Đề tài Tổng quan về kinh tế học

Cung về đất đai Đất đai là yếu tố sản xuất đặc biệt do thiên nhiên cung ứng. Do đó, trong phạm vi một quốc gia hay một vùng thì cung đất đai là cố định. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có thời kỳ nó không hoàn toàn là cố định do khai hoang lấn biển, do sa mạc hóa xong người ta thường coi là cố định, có nghĩa là đường cung không hoàn toàn co giãn.

doc59 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về kinh tế học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hêm ngày càng giảm khi ta liên tiếp bỏ ra những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi vào một số lượng cố định của một đầu vào khác. - Lợi suất theo quy mô không đổi: là sự tăng lên cân đối với quy mô sản xuất, khi tất cả các đầu vào đều tăng theo một tỷ lệ và đầu ra cũng tăng theo một tỷ lệ đó. à Như vậy, quy luật lợi suất giảm dần sẽ giúp cho các doanh nghiệp tính toán, lựa chọn đầu tư các đầu vào một cách tối ưu. c. Ảnh hưởng của quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng và hiệu quả kinh tế * Ảnh hưởng của quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng - Khi xã hội muốn có them một loại mặt hàng này, xã hội phải hi sinh ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác. - Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng giúp chúng ta tính toán và lựa chọn sản xuất cái gì, với số lượng là bao nhiêu để có lợi nhất. * Hiệu quả kinh tế - Tất cả những quyết định sản xuất cái gì trên đường giới hạn năng lực sản xuất là óc hiệu quả vì nó tận dụng hết nguồn lực. - Số lượng hàng hóa đạt được trên đường giới hnaj năng lực sản xuất càng lớn thì càng có hiệu quả cao. - Sự thỏa mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa theo nhu cầu của thị trường trong giới hạn năng lực sản xuất cho ta đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. - Kết quả trên một đơn vị chi phí càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. - Sự đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất cho ta khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và tích lũy hơn. 4. Thực hành - Các vấn đề về kinh tế học - So sánh giữa kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô - Lý thuyết lựa chọn Chương 2: Cung - cầu 1. Cầu 1.1. Khái niệm Cầu là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dung có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong phạm vi thời gian và không gian nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi. Để có cầu cần phải có hai điều kiện sau: - Người tiêu dùng có khả năng thanh toán. - Người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng hóa dịch vụ đó. 1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường - Cầu cá nhân: là số lượng hàng hóa dịch vụ mà một người có khả năng sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. - Cầu thị trường: là tổng khối lượng hàng hóa dịch vụ mà mọi người óc khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Ta có: Cầu thị trường = tổng cầu cá nhân. 1.3. Luật cầu Luật cầu là luật của người tiêu dùng, bởi vì họ bao giờ cũng thích mua rẻ. Luật cầu chỉ ra rằng: có một mối quan hệ nghịch biến giữa giá cả và lượng càu hàng hóa dịch vụ. Điều đó có nghĩa là: khi giá cả hàng hóa dịch vụ giảm xuống thì lượng cầu thị trường sẽ tăng lên và ngược lại. (với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi) 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu * Giá cả hàng hóa (PX): giá cả hàng hóa là một biến nội sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu hàng hóa. Nếu các yếu tố khác không đổi, khi hàng hóa X tăng thì lượng cầu của nó giảm và ngược lại. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào X là loại hàng hóa nào. * Thu nhập của người tiêu dùng (I): thu nhập thể hiện khả năng thanh toán của người tiêu dùng khi mua hàng hóa dịch vụ. Do đó, sự thay dổi của htu nhập sẽ ảnh hưởng đến cầu hàng hóa trên thị trường. Ta xét trong 2 trường hợp: + Đối với hàng hóa dịch vụ thông thường (bao gồm hàng thiết yếu và hàng xa xỉ) thì khi thu nhập tăng, cầu hàng hóa tăng lên và ngược lại. + Đối với hàng hóa dịch vụ thứ cấp là những mặt hàng chất lượng thấp hoặc lạc hậu về “mốt”, khi thu nhập tăng lên càu hàng hóa này sẽ giảm xuống. * Giá cả hàng hóa liên quan (PY): các hàng hóa liên quan được chia làm 2 loại là hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. + Hàng hóa thay thế: 2 hàng hóa được gọi là thay thế khi người ta có thể sử dụng hàng hóa này thay thế cho hàng hóa kia và ngược lại mà không làm thay đổi giá trị sử dụng của chúng. Khi X và Y là hai hàng hóa thay thế thì quan hệ giữa giá hàng hóa Y và cầu hàng hóa X là quan hệ đồng biến. + Hàng hóa bổ sung: hai hàng hóa được gọi là bổ sung khi sử dụng hàng hóa này thì phải kèm theo hàng hóa kia. Khi X và Y là hai hàng hóa bổ sung thì quan hệ giữa giá hàng hóa Y và cầu hàng hóa X là quan hệ nghịch biến. * Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng: nó là ý thích, ý muốn chủ quan của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa dịch vụ. Nhìn chung yếu tố này ít thay đổi vì thị hiếu người tiêu dùng rất đa dạng và phức tạp, nó thuộc yếu tố tâm lý xã hội nên khi nghiên cứu phải chọn mẫu đại diện, từ đó có thể lượng hóa và suy rộng cho cả tổng thể. * Quy mô dân số hay số lượng người tiêu dùng: cầu thị trường được tập hợp từ cầu các cá nhân tham gia thị trường . Do đó, khi số lượng người tiêu dùng tăng thì cầu hàng hóa sẽ tăng và ngược lại. * Kỳ vọng của người tiêu dùng: kỳ vọng được xem là sự mong đợi, dự đoán của người tiêu dùng về sự thay đổi các yếu tố xác định cầu trong tương lai nhưng lại ảnh hưởng đến hàng hóa hiện tại. Nếu người tiêu dùng dự đoán giá của xe máy sẽ giảm trong tương lai thì cầu xe máy hiện tại sẽ giảm và ngược lại. 1.5. Sự thay đổi của lượng cầu và của cầu a. Sự di chuyển đường cầu + Khái niệm: sự di chuyển đường cầu là sự vận động dọc theo đường cầu hay sự thay đổi các điểm trên cùng một đường cầu. P Giảm lượng cầu Tăng lượng cầu D Q Hình 2.1. Sự di chuyển đường cầu + Yếu tố làm đường cầu di chuyển: khi các yếu tố khác không đổi, nếu giá hàng hóa đang xét thay đổi thì đường cầu sẽ di chuyển. b. Sự dịch chuyển đường cầu + Khái niệm: sự dịch chuyển đường cầu là sự thay đổi toàn bộ đường cầu từ vị trí này sang vị trí khác. P Tăng cầu D1 Giảm cầu D D2 Q Hình 2.2. Sự dịch chuyển đường cầu + Yếu tố làm đường cầu dịch chuyển: khi các yếu tố ngoại sinh của hàm cầu hay đổi sẽ làm đường cầu dịch chuyển.Cụ thể, nếu các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập người tiêu dùng, giá hàng hóa thay thế, số lượng người tiêu dùng tăng lên thì đường cầu dịch chuyển theo hướng tăng, và ngược lại. 2. Cung 2.1. Khái niệm Cung là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người sản xuất có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong phạm vi không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi. Để có cung thị trường thì cần có hai điều kiện: + Người sản xuất phải có khả năng + Người sản xuất sẵn sàng bán. 2.2. Cung cá nhân và cung thị trường + Cung cá nhân: là số lượng hàng hóa mà một người có khả năng bán trong một khoảng thời gian nhất định. + Cung thị trường: là tổng khối lượng hàng hóa mà mọi người có khả năng bán trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Ta có: cung thị trường = tổng cung cá nhân. 2.3. Luật cung Luật cung là luật của người sản xuất vì họ luôn muốn bán đắt. Luật cung chỉ ra rằng: có một mối quan hệ đồng biến giữa giá cả và lượng cung hàng hóa. Cụ thể, khi giá cả hàng hóa dịch vụ tăng lên thì lượng cung trên thị trường sẽ tăng và ngược lại (với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi). 2.4. Các yếu tố hình thành cung * Giá cả hàng hóa đang xét: giá cả hàng hóa là một biến nội sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu giá cả hàng hóa tăng thì nhà sản xuất sẽ cung hàng hóa ra thị trường nhiều hơn. * Giá cả các yếu tố đầu vào: giá cả các yếu tố đầu vào được coi là yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung hàng hóa. Nếu giá cả các yếu tố đầu vào giảm sẽ làm cho chi phí sản xuất giảm, khi chi phí sản xuát giảm sẽ làm cho cung tăng lên và ngược lại. * Trình độ công nghệ kỹ thuật: là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí lao động trong quá trình chế tạo sản phẩm. Nếu sử dụng công nghệ hiện đại sẽ góp phần tạo ra nhiều sản phẩm với chi phí thấp hơn, chất lượng cao. Nhờ đó làm tăng cung hàng hóa trên thị trường. * Các chính sách vĩ mô của Chính phủ; bao gồm chính sách thuế, giá cả, đàu tư, tín dụng mà chính phủ sử dụng để điều tiết sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. * Số lượng nhà sản xuất: số lượng nhà sản xuất càng nhiều thì lượng cung càng lớn. * Kỳ vọng của nhà sản xuất: Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của h àng hóa, giá của các yếu tố sản xuất…đều có ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ. nếu sự mong đợi thuận lợi cho sản xuất kinh doanh thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại. 2.5. Sự thay đổi của lượng cung và của cung a. Sự di chuyển đường cung: sự di chuyển đường cung là sự vận động dọc theo đường cung hay sự thay đổi các điểm trên cùng một đường cung. P S Tăng lượng cung Giảm lượng cung Q Hình 2.3. Sự di chuyển đường cung + Các yếu tố làm đường cung di chuyển: chỉ có một yếu tố duy nhất là giá hàng hóa đang xét. Người ta gọi PX là biến nội sinh của hàm cung. Khi PX sẽ làm đường cung di chuyển theo hướng tăng và khi PX giảm sẽ làm đường cung di chuyển theo hướng giảm. b. Sự dịch chuyển của đường cung + Khái niệm: Sự dịch chuyển của đường cung là sự vận động của toàn bộ đường cung từ vị trí này sang vị trí khác. P Giảm cung S2 tăng cung S S1 Q Hình 2.4. Sự dịch chuyển đường cung + Các yếu tố làm đường cung thay đổi: khi các yếu tố ngoài giá hàng hóa đang xét (yếu tố ngoại sinh) thay đổi thì đường cung sẽ dịch chuyển. 3. Mối quan hệ cung - cầu 3.1. Trạng thái cân bằng Là trạng thái , tại đó tổng lượng cung bằng tổng lượng cầu hàng hóa. Tại đây, người sản xuất thì bán hết hàng và người tiêu dùng thì mua đủ hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình. Người ta gọi đó là điểm cân bằng thị trường (E). S P1 Dư thừa PE E P2 Thiếu hụt D O Q QE Hình 3.1. Cân bằng cung cầu và trạng thái dư thừa, thiếu hụt Tại điểm cân bằng ta có mức giá cân bằng hay còn gọi là giá thị trường (PE) và lượng cân bằng (QE). Đây chính là cơ chế hình thành giá thị trường hàng hóa dịch vụ. 3.2. Dư thừa và thiếu hụt Ở các mức giá ngoài giá cân bằng thì thị trường sẽ tồn tại trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt. - Trường hợp dư thừa: nếu giá hiện tại cao hơn giá cân bằng thì tạo đó, lượng cung của người bán sẽ lớn hơn lượng cầu của người mua. Khi đó, thị trường sẽ tồn tại trạng thái dư thừa tạo ra sức ép làm giảm giá từ phía người bán (hình 3.1). - Trường hợp thiếu hụt: nếu giá hiện tại thấp hơn giá cân bằng thì tại đó lượng cầu của người mua sẽ lớn hơn lượng cung của người bán. Khi đó, thị trường sẽ tồn tại trạng thái thiếu hụt tạo ra sức ép làm tăng giá (hình 3.1). 3.3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng và kiểm soát giá a. Sự thay đổi trạng thái cân bằng Trạng thái cân bằng thị trường và sự ổn định của giá thị trường chỉ mang tính chất tạm thời, bởi vì cung và cầu thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên sự thay đổi của chúng sẽ làm cung cầu thị trường biến động và hình thành nên điểm cân bằng mới. PE1 E1 S2 E PE PE2 D1 E2 D Q QE QE1 QE2 Hình 3.2. Trạng thái cân bằng mới Trên đồ thị hình 3.2, nếu không có sự thay đổi của cung và cầu thì điểm cân bằng thị trường là E với giá cân bằng PE và lượng cân bằng QE. Giả sử có một yếu tố làm đường cầu dịch chuyển theo hướng tăng từ D sang D1, khi đó E1 là điểm cân bằng mới với giá cân bằng mới PE1 và lượng cân bằng mới QE1. Tương tự, khi có một yếu tố làm dịch chuyển đường cung theo hướng tăng từ S sang S2 thì điểm cân bằng mới của thị trường là E2 với giá cân bằng mới PE2 và lượng cân bằng mới QE2. b. Kiểm soát giá cả thị trường * Giá trần: là mức giá tối đa hay còn gọi là giới hạn trên của giá được Chính phủ quy định cho một loại hàng hóa dịch vụ nào đó khi giá của chúng trên thị trường tự do là quá cao. Giá trần quy định thường thấp hơn giá cân bằng thị trường nên mục đích của nó là bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng thông qua việc giảm giá cho họ. Đồng thời về mặt pháp lý, những người bán không được phép bán cao hơn mức giá trần mà Chính phủ quy định. * Giá sàn: là mức giá tối thiểu hay còn gọi là giới hạn dưới của giá được Chính phủ quy định cho một loại hàng hóa dịch vụ nào đó khi giá của nó trên thị trường tự do quá thấp. Giá sàn Chính phủ quy định thường cao hơn giá thị trường nên hàm ý của nó là bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất. Mặt khác về mặt pháp lý, người mua không được phép mua thấp hơn giá sàn mà Chính phủ đã quy định. 4. Sự co giãn của cung - cầu 