LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường Nhựa là một trong những thị trường tiềm năng cho các nhà đầu
tư. Được đánh giá là thị trường có tốc độ tăng trưởng thứ tư trong nước về lượng
xuất khẩu (chỉ sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê), sản phẩm có sức cạnh tranh cao và
có khả năng xâm nhập thị trường tốt. Thế nhưng vấn đề mà các doanh nghiệp Nhựa
hiện nay đang “đau đầu” tìm lời giải là Giá nguyên vật liệu đầu vào(hạt nhựa) để
sản xuất Nhựa thành phẩm biến đổi liên tục, theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp.
Hợp đồng giao sau không chỉ là công cụ để quản trị rủi ro, giảm thiểu rủi ro
cho nhà đầu tư mà nó còn là công cụ để nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận. Nếu biết
kết hợp nghiên cứu lý thuyết với môi trường thực tiễn để tìm ra điều kiện thích hợp
ứng dụng lý thuyết vào trong thực tiễn thì Thị trường Giao sau sẽ là lời giải đáp
cho những bài toán hóc búa trên.
Với mong muốn giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp kinh doanh Nhựa,
tạo ra môi thị trường sôi động trong mua bán phái sinh của Thị trường Nhựa, thúc
đẩy đầu tư tài chính tạo lợi nhuận cho nhà đầu cơ, bằng thực tế nghiên cứu của
mình, chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp “Ứng dụng giao sau phòng ngừa rủi
ro giá nguyên liệu nhựa ở Việt Nam”.
Kết cấu đề tài đi theo hướng:
Tổng quan về Hợp đồng giao sau và Thị trường giao sau
Thực trạng biến động giá cả nguyên liệu Nhựa (hạt nhựa), nguyên nhân
và giải pháp mà Ngành (Hiệp hội Nhựa Việt Nam và các doanh nghiệp)
đã đưa ra.
Mô hình đề xuất – Sàn giao sau nguyên liệu, ban đầu cho dầu thô, hạt
nhựa PP và PE.
Xuất phát từ mục đích chủ yếu của đề tài là nghiên cứu xây dựng Sàn giao
dịch giao sau ở Việt Nam để phòng ngừa rủi ro giá nguyên liệu nhựa, đề tài chỉ
trình bày những cơ sở lý luận chung, quá trình hình thành và phát triển của thị
trường giao sau và hợp đồng giao sau trên thế giới. Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu
lên thực trạng thị trường nhựa ở Việt Nam với những khó khăn trong quy trình sản
xuất hạt nhựa. Qua đó, làm cơ sở cho việc đề xuất một dự án về triển khai xây dựng
Sàn giao dịch giao sau cho nguyên vật liệu ở Việt Nam, trước hết là áp dụng đối với
các sản phẩm nguyên vật liệu sản xuất nhựa và dầu thô. Sau khi thị trường ổn định
và phát triển, sẽ mở rộng ra cho các loại nguyên vật liệu khác như phôi thép, khí
đốt thiên nhiên
Bằng sự kết hợp kiến thức về công cụ phái sinh Hợp đồng giao sau với thực
tiễn biến động giá hạt nhựa ở Việt Nam để xây dựng đề tài, chúng tôi mong muốn
góp chút sức mình phát triển thị trường phái sinh cho nguyên liệu ở Việt Nam, đưa
Ngành nhựa Việt Nam vươn xa hơn, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập nền kinh
tế khu vực và thế giới.
MỤC LỤC
Danh sách bảng biểu
Lời nói đầu
Chương 1: Hợp đồng giao sau – Thị trường giao sau . 1
1.1. Cơ sở lý luận về hợp đồng giao sau 1
1.1.1. Các khái niệm . 1
1.1.1.1. Hợp đồng kỳ hạn . 1
1.1.1.2. Hợp đồng giao sau . 1
1.1.1.3. Các lợi thế về hoạt động của hợp đồng giao sau so với giao ngay và
các công cụ phái sinh khác 1
1.1.2. Phân loại hợp đồng giao sau . 2
1.1.2.1. Hợp đồng giao sau được thanh lý sau khi giao hàng 2
1.1.2.2. Hợp đồng giao sau được thanh lý trước ngày giao hàng . 2
1.1.3. Đặc điểm của hợp đồng giao sau . 2
1.1.3.1. Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa . 2
1.1.3.2. Hợp đồng giao sau là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện
nghĩa vụ trong tương lai 3
1.1.3.3. Hợp đồng giao sau được lập tại sàn giao dịch qua trung gian 3
1.1.3.4. Hợp đồng giao sau phải có tiền bảo chứng . 4
1.1.3.5. Đa số các hợp đồng giao sau đều được thanh lý trước thời hạn 4
1.1.3.6. Giảm thiểu rủi ro không thanh toán . 4
1.2. Thị trường giao sau . 5
1.2.1. Cơ chế của thị trường giao sau . 5
1.2.1.1. Đặt lệnh 5
1.2.1.2. Các hình thức ký quỹ và thanh toán hằng ngày . 5
1.2.1.3. Quá trình giao nhận hàng hóa và thanh toán tiền mặt 6
1.2.2. Cấu trúc thị trường giao sau 7
1.2.3. Vai trò của thị trường giao sau 8
1.2.3.1. Vai trò trong nền kinh tế . 8
1.2.3.2. Vai trò đối với các thành phần trong nền kinh tế . 8
1.2.3.2.1. Công cụ bảo hộ 8
1.2.3.2.2. Công cụ đầu tư . 9
1.2.3.2.3. Công cụ điều chỉnh giá cả trên thị trường . 9
1.2.3.3. Vai trò quản lý Nhà nước . 10
1.2.3.4. Tạo ra lợi ích cho xã hội . 11
1.3. Thực trạng ứng dụng Hợp đồng Giao sau trên thế giới 11
1.3.1. Thực trạng Giao sau trên thế giới 11
1.3.2. Thành tựu của thị trường giao sau trên thế giới 11
1.3.2.1. Các sàn giao dịch giao sau 11
1.3.2.2. Sự phát triển của thị trường giao sau tài chính 12
1.4. Thị trường giao sau ở Việt Nam 13
Chương 2: Thị trường nguyên liệu nhựa Việt Nam 14
2.1. Tổng quan ngành nhựa ở Việt Nam . 14
2.1.1. Vị trí của ngành nhựa trong nền kinh tế . 14
2.1.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm nhựa 15
2.1.2.1. Số lượng sản phẩm xuất khẩu nhựa . 15
2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu sản phẩm hiện nay . 16
2.1.3. Tình hình nhập khẩu nguyên liệu nhựa (hạt nhựa) . 17
2.1.3.1. Nguồn nhập khẩu hạt nhựa 17
2.1.3.2. Chủng loại hạt nhựa nhập khẩu . 17
2.1.3.3. Số lượng nhập khẩu hạt nhựa 18
2.1.3.4. Giá hạt nhựa nhập khẩu vào Việt Nam 19
2.2. Quy trình sản xuất hạt nhựa . 20
2.3. Rủi ro do biến động giá nguyên vật liệu (hạt nhựa) . 21
2.4. Nguyên nhân gây nên sự bất ổn giá nguyên liệu nhựa 22
2.4.1. Do xuất phát điểm của ngành thấp hơn các nước trong khu vực và thế giới
. 22
2.4.2. Nguyên liệu nhựa được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ và khí đốt 22
2.4.3. Nguyên nhân đầu cơ 23
2.4.4. Rào cản pháp lý . 24
2.5. Những giải pháp Hiệp hội Nhựa Việt Nam đề xuất để phòng ngừa rủi ro giá
nguyên liệu nhựa . 24
2.5.1. Về phía doanh nghiệp . 24
2.5.1.1. Tiếp cận thị trường và đối tác nước ngoài . 24
2.5.1.2. Triển khai các dự án xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa . 24
2.5.1.2.1. Sớm triển khai các dự án xây dựng nhà máy sản xuất nguyên
liệu nhựa để chủ động nguồn nguyên liệu quốc gia . 25
2.5.1.2.2. Thiết lập và triển khai kế hoạch xây dựng cụ thể cho từng hạng
mục, từng nhà máy nguyên liệu 26
2.5.1.3. Lập các đầu mối lớn nhập khẩu nguyên liệu nhựa 26
2.5.2. Về phía Nhà nước . 26
2.5.2.1. Mở rộng tiêu chuẩn và chủng loại sản phẩm nhựa phế liệu cho phép
nhập khẩu 26
2.5.2.2. Cho phép loại hình Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trở thành
hội viên chính thức của Hiệp hội Nhựa Việt Nam . 27
2.5.2.3. Bãi bỏ phụ thu và giảm thuế nhập khẩu đối với một số hạt nhựa nhập
khẩu 27
2.6. Sự cần thiết của việc ứng dụng Giao sau vào thị trường Nhựa Việt Nam hiện
nay 27
2.6.1. Ưu điểm của hợp đồng giao sau . 27
2.6.2. Sự cần thiết của việc ứng dụng . 28
Chương 3: Xây dựng sàn giao sau nguyên vật liệu phòng ngừa rủi ro giá hạt
nhựa 29
3.1. Mô hình đề xuất – Sàn giao sau nguyên vật liệu MADEX 29
3.1.1. Cơ chế quản lý của Nhà nước 29
3.1.2. Sàn giao dịch . 30
3.1.2.1. Mô hình tổ chức sàn 30
3.1.2.2. Quy chế giao dịch tại sàn (điều khoản) 33
3.1.2.2.1. Quy định về thời gian làm việc của sàn . 33
3.1.2.2.2. Quy định về chủng loại hàng hoá 33
3.1.2.2.3. Quy định cách yết giá 34
3.1.2.2.4. Quy định biên độ giao động giá trong ngày . 34
3.1.2.2.5. Quy định về khối lượng mỗi hợp đồng giao dịch . 34
3.1.2.2.6. Quy định giới hạn vị thế mở hợp đồng 34
