Vốn và công nghệ là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mọi quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi trong đó có Việt Nam.
Đối với nước ta, trong điều kiện nền kinh tế còn ở điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và chưa thật sự vững chắc. Vì vậy nhiệm vụ phát triển kinh tế của nước ta trong những năm tới là đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và tránh nguy cơ tụt hậu, cải thiện đời sống nhân dâ, củng cố quốc phong và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn đi vào thế kỷ XXI, từng bước hội nhập vào quỹ đạo kinh tế thế giới.
Với mục tiêu xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu lâu dài là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế phù hợp cộng với việc thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế trong đó có việc nâng cao GDP bình quân đầu người lên 2 lần như Đại hội VII của Đảng đã nêu ra. Muốn thực hiện tốt điều đó chúng ta không chỉ trông chờ vào nguồn vốn và công nghệ trong nước mà còn phải biết thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, trong đó đặc biệt là nguồn vốn FDI.
Đối với Việt Nam, việc thu hút nguồn vốn FDI có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, chúng ta cần phải huy động một lượng vốn rất lớn. Muốn có ượng vốn lớn cần tăng cường sản xuất và thực hành tiết kiệm. Nhưng với tình hình của nước ta thì thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng là một cách tích lượng vốn nhanh có thể làm được và nguồn vốn FDI là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu. Đó là kênh chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tay nghề cho người lao động, năng lực quản lý, tạo nguồn thu cho ngân sách
Tuy nhiên ở nước ta, sau một số thành công ban đầu, với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (2008) và xuất hiện nhiều cản trở của môi trường đầu tư trong nước, việc thu hút FDI cho sự nghiêp công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong thời gian gần đây đã có những biểu hiện chững lại. Mặt khác, trong lĩnh vực này đang có nhiều vấn đề nảy sinh về nhận thức, quan điểm, cơ chế quản lý nhà nước, mối quan hệ giữa vốn trong nước với vốn nước ngoài, cũng như cách đánh giá cái được và cái chưa được trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là những vấn đề nổi cộm hiện nay đang làm giảm dòng vốn FDI vào nước ta, làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển kinh tế-xã hội. Trước tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải có sự tiếp nhận và đánh giá đúng đắn về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua để thấy được những yếu tố tác động, những lợi thế và bất lợi của đất nước trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở đó đề ra hệ thống những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm tranh thủ nguồn vốn này một cách chủ động, chọn lọc có trọng tâm, chất lượng và sử dụng sao cho có hiệu quả kinh tế cao góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Xuất phát từ phân tích trên cùng với quá trình học tập và tìm hiểu, tiếp nối các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, em mạnh dạn chọn đề tài:
“Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam”
Làm khóa luận cho mình
50 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt Nam, họ thường gặp nhiều khó khăn trong giao dịch, quan hệ cùng một lúc khá nhiều cơ quan chức năng Việt Nam để có đầy đủ điều kiện triển khai xây dựng cơ bản cũng như tổ chức thực hiện dự án. Trong hoàn cảnh nhưvậy, đa số các nhà đầu tư thích lựa chọn hình thức liên doanh để bên đối tác là Việt Namd dứng ra lo các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Sau một thời gian hoạt động trong môi trường đầu tư ở việt am, nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư châu á có điều kiện hiểu biết hơn về pháp luật, chính sách, phong tục tập quán và cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Sự am hiểu của các nhà đầu tư được nâng lên trong điều kiện các thủ tục cấp phép của Việt Nam từng bước được cải tiến theo hướng ngày càng đơn giản hơn trước và cùng với sự xuất hiện của những tổ chức tư vấn giúp các nhà đầu tư tổ chức thựchiện các thủ tục, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, nhu cầu có đối tác Việt nam để tiến hành thủ tục đối với nhà đầu tư nước ngoài đã giảm đi nhiều. do đó số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam theo hình thực doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang ngày càng có xu hương gia tăng cả tuyệt đối lẫn tươngđối. nếu thời kỳ đầu chỉ có gần 10% dự án và vốn đăng ký hoạt động theo hình thức này thì đến hết năm 2007 có6743 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ky là 52,4 tỷ USD, chiếm khoảng 77,9% về số dự án và 61,6% số vốn đăng kí. Năm 2009 có 657 dự án với tổng số vốn đăng ký là 13,7 tỷ USD chiếm 78,3% về số dự án và 64% tổng số vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 1640 dự án với tổng số vốn đăng ký là 25,5tỷ USD, chiếm 18,6% về số dự án và 28,7% tổng vốn đăng ký(đên hết năm 2007). Con số tương ứng theo hình thức khác năm 2009 là 19,18% và 7,47%
Theo hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh có 226 dự án với tổng vốn đăng ký 4,5 tỷ USD chiếm 2,5% về số dự án và 5,5 % tổng vốn đăng ký. Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO. Có thể so sánh tỷ trọng dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nươc ngoài tính đến hêt năm 2004 là 39,9% theo hình thức liên doanh là 40,6%, và theo hình thức hợp doanh là 19,5% để thâyd được 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều hơn.
