Đề tài Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại TP Hồ Chí Minh

1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM và cả nước nói chung, đang đặt ra cho đất nước ta nhiều vấn đề về môi trường và xã hội bức xúc. Chính vì những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, các thương nhân và đặc biệt trong đó có cả các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM, phải có trách nhiệm để góp phần vào giải quyết vấn đề đó, nếu không sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt về môi trường và những vấn đề xã hội. Trên thực tế, không phải đến bây giờ, mới nhắc đến vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mà trái lại, ngay trong thời kỳ nước ta chưa đổi mới cũng đã nói nhiều về vấn đề trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đối với nhà nước và người lao động, cũng như đối với cộng đồng nói chung. Nhưng trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức, mà cả từ phương diện pháp lý. Do đó nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp để năng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM ” để nghiên cứu. Để giúp hiểu rõ hơn những thực trạng mà các doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh và nhằm góp phần đưa ra giải pháp để các doanh nghiệp phát triển bền vững, ngày càng có trách nhiệm với xã hội hơn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian vừa qua, mặc dù công luận và các thông tin đại chúng đã thường xuyên đưa tin về những vi phạm gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất hay chế biến trong cả nước nói chung. Nhưng dường như là đa số các cơ quan chức năng ở tp.HCM chưa có các biện pháp đủ mạnh để xử lý các trường hợp đó, trong khi phần lớn các doanh nghiệp thì tìm mọi cách để tránh né những nhiệm vụ đó. Trong khi đó, nhiều người cho rằng : nói về ý thức tự giác của các doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường trong thời điểm hiện nay dường như là một câu chuyện xa vời và không thực tế. Nhưng rõ ràng việc ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm của doanh nghiệp hiện nay đã lên tới mức báo động cho xã hội. Những thể hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp hiện nay là còn rất hạn chế. Tình trạng thiếu trách nhiệm xã hội, thiếu đạo đức, và văn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay đã xảy ra hàng loạt các sự kiện liên quan đến các mặt hàng gia vị là không đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm. Ví dụ: trong những năm vừa qua, những chai nước tương có chứa một chất gây ung thư là 3-MCPD(2007-2008). Thực phẩm bảo quản bằng chất Foocmon, v.v Với những nguyên nhân như vậy, thì trách nhiệm xã là một vấn đề rất cấp thiết hiện nay. Cho nên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cả nước nói chung và các doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị tại tp.HCM nói riêng, cần phải giải quyết vấn đề trách nhiệm xã hội một cách đúng đắn để năng cao uy tín cho doanh nghiệp mình, cho xã hội ngày một phát triển hơn và góp phần thêm cho sự phát triển nền kinh tế nước nhà.

doc42 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7298 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đưa ra quyết định hằng ngày được. Mặt khác, các vụ tranh cải về vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếp thông qua những hành động pháp lý dân sự. Ví dụ như tổng công ty Bausch & Lomb đã phải chịu một vụ thua lỗ khoảng 54% thu nhập sau khi các nhà quản lý “ đùa giỡn và bỏ qua các quy định kế toán và đạo đức ”. Một ví dụ khác là công ty Pennzoil đã phải chi trả 6,75 $ để dàn xếp vụ kiện về phân biệt chủng, công ty này đã quy kế là đã trả lương cho những nhân viên người da đen thấp hơn và cho họ ít cơ hội được thăng tiến hơn so với những nhân viên da trắng. Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hòa lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội. Khó khăn trong các quyết định quản lí không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn cân đối, hài hòa và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và các trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn trách nhiệm xã hội. CHƯƠNG 2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ý NGHĨA CỦA VIỆC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Ý nghĩa đối với doanh nghiệp Việc triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ có tác dụng tích cực về nhiều mặt đối với doanh nghiệp. Một là, trách nhiệm xã hội sẽ góp phần quảng bá và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp. Hai là, việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp luôn gắn với việc đảm bảo chế độ lương bổng, đảm bảo an toàn lao động, tăng cường sự tự do hiệp hội, …, qua đó có tác dụng kích thích tính sáng tạo của người lao động, cải tiến liên tục trong quản lý và trong việc nâng cao năng suất, chất lượng lao động, cải tiến mẫu mã hàng hoá, qua nâng cao hiệu quả công việc trong toàn doanh nghiệp, tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ba là, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Bốn là, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt hiện nay. Ý nghĩa đối với người lao động Trước hết, người lao động sẽ được làm việc trong một môi trường làm việc mà ở đó, pháp luật lao động được tuân thủ nghiêm ngặt, những quy định của pháp luật của nước sở tại đối với quyền và lợi ích của người lao động sẽ được thực thi nghiêm túc, qua đó, tạo ra được động cơ làm việc tốt cho người lao động. Điều đáng quan tâm là, khi doanh nghiệp cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội, các vấn đề như lao động cưỡng bức, sử dụng lao động trẻ em, quấy nhiễu và lạm dụng lao động, phân biệt đối xử sẽ bị hạn chế và loại bỏ. Vấn đề thù lao lao động sẽ được thực hiện tốt, đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người lao động. Vấn đề an toàn và sức khoẻ của người lao động được doanh nghiệp chú trọng đầu tư, chế độ làm việc – nghỉ ngơi khoa học sẽ được thực hiện, qua đó tạo ra môi trường làm việc an toàn, chế độ làm việc hợp lý cho người lao động… Ý nghĩa đối với khách hàng Thoả mãn những yêu cầu cơ bản mà họ đặt ra với doanh nghiệp: những sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị sử dụng tốt, đảm bảo độ an toàn cao khi sử dụng; được sống trong một môi trường trong sạch, một xã hội mà các vấn đề xã hội được giải quyết ở mức độ tốt nhất. Ý nghĩa đối với cộng đồng