Cùng với Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và những triết lý của nó đã có ảnh hưởng
sâu sắc tới đời sống văn hóa của dân tộc Trung Hoa và được lưu truyền rộng rãi
sang các quốc gia lân cận nhưViệt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng nhưnhiều
quốc gia khác trên thếgiới.
Triết lý Đạo gia không chỉdành riêng cho những bậc tu sĩhay những ẩn sĩlánh
đời. Trên tất cả, đó là triết lý vềsựsống. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, bên
cạnh những ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hiện đại, con người lại muốn quay vềvới
cái tâm thuần phác và hưtĩnh của bản thân. Và triết lý Đạo gia hướng chúng ta đến
với phần cốt lõi của sựsống vốn luôn hiện hữu trong mỗi người. Tuy nhiên, bất cứ
một học thuyết nào cũng đếu có cái ưu và cái nhược. Cho nên, điều chính yếu là
phải hiểu rõ học thuyết đó đểvận dụng cho đúng. Loại bỏcái tiêu cực, phát huy cái
tích cực là góp phần xây dựng nên những giá trịvăn hóa tươi đẹp trong kho tàng
văn hóa của nhân loại.
25 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài : Tư tưởng đạo gia. Những giá trị và hạn chế (1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, niềm tin ấy tồn tại
trước khi các triết thuyết của họ ra đời. Khởi thủy, vũ trụ là khối hỗn mang vô cùng
vô tận được gọi là Vô cực, chứa mầm mống vạn vật. Thái Cực được sinh ra từ khối
hỗn mang ấy, khi động sinh ra Dương, khi tĩnh thì thành Âm. Thái cực được minh
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 3
họa bằng một vòng tròn âm dương với nửa màu trắng tượng trưng cho Dương
(Dương nghi), nửa còn lại màu đen tượng trưng cho Âm (Âm nghi). Hai nửa này
ôm lấy nhau trong vòng tròn Thái Cực và được gọi là Lưỡng Nghi.
Âm và Dương cũng được thể hiện qua dạng vạch: Dương được biểu thị bằng một
vạch liền (—), Âm được biểu thị bằng một vạch đứt (––). Người Trung Hoa cổ đã
chồng các vạch lên nhau theo những khuôn mẫu đặc thù dành cho mục đích chiêm
nghiệm và lý giải thế giới thực tại. Chồng hai vạch lên nhau thành một cặp, chúng
ta sẽ có 4 cặp khác nhau gọi là Tứ tượng, gồm: Thái dương, Thái âm, Thiếu dương
và Thiếu âm.
Chồng ba vạch lên nhau sẽ được 8 quẻ đơn khác nhau gọi là Bát quái tượng trưng
cho các sự vật và các khái niệm có đặc tính đối nghịch nhau trong tự nhiên, gồm có:
Càn tượng trời, Khôn tượng đất, Tốn tượng gió, Cấn tượng núi, Khảm tượng nước,
Ly tượng lửa, Chấn tượng sấm, và Đoài tượng đầm. Bát quái thể hiện sự vận hành
của nguyên lý Âm Dương ở giai đoạn hình thành các hình thể và khái niệm cơ bản
gọi là giai đoạn Tiểu thành. Khi cọ xát và điều hòa với nhau, các hình thể này đi vào
giai đoạn Đại thành, được thể hiện qua 64 Trùng quái. Các bậc thánh nhân Trung
Hoa thời cổ đã chiêm nghiệm và diễn giải các quái nói trên theo nguyên lý Âm
Dương, đối chiếu với các sự vật hiện tượng có trong vũ trụ, từ đó phát hiện ra quy
luật vận hành của trời đất và nhân tâm. Quy luật ấy là ĐẠO. Kinh Dịch là bộ sách
đúc kết kho tàng tư tưởng minh triết ấy. Nó thể hiện vũ trụ quan và nhân sinh quan
của người Trung Hoa, là nền tảng của nền văn hóa và học thuật Á Đông.
b. Hình, khí và đời sống tâm linh:
Theo người Trung Hoa cổ, vạn vật không chỉ là hình thể, thân xác hay vật chất
mang tính hiện tượng. Tất cả đều là năng lượng, là thần hay khí, là dòng sinh lực
không ngừng lưu chuyển trong vũ trụ và tác động lên mọi mặt của cuộc sống con
người. Người trung Hoa cổ cũng tin rằng khi người ta chết đi, hình xác sẽ về với
đất, và thần khí con người sẽ hợp nhất với Vũ trụ. Con người dù sống hay chết đều
là một phần của dòng sinh lực lưu chuyển trong Vũ trụ. Do vậy mà con người có thể
giao tiếp với tổ tiên thông qua các nghi thứa thờ cúng và tế lễ. Những người đã
khuất có thể tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống dương gian, đến đời sống hàng ngày
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 4
của con cháu; vì thế mà mối giao hòa theo lẽ Âm Dương trong Vũ trụ mãi trường
tồn.
c. Ngũ hành:
Người Trung Hoa tin rằng vạn vật được hình thành từ năm yếu tố cơ bản được gọi
là Ngũ hành. Đó là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tượng trưng cho kim loại, cây gỗ,
nước, lửa và đất. Trong vũ trụ liên tục biến dịch, năm yếu tố ấy không ngừng biến
hóa, tương tác qua lại với nhau theo hai chiều vận hành: tương sinh (Thủy sinh
Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy) và tương khắc
(Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy)
Từ quá trình vận hành theo quy luật sinh khắc của ngũ hành, muôn vật liên tục
biến hóa trong vòng sinh, trụ, dị diệt. Mỗi sự vật hiện tượng thực sự tồn tại trong
khoảng thời gian hữu hạn. Chỉ có Đạo, hay sự vận hành của muôn vật theo quy luật
biến dịch của vũ trụ là bất biến và thường hằng.
3. Sáu trường phái triết học Trung Hoa cổ đại:
Dựa trên nguyên lý “vạn vật đồng nhất thể và không ngừng biến dịch”, các triết
gia và học giả Trung Hoa thời cổ đại đã phát triển những triết thuyết khác nhau,
nhưng tất cả đều hướng đến mục đích biến đổi xã hội, khắc phục tình trạng loạn lạc
bấy lâu, mang đến cho con người một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc.
Thời kỳ học thuật của các triết gia và biện sĩ nở rộ là vào cuối đời nhà Chu, thời
kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc. Trong thời kỳ này, có rất nhiều học giả đưa ra các quan
điểm rất khác nhau về nhân sinh quan và thế giới quan, cho nên lịch sử gọi thời này
là thời Bách gia chư tử. Trong đó nổi bật nhất là 6 trường phái sau:
• Nho gia: đại diện là Khổng Tử, chú trọng học thức và lễ giáo. Nhà Nho tin
rằng con người có thể phát huy đức hạnh và tri thức của mình thông qua con
đường giáo dục và thực hành những điều thuộc về lẽ phải.
• Mặc gia: đại diện là Mặc Tử, chủ trương kiêm ái (con người yêu thương
nhau trong một xã hội tương thân, tương ái), thương hiền (coi trọng bậc hiền
đức) và tiết kiệm.
• Danh gia: đại diện là Huệ Thi và Công Tôn Long, thiên về lý luận, đưa ra
thuyết chính danh, tìm kiếm sự phân biệt giữa danh (tên gọi) và thực (sự
vật).
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 5
• Pháp gia: đại diện là Hàn Phi Tử, xem trọng hình luật và pháp quyền hơn là
giáo dục đức hạnh và lễ giáo.
• Âm Dương gia: đại diện là Trâu Diễn, vận dụng nguyên lý Âm Dương, Ngũ
Hành để xem xét các hiện tượng trong cõi trời đất và bàn chuyện cát hung.
• Đạo gia: đại diện là Lão Tử và Trang Tử, đề cao đời sống chân chất, hành vi
thuần phác, đức hạnh tự nhiên – một cuộc sống thuận theo lẽ Đạo.
II. Lão Tử và Đạo Đức Kinh:
1. Lão Tử:
Từ lâu, các sử gia đã cố gắng gạn lọc những sự kiện thực tế ẩn sau sau bức màn
huyền thoại về sự phát triển của đạo Lão. Hiện nay, họ đã thống nhất một số quan
điểm về nguồn gốc khởi thuỷ và vai trò của những người sáng lập nền tảng của Lão
học. Mặc dù vậy, do sự khác biệt trong cách nhận thức của con người về các sự kiện
lịch sử cũng như do chính bản chất vi diệu của Đạo, nhiều vấn đề của đạo Lão vẫn
chưa được làm sáng tỏ.