Về địa bàn đầu tư
Với mong muốn thu hút hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng nên chính phủ ta đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào nhưng vùng co điều kiênk kinh tế xã hội khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Tuy vậy cho đến nay vốn đầu tư nước ngoài vẫn được đầu tư tập trung chủ yếu vào những khu vực có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế xã hội. vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các vùng lãnh thổ của Việt Nam được thể hiện như sau:
Vùng trọng điểm phía bắc có 2220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước. trong đó thì Hà nội đứng đầu với 987 dự án với tổng vốn đăng ký là 12,4 tỷ USD chiếm 51% tổng vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải phòng với 268 dự án với tổng vốn đăng ký 2,6 tỷ USD, Vĩnh phúc 140 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ uSD, Hải dương 271 dự án với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD.,hà tây 74 dự án với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD, Bắc ninh 106 dự án với tổng vốn đăng ký o,93 tỷ USD và Quảng Ninh 94 dự án với tổng vốn đăng ký 0,77 ty USD
Vùng trọng điểm phía nam thu hút 5293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD chiếm 54 % tổng vốn đăng ký, trong đó thành phố Hồ chí minh dẫn đầu ca nước (2398 dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 Tỷ USD) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của vùng. Tiếp theo là Đồng Nai (918 dự án với tổng vốn đăng ký 11,6 tỷ USD) chiếm 25,95 vốn đăng ký của vùng, Bình dương (1570 dự án với tổng vốn đăng ký 8,4 tỷ USD) chiếm 18,8% vốn đăng ký của vùng. Bà rịa- vũng tàu (159 dự án với tổng vốn đăng ký 6,1 tỷ) chiếm 13,6%, Long An (188 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD) chiếm 4,1% . Điều này minh chứng cho việc triển khai thực hiện nghị quyết 9/2001/NQCP ngày 28/08/2001 của chính phủ và chỉ thị 19/2001/CP-TTG ngày 28/082001 của chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu qua đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001-2005
Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD qua hơn 20 năm thực hiện Luật đầu tư , chiếm 6% với tổng vốn đăng ký của cả nướcm trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USd) Đà NẴng (113 dự an với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Quảng Nam ( 15 dự án với tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD) đẫ có nhiều tiến bộ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư vào các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hut vốn đầu tư nước ngoài còn khiêm tốn như Vùng Đông bắc và Tây bắc, trong đó tuy Lâm đồng (93 dự an với tổng vốn đăng ký 318,4 triệu USd) đứng đầu các tỉnh khu vực tây nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án.
Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn thấp hơn so với các vùng khác, chiếm 3,6% vê số dự án và 4,4 % về vốn đăng ký và 3,2% vốn thực hiện của cả nước.
Nnhư vậy các thành phố lơn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và nam vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó 5 địa phươn dẫn đầu theo thứ tự:
+ Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 27,6% về số dự án và 20 % tổng vốn đăng ký
+ Hà Nội chiếm 11,6 % về số dự án và 14,9% tổng vốn đăng ký
+ Đồng nai chiếm 10,5 % về số dự án và 13,7% tổng vốn đăng ký
+ Bình dương chiếm 18,2% về số dự án và 13,7% tổng vốn đăng ký
+ Bà rịa- Vũng tàu chiếm 1,8% về số dự án và 7,2% tổng vốn đăng ký
Qua số liệu trên cho ta thấy mức độ chênh lệch của các vùng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là tương đối lớn. tuy nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý, kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn này rất thấp. như vậy đây cũng là một trong nhưng vấn đề rất cần được chú ý điều chỉnh hoạt động của chúng ta trong thời gian tới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo ngành kinh tế
Nhận xét trên bình diện tổng thể, ta thấy cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực ơhù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ câu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu ở thời kỳ đầu, các dự án đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khách sạn, văng phòng cho thuê… thì thời gian từ 1995, 1996 đến nay các dự án tập trung vao lĩnh vực sản xuất vật chất nhiều hơn. Tính cả thời ky 1988-2008, các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số dự án lân vốn đầu tư, tiếp theo là lĩnh vực khách sạn, du lịch và các dịch vụ, ngành nông lâm ngư nghiệp có số dự án thấp hơn. Cụ thể như sau:
Bảng 4: cơ cấu vốn FDI tại Việt Nam từ 1988-2008 phân chia theo ngành kinh tế(chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy cơ cấu vốn FDI phân theo ngành kih tế có sự thay đổi:
Cơ cấu đầu tư có chuyến biến tích cực theo hương tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin. Tính đến ngày 22/10/2008 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) lĩnh vưc công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 6340 dự án , tổng vốn đăng ký hơn 84 triệu USD, chiếm 65,5% về số dự án, 58,7% về tổng vốn đăng ký và 57,5% vốn thực hiện.
Trong lĩnh vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn như cầu sản xuất, tiêu dùng và đời ssống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế trong khu vực dịch vụ,đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào kinh doanh bất động sản, bao gồm xây dựng nhà ở, văn , phòng, phát triển các khu đô thịmơi, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (lĩnh vực dịch vụ chiếm 24,4% số dự án, 37,9% số vốn đăng ký và 38% vốn thực hiện)
Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đã được chú ý trong ngay từ khi có luật đầu tư nước ngoài năm 1987. tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút đầu tư vào lĩnh vực này chưa đạt kết quả như mong muốn. Nhìn vào bảng trên ta thấy, lĩnh vực này có 967 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 4,7 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,2 tỷ USD, chiếm 9,9 % số sự án, 32,% tổng vốn đăng ký, 4,3% vốn thực hiện. trong đó các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 90% vốn đăng ký của ngành.
Cho đến nay đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành nông lâm ngư nghiệp của nước ta, trong đó, các nước châu á (Đài Loan, Hồng Kông, Nhật bản…) chiếm 60% tổng vốn đăng ký. Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt nam đáng kể nhất là Pháp (8%). Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển như : Mỹ, Canada, Australia) vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta.
Các dự án đầu tư nước ngoài trong ngành nông lâm ngư nghiệp chủ yếu tập trung ở Đông nam bộ, chiếm 54% tổng số vốn đăng ký, Đông bằng sông Cửu long 13%, duyên hải Nam trung bộ 15%. Miền bắc và khu vực miền trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, vùng đông bằng sông hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với cả nước.