và xã hội Bảo vệ môi trường, giảm tệ nạn xã hội. Tăng cường các hoạt động từ thiện, góp phần giảm gánh nặng cho xã hội. Và Thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp gặp những khó khăn, và thách thức sau: Một là, nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở nhiều doanh nghiệp chưa cao. Nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu hết bản chất của trách nhiệm xã hội và sự cần thiết phải thực hiện nó. Có doanh nghiệp còn coi trách nhiệm xã hội như là một gánh nặng, là một khoản chi phí, không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp; Hai là, chi phí cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp khá lớn, trong khi đó, vấn đề tìm kiếm các nguồn vốn đối với nhiều doanh nghiệp lại là vấn đề khó. Doanh nghiệp sẽ phải đứng trước sự lựa chọn, nên thực hiện trách nhiệm xã hội từng bước hay thực hiện trọn bộ các quy định của một bộ CoC nào đó để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngoài nước. Ba là, doanh nghiệp còn hạn chế nhiều nguồn lực, trong đó có nhân lực và vật lực cần thiết. Sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp muốn xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng tốt song lại không đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện nó. LỢI ÍCH CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Việc lấy chứng chỉ về CSR có nhiều lợi ích tiềm năng. Lợi ích trước mắt là có thêm đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về CRS, còn lợi ích dài hạn là cho chính công ty như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, tăng doanh thu, tăng giá trị, thương hiệu, và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. CSR đối với phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn. Chi phí và hiệu quả sản xuất Với việc áp dụng CSR, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các công ty có thể tiết kiệm đáng kể chi phí. Thông thường những công nghệ hiện đại hơn, sạch hơn luôn đi kèm với đó là giá thành đâu vào cũng rất thấp. Công ty sản xuất gốm sứ Giang tây, Trung quốc, khi lắp đặt công nghệ mới thân thiện với môi trường đã tiết kiệm gần 10 triệu USD mỗi năm, với kết quả giảm 6% lượng nước sử dụng, 65% lượng chất thải nước và 74% chất thải khí. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. Tăng doanh thu Hindustan Lever là một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn độ. Thời gian đầu khi mới vào thị trường Ấn độ, các nhà máy chế biến sữa Hindutan không thể hoạt động hết công suất do cung không đủ cầu, chất lượng bò sữa ở địa phương rất kém. Thế là hãng quyết định xây dựng chương trình giúp người dân chăn nuôi bò sữa theo nhiều gia đoạn khác nhau từ việc đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản đến thành lập một Hiệp hội những nhà cung cấp sữa bò. Kết quả thật đáng mừng, chưa đầy hai năm sau, nguồn cung bò sữa đã tăng lên trên 40 lần và nhà máy đã hoạt động hết công suất. Doanh thu và lợi nhuận của Hindustan nhờ đó cũng tăng cao đáng kể. Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty Chứng chỉ CSR còn nâng cao đáng kể uy tín và giá trị thương hiệu của công ty. Một công ty sản xuất bàn ghế tại Bulsan, Hàn Quốc, sau khi có được Chứng chỉ thân thiện với tài nguyên rừng của chính phủ cung cấp đã nhanh chóng đẩy mạnh doanh số bán hàng. Bàn ghế của côg ty thâm nhập thị trường Mỹ và châu Âu một cách dễ dàng, trong khi giá bán cao hơn trước đến 20% mà số lượng đơn đặt hàng vẫn tăng đều đặn. Cách đây 10 năm, bức xúc trước tình trạng kẹt xe và ô nhiễm môi trường tại các Tokyo, Youshi Nakamura, một doanh nhân đã bắt tay vào đề án sản xuất xe đạp điện, tàu thuyền chạy điện, xe lăn cho người khuyết tật … có giá thành thấp, lại không gây ô nhiễm môi trường và rất tiện dụng. Lập tức sản phẩm mang thương hiệu SELTA được thị trường chấp nhận, vượt qua quy mô thị trường trong nước, sản phẩm còn được ưa chuộng tại nhiều nước như Australia, Thuỵ Sĩ, Canada, Đức, Thuỵ Điển... dù mới tham gia thị trường từ tháng 5 năm 2000. Thu hút nhân tài Nhân viên là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc thu hút nhân tài luôn được các công ty quan tâm. Có được những nhân viên tốt đã khó nhưng việc níu chân các nhân viên này còn khó khăn hơn nhiều. Điều này là cả một thách thức đối với các công ty. Những công ty trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt. Các nhân viên cũng thể hiện ý kiến và quan điểm của mình về CSR theo cách riêng của họ, cứ ba trong số bốn nhân viên được hỏi cho biết họ sẽ “trung thành” hơn với ông chủ nào luôn giúp đỡ và có trách nhiệm với cộng đồng địa phương. Điều này được củng cố hơn bởi nghiên cứu gần đây đối với 2100 học viên MBA cho thấy hơn một nửa trong số họ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn để làm việc tại một công ty có CSR. Những người chủ doanh nghiệp cũng không lo lắng nhiều về những chi phí cho CSR (lo sức khoẻ nhân viên và người nhà của họ, cho nhân viên vay tiền để mua xe, mua nhà, tổ chức nhà trẻ, trường học cho con cái họ…). Họ luôn tin rằng đó là khoản đầu tư sáng suốt. Giám đốc công ty Rohto, công ty luôn tự hào về CSR của mình, nói: “Tất cả những gì chúng tôi dành cho nhân viên đều đem lại lợi ích cho Rohto. Đó là hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành và sự sáng tạo”. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một nội dung được quan tâm, nó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích và cơ hội như: khả năng gia tăng các hợp đồng mới và hợp đồng gia hạn từ các công ty đặt hàng nước ngoài; năng suất lao động của các công ty tăng lên do công nhân có sức khoẻ tốt hơn và hài lòng với công việc hơn. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam, thì việc thực thi trách nhiệm xã hội đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp này vì nó chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là cần phải hiểu đúng và thống nhất thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trên thực tế rất dễ hiểu lầm khái niệm trách nhiệm xã hội theo nghĩa “truyền thống”, tức là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như là một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường,… như trong vấn đề lạm phát: Khi lạm phát tăng cao làm chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá các mặt hàng để bảo toàn lợi nhuận. Việc này lại khiến cho lạm phát trở nên trầm trọng hơn và càng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp cố tình tăng giá, đầu cơ nhằm trục lợi trong bối cảnh nền kinh tế bị lạm phát. Tại thời điểm tháng 11/2008, tốc độ gia tăng lạm phát đã và đang chậm lại, thế nhưng, bất chấp phản ứng của người tiêu dùng và yêu cầu của Chính phủ, giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu đối với người dân vẫn “đứng” hoặc tăng cao hơn. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã lợi dụng các sự kiện bão lụt, ngập úng,… để tăng giá, hoặc không chịu giảm giá. Có thể thấy rõ rằng, hầu hết người dân bình thường với thu nhập trung bình, hoặc thấp đều bị ảnh hưởng lớn từ mặt bằng giá cả quá cao. Trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường: Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình. Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng, việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang trở nên nhức nhối và gây bất bình trong xã hội, như vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, cùng các hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệ thống của nhiều công ty khác. Như vậy, đối với trường hợp Vedan, việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi dưỡng công ty. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GIA VỊ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GIA VỊ 3.1.1 Doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị trong nước điển hình thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. µ Công ty AJINOMOTO VIỆT NAM Công ty Ajinomoto Việt Nam được thành lập theo giấy phép số 165/GP ngày 22/2/1991 theo hình thức liên doanh giữa VIFON và Tập đoàn Ajinomoto của Nhật Bản, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các mặt hàng gia vị thực phẩm. Từ năm 2004, công ty chuyển sang 100% vốn nước ngoài, thuộc Tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản. Ajinomoto Việt Nam luôn cam kết cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm an toàn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tạo ra những bữa ăn ngon cho từng gia đình, góp phần mang đến cuộc sống hạnh phúc cho mọi người cũng như góp phần phát triển nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Tồn tại giữa thị trường đầy biến động cũng như sự cạnh tranh với những đối thủ như Vedan, Masan,Unilever Bestfoods & Elida P/S,… Công ty Ajinomoto Việt Nam xem chất lượng sản phẩm là vấn đề then chốt. Công ty không ngừng đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại và tiên tiến của Nhật Bản, áp dụng quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2004. Thêm vào đó, Công ty còn xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP), đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng mà tập đoàn Ajinomoto đã đề ra. Qua đó những sản phẩm cung cấp trên thị trường luôn đảm bảo về chất lượng ở mức cao nhất. * Phát triển dựa trên môi trường bền vững Với phương châm phát triển dựa trên môi trường bền vững, ngay từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, Công ty đã xây dựng định hướng môi trường, là phấn đấu đạt được sự hoà hợp giữa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với việc bảo vệ cũng như liên tục cải thiện môi trường nhằm góp phần mang đến sự phát triển bền vững môi trường và xã hội. Với định hướng này, Ajinomoto Việt Nam từ đầu đã xây dựng hệ thống quản lý mội trường EMS (Environment Management System), tổ chức quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 và Ajinomoto Việt Nam là một trong những Công ty ở Việt Nam đầu tiên nhận được chứng chỉ ISO về môi trường vào năm 2001. Thêm vào đó, từ năm 2004, Ajinomoto Việt Nam thực hiện việc tăng cường quản lý môi trường theo hướng hợp nhất trách nhiệm cộng đồng CSR (Corporate Social Responsibility) với mục tiêu đặt ra là:  - Không có tai nạn (sự cố môi trường).  - Không phát thải (tái sử dụng 100% chất thải, giảm thiểu nước thải, giảm thiểu chất thải, giảm lượng ô nhiễm không khí, giảm độ ồn và giảm tổng lượng nước thải đổ ra sông). - Tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm điện, tiết kiệm dầu).  Để đạt được những mục tiêu đề ra, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã xây dựng và thực hiện mô hình “Kinh doanh hướng đến môi trường B2N (Business to Nature)” và “Kinh doanh hướng đến xã hội B2S (Business to Society)”. Trong đó, kinh doanh hướng đến môi trường B2N đẩy mạnh phát triển và cung cấp những sán phẩm và công nghệ để hạn chế tối đa những tác động của hoạt động kinh doanh đối với môi trường, cũng như giải quyết những vấn đề môi trường, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sự đa dạng sinh học. Mô hình kinh doanh hướng đến xã hội B2S tăng cường truyền tải những thông tin và hoạt động về môi trường đến các cơ quan hoặc cá nhân, bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, các tổ chức. Ajinomoto Việt Nam cùng với những đối tác sẽ góp phần vào sự nhận thức chung về một xã hội bền vững thông qua đối thoại dưới những hình thức khác nhau, và đẩy mạnh cung cấp những sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và thông tin thân thiện với môi trường. Và cũng xuất phát từ việc phát triển bền vững, Công ty vận dụng sáng kiến môi trường chu kỳ sinh học khép kín, tạo sự ổn định, bền vững cho môi trường và sự cân bằng trong tự nhiên. Với nguyên liệu đầu vào là nguyên liệu từ nông nghiệp phục vụ cho sản xuất, bằng công nghệ hiện đại, tiên tiến, Ajinomoto Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất ra sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học Ami-Ami phục vụ cho đầu ra là sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào giúp cải tạo đất, sử dụng cho cây công nghiệp, rau và nhiều loại cây trồng khác… tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao. Đây lại chính là nguồn nguyên liệu đầu vào trở lại phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty theo chu kỳ sinh học khép kín. Ngày 5-6 vừa qua, Bộ Tài nguyên - Môi trường và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã trao tặng cho Công ty Ajinomoto Việt Nam giải thưởng về môi trường “Thương Hiệu Xanh” bền vững do những đóng góp và nỗ lực trong công tác cải tiến và bảo vệ môi trường xanh - sạch của Ajinomoto Việt Nam. Giải thưởng này đã khẳng định vị trí một thương hiệu luôn nỗ lực để cải tiến và bảo vệ môi trường, hòa cùng thiên nhiên để tạo nên một môi trường xanh sạch, góp phần mang đến cho xã hội một cuộc sống tốt đẹp hơn. * Xậy dựng công tác