kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG NĂM 2011"
Trong những năm gần đây tỷ giá biến động bất ổn dẫn đến rủi ro tỷ giá mà các doanh nghiệp, các ngân hàng và các nhà đầu tư gặp phải luôn ở mức cao. Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vẫn còn để lại nhiều hậu quả nặng nề với sự sụp đổ của hàng loạt các định chế tài chính lớn. Điều này khiến đồng USD và các ngoại tệ mạnh khác như EUR, GBP, JPY biến động mạnh, gây ra nhiều rủi ro, khiến cho các định chế tài chính, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp tổn thất nhiều chi phí. Vấn đề quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tỷ giá trở nên cấp thiết và được tất cả mọi chủ thể tham gia thị trường tài chính quan tâm. Trước tình hình đó, công cụ phái sinh tiền tệ đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hạn chế những thua lỗ có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các chủ thể. Doanh số giao dịch trên thị trường tập trung cũng như thị trương OTC trên toàn thế giới liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiệp vụ này chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây và mới chỉ được áp dụng ở một số NHTM lớn, trong khi rủi ro tỷ giá ngày càng tăng cao, và xuất hiện với tất cả mọi chủ thể. Do vậy, để có thể tìm hiểu sâu hơn việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá trên thế giới, từ đó góp phần vào việc phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH 4
1.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ 4
1.1.1. Định nghĩa tỷ giá. 4
1.1.2. Phân loại tỷ giá. 5
1.1.2.1. Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá. 5
1.1.2.2. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 5
1.1.3. Các phương pháp yết tỷ giá. 6
1.1.3.3. Yết tỷ giá trong thực tế. 7
1.1.4. Sự biến động tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng. 7
1.2. Rủi ro tỷ giá. 8
1.2.1. Khái niệm rủi ro tỷ giá. 8
1.2.2. Trạng thái ngoại tệ. 10
1.2.2.1. Các khái niệm liên quan đến trạng thái ngoại tệ. 10
1.2.2.2. Ý nghĩa việc xác định trạng thái ngoại tệ. 11
1.3. Các công cụ phái sinh tiền tệ. 14
1.3.1. Khái niệm 14
1.3.2. Các công cụ phái sinh tiền tệ. 15
1.3.2.1. Hợp đồng kỳ hạn. 15
1.3.2.2. Hợp đồng tương lai 24
1.3.2.3. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ. 27
1.3.2.4. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ. 31
CHƯƠNG II 36
2.1. THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ 36
2.1.1. Diễn biến tỷ giá của đồng USD từ 2005 – 2010. 36
2.1.2. Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Mỹ. 41
2.1.2.1. Từ năm 2005 đến cuối năm 2007. 41
2.1.2.2. Từ năm 2008 đến cuối năm 2010. 44
2.2. THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 48
2.2.1. Diễn biến tỷ giá của đồng EUR từ 2006 – 2010. 48
2.2.2. Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Châu Âu. 52
2.2.2.1. Từ năm 2005 đến cuối năm 2007. 52
2.2.2.2. Từ năm 2008 đến cuối năm 2010. 53
2.3. THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 54
2.3.1. Diễn biến tỷ giá của đồng JPY từ 2006 – 2010. 54
2.3.2. Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Nhật Bản. 58
2.3.2.1. Từ năm 2005 đến cuối năm 2007. 58
2.3.2.2. Từ năm 2008 đến năm 2010. 62
CHƯƠNG III 65
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ. 65
3.1. DIỄN BIẾN TỶ GIÁ GIỮA MỘT SỐ NGOẠI TỆ MẠNH VÀ VNĐ TỪ 2006 – 2010 65
3.1.1. Giai đoạn 2005 – 2007. 65
3.1.2. Giai đoạn 2008 – 2010. 66
3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM TỪ 2006 - 2010. 69
3.2.1. Sử dụng hợp đồng kì hạn. 69
3.2.1.1. Cơ sở pháp lý. 69
3.2.1.2. Xác định tỷ giá kỳ hạn. 71
3.2.1.3. Doanh số giao dịch. 73
Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại tệ Eximbank. 75
3.2.2. Sử dụng hợp đồng hoán đổi 76
3.2.2.1. Cơ sở pháp lý. 76
3.2.2.2. Tỷ giá hoán đổi 77
3.2.2. Doanh số giao dịch. 78
Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng VCB. 79
3.2.3. Sử dụng hợp đồng quyền chọn. 79
3.2.3.1. Cơ sở pháp lý. 79
3.2.3.2. Về phía ngân hàng tham gia. 80
3.2.3.3. Về doanh số giao dịch. 81
3.2.3.4. Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ) 81
3.2.4. Đánh giá tình hình áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỉ giá ở Việt Nam 84
3.2.4.1. Nguyên nhân. 84
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 86
3.3.1.Với NHNN-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------*+. 86
3.3.2. Với NHTM 86
3.3.3. Với doanh nghiệp. 88
KẾT LUẬN 90
Danh mục tài liệu tham khảo. 91
97 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3322 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – Thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm và sự bằng nhau giữa lãi suất của Nhật và nước ngoài khiến cho đồng JPY tăng giá so với các ngoại tệ mạnh. Ngày 30 tháng 12, đồng JPY tăng 15% so với đồng USD, tỷ giá USD/JPY hôm đó là 85 JPY.
Biều đồ 2.14. Sự biến động tỷ giá JPY so với một số đồng tiền mạnh năm 2008
Nguồn: www.x-rates.com
Trong năm 2009, đồng Yên tiếp tục đà tăng từ quý III năm 2008. Nó được giao dịch quanh mốc 95 – 100 JPY đổi 1 USD vào tháng 1 năm 2009 và từ 90 JPY đổi 1 USD vào tháng 2. Sau tháng 3, nhiều nhà đầu tư chuyển đổi khoản tiền từ JPY sang các đồng tiền có lợi suất cao hơn do sự chấp nhận rủi ro của họ tăng lên. Điều này khiến đồng JPY tăng giá mạnh. Đến tháng 11, đồng Yên đã tăng khoảng 13% so với đầu năm, đạt mức 84 – 85 JPY đổi 1 USD, mức cao nhất kể từ năm 1995. Ngày 27 tháng 11, tỷ giá USD/JPY là 84,82.
Năm 2010, đồng Yên tăng giá đáng kể so với đồng EUR, do những lo ngại về tình hình tài chính công ở Châu Âu. Tỷ giá USD/JPY ổn đinh hơn trong giai đoạn đầu, tuy nhiên sau đó giảm còn 90 JPY, do mức lãi suất ở Mỹ được điều chỉnh hạ. Đến 15 tháng 9, đồng Yên tăng giá lên mức 83 JPY đổi 1 USD. Lúc này Chính phủ và Ngân hàng Trung ương đã tiến hành can thiệp lên thị trường ngoại hối lần đầu tiên sau 6 năm. Phản ứng trước quyết định này, đồng Yên giảm giá xuống còn 84 – 85 JPY đổi 1 USD. Từ tháng 11, lãi suất cơ bản ở Mỹ tăng, nền kinh tế Mỹ cũng cho thấy những dấu hiệu phục hồi. Điều này dẫn tới đồng dollar tăng giá, và làm đồng Yên giảm giá xuống còn mức 84 – 85 JPY đổi 1 USD. Đến cuối năm 2010, do lãi suất dài hạn của Mỹ vẫn giữ nguyên, cặp tỷ giá USD/JPY dao động nhẹ.
