Chúng ta cũng biết tồn kho là lá chắn giúp che đi những điểm yếu về: Sản phẩm kém chất
lượng, mặt bằng bố trí không tốt, chuẩn bị sản xuất dài, thiết kế không tốt, máy hỏng, nhà
phân phối không tin cậy. Vậy khi loại bỏ tồn kho thì JIT phải giải quyết được những vấn đề
này để hoạt động sản xuất được liên tục không bị gián đoạn. Đây cũng chính là vấn đề An
Bình gặp phải do hệ thống sản xuất kém đáp ứng không kịp thời và đúng lúc nhu cầu của
khách hàng. Nhóm sẽ vận dụng các đặc trưng của JIT để giải quyết các vấn đền này của An
Bình.
44 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng lý thuyết jit vào công ty cổ phần giấy An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nhân đa năng được huấn luyện để điều khiển tất cả những
công việc từ việc điều khiển quy trình sản xuất, vận hành máy đến việc bảo trì, sửa
chữa…Người ta mong muốn công nhân có thể điều chỉnh và sửa chữa nhỏ cũng như thực
hiện việc lắp đặt. Hãy nhớ rằng trong hệ thống JIT người ta đẩy mạnh đơn giản hóa việc lắp
đặt, làm thuận lợi cho người vận hành. Trong hệ thống JIT, công nhân không chuyên môn
hóa mà được huấn luyện để thực hiện nhiều thao tác, do vậy họ có thể giúp những công nhân
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
không theo kịp tiến độ. Người công nhân không những có trách nhiệm trong việc kiểm tra
chất lượng công việc của mình mà còn quan sát kiểm tra chất lượng công việc của những
công nhân ở khâu trước họ. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là mất nhiều thời gian và
chi phí đào tạo những công nhân đa năng để đáp ứng yêu cầu của hệ thống.
3.8. Đảm bảo mức chất lượng cao
Những hệ thống JIT đòi hỏi các mức chất lượng cao. Những hệ thống này được gài vào một
dòng công việc liên tục, nên sự xuất hiện của những trục trặc do chất lượng kém sẽ tạo sự phá
vỡ trên dòng công việc này. Thực tế, do kích thước các lô hàng nhỏ, lượng hàng tồn kho để
đề phòng mọi bất trắc thấp, nên khi sự cố xảy ra, việc sản xuất phải ngừng lại cho đến khi sự
cố được khắc phục. Vì vậy, phải tránh bất cứ sự ngừng việc nào hoặc nhanh chóng giải quyết
trục trặc khi chúng xuất hiện.
Hệ thống JIT dùng ba giải pháp mũi nhọn để xử lý vấn đề chất lượng:
Một là, thiết kế chất lượng cho sản phẩm và quá trình sản xuất. Thực tế cho thấy hệ thống JIT
sản xuất sản phẩm được tiêu chuẩn hóa sẽ dẫn đến tiêu chuẩn hóa các phương pháp làm việc,
các công nhân rất quen thuộc với công việc của họ và sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn hóa, tất
cả những vấn đề trên sẽ đóng góp làm tăng chất lượng sản phẩm ở các khâu của quá trình sản
xuất.
Hai là, yêu cầu các nhà cung cấp giao nguyên liệu và các bộ phận sản phẩm có chất lượng
cao để giảm thiểu trục trặc do hàng hóa đem tới. Nếu đạt được yêu cầu này, thời gian và chi
phí kiểm tra hàng hóa có thể được loại bỏ.
Ba là, làm cho công nhân có trách nhiệm sản xuất những hàng hóa có chất lượng cao. Điều
này đòi hỏi phải cung cấp thiết bị và công cụ làm việc phù hợp, huấn luyện phương thức làm
việc thích hợp cho công nhân, huấn luyện trong đo lường chất lượng và phát hiện lỗi, động
viên công nhân cải tiến chất lượng sản phẩm và khi có sự cố xảy ra thì tranh thủ sự cộng tác
của công nhân.
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
3.9. Lựa chọn người bán hàng tin cậy và nâng cao tinh thần hợp tác của các
thành viên trong hệ thống
Hầu hết hệ thống JIT mở rộng về phía người bán, người bán được yêu cầu giao hàng hóa có
chất lượng cao, các lô hàng nhỏ và thời điểm giao hàng tương đối chính xác.
Theo truyền thống, người mua đóng vai trò kiểm tra chất lượng và số lượng hàng mang đến,
và khi hàng hóa kém phẩm chất thì trả cho người bán để sản xuất lại. Trong hệ thống JIT,
hàng hóa kém phẩm chất sẽ đình trệ sự liên tục của dòng công việc. Việc kiểm tra chất lượng
hàng hóa đưa đến được xem là không hiệu quả vì nó không được tính vào giá trị sản phẩm.
Do đó việc đảm bảo chất lượng được chuyển sang người bán. Người mua sẽ làm việc với
người bán để giúp họ đạt được chất lượng hàng hóa mong muốn. Mục tiêu cơ bản của người
mua là có thể công nhận người bán như một nhà sản xuất hàng hóa chất lương cao, do vậy
không cần có sự kiểm tra của người mua.
Ngoài ra, hệ thống JIT đòi hỏi tinh thần hợp tác giữa các công nhân, quản lý và người cung
cấp. Nếu không đạt được điều này thì khó có thể có một hệ thống JIT thật sự hiệu quả.
3.10. Sử dụng hệ thống “kéo”
Thuật ngữ “đẩy” và “kéo” dùng để mô tả hai hệ thống khác nhau nhằm chuyển dịch công
việc thông qua quá trình sản xuất. Trong hệ thống đẩy, khi công việc kết thúc tại một khâu,
sản phẩm đầu ra được đẩy tới khâu kế tiếp, ở khâu cuối cùng, sản phẩm được đẩy vào kho
thành phẩm. Ngược lại, trong hệ thống kéo, việc kiểm soát sự chuyển dời của công việc tùy
thuộc vào hoạt động đi kèm theo, mỗi khâu công việc sẽ kéo sản phẩm từ khâu phía trước nếu
cần. Đầu ra của hoạt động sau cùng được kéo bởi nhu cầu khách hàng hoặc bởi lịch trình sản
xuất chính. Như vậy, trong hệ thống kéo, công việc được luân chuyển để đáp ứng yêu cầu của
công đoạn kế tiếp theo của quá trình sản xuất. Trái lại, trong hệ thống đẩy, công việc được
đẩy ra khi nó hoàn thành mà không cần quan tâm đến khâu kế tiếp theo đã sẳn sàng chuẩn bị
cho công việc hay chưa. Vì vậy công việc có thể bị chất đống tại khâu chậm tiến độ do thiết
bị hỏng hóc hoặc phát hiện có vấn đề về chất lượng.
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Hệ thống JIT dùng phương pháp kéo để kiểm soát dòng công việc, mỗi công việc sẽ gắn đầu
ra với nhu cầu của khâu kế tiếp. Trong hệ thống JIT, có sự thông tin ngược từ khâu này sang
khâu khác, do đó công việc được di chuyển “đúng lúc” tới khâu kế tiếp, theo đó dòng công
việc được kết nối nhau, và sự tích lũy thừa tồn kho giữa các công đoạn sẽ được tránh khỏi.
Có rất nhiều cách để truyền tin giữa các công đoạn, một trong những cách thông thường nhất
là dùng công cụ Kanban.
Định nghĩa về KANBAN.
KANBAN là một công cụ để vận hành hệ thống JIT. Đó một chiếc nhãn, thường được bọc
bên trong một bao bì nhựa. Trên KANBAN, thường chứa những thông tin sau:
Tên chi tiết, sản phẩm được sản xuất.
Sức chứa container.
Địa chỉ, ký hiệu của quy trình làm việc trước.
Địa chỉ, ký hiệu của quy trình sau.
Ngoài các thông tin chủ yếu đó, thì tuỳ vào loạI KANBAN và tuỳ vào tình hình cụ thể của
mỗI doanh nghiệp mà có thể có thêm những thông tin khác.
Chức năng của KANBAN.