Như vậy nếu chỉ xem xét đơn thuần trên số liệu thống kê về vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành nêu trên có thể dễ làm cho ta nhận thấy sự phù hợp tương đối của các chỉ số này với yêu cầu về cơ cấu của một nền kinh tế hiện đại, công nghiệp hóa: công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. nhưng trong điều kiện ở giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và với đặc trưng của nền kinh tế trong đó nông nghiệp nhiệt đới đang à một trog nhữn thế mạnh của Việt Nam thì tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào linh vực này hiện nay đang là vấn đề cần suy nghĩ và điều chỉnh. Sở dĩ như vậy là vì đối với Việt Nam, nông nghiệp là một trong những lĩnh vưc đang có tiềm năm mà chúng ta chưa có điều kiện để khai thác. Và từ những đặc điểm phân bố dân cư, lao động, việc làm như hiện nay thì sự thành công trong phát triển nông nghiệp nôggn thôn là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư nước ngoài
2.1.3.1. Vốn giải ngân đầu tư nước ngoài từ 1988-2008
Trong số 8684 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 85,05 tỷ USD vốn thực hiện của các dự án còn hoạt động đạt gần 300 tỷ USD (nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 30 tỷ USD) chiếm 52,3% vốn đăng ký, trong đó vốn của bên ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 37,9 tỷ USD chiếm 89,5% tổng vốn thực hiện cac dự án đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội đất nước ta qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra
Bảng
Vốn thực hiện có xu hướng tăng cao qua các năm nhưng với tốc độ châm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mơi biến động tăng mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới (bao gồm phần vốn góp, vốn vay của Việt Nam trên 1tỷ USD chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nươc ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD) trhì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủnghoảng kinh tế khu vực năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng số vốn đăng ký mới (trong đó vốn góp của bên Việt Nam à 1,4 tỷ Usd và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng số vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11tỷ USD) nêu tại nghị quyết 09/2001/NQ-CP, trong đó vốn góp của bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Riêng 2 năm 2006 và 2007 tổng vốn thực hiện đạt 12,1 tỷ USD. Tronng đó năm 2006 vốn thực hiện đạt 4,1 tỷ USD(tăng 24% so vơi năm 2005), năm 2007 đạt hơn 8 tỷ USD (tăng gần gấp 2 lần năm 2006), năm 2008, đạt 11,5 tỷ USD (tăng 43,2% so với năm 2007) đạt mức cao nhất trong sử dụng FDI hàng năm trong 20 năm thu hút FDI vào Việt Nam.
2.1.3.2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án FDI tại Việt Nam
Trong hơn 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu cuang như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời tiếp tục khẳng điịnh vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội của đất nước và thực sự đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 10,3% của năm năm 1996-2000. Trong thời ký 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Riêng 2005, khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra tại nghị quyết 09 (15%). Trong 2 năm 2006 vằ 2007 là trên 17% (năm 2006: 17,02%; năm 2007: 17,66%)
Nếu trong giai đoạn 1991-1995, tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30 % doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 29,7 tỷ USD(trong đó giá trị xuất khẩu không tính đâu thô đạt 10.59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu ) tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. trong gia đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD( trong đó xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm trước. trong 2 năm 2006-2007 giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 ty USD, chiếm 41% tổng doanh thu. Năm 2008, tổng giá trị doanh thu đạt 50,5 tỷ USD, tăng 26,2% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt khoảng 25 tỷ USD, tăng24,9 % so với năm trước.
Không kể dầu thô, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cung gia tăng nhanh chóng. Cả thời kỳ 1991-1995 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt 1,2 tỷ USD, nhưng đã tăng lên 10,2 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2000. gấp hơn 8 lần so với năm năm trước. Trong năm năm 2001-2005, giá trị trên đạt hơn 34,6 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với 5 năm trước. Trong đó năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2002 tăng 25%, năm 2003 tăng 38%, năm 2004 tăng 39%, năm 2005 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 26%, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước, tính cả dầu thô thì tỉ lệ này là 56%. Năm 2006 giá trị (nêus tính cả dầu thô) đạt 23 tỷ USD, chiếm trên 57% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2007, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,7 tỷ USD,chiếm 58,6% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2008, giá trị xuất khẩu đạt 24,6 tỷ USD (tăng 24,6% so với năm 2007).
Tuy những năm đầu thi hành luật đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước, nhưng cũng đã tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước, thể hiện qua thu nộp nhân sách tăng dần qua các năm và bắt đầu vượt qua ngưỡng 1tỷ USD từ năm 2005(đạt 1,29 tỷ USD)tăng 39,5% so với năm trước và 12% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt qua mục tiêu đề ra tại nghị quyết 09()10%. Giai đoạn 1991-1995 do chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của nhà nước ta nên các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng góp ngân sách còn hạn chế 115 triệu USD, nhưng con số này đã tăng hơn 10 lần trong thời kỳ 1996-2000(đạt 1,49 ty USD). Lý do một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã qua thời gian hưởng ưu đãi thuế của nhà nước. giai đoạn 2001-2005 khu vực này đã nộp ngân sách hơn 3,6 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm năm trước. Năm 2006 con số trên đạt 1,47 tỷ USD, băng cả 5 năm 1996-2000. như vậy trong 3 năm 2006-2008 các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách nhà nước khoảng 5 tỷ USD.
Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ năm 1988 đến 2007 có trên 1,16 triệu lao động trực tiếp, chưa kể đến số lao động gián tiếp khác làm việc trong khu vực dịch vụ, mà theo kết quả điều tra của ngân hàng thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho 2-3 lao động gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng tăng lên qua từng giai đoạn. từ 21 van người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn vào cuối năm 2000, tăng 80% so vơií 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với 5 năm trước. Điều này thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khhai dự án tăng lên. Trog 3 năm 2006-2008, các doanh nghiệp FDI tạo việc làm mới cho 37000 lao động, đưa tổng số lao động trực tiếp đạt gần 1,5 triệu người(năm 2006: 1,13 triệu người; năm 2007: 0,14 triệu người;, năm 2008: 0,16 triệu người)
Về rút giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn
Tính đến hết năm 2007 đã có 38 dự án đầu tư nước ngoài kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng ký 658 triệu USD. Các dự án kết thúc đúng thơi hạn chủ yếu là các dự án đầu tư trong lĩnh vực đặc thù như thăm dò và khai thác dầu khí, nuôi trồng thủy sản…Đồn thời đã có 1359 dự án dự án đầu tư nước ngoài bị giải thể trước thời hạn với tổng số vốn đăng ký khoảng 15,5 tỷ USD trong đó vốn giải thể chủ yếu tập chung ttrong các lĩnh vực dịch vụ (chiếm 50%), lĩnh vực công nghiệp-xây dựng chiếm 42,3%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp thuộc dịch vụ không vươttj qua được khó khăn trở ngại trong hoạt động. Trong các dự án dự án đầu tư nước ngoài bị giải thể, số dự án hoạt động theo hinh thức liên doanh chiếm đa số (56% về số dự án và 15,4% về tổng vốn đăng ký). Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 13,4 % về số dự án và 15,4% về vốn đăng ký.
Các hoạt động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đôi với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Việt nam thực hiện Luật đầu tư nước ngoài 12/1987 trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội còn thấp. Hạ tầng cơ sở nghèo nàn, khoa học công nghẹ lạc hậu, nguồn lao động phần lớn chưa qua đào tạo. Trong khi đó, nhu cầu phát triển luôn phải đối mặt với sức ép cần vốn đầu tư, công nghệ tiên tiiến, đẩy mạnh xuất khẩu để khai thác lợi thế so sánh nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng cao, giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống xã hội. Mặt khác từ những năm cuối thập kỷ 80 đến hế thập kỷ 90 của thế kỷ trước, xu hướng đầu tư quốc tế và các nước đang phát triển chủ yếu tập trung vào các ngành khai thác, công nghiệp chế tạo và những ngành cần nhiều lao động. trong bối cảnh đó, Việt Nam rất khó thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn hoặc vào các ngành phải đáp ưng các tiêu chuẩn khắt khe của bảo bệ môi trường. Vì vậy, việc định hướng thu hút FDI vào những ngành mà Việt Nam có lợi thế tự nhiên, phù hợp với trình độ phát triển và đón bắt được xu hướng đầu tư quốc tế. Do đó mặc dụ còn những hạn chế nhất định nhưng Fdi đã đóng góp rất tích cực, có vai trò như những trụ cột đối với thành công của chính sách đổi mới kinh tế, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Vai trò đó được thể hiện trên các lĩnh vực như:
2.2.1. Đầu tư nước ngoài đóng góp nguồn vốn quan trọn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triiển xã hội và tăng trươgr kinh tế.
Như trên đã đề cập, Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hoàn cảnh khó khăn về mọi mặt, trong đó một vấn đề nổi lên tương đối gay gắt là thiếu vốn cho đầu tư. Huy động vốn thực sự đã trở thành vấn đề tất yế của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm của từng thời kỳ cụ thể để lựa chọn, huy động, sử dụng nguồn vônns nào là việc làm đòi hỏi phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, vì nó ảnh hưởng lớn đến tốc độ, kết quả và tính bền vững của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của đât nước. Thời kỳ đầu tiến hành khi khả năng tích lũy và huy động vốn trong nước còn kho khăn khi mà trình độ tổ chức quản lý cũng như các điều kiện để sử dụng vốn vay còn kém hiệu quả, thì vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò như lực khỏi động cho quá trình tiến hành công nghiệp hoa, hiện đại hóa. Từ khi thực hiện chính sách dự án đầu tư nước ngoài cho đến nay, vốn dự án đầu tư nước ngoài thực hiện đã tăng từ 2,451 tỷ USD năm 2001 lên 8,030 tỷ USD năm 2007 và đạt khoảng 40 tỷ USD trong giai đoạn từ 1988 đến nay.
Bảng
Đóng góp của FDI trong tổng vốn đầu tư có biến động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào những năm 1990 đã tăng lên mức 32,3% trong năm 1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong giai đoạn 1996-2000, do anh hưởng của khủng hoảng kinh tế (năm 2000 chiếm 20%) và trong năm năm 2001-2005 chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; 2 năm 2006-2007 chiếm khoảng 16%(theo Niên giám thống kê cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực dự án đầu tư nước ngoài năm 2003 là 16%; năm 2004 là 14,2%; năm 2005 là 14,9%; năm 2006 là 15,9% và năm 2007 trên 16%). Ưu điểm vượt trội của nguồn vốn này so với nguồn vốn đầu tu khác là đi kèm với chuyển giao côg nghệ thúc đẩy xuất khẩu, tiếp nhận hình thức quản lý hiện đại. Mặt khác so với các nguồn vốn nước ngoài, vốn FDI “ít bị nhạy cảm” trước nhưng biến động của thị trường tài chình.
Vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng: Tốc độ tăng GDP qua các năm (%)
Qua bảng trên ta thấy: từ những năm 1991-2000 GDP tăng lên liên tục qua các năm với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 7,56% tronng đó: 5 năm 1991-1996 tăng 8,18% (nông lâm ngư nghiệp tăng 2,4%, công gnhiệp xây dưng tăng 11,3%; dịch vụ tăng 7,2%)
5 năm 1996- 2000 tăng 6,9% (nông lâm ngư tăng 4,3%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%; dịch vụ tăng 5,75%) nhờ vậy đến năm 2000 tổng sản phẩm tron gnước tăng gap hơn 2 lần năm 1990.