4.1. Co giãn của cầu a. Độ co giãn của cầu theo giá Độ co giãn của cầu theo giá được xác định bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của giá. Độ co giãn của cầu theo giá luôn âm (-) vì theo quy luật của cầu, giá cả và lượng cầu luôn vận động ngược chiều nhau. Nhưng khi tính toán người ta biểu diễn ED bằng giá trị tuyệt đối. | ED | = 1: Cầu co giãn đơn vị | ED | > 1: Cầu co giãn nhiều | ED | < 1: Cầu co giãn ít Nghiên cứu độ co giãn của cầu theo giá có ý nghĩa đối với doanh nghiệp khi ra các quyết định sản lượng cung trên thị trường với mục đích là tăng doanh thu. Mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu theo giá với tổng doanh thu biểu hiện qua bảng sau: Do ảnh hưởng Tổng doanh thu (TR) thay đổi khi ED > 1 ED = 1 ED < 1 Giá hàng hóa tăng TR giảm TR không đổi TR tăng Giá hàng hóa giảm TR tăng TR không đổi TR giảm b. Độ co giãn của cầu đối với giá cả hàng hóa có liên quan Độ co giãn của cầu đối với giá cả hàng hóa có liên quan (hay độ co giãn của cầu theo giá chéo) cho biết khi có 1% tăng lên (hoặc giảm đi) của giá hàng hóa có liên quan sẽ làm lượng cầu hàng hóa ta nghiên cứu thay đổi (tăng hoặc giảm) bao nhiêu phần trăm? Độ co giãn của cầu đối với giá cả hàng hóa có liên quan có thể có giá trị âm (-) hoặc giá trị dương (+). Nghiên cứu độ co giãn của cầu theo giá chéo có ý nghĩa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biết được đường cầu về sản phẩm của mình sẽ nhạy cảm đến mức nào đối với chiến lược định giá của doanh nghiệp khác. Từ đó, làm cơ sở cho doanh nghiệp có quyết định quy mô cung ứng sản phẩm hợp lý, đáp ứng tốt nhất cầu thị trường, làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. c. Độ co giãn của cầu đối với thu nhập Độ co giãn của cầu đối với thu nhập cho biết khi có 1% tăng lên (hay giảm đi) của thu nhập người tiêu dùng sẽ làm lượng cầu hàng hóa tăng lên (hay giảm đi) bao nhiêu phần trăm. Độ co giãn của cầu đối với thu nhập có trị số khác nhau tùy thuộc vào mức chi tiêu của người tiêu dùng cho từng loại hàng hóa. - Đối với hàng hóa thuộc nhóm hàng xa xỉ, cao cấp, khhi htu nhập tăng lên người ta sẽ gia tăng cầu hàng hóa nhanh hơn mức tăng của thu nhập, khi đó, EDI>1 - Đối với hàng hóa thuộc nhóm hàng thiết yếu, khi htu nhập tăng lên, cầu hàng hóa tăng nhưng mức tăng của nó nhỏ hơn so với mức tăng của thu nhập, khi đó 0<EDI<1 4.2. Sự co giãn của cung theo giá Độ co giãn của cung theo giá được xác định bằng phần trăm thay đổi của lượng cung chia cho phần trăm thay đổi của giá. Độ co giãn của cung theo giá luôn dương (+) vì theo quy luật của cung, giá cả và lượng cung luôn vận động cùng chiều. 5. Thực hành - Tiến hành thảo luận các nội dung đã học trong chương (cung cầu, cân bằng cung cầu, co giãn cung cầu) - Bài tập tính toán lượng cung, lượng cầu; Xác định cung - cầu, điểm cân bằng mới. 6. Kiểm tra Chương 3: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng 1. Lý thuyết về lợi ích 1.1. Một số khái niệm * Lợi ích: là sự hài lòng, sự như ý muốn của người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ mang lại. * Tổng lợi ích: là toàn bộ lợi ích hay là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ mang lại. * Lợi ích cận biên: phản náh mức độ hài lòng hay lợi ích tăng thêm hoặc giảm đi do tiêu dùng thêm hay bớt đi một đơn vị sản phẩm hàng hóa dịch vụ mang lại. Từ khái niệm này ta có cách tính lợi ích cận biên khi tiêu dùng loại hàng hóa X nào đó đạt được tổng lợi ích. Nếu ta biết các mức tổng lợi ích TUi ứng với các mức tiêu dùng hàng hóa Xi. MU=ΔTU /ΔX hoặc MU=dTU/dX=(TU)’ 1.2. Qui luật của lợi ích cận biên giảm dần Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu như sau: lợi ích cận biên của một mặt hàng có xu hướng giảm đi khi mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời kỳ nhất định. 1.3. Lợi ích cận biên và đường cầu Lợi ích là một khái niệm trừu tượng dùng trong kinh tế học, không thể đo lợi ích và lợi ích cận biên bằng các đơn vị trọng lượng hay độ dài. Tuy nhiên khái niệm lợi ích là một công cụ rất hữu ích để các nhà kinh tế giải thích nhiều hiện tượng kinh tế cũng như hành vi người tiêu dùng. Chúng ta vận dụng khái niệm lợi ích, lợi ích cận biên và quy luật lợi ích cận biên giảm dần để giải thích vì sao đường cầu lại dốc xuống dưới về phía phải. Chúng ta thấy có mối quan hệ qua lại giữa lợi ích cận biên và giá cả. Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hóa càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn và khi lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm đi. Như vậy, có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng một loại hàng hóa. Nếu so sánh đường cầu và đường lợi ích cận biên ta thấy giữa chúng có sự tương đồng. Điều đó có nghĩa là, đằng sau đường cầu chứa đựng lợi ích cận biên giảm dần của người tiêu dùng hay chính quy luật lợi ích cận biên giảm dần đã làm cho đường cầu dốc xuống dưới. 2. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu 2.1. Sở thích của người tiêu dùng Theo các nhà tâm lý học cho rằng, mục đích của tiêu dùng là để tồn tại. Khi thu nhập còn thấp thì người ta chỉ quan tâm đến “ăn no mặc bền” nhưng khi thu nhập cao thì họ lại quan tâm đến “ăn ngon mặc đẹp”, quan tâm đến sở thích. Với bản năng tự nhiên con người sẽ vươn tới nhu cầu cao hơn. Việc mua sắm để giải quyết vấn đề ăn, ở, mặc chính là để khẳng định tính cách của họ. 2.2. Đường bàng quan Đường bàng quan biểu diễn độ thỏa dụng hay sở thích của người tiêu dùng. Một đường bàng quan cho thấy tất cả các tập hợp các phương án tiêu dùng đạt cùng độ thỏa dụng. Đường bàng quan có dạng dốc xuống dưới từ trái sang phải, dạng như đường đồng mức vì biểu diễn sự thay thế của hai sở thích khi tiêu dùng hai loại hàng hóa. Tổng độ thỏa dụng khác nhau sẽ có các đường bàng quan (U) khác nhau. X U2 U1 Y Hình 3.1. Đường bàng quan Các đường U1, U2 không thể cắt nhau đối với từng loại hàng hóa đang xét. Đường U2 nằm trên đường U1, khi đó bất cứ điểm nào nằm trên đường U2 đều được ưa thích hơn, độ thỏa dụng cao hơn so với những điểm nằm trên đường U1. Độ dốc của đường bàng quan phản ánh sự thay thế lợi ích cận biên và cũng bằng tỷ lệ thay thế mức tiêu dùng của hai loại hàng hóa bằng: –ΔY/ΔX = MUX/MUY 2.3. Đường ngân sách Như chúng ta đã biết, nhu cầu của con người dường như là vô hạn nhưng nguồn ngân sách đáp ứng nhu cầu lại có hạn. Chúng ta luôn bị hạn chế bởi sự ràng buộc về ngân sách. Giả sử thu nhập của người tiêu dùng là 100.000đ/tuần, số tiền này chi cho thực phẩm và quần áo. PTP=10.000đ/đv ; PA=20.000đ/đv Bảng các phương án lựa chọn Phương án Số lượng TP Chi tiêu cho TP Số lượng quần áo Chi tiêu cho quần áo 1 0 0 5 100 2 2 20 4 80 3 4 40 3 60 4 6 60 2 40 5 8 80 1 20 6 10 100 0 0 TP 10 A 8 6 đường ngân sách 4 2 0 F QA 1 2 3 4 5 Hình 3.2. Đường ngân sách AF là đường ngân sách. Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào tỷ giá giữa hai mặt hàng. Đường ngân sách cho thấy các phương án kết hợp tối đa về hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được với một nguồn thu nhập nhất định. Những điểm nằm trên đường ngân sách là sử dụng hết toàn bộ ngân sách của người tiêu dùng. 2.4. Sự lựa chọn của người tiêu dùng a. Trường hợp đặc biệt hàng hóa tiêu dùng không phải trả tiền Người tiêu dùng xác định mức tiêu dùng tối ưu khi không mất tiền người ta chỉ xác định khi sử dụng số lượng hàng hóa để đạt tổng lợi ích tối đa TUmax theo quy tắc: mức hàng hóa tiêu dùng tối ưu Q* thỏa mãn điều kiện lợi ích cận biên MU>0 b. Tiêu dùng phải trả tiền đối với một loại hàng hóa Quy tắc xác định mức tiêu dùng tối ưu Q* để đạt tổng lợi ích tối đa của người tiêu dùng hàng hóa X là điểm thỏa mãn điều kiện: MUX=MCX=PX c. Tiêu dùng phải trả tiền từ hai loại hàng hóa trở lên Lựa chọn mức tiêu dùng tối ưu khi tiêu dùng hai loại hàng hóa A và B để đạt tổng lợi ích tối đa với quy tắc: MUA/PA = MUB/PB hay MUA/MUB=PA/ PB Từ quy tắc này, có thể suy r a quy tắc xác định mức tiêu dùng tối ưu khi tiêu dùng đồng thời nhiều loại hàng hóa như sau: A*, B*,…,K* với điều kiện MUA/PA = MUB/PB=…=MUK/PK 2.5. Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự lựa chọn tối ưu - Sự ràng buộc về ngân sách - Yếu tố sở thích của người tiêu dùng - Sự điều chỉnh mức tiêu dùng tương ứng với những thay đổi trong thu nhập - Sự điều chỉnh mức tiêu dùng tương ứng với những thay đổi về giá 3. Thực hành - Dùng các câu hỏi trắc nghiệm, đúng sai để củng cố kiến thức - Đưa ra chủ đề liên quan để chia nhóm thảo luận - Bài tập xác định lợi ích, tổng lợi ích, lợi ích cận biên; Xác định điểm tiêu dùng tối ưu trên đồ thị. Chương 4: Lý thuyết hành vi của doanh nghiệp 1. Lý thuyết về sản xuất 1.1. Hàm sản xuất a. Khái niệm: Hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ kỹ thuật giữa việc kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau theo một công nghệ nhất định để tối ưu hóa đầu ra. + Các yếu tố đầu vào: là khoản tài nguyên tiêu tốn tính theo giá thị trường và được biểu hiện bằng chi phí sản xuất như: tiền thuê nhà, tiền mua nguyên nhiên vật liệu, vật tư, chi phí thuê lao động, dịch vụ… Trong sản xuất kinh doanh, các chủ doanh nghiệp phải lựa chọn đầu vào tối ưu và sử dụng có hiệu quả các đầu vào đó để tối thiểu hóa chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi luận. + Các yếu tố đầu ra: là kết quả thu được của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do có đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau nên đầu ra của các doanh nghiệp cũng khác nhau. Khi xem xét quá trình kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta phải quan tâm đến 3 mối quan hệ sau: - Đầu vào sản xuất với đầu ra - Tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. - Chi phí sản xuất với lượng đầu ra. Để biểu hiện 3 mối quan hệ trên người ta dùng hàm sản xuất. Ta có: Q = f(x1, x2, …,xn) Trong đó, Q là số lượng đầu ra x1, x2, …,xn là các yếu tố đầu vào. * Ý nghĩa: - Hàm sản xuất thể hiện hiệu quả kỹ thuật tối đa, nghĩa là sản lượng lớn nhất có được từ sự phối hợp khác nhau từ những đầu vào cho trước. - Khi các yếu tố đầu vào có sự thay đổi về chất và lượng thì hàm sản xuất cũng có sự thay đổi. 1.2. Sản xuất trong ngắn hạn a. Hàm sản xuất với một đầu vào biến đổi Trong ngắn hạn,doanh nghiệp chỉ có khả năng thay đổi một vài đầu vào, còn các đầu vào khác coi như cố định. Hàm sản xuất có dạng Q=f(K,L) với yếu tố vốn K cố định, còn lượng lao động L thay đổi. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp có thể tăng sản lượng đầu ra bằng cách tăng số đầu vào lao động. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi lượng đầu vào lao động ngày càng tăng? Sự thay đổi của sản lượng đầu ra tăng thêm khi sử dụng them một đơn vị yếu tố đầu vào và lượng sản phẩm tính bình quân trên một đơn vị đầu vào. Đó chính là năng suất cận biên và năng suất trung bình của đầu vào. b. Năng suất cận biên: * Khái niệm: năng suất cận biên hay sản phẩm cận biên (MP) là phần năng suất tăng them (hay giảm đi) khi sử dụng them (hoặc bớt đi) một đơn vị yếu tố đầu vào biến đổi.(với điều kiện các đầu vào khác cố định). Nếu gọi yếu tố đầu vào biến đổi là X, ta có công thức: MPX = ΔQ/ ΔX Trong đó, MPX là năng suất cận biên của đầu vào X ΔQ là sự thay đổi của sản lượng đầu ra ΔX là sự thay đổi của đầu vào X * Quy luật năng suất cận biên giảm dần: năng suất cận biên của bất kỳ yếu tố sản xuất nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại một điểm nào đó khi mà ngày càng có nhiều yếu tố được dùng trong quá trình sản xuất. Điều đó có nghĩa là, nếu ta tăng đầu tư một yếu tố đầu vào (khi giữ nguyên các yếu tố đàu vào khác) thì lúc đầu năng suất cận biên của yếu tố đó sẽ tăng lên nhưng vượt quá giới hạn nào đó thì năng suất cận biên của nó sẽ giảm xuống. c. Năng suất trung bình: là lượng sản phẩm đầu ra tính bình quân treenmootj đơn vị đầu vào (khi các đầu vào khác không thay đổi). Năng suất trung bình được tính theo công thức: APX=Q/X Trong đó, APX là năng suất trung bình của đầu vào X Q là lượng sản phẩm đầu ra X là lượng đầu vào. d. Quan hệ giữa năng suất cận biên và năng suất trung bình TH1: MPX > APX thì APX sẽ tăng TH2: MPX < APX thì APX sẽ giảm. TH3: MPX = APX thì APX sẽ đạt cực đại. 1.3. Sản xuất trong dài hạn a. Đường đồng lượng: là đường biểu thị tất cả những sự kết hợp các đầu vào khác nhau để sản xuất một lượng đầu ra nhất định. Ví dụ: công nghệ sản xuất của một doanh nghiệp với hai đầu vào đề biến đổi (vốn và lao động). K Q2 Q1 L Hình 4.1. Đường đồng lượng Các đường đồng lượng cho thấy sự linh hoạt mà các doanh nghiệp có được khi ra các quyết định. Độ nghiêng của mỗi đường đồng lượng cho thấy có thể dùng một số lượng đầu vào này thay thế một số lượng đầu vào khác như thế nào trong khi đầu ra vẫn không thay đổi. Người quản lý của doanh nghiệp phải hiểu bản chất của sự linh hoạt ấy trong việc lựa chọn những yếu tố đầu vào để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời phải chú ý đến quy luật năng suất canajbieen giảm dần. b. Đường đồng phí và điểm lựa chọn tối ưu khi