Hướng dẫn: là công cụ hướng dẫn sản xuất và vận chuyển.(sản xuất chi tiết, sản phẩm nào,
vận chuyển bao nhiêu…)
Tự kiểm tra: để ngăn ngừa sản xuất thừa. Mỗi công đoạn tự kiểm tra để đảm bảo chỉ sản xuất
những chi tiết, sản phẩm với số lượng cần thiết, tại thời điểm cần thiết.
Kiểm tra bằng mắt: thẻ KANBAN không chỉ chứa thông tin bằng số mà còn chứa thông tin
vật lý. ( Ví dụ: các thẻ KANBAN màu trắng, xanh lá, và vàng: màu trắng hoặc xanh thì chưa
cần sản xuất ngay, màu vàng là tín hiệu việc sản xuất phảI được bắt đầu)
Cải tiến hoạt động: KANBANduy trì mức tồn kho tốI thiểu, giảm chi phí sản xuất, nhờ vậy
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Giảm chi phí quản lý: Hệ thống KANBAN cũng giúp giảm chi phí quản lý do hoạch định
ngắn hạn không cần nữa, bởi bản chất kéo của hệ thống.
Các nguyên tắc sử dụng KANBAN:
Nguyên tắc 1: Quá trình sau chỉ lấy đi các sản phẩm cần thiết từ quá trình trước với số lượng
cần thiết ở thời điểm cần thiết.
Nguyên tắc 2: Quá trình phải sản xuất số lượng bằng số lượng đã lấy đi.
Nguyên tắc 3: Những chi tiết sản phẩm bị lỗi không được chuyển đến quá trình sau.
Nguyên tắc 4: Tối thiểu số KANBAN.
Nguyên tắc 5: KANBAN được sử dụng để hiệu chỉnh đối với sự thay đổi nhỏ trong nhu cầu.
Nguyên tắc 6: Số lượng các bộ phận chi tiết sản phẩm thực tế chứa trong hộp hoặc đóng gói
phải bằng với số lượng ghi trên KANBAN.
Điều kiện áp dụng hệ thống KANBAN
1.Hệ thống thông tin phải rõ ràng, minh bạch.
2.Dòng sản xuất linh hoạt và thông suốt.
3.Thiết bị, máy móc phải được bố trí một cách hợp lý.
4.Các sản phẩm có thời gian thay đổi ngắn.
5.Các biến động ngẫu nhiên cần được loại bỏ.
6.Mối quan hệ với nhà cung cấp phải được củng cố và phát triển.
7.Lao động đa năng, có khả năng thay đổi chổ làm việc, có thể điều chỉnh và bảo dưỡng máy
móc.
8.Tiêu chuẩn hóa các bộ phận và đơn vị lắp ráp sản phẩm.
Ý nghĩa của KANBAN đốI vớI hệ thống JIT
1.Ưu điểm:-Cho thấy được vấn đề lớn cần giải quyết của phân xưởng.
-Giúp nắm được tình hình máy móc thiết bị, phế phẩm phát sinh dựa vào dòng di chuyển
thông tin nhanh giữa các chỗ làm việc.
-Phối hợp chặc chẽ giữa các chỗ làm việc.
-Thích ứng quá trình sản xuất và nhu cầu.
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
-Số lượng tồn kho là ít nhất.
-Không cần lập kế hoạch hàng ngày.
-Cho phép dao động 10% so với nhu cầu.
-Trong phân xưởng, hệ thống kiểm tra KANBAN là then chốt.
-Có khả năng hiệu chỉnh chính xác kế hoạch được lập trên MRP II.
2.Nhược điểm: ( khắc phục bằng cách sử dụng kết hợp MRPII)
-Khi áp dụng hệ thống KANBAN, xưởng sẽ không có tồn kho, vì vậy không đáp ứng được
dao động lớn.
-Sự rối loạn của một công đoạn sẽ làm ảnh hưởng đến tòan hệ thống.
3.11. Nhanh chóng giải quyết sự cố trong quá trình sản xuất
Giải quyết sự cố là nền tảng cho bất kỳ một hệ thống JIT nào. Mối quan tâm là những trục
trặc cản trở hay có khả năng cản trở vào dòng công việc qua hệ thống. Khi những sự cố như
vậy xuất hiện thì cần phải giải quyết một cách nhanh chóng. Điều này có thể buộc phải gia
tăng tạm thời lượng tồn kho, tuy nhiên mục tiêu của hệ thống JIT là loại bỏ càng nhiều sự cố
thì hiệu quả càng cao.
Để xử lý nhanh những trục trặc trong quá trình sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã dùng hệ
thống đèn để báo hiệu. Ở Nhật, một hệ thống như vậy được gọi là ANDON. Mỗi một khâu
công việc được trang bị một bộ ba bóng đèn, đèn xanh biểu hiện cho mọi việc đều trôi chảy,
đèn vàng biểu hiện có công nhân sa sút cần chấn chỉnh, đèn đỏ báo hiệu có sự cố nghiêm
trọng cần nhanh chóng khắc phục. Điểm mấu chốt của hệ thống đèn là cho những người khác
trong hệ thống phát hiện được sự cố và cho phép công nhân và quản đốc sửa chữa kịp thời sự
cố xãy ra.
3.12. Liên tục cải tiến
Một trong những vấn đề cơ bản của phương pháp JIT là hướng về sự cải tiến liên tục trong hệ
thống như: giảm lượng tồn kho, giảm chi phí lắp đặt, giảm thời gian sản xuất, cải tiến chất
lượng, tăng năng suất, cắt giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Sự cải tiến liên tục
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
này trở thành mục tiêu phấn đấu của tất cả thành viên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện hệ
thống.
Với những đặc trưng trên, hệ thống JIT có một số lợi ích quan trọng như sau:
- Giảm lượng tồn kho ở tất cả các khâu: cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.
- Giảm nhu cầu về mặt bằng.
- Tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm và lượng sản phẩm làm lại.
- Giảm thời gian phân phối trong sản xuất.
- Có tính linh động cao trong phối hợp sản xuất.
- Dòng sản xuất nhịp nhàng và ít gián đoạn, chu kỳ sản xuất ngắn, do các công nhân có nhiều
kỹ năng nên họ có thể giúp đở lẫn nhau và thay thế trong trường hợp vắng mặt.
- Tăng mức độ sản xuất và tận dụng thiết bị.
- Có sự tham gia của công nhân trong việc khắc phục các sự cố của quá trình sản xuất, từ đó
nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân.
- Tạo áp lực để xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp.
- Giảm nhu cầu lao động gián tiếp, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
4. Lợi ích áp dụng Just in time
- Giảm tối đa hiện tượng tồn kho, ứ đọng vốn.
- Giảm diện tích kho bãi.
- Tăng chất lượng sản phẩm.
- Giảm phế liệu, sản phẩm lỗi.
- Tăng năng suất nhờ giảm thời gian chờ đợi.
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
- Linh hoạt trong thay đổi qui trình sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm.
- Công nhân được tham gia sâu trong việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Giảm lao động gián tiếp.
- Giảm áp lực của khách hàng
5. Nhược điểm của phương thức Just in time
Đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng của xã hội tốt, hoàn hảo.
Đòi hỏi phải có một hệ thống nhân viên và kỹ thuật viên có trình độ và kiến thức cao,ý thức
kỷ luật lao động cao, bởi vì chỉ cần một nhân viên của công ty vệ tinh vô kỷ luật kiểm tra một
con ốc không kỹ thì cả hệ thống phải ngưng làm việc.
Đòi hỏi phải có một lịch sản xuất cố định trong một thời gian dài.
Có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu hệ thống
6. JIT thành công nhờ một số yếu tố then chốt:
Tập trung vào chất lượng: JIT luôn đi đôi với hệ thống quản lý chất lượng tổng hợp (TQC)
và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công nhân tay nghề cao với độ sai sót bằng không sẽ giảm
được các chi phí không gia tăng giá trị như kiểm soát viên hay sửa chữa sản phẩm.