Theo sử ký Tư Mã Thiên, Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tự là Đam., người làng Khúc
Nhân, hương Lệ, huyện Hỗ nước Sở. Ông có thời làm quan sử, giữ kho chứa sách
của nhà Chu. Với cương vị ấy, Lão Tử có cơ hội tiếp xúc với các bản văn cổ cũng
như các tác phẩm vĩ đại đương thời, xây dựng vốn hiểu biết uyên thâm đối với kho
tàng tri thức từ thời Hoàng Đế (2697 TCN) cho đến thời của ông.
Lão Tử trao dồi đạo đức, học thuyết của ông cốt ở chỗ giấu mình, ẩn danh. Tương
truyền, ông ở nước Chu đã lâu, thấy nhà Chu suy, bèn bỏ đi. Đến cửa quan, viên
quan coi cửa là Doãn Hi bảo: “Ông sắp đi ẩn, ráng vì tôi mà viết sách để lại”. Thế là
Lão Tử viết một cuốn gồm 2 thiên thượng và hạ, nói về ý nghĩa của Đạo và Đức.
Viết xong rồi đi, không ai biết sống chết ra sao, như thế nào và ở đâu.
Về mặt học thuyết, Lão Tử cho rằng Đạo là bản thể của vũ trụ, là nguồn gốc của
muôn sự sinh thành và tạo hoá. Đạo là thực tại tuyệt đối và huyền diệu, có từ trước
khi khai thiên lập địa, nằm ngoài mọi danh sắc và hình tướng.
Người đời hễ theo thuyết của Lão thì chê Nho học, theo Nho thì chê Lão, “Đạo
bất đồng, bất tương vi ngôn” là nghĩa vậy chăng? Lý Nhĩ chủ trương chỉ cần “vô vi”
mà dân sẽ tự cải hoá, “thanh tĩnh” mà dân sẽ tự nhiên thuần chính.
2. Đạo Đức Kinh:
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 6
Đạo Đức Kinh chứa đựng nhiều tư tưởng sâu xa, gồm thâu triết lý tinh hoa của
Đạo gia. Kinh được viết theo thể thơ tự do, tiết điệu phóng khoáng, ý tưởng như
phát thẳng từ tâm mà ra, câu cú đối nhau vanh vách. Có lẽ do tư tưởng trong kinh
quá uyên thâm, văn từ cổ kính và rất hàm súc nên mỗi nhà chú dịch Đạo Đức Kinh
đều tìm thấy cách diễn giải của riêng mình. Mặc dù vậy, những nguyên lý của Đạo
huyền, thông qua những lời kinh thâm thuý vẫn tác động sâu sắc đến nhận thức của
người đọc thuộc nhiều thế hệ và nhiều nền văn minh khác nhau.
Đạo Đức Kinh gồm 2 quyển, khoảng 5000 từ, tổng cộng 81 chương, chia làm 2
thiên, trình bày 2 chủ đề lớn:
• Thượng thiên nói về Đạo, cái gốc của muôn sự tạo hoá, quy luật vận hành
của vạn vật.
• Hạ thiên nói về Đức, năng lực vận hành và thành tựu của Đạo.
Đạo Đức Kinh chỉ ra nguyên lý vận hành của Đạo và cách ứng dụng nó để thực
hiện một cuộc sống toàn mãn. Tất cả được trình bày qua những vần thơ có khả năng
đánh thức tâm đạo của người đọc, bất chấp tính nghịch luận và ngôn từ hàm súc của
chúng. Lão Tử không chọn cách lý giải các khái niệm qua những ngôn từ xác định.
Theo ông, ngôn từ “không chở nổi” Đạo, bản chất nội tại của sự vật vốn nằm ngoài
khả năng diễn đạt của ngôn từ (Đạo khả đạophi thường đạo, Danh khả danh phi
thường danh). Cho nên. Đạo Đức Kinh không phải là một tác phẩm có kết cấu
logic của một thế giới quan mà nó chỉ là một tập hợp của những câu triết lý rời rạc.
Tuy vậy, nó cũng thể hiện một quan điểm rõ ràng về tư tưởng triết học của một
trường phái và có một giá trị nhất định.
III. Trang Tử và Nam Hoa Kinh:
1. Trang Tử:
Trang Tử sống vào khoảng năm 369 – 286 TCN, là một trong những đại hiền triết
của Đạo gia nguyên thuỷ, là người kế thừa và góp phần phát triển toàn bộ tư tưởng
của Lão Tử thành một hệ thống học thuyết hoàn chỉnh.
Sự tích truyền lại về đời sống của Trang Tử thật mơ hồ, không có chi có thể tin là
đích xác được. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, ông họ Trang tên Chu, tự là Tử Hư, người
xứ Mông. Ông thuộc gia đình quý tộc sa sút, từng làm quan nhưng sau đó từ chức
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 7
về quê ở ẩn. Có lần ông được mời ra làm tướng quốc nhưng ông từ chối vì không
muốn mất thú sống tiêu dao với cỏ cây.
Sử ký Tư Mã Thiên viết về ông: “Sở học của ông không sách gì không xem,
nhưng cái gốc chủ yếu quy về lời Lão Tử, cho nên ông viết sách hơn 10 vạn chữ,
đại để dùng dụ ngôn… Lời văn của ông mênh mông phóng túng để thoả thích ý
mình, cho nên vương công đại nhân không ai dùng được ông”.
2. Nam Hoa Kinh :
Nam Hoa Kinh của Trang Tử gồm 33 thiên, chia làm 3 phần. Nội thiên có 7 thiên;
Ngoại thiên có 15 thiên; và Tạp thiên có 11 thiên. Xét theo tư tưởng cùng văn
phong, các học giả cho rằng chỉ phần Nội thiên là do Trang Chu trước tác, hai phần
còn lại do người đời sau viết và mượn tên ông. Đây là một tập quán tá danh thường
thấy trong văn học Trung Hoa, để gây sự chú ý và gia tăng trọng lượng phát biểu
của một tác giả nào đó.
Về mặt học thuật, mặc dù tinh thông học thuyết của các triết gia danh tiếng đương
thời, Trang Tử tự có triết thuyết riêng với tư tưởng cốt lõi thiên về đạo Lão. Bằng
ngòi bút của mình, ông biểu dương học thuyết của Lão Tử và với phong cách trào
lộng rất ý vị, phê phán học thuyết của các triết gia khác, đặc biệt là Nho gia. Các
thiên Nam Hoa Kinh trình bày rất nhiều mẩu chuyện mà trong đó các bậc thánh triết
thuyết giảng lẽ Đạo (theo tinh thần của đạo Lão) cho các học giả thuộc trường phái
khác.
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 8
B. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA,
GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ.
I. Các nguyên lý của Đạo:
1. Đạo, bản nguyên của Vũ trụ:
a. Bản thể của Đạo:
• Triết thuyết
Đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn
từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật; vừa để chỉ con đường, quy luật chung của mọi
sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới.
Đạo là nguyên thủy của trời đất, vạn vật: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh
tam, tam sinh vạn vật” (chương 42 – Đạo Đức Kinh). Theo Lão Tử, trời đất muôn
vật do Đạo mà sinh thành, Đạo là uyên nguyên, tồn tại trước khi khai thiên lập địa,
trước mọi hoạt động tạo tác. Có trước sự hiện hữu là khoảng hư vô; khoảng hư vô
ấy cũng có Đạo. Sự sống hình thành, ấy là cái Đức phát sinh từ Đạo. Hư vô theo
quan niệm của Đạo gia, không đơn giản chỉ là “trống không”; mà đó là trang thái
mà sự vật chưa thành hình, là môi trường của những tiềm năng. Hư vô là dạng
“không gian mở để vạn vật thành hình.
Hư không là đặc tính của Đạo, dung chứa vạn vật hữu sanh hữ diệt mà tự thân
chẳng sinh chẳng diệt, chẳng tăng chẳng giảm. “Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa
sanh, tịch hề liêu hề, độc lập bất cải, châu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu.
Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo, cượng vi chi danh viết Đại, Đại viết Thệ, Thệ
viết Viễn, Viễn viết Phản” . Nghĩa là: Có vật hỗn độn mà nên, sinh trước trời đất,
lặng lẽ trống không, đứng riêng mà không đổi, đi khắp mà không mỏi, có thể gọi là
Mẹ của thiên hạ. Ta không biết tên, gọi đó là Đạo, gượng cho là Lớn, Lớn thì lưu
hành, lưu hành thì đi xa, đi xa thì lại trở về. (chương 25 Đạo Đức Kinh)
Vốn là uyên nguyên, Đạo có trước mọi loại hình nhận thức như kinh nghiệm, khái
niệm, ngôn từ,.. Vì vậy không thể dũng các loại hình nhận thức ấy để định nghĩa
Đạo. “Đạo khả đạo phi thường đạo, Danh khả danh phi thường danh. Vô, danh
thiên địa chi thủy; hữu, danh vạn vật chi mẫu…” (chương 1 Đạo Đức Kinh).
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 9
• Giá trị:
Từ quan niệm về Đạo, Lão Tử - đại diện của Đạo gia, đã phủ nhận quan điểm: trời
sinh ra vạn vật. Tuy mơ hồ nhưng ông cũng đưa ra luận điểm về nguồn gốc vạn vật
đều xuất phát từ một căn bản nào đó. Và dĩ nhiên, ngay cả trời đất cũng không phải
là sự xuất hiện đầu tiên. Cái nguồn gốc của mọi vật chính là Đạo.
Đạo gia đã đưa ra một khái niệm về quan hệ tương quan giữa con người và tự
nhiên, cũng như sự ảnh hưởng lẫn nhau của các thành phần này: “Nhân pháp Địa,
địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”. Đạo gia cho rằng vạn vật
trong vũ trụ đều tác động lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại mà nguyên nhân chính là cái
bản căn của mọi vật, tức là Đạo. Như vậy, triết lý Đạo gia đã nhìn nhận sự tác động
lẫn nhau của vạn vật dựa trên quan điểm bản thể luận chứ không xuất phát từ quan
niệm duy tâm như những trường phái khác.
Đạo gia đã đưa ra quan điểm về quy luật tự nhiên của vạn vật. Tất cả mọi vật hình
thành, biến đổi đều tuân theo quy luật tự nhiên chứ không phải do trời đất hay các
đấng thần linh tối cao quyết định. Và bản chất mọi vật vốn xuất phát từ tự nhiên,
tuân theo quy luật tự nhiên mà biến đổi. quan điểm của Đạo gia cho thấy sự nhìn
nhận quy luật tư nhiên như là một yếu tố tất yếu của sự vật. “Người hay sự vật chí
phải thì không bao giờ đánh mất bản tính tự nhiên mà mình được phú bẩm. Ngón
chân hợp lại đừng xem là ngón dính; mọc nhánh ra thì đừng xem là ngón thừa. Cái
dài thì đừng xem là dư; cái ngắn thì đừng xem là thiếu. Cho nên chân vịt tuy ngắn
nhưng nếu ta nối dài thêm thì nó khổ; chân hạc tuy dài nhưng nếu ta chặt ngắn đi thì
nó sầu. Vậy bản tính dài chớ làm ngắn lại; bản tính ngắn chớ nối dài thêm. Bản tính
như vậy, có gì đáng ưu phiền đâu mà phải khử bỏ đi” (Trang Tử, Biền Mẫu). Tôn
trọng quy luật tự nhiên và tuân theo quy luật tự nhiên mà tồn tại là một quan điểm
lớn nhất của Đạo gia. Như Ăng-ghen đã nêu: Con người phải tuân theo quy luật, khi
tuân theo quy luật tưởng như mất tự do nhưng thực tế lại tư do. Đó cũng chính là cái
ý nghĩa tôn trọng quy luật tự nhiện của sự vật đã được thể hiện trong tư tưởng triết
học của Đạo gia vậy.
b. Hư không là chỗ dụng của Đạo:
Hư không là môi trường của những tiềm năng chưa phát huy, nghĩa là hư không là
chỗ dụng của Đạo. Lão Tử nói: “Hữu chi dĩ vi lợi, vô chi dĩ vi dụng”(Lấy cái Có để
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 10
làm cái lợi, lấy cái Không để làm cái dụng). Xây tường, dựng cửa cốt để ngăn
phòng, nhờ khoảng không gian bên trong mới có chỗ dùng của phòng. Nhồi đất, ép
khuôn làm chén bát, nhờ khoảng không gian lõm ở giữa mới có được chỗ dùng của
chén bát.
Cái dụng của hư không vốn xuất phát từ cái đức dung chứa của nó. Phàm khi ta
rót nước vào bát, đầy bát thì nước tràn; khi nào lòng bát còn trống, khi ấy tiềm năng
dung chứa của bát vẫn còn có thể phát huy. Cái Đức dung chứa của một vật thể có
hạn lượng còn như thế, huống chi cái Đức của Đạo cả, bao trùm toàn vũ trụ bao la?
Cái dụng của hư không là vô tận. Vì vậy, kẻ sống theo Đạo cần phải giữ lòng
mình như hư không, điềm đạm, nhu thuận và lặng lẽ, hòa hợp với Đạo. Hư tĩnh,
điềm đạm và vô vi là con đường trở về cái gốc hư không thuần phác và bản nhiên
của vạn vật. (Điều này sẽ được trình bày thêm trong phần sau: Vô Vi)
2. Tính cách và quy luật của Đạo:
a. Đạo trong tự nhiên:
• Phác:
Lão Tử nhận thấy trong vũ trụ, sinh vật nào càng nhỏ bé thì cơ thể, đời sống càng
đơn giản, chất phác. Cũng như loài người, thời thượng cổ tính tình chất phác, đời
sống` giản dị, tổ chức xã hội đơn sơ, cuộc sống thuần hậu; càng ngày con người
càng hóa mưu mô, xảo quyệt, gian trá, đời sống càng phức tạp, tổ chức xã hội càng
rắc rối mà sinh ra loạn lạc, chiến tranh, loài người chỉ khổ thêm. Do đó, Lão Tử cho
rằng, con ngưởi cũng như vạn vật do Đạo sinh ra, đều phải giữ tính cách “Phác”
mới hợp với Đạo, mới có hạnh phúc. Bởi vì theo ông, Phác chính là một tính cách,
một trạng thái của Đạo.
• Tự nhiên:
Phác là một hình thức của Tự nhiên. Nhưng Tự nhiên không phải chỉ là Phác. Tự
nhiên là một tính cách của Đạo, “Đạo pháp tự nhiên”.
Trong tự nhiên, vạn vật phát triển tự do theo bản tính thiên bẩm của mình: hoa nở,
chim bay, nước chảy, mây trôi, ngày nối tiếp đêm… Chúng vận động theo bản chất,
sống theo bản năng. Thiên nhiên ban tặng cho chúng những đặc điểm cấu tạo thích
nghi với môi trường sống. Như loài vịt bơi lội chốn sông hồ thì chân có màng, lông
không thấm nước. Loài chim bay lượn trên trời cao thì có đôi cánh khỏe, đôi chân
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 11
có móng vuốt để bám đậu trên cây cành. Muôn vật từ loài sâu kiến côn trùng nhỏ bé
đến loài cá voi khổng lồ, vốn đều có căn tính thiên bẩm, có khả năng tồn tại và phát
triển trong môi trường tư nhiên. Nếu được sống theo thiên tính, không bị can thiệp
hay áp chế, mỗi sinh vật sẽ có được đời sống toàn mãn, một đời sống phù hợp với
cái Đạo huyền đồng của đất trời.
Tóm lại, Đạo bộc lộ bản chất thông qua mỗi sự vật trong môi trường tự nhiên, môi
trường mà vạn vật có thể phát huy toàn mãn tiềm năng thiên bẩm của chúng. Nếu
hành động trái với thiên tính, chúng ta đi ngược lại với quy luật của Đạo và hậu quả
là xung đột với chính mình.