Biều đồ 2.15. Sự biến động tỷ giá JPY so với một số đồng tiền mạnh năm 2010
Nguồn: www.x-rates.com
2.3.2. Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Nhật Bản
2.3.2.1. Từ năm 2005 đến cuối năm 2007
Trong giai đoạn này, tổng giá trị các hợp đồng phái sinh tiền tệ đạt 3,5 nghìn tỷ USD, tăng thêm 44% so với tổng giá trị của 3 năm trước.
Biều đồ 2.16. Tổng doanh thu của từng công cụ phái sinh tiền tệ trên thị trường ngoại hối Nhật từ 1998 - 2010
Nguồn: Bank of Japan - Financial Market Report, 2010.
Đồng USD và đồng Yên được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất, với lần lượt là 45,1 và 42,9% tổng số hợp đồng giao dịch trên thị trường. Các hợp đồng mua bán các loại tiền tệ khác ngoài USD, JPY và EUR chỉ chiểm 6,1%, đã tăng 2,3% so với năm 2005.
Biều đồ 2.17. Tỷ lệ công cụ phái sinh trên thị trường OTC của Nhật theo loại tiền tệ ghi danh năm 2006
Nguồn: Bank of Japan - Financial Market Report, 2006.
Trên thị trường, các hợp đồng phái sinh có thời gian đáo hạn ngắn tiếp tục chiếm đa số. 64,5% số hợp đồng có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở xuống, giảm một chút so với mức 74,2% của năm 2005. Những hợp đồng có thời gian đáo hạn dài được các nhà đầu tư sử dụng nhiều hơn so với năm 2005, chiếm 22,5% với những hợp đồng thời hạn từ 1 – 5 năm, và 13% với những hợp đồng thời hạn trên 5 năm.
Biều đồ 2.18. Tỷ lệ công cụ phái sinh trên thị trường OTC của Nhật theo thời gian đáo hạn năm 2006
Nguồn: Bank of Japan - Financial Market Report, 2006.
Thị trường Nhật là một trong những thị trường giao dịch hợp đồng tương lai sôi động nhất thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Doanh số hợp đồng tương lai liên tục tăng trong hai năm 2005 và 2006, sau đó biến động nhẹ vào năm 2007. Tổng doanh số hợp đồng tương lai thời kỳ này lần lượt là 133,8 tỷ USD vào năm 2005, 282,7 tỷ USD vào năm 2006 và 282,8 tỷ USD vào năm 2007.
Bảng 2.5. Doanh thu hợp đồng phái sinh tiền tệ trên sở giao dịch tại thị trường Nhật Bản từ 2005 - 2007
Năm
Hợp
đồng
2005
2006
2007
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Tương lai
29.6
33.6
35.3
35.3
35.1
58.7
79.9
109.3
44.8
46.1
82.4
108.9
Quyền chọn
__
__
__
__
__
__
__
__
__
__
__
__
Nguồn: BIS Quaterly Review Statistical Annex, March, 2008
2.3.2.2. Từ năm 2008 đến năm 2010
Tổng giá trị các hợp đồng phái sinh trên thị trường ngoại hối đạt 4,7 nghìn tỷ USD, tăng thêm 32,8% so với giai đoạn trước đó.
Các công cụ phái sinh đồng Yên không còn được các nhà đầu tư sử dụng nhiều như kỳ trước. Trong các giao dịch trên thị trường, các giao dịch bằng đồng Yên chỉ chiếm 35,3%, trong khi kỳ trước con số này là 42,9%. Đồng dollar tiếp tục chiếm được sự ưu tiên của các nhà đầu tư khi chiếm gần 47% tổng các giao dịch trên thị trường, tăng thêm khoảng 2% so với năm 2007. Các đồng tiền khác ngoài USD, JPY và EUR cũng tăng số lượng giao dịch, từ mức 6,1% lên mức 10,6% trong kỳ này.
Biều đồ 2.19. Tỷ lệ công cụ phái sinh trên thị trường OTC của Nhật theo loại tiền tệ ghi danh năm 2010
Nguồn: Bank of Japan - Financial Market Report, 2010.
Các hợp đồng phái sinh tiền tệ thời gian ngắn không còn được các nhà đâu tư sử dụng nhiều như trước, thay vào đó là những hợp đồng có thời gian đáo hạn dài hơn. Những hợp đồng có thời gian đáo hạn từ 5 năm trở lên chiếm 47,4% tổng số các giao dịch trên thị trường, trong khi năm 2007 con số này chỉ là 25,1%. Những hợp đồng có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở giảm 20% so với năm 2007, chỉ còn chiếm 44,0% tổng số các giao dịch trên thị trường.
Từ năm 2008 đến năm 2009 là giai đoạn tăng trưởng mạnh của hợp đồng tương lai tại thị trường Nhật. Trong vòng một năm, doanh số hợp đồng này đã tăng gần 7 lần, từ 353,5 tỷ USD lên hơn 2100 tỷ USD vào năm 2009. Điều này cho thấy nhu cầu rất lớn của các nhà đầu tư, các nhà đầu cơ cũng như những người phòng ngừa rủi ro tại thị trường Nhật giai đoạn khủng hoảng. Trái ngược với các thị trường Mỹ và Châu Âu giảm sút, khoảng thời gian này hợp đồng tương lai tại Nhật vẫn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Sang năm 2010, đà tăng trưởng mạnh bị đảo chiều, khi doanh số cuối năm chỉ đạt 1594,4 tỷ USD, giảm khoảng 24% so với năm trước đó. Nền kinh tế thế giới hồi phục là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Sau một thời gian bị cấm, vào năm 2010, thị trường tập trung giao dịch hợp đồng quyền chọn tiền tệ được hoạt động trở lại và ngay lập tức tăng trưởng mạnh mẽ, đạt doanh số 6 tỷ USD vào quý IV năm 2010.
Bảng 2.6. Doanh thu hợp đồng phái sinh tiền tệ trên sở giao dịch tại thị trường Nhật Bản từ 2008 - 2010
Năm
Hợp
đồng
2008
2009
2010
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Tương lai
85.2
73.1
91.0
104.9
127.6
566.0
691.7
760.2
335.6
420.6
379.9
458.2
Quyền chọn
__
__
__
__
__
__
__
__
__
__
0.0
6.0
Nguồn: BIS Quaterly Review Statistical Annex, March, 2011
CHƯƠNG III
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ
3.1. DIỄN BIẾN TỶ GIÁ GIỮA MỘT SỐ NGOẠI TỆ MẠNH VÀ VNĐ TỪ 2006 – 2010
3.1.1. Giai đoạn 2005 – 2007
Tỷ giá trong thời kì này tương đối ổn định do NHNN chủ trương neo tỷ giá.
Năm 2005, tỷ giá USD/VND chỉ tăng 0,86% (NHNN, 2005). Việc ổn định tỷ giá góp phần ổn định tiền tệ, tạo lòng tin của người dân đối với VND, tránh được sự dịch chuyển từ VND sang ngoại tệ trong bối cảnh lạm phát cao. Đồng thời, tạo tâm lý thuận lợi, hướng nhìn nhận tốt về môi trường đầu tư ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong năm 2006, NHNN thực hiện can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. So với thời điểm đầu năm, tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên giữa đồng Việt Nam với đô la Mỹ tăng 1.38% (NHNN, 2006). Doanh số mua bán ngoại tệ của các NHTM trong năm cũng tăng mạnh theo mức độ tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu cũng như mức tăng trưởng kinh tế.