Chu kỳ sản xuất ngắn: chu kỳ sản xuất ngắn giúp tăng tốc độ đáp ứng đơn đặt hàng tức thời
và giảm mức độ tồn kho.
Chu trình sản xuất trôi chảy: JIT đơn giản hoá chu trình sản xuất để giảm độ trệ, phát triển
mối quan hệ với nhà cung cấp để có được nguyên vật liệu ngay khi cần với chất lượng đảm
bảo. JIT duy trì tay nghề đều đặn theo nhóm để tránh chi phí ngắt quãng và chi phí chuyển
giao bán thành phẩm bằng cách phân bố máy móc cùng một nhóm công việc càng gần nhau
càng tốt, công nhân được huấn luyện để sử dụng được toàn bộ các máy móc cùng nhóm. Đây
là hình thức sản xuất theo ô (cell). Mỗi ô có thể được coi như một nhà máy thu nhỏ với các
nhóm máy thường được sắp xếp theo hình chữ "U".
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Vận hành sản xuất linh hoạt: máy móc cần linh hoạt trong khả năng tạo ra các linh kiện và
sản phẩm để tăng thêm sản lượng nếu sản phẩm có mức cầu vượt bậc hoặc tránh cho việc
đình trệ sản xuất vì một máy móc nào đó bị hỏng. Thời gian cài đặt và thay đổi hệ thống máy
móc cũng phải đủ ngắn. Nhân viên cũng cần được đào tạo đa năng nhằm thế chỗ và kiêm
nhiệm, giảm được chi phí lao động bất thường.
7. Điều kiện áp dụng
Mô hình Jus t In Time tỏ ra hiệu quả nhất đối với những doanh nghiệp có những hoạt động
sản xuất lặp đi lặp lại. Một đặc trưng quan trọng của mô hình Jus t In Time là kích thước lô
hàng nhỏ trong cả hai quá trình sản xuất và phân phối từ nhà cung ứng. Kích thước lô hàng
nhỏ sẽ tạo ra một số thuận lợi cho doanh nghiệp như: lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang
sẽ ít hơn so với lô hàng có kích thước lớn, điều này sẽ giảm được chi phí lưu kho và tiết kiệm
được diện tích kho bãi. Lô hàng có kích thước nhỏ hơn sẽ ít cản trở hon tai nơi làm việc. Dễ
kiểm tra chất lượng lô hàng và khi phát hiện sai soát thì chi phí sửa lại lô hàng sẽ thấp hơn lô
hàng có ích thước lớn.
Tuy nhiên việc sử dụng mô hình Jus t-In-Time đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà
sản xuất và nhà cung cấp, bởi vì bất kỳ một sự gián đoạn nào cũng có thể gây thiệt hại cho
nhà sản xuất vì sẽ phải chịu những tổn thất phát sinh do việc ngừng sản xuất.
Tóm lại, JIT là hệ thống sản xuất được sử dụng chủ yếu trong sản xuất lặp lại, trong đó sản
phẩm luân chuyển qua hệ thống được hoàn thành đúng lịch trình và có rất ít tồn kho. Các lợi
ích của JIT đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà sản xuất từ vài thập niên trở lại đây, và việc áp
dụng hệ thống JIT trong các doanh nghiệp nước ta là biện pháp không thể thiếu được nhằm
tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay.
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH
1. Giới thiệu sơ lược về công ty
Với ý thức phát triển bền vững nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường
sống của cộng đồng, Công ty cổ phần giấy An Bình có sản phẩm chính là giấy bao bì công
nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế chủ yếu là giấy thải, giấy thu hồi các loại. Qua 17
năm họat động công ty luôn tự hào đã có nhiều đóng góp to lớn cho ngành công nghiệp giấy
và bột giấy Việt Nam. An Bình luôn nỗ lực cải tiến đầu tư ứng dụng thiết bị công nghệ tiên
tiến nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao
của thị trường.
1.1. Thông tin công ty
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH.
Tên tiếng Anh: AN BINH PAPER CORPORATION
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Tên viết tắt: ABPAPER
Trụ sở: 27/5A Đường Kha Vạn Cân - Xã An Bình - Huyện Dĩ An - Tỉnh Bình Dương
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4603000314 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Bình
Dương cấp ngày 12/02/2007 (chuyển đổi từ công ty TNHH An Bình, GCN ĐKKD số 048564
ngày 25/08/1992). Ngày 06/11/2007, nhận được Giấy phép đăng ký kinh doanh điều chỉnh
lần hai.
Website: www.anbinhpaper.com
Mã số thuế: 3700149681
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc: Ông Hàn Vinh Quang
Vốn điều lệ: 145.000.000.000 đồng
Vốn do cổ đông sáng lập đã góp: 145.000.000.000 đồng
Logo công ty:
Tiêu chí họat động của doanh nghiệp là “Chất lượng tạo nên sự phát triển bền vững”
Chính sách hợp tác, liên kết
Hiện tại công ty đang là thành viên của các tố chức, hiệp hội về ngành giấy, bao bì và tái chế
của Việt Nam, đang có những hoạt động tích cực đóng góp cho sự phát triển của hiệp hội.
Công ty có chính sách hợp tác, liên kết phát triển khá tốt với các doanh nghiệp cùng ngành.
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Công ty luôn có kế hoạch hợp tác nghiên cứu về công nghệ tái chế với các phòng nghiên cứu,
thí nghiệm khoa học. Công ty thường xuyên tham gia các hội thảo, hội chợ triển lảm, báo cáo
khoa học chuyên về ngành công nghiệp tái chế.
Hiện công ty đang là thành viên của:
1.2. Sơ đồ tố chức công ty
Tổng Giám Đốc
Ban Thư Kí
Ban Cố Vấn
Phó Tổng GĐ
Thường Trực
Phó Tổng GĐ
Dự Án-Hành
Chính NS
Phó Tổng GĐ
Sản Xuất
Phó Tổng GĐ
Xây Dựng,
Vật Tư Thiết
Bị
- Tài Chính Kế
Toán
- K inh Doanh
- Chất Lượng
Sản Phẩm
- Dự án đầu tư
- Quan hệ đối
ngoại
- Hành chính
nhân sự
- PX Xeo
- PX Ló hơi
- PX Bột
- PX Điện
-Xây dựng cơ
bản
- Vật tư, bảo trì
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Năm 1992, công ty được hình thành theo Luật Công Ty của chính phủ. Là một cơ sở tư nhân
nhỏ của gia đình, khởi sự sản xuất mặt hàng bột giấy bán hoá từ nguyên liệu tre nứa nhằm
cung cấp cho các nhà máy giấy quốc doanh trong nước. Sau đó, tiếp tục đầu tư sản xuất giấy
và bao bì carton với doanh thu năm đầu tiên 5 tỷ đồng. Cho đến năm 2003, doanh thu đă tăng
trưởng 109.9 tỷ đồng, công suất 30.000 tấn/năm.
Mặt hàng bột giấy do sử dụng hoá chất gây ảnh hưởng môi trường và khó khăn trong khâu
xử lý nước thải, đồng thời nguồn nguyên liệu tre nứa ngày càng cạn kiệt và chủ trương của
chính phủ hạn chế nạn phá rừng nên mỗi năm, công ty thu hẹp dần sản lượng, cho đến năm
2000, chấm dứt sản xuất hoạt động của phân xưởng này. Hiện nay hoạt động sản xuất kinh
doanh chính của công ty tập trung 2 mặt hàng chủ yếu là: sản xuất giấy bao bì các loại từ
nguyên liệu giấy thu hồi và bao bì carton.
Kế hoạch mục tiêu của công ty đến năm 2015 sẽ xây dựng một nhà máy mới, nhằm đưa công
suất lên khoảng 100.000 tấn/năm giấy bao bì các loại, hầu thay thế hàng nhập khẩu mà các
doanh nghiệp bao bì đang mua của nước ngoài.
