Khóa luận đã hệ thống hóa rõ nét các lý luận và thực tiễn về hoạt động
XHTD trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bổ sung các lý luận còn chưa rõ ràng và
thiết sót trong các nghiên cứu trước đây.
Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống XHTD đang áp dụng tại
ngân hàng Quốc tế (VIB), qua đó thấy được những thành tựu đạt được cũng như
những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với những biến động
của điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay
Đề tài xây dựng thành công mô hình Logit, nhằm kiểm định lại chất lượng
XHTD của ngân hàng Quốc tế, đồng thời cũng xác định được các yếu tố tác động đến
xác suất KH có nợ không đủ tiêu chuẩn với mức ý nghĩa cao.
Đề tài cũng đưa thêm được những giải pháp và kiến nghị về những biện pháp
hỗ trợ cần thiết để hệ thống XHTD của VIB phát huy hiệu quả hơn nữa.
106 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2513 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng mô hình logit nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng quốc tế chi nhánh Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mức ý nghĩa lựa chọn cho mô hình là 10%, nguyên nhân là do số liệu
không đủ lớn nên mức ý nghĩa của nghiên cứu được lấy ở mức thấp, nhưng vẫn đám
bảo mức độ chính xác của kết quả
Sử dụng thống kê t – student để kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số
hồi quy. Dựa vào giá trị p – value ( [𝑃𝑟𝑜𝑏]) và ý nghĩa kinh tế của các hệ số để xem
xét việc tiến hành kiểm định loại bỏ biến ra khỏi mô hình.
78
Kiểm định Wald Test: Đây là kiểm định rất quan trọng trong phân tích hồi
quy bội bằng cách tính một thống kê kiểm định dựa trên hồi quy không bị ràng buộc.
Thống kê Wald cho biết mức độ các ước lượng không bị ràng buộc thỏa mãn các
ràng buộc như thế nào dưới giả thiết không (Ho).
Nếu các ràng buộc thực sự đúng, thì các ước lượng không bị ràng buộc sẽ
thỏa mãn các ràng buộc. Ta dùng kiểm định này để kiểm định loại bỏ biến ra khỏi mô
hình. Quyết định bác bỏ Ho khi kiểm định F và Chi – bình phương có giá trị p – value
( [Prob] < 𝛼 ) với 𝛼 là mức ý nghĩa của mô hình lựa chọn. (ví dụ 𝛼 =
5%, 10%, 15% …). Chấp nhận Ho khi [𝑃𝑟𝑜𝑏] > 𝛼 ).
Đánh giá độ thích hợp của mô hình dùng giá trị Psedo R2 = Mc Fadden R2 =
1 – (LLFUR – LLFR), Giá trị Likehood ratio (LR statics) càng nhỏ càng tốt.
2.3.5. Kết quả thực nghiệm
Trong phần tiếp theo của nghiên cứu sẽ trình bày kết quả thực nghiệm của ước
lượng hàm hồi quy Logit theo mẫu được trình bày như trên. Đầu tiên, ta cần xem xét
bảng thể hiện mức độ tương quan của các biến được đưa vào mô hình. Nếu hệ số
tương quan cặp > 0.8 thì sẽ dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến nếu đưa biến này vào
mô hình. Bảng 4.1 là bảng ma trận thể hiện các chỉ số tương quan cặp của các biến
định lượng theo mô hình.
Ta thấy hệ số tương quan của một số cặp biến có hệ số tương quan rất lớn, như:
r(X4,X5) = 0.926 > 0.8
r(X12,X13) = 0.847 > 0.8
Tức là các biến có tương quan chặt với nhau, nếu giữ nguyên các biến đó và
hồi quy thì kết quả sẽ không chính xác vì có thể xảy ra các hiện tượng là không tách
được ảnh hưởng của các biến tới biến phụ thuộc, ý nghĩa của các biến sai về mặt kinh
tế. Hướng giải quyết đa cộng tuyến đó là hoặc loại bỏ các biến hoặc tăng kích thướng
mẫu hoặc tái thiết lập mô hình. Hướng đơn giản nhất là loại bỏ biến khỏi mô hình.
79
Y X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 X10 X11 X12 X13 X14 X15 X16
Y 1
X2 -0.42 1
X3 0.18 -0.12 1
X4 0.14 0.19 -0.07 1
X5 0.20 0.14 0.01 0.926 1
X6 0.22 0.30 0.10 0.29 0.39 1
X7 0.08 -0.41 0.09 -0.19 -0.16 -0.34 1
X8 0.14 0.06 0.13 -0.12 0.03 0.23 0.47 1
X9 -0.02 0.17 -0.03 -0.05 0.03 0.01 0.18 0.55 1
X10 0.17 -0.16 -0.12 0.02 0.04 0.03 0.07 -0.05 -0.05 1
X11 0.02 -0.25 0.23 -0.62 -0.45 -0.23 0.40 0.24 0.17 -0.08 1
X12 0.31 -0.15 -0.36 -0.08 -0.04 -0.08 0.44 0.23 0.11 0.06 0.36 1
X13 0.33 0.00 -0.42 0.03 0.05 0.01 0.33 0.34 0.17 0.08 0.08 0.847 1
X14 -0.18 0.11 -0.30 -0.28 -0.32 -0.26 0.03 -0.10 0.12 -0.04 0.13 0.10 0.05 1
X15 0.01 -0.04 -0.26 -0.27 -0.27 -0.38 0.20 0.10 0.04 0.09 0.12 0.16 0.21 0.63 1
X16 0.07 -0.04 -0.45 0.03 0.01 -0.29 0.20 0.09 0.03 0.39 -0.11 0.21 0.26 0.21 0.56 1
Bảng 2.11 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình Logit
80
Bằng phần mềm Eviews 5.1, ta ước lượng mô hình với đầy đủ biến ta được kết quả như sau:
Biến
Ký
hiệu
G
T
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6
β Prob β Prob β Prob β Prob β Prob β Prob
Hằng số C -0.529 0.940 -0.791 0.874 -0.865 0.857 1.277 0.684 1.423 0.623 -1.708 0.332
Quy mô X2 -/+ -9.738 0.074 -6.334 0.037 -6.313 0.038 -6.485 0.042 -5.741 0.034 -4.400 0.022
BCTC được kiểm toán X3 +/- 6.798 0.058 5.621 0.064 5.737 0.055 6.528 0.036 5.404 0.028 3.703 0.028
Thanh toán hiện tại X4 + 1.375 0.380 0.338 0.636 0.335 0.629
Thanh toán nhanh X5 + -1.437 0.389
Thanh toán tức thời X6 + 12.360 0.131 7.322 0.145 7.417 0.141 8.460 0.098 6.187 0.132 7.257 0.069
Vòng quay VLĐ X7 + -2.347 0.098 -1.609 0.112 -1.582 0.110 -1.638 0.101 -1.598 0.098 -1.170 0.085
Vòng quay HTK X8 + -0.280 0.420
Vòng quay KPThu X9 + 0.173 0.379 0.017 0.883
Hiêu suất sử dụng TSCĐ X10 + -0.001 0.970
Nợ phải trả/Tổng tài sản X11 - -5.441 0.643 -5.165 0.555 -5.239 0.543 -10.02 0.149 -6.615 0.148
LNST/VCSH X12 + 20.409 0.393 10.983 0.533 11.204 0.503 21.675 0.034 21.801 0.038 14.760 0.032
LNST/TTS X13 + 21.456 0.554 20.572 0.590 20.484 0.555
Kinh nghiệp chủ DN X14 + -0.141 0.463
Năm hoạt động của DN X15 + 0.355 0.332 0.215 0.416 0.227 0.377 0.272 0.338
Số năm quan hệ TD với
VIB
X16 + 0.977 0.228 0.634 0.238 0.639 0.233 0.705 0.165 0.829 0.088 0.637 0.077
Likelihood ratio (LR statistic) 31.29826 29.754 29.73116 28.98232 27.93388 25.30607
Mc Fadden R - squared 64.002% 60.844% 60.798% 59.266% 57.122% 51.749%
Bảng 2.12: Kết quả ước lượng mô hình với đẩy đủ các biến
81
Từ các kết quả ước lượng ta thấy:
Mô hình xác suất KH có nợ đủ tiêu chuẩn là:
Pi=
exp (-1.708-4.4X2+3.703X3+7.275X6-1.170X7+14.76X12+0.637X16)
1+exp (-1.708-4.4X2+3.703X3+7.275X6-1.170X7+14.76X12+0.637X16)
Các biến có ý nghĩa nhất (có p-value ( Prob) < 0.10) lần lượt là X2 ( Quy
mô), X3 (BCTC có được được kiểm toán chấp nhận), X12 ( LNST/VCSH), X6 ( Hệ số
thanh toán tức thời), X16 (Số năm quan hệ tín dụng với ngân hàng VIB).