Từ cuối năm 2006, lần đầu tiên trong điều hành tỷ giá, các NHTM niêm yết tỷ giá VND/USD ở mức thấp nhất (giá sàn). Nguyên nhân của hiện tượng này là nguồn cung USD tăng vọt chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tỷ giá giảm làm gia tăng nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, cán cân thương mại bị thâm hụt. Để cải thiện cán cân thương mại, NHNN buộc phải điều chỉnh tỷ giá. Về lý thuyết, NHNN có thể (1) can thiệp thông qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoặc (2) điều chỉnh tỷ giá do NHNN công bố hằng ngày. Thực tế, những ngày đầu năm 2007, NHNN đã tăng cường mua vào USD để gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên mặt trái của việc làm này là chỉ số lạm phát có dấu hiệu gia tăng do cung tiền tăng lớn. Đối phó với áp lực giảm giá USD, NHNN đã nới rộng biên độ xác định tỷ giá kinh doanh từ +/- 0.5% lên +/-0.75%. Tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng năm 2007 cả năm chỉ tăng 0.08%.
3.1.2. Giai đoạn 2008 – 2010
Đầu năm 2008, biến động tỷ giá lại tương tự như những tháng đầu năm 2007. NHNN đã 3 lần điều chỉnh biên độ xác định tỷ giá kinh doanh từ +/- 0.75% lên +/- 1%, +/-2% rồi +/-3%. Tuy nhiên tỷ giá vẫn luôn bị cứng nhắc. Quý 1 năm 2008, trước tình hình VND tăng giá so với USD, NHNN đã phải điều chỉnh giảm tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá vào cuối tháng 3/2008 là 15.960 VND/USD so với mức 16091 VND/USD vào cùng kỳ tháng 1/2008, đồng thời nâng biên độ giao dịch lên mức ±1%. Lúc này, hấu hết NHTM phải mua bán tại mức giá sàn, thậm chí tỷ giá tại thị trường tự do thấp hơn giá giao dịch tại thị trường chính thức. Tỷ giá giảm một lần nữa tác động xấu đến cán cân thương mại. Sang quý 2 năm 2008, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên 16541 VND/USD vào cuối tháng 6/2008, tỷ giá giao dịch tại các NHTM lại đụng trần, tỷ giá trên thị trường tự do tăng tới mức 19,400 VND/USD (giữa tháng 6/2008), khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen lên tới trên 2000 đồng. Những biến động bất lợi từ các yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh đã làm tỷ lệ lạm phát 6 tháng đầu năm 2008 tăng vượt trội, chỉ số CPI có thời điểm trên 20%. Để kiềm chế lạmphát, NHNN buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông như: phát hành 20.300 tỷ VND trái phiếu bắt buộc, giảm cho vay kinh doanh chứng khoán, kiểm soát cho vay đầu tư bất động sản, điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 14%/ năm xuống còn 7.5%/ năm và buộc các NHTM không được kinh doanh quá 150% lãi suất cơ bản. So với năm 2007, VND bị mất giá 1,68%.
Năm 2009, thị trường ngoại tệ diễn biến hết sức căng thẳng. Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết là dòng vốn nước ngoài như FDI, FII, ODA, kiều hối đều giảm do nền kinh tế toàn cầu suy giảm vì cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Một nguyên nhân góp phần đáng kể căng thẳng USD trong giai đoạn này là tác động tiêu cực của gói kích cầu thông qua hỗ trợ lăi suất 4% của Chính phủ. Với chính sách này, lăi suất vay VND giảm một cách tương đối so với vay USD. Các doanh nghiệp nhập khẩu thay vì vay USD đã tăng cường vay VND sau đó mua USD thanh toán hàng nhập khẩu. Điều này làm tăng cầu vốn bằng VND và làm khan hiếm USD trong nền kinh tế. Trong khi đó, nguồn cung USD từ các doanh nghiệp xuất khẩu lại hạn chế. Do kỳ vọng USD tăng giá nên các nhà xuất khẩu găm giữ USD trên tài khoản. Cung USD giảm, cầu USD tạo áp lực tăng tỷ giá. Trước tình thế này, NHNN quyết định nâng biên độ giao dịch lên mức ±5% (24/3/2009) và sau đó giảm xuống ± 3% (26/11/2009). Tỷ giá mua bán niêm yết tại các NHTM luôn trong tình trạng bằng nhau và tăng kịch trần biên độ cho phép. Tỷ giá BQLNH trong suốt 9 tháng đầu năm 2009 được NHNN giữ gần như là cố định, tỷ giá BQLNH cuối tháng 9/2009 chỉ tăng 0.08% so với cuối tháng 1/2009. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do liên tục tăng mạnh, ba tháng cuối năm 2009, hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do nóng nhất từ trước tới nay, thời điểm giữa tháng 11, tỷ giá được điều chỉnh hàng giờ. Khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen trong thời gian này lớn, trung bình khoảng 1,500 VND/USD.
Biểu đồ 3.1. Diễn biến tỷ giá VNĐ 2008 - 2009
Nguồn : NHNN
Năm 2010, USD lại tiếp tục căng thẳng, giá mua bán USD tại các NHTM luôn chạm trần. Sau một thời gian dài không điều chỉnh tỷ giá BQLNH, ngày 11/2/2010, NHNN đã bất ngờ tăng giá USD 3%. Mặc dù tăng tỷ giá nhưng áp lực về cầu USD vẫn không giảm. Tình trạng găm giữ ngoại tệ vẫn không suy giảm. Nhiều NHTM không cân đối được nguồn ngoại tệ đã buộc phải thương lượng giá với bên cung rồi cộng thêm khoản phí vào giá bán USD cho người có nhu cầu mua ngoại tệ. Tỷ giá bị chèn ép. Ngày 17.8.2010, lần thứ hai trong năm, NHNN điều chỉnh USD tăng 2%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.544 đã tăng lên 18.932 VND/USD. Các NHTM được phép mua bán USD ở mức giá 19500 VND/USD, tăng 400VND/USD so với ngày 17.8.10. Việc tỷ giá được điều chỉnh một cách bất ngờ và nhát ngừng đã thành viên thị trường thêm hoang mang, và không làm “giảm nhiệt” thị trường ngoại tệ. Cuối năm 2010, khi các thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô không khả quan như gia tăng tỷ lệ lạm phát, nợ nược ngoài, nợ công, thâm hụt ngân sách, dự trữ ngoại hối quốc gia suy giảm, cũng như việc tăng giá vàng trên thị trường Thế giới đã tạo áp lực lên tỷ giá. Hiện tượng các doanh nghiệp tự thỏa thuận giá mua bán ngoại tệ vượt mức trần cho phép đã trở thành phổ biến. Tỷ giá thị trường tự do có thời điểm đạt trên 21.500 VND/USD, lệch 2.000 VND/USD so với tỷ giá chính thức.
