Đề tài Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và công ty kiểm toán đối với kiểm toán

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt, sự ra đời của nhiều loại hình kinh doanh mới đa dạng, phong phú, hoạt động kiểm toán với chức năng xác minh và bày trò ý kiến nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng. Đồng thời, nền kinh tế thị trường phát triển kéo theo sự phức tạp, rắc rối, đan xen của thực trạng tài chính và của các nghiệp vụ kế toán . Thực tế này đòi hỏi các kiểm toán viên phải có đủ trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghiệp vụ tương ứng để thực hiện được chức năng của mình. Việc xác minh các thông tin tài chính khó khăn hơn dẫn đến sự gia tăng của rủi ro kiểm toán. Trong những năm gần đây, những vụ kiện các Công ty kiểm toán ngày càng tăng lên cả về quy mô, số lượng, số tiền bào chữa, có vụ kiện mà số tiền để giải quyết hậu quả lên đến hàng trăm triệu đô la. Điều này đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín của ngành nghề kiểm toán. Ở Việt Nam, sự phá sản của một số doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp Nhà nước) trong mấy năm trở lại đây đã đặt ra một vấn đề: Trách nhiệm của kiểm toán viên (KTV) và Công ty kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán đã được phát hành như thế nào? Trong những trường hợp nào KTV và Công ty kiểm toán phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng và cho bên thứ ba bị tổn thất do sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, KTV và Công ty kiểm toán phải làm gì để tự bảo vệ trong trường hợp phải ra hầu toà? Nghiên cứu trách nhiệm pháp lý của kiểm toán độc lập (KTĐL) là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm nâng cao uy tín nghề nghiệp kiểm toán, củng cố niềm tin cho những người sử dụng báo cáo kiểm toán, tạo ra sự yên tâm cho các kiểm toán viên và Công ty kiểm toán trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại, tổn thất không đáng có do những vụ kiện cáo gây ra. Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu trách nhiệm pháp lý của KTĐL nên em đã chọn đề tài "Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán" làm đề án môn học. Với tầm hiểu biết còn hạn hẹp, nguồn tài liệu chưa được phong phú, đa dạng nên chắc chắn đề án của em còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa kế toán kiểm toán trường ĐHKTQD để đề án của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Hồng Thuý đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề án này. Bố cục đề án: Chương I- Thực trạng vấn đề trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán. Chương II- Một số kiến nghị trong vấn đề trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán.

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7964 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và công ty kiểm toán đối với kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt, sự ra đời của nhiều loại hình kinh doanh mới đa dạng, phong phú, hoạt động kiểm toán với chức năng xác minh và bày trò ý kiến nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng. Đồng thời, nền kinh tế thị trường phát triển kéo theo sự phức tạp, rắc rối, đan xen của thực trạng tài chính và của các nghiệp vụ kế toán. Thực tế này đòi hỏi các kiểm toán viên phải có đủ trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghiệp vụ tương ứng để thực hiện được chức năng của mình. Việc xác minh các thông tin tài chính khó khăn hơn dẫn đến sự gia tăng của rủi ro kiểm toán. Trong những năm gần đây, những vụ kiện các Công ty kiểm toán ngày càng tăng lên cả về quy mô, số lượng, số tiền bào chữa, có vụ kiện mà số tiền để giải quyết hậu quả lên đến hàng trăm triệu đô la. Điều này đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín của ngành nghề kiểm toán. Ở Việt Nam, sự phá sản của một số doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp Nhà nước) trong mấy năm trở lại đây đã đặt ra một vấn đề: Trách nhiệm của kiểm toán viên (KTV) và Công ty kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán đã được phát hành như thế nào? Trong những trường hợp nào KTV và Công ty kiểm toán phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng và cho bên thứ ba bị tổn thất do sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, KTV và Công ty kiểm toán phải làm gì để tự bảo vệ trong trường hợp phải ra hầu toà?... Nghiên cứu trách nhiệm pháp lý của kiểm toán độc lập (KTĐL) là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm nâng cao uy tín nghề nghiệp kiểm toán, củng cố niềm tin cho những người sử dụng báo cáo kiểm toán, tạo ra sự yên tâm cho các kiểm toán viên và Công ty kiểm toán trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại, tổn thất không đáng có do những vụ kiện cáo gây ra. Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu trách nhiệm pháp lý của KTĐL nên em đã chọn đề tài "Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán" làm đề án môn học. Với tầm hiểu biết còn hạn hẹp, nguồn tài liệu chưa được phong phú, đa dạng nên chắc chắn đề án của em còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa kế toán kiểm toán trường ĐHKTQD để đề án của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Hồng Thuý đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề án này. Bố cục đề án: Chương I- Thực trạng vấn đề trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán. Chương II- Một số kiến nghị trong vấn đề trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN (KTV) VÀ CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI BÁO CÁO KIỂM TOÁN (BCKT) I- Một số thuật ngữ liên quan đến trách nhiệm pháp lý của kiểm toán độc lập: 1- Lý thuyết chung: Trước hết, để có thể nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm pháp lý của KTV và Công ty kiểm toán đối báo cáo kiểm toán thì cần làm rõ một số khái niệm, thuật ngữ sau: * Báo cáo kiểm toán: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700: Báo cáo kiểm toán là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên và Công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán. * Kiểm toán viên: Kiểm toán viên là khái niệm chung chỉ những người làm công tác kiểm toán cụ thể có trình độ nghiệp vụ tương xứng với công việc đó. * Sự vi phạm hợp đồng: là việc không thực hiện các điều khoản ghi trên hợp đồng của một hoặc của cả hai bên, ví dụ như kéo dài thời gian kiểm toán, giao báo cáo kiểm toán chậm, gây khó khăn, thậm chí gây tổn thất cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh, khách hàng không cung cấp đầy đủ chứng từ, tài liệu kế toán phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của kiểm toán viên. * Những nguyên tắc đạo đức cơ bản của kiểm toán viên: Theo những chuẩn mực và nguyên tắc kiểm toán quốc tế do IFAC (International Federation of Accountants - Liên đoàn kế tóan quốc tế) ban hành từ 1 - 1980 đến 9 - 1990 thì nguyên tắc đạo đức cơ bản của KTV bao gồm: + Chính trực: KTV phải là người thẳng thắn, trung thực, thật thà trong quá trình tiếp cận công việc nghiệp vụ của mình. + Khách quan: KTV phải là người công minh, không được phép định kiến, thiên vị khi lập BCKT các báo cáo tài chính KTV phải giữ thái độ vô tư. + Độc lập: Khi hành nghề KTV phải thể hiện mình là người không bị vật chất chi phối. Bất cứ biểu hiện vụ lợi nào đều không phù hợp với phẩm cách chính trực, khách quan. + Bí mật: KTV phải tôn trọng tính bí mật của những thông tin thu thập được trong quá trình hành nghề và không tiết lộ bất cứ thông tin nào cho người thứ ba khi không có sự uỷ thác đặcbiệt hoặc nghĩa vụ pháp lý hay nghĩa vụ nghề nghiệp yêu cầu phải tiết lộ. + Các chuẩn mực nghiệp vụ: KTV phải tiến hành công việc nghiệp vụ của mình theo những chuẩn mực nghiệp vụ chuyên ngành phù hợp với công việc đó. + Trình độ nghiệp vụ: KTV có nghĩa vụ phải duy trì trình độ nghiệp vụ của mình trong suốt quá trình hành nghề, KTV chỉ nhận làm những việc mà bản thân hoặc hãng của mình có đủ trình độ nghiệp vụ hoàn thành công việc đó. + Đạo đức ứng xử: KTV phải tự điều chỉnh mình cho phù hợp với uy tín của ngành nghề và tự kiềm chế những đức tính có thể phá hoại uy tín nghề nghiệp. * Gian lận và sai sót + Giai lận là hành vi cố ý lừa dối, dấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục tiêu tự lợi; Gian lận có thể được thể hiện dưới các dạng: Xử lý chứng từ theo ý muốn chủ quan, sửa đổi, xuyên tạc làm giả các chứng từ, tài liệu, dấu diếm những thông tin tài liệu hoặc nghiệp vụ, ghi chép nghiệp vụ không đúng sự thật, áp dụng sai các nguyên tắc kế toán một cách cố ý. + Sai sót: Sai sót thường được hiểu là sự nhầm lẫn hoặc bỏ sót không chú ý đến các đối tượng ảnh hưởng đến báo cáo tài chính như: lỗi về tính toán số học hay ghi chép sai, áp dụng sai các nguyên tắc kế toán, bỏ sót hoặc hiểu sai các khoản mục. * Quan hệ riêng theo hợp đồng Là mối quan hệ trực tiếp giữa hai bên hoặc nhiều bên của một hợp đồng. Đối với một cuộc kiểm toán, khách hàng và bất kỳ bên thứ ba nào được nêu lên trong hợp đồng kiểm toán (thư hẹn kiểm toán) có mối quan hệ riêng theo hợp đồng. 2- Thực trạng về trách nhiệm pháp lý của KTV trong thời gian qua: Một số vụ kiện tiêu biểu liên quan đến trách nhiệm pháp lý của KTV và Công ty kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán: Từ khi hoạt động kiểm toán ra đời cho đến nay, đặc biệt từ những năm 30 của thế kỷ 20 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của ngành kiểm toán, trên phạm vi toàn thế giới hàng năm có rất nhiều cuộc kiểm toán diễn ra. Cùng với sự phức tạp của các ngành nghề kinh doanh, rủi ro kiểm toán là điều không tránh khỏi. Đã có rất nhiều vụ kiện cáo của các khách hàng và của bên thứ ba đối với các Công ty kiểm toán. Có thể nêu ra một số vụ kiện tiêu biểu sau: a. Các vụ kiện liên quan đến trách nhiệm của Công ty kiểm toán đối với bên thứ ba: * Công ty ULTRAMARES và TOUCHE (1931) Năm 1931, Công ty Ultrmares không có khả năng trả nợ, các chủ nợ của Công ty dựa vào báo cáo tài chính đã được chứng nhận rồi sau đó kiện các kế toán viên, họ cho rằng các kế toán viên đã phạm tội bất cẩn và trình bầy gian dối. Các khoản phải thu đã bị bóp méo bằng cách cộng thêm khoảng 650.000 USD vào các khoản phải thu một khoản mục khác trên 700.000USD. Các chủ nợ cho rằng một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng sẽ tìm thấy 700.000 USD gian lận này. Các khoản phải trả cũng có những khoản không nhất quán tương tự. Sau khi điều tra vấn đề, toà án liên bang Mỹ kết luận rằng các kiểm toán viên đã có bất cẩn trong quá trình kiểm toán, tuy nhiên kiểm toán viên không phải chịu trách nhiệm đối với các chủ nợ của Công ty Ultramares vì điều sai lầm vượt ra ngoài phạm vi của hợp đồng kiểm toán ban đầu. Toà án cho rằng chỉ có người