3.1.2.2.7. Quy định về khoản ký quỹ 34
3.1.2.2.8. Quy định về thanh toán và giao hàng 35
3.1.2.2.9. Quy định về hoa hồng và phí giao dịch . 37
3.1.2.2.10. Kiểm định chất lượng hàng hóa . 37
3.1.2.2.11. Quy định về thanh toán và xác định lợi nhuận . 38
3.1.2.2.12. Bồi thường 39
3.1.2.2.13. Giải quyết tranh chấp 40
3.1.2.2.14. Chuyển nhượng . 40
3.1.2.3. Quy trình giao dịch (sơ đồ) 40
3.1.2.4. Quy trình thanh toán 41
3.1.2.5. Quy trình giao nhận hàng – tiền . 42
3.1.2.6. Kết chuyển lãi lỗ trên tài khoản ký quỹ hàng ngày 43
3.2. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện Sàn giao dịch . 46
3.2.1. Thuận lợi . 46
3.2.1.1. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước 46
3.2.1.2. Kinh nghiệm từ thị trường chứng khoán . 47
3.2.1.3. Lợi thế so với sàn giao sau nông sản 47
3.2.1.4. Thành quả từ việc làm mô giới cho sàn giao sau London . 47
3.2.2. Khó khăn . 47
3.2.2.1. Phòng ngừa rủi ro bằng sản phẩm phái sinh, thị trường hàng hoá giao
sau là khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam . 47
3.2.2.2. Khung pháp lý còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ và chưa phù hợp với
thông lệ quốc tế 48
3.2.2.3. Chưa xây dựng được Sàn giao sau nông sản thí điểm . 48
3.2.2.4. Đội ngũ các nhà kinh doanh rủi ro trên thị trường thứ cấp chưa thật
sự mạnh về cả chất lẫn lượng 48
3.3. Một số kiến nghị khi xây dựng sàn giao dịch giao sau ở Việt Nam . 48
3.3.1. Công tác nghiên cứu . 48
3.3.2. Về đào tạo nguồn nhân lực . 49
3.3.3. Về việc xây dựng khuôn khổ pháp lý 49
3.3.4. Tuyên truyền, quảng cáo 49
3.3.5. Về quy mô tổ chức sàn giao dịch 50
3.3.6. Sự hỗ trợ từ bên ngoài 50
Kết luận
Phụ lục 1: Định hướng phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010
Phụ lục 2: Mô hình hợp đồng giao sau hạt nhựa mẫu trên thế giới
Phụ lục 3: Các điều khoản của hợp đồng giao sau PP mẫu trên thế giới
Phụ lục 4: Tên gọi hạt nhựa dựa theo công thức hóa học và những ứng dụng
Phụ lục 5: Tên viết tắt các loại hạt nhựa
Phụ lục 6: Điều chế hạt nhựa
Phụ lục 7: Nhựa qua các niên đại và những thành tựu
Phụ lục 8: HỢP ĐỒNG GIAO SAU NGUYÊN NHIÊN LIỆU MADEX
Tài liệu tham khảo
63 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng giao sau phòng ngừa rủi ro giá nguyên liệu nhựa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển chậm so với tốc độ phát triển của
ngành nhựa và chưa đáp ứng kịp nhu cầu trong nước. Nguyên nhân là do chưa
có nơi nào đào tạo chuyên sâu về chế tạo khuôn mẫu ngành nhựa.
33
Thiết bị của ngành quá lạc hậu, ngành cơ khí trong nước không chú trọng
đến việc chế tạo thiết bị ngành nhựa nên các doanh nghiệp nhựa phải tự mày mò
chế tạo hoặc sử dụng công nghệ thứ cấp của nước ngoài. Điều này hạn chế rất
nhiều khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước so với các nước trong
khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.
2.4.2. Nguyên liệu nhựa được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ và khí đốt
Hầu hết các loại nguyên liệu nhựa được sản xuất từ dầu mỏ và khí đốt nên
giá nguyên liệu nhựa chịu tác động trực tiếp từ giá các mặt hàng này. Phần lớn
nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu nên những biến động về tình hình kinh tế,
chính trị tại các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới như: Iran, Iraq, Kuwait,
Ảrập Saudi,... có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả nguyên vật liệu của các công ty.
Biểu 2.9: Giá dầu nhập khẩu qua các năm 1995-2007
Đơn vị tính: USD/thùng
0
10
20
30
40
50
60
70
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
16.86
20.29 18.68
12.28
17.48
27.6
23.12 24.36
28.1
36.05
50.64
61.08
69.1
(Nguồn: www.opec.org)
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC chiếm hơn 1/3 nguồn cung cấp
dầu mỏ của thế giới. Cuối năm 2006 các nước này tuyên bố giảm sản lượng để
ngăn chặn tình trạng giảm giá dầu. Ngoài ra nguồn cung cấp dầu thô từ Nigiêria,
Iran, Iraq cũng giảm.
Các cơ sở lọc dầu ở Mỹ hiện phải đối phó với tình trạng thiếu nhiên liệu đầu
vào ngoài dự kiến. Các kho chứa cạn kiệt ngay trước mùa hè, khi nhu cầu về
xăng tăng đến đỉnh điểm.
Năm 2005, nổ nhà máy lọc dầu của BP tại Texas lớn thứ 3 nước Mỹ. Nhà
máy lọc dầu này chiếm khoảng 30% sản lượng của BP ở thị trường phía Bắc
34
nước Mỹ và 3%c cả thị trường dầu thô Hoa Kỳ. Công suất của nhà máy là
430.000 thùng/ngày.
Ở khu vực châu Á, giá ethylene, propylene và styrene đã đạt mức cao trong
một thời gian dài chủ yếu là do các nhà máy sản xuất bảo trì. Với chi phí nguyên
liệu đầu vào tăng như vậy đã làm cho giá nhựa tăng theo.
2.4.3. Nguyên nhân đầu cơ:
Một nguyên nhân khác khiến giá nguyên liệu nhựa tại Việt Nam tăng đột
biến là do các tập đoàn đầu cơ quốc tế đã nhúng tay vào thị trường Việt Nam
thông qua nhà phân phối nguyên liệu nhựa. Bởi thực tế các nhà máy cung cấp
nguyên liệu nhựa chính ở Áo, Bắc Mỹ và Singapore vẫn hoạt động bình thường.
Nước ta có hơn 1,000 đơn vị xuất nhập khẩu nguyên liệu nhựa. Tất cả số
doanh nghiệp này đều có quyền nhập khẩu, dẫn đến manh mún, nhỏ lẻ, tranh
mua tranh bán không kiểm soát nổi. Mạng lưới phân phối nguyên liệu nhựa ở
Việt Nam với khối lượng trên 900,000 tấn/năm được chia thành 3 cấp:
Cấp 1: do các công ty đa quốc gia chi phối.
Cấp 2: là những công ty xuất nhập khẩu Việt Nam kinh doanh nguyên
liệu nhựa, hoặc các nhà máy nhựa lớn nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.
Cấp 3: là những đại lý hoặc doanh nghiệp bán lẻ nguyên liệu nhựa cho
các nhà máy.
Qua thẩm tra hệ thống phân phối nguyên liệu nhựa, phát hiện thấy nguyên
nhân chính gây biến động giá nguyên liệu nhựa tại thị trường Việt Nam là do
mạng cung cấp cấp một đầu cơ tăng giá và một phần do cấp hai “ăn theo”.
Ngoài ra, có không ít các doanh nghiệp bỏ vốn găm nguyên liệu chờ giá lên rồi
kiếm lời. Hành vi tiêu cực này là một nguyên nhân gây sốt giá nguyên liệu.
Ngoài ra, đầu cơ còn bắt nguồn từ các đầu mối ở các quốc gia lớn như Trung
Quốc, Thái Lan – những nước cung cấp nguồn nguyên vật liệu nhựa chủ yếu
cho Việt Nam.
2.4.4. Rào cản pháp lý
35
Nước ta vẫn cho nhập phế liệu từ nhựa về làm nguyên liệu sản xuất nhưng có
quá nhiều rào cản pháp lý để nhập được một lô hàng phế liệu từ nhựa nên ít
doanh nghiệp dám nhập về.
2.5. Những giải pháp Hiệp hội Nhựa Việt Nam đề xuất để phòng ngừa rủi ro
giá nguyên liệu nhựa
Vấn đề mang tính “sống còn” của ngành Nhựa là nếu chủ động được một phần
về nguyên liệu sẽ tạo thế và lực cho ngành Nhựa và giảm chi phí ngoại tệ
2.5.1. Về phía doanh nghiệp:
2.5.1.1. Tiếp cận thị trường và đối tác nước ngoài:
Thông qua các cuộc triển lãm, hội chợ và xúc tiến thương mại nhằm tìm
kiếm những nhà cung cấp nguyên liệu mới phong phú, với giá cạnh tranh hơn
để giảm bớt chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Đây là yêu cầu chung và cũng
là ưu điểm của quá trình hội nhập.
2.5.1.2. Triển khai các dự án xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa
2.5.1.2.1. Sớm triển khai các dự án xây dựng nhà máy sản xuất hạt
nhựa để chủ động nguồn nguyên liệu cho quốc gia
Trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO, việc đầu tư xây dựng
những nhà máy sản xuất ống nhựa với quy mô lớn và đồng bộ về hạ tầng,
trang bị máy móc thiết bị hiện đại từ các nước G7 và EU nhằm mục đích
mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao tốc độ tăng
trưởng và khả năng cạnh tranh là một hướng đi cần thiết.
