúng còn được sử dụng trong các mạch bảo vệ.

doc64 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về công ty điện lực Thủ Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15 KV Tam Bình hiện đi chung trụ với tuyến Khắc Dật từ trụ T/TL43/T21L đến trụ T/QL1A/T30L. Ngoài ra tuyến dây 15KV Tam Bình còn cấp điện 1 phần cho Điện Lực Bình Dương từ đo đếm ranh giới Tam Bình 1 đến đo đếm ranh giới Tam Bình 2. Các vị trí giao đầu với các tuyến dây khác: Stt Vị trí giao đầu Chỉ danh TBĐC Đd giao đầu 02 KB8/a 2 LBS nt Tam Bình-Hải Quan Hải Quan 03 T/TL43/T55L DS nt Tam Bình-CN Bình Chiểu CN Bình Chiểu 04 T/QL1A/T18C LBS Lò Vôi TĐPP2 05 T/TONV/T84L LBS 72 Gò Dưa Tam Phú 07 T/PHCH/T32L LBS Tam Hải 2 Gò Dưa 09 T/QL1A/T129L DS CN Sanoco Linh Xuân 10 T/QL1A/T132C LBS nt Trường Sơn-Linh Xuân Trường Sơn 12 KD7/a 1 DS nt Gò Đình-Tam Bình Khắc Dật 13 T/QL1A/T43C DS nt Tam Bình-Linh Xuân Linh Xuân 14 T/TONV/T105L DS UB Tam Bình Tam Bình 15 T/TL43/T2L DS N4 Gò Dưa 4 CN Bình Chiểu Các vị trí phân đoạn trên đường dây: Stt Vị trí TBĐC Loại TBĐC 01 KB 1 DS Cáp ngầm Tam Bình Tuấn Ân 02 T/TL43/T60L DS Thành Mỹ 1 Tuấn Ân 03 T/TL43/T59L LBS Thành Mỹ Joslyn-A5N/VB3 04 T/TL43/T58L DS Thành Mỹ 2 Tuấn Ân 05 T/QL1A/T30L DS Cầu Vượt Gò Dưa Tuấn Ân 06 T/QL1A/T28C DS N4 Gò Dưa 3 ShinSung 07 T/TONV/T101L DS N4 Gò Dưa 1 Tuấn Ân 08 T/QL1A/T19L DS Lò Vôi 2 09 T/QL1A/T32C DS Chợ Tam Bình Tuấn ân 10 T/QL1A/T33C Rec Chợ Tam Bình Nulec-R27LL 11 T/QL1A/T72C DS Vinastar Tuấn Ân 12 T/QL1A/T73C LBS Vinastar Sarha 13 T/QL1A/T78C DS Vinastar Tuấn Ân 14 T/QL1A/T125C DS Bột Giặt Lix Tuấn Ân Với đặc điểm như trên có thể tạm chia tuyến dây Tam Bình thành 4 phân đoạn chính như sau: Tên Phân đoạn TBĐC đầu TBĐC cuối Phân đoạn 1 Từ lộ ra tại trạm TG Linh Trung 2 đến DS Cáp ngầm Tam Bình MC 873 Tam Bình DS Cáp ngầm Tam Bình Phân đoạn 2 Từ phần sau DS cáp ngầm Tam Bình đến LBS Thành Mỹ DS Cáp ngầm Tam Bình LBS Thành Mỹ Phân đoạn 3 Từ phần sau LBS Thành Mỹ đến Rec Chợ Tam Bình LBS Thành Mỹ Rec Chợ Tam Bình Phân đoạn 4 Từ phần sau Rec Chợ Tam Bình đến hết tuyến Rec Chợ Tam Bình LBS nt Trường Sơn-Linh Xuân 6.2 Quá trình thu thập các thông tin và xác định nguyên nhân và vị trí sự cố 6.2.a Thông tin về tuyến dây Công nhân vận hành phải nắm vững các đặc điểm và các thay đổi về kết cấu lưới của từng tuyến dây. Tất cả các điểm thường đóng (NC), các điểm thường mở (NO), các điểm giao đầu của dây Tam Bình với các tuyến dây khác,CNVH phải cập nhật hằng ngày các vị trí thay đổi điểm dừng trung thế 15 KV do các yêu cầu công tác. Nắm vững đặc tính vận hành của đường dây Tam Bình như: TBĐC phân đoạn, tình trạng vận hành (tình trạng tải hiện hữu), khả năng chịu tải max, các khách hàng quan trọng và ưu tiên. 6.2.b Thông tin về sự cố tuyến dây Các thông tin từ nhân dân, các đơn vị khác báo về vị trí và đặc điểm sự cố. Các thông tin từ sự kiểm tra của CNVH khi có sự cố xảy ra như: tình hình sự cố, vị trí sự cố, Rơle tác động, các vật tư cần thiết cho việc XLSC. Các thông tin từ TT ĐĐHTĐ: bật MC đầu nguồn, chỉ số tải giảm đột ngột, các Rơle tác động, dòng sự cố các pha .v..v.. 6.3 Quá trình thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết 6.3a Các trang bị an toàn Sào thử điện + đầu thử điện trung thế Sào thao tác, sào tiếp địa lưu động, tiếp địa trung thế Các dụng cụ hỗ trợ : thang, đèn pha, kích căng dây, biển báo cần thiết...... Trang bị BHLĐ AT cá nhân đầy đủ theo qui định. Trước khi tiến hành xử lý sự cố, để đảm bảo an toàn cho nhóm công tác, TTVH phải thực hiện việc đăng ký cắt điện đường dây với TT-ĐĐHTĐ ( Thực hiện việc đăng ký cắt điện đường dây với TT-ĐĐHTĐ qua hệ thống thông tin liên lạc bộ đàm ). 6.3b Thực hiện các biện pháp an toàn Thử điện, tiếp địa 2 đầu nơi công tác và tại các đầu nhánh rẽ theo QCKTQG về AT Điện. Cô lập các nguồn điện khác đi chung trụ tại vị trí XLSC nhằm hạn chế việc gây ra tai nạn điện. Lập rào chắn xung quanh nơi công tác và treo biển báo theo qui định. 6.4 Kiểm tra và xử lý sự cố: Trước tiên kiểm tra đường trục, các máy cắt tự đóng lại, máy cắt phụ tải, các LBFCO, các FCO nằm trên đường trục. 6.4.a Nếu điểm sự cố thuộc các nhánh rẽ, Trạm biến áp: Khi phát hiện LBFCO của nhánh rẽ, hoặc FCO của trạm biến áp bị nổ chì: Tiến hành cô lập cả 3 pha, sau đó yêu cầu TT ĐĐHTĐ tái lập điện đường dây. Tiếp tục kiểm tra dọc theo nhánh rẽ, hoặc kiểm tra tại TBA bị nổ chì, xác định điểm gây sự cố và sửa chữa. Khi xử lý xong tiến hành tái lập lại LBFCO hoặc FCO đầu nhánh rẽ để tái lập lại toàn bộ đường dây. 6.4.b Nếu điểm sự cố xảy ra trên trục chính: * Sự cố Phân đoạn1( từ lộ ra MC-873 Tam Bình đến DS cáp ngầm Tam Bình ): + Nếu nhận được thông tin từ TT ĐĐHTĐ MC-873 Tam Bình tác động mở (Clockout) thì tiến hành mở DS Cáp ngầm Tam Bình, sau đó thực hiện phương án chuyển tải cho phân đoạn 2,3,4 về tuyến dây 15KV Tam Phú hoặc về tuyến dây 15 KV Hải Quan (chú ý đến mức tải hiện hữu và tải max tuyến dây 15KV Tam Phú hoặc tuyến dây 15KV Hải Quan tại thời điểm thực hiện chuyển tải): a/ Chuyển tải phân đoạn 2,3,4 về tuyến dây Tam phú( trường hợp 1) hoặc về tuyến dây Hải Quan( trường hợp 2 ). + Trường hợp 1: Cắt DS cáp ngầm Tam Bình Đóng DS+LBS 72 Gò dưa. + Trường hợp 2: Cắt DS cáp ngầm Tam Bình Đóng DS+LBS nt Tam Bình-Hải Quan b/ Xử lý sự cố Sau khi thực hiện phương thức chuyển nguồn xong Đăng ký Điều độ công ty công tác tại trạm trung gian Linh Trung 2. Báo Phòng Kỹ Thuật mời Trung Tâm Thí Nghiệm Điện phối hợp xác định vị trí điểm sự cố của cáp ngầm. Tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. Cô lập điện, bàn giao Đội QLLĐ tiến hành xử lý sự cố đoạn cáp ngầm c/ Xử lý sự cố xong Tiến hành thu hồi các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. Chuyển trả phân đoạn 2,3,4 về tuyến dây Tam Bình + Trường hợp 1: Cắt LBS+DS 72 Gò Dưa Đóng DS cáp ngầm Tam Bình TTVH yêu cầu TT-ĐĐHTĐ đóng lại máy cắt 873-Tam Bình + Trường hợp 2: Cắt LBS +DS nt Tam Bình-Hải Quan Đóng DS cáp ngầm Tam Bình TTVH yêu cầu TT-ĐĐHTĐ đóng lại máy cắt 873-Tam Bình * Sự cố Phân đoạn 2( từ sau DS cáp Tam Bình đến LBS Thành Mỹ): + Nếu nhận được thông tin từ TT ĐĐHTĐ MC-873 Tam Bình tác động mở (Clockout) thì tiến hành mở DS Cáp ngầm Tam Bình, sau đó TTVH yêu cầu TT ĐĐHTĐ tái lập điện cho tuyến dây Tam Bình .TTVH xét thấy có khả năng