Trong thực tế , con người luôn ý thức về sự tồn tại của mình, tạo lập hình ảnh của
“cái tôi” trong tâm trí. Sự tương hợp giữa “cái tôi” ấy và những cảm xúc trong sâu
thẳm lòng mình sẽ tạo nên những tác động tốt lành. Xung đột nội tâm xảy ra từ lối
sống không hòa hợp với năng lực và tính cách cá nhân. Đặc biệt là trong xã hội hiện
đại ngày nay, “cái tôi” của con người ngày càng lớn. Xã hội, công nghệ ngày càng
phát triển thì đời sống nội tâm con người ngày càng dễ xảy ra xung đột. Bằng chứng
là căn bệnh mang tên Stress của xã hội hiện đại ngày nay. Cho nên, chúng ta nên
học cách lắng nghe tiếng nói nội tâm, tin tưởng vào sự minh triết của nó và cho
phép nó hướng dẫn đời sống của mình. Đó là phương cách hợp nhất toàn bộ năng
lực của bản thân để thực hiện một đời sống toàn mãn, hạnh phúc hơn. Đây cũng là
một trong những giá trị của triết thuyết Đạo gia.
b. Quy luật Phản phục và Quân bình - quan niệm biện chứng về thế
giới:
Phản phục là quy luật cơ bản của Đạo. Chương 40 Đạo Đức Kinh, Lão Tử viết:
“Phản giả đạo chi động,nhược giả đạo chi dụn.,Thiên địa vạn vật sinh ư hữu, hữu
sinh ư vô” (Luật vận hành của Đạo là quay trở lại lúc đầu, diệu dụng của Đạo là
khiêm nhu. Vạn vật trong thiên hạ từ “có” mà sinh ra. “Có” lại từ “không” mà sinh
ra).
Trong triết học Lão Tử, quan niệm biện chứng về thế giới gắn liền với quan niệm
về đạo – đức. Vạn vật do Đạo mà sinh ra và do Đức mà trưởng thành. Nhờ Đức mà
đạo nằm trong vạn vật luôn biến hóa. Đạo là cái vô. Cái vô sinh ra cái hữu, cái hữu
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 12
sinh ra vạn vật, vạn vật biến hóa rồi lại trở về cái gốc là vô, cứ thế, cứ thế tuần hoàn
nối tiếp nhau .
Cái lẽ “vật cùng tắc phản”đã được người Trung Hoa cổ phát hiện từ trước đó.
Trong 64 quẻ Trùng quái, có quẻ Phục, được lý giải là “Phản phục kỳ Đạo”. Cũng
như nguyên lý “Dương cực Âm sinh, Âm cực Dương sinh” được thể hiện rõ trong
Thái cực đồ với điểm Thiếu Âm nằm trong lòng Lão Dương, điểm Thiếu Dương
nằm trong lòng Lão Âm. Phản phục là diễn biến tất yếu của sự vật trong vũ trụ này.
Quan sát các hiện tượng và vạn vật xung quanh ta sẽ thấy: Khi mặt trời lên cao
nhất cũng là lúc nó sắp ngả bóng, nước sông đạt đến đỉnh triều cường cũng là lúc
mực nước bắt đầu hạ, hoa nở rực rỡ nhất cũng là lúc hoa sắp tàn, quả chín mùi là
quả sắp rụng… Vạn vật tiêu trưởng, thịnh suy theo cơ chế tuần hoàn, góp phần duy
trì sự quân bình trong vũ trụ này. Xét theo lẽ đó, phản phục và quân bình vốn là hai
động thái của cùng một nguyên lý (Đạo). Sự đời có hợp ắt có tan, tan rồi lại hợp;
vạn vật được sinh ra, tràn khắp rồi cũng trở về với cội gốc của chúng. Vũ trụ không
ngừng biến động nhưng chưa bao giờ mất đi tính quân bình của nó.
Như vậy, Lão Tử cho rằng bất cứ vật nào cũng đều là thể thống nhất của 2 mặt đối
lập. Chúng ràng buộc nhau, bao hàm lẫn nhau. Trong vạn vật, các mặt đối lập
không chỉ thống nhất mà còn xung đột, đấu tranh, chuyển hóa lẫn nhau tạo ra sự
thay đổi, biến hóa không ngừng của vạn vật trong vũ trụ. Tuy nhiên, theo Lão Tử,
sự đấu tranh, chuyển hóa của các mặt đối lập này không làm xuất hiện cái mới, mà
theo vòng tuần hoàn khép kín. Ông nói, họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ náu
của họa; cái gì cong thì lại phẳng, trũng lại đầy, cũ lại mới…
Lão Tử khẳng định càng tách xa đạo, xã hội càng chứa đầy mâu thuẫn. Mâu
thuẫn là tai họa của xã hội. Ông viết: khi đạo lớn bị phá bỏ thì xuất hiện nhân –
nghĩa; khi trí tuệ ra đời thì sinh ra giả dối; khi nước loạn mới xuất hiện tôi
trung…(chương 18, ĐĐK) Vì vậy để xóa bỏ tai họa cho xã hội thì phải thủ tiêu mâu
thuẫn trong xã hội. Và theo ông thì mâu thuẫn xã hội được thủ tiêu bằng cách đẩy
mạnh một trong hai mặt đối lập để tạo ra sự chuyển hóa theo quy luật phản phục,
hay cắt bỏ một trong hai mặt đối lập để làm cho mặt đối lập kia tự mất đi theo quy
luật quân bình.
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 13
Tuy nhiên, theo phép biện chứng duy vật, thì mâu thuẫn chính là nguồn gốc của
sự vận động và phát triển. Lênin viết: “Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là có điều
kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập, bài trừ lẫn
nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, vận động là tuyệt đối.” Như vậy, triết
thuyết Đạo gia chủ trương thủ tiêu mâu thuẫn xã hội là đã đi ngược laị với sự vận
động khách quan, tất yếu của xã hội, thủ tiêu sự phát triển. Phép biện chứng của Lão
Tử mang tính chất máy móc. Vạn vật chỉ vận động tuần hoàn, lặp đi lặp lại một
cách buồn tẻ mà không có sự ra đời của cái mới, không có sự phát triển. Đây chính
là điểm hạn chế trong triết thuyết Đạo gia.
II. Đức trong triết thuyết Đạo gia:
1. Đức, sự trưởng thành của vạn vật
“Đạo sinh ra vạn vật, đức bao bọc, bồi dưỡng, nuôi lớn tới thành thục, che chở
mỗi vật…; vật chất khiến cho mỗi vật thành hình; hoàn cảnh khí hậu, thủy thổ hoàn
thành mỗi vật”(chương 51 Đạo Đức Kinh)
Theo Lão Tử, Đạo chỉ có công sinh ra vạn vật thôi; công nuôi dưỡng, che chở mỗi
vật cho tới lớn là Đức. Đức là một phần của Đạo: khi chưa hiển hiện trong mọi vật
thì là Đạo, khi đã hiển hiện rồi thì phần hiển hiện trong mỗi vật là Đức. Mỗi vật đều
có Đức, mà Đức của bất kỳ vật nào cũng từ Đạo mà ra, là một phần của Đạo, cho
nên Đức nuôi lớn mỗi vật mà luôn luôn tùy theo Đạo (“Khổng đức chi dung, duy
đạo thị tòng” – chương 21 Đạo Đức Kinh)
2. Đức, năng lực vận hành của Đạo:
Đức là năng lực vận hành của Đạo, thể hiện qua tiến trình vận động của vạn vật,
trong đó có hoạt động của con người chúng ta. Có rất nhiều cách lý giải về ý nghĩa
của thuật ngữ “Đức”: năng lực, phẩm hạnh, tiến trình cuộc sống… Tất cả các lý giải
ấy đều hàm ý rằng Đức có mối quan hệ mật thiết với dòng chảy của cuộc sống, với
năng lực sống và cung cách sống trong đời. Ngay cả cái tên của bộ Đạo Đức Kinh
cũng cho thấy ý niệm về Đức không tách rời khỏi Đạo, nguyên lý vận hành toàn bộ
dòng năng lực trong vũ trụ này. Đức không tách rời khỏi Đạo, năng lực không thể
tách rời khỏi quy luật vận hành của nó.