Nhà nước cần tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp trong
nước và nước ngoài đầu tư xây dựng nhiều nhà máy sản xuất các dòng
nguyên liệu nhựa khác nhau không những đủ cung cấp cho thị trường
trong nước mà còn để xuất khẩu. Ðể tăng sức cạnh tranh của mặt hàng
nhựa Việt Nam trên thị trường, việc nâng cao năng lực, chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm là yêu cầu bắt buộc. Cùng với việc đầu tư đổi mới công
nghệ, các doanh nghiệp cần tìm ra các giải pháp để giảm tỷ lệ hao hụt
nguyên vật liệu, nhờ đó giảm chi phí sản xuất (trong đó giảm tiêu hao
36
năng lượng điện có ý nghĩa quyết định), giảm phế liệu phát sinh trong sản
xuất; tận dụng triệt để các sản phẩm không đạt yêu cầu thông qua quy
trình tái chế, tạo bột.
Ngành cơ khí cần phối hợp với ngành nhựa, từng bước sản xuất khuôn
mẫu để các doanh nghiệp nhựa có thể giảm chi phí đầu tư. Các doanh
nghiệp nhựa cần phối hợp chặt chẽ hơn để hỗ trợ, bảo vệ nhau trong sản
xuất kinh doanh trước sự cạnh tranh quyết liệt của hàng nước ngoài.
Hiện nay nhiều dự án nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nguyên liệu
nhựa đã được triển khai như: lọc-hoá dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), Nghi
Sơn (Thanh Hoá), sản xuất chất dẻo DOP (Ðồng Nai) đáp ứng sản xuất
các nguyên liệu quan trọng như PE, PP, PS, PVC, đảm bảo 50% nhu cầu
chất dẻo cả nước. Chính phủ cũng dành gần 1 tỷ USD hỗ trợ việc xây
dựng và cải tạo nhà máy sản xuất nguyên liệu thô như PVC và PP, có thể
đáp ứng 50-60% nhu cầu nguyên liệu thô cho ngành.
Ngoài ra, Nhà nước còn dành nhiều khoản kinh phí để hỗ trợ các hoạt
động xúc tiến thương mại, thành lập các trung tâm dữ liệu ngành, đào tạo
và hỗ trợ kỹ thuật cho việc mua thiết bị, cải tạo nhà xưởng.
2.5.1.2.2. Thiết lập và triển khai kế hoạch xây dựng cụ thể cho từng
hạng mục, từng nhà máy nguyên liệu:
Phấn đấu đến năm 2010 phải cố gắng đáp ứng được 20 – 30% nhu cầu
nguyên liệu (tức khoảng 800.000 tấn). Không chờ đến lúc có sản phẩm hóa
dầu mà bước đầu nhập nguyên liệu bán sản phẩm, thực hiện một số công đoạn
cuối của quy trình sản xuất nguyên liệu cho chế tạo sản phẩm cuối cùng. Đến
khi có sản phẩm hóa dầu thì phát triển thêm và mở rộng sản xuất.
2.5.1.3. Lập các đầu mối lớn nhập khẩu nguyên liệu nhựa:
Giao nhiệm vụ cho Hiệp hội Nhựa Việt Nam làm trung gian lập các đầu
mối lớn của Việt Nam để nhập khẩu nguyên liệu nhựa cho thị trường với điều
kiện có sự điều tiết của nhà nước về kế hoạch.
2.5.2. Về phía Nhà nước
37
2.5.2.1. Mở rộng tiêu chuẩn và chủng loại sản phẩm nhựa phế liệu cho
phép nhập khẩu:
Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp ngành nhựa cần nhập các sản phẩm nhựa
bị loại ở các nhà máy nước ngoài không đạt thông số kỹ thuật, đã ép thành
khối và giá chỉ bằng 10-20% so với giá nguyên liệu nhựa chính phẩm và một
nguồn khác nữa là rác thải nhựa công nghiệp sau khi đã được phân loại, xử lý
sạch và ép thành kiện (giá khoảng 300 USD/tấn)…
Nhà nước cần có những quy định thông thoáng hơn về việc nhập hạt nhựa
tái sinh hay phế liệu sạch đảm bảo an toàn môi trường như: mở rộng tiêu
chuẩn và chủng loại cho phép nhập khẩu có kiểm soát các sản phẩm phế liệu
Nhựa công nghiệp (in-house waste) và cho thực hiện việc tái chế nguyên liệu
Nhựa đã qua sử dụng tại Việt Nam dưới sự kết hợp giám sát chặt chẽ của các
cơ quan chuyên ngành liên quan như: Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa
học Công nghệ, Bộ Công thương…
2.5.2.2. Cho phép loại hình Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trở
thành hội viên chính thức của Hiệp hội Nhựa Việt Nam:
Vì tính đặc trưng của ngành là các đơn vị sản xuất nguyên liệu Nhựa và sở
hữu các công nghệ sản xuất tiên tiến đa phần là các Công ty 100% vốn nước
ngoài. Khi trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội thì chính họ sẽ gia tăng
sự gắn bó và có đóng góp tích cực đến quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp Nhựa trong nước…
2.5.2.3. Bãi bỏ phụ thu và giảm thuế nhập khẩu đối với một số hạt nhựa
nhập khẩu:
Trước diễn biến tăng giá nguyên liệu nhựa hiện nay, Hiệp hội Nhựa đề
nghị bãi bỏ khoản phụ thu 5% đối với PVC hạt nhập khẩu và giảm tiếp các
mức thuế nhập khẩu phù hợp đối với PVC hạt (hiện là 5%), PVC huyền phù
(hiện 3% ngoài ASEAN) và PVC nhũ tương bột (hiện 3% trong ASEAN).
2.6. Sự cần thiết của việc ứng dụng Thị trường Giao sau phòng ngừa rủi ro giá
hạt nhựa Việt Nam hiện nay
38
2.6.1. Ưu điểm của hợp đồng giao sau:
Hợp đồng giao sau là một khái niệm khá mới về mặt kinh tế lẫn trong khoa
học pháp lý tại Việt Nam nhưng có tiềm năng to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là
những giải pháp hiệu quả cho những nhà kinh doanh Việt Nam thoát khỏi tình
trạng bấp bênh, rủi ro trong làm ăn nói riêng.
Thị trường hàng hoá giao sau đã và đang tiếp tục chứng minh là một công cụ
tuyệt vời đối với việc khắc phục những ách tắc trong lưu thông của một nền kinh
tế vận hành theo cơ chế thị trường; góp phần làm đa dạng hoá các hình thức lưu
thông và đóng vai trò như một công cụ bảo hiểm đối với những nhà sản xuất.
Đối với nền kinh tế tập trung bao cấp không vận hành theo cơ chế thị trường
thường không gặp phải những yếu tố rủi ro do thị trường mang lại. Ngược lại,
nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì rủi ro từ phía thị trường đối với
những nhà sản xuất trực tiếp thường là rất lớn đặc biệt là trong điều kiện hội
nhập như hiện nay.
Điều đáng lưu ý là hợp đồng giao sau tạo nên tính thanh khoản đồng thời
tránh được rủi ro tín dụng cho các bên tham gia. Đây cũng là ưu điểm nổi trội
nhất của hợp đồng giao sau so với kỳ hạn.
2.6.2. Sự cần thiết của việc ứng dụng
Sự cạnh tranh về mặt hàng nhựa ngày càng quyết liệt cả trên thị trường trong
nước lẫn thị trường thế giới. Với thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và thị
trường tiêu thụ, các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng ngày càng nhiều nhà máy
nhựa tại Việt Nam. Doanh nghiệp Nhựa Việt Nam cần nỗ lực nhiều để cạnh
tranh, mà đầu tiên là phải cắt giảm và ổn định được các khoản chi phí do giá
nguyên liệu nhựa gia tăng đột ngột.
Ngoài lý do thiếu nguồn nguyên liệu do trong nước không sản xuất đủ, mà cả
chủng loại nguyên liệu sản xuất trong nước cũng chưa đa dạng. Các nhà máy chỉ
tập trung vào sản xuất các chủng loại có số lượng đụơc tiêu thụ nhiều nhất.
Chẳng hạn như Mitsui Vina chỉ tập trung sản xuất PVC huyền phù có chỉ số
Polyme là K66. Chính vì vậy, giả định giá của nguyên liệu sản xuất trong nước
39
có thấp hơn giá nhập khẩu thì bắt buộc các doanh nghiệp trong ngành nhựa Việt
Nam vẫn còn phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu của nước ngoài.
Việc giá nguyên liệu nhựa thế giới tăng cao đã khiến hoạt động sản xuất của
các doanh nghiệp đều bị đình đốn, sản lượng giảm 30 - 50%, cắt giảm nhân
công… Một số doanh nghiệp phải thương lượng lại các giá trị hợp đồng lớn, hợp
đồng xuất khẩu vì càng sản xuất bán càng lỗ.
Ngành Nhựa chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự bất ổn trong giá cả đầu vào (hạt
nhựa), mà khởi nguồn là giá dầu thô. Trong khi đó, hợp đồng giao sau lại là
công cụ phòng ngừa rủi ro cho hàng hóa đã được áp dụng và rất thành công trên
thế giới như đã trình bày ở chương 1. Việc áp dụng những công cụ này vào thị
trường Nhựa sẽ là một bước tiến, thúc đẩy Nhựa Việt Nam phát triển, trở thành
mặt hàng có tính cạnh tranh.
Với những ưu điểm như trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “Ứng
dụng giao sau để phòng ngừa rủi ro giá nguyên vật liệu nhựa ở Việt Nam”.