Các biến không có ý nghĩa thống kê, hay không ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ là X4, X5, X8, X9, X10, X11, X13, X14, X15.
Ta thấy các biến điển hình đại diện cho khả năng trả nợ theo lý thuyết cũng
được thể hiện trong mô hình: X2 (Quy mô), biến X6 (Hệ số thanh toán tức thời), biến
X12 (LNST/VCSHbq). Các biến này đều thể hiện ý nghĩa kinh tế của nó khi tác động
đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong đó biến X12 có ý nghĩa cao nhất. Điều
này thể hiện khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu tác động rất lớn đến khả năng trả
nợ của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa cao hơn cả hệ số thanh toán tức thời của doanh
nghiệp.
Biến X3 ( BCTC được kiểm toán chấp nhận) cũng thể hiện đúng ý nghĩa của
nó. Bởi các doanh nghiệp thực hiện công tác tài chính kế toán càng minh bạch thì khả
năng và uy tín trả nợ của họ càng tăng. Đồng thời biến X3 là một trong những biến có
ý nghĩa thống kê nhất của mô hình.
Từ bảng ta thấy, biến X16 đưa vào mô hình rất có ý nghĩa. Có thể kết luận
các doanh nghiệp có số năm quan hệ tín dụng với ngân hàng càng lâu thì khả năng có
nợ đủ tiêu chuẩn tăng. Nhưng cũng cần thận trọng khi đánh giá chỉ tiêu này. Bởi, số
năm trung bình mà các doanh nghiệp giao dịch tín dụng với VIB là khoảng 3 năm,
doanh nghiệp quan hệ tín dụng lâu nhất là 8 năm. Đây chưa phải là thời gian quá dài
cho mối quan hệ tín dụng, đặc biệt hầu như các doanh nghiệp vay vốn có thời hạn
thường ít nhất là 12 tháng. Rất có thể việc biến X16 tác động làm tăng khả năng doanh
nghiệp có nợ đủ tiêu chuẩn là do ngân hàng tạo điều kiện để doanh nghiệp “đảo nợ”
bằng cách chỉ cần doanh nghiệp trả nợ trong ngày đến hạn, thì ngay trong hôm đó KH
được giải ngân một khoản vay mới. Điều này thực sự sẽ rất nguy hiểm khi ngân hàng
lại tin tưởng rằng KH quan hệ tín dụng lâu thì khả năng có nợ đủ tiêu chuẩn tăng lên.
82
Bởi vậy để có kết luận thật chính xác ta cần nghiên cứu trên quy mô mẫu lớn hơn và
có nhiều KH quan hệ lâu hơn để đánh giá và đưa ra kết luận có độ tin cậy cao hơn.
Các biến có dấu trái với giả thiết:
- X5 (Khả năng thanh toán nhanh) điều này là trái với giả thiết. Có thể là do số
liệu mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng chưa đáng tín cậy, hoặc do hiện tượng
đa công tuyến gây ra ( vì hệ số tương quan R(X4,X5)=0.926 là rất lớn).
- X7 (Vòng quay VLĐ) điều này là trái với giả thiết. Điều này có thể lý giải đối
với mẫu nghiên cứu có thể do tốc độ giảm VLĐ bình quân lớn hơn tốc độ giảm của
DDT, làm cho vòng quay VLĐ tăng nhưng không cải thiện khả năng trả nợ của doanh
nghiệp, bởi hầu hết các doanh nghiệp này đều có quy mô siêu nhỏ hoặc vừa và nhỏ.
2.3.6. So sánh độ chính xác với mô hình mà ngân hàng đang áp dụng
Ta có kết quả chấm điểm tín dụng của 36 KH trên của mô hình hiện tại tại các thời
điểm chấm điểm định kỳ và kết quả này được lựa chọn trước khi mà KH có nợ không
đủ tiêu chuẩn. Mức điểm này được quy ra tỷ lệ phần trăm (%) trên mức tổng điểm cao
nhất của mô hình chấm điểm hiện tại. Từ đây ta tiến hành so ánh độ chính xác của kết
quả dự báo từ hai mô hình trên với lịch sử vay và trả nợ thực tế của 36 KH này. Như
theo quy định nội bộ của ngân hàng VIB thì KH có điểm tín dụng dưới 75 điểm thì KH
là KH có nợ không đủ tiêu chuẩn, nên ta lựa chọn mức xác suất đối với KH có nợ
không đủ tiêu chuẩn là 75% để so sánh mô hình của NH với mô hình xây dựng.
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ so sánh các mô hình với thực tế
Nguồn : Từ kết quả mô hình sinh viên lập biểu đồ
0,00%
20,00%
40,00%
60,00%
80,00%
100,00%
120,00%
0 10 20 30 40
P
(
%
)
KH
Bảng so sánh các mô hình với thực tế
Kết quả đúng
từ Mô hình
xây dựng
Kết quả sai từ
Mô hình xây
dựng
Kết quả đúng
từ mô hình
hiện tại
Kết quả sai từ
mô hình hiện
tại
83
Ta nhận thấy hầu hết kết quả dự báo của mô hình hiện tại với 36 KH đều dao
động xung quanh xác suất 80%, trong đó những KH có xác suất dưới 75% đều là
những KH đã có nợ quá hạn và kết quả chấm điểm đều được xác định sau khi KH đã
có nợ quá hạn và mức điểm tín dụng rất thấp (khoảng 60 -65 điểm). Còn những kết
quả sai từ mô hình hiện tại đều cho rằng KH có nợ đủ tiêu chuẩn. Đó chính là lý do
như phần trên em đã đề cập trong những hạn chế của mô hình: “ không là cơ sở mạnh
để từ chối cấp tín dụng, mô hình chỉ có tác dụng hỗ trợ ra quyết định cấp hạn mức tín
dụng cho KH”. Và để chúng ta thấy được sự chính xác hơn về kết quả dự báo của mô
hình đề xuất, bảng dưới đây sẽ trình bày cụ thể:
Nhìn vào bảng trên ta thấy mức độ chính xác tổng quát của hai mô hình là như
nhau (80.56%). Mô hình xây dựng tuy có đô chính xác trong dự đoán KH có nợ đủ
tiêu chuẩn thấp hơn mô hình hiện tại (Mô hình hiện tại dự đoán chính xác 100%, mô
hình xây dựng chính xác 71%) nhưng mô hình xây dựng lại dự đoán KH có nợ không
đủ tiêu chuẩn chính xác hơn rất nhiều so với mô hình hiện tại. (93% so với 53%). Việc
dự đoán chính xác việc KH có nợ không đủ tiêu chuẩn trong bối cảnh hiện nay thực sự
có ý nghĩa hơn nhiều so với dự đoán chính xác KH có nợ đủ tiêu chuẩn.