kết hợp các yếu tố đầu vào Đường đồng phí là đường có cùng mức chi phí khi kết hợp các đầu vào theo các phương án khác nhau. K C1 C2 C3 L Hình 4.2. Đường đồng phí Điều kiện tối thiểu hóa chi phí khi sử dụng hai đầu vào K và L để sản xuất Q sản phẩm là: Chọn K*, L* để TCmin khi MRTSL/K = MPL/MPK = PL/P Điều đó có nghĩa là, doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí sản xuất khi tỷ suất thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn = tỷ giá thuê lao động trên giá thuê vốn hay năng suất cận biên của một đồng thuê lao động đúng bằng năng suất cận biên của một đồng thuê vốn. 2. Lý thuyết về chi phí 2.1. Chi phí sản xuất a. Chi phí kế toán (chi phí tính toán) Các nhà kế toán chủ yếu quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, do đó có quan điểm về chi phí như sau: Chi phí tính toán là phần chi phí mà chủ doanh nghiệp phải thực sự bỏ ra hay phải xuất tiền đi mua trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó chính là khoản thực chi bằng tiền. Nó là khoản chi thực tế và được thể hiện trên hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp, làm cơ sở hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. b. Chi phí cơ hội (chi phí tiềm ẩn) Chi phí cơ hội chính là sự lựa chọn làm việc này hay làm việc khác, nếu chọn việc này thì phải bỏ việc kia, đó chính là khoản thu nhập bị mất đi gọi là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội có thể la chi phí về thời gian hoặc chi phí về nguồn vốn cảu chủ doanh nghiệp. c. Chi phí kinh tế Chi phí kinh tế là giá trị của toàn bộ nguồn tài nguyên đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm cả phần chi phí đương nhiên mà doanh nghiệp đã bỏ ra và chi phí cơ hội đã bỏ lỡ của các yếu tố đầu vào. Đây là khoản chi phí phản ánh đầy đủ nhất sự tiêu tốn các nguồn lực trong kinh doanh của doanh nghiệp, làm cơ sở để doanh nghiệp cân nhắc, tính toán và lựa chọn các phương án hành động tối ưu nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất kinh doanh. 2.2. Chi phí ngắn hạn a. Tổng chi phí (TC) Tổng chi phí cuả việc sản xuất ra sản phẩm bao gồm giá trị thị trường của toàn bộ tài nguyên đã sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó, nó bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi để sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó. b. Chi phí cố định (FC) Chi phí cố định là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Nghĩa là ở bất cứ mức sản lượng nào cũng cần khoản chi phí như vậy và ngay cả khi không tiến hành sản xuất kinh doanh. c. Chi phí biến đổi (VC) Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng; chi phí biến đổi phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất ra, khi không tiến hành sản xuất kinh doanh thì không có chi phí biến đổi. d. Chi phí bình quân (AC) Chi phí bình quân là phần chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm sản xuất ra, nó là loại chi phí được các chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất vì nó liên quan trực tiếp đến lợi nhuận. - Chi phí cố định bình quân : AFC=FC/Q - Chi phí biến đổi bình quân: AVC = VC/Q - Tổng chi phí bình quân: ATC =TC/Q e. Chi phí cận biên (MC) Chi phí cận biên là phần chi phí tăng them khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, nó là phần chi phí gia tăng của tổng chi phí sản xuất khi sản xuất tăng lên một đơn vị sản phẩm. MC = ΔTC/ ΔQ 2.3. Chi phí dài hạn - Chi phí sản xuất dài hạn là chi phí của thời kỳ trong tất cả các yếu tố đầu vào đều thay đổi. Khi đó, doanh nghiệp chỉ có một loại chi phí là chi phí biến đổi. - Tổng chi phí dài hạn mô tả chi phí tối thiểu cho việc sản xuất ra mỗi mức sản lượng. Khi doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh tất cả các yếu tố đầu vào của mình một cách tối ưu, hay tổng chi phí dài hạn phản ánh phương pháp ít tốn kém nhất để sản xuất mỗi mức sản lượng. * Chi phí cận biên dài hạn: là phần tổng chi phí dài hạn tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Công thức tính: LMC= ΔLTC/ ΔQ 3. Lý thuyết về doanh thu và lợi nhuận 3.1. Doanh thu a. Khái niệm: doanh thu là toàn bộ các khoản thu về của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu của doanh nghiệp>tổng chi phí thì doanh nghiệp có lợi nhuận. Doanh thu của doanh nghiệp < tổng chi phí thì doanh nghiệp bị thua lỗ. b. Tổng doanh thu và doanh thu cận biên * Tổng doanh thu (TR): tổng doanh thu là toàn bộ các khoản thu về khi bán các đơn vị sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Ta có: TR = P x Q Thông tin về chi phí không đủ để đánh giá lợi nhuận, doanh nghiệp phải tính đến doanh thu. Doanh nghiệp phải tính toán mức lợi nhuận gắn liền với mỗi mức sản lượng sản xuất ra. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải biết được doanh thu ở mỗi mức sản lượng và chi phí để sản xuất ra được mỗi mức sản lượng đó. Từ doanh thu và chi phí, doanh nghiệp tính được lợi nhuận ở mỗi mức sản lượng và chọn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. * Doanh thu cận biên(MR) Doanh thu cận biên là phần doanh thu tăng them khi bán thêm một đơn vị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Nó chính là phần thay đổi tổng doanh thu khi doanh nghiệp đó sản xuất và bán thêm một đơn vị sản phẩm. Ta có: MR = ΔTR/ΔQ = (TR)’Q Trong đó, ΔTR là phần thay đổi của tổng doanh thu ΔQ là phần thay đổi của sản lượng c. Tối đa hóa doanh thu Quy tắc tối đa hóa doanh thu: doanh nghiệp đạt doanh thu tối đa ở mức sản lượng Q khi MR = 0. 3.2. Lợi nhuận a. Khái niệm: lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ và tổng chi phí sản xuất để tạo ra hàng hóa dịch vụ đó. Ta có: TPr = TR – TC hay TPr = (P –ATC)Q Trong đó, P là giá bán ATC là chi phí bình quân Q là sản lượng (P- ATC) là lợi nhuận đơn vị. * Vai trò của lợi nhuận: + Lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuát kinh doanh. + Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhất , phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó chính là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. b. Tối đa hóa lợi nhuận * Mối quan hệ giữa MR và MC + Nếu MR > MC doanh nghiệp tăng sản lượng để tăng lợi nhuận. + Nếu MR < MC doanh nghiệp phải giảm sản lượng + Nếu MR = MC doanh nghiệp chọn được mức sản lượng tối ưu và có lợi nhuận tối đa. *Quy tắc tối đa hóa lợi nhuận: doanh nghiệp đạt lợi nhuận ở mức sản lượng Q* khi và chỉ khi MR = MC. 4. Thực hành - Các kiến thức về sản xuất, chi phí, doanh thu và lợi nhuận; Xác định điểm tối đa hoá doanh