5 năm 2001-2005: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,51% (nông lâm ngư tăng 3,8%; công nghiệp xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%). Năm 2006 đạt 8,17% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,374%; dịch vụ tăng 8,29%). Năm 2007 đạt 8,48% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dưng tăng 10,6%; dịch vụ tăng 8,6%). Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống còn 6,23%.(tốc độ tăng của công nghiệp xây dựng giảm từ 10,6% năm 2007 xuống 6,33% năm 2008; dịch vụ giảm từ 8,6% xuống 7,2%)
Như vậy, nhìn chung trong giai đoạn từ 1991-2008 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng đều qua các năm. Có được kết quả này phải kể đến phần đóng góp có ý nghĩa rất quan trọng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hay nói một cách khác vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp việt nam phát triển một nền kinh tế cân đối, bền vững, theo yêu cầu của công cuộc côn nghiệp hóa, hiện đại hóa.
FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp
Trong hơnn 20 năm qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành cônng nghiệp nói riêng. Trogn đó từng bước trở thành nguồn đâu tư quantrọng của quốc gia, góp phần phát triển các ngành côn nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư. Nhiều công trình quan trọng làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vự kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu như tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bình quân 5 năm 1991-995 chỉ đạt 12% thì từ năm 1996 -2000 luôn đạt trên 20%/năm(năm 1996:21,7%; năm 1997: 23,2%; năm 1998: 24,4%; năm 1999: 20%; năm 2000: 21%); từ năm 2001-2005 đạt 16%/năm; năm 2006 đạt 18,8%; năm 2007 và 2008 đạt 18,6%
Bên cạnh đó, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cơ cấu công nghiệp cả nước đang ngày càng được củng cố. Điều này được thể hiện thông qua tỷ trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng giá trị sản xuất côn nghiệp tăng dần từ 16,9% (1991) lên 23,65%(1995); 26,5%(1996)lên tới 41,3% năm 2000; năm 2004 và 2005 là 43,7%; và từ 36,4% (2006) lên 43,85 năm 2007 tươg đương với khu vực doanh nghiệp Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng cao, tỷ trọng ngày càng lớn lên đầu tư nước ngoài trogn công nghiệp đã góp phần quan trogj đảm bảo nhip độ tăng trưởng của toàn ngành cônng nghiệp cả nước trên 10% liên tục suốt thập niên 90 của thê ký trước. hơn nữa, việc đầu tư trực tiếp nước ngoài trong công nghiệp phát triiển nhanh cung đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình taií cơ cấu, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. bởi trong quá trình hợp tác với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài các doanh nghiệp trong nước phải tiến hành đổi mới công nghệ để có thể đẩm bảo từng phần trong các chuỗi gias trị công nghiệp, trở thành nhà cung cấp tin cậy cho các công ty đa quốc gia, chẳng hạn như công nghiệp xe máy ở Việt Nam là một ví dụ.
Ngoài ra, đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp đã gián tiếp đào tạo cho Việt Nam một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề được tiếp xúc với công nghệ mới, cũng như các kỹ năng quản lý tiên tiến, kỷ luật công nghiệp chặt chẽ.
Đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, da giày, dệt may.
Hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp (dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, điều hòa) 60% sản lượng về cán thép, 33% về sản xuất máy móc thiết bị điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 49% sản phẩm da giày, 55% sản lượng sợi, 25% hàng may mặc.
Trên phương diện cơ cấu kinh tế, FDI được tập trunng vào công nghiệp nặng được xếp hàng đầu với khoảng 21% tổng GDP đăng ký tiếp theo là khách sạn, nhà ở. Nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 6% tổng vốn cam kết. mặc dù chính phủ việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp ưu đãi để khuyến khích FDI trong lĩnh vực này. Như vậy, sự đóng góp của đầu tư nước ngoài đã chi phối đáng kể quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta, tỷ trọng công nghiệp tăng lên và đang ngày càng chiếm ưu thế trong toàn bộ nền kinh tế.
2.2.3 Đầu tư nước ngoài thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiến tiến
Khoảng cách về phát triển khoa học công nghệ giữa các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng với các nước công nghiệp phát triển là rất lớn. Trong khii phần lớn những kỹ thuật mới được phát minh trên thế giớ vẫn xuất phát từ những nước công nghiệp phát triển, do đó để đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển, các nước đang cần phát triển nhanh chóng tiếp cận với các kỹ thuật mới này. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mình, mỗi nước cần phải đối mặt và tìm ra những cách đi riêng để vượt qua những thách thức trong nước và quốc tế trong bối cảnh luôn luôn thay đổi theo thời gian. Đối với những nước đã ở trình độ công nghệ cao hơn thể hiện năng lực nội sinh khá mạnh và đang chuyển từ kỹ thuật cải tiến sang công nghệ tiên tiến, thậm chí chuyển từ bắt kịp công nghệ sang đột phá công nghệ trong một số lĩnh vực công nghệ có thể. Các nước khác còn đang ở mức thang công nghệ thấp, do năng lực công nghệ trong nước còn nhỏ bé thì phải dựa vào nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, coi đó là nguồn chuyển giao công nghệ chủ yếu.
Các cơ chế, hình thức chuyển tải, chuyển giao công nghệ chính thức như: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI; chế tạo thiết bị mang nhãn hiệu nước ngoài (Original Equiment Manfacturing- OME); hợp đồng (Licence). Ngoài ra cũng tồn tại nhiều kênh chuyển giao phi chính thức bao gôm việc thúc đẩy các kỹ sư nước ngoài và thu hút nhân viên bản xứ đã từng được đào tạo trong các công ty đa quốc gia ở nước ngoài.