Bảng 2.13: Bảng so sánh kết quả của hai mô hình so với thực tế
Kết quả từ mô hình
Thực tế
Xác suất
tổng quát
Nợ đủ tiêu chuẩn
Có Không
Mô hình
hiện tại
Nợ đủ tiêu
chuẩn
Có 21 7
80.56% Không 0 8
Xác suất chính xác 100% 53%
Mô hình đề
xuất
Nợ đủ tiêu
chuẩn
Có 15 1
80.56% Không 6 14
Xác suất chính xác 71% 93%
Nguồn sinh viên tự tổng hợp
84
Bảng 2.14 So sánh kêt quả giữa mô hình hiện tại của VIB và mô hình xây dựng
KH Xác suất
Mô hình
đề xuất
Y-Thực tế
Mô hình
hiện tại
Điểm Tín
dụng
Xếp hạng
1 2.27% + 0 + 73.88 BBB
2 12.31% - 1 + 85.28 AA
3 7.04% + 0 + 60.95 B
4 2.38% + 0 + 68.98 BB
5 19.41% + 0 + 43.67 CC
6 50.03% + 0 + 64.01 B
7 1.02% + 0 - 76.38 AA
8 99.57% + 1 + 79.46 A
9 99.30% + 1 + 83.35 AA
10 74.98% + 0 - 79.08 BB
11 72.69% - 1 + 86.28 AA
12 81.39% + 1 + 88.7 AA
13 1.31% + 0 + 74.8 BBB
14 22.29% + 0 - 76.12 A
15 63.40% - 1 + 84.51 AA
16 96.10% + 1 + 80.61 AA
17 30.69% + 0 - 78.94 A
18 95.56% + 1 + 89.42 AA
19 98.30% + 1 + 80.3 AA
20 91.75% + 1 + 79.6 A
21 63.75% + 0 - 79.38 A
22 99.32% + 1 + 83.85 AA
23 97.82% + 1 + 80.42 AA
24 79.97% + 1 + 81.61 AA
25 4.56% + 0 + 63.49 A
26 9.48% + 0 - 78.49 A
27 97.59% + 1 + 84.79 AA
28 38.90% - 1 + 83.39 AA
29 86.11% + 1 + 84.21 AA
30 14.44% + 0 + 73.96 BBB
31 97.85% + 1 + 81.31 AA
32 99.99% + 1 + 86.52 AA
33 99.63% + 1 + 82.5 AA
34 52.12% - 1 + 85.44 AA
35 78.50% - 0 - 75.75 A
36 57.81% - 1 + 87.81 AA
85
Ghi chú: (+): Kết quả đúng với thực tế; (-): Kết quả sai với thực tế
KH Xác suất
Mô hình
đề xuất
Y-Thực tế
Mô hình
hiện tại
Điểm Tín
dụng
Xếp hạng
1 2.27% + 0 + 73.88 BBB
2 12.31% - 1 + 85.28 AA
3 7.04% + 0 + 60.95 B
4 2.38% + 0 + 68.98 BB
5 19.41% + 0 + 43.67 CC
6 50.03% + 0 + 64.01 B
7 1.02% + 0 - 76.38 AA
8 99.57% + 1 + 79.46 A
9 99.30% + 1 + 83.35 AA
10 74.98% + 0 - 79.08 BB
11 72.69% - 1 + 86.28 AA
12 81.39% + 1 + 88.7 AA
13 1.31% + 0 + 74.8 BBB
14 22.29% + 0 - 76.12 A
15 63.40% - 1 + 84.51 AA
16 96.10% + 1 + 80.61 AA
17 30.69% + 0 - 78.94 A
18 95.56% + 1 + 89.42 AA
19 98.30% + 1 + 80.3 AA
20 91.75% + 1 + 79.6 A
21 63.75% + 0 - 79.38 A
22 99.32% + 1 + 83.85 AA
23 97.82% + 1 + 80.42 AA
24 79.97% + 1 + 81.61 AA
25 4.56% + 0 + 63.49 A
26 9.48% + 0 - 78.49 A
27 97.59% + 1 + 84.79 AA
28 38.90% - 1 + 83.39 AA
29 86.11% + 1 + 84.21 AA
30 14.44% + 0 + 73.96 BBB
31 97.85% + 1 + 81.31 AA
32 99.99% + 1 + 86.52 AA
33 99.63% + 1 + 82.5 AA
34 52.12% - 1 + 85.44 AA
35 78.50% - 0 - 75.75 A
36 57.81% - 1 + 87.81 AA
86
Chương 3
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
XHTD TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh và hoạt động XHTD
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh trong những năm tới của VIB
Mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn, song Ban quản trị của ngân hàng
Quốc tế tiếp tục kiên trì thực hiện các mục tiêu đã được đặt ra theo 7 đòn bảy kinh
doanh và nền tảng hệ thống như sau:
Nâng cao chất lượng dịch vụ KH: Tiếp tục kiên trì với mục tiêu trở thành
ngân hàng dẫn đầu về Trải nghiệm KH ở Việt Nam vào năm 2013, tiếp tục xây dựng
và duy trì văn hóa bán hàng và dịch vụ tại VIB, hoàn thiện chuyển đổi mô hình bán
hàng và dịch vụ mới trên toàn hệ thống. Tiếp tục triển hai công cụ đo lường chất lượng
dịch vụ KH thông qua chương trình KH bí mật.
Phát triển nguồn nhân lực: thông qua việc triển khai áp dụng tiêu chí đánh
giá hiệu quả làm việc (KPIs) và hệ thống Báo cáo Quản trị (MIS) trên toàn hệ thống.
Tăng trưởng doanh thu và huy động vốn đồng thời tối ưu hóa chi phí hoạt
động. Giảm tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng doanh thu thuần theo định hướng tăng chi
phí chậm hơn tăng doanh thu, chuẩn hóa quy trình mua sắm, quy trình quản lý tài sản,
xây dựng chuẩn mực ứng xử trong kinh doanh
Phát triển mạng lưới hoạt động, phát triển thương hiệu và phát triển hệ thống:
Tiếp tục phát triển mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch, chú trọng phát triển tại các
thành phố lớn, xây dựng nên tài để dẫn đầu thị trường về kênh phân phối phi vật lý.
Định hướng phát triển bền vững,chiến lược kinh doanh dài hạn, chú trọng công
tác quản trị rủi ro, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ KH, phát triển trên nền tàng
KH tăng cường sự gắn bó.
3.1.2. Định hướng hoạt động XHTD
Mục tiêu cơ bản nhất của hoạt động XHTD đó là kiểm soát và dự báo rủi ro tín
dụng một cách hiệu quả. Để thực hiện được này khi mà kết quả phản ánh được chính
xác mức độ rủi ro của danh mục tín dụng. Bên cạnh đó, hệ thống XHTD phải đảm bảo
khả năng quản trị tín dụng thống nhất trên toàn quốc, đây là căn cứ để VIB có thể dự
87
tính được tổn thất tín dụng theo từng nhóm KH, từ đó xây dựng chiến lược và chính
sách tín dụng phù hợp.
Hiện nay ngân hàng được có được hệ thống XHTD khá hoàn thiện, song vẫn
còn nhiều tồn tại và khiếm khuyết, bởi vậy vấn đề hoàn thiện hơn nữa hệ thống XHTD
là định hướng cơ bản nhất đối với hoạt động này của ngân hàng Quốc tế. Tiếp tục rà
soát các chỉ tiêu và trọng số của các chỉ tiêu trong bảng xếp hạng đồng thời cũng bổ
sung các chỉ tiêu mới. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ cũng
là một thành tố quan trọng để nâng cao chất lượng xếp hạng của ngân hàng.
3.2. Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng XHTD tại ngân
hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm
3.2.1. Giải pháp từ phía ngân hàng Quốc tế Việt Nam
Qua nghiên cứu em thấy mô hình xếp hạng tín dụng tại ngân hàng Quốc tế -
VIB là một mô hình chấm điểm hiện đại và khoa học. Mô hình đã xây dựng được bộ
chỉ tiêu chấm điểm toàn diện, bao quát các mặt hoạt động của doanh nghiệp ( 70 chỉ
tiêu), có tính đến một số đặc thù riêng của từng ngành. Hơn nữa, với quy trình chấm
điểm đầy đủ và khoa học cộng với sự trợ giúp đắc lực của phần mềm chấm điểm làm
cho hiệu suất chấm điểm càng chính xác, khách quan và hiệu quả. Nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng chấm điểm tín dụng tại ngân hàng Quốc tế VIB, em đề xuất một số giải
pháp như sau.
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin đầu vào
Nguồn thông tin đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi
xếp hạng tín dụng. Chất lượng thông tin ảnh hưởng rất lớn để chất lượng xếp hạng.