thu - Bài tập xác định chi phí, tổng chi phí, chi phí cận biên; Xác định tổng doanh thu và doanh thu cận biên. 5. Kiểm tra Chương 5: Cấu trúc thị trường 1. Cạnh tranh hoàn hảo 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo * Khái niệm: cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua và nhiều người bán và không người mua, người bán nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường. * Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Có rất nhiều người mua và người bán trên thị trường Khi số lượng người tham gia thị trường rất lớn thì mỗi người chỉ cung ứng hoặc tiêu thụi một lượng rất nhỏ so với thị trường. Số lượng người mua và người bán được gọi là nhiều khi những giao dịch của mỗi người mua và người bán không ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Giá cả thị trường chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. - Sản phẩm đồng nhất. Người mua không cần quan tâm đến việc mua hàng hóa của ai, họ cho rằng hàng hóa của những người bán khác nhau là giống nhau. - Thông tin đầy đủ. Tất cả người mua và người bán đều có đầy đủ thông tin về sản phẩm, đảm bảo cho mọi người mua và người bán đều mua và bán theo cùng một giá. - Không có trở ngại đối với việc gia nhập hay rút khỏi thị trường. Lợi nhuận là động lực, sức hút mạnh mẽ đối với những ai muốn gia nhập và rời bỏ thị trường. * Đặc điểm của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Doanh nghiệp là người chấp nhận giá trên thị trường Do có nhiều doanh nghiệp cùng cung ứng một loại sản phẩm đồng nhất, nên mỗi doanh nghiệp chỉ cung ứng một sản lượng rất nhỏ so với thị trường, do đó doanh nghiệp không có khả năng chi phối thị trường và chi phối giá cả. - Đường cầu của doanh nghiệp co giãn hoàn toàn Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể bán tất cả sản lượng của mình ở mức giá hiện hành, nên đường cầu của doanh nghiệp là một đường nằm ngang song song với trục hoành. Nhưng đường cầu của thị trường vẫn là đường dốc xuống dưới. - Đường doanh thu cận biên của doanh nghiệp co giãn hoàn toàn hay nó là đường nằm ngang song song với trục hoành. 1.2. Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn * Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu tại đó: doanh thu biên bằng chi phí biên: MR=MC Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đứng trước một đường cầu nằm ngang, do đó, đường doanh thu cận biên trùng với đường cầu, hay doanh thu cận biên không đổi và bằng giá bán: MR = P Do vậy, doanh nghiệp canh tranh hoàn hảo sẽ chọn mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận thỏa mãn điều kiện: giá bán bằng chi phí cận biên. P = MC * Các trường hợp xảy ra trong kinh doanh - TH1: Doanh nghiệp có lợi nhuận - TH2: doanh nghiệp hòa vốn - TH3: doanh nghiệp chọn sản lượng để tối thiểu hóa thua lỗ - TH4: doanh nghiệp đóng cửa sản xuất 1.3. Đường cung trong ngắn hạn * Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là đường biểu diễn mức sản lượng mà doanh nghiệp sẵn dàng cung ứng ở mỗi mức giá. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ lựa chọn sản lượng cung ứng theo nguyên tắc: giá bán bằng chi phí cận biên. Khi giá bán thay đổi, sản lượng cung ứng của doanh nghiệp cũng thay đổi và chạy trên đường chi phí cận biên MC, doanh nghiệp sẽ đóng cửa sản xuất khi giá bán nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu AVCmin. Vậy đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trùng với đường chi phí cận biên MC tính từ điểm AVCmin trở lên. * Đường cung ngắn hạn của thị trường Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia cung ứng trên thị trường. Lượng cung của thị trường là tổng lượng cung của tất cả doanh nghiệp tham gia thị trường. Do đó, đường cung thị trường là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường cung của tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường. 1.4. Lựa chọn sản lượng trong dài hạn Cũng như trong ngắn hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đứng trước đường cầu nằm ngang nên doanh thu cận biên dài hạn bằng giá bán, P = LMR. Do đó, sản lượng tối ưu của doanh nghiệp canh tranh hoàn hảo trong dài hạn được xác định theo nguyên tắc giá bán bằng chi phí cận biên dài hạn: P = LMC. 2. Độc quyền 2.1. Độc quyền bán a. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp trong thị trường độc quyền bán * Khái niệm: thị trường độc quyền bán là thị trường chỉ cso một người bán nhưng có nhiều người mua. * Đặc điểm của thị trường độc quyền: - Chỉ có một người bán duy nhất một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó trên thị trường. - Sản phẩm sản xuất ra không có sản phẩm thay thế. * Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền bán - Trên thị trường độc quyền bán, sức mạnh thị trường thuộc về người bán. Doanh nghiệp có thể điều hành được giá cả để đạt được mục tiêu, hay doanh nghiệp độc quyền là người ấn định giá. - Cung của doanh nghiệp là cung của thị trường, đồng thời nhu cầu của thị trường cũng chính là nhu cầu đối với doanh nghiệp. b. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền bán - Do đạt được tính kinh tế theo quy mô - Bản quyền - Sự kiểm soát các yếu tố đầu vào - Do quy định của Chính phủ. c. Đường cầu và doanh thu cận biên Trong độc quyền bán, chỉ có một doanh nghiệp duy nhất cung ứng hàng hóa dịch vụ cho thị trường, nên đường cầu của doanh nghiệp độc quyền bán chính là đường cầu của thị trường. Đường cầu của doanh nghiệp là một đường dốc xuống dưới, khi doanh nghiệp tăng hàng hóa bán ra sẽ làm cho giá bán giảm xuống. Đường doanh thu cận biên luôn nằm dưới đường cầu, hay doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá bán. d. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp độc quyền bán Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền bán sẽ lựa chọn mức sản lượng tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên. P MC P* ATC MR D Q* Q Hình 5.1. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp độc quyền bán Hình 5.1 cho thấy, mức sản lượng tối ưu Q* được xác định tại giao điểm của đường MR và MC, mức giá tại mức sản lượng này là P*. Doanh nghiệp sẽ tăng lượng sản xuất khi MR>MC; giảm sản lượng sản xuất khi MR < MC; doanh nghiệp sẽ sản xuất tại điểm MR = MC. 2.2. Độc quyền mua * Khái niệm: thị trường độc quyền mua là thị trường chỉ có một người mua nhưng có nhiều người bán * Đặc điểm của thị trường độc quyền mua Thị trường độc quyền mua là thị trường chỉ có một người mua duy nhất một loại hàng hóa dịch vụ nào đó. * Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền mua - Trên thị trường độc quyền mua, sức mạnh thị trường thuộc về người mua. Do đó, doanh nghiệp độc quyền có thể mua hàng hóa hoặc dịch vụ với mức giá thấp hơn trong điều kiện cạnh tranh. - Nhu cầu của doanh nghiệp cũng chính là nhu cầu của thị trường. 