Chương 3: XÂY DỰNG SÀN GIAO SAU NGUYÊN VẬT LIỆU
PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ HẠT NHỰA
Hiện nay, giá xăng dầu thả nổi theo giá thế giới ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí
kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, sản xuất không ổn định. Mỗi khi giá
xăng dầu thế giới tăng lên là bóng ma đe dọa nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống
của người dân. Nhựa chỉ là một trong những nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng từ giá
dầu thô. Để hạn chế bớt những rủi ro, chúng tôi đề xuất xây dựng một sàn giao sau
cho các loại nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng từ rủi ro biến động giá dầu.
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất hạt nhựa tổng quát
40
Mô hình chúng tôi đề xuất ban đầu dựa trên nền tảng là xây dựng hợp đồng giao
sau cho dầu thô, tiếp đó là cho hạt nhựa. Sau khi sàn phát triển ổn định và thu hút
các nhà đầu tư, đầu cơ tham gia giao dịch, có thể mở rộng thêm ra cho thép và các
loại khí đốt thiên nhiên… Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đưa ra
mô hình ban đầu cho dầu thô và hạt nhựa (cơ bản là 2 loại hạt PP và PE).
3.4. Mô hình đề xuất – Sàn giao sau nguyên vật liệu MADEX
3.1.1. Cơ chế quản lý của Nhà nước
Nhà nước giữ vai trò ban hành các văn bản pháp lý về việc hình thành sàn
giao dịch. Sàn giao dịch ban đầu thuộc sở hữu của nhà nước, có tư cách pháp
nhân, kinh phí bước đầu do nhà nước cấp. Sau khi hoạt động hiệu quả sẽ tiến
hành cổ phần hoá để tạo đà cạnh tranh, phát triển hơn.
Cơ quan quản lý cao nhất của sàn giao dịch là Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước (thuộc Bộ Tài chính). Uỷ ban chứng khoán nhà nước chịu trách nhiệm
giám sát hoạt động của sàn giao dịch và có nhệm vụ liên kết với Bộ tài chính,
Bộ Công thương và Hiệp hội các ngành nghề tham gia giao dịch trên sàn. Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định của pháp luật về chứng khoán, thị trường chứng khoán và sàn giao dịch
giao sau.
3.1.2. Sàn giao dịch
3.1.2.1. Mô hình tổ chức sàn
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất
Việt Nam, tập trung nhiều công ty trong và ngoài nước kinh doanh nhiều
ngành nghề. Do đó đây là nơi thích hợp nhất để đặt trụ sở của sàn giao dịch
chứng khoán phái sinh đầu tiên ở Việt Nam.
- Tên sàn giao dịch: SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
NGUYÊN NHIÊN LIỆU.
- Tên tiếng Anh: MATERIAL DERIVATIVES EXCHANGE
- Tên viết tắt: MADEX
- Mô hình tổ chức của sàn giao dịch:
41
Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức sàn giao dịch
Khối lãnh đạo:
- Giám đốc: gồm 1 giám đốc, có nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động
của các phòng ban. Giám đốc là người đại diện pháp lý cho sàn giao dịch.
- Phó Giám đốc: 2 phó Giám đốc hỗ trợ cho Giám đốc trong việc quản lý
hoạt động của sàn. Giám đốc và phó Giám đốc ban đầu do Ủy ban chứng
khoán bổ nhiệm, sau khi cổ phần hóa sẽ do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
Trung tâm Kiểm định và chuyển giao sản phẩm: bao gồm các phòng
ban: Phòng nghiên cứu pháp chế, Phòng Quản lý, Kiểm định, Phòng
Chuyển giao Sản phẩm, Phòng Quản lý Kho hàng hóa.
- Phòng nghiên cứu pháp chế: nghiên cứu ban hành các quy chế hoạt
động của sàn, sửa đổi các quy mô kích thước hợp đồng, đề xuất các mặt
hàng mới tham gia hợp đồng. Xử lý các tranh chấp xảy ra giữa các bên
giao dịch tại sàn. Trực tiếp chịu trách nhiệm trước ban giám đốc.
42
- Bộ phận kiểm tra chất lượng hàng hóa (Phòng quản lý kiểm định,
Phòng chuyển giao sản phẩm và kho hàng): phục vụ quá trình kiểm tra
tính chuẩn hóa của hàng hóa (người bán có trách nhiệm đem nộp mẫu
hàng hoá cho bộ phận kiểm tra giám định chất lượng hàng hoá trước khi
tiến hành giao dịch trên sàn) và phục vụ quá trình giao nhận hàng. Trực
tiếp chịu trách nhiệm trước ban giám đốc.
Trung tâm Giao dịch: bao gồm các phòng ban: Sàn Giao dịch
MADEX, Phòng Đăng ký và lưu trữ, Trung tâm Thanh toán bù trừ,
Phòng Thông tin thị trường, Phòng Quan hệ khách hàng.
- Sàn giao dịch: nơi diễn ra các giao dịch. Có nhiệm vụ tổ chức và điều
hành các phiên giao dịch. Các phiếu lệnh sau khi được phòng đăng ký và
lưu trữ xác nhận là đủ tiêu chuẩn giao dịch và có chữ ký xác nhận của
ban giám đốc sẽ được tham gia giao dịch trên sàn. Các thành phần tham
gia giao dịch trên sàn:
Người mua: bao gồm các doanh nghiệp sản xuất nhựa trong nước,
các doanh nghiệp lọc dầu nước ngoài (mua dầu thô). Ngoài ra, còn
bao gồm tất cả những người có nhu cầu phòng ngừa rủi ro khi giá các
nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng.
Người bán: các doanh nghiệp xuất khẩu hạt nhựa nước ngoài, các
doanh nghiệp xuất khẩu dầu thô trong nước. Đây là những người có
nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá và không có mục đích đầu cơ kiếm lời.
Nhà đầu cơ: là những người mua đi bán lại các hợp đồng giao sau để
thu lợi nhuận từ chênh lệch giá. Họ là những nhân tố chính tạo tính
thanh khoản cho thị trường, khiến cho mục đích tạo lập sàn giao sau
để phòng ngừa rủi ro giá cả trở nên tiếp cận thực tiễn hơn.
Nhà môi giới trên sàn: thực hiện các giao dịch cho khách hàng, nhà
đầu tư đến giao dịch phải thông qua nhà môi giới trên sàn. Nhà mô
giới ở đây có thể là các nhà mô giới của công ty môi giới hoặc là
43
những nhà mô giới độc lập nhưng phải có tín chỉ hành nghề do các tổ
chức có liên quan cấp giấy chứng nhận.
Công ty môi giới trên sàn: có nhiệm vụ tiếp nhận các hồ sơ giao dịch
của khách hàng, sau khi tiến hành kiểm tra kiểm soát tính hợp lý của
các hợp đồng phù hợp với các quy định giao dịch của sàn sẽ tiến hành
đẩy lệnh giao dịch lên sàn.
Người tạo lập thị trường: có vai trò đảm bảo cho lệnh mua và lệnh
bán có thể thực hiện ở một vài mức giá mà không có bất kỳ sự chậm
trễ nào. Chính họ làm tăng tính linh hoạt cho thị trường và tự tạo lợi
nhuận cho mình thông qua chênh lệch giá.
- Phòng thông tin thị trường: chịu trách nhiệm thu thập và phân tích các
thông tin về giá cả trên thị trường trong nước và thế giới. Phối hợp với
các công ty mô giới của phòng giao dịch cung cấp cho khách hàng những
thông tin cần thiết trên thị trường.
- Phòng đăng ký và lưu trữ hồ sơ: có nhiệm vụ xác định tính chuẩn hoá và
hợp pháp của đơn hàng do người mua và người bán gởi tới sau đó chuyển
thành các hợp đồng và các lệnh giao dịch theo mẫu.
- Phòng quan hệ khách hàng (Relation Department): tìm và hướng dẫn
cho khách hàng các thủ tục cần thiết khi tham gia giao dịch trên sàn.
Trong phòng quan hệ khách hàng phải có bộ phận quan hệ quốc tế do đặc
thù của giao dịch liên quan đến bên mua và bên bán từ trong và ngoài nước
nên bộ phận quan hệ quốc tế là cầu nối để thực hiện giao dịch giữa 2 bên.
- Trung tâm thanh toán bù trừ (clearing house): theo dõi tất cả các hoạt
động giao dịch trong ngày để tính toán các vị thế của mỗi thành viên. Từ
đó loại trừ các rủi ro tín dụng, quản lý các tài khoản ký quỹ giao dịch,
đánh giá các giao dịch hàng ngày và thực hiện thanh toán các giao dịch.
- Khối văn phòng tổng hợp: phòng nhân sự, phòng kế toán, bộ phận kỹ
thuật,….
3.1.2.2. Quy chế giao dịch tại sàn (điều khoản)
44
3.1.2.2.1. Quy định về thời gian làm việc của sàn
Một tuần làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định
của pháp luật Việt Nam). Mỗi ngày có 2 phiên giao dịch: sáng và chiều.
Bảng 3.1: Thời gian giao dịch sàn MADEX
SẢN PHẨM GIAO DỊCH Phiên sáng Phiên chiều
Dầu thô 8h30 – 9h30 13h30 – 14h30
Hạt nhựa PE 9h30 – 10h00 14h30 – 15h00
Hạt nhựa PP 10h00 – 10h30 15h00 – 15h30
Nghỉ 10h30 – 13h30
3.1.2.2.2. Quy định về chủng loại hàng hoá:
- Hạt nhựa (resin):
Polypropylene (PP): polyme thuần nhất (tinh khiết) với độ tan chảy
3.5(±1), 12(-2/+3), 20(±3) và 25(±5).