ký hợp đồng với kiểm toán viên về các dịch vụ kiểm toán mới có thể kiện nếu các dịch vụ đó được cung cấp một cách bất cẩn. Vụ kiện này là cơ sở cho sự ra đời của cái gọi là "học thuyết Ultramares". Theo học thuyết này, những bất cẩn thông thường không đủ ràng buộc trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên với bên thứ ba vì không có quan hệ riêng theo hợp đồng giữa bên thứ ba với kiểm toán viên. Ultramares cũng cho rằng chỉ khi có gian lận hoặc bất cẩn nghiêm trọng thì KTV có thể chịu trách nhiệm đối với bên hưởng lợi thứ ba. * Stephens industries kiện Haskin and Sells (1971): Năm 1971, người mua 2/3 cổ phiếu của Công ty cho thuê ô tô Stephens industries đã kiện Công ty kiểm toán Haskin and Sells vì bất cẩn khi kiểm toán các khoản phải thu. Tuy nhiên, theo hợp đồng kiểm toán thì số liệu của các khoản phải thu trên sổ sách của Công ty phải được giữ nguyên không có sự điều chỉnh và trong báo cáo kiểm toán, nhận xét của KTV đã nêu cụ thể: "Theo điều khoản của hợp đồng, chúng tôi không yêu cầu khách hàng phải xác nhận số dư của họ và cũng không xem xét lại khả năng thu của bất kỳ khoản phải thu thương mại nào". Việc không có sự điều chỉnh để phản ánh số tiền không thu được cũng được ghi rõ ở "các ghi chú trong Bảng cân đối tài sản". Áp dụng "học thuyết Ultramares", toà án sơ thẩm cho rằng không có mối quan hệ riêng theo hợp đồng giữa bên nguyên đơn và KTV nên không tồn tại trách nhiệm pháp lý vì sự bất cẩn của KTV. Toà án phúc thẩm cũng đưa ra quyết định tương tự. Hiện nay học thuyết " Ultramares" đã được mở rộng: đối với những người không có quan hệ theo hợp đồng với KTV, nhưng KTV thấy trước là sẽ sử dụng BCTC, thì nếu vì sự bất cẩn mà KTV gây ra thiệt hại cho những người này, KTV sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên vẫn còn những tranh cãi xung quanh học thuyết "Ultramares". Nhiều người cho rằng bất kể KTV có thấy trước những người sử dụng BCTC hay không thì KTV cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý mà do sự bất cẩn, KTV đã gây ra sự thiệt hại cho bên thứ ba. b- Trách nhiệm của Công ty kiểm toán đối với khách hàng: Công ty Cenco Incorporated kiện Seidman and Seidman (1982): Giữa năm 1970 và 1975, các nhân viên quản trị của Cenco, sau đó cả ban quản trị cao cấp đã dính líu vào một vụ gian lận lớn là thỏi phồng giá trị hàng tồn kho của Công ty. Điều này đã giúp cho Công ty vay được tiền với lãi suất thấp hơn và đạt được tiền bồi thờng bảo hiểm hoả hoạn cao hơn mức đáng đựoc hưởng. Sau khi sự gian lận bị phát hiện bởi một nhân viên của Cenco và được báo cáo với SEC (Securities and Exchange Commission) các cổ đông đã đệ đơn kiện Công ty Cenco, Ban quản trị của Công ty và các kiểm toán viên của Công ty. Công ty kiểm toán đã dàn xếp cho vụ kiện tụng này bằng cách chi ra 3,5 triệu USD. Sau đó, Ban quản lý mới của Công ty nhân danh Công ty Cenco đệ đơn kiện lần thứ hai Công ty kiểm toán vì vi phạm hợp đồng, bất cẩn nghề nghiệp và gian lận. Công ty kiểm toán đã bào chữa là mặc dù Công ty đã nỗ lực cố gắng để phát hiện ra dấu hiệu của sự gian lận nhưng tập thể phần lớn những người trong ban quản trị của Công ty Cenco đã ngăn cản họ phát hiện ra gian lận. Kỳ họp thứ 7 của toà thượng thẩm đã kết luận là Công ty kiểm toán không chịu trách nhiệm trong trường hợp này. Việc làm sai trái của Ban quản trị Công ty Cenco được xem là lời bào chữa thích hợp chống lại lời buộc tội về vi phạm hợp đồng, bất cẩn và gian lận cho dù ban quản trị đó không còn làm việc cho Công ty nữa. c- Trách nhiệm đối với tính bảo mật: Công ty TNHH Fund of Funds kiện ArthurArderse và Công ty (1982): Công ty Fund of Funds là một Công ty đầu tư chuyên về mua các quỹ hỗ trợ. Vào cuối thập niên 1970, Ban quản trị quyết định đa dạng hoá hoạt động kinh doanh bằng cách thực hiện các khoản đầu tư lớn vào bất động sản về khí đốt và dầu hoả. Khoảng 90 triệu USD đã đưa chi cho trên 400 mỏ thiên nhiên theo một thoả hiệp với Công ty King Resources. Bản thoả hiệp đã ký kết giữa Fund of Funds và King Resources quy định rằng tất cả bất động sản được bán trên căn cứ trao tay với giá thoả đáng cho cả 2 bên. Một sự kiện quan trọng trong trường hợp này là Công ty kiểm toán Arthur Anderse kiểm toán cho cả hai Công ty Fund of Funds và King Resources với hai hợp đồng riêng biệt và cả hai cuộc kiểm toán cho hai Công ty đều do cùng một kiểm toán viên chính tiến hành. Trong quá trình kiểm toán, Công ty kiểm toán phát hiện giá bán bất động sản về khí đốt và dầu hoả của Công ty cho Công ty Fund of Funds cao hơn giá bán cho khách hàng khác của King Resources. Công ty kiểm toán không báo cáo thông tin này cho ban quản trị Fund of Funds và ban quản trị Fund of Funds không biết được sự kiện đó trong một thời gian khá lâu. Ban quản trị Fund of Funds cho rằng Công ty kiểm toán có bổn phận hoặc thông báo cho họ về sự vi phạm thoả hiệp hoặc từ chối một trong hai cuộc kiểm toán. Công ty kiểm toán thì cho rằng Công ty có trách nhiệm bảo mật thông tin theo các điều khoản về tư cách đạo đức trong bản quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Toà án liên bang Mỹ đã quyết định Công ty kiểm toán phải bồi thường thiệt hại cho các cổ đông của Fund of Funds 80 triệu USD, một phán quyết cao nhất dành cho Công ty kiểm toán cho đến thời điểm lúc đó. d- Trách nhiệm hình sự: Trong quá trình kiểm toán, nếu KTV có những vi phạm