Trên thực tế các kênh chuyển giiao công nghệ chủ yếu vẫn là đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhập ngoại máy móc thiết bị (patient linence), các thỏa thuận trợ giúp kỹ thuật , các dihcj vụ tư vấn, các liên doanh nhãn hiệu hàng hóa và các hợp đồng “chìa khóa trao tay” trong điều kiện hiện nay của Việt Nam thì đầu tư trực tiếp nước ngoài llà một kênh chuyển giao công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Qua hợp tác với nước ngoài trong thời gian qua chúng ta đã tiếp nhânj một số cônng nghệ, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới trong nhiều ngành kinh tế quan trong như: viễn thông, thăm dò dầu khí, xi măng, sắt thép, điện tử, sản xuất ô tô, hóa chất nông nghiệp( chế biến đường, nấm, rau theo phương pháp cônng nghệ sinh học tiên tiến…) xây dựng khách sạn quốc tế, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm… đặc biệt là công nghệ viễn thông, khai thác dầu khí, sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử, hệ thống dịch vụ khách sạn đã vươn lên ở mức tiên tiến sánh ngang cùng các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI luôn đi kèm với đào tạo nguồn nhân lực vận hành, quản lý và nhờ đó đã hình thành được một đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề khá cao. Khảo sát cho thấy, có 44% doanh nghiệp FDI thực hiện đào tạo lại lao động với các mức độ khác nhau (cho khoảng 30% số lao động tuyển dụng). đối với một số khâu chủ yếu của dây chuyền công nghệ tiên tiến hoặc đặc thù, lao động sau khi tuyển dụng được đưa đi bồi dưỡng ở các doanh nghiệp mẹ ở nước ngoài. Hầu hế các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ.
Nhìn chung, với tiềm lực công nghệ của Việt Nam như hiện nay sẽ rất khó có thể tự phát triển mạnh được nếu như không dựa vào bên ngoài. Trong những thập kỷ qua, FDI đã đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển năng lực công nghệ của Việt Nam. Trong thời gian tới, vai trò này lại càng đặc biệt quan trọng, vì nó góp phần chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô
Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực có đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngân sách này càng tăng, cụ thể phân theo các năm như sau:
Bảng : thu ngân sách từ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các thời kỳ
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Thời kỳ 1996-2000, không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD, gấp 10 lần năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và 83% t hời kỳ 2001-2005. năm 2008 nộp gần 2 tỷ USD (1,96 tỷ).
Như vậy, việc nộp thuế tăng 1lần nnnữa khẳng định các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có được thu nhập hay lợi nhuận ngày càng cao, nghĩa là lợi ích của các doanh nghiệp vẫn đạt được sự tăng trưởng.
đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tác động tích cực đén các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tê gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên vật liệu.
Đầu tư nước ngoài góp phần quan tronng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lào động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tạo ra nhiều việc làm cho lao động trong nước là một trong những mục tiêu đặt ra khi thực thi chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đến đây, ta thấy đây là mục tiêu mà chúng ta đã thu được kế quả cao hơn so với mục tiêu khác.
Tính đến hết năm 2008 các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra việc làm cho 1,5 triệu lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp khác. Trong đó có nhiều lao động đã được đào tạo trong và ngoài nước. theo kết quả điều tra của WB cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho 2-3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống 1bộ phận cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người tăng len hàng năm. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được cac phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Trước khi bước vào cơ chế thị trường, chúng ra có chưa nhiều nhà doanh nghiệp giỏi, có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệuquả trong môi trường cạnh tranh khi các dự án đầu tư nước ngoài bắt đầu hoạt động, các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam những chuyên gia giỏi, đồng thời áp dụng nhiều chế độ quản lý, tổ chức kinh doanh hiện đại nhằm thực hiện dự án có hiệu quả. Đây chính là điều kiện tốt, một mặt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, học tập, nâng cao trình độ, kinh nghiệm, quản lý. Mặt khác để liên doanh có thể hoạt động tốt, nhà đầu tư nước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng trong các dự án. Như vậy nếu không muốn thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam
Các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một mặt đã tạo ra một loạt các doanh ghiệp có nhiều tiềm lực và khả năng hoạt động thị trường trên đất Việt Nam. Đây à môi trường bắt buộc các doanh nghiệp Việt nam phải đương đầu trong cuộc cạnh tranh để tồn tại và trưởng thành. Mặt khác, chúng còn là lực lượng có khả năng cung ứng cho thị trường nội đia nước ta nhiều hàng hóa, dịch vụ góp phần thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và đời sống cũng như sản xuất chưa đáp ứng đủ nhủ cầu, nâng cao lớn hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. đặc biệt một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã dần thay thế cac chuyên gia nước ngoài trong đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp cũng như điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại.
2.2.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Trong xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa các hoạt động kinh tế hiện nay, mức độ thành công của mở cửavà hội nhập với thế giới sẽ có tác động chi phối mạnh mẽ đến sự thành công của công cuộc đổi mới, đến kết quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như đến tốc độ phát triển nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hướng mở cửa và hôi nhập tương đối có hiệu quả. Chúng ta biết rằng, Việt Nam triển kh ai thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh quan hệ kinh tế đối ngoại chỉ ở phạm vi rất hạn hẹp.Các quốc gia có quan hệ hợp tác với Việt Nam chủ yếu thuôcj hệ thống xã hôi chủ nghĩa. Một hệ thống bao gồm các nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Đây là thời kỳ mà Việt Nam ở vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng về kinh tế xã hội và cũng là thời kỳ cả hệ thống xã hội chủ nghĩa đang trong quá trình tan rã. Bên cạnh đó cùng với chính sách bao vây cấm vận kinh tế của Mỹ đã làm cho Việt Nam rất khó xác lập được mối quan hệ kinh tế với các nước khác. Tuy vậy với chính sách đầu tư nước ngoài được đánh giá là có sức hấp dẫnn lúc bấy giờ, nhiều nhà đầu tư thuộc các chế độ chính trị, xã hội khác nhau đã tìm đến và chấp nhận làm ăn với Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài cùng với hoạt động thực hiện dự án đầu tư đã trở thành cầu nôií là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật của thế giới.