Từ một doanh nghiệp nhỏ của gia đình, trải qua 21 năm hoạt động với số vốn nhỏ đóng góp
của các cổ đông 39 tỷ đồng, và mặt bằng 18.000 mét vuông, máy móc thiết bị đa số tự chế tạo
trong nước & một phần nhập khẩu, với số lượng 350 cán bộ, công nhân viên. Đến nay, công
ty đă là một nhà sản xuất mặt hàng giấy bao bì có sản lượng cao nhất trong cả nước với công
suất 75.000 tấn/năm, và xếp loại hạng 4 hay 5 về sản lượng trong ngành công nghiệp giấy
Việt Nam.
Hiện tại, chúng ta đang đi trên con đường hội nhập toàn cầu hoá với nền kinh tế thế giới. Nếu
so sánh với các nhà máy sản xuất giấy thuộc loại nhỏ & trung bình của các nước trong khu
vực lân cận thì công ty không đáng kể gì đối với họ. Vì vậy, công ty phải cố gắng thật nhiều
hơn nữa để đến năm 2015 đạt được sản lượng 100.000 tấn/năm và chất lượng sản phẩm
không hề thua kém nguồn giấy nhập khẩu.
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu thu hồi của công ty phù hợp với xu thế của thế giới
hiện nay mà nhiều nước đang áp dụng và khuyên khích, nhằm giảm thiểu nạn phá rừng và xử
lý hoá chất từ nguyên liệu gỗ.
Cứ sản xuất 1 tấn giấy phải tiêu tốn từ 4-5 khối gỗ rừng tự nhiên hay rừng trồng (chu kỳ rừng
khai thác nhanh nhất cũng phải mất thời gian tối thiểu là 5 năm) và khoảng 300 kg hoá chất
các loại (nếu không có biện pháp xử lý thu hồi các loại hoá chất này, sẽ gây ô nhiễm nguồn
nước, nguồn đất, tác hại lớn đến môi trường sống của cộng đồng), và chưa kể đến điện năng,
nhiên liệu, nguồn lực và các chi phí khác cho một đơn vị sản phẩm.
Quy trình sản xuất từ nguồn nguyên liệu thu hồi sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với sử dụng
nguyên liệu gỗ hay tre nứa, giúp tiết kiệm cho doanh nghiệp về vốn đầu tư, chi phí sản xuất
và cho cả xă hội.
Như vậy, sản lượng 75.000 tấn/năm của công ty đă giúp tiết kiệm được 250.000 cho đến
300.000 mét khối gỗ, tương đương với việc khai thác trắng khoảng 6000 hecta rừng trồng
(bình quân sinh khối 50 mét khối/hecta)
Song song đó, công ty cũng đă tạo được công ăn việc làm thường xuyên cho 400 cán bộ công
nhân viên của công ty, và nhiều việc làm khác cho các đơn vị dịch vụ cung ứng. Thông qua
việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm, công ty đă đóng góp cho ngân sách các loại thuế trên dưới 7
tỷ đồng, cũng như tiết kiệm ngoại tệ khoảng 10 triệu USD cho việc thay thế hàng nhập khẩu.
Công ty cổ phần giấy An Bình là một trong những đơn vị thường xuyên hoàn thành tốt nghĩa
vụ nộp thuế của tỉnh Bình Dương và đă nhận được nhiều bằng khen từ Sở Tài Chính.
Công ty CP Giấy An Bình là một trong những doanh nghiệp tái chế giấy hàng đầu ở VN
chuyên sản xuất giấy cactông làm bao bì từ nguyên liệu giấy vụn, giấy thải… nhập khẩu và
nội địa. Nhờ sớm nhận thức được giá trị môi trường và kinh tế to lớn của tái chế mà An Bình
đã đạt được sự tăng trưởng ngọan mục, liên tục trong 21 năm qua như sau:
Hoạt động sản xuất kinh doanh:
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Sản xuất giấy bao bì, công suất (75.000tấn/năm), bao gồm:
Giấy carton sóng (corrugating medium)
Giấy carton lớp mặt (tes tliner)
Kinh doanh:
Mua bán các loại giấy phế thải, giấy thu hồi (theo tiêu chuẩn của Học viện Công
nghiệp Tái chế Phế liệu Hoa kỳ, INC Paper Stock)
Thu gom giấy thải nội địa: OCC,BBC,HWS; Giấy Bao Bì; Giấy hỗn hợp theo tiêu
chuẩn Mỹ.
1.4. Dây chuyền sản xuất:
Đi lên từ quy mô nhỏ, công ty tập trung sản xuất trên 7 dây chuyền xeo giấy có công suất
180-200 tấn/ngày, từ máy móc tự lắp đặt đến máy tiên tiến nhập từ Nhật Bản, Đài Loan,
Trung Quốc, Korea, Thụy Điển, v.v. Đây là một lợi điểm rất lớn giúp An Bình có thể thoả
mãn mọi yêu cầu của khách hàng từ những đơn đặt hàng số lượng nhỏ đến lớn. Đồng thời,
công ty có thể dễ dàng cho ra các sản phẩm đa dạng về khổ giấy, định lượng, màu sắc với
chất lượng được kiểm soát chặt chẽ trên từng công đoạn sản xuất, đảm bảo sự thành công và
lợi ích của khách hàng khi dùng sản phẩm giấy An Bình.
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Tất cả các sản phẩm đầu ra được kiểm tra chất lượng thường xuyên tại nhà xưởng và tại
phòng thí nghiệm.
Công ty không ngừng nỗ lực nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn và
giảm giá thành, vì lợi ích công ty và khách hàng. Ngoài ra công ty chúng tôi được sự hỗ trợ
kỹ thuật tích cực từ phía khách hàng, như Ojitex, Vinatoyo, Gia Phú, Minh Phú..., sản xuất
trên các dây chuyền thiết bị hiện đại, với yêu cầu kỹ thuật cao về độ chịu bục, độ chịu nén
vòng, chịu nén phẳng và mức độ đồng đều của định lượng ... cho giấy bao bì làm nguyên liệu
được cung cấp từ An Bình.
Không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, An Bình còn chú trọng đến việc xử lý chất
thải, hạn chế tối đa tác động đến môi trường khu vực sản xuất và các vùng lân cận. Công ty
đang từng bước đầu tư cho các thiết bị xử lý nước thải với công nghệ hiện đại từ Châu Âu
(xử lý sinh học dùng suspended carriers là phát minh mới của Purac AB, Thụy Điển) nhằm
tái sử dụng nước sản xuất, giảm thiểu giá thành sản phẩm, đảm bảo nước thải ra môi trường
đạt tiêu chuẩn quy định.
Các sản phẩm chính
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
a) Giấy chạy sóng ( Medium )
Tác dụng : Cung ứng cho ngành công nghiệp bao bì giấy carton
Tính năng: Chất lượng thay thế hàng ngoại nhập
Đặc điểm : Dùng nguyên liệu giấy thu hồi ngoại nhập, chủ yếu được sản xuất từ xơ sợi
nguyên thủy, sợi dài, được xử lý cẩn thận trên quy trình, cùng với tỉ lệ bột nguyên thủy cao
và các chất phụ gia phù hợp nên sản phẩm giấy An Bình có độ bền cơ lý tốt.
Định lượng giấy ổn định trên suốt chiều ngang và chiều dài cuộn giấy.
Sản phẩm giấy được chia thành cuộn theo nhiều kích cỡ khác nhau, thùng carton 3 - 5 lớp
Thông số kỹ thuật
Mã hiệu
sản phẩm
Định lượng
(g/m2)
Độ chịu bục
(kgf/cm2)
Độ chịu
nén phẳng
(kgf)
Độ ẩm (%)
CM1 110 1.6 14.0 7±2
CM2 120 1.8 16.0 7±2
CM3 135 2.0 18.0 7±2
… … … … …
b) Giấy carton lớp mặt –Testliner:
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Tác dụng : Cung ứng cho ngành công nghiệp bao bì giấy carton
Tính năng: Chất lượng thay thế hàng ngoại nhập
Đặc điểm : Dùng nguyên liệu giấy thu hồi ngoại nhập, chủ yếu được sản xuất từ xơ sợi
nguyên thủy, sợi dài, được xử lý cẩn thận trên quy trình, cùng với tỉ lệ bột nguyên thủy cao
và các chất phụ gia phù hợp nên sản phẩm giấy An Bình có độ bền cơ lý tốt.