nghiêm trọng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự như trong trường hợp UNITED STATES kiện SIMON (1969): Vụ kiện này liên quan đến việc ba KTV bị kiện vì đệ trình các báo cáo giả đến một cơ quan Nhà nước và vi phạm đến luật trao đổi chứng khoán năm 1934. Kết thúc vụ kiện ba KTV bị phạt tổng số tiền là 17000 USD và bị mất giấy chứng nhận KTVĐL theo điều 501 của bản điều lệ đạo đức nghề nghiệp (hành vi làm mất tín nhiệm) và bị buộc phải ra khỏi nghề. Sau đó, họ được tổng thống Nixơn ân xá. Đó là một số vụ kiện tiêu biểu đã xẩy ra trong lịch sử hoạt động của kiểm toán. Có thể thấy rằng mâu thuẫn, tranh chấp giữa Công ty kiểm toán và những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính thường xảy ra mỗi khi người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính bị thiệt hại bất kể lỗi là do ai. Ở Việt Nam, tuy chưa có vụ kiện nào đối với Công ty kiểm toán nhưng thời gian gần đây, khi hiện tượng các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Nhà nước bị phá sản có chiều hướng tăng lên thì một câu hỏi được đặt ra là các Công ty kiểm toán có trách nhiệm như thế nào đối với báo cáo kiểm toán đã được phát hành.? Vậy do đâu mà các vụ kiện Công ty kiểm toán ngày một nhiều hơn? II- Những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các vụ kiện Công ty kiểm toán: a- Trên cơ sở nghiên cứu các vụ kiện đã xảy ra, rất nhiều chuyên gia kế toán và chuyên gia pháp luật cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ kiện chống lại các Công ty kiểm toán bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết của những người sử dụng BCTC về sự khác nhau giữa sai lầm kinh doanh với sai lầm kiểm toán, giữa sai lầm kiểm toán và rủi ro kiểm toán. Sai lầm kinh doanh xảy ra khi việc kinh doanh không có khả năng trả các món nợ hoặc khi công việc kinh doanh gặp khó khăn, không đáp ứng được mục tiêu của các nhà đầu tư. Nguyên nhân của sai lầm kinh doanh có thể là chủ quan hoặc khách quan, ví dụ như các nhà quản lý do không đủ trình độ chuyên môn đã đưa ra những quyết định quản lý tồi, do sự cạnh tranh khốc liệt và bất ngờ của các đối thủ... Trường hợp xấu nhất của sai lầm kinh doanh là doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Sai lầm kiểm toán được hiểu là sai lầm của KTV trong việc đưa ra chương trình kiểm toán không phù hợp hoặc do không tuân thủ các quy định của chuẩn mực kiểm toán đã được thừa nhận dẫn đến đưa ra một kết luận kiểm toán sai lầm. Rủi ro kiểm toán là khái niệm chỉ rõ sự tồn tại (trong dự toán hoặc trên thực tế) sai sót trọng yếu trong quá trình kiểm toán. Rủi ro kiểm toán bao gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro tiềm tàng là sự tồn tại sai sót trọng yếu trong bản thân đối tượng kiểm toán (chưa tính đến sự tác động của bất kỳ hoạt động kiểm toán nào kể cả kiểm soát nội bộ). Rủi ro kiểm soát là sự tồn tại sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Rủi ro phát hiện là sự tồn tại sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm toán không phát hiện được. Có thể thấy rằng trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng tồn tại rủi ro không phát hiện được tất cả những sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính.. Cuộc kiểm toán bị giới hạn bởi việc chọn mẫu kiểm toán, hơn nữa khi những gian lận được che dấu kỹ càng một cách có chủ ý thì ngay cả khi KTV đã tuân thủ một cách nghiêm túc các chuẩn mực kiểm toán thì vẫn không thể phát hiện ra sai sót trọng yếu. "Các chuẩn mực và nguyên tắc kiểm toán quốc tế" thừa nhận: "Khó tránh khỏi những rủi ro trong kiểm toán, thậm chí có những tài liệu giải trình sai mà vẫn không được phát hiện ra". Khoản 11 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 250 cũng cho rằng: "công việc kiểm toán luôn phải chịu rủi ro kiểm toán là rất khó phát hiện hết mọi sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và tiến hành thận trọng, đúng theo chuẩn mực kiểm toán. Nguyên nhân rủi ro kiểm toán gồm: - Hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của đơn vị không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của các văn bản pháp luật và các quy định có liên quan đến hoạt động và báo cáo tài chính của đơn vị. - Hệ thống KSNB và hệ thống kế toán có những hạn chế tiềm tàng trong việc ngăn ngừa và phát hiện sai phạm, nhất là những sai phạm do hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định. - KTV sử dụng phương pháp chọn mẫu. - Bằng chứng kiểm toán thường có tính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn. - Đơn vị có thể cố tình che dấu những vi phạm của mình (ví dụ: thông đồng, che dấu, giả mạo chứng từ, cố tình hạch toán sai...) hoặc cố tình cung cấp sai thông tin cho KTV". Như vậy xét trên góc độ hoạt động nghề nghiệp thì cần phải chấp nhận rủi ro kiểm toán như một tất yếu khách quan và sai lầm kiểm toán độc lập tương đối với sai lầm kinh doanh. Về bản chất, kiểm toán chỉ có chức năng xác minh tính trung thực và hợp lý của các thông tin đã được trình bày trên báo cáo tài chính cho chính xác và hợp lý. Nhiều người tin rằng mỗi khi báo cáo kiểm toán được phát hành thì có nghĩa là khả năng tài chính, sự lớn mạnh và phát triển của Công ty được kiểm toán đã hoàn toàn được đảm bảo. Sự thiếu hiểu biết của những người sử dụng báo cáo tài chính đã khiến họ nhầm lẫn giữa trách nhiệm của Công ty được kiểm toán và KTV dẫn đến