Polyethylene (PE): polyme thuần nhất (tinh khiết), với độ tan chảy là
12(-2/+3), 25(±5).
- Dầu thô: dầu thô các loại 0.81% Lưu huỳnh và 1.75% Lưu huỳnh.
3.1.2.2.3. Quy định cách yết giá: áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng
Giá được yết theo đơn vị là bao nhiêu USD (lấy 2 số lẻ) trên một đơn vị
tính (hay trên 1 đơn vị hợp đồng).
3.1.2.2.4. Quy định biên độ giao động giá trong ngày
- Hạt nhựa: Mức dao động tối thiểu trong ngày là 0,05 USD/tấn đối với
cả PP và PE.
- Dầu thô: mức dao động tối đa cho phép là 25USD/tấn.
3.1.2.2.5. Quy định về khối lượng mỗi hợp đồng giao dịch
- Hạt nhựa: Khối lượng 1 hợp đồng giao hàng là 24.75 tấn/hợp đồng.
- Dầu thô: 100 tấn/hợp đồng.
3.1.2.2.6. Quy định giới hạn vị thế mở hợp đồng
- Hạt nhựa: tối đa 4,950 tấn (200 hợp đồng).
45
- Dầu thô: tối đa 20,000 tấn (200 hợp đồng).
Nếu là đơn vị lớn, vẫn có thể đệ đơn trình Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước hoặc sau này là Hội đồng quản trị xem xét gia tăng giới hạn vị thế mở
hợp đồng.
3.1.2.2.7. Quy định về khoản ký quỹ
Khi tham gia hợp đồng giao sau, người mua phải ký quỹ 20% giá trị
hợp đồng. Mức ký quỹ duy trì sẽ là 10%, xuống dưới mức này người tham
gia hợp đồng sẽ phải nộp vào khoản ký quĩ cho đủ 20%.
- Tài sản ký quỹ:
Đối với người cư trú tại Việt Nam, các tài sản ký quỹ bao gồm:
VND (quy đổi về USD theo tỷ giá hiện hành), USD.
Đối với người nước ngoài tham gia giao dịch tài sản ký quỹ là USD.
Tất cả các khoản ký quỹ đều phải được quy đổi ra USD theo tỷ giá
liên ngân hàng mà nhà nước công bố vào ngày giao dịch.
Mức ký quỹ: do sàn giao dịch quy định và có thể thay đổi tuỳ theo
tình hình của thị trường.
Mức thay đổi ký quỹ trong tài khoản ký quỹ được tính theo công thức:
Đối với những hợp đồng có vị thế bắt đầu trong ngày:
∆P = (Pt – Po) * n
Đối với những hợp đồng có vị thế được bắt đầu vào ngày hôm trước:
∆P = (Pt-1 – Pt)* n
Trong đó:
∆P Là mức thay đổi ký quỹ
Pt là giá thanh toán ngày t (giá bình quân của một số ngày giao dịch
vào cuối ngày)
Po là giá giao dịch
n là số lượng hợp đồng
Pt-1 là giá thanh toán ngày t-1
46
Mức thay đổi ký quỹ: nếu dương (+) thì phòng thanh toán bù trừ sẽ ghi
có vào tài khoản ký quỹ của người mua (giảm tài khoản ký quỹ) và ghi nợ
vào tài khoản ký quỹ của người bán (tăng tài khoản ký quỹ), nếu âm (-) thì
ngược lại.
Sự chênh lệch được tính toán từ thời điểm đóng cửa của phiên giao dịch
trước so với thời điểm đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại, hoặc là giá
giao dịch nếu là các giao dịch trùng với ngày đánh giá.
3.1.2.2.8. Quy định về thanh toán và giao hàng
Vào ngày cuối cùng của hợp đồng, nếu người bán quyết định không bù
đắp vị thế hợp đồng (không chuyển nhượng lại hợp đồng và quyết định
mua hàng) thì sẽ phải thực hiện việc giao hàng vào tháng giao hàng bằng
việc thực hiện “lệnh giao hàng” đến sàn MADEX. Sau khi “Lệnh giao
hàng” được công bố trên thị trường thì sàn có trách nhiệm tìm kiếm và xác
định người mua theo phương pháp khớp lệnh liên tục. Người mua có thể là
người đã mua hợp đồng giao sau dầu thô hoặc hạt nhựa; hoặc có thể là
người mua trên thị trường giao ngay do Sàn tìm được.
Cả người mua và người bán hoặc bên được ủy thác (nếu có) phải cung
cấp đầy đủ thông tin để tiến hành giao dịch và giao nhận hàng. Điều này
phục vụ cho công tác thống kê, kiểm tra giao dịch của các cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nước, nhằm quản lý việc đầu cơ, thao túng thị trường. Ngoài
ra, việc chuẩn hóa thông tin còn nhằm mục đích ràng buộc nghĩa vụ của
người mua và người bán khi tham gia hợp đồng giao sau.
Nếu bên đối tác tham gia hợp đồng không cư trú thường xuyên tại Việt
Nam thì bắt buộc phải có bên ủy thác để chịu mọi trách nhiệm liên đới của
hợp đồng.
- Thời gian giao hàng: hợp đồng giao sau dầu thô, hạt nhựa: được giao
dịch trong tháng liên tiếp. Sau ngày giao dịch cuối cùng một ngày là
ngày giao hàng.
47
Tháng giao hàng cho dầu thô là tháng giêng, tháng ba, tháng năm,
tháng bảy, tháng chín và tháng mười một.
Tháng giao hàng cho PP là tháng hai, tháng sáu và tháng mười.
Tháng giao hàng cho PE là tháng tư, tháng tám và tháng mười hai.
- Địa điểm giao hàng:
Giao hàng tại kho của người bán nếu người mua và người bán ở
trong cùng một quốc gia.
Giao hàng tại cảng của nước xuất khẩu (người bán) nếu người mua
và người bán ở hai quốc gia khác nhau. Chi phí vận chuyển từ kho
của người bán ra cảng do hai bên tự thoả thuận.
- Phương thức thanh toán: tất cả được thanh toán bằng USD, cách
thức thanh toán do các bên tự thoả thuận.
- Ngày thông báo đầu tiên: là ngày đầu tiên của giai đoạn đấu thầu,
trước ngày này 1 ngày, tất cả các hợp đồng mua đều phải đóng trạng
thái, nếu không hợp đồng sẽ tự động chuyển thành giao hàng thật.
- Ngày giao dịch cuối cùng: thường là ngày cuối cùng của tháng giao
dịch. Mọi trạng thái giao dịch phải được đóng bằng một giao dịch đối
ứng hoặc gia hạn bằng một giao dịch mới trước giờ đóng cửa của thị
trường ngày hôm đó.
3.1.2.2.9. Quy định về hoa hồng và phí giao dịch
Mức hoa hồng trả cho người môi giới là 0.03% trên giá trị một hợp
đồng được giao dịch trên sàn. Phí giao dịch mà môi giới trả cho sàn giao
dịch là 5.60% của mức hoa hồng mà môi giới nhận được từ khách hàng.
Hoa hồng và phí giao dịch sẽ được trả vào ngày làm việc ngay sau ngày
giao dịch.
Phí giao dịch mà người mua và người bán phải trả cho sàn là 0.05% giá
trị hợp đồng trên mỗi hợp đồng được giao dịch trên sàn. Phí giao dịch này
nộp sau khi phòng đăng ký và lưu trữ phát hành hợp đồng giao dịch.
3.1.2.2.10. Kiểm định chất lượng hàng hóa
48
- Các giấy tờ yêu cầu gồm có:
Tờ khai quyền sở hữu
Hợp đồng mẫu có chữ ký bên bán
Lệnh giao hàng
Vận đơn hoặc hóa đơn chuyên chở
- Quy định về chất lượng hàng hóa:
Người bán phải chứng minh chất lượng hàng hóa thông qua chứng chỉ
chất lượng hàng hóa của bộ phận kiểm định chất lượng hàng hóa tại sàn.
Chứng chỉ phải ghi rõ số lượng kiện hàng của mỗi kiện hàng. Việc kiểm
định phải được hoàn tất trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được mẫu hàng
và chứng chỉ chất lượng phải gởi đến cho người mua trước 10 ngày làm
việc so với ngày cuối cùng của khoảng thời gian yêu cầu giao hàng. Mỗi
kiện hàng phải trích ra 3 mẫu và mỗi mẫu đều phải có con dấu khu vực tồn
trữ thuộc sàn giao dịch.
Một mẫu phải gởi đến tay người mua để họ kiểm tra chất lượng, một
mẫu được bộ phận kiểm định lưu giữ, mẫu còn lại được lưu giữ tại sàn để
có cơ sở giải quyết tranh chấp về chất lượng hàng hóa khi giao hàng sau
này. Các chứng chỉ chất lượng phải thực thi đủ các yêu cầu trên nếu không
sẽ không có giá trị pháp lý.
Tiêu chuẩn cho dầu thô và hạt nhựa đã được đề cập như trên mục
3.1.2.2.2. Nếu hàng hóa khác với tiêu chuẩn trên sẽ không được giao hàng,
phải trả lại cho người bán để đổi hàng đúng chất lượng, tiêu chuẩn trên.
(trừ trường hợp 2 bên chấp thuận phương thức thanh toán bù trừ bằng tiền
mặt). Hàng hóa được lưu trong kho hàng của Sàn là những hàng hóa đảm
bảo đúng tiêu chuẩn, chờ giao cho bên mua.