Đoàn, Đảng vững mạnh Tiền thân của Đảng bộ Công ty Ajinomoto Việt Nam là một chi bộ do Đảng ủy Khối thành lập gồm 10 đồng chí Đảng viên chuyển từ nhà máy bột ngọt Biên Ḥa cũ. Trong thời gian đầu, các hoạt động của chi bộ trong đơn vị liên doanh còn rất mới mẻ, không có mô hình và chưa có hướng dẫn của tổ chức Đảng các cấp, do đó các hoạt động của chi bộ rất lúng túng và gặp không ít khó khăn trong khâu tổ chức, Chi bộ hoạt động trong điều kiện, kinh phí không có và tính hợp pháp tổ chức Đảng trong đơn vị liên doanh với nước ngoài chưa có. Đặc biệt nội quy quy định về thời gian trong lao động rất khắt khe, trong đó có quy định người lao động không được tụ tập quá 03 người khi chưa được phép của người sử dụng lao động. Đối với người sử dụng lao động chưa thông hiểu hoạt động của tổ chức Đảng và các đoàn thể trong doanh nghiệp, e ngại các tổ chức đoàn thể sẽ xúi dục người lao động đình công, lãng công được quyền lợi… Với quan điểm của người nước ngoài nêu trên, đã ảnh hưởng đến tư tưởng của một số ít Đảng viên bị dao động vì không biết tổ chức có tồn tại được hay không, có Đảng viên được tuyển dụng vào làm việc trong Công ty nhưng trong lư lịch không giám khai là Đảng viên, có Đảng viên tự bỏ sinh hoạt Đảng…. Qua thời gian hoạt động chi bộ đã khắc phục mọi khó khăn, tìm cho mình mô hình hoạt động phù hợp với đặc điểm của đơn vị đồng thời tập trung lãnh đạo công tác tư tưởng và động viên cán bộ Đảng viên và người lao động tham gia các phong trào như “Học tập và vận hành tốt công nghệ sản xuất, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm và tiết kiệm nguyên liệu”, qua đó, làm thay đổi quan điểm và đã tạo được ấn tượng tốt với người quản lư phía Nhật Bản về tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể tại Công ty, tạo được niềm tin đối với cán bộ công nhân là tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể hoạt động trong doanh nghiệp tốt, có hiệu quả trong phát triển Công ty. Theo khảo sát của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tư tưởng của cán bộ Công nhân viên trong khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2001… điều đáng mừng kết quả khảo sát cho thấy 100% ý kiến đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và có 65% ý kiến có nguyện vọng được đứng vào hàng ngũ của Đảng, đây là cơ sở phấn đấu, xây dựng tổ chức Đảng ngày càng lớn mạnh trong Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ kết quả nêu trên, Đảng ủy tập trung chỉ đạo mở rộng hoạt động các phong trào: “Phong trào xanh sạch đẹp bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001; thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001”. Đặc biệt là tổ chức phát động toàn thể cán bộ Đảng viên và nhân viên trong toàn nhà máy hưởng ứng tham gia đóng góp ý tưởng an toàn trong sản xuất, theo “tiêu chuẩn an toàn OHSAS 18001” được 100% cán bộ nhân viên tham gia, Ban tổ chức đã chọn được 25 khẩu hiệu xuất sắc trình Ban lãnh đạo Công ty và được đồng ý khen thưởng, cho sử dụng treo trong khuôn viên để nhắc nhở, giáo dục mọi người thực hiện. Từ những hoạt động nêu trên đã mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, Ban BGĐ đã tạo điều kiện về thời gian, cấp kinh phí cho các tổ chức hoạt động: (tổ chức Đảng 2 triệu/tháng; ĐTN 1 triệu/tháng; Công đoàn 4 triệu/tháng và hiện nay kinh phí công đoàn thực hiện quy định 1%/tổng quỹ long). Thời gian sinh hoạt định kỳ được phép sinh hoạt trong giờ: (Đảng ủy 2 giờ/tháng; Chi bộ 1 giờ/tháng). Qua các phong trào chi bộ đã phát hiện nhiều cá nhân tiêu biểu đưa vào bồi dưỡng và phát triển Đảng viên mới, chi bộ từng bước củng cố, từ một Chi bộ ban đầu với 10 Đảng viên chủ yếu là nhân viên bảo vệ, thủ kho, năng lực chuyên môn hạn chế, đến năm 2000 đã phát triển lên thành Đảng bộ có 6 chi bộ trực thuộc với tổng số 53 Đảng viên, hiện nay, tổng số Đảng viên trong Đảng bộ là 55 đ/c trong đó 07 đ/c là nữ (số Đảng viên đã chuyển đi là 12 đ/c). Trong đó trình độ phổ thông: Cấp II là 05 đ/c (9,1%), Cấp III là 50đ/c (90,9%). Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp: 05 đ/c (9,1%); Cao đẳng: 1đ/c (1,8%); Đại học là: 12đ/c (21,1%); Trên đại học là: 02đ/c (3,6%), nhiều đồng chí đang nắm giữ những vị trí quan trọng như có 02 đồng chí được đề bạt chức vụ Giám đốc nhà máy; 05 đ/c được đề bạt chức vụ trưởng phòng; 05 đ/c được đề bạt chức vụ trưởng đơn vị trong các phòng ban, số còn lại được đề bạt trưởng ca, trưởng nhóm… đây chính là cơ sở để bảo đảm vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài về mọi mặt. Song song với việc củng cố phát triển tổ chức Đảng, Cấp ủy đã lãnh đạo để thành lập và phát triển các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp, cụ thể: Tháng 7 năm 1996, tổ chức Công đoàn được thành lập với 160 đoàn viên, hoạt động của Công đoàn từng bước được củng cố và nâng cao, đạt được niền tin từ công nhân lao động và số lượng đoàn viên không ngừng tăng lên, hiện nay tổng số đoàn viên công đoàn là 1617 người, sinh hoạt trong 12 công đoàn bộ phận. Tổ chức Đoàn thanh niên được thành lập từ năm 1997 là đơn vị đầu tiên trong khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tổ chức Đoàn thanh niên, khi mới thành lập là một chi đoàn với 37 đoàn viên, sau quá trình hoạt động và phát triển và được thành lập Đoàn cơ sở năm 2000 với 7 chi đoàn trực thuộc, hiện nay tổng số đoàn viên đang sinh hoạt là 129 người. Trong quá trình hoạt động, Đảng bộ Công ty có nhiều khó khăn, thuận lợi nhất định, nhưng tập thể Đảng bộ và các đoàn thể có nhiều nỗ lực phấn đấu, xây dựng các phong trào trong hoạt động, từng bước đã xây dựng, củng cố tổ chức ngày càng đi vào hoạt động có hiệu quả. Nhận thức được “Vai trò của tổ chức cơ sở Đảng và công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài” trong những năm qua, Đảng bộ đã thường xuyên nắm bắt và chỉ đạo kịp thời trong nhiều hoạt động xuyên suốt từ việc giới thiệu nhân sự, xây dựng lực lượng BCH, BTV và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt trong các tổ chức đoàn thể, xây dựng tốt mối quan hệ giữa tổ chức Đảng với Ban lãnh đạo Công ty, và phối hợp thực hiện các chương trình hoạt động tại cơ sở đi vào nề nếp hiệu quả. Đối với tổ chức Công đoàn, qua các kỳ Đại hội, Cấp ủy đã xem xét nhân sự và giới thiệu vào BCH với tiêu chí chủ tich Công đoàn là cấp ủy viên có năng lực về chuyên môn, uy tín với lãnh đạo Doanh nghiệp, đối với các ủy viên BCH có tâm huyết với tổ chức công đoàn được đông đảo quần chúng tín nhiệm. Từ những nhân sự nêu trên việc vận động quần chúng người lao động t́nh nguyện tham gia tổ chức công đoàn có nhiều thuận lợi.   