XLSC với thời gian 60 phút, thì thực hiện phương án chuyển tải cho phân đoạn 3,4 về tuyến dây 15KV Tam phú hoặc về tuyến dây 15 KV TĐPP2 (chú ý đến mức tải hiện hữu và tải max tuyến dây 15KV Tam Phú hoặc tuyến dây 15KV TĐPP2 tại thời điểm thực hiện chuyển tải): a/ Chuyển tải phân đoạn 3,4 về tuyến dây Tam Phú( trường hợp 1) hoặc về tuyến dây TĐPP2( trường hợp 2 ). + Trường hợp 1: Cắt LBS+ DS Thành Mỹ Đóng DS+LBS 72 Gò Dưa. + Trường hợp 2: Cắt LBS+ DS Thành Mỹ Đóng DS+ LBS Lò Vôi b/ Xử lý sự cố Sau khi thực hiện phương thức chuyển nguồn xong Tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. c/ Xử lý sự cố xong Tiến hành thu hồi các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. Chuyển trả phân đoạn 3,4 về tuyến dây Tam Bình + Trường hợp 1: Cắt LBS + DS 72 Gò Dưa Đóng DS +LBS Thành Mỹ TTVH yêu cầu TT-ĐĐHTĐ cắt máy cắt 873-Tam Bình Đóng DS cáp ngầm Tam Bình TTVH yêu cầu TT-ĐĐHTĐ đóng máy cắt 873-Tam Bình + Trường hợp 2: Cắt LBS +DS Lò Vôi Đóng DS+LBS Thành Mỹ TTVH yêu cầu TT-ĐĐHTĐ cắt máy cắt 873-Tam Bình Đóng DS cáp ngầm Tam Bình TTVH yêu cầu TT-ĐĐHTĐ đóng máy cắt 873-Tam Bình * Sự cố Phân đoạn 3( từ sau LBS Thành Mỹ đến Rec Chợ Tam Bình): + Nếu nhận được thông tin từ TT ĐĐHTĐ MC-873 Tam Bình tác động mở (Clockout) thì tiến hành mở LBS Thành Mỹ, sau đó TTVH yêu cầu TT ĐĐHTĐ tái lập điện cho tuyến dây Tam Bình .Nếu điểm sự cố nằm trong khoảng trụ T/TL43/T21L đến T/QL1A/T30L ( đoạn đi chung trụ với tuyến Gò Đình ) và tại trụ T/TL43/T55L ( đoạn đi chung trụ với tuyến dây 15KV CN Bình Chiểu). TTVH xét thấy có khả năng XLSC với thời gian < 60 phút thì tiến hành cắt Rec+DS Gò Đình tuyến dây 15KV Gò Đình( do điểm sự cố đi chung trụ), Xin TT-ĐĐHTĐ cắt MC-871 CN Bình Chiểu tại trạm Linh Trung 2 ( do điểm sự cố đi chung trụ ), sau đó thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. Sau khi XLSC xong, thu dọn hiện trường và tái lập DS+LBS Thành Mỹ ( đóng DS+LBS Thành Mỹ ).TTVH đăng ký TTĐĐHTĐ đóng lại máy cắt 871 CN Bình Chiểu tuyến dây 15KV CN Bình Chiểu, đóng lại DS+Rec Gò Đình. + Nếu TTVH nhận thấy sự cố lớn, thời gian XLSC có thể > 60 phút, thì thực hiện phương án chuyển tải cho phân đoạn 4 về tuyến dây 15KV Trường Sơn; (chú ý đến mức tải hiện hữu và tải max tuyến dây 15KV Trường Sơn tại thời điểm thực hiện chuyển tải): a/ Chuyển tải phân đoạn 4 về tuyến dây Trường Sơn. Cắt Rec +DS Chợ Tam Bình Đóng DS+LBS nt Trường Sơn-Linh Xuân b/ Chuyển sau DS N4 Gò Dưa 3 ( Tuyến Tam Bình ) và Tuyến dây CN Bình Chiểu về tuyến dây Tam phú ; sau DS Chợ Đầu Mối ( Tuyến Gò đình ) về tuyến dây Hiệp Bình ( do điểm sự cố đi chung trụ ). b.1a Chuyển sau DS N4 Gò Dưa 3 ( Tuyến Tam Bình ) và Tuyến dây CN Bình Chiểu về tuyến dây Tam phú (chú ý đến mức tải hiện hữu và tải max tuyến dây 15KV Tam Phú tại thời điểm thực hiện chuyển tải): Cắt DS N4 Gò Dưa 3 Cắt DS N4 Gò Dưa 1 TTVH đăng ký TT-ĐĐHTĐ xin cắt tuyến dây 15KV CN Bình chiểu Đóng DS N4 Gò Dưa 4 Đóng DS+LBS 72 Gò Dưa b.1b Chuyển sau DS Chợ Đầu Mối về tuyến Hiệp Bình(chú ý đến mức tải hiện hữu và tải max tuyến dây 15KV Hiệp Bình tại thời điểm thực hiện chuyển tải): Cắt Rec + DS Gò Đình Cắt DS Chợ Đầu Mối Đóng DS + LBS Cầu Vĩnh Phú c/ Xử lý sự cố Sau khi thực hiện phương thức chuyển nguồn xong Tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. d/ Xử lý sự cố xong Tiến hành thu hồi các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. d.1a. Chuyển sau DS N4 Gò Dưa 3 ( tuyến Tam Bình) về tuyến Tam Bình ; Tuyến dây CN Bình Chiểu về tuyến CN Bình Chiểu; sau DS Chợ Đầu Mối về tuyến Gò Đình. d1a.1. Chuyển sau DS N4 Gò Dưa 3 về tuyến Tam Bình và tuyến dây CN Bình Chiểu về tuyến CN Bình Chiểu Cắt LBS+DS 72 Gò Dưa Cắt DS N4 Gò Dưa 4 Đóng DS N4 Gò Dưa 1 Đóng DS N4 Gò Dưa 3 Đóng DS+LBS Thành Mỹ TTVH đăng ký TTĐĐHTĐ xin đóng MC-871 CN Bình Chiểu d1a.2. Chuyển sau DS Chợ Đầu Mối về tuyến Gò Đình Cắt LBS +DS Cầu Vĩnh Phú Đóng DS Chợ Đầu Mối Đóng DS+Rec Gò Đình d.1b. Chuyển trả phân đoạn 4 về tuyến dây Tam Bình Cắt LBS +DS nt Trường Sơn-Linh Xuân Đóng DS+Rec Chợ Tam Bình * Sự cố Phân đoạn 4 ( từ sau Rec Chợ Tam Bình đến hết tuyến): + Nếu nhận được thông tin từ TT ĐĐHTĐ MC-873 Tam Bình tác động mở (Clockout) thì tiến hành mở DS+Rec Chợ Tam Bình, sau đó TTVH yêu cầu TT ĐĐHTĐ tái lập điện cho tuyến dây Tam Bình . a/ Xử lý sự cố Tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. Phối hợp với ĐL Bình Dương kiểm tra và XLSC. Nếu điểm sự cố tại trụ DS nt Tam Bình-Linh Xuân (T/QL1A/T43C) thì cắt LBS+DS Ga Sóng Thần tuyến dây 15KV Linh Xuân ( do điểm sự cố đi chung trụ) để XLSC. b/ Xử lý sự cố xong Tiến hành thu hồi các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. Đóng DS+Rec Chợ Tam Bình Chế độ báo cáo TTVH phải báo cáo cho lãnh đạo Đội Vận hành, Ban Giám đốc và TT ĐĐHTĐ khi có sự cố đường dây. Nếu sự cố đường dây ưu tiên, quan trọng lãnh đạo phải trực tiếp chỉ đạo XLSC sớm để tái lập điện nhanh chóng. Trong khi XLSC, TTVH phải ghi chép vào Sổ Nhật ký vận hành đầy đủ chi tiết quá trình XLSC như: ngày giờ sự cố, diễn biến sự cố, nguyên nhân sự cố, biện pháp xử lý, kết quả xử lý, ngày giờ tái lập điện và các thông tin việc chuyển tải (nếu có). Sau khi XLSC hoàn tất, TTVH phải báo ngay kết quả cho lãnh đạo Công Ty Điện lực và TT ĐĐHTĐ . Khi xảy ra sự cố mất điện, Tổ trưởng ca trực đương phiên phải phân công Điện thoại viên, thông báo ngay lý do mất điện và thời gian dự kiến có điện lại cho các xí nghiệp, các hộ trọng điểm trên tuyến dây bị sự cố. Trường hợp không có Điện thoại viên, Tổ trưởng ca trực đương phiên phải cử công nhân ca trực thông báo. Sơ đồ tuyến dây Tam Bình: Đội Quản Lý Điện Kế: (Nguồn – Đội QLĐK) Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Đội Quản lý Điện kế: Chức năng: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quy định trong công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng và theo dõi kết quả thực hiện các chỉ tiêu liên quan. Xây dựng kế hoạch, nhu cầu khai thác vật tư, phụ kiện hàng năm cho mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác liên quan đến hệ thống đo đếm điện năng. Phối hợp với Phòng Kinh doanh đơn vị xử lý các trường hợp vi phạm của khách hàng về hệ thống đo đếm điện năng. Thực hiện công tác phối hợp với các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chung