Chúng ta cũng có thể tìm hiểu ý nghĩa của Đức thông qua sự khác biệt trong cách
lý giải khái niệm Đạo giữa Đạo Lão và Đạo Khổng. Chú trọng đến Đạo làm người
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 14
trong đời, nhà Nho sử dụng thuật ngữ “Đức” theo khái niệm gần với tính cách và
phẩm hạnh; con người có thể trau dồi đức hạnh thông qua quá trình học tập và tu
thân dựa trên các nguyên tắc luân thường đạo lý. Chú trọng đến Đạo của Trời và
thiên tính nơi con người, Đạo gia hiểu Đức theo khái niệm năng lực vận hành của
Đạo; cái Đức tồn tại ở con người thể hiện qua đời sống hợp nhất với Đạo, một đời
sống bao hàm trọn vẹn mọi phẩm hạnh.
3. Cái Đức “Từ ái” của đất trời:
“Lấy từ ái mà tranh đấu thì thắng; lấy từ ái mà cố thủ thì vững; Trời muốn cứu ai,
lấy từ ái mà giúp cho” (Đạo Đức Kinh)
Đức là dạng năng lực huyễn vi, tinh tế và bao trùm vạn vật. Ở con người, Đức
biểu hiện qua nhiều phẩm hạnh, động thái và hành trạng, rõ ràng nhất là qua hạnh
“Từ ái”. Theo quan niệm của Đạo gia, Từ vốn là cái Đức bản nhiên, cái Đức của
đất trời.
Trời đất dung chứa vạn vật mà không phân biệt tốt xấu, ban phát nắng mưa và
phẩm vật cho muôn loài mà không phân biệt lành dữ. Cái đức Từ ấy không thiên vị
bởi lẽ Trời Đất không có tư tâm. Tốt xấu, lành dữ, thiện ác, phải trái, thân sơ, ân
oán, …đều là ý niệm phân biệt xuất phát từ lòng riêng, thông thường là xuất phát từ
lòng người. Tôn trọng Đạo của Trời, Đạo gia trân trọng một tình thương bao dung
cho tất cả, không dành riêng ai. Với tình thương ấy, kẻ hiểu Đạo “giúp người người
hối mà trở về, giúp vạn vật sống theo tự nhiên mà không dám mó tay vào”. Chủ
trương bất tranh, vô vi của Lão Tử, cũng như chủ trương thiên phóng của Trang Tử,
thể hiện rõ quan điểm này. Chương 49, Đạo Đức Kinh có viết: “ Thánh nhân không
có thành kiến, lấy lòng thiên hạ làm lòng mình. Với kẻ lành thì lấy lành mà ở, với kẻ
chẳng lành cũng lấy lành mà ở, nên được lành vậy. Với kẻ thành tín thì lấy thành
tín mà ở, với kẻ không thành tín cũng lấy thành tín mà ở, nên được thành tín vậy.
Thánh nhân lo cho thiên hạ mà không để lộ tấm lòng. Trăm họ đều trông theo.
Thánh nhân xem tất cả như con mình.”
Với quan niệm từ ái bao la và vô tư như thế, Đạo gia kịch liệt phản đối chiến
tranh, chính sách cai trị hà khắc và mọi hình thức bạo lực. Đạo vốn có Đức huyền
đồng, vượt lên trên mọi hình thức phân biệt đối đãi. Vạn vật trên cõi đời này, tuy có
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 15
hình thái tồn tại khác nhau, đều trân quý như nhau trong dòng chảy của cuộc sống,
đều xuất phát từ Đạo và sẽ trở về với Đạo.
Về điểm này, ta bắt gặp sự tương đồng giữa Đạo gia và quan niệm “chúng sanh
bình đẳng” của Phật gia. Phật giáo chủ trương phản đối chế độ đẳng cấp, tố cáo xã
hội bất công, đòi bình đẳng công bằng xã hội, khuyên chúng sinh luôn suy nghĩ về
điều thiện và làm điều thiện… Đây cũng là một giá trị tích cực mà tư tưởng Đạo
gia cũng như Phật gia mang lại cho thế nhân.
4. Hư tĩnh – cái Đức hoàn nguyên:
Đời sống của Đạo gia quy về chỗ hư tĩnh trong tâm hồn, nơi mà con người có thể
hợp nhất với Thiên Chân, chứng nghiệm mọi ý niệm về Đạo và Đức. Trang Tử viết:
“ Từ cái hư không của tâm thần mà phát ra ánh sáng; cái phúc lạc ở cả tong sự hư
tĩnh của tâm thần.” Hư tĩnh chính là con đường dẫn đến giác ngộ.
Tâm hồn con người cũng giống như mặt nước vậy, khi bình lặng thì yên lành và
trong sáng như gương, khi bị xáo động bởi dục vọng thì dậy sóng và mờ đục. Hãy
quán xét tâm hồn mình một cách chân thành và không xao lãng. Hãy học cách thư
giãn, tỉnh táo cảm nhận những xao động trong lòng mình, ngay từ khi chúng vừa
mới khởi lên cho đến khi chúng chìm lắng đi. Đừng hoảng sợ khi đối mặt với những
khoảng không trong lòng mình; hãy lặng lẽ nhận diện, chiêm nghiệm và sống với
cõi hư tĩnh ấy. Từ đó chúng ta sẽ nhận ra được con đường dẫn đến sự giác ngộ, tìm
đến được những bình yên trong tâm hồn. Đó là những giá trị mà Đạo gia mang lại
cho chúng ta.
Cuộc sống con người ngày nay luôn hối hả, chúng ta buộc phải nổ lực không
ngừng để có một cuộc sống thành đạt và hạnh phúc. Đôi khi chúng ta chạy qua cuộc
sống quá nhanh đến nỗi không còn nhiều thời gian để tự suy ngẫm về những điều
xung quanh. Chính vì vậy mà con người dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, khủng
hoảng với vô số ý tưởng lo toan trong cuộc sống choáng đầy tâm trí để rồi dẫn đến
căn bệnh thời đại là Streess, trầm cảm. Do đó, Thiền – dựa trên những nguyên lý
của Đạo (nhất là nguyên lý về sự hư tĩnh) ngày càng trở nên quen thuộc và gần gũi
hơn. Phương pháp Thiền giúp con người học cách tĩnh tâm, thư giãn để lấy lại sự
thăng bằng trong cuộc sống, từ đó có thể tiếp tục cuộc hành trình trong dòng đời hối
hả.
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 16
III. Nhân sinh quan, chính trị quan:
1. Thuyết vô vi:
Khi xuất phát từ nguyên lý Đạo pháp tự nhiên và mở rộng quan niệm về Đạo vào
lĩnh vực đời sống xã hội, Lão Tử xây dựng thuyết vô vi để trình bày quan điểm của
mình về các vấn đề nhân sinh và chính trị - xã hội.
Vô vi là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không gò ép trái với bản
tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên; là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để
không làm mất đức. Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư lợi thì mới nhận thấy Đạo; và
chi khi nhận thấy đạo mới có thể vô vi được.
Cuộc sống là một dòng chảy, có xu hướng và quy luật của riêng nó. Thay vì kình
chống lại, chúng ta nên nương theo dòng chảy ấy để thành tựu phần đời của mình.
Hành động thuận theo xu hướng tự nhiên là yếu tố then chốt để thành tựu mục đích
hiệu quả hơn cả. Vì thế, thay vì vội vã nỗ lực “làm một điều gì đó”, chúng ta nên
tỉnh táo nhận định sự việc, cảm nhận các thế lực và xu hướng diễn biến của thực tại
trước mắt. Đừng kình chống hoặc đi ngược lại xu thế tự nhiên. Hãy nhu thuận, khéo
léo hoà hợp năng lực bản thân với các thế lực tự nhiên để thành tựu mục đích của
mình. Xét theo lẽ đó, vô vi là nhu thuận để sự vật được thành tựu một cách tự nhiên.
Chủ trương vô vi được hình thành dựa trên niềm tin thâm sâu đối với bản năng tự
nhiên và lẽ huyền diệu của tạo hoá. Mỗi tiến trình biến động trong tự nhiên đều có
mục đích và động cơ riêng của nó; thiên tính nơi mỗi cá nhân lại có khả năng cảm
nhận huyền cơ của đất trời. Với chủ trương vô vi, con người có thể hoàn thiện nhận
thức của mình, đồng thời góp phần phát huy năng lực sáng tạo tiềm tàng trong mỗi
tiến trình vận động ở cõi đời sinh hoá triền miên này.