3. Cạnh tranh độc quyền 3.1. Khái niệm và đặc điểm * Khái niệm: thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường trong đó có nhiều người bấn một sản phẩm nhất định nhưng sản phẩm của mỗi người bán ít nhiều có sự phân biệt đối với người tiêu dùng. * Đặc điểm của thị trường - Có nhiều người mua và nhiều người bán Số lượng người bán là tương đối lớn, vì vậy quyết định của mỗi doanh nghiệp không gây ra sự điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp khác. - Sản phẩm có sự phân biệt Sự phân biệt sản phẩm được thông qua: nhãn hiệu bao bì, danh tiếng, dihcj vụ cung cấp…làm cho người mua có sự lựa chọn nhất định giữa các sản phẩm của doanh nghiệp. - Tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường Các doanh nghiệp mới dễ gia nhập thị trường với các nhãn hiệu riêng của họ, các doanh nghiệp t rong ngành cũng tự do rút lui khỏi ngành khi không có lợi nhuận. 3.2. Đường cầu và doanh thu cận biên Mỗi doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền sản xuất ra một loiaj sản phẩm nhất định, vì vậy mỗi doanh nghiệp có đường cầu riêng. Nếu doanh nghiệp tăng giá sẽ làm mất đi một phần khách hàng nhưng không phải toàn bộ và ngược lại. Nếu doanh nghiệp giảm giá sẽ làm tăng lượng cầu đối với bộ phận khách hàng của doanh nghiệp. Do đó, đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh đọc quyền là đường nghiêng xuống dưới về phía phải, giống như đường cầu của doanh nghiệp đọc quyền và đường doanh thu cận bieencungx dốc xuống và nằm dưới đường cầu. Tuy nhiên đường càu này co giãn hơn trường hợp đường cầu của nhà độc quyền. P Q MR D MC ATC P* Q* Hình 5.2. Đường cầu và doanh thu cận biên của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền 3.3. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận Q* của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền được xác định theo nguyên tắc doanh thu canajbieen bằng chi phí cận biên MR =MC Do doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá bán, nên doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cũng đặt giá cao hơn chi phí cận biên giống như doanh nghiệp độc quyền. 3.4. Cân bằng ngắn hạn và cân bằng dài hạn P P LMC MC ATC LATC E PSR PLR DLR MR DSR LMR QSR Q QLR Q (a) (b) Hình 5.3. cân bằng ngắn hạn và cân bằng dài hạn trong cạnh tranh độc quyền Hình 5.3a biểu thị thế cân bằng trong thời gian ngắn, mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là QSR và ở mức giá PSR. Ở mức giá và sản lượng này doanh nghiệp thu được lợi nhuận kinh tế dương. Trong thời gian dài, mức lợi nhuận cao sẽ kích thích các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành, làm mất đi một phần thị trường của các doanh nghiệp cũ, đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền dịch xuống phía dưới (hình 5.3b). Trong thời gian dài, đường chi phí bình quân và chi phí biên có thể di chuyển, để đơn giản chúng ta cho rằng các chi phí này không thay đổi. Đường cầu tiếp tuyến với đường chi phí bình quân dài hạn, các doanh nghiệp trong ngành không thu được lợi nhuận kinh tế. Tại điểm E, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền không có lãi, cũng không bị lỗ nên doanh nghiệp mới sẽ không tham gia vào ngành này nữa, doanh nghiệp cũ cũng không rút khỏi thị trường, thế cân bằng dài hạn được xác lập ở đó: P=LATC. 4. Độc quyền tập đoàn 4.1. Khái niệm và đặc điểm * Khái niệm: thị trường độc quyền tập đoàn là thị trường trong đó có một vài doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung của thị trường về một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó. * Đặc điểm của thị trường - Số lượng người bán tham gia thị trường tương đối ít, do vậy mỗi người bán sẽ cung ứng một mức sản lượng rất lớn. - Sản phẩm có thể phân biệt hoặc không phân biệt. - Các doanh nghiệp mới khó hoặc không thể đi vào thị trường do có các hàng rào chắn, hoặc các doanh nghiệp trong ngành tiến hành các hành động chiến lược. 4.2. Đường cầu và doanh thu cận biên P D P1 MR MR D Q Q1 Hình 5.4. Đường cầu và đường doanh thu biên trong thị trường độc quyền tập đoàn. Trong thị trường độc quyền nhóm, đường cầu và đường doanh thu biên là đường gãy khúc và dán đoạn. 4.3. Lựa chọn của doanh nghiệp Trong thị trường độc quyền tập đoàn các hàng có sự phụ thuộc lẫn nhau, quyết định tối ưu của một hàng cụ thể luôn phụ thuộc vào dự đoán của nó về việc các đối thủ sẽ phản ứng như thế nào. Chính vì thế các hàng độc quyền nhóm này có xu thế cấu kết với nhau, tức là các hàng sẽ thỏa thuận công khai hoặc ngấm ngầm tránh sự cạnh tranh với nhau để đạt được lợi nhuận cao hơn. 4.4. Cân bằng trong độc quyền tập đoàn 5. Thực hành - Các cấu trúc thị trường (cạnh tranh, độc quyền, cạnh tranh độc quyền, độc quyền tập đoàn) - Các bài tập xác định điểm cân bằng cung cầu trong từng loại thị trường - So sánh ưu nhược điểm của từng loại thị trường; Lấy một thị trường cụ thể trong thực tiễn để phân tích, thảo luận. 6. Kiểm tra Chương 6: Thị trường yếu tố sản xuất 1. Thị trường lao động 1.1. Cầu về lao động a. Khái niệm Cầu đối lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp mong muốn và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. b. Đặc điểm: - Cầu đối với lao động là cầu thứ phát, nó phụ thuộc vào cầu đối với hàng hóa dịch vụ trên thị trường. - Cầu đối với lao động phụ thuộc vào giá cả của lao động. Khi giá của lao động càng cao thì lượng cầu đối với lao động của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại. W W2 W1 D 0 L2 L1 L Hình 6.1. Đường cầu về lao động c. Phương pháp xác định số lượng lao động tối ưu Để đưa ra quyết định thuê bao nhiêu người lao động, người chủ phải xem xét mỗi người lao động mang lại bao nhiêu và chi phí bỏ ra để thuê họ là bao nhiêu. Chi phí thuê lao động chính là mức tiền công. Phần lợi nhuận mang lại cho người chủ sẽ được xác định dựa vào giá trị bằng tiền của phần đóng góp cho tổng sản phẩm. Ta có: MPP1 = ΔQ/ΔL (1) MRPL = MRP2 x P0 Trong đó, MRP2 là sản phẩm doanh thu cận biên của lao động. MRPL là sản phẩm hiện vật cận biên của lao động. P0 là giá bán sản phẩm. Người chủ doanh nghiệp mong muốn những lao động có sản phẩm doanh thu cận biên vượt mức tiền công của họ, sự