Một vấn đề không kém phần quan trọng là hoattj dộng của đầu tư trực tiếp nước ngoai đã giúp Việt Nam mở rộng hơn thị phần ở nước ngoài. Đối với nhiều hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã biến cac bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư tại việt nam thành bạn hàng của Việt Nam. Đối với việt Nam, mặc dù yêu cầu mở rộng thị phần ở nước ngoài là rất lớn và cấp bách nhưng do hạn chế về năng lực tiếp thị quốc tế, trình độ công nghệ và quản lý nên rất khó khăn khi giải quyết vấn đề này. Công việc này đối với các nhà đầu tư nước ngoài ại rất có ưu thế vì họ là những người tương đối am hiểu thị trường thế giới, có các cơ sở tiếp thị ở những thị trường quan trọng, có tiềm lực về vốn và công nghệ. Nếu có công ty xuyên quốc gia nước ngoài đầu tư trực tiếp vào việt nam để sản xuất hàng xuấtkhẩu thì họ sẽ trở thành pháp nhân việt nam xuất hiện trên thị trường quốc tế. Đây là cơ hội cho Việt Nam tiếp cận được với thị trường nước ngoài một cách thuận lợi hơn. Nhờ có những lợi thế trọng hoạt động thị trường thế giới nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn tốc độ tăng của cả nước và cao hơn hẳn kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. tỷ trọng kim nghạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đang có xu hướng tăng lên: Thời kỳ 199602000 chiếm 23, năm 2000 chiếm 25%; 2003 chiếm 31%; năm 2004 chiếm 35%, và chiếm trê 55% trong các năm 2006,2007,2008. Về chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nếu không kể dầu thô, ta thây ưu điểm hơn hẳn của hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước ở chỗ chúng chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến và chế tạo, điện tử máy tính và linh kiện, hàng may mặc…
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế thheo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Nước ta cũng đã ký kết 51 hiệp định jhuyến khích và bảo hộ đầu tư, trong đó có hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA), hiệp định tự do hóa khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh và viị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện.
Những hạn chế trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
2.3.1. Những mặt hạn chế
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực FDI trong thời gian qua, đặc biệt là 3 năm qua khẳng định kết quả trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động.
Trong thời gian qua các địa phươngtrong cả nươc đã tích cực và chủ động hơn trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp theo hưởng giảm thiểu thủ tục hành chính, phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Tuy nhiên thực tiễn FDI trong giai đoạn vừa qua cũng đã bộ lộ một số hạn chế của môi trường đầu tư cụ thể là:
- Về luật pháp và chính sách: Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành chẳng hạn như:
+ Việc áp dụng các quy định về mã ngành được thực hiện theo quyết định số 10/2007/QĐ-TTG ngày 23/01/2007 của thủ tưởng chính phủ trong khi đó hệ thống phân ngành chi tiết của Liên hợp quốc vẫn chưa được dịch và công bố chính thức bằng tiếng Việt.
+ Quy định về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nươc ngoài lần đầu tiên thành lập doanh ghiệp tại Việt Nam theo quyết định 139/2007/NQ-CP ngày 5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp có quy định: Nếu tỷ lệ sở hữu cua rnhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp thị hiện như đối với doanh nghiệp trong nước(doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh mà không cần có dự án đầu tư) . Quy định này tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp khi thành lập có tình hạ tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài xuống dưới 49% để thành lập doanh nghiệp mà không có dự án đầu tư.
+ Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với hồ sơ của nhà đầu tư nước ngoài không phù hợp với thực tế khi Luật cônng chứng 2006 đã cho phép các giấy tờ nước ngoài được chứng thực tại Việt Nam.
+ Quy định đối với một số ngành, lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn chưa rõ ràng. Điển hình llà hướng dẫn đối với FDI trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi bổ sung Nghị định số 06/2000/NĐ-CP, Nghị định 18/2001/NĐ-CP và Nghị định số 15/2005/NĐ-CP nhưng đến nay, Bộ giáo dục và đào tạo là đơn vị chủ trì vẫn chưa có được dự thảo cuối cùng. Do vậy các cơ sở giáo dục và đào tạo vó yếu tố nước ngoài rất khó áp dụng quy định tương ứng vơi từng loại doanh nghiệp.
- Về công tác quy hoạch: Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề lĩnh vực sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tư về các địa phương dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Nhiều địa phương cấp phép tràn lan,khai tăng vốn đăng ký dự án để có thành tích, để cạnh tranh nhau, dẫn đến cùng cấp quá nhiều giấy phép cho các dự án có cùng một loại sản phẩm mà không tính đến khả năng thị trường, gây lẫng phí, hiệu quả đầu tư thấp.
- Về cơ sở hạ tầng: Sự yếu kém của hệ thống cơ sỏ hạ tầng là nhân tố quan trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư. Nổi cộm hiện nay là hệ thống đường giao thông ở khu vực kinh tế trọng điểm miền Nam cần được nâng câp mở rộng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong khu vực đang tăng nhanh. Tình trạng thiếu điện dẫn đến cắt điện luân phiên khiêncho các doanh nghiệp gặp khó khăn không nhỏ trong việc điều hành và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Về nguồn nhân lực: Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng trở nên bức xúc hơn trong điều kiện nhiều dự án FDI đặc biệt là các dự án lớn đi vào hoạt động.
Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được giải quyết kíp thời: Các tranh chấp lao động là khó tranh, đặc biệt trong thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Nhìn chung người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn cái mà họ đáng được hưởng, không thỏa đáng với nhu cầu của người lao động. điều này dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công, bãi công làm thiệt hại đến doanh nghiệp.
- Về đất đai và công tác giải phóng mặt bằng: Công tác giải phóng mặt bằng là mặt hạn chế chậm được khắc phục. Nhiều địa phương đang lâm vào tình trạng khó khăn trong việc bố trí đủ đất cho các dự án quy mô lớn như đã cam kết trước đó khi cấp phép đầu tư.