Đạo gia chú trọng giữ tâm hư tĩnh và điềm đạm; kẻ hiểu đạo vô vi không hành
động để thực hiện những việc “chẳng đặng đừng”, hành động với cái tâm điềm
nhiên, vượt lên trên mọi vướng mắc và mong cầu. Nói cách khác, hành động theo
chủ trương vô vi là hành động không cố chấp và không thái quá. Điều này đòi hỏi
người hành đồng theo chủ trương vô vi phải nắm bắt được quy luật tiến triển của sự
việc.
Đối lập với vô vi là hữu vi. Hữu vi là sống và hành động không theo lẽ tự nhiên,
là đem áp đặt ý chí của mình vào sự vật, là can thiệp vào đất trời. Lão tử phản đối
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 17
mọi chủ trương hữu vi, vì ông cho rằng hữu vi chỉ làm xáo trộn trật tự tự nhiên vốn
mang tính điều hoà, làm mất bản tính tự nhiên của con người, dẫn đến sự xa lánh và
làm mất đạo.
Vì lấy vô làm gốc, Lão Tử khuyên chúng ta vô vi, vô ngôn, vô dục, vô dục, vô sự;
cũng chính vì lấy “vô” làm gốc nên ông mới chủ trương “tuyệt học”, “tuyệt thánh
khí trí”; cũng chính vì lấy “vô” làm gốc nên ông mới trọng sự hư tĩnh, tinh thần bất
tranh và ông mới trọng sự hư tĩnh, tinh thần bất tranh và ông mới “ngoại kỳ thân,
hậu kỳ thân”. Một nửa nhân sinh quan, chính trị quan của ông chính là được xây
dựng trên chữ “vô” này.
2. Đạo ở đời:
Lấy vũ trụ quan về Đạo làm cơ sở và áp dụng Đức, tức là vận dụng Đạo vào cuộc
sống đời thường, đó là phong thái sống theo Đạo. Cuộc đời cứ thế tự nhiên mà
sống. Bên ngoài thì mộc mạc nhàn nhã, bên trong thì phong phú thâm hậu vì luôn
luôn tươi mới theo vận hành của thiên nhiên.
Đây là một lối sống tự nhiên, không dựa vào lý trí , cũng không dựa vào tri thức.
Ta nên trọng “tốn” và “tĩnh”. “Tốn” là khiêm tốn, không mong phát đạt đến cực
điểm. Hễ hơi quá thì phải giảm rút ngay. Tĩnh là ung dung nhàn nhã, là vô vi. Cứ
thuận theo tự nhiên, đừng ra tay tạo thời thế, vì không thể nào chuyển được cơ trời.
Người hiểu đạo thì lúc nào cũng giữ thân hèn mọn. Thông minh thánh trí thì nên
sống như kẻ ngu ngơ đần độn. Không tranh đua với người khác. Minh triết là an
mệnh, giữ sự thinh lặng, sống lặng lẽ với thiên nhiên, không ôm hết vào mình,
không tích luỹ của cải, nên cho kẻ khác những cái mình có.
Triết thuyết của Đạo gia hướng con người trở về với bản tánh của mình. Thực tế,
bản tánh thiên chân của chúng ta vẫn hằng tồn tại, chỉ bị mê mờ khuất lấp bởi dục
vọng, ảo tưởng với bao nỗi lo toan trong cuộc sống bề bộn đời thường. Bên cạnh đó,
sự phát triển liên tục và ồ ạt của các hình thức khái niệm ngôn từ trí xảo cũng là
chướng ngại rất lớn đối với kẻ học Đạo. Bản thân kiên thức không phải là sự hiểu
biết minh triết. Lão Tử viết: “Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân, nghĩa; trí xảo xuất
hiện rồi mới có trá nguỵ; gia đình (cha mẹ, anh em, vợ chồng) bất hoà rồi mới sinh
ra hiếu, từ; nước nhà rối loạn mới có tôi trung” (chương 18, Đạo Đức Kinh). Ông
lật ngược nền luân lý của Khổng Tử, chê những đức nhân, nghĩa, lễ trí tín, và trung
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 18
hiếu của Khổng. Bởi lẽ: “ Đạo mất rồi sau mới có đức; Đức mất rồi sau mới có
nhân, nhân mất rồi sau mới có nghĩa; nghĩa mất rồi sau mới có lễ. Lễ là biểu hiện sự
suy vi của sự trung hậu thành tín, là đầu mối của sự hỗn loạn. Dùng trí tuệ mà tính
toán trước thì chỉ là cái loè loẹt của đạo, là nguồn gốc của ngu muội”.
Lão Tử là người chủ trương “quả dục”. Theo ông, càng biết nhiều thì con người
càng ham muốn nhiều và khi biết nhiều thì càng có khả năng thoả mãn dục vọng
của mình. Cứ thế không biết thế nào là đủ, mà cũng không thể ngừng được. Cho
nên sống trong đời cần nhất phải biết từ bỏ những ước muốn thái quá, nên “thiểu tư,
quả dục”, sống đời sống tri túc, giản dị, huyền đồng, phù hợp với các quy luật vận
hành của Đạo.
Sở hữu và tích trữ quá nhiều của cải là nguyên nhân phát sinh lo lắng và mất mát.
Tài sản có giá trị khiến người chủ sở hữu phải luôn bận tâm gìn giữ, bởi lẽ đó cũng
là thứ kẻ khác thèm muốn.Thói thường người ta không đau khổ vì sự thiếu thốn của
mình mà đau khổ chính vì sự dư thừa của người khác. Người hiểu Đạo thì cần phải
biết đủ và biết dừng, bởi vì: “Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cữu”
(Biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy mà còn có thể lâu dài vậy.)
• Nước – Biểu tượng của Đạo:
Nhân sinh quan của Lão là thuận theo Đạo. Đối với mình thì quả dục, phản phác;
đối với người thì khiêm nhu. Phác và nhu đều là những tính của đạo. Về cách đối
nhân xử thế, Lão chủ trương khiêm nhu. Nhu nhược theo ý Lão không phải là thiếu
ý chí, ai bảo sao theo vậy, mà có nghĩa là đừng cưỡng lại quy luật tự nhiên của tạo
hoá. Nhu thắng cương, nhược thắng cường. Sống như nhước. Nước làm lợi cho mọi
vật mà không tranh giành, ở chỗ thấp trũng không người nào thích. Trong thiên hạ
không có gì mềm yếu như nước, nhưng dùng để công phá những cái chắc mạnh thì
cũng không có gì mạnh hơn nước cả. Xét theo lẽ đó, cái đức nhu thuận thật to lớn;
nhu thuận không chỉ là mềm yếu mà còn là kiên định, là tri thức minh triết xuất phát
từ Đạo.
Nước, một hình thái vật chất thiết yếu của sự sống, được các bậc thánh triết của
Đạo gia xem như hình ảnh biểu tượng của Đạo. Nước có nhiều tính chất đặc biệt
khiến nó trở thành một hình thái vật chất “độc nhất vô nhị” trên Trái Đất. Nước
không màu, trong suốt, phản chiếu ánh sáng lại cho phép ánh sáng xuyên thấu.
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 19
Giông như hư không, nước có khả năng dung chứa và thẩm thấu gần như hoàn hảo.
Khi bị khuấy động, nước nổi sóng cuốn bụi trần và hóa đục; khi sóng yên gió lặng,
nước thả bụi trần lắng xuống đáy rồi nước lại trong suốt. Tâm hồn con người cũng
như thế. Khi lo lắng hay bận rộn vì công việc, tâm hồn sẽ bị khuấy động với vô số ý
nghĩ, năng lực nhận thức sẽ bị phân tán và rối loạn khiến sự việc trước mắt trở nên
mù mờ đi. Trang Tử viết: “Người ta không soi bóng vào một dòng nước chảy mà
vào một dòng nước đứng. Vậy thì chỉ có cái gì ngưng lặng mới làm cho người khác
ngưng lặng được… Nước thật yên lặng thì mực nước bình, vì vậy nó có thể làm
chuẩn tắc cho mọi việc…” Đạo gia khuyên ta giữ tâm hư tĩnh cốt để giữ thần trí
sáng suốt; người ta chỉ có thể ngộ được Đạo khi tâm thần đạt đến mức bình lặng
hoán toàn.