những vụ kiện không đáng có, gây tổn thất cho cả hai bên tham gia vụ kiện. Nguyên nhân của tình trạng thiếu hiểu biết chủ yếu là do trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt hơn, việc thu hút vốn đầu tư, vay vốn từ các tổ chức tín dụng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Để đạt được mục đích của mình, doanh nghiệp đã sử dụng cụm từ "Báo cáo tài chính đã được kiểm toán" như một cứu cánh, cộng với việc những người sử dụng BCTC không tìm hiểu kỹ về bản chất của hoạt động kiểm toán, các phương tiện truyền thông có những hiểu biết không đúng về kiểm toán làm cho sự nhầm lẫn của những người sử dụng BCTC càng trở lên nghiêm trọng. b- Tốc độ phát triển kinh tế của những nước kinh tế thị trường những năm gàn đây tương đối mạnh. Nhiều loại hình kinh doanh ra đời, cùng với nó là sự phát triển của công nghệ máy tính. Các phương pháp kế toán cổ điển đang từng bước được thay thế bằng các phương pháp kế toán tiên tiến hơn nhưng cũng phức tạp hơn, điều này đòi hỏi các KTV phải có trình độ nghiệp vụ tương ứng. Trong khi đó việc đào tạo KTV chưa được đồng bộ, đội ngũ KTV có bản lĩnh nghiệp vụ và giầu kinh nghiệm không đủ để đáp ứng khối lượng công việc ngày càng nhiều, các kiểm toán viên trẻ chưa có đủ bản lĩnh nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm nên việc mắc phải sai sót trong quá trình kiểm toán là khó tránh khỏi. Lấy việc đào tạo nghề KTV ở nước ta làm ví dụ. Hiện nay, chỉ có một số trường đại học và cao đẳng lớn mới đào tạo cử nhân kiểm toán như trường đại học Kinh tế quốc dân... Việc thi tuyển lấy chứng chỉ hành nghề KTV được quy định thống nhất bởi Bộ Tài chính, tuy nhiên số lượng KTV có chứng chỉ hành nghề ở nước ta còn hết sức hạn chế. Các cuộc kiểm toán thường được tiến hành bởi các kiểm toán viên trẻ. Chương trình đào tạo KTV không đồng bộ và chưa có chương trình đào tạo chuẩn trên phạm vi toàn quốc. Hầu hết các Công ty kiểm toán, đặc biệt các Công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam đều đào tạo KTV theo một chương trình riêng phù hợp với kinh nghiệm của Công ty và dựa trên tính xét đoán nghề nghiệp, mục tiêu, quan điểm của Công ty đó về vấn đề như thế nào là một KTV có đủ trình độ nghiệp vụ tương xứng với đối tượng kiểm toán. c- Những người sử dụng BCTC cho rằng KTV cần phải phát hiện tất cả các gian lận và sai sót có thể có trên BCTC. Về vấn đề này, "Những chuẩn mực và nguyên tắc kiểm toán quốc tế" nêu rõ "việc ngăn ngừa và phát hiện mọi gian lận, sai sót là trách nhiệm của các nhà quản lý doanh nghiệp", vì vậy không nên và không thể yêu cầu KTV phát hiện ra tất cả các gian lận và sai sót. d- Tâm lý chung của những người bị thiệt hại do sử dụng báo cáo tài chính là mong muốn được bồi thường bất kể ai là người có lỗi và đối tượng đầu tiên họ nghĩ đến thường là các Công ty kiểm toán. CHƯƠNG II MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI BÁO CÁO KIỂM TOÁN: Hoạt động kiểm toán liên quan đến lợi ích của nhiều đối tượng, đặc biệt liên quan khá mật thiết đến lợi ích trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, cùng với việc khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động kiểm toán thì vấn đề xác định trách nhiệm pháp lý của KTV và Công ty kiểm toán trong các tranh chấp, kiện cáo cũng hết sức cần thiết. Các vụ kiện các Công ty kiểm toán ngày càng gia tăng cả về quy mô, số lượng, tính chất phức tạp, số tiền thiệt hại và bồi thường. Đứng trước thực trạng đó, vấn đề cấp thiết được nêu ra là các KTV, Công ty kiểm toán, các cơ quan chức năng cẫn phải làm gì để có thể hạn chế tối đa các vụ kiện bởi xét cho cùng các vụ kiện cáo không những gây tổn thất cho cả nguyên đơn lẫn bị đơn mà còn làm giảm uy tín nghề nghiệp kiểm toán. Và trong trường hợp xấu nhất, KTV và Công ty kiểm toán phải ra hầu toà thì họ cần phải làm gì để tự bào chữa cho mình, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý đối với BCKT đã được phát hành? Trách nhiệm pháp lý của KTV và Công ty kiểm toán cần được vận dụng như thế nào ở Việt Nam cho phù hợp với tình trạng hiện nay? Đây là một vấn đề phức tạp cần có sự nghiên cứu nghiêm túc kỹ lưỡng của các cơ quan chức năng, các chuyên gia kiểm toán và pháp luật. trong khuôn khổ đề án của môn học, em xin nêu ra một số kiến nghị mang tính tổng quát, sơ bộ về vấn đề này: I- Các biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng của các vụ kiện: Để có thể hạn chế những vụ kiện không đáng có đối với các Công ty kiểm toán, cần có sự nỗ lực từ các bên liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kiểm toán. Cụ thể: 1- Về phía các Công ty kiểm toán: * Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ kiện mà nguyên đơn là những người sử dụng BCTC là do sự thiếu hiểu biết bản chất chức năng của kiểm toán, họ không phân biệt được đâu là lỗi của doanh nghiệp, đâu là lỗi của Công ty kiểm toán. Bởi vậy các Công ty kiểm toán, các KTV cần phối hợp với các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng để có những biện pháp nâng cao hiểu biết của những người sử dụng BCTC, giúp họ thấy được sự khác nhau giữa sai lầm kinh doanh, sai lầm kiểm toán và rủi ro kiểm toán. * Các Công ty kiểm toán cần có chiến lược phát triển khách hàng và phân loại khách hàng phù hợp. Rủi ro kiểm toán và trách nhiệm pháp lý của Công ty kiểm toán sẽ tăng lên khi Công ty kiểm toán nhận kiểm toán cho những doanh