Vậy làm thế nào để ngân hàng có được những thông tin xác thực nhất từ KH? Em thấy
rằng, có những biện pháp sau để có được nguồn thông tin tốt: Thứ nhất, dựa trên
những thông tin KH cung cấp và cán bộ tín dụng thu thập được, ta đi kiểm chứng tính
chính xác của các thông tin đó. Thứ hai, ngân hàng xây dựng những ràng buộc, những
trách nhiệm cho doanh nghiệp, để từ đó làm cho KH phải cung cấp cho ngân hàng
những thông tin xác thực nhất. Ngân hàng nên kết hợp nhuần nhuyễn hai cách thức
này để có được nguồn thông tin trung thực nhất
Tìm cách kiểm chứng tính chính xác thông tin có được từ doanh nghiệp
88
Để đánh giá đúng đắn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp thì chúng ta
cần số liệu của doanh nghiệp ít nhất 3 năm hoạt động. Bởi có như vậy chúng ta mới
thấy được xu hướng hoạt động của doanh nghiệp, những tồn tại, và những lợi thế của
doanh nghiệp trong kinh doanh. Hơn nữa, có như vậy chúng ta sẽ có nhiều thông tin để
kiểm chứng tính đúng đắn của các thông tin KH cung cấp. Do đó ngân hàng cần yêu
cầu KH nộp đầy đủ báo cáo tài chính của ít nhất 3 năm gần nhất, đối với các doanh
nghiệp thành lập chưa được 3 năm thì phải nộp đầy đủ BCTC của các năm hoạt động.
Nộp BCTC thì phải đi kèm các tài liệu khác. Chúng ta có thể đánh giá độ chính xác
của chỉ tiêu tiền và tương đương tiền (dùng tính biến X6 - Khả năng thanh toán tức
thời) bằng cách yêu cầu KH cung cấp các chứng từ liên quan như: hóa đơn VAT mua
và bán, phiếu thu, phiếu chi kèm theo, bản sao kê các tài khoản ngân hàng của KH….
Đối với hàng tồn kho DN phải cung cấp các thông tin về hàng nhập, hàng xuất kho,
cán bộ tín dụng phải đi kiểm tra kho và đánh giá tính đúng đắn của thông tin về hàng
tồn kho. Đối với khoản phải trả và khoản phải thu xác định bằng các biên bản xác nhận
công nợ, hợp đồng vay vốn, hợp đồng mua bán…Khi có được các thông tin đó thì cần
phải biết xử lý thông tin để tính toán, ước lượng độ chính xác của báo cáo tài chính.
Đối với các chỉ tiêu lợi nhuận thì chúng ta có thể so sánh báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh mà KH nộp cho ngân hàng và báo cáo KH nộp cho cơ quan thuế, bởi lẽ lợi
ích mà KH có được khi nộp báo cáo này cho NH và cơ quan thuế là trái ngược. Bởi lẽ,
đối với cơ quan thuế, doanh nghiệp có xu hướng tìm cách làm giảm lợi nhuận trước
thuế để phải nộp thuế ít, nhưng đối với ngân hàng thì KH nộp tăng cao lợi nhuận để dễ
dàng được vay vốn. Ngoài ra từ các thông tin về hàng tồn kho, nợ và khoản phải thu,
tiền và tương đương tiền ta có thể ước lượng mức độ của lợi nhuận.
So sánh các báo cáo mà KH nộp cho ngân hàng với các báo cáo tài chính
mà doanh nghiệp nộp cho các cơ quan nhà nước như thuế, công ty chứng khoán, tổ
chức khác…để xem xét mức độ chính xác của thông tin mà doanh nghiệp cung cấp
cho ngân hàng.
Tìm kiếm các thông tin về doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại
chúng, các doanh nghiệp đối tác của công ty đó, tuy việc này không phải lúc nào cũng
khả thi nhưng nó cũng là một kênh thông tin có thể tham khảo. Bởi lẽ hiện nay, việc
công bố thông tin của các doanh nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng là rất hạn
89
chế, chủ yếu thông tin trên đó là các thông tin quảng cáo về công ty. Đặc biệt đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì càng hiếm khi tìm được thông tin của công ty trên
mạng. Song thông qua mức độ thông tin có được trên mạng ta cũng có thể đánh giá
được phần nào uy tín và tên tuổi công ty trên thị trường.
Ngân hàng Quốc tế VIB cần tạo một hệ thống dữ liệu về đặc điểm của các
doanh nghiệp cùng lĩnh vực cùng ngành nghề, xác định trung bình các giá trị của các
doanh nghiệp này để so sánh đánh giá tính chính xác các thông tin, sau đó kiểm chứng
lại các thông tin đó từ doanh nghiệp. Việc này có thể được tổng hợp từ các KH đã giao
dịch với ngân hàng, và các nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu khác. Hệ thống này
cần được cập nhật thường xuyên và có những điều chỉnh thích hợp với thực tế của thị
trường. Việc so sánh này sẽ được dùng để chấm điểm chỉ số mức độ chính xác của
thông tin – một chỉ tiêu chấm điểm mới mà em đề nghị đưa thêm vào mô hình xếp
hạng của VIB
Xây dựng chế tài để KH buộc phải cung cấp các thông tin chính xác
Gắn trách nhiệm của công ty khi cung cấp thông tin như việc đóng dấu giáp
lai, doanh nghiệp cam kết các thông tin đó là đúng với tình hình của doanh nghiệp và
chịu trách nhiệm nếu cung cấp thông tin không đúng sự thật.
Đánh giá việc thiện chí cung cấp thông tin để xem xét thiện chí vay vốn.
Đưa chỉ tiêu thiện chí cung cấp thông tin vào thang chấm điểm và giải thích rõ cho KH
hiểu được ý nghĩa và lợi ích của việc cung cấp thông tin chính xác
3.2.1.2. Bổ sung thêm chỉ tiêu : Mức độ chính xác của thông tin đầu vào
Với hơn 70 chỉ tiêu thì ngân hàng Quốc tế có được một bộ chỉ tiêu chấm điểm
khá đầy đủ so với các ngân hàng trong nước, song xuất phát từ những hạn chế đã phân
tích ở chương II về chất lượng nguồn thông tin đầu vào đồng thời từ mô hình Logit ta
thấy mức ảnh hưởng và ý nghĩa của việc được BCTC được kiểm toán chấp nhận đến
xác suất KH có nợ đủ tiêu chuẩn là rất lớn, từ đó em xin đề xuất cần phải xây dựng
một chỉ tiêu nhằm đánh giá mức độ chính xác của nguồn thông tin đầu vào. Em gọi nó
là chỉ tiêu: “Mức độ chính xác của thông tin đầu vào”. Do không phải doanh nghiệp
nào cũng được kiểm toán, bởi vậy chúng ta phải xây dựng một chỉ số có ý nghĩa tương
đối sát với việc doanh nghiệp được kiểm toán chấp nhận, từ đó sẽ làm cho việc đánh
giá khả năng trả nợ của KH tốt hơn.
90
Chỉ tiêu này sẽ được tính toán dựa trên một tập hợp các chỉ tiêu nhỏ khác. Bộ
chỉ tiêu nhỏ chúng ta cũng phân chia thành hai phần đó là độ chính xác của thông tin
tài chính và độ chính xác của thông tin phi tài chính. Trọng số của hai phần nhỏ này
tương ứng với trọng số của chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính trong mô hình.
Chỉ tiêu này phải được xác định thang điểm và trọng số trong mô hình xếp hạng tổng
thế.
Độ chính xác của thông tin tài chính được đo bởi các thông tin về: mức độ
thiện chí cung cấp thông tin tài chính của doanh nghiệp; mức độ đầy đủ của các chứng
từ, báo cáo liên quan; mức độ tương ứng của số liệu trên báo cáo với các chứng từ tính
có được, mức độ phù hợp của các chỉ số tài chính với mức trung bình ngành, nhóm
ngành; mức độ tương đồng của báo cáo nộp cho ngân hàng với các báo cáo nộp cho
các cơ quan khác, mức độ hoàn thiện của công tác kế toán….Việc xác định tính chính
xác này có thể sử dụng bằng Excel hoặc phần mềm, khi mà Quan hệ KH nhập thông
tin về các giá trị hóa đơn, hợp đồng và công nợ thì sẽ cho biết độ chênh lệch giữa
chúng với các số liệu trong báo cáo; thiện chí của KH khi cung cấp thông tin.
Độ chính xác của thông tin phi tài chính được xác định thông qua tổng hợp
điểm từ việc chấm điểm các chỉ tiêu như: nguồn lấy thông tin có đáng tin cậy hay
không, số lượng thông tin quan trọng có được, mức độ tin cậy của các đánh giá, thiện
chí cung cấp thông tin… Các chỉ tiêu này được phân nhỏ và chấm theo các nhóm chỉ
tiêu của thông tin tài chính.