3.1.2.2.11. Quy định về thanh toán và xác định lợi nhuận
Đến ngày kết thúc giao dịch, nếu bên mua và bên bán thỏa thuận không
giao hàng thì có thể thanh toán bằng tiền mặt bằng cách tính chênh lệch
giữa giá giao sau vào thời điểm ký hợp đồng giao sau và giá giao ngay thời
49
điểm hiện tại để thanh toán. Trong vòng 15 ngày, người bán phải thanh
toán cho người mua. Quá thời hạn trên, khoản thanh toán trên sẽ được tính
với lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng.
Tất cả các hợp đồng được thanh toán và xác định lợi nhuận đều phải
thông qua Trung tâm thanh toán bù trừ của sàn MADEX.
Có thể dùng công thức sau để tính toán giá giao sau:
Ft = St * (1+r)T-t
Ngoài ra, còn có thể dùng công thức tính khác:
Ft = St * e r(T-t)
Nếu Ft > St hoặc Ft > Ft-1: Hợp đồng giao sau giá lên (contango).
Ngược lại, nếu Ft < St hoặc Ft < Ft-1: Hợp đồng giao sau giá xuống
(backwardation).
Ví dụ: Lãi suất phi rủi ro hiện nay là 8.75%/năm. Giả sử hợp đồng giao
sau bắt đầu từ ngày 26/02/2008. Giá giao ngay PP hiện tại là $1460. Ta có
bảng giá giao sau như sau:
Bảng 3.2: Thí dụ bảng giá giao sau hạt PP
Ngày Giá giao sau
27/03/2008 F1 = 1460 * 1.087530/365 = 1470.101
26/04/2008 F2 = 1460 * 1.087560/365 = 1480.271
26/05/2008 F3 = 1460 * 1.087590/365 = 1490.512
25/06/2008 F4 = 1460 * 1.0875120/365 = 1500.823
25/07/2008 F5 = 1460 * 1.0875150/365 = 1511.206
Giá giao sau có thể được điều chỉnh cho phù hợp với chi phí lưu trữ, cổ
tức của cổ phiếu công ty sản xuất hạt nhựa hoặc công ty khai thác dầu thô.
Ngoài ra, giá giao sau còn chịu ảnh hưởng bởi lãi suất đáo hạn, thu nhập
gộp của cổ tức…
Giá thanh toán:
Công thức tính cho dầu thô:
50
PDCX *
100000
Công thức tính cho hạt nhựa PP và PE:
PDCX *
24750
X: Giá trị thanh toán một hợp đồng (USD)
C: Giá thanh toán lúc đáo hạn (USD)
D: Chi phí vận chuyển và các chi phí có liên quan (USD)
P: Khối lượng kiện hàng giao (kg, lấy 3 số lẻ)
3.1.2.2.12. Bồi thường
Sàn MADEX có quyền và các biện pháp theo luật hoặc các thỏa thuận
khác buộc khách hàng phải bồi thường hoặc chịu những bất lợi do tổn thất
phát sinh do các nguyên nhân sau:
Khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều khoản và điều kiện giao
dịch.
Sự đại diện và bảo đảm của Khách hàng trong giao dịch không đúng
sự thật.
Những thỏa thuận giữa khách hàng và Sàn không được thực hiện
đầy đủ và đúng hạn.
Trường hợp bất khả kháng: Sàn sẽ không chịu trách nhiệm về mặt
pháp lý đối với Khách hàng về bất cứ những mất mát hay chậm trễ gây ra
bởi những sự kiện vượt quá khả năng kiểm soát của Sàn như hoả hoạn,
động đất, lụt lội, đình công, nổi loạn, chiến tranh, sự đứt đoạn về thông tin
viễn thông, hỏng hóc máy tính và những sự kiện tương tự được gọi chung
là bất khả kháng.
3.1.2.2.13. Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp phát sinh được giải quyết trên cơ sở thương lượng và
hòa giải, trung gian hòa giải có thể là Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
51
Trường hợp hòa giải không thành, cơ quan giải quyết sẽ là trọng tài
kinh tế hoặc tòa án theo sự thỏa thuận của hai bên để xét xử theo quy định
của Pháp luật Việt Nam.
3.1.2.2.14. Chuyển nhượng
Trong khoảng thời gian được yêu cầu giao, nhận hàng. Bên bán và bên
mua có quyền yêu cầu chuyển nhượng cho bên thứ ba với điều kiện phải
thông báo cho Sàn giao dịch biết. Mọi trách nhiệm liên đới về chất lượng
hàng hóa, bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng tự thỏa thuận
với nhau.
3.1.2.3. Quy trình giao dịch (sơ đồ)
Sơ đồ 3.3: Quy trình giao dịch Sàn MADEX
Mô hình trên thể hiện hai cách thức kinh doanh thương mại:
1 – Doanh nghiệp có nhu cầu trực tiếp nhập khẩu hạt nhựa hay xăng
dầu.
2 – Doanh nghiệp mua hạt nhựa hay xăng dầu từ nhà phân phối chính
thức (có thể là độc quyền) nhập khẩu từ nước ngoài về.
Quy trình:
(1) : Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhựa hay nhà nhập khẩu dầu
thô tìm đến nhà môi giới tại sàn giao sau đặt mua các chứng khoán phái
sinh (ví dụ như các hợp đồng giao sau)
52
(1’) : Các nhà cung cấp nguyên liệu có sẵn đến gặp nhà môi giới tại sàn
để bán các chứng khoán phái sinh cho người cần mua.
(2’) : Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và nhà cung cấp gặp nhau và
trực tiếp giao dịch thông qua môi giới.
(2a): Nhà nhập khẩu trong nước và nhà cung cấp gặp nhau và trực tiếp
giao dịch thông qua môi giới.
(2b): Nhà nhập khẩu trong nước phân phối lại nguyên liệu cho các
doanh nghiệp trong nước.
(3) : Ngoài ra, trên thị trường còn có các nhà đầu cơ cũng tham gia giao
dịch tại sàn sau khi tham khảo giá cả các chứng khoán phái sinh để tìm
kiếm lợi nhuận.
3.1.2.4. Quy trình thanh toán
Vào cuối mỗi ngày giao dịch, phòng thanh toán bù trừ xác định giá
thanh toán. Mỗi tài khoản sẽ điều chỉnh theo giá thị trường căn cứ vào biến
động giá thanh toán hàng ngày. Phòng thanh toán bù trừ sẽ tính toán chênh
lệch giữa giá thanh toán hiện tại và giá thanh toán ngày trước đó.
Đối với khách hàng không cư trú tại Việt Nam: tất cả các khoản
thanh toán phải thanh toán bằng USD thông qua hệ thống ngân hàng
mà sàn giao dịch chỉ định.
Đối với người cư trú tại Việt Nam: tất cả các khoản thanh toán phải
trả bằng VND và được chuyển đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân
hàng trong ngày thanh toán.
3.1.2.5. Quy trình giao nhận hàng – tiền
Hai ngày giao dịch trước ngày giao dịch cuối cùng: sàn giao sau sẽ nhắc
nhở bộ phận giao dịch yêu cầu khách hàng lượng thép như thoả thuận để
đảo ngược vị thế của họ hoặc mở các vị thế khác.
Ngày cuối cùng của giao dịch: Hợp đồng thanh toán trước sẽ kết thúc
vào lúc 16h.
53
Thông báo giao nhận hàng: trước 17h ngày giao dịch cuối, bộ phận giao
dịch gửi thông báo giao hàng có nội dung như sau:
Mã khách hàng
Hợp đồng
Qui định mỗi lô hàng: về địa điểm giao hàng, ngày giao hàng,
đường kính, chiều dài của lô hàng, thông tin khác theo quy định.
Sơ đồ 3.4: Quy trình giao hàng
(1) Người bán ra lệnh giao hàng
(2) Môi giới của người bán chuyển lệnh đến sàn giao dịch
(3) Người bán chuyển hàng đến kho hàng thuộc sàn giao dịch
(4) Kho hàng khi có kết quả của bộ phận kiểm định tiến hành gởi 3 mẫu
và chứng chỉ chất lượng cho sàn giao dịch. Nếu bộ phận kiểm định xác
nhận hàng hóa không đủ tiêu chuẩn thì khu tồn trữ sẽ gởi 2 mẫu hàng hóa
cùng các văn bản chứng minh chất lượng hàng không phù hợp cho sàn giao
dịch, sàn giao dịch gởi 1 mẫu cho người bán và yêu cầu người bán đổi hàng
lại (quay lại bước 3)
(5) Sàn giao dịch chuyển 1 mẫu và chứng chỉ chất lượng cho môi giới
của người bán. Gởi 1 mẫu cho người mua ra lệnh nhận giao hàng hoặc bị
chỉ định nhận giao hàng. Mẫu còn lại sàn giao dịch lưu lại.
(6) Môi giới gởi mẫu và chứng chỉ chất lượng theo quy định của sàn
giao dịch MADEX cho người mua. Môi giới gởi mẫu cho người bán.
TT thanh
toán bù trừ
Người
bán giao
Môi
giới
Người
mua giao
sau
Môi
giới
SÀN GIAO
DỊCH MADEX
Kho hàng
(1) (2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(5) (6)
(7)
(8)
(9)
(10
(11
54
(7) Người mua chấp nhận hàng được giao và gởi thông báo đến cho môi
giới. Nếu người mua không chấp nhận thì sàn giao dịch tiến hành xử lý
tranh chấp theo quy định của sàn.
(8) Môi giới phản hồi ý kiến của người mua cho sàn giao dịch.
(9) Sàn giao dịch thông báo chấp nhận giao hàng của người mua.
(10) và (11) Người mua đến kho hàng và trung tâm thanh toán bù trừ
tiến hành thủ tục nhận hàng và thanh toán theo quy định của sàn.
3.1.2.6. Kết chuyển lãi lỗ trên tài khoản ký quỹ hàng ngày
Giả sử khách hàng yêu cầu mở một hợp đồng bán giao sau hạt nhựa PP .