nghiệp có nhiều tai tiếng hay hoạt động kinh doanh thường xuyên gặp khó khăn... không những thế việc Công ty kiểm toán nhận kiểm toán cho những doanh nghiệp này còn hạ uy tín của Công ty. Do đó Công ty kiểm toán nên xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán hay không. * Các Công ty kiểm toán cần đào tạo đội ngũ KTV có trình độ tay nghề cao, muốn vậy Công ty cần có chương trình đào tạo phù hợp đồng thời tổ chức giám sát công việc của các KTV một cách chặt chẽ, nghiêm túc. Hiện nay, đội ngũ KTV trẻ chưa đủ bản lĩnh nghiệp vụ và thiếu kinh nghiệm tương đối lớn, bởi vậy để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán và giúp các KTV trẻ cọ xát với thực tế, các Công ty kiểm toán cần phân công công việc phù hợp, bố trí các KTV có kinh nghiệm kèm cặp và giám sát họ trong quá trình kiểm toán. * Các Công ty kiểm toán cần thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng mọi thành viên trong Công ty đều nắm vững các chuẩn mực nghề nghiệp các quy trình nghiệp vụ và các văn bản pháp quy có liên quan. * Các Công ty kiểm toán cần lưu giữ cẩn thận thư hẹn kiểm toán, hợp đồng kiểm toán... vì đây là những tài liệu quan trọng phân định trách nhiệm,, nghĩa vụ của KTV và doanh nghiệp và là bằng chứng có giá trị pháp lý khi đưa ra trước toà. * Các Công ty kiểm toán cần phải có tư vấn pháp lý giỏi để có thể giúp Công ty trong bất kỳ thời điểm nào, nhất là khi không may xảy ra các vụ tranh chấp. * Các Công ty kiểm toán cần mua bảo hiểm thích hợp cho mỗi cuộc kiểm toán và mỗi vụ kiện cáo. Đây là việc làm rất cần thiết để tránh sự tổn thất cho Công ty. 2. Về phía các KTV. * Trước hết, KTV phải thường xuyên tự trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ, nắm bắt kịp thời những thay đổi của chuẩn mực, của các văn bản pháp quy có liên quan đến nghề nghiệp, tự đào tạo để có những hiểu biết sâu rộng hơn về các lĩnh vực kinh doanh khác nhau vì trong nghề kiểm toán, KTV sẽ phải va chạm với rất nhiều loại hình kinh doanh. * Tuyệt đối tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp trong đó cần tuyệt đối tôn trọng ba nguyên tắc cơ bản cuả KTĐL là độc lập, khách quan và bí mật. KTV phải duy trì được tính độc lập trong cuộc kiểm toán: độc lập điều tra, độc lập xét đoán và đọc lập kết luận. KTV cần có thái độ hoài nghi tất cả và chỉ được phép tin vào chính mình, không được để cho các lợi ích vật chất hay sức ép nào đó chi phối. Thực tế cho thấy có tới 40% số vụ kiện là do KTV quá dễ dàng chấp nhận các giải trình của khách hàng và chịu sức ép vật chất nên đã mắc sai lầm. KTV cần có sự hiểu biết đầy đủ và chuẩn xác khái niệm bí mật để tránh những vụ kiện không đáng có (như trong trường hợp Công ty TNHH Fund of funds kiện Arthur Anderse và Công ty năm 1982 dã nêu ở trên). * KTV cần phải tìm hiểu cặn kẽ về đặc điểm kinh doanh của khách hàng như: tổ chức lĩnh vực hoạt động... Thiếu hiểu biêt về tình hình kinh doanh của khách hàng sẽ khiến cho KTV lúng túng trong quá trình kiểm toán và do đó dễ mắc phải sai sót. * KTV cần phải cố gắng để thực hiện được một cuộc kiểm toán có chất lượng: một cuộc kiểm toán có chất lượng đòi hỏi KTV phải thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, từ đó có những sét đoán hợp lý. Đồng thời trong quá trình kiểm toán, KTV cần phải đánh giá đúng về hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB để từ đó có những phương pháp thu thập bằng chứng hợp lý. * KTV cần ghi chép, lưu giữ và sử dụng tốt giấy tờ làm việc trong quá trình kiểm toán nhằm đảm bảo cho công việc kiểm toán được tiến hành một cách khoa học, đúng tiến độ. Và khi cần thiết, các giấy tờ làm việc được sử dụng như một bằng chứng có tính pháp lý trong các cuộc tranh chấp. 3- Về phía các cơ quan chức năng và các hiệp hội kiểm toán: * Cần phải thường xuyên xem xét việc hoàn thiện, sửa đổi luật kiểm toán, các chuẩn mực và nguyên tắc nghề nghiệp: hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng luôn biến đổi không ngừng và ngày càng trở nên phức tạp, vì vậy để hoạt động kiểm toán ngày càng theo sát với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thì các chuẩn mực cần phải được xây dựng phù hợp, kịp thời, làm căn cứ cho các cuộc kiểm toán. * Có những biện pháp hữu hiện để giám sát vĩ mô hoạt động kiểm toán trên phạm vi cả nước . Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong đó nên chi tiét trách nhiệm của các bên liên quan khi có tranh chấp, kiện cáo trong từng trường hợp cụ thể. * Các hiệp hội kiểm toán cần xây dựng các quy định để bảo vệ kiểm toán viên. Các quy định này phải không được mâu thuẫn với các văn bản luật và vẫn đáp ứng được nhu cầu của những người sử dụng BCKT. * Xây dựng các quy định về việc kiểm tra chéo nhằm tăng cường chất lượng của hoạt động kiểm toán. 2. Kiểm toán vien cần phải làm gì để tự bảo vệ mình khi xẩy ra các vụ kiện?. Theo ý kiến của nhiều luật gia và các chuyên gia Kiểm toán độc lập thì nếu chẳng may phải tự bảo vệ mình trước toà án, Kiểm toán viên cần triệt để khai thác và vận dụng 4 cách tự bào chữa sau: * Những phần việc mà nguyên đơn kiện là những phần việc không có trong hợp đồng kiểm toán viên khoong chịu trách nhiệm. Ví dụ nếu kiểm toán viên mời kiểm toán theo yêu cầu đặc biệt, không phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm thì kiểm toán viên hoàn toàn không chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán. Bằng