3.2.1.3. Nâng cao trình độ cán bộ
Đội ngũ cán bộ chấm điểm, trưởng các đơn vị kinh doanh, các Quản lý quan
hệ KH là người trực tiếp liên quan và thực hiện việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp. Bởi vậy ngoài các vấn đề về nguồn thông tin thì nâng cao trình độ cán
bộ là một trong những nội dụng quan trọng nhằm tạo ra một kết quả xếp hạng đúng.
Trình độ cán bộ ở đâu xét cả về mặt chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.
Đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt bổ sung thêm kiếm thức kiểm tra
thông tin, mối liên hệ giữa các báo cáo và các hồ sơ tài chính như (hóa đơn, báo cáo
thuế, hợp đồng, công nợ, xuất nhập hàng….) cũng như đạo đức nghề nghiệp là những
kiến thức hữu ích để họ giúp nâng cao chất lượng xếp hạng.
3.2.1.4. Nâng cao tính liên tục của XHTD
91
Ngân hàng cần giám sát chặt chẽ việc KH nộp đầy đủ các báo cáo tài chính
hàng quý, hàng năm để ngân hàng tiến hành chấm điểm định kỳ. Cần có chế tài xử lý
KH không nộp đầy đủ các báo cáo này như siết chặt các điều khoản tín dụng, không
được hưởng các ưu đãi lãi suất, phí dịch vụ hoặc giảm điểm tín dụng từ đó xem xét
giảm hạn mức tín dụng. Đồng thời với việc yêu cầu từ phía doanh nghiệp, thì ngân
hàng cũng cần quy định việc cán bộ tín dụng phải đốc thúc, yêu cầu KH nộp đầy đủ
báo cáo tài chính, trừ điểm thi đua nếu lỗi chậm nộp hoặc không nộp báo cáo tài chính
là do lỗi của Quản lý KH không đốc thúc KH.
3.2.1.5. Thường xuyên đánh giá lại mô hình xếp hạng
Hiện nay vai trò của việc đánh giá lại mô hình thuộc về phòng Chính sách tín
dụng. Tuy có một phòng chuyên trách nhưng phòng chính sách tín dụng lại phụ trách
rất nhiều công việc khác nhau. Ta cần có một bộ phận chuyên trách thực hiện công
việc tổng hợp, đánh giá lại hệ thống xếp hạng một cách thường xuyên. Thực hiện việc
đề xuất các điều chỉnh, bổ sung nội dung và tỷ trọng các bộ tiêu chí của Hệ thống xếp
hạng. Trong đề tài, em đã cố gắng sử dụng mô hình Logit nhằm kiểm định lại việc xếp
hạng tín dụng, từ đó em thấy, mô hình hiện tại của ngân hàng chưa dự báo chính xác
các KH có nợ không đủ tiêu chuẩn, điều này gây rủi ro rất lớn đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Hơn nữa, mô hình Logit mà em dùng kiểm định còn cho biết
những biến thực sự có ý nghĩa trong mô hình và mức độ ảnh hưởng của nó đến xác
suất KH có nợ đủ tiêu chuẩn là bao nhiêu. Từ đó ta thấy, chỉ có việc thường xuyên
đánh giá lại mô hình, xác định lại các chỉ tiêu và trọng số của nó trong mô hình thì mới
làm cho việc dự báo KH được chính xác.
Trên đây là những giải pháp chủ yếu mà em thấy thực sự cần thiết hiện nay
đối với công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm.
3.2.2. Giải pháp từ phía KH
3.2.2.1. Công tác kế toán
Theo kết quả của mô hình mà em xây dựng, biến X3 – BCTC có ý kiến kiếm
toán chấp nhận toàn phần, có mức ý nghĩa và tác động lớn đến khả năng trả nợ của
doanh nghiệp. Hơn nữa, việc kiểm tra nguồn thông tin của KH phụ thuộc vào công tác
kế toán tại công ty có đầy đủ hay không? Do đó để tăng khả năng được chấp nhận cho
vay, cũng như các chính sách tín dụng ưu đãi tín dụng từ ngân hàng thì doanh nghiệp
92
phải hoàn thiện công tác kế toán và hoàn thiện hệ thống sổ sách ghi chép. Như vậy nó
không chỉ đảm bảo việc doanh nghiệp được vay vốn một cách ổn định mà còn giúp
cho doanh nghiệp hoạt động cũng rõ ràng và minh bạch. Các doanh nghiệp nên có ý
thứcxây dựng hệ thống kế toán chuẩn mực từ những ngày đầu thành lập, nó chính là
bước chuẩn bị vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp sau này.
3.2.2.2. Vấn đề công bố thông tin
Việc công bố thông tin ra đại chúng có rất nhiều nguồn, nhưng có thể thấy
nguồn cung cấp thông tin lên mạng internet là cách thức nhanh chóng, cập nhật và đỡ
tốn kém cho cả doanh nghiệp và những đối tác muốn biết thông tin về doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có thể cung cấp thông tin trên tivi, đài, báo viết, thông qua quảng cáo,…
Với các doanh nghiêp lớn khi đã có trang website riêng của mình thì cần phải
cập nhật thông tin thường xuyên, đưa tin bài những hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, nhằm quảng bá hình ảnh của KH và tạo sự tin cậy bởi những hoạt động
hiệu quả của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, chưa có đủ điều kiện xây dựng một website
riêng, thì hiện nay cũng có rất nhiều trang thông tin giúp đăng tải miễn phí thông tin
của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp thông tin qua những kênh này, cần phải thể hiện
một lượng thông tin cô đọng, nhưng toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp, gia tăng
số trang website đăng tải thông tin, và câp nhật thông tin thường xuyên. Không những
thế doanh nghiệp nên tiếp cận việc công bố thông tin trên những trang báo hoặc
website uy tín để tăng sự tiếp cận thông tin của đối tác tới bản thân doanh nghiệp.
3.2.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý
3.2.3.1. Tạo mô trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển
Ngày nay vấn đề tìm hiểu và thẩm định KH đã trở thành một nhu cầu không
thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, khi mà ngày càng có nhiều cơ hội hợp tác kinh
doanh được mở ra và đi liền đó là nhu cầu cần phải thẩm định các cơ hội làm ăn. Mặt
khác hội nhập kinh tế đòi hỏi phải có sự minh bạch hoá cao về thông tin doanh nghiệp
chẳng hạn như về tài chính, năng lực điều hành, công nghệ áp dụng …
Hồng Kông có khoảng 300.000 doanh nghiệp, nhưng có tới 40 công ty thông
tin tín nhiệm. Việt nam có gần 145.000 doanh nghiệp và khoảng 2,3 triệu thực thể kinh
93
doanh khác, nhưng cho đến nay Việt Nam chỉ mới có 2 doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực thông tin tín nhiệm.
Chính vì vậy trong thời gian tới cần phải ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật, tạo cơ chế, môi trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển là vô cùng
cần thiết.
3.2.3.2. Thúc đẩy xây dựng các cơ quan xếp hạng tín nhiệm độc lập
Từ kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường cho thấy các quốc gia
thường xây dựng một tổ chức định mức tín nhiệm độc lập, không do nhà nước quản lý,
thuộc sở hữu của các cổ đông để XHTN của các tổ chức. Việc hình thành một tổ chức
như thế này có vai trò rất to lớn trong việc minh bạch hoá thông tin nền kinh tế.
Khu vực Đông Nam Á cũng được biết đến như khu vực tham gia khá sớm vào
lĩnh vực này. Từ năm 1982, Philippines đã thành lập trung tâm đánh giá tin nhiệm của
mình. Tiếp đó là năm 1991 là Malaysia, 1993 là Thái Lan và năm 1995 là Indonesia.
Học tập kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường, Việt Nam cũng
cần phải xây dựng tổ chức XHTN độc lập, có uy tín để thực hiện đánh giá tín nhiệm
các doanh nghiệp. Tổ chức XHTN độc lập này hoạt động theo mô hình là một doanh
nghiệp cổ phần, không một tổ chức hay cá nhân nào có thể chi phối, điều này sẽ làm
cho kết quả XHTN trở lên khách quan hơn, từ đó sẽ tạo được niềm tin với người sử
dụng.
3.2.3.3. Nâng cao vai trò và thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng – CIC
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có lợi thế là được các ngân hàng thương mại
cung cấp các tài liệu, hồ sơ tài chính, pháp lý KH vay vốn, tình hình dư nợ và mức độ
tín nhiệm trong quan hệ tín dụng cho nên có điều kiện để đánh giá tín nhiệm KH chính
xác hơn.