+ Về quy mô vốn và diện tích sử dụng đối với một số sự án FDI quy mô lớn cũng đang là vấn đề đặt ra cần phải được xem xét một cách nghiêm túc, xuất hiện nhưng dấu hiệu cho thấy một số dự án có sự kê khai vốn đăng ký và nhu cầu sử dụng đất lơn hơn so với nhu cầu thực tế. Việc kê khai tăng vốn đầu tư đăng ký sẽ làm tăng mức khấu hao tài sản cố định của dự án đầu tư và ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của nhà nước. Việc khai tăng nhu cầu sử dụng đất sẽ tạo ra áp lực lớn cho nhà nước về tài chính cũng như các vấn đề xã hội trong quá trình giải phóng mặt bằng khu vực dự án, đồng thời cũng gây lang phí nghiêm trọng nguồn lực về đất đai của quốc gia ngày càng hạn hẹp dần.
- Vấn đề phân cấp trong quản lý FDI : chủ trương phân cấp trong quản lý FDI đối với lĩnh vực FDI là đúng đắn, tuy nhiên trong điều kiện hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, kịp thời năng lực quản lý của đội ngũ cná bộ tại một số địa phương còn thiếu và yếu nên đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh trong việc thu hút FDI, thiếu sự liên kết vùng, khu vực, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành, lĩnh vực đầu tư.
- Về xúc tiến đầu tư: Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tình chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Nguyên nhân là do chưa có một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, nên thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống. Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiên đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động. Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành liên quan của địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thật sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng do còn thiếu các văn bản pháp luật quy định cụ thể vấn đề này.
- Về môi trường đầu tư của Việt Nam: Môi trường đầu tư của Việt Nam tuy đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, có sức hấp dẫn hơn so với các thời gian trước. Tuy vậy so với các nước trong khu vực cũng như nhiều nước trên thế giới thì tốc độ cải thiện của ta diễn ra chậm chạp, chắp vá hơn, do đó môi trường đầu tư của Việt Nam đang ngày càng trở nên kém hấp dẫn hơn một cách tương đối.
Môi trường đầu tư của Việt Nam về cơ bản vẫn tồn tại ở tình trạng: Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ; thể hiện sự ổn định chưa cao; một số văn bản dưới luật có liên quan ban hành chậm so với quy định, quy trình ra quyết định phức tạp, trì trệ, kéo dài…
Ngoài ra còn một số hạn chế khác như: Phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI tập trung vào khai thác lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên có sẵn, thị trường thiêu thụ dễ tính để lăp ráp gia công sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Các doanh nghiệp có vốn FDI hiện có đống góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhưng cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi trong đó có mặt hàng nông, thủy sản, thực phẩm và các mặt hàng giá trị gia tăng thấp như dệt may, tạp phẩm chiếm đến 49,4%. Trong khi các ngành chế tạo đòi hỏi công nghệ cao như máy công cụ, chế tạo ô tô, đồ điện tử chỉ chiếm 7,5% so với 54.6% tại các nước Đông Á và Ấn Độ. Hơn nữa sự liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn FDI và các doanh nghiệp nội địa còn hạn chế. Do vậy chưa hình thành được chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng hàng hóa và các ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam phải nhập khẩu từ 70-80% lượng sản phẩm phụ trợ.
Các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận thời gian qua. Chất thải của công ty VEDAN (chủ đầu tư Đài Loan) đã làm hủy diệt dòng sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều cụ ô nhiễm môi trường trầm trọng của các dự án FDI khác cũng đang được phát giác. Rõ ràng là những hậu quả về môi trường nếu không được xem xét kỹ lưỡng khi xem xét quyết định cấp phép đầu tư sẽ làm giảm tính bền vững của tăng trưởng kinh tế.
Một trong những hạn chế nữa của khu vực FDI là các doanh nghiệp có vốn FDI chủ yếu tập trung vào đầu tư tại các khu vực đô thị lớn mà chưa được phân bổ đều giữa các địa phương trong cả nước, điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách giữa nông thôn và đô thị, giữa miền ngược và miền xuôi. Hơn nữa, FDI tập trung quá nhiều tại thành phố lớn sẽ gia tăng sức ép cho các đô thị này về dân số, hạ tầng đô thị.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đã nêu có nhiều, song trước hết chúng ta phải kể đến một số nguyên nhân chính sau:
- Tư duy kinh tế chậm đổi mới, chưa tạo lập được đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường. Nhận thức chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài đều thống nhât như các chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước là coi đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên thực tế xử lý các vấn đề cụ thể ở nhiều bộ, ngành và địa phương vẫn còn phân biệt rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, chưa thực sự coi đầu tư trực tiếp nước ngoài là thành phần kinh tế của Việt Nam. Điều đó thể hiện ngay ở khâu quy hoạch sản phẩm, phân bố các nguồn lực phát triển kinh tế (lao động, đất đai, vốn) cũng chưa thực sự cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia. Việc xử lý tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về quyền lợi cho phía doanh nghiệp Việt Nam. Trong những trường hợp khó khăn ta tranh thủ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng khi thuận lợi lại có xu hướng khhông khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài mà để trong nước tự làm, những biểu hiện này có tác động làm nản lòng người đầu tư nước ngoài.
- Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ thiếu nhất quán.
- Định hướng chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết phối hợp giữa các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng trong 1 số sản phẩm xuất khẩu còn thấp. Nhiều tập đoàn công nghiệp định hướng xuất khẩu đầu tư tại Việt Nam buộc phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào vì thiếu nguồn cung cấp trong nước.
- Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô kinh tế nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội yếu kém, ngành công nghiệp bổ trợ chưa phát triển, trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao. Chính sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn lực trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế
- Sự phối hợp trong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các bộ ngành, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác kinh tế đối ngoại còn hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, không có loại trừ một số yếu kém về phẩm chất đạo đức, gây phiền hà cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.doc