Đảng ủy thường xuyên chỉ đạo Công đoàn thực hiện đúng theo luật công đoàn, chỉ thị nghị quyết công đoàn cấp trên, đồng thời chỉ đạo Công đoàn xây dựng các phong trào trong đơn vị gắn liền với t́nh hình thực tế trong sản xuất kinh doanh, sâu sát nắm bắt t́nh hình tư tưởng cán bộ công nhân viên, động viên người lao động yên tâm làm việc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, đoàn thể trong Công ty, đảm bảo thực hiện 3 lợi ích: Lợi ích Nhà nước; lợi ích Doanh nghiệp và lợi ích người lao động, đồng thời động viên người lao động tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào như: - Phong trào học tập vận hành công nghệ trong sản xuất; - Phong trào thực hiện ATVSTP; - Phong trào xanh sạch đẹp và ISO14001 về môi trường - Phối hợp cùng Công ty Phát động đoàn viên và người lao động xây đựng đóng góp ý tưởng về môi trường lao động an toàn trong Công ty. Từ những kết quả hoạt động của công đoàn từng bước được củng cố và nâng cao đã tạo được niềm tin từ Ban lãnh đạo và người lao động hưởng ứng nhiệt t́nh do đó số lượng đoàn viên không ngừng tăng. Ngoài các phong trào thiết thực gắn liền với SXKD Công đoàn còn xây dựng được phong trào thể thao nội bộ như tổ chức các giải bóng bàn, bóng đá, cúp TENNIS và phối hợp với Công ty tổ chức tham quan du lịch và đặc biệt tổ chức ngày hội mái ấm gia đình Ajinomoto hàng năm, cũng qua các hoạt động nêu trên đã động viên người lao động và đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, góp phần hoàn thành kế hoạch SXKD mà Công ty đã đề ra. Những kiến nghị nhằm nâng cao vật chất, tinh thần cho người lao động Công đoàn đề xuất đã được Ban lãnh đạo chấp thuận… Từ vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, thông qua những hoạt động của tổ chức công đoàn và sự tạo điều kiện, ủng hộ của Lănh đạo Doanh nghiệp, sự nhiệt t́nh của đoàn viên trong quá trình SXKD Công ty luôn hoàn thành kế hoạch năm sau cao hơn năm trước, từ khi thành lập đến nay tại Công ty Ajinomoto Việt Nam không có đình công, lăn công hoặc khiếu kiện nào. Đối với tổ chức Đoàn thanh niên, xác định tổ chức Đoàn TNCS HCM là lực lượng hậu bị của tổ chức Đảng, Đảng ủy chú trọng đến việc chỉ đạo các hoạt động của Đoàn trong việc thực hiện 5 nội dung, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đảng ủy đã đề ra trong đó quan trọng nhất là tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xă hội, ý thức tôn trọng pháp luật, nội quy, quy định của Công ty, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và đạo đức cách mạng cho thanh niên. Chỉ đạo triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đảng ủy đã tổ chức học tập các chuyên đề về tư tưởng cho toàn Đảng bộ trong đó có Đoàn thanh niên hình thức tổ chức ngoài giờ vào ngày nghỉ hành tuần, mời giáo viên học viện HCQG về triển khai, ngoài ra còn tổ chức học tập các chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh qua đĩa DVD của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đến Đảng viên và đoàn viên thanh niên tại đơn vị. Qua các phong trào hoạt động của Đảng bộ đã rút ra được kinh nghiệm trong những năm qua là việc duy tŕ được các hoạt động, củng cố và nâng cao chất lượng sinh hoạt cũng như “vai trò tổ chức Đảng và công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài” của cấp ủy, Đảng bộ trong việc lãnh đạo các tổ chức đoàn thể phát động và thực hiện các phong trào thi đua trong doanh nghiệp, phát triển Đảng viên trong nhiều năm qua là: * Bám sát Nghị quyết cấp trên, xem xét điều kiện thực tế tại đơn vị từ đó Đảng ủy lựa chọn phương án thích hợp để triển khai áp dụng, thường xuyên củng cố tổ chức Đảng vững mạnh * Xây dựng cầu nối giữa các tổ chức Đảng, đoàn thể với Công ty làm cho người lao động yên tâm, phấn khởi hoàn thành tốt nhiệm được giao. * Tập trung nâng cao nhận thức cho CBCNV. Giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện việc triển khai học tập các chủ trương chính sách, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, giáo dục truyền thống cách mạng, tuyên truyền và kỷ niệm các ngày lễ lớn trọng đại của đất nước, của dân tộc làm cho phong trào sôi động qua đó lôi kéo động viên mọi người tích cực lao động học tập, rèn luyện, đoàn kết, chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ, nội quy, quy định của Công ty. 3.1.2 Doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị trong nước coi thường trách nhiệm xã hội. Câu chuyện Vedan không còn xa lạ đối với chúng ta, đây là vụ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng được Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam phát hiện ngày 13 tháng 9 năm 2008 tại Công ty Vedan Việt Nam. Ngày 19 tháng 9 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của Vedan, bao gồm: Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy khác của công ty. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng). Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép. Ngày 13 tháng 10 năm 2008, Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương, kiên quyết tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty Vedan. * Phản ứng của người dân Sau sự cố Vedan âm thầm giết chết sông Thị Vải suốt 14 năm liền, nhiều người tiêu dùng trong nước đã bày tỏ thái độ bất bình bằng cách kêu gọi nhau tẩy chay bột ngọt Vedan. Không chỉ vậy, một số siêu thị cũng nói "không" với Vedan khi hãng bột ngọt này vi phạm tiêu chí phát triển bền vững. Như một cách phản ứng trước hành động hủy hoại môi trường của Vedan, nhiều bạn gái trẻ, nhất là các nữ trí thức, thường làm việc trên mạng, luôn gửi cho nhau các thông điệp kêu gọi  tẩy chay Vedan. Kim Nguyên, một nhân viên văn phòng cho biết, từ trước đến nay, cô không dùng Vedan. Nay, cô lại càng thấy mình đúng khi không chọn loại bột ngọt đó. Và Kim Nguyên là một trong những người rất tích cực trong việc kêu gọi bạn bè tẩy chay Vedan. Không ít bạn trẻ, kể cả nam và nữ đều ủng hộ quan điểm này. Không dừng lại ở các khẩu hiệu hô hào trên mạng internet, phong trào tẩy chay Vedan đã thực sự đi vào nhiều gia đình tại TP.HCM khi các bà nội trợ từ chối bột ngọt Vedan. Sáng 9/10/2008, tại chợ Tân Định, chị Trần Thị Hường cho biết, trước đây, gia đình chị dùng bột ngọt Vedan trong các bữa ăn, do giá cả của loại bột ngọt