Định lượng giấy ổn định trên suốt chiều ngang và chiều dài cuộn giấy.
Sản phẩm giấy được chia thành cuộn theo nhiều kích cỡ khác nhau, thùng carton 3 - 5 lớp
Thông số kỹ thuật
Mã hiệu
sản phẩm
Định lượng
(g/m2)
Độ chịu bục
(kgf/cm2)
Độ chịu
nén phẳng
(kgf)
Độ ẩm (%)
KT7-VT 140 2.0 20.0 7±2
DQ-AC 160 3.2 24.0 7±2
K-LB 165 3.0 26.0 7±2
B3 170 3.2 26.0 7±2
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
c) Giấy Duplex-Whiteliner:
Tác dụng : Cung ứng cho ngành công nghiệp bao bì giấy carton
Tính năng: Chất lượng thay thế hàng ngoại nhập
Đặc điểm : Dùng nguyên liệu giấy thu hồi ngoại nhập, chủ yếu được sản xuất từ xơ sợi
nguyên thủy, sợi dài, được xử lý cẩn thận trên quy trình, cùng với tỉ lệ bột nguyên thủy cao
và các chất phụ gia phù hợp nên sản phẩm giấy An Bình có độ bền cơ lý tốt.
Định lượng giấy ổn định trên suốt chiều ngang và chiều dài cuộn giấy.
Độ trắng cao, ổn định màu theo thời gian.
Sản phẩm giấy được chia thành cuộn theo nhiều kích cỡ khác nhau, thùng carton 3 - 5 lớp
Thông số kỹ thuật
Mã hiệu
sản phẩm
Định lượng
(g/m2)
Độ chịu bục
(kgf/cm2)
Độ chịu
nén phẳng
(kgf)
Độ ẩm (%)
D1 160 3.0 24.0 7±2
D2 170 3.2 26.0 7±2
D3 180 3.4 28.0 7±2
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG JIT VÀO AN BÌNH
1. Phân tích hiện trạng công ty Cổ Phần Giấy An Bình.
Mục tiêu áp dụng JIT là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Vấn đề cốt lõi là đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên nhóm
tiến hành phân tích hiện trạng từ những nguyên nhân hiện An Bình không đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng, lấy những nguyên nhân này làm cơ sở để áp dụng JIT giải quyết các vấn
đề này.
Hiện tại công ty có khoảng 115 khách hàng nên việc phân tích các nguyên nhân làm khách
hàng không hài lòng không thể xem xét cho tất cả từng khách hàng. Ngoài ra ta thấy rằng
việc phân tích cho tất cả các khách hàng cũng không khả thi do sự hạn chế về mặt thời gian
nghiên cứu.
Do vậy, việc xem xét các nguyên nhân làm khách hàng không hài lòng sẽ tập trung vào các
khách hàng chính. Phân tích các nguyên nhân làm các khách hàng không hài lòng để từ đó
đưa ra các biện pháp khắc phục và cải thiện thống Logistics của công ty.
Theo thống kê trong ba năm từ 2011-2013, công ty có 11 khách hàng chính chiếm khoảng
60% doanh thu/năm) của công ty đó là các công ty sau.
Bảng 4.1: Tỉ lệ phần trăm doanh thu của các theo khách hàng ( 2011- 6 tháng đầu 2013)
Khách Hàng
Doanh Thu Theo Năm
Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2013
ACHAU 4.7% 5.1% 4.2%
MPHU 4.2% 3.7% 3.4%
OJI 3.9% 4.5% 4.7%
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
PNAM 4.4% 4.1% 4.0%
SVI 8.8% 9.1% 8.5%
TA 12.8% 12.6% 13.0%
THPHAT 7.8% 8.5% 8.3%
TSGON 3.7% 3.2% 3.5%
TTLOC 3.6% 3.5% 3.1%
TVLOI 3.8% 3.9% 3.4%
VSINH 3.8% 4.1% 3.7%
Các Công ty còn lại 38.5% 37.7% 40.2%
(Nguồn: Thống kê Doanh thu khách hàng từ Phòng Kinh Doanh)
Số liệu về số lần khiếu nại của khách hàng chính trong 6 tháng đầu năm 2009 do bộ phận
kinh doanh, và giao nhận thu thập được thống kê qua bảng sau.
Nguyên nhân gây ra phàn nàn của các khách hàng chính
STT Nguyên nhân khiếu nại
Số lượng
(lần) Tỷ lệ
1 Giao hàng trễ 39 29.1%
2 Liên quan giá, báo giá 27 20.1%
3 Thay đổi ngày giao hàng 10 7.5%
4 Chất lượng không đạt 13 9.7%
5 Phản hồi khiếu nại chậm 11 8.2%
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
6 Thái độ phục vụ của nhân viên 9 6.7%
7 Sai sót trong chứng từ giao hàng 4 3.0%
8 Thay đổi số lượng chuyến hàng giao 8 6.0%
9 Các nguyên nhân khác 13 9.7%
Tổng 134
(Nguồn: Thống kê khiếu nại của khách hàng từ Phòng Kinh Doanh, Giao nhận 6 tháng đầu
năm 2013 )
Qua bảng thống kê được thu thập phía trên ta nhận thấy có 2 nguyên nhân chính khiến khách
hàng thường xuyên khiếu nại là:
+ Việc giao hàng trễ.
+ Việc giá cao, hay thay đổi.
Sau khi xác định được 2 vấn đề chính, ta tiến hành lập biểu đồ nhân quả để phân tích nguyên
nhân gây ra vấn đề.
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Biểu đồ nhân quả gây ra việc giao hàng trễ
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Biểu đồ nhân quả gây ra giá sản phẩm cao, thay đổi thường xuyên
Từ biểu đồ nguyên nhân – kết quả, ta có thể tổng hợp các nguyên nhân gây nên vấn đề giao
hàng trễ và vấn đề về giá thành liên quan đến các hoạt động trong hệ thống sản xuất như sau:
Quy trình xử lý đơn hàng
Nhân viên bán hàng không nắm rõ quy trình công nghệ
Nhân viên bán hàng thương lượng ngày giao hàng chưa chính xác với khách hàng
Số lượng nhân viên mới ở bộ phận giao nhận, chưa nắm rõ quy trình, thiếu kinh nghiệm xử lý
vấn đề.
Không cập nhật kịp thời thông tin thay đổi khi báo giá với khách hàng
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Tiêu chuẩn sản phẩm thay đổi theo từng đơn hàng, từng khách hàng khác nhau
Quản lý sản xuất :
Sai sót dẫn tới hư hỏng trong quá trình sản xuất nhiều
Tỷ lệ hao phí trong sản xuất cao
Quản lý bảo trì chưa tốt.
Quản lý tồn kho :
Dự báo thiếu chính xác
Chính sách tồn trữ và mô hình tồn kho chưa hợp lý
Sai sót, nhầm lẫn của các nhân viên
Quản lý thu mua vật tư:
Nguồn cung ứng không ổn định về giá
Phụ thuộc phần nhiều vào giá cả thế giới
Quản lý lưu kho, xuất nhập nho:
Bảo quản hàng hóa chưa tốt, hư hỏng nhiều trong quá trình lưu kho.
Không tận dụng được không gian lưu trữ
Sắp xếp mặt bằng kho chưa hợp lí.
Quy trình xuất nhập kho không tuân thủ, dễ sai sót.
Quản lý điều độ vận tải:
Điều độ đội xe vận tải, lên kế hoạch giao hàng chưa tốt
Đội xe vận tải thuê ngoài độ tin cậy không cao
2. Ứng dụng JIT vào An Bình
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Mục tiêu của JIT là loại bỏ hoàn toàn lãng phí trong quá trình sản xuất để từ đó nâng cao
năng suất, hiệu quả quá trình sản xuất. JIT coi tồn kho là lãng phí và đặt trọng tâm vào việc
giảm thiểu tới mức tối đa hay loại bỏ hoàn toàn tồn kho nếu có thể.