Nước rất linh động, có thể thích ứng với mọi hình thứa của vật chứa, nhưng cũng
rất ổn định. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; nước vẫn là nước, không hề đánh mất đi
bản chất của nó. Gặp lạnh thì đông cứng, gặp nóng thì bốc hơi; nước vẫn là nước,
không hề thay đổi tính chất hóa học của nó. Đạo cũng thế, hòa hợp muôn vật mà
không dừng lại ở một hình thái cố định nào cả, lưu chuyển biến hóa không ngừng
mà Đức của nó chẳng hề suy chuyển. Cách ứng xử ở đời theo Đạo là linh động và
biến hóa như nước vậy: tri mệnh an thời, ứng cơ lợi vật mà chẳng mê mờ thiên tính.
Nước có khuynh hướng chảy dồn về chỗ thấp, tái lập thế quân bình, thể hiện Đức
huyền đồng của Đạo. Lên trên làm mưa móc, xuống dưới làm sông lạch, nước tưới
gội và thấm nhuần vạn vật, không thiên lệch cũng không cạnh tranh (nhu thuận).
Cho nên bậc thánh nhân đắc Đạo giống như nước, “bất cảm vi thiên hạ tiên, cố
năng thành khí trưởng”, khiêm hòa và lặng lẽ ứng cơ lợi vật, thành tựu đạo hạnh
của mình.
Ö Như vậy, triết lý Đạo gia, sống ở đời phải nên ung dung tự tại như nước
chảy, linh động mà không biến chất, nhu thuận mà kiên định, khiêm hòa mà
đức độ. Đó là cách sống hòa hợp với tự nhiên và rất gần với Đạo.
3. Đạo trị nước:
a. Chống xã hội đương thời:
Theo nhận xét của các nhà xã hội học, thời Xuân Thu Chiến Quốc là lúc Trung
Quốc bước vào giai đoạn xã hội biến thiên trọng đại. Khi một con người cảm khó
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 20
thich ứng với cuộc diện thay đổi trọng đại đó, họ sẽ phản ứng ra sao? Phương thức
của nhà Nho, đứng đầu là Khổng Tử, Mạnh Tử, một mặt mong muốn trở lại với quy
phạm hành vi nguyên thủy, duy trì các quy tắc dưới chế độ phong kiến nhà Chu;
mặt khác sáng tạo nấc thang giá trị mới, mong được xã hội công nhận, như cố súy,
đề cao đức tính Nhân Ái và luân lý Trung Hiếu. Còn phương thức của Đạo Gia,
đứng đầu là Lão Tử, gồm cả Trang Tử sau này, thì bài bác, chống phá trật tự xã hội
hiện hữu bằng hành vi tích cực và cả tiêu cực như đặt mình ra ngoài vòng xã hội đó,
đi ẩn náu, mai danh lánh nạn… Xuyên qua lời nói và trước tác (như Đạo Đức Kinh
), ta thấy Lão Tử luôn giữ thái độ đả kích tập tục và chế độ xã hội đương thời, khiến
cho tư tưởng và hành vi của Lão đều trở nên trái ngược với tình trạng thực tế trong
lúc đó. Lúc đó là thời đại hiếu chiến, nước nào cũng lo tăng cường binh bị thì Lão
Tử bảo rằng: “Giai binh giả bất tường chi khí” (Quân lực mạnh, là thứ chẳng lành),
và rằng: “Dĩ Đạo tá nhân chủ giả, bất dĩ binh cưỡng thiên hạ”. (Kẻ biết dùng Đạo
mà phò chúa, thì chẳng lấy chiến tranh làm phương tiện, để cưỡng bức thiên hạ).
Đang lúc phần tử trí thức đua nhau chu du liệt quốc, ai nấy cố gắng thuyết phục vua
chúa các nước chấp nhận ý kiến của mình, mong có thể làm được cái gì đó, thì Lão
Tử lớn tiếng cảnh cáo họ rằng: “Thủ thiên hạ thường dĩ vô kỳ sự, kịp kỳ hữu sự, bất
túc dĩ thủ thiên hạ”. (Được thiên hạ thường là chẳng gây nên chuyện, nếu đã gây
nên chuyện, nếu đã gây nên chuyện, thì không đủ tư cách để được thiên hạ). Đó là
lý tưởng chính trị trong thuyết “Vô vi” của Lão Tử.
b. Đường lối chính trị:
Về đường lối trị nước an dân, quan điểm của Lão Tử hoàn toàn đối lập với quan
điểm của Khổng Tử. Lão Tử cho rằng hành động hay nhất là đừng can thiệp đến
việc đời; nhưng, nếu đời cần ta phải làm thì ta hãy “làm cái không làm” một cách
kín đáo, khéo léo. Ông coi đây là giải pháp an bang tế thế. Ông viết: Chính phủ yên
tĩnh vô vi thì dân sẽ biến thành chất phác, chính phủ tích cực làm việc thì dân đầy
tai họa.
Chủ trương vô vi có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và cả
trong lĩnh vực trị quốc an dân. Điều này được thể hiện rõ trong tác phẩm Đạo Đức
Kinh. Theo Lão Tử, một xã hội lý tưởng tồn tại trong một quốc gia nhỏ với số dân ít
(tiểu quốc, quả dân), nơi mà người dân có thể sống yên vui với cái ăn, đồ mặc, chốn
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 21
ở và phong tục của mình. Để xây dựng một xã hội như thế, nhà cầm quyền nên hạn
chế ban hành những pháp lệnh trí xảo, phiền toái và đa đoan, có thể khiến nhân tâm
rối loạn. Trị nước lớn chẳng khác gì nấu cá nhỏ (trị đại quốc nhược phanh tiểu
tiên), càng ít tác động đến càng tốt. Vả chăng, thiên hạ là món đồ thần, chẳng ai có
thể sử dụng nó theo ý riêng của mình cả (Thiên hạ thần khí bất khả vi dã).
Trong khi Khổng, Mặc đều cho sự dạy dân là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà
cầm quyền, cho nên có danh từ “chính giáo”, hễ nói tới chính trị (trị dân) thì phải
nói tới giáo dân (dạy dân); mà dạy dân thì dùng lễ, nhạc và giảng cho dân đạo nhân
nghĩa, hiếu trung. Lão Tử thì ngược lại bảo: “Thánh nhân xử sự theo thái độ vô vi,
dùng thuật không nói mà dạy dỗ.” Dạy dỗ bằng cách không nói là để cho vạn vật
sinh trưởng mà không can thiệp vào. Từ xưa tới nay, chưa ai tin ở bản tính của con
người bằng Lão Tử.
Về kinh tế, Lão Tử chủ trương chính sách tự do, giảm thuế . Dân chỉ cần no bụng,
ấm thân, ở yên, cho nên ngoài việc trồng trọt và nuôi tằm, chỉ chế tạo vài đồ dùng
thật cần thiết như lưỡi cày, dao búa, chén bát… Dù có thuyền xe cũng không ngồi,
có khí cụ gấp chục gấp trăm sức người cũng không dùng. Vậy là công nghiệp giảm
tới mức tối thiểu, mà thương nghiệp không cần thiết, chỉ trao đổi hiện vật với nhau
là đủ.
Về võ bị, Lão Tử chủ trương bất tranh thì tất nhiên phản chiến hơn ai hết. Dù có
mạnh lên một thời thì rồi cũng suy, cường tráng thì rồi cũng già, đó là quy luật phản
phục, luân phiên của các tương phản.
Khổng Tử cho vô vi là vua phải cảm hóa dân bằng đức của mình, dạy dân bằng lễ,
nhạc, ít dùng hình pháp. Lão tử cho vô vi là để cho dân thuận theo tự nhiên mà
sống, không can thiệp vào đời sống của dân, nhưng vẫn coi chừng, ngăn chặn dân
có lòng dục, vẫn giữ chính phủ, chỉ giảm tới mức tối thiểu thôi. Trang Tử chủ
trương phải bỏ chính phủ đi, để cho dân hoàn toàn tự do, cứ theo bản năng mà sống,
vì dân tự biết cái họa để tránh, không ai được theo ý riêng của mình mà ép buộc
dân, ngay đến việc hướng dẫn dân cũng không nên nữa. Còn Hàn Phi Tử thì cho vô
vi là vua chỉ trị quan lại chứ không trị dân, bắt quan lại làm hết, mình không làm gì
cả; mà muốn vậy thì phải đặ ra hình pháp nghiêm khắc, dùng thuật để bắt quan lại
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 22
và dân theo ý mình, không làm phản mình; như vậy hiểu theo Lão thì quan điểm
của Hàn là cực hữu vi chứ không phải vô vi.