của Điện lực. Đề xuất với lãnh đạo Đơn vị các giải pháp thích ứng trong quá trình thực hiện công tác một cách hợp lý, theo đúng quy trình quy định Công ty. Xây dựng và duy trì hệ thống chất lượng ISO của Công ty. Nhiệm vụ: Triển khai thực hiện các qui định của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Tập đoàn, chỉ tiêu của Tổng Công ty và Công ty liên quan đến công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng. Lập kế hoạch công tác, sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch kiểm tra, kiểm chứng, thay bảo trì hệ thống đo đếm điện năng hàng năm, bảo đảm không để sót thiết bị đo đếm quá hạn kiểm định, vi phạm pháp lệnh đo lường. Quản lý kìm niêm chì, bảo đảm tuân thủ đúng các quy trình, quy định của Công ty và Đơn vị về việc niêm phong hệ thống đo đếm điện năng. Quản lý toàn bộ điện kế 1 pha, 3 pha, trực tiếp, gián tiếp và hệ thống đo đếm trung hạ thế đang vận hành. Quản lý, lưu trữ, cập nhật hồ sơ lý lịch hệ thống đo đếm điện năng. Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với thùng điện kế, cáp nhị thứ, nhằm phát hiện sớm các trường hợp không an toàn hoặc bất thường của hệ thống đo đếm để có biện pháp xử lý kịp thời. Thực hiện công tác gắn mới, di dời, tăng cường công suất, sửa chữa, thay bảo trì, thu hồi hệ thống đo đếm điện năng. Thực hiện công tác thay hư cháy, kiểm tra, kiểm chứng hệ thống đo đếm điện năng. Cung cấp thông tin kịp thời cho các Phòng, Đội tại Đơn vị khi có yêu cầu cũng như phối hợp thực hiện đầy đủ, nhanh chóng các công tác có liên quan đến hệ thống đo đếm điện năng. Trực tiếp xử lý hoặc tham gia phối hợp xử lý với Phòng Kinh doanh các trường hợp vi phạm sử dụng điện khi phát hiện. Lập nhu cầu, khai thác vật tư thiết bị dùng trong công tác mắc điện, công tác bảo trì thiết bị đo đếm. Quản lý, nghiệm thu, quyết toán các loại vật tư thiết bị một cách chính xác. Tổng hợp thống kê báo cáo tình hình khai thác vật tư, thiết bị, phụ kiện cho hệ thống đo đếm điện năng, trang thiết bị, dụng cụ đồ nghề phục vụ công tác. Tham gia nghiệm thu các công trình có liên quan đến hệ thống đo đếm điện năng. Triển khai thực hiện đầy đủ các quy định, quy trình, kế hoạch, chương trình công tác AT-VSLĐ-PCCN của Tổng Công ty và Công ty. Cơ cấu tổ chức: Đội trưởng: 01 người Đội phó: (hiện chưa có) Các Tổ chuyên môn nghiệp vụ: 03 Tổ Tổ Tổng hợp: 06 người Tổ Lắp đặt điện kế: 10 người Tổ Quản lý điện kế: 19 người Cách đấu dây Máy biến dòng (TI) và Máy biến áp đo lường (TU): Khái niệm chung: Để phục vụ cho việc đo đếm điện năng, bên cạnh điện năng kế người ta còn sử dụng các thiết bị phụ là máy biến dòng và biến áp đo lường. Máy biến dòng (TI) và máy biến áp đo lường (TU) là những dụng cụ biến đổi dòng điện và điện áp cần đo thành những dòng điện và điện áp tương ứng theo tỷ lệ nhất định đã được tiêu chuẩn hoá để mở rộng giới hạn đo cho điện năng kế. Đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị. Ngoài ra chúng còn được sử dụng trong các mạch bảo vệ. Cách đấu dây TU, TI: Cách mắc TU, TI trung thế: đấu 3 TI ở trên và 3 TU ở dưới theo bảng hướng dẫn của nhà sản xuất thông thường thứ cấp TU, TI có 3 cộc đấu dây: vỏ, nối đất, tín hiệu. Cộc vỏ với nối đất đươc nối chung với dây trung tính rồi nối đất. Cộc dây tín hiệu TU đưa vào cuộn áp, cộc dây tín hiệu TI đưa vào cuộn dòng của thiết bị đo (thông thường nhà chế tạo quy định tín hiệu TU đưa vào lỗ poot 1, 4, 7 và tín hiệu TI đưa vào lỗ poot 2, 5, 8 của điện kế). Đặt TI ở trên nhằm đo tổn hao của TU và MBT có lợi cho Điện Lực. Tương tự như trung thế, hạ thế cũng vậy ta chỉ cần tín hiệu áp và dòng vào ra của TU, TI đúng chiều theo quy định của nhà sàn xuất. Cách đấu dây trong mạch đo lường và điều kiện làm việc của máy biến dòng, máy biến áp có nhiều điểm khác biệt. Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản: Cuộn dây sơ cấp máy biến dòng được mắc nối tiếp, còn cuộn dây sơ cấp máy biến áp được mắc song song trong mạch đo lường. Máy biến dòng làm việc trong chế độ gần như ngắn mạch và đó là chế độ hoạt động bình thường. Còn ở máy biến áp, không được ngắn mạch thứ cấp, tại chế độ này máy biến áp sẽ bị phá huỷ. Ở máy biến áp hở mạch thứ cấp là chế độ hoạt động bình thường, trong khi đó hở mạch thứ cấp máy biến dòng là không được phép vì khi đó hở mạch thứ cấp sẽ có điện áp gây nguy hiểm cho người và thiết bị. Cảm ứng từ ở máy biến dòng luôn luôn thay đổi còn ở máy biến áp là không đổi (khi điện áp ổn định). Dòng điện trong cuộn thứ cấp máy biến dòng trong giới hạn quy định không phụ thuộc tổng trở của tải trong mạch thứ cấp, nhưng phụ thuộc vào dòng sơ cấp. Còn ở máy biến áp dòng điện trong cuộn thứ cấp phụ thuộc vào tổng trở của tải và khi dòng thứ cấp thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của dòng sơ cấp. Sai số của máy biến dòng liên quan đến tải trong cuộn thứ cấp, ở những giá trị khác nhau của tải sẽ có những giá trị sai số cho phép khác nhau. Những điểm lưu ý khi lắp đặt TU, TI: Cuộn sơ cấp TI mắc nối tiếp trong mạch đo. Thứ cấp TI làm việc ở chế độ ngắn mạch, nếu hở mạch thứ cấp TI đang hoạt động thì sẽ xuất hiện điện áp cao trên mạch thứ cấp gây nguy hiểm cho người và phá hỏng cách điện của thiết bị. Do đó phải ngắn mạch thứ cấp TI trước khi tháo rời điện năng kế. Thứ cấp TI có thể cung cấp cho nhiều phụ tải cùng một lúc bằng cách nối tiếp các phụ tải (Với điều kiện tổng công suất phụ tải phải nhỏ hơn hoặc bằng dung lượng của TI). Cuộn sơ cấp TU mắc song song trong mạch đo. Thứ cấp TU làm việc ở chế độ hở mạch, nếu thứ cấp bị ngắn mạch TU sẽ bị phá huỷ. Thứ cấp TU có thể cung cấp cho nhiều phụ tải cùng một lúc bằng cách song song các phụ tải (Với điều kiện tổng công suất phụ tải phải nhỏ hơn hoặc bằng dung lượng của TU). Phải tiếp địa một đầu thứ cấp của TI và TU. Trên đầu các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp TI, TU bao giờ cũng có ký hiệu quy định cực tính. Nếu đấu đúng theo ký hiệu thì điện áp, dòng điện sơ cấp sẽ cùng pha với điện áp, dòng điện thứ cấp. Nếu chỉ thay đổi đấu dây bên sơ cấp hoặc thứ cấp thì sẽ đổi hưởng vector dòng điện, điện áp đi một góc 1800. Những nguyên nhân gây ra hư cháy TU,TI: TI bị hở mạch thứ cấp. Các đầu nối bên sơ cấp, thứ cấp TI đấu lỏng làm tăng điện trở tiếp xúc. Thứ cấp TU bị ngắn mạch. Gắn TU