Chúng ta cũng biết tồn kho là lá chắn giúp che đi những điểm yếu về: Sản phẩm kém chất
lượng, mặt bằng bố trí không tốt, chuẩn bị sản xuất dài, thiết kế không tốt, máy hỏng, nhà
phân phối không tin cậy. Vậy khi loại bỏ tồn kho thì JIT phải giải quyết được những vấn đề
này để hoạt động sản xuất được liên tục không bị gián đoạn. Đây cũng chính là vấn đề An
Bình gặp phải do hệ thống sản xuất kém đáp ứng không kịp thời và đúng lúc nhu cầu của
khách hàng. Nhóm sẽ vận dụng các đặc trưng của JIT để giải quyết các vấn đền này của An
Bình.
2.1. Vận dụng quản điểm tồn kho thấp của JIT giải quyết vấn đề về tồn kho.
Vận dụng phương pháp phân loại sản phẩm lưu kho để giải quyết vấn đề lưu kho
a. Sự cần thiết phải phân loại hàng tồn kho
Một trong các hoạt động quan trọng của quản lý tồn kho là việc phân loại và sắp xếp hợp lý
nhà kho để giảm thiểu thời gian di chuyển, xuất nhập. Hiện tại, từ thực trạng của doanh
nghiệp, việc phân loại sản phẩm tồn kho có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, cũng như
sẽ giảm thiểu được hư hỏng trong lưu kho, do việc trực tiếp giảm số lần di chuyển của sản
phẩm sau khi được xếp đặt. Một số lý do để phân loại hàng tồn kho:
Không phải tất cả các loại hàng tồn kho đều quan trọng như nhau.
Giảm thiểu thời gian quản lý.
Giảm thiểu hư hỏng do di chuyển
Xác định loại hàng tồn kho nào sẽ được kiểm tra liên tục hay định kỳ, giúp việc kiểm soát tồn
kho hiệu quả hơn.
b. Phân loại thành phẩm theo phương pháp ABC
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Dựa vào tầng suất đặt hàng và giá trị của thành phẩm tồn kho thuộc đơn hàng cho các khách
hàng nào, ta xác định được các loại màng thuộc nhóm A, B, C để thực hiện việc bố trí, sắp
xếp thành phẩm tồn kho cho phù hợp.
Nhóm A: Bao gồm những thành phẩm thuộc đơn hàng của các khách hàng thường xuyên
chiếm khoảng 70-80% doanh thu của công ty, nhưng có tỉ lệ thấp trong tổng số khách hàng
và thời gian lưu kho ít. Do tần suất đặt hàng của nhóm này cao, nên mức độ luân chuyển của
nhóm này cao nên thời gian lưu kho sẽ ngắn hơn. Do đó cần phải bố trí khu vực riêng để
thuận lọi cho việc xuất nhập.
Nhóm B : Bao gồm những thành phẩm thuộc đơn hàng của các khách hàng mà doanh thu từ
họ chiếm khoảng 20-30% doanh thu của công ty, nhưng lại chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm A trong
tổng số khách hàng, và chiếm khoảng thời gian lưu kho cho sản phẩm lâu hơn nhóm A.
Nhóm C : Bao gồm những thành phẩm thuộc đơn hàng của các khách hàng mà doanh thu từ
họ chiếm khoảng 5% doanh thu của công ty, nhưng tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách hàng và
chiếm thời gian lưu kho lâu nhất.
Phân loại ABC cho các loại thành phẩm
Sau đây là bảng phân loại thành phẩm theo phương pháp ABC:
Phân loại ABC cho thành phẩm
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Ngắn Trung bình Dài
Thời gian
T
ì
lệ
d
o
a
n
h
t
h
u
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Phân loại ABC cho các loại thành phẩm của khách hàng
STT Mã KH Tên KH
Tỉ lệ
doanh
thu
%
Tích
lũy
Phân
loại
1 ACHAU
Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Á
Châu 4.73% 4.73%
A
2 ALCA
Công Ty SX Bao Bì Alcamax (
VN ) 2.87% 7.59%
3 GPHU Công Ty TNHH Bao Bì Gia Phú 2.73% 10.32%
4 MPHU Công Ty TNHH Bao Bì Minh Phú 4.21% 14.53%
5 NAN Công Ty TNHH Nam An 3.11% 17.65%
6 OJI Ojitex Việt Nam Co.,LTD 3.88% 21.52%
…. …. …. …. ….
17 DLOI Công Ty Bao Bì Đồng Lợi 0.83% 77.23%
B
18 DN
Công Ty TNHH Giấy Yuen Foong
Yu Đồng Nai 1.95% 79.17%
19 GTU Công Ty TNHH Giác Từ 0.88% 80.05%
20 HAN
Công Ty TNHH TM-SX Bao Bì
Hồng An 1.89% 81.94%
21 LXUONG Công Ty TNHH Long Xương 1.35% 83.30%
22 NPHONG
Công Ty TNHH SX-TM Giấy
Nguyên Phong 1.00% 84.30%
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
23 THUNG Công Ty TNHH Giấy Tân Hưng 0.57% 84.87%
24 TNTAN Công Ty Cổ Phần Thái Nhật Tân 1.84% 86.72%
…. …. …. …. ….
40 PLONG Công Ty Cổ Phần Phú Long 0.36% 96.72%
C
41 TRHUNG
Công Ty TNHH SX - TM Trường
Hưng 0.24% 96.96%
42 TVHUNG
Công Ty TNHH- Công Nghiệp
Tân Vĩnh Hưng 0.35% 97.31%
43 TVPHONG
Cơ Sở Bao Bì Giấy Tân Vĩnh
Phong 0.11% 97.42%
44 UNITED
Công Ty Liên Doanh Bao Bì
United 0.10% 97.53%
45 VHUE Công Ty BB Vĩnh Huê 0.27% 97.80%
46 VILONG
Công Ty Cổ Phần SXKD XNK
VĨNH LONG 0.30% 98.11%
…. …. …. …. ….
Nhận xét:
Nhóm A : 12.17% tổng lượng khách hàng, và chiếm 70.8% doanh thu
Nhóm B : 15.65% tổng lượng khách hàng, chiếm 24.32% tổng doanh thu
Nhóm C : 72.17% tổng lượng khách hàng, chiếm 4.88 % tổng doanh thu
2.2. Vận dụng quan điểm bố trí mặt bằng hợp lý giải quyết vấn đề mặt bằng kho
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Như đã phân tích tại phần hiện trạng kho, kho thành phẩm hiện tại hiện tại nằm trong khuôn
viên nhà máy, và nằm trong khối nhà xưởng số 1. Do điều kiện hiện tại là không thể xây
dựng thêm nhà kho nên chính sách công ty là tận dụng tốt mặt bằng kho hiện tại và tăng hiệu
quả việc lưu kho.
Một vấn đề nữa được đặt ra là phải bố trí mặt bằng kho sao cho khi thực hiện công tác xuất
nhập, phải giảm số lần dịch chuyển các cuộn giấy để giảm nguy cơ hư hỏng trong tồn kho.
Diện tích kho: 550 (m2)
Tiếp theo, ta sẽ phân kho thành phẩm ra thành các khu vực sau:
Khu thành phẩm cho khách hàng loại A: có mức độ lưu chuyển cao
Khu thành phẩm cho khách hàng loại B: có mức độ lưu chuyển trung bình
Khu thành phẩm cho khách hàng loại C: có mức độ lưu chuyển thấp
Tính toán kích thước phù hợp cho từng khu vực
Từ lượng thành phẩm tồn kho được dự báo ở phần trước và theo phân bố đã được tìm phù
hợp cho lượng giấy cuộn cần tồn kho, ước lượng tổng lượng vật tư tồn kho theo tháng được
trình bày dưới bảng sau.
Tổng lượng tồn kho thành phẩm hàng tháng
Thông số Hàng A Hàng B Hàng C
Lượng tồn kho trung bình 5621 1931 387
Lượng tăng do nhu cầu đột biến 150 150 150
Tổng lượng tồn kho 5771 2081 537
Trong khu vực kho thành phẩm, phần dành cho lối đi dành cho xe nâng chuyển chiếm khoảng
20% diện tích kho.