này "mềm" hơn các loại khác chút đỉnh. Tuy nhiên, sau khi có sự cố Vedan gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ngẫm nghĩ, chị cũng thấy "giận" nên thôi, không dùng Vedan nữa. "Tôi nghĩ, đây cũng là một cách để cảnh cáo các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường khác" - chị Hường bày tỏ. Trước phản ứng của người tiêu dùng, lượng tiêu thụ Vedan trên thị trường giảm hẳn. Chị Nguyệt, một tiểu thương tại chợ Tân Định cho biết, từ khi có thông tin về vụ bê bối của Vedan, chị hầu như không bán được bột ngọt Vedan. Lượng hàng chị mua trước đây chưa kịp bán hết, giờ bán ra không biết đến khi nào mới hết. Về phần mình, chị Nguyệt cũng cho rằng cách phản ứng của mọi người là đúng. Riêng với lô hàng đã mua nhưng chưa bán hết, chị vẫn bán từ từ, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tuy nhiên, chị Nguyệt cũng cho biết, hết đợt hàng này có lẽ chị tạm ngưng bán Vedan một thời gian. "Bán mà người ta mua chậm quá thì cũng không muốn bán" - chị Nguyệt cho biết. Tại Hà Nội, hầu hết các hệ thống siêu thị lớn như Intimex, Fivimart, Big C đều đã không còn bán bột ngọt Vedan. Siêu thị Big C và Fivimart đã dỡ sản phẩm của Vedan ra khỏi các quầy kệ từ cách đây 20 ngày. Riêng siêu thị Intimex, vài năm nay đã không còn kinh doanh bột ngọt của hãng này do doanh số bán ra lúc đó rất chậm. Tại Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu, khi chúng tôi hỏi mua bột ngọt Vedan, nhân viên bán hàng cho hay, họ đã ngưng bán Vedan khoảng 2 tuần. Nhân viên này cho biết, nguyên nhân là do lượng tiêu thụ của Vedan quá chậm nên siêu thị ngưng không bán nữa. Ngoài ra, vụ việc Vedan gây ô nhiễm môi trường cũng là một trong những lý do khiến lượng tiêu thụ bột ngọt này giảm mạnh, khiến siêu thị ngưng bán. Riêng tại siêu thị Big C - TP.HCM, bà Dương Thị Quỳnh Trang - Giám đốc đối ngoại của hệ thống này cho hay, ngay khi các cơ quan chức năng phát hiện Vedan gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên sông Thị Vải, toàn bộ hệ thống Big C đã thôi không bán bột ngọt của hãng này. Theo bà Trang, khi ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp, Big C luôn lưu ý các cam kết về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đây được coi là những quy tắc đạo đức trong kinh doanh mà hai bên cần tuân thủ. Do vậy, khi Vedan không tôn trọng các cam kết này, Big C đã chấm dứt bán bột ngọt của Vedan. Có thể thấy, cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ý thức hơn về các vấn đề liên quan đến môi trường. Sự phản ứng quyết liệt của họ đối với Vedan có thể coi là một bài học lớn cho nhiều doanh nghiệp khác. NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Xây dựng được tiêu chuẩn và công cụ quản lý TNXH Những tiêu chuẩn và công cụ quản lý trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động và đối với môi trường chẳng qua chỉ là những vấn đề chất lượng tương tự như chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp đã quen thuộc: chất lượng lao động và chất lượng đời sống. Ở những nước châu Âu, người ta có khái niệm QSE (quality safety environment, chất lượng - an toàn lao động - môi trường). Mục đích là mở rộng chính sách quản lý doanh nghiệp vượt khỏi khái niệm chất lượng để bao hàm thêm trách nhiệm xã hội, mở rộng sổ tay chất lượng (Quality Manual) thành sổ tay QSE (QSE Manual) và chứng nhận doanh nghiệp cùng một lúc theo cả ba tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao động và môi trường. Thực hiện đầy đủ cùng lúc ba chính sách này sẽ có thêm hiệu ứng hỗ trợ và giảm chi phí so với thực hiện riêng lẻ mỗi chính sách. Các tiêu chuẩn và công cụ về chất lượng và môi trường thì ai cũng biết. ISO (International Organization for Standardization, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế) đã công bố bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng và ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trường. Hai tiểu ban của ISO chuyên về các bộ tiêu chuẩn này đã thống nhất những phương pháp thực hành tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thiết lập một chính sách toàn bộ chung cho cả hai hệ thống quản lý chất lượng và môi trường. Còn về khía cạnh quản lý nhân lực, vấn đề này phức tạp vì không phải là một vấn đề kỹ thuật. Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau: An toàn lao động là trách nhiệm cá nhân hay là trách nhiệm tập thể. Quyền lợi tối thiểu của người lao động về nhân phẩm và tính dân chủ do phía thuê lao động tự nguyện ban cho hay phải theo quy định của nhà nước và thương lượng tập thể. Nhóm làm việc của ISO về trách nhiệm xã hội (WG SR) đã tham khảo rộng rãi mọi đối tác. Chỉ riêng trong năm 2007 có 320 đại diện của 55 nước và 26 tổ chức quốc tế tham gia hội nghị của WC SR. Nếu không có gì thay đổi thì tiêu chuẩn hướng dẫn ISO 26000 sẽ được công bố vào năm 2010. Điều cần chú ý là tiêu chuẩn ISO 26000 chỉ là một tiêu chuẩn hướng dẫn nên không thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh nghiệp. Dưới đây là những tiêu chuẩn có thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh nghiệp: Các tiêu chuẩn của ILO (International Labor Organization, Tổ chức Lao động quốc tế), ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng, ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường, OHSAS 8001 về an toàn lao động, và SA 8000 về quản lý nhân sự. Ngoài ra có một số tài liệu hướng dẫn cách trình bày một báo cáo về trách nhiệm xã hội như là GRI (Global Reporting Initiative, khởi đầu báo cáo toàn diện) hay AA 1000 Asurance Standard của ISEA (Institute of Social and Ethical Accountability, Viện Trách nhiệm xã hội và đạo đức). Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã dịch sang tiếng Việt các bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Để hoàn tất, tổng cục còn phải tiếp tục dịch và đưa ngay vào thực hành những tiêu chuẩn và văn bản hướng dẫn khác vừa nêu trên. Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng tránh né trách nhiệm xã hội của mình. Trong khi đó quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội là hai chính sách sẽ mau chóng đưa nước ta sớm lên hàng một quốc gia công nghệ hiện đại. Hy vọng giải thưởng "Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009" của VCCI sẽ tạo được tiếng vang và thu hút được nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham dự. Những điểm cần lưu ý khi áp dụng Trách nhiệm xã hội và các Bộ Quy tắc ứng xử: Thực hiện "Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Việt Nam" là sự cần thiết khách quan trong quá trình hội nhập, tuy nhiên đây là vấn đề rất mới và trên thực tế nhiều khi có sự nhận thức và vận dụng rất khác nhau. Bởi vậy, theo nghiên cứu của các chuyên gia Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, để áp dụng Trách nhiệm xã hội vào các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải có nhận thức đúng và lưu ý các điểm sau: Trước hết cần khẳng định là việc gắn tiêu chuẩn lao động với thương mại quốc tế đã không được thừa nhận tại WTO cũng như các diễn đàn quốc tế khác. Bởi vậy, các CoC không phải là các công ước quốc tế, cũng không phải thoả thuận giữa chính phủ với chính phủ mà chỉ là thoả thuận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (bên bán và bên mua hàng hoá, dịch vụ). Các CoC không thay thế, không đứng trên luật quốc gia. Việc thực hiện các CoC ở bất cứ quốc gia nào phải phù hợp với luật quốc gia và hỗ trợ việc thực hiện luật quốc gia. Phần lớn nội dung của CoC dựa trên các công ước và thông lệ quốc tế (ví dụ ILO) và luật quốc gia. Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở các CoC là đưa ra cách thức quản lý, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện những quy định này (các công ty bạn hàng hay công ty đánh giá độc lập). Việc thực hiện các CoC là tự nguyện, hoàn toàn không mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, có thể một công ty bạn hàng nước ngoài nào đó quy định việc thực hiện một bộ CoC nào đó là bắt buộc để có thể ký kết hợp đồng thương mại thì đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, không phải là sự bắt buộc từ phía chính phủ sở tại cũng như chính phủ nước nhập hàng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định trong các CoC được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục, chủ yếu ngay tại nơi làm việc. Đó cũng chính là quá trình chuyển từ mối quan tâm thuần tuý đến tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp, của mỗi nền kinh tế sang mối quan tâm đến sự phát triển mà mỗi doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Việc thực hiện các quy định thể hiện thể hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các CoC là một khoản chi phí mang tính cất đầu tư của doanh nghiệp, được thực hiện trước và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng góp cuả doanh nghiệp mang tính chất nhân đạo, từ thiện được trích ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã bán sản phẩm. Nếu CSR và CoC được hiểu đúng và thực hiện đúng, phù hợp với luật pháp quốc gia thì việc thực hiện CSR chính là một việc làm mà các bên đều có lợi: Thứ nhất : là uy tín và tính cạnh tranh của doanh nghiệp được tăng lên. Thứ hai: là quyền lợi và nhân phẩm của người lao động được bảo đảm tốt hơn. Thứ ba: là việc thực hiện luật pháp quốc gia cũng được tốt hơn, tính cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng cao hơn, môi trường đầu tư tốt hơn. Việc thực hiện Trách nhiệm xã hội chính là việc cụ thể hoá một số quy định chính của Bộ luật Lao động và một số văn bản luật pháp khác chứ không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải lấy chứng chỉ nào đó. Việc đi lấy một chứng chỉ của một bộ tiêu chuẩn cụ thể nào đó sự lựa chọn và tự quyết định của doanh nghiệp trong quan hệ với bạn hàng. Cơ sở luật pháp, hệ thống thiết chế của Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu của CSR hay của các CoC sao cho phù hợp với luật pháp của Việt Nam và hài hoà lợi ích của các bên tham gia. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong tương lai Từ trách nhiệm xã hội, đến tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp và xa hơn nữa là quảng bá thương hiệu Việt Nam là một hành trình dài, đầy thử thách. Nhưng đã đến lúc các doanh nghiệp Việt tích cực nhập cuộc. Trở thành thương hiệu tầm cỡ là khát vọng của mọi doanh nghiệp ngay từ khi mới dựng nghiệp. Khát vọng này không thể tách rời ý thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Điều này sẽ ngày càng trở nên cấp thiết khi các doanh nghiệp muốn vươn tầm thương hiệu ra khỏi biên giới quốc gia và trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Bởi vì khi tham gia WTO, nghĩa là Việt Nam đã tham gia một sân chơi quốc tế, ở đó tất cả các vấn đề phát triển thương mại đều phải gắn liền với những "luật chơi" mà nếu thành viên nào không thực hiện sẽ bị loại ra khỏi "cuộc chơi" đó. Chẳng hạn muốn thâm nhập thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu về quan hệ lao động, môi trường, sức khoẻ, an toàn và bảo vệ môi trường... Thậm chí các đối tác thương mại sẽ tẩy chay sản phẩm hàng hoá của nước thành viên nào mà doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó không thực hiện đúng chuẩn mực về các trách nhiệm xã hội. Đứng từ góc độ này, việc làm tròn trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp lớn không chỉ đơn thuần là bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mà còn chính là bảo vệ thương hiệu cho quốc gia. Người tiêu dùng quốc tế sẽ nhìn vào sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam để đánh giá mức độ phát triển trong ý thức cộng đồng, nhận thức toàn cầu của chúng ta. Vì vậy, cái đích mà các doanh nghiệp lớn cần hướng tới không thể chỉ đơn thuần là chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, mang về nhiều lợi nhuận mà còn là thông qua sản phẩm “made in Viet Nam” của mình để tạo dựng, quảng bá thương hiệu Việt Nam. Chúng ta đã chú trọng quảng bá tên tuổi quốc gia thông qua các diễn đàn quốc tế, các hoạt động du lịch, thể thao…, nhưng còn một kênh quảng bá nữa ‘mà có lẽ chúng ta chưa khai thác triệt để – các sản phẩm, thương hiệu Việt. Đến một lúc nào đó, thế giới sẽ không chỉ biết đến các sản phẩm Việt Nam như những mặt hàng đơn thuần mà còn gắn chúng với ý thức Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất ra chúng. Vai trò này sẽ đặt lên vai các doanh nghiệp Việt, mà trước tiên là các doanh nghiệp lớn. Ở cấp độ đầu tiên: có những công ty coi trách nhiệm xã hội chỉ với nghĩa làm việc từ thiện xã hội. Họ thấy tương đối dễ khi cắt giảm các khoản trợ cấp thường niên trong giai đoạn suy thoái. Ở cấp độ thứ hai: là những công ty kết hợp hỗ trợ xã hội với các chương trình marketing. Các công ty này ít khi từ bỏ trách nhiệm xã hội kiểu này, bởi vì nhãn hiệu của họ gắn kết với những sự kiện, chương trình cụ thể. Ở cấp độ thứ ba: người ta thấy việc xem xét trách nhiệm xã hội gắn kết ngay với hoạt động hàng ngày của công ty. Ở cấp độ thứ tư ( và cũng là cấp cuối cùng): đó là những công ty đã quốc tế hóa các giá trị trách nhiệm xã hội vào văn hóa doanh nghiệp, các bản tuyên bố trách nhiệm và các quyết định được đưa ra hàng ngày. Xét từ định nghĩa và các cấp độ này, có thể thấy nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam đã đi đầu thực hiện rất nhiều việc: hoạt động từ thiện, đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi xã hội… Tuy nhiên, từ chỗ có các hoạt động cộng đồng đến việc ý thức rõ ràng và biến trách nhiệm xã hội thành một phần trong tầm nhìn của doanh nghiệp và chiến lược phát triển bền vững, lâu dài của doanh nghiệp là không hề đơn giản. Mặc khác, không chỉ riêng các doanh nghiệp mà nói chung, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thực ra chưa chú trọng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của mình và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa trở thành văn hóa doanh nghiệp. Có thể kể ra nhiều hình thức doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình. Ví dụ, việc doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, gian lận thương mại, làm hàng giả, hàng nhái, đưa vào lưu thông hàng hóa kém chất lượng, không thực hiện các cam kết của mình với khách hàng, lũng đoạn thị trường... cũng là cách mà doanh nghiệp né tránh trách nhiệm xã hội của mình. Ngay cả các doanh nghiệp làm lãng phí, thất thoát, sử dụng không hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, thực tế là tiền đóng thuế của người dân và doanh nghiệp, cũng là những biểu hiện thiếu trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, gắn hoạt động của doanh nghiệp với các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, hỗ trợ cộng đồng trên nhiều phương diện. Theo đó, bên cạnh các tiêu chí về sử dụng công nghệ cao, sạch, thân thiện với môi trường, giảm được bao nhiêu khí thải carbon, các chất khí hủy hoại tầng ozone, gây biến đổi khí hậu trái đất,... là tính minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trách nhiệm giải trình của lãnh đạo doanh nghiệp trước các cơ quan quản lý nhà nước. Hãy xem CSR như là lợi ích của doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động triển khai hướng tới một cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả với sản phẩm thương hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm, xây dựng được nguồn nội lực nhân tài quí giá, có vị thế và danh tiếng tốt trong xã hội, giảm thiêu rủi ro trong kinh doanh và nâng tầm cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tất cả yếu tố này nhằm đảm bảo phát triển kinh doanh một cách bền vững và lâu dài. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn luật pháp lao động tai Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.Cồn việc này đối với doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ là bắt đầu song sẽ là vấn đề mang tính chất lâu dài. Bởi vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những hành động định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. Muốn vậy, dưới góc độ các nhà nghiên cứu, khuyến nghị cần phải làm một số việc sau đây: Việc làm quan trọng nhất và trước tiên lúc này là phải tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề "Trách nhiệm xã hội" và các Bộ Quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô. Cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các Bộ Quy tắc ứng xử, nhất là ở các doanh nghiệp thuộc các ngành đang tham gia vào xuất khẩu các mặt hang chủ lực (giày da, dệt may, thuỷ sản đông lạnh…) để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào cản, khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong thời gian tới. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước để các doanh nghiệp vào cuộc được thuận lợi. Đặc biệt trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các Bộ Quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp cần phải có chi phí, thậm chí chi phí đầu tư khá lớn nhất là đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh lao động và môi trường. Trong điều kiện cạnh tranh, nhiều khi doanh nghiệp không chịu nổi, bởi vậy có thể nhà nước phải hỗ trợ cho vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại… với một chính sách ưu tiên, ưu đãi nào đó. Hình thành kênh thông tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các Bộ quy tắc ứng xử; tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các Bộ quy tắc ứng xử… ở đây vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp (Hội dệt may, Hội giày da, Hội xuất khẩu thuỷ sản…) của Hội Công thương, Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, ngành là rất lớn. Đây là vấn đề rất lâu dài, tuy đối tượng doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội hiện nay mới chủ yếu là các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu sang các thị trường lớn (EU, Mỹ, Nhật…) song trong tương lai các doanh nghiệp cung cấp các hàng hoá tiêu dùng trong nước cũng cần thiết phải thực hiện trách nhiệm xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần phải bắt tay ngay vào nghiên cứu, xây dựng kế hoạch dài hạn có tính chiến lược và lộ trình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong 10, 15 năm tới phù hợp với phát triển nền kinh tế và quá trình hội nhập. KẾT LUẬN Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp (CSR) là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Đã qua rồi thời kỳ khi doanh nghiệp chỉ cạnh tranh bằng giá cả hay sự khác biệt về sản phẩm. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility) đang dần trở thành một khái niệm được nhiều người quan tâm và có tầm quan trọng chiến lược đối với doanh nghiệp. Người ta nhắc tới CSR không chỉ là “điều đúng đắn cần làm” mà còn là “điều khôn ngoan nên làm”. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội và không ít thách thức. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam nữa thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tham gia sân chơi lớn buộc phải bổ sung thêm cho mình năng lực cạnh tranh mới. Nếu sớm được nhận thức và áp dụng, CSR chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO Khoa quản trị kinh doanh, Tài liệu giảng dạy môn Đạo Đức Kinh Doanh, Nhà xuất bản Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH(5).doc
Luận văn liên quan