Nhìn chung, từ 2008 đến 2010, thị trường ngoại tệ diễn biến phức tạp, nên mặc dù NHNN đã có những can thiệp mạnh vào tỷ giá, biên độ tỷ giá, lãi suất cũng như nguồn cung ngoại tệ nhưng chỉ có thể kiềm chế phần nào sức nóng của thị trường, vấn đề căng thẳng cung cầu trên thị trường ngoại tệ vẫn thực sự chưa được giải quyết. Các biện pháp sử dụng để điều hành chính sách tỷ giá vẫn chủ yếu là các biện pháp hành chính, sự can thiệp trực tiếp vào cung ngoại tệ của NHNN còn nhiều hạn chế. Các công cụ được sử dụng đồng loạt và có hỗ trợ cho nhau để tác động lên thị trường nhưng mang tính bị động. NHNN đã chậm trễ trong việc điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với tình hình thực tế mà luôn có khuynh hướng cố định, giữ mức tỷ giá bằng việc chỉ thực hiện những điều chỉnh rất nhỏ. NHNN chỉ điều chỉnh mạnh vào những lúc thị trường thật sự nóng. Việc điều hành chính sách tỷ giá trong giai đoạn này dường như là sự chạy theo diễn biến của thị trường chứ không phải hướng thị trường theo chính sách.
3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM TỪ 2006 - 2010
3.2.1. Sử dụng hợp đồng kì hạn
3.2.1.1. Cơ sở pháp lý
Ở Việt Nam, nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn được đề cập đến vào giữa những năm 90. Vấn đề này được quy định trong Quyết định số 203/QĐ/NH13 ngày 20/9/1994 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng. Về mặt thực tiễn thì hoạt động giao dịch kỳ hạn còn rất hạn chế và cũng chưa sôi động.
Vào cuối những năm 90, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi, năm 1998 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.8% tiếp tục giảm so với các năm trước. Lạm phát năm 1998 cao hơn hai năm trước, chỉ số giá cả hàng tiêu dùng tăng 9.2%. Mặc dù vậy, cán cân thanh toán của Việt Nam vẫn có mức bội thu là 318 triệu USD và giảm được nhập siêu so với các năm trước.
Trong năm 1998, Thống đốc đã ban hành một loạt các văn bản liên quan đến hoạt động giao dịch ngoại hối như:
+ Quyết định 16/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998 về việc ấn định tỷ giá mua bán kỳ hạn, hoán đổi của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động giao dịch ngoại hối kỳ hạn, hoán đổi.
+ Quyết định 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998 về quy chế hoạt động giao dịch ngoại hối.
+ Quyết định 18/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998 về trạng thái ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Quyết định 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999 về quy chế tổ chức và hoạt động của thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 203/QĐ/NH13 ngày 20/9/1994.
Quyết định 64/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999 về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ.
Quyết định 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999 về nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Theo đó, NHNN quy định tỷ giá của các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi không được vượt quá mức trần tỷ giá giao ngay (tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố cộng biên độ giao động của tỷ giá giao ngay) cộng với mức tăng cho phép (tỷ lệ % tỷ giá giao ngay) quy định với từng kỳ hạn cụ thể.
Ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký ban hành Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ, trong đó:
+ Giới hạn về thời hạn giao dịch ngoại tệ hoán đổi, kỳ hạn đã được dở bỏ đối với các giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau và cho phép thực hiện theo thông lệ quốc tế, đồng thời mở rộng từ mức 7 - 180 ngày như trước đây lên mức 3 - 365 ngày đối với các giao dịch giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của DN và ngân hàng, khuyến khích thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển.
+ Cho phép TCTD và DN tự do xác định và thoả thuận trong phạm vi mức tỷ giá kỳ hạn được tính theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền giao dịch là đồng Việt Nam và đôla Mỹ (quy định thống nhất là mức lãi suất cơ bản bình quân năm của đồng Việt Nam do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu bình quân do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố )
Ngày 10/11/2004, quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN được ban hành thay cho quyết định số 17:
+ Các tổ chức tín dụng được quyền thỏa thuận với khách hàng về kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn
+ Cho phép giao dịch không cần chứng từ chứng minh mục đích sử dụng đối với các loại giao dịch( trừ giao dịch mua ngoại tệ trong các hợp đồng giao ngay và kỳ hạn bằng VNĐ)
Sau khi có quyết định 1452 và quyết định 468, doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường giữa các ngân hàng với khách hàng tăng nhanh chóng và tăng liên tiếp qua các năm.
3.2.1.2. Xác định tỷ giá kỳ hạn
Về phương diện lý thuyết cũng như thực tế ở nhiều nước trên thế giới, tỷ giá giao dịch kỳ hạn được xác định dựa trên cở sở tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Ở Việt Nam, tỷ giá kỳ hạn được xác định dựa theo Quyết định 64 và 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Theo đó, NHNN quy định tỷ giá của các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi không được vượt quá mức trần tỷ giá giao ngay (tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố cộng biên độ giao động của tỷ giá giao ngay) cộng với mức tăng cho phép (tỷ lệ % tỷ giá giao ngay) quy định với từng kỳ hạn cụ thể.
QĐ - Ngày hiệu lực
Kỳ hạn giao dịch
QĐ 65/1999
QĐ 289/2000
QĐ 1198/2001
QĐ 679/2002
26/02/1999
05/09/2000
18/09/2001
1/7/2002
7 đến dưới 30 ngày
Không được phép
Không được phép
0,4%
0,5%
30 ngày
0,58%
0.2%
0,4%
0,5%
31 đến dưới 45 ngày
0,87%
0,25%
1,5%
1,2
45 đến dưới 60 ngày
1,16%
0,4%
1,5%
1,2
60 đến dưới 75 ngày
1,45%
0,45%
1,5%
1,5
75 đến dưới 90 ngày
1,75%
0,65%
1,5%
1,5
90 đến dưới 105 ngày
2,04%
0,79%
1,5%
2,5
105 đến dưới 120 ngày
2,33%
1,01%
1,5%
2,5
120 đến dưới 135 ngày
2,62%
1,14%
2,35%
2,5
135 đến dưới 150 ngày
2,92%
1,26%
2,35%
2,5
150 đến dưới 165 ngày
3,21%
1,38%
2,35%
2,5
165 đến dưới 180 ngày
3,50%
1,48%
2,35%
2,5
180 ngày
-
1,50%
2,35%
2,5
Từ 25/8/2004 đến nay kỳ hạn được áp dụng đã được nới rộng hơn từ 3 ngày đến 365 ngày, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn co các doanh nghiệp sử dụng công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tỷ giá kì hạn được xác định theo quyết định Số 648/2004/QD-NHNN : “Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng thoả thuận mức tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam vớí Đôla Mỹ. Tỷ giá kỳ hạn này không được vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở: (i) tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi; (ii) chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của Đồng Việt Nam (tính theo năm) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố và lãi suất mục tiêu của Đôla Mỹ do Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ công bố (Fed Funds Target Rate); và (iii) kỳ hạn của hợp đồng.
Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác (ngoài USD) và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng thoả thuận.”
3.2.1.3. Doanh số giao dịch
Ngày nay, ở các nước phát triển, giao dịch ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi đã phát triển mạnh mẽ và đóng một vai trò quan trọng trên thị trường ngoại hối. các nhà XNK, đầu tư quốc tế đã sử dụng thị trường kỳ hạn và hoán đổi ngày càng tăng, không khác gì so với việc sử dụng thị trường giao ngay. Giao dịch kỳ hạn và hoán đổi rất hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các khoản thu chi XNK bằng ngoại tệ. nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi còn là công cụ để các nhà đầu cơ kiếm lời, nên càng khiến cho thị trường ngày càng hiệu quả.