Khổng Tử đưa ra thuyết chính danh là có ý buộc ông vua làm tròn sứ mạng ông
vua và có tư cách ông vua, nghĩa là phải yêu dân, lo cho dân đủ ăn, dạy dỗ dân, phải
kính cẩn giữ mình mà làm việc thì giản dị. Nếu Khổng Tử đòi hỏi người trị vì thiên
hạ phải là bậc Thánh nhân với các phẩm chất đạo đức như nhân, lễ, nghĩa, trí…; thì
Lão Tử chủ trương bậc Thánh nhân trị vì thiên hạ phải bằng lẽ tự nhiên của đạo vô
vi. Nếu Khổng Tử đchu3 trương xây dựng xã hội đại đồng , thì Lão Tử chủ trương
xóa bỏ hết mọi ràng buộc về mặt đạo đức, pháp luật đối với con người để trả lại cho
con người cái bản tính tự nhiên vốn có của nó. Lão mơ ước đưa xã hội về thời đại
nguyên thủy chất phác. Ông chủ trương xây dựng “nước nhỏ, dân ít”, mọi người
sống theo tự nhiên, tuy có vua nhưng vua cũng sống như người khác, không can
thiệp vào đời sống của ai cả. Lão không muốn thống nhất thiên hạ. điều này trái
ngược hẳn với chủ trương của Khổng Mạnh, Mặc Tử, và Pháp gia, ngược hẳn với
xu thế thời đại.
4. Giá trị và hạn chế:
Xét chung, đúng là con người càng văn minh càng gian trá, lòng dục càng tăng, sự
cạnh tranh để sinh tồn càng khốc liệt. Cái “phác” của người sơ khai, có điểm khả ái
thật, nhưng bảo họ là con người lý tưởng, đáng quý hơn những người mà chúng ta
gọi là đạo đức; rồi kết luện rằng phải “tuyệt thánh khí trí”, bỏ hết nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín, bỏ học, bỏ văn tự đi, dùng trở lại lối “thắt nút” thì thật là là vô lý.
Loài người không chỉ có nhu cầu ăn no, mặc ấm, mà còn có nhu cầu ăn ngon, mặc
đẹp, hiểu biết thêm, sáng tạo một cái gì. Bảo người trị dân chỉ nên làm cho dân
“lòng thì như hư tĩnh, bụng thì no, tâm chí thì yếu, xương cốt thì mạnh” là không
cận nhân tình.
Vả lại đã chủ trương vô vi sao còn đề nghị xóa bỏ văn minh đi. Làm sao xóa bỏ
được? Phá hủy hết từ lâu đài, cầu cống, đồ dùng, máy móc, tới sách vở, chữ nghĩa,
vải vóc, xe, ngựa… chăng? Dù cho có được đi nữa thì sống như người nguyên thủy
một thời gian, con người lại tiếp tục tìm tòi, sáng kiến, lần lần tạo nên một nền văn
minh mới. Như vậy là không thực tế.
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 23
Triết lý khiêm nhu, bất tranh rất có hại, đưa tới sự diệt thân mình và diệt chủng.
Nó cũng trái với tự nhiên, với bản năng tự vệ của con người. Muốn hoàn toàn theo
tự nhiên, theo đạo thì đáng lẽ phải tán thành sự tự do cạnh tranh, vì luật cạnh tranh
để sinh tồn là một luật tự nhiên.
Triết thuyết Đạo gia có những điểm hạn chế, nhưng xét ra trong thời Chiến quốc
loạn lạc, vì thói đa dục, xảo trá, tranh nhau; Lão Tử thấy cái hại của văn minh, của
chính sách hữu vi quá đáng, nên ông phản động lại, bảo cứ theo hướng cũ thì xã hội
càng loạn thêm, phải đổi hướng đi, và ông chỉ cho ta cái hướng ngược lại: phải sống
đơn giản, bớt dục vọng, xảo trá, mà nhường nhịn lẫn nhau, đừng tranh giành nhau,
tôn trọng tự do của nhau. Đạo của Lão Tử vạch một lối thoát cho những ai, là kẻ bất
mãn thế cuộc nhiễu nhương, đầy cạm bẫy như thời Xuân Thu Chiến Quốc, có được
một lẽ sống riêng, hợp với bản chất chân thật của mình. Đồng thời tránh được lối
phản kháng bằng hành động phạm pháp cá nhân, hoặc bạo lực tập thể, khiến cho xã
hội mà mình đã bất mãn càng thêm hỗn loạn, rối ren. Đó là giá trị về xã hội.
Phần chính trị không phải là phần quan trọng trong học thuyết Lão Tử. Nhưng tư
tưởng bình đẳng “trọng người thấp hèn, yêu người đần độn”, tự do, ít can thiệp vào
đời sống của dân chúng, trọng hòa bình, không tranh giàn, gây hấn với nhau, mà
nhường nhịn nhau tấm lòng khoan dung (dĩ đức báo oán), thương kẻ nghèo (ai là
người có dư mà cấp thêm cho người thiếu thốn trong thiên hạ đây?) và nếp sống tự
nhiên, giản dị, tri túc, thanh tĩnh… đó mới là những giá trị nhân bản rất cao, không
triết gia chân chính nào không muốn hướng tới. Chúng có một sức mạnh thu hút
con người, khiến con người hướng thượng, cao cả hơn, trong sạch hơn, vừa lãng
mạn, vừa nên thơ. Sức hấp dẫn của học thuyết Lão Tử chính là ở đó.
Tuy nhiên, thuyết vô vi của Lão Tử dễ bị người ta mượn cớ trốn tránh trách
nhiệm, nhất là những người công chứa ăn lương nhà nước, lại có tâm lý tiêu cực, họ
bảo nhau: “Ít làm ít lỗi, chẳng làm thì không có lỗi.”
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 24
KẾT LUẬN
Cùng với Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và những triết lý của nó đã có ảnh hưởng
sâu sắc tới đời sống văn hóa của dân tộc Trung Hoa và được lưu truyền rộng rãi
sang các quốc gia lân cận như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản…cũng như nhiều
quốc gia khác trên thế giới.
Triết lý Đạo gia không chỉ dành riêng cho những bậc tu sĩ hay những ẩn sĩ lánh
đời. Trên tất cả, đó là triết lý về sự sống. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, bên
cạnh những ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hiện đại, con người lại muốn quay về với
cái tâm thuần phác và hư tĩnh của bản thân. Và triết lý Đạo gia hướng chúng ta đến
với phần cốt lõi của sự sống vốn luôn hiện hữu trong mỗi người. Tuy nhiên, bất cứ
một học thuyết nào cũng đếu có cái ưu và cái nhược. Cho nên, điều chính yếu là
phải hiểu rõ học thuyết đó để vận dụng cho đúng. Loại bỏ cái tiêu cực, phát huy cái
tích cực là góp phần xây dựng nên những giá trị văn hóa tươi đẹp trong kho tàng
văn hóa của nhân loại.
Triết học Đạo gia GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền – Cao học K19 – Đêm 1 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại cương lịch sử triết học – Khoa Triết học, Đại học Kinh Tế Tp.HCM –
NXB Tổng Hợp, năm 2003.
2. Lão Tử, Đạo Đức Kinh – Nguyễn Hiến Lê – NXB Văn Hóa Thông Tin, năm
2006.
3. Trang Tử tinh hoa – Nguyễn Duy Cần – NXB Thanh Niên, năm 2006.
4. Đạo, nguyên lý sống hòa hợp và quân bình – C.Alexander Simpkins &
Annellen Simpkins, Thanh Chân dịch – NXB Mũi Cà Mau, năm 2004.
5. Sử ký Tư Mã Thiên – Phan Ngọc dịch – NXB Văn Học, năm 2003.
6. Các nguồn thông tin khác từ Internet.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- detai5_nguyenthingochien_d1k19_027.pdf