Hiện nay trung tâm CIC của ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng cung
cấp thông tin tín nhiệm cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và có thu phí, tuy
nhiên nguồn thông tin mà CIC cung cấp chưa đầy đủ và mức độ chính xác chưa cao.
Để nâng cao chất lượng thông tin mà CIC cung cấp cho các tổ chức, đòi hỏi CIC trong
thời gian tới phải được cải tiến nhiều theo hướng:
- Cung cấp thông tin phải nhanh chóng
- Nguồn thông tin phải cập nhật, chính xác;
94
- Ngoài các thông tin về tình trạng nợ còn phải bao gồm các thông tin phi
tài chính
3.2.3.4. Xây dựng hệ thống dữ liệu để cung cấp thông tin doanh nghiệp nhanh
chóng, đẩy đủ, chính xác
Để đánh giá được tín nhiệm KH đòi hỏi phải có thông tin, thông tin càng tin
cậy thì mức độ đánh giá càng chính xác. Chính vì vậy để đánh tín nhiệm đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những tài liệu, thông tin
về tình hình tài chính và phi tài chính trong phạm vi của mình theo yêu cầu của tổ
chức đánh giá. Ngoài ra phải tạo điều kiện cho cán bộ đánh giá trong quá trình kiểm
tra, thẩm định lại thông tin một cách chính xác. Song các doanh nghiệp Việt Nam phần
lớn đều có xu hướng che giấu sự thật về bản thân mình, khuyếch trương những điểm
tốt, mặt mạnh, che giấu những thông tin tài chính thực và những hạn chế của mình.
Đây cũng là một khó khăn lớn trong việc đánh giá tín nhiệm ở Việt Nam của các công
ty định mức tín nhiệm.
Trong nền kinh tế thị trường, thông tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng
trong hoạt động kinh doanh. Thông tin nhanh chóng, chính xác cung cấp cơ sở cho nhà
quản trị đưa ra quyết định kịp thời, hiệu quả, đưa hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thu được nhiều kết quả.
Ở Việt Nam hệ thống cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp còn rất yếu và
hạn chế. Rất khó có thể thu thập được thông tin về một doanh nghiệp nào đó về các
khía cạnh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, mức độ tín nhiệm với các
tổ chức tín dụng …. ngoại trừ những doanh nghiệp đã được niêm yết tại Trung Tâm
Giao dịch Chứng khoán thì hồ sơ tài chính của những đơn vị này được công bố một
các công khai cho bên ngoài. Để minh bạch hoá thông tin kinh tế, tạo nguồn thông tin
cung cấp công khai cho các đối tượng có nhu cầu đòi hỏi nhà nước phải xây dựng một
hệ thống cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ chính xác.
95
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương III em đã tập trung nghiên cứu những nội dụng chủ yếu sau:
Sau những phân tích về những hạn chế trong mô hình xếp hạng tín dụng của
VIB, cũng như kết quả từ mô hình xây dựng và kinh nghiệm XHTD ở các nước và tổ
chức trên thế giới, em đã đề xuất những giả pháp và kiến nghị đối với ngân hàng Quốc
tế, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước như sau:
1. Đối với ngân hàng Quốc tế:
Nâng cao chất lượng nguồn thông tin đầu vào: bằng cách kết hợp các biện
pháp kiểm định nguồn thông tin và các biện pháp ràng buộc KH làm cho KH có phải
cung cấp thông tin xác thực đến KH.
Xây dựng thêm chỉ tiêu: Mức độ chính xác của nguồn thông tin đầu vào. Chỉ
tiêu này được xác định bởi một bộ chỉ tiêu về mức độ chính xác và tin cậy của hai
nhóm thông tin là thông tin tài chính và phi tài chính. Ngân hàng cần có biện pháp xây
dựng và xác định thang điểm cũng như trọng số cho chỉ tiêu này.
Nâng cáo trinh đồ cán bộ cả về chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp
bằng các khóa đào tạo, cũng như văn hóa kinh doanh của ngân hàng
Xây dựng quy chế cho việc cung cấp thông tin liên tục đối với doanh nghiệp
và việc đốc thúc từ cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo tính liên tục trong công tác xếp
hạng tín dụng
Thường xuyên đánh giá lại mô hình xếp hạng, bổ sung sửa đổi các chi tiêu và
trọng số của các chỉ tiêu
2. Đối với doanh nghiệp:
Hoàn thiện công tác kế toán nhằm nâng cao độ tin cậy của thông tin
Tăng cường việc công bố thông
3. Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển
Thúc đẩy xây dựng các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập
Nâng cao chất lượng thông tin của trung tâm thông tin CIC
Xây dựng trung tâm dữ liệu về thông tin doanh nghiệp
96
KẾT LUẬN
Hoạt động XHTD doanh nghiệp hiện vẫn đang là vấn đề mới đối với các ngân
hàng Việt Nam, các hệ thống xếp hạng của các ngân hàng hiện nay hầu hết được xây
dựng trên những lý thuyết và kinh nghiệm của các tổ chức xếp hạng lớn trên thế giới,
chưa mang tính đặc thù của từng ngân hàng và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đặc
biệt khi vấn đề minh bạch thông tin ở Việt Nam còn là vấn đề rất khó khăn. Song, ý
nghĩa của việc XHTD chính xác lại rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của mỗi
ngân hàng. XHTD là một trong những biện pháp phân loại và giảm thiếu rủi ro, hơn
nữa XHTD còn dự báo khả năng xảy ra rủi ro của từng KH.
Trên những cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp lý luận, bám sát mục
tiêu và phạm vi nghiên cứu, khóa luận đã có những đóng góp chủ yếu sau:
Khóa luận đã hệ thống hóa rõ nét các lý luận và thực tiễn về hoạt động
XHTD trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bổ sung các lý luận còn chưa rõ ràng và
thiết sót trong các nghiên cứu trước đây.
Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống XHTD đang áp dụng tại
ngân hàng Quốc tế (VIB), qua đó thấy được những thành tựu đạt được cũng như
những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với những biến động
của điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay
Đề tài xây dựng thành công mô hình Logit, nhằm kiểm định lại chất lượng
XHTD của ngân hàng Quốc tế, đồng thời cũng xác định được các yếu tố tác động đến
xác suất KH có nợ không đủ tiêu chuẩn với mức ý nghĩa cao.
Đề tài cũng đưa thêm được những giải pháp và kiến nghị về những biện pháp
hỗ trợ cần thiết để hệ thống XHTD của VIB phát huy hiệu quả hơn nữa.
Để có được Khóa luận tốt nghiệp này, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân
thành tới Thạc sĩ Đinh Đức Thịnh, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các
thầy cô giáo của Học viện Ngân hàng đã dạy dỗ, hướng dẫn, truyền đạt những kiến
thức cho em trong suốt 4 năm qua. Em xin gửi lời cảm ơn tới NHTMCP Quốc tế Việt
Nam (VIB), đặc biệt là Giám đốc KH Doanh nghiệp cũng như các anh chị tại Chi
nhánh Hoàn Kiếm đã giúp đỡ em trong việc tìm hiểu về hoạt động của ngân hàng và
tập hợp các số liệu cần thiết cho khóa luận.
97
Tuy nhiên, đây là vấn đề khó và rất phức tạp với phạm vi rộng lớn, đan xen với
nhiều nghiệp vụ cũng như công tác tổ chức hoạt động của ngân hàng Quốc tế, thêm
vào đó là quá trình thực tập và kiến thức thực tế của em về lĩnh vực này còn hạn chế,
nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do đó em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báo của các thầy cô giáo, các bạn đọc quan tâm
đến vấn đề này để khóa luận có điều kiện hoàn thiện hơn.
Em chân thành cảm ơn !
98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Giáo trình Tín dụng ngân hàng – Học viện Ngân hàng
2. Giáo trình kinh tế lượng – Đại học kinh tế Quốc Dân
3. Các bài giảng về kinh tế lượng của đại học Fullbright: Các biến phụ thuộc bị
giới hạn, Biến phụ thuộc định tính, Một số hướng dẫn thêm về chương biến phụ
thuộc định tính.