chứng có giá trị nhất để kiểm toán viên tự cứu mình là lưu giữ đầy đủ "thư hẹn kiểm toán", "Giải trình của các nhà quản lý doanh nghiệp" "Hoặc hợp đồng kiểm toán "... Các luật gia cho rằng "thư hẹn kiểm toán" là bằng chứng mạnh mẽ nhất có giá trị pháp lý cao nhất vì ở đó có phân định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp và trách nhiệm của kiểm toán viên. * Kiểm toán viên phải cố gắng tự chứng minh được trước toà rằng công việc kiểm toán đã được tiến hành phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và cá văn bản pháp quy có liên quan. Nếu còn gian lận và sai sót nào chưa pháp hiện ra thì đó không phải là do lỗi của kiểm toán viên là toàn bộ ghi chép của kiểm toán viên trong giấy tờ làm việc. Mặt khác các chuẩn mực cũng thừa nhận là nhiệm vụ ngăn chặn và phát hiện tất cả các gian lận và sai sót không phải là của kiểm toán viên mà là của các nhà quản lý doanh nghiệp. * Kiểm toán viên phải chứng minh được những sai sót và tổn thất xẩy ra là do lỗi cuả khách hàng, nuế khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì không thể xẩy ra chuyện đáng tiếc như vậy. Ví dụ: khách hàng kiện kiểm toán viên do cẩu thả không phát hiện ra các nhân viên của doanh nghiệp đã ăn cắp tiền và tài sản. Trong trường hợp này kiểm toán viên có thể kháng nghị rằng kiểm toán viên đã chỉ ra các yếu điểm của hệ thống KSKB những doanh nghiệp chưa củng cố hệ thống KSKB và lỗi đó là do hệ thống KSNK gây ra. Để chứng minh cho ý kiến này, kiểm toán viên phải lưu giữ được thư từ giao dịch với khách hàng, đây là chứng cứ để bảo vệ kiểm toán viên trước toà. * Trong các vụ kiện, nguyên đơn thường trên mọi cách để chứng mình rằng vì lỗi của kiểm toán viên mà họ phải gành chịu mọi thiệt hại. Trong trường hợp ấy, kiểm toán viên cần tìm mọi cách để chứng minh rằng lỗi của mình không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất cho khách hàng. Ví dụ: Khách hàng buộc tội kiểm toán viên giao báo cáo kiểm toán chậm nên doanh nghiệp không vay được tiền ngân hàng, do đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, gây tổn thất cho doanh nghiệp. Kiểm toán viên cần chứng minh rằng ngân hàng không cho doanh nghiệp vay tiền vì nhận thấy doanh nghiệp không có khả năng thanh toán chứ không phải do kiểm toán viên giao báo cáo kiểm toán chậm. Đương nhiên, khi đã chứng minh được là lỗi của mình không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho khách hàng thì kiểm toán viên sẽ không phải bồi thường thiệt hại. II. Vấn đề trách nhiệm pháp lý của KTĐL tại Việt Nam . 1- Những quy định về trách nhiệm pháp lý của KTV Mặc dù ở Việt Nam chưa xẩy ra một vụ kiện Công ty kiểm toán nào nhưng ngay từ bây giờ cần phải xem xét vấn đề này nghiêm túc, cần có sự phối hợp đồng bộ của các bên trong hoạt động kiểm toán để nhằm giảm thiếu những thiệt hại đáng tiếc, nâng cao uy tín nghề nghiệp đối với những người sử dụng BCTC và tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vụ tranh chấp nếu có. Công ty kiểm toán và kiểm toán viên nên cố gắng thực hiện tốt các biện pháp đã được nêu ra, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề đào tạo kiểm toán viên có để ban hành nghiệp vụ, trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của cuộc kiểm toán. Về các cơ quan chức năng thì trước hết cần sớm hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán là cơ sở để kiểm toán viên tiến hành kiểm toán và là căn cứ chủ yếu để xác định xem liệu kiểm toán viên có chịu trách nhiệm đối với những sai sót trên báo cáo kiểm toán hay không. Cho đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành được 10 chuẩn mực kiểm toán, cần sớm ban hành các chuẩn mực tiếp theo để kiểm toán viên và Công ty kiểm toán yên tâm hơn trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình. Vấn đề tiếp theo là cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu xen xét để ban hành các văn bản pháp luật về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán cho phù hợp. Rõ ràng là trong tình trạng hiện nay, khi hệ thống chuẩn mực kiểm toán chưa được xây dựng đầy đủ, các văn bản pháp quy về vấn đề trách nhiệm pháp lý chưa được ban hành thì các chuyên gia pháp luật và các bên liên quan sẽ gặp lúng túng và rắc rối nếu xẩy ra một vụ kiện Công ty kiểm toán. Có thể nói không có văn bản pháp luật thì không thể giải quyết vấn đề tranh chấp mọt cách thoả đáng, kịp thời. Kinh nghiệm của các nước có hoạt động kiểm toán phát triển cũng như nghiên cứu tính chất của các vụ kiện các Công ty kiểm toán trong lịch sử cho thấy, tranh chấp giữa doanh nghiệp,người sưe dụng thông tin trên báo cáo tài chính và Công ty kiểm toán có thể xẩy ra ở bất cứ khía cạnh nào của cuộc kiểm toán: Có thể là tính bảo mật; độc lập khách quan của kiểm toán viên; sự không phát hiện ra các gian lận, sai sót; vi phạm hợp đồng... Vì vậy khi ban hành các văn bản bên pháp luật, các cơ quan chức năng cần có những quy định chi tiết, cụ thể tránh vụ hiểu lầm và bỏ sót. 2- Kiến nghị về các quy định nhằm hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của KTV: Thứ nhất, cần quy định rõ kiểm toán viên và Công ty kiểm toán sẽ phải hoàn toàn phải chịu trách nhiệm pháp lý trước khách hàng trong các trường hợp mà lỗi chủ quan của kiểm toán viên gây ra thiệt hại cho khách hàng. Cụ thể: * Vi phạm hợp đồng kiểm toán: Ví dụ như không thực hiện hết các