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Nhà kho sẽ được bố trí thành từng khu vực tương ứng với loại hàng hóa đã được xác định.
Giữa các khu vực có lối đi đủ để xe nâng chuyển di chuyển sắp xếp thành phẩm.
Tỉ lệ diện tích kho chiếm giữ của từng khu vực hàng
Thông số Hàng A Hàng B Hàng C Tổng
Lượng tồn kho 5771 2081 537 8389
Tỉ lệ 10.7 3.9 1.0 15.6
Phẩn trăm diện tích chiếm giữ 0.55 0.20 0.05 0.8
Diện tích chiếm giữ (m2) 302 110 28 440
Phân mặt bằng kho ra thành các khu (A, B, C)
Phân chia kho thành các khu vực cụ thể dựa vào lượng tồn kho ước lượng hàng tháng cho
thành phẩm, diện tích kho mỗi loại chiếm giữ và khoảng cách di chuyển trong kho ta có được
mặt bằng kho như sau.
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Mặt bằng kho khi sử dụng phương pháp phân loại ABC
2.3. Kích cỡ lô hàng nhỏ
Thông thường các nhà sản xuất sẽ quan niệm sản xuất lô hàng lớnmột lúc sẽ tiết kiệm được
chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy móc. Nhưng hệ thống JIT lại đ i ngược lại với
quan điểm ấy . Theo quan đ iểm của hệ thốngJIT, lô hàng nhỏ sẽ có những lợi ích như
sau
- Với lô hàng có kích thước nhỏ , lượng h àng tồn kho s ản phẩm dở dang s ẽ ít hơn
s o với lô hàng có kích thước lớn . Điều này s ẽ g iảm ch i ph í lưu kho và tiết kiệm diện
tích kho bãi.
- Lô hàng có kích thước nhỏ ít bị cản trở hơn tại nơi làm việc.
C1
C2
Khu vực xuất giao
Khu vực
Hàng A
Xeo 5
Xeo 1,2,3,4
Khu vực
Hàng A
Xeo 6,7
Khu vực
Hàng B
Hàng C
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
- Dễ kiểm tra chất lượng lô hàng và khi phát hiện có sai sót thì chi phí sửa lại lô hàng sẽ thấp
hơn lô hàng có kích thước lớn.
Như vậy , thay vì sản xuất đồng loạt một lô hàng lớn như trước đây, khi tiến hành sản xuất,
nhà máy nên chia nhỏ các lô hàng ra thành các lô nhỏ hơn để có sự tính toán về nguyên phụ
liệu cho chuẩn xác hơn, thuận tiện trong quá trình quản lý, kiểm tra chất lượng các lô hàng.
Đối với các lô hàng nhỏ, dễ dàng trong việc kiểm tra, phát hiện lỗi sai, không để lại lỗi cho
toàn hệ thống
Đối với lô hàng nhỏ, ta có thể dễ dàng kiểm soát được trong quátrình vận hành từ khâu này
đến khâu kia. Mọi lỗi sai sẽ được phát hiện và khắc phục luôn vì vậy sẽ nhanh chóng trong
sản xuất và hạn chế lỗi thành phẩm. Còn đối với lô hàng lớn, khó kiểm tra phát hiện được các
lỗi sai trong quá trình vận hành, khi chuyển sang công đoạn sau , lỗi đó vẫn còn tồn tại.
2.4. Dùng hệ thống kéo
Trong hệ thống kéo,việc kiểm soát sự chuyển dời của công việc tùy thuộc vào hoạt động đi
kèm theo, mỗi khâu công việc sẽ kéo sản phẩm từ khâu phía trước nếu cần. Đầu ra của hoạt
động sau cùng được kéo bởi nhu cầu kháchhàng hoặc bởi lịch trình sản xuất chính. Như vậy,
trong hệ thống kéo, công việcđược luân chuyển để đáp ứng yêu cầu của công đoạn kế tiếp
theo của quá trình
s ản xuất . Hệ thống JIT dùng phương pháp kéo để kiểm s oát dòng công v iệc,mỗi
công việc sẽ gắn đầu ra với nhu cầu của khâu kế tiếp. Như vậy, để áp dụng mô hình JIT vào
hệ thống sản xuất của công ty,công ty cần nắm vững được nguyên tắc của hệ thống “ kéo”
này. Mọi hoạtđộng đều bắt đầu từ nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu của khách hàng sẽ là
đầutàu ké o các công đoạn ph ía s au . Tuân thủ đúng nguyên tắc , công đoạn
t rướcđáp ứng nhu cầu của công đoạn sau. Chính nhờ nguyên tắc này mà lượng hàngtồn kho,
dư thừa giữa các công đoạn sẽ được triệt tiêu. Chẳng hạn, theo kết quả bộ phận dự báo nhu
cầu sản phẩm, các nhà quản lý sản xuất sẽ lên kế hoạch cầns ản xuất bao nh iêu quần áo ,
rồ i từ đó s ẽ t ín h được cần bao nh iêu nguyê n liệu , bao nhiêu nhân công, bao nhiêu máy
móc.Trong hệ thống JIT, có s ự thông tin ngược từ khâu n ày s ang kh âu khác,do đó
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
công việc được di chuyển “đúng lúc” tới khâu kế tiếp, theo đó dòng côngviệc được kết nối
nhau, và sự tích lũy thừa tồn kho giữa các công đoạn sẽ được tránh khỏi
2.5. Điều chỉnh tốt mức độ sản xuất đều và cố định
Để vận hành hệ thống sản xuất JIT đòi hỏi một dòng sản phẩmđồng nhất đi qua một hệ thống,
các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng với nhauvà để nguyên vât liệu và sản phẩm có thể
chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối cùng. Mỗi thao tác phải được phối hợp cẩn thận bởi
các hệ thống này rất chặt chẽ. Như vậy các công ty cần làm tốt từ khâu dự báo nhu cầu sản
phẩm, lên kế hoạch cụ thể rõ ràng từ khâu mua nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm. Cần
xây dựng được lịch trình cụ thể, xác định rõ khối lượng nguyên liệu cần cho mỗi khâu, thời
gian hoàn thành. Đồng thời cần kiểm tra kĩ hệ thống vận hành, đảm bảo sao cho không khâu
nào bị lỗi gây ra tình trạng sai hỏng trong quá trình vận hành.
2.6. Nâng cao chất lượng sản phẩm và độ tin cậy
Những hệ thống JIT đòi hỏi các mức chất lượng cao. Những hệ thống này được gài vào một
dòng công việc liên tục, nên sự xuất hiện của những trục trặc do chất lượng kém sẽ tạo sự phá
vỡ trên dòng công việc này. Thực tế, do kích thước các lô hàng nhỏ, lượng hàng tồn kho để
đề phòng mọi bất trắc thấp, nên khi sự cố xảy ra, việc sản xuất phải ngừng lại cho đến khi sự
cố được khắc phục. Vì vậy, phải tránh bất cứ sự ngừng việc nào hoặc nhanh chóng giải quyết
trục trặc khi chúng xuất hiện. Công ty có thể áp dụng ba giải pháp mũi nhọn của hệ thống
JITđể xử lý vấn đề chất lượng:
Một là, thiết kế chất lượng cho sản phẩm và quá trình sản xuất. Thực tế cho thấy hệ thống JIT
sản xuất sản phẩm được tiêu chuẩn hóa sẽ dẫn đến tiêuchuẩn hóa các phương pháp làm việc,
các công nhân rất quen thuộc với côngviệc của họ và sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn hóa, tất
cả những vấn đề trên sẽ đóng góp làm tăng chất lượng sản phẩm ở các khâu của quá trình sản
xuất. Đây là vấn đề tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm của doanh nghiệp. Từ bài học của
Toyota trong sản xuất ô tô , Toyota đã đưa ra một hệ các tiêu chuẩn chấtlượng chung cần phải
đạt được cho mỗi sản phẩm của họ khi sẵn sàng tung rathị trường và đồng thời cũng có một
bảng tiêu chuẩn các phương pháp làm việcđể đạt được những yêu cầu chất lượng về sản
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
phẩm. Ứng dụng vào công ty thì cần xây dựng một bảng tiêu chuẩn về sản phẩm đồng thời
xác định luôn tiêu chuẩn về phương pháp làm việc , giai đoạn đầu cần giám sát chặt chẽ quy
trình này sau đó sẽ tạo được thói quen cho công nhân. Hoàn thiện khắt khe từ từng khâu sẽ
làm cho chất lượng sản phẩmđược nâng cao.