Tuy nhiên, đối với thị trường ngoại hối Việt Nam thì chưa được như vậy, điều này thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3.1. Tỷ trọng của giao dịch kỳ hạn từ năm 1998 đến 2006 trên VinaForex
Năm
Tỷ trọng giao dịch kỳ hạn
Tỷ trọng mua bán giao dịch kỳ hạn
Tổng doanh số mua bán (%)
Tỷ lệ mua bán kỳ hạn (%)
Tổng doanh số mua bán kỳ hạn (%)
Tỷ trọng doanh số mua kỳ hạn (%)
Tỷ trọng doanh số bán kỳ hạn (%)
1998
100
10.6
100
38
62
1999
100
2.8
100
39
61
2000
100
5.5
100
24
76
2001
100
5.6
100
19
81
2002
100
5.6
100
14
86
2003
100
4.9
100
17
83
2004
100
5.2
100
18
82
2005
100
5.5
100
22
78
2006
100
5.6
100
23
77
Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học“Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam”- 2007
Trên đây là bảng số liệu tỷ trọng của giao dịch kỳ hạn từ năm 1998 đến 2006 trên VinaForex. Giao dịch kỳ hạn chiếm tỷ lệ nhỏ dưới 11% trong tổng doanh số giao dịch trên VinaForex. Tính trung bình, tỷ lệ của giao dịch kỳ hạn qua các năm chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 5.7% tổng doanh số giao dịch ngoại hối trên VinaForex. Điều này nói lên rằng:
+ TTNH VN còn rất sơ khai về mặt nghiệp vụ, giao dịch ngoại hối chủ yếu là giao ngay.
+ Các đơn vị kinh doanh XNK chưa được bảo vệ rủi ro trước sự biến động tỷ giá.
+ Các NHTM chưa thực sự sẵn sàng phát triển nghiệp vụ kỳ hạn, vì trong suốt thời gian qua, tỷ giá VND/USD chỉ biến động tăng 1 chiều, trong lúc ngoại tệ lại luôn khan hiếm. Do đó, các đơn vị XNK chỉ muốn ký hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ từ ngân hàng làm cho nghiệp vụ này chưa thể phát triển đc.
Tỷ trọng mua bán kỳ hạn quá chênh lệch: Mua kỳ hạn chỉ chiểm khoảng 23%, trong khi đó bán kỳ hạn chiếm tới 77%. Ngoài mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá, các đơn vị kinh tế tham gia hợp đồng kỳ hạn chủ yếu nhằm có được ngoại tệ trong tương lai để thanh toán cho nước ngoài.
Vì tỷ trọng NHTM bán kỳ hạn lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng mua kỳ hạn nên nếu xét riêng nghiệp vụ mua bán kỳ hạn thì các NHTM luôn ở trạng thái ngoại tệ đoản, nghĩa là chịu rủi ro khi tỷ giá tăng nhiều hơn so với dự kiến.
Bảng 3.2. Tình hình giao dịch hợp đồng kỳ hạn tại Eximbank từ 2004 – 2010
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ
Doanh số giao dịch kỳ hạn
Tỷ trọng
2004
4.689
211
4,50
2005
6.361
318
5,00
2006
8000
400
4,50
2007
8400
486
5,79
2008
10100
624
6,18
2009
6100
428
7,01
2010
10800
712
6,59
Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại tệ Eximbank
3.2.2. Sử dụng hợp đồng hoán đổi
3.2.2.1. Cơ sở pháp lý
Tại Việt Nam , nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối chính thức ra đời từ khi NHNN ban hành qui chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ- NHNN7 ngày 10/ 01/1998. Theo đó, giao dịch hối đoái hoán đổi được định nghĩa là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời hai giao dịch : giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kì hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỉ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm kí hợp đồng.
Quyết định này đã tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam triển khai việc thực hiện các giao dịch hoán đổi ngoại tệ tại Việt Nam. Liền đó năm 1998 là năm thị trường ngoại hối nước ta có nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á. Các NHTMNN, NHTMCP và chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam đều nhanh chóng ban hành thể lệ giao dịch hối đoái riêng, bao gồm giao dịch giao ngay, giao dịch kì hạn và giao dịch hoán đổi. Thống đốc NHNN đã kí quyết định 893/ 2001/QĐ -NHNN về việc áp dụng lại nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa NHNN và các ngân hàng. Trong trường hợp thiếu hụt tạm thời vốn khả dụng bằng đồng Việt Nam , các ngân hàng có thể được NHNN thoả thuận mua đô la Mĩ theo hình thức giao ngay và bán lại lượng đô la Mĩ đó sau một thời gian nhất định theo hình thức kì hạn . NHNN sử dụng nguồn tiền tái cấp vốn để thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ với các ngân hàng như một công cụ mở rộng lượng tiền cung ứng nhằm điều hành thị trường theo mục tiêu chính sách tiền tệ. Ngày 17 tháng 7 năm 2001, NHNN ra quyết định số 894/2001/QĐ-NHNN về tỷ giá NHNN áp dụng khi bán lại dollar Mỹ cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ theo quyết định 893/ 2001/QĐ –NHNN về việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa NHNN và các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của các ngân hàng.
Quyết định QĐ 648/2004/QĐ – NHNN đã gỡ bỏ các giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau và cho phép thực hiện theo thông lệ quốc tế, đồng thời mở rộng giới hạn giao dịch từ 7 – 180 ngày như trước thành 3 – 365 ngày với giao dịch giữa VNĐ và các loại ngoai tệ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp và ngân hàng và khuyến khích thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển.
Giao dịch hối đoái hoán đổi được phép tiến hành giữa ngoại tệ với đồng Việt Nam, ví dụ như : USD/VND, EUR/VND.., hoặc giữa các ngoại tệ với nhau như USD / EUR . Trong trường hợp cần thiết , NHNN sẽ qui định các đồng tiền không được phép giao dịch.
Giao dịch hoán đổi giữa ngân hàng thương mại với nhau hoặc với các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam có kì hạn : tối thiểu là 7 ngày ( Ban đầu là 1 tháng và tối đa là 6 tháng kể từ ngày kí hợp đồng giao dịch.) Giao dịch hoán đổi Đô -Đồng giữa NHNN và các Ngân hàng thương mại được thực hiện với các kì hạn: 7, 15, 30, 60, và 90 ngày.
3.2.2.2. Tỷ giá hoán đổi
Trong các giao dịch hoán đổi ngoại hối giữa các Ngân hàng thương mại với nhau hoặc với nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế , pháp nhân Việt Nam, tỷ giá hoán đổi cũng phải trong biên độ qui định giới hạn tỉ giá kì hạn hiện hành của NHNN tại thời điểm kí kết hợp đồng như tỷ giá kỳ hạn. Với các ngoại tệ khác và giữa các ngoại tệ với nhau, NHNN cho phép tổng giám đốc, giám đốc các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỉ giá giao ngay trên cơ sở tỉ giá USD/VND và tỉ giá giữa USD với các ngoại tệ khác trên thị trường ngoại hối quốc tế, và không qui định giới hạn biên độ giao động tỉ giá hoán đổi.