4. Sổ tay tín dụng của Agribank
5. Sổ tay tín dụng của Vietcombank
6. Sổ tay hướng dẫn và chấm điểm của VIB
7. Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam – Công ty CP Xếp hạng tín
nhiệm DN Việt Nam (2010)
8. Phương pháp thống kê xây dựng mô hình định mức tín nhiệm Khách hàng thể
nhân – Vương Quân Hoàng, Đào Gia Hưng, Nguyễn Văn Hữu, Trần Minh
Ngọc, Lê Hồng PHương (10/05/2006)
9. Báo cáo thường niên ngân hàng Quốc tế các năm 2008,2009,2010 và 2011
10. Báo cáo của ban kiểm soát tại phiên họp thường niên Đại hội cổ đông VIB năm
2012 số 1182/2012/GSM12-BKS-VIB ngày 06/04/2012.
11. Báo cáo đánh giá một số tổ chức tín dụng; Báo cáo ngành ngân hàng – Công ty
TNHH Chứng khoán Vietcombank tháng 05/2012.
12. Đề tài “ Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn
tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” – Nguyễn Thị Thu Hà (NHC –
K8), GVHD: ThS. Nguyễn Tường Vân.
13. Đề tài “ Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay
vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” – Nguyễn
Thị Thúy ( NHE – K9), GCHD: TS. Nguyễn Kim Anh
14. Quy định số 203/2009/QĐ-VIB ngày 02/02/2009 Quy định về xếp hạng tín
dụng nội bộ của ngân hàng Quốc tế (VIB)
15. Quy định số 413/2009/QĐ-VIB ngày 26/02/2009 Quy định về chính sách khách
hàng của ngân hàng Quốc tế (VIB)
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
99
16. Moody’s Rating Symbols & Definitions
17. Definitions of Rating and Other forms of Opinion – Fitch Rating
18. Overview of Credit Rating – University of Virginia (2006)
19. What’s the Point of Credit Scoring – Loretta J. Mester (09/1997)
20. Trang wedsite của Merrill Lynch
21. A Historical Primer on the Business of Credit Ratings – Richard Sylla
(Department of Economics Sterm school of Business ) (2001)
22. Factors Affecting the Probability of Bankruptcy – Maruice Peat (09/2003)
23. Default probabilities in a corporate bank portfolio: A logistic model approach –
Sjur Westgaard, Nico vander Wijst (European journal of operational research)
24. Moody’s Credit Rating Prediction Model (11/2006)
25. Bank default prediction models: A comparison and an applicantion to credit
rating transitions – Stefan van der Ploeg (07/01/2010)
26. Handbook on international best practices in Credit Rating – Ngân hàng ADB
(12/2008)
27. Các website và các bài báo:
- Giới thiệu, các sản phẩm, chiến lược, tầm nhìn…
- Kiến thức về xếp hạng tín dụng
- : Kiến thức về xếp hạng tín dụng
- Đánh giá xếp hạng tín dụng của CIC Việt Nam
- Đánh giá xếp hạng tín dụng của CRV Việt Nam
- Đánh giá XHTD của công ty C&R Việt Nam
100
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01 : KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH TỪ MÔ HÌNH
LOGIT
1. Kết quả ước lượng với đầy đủ biến số
Dependent Variable: Y
Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing)
Date: 06/05/12 Time: 02:58
Sample: 1 36
Included observations: 36
Convergence achieved after 8 iterations
Covariance matrix computed using second derivatives
Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob.
C -0.528680 7.076872 -0.074705 0.9404
X2 -9.737674 5.449598 -1.786861 0.0740
X3 6.798367 3.587863 1.894824 0.0581
X4 1.374985 1.566868 0.877537 0.3802
X5 -1.437183 1.666605 -0.862342 0.3885
X6 12.36028 8.184237 1.510254 0.1310
X7 -2.347369 1.418915 -1.654341 0.0981
X8 -0.279549 0.346928 -0.805783 0.4204
X9 0.173135 0.196725 0.880088 0.3788
X10 -0.000628 0.016398 -0.038277 0.9695
X11 -5.440841 11.72494 -0.464040 0.6426
X12 20.40852 23.90512 0.853730 0.3933
X13 21.45600 36.28363 0.591341 0.5543
X14 -0.140760 0.191932 -0.733385 0.4633
X15 0.354895 0.365453 0.971111 0.3315
X16 0.977421 0.810305 1.206239 0.2277
Mean dependent var 0.583333 S.D. dependent var 0.500000
S.E. of regression 0.369072 Akaike info criterion 1.377879
Sum squared resid 2.724282 Schwarz criterion 2.081665
Log likelihood -8.801826 Hannan-Quinn criter. 1.623519
Restr. log likelihood -24.45096 Avg. log likelihood -0.244495
LR statistic (15 df) 31.29826 McFadden R-squared 0.640021
Probability(LR stat) 0.008012
Obs with Dep=0 15 Total obs 36
Obs with Dep=1 21
101
Kiểm định loại bỏ biến X5, X8, X10, X 14
Wald Test:
Equation: Untitled
Test Statistic Value df Probability
F-statistic 0.278699 (4, 20) 0.8883
Chi-square 1.114797 4 0.8919
2. Kết quả ước lượng khi loại bỏ biến X5, X8, X10, X14 và kiểm định loại biến X9
Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob.
C -0.790725 4.979118 -0.158808 0.8738
X2 -6.334173 3.029629 -2.090742 0.0366
X3 5.620636 3.029703 1.855178 0.0636
X4 0.338135 0.714982 0.472928 0.6363
X6 7.322230 5.028408 1.456173 0.1453
X7 -1.608846 1.012844 -1.588444 0.1122
X9 0.017010 0.115420 0.147377 0.8828
X11 -5.165146 8.757347 -0.589807 0.5553
X12 10.98283 17.59861 0.624074 0.5326
X13 20.57238 38.12485 0.539606 0.5895
X15 0.214802 0.263949 0.813799 0.4158
X16 0.634283 0.537993 1.178982 0.2384
Mean dependent var 0.583333 S.D. dependent var 0.500000
S.E. of regression 0.357072 Akaike info criterion 1.198553
Sum squared resid 3.060004 Schwarz criterion 1.726393
Log likelihood -9.573957 Hannan-Quinn criter. 1.382783
Restr. log likelihood -24.45096 Avg. log likelihood -0.265943
LR statistic (11 df) 29.75400 McFadden R-squared 0.608442
Probability(LR stat) 0.001732
Wald Test:
Equation: Untitled
Test Statistic Value df Probability
F-statistic 0.021720 (1, 24) 0.8841
Chi-square 0.021720 1 0.8828
3. Kết quả ước lượng khi loại bỏ biến X9 và kiểm định loại bỏ biến X4, X13
102
Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob.
C -0.865098 4.796377 -0.180365 0.8569
X2 -6.312655 3.043158 -2.074377 0.0380
X3 5.737346 2.990625 1.918444 0.0551
X4 0.335459 0.694534 0.482999 0.6291
X6 7.417350 5.038446 1.472150 0.1410
X7 -1.582106 0.988683 -1.600215 0.1096
X11 -5.239376 8.606517 -0.608768 0.5427
X12 11.20433 16.73327 0.669584 0.5031
X13 20.48369 34.68699 0.590529 0.5548
X15 0.226697 0.256420 0.884085 0.3767
X16 0.639075 0.535704 1.192963 0.2329
Mean dependent var 0.583333 S.D. dependent var 0.500000
S.E. of regression 0.350356 Akaike info criterion 1.143632
Sum squared resid 3.068735 Schwarz criterion 1.627485
Log likelihood -9.585379 Hannan-Quinn criter. 1.312510
Restr. log likelihood -24.45096 Avg. log likelihood -0.266261
LR statistic (10 df) 29.73116 McFadden R-squared 0.607975
Probability(LR stat) 0.000948
Wald Test:
Equation: Untitled
Test Statistic Value df Probability
F-statistic 0.243137 (2, 25) 0.7860
Chi-square 0.486274 2 0.7842
4. Kết quả ước lượng khi loại bỏ biến X4, X13 và kiểm định loại bỏ biến X15
Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob.