phần việc đã thoả thuận trong hợp đồng, kéo dài thời gian kiểm toán, giao báo cáo kiểm toán không đúng thời hạn ... gây tổn thất cho doanh nghiệp. * Cuộc kiểm toán được tiến hành bởi những kiểm toán viên không đủ trình độ nghiệp vụ, không tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán và quy trình kiểm toán đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn hoặc hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán và quy trình kiểm toán của quốc gia và quốc tế được phép áp dụng khi thực thi nhiệm vụ kiểm toán. * Kiểm toán viên vi phạm những nguyên tắc đạo đực nghề nghiệp cơ bản. Ví dụ như do tác động vật chất hoặc tinh thần từ phía khách hàng hoặc từ bên thứ ba mà kiểm toán viên có những kết luận sai lệch với thực tế hoặc tiết lộ các thông tin bí mật trong quá trình kiểm toán. * Do chủ quan, cẩu thả hoặc trình độ nghiệp vụ yếu kém mà kiểm toán viên không phát hiện được các gian lận và sai sót thông thường dẫn đến có sai lầm kiểm toán. Gian lận và sai sót thông thường được hiểu là những gian lận và sai sót mà một số kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ trung bình có thể phát hiện được nếu kiểm toán viên đó tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và quy trình kiểm toán. Khi lỗi hoàn toàn do kiểm toán viên thì kiểm toán viên chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mức độ chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại như thế nào còn tuỳ thuộc vào hậu quả do báo cáo kiểm toán gây ra. Thứ hai, trong trường hợp kiểm toán viên và khách hàng thông đồng và gây thiệt hại cho bên thứ ba thì cần phải xét xem liệu có nên áp dụng nguyên tắc của "học thuyết Ultramares" vào nước ta hay không, có nghĩa là Công ty kiểm toán chỉ chịu trách nhiệm đối với những người sử dụng báo cáo tài chính "nhìn thấy trước" hoặc bên thứ ba có quan hệ riêng theo hợp đồng với Công ty kiểm toán ? theo em, bất kể là Công ty kiểm toán có quan hệ riêng theo hợp đồng với bên thứ ba hay có" nhìn thấy trước" những người sử dụng báo cáo tài chính hay không thì Công ty kiểm toán và khách hàng cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý cho bên thứ ba. Thứ ba, trong trườnghợp mặc dù kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đẫ thực hiện tất cả các quy định cần thiết để tiến hành một cuộc kiểm toán thông thường như: Cuộc kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm, tuân thủ mọi chuẩn mực, nguyên tắc kiểm toán, quy trình kiểm toán đã xét duyệt... mà vẫn không thể phát hiện được những gian lận và sai sót trọng yếu do sự cố ý che đậy, dấu diếm của khách hàng thì kiểm toán biên sẽ không phải chịu trách nhiêm pháp lý đối với những thiệt hại của bên thứ ba. Thay vào đó, chính khách hàng sẽ phải bồi thường cho thiệt hại cho bên thứ ba. Thứ tư, các văn bản vần quy định cụ thể trong những trường hợp nào thì trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán sẽ cấu thành trách nhiệm hình sự. Thứ năm, cần quy định rõ cơ quan cớ thẩm quyền xử lý các tranh chấp giữa kiểm toán viên, Công ty kiểm toán và khách hàng hoặc những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Trên đây chỉ là một và kiến nghị mang tính chất sơ bộ về vấn đề trách nhiệm pháp lý của kiểm toán độc lập. Để hoàn thiện vấn đề này cần có sự nghiên cứu sâu rộng của các cơ quan chức năng, các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, các chuyên gia pháp luật... KẾT LUẬN Trên thế giới hiện nay ngành nghề kiểm otán đang đứng trước những thử thách lớn. Các vụ kiện cáo các Công ty kiểm toán ngày một gia tăng làm ảnh hưởng đến uy tín của nghề nghiệp kiểm toán, vấn đề mở rộng trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán thường xuyên được nhắc tới. Vì vậy để bảo đảm uy tín cho nghề nghiệp, nâng cao vai trò của hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế thị trường, giảm thiểu thiệt hại trong các vụ kiện, tại mỗi quốc gia, các Công ty kiểm toán, kiểm toán viên và các hiệp hội kiểm toán cần có những giải pháp phù hợp để tự bảo vệ mình và bảo vệ nghề nghiệp. Ở Việt Nam, sẽ là sự thiếu sót không nhỏ nếu như ngaytừ bây giờ vấn đề trách nhiệm pháp lý của KTĐL không được đưa ra nghiên cứu nghiêm túc. kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, các kiểm toán viên và Công ty kiểm toán càng được quán triệt các phương pháp" phòng ngự tích cực" sớm bao nhiêu, cùng với sự hoàn thiện của hệ thống chuẩn mực kiểm toán và hệ thống văn bản pháp quy thì sẽ hạn chế được những tổn thất không đáng có, nâng cao uy tín của nghề nghiệp kiểm toán lên bấy nhiêu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình" lý thuyết kiểm toán" Chủ biên: GSTS Nguyễn Quang Quynh - ĐHKTQD NXB tài chính - 1998 2. Giáo trình "kiểm toán " Tác giả Alvin. A.Arens và James K. Loebbecke. Dịch và biên soạn: Đặng Kim Cương - Phạm Văn Dược. NXB thống kê - 1995 3.Auditing, An integrated Approach.W.Morley Lemon, phD, FCA, CPA; Alvin. A. Arens, phD, CPA; James K. Loebbecke, CPA. NXB Prentice Hall Canada Inc. 4.. Những chuẩn mực và nguyên tắc kiểm toán quốc tế IFAC - Công ty kiểm toán Việt Nam - 1992 5. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 6. Tạp chí kiểm toán số 2/2001; số 4/2001 7- Tạp chí kế toán số 1/2000; số 3/2000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và công ty kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán.doc
Luận văn liên quan