Giao dịch chính thức được bắt đầu vào ngày thứ 4 (14/02/2008). Hợp đồng có
giá trị 32,784.383 USD, theo quy định của sàn mức ký quỹ bằng 20% giá trị
hợp đồng là 6,556.88 USD và mức ký quỹ duy trì bằng 10% giá trị hợp đồng
là 3,278.44 USD.
55
Bảng 3.3: Bảng mô tả việc kết chuyển lãi/lỗ trên tài khoản ký quỹ
Ngày
Giá thị
trường
(USD/tấn)
Giá thanh
toán (USD)
Mức kết
chuyển
lãi/lỗ
Mức ký
quỹ (USD)
Số dư tài
khoản
ký quỹ
(USD)
Diễn
giải
14/02 1,345 33,288.75 - 618.75 +6,556.88 5,938.13 (1)
15/02 1,390 34,402.50 - 1,113.75 4,824.38 (2)
18/02 1,400 34,650.00 - 247.50 4,576.88 (3)
19/02 1,410 34,897.50 - 247.50 4,329.38 (4)
20/02 1,420 35,145.00 - 247.50 4,081.88 (5)
21/02 1,430 35,392.50 - 247.50 3,834.38 (6)
22/02 1,410 34,897.50 + 495.00 4,329.38 (7)
25/02 1,450 35,887.50 - 990.00 3,339.38 (8)
26/02 1,460 36,135.00 - 247.50 3,091.88 (9)
27/02 1,490 36,877.50 - 742.50 +3,465.00 5,814.38 (10)
28/02 1,495 37,001.25 - 123.75 5,690.63 (11)
29/02 1,500 37,125.00 - 123.75 5,566.88 (12)
03/03 1,480 36,630.00 + 495.00 6,061.88 (13)
04/03 1,450 35,887.50 + 742.50 6,804.38 (14)
05/03 1,450 35,887.50 0.00 - 6,804.38 0.00 (15)
(1) Vào phiên giao dịch đầu tiên (14/02/2008), khi giao dịch được sàn xác nhận,
người bán thông qua môi giới của mình chuyển tiền vào tài khoản ký quỹ tại phòng
thanh toán bù trừ của sàn giao dịch MADEX đúng theo quy chế của sàn giao dịch
(32,784.383USD*20%=6,556.88USD). Cuối phiên giao dịch ngày 14/02 giá thị
trường tăng là 1,345USD (giá mở cửa là 1,320USD), người bán lỗ 618.75USD (do
người bán là người đầu cơ giá xuống), phòng thanh toán bù trừ tiến hành ghi có
56
618.75USD vào tài khoản ký quỹ của người mua. Lúc này tài khoản ký quỹ của
người bán là 5,938.13USD7.
(2) Cuối ngày, giá thị trường lên 1,390USD, người bán lỗ 1,113.75USD, phòng
thanh toán bù trừ ghi có 1,113.75USD vào tài khoản ký quỹ của người mua. Số dư
tài khoản ký quỹ của người bán là 4,824.38USD.
(3) Cuối ngày, giá thị trường tăng lên mức 1400USD, người bán lỗ 247.50USD,
phòng thanh toán bù trừ ghi có 247.50USD vào tài khoản ký quỹ của người mua. Số
dư tài khoản ký quỹ là 4,576.88USD.
(4) Cuối ngày, giá thị trường tăng lên mức 1,410USD, người bán lỗ 247.50USD,
phòng thanh toán bù trừ ghi có 247.50USD vào tài khoản ký quỹ của người mua. Số
dư tài khoản ký quỹ là 4,329.38USD.
(5) Cuối ngày, giá thị trường tăng lên mức 1,420USD, người bán lỗ 247.50USD,
phòng thanh toán bù trừ ghi có 247.50USD vào tài khoản ký quỹ của người mua. Số
dư tài khoản ký quỹ là 4,081.88USD.
(6) Cuối ngày, giá thị trường tăng lên mức 1,430USD, người bán lỗ 247.50USD,
phòng thanh toán bù trừ ghi có 247.50USD vào tài khoản ký quỹ của người mua. Số
dư tài khoản ký quỹ là 3,834.38USD.
(7) Cuối ngày, giá thị trường giảm 1,410 USD, người bán lãi 495.00 USD, phòng
thanh toán bù trừ ghi nợ 495.00 USD vào tài khoản ký quỹ của người mua. Số dư
tài khoản ký quỹ là 4,329.38 USD.
(8) Cuối ngày, giá thị trường tăng lên mức 1,450USD, người bán lỗ 990.00USD,
phòng thanh toán bù trừ ghi có 990.00USD vào tài khoản ký quỹ của người mua. Số
dư tài khoản ký quỹ là 3,339.38USD.
(9) Cuối ngày, giá thị trường tăng lên mức 1,460USD, người bán lỗ 247.50USD,
phòng thanh toán bù trừ ghi có 247.50USD vào tài khoản ký quỹ của người mua. Số
dư tài khoản ký quỹ là 3,091.88USD.
7 ∆P = (Pt – Po) * n
57
(10) Số dư tài khoản ký quỹ của người bán đã xuống dưới mức 10% giá trị hợp
đồng, phòng thanh toán bù trừ yêu cầu người bán bổ sung khoản ký quỹ cho đủ
6,556.88USD. Vào phiên giao dịch đầu tiên của ngày, người bán chuyển bổ sung
3,465.00USD vào tài khoản ký quỹ. Đến cuối ngày, giá thanh toán lên mức
1,490USD, người bán lỗ 742.50USD, phòng thanh toán bù trừ ghi có 742.50USD
vào tài khoản ký quỹ của người mua. Số dư tài khoản ký quỹ là 5,814.38USD.
(11) Cuối phiên giao dịch ngày 28/02 giá thị trường tăng lên 1,495USD, người bán
lỗ 123.75USD, phòng thanh toán bù trừ ghi có 123.75USD vào tài khoản ký quỹ
của người mua. Số dư tài khoản ký quỹ là 5,690.63USD.
(12) Cuối phiên giao dịch, giá thị trường tăng lên 1,500USD, người bán lỗ
123.75USD, phòng thanh toán bù trừ ghi có 123.75USD vào tài khoản ký quỹ của
người mua. Số dư tài khoản ký quỹ là 5,566.88USD.
(13) Cuối phiên giao dịch, giá thị trường giảm xuống 1,480 USD, người bán lãi
495.00 USD, phòng thanh toán bù trừ ghi nợ 495.00 USD vào tài khoản ký quỹ của
người mua. Số dư tài khoản ký quỹ là 6,061.88 USD.
(14) Cuối phiên giao dịch, giá thị trường tiếp tục giảm xuống 1,450USD, người bán
lãi 742.50USD, phòng thanh toán bù trừ ghi nợ 742.50USD vào tài khoản ký quỹ
của người mua. Số dư tài khoản ký quỹ là 6,804.38USD.
(15) Người bán thông qua môi giới ra lệnh mua lại hợp đồng tương tự để bù đắp vị
thế và chấm dứt giao dịch với giá 1,450USD, rút số tiền còn lại ra khỏi tài khoản ký
quỹ.
3.5. Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng Sàn giao dịch giao sau ở Việt Nam
3.2.1. Thuận lợi
3.2.1.1. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước:
Thị trường giao sau ở Việt Nam được triển khai xây dựng muộn hơn các
nước trong khu vực và thế giới như: Mỹ, Nhật, các nước EU... Chúng ta có thể
học hỏi kinh nghiệm và hạn chế được những sai sót mà các nước đi trước đã
gặp phải. Nhờ đó, có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời có thể
cho thị trường đi vào hoạt động ngay sau khi thành lập.
58
3.2.1.2. Kinh nghiệm từ thị trường chứng khoán
Hiện nay ở Việt Nam đã có thị trường chứng khoán - thị trường có hình
thức hoạt động tương tự thị trường giao sau. Thông qua thị trường chứng
khoán, các nhà kinh doanh rủi ro có thể tham khảo kinh nghiệm và tiến hành
kinh doanh rủi ro trên sự biến động giá cả của nguyên liệu nhựa, xăng dầu,
phôi thép… Bên cạnh đó những nhà điều hành sàn có thể học hỏi được kinh
nghiệm quản lý từ những nhà quản lý sàn giao dịch chứng khoán.
3.2.1.3. Lợi thế so với sàn giao sau nông sản
Nếu như xây dựng sàn giao sau nông sản đã được đề cập rất nhiều nhưng
vẫn đang trong giai đoạn phôi thai, vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại. Thì
chúng tôi tin tưởng rằng: sàn giao sau MADEX lại dễ dàng tiếp cận thị trường
hơn. Nguyên nhân chính là bởi giá dầu ảnh hưởng đến cả nền kinh tế và những
người tham gia thị trường hầu hết là các doanh nghiệp sản xuất nhựa nhiều
kinh nghiệm và các nhà đầu cơ, với mức độ tiếp cận thị trường nhanh chóng
hơn nông dân.
3.2.1.4. Thành quả từ việc làm mô giới cho sàn giao sau London
Giao dịch bằng hợp đồng tương lai lần đầu tiên trên thị trường Việt
Nam được khởi động gần đây, giữa Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
(Techcombank) và Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Đắk lắk (Inexim Đắk lắk).
Nhiều giao dịch trực tiếp giữa Inexim Đắk Lắk tại thị trường kỳ hạn London,
thông qua nhà môi giới Techcombank, đã đem lại lợi ích không chỉ cho doanh
nghiệp xuất khẩu mà còn cho cả người trồng cà phê. Các đối tác kinh doanh
nước ngoài cũng chấp nhận hình thức này. Đây là một bước thử nghiệm để
tiến đến xây dựng Sàn giao sau tại Việt Nam.