C 1.276706 3.137443 0.406925 0.6841
X2 -6.485070 3.193324 -2.030821 0.0423
X3 6.527815 3.111574 2.097914 0.0359
X6 8.460172 5.109083 1.655908 0.0977
X7 -1.637646 0.998023 -1.640890 0.1008
X11 -10.01642 6.945087 -1.442232 0.1492
X12 21.67463 10.23699 2.117285 0.0342
X15 0.271973 0.283863 0.958114 0.3380
X16 0.705235 0.508466 1.386984 0.1654
Mean dependent var 0.583333 S.D. dependent var 0.500000
S.E. of regression 0.348242 Akaike info criterion 1.053322
Sum squared resid 3.274362 Schwarz criterion 1.449202
Log likelihood -9.959799 Hannan-Quinn criter. 1.191495
103
Restr. log likelihood -24.45096 Avg. log likelihood -0.276661
LR statistic (8 df) 28.98232 McFadden R-squared 0.592662
Probability(LR stat) 0.000319
Wald Test:
Equation: Untitled
Test Statistic Value df Probability
F-statistic 0.917983 (1, 27) 0.3465
Chi-square 0.917983 1 0.3380
5. Kết quả ước lượng khi loại bỏ biến X15 và kiểm định loại bỏ biến X11
Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob.
C 1.422542 2.890073 0.492217 0.6226
X2 -5.741188 2.701463 -2.125214 0.0336
X3 5.403727 2.453970 2.202035 0.0277
X6 6.186845 4.107316 1.506299 0.1320
X7 -1.598435 0.966455 -1.653915 0.0981
X11 -6.615134 4.571351 -1.447085 0.1479
X12 21.80117 10.51801 2.072747 0.0382
X16 0.829350 0.485960 1.706623 0.0879
Mean dependent var 0.583333 S.D. dependent var 0.500000
S.E. of regression 0.348818 Akaike info criterion 1.026890
Sum squared resid 3.406868 Schwarz criterion 1.378783
Log likelihood -10.48402 Hannan-Quinn criter. 1.149710
Restr. log likelihood -24.45096 Avg. log likelihood -0.291223
LR statistic (7 df) 27.93388 McFadden R-squared 0.571223
Probability(LR stat) 0.000226
Wald Test:
Equation: Untitled
Test Statistic Value df Probability
F-statistic 2.094055 (1, 28) 0.1590
Chi-square 2.094055 1 0.1479
104
6. Kết quả ước lượng khi loại bỏ biến X11
Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob.
C -1.707745 1.760757 -0.969892 0.3321
X2 -4.399779 1.923658 -2.287194 0.0222
X3 3.702850 1.684507 2.198180 0.0279
X6 7.256578 3.991217 1.818137 0.0690
X7 -1.170010 0.678333 -1.724830 0.0846
X12 14.75967 6.864698 2.150083 0.0315
X16 0.637147 0.359965 1.770026 0.0767
Mean dependent var 0.583333 S.D. dependent var 0.500000
S.E. of regression 0.367898 Akaike info criterion 1.044329
Sum squared resid 3.925109 Schwarz criterion 1.352236
Log likelihood -11.79792 Hannan-Quinn criter. 1.151797
Restr. log likelihood -24.45096 Avg. log likelihood -0.327720
LR statistic (6 df) 25.30607 McFadden R-squared 0.517486
Probability(LR stat) 0.000300
105
PHỤ LỤC 02: Bảng dữ liệu khách hàng sử dụng để chạy mô hình Logit
KH Y X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 X10 X11 X12 X13 X14 X15 X16 Điểm Hạng
1 0 1 0 5.2 1.2 0.2 1.5 0.7 5.8 12.03 0.2 0.1 0 12 4 3 70.9 BBB
2 1 1 0 3.8 1.4 0.3 1.4 1.8 6.7 15.14 0.3 0.1 0.1 12 6 3 85.3 AA
3 0 1 0 3.7 1.2 0.2 2.4 9.8 3.6 5.6 0.2 0.2 0.1 6 6 4 61 B
4 0 1 0 1.7 0.7 0 1.6 1.4 5.9 73.61 0.7 0.2 0.1 9 2 1 69 BB
5 0 0 0 -7.8 -7.8 -0.1 2.1 2.3 2.1 1.87 0.7 0.1 0.1 21 13 2 55.7 CC
6 0 1 0 1.6 1.6 0.1 1.2 1.1 8.9 0.25 0.7 0.4 0.1 22 14 3 64 B
7 0 1 0 2 1.6 0.3 1.2 9.5 56 36.2 0.5 0 0 12 2 1 76.4 B
8 1 1 0 1.3 1.2 1 1 14 4.5 26.25 0.6 0.4 0.2 11 2 0 79.5 A
9 1 0 0 7.2 5.7 0.5 1.2 3.3 4.3 138.1 0.1 0.2 0.1 7 6 3 83.4 AA
10 0 0 0 2.9 1.9 0.4 2 5.5 3.6 39.3 0.3 0.2 0.1 13 2 0 79.1 B
11 1 0 1 2.1 0.8 0.1 2.3 3.6 6.5 35.87 0.4 0 0 14 2 1 86.3 AA
12 1 0 1 1.7 1 0 2.4 5.1 6.6 4.87 0.7 0.1 0 10 7 2 88.7 A
13 0 1 1 1 0.8 0.1 4.6 14 8.7 1.62 0 0.2 0.1 10 5 0 70.8 BBB
14 0 1 0 1.2 0.8 0.2 1.4 7 3.2 121.4 0.3 0.1 0 10 6 6 76.1 B
15 1 0 0 3.5 2.5 0.2 2 7 3.2 121.4 0.3 0.1 0 11 10 3 84.5 AA
16 1 0 1 0.4 0.4 0.3 4.3 24 37 19.97 0.8 0.2 0 13 7 2 80.6 AA
17 0 0 0 1.2 0.5 0 2.1 3.5 4.9 18.78 0.8 0.1 0 5 3 2 78.9 B
18 1 0 0 1.9 0.8 0.2 2.6 5.4 8.2 4.75 0.3 0.2 0.1 10 7 6 89.4 AA
19 1 0 1 2.2 1.3 0.5 1.7 4 4.8 49.92 0.5 0.1 0 11 6 0 80.3 AA
20 1 1 1 1.7 1.7 0.8 0.8 1.7 2.6 2.36 0.6 0 0 3 1 0 79.6 A
21 0 0 0 1.3 0.8 0.2 4.4 11 11 50.03 0.7 0.2 0 13 13 6 79.4 B
22 1 0 0 1.7 1 0.3 3.2 5.7 8.3 2840 0.5 0.2 0.1 10 8 8 83.9 AA
23 1 0 0 1.2 0.9 0 1.1 3.6 2.7 273.6 0.5 0.2 0.1 15 9 6 80.4 AA
24 1 0 1 1.6 1 0.1 2.8 6.8 5.5 20.86 0.6 0 0 5 7 3 81.6 AA
25 0 0 0 1 0.6 0.2 4.4 7.6 14 0.57 0.6 0 0 15 3 3 63.5 B
26 0 1 0 1.9 0.4 0 3.9 4.5 19 55.68 0.5 0.3 0.1 33 17 7 78.5 B
27 1 0 0 1.3 0.9 0.2 6 13 12 180.9 0.7 0.6 0.2 12 4 4 84.8 AA
28 1 0 0 1.3 0.6 0.2 2.6 5.5 6.1 6.46 0.5 0.2 0.1 20 6 0 83.4 AA
29 1 1 0 1.1 1 0.4 3 30 39 15.3 0.6 0.3 0.3 11 11 6 84.2 AA
30 0 1 0 3 2.6 0.3 1 5.7 11 0.82 0.3 0.1 0 10 4 4 74 BBB
31 1 0 0 1.7 0.3 0.1 2.5 2.1 26 31.58 0.6 0.5 0.2 9 4 1 81.3 AA
32 1 0 0 1.2 0.6 0.2 3.6 7 9.6 67.3 0.8 0.7 0.2 15 7 6 86.5 AA
33 1 0 0 1.7 0.7 0.1 3.3 4.5 9.8 21.69 0.5 0.5 0.2 6 5 5 82.5 AA
34 1 0 0 1.1 0.7 0 4.1 7.2 8 5.87 0.6 0.2 0.1 10 9 6 85.4 AA
35 0 0 1 1 0.7 0.2 4.6 11 9.5 1.62 0.6 0.2 0.1 1 1 1 75.8 B
36 1 0 0 1.9 1.2 0.1 6.4 13 13 154.5 0.5 0.5 0.2 9 10 2 87.8 AA
106
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_cua_sv_nguyen_van_hung_lop_nhg_k11_khoa_2008_2012_9366.pdf