có điện áp sơ cấp định mức nhỏ vào lưới điện có điện áp lớn hơn. Tải thứ cấp vượt quá dung lượng của TU. Qúa điện áp do dông sét. TU, TI đặt trong môi trường bị ảnh hưởng bởi hoá chất, gây phóng điện trên bề mặt cách điện dẫn tới phá hỏng TU, TI. Cách đấu dây điện kế 1 pha và 3 pha: Theo bảng hướng dẫn của nhà chế tạo: Điện kế 1 pha: Vào: dây pha vào lỗ poot 1, nguội vào lỗ poot 3. Ra tải: pha lỗ poot 2, nguội lỗ poot 4. Điện kế 3 pha: Dây pha vào lỗ poot 1, 3, 5 và dây nguội vào lỗ poot 7. Ra tải: pha ra lỗ poot 2, 4, 6 và nguội ra lỗ poot 8 được ký hiệu trên điện kế. Một số thiết bị đo đếm và kiểm tra điện kế: Ampere kềm Hioki 3266: Là thiết bị xách tay đo cường độ, điện áp, hệ số công suất, hệ số phản khảng, góc lệch giữa dòng và áp. Đo cường độ dòng điện được từ 0.07 A đến 1000 A. Đo điện áp được từ 0 V đến 600 V. Đo tần số từ 10 Hz đến 10 KHz. Đo góc lệch từ 900 cảm (LAG) đến 900 dung (LEAD). Hiển thị số. Sử dụng 01 pin 9 V. Máy PTS 2.3: PTS 2.3 là hợp bộ kiểm chuẩn công tơ xách tay bao gồm nguồn tạo dòng 3 pha và công tơ mẫu có cấp chính xác 0.1% và 0.2%. Các chức năng đặc thù của PTS 2.3 là có dải đo rộng, cấp chính xác cao và không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện nguồn cấp. PTS 2.3 cho phép phân tích sơ đồ đấu nối cũng như điều kiện nguồn cấp. Các đặc điểm cơ bản của PTS 2.3: Dễ dàng kiểm định công tơ với điều kiện tiêu chuẩn, sử dụng bộ nguồn phát sẵn có trong thiết bị. Hoạt động độc lập với các điểm tải đã định nghĩa không cần kết hợp với PC. Bộ nhớ trong lưu trữ kết quả đo và thông số khách hàng. Hiển thị thông số dạng vector. Sử dụng dễ dàng với các biểu tượng trên màn hình. PTS 2.3 có thể sử dụng riêng công tơ mẫu hoặc kết hợp với bộ nguồn. Các chức năng: Các pha hoạt động độc lập. Đo công suất hữu công, vô công, biểu kiến, tính sai số công tơ. Đo điện áp. Đo dòng điện trực tiếp hoặc qua kìm dòng. Đo công suất từng pha hoặc tổ hợp các pha. Đo góc, hệ số công suất và tần số. Sử dụng: Đo tại hiện trường. Phân tích năng lượng. Phân tích tải của hệ thống. Phụ kiện lựa chọn thêm: Phần mềm điều khiển tự động CAMSOFT chạy trên môi trường Windows. Bộ kềm được bù sai số đo dòng đến 100A. Quy trình thực hiện lắp đặt mới và di dời điện kế: Lắp đặt, gắn mới điện kế 1 pha, 3 pha: Công tác chuẩn bị: Ngay từ buổi chiều ngày N – 1 nhóm công tác đã được nhận hồ sơ và vật tư để thi công cho ngày N (ngày đã hẹn với khách hàng). Kiểm tra hồ sơ, số lượng, chủng loại vật tư thực lãnh. Trình tự thực hiện: Ngày N trưởng nhóm công tác ký nhận lệnh công tác kiểm tra và phổ biến nội dung công tác đến từng công nhân tham gia công tác, phân công công việc phù hợp theo sức khỏe và tay nghề , bậc an toàn, tiến hành tổ chức ra công trường làm việc, lưu ý các phương tiện vận chuyển vật tư thiết bị phù hợp gọn gàng tránh va quẹt gây tai nạn giao thông. Khi tới địa chỉ cần công tác (theo nội dung trong lệnh công tác, phiếu công tác) phải thông báo khách hàng biết nội dung công tác kiểm tra sơ đồ thiết kế khối lượng vật tư phù hợp với thực tế hiện trường , bố trí các vị trí công tác cho hợp lý các vị trí thường xảy ra mất an toàn để có biện pháp giám sát , phòng ngừa như : Khoan đục tường, trần nhà, mái nhà, ban công… Đặc biệt là khi đấu điện, ngoài trang bị BHLĐ và dụng cụ an toàn cá nhân ra người thực hiện còn phải chú ý tay áo cài nút , đeo găng tay cắt điện hạ thế, nón cài quai và luôn giữ khoảng cách an toàn với các vị trí đang mang điện. Trưởng nhóm công tác thường xuyên theo dõi giám sát công nhân trong suốt quá trình thi công, trong lúc thi công nếu có ý kiến gì khác từ phía khách hàng, hay các hộ lân cận thì chỉ có người chỉ huy trực tiếp cũng là người trưởng nhóm công tác mới được phép giải quyết như đã quy định. Đối với các điện kế gắn trong thùng bảo vệ bằng kim loại phải chú ý gắn tiếp địa vỏ thùng cho an toàn. Khi gọn vỏ vào và ra điện kế có độ dài bằng độ dài của lổ potele diện kế tránh khi thao tác tháo, gắn có độ hở dễ gây chạm chập. Các công việc phải leo trèo thì sử dụng thang để leo không được đu bám vào tường giàn giáo xây dựng, không leo cột có sẵn khi chưa biết được độ vững chắc của nó. Khi hoàn tất công tác tiến hành kiểm tra sơ đồ đấu dây, đấu đúng thứ tự pha, niêm chì nắp đậy, nắp chụp và bàn giao điện cho khách hàng , dùng thiết bị chuyên dùng để thử tải xác định tình trạng đĩa quay của điện kế. Lưu ý đối với điện kế 3 pha phải thử đủ 3 pha, ghi nhận kết quả và các thông số kỹ thuật vào mẫu biên bản. Chụp hình lại để bổ sung vào hồ sơ. Kiểm tra hiện trường công tác, ghi tên, địa chỉ, mã hồ sơ khách hàng lên vỏ hộp đậy điện kế bằng bút lông, nghiệm thu khối lượng vật tư đã ghi công, thu dọn vật tư, dụng cụ đồ nghề của nhóm công tác, tiến hành bàn giao trả lại mặt bằng ban đầu cho khách hàng. Di dời điện kế 1 pha 3 pha: Công tác chuẩn bị: Thực hiện như công tác chuẩn bị của việc lắp đặt điện kế mới 1 pha 3 pha như đã nêu trên. Nhưng đối với các hộ sơ di dời cần phải xác minh theo các thông số: Chủng loại điện kế, số numro, điện áp, cường độ. Ngày thay, gắn điện kế gần nhất, lý do thay Mã hiệu, niên hiệu chì niêm, tình trạng tốt xấu. Trình tự thực hiện: Thực hiện như trình tự của việc lắp đặt điện kế mới 1 pha 3 pha như đã nêu trên. Nhưng do việc di dời điện kế bắt buộc phải cắt điện vì vậy phải áp dụng các bước bổ sung sau: Kiểm tra tình trạng điện kế xem có hiện tượng vị phạm sử dụng điện không, kiểm tra sơ bộ cách của vỏ điện kế củ, thùng bảo vệ điện kế bằng bút thử điện chuyên dung Kiểm tra tình trạng chì niêm, dây niêm của điện kế Đối với điện kế 3 pha phải xác định rõ và làm dấu các dây pha, dây nguội vào và ra của điện kế: Cắt cầu dao (CB) tổng sau điện kế. Cắt điện ngoài đầu trụ. Thử không còn điện tại potele điện kế. Tiến hành tháo điện kế và di dời theo sơ đồ thiết kế. Di dời xong, khi đấu điện thì thao tác ngược lại, tiến hành thử điện và bàn giao cho khách hàng sử dụng (lưu ý dùng các thiết bị thử điện chuyên dụng để thử). Kiểm tra các vị trí tiếp xúc chắc chắn, kiểm tra sơ bộ cách điện vỏ điện kế, thùng bảo vệ bằng bút thử điện chuyên dùng và tiến hành niêm chì theo quy định, ghi nhận các thông số kỹ thuật vào biên bản xác nhận theo mẫu. Các trường hợp di dời tạm ra ngoài chờ sửa chữa công trình, phải có các biện pháp bảo vệ, như rào chắn, độ cao, thời tiết, ….