tiếp tục thuê lao động cho đến khi nào sản phẩm doanh thu cận biên của người lao động tăng thêm đó giảm tới mức mà tại đó có MRPL = WTT. 1.2. Cung về lao động a. Khái niệm Cung lao động là lượng lao động được cung cấp, là số giờ mà người lao động sẵn sàng làm việc ở các mức lương khác nhau trong mootjkhoangr thời gian nhất định. b. Những nhân tố tác động đến cung lao động. * Mức lương của công nhân W W2 SL W1 0 L1 L2 L Hình 6.2. Đường cung về lao động Khi mức lương còn thấp, nếu mức tiền công tăng thì cung về lao động cũng tăng, tuy nhiên khi mức tiền công tăng cao đến một mức nào đó thì họ có xu hướng giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi. * Sự thỏa mãn nhu cầu con người Để thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần, con người có nhu cầu lao động thực sự, lao động đã sáng tạo ra con người và cũng là nhu cầu trong sự tồn tại của con người. * Các áp lực tâm lý xã hội Những công nhân đã tạo nên một tập thẻ bè bạn và sự hiểu biết lẫn nhau, những yếu tố xã hội học cũng đã làm tăng sự gắn bó của con người vwois lao động. * Các áp lục kinh tế Lòng khao khát vật chất và các áp lực kinh tế hấp dẫn tăng sức mạnh cho người lao động, cùng với áp lực kinh tế xã hội khi ta muốn tăng mức tiêu dùng thì cần phải có thu nhập, để có thu nhập thì mọi người phải có việc làm và phải tích cực làm việc. * Phạm vi thời gian Trong một ngày con người có thể làm việc và nghỉ ngơi. Chúng ta không thể làm việc toàn bộ thời gian, thay vào đó là con người sử dụng một khoảng thời gian cho các hoạt động nghỉ ngơi. Trong thực tế, việc quyết định cung ứng lao động phụ thuộc rất nhiều vào mức tiền công. Mức tiền công thực tế là yếu tố quyết định mức cung ứng lao động. 1.3. Cân bằng về cung cầu lao động W S’L SL W2 E” W0 E W1 E’ DL D’L 0 L1 L2 L0 L Hình 6.3. Cân bằng trong thị trường lao động - Thị trường lao động cân bằng khi cung về lao động đúng bằng cầu về lao động. Tại điểm E có DL = SL với mức lương W0 và lượng nhân công là L0. - Khi cầu về lao động giảm từ DL xuống D’L, ta có điểm cân bằng mới E’ và trên thị trường lao động mức tiền công là W1 và lượng lao động là L1. - Khi cung lao động của ngành giảm SL xuống S’L ta cso điểm cân bằng E”, trên thị trường lao động mức tiền công là W2và lượng lao động là L2. 2. Thị trường vốn 2.1. Giá của tài sản và quyết định đầu tư * Giá trị hiện tại: là giá trị tính bằng tiền hiện hành của luồng thu nhập trong tương lai. Đầu tư ở đây theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các cơ hội sinh lời, đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đầu tư trên thị trường chứng khoán, cho vay… Để xác định được giá trị của khoản tiền được trả trong tương lai đáng giá bao nhiêu hiện nay, chúng ta phải xác định được giá trị tương lai. * Giá trị tương lai của một khoản đầu tư Giả sử chúng ta có vốn K, đem đầu tư ngày hôm nay với lãi suất r. Ta có giá trị tương lai là: FV1 = K(1+r) FV2= K (1+r)2 … FVn= K (1+r)n Trong đó, FVi là giá trị tương lai của khoản tiền năm thứ i r là lãi suất Công thức xác định giá trị hiện tại PDV1= FV1/ (1+r) PDV2= FV2/ (1+r)2 … PDVn= FVn/ (1+r)n * Giá của tài sản và quyết định đầu tư Giá cảu tài sản là số tiền có thể mua tài sản đó, nó được xác định bằng cách cộng những giá trị hiện tại của tất cả các khoản tiền có thể thu được trong tương lai từ tài sản đó. Doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư nếu giá thực tế của tài sản hoặc chi phí đầu tư nhỏ hơn giá trị của tài sản đó. Chênh lệch giữa giá trị của tài sản với chi phí đầu tư gọi là giá trị hiện tại ròng (NPV) Một trong những tiêu chuẩn doanh nghiệp phải tính đến khi quyết định óc nên đầu tư hay không là giá trị ròng hiện tại NPV. Nghĩa là: doanh nghiệp quyết định đầu tư, nếu như giá trị hiện tại của luồng tiền tương lai dự kiến từ khoản đầu tư đó lớn hơn chi phí đầu tư (NPV>0). 2.2. Cầu về vốn Cầu về vốn của một doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp đó. Cũng giống như lao động, doanh nghiệp phải so sánh giữa chi phí cận biên của dịch vụ vốn và doanh thu caanjbieen của dịch vụ vốn. Doanh thu cận biên của dịch vụ vốn là mức gia tăng về tổng doanh thu do sự gia tăng một đơn vị dịch vụ vốn được sử dụng. MRK= ΔTRK/ΔK Chi phí cận biên của dịch vụ vốn là mức tăng về tổng chi phí do sự gia tăng một đơn vị dịch vụ vốn được sử dụng. R R0 MRK K0 K Hình 6.4. Cầu về vốn của doanh nghiệp Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận nói chung, nếu doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường vốn thì chi phí cận biên của vốn luôn bàng tiền thuê vốn danh nghĩa (R); MCK = R. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ tăng thuê vốn cho đến khi mà doanh thu cận biên của vốn bằng tiền thuê vốn danh nghĩa. MRK = R 2.3. Cung về vốn - Đối với toàn bộ nền kinh tế trong ngắn hạn, tổng cung của các tài sản vốn như máy móc, nhà cửa, xe cộ với các dịch vụ mà chúng cung cấp là cố định. Bởi vậy, đường cung của các đơn vị vốn trong ngắn hạn là đường thẳng đứng. - Trong dài hạn, tổng lượng vốn của nền kinh tế có thể thay đổi. Nhiều thiết bị, nàh máy mới có thể được xây dựng để tăng dự trữ vốn , đồng thời một số dự trữ vốn hiện có thì bị hao mòn và giảm hiệu suất. R cung ngắn hạn Cung dài hạn K Hình 6.5. cung dài hạn và cung ngắn hạn 2.4. Cân bằng cung cầu về vốn 3. Thị trường đất đai 3.1. Cung - cầu về đất đai a. Cầu về đất đai Cầu về đất đai cũng giống nhu cầu về vốn và lao động. Đây đều là cầu dẫn xuất. Nó được xác định qua doanh thu cận biên của đất đai MRĐ. Công thức xác định: MRĐ = MR x MPĐ Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, do P = MR nên: MRĐ = P x MPĐ b. Cung về đất đai Đất đai là yếu tố sản xuất đặc biệt do thiên nhiên cung ứng. Do đó, trong phạm vi một quốc gia hay một vùng thì cung đất đai là cố định. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có thời kỳ nó không hoàn toàn là cố định do khai hoang lấn biển, do sa mạc hóa…xong người ta thường coi là cố định, có nghĩa là đường cung không hoàn toàn co giãn. 3.2. Cân bằng trên thị trường đất đai R SD R0 E DĐ Đ Hình 6.6. Cung – cầu đất đai Đường cung và đường cầu cắt nhau tại E. Điểm E là điểm cân bằng của thị trường đất đai. 4. Thực hành - Cầu về lao động, vốn, đất đai; Cân bằng trên thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường đất đai. - Bài tập xác định lượng lao động, vốn cần thiết để hiệu quả sản xuất là tối đa. - Bài tập tính giá thuê đất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docktvm_a__6019.doc