3.2.2. Khó khăn
3.2.2.1. Phòng ngừa rủi ro bằng sản phẩm phái sinh, thị trường hàng
hoá giao sau là khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam
Những hạn chế về kiến thức của các nhà kinh doanh và các cấp quản lý ở
Việt Nam khiến cho việc xây dựng trong thực tiễn vấp phải nhiều trở ngại.
59
Muốn xây dựng được thị trường thì trước hết phải huấn luyện được đội ngũ
nhà kinh doanh am hiểu về sản phẩm phái sinh và thị trường giao sau.
3.2.2.2. Khung pháp lý còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ và chưa phù
hợp với thông lệ quốc tế
Hiện nay chúng ta đã và đang xây dựng hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý
của cơ chế thị trường, song còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ và chưa phù hợp
với thông lệ quốc tế. Do tính đặc thù của thị trường phái sinh mà cụ thể là thị
trường giao sau nên cần có một khuôn khổ pháp lý phù hợp. Tuy nhiên để xây
dựng công cụ pháp lý riêng cho loại thị trường này là khó khăn lớn của Việt
Nam. Luật chứng khoán Việt Nam cũng đã có quy định về các hình thức giao
dịch giao sau. Tuy nhiên trên thực tế thì vẫn chưa thể áp dụng vì chưa được
hướng dẫn thực hiện cụ thể. Những phương thức này chỉ có thể áp dụng khi thị
trường chứng khoán Việt Nam đảm bảo các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật, pháp lý
và phát triển đến một trình độ cao hơn nhiều so với hiện nay.
3.2.2.3. Chưa xây dựng được Sàn giao sau nông sản thí điểm
Việt Nam là nước nông nghiệp. Việc đề xuất xây dựng thị trường giao sau
nông sản đã được nghiên cứu và đề xuất nhiều lần nhưng vẫn chưa được thực
hiện. Do đó việc xây dựng thị trường cho các sản phẩm công nghiệp mà chúng
ta không có lợi thế so với thế giới sẽ gặp không ít khó khăn trong việc thuyết
phục Chính Phủ đồng ý chấp thuận xây dựng sàn giao dịch.
3.2.2.4. Đội ngũ các nhà kinh doanh rủi ro trên thị trường thứ cấp
chưa thật sự mạnh về cả chất lẫn lượng.
Do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp, trên
thị trường cón thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ
thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, các nhà môi
giới còn quá ít để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ thị trường này.
3.6. Một số kiến nghị khi xây dựng sàn giao dịch giao sau ở Việt Nam
3.3.1. Công tác nghiên cứu
60
Đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Thương mại phối hợp với các Bộ ngành có
liên quan thực hiện dự án cấp nhà nước, nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn
để hình thành thị trường hàng hóa giao sau ở Việt Nam. Mục tiêu của dự án là
hình thành một mô hình thị trường phù hợp cho Việt Nam, tiến hành từng bước
xây dựng các trung tâm giao dịch giao sau, nâng cấp dần thành các Sở…
3.3.2. Về đào tạo nguồn nhân lực
Phải đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao để phục vụ cho công tác tổ
chức, điều hành hoạt động của sàn giao dịch. Để làm điều đó cần phải:
Mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho cán bộ, nhân viên
Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thực tế, thống nhất chương
trình, nội dung đào tạo, xây dựng giáo trình cụ thể.
Đào tạo các chuyên viên hoạt động trên thị trường như: cán bộ lãnh đạo
sàn giao dịch, chuyên viên phân tích thị trường, chuyên viên tạo lập thị
trường. Nếu cần thiết phải cử cán bộ đi học tập nước ngoài.
Tất cả các nhân viên muốn làm việc tại sàn giao dịch phải qua các lớp
đào tạo, thi tuyển và phải có chứng chỉ hành nghề do Bộ thương mại cấp.
3.3.3. Về việc xây dựng khuôn khổ pháp lý
Mặc dù ở nước ta đã hình thành một số Bộ luật cơ bản về việc kinh doanh
trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên luật ban hành còn thiếu và chưa
đề cập đến những vấn đề của thị trường giao sau. Vì vậy cùng với việc hoàn
thiện sửa đổi các luật đã có, bước đầu Chính phủ cần nghiên cứu, soạn thảo và
ban hành các thông tư, nghị định quy định về việc kinh doanh, giao dịch trên thị
trường hàng hóa giao sau. Sau đó cần phải nghiên cứu và soạn thảo pháp lệnh
kinh doanh trên thị trường này.
3.3.4. Tuyên truyền, quảng cáo
Cùng với việc đào tạo là tuyên truyền quảng cáo qua các phương tiện thông
tin đạ chúng và xuất bản các ấn phẩm tham khảo nhằm trang bị và nâng cao
nhận thức cho tất cả các đối tượng khác nhau.
61
3.3.5. Về quy mô tổ chức sàn giao dịch
Ban đầu do còn thiếu kinh nghiệm và thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn
nên sàn ban đầu chỉ giao dịch hai loại hàng hóa là hạt nhựa và dầu thô, nhưng
sau một thời gian hoạt động sẽ mở rộng ra nhiều loại hàng hóa hơn như phôi
thép, các loại hạt nhựa khác… với quy mô giao dịch lớn hơn.
3.3.6. Về vấn đề lệch múi giờ
Rào cản về mặt lệch múi giờ giữa các thị trường làm ảnh hưởng đến hoạt
động giao dịch, đặt lệnh và khớp lệnh giữa các thị trường với nhau.
Sàn giao dịch sẽ được tổ chức 24/24 thông qua tổng đài điện thoại hoạt động
cả trong lẫn ngoài giờ giao dịch và luôn luôn có các nhân viên giao dịch sẵn
sàng phục vụ khách hàng vào bất cứ thời điểm nào. Khách hàng có thể đặt lệnh
thông qua điện thoại vào bất kỳ thời điểm nào trước hoặc trong giờ giao dịch.
Đối với các lệnh được thức hiện trước giờ giao dịch thì khi bắt đầu giờ giao
dịch sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Đối với khách hàng có nhu cầu thông qua MADEX làm trung gian môi giới
giao dịch với các sàn giao dịch nguyên nhiên liệu trên thế giới như sàn LME,
sàn DUBAI với hệ thống làm việc và giao dịch trung gian 24/24 của
MADEX có thể giúp khách hàng đặt lệnh trực tiếp ngay khi các sàn này mở
cửa giao dịch hoặc đến giờ giao dịch hàng hóa mà khách hàng muốn giao
dịch.
3.3.7. Sự hỗ trợ từ bên ngoài
Phải tranh thủ sự giúp đỡ và hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài về cả kinh
nghiệm, kiến thức chuyên môn lẫn tài chính để nhanh chóng hình thành được thị
trường giao sau tại Việt Nam và điều hành hoạt động của sàn giao dịch hiệu quả.
Với những kiến nghị trên, hy vọng trong thời gian đến sàn giao dịch giao sau
MADEX sẽ được hình thành và đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu phòng ngừa
rủi ro và kinh doanh trong ngành nguyên liệu Việt Nam.
62
KẾT LUẬN
Trên cơ sở lý luận đã nêu ra ở chương 1, những thực trạng của ngành nhựa
và tình hình khó khăn của các doanh nghiệp nhựa khi giá dầu thế giới liên tục biến
đổi đã được đề cập đến trong chương 2, những vấn đề trên cho ta thấy rủi ro về giá
cả đã, đang và sẽ tiếp tục gây bất lợi cho các doanh nghiệp nhựa, dầu nói riêng và
của nền kinh tế đất nước nói riêng. Qua đó ta thấy vấn đề bình ổn giá nguyên vật
liệu đầu vào cho quá trình sản xuất là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Sau
những nguyên nhân và giải pháp mà ngành (cụ thể là Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
cũng như doanh nghiệp đã đề ra để bình ổn giá chỉ có tính tạm thời và không mang
lại hiệu quả cao. Trên cơ sở nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm của các quốc
gia đi trước, kết hợp với phân tích những điều kiện khó khăn, thuận lợi của Việt
Nam cũng như vận dụng những kiến thức hiểu biết về công cụ phái sinh, đề tài đã
đề ra những giải pháp được mô phỏng thành các mô hình nhằm mục đích là xây
dựng và phát triển thành công công cụ chứng khoán phái sinh ở Việt Nam.
Với giải pháp xây dựng thị trường giao dịch giao sau nguyên nhiên liệu đã
đề ra, đề tài mong muốn góp phần phòng ngừa tối đa thiệt hại rủi ro giá cả cho nền
kinh tế, cho các doanh nghiệp dầu và nhựa, tạo môi trường kinh doanh năng động,
mở rộng mối quan hệ giao thương với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ph.D Charles J. Lancelot – Cutting Edge Materials Technology,
Engineering and Sourching.
2. Fuel Oil Futures Contract – Dubai Gold & Commodities Exchange
3. ThS. Hà Thị Thanh Bình – Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng
hóa.
63
4. John C Hull – Fundamentals of Futures and Options Markets – Pearson
education international edition – 2005.
5. Marcus D. Hudson, President & Managing Director of H&A –
Hedging Plastics & Leveraging the Financial Markets.
6. Niên Giám Hiệp hội Nhựa Việt Nam
7. Plastic Futures Contracts 2007 – London Metal Exchange (LME)
8. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang – Quản trị rủi ro tài chính – Nhà xuất bản
Thống kê – 2007.
9. Tiffany Portoghese – Futures Analysis of Chemicals affecting Waste
Management Programs
10. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ – Tài chính doanh nghiệp hiện đại – Nhà xuất
bản Thống kê – 2006 .