Với giao dịch hoán đổi giữa NHNN và các NHTM,
+ Tỉ giá giao ngay NHNN mua đôla Mĩ : Tỉ giá mua giao ngay của NHNN tại ngày kí hợp đồng, hoặc ngày xác nhận giao dịch qua mạng vi tính .
+ Tỉ giá kì hạn NHNN bán lại đôla Mĩ: Được xác định trên cơ sở tỉ giá bán giao ngay của NHNN tại thời điểm kí kết hợp đồng hoán đổi , hoặc ngày xác nhận giao dịch hoán đổi qua mạng vi tính , cộng với mức gia tăng qui định đối với từng kì hạn cụ thể ( 7 ngày , 15 ngày , 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày) . Mức gia tăng này được NHNN công bố trong từng thời kì tuỳ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ .
Bảng 3.3. Qui định mức gia tăng tỉ giá kì hạn trong nghiệp vụ hoán đổi giữa NHNN với các Ngân hàng thương mại.
QĐ - Ngày hiệu lực
Kỳ hạn giao dịch
QĐ 84/2001
(17/07/2001)
QĐ 1003/2001
(15/08/2001)
7 ngày
0,80%
0,30%
15 ngày
0,85%
0,40%
30 ngày
1,00%
0,50%
60 ngày
1,35%
1,00%
90 ngày
1,70%
1,50%
3.2.2. Doanh số giao dịch
Được NHNN cho phép sử dụng từ năm 2006, sản phẩm hoán đổi còn rất mới mẻ trên thị trường trong nước và hầu hết các NHTM còn chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm này. Chính vì vậy doanh sô sử dụng công cụ phái sinh này rất thấp, không đáng kể so với ngân hàng nước ngoài ở nước ta. Trên thị trường, các giao dịch hoán đổi chủ yếu là hoán đổi giữa ngân hàng – doanh nghiệp, giao dịch hoán đổi ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau còn rất ít.
Bảng 3.3. Doanh số hợp đồng hoán đổi tại ngân hàng Vietcombank – TP. Hồ Chí Minh.
Năm
Doanh số
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ tăng (%)
Doanh số hoán đổi/ giao ngay(%)
Doanh số hoán đổi/ tổng doanh số (%)
2006
392,74
18,96
8,88
7,31
2007
459,25
16,94
7,79
6,51
2008
541,82
18,19
6,88
5,85
2009
586,23
8,20
6,24
4,96
2010
632,48
7,89
7,15
5,67
Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng VCB
Doanh sô giao dịch tăng qua từng năm, chứng tỏ loại công cụ này rất cần thiết với các ngân hàng. Tuy nhiên, dù doanh số giao dịch tăng nhưng vẫn nhỏ so với giao dịch giao ngay và tổng số các giao dich trên thị trường.
3.2.3. Sử dụng hợp đồng quyền chọn
3.2.3.1. Cơ sở pháp lý
Ngày 12/02/2003, công văn số 135/NHNN-QLNH về giao dịch quyền chọn ngoại tệ, trước tiên là quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ chính thức ra đời. Eximbank là NHTM đầu tiên thực hiện thí điểm nghiệp vụ này. Trong đó, công văn này đã quy định cụ thể nhằm triển khai thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ ở các ngân hàng như về đối tượng tham gia, đồng tiền giao dịch, thời hạn giao dịch, giới hạn số dư.
Sau 7 năm đi vào hoạt động, đến cuối năm 2004, quyết định 17/1998/QĐ-NHNN (quyết định 17) đã phát sinh những hạn chế. Vì vậy, ngày 10/11/2004, thống đốc NHNN đã ký quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái của các TCTD để thay thế quyết định 17 và khắc phục những hạn chế này. Quyết định này có những điểm mới như chính thức cho phép tất cả các TCTD được phép thực hiện các giao dịch hối đoái đều được quyền thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ mà không cần phải xin phép NHNN. Qua đó, thời điểm này NHNN đã chấm dứt thời gian thí điểm nghiệp vụ này. Đồng thời, quy định kỳ hạn của giao dịch quyền chọn giữa các ngoại tệ với nhau do tổ chức tín dụng được phép và khách hàng tự thỏa thuận. Quy định này là một sự chuyển biến lớn trong cung cách quản lý các hoạt động giao dịch ngoại hối giúp thị trường quyền chọn nước ta ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh đó, quyết định này cho phép các cá nhân được phép tham gia ngoài các TCTD, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và NHNN. Đây thực sự là một cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân có thêm một sân chơi mới trên thị trường tiền tệ.
3.2.3.2. Về phía ngân hàng tham gia
Trong giai đoạn thí điểm, các ngân hàng thương mại (NHTM) muốn thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ phải là ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại hối, có vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VNĐ kinh doanh ngoại tệ có lãi trong ít nhất 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại tệ của năm trước tối thiểu là 1 tỷ USD. Ngoài ra, NHTM phải lập ra quy trình nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ và trình cho thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN) chấp thuận bằng văn bản cho thực hiện thí điểm.
Theo công văn số 135/NHNN-QLNH, cho phép Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau Eximbank, NHNN cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, gồm có hai ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Viet Nam là Citibank, HSBC chi nhánh TPHCM và 5 ngân hàng trong nước là BIDV, ACB, Vietcombank, ICB, và Argribank.
3.2.3.3. Về doanh số giao dịch
Tính đến tháng 6/2004, mặc dù lợi ích trong việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro đã thấy rõ như một nhu cầu cấp thiết, nhưng số lượng hợp đồng được ký kết chỉ dừng lại con số 50 hợp đồng quyền chọn với doanh số thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank ký với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian thí điểm nghiệp vụ quyền chọn, còn 6 ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào.
Từ 2004 đến 2010, mặc dù không còn giới hạn về số lượng NHTM tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy các hoạt động mua bán này chưa thực sự sôi động, chỉ tập trung vào chi nhánh các ngân hàng nước ngoài như HSBC hay Citibank và một số ít NHTM Việt Nam như Eximbank, Techcombank, còn lại các ngân hàng vẫn không có giao dịch.
Với nghiệp vụ này, chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó VNĐ sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính thế giới. Vị thế của VNĐ và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên. Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn thí điểm nên các ngân hàng này bị giới hạn bởi thời gian thực hiện. Sau 7 năm hoạt động, công cụ phòng ngừa rủi ro đã có những bước phát triển nhưng vẫn chưa thu được kết quả như mong muốn, và hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa thiết tha với các nghiệp vụ này lắm. Dù gặp phải một số khó khăn trong việc áp dụng, song các công cụ này đang là nhu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp và là cơ hội cho các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay.
3.2.3.4. Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ)
a) Cơ sở pháp lý về giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với VNĐ
Ngày 18/4/2005, NHNN đã có công văn số 326/NHNN_QLNH cho phép ACB triển khai thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ. Theo công văn này, NHNN đã đưa ra những quy định cụ thể về các loại ngoại tệ được giao dịch, cơ sở tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng giao dịch… những quy định này là cơ sở để triển khai thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ tại các NHTM khác dưới sự cho phép của NHNN.
b) Về phía ngân hàng tham gia giao dịch
Từ tháng 4/2005 NHNN Việt Nam đã bắt đầu cho triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với VNĐ. ACB là ngân hàng đầu tiên được thí điểm nghiệp vụ này, với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VNĐ).
Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank với giá trị hợp đồng tối đa là 100.000USD và chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu Âu. BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và kể từ đây không còn quy định giới hạn cho giá trị hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra, còn có các ngân hàng như Eximbank, GPbank cũng tham gia nghiệp vụ này. Như vậy, tính đến tháng 5/2008, đã có 7 ngân hàng được phép thực hiện giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ.
Năm 2009, giữa lúc nghiệp vụ quyền chọn USD – VND đang nhộn nhịp thì đến ngày 18/3/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành Văn bản số 1820/NHNN - QLNH, yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại kể từ 23/3/2009 phải dừng thực hiện nghiệp vụ này.
Vấn đề bắt đầu từ đây. Năm 2009 được coi là năm thị trường ngoại hối không ổn định, tỷ giá liên tục tăng cao và khoảng cách chênh lệch tỷ giá giữa trong và ngoài hệ thống có lúc lên tới mấy nghìn đồng mỗi USD. Nhiều doanh nghiệp dưới sự “tư vấn” của ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng quyền chọn mua/bán ngoại tệ dưới hình thức “quyền chọn Mỹ”. Trong các hợp đồng này, hai bên ký với nhau giá mong muốn, cộng với phí và không chờ đến thời điểm đáo hạn, họ tất toán luôn.
Nhờ đó, hai bên thoải mái giao dịch với nhau với mức giá như “chợ đen” nhưng vẫn qua mắt được Ngân hàng Nhà nước, và lúc đó, tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước bỗng trỏ thành… danh nghĩa. Ví dụ, tỷ giá kịch trần của Ngân hàng Nhà nước là 18.700 VND/USD, giá tự do là 19.700 VND/USD thì hợp đồng vẫn ký là 18.700 VND/USD nhưng doanh nghiệp phải trả thêm mức phí “quyền chọn” là 1.000 VND/USD và tất toán hợp đồng..
Tất nhiên, việc này cũng sẽ được NHNN giải quyết, sự ra đời của Văn bản 1820 quy định : “Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các Ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ chấm dứt việc thực hiện nghiệp vụ này kể từ ngày 23/3/2009. Các hợp đồng quyền chọn giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ đã ký trước ngày 23/3/2009 vẫn được thực hiện như đã ký kết.”
c) Về doanh số giao dịch
Mặc dù được triển khai từ năm 2005, nhưng doanh số mua bán thực tế của các NHTM không đáng kể, hầu hết các giao dịch đều được tiến hành theo kiểu Mỹ vì điều kiện thanh toán linh hoạt hơn. Qua kết quả thăm dò, các ngân hàng như ACB, Techcombank, BIDV, VIB dù là những ngân hàng tham gia các nghiệp vụ này từ rất sớm nhưng họ chỉ mới thực hiện được một số hợp đồng với doanh số không đáng kể.
Riêng Vietcombank và Eximbank được xem là hai ngân hàng mạnh về lĩnh vực này nhưng doanh số hoạt động vẫn không cao. Tính trong năm 2006-2007 Vietcombank chỉ đạt khoảng 37,53 triệu USD (chiếm chưa đến 0,1% tổng doanh số giao dịch ngoại tệ), Eximbank đạt 128,12 triệu USD (chiếm khoảng 0,8% trong tổng số giao dịch ngoại tệ).
Qua thực tế trên, chúng ta thấy rằng giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ chưa phát triển. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng với kết quả ban đầu trong giai đoạn thí điểm này là một dấu hiệu đáng mừng góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển sau này.
3.2.4. Đánh giá tình hình áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỉ giá ở Việt Nam
Hiện nay thị trường ngoại hối của Việt Nam đang tồn tại một bất hợp lý là doanh nghiệp không có công cụ để phòng ngừa rủi ro nên chính phủ phải ra sức bảo vệ rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp ngược lại doanh nghiệp được bảo hộ kỹ quá sinh ra tâm lý ỷ lại nên họ thường ít khi chú trọng đến vấn đề bảo vệ mình trước các biến động của tỷ giá. Để thực hiện được cơ chế thả nổi có quản lý đúng thực chất của nó, nhất thiết phải có thị trường ngoại hối phát triển với đầy đủ các nhà tạo lập thị trường, nhà môi giới, nhà bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nhà kinh doanh doanh chênh lệch giá, nhà đầu cơ...
Hiện nay các sản phẩm phái sinh do các ngân hàng thương mại cung cấp trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng. Vì dung lượng thị trường rất nhỏ bé, lại hoạt động phi tập trung không chuyên nghiệp, thiếu các cơ sở pháp lý và đặc biệt tỷ giá được kiểm soát quá chặt chẽ… nên nó hạn chế nhu cầu của khách hàng.
3.2.4.1. Nguyên nhân
a) Cơ chế tỷ giá thiếu linh hoạt
Đây là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Nguyên nhân là do lượng lớn ngoại tệ từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiều hối đổ vào các NHTM làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ do mất cân đối cung cầu.
Ví dụ: Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, dệt may, cà phê... và các ngành sản xuất, xuất khẩu khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình.
b) Thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh
Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Công tác tuyên truyền, quảng bá các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi của các ngân hàng thương mại chưa được chú trọng phát triển. đội ngũ tư vấn dịch vụ của ngân hàng còn nghèo nàn, chưa có chiến lược thu hút khách hàng tham gia gioa dịch ngoại hối phái sinh với quy mô lớn
Báo cáo tại hội thảo khoa học 2007 về “giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam” cũng đã chỉ ra rằng: Có đến gần 80% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ chưa hoặc ít tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ. Tỷ lệ doanh nghiệp có biết đến và sử dụng hợp đồng quyền chọn ngoại tệ thường xuyên cũng vào khoảng 21%. Qua các con sổ trên, phần nào đã phản ánh chính xác về thực trạng sử dụng các giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại Việt Nam. Song song đó, điều này đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp bước đầu đã thấy được sự cần thiết trong việc áp dụng công cụ này.
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về việc sử dụng công cụ options ngoại tệ
Doanh nghiệp chưa biết
Doanh nghiệp ít sử dụng
Doanh nghiệp thường xuyên sử dụng
Tổng cộng
Quyền chọn ngoại tệ
21%
58%
21%
100%
Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp.
c) Kỳ hạn của các giao dịch ngoại hối vẫn bị bị giới hạn rong một khoảng thời gian nhất định
Lúc đầu NHNN chỉ cho phép giao dịch với các kỳ hạn từ 30 đến 180 ngày, sau đó nới rộng từ 7 đến 180 ngày và quyết định mới 648/2004/QĐ-NHNN cho phép giao dịch kỳ hạn trong thời gian từ 3 đến 365 ngày. Những giới hạn về thời gian của hợp đồng kỳ hạn đã hạn chế nhu cầu sử dụng của khách hàng. Nếu 1 khách hàng có nhu cầu về 1 giao dịch kỳ hạn nhưng lại vượt quá thời hạn cho phép thì không thể tiến hành giao dịch được.
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ
3.3.1.Với NHNN
NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, kết hợp với các giải pháp nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân, nhằm hình thành một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ phù hợp với thị trường giao dịch.
NHNN cũng cần tăng cường vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là thành viên thị trường.
Quan trọng hơn, NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM. Tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra, cũng như hạn chế những rủi ro có thể cho các NHTM và cho cả doanh nghiệp.