được thực hiện theo Quy trình chuẩn thuật an toàn điện. Phòng Kỹ thuật & An toàn Bảo hộ Lao động: (Nguồn – Phòng KT&ATBHLĐ) Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng KT & ATBHLĐ: Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo, điều hành các công tác liên quan đến Quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới lưới điện theo đúng qui định của luật Điện lực, các qui định của Nhà nước, các bộ ngành liên quan, Tập đoàn Công ty VN và của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trên địa bàn quản lý, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng, giảm mất điện, giảm tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật, vận hành lưới điện an toàn, hiệu quả và hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch công tác kỹ thuật đã được giao. Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty chỉ đạo, điều hành, quản lý việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn (KTAT), bảo hộ lao động (BHLĐ), phòng chống cháy nổ (PCCN), phòng chống lụt bão (PCLB), bảo vệ HLATLĐCA, An toàn điện trong nhân dân (ATĐND) và bảo vệ môi trường (BVMT) tại Công ty Điện lực Thủ Đức (Công ty), tuân thủ đúng pháp luật, các quy định của Nhà nước, các Bộ ngành liên quan và nội dung chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị thuộc phạm vi quản lý của Công ty Điện lực Thủ Đức. Nhiệm vụ cụ thể: Phòng Kỹ thuật: Tổ chức thực hiện việc lập và hoàn thiện các hồ sơ quản lý kỹ thuật, các lý lịch đường dây, thiết bị chính theo qui trình, qui phạm hiện hành. Tổ chức cập nhật kịp thời các hồ sơ quản lý kỹ thuật đã lập. Tổ chức thực hiện xây dựng phương thức vận hành lưới điện tối ưu ở chế độ bình thường và chế độ sự cố. Theo dõi, phân tích và đánh giá tình trạng vận hành lưới điện, đề xuất quy hoạch lưới điện và giải pháp kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nâng cao độ tin cậy và chất lượng điện năng. Tổ chức thực hiện công tác điều tra, phân tích nguyên nhân sự cố trên lưới điện. Tổ chức rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp, biện pháp ngăn ngừa sự cố nguyên nhân tương tự tái diễn. Tổ chức thực hiện lập phương án giảm tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật của Công ty. Theo dõi và đánh giá việc thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật của Công ty. Tổ chức thực hiện lập phương án Bảo trì mùa khô, sửa chữa lưới điện (Lưới điện trung thế, trạm biến thế và lưới hạ thế) hàng năm. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc thi công, nghiệm thu quyết toán các phương án. Trên cơ sở quy hoạch lưới điện, tổ chức thực hiện lập phương án thực hiện các công trình đầu tư xây dựng (năm n+1) nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nâng cao độ tin cậy và chất lượng điện năng. Tổ chức nghiên cứu và định hướng áp dụng công nghệ, vật tư thiết bị công nghệ mới trong công tác quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật và đầu tư xây dựng. Tổ chức công tác dịch thuật, biên soạn bổ sung hiệu chỉnh các qui trình sử dụng, vận hành máy móc thiết bị đang sử dụng tại Công ty đảm bảo mọi máy móc, thiết bị đều có qui trình hướng dẫn và phổ biến đến người trực tiếp sử dụng. Tổ chức kiểm tra và thỏa thuận thiết kế kỹ thuật thi công các công trình XDM, TCCS, di dời trạm biến thế thuộc nguồn vốn khách hàng. Tổ chức theo dõi, kiểm tra chất lượng thi công và nghiệm thu đóng điện công trình vào lưới điện quản lý. Tổ chức thực hiện phát triển khách hàng trong công tác dịch vụ bảo trì TBA và đường dây trung thế của khách hàng, lập các biên bản kiểm tra bảo trì trạm với khách hàng. Tổ chức thực hiện phương án bảo trì theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Theo dõi, đôn đốc và phối hợp các đội thực hiện đúng tiến độ và đạt chất lượng bảo trì lưới điện, TBA khách hàng. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc các khách hàng đã ký hợp đồng bảo trì với Công ty. Phòng KT & ATBHLĐ: Xây dựng chương trình, biện pháp kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân để đảm bảo sản xuất an toàn cho con người và thiết bị trong toàn công ty. Tổ chức bồi huấn, hướng dẫn, cụ thể hóa ….các luật, nghị định, chỉ thị, nghị quyết, tiêu chuẩn, quy định, quy trình, quy phạm, … về công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân của nhà nước, Bộ, tổng công ty và công ty. Tổ chức nghiệp vụ về công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân cho các đơn vị trực thuộc công ty. Tổ chức nghiên cứu, biên sọan các quy trình, quy định , tiêu chuẩn, … về công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân để áp dụng cho toàn công ty, nghiên cứu và trình cấp trên có thẩm quyền để giải quyết các trường hợp xin bổ sung, sửa đổi…các qui trình, qui phạm…hiện hành về công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện các quy trình, quy phạm, quy định, chỉ thị, nghị quyết, kiến nghị, thông báo, chương trình, … về công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ,bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân của Nhà nước, Bộ, tổng công ty, công ty. Tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động trong công ty. Thống kê, phân tích báo cáo, phổ biến, rút kinh nghiệm, … các trường hợp tai nạn lao động trong toàn công theo quy định. Tổ chức. Tổ chức điều tra các sự cố cháy nổ trong toàn Công ty. Triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân. Triển khai thực hiện và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc vận hành, quản lý, lập hồ sơ lý lịch, đăng ký, kiểm định, kiểm tra, … các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn (thết bị nâng, thiết bị chịu áp lực, thang máy, hệ thống lạnh, …). Triển khai thực hiện, tổng hợp, đề xuất “Kế hoạch kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bảo,bảo vệ môi trường hàng năm” trong công ty và theo dõi thực hiện. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị…phục vụ công tác kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ,bảo vệ môi trường. Cơ cấu tổ chức: Trưởng phòng: 01 Phó trưởng phòng: 02 01 phụ trách công tác Kỹ thuật. 01 phụ trách công tác An toàn Bảo hộ lao động. Hai tổ trực thuộc: Tổ kỹ thuật. Tổ An toàn – Bảo hộ lao động. TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG ( Kỹ thuật) PHÓ TRƯỞNG PHÒNG ( AT- BHLĐ) TỔ KỸ THUẬT TỔ AT - BHLĐ Tổn thất điện năng, tổn thất điện áp và các biện pháp chống tổn thất: Các dạng tổn thất điện năng và tổn thất điện áp: Tổn thất kỹ thuật: là tổn thất vật lý gây nên cho sự vận hành của các phần tử trong hệ thống điện.Tổn thất kỹ thuật có thể tính toán và đo lường chính xác được và không thể triệt tiêu được mà chỉ có thể làm giảm đến mức thấp nhất. Tổn thất kinh doanh: là tổn thất xảy ra trong khâu kinh doanh điện do chênh lệch số liệu ghi điện. Tổn thất kỹ thuật chia làm 2 loại: Tổn thất phụ thuộc dòng điện: là tổn thất do phát nóng trên tổng trở của lưới và các thiết bị điện. Đây là nguyên nhân tổn thất chính của hệ thống điện (Tốc độ gia tăng phụ tải trên địa bàn tương đối cao khoảng 10% năm và có xu hướng tăng nhanh). Tổn thất phụ thuộc điện áp: gồm có tổn thất trong lõi thép của các máy điện, MBT; trong cuộn áp của công tơ điện, do rò điện qua cách điện và tổn thất vầng quang trên đường dây. Đối với thực tế của công ty do số lượng MBT cũ được sản xuất theo tiêu chuẩn cũ trước 1975 và từ sau 1975 đến trước 2005 trên lưới còn rất nhiều (khoảng 85%) nên tổn thất điện năng qua MBT lớn. Tổn thất kinh doanh: Điện năng tiêu thụ nhưng không đo được (do ăn cắp điện ). Điện năng đo được nhưng không ghi vào hóa đơn (do ghi điện viên ghi sai hoặc thông đồng với hộ tiêu thụ ). Các biện pháp chống tổn thất đang áp dụng: Nâng cao mức điện áp vận hành. Giảm công suất phản kháng tải trên lưới, nâng cao hệ số cosj của tải bằng cách lắp đặt tụ bù trung hạ thế. Vận hành kinh tế trạm biến áp: hoán chuyển các MBT đang vận hành chưa phù hợp nhàm tránh tình trạng non tải và quá tải. Vận hành kinh tế lưới điện kín. Tăng cường kiểm tra, bảo trì điện kế cho hộ tiêu thụ. Nội dung công tác thiết kế lưới điện: Lập phương án đầu tư Thẩm định Khảo sát Tư vấn thiết kế Lập phương án đầu tư : Nội dung phương án đầu tư bao gồm: Nêu rõ sự cần thiết đầu tư công trình Quy mô đầu tư Tiêu chuẩn công nghệ Khải toán giá trị đầu tư Tính toán các giá trị về kinh tế Lập phương án đầu tư Trình công ty phê duyệt Khảo sát: Hình thức lựa chọn : đơn vị tư vấn khảo sát – đấu thầu, chỉ định thầu hoặc tự thực hiện (nếu có năng lực). Đơn vị tư vấn khảo sát lập báo cáo khảo sát. Nội dung báo cáo khảo sát gồm: Báo cáo kết quả khảo sát địa hình. Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình. Báo cáo kết quả khảo sát khí tượng thủy văn. Báo cáo kết quả điều tra môi trường. Tư vấn thiết kế : Hình thức tư vấn lựa chọn đơn vị thiết kế Đấu thầu, chỉ định thầu hoặc tự thực hiện bản vẽ chi tiết. Bản vẽ chi tiết Căn cứ kết quả khảo sát, đơn vị tư vấn thiết kế. Lập thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán công trình (báo cáo kinh tế kỹ thuật). Chủ đầu tư Điện Lực tổ chức thẩm định thiết kế và dự toán, quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán công trình. Tổ chức đấu thầu thi công công trình. Sau khi thi công hoàn tất công trình, đơn vị thi công phải lập phiếu hoàn tất công trình, lập hồ sơ hoàn công công trình. Công tác quản lý, đại tu, sửa chữa lưới trung, hạ thế, MBT: Công tác quản lý, đại tu, sửa chữa MBT: Công tác quản lý MBT: Hiện nay, MBT được phân chia chủ yếu thành hai nhóm: MBT công cộng và MBT chuyên dùng. Mỗi MBT sẽ được đánh số để tiện cho việc theo dõi vị trí máy. Trong quá trình vận hành, MBT có các tình trạng hoạt động: Bình thường là tình trạng hoạt động không bị non tải hay quá tải. Non tải gây tổn hao trong quá trình vận hành. Có 2 loại tổn hao: tổn hao khi không tải (tổn hao do phát nhiệt trên dây, mạch từ…) và tổn hao khi có tải (tổn hao trong quá trình sử dụng của khách hàng). Quá tải thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ máy. Các MBT hoạt động ở 80% tải sẽ được tiến hành quan sát, nếu cần thiết sẽ thay máy khác có công suất lớn hơn để đảm bảo cung cấp điện liên tục. MBT có thể hoạt động quá tải cao hơn định mức 40% với thời gian không quá 6 giờ trong một ngày đêm và trong 5 ngày liên tiếp. Những máy này sẽ được quan sát và thay thế máy khác có công suất lớn hơn. Sửa chữa MBT: Ở MBT tình trạng bị rỉ dầu thường xảy ra nhất. Các vị trí thường xảy ra rỉ dầu: Van xả dầu: thường xảy ra nhất. Chân sứ hạ: thường xảy ra. Chân sứ cao: ít xảy ra. Ron, mặt máy: ít xảy ra. Khi xảy ra rỉ dầu ở mặt máy Công ty Điện lực sẽ phối hợp với Trung tâm Thí nghiệm điện để xử lý. Cánh tản nhiệt: ít xảy ra và xảy ra chủ yếu do va chạm. Khi xảy ra rỉ dầu, tuỳ trường hợp mà Phòng KT sẽ đưa ra các hướng xử lý khác nhau sao cho thời gian cắt điện là thấp nhất. Đại tu MBT: Các trường hợp phải tách máy MBT ra khỏi vận hành: Có tiếng kêu to, không đều hoặc tiếng phóng điện. Nhiệt độ của máy tăng bất thường và liên tục. Dầu tràn ra ngoài máy, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua vành an toàn. Mức dầu thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp. Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột. Các sứ bị rạn, vỡ và phòng điện bề mặt, đầu cốt bị nóng đỏ. Kết quả thí nghiệm không đạt tiêu chuẩn quy định. Sau khi tách MBT ra khỏi vận hành, những MBT này sẽ được đem đi đại tu. Phòng Kỹ thuật sẽ lặp danh sách các MBT và gửi giấy thông báo về Trung tâm Thí nghiệm điện. Những MBT này sẽ được đưa đến Trung tâm Thí nghiệm điện. Trung tâm Thí nghiệm điện tiến hành kiểm tu có sự tham gia của đại diện Phòng Kỹ thuật. Đối với những máy có dây bị cháy nổ sẽ tiến hành cân đo với sự tham gia của đại diện Phòng Kỹ thuật, sau đó sẽ tiến hành quấn dây mới rồi đem đi sấy từ 5 đến 10 ngày. Những máy đã được sửa chữa xong sẽ được lắp lại và bơm dầu. Dầu được bơm vào bằng với định mức lúc kiểm tu. MBT sẽ được kiểm tra lại rồi gửi giấy thông báo về Công ty Điện lực. Quá trình này sẽ mất từ 30 đến 60 ngày. Công tác sửa chữa lớn (SCL) lưới trung, hạ thế: SCL lưới trung, hạ thế có chu kỳ 6 năm / 1 lần. Thời gian trình kế hoạch: Phòng KT, Đội QLLĐ khảo sát chuẩn bị danh mục công trình lưới điện vào tháng 1 và 2 của năm trước năm kế hoạch. Nội dung khảo sát bao gồm: khảo sát chi tiết từng trụ, tình trạng dây (có bị bong, tróc cách điện…); tình trạng sứ (có bị nứt, mẻ, bề mặt sứ có bị phóng điện hay không…); tình trạng đà (bị rỉ, sét như thế nào); tình trạng trụ (bị nghiêng, bị nứt…). Sau khi khảo sát, Đội QLLĐ sẽ tổng hợp lại và cùng với Phòng KT lập phương án sửa chữa. Phòng KHVT tổng hợp danh mục công trình, đăng ký với Công ty kế hoạch SCL hàng năm trong tháng 2 của năm trước năm kế hoạch. Giao kế hoạch: Công ty thống nhất danh mục công trình SCL trong tháng 4 của năm trước năm kế hoạch để các đơn vị có cơ sở lập Phương án Kỹ thuật và dự toán. Công ty tạm giao kế hoạch SCL hàng năm vào tháng 7 của năm trước năm kế hoạch cho các công trình đã có hồ sơ đầy đủ và trình duyệt kế hoạch đấu thầu VTTB. Công ty điều chỉnh giao kế hoạch SCL chính thức hàng năm vào tháng 10 của năm trước năm kế hoạch nhằm bổ sung hoặc huỷ bỏ một số công trình phát sinh trong năm kế hoạch. Công tác SCL gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch. Giai đoạn thực hiện kế hoach. Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch: Lập và chọn danh mục SCL theo chu kỳ SCL. Kiểm tra thực tế thực trạng hư hỏng, thống nhất khối lượng thực hiện. Lập và trình duyệt Phương án Kỹ thuật và dự toán theo phân cấp. Giao kế hoạch SCL, lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu VTTB. Thực hiện công tác đấu thầu xây lắp theo phân cấp. Giai đoạn thực hiện kế hoach: Lập và trình duyệt theo phân cấp, tiến độ thi công và tổ chức quản lý thi công. Nghiệm thu và thanh quyết toán công trình. Thẩm tra và phê duyệt quyết toán theo phân cấp. Bảo quản và lưu trữ hồ sơ. Công tác sửa chữa thường xuyên (SCTX) lưới trung, hạ thế: Công tác SCTX được phân thành 2 loại: Công tác SCTX có kế hoạch (BTMK). Công tác SCTX không có kế hoạch. Công tác SCTX có kế hoạch (BTMK): Hàng năm ngay từ đầu quý III, Phòng Kỹ thuật & ATBHLĐ lập kế hoạch bảo trì lưới điện cho năm sau trình Phó giám đốc KT duyệt, giao cho Đội QLLĐ để triển khai tổ chức kiểm tra và lập phương án bảo trì. Thời hạn duyệt xong kế hoạch là 15/7 hàng năm. Sau khi kế hoạch đã được duyệt, Đội QLLĐ tổ chức cho các cặp CN quản lý lưới điện tổng kiểm tra toàn diện tình trạng vận hành lưới điện trung hạ thế và TBA, lập biên bản ghi nhận các khuyết điểm, tồn tại trên hệ thống lưới điện cần phải đưa vào phương án bảo trì để xử lý, dựa vào các biên bản kiểm tra, Đội QLLĐ tổ chức rà soát, phúc tra và lập phương án sửa chữa, bảo trì lưới điện theo từng tuyến đường dây trung hạ thế và TBA, thời hạn cuối là 31/8 hàng năm. Sau đó chuyển cho Phòng KT- ATBHLĐ để kiểm tra. Phòng KT-ATBHLĐ sau khi nhận được phương án bảo trì do Đội QLLĐ chuyển đến, có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, phúc tra lại các nội dung, mục đích, giải pháp kỹ thuật, định mức sử dụng VTTB và biện pháp thi công của từng phương án. Ký thỏa hiệp phương án và trình Phó giám đốc KT phê duyệt, sau đó chuyển lại cho Đội QLLĐ. Thời hạn hoàn tất là 30/9 hàng năm. Đội QLLĐ photo phương án gửi cho Phòng KT-ATBHLĐ, KHVT, TCKT mỗi đơn vị 01 bộ, để chuẩn bị khai thác VTTB, mở mã quản lý, phân công giám sát và lập kế hoạch đăng ký cắt điện thi công. Đội QLLĐ có trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết, bảng đăng ký nhu cầu VTTB sử dụng và triển khai thực hiện sửa chữa, bảo trì lưới điện ngay từ đầu quý IV của năm trước năm có kế hoạch. Tiến độ thực hiện BTMK được thành 03 giai đoạn với tiến độ được quy định như sau: Quý IV của năm trước kế hoạch: Thực hiện 20 % khối lượng. Quý I của năm kế hoạch: Thực hiện 30 % khối lượng. Quý II của năm kế hoạch: Thực hiện 50 % khối lượng còn lại. Quý III của năm kế hoạch: Đội QLLĐ phối hợp với Phòng KT-ATBHLĐ, TCKT thực hiện nghiệm thu, quyết toán hoàn tất toàn bộ các phương án BTMK để chuẩn bị cho công tác BTMK của năm tiếp theo. Hàng quý từ ngày 25-27 của tháng cuối quý, Phòng KT-ATBHLĐ phối hợp với Đội QLLĐ tiến hành nghiệm thu xác nhận khối lượng sửa chữa, bảo trì lưới điện và lập báo cáo nhận xét đánh giá về chất lượng, khối lượng, tiến độ thực hiện trong quý gửi Ban Giám đốc dể theo dõi. Công tác SCTX không có kế hoạch: Hàng tháng vào trước ngày 03, nhận kế hoạch thực hiện SCTX trong tháng từ các đội QLLĐ và theo dõi tình hình thực hiện của đội. Tổng hợp báo cáo Kế hoạch thực hiện SCTX hàng quí và báo cáo Ban Giám đốc trước ngày 30/3; 30/6; 30/9; 30/11. Lập sổ theo dõi công tác SCTX, thường xuyên cập nhật các phương án vào sổ để theo dõi thực hiện. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được phương án của Đội QLLĐ, phòng KT & ATBHLĐ phải hoàn tất việc kiểm tra: nội dung và giải pháp kỹ thuật, số lượng, các chủng loại vật tư mới sử dụng và vật tư thu hồi trong phương án, tính khả thi trong phương án... và trình Ban Giám đốc duyệt phương án (Phương án sau khi đã được duyệt chuyển lại cho Đội QLLĐ để mở mã hồ sơ) những phương án chưa đạt yêu cầu trả lại để đội QLLĐ sửa chữa... Theo dõi, đôn đốc trong quá trình triển khai thực hiện phương án, giám sát thực tế tại hiện trường tùy theo tính chất, qui mô từng phuơng án. Đối với các phương án đã thi công hoàn tất, tùy theo qui mô từng phuơng án sẽ tổ chức kiểm tra thực tế tại hiện trường, đối chiếu phương án được duyệt, lập biên bản nghiệm thu vật tư- thiết bị, ký xác nhận kèm vào hồ sơ hoàn tất. Chủ trì phối hợp với đơn vị thực hiện phương án, Phòng KHVT để tiến hành đánh giá vật tư thiết bị cũ thu hồi lập và ký xác nhận vào Biên bản đánh giá vật tư thu hồi và đề nghị nhập kho. Tổ chức phúc tra đối với các phương án đã thi công, quyết toán. Công tác an toàn, sáng kiến ở Công ty Điện lực: Sáng kiến là kết quả lao động sáng tạo khoa học công nghệ, khoa học quản lý của người lao động có tác dụng làm đòn bẩy cho phát triển khoa học công nghệ và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Giải pháp mới về kỹ thuật hoặc về tổ chức sản xuất có khả năng áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực cho công ty, đơn vị. Các sáng kiến được công nhận và áp dụng tại công ty: Lắp các khớp nối cho sào cách điện dùng cho thao tác là sáng kiến của: Trần Quang Văn và Huỳnh Hữu Đức. Sửa chữa chuyển cơ cấu truyền động để phục hồi và sử dụng lại máy cắt phụ tải LBS hiệu VEI là sáng kiến của: Nguyễn Nhật Duy Khanh, Liễu Vạn Bảo Châu, Nguyễn Văn Lợi. Cải tiến trong công tác thực hiện tờ rơi tuyên truyền các điểm thu tiền điện là sáng kiến của: Nguyễn Văn Thành, Trần Thanh Nga, Ngô Dũng Chiến. Một số loại thiết bị sử dụng trên lưới 15KV: Máy cắt tự đóng lại (Recloser): Thiết bị bảo vệ đường dây, Recloser dùng để cắt tức thời cô lập sự cố trên đường dây và tự đóng lại đường dây sau khoảng thời gian trễ. Recloser sẽ mở khi có sự cố, sau khoảng thời gian được chỉnh định Recloser tự động đóng lại nếu sự cố thoáng qua (như sét, đường dây lắc lư gây ra phóng điện) thì đường dây tiếp tục hoạt động sau lần đóng này, còn ngược lại Recloser sẽ mở hoàn toàn. Số lần đóng mở và thời gian trễ được chỉnh định thủ công. Recloser ở đây được điều chỉnh đóng cắt 3 lần khi có sự cố và thời gian trễ chỉ vài giây. Ngoài ra, Recloser còn được đóng & cắt bằng tay. Công suất cắt của Recloser khoảng 150MVA đối với điện áp 15kV và gần 300MVA đối với điện áp 22kV. Có 2 loại Recloser: loại hoạt động với nguồn pin thường có hình dạng tròn và loại hoạt động với nguồn lấy từ lưới thường có hình dạng vuông, với loại này được lấy từ lưới thông qua biến áp. Recloser Hình: Recloser bố trí trên trụ Máy cắt phụ tải LBS (Load Break Switch): Máy cắt phụ tải có cấu tạo tương tự như Recloser nhưng không có cuộn đóng, cuộn cắt và bộ điều khiển nên không thể điều khiển từ xa hoặc kết hợp với bảo vệ rơle thực hiện chức năng bảo vệ.LBS có thể đóng mở mạch lúc đầy tải.Việc đóng mở LBS thường được thực hiện bằng xào thao tác và ngay tại nơi đặt LBS.Để thực hiện chức năng bảo vệ LBS phải sử dụng kết hợp với cầu chì. LBS Hình LBS bố trí trên trụ Dao Cách Ly DS (Distance Switch): Dao cách ly (DS) là thiết bị có chức năng tạo khoảng hở nhìn thấy được nhằm tăng cường ổn định về tâm lý cho công nhân sửa chữa đường dây và thiết bị. Dao cách ly chỉ có thể đóng cắt dòng không tải.Dao cách ly thường được bố trí trên cột.Trong lưới điện cao áp, dao cách ly ít khi đặt riêng rẽ, mà thường được kết hợp với cầu chì và máy cắt điện.Dao cách ly được chế tạo nhiều chủng loại, kiểu cách khác nhau, có dao cách ly ngoài trời, trong nhà; dao cách ly một, hai, ba trụ sứ; dao cách ly lưới chém thẳng, quay ngang; dao cách ly một cực (cầu dao một lửa), ba cực (cầu dao liên động). Dao cách ly thường được đóng mở bằng tay thông qua cơ cấu chuyển động đặt trên cột. DS Chống sét Van (LA): (LIGHTNING ARRESTER) Là 1 loại thiết bị dùng để bảo vệ các các phần tử trên lưới và đầu các  đường cáp ngầm tránh khỏi sự cố khi có quá điện áp cảm ứng do sét đánh, cũng như quá điện áp nội bộ, LA được đặt trước và song song với thiết bị được bảo vệ. Khi có quá điện áp, các khe hở sẽ phóng điện , điện áp cao đặt lên các điện trở phi tuyến và làm cho điện trở của chúng giảm đi nhanh chóng, đưa dòng xung xuống đất. Chống sét làm việc đưa dòng xung xuống đất đồng thời cũng dẫn dòng xoay chiều xuống đất gây ngắn mạch 1 pha và tạo hồ quang tại khe hở phóng điện. Khi điện áp đặt lên điện trở phi tuyến nhỏ lại và dòng xoay chiều hình sin của lưới đi qua trị số 0 thì hồ quang bị dặp tắt tại khe hở. Trong điều kiện bình thường, điện áp đặt lên chống sét van là điện áp pha của lưới điện. Lúc này điện trở phi tuyến có trị số rất lớn hay nói cách khác là nó cách điện. Nhưng khi xuất hiện quá điện áp thì nó sẽ phóng điện trước thiết bị mà nó bảo vệ, trị số điện trở phi tuyến giảm xuống rất bé và dẫn dòng xung xuống đất. Khi tình trạng quá điện áp đã qua, chống sét van trở về trạng thái cách điện như lúc ban đầu. LA dùng để bảo vệ quá điện áp cho các phần tử trên lưới điện (đường dây,trạm biến thế, thiết bị). LA Hình: LA được bố trí trên trụ FCO (Fuse Cut Out): FCO: cầu chì tự rơi. Khi quá tải hay ngắn mạch, dây chì được gắn trong FCO sẽ đứt và dao sẽ tự động rơi ra khỏi tiếp điểm. FCO không có bộ phận dập hồ quang nên chỉ được đóng & cắt không tải. Thực hiện đóng cắt thủ công FCO bằng cách dùng sào cách điện mốc vào vòng có sẵn trên FCO để đóng hoặc mở FCO Cách tính dây chì bảo vệ: 1 pha: S = U.I suy ra S = KVA 3 pha: suy ra A Dòng chỉnh định chì chọn Icđ = kat x I (kat = 1,2 – 1,4) FCO Hình: FCO bố trí trên trụ LBFCO (Load Break Fuse Cut Out) LBFCO: hoạt động tương tự như FCO nhưng do có bộ phận dập hồ quang theo nguyên tắc kéo dài khoảng cách phóng điện và được thiết kế có thêm tiếp điểm phụ nên LBFCO có khả năng đóng cắt có tải. Thực hiện đóng cắt thủ công LBFCO bằng cách dùng sào cách điện mốc vào vòng có sẵn trên LBFCO để đóng hoặc mở LBFCO. LBFCO Tụ bù: Tùy vào phụ tải tăng hay giảm có thể đóng hoặc ngắt tụ bù.Thông thường, mỗi bộ tụ bù ứng động 3 pha có 6 bộ. Tụ bù sau đây có 6 bộ mỗi bộ 100kVA. Đi kèm với tụ bù ứng động có các thiết bị sau: TU: biến áp biến đổi điện áp 15kV thành điện áp làm việc tương ứng của tụ bù. LA: chống sét van bảo vệ thiết bị trước sét lan truyền trên đường dây. Thiết bị điều khiển đóng ngắt tụ bù hoạt động trên nguyên tắc so sánh tần số hiện tại của đường dây với tần số cho phép. Tụ bù dùng trên lưới 15 kV là bù dọc, trong khi tụ bù dùng trong trạm là bù ngang. Tụ bù ứng động Tính dung lượng bù: Công suất tác dụng P của tải là không đổi trước và sau khi lắp đặt tụ bù.Việc lắp đặt tụ bù là để giảm công suất phản kháng Q dẫn đến giảm công suất biểu kiến S. Giả sử hệ số công suất của tải trước khi lắp tụ bù là cosj1 và sau khi lắp tụ bù là cosj2, ứng với các giá trị phản kháng trước và sau khi lắp đặt Q1 và Q2.Như vậy giá trị công suất phản kháng để giảm từ Q1 xuống Q2 la: Qbù = Q1 – Q2 = P.(tgj1 = tgj2) Dựa vào công suất Qbù tính ra được, chọn công suất bù tiêu chuẩn : Qbù ≤ Qtc Ví dụ : Tải của một xí nghiệp là 380 KW,hệ số công suất là 0,78.Tính dung lượng tụ bù cần thiết để nâng hệ số công suất lên 0,95. Giải : Theo số liệu cung cấp,các giá trị đã biết là : P = 380KW, cosj1= 0,78; cosj2 = 0,95 Các giá trị suy ra : tgj1 = 0,802; tgj2 = 0,329 Dung lượng bù cần thiết : Qbù = P.(tgj1 - tgj2) = 380 . (0.802 – 0,329) = 179, 8 KVA Như vậy có thể chọn công suất tụ bù tiêu chuẩn là 200 KVAr Biến áp (TU) - Biến dòng (TI): Máy biến dòng (TI) và máy biến áp đo lường (TU) là những dụng cụ biến đổi dòng điện và điện áp cần đo thành những dòng điện và điện áp tương ứng theo tỷ lệ nhất định đã được tiêu chuẩn hoá để mở rộng giới hạn đo cho điện năng kế. Đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị. Ngoài ra chúng còn được sử dụng trong các mạch bảo vệ. TU TI Hình: TU, TI được bố trí trên trụ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo đề tài Tổng quan về công ty điện lực Thủ Đức.doc
Luận văn liên quan