Hai là, yêu cầu các nhà cung cấp giao nguyên liệu và các bộ phận sản phẩm có chất lượng
cao để giảm thiểu trục trặc do hàng hóa đem tới. Nếu đạt được yêu cầu này, thời gian và chi
phí kiểm tra hàng hóa có thể được loại bỏ. Do hiện nay, các nhà cung cấp nguyên phụ liệu
trong nước chưa phát triển đủ để đáp ứng nhu cầu cho công ty, vì vậy còn phải nhập khẩu
một lượng lớn nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Mà chất lượng của nguyên phụ liệu ảnh hưởng
một phần rất lớn đến chất lượng của toàn sản phẩm. Vì vậy công ty cần có những cam kết
chắc chắn với nhà cung cấp trong khâu này.
Ba là, làm cho công nhân có trách nhiệm sản xuất những hàng hóa có chất lượng cao. Điều
này đòi hỏi phải cung cấp thiết bị và công cụ làm việc phù hợp, huấn luyện phương thức làm
việc thích hợp cho công nhân, huấn luyện trong đo lường chất lượng và phát hiện lỗi, động
viên công nhân cải tiến chất lượng sản phẩm và khi có sự cố xảy ra thì tranh thủ sự cộng tác
của công nhân.
2.7. Cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp
Để đảm bảo thực hiện được các nguyên tắc như của hệ thông JIT, điều quan trọng để ứng
dụng thành công các nội dung của JIT là cần có những nhà cung cấp đảm bảo cung cấp
nguyên phụ liệu chất lượng cao, đúng thời điểm. Vì vậy , công ty cần tạo mối quan hệ tốt với
các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Trong các hợp đồng kí kết cung cấp nguyên vật liệu, cần
có những điều kiện cam kết chắc chắn buộc nhà cung cấp phải tuân thủ đúng hợp đồng, cung
cấp các nguyên vật liệu có chất lượng tốt, thời gian giao hàng chính xác. Vì xét cho cùng, nhà
cung cấp nguyên phụ liệu cũng là một khâu trong hệ thống sản xuất của nhà máy, nếu một
khâu không đảm bảo thì toàn bộ hệ thống sẽ gặp trục trặc
2.8. Đào tạo công nhân theo hướng đa năng
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
Nếu như hiện nay phần đa người ta hướng đến công nghiệp hóa hiện đại hóa thì mô hình JIT
lại chủ trương đào tạo công nhân theo hướng đa năng, tức là mỗi công nhân đều có thể
thực hiện được các công đ oạn của chu trìn h s ản xuất . Nếu như chuyên môn hóa có
ưu điểm là t ín h chuyê n nghiệp cao, th ì đàotạo công nhân theo hướng đa năng lại
cũng có những đ iểm mạnh của nó . Mỗi người công nhân đều có thể đứng vào các vị trí
khi mà vị trí đó bị thiếu hụt, như vậy đảm bảo cho quá trình được vận hành liên tục không
gây ngắt quãng, đảm bảo cho quá trình hoạt động được thông suốt. Theo hướng này, thì công
ty cần triển kh ai h ìn h thức đào t ạo côn g n hân đa năng theo nhóm chuyên môn hóa
cho các công đoạn s ản xuất .
2.9. Sửa chữa và bảo trì định kỳ
Do hệ thống JIT có rất ít hàng tồn kho nên khi thiết bị hư hỏng có thể gây ra nhiều rắc rối. Để
giảm thiểu việc hỏng hóc, doanh nghiệp sử dụng các chương trình bảo trì định kỳ, trong đó
nhấn mạnh vào việc duy trì thiết bị trong điều kiện hoạt động tốt nhất và vào việc thay thế
những cụm chi tiết có dấu hiệu hỏng trước kh i s ự cố xảy ra . Nh ững công nhân thường
có trách nh iệm bảo t rì thiết bị máy móc của mình. Mặc dù có bảo trì định kỳ, đôi khi thiết
bị cũng hư hỏng. Vì vậy, cần thiết phải chuẩn bị cho điều này và phải có khả năng sửa chữa
cũng như đưa thiết bị vào sản xuất một các nhanh chóng. Muốn vậy, công ty cần có những
chi tiết dự phòng và duy trì lực lượng sửa chữa nhỏ hoặc huấn luyện công nhân tự mình sửa
chữa những hư hỏng đột xuất có thể xảy ra.
2.10. Nhanh chóng giải quyết sự cố trong quá trình sản xuất
Giải quyết sự cố là nền tảng cho bất kỳ một hệ thống JIT nào. Mối quan tâm là những trục
trặc cản trở hay có khả năng cản trở vào dòng công việc qua hệ thống. Khi những sự cố như
vậy xuất hiện thì cần phải giải quyết một cáchnhanh chóng. Điều này có thể buộc phải gia
tăng tạm thời lượng tồn kho, tuy nhiên mục tiêu của hệ thống JIT là loại bỏ càng nhiều sự cố
thì hiệu quả càng cao. Để xử lý nhanh những trục trặc trong quá trình sản xuất, nhiều doanh
nghiệp đã dùng hệ thống đèn để báo hiệu. Ở Nhật, một hệ thống như vậy được gọi là
ANDON. Mỗi một khâu công việc được trang bị một bộ ba bóng đèn, đèn xanh biểu hiện cho
mọi việc đều trôi chảy, đèn vàng biểu hiện có công nhân sa s ú t cần chấn chỉnh, đèn đỏ báo
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
hiệu có sự cố nghiêm trọng cần nhanh chóngkhắc phục. Điểm mấu chốt của hệ thống đèn là
cho những người khác trong hệ thống phát hiện được sự cố và cho phép công nhân và quản
đốc sửa chữa kịp thời sự cố xãy ra.
2.11. Liên tục cải tiến
Một trong những vấn đề cơ bản của phương pháp JIT là hướng về sự cải tiến liên tục trong
hệ thống như: giảm lượng tồn kho, giảm chi phí lắp đặt, giảmthời gian sản xuất, cải tiến chất
lượng, tăng năng suất, cắt giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Sự cải tiến liên tục
này trở thành mục tiêu phấn đấu của tất cả thành viên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện hệ
thống.
KẾT LUẬN
Với kinh nghiệm ứng dụng mô hình Just in time ở các doanh nghiệp sản xuất trên thế giới và
thành công của nó mang lại, việc áp dụng JIT để giảiquyết tình trạng đáp ứng chậm chễ nhu
GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng JIT – AN BÌNH
Nhóm thực hiện: nhóm 4
cần của khách, làm khách hàng không hài lòng cho công ty Cổ Phần Giấy An Bình là hoàn
toàn có thể và đem lại hiệu quả cao.
Thông qua, nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng mô hình Jus t in time của Toyota và tìm hiểu
thực tế sản xuất ở Bình An, từ đó nhóm đề xuất ra nội dung để ứng dụng mô hình quản lý
Jus t in time vào công ty. Hi vọng rằng, với những đề xuất này, có thể góp phần nhỏ bé nào đó
giúp công ty tìm ra được hướng đi trong nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị
trường. Để hoàn thành bài viết này,chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướngdẫn nhiệt tình
của PGS. TS. Hồ Tiến Dũng để bài của nhóm chúng em được hoàn chỉnh.
Chúng em cũng xin chân thành các anh chị quản lý của công ty Cổ Phần Giấy An Bình
đã giúp đỡ, cung cấp số liệu cho chúng em trong quá trình thực hiện !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- jit_an_binh_826.pdf