3.3.2. Với NHTM
Trong tình hình tỷ giá hối đoái ngoại tệ biến động như hiện nay, rủi ro trong giao dịch bằng đồng ngoại tệ có chiều hướng tăng đặc biệt trong những hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Vì vậy vai trò của các NHTM rất quan trọng trong việc kết hợp triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và từng bước tư vấn, hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong việc đầu tư của mình.
Xét về mặt khách quan thì về phía các NHTM có lợi, mặt khác lại bảo vệ được rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thị trường giao dịch hiện nay, việc ứng dụng các công cụ vẫn còn rất mới, chưa được sử dụng rộng rãi bởi tập quán trong giao dịch của các doanh nghiệp với các NHTM vẫn còn nằm trong phạm vi hạn hẹp.
Hiểu được, ứng dụng được các công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các NHTM thì việc mang những dịch vụ này đến các doanh nghiệp cần một chặng đường khá dài trong việc tiếp cận các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến giao dịch ngoại hối, các NHTM cần tổ chức những buổi hội thảo để giới thiệu và tư vấn loại hình dịch vụ mới này nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho các doanh nghiệp hiểu biết và quen dần về các công cụ phái sinh ngoại hối. Cũng như đối với các doanh nghiệp, những quyền lợi và tính ưu việt trong việc lựa chọn các loại hình giao dịch hối đoái trong giao dịch kinh doanh và sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn sẽ thu hút được sự quan tâm từ các doanh nghiệp hơn.
Mặt khác, các NHTM Việt Nam cũng cần có chính sách đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng.
Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.
Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho các doanh nghiệp hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối,cán bộ giao dịch phải có khả năng vận dụng linh hoạt các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá đối với danh mục đầu tư bằng ngoại tệ của bản thân ngân hàng. Ngoài ra họ còn phải có khả năng phát triển (hay bán) các sản phẩm phái sinh tới các doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế.
Bên cạnh điều kiện về trình độ cán bộ thì vấn đề công nghệ ngân hàng cũng là điều kiện cần thiết để ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Vì các công cụ phái sinh nói chung và công cụ phái sinh ngoại hối nói riêng được xây dựng trên cơ sở sử dụng các thuật toán phức tạp để dự đoán về các khả năng biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai.
Ngoài ra, nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế., mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về tài chính và kỹ thuật để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối nói riêng.
Các NHTM Việt Nam cũng nhận thức được rằng thách thức trong quá trình hội nhập là rất lớn và ngày càng phức tạp nhưng nếu đẩy nhanh việc ứng dụng các công cụ phái sinh tiền tệ sẽ giúp ngành ngân hàng phòng ngừa rủi ro về tỷ giá và tận dụng được cơ hội để phát triển, qua đó nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng và của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
3.3.3. Với doanh nghiệp
Rủi ro tỷ giá có thể xuất hiện tại bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp. Khi dòng tiền vào được tính theo một đồng tiền và đồng tiền ra được tính theo đồng tiền khác. Rủi ro này có thể phát sinh trong các hoạt động như xuất nhập khẩu, tín dụng, đầu tư, và ảnh hưởng đến doanh nghiệp dưới các hình thức như thiệt hại kinh tế, mất ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc giảm khả năng tự chủ về tài chính. Hậu quả cuối cùng của rủi ro này là, khi tích tụ đủ lớn, giá trị doanh nghiệp bị giảm sút. Đối với nền sản xuất mà các ngành sản xuất có sự phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu như Việt Nam, tầm quan trọng của việc xác định đúng và kiểm soát rủi ro tỷ giá là đặc biệt quan trọng.
Nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của loại rủi ro này, doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ tài chính phái sịnh như hợp đồng kì hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn,… Ở các nước phát triển, thị trường sản phẩm tài chính phái sinh đã phát triển nhiều năm, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc kiểm soát rủi ro tỷ giá. Các sản phẩm này thường được cung cấp bởi nhiều tổ chức tài chính, mà điển hình là các Ngân hàng và các tổ chức tài chính tạo lập thị trường. Tại Việt Nam, việc sử dụng các sản phẩm phái sinh để hạn chế rủi ro về tỷ giá còn chưa phổ biến, và chỉ có một số tổ chức được phép triển khai các sản phẩm này. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được các công cụ tài chính để bảo vệ mình trước những biến động khó lường của tỷ giá hối đoái. Nhận thức của các doanh nghiệp về rủi ro tỷ giá là chưa cao. Ngay cả đối với những doanh nghiệp có nhận thức về rủi ro này thì mức độ quan tâm cũng chưa sâu đến mức phải tìm hiểu và áp dụng các phương pháp hạn chế, phòng ngừa.
KẾT LUẬN
Sau khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang phục hồi nhanh chóng. Nhờ có công cụ phái sinh tiền tệ, các ngân hàng, doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư đã hạn chế được rất nhiều rủi ro. Trên đà tăng trưởng trở lại của nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu, các công cụ phái sinh tiền tệ cũng đem lại hiệu quả to lớn cho các chủ thể tham gia trong việc hạn chế những biến động của tỷ giá họ có thể gặp phải. Từ đó các chủ thể có thể chủ động hơn trong kế hoạch kinh doanh, cũng như yên tâm hơn trước các thách thức từ sự biến động tỷ giá. Tại Việt Nam, thị trường phái sinh tuy mới chỉ ở điểm khởi đầu của sự phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Nhu cầu sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính ngày càng tăng. Mặc dù còn nhiều khó khăn hạn chế từ các chính sách cũng như từ sự yếu kém của các đối tượng cung cấp và sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ, nhưng chắc chắn với những giải pháp phù hợp, thị trường phái sinh ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh và vững chắc trong tương lại.
Thực tế, dù đã rất cố gắng nhưng tác giả đánh giá khóa luận của mình còn nhiều mặt hạn chế do kiến thức có hạn và kinh nghiệm về thị trường phái sinh không có nhiều. Vì vậy khóa luận này chắc hẳn có nhiều khuyết điểm, tác giả mong nhận được sự thông cảm của quý thầy cô cũng như sự đóng góp chân tình của tất cả các bạn đọc. Tuy nhiên tác giả cũng hy vọng rằng tất cả những gì mình trình bày trong khóa luận sẽ có thể đóng góp một phần nhỏ cho việc tìm hiểu thị trường phái sinh trên thế giới va cho việc phát triển thị trường tài chính phái sinh tại Việt Nam trong tương lai.
Xin chân thành cảm ơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Tiếng Việt
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2007, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam”, NXB Văn hóa – Thông tin.
Nguyễn Văn Tiến, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, xuất bản lần thứ tư, NXB Thống kê, tr30-32, tr48-58, tr 80-89, tr 100-108.
Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, xuất bản lần thứ năm, NXB Thống Kê.
Phạm Thị Hoàng Anh, Công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 10-11/2008, tr 35-40.
Trần Thị Phương Dung 2008, Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp phát triển giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại Việt Nam (2008-2020), nghiên cứu điển hình tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank)”, Đại học Ngoại Thương.
2. Tiếng Anh
David A. Dubofsky & Thomas W.Miller 2003, Derivatives valuation and risk management, NXB Oxford University Press, tr 208-238.
Jeff Madura 2006, International Financial Management, Jomson South-Western.
Viktor Popov and Yann Stutzmann 2003, How is foreign exchange risk managed?, tr 14-15.
John C.Hull, Option Futures and other derivatives, seventh edition, NXB Pearson Education International.
3. Websites
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc