Đề tài Vai trò của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - Xã hội Việt Nam thời gian qua

Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà tài trợ Việt Nam diễn ra tháng 11 năm 1993 tại Paris (Pháp) mở ra một trang sử mới, một bước ngoặt trong quan hệ hợp tác phát triển của Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế (bao gồm các quốc gia và tổ chức). Kể từ đó, nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance – ODA) đã trở thành một nguồn lực quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta. Nguồn vốn ODA đã góp phần làm đổi thay diện mạo đát nước, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao nguồn nhân lực. Từ đó, nước ta đã đạt được những thành công ấn tượng. Nếu như trước Đổi mới, nền kinh tế chúng ta yếu kém, lạm phát phi mã (700%-800%/năm) thì nay sau 20 năm Đổi mới và mở cửa thu hút đầu tư, năm 2010 chúng ta đã thoát khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp, gia nhập vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình thấp. Mức tăng trưởng kinh tế hằng năm thuộc nhóm cao và là một trong số ít các nước nhanh chóng vươt qua khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Điều đó đã chứng minh đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có chính sách thu hút vốn đầu tư và tiếp nhận vốn tài trợ ODA. Nguồn vốn ODA cam kết tính cả số vốn cam kết tại Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà tài trợ 2010 diễn ra tháng 12 vừa qua lên tới 64 tỷ USD . Đây là một con số khá ấn tượng và đặc biệt hơn Nhật Bản vẫn là quốc gia có số vốn cam kết hỗ trợ lớn nhất. Vốn ODA Nhật Bản đã vào Việt Nam từ năm 1992 và đến nay lượng vốn đó không ngừng tăng, Nhật Bản và Việt Nam đã có nhiều ký kết về vấn đề này để sự hợp tác ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Nhìn lại chặng đường gần 20 năm tiếp nhận vốn ODA từ Nhật Bản, chúng ta nhận thấy nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, nhận thấy cần thiết phải có một bài nghiên cứu về vai trò của nguồn vốn ODA Nhật Bản tới sự phát triển của Việt Nam, chúng em quyết định chọn đề tài: “Vai trò của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian qua”. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: Khái quát chung về chính sách ODA của Nhật Bản .5 1.1 Một số khái niệm về ODA 5 1.1.1 Khái niệm 5 1.1.2 Đặc điểm 6 1.1.3 Phân loại nguồn vốn ODA. 10 1.2 Tổng quan về ODA của Nhật Bản. 12 1.2.1 Lịch sử hình thành. 12 1.2.2 Chính sách ODA của Nhật Bản. 15 1.2.3 Quan điểm của Nhật Bản thể hiện qua Hiến chương ODA. 18 CHƯƠNG II: Tác động của ODA Nhật Bản tới phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam .21 2.1 Thực trạng ODA Nhật Bản tại Việt Nam 21 2.1.1 Vị trí của ODA Nhật Bản trong tổng thể nguồn viện trợ ODA tại Việt Nam 21 2.1.2 Quá trình hợp tác. 23 2.1.3 Lợi ích và ảnh hưởng của Nhật Bản và Việt Nam trong việc cho vay và tiếp nhận ODA 25 2.1.4 ODA của Nhật Bản tại Việt Nam 29 2.1.5 Đặc điểm viện trợ chính thức ODA Nhật Bản cho Việt Nam 30 2.1.6 Tình hình giải ngân ODA của Nhật Bản. 34 2.1.7 Tình hình quản lý và sử dụng vốn ODA Nhật Bản. 35 2.2 Vai trò và tác động của ODA Nhật Bản tới phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 37 2.2.1 Thúc đẩy tăng trưởng. 37 2.2.2 Cải thiện môi trường sinh hoạt và xã hội 54 2.3 Hỗ trợ cải cách thể chế, cải cách hành chính. 64 2.3.1 Hoàn chỉnh luật pháp. 64 2.3.2 Hỗ trợ cải cách hành chính. 65 CHƯƠNG III: Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam . 67 3.1 Triển vọng thu hút vốn ODA 67 3.1.1 Đánh giá tình hình ký kết và giải ngân 2006-2010. 67 3.1.2 Nhu cầu về vốn ODA Nhật Bản của Việt Nam 68 3.1.3 Một số thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút vốn ODA Nhật Bản. 69 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản 76 3.2.1 Giải pháp về chính sách và thể chế. 77 3.2.2 Giải pháp về quản lý. 81 3.2.3 Giải pháp về đào tạo. 84 3.2.4 Nên tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI và các nguồn tín dụng khác. 86 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC

docx110 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3808 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - Xã hội Việt Nam thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng như trên địa bàn lãnh thổ chưa tốt, làm giảm hiệu quả sử dụng ODA. Khả năng giải ngân còn chậm so với mức bình quân của thế giới: Là một trong những nguồn lực nước ngoài có ý nghĩa quan trọng, những chậm trễ trong các khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện, theo dõi và đánh giá dự án ODA dẫn đến mức giải ngân bình quân hàng năm mới chỉ đạt hơn 70% so với kế hoạch dự kiến đã khiến nguồn vốn này chưa phát huy được hết tác dụng tích cực của nó. Mức giải ngân chưa đạt được kế hoạch đề ra, nhất là vốn vay của các Ngân hàng phát triển như JBIC (Nhật Bản), tỷ lệ giải ngân của tài khoá 2001 là 9,8%, tài khoá 2002 là 7,2% và khoảng từ 10% đến 12% cho tài khoá 2003, thấp hơn tỷ lệ giải ngân trung bình là 15%/năm ở các nước tiếp nhận khác trong khu vực. Trong trường hợp của WB, tỷ lệ giải ngân vốn vay năm 2003 đạt 14,3%, tăng so với mức 12,1% của các năm trước đó nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực là 18%. Trong tháng 3/2010, việc giải ngân chỉ đạt 16% trong khi tỷ lệ giải ngân trung bình của khu vực là 23%. Tình hình giải ngân vốn vay ưu đãi của nhóm các ngân hàng khác như: ADB, AFD và KfW cũng đều thấp hơn kế hoạch đề ra. Mức giải ngân vốn ODA thấp đã khiến cho hiệu quả các dự án giảm mạnh, đồng thời cũng khiến cho các nhà tài trợ giảm sự tin tưởng vào Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công cuộc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (24). Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà làm chậm việc lên kế hoạch dự án và phê duyệt dự án: Những thủ tục về đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng… vẫn mất rất nhiều thời gian. Cụ thể, khi có kế hoạch chuẩn bị đầu tư hoặc triển khai thực hiện dự án, các sở, ngành, ban quản lý dự án địa phương lại ngồi chờ thông báo, hướng dẫn của các bộ, ngành. Những công đoạn về thủ tục trình, phê duyệt không ăn khớp nhau đã kéo dài quá trình đầu tư, thực hiện các dự án ODA, thường kéo dài tử 2-3 năm. Ví dụ như năm 2010, hàng loạt các dự án giao thông lớn sử dụng vốn ODA của JICA (Nhật Bản) đang triển khai bị chậm tiến độ so với kế hoạch mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác giải phóng mặt bằng chậm và các thủ tục hành chính rườm rà. Trong đó có thể điểm mặt nhiều dự án lớn sau: Nhật Tân, Thanh Trì, QL3 mới Hà Nội- Thái Nguyên, Tín dụng ngành GTVT để cải tạo cầu yếu, khôi phục cầu QL1A - giai đoạn 3 (Cần Thơ - Cà Mau), nâng cao an toàn đường sắt 44 cầu tuyến Hà Nội- TP.HCM, vành đai III Hà Nội giai đoạn 2 Mai Dịch- Bắc Linh Đàm, đường nối từ sân bay Nội Bài- Nhật Tân, phát triển cảng Cái Mép - Thị Vải... Công tác theo dõi và đánh giá ODA còn hạn chế: công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA, hoạt động của các Ban quản lý dự án chưa được quan tâm đúng mức; chế độ báo cáo, thanh quyết toán tài chính chưa được thực hiện nghiêm túc và thiếu các chế tài cần thiết. Đó chính là lí do vẫn còn tồn tại các vụ tham nhũng, hối lộ trong các dự án ODA như: vụ PMU-18(năm 2006) và vụ hối lộ quan chức của công ty PCI Nhật Bản (năm 2008). Điều này khiến cho Nhật Bản giảm nguồn vốn đầu tư ODA vào Việt nam và đã từng ngừng cung cấp vốn ODA cho Việt Nam năm 2008. Bất lợi khi trở thành nước có thu nhập trung bình thấp: Mặc dù hiện tại, con số viện trợ ODA của Nhật Bản rất khả quan, nhưng tương lai không xa nguồn viện trợ này sẽ giảm. Nhà nghiên cứu (Dương Trung Quốc) và Chính phủ (Bộ trưởng Võ Hồng Phúc) đều thống nhất một nhận định là tạm thời trong vòng 5 – 7 năm nữa ODA sẽ giảm dần vì đây là món nợ lâu dài. Sau 2010 theo tính toán thu nhập bình quân đầu người của chúng ta 1050 USD/người thì khả năng tiếp nhận viện trợ không hoàn lại và ODA sẽ giảm dần đi và phải vay với lãi suất cao hơn. Để thích ứng trong tình hình trên, Chính phủ Việt Nam đang triển khai đồng thời việc xây dựng Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA thời kì 2011-2015 (ở cấp chiến lược, chính sách) và nghiên cứu sửa đổi bổ sung Nghị định 131/2006/NĐ-CP và các văn bản pháp quy liên quan. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản Trong công cuộc xây dựng đất nước, với sức mạnh nội lực và hỗ trợ mạnh mẽ của ngoại lực nền kinh tế của đất nước ta đã chuyển biến rõ rệt, từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu đã chuyển sang một nước có nền kinh tế phát triển, các ngành dịch vụ đang được khai thác và hứa hẹn còn nhiều tiềm năng. Kinh tế phát triển, đời sống xã hội cũng được nâng lên. Nhật Bản là nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam hiện nay. Như đã trình bày ở phần khái niệm chúng ta hiểu rằng ODA là một phần của ngân sách Nhà nước, không phải là nguồn vốn cho không, đó là một khoản vay, và tất nhiên vay thì ắt có trả. Nhưng làm thế nào để sử dụng tốt những đồng vốn đó, dùng chúng làm việc và tạo ra ích lợi để việc trả nợ không phải là gánh nặng đè lên vai thế hệ tương lai. Thực tế ODA đã đem lại hiệu quả nhưng đó chưa phải là mức cao nhất có thể đạt được, chúng ta có thể làm được nhiều hơn thế. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và thu hút vốn ODA Chương trình “Nâng cao năng lực toàn diện về quản lý ODA” (CCBP) được thực hiện từ năm 2005 và gia hạn cho đến ngày 31/12/2010 với mục đích: - Hoàn thiện khung thể chế và pháp lý trong quản lý ODA theo hướng tinh giản phân quyền và phân cấp. - Nâng cao năng lực toàn diện cho các cơ quan quản lý và thực hiện chương trình/dự án ODA, đảm bảo tính bền vững của việc nâng cao năng lực. - Giới thiệu và áp dụng các phương thức viện trợ mới bao gồm các công cụ, phương pháp, cách tiếp cận theo hướng sử dụng hệ thống của Chính phủ để nâng cao hiệu quả viện trợ. Dựa trên cơ sở đó, một số giải pháp như sau đã được đưa ra: Giải pháp về chính sách và thể chế. Quy hoạch sử dụng vốn ODA Do không thể dự đoán được số vốn ODA mà chúng ta vận động được sẽ là bao nhiêu nên quản lý nguồn vốn ODA cho vay phải được đồng bộ, thống nhất qua đầu mối là Bộ tài chính. Khi xây dựng các hạng mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư của Nhà nước cần chỉ rõ thứ tự ưu tiên theo từng chương trình, dự án. Theo đề án: “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 2011-2015” thì các lĩnh vực nên được ưu tiên sử dụng là: ODA cần tập trung cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội quy mô lớn, đồng bộ và hiện đại như phát triển các đường cao tốc; xây dựng cảng biển; sân bay quốc tế; các công trình thủy lợi; các nhà máy điện; các trường đại học; khu công nghệ cao; các bệnh viện khu vực hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế; cơ sở hạ tầng đô thị lớn; hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt các chương trình về xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển thể chế và tăng cường năng lực con người. Ngoài ra, ODA cũng cần ưu tiên sử dụng cho cả lĩnh vực sản xuất có khả năng hoàn trả cao các loại vốn vay ODA kém ưu đãi để tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Vốn ODA thường được trao theo các dự án, đối tác sẽ xem xét dự án nào phù hợp, cần thiết để tài trợ. Nên việc xây dựng bản quy hoạch dài hạn sử dụng ODA của Việt Nam giúp các nhà tài trợ có cái nhìn tổng thể về việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của chúng ta, qua đó chúng ta sẽ dễ dàng thu hút được nguồn vốn ODA hơn. Ngoài ra việc thiếu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước một cách dài hạn và đồng bộ cũng sẽ gây lãng phí nguồn vốn, đặc biệt là nguồn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn như vốn ODA. Nhiều công trình xây dựng xong bị dỡ bỏ, nhiều công trình thi công chậm trễ, nhiều công trình khi đi vào sử dụng thì mang lại hiệu quả không cao do thiếu tính đồng bộ. Vậy nên một quy hoạch tổng thể sẽ giúp chúng ta có định hướng cho công tác vận động vốn ODA và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó. Tăng cường việc theo dõi và đánh giá các dự án ODA Việc vẫn còn tồn tại nạn tham nhũng trong các dự án ODA là do công tác theo dõi đánh giá chưa chặt chẽ, thống nhất. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của các chương trình, dự án chúng ta cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: xây dựng kho dữ liệu chính thức về các chương trình, dự án ODA phục vụ công tác theo dõi, đánh giá và phân tích việc sử dụng nguồn vốn này; Thể chế hoá công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA trong các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; Xây dựng cơ chế đảm bảo việc theo dõi và giám sát từ phía cộng đồng, góp phần thực hiện các biện pháp phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng . Một trong những hoạt động đánh giá chung nổi bật và thành công nhất theo đúng tinh thần của Tuyên bố Pari và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ là Chương trình đánh giá chung Việt Nam - Nhật Bản do JBIC (nay là JICA), Bộ KH&ĐT và các cơ quan liên quan phía Việt Nam phối hợp thực hiện. Những lợi ích mang lại từ hoạt động đánh giá chung này bao gồm một quy trình đánh giá chuẩn mực được xây dựng, các đối tượng thụ hưởng được huy động tham gia rộng rãi và năng lực của đánh giá của Việt Nam được nâng cao,… và điều này đã giúp cho các bên có được những báo cáo đánh giá chất lượng cao với những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị quý báu đối với Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản cho các dự án ODA tương tự trong tương lai. Hài hòa thủ tục Các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại với vấn đề thủ tục khi muốn tiếp xúc với nguồn vốn ODA. Phía các nhà tài trợ họ cũng muốn đảm bảo quyền lợi của mình và chính phủ Việt Nam cũng có quan điểm của riêng mình. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp về vấn đề thủ tục khi chưa có sự thống nhất giữa các nhà tài trợ và các cơ quan nhà nước. Theo Bộ Tài chính, chỉ có 4% lượng vốn ODA áp dụng các quy định về đấu thầu và 3% sử dụng hệ thống quản lý tài chính công của Việt Nam, còn lại là theo cách thức của nhà tài trợ. Về thủ tục đấu thầu trong quản lý đấu thầu, chúng ta cần xem kĩ khả năng của các nhà thầu, không chấp nhận những dự án được trả giá quá thấp có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Do đó khoa học về quản lý công tác đấu thầu các dự án ODA cần được nâng cao. Cố gắng tiếp thu ý kiến từ phía các nhà tài trợ nhưng cũng cần phải đảm bảo được vai trò và quan điểm của chính phủ về xây dựng kinh tế - xã hội. Xây dựng biểu mẫu báo cáo chung về tình hình thi hành các dự án ODA, bằng cách phối hợp giữa các cơ quan chức năng và nhà tài trợ. Trao đổi với nhau các nghiên cứu phân tích (kể cả rủi ro) về các dự án trong kế hoạch sử dụng vốn. Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Định hướng quản lý nợ nước ngoài sau 2010; Công bố chính sách cho vay lại nguồn vốn ODA cụ thể đối với chương trình, dự án trong từng lĩnh vực và địa bàn đầu tư; Bảo đảm chính sách thuế thông thoáng và dễ thực hiện đối với chương trình, dự án ODA; Tăng cường quản lý nguồn vốn ODA theo quy định của Luật Ngân sách. Những việc trên chúng ta đã làm được nhưng hiệu quả chưa thật sự cao do thực hiện chưa mạnh mẽ, chưa đồng đều. Vậy nên cần đẩy mạnh phối hợp với phía các nhà tài trợ để ban hành một khung chung về các thủ tục đấu thầu, quản lý, định hướng sử dụng vốn ODA. Vấn đề giải ngân và vốn đối ứng Việc tăng tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA Nhật Bản những năm gần đây của Việt Nam là một điều đáng mừng. Tuy nhiên so với tốc độ giải ngân của khu vực thì mức độ giải ngân vẫn còn thấp hơn (cụ thể đã trình bày ở mục 3.1.3.2. Khó khăn). Vì vậy, Việt Nam vẫn cần phải có nhưng biện pháp và chính sách nhằm tăng tiến độ giải ngân. Hiện nay, Ban Thư ký Trung ương Đảng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành xây dựng một khung cơ chế để các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia vào quá trình giải ngân vốn ODA, cơ chế này xây dựng thành công thì tốc độ giải ngân ODA trong những năm tới sẽ thực sự hiệu quả. Nghiên cứu của Tổ công tác ODA năm 2007 cho thấy chỉ cần tăng 1% giải ngân của nhóm 5 ngân hàng phát triển là sẽ có thêm 500 triệu USD vốn đầu tư cho giai đoạn 2006 - 2010, mỗi năm có thêm 100 triệu USD cho các dự án phát triển nhất là các dự án xoá đói giảm nghèo. Trong khi đó, nghiên cứu của WB cho thấy, một dự án đầu tư với nguồn vốn 100 triệu USD đưa vào cơ sở hạ tầng sẽ có 210 ngàn người được đưa ra khỏi danh sách người nghèo. Nếu tăng giải ngân từ 10 - 20% có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng thêm 0,3% trong vòng 5 năm. (20). Trên đây là những con số của năm 2007, còn hiện nay khi lượng vốn ODA cam kết hàng năm giành cho Việt Nam đang ngày càng tăng thì hiệu quả mà việc đẩy mạng giải ngân nguồn vốn sẽ mang lợi cho kinh tế - xã hội nhiều ích lợi hơn. Về vốn đối ứng phục vụ cho những công việc như khảo sát, thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng, xây lắp, quản lý dự án, nộp các khoản thuế theo luật định và tiền bảo hiểm...nhiều nơi không đủ khiến cho tiến trình thi công bị kéo dài, chậm trễ ảnh hưởng đến nhiều khâu về sau. Thời gian thi công bị giãn ra khiến tăng chi phí vào các khoản chưa dự tính được, ảnh hưởng đến vốn đầu tư vào công trình. Tỷ lệ giải ngân vốn thấp, phân bổ vốn đối ứng chưa hợp lí do chưa có sự kết hợp giữa các Bộ, các ngành. Cần hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, tinh giản các thủ tục và bộ máy chức năng để không làm tốn thời gian,tiền bạc ảnh hưởng đến các công trình. Giải pháp về quản lý Xây dựng hệ thống pháp lí về quản lý hiệu quả sử dụng vốn ODA Bắt đầu từ năm 1992, Nhật Bản bắt đầu viện trợ vốn ODA cho Việt Nam, những năm đầu này việc quản lý và sử dụng ODA là những quyết định của Thủ tướng dành riêng cho mỗi nhà tài trợ, mỗi dự án đơn lẻ. Từ năm 1994, Nghị định đầu tiên của Chính phủ về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA mới được ban hành ngày 15/03/1994 (Nghị định 20/CP). Tiếp theo Nghị định 20/CP, căn cứ vào tình hình thực tế và thực tiễn của viện trợ phát triển, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/CP (ngày 05/8/1997), Nghị định 17/2001/NĐ-CP (ngày 04/5/2001) và Nghị định 131/2006/NĐ-CP (ngày 9/11/2006). Trong quá trình thực hiện có thể thấy rõ Nghị định sau tiến bộ và hoàn thiện hơn Nghị định trước. Nếu như trong Nghị định 20/CP quy trình quản lý và sử dụng ODA còn đơn giản và tập trung chủ yếu ở cấp Trung ương thì trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP quy trình ODA đã bao quát toàn diện và phân cấp mạnh mẽ cho các Bộ, ngành và địa phương. Nghị định hiện hành số 131/2006/ NĐ-CP, đây được coi là văn bản được cộng đồng tài trợ quốc tế đón nhận và ủng hộ mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Sự tiến bộ của Nghị định 131 thông qua việc khắc phục những điểm yếu của các văn bản trước đó, và bổ sung thêm các điểm mới thể hiện nguyên tắc quan điểm hiện đại trong quản lý và tiếp nhận nguồn vốn này như: tập trung, dân chủ; công khai, minh bạch; phân công, phân cấp; gắn quyền hạn với trách nhiệm; phát huy tính chủ động đi đôi với kiểm tra, giám sát chặt chẽ; hài hoà thủ tục đã đánh dấu một sự phát triển về chất so với các văn bản khung trước đây vê thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA. Nghị định này đã giải quyết khá toàn diện và đồng bộ công tác quản lý nhà nước đối với tất cả các khâu của quy trình ODA từ vận động đến theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA; xác định các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA cũng như phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan tham gia quản lý và thực hiện dự án ODA gồm cơ quan đầu mối, các cơ quan tổng hợp, các đơn vị chủ quản và các tổ chức thụ hưởng ODA. Một ưu điểm khác của Nghị định 131/2006/NĐ-CP là tính khá đồng bộ với các văn bản pháp quy khác có liên quan như Nghị định 12/2000/NĐ-CP về quản lý đầu tư và xây dựng,  Nghị định 111/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đấu thầu và xét thầu v.v... Bên cạnh những ưu điểm đó, hệ thống các văn bản luật liên quan đến việc quản lý hiệu quả sử dụng vốn ODA còn một số hạn chế như quá tập trung vào việc thu hút vốn mà xao lãng việc quản lý, vận hành các dự án mà khâu này mới đảm bảo được kết quả của mỗi dự án. Dù năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg ban hành bản hướng dẫn chung lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn ODA của Nhóm 5 ngân hàng (ADB, AFD, KFW, JBIC, WB) thì vẫn chưa giải quyết được những bất cập trong quản lý các dự án ODA. Ngoài ra, các văn bản còn chưa quy định thống nhất về cách đền bù cho dân, giải phóng nhanh chóng mặt bằng. Chưa có quy định về những hình phạt thích đáng với các ban quản lý dự án và các cơ quan quản lý Nhà nước nếu họ làm sai xót, hoặc thiếu trách nhiệm. Xây dựng các văn bản pháp lý để giải quyết vấn đề hài hòa thủ tục cần có sự phối hợp giữa bên cho và bên tiếp nhận vốn, giữa các cấp ban ngành phải phối hợp đồng bộ. Thành lập ban quản lý, theo dõi dự án với sự tham gia cả của hai bên để đảm bảo quyền lợi công bằng cho cả hai bên. Đẩy mạnh công tác chống tham những Vụ tham nhũng tại PMU 18 năm 2005 làm một lượng lớn số tiền vốn ODA của các nhà tài trợ vào các công trình giao thông bị thất thoát, biến thành tài sản của một số cá nhân có chức quyền, rồi đến sự cố PCI về đưa hối lộ đã khiến Nhật Bản ngừng cung cấp vốn ODA cho Việt Nam trong một thời gian. Phản ứng của Nhật Bản chính là hồi chuông cảnh báo về nạn tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam. Ngày 23/02/2009, Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam với điều kiện Việt Nam cam kết chống tham nhũng. Như vậy chống tham nhũng là việc làm cần giải quyết thật nhanh chóng, triệt để, đảm bảo lòng tin của các nhà đầu tư dành cho Việt Nam. Ngày 01/06/2006 Luật phòng chống tham nhũng của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực, văn bản pháp luật thì đã có nhưng làm thế nào để điều luật có hiệu quả trong thực tế. Tiến hành rà soát lại các thủ tục liên quan đến hành chính mà trước hết là liên quan đến doanh nghiệp, người dân như: thuế hải quan, xuất nhập khẩu, đầu tư, xây dựng, chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, hộ khẩu, điện, nước... Khuyến khích và đề cao sự tham gia, phát hiện các hành vi tham nhũng trong bộ máy hành chính của người dân, mọi tổ chức, báo chí và cộng đồng. Xử lí nghiêm khắc các hành vi tham nhũng các dự án. Kiểm tra chất lượng hoạt động của các dự án không phân biệt giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Giải pháp về đào tạo Nâng cao năng lực cán bộ quản lý các dự án ODA Nhân tố con người luôn là quan trọng nhất trong bất cứ công việc gì, ở nội dung nào. Dù các văn bản pháp lí đã được ban ra nhưng việc thực hiện nó như thế nào, kết quả ra sao lại phụ thuộc vào con người, các cán bộ quản lý dự án ODA. Vì thế, công tác nâng cao năng lực quản lý của các cán bộ và làm thế nào là rất quan trọng. Trước hết phải thay đổi nhận thức của các cơ quan, ban ngành sử dụng vốn ODA. Nhiều người chưa nhận thức được đây là khoản vay cần phải trả mà cứ nghĩ đây là khoản tiền có ai đó cho mình, rồi tiêu dùng vào việc riêng. Nên nâng cao nhận thức là điều đầu tiên. Tiếp đến là nâng cao các kỹ năng xây dựng kế hoạch và quản lý dự án. Để làm việc này trước hết cần tuyển những người có khả năng, có kinh nghiệm vào ban quản lý, “khả năng” ở đây là nói về học vấn, đạo đức. Bên cạnh đó, cũng cần phải mở các khóa học bồi dưỡng thêm về năng lực quản lý, phương pháp lập dự án thu hút vốn ODA. Song hành cùng vấn đề đạo tào cũng cần có chế độ khen thưởng với các các nhân, tổ chức, doanh nghiệp có đóng góp cống hiến tích cực trong công tác thu hút và quản lý nguồn vốn ODA. Từ đó khuyến khích các cơ quan quản lý và các cá nhân có niềm tin, trách nhiệm trong việc rèn luyện, tu dưỡng các kỹ năng về quản lý ODA. Tổng kết, biên soạn các tài liệu hướng dẫn và đào tạo. Mở ra các khóa học đào tạo nâng cao năng lực quản lý của các cán bộ phải được tiến hành ở các cơ quan, địa phương. Cần mau chóng triển khai các quy định, thông báo của Chính phủ hay bộ về đến các địa phương và phải hướng dẫn thực hiện. Vì nhiều quy định được ban hành ra nhưng ở mỗi cấp mỗi điạ phương lại áp dụng thi hành một kiểu, việc đó gây ra cản trở trong việc thi hành. Tổng kết lại các tài liệu về hướng dẫn xây dựng dự án, quản lý nguồn vốn ODA, cũng là một cách để rà soát lại các thủ tục liên quan đến vấn đề ODA, nhằm đảm bảo tính đồng nhất giữa các văn bản pháp lí và nhiệm vụ thực hiện của mỗi cơ quan chức năng. Nên tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI và các nguồn tín dụng khác. Các nguồn vốn bên ngoài chủ yếu chảy vào nước ta chủ yếu gồm có: ODA, tín dụng thương mại từ các ngân hàng, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI, viện trợ cho không của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và tín dụng tư nhân. Các dòng vốn quốc tế này có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Nếu không nhận được vốn ODA đủ mức cần thiết để cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thì cũng khó để thu hút được các nguồn vốn FDI cũng như vay vốn tín dụng để mở rộng kinh doanh. Còn nếu chỉ tìm kiếm các nguồn ODA mà không tìm cách thu hút các nguồn vốn FDI và các nguồn tín dụng khác thì sẽ không có điều kiện tăng trưởng nhanh sản xuất, dịch vụ và sẽ không có đủ thu nhập để trả nợ vốn vay ODA. _Tiểu kết_ Một nguồn vốn có nhiều, dồi dào đến đâu nếu không được sử dụng hợp lý thì cũng không có tác dụng mà còn là gánh nặng. Muốn thu hút và sử dụng quản lý hiệu quả cần có sự thống nhất giữa các đơn vị quản lý và những người trực tiếp sử dụng vốn, cần tinh giảm và nâng cao chất lượng ở mọi khâu làm việc để đặt hiệu quả tốt hơn nữa trong sử dụng vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam. KẾT LUẬN Trải qua gần 20 năm hợp tác, từ những nghiên cứu ở trên chúng ta có quyền khẳng định và tin rằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam rất có ý nghĩa với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian qua. Ngay cả trong những suy thoái kinh tế toàn cầu và ở tại Nhật Bản thì nguồn vốn ODA vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Điều này mang lại niềm tin trong tương lai khi mà cả hai phía Nhật Bản và Việt Nam đều nỗ lực để tăng cường hợp tác và sử dụng những đồng vốn viện trợ này một cách hiệu quả nhất. Bài nghiên cứu khoa học này của chúng em đã cố gắng làm rõ những đóng góp của nguồn vốn ODA vào kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian qua, cố gắng cập nhật những số liệu mới nhất có thể để làm tài liệu cho những nhu cầu nghiên cứu khác cũng về vấn đề này. Bài nghiên cứu đi sâu vào những vấn đề chính sau: Đưa ra những thông tin tổng quan về vốn ODA Nhật Bản thông qua tìm hiểu về lịch sử ODA Nhật Bản và Hiến chương ODA. Qua đó đánh giá được vai trò của ODA Nhật Bản tới các nền kinh tế khác, trong đó có Việt Nam. Nhìn nhận những đóng góp của vốn ODA Nhật Bản dựa trên các chính sách lĩnh vực ưu tiên tại Việt Nam và dựa trên những thông tin thực tế về hiệu quả của các công trình, dự án, ý nghĩa về kinh tế - xã hội mà chúng mang lại cho người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng thẳng thắn nhìn vào những thiếu sót và sai lầm còn mắc phải để có biện pháp khắc phục và xử lý sai phạm. Nêu triển vọng và những biện pháp tăng cường thu hút vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam. Tuy là một đối tác chiến lược nhưng nếu Việt Nam không có những chính sách thông minh và hợp lý trong sử dụng và thu hút vốn thì nguồn vốn quan trọng này có thể giảm dần. Chính vì vậy, chủ động trong hợp tác, xây dựng lòng tin của đối tác và chiến lược thu hút vốn ODA là những việc làm cần thiết lúc này, chỉ có như vậy chúng ta mới góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong bài nghiên cứu khoa học này, nhóm chúng em đã cố gắng đề cập tương đối tổng quát và cô đọng về đề tài đã chọn. Tuy nhiên, do khả năng và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài nghiên cứu có thể có nhiều điểm thiếu sót. Chúng em kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể nâng cao hơn hiểu biết của mình về vấn đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt Bảo Vân (09/12/2010), “Việt Nam được cam kết 7,9 tỷ USD vốn ODA”, Báo Sài Gòn giải phóng Online ( Công đoàn Tổng công ty Điện lực Việt Nam (14/04/2010), “TRUYỀN THỐNG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM”, ( Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), “ Chính sách hoạt động quốc gia của vốn vay ODA tại Việt Nam” (www.jica.go.jp/vietnam/english/office/others/pdf/old_jbic_02.pdf) Danh Đức (06/2010), “Những điều ít biết về ODA”,Báo Tuổi trẻ Online, ( Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (www.vn.emb-japan.go.jp) Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, “Chương trình hỗ trợ toàn diện giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu do Nhật Bản và Pháp khởi xướng”, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam ( Đinh Tịnh (2/3/2009), “3.510 tỷ đồng cải tạo mạng lưới giao thông ”, Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam ( Hà Vy ( 18/10/2007), “VN đứng thứ 6 thế giới về hấp dẫn đầu tư ”, Báo điện tử Vnexpress ( Kiều Giang (24/01/2011), “Năm 2011: Nhật Bản tiếp tục là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam( Minh Đức (29/08/2010), “Tỷ giá giữa VND với Yên Nhật đã tăng 10%”, Báo điện tử Vneconomy ( Minh Thúy (17/03/2010), “Tài trợ 15 tỷ Yên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Báo điện tử Thông tấn xã Việt Nam ( M.TR (27/02/2006), “Khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn”, Báo Sài Gòn giải phóng ( Ngọc Dung (06/07/2009), “Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trồng rừng ven biển”, Thông tấn xã Việt Nam ( ) Ngọc Mai (23/02/2011), “ODA vay được là vay – Tư duy nguy hiểm!”, Báo Efinace Tài chính điện tử, Ngô Xuân Bình (1999), “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN chính sách và tài trợ ODA”, Nhà xuất bản khoa học xã hội Nguyên Hà (17/04/2010) , “Vốn cho đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Có thể hơn mức 55,853 tỷ USD ”, Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam Nguyệt Hà (31/12/2010), “10 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu”, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ( Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2010), “Nhật Bản nâng mức vốn ODA cho Việt Nam lên mức kỷ lục”, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản/Viet Nam – Japan business forum, số 2-2010 Nguồn tổng hợp (13/02/2011), “Triển vọng tăng trưởngkinh tế Nhật Bản”, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam( Phước Hà (06/2007),“Giải ngân ODA chậm, các nhà tài trợ than phiền”, Báo Vietnamnet (www.vietnamnet.vn) Thanh Bình (2009), “ODA Nhật Bản dành cho VN lớn nhất từ trước đến nay”, Báo điện tử Việt Nam ( Trần Hà - Chí Sơn (16/11/2010), “ Cơ hội mới cho các doanh nghiệp tư nhân”, Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam ( T. Hà (07/07/2006), “Nhật Bản tiếp tục viện trợ hơn 1 tỉ Yên cho hai dự án giáo dục”, Báo Tuổi trẻ Online ( ) TS.Phạm Thị Túy (2005), “Giải ngân nguồn vốn ODA vẫn ở mức thấp- Nguyên nhân và giải pháp khắc phục”,(Số 3/2005), Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn) Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương – Trung tâm Thông tin - tư liệu (2010), “Nâng cao hiệu quả của nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) tại Việt Nam” Website Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại ( 22/11/2007), “Vài nét về Nhiệt điện Phả Lại ”, ( ) Tài liệu Tiếng Anh OECD (December 28, 2008), “THE PARIS DECLARATION Evaluation of the Implementation of the Paris Declaration: Case Study of Japan Final Report”, www.oecd.gov Ministry of Foreign Affairs of Japan (2004), 50 Years of Japan's ODA, www.mofa.go.jp Ministry of Foreign Affairs of Japan, Japan’s ODA White Paper 2010, 2009, 2008, 2007, 2006, 2005, 2004,( www.mofa.go.jp) Các Website: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.mpi.gov.vn) Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (www.vn.emb-japan.go.jp) Bộ Ngoại giao Nhật Bản (www.mofa.go.jp) Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (www.jica.go.jp) Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (www.jbic.go.jp) Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (www.jetro.go.jp) Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (www.oecd.gov) PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Giá trị vốn vay và điều kiện (Tổng hợp theo thông cáo báo chí hành năm của JICA và JBIC) Tài khóa (TK) 1992 (Ngày ký Hiệp định: 6/11/1992) Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc 1. Vốn vay Hàng hoá 45.500 1,0 30/10 Không ràng buộc TK 1993(Ngày ký Hiệp định: 28/1/1994) Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc 1. Dự án Nhiệt điện Phú Mỹ (I) 26.942 1,0 30/10 Không ràng buộc 2. Dự án Nhiệt điện Phả Lại (Dịch vụ tư vấn kỹ thuật) 730 1,0 30/10 Không ràng buộc 3. Dự án Thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi (Dịch vụ tư vấn kỹ thuật) 1.463 1.0 30/10 Không ràng buộc 4. Dự án Nâng cấp Quốc lộ số 5 (I) 8.782 1,0 30/10 Không ràng buộc 5. Dự án Cải tạo Cầu trên Quốc lộ số 1 (I) 3.870 1,0 30/10 Các nước đang phát triển và NB 6. Dự án Cải tạo Cầu đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh 4.042 1,0 30/10 Không ràng buộc 7. Dự án Cải tạo Cảng Hải Phòng 3.975 1,0 30/10 Không ràng buộc 8. Vốn vay cho Chương trình Phục hồi (I) (Vốn vay Hàng hoá) 2.500 1,0 30/10 Không ràng buộc Tổng giá trị 8 dự án 52.304 TK 1994 (Ngày ký Hiệp định: 18/4/1995) Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc 1. Dự án Nhiệt điện Phú Mỹ (II) 10.262 1,8 30/10 Không ràng buộc 2. Dự án Nhiệt điện Phả lại (I) 11.057 1,8 30/10 Không ràng buộc 3. Dự án Thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi (I) 17.092 1,8 30/10 Không ràng buộc 4. Dự án Nâng cấp Quốc lộ số 5 (II) 5.470 1,8 30/10 Không ràng buộc 5. Dự án Cải tạo cầu trên Quốc lộ số 1 (II) 2.859 1,8 30/10 Các nước đang phát triển và NB 6. Dự án Cải tạo Cầu đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh (II) 54 1,8 30/10 Không ràng buộc 7. Dự án Thoát nước Hà Nội Cải tạo Môi trường 6.406 1,8 30/10 Các nước đang phát triển và NB 8. Vốn vay cho Chương trình Phục hồi (II) (Vốn vay Hàng hoá) 4.800 1,8 30/10 Không ràng buộc Tổng giá trị 8 dự án 58.000 TK 1995 (Ngày ký Hiệp định: 29/3/1996) Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc 1. Dự án Mở rộng Cảng Cái Lân 10.273 2,3 30/10 Không ràng buộc 2. Dự án Nhiệt điện Phả Lại (II) 20.000 2,3 30/10 Không ràng buộc 3. Dự án Thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi (II) 4.962 2,3 30/10 Không ràng buộc 4. Dự án Nâng cấp Quốc lộ số 5 (III) 6.709 2,3 30/10 Không ràng buộc 5. Dự án Cải tạo Cầu trên Quốc lộ số 1 (III) 8.808 2,3 30/10 Các nước đang phát triển và NB 6. Dự án Cải tạo Cầu đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh (III) 7.341 2,3 30/10 Không ràng buộc 7. Dự án thứ 2 – Cải tạo Cầu trên Quốc lộ số 1 4.907 2,3 30/10 Các nước đang phát triển và NB 8. Dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng và Cải thiện Điều kiện sống ở nông thôn 7.000 2,3 2,1* 30/10 Không ràng buộc Tổng giá trị 8 dự án 70.000 * Lãi suất đối với phần vốn vay cho cấp nước: 2,1% TK 1996 (Ngày ký Hiệp định: 26/3/1997) Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc 1. Dự án Nhiệt điện Phú Mỹ (III) 11.638 2,3 30/10 Không ràng buộc 2. Dự án Nhiệt điện Phả Lại (III) 32.529 2,3 2,1* 30/10 Không ràng buộc 3. Dự án Thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi (III) 4.664 2,3 30/10 Không ràng buộc 4. Dự án Cải tạo Hệ thống điện Đa Nhim 7.000 2,3 30/10 Không ràng buộc 5. Dự án Xây dựng Đường hầm Hải Vân (I) 5.500 2,3 30/10 Không ràng buộc 6. Dự án Hệ thống Thông tin liên lạc Vùng duyên hải 1.997 2,3 30/10 Không ràng buộc 7. Dự án thứ 2 – Cải tạo Cầu trên Quốc lộ số 1 (II) 2.239 2,3 30/10 Không ràng buộc 8. Dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng và Cải thiện Điều kiện sống ở nông thôn (II) 4.000 2,3 30/10 Không ràng buộc 9. Dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng Đô thị Hà Nội (Giai đoạn 1: Hỗ trợ khu vực nhà nước phía Bắc Thăng Long) 11.433 2,3 2,1** 30/10 Không ràng buộc Tổng giá trị 9 dự án 81.000 * Lãi suất đối với phần vốn vay hệ thống khử lưu huỳnh: 2,1% ** Lãi suất đối với phần vốn vay bảo vệ môi trường: 2,1% TK1997 (Ngày ký Hiệp định: 30/3/1998) Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc 1. Dự án Cải tạo Môi trường - Thoát nước Hà Nội (II) 12.165 1,30* 0,75** 30/10 40/10 Không ràng buộc Các nước đang phát triển và NB 2. Dịch vụ Tư vấn Kỹ thuật cho Dự án Nhiệt điện Ô-môn 636 (0,75**) 40/10 Các nước đang phát triển và NB 3. Dự án Thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi (IV) 24.893 1,80 30/10 Không ràng buộc 4. Dự án Cấp nước Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (I) 5.771 1,30* (0,75**) 30/10 40/10 Không ràng buộc Các nước đang phát triển và NB 5. Dự án Nâng cấp Quốc lộ số 10 (I) 17.742 1,80 (0,75**) 30/10 40/10 Không ràng buộc Các nước đang phát triển và NB 6. Dự án Nâng cấp Quốc lộ số 18 (I) 11.863 1,80 (0,75**) 30/10 40/10 Không ràng buộc Các nước đang phát triển và NB 7. Dự án Mạng Viễn thông nông thôn miền Trung Việt Nam 11.332 1,80 30/10 Không ràng buộc 8. Dịch vụ Tư vấn Kỹ thuật Dự án Trung tâmTruyền hình Việt Nam 598 1,80 30/10 Không ràng buộc Tổng giá trị 8 dự án 85.000 * Dự án môi trường tiêu chuẩn ** Dự án môi trường đặc biệt (1. áp dụng đối với phần vốn vay cho nhà máy xử lí nước thải) (**) Dịch vụ tư vấn của các dự án cần quan tâm đặc biệt đến môi trường. NB-Nhật Bản TK1998 (Ngày ký Hiệp định: 30/3/1999) Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc 1, Dự án Nhiệt điện Phú Mỹ (IV) 13.090 0,75** (0,75**) 40/10 40/10 Không ràng buộc VN - NB 2, Dự án Nhiệt điện Phả Lại (IV) 8.510 1,80 30/10 Không ràng buộc 3, Dự án Thuỷ điện Đại Ninh (I) 4.030 0,75** (0,75**) 40/10 40/10 Không ràng buộc VN - NB 4, Dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng Giao thông Hà Nội 12.510 1,80 (0,75**) 30/10 40/10 Không ràng buộc VN - NB 5, Dự án Xây dựng Đường hầm Hải Vân (II) 10.000 1,80 (0,75**) 30/10 40/10 Không ràng buộc VN - NB 6, Dự án Nâng cấp Cảng Đà Nẵng 10.690 1,80 (0,75**) 30/10 40/10 Không ràng buộc VN - NB 7, Dự án thứ 2 - Cải tạo Cầu trên Quốc lộ số 1 (III) 13.170 1,80 (0,75**) 30/10 40/10 Không ràng buộc VN - NB 8, Dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng và Cải thiện Điều kiện sống ở Nông thôn Việt Nam (III) 12.000 1,80 1,30* 0,75** (0,75**) 30/10 30/10 40/10 40/10 Không ràng buộc _ _ VN - NB 9, Dự án Hỗ trợ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ 4.000 0,75*** (0,75***) 40/10 40/10 Không ràng buộc VN - NB Tổng giá trị 9 dự án 88.000 * Dự án môi trường tiêu chuẩn (8.: áp dụng với phần vốn vay cho cấp nước) ** Dự án môi trường đặc biệt (8.: áp dụng với phần vốn vay cho trồng rừng) * * * Hỗ trợ dự án các doanh nghiệp vừa và nhỏ (**) Dịch vụ tư vấn của các dự án cần quan tâm đặc biệt đến môi trường VN-Việt Nam TK 1999 Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc Quỹ tín dụng Miyazawa (Ngày ký Hiệp định: 29/9/1999) 1. Vốn vay Hỗ trợ Cải cách Kinh tế 20.000 1,80 30/10 Không ràng buộc Vốn vay tiền Yên đặc biệt (Ngày ký Hiệp định: 29/3/2000) 1. Dự án Xây dựng Cầu Bính 8.020 1,00* (0,75**) ((0,75**)) 40/10 40/10 40/10 NB VN - NB Không ràng buộc 2. Dự án Cải tạo Cảng Hải Phòng(II) 13.287 1,00* (0,75**) ((0,75**)) 40/10 40/10 40/10 NB VN - NB Không ràng buộc Tổng 21.307 Vốn vay thường niên (Ngày ký Hiệp định: 29/3/2000) 1. Dự án Cải tạo Quốc lộ số 10 (II) 12.719 1,80 30/10 Không ràng buộc 2. Dự án Cải tạo Quốc lộ số 18 (II) 11.586 1,80 30/10 Không ràng buộc 3. Dự án Xây dựng Cầu Hồng Hà (I) 10.000 1,80 (0,75**) 40/10 40/10 Không ràng buộc VN - NB 4. Dự án Trung tâm Truyền hình Việt Nam 19.548 1,80 (0,75**) 30/10 40/10 Không ràng buộc VN - NB 5. Dự án Hệ thống Thông tin liên lạc Vùng duyên hải miền Nam Việt Nam 1.866 1,80 30/10 Không ràng buộc 6. Dự án Xây dựng Đường cao tốc Đông Tây Sài Gòn (I) 4.255 1,80 (0,75**) 30/10 40/10 Không ràng buộc VN - NB Tổng 59.974 Tổng giá trị 9 dự án 101.281 * Lãi suất đối với khoản vay tiền Yên đặc biệt (**) Dịch vụ tư vấn của các dự án cần quan tâm đặc biệt đến môi trường. (( )) Kiểm toán đấu thầu. TK 2000 Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc Vốn vay tiền Yên đặc biệt (Ngày ký Hiệp định: 30/3/2001) 1. Dự án xây dựng cầu Cửu Long (Cần Thơ) 24.847 0,95* ((0,95*)) 40/10 40/10 NB Không ràng buộc Gói vay ODA thường niên (Ngày ký Hiệp định: 30/3/2001) 1. Dự án đường truyền tải điện 500KV Phú Mỹ - TP Hồ Chí Minh 13.127 1,80 (0,75**) 30/10 40/10 Không ràng buộc VN - NB 2. Dự án thuỷ điện Đại Ninh 10.000 0.75** 40/10 VN - NB 3. Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn và hệ thống dẫn điện đồng bằng sông Cửu Long (I) 5.900 1,80 (0,75**) 30/10 40/10 Không ràng buộc VN - NB 4. Dự án thuỷ lợi Phan Rí - Phan Thiết (dịch vụ tư vấn kỹ thuật) 437 (0,75**) 40/10 VN - NB 5. Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh (I) 8.200 1,30*** 0,75** (0,75**) 30/10 40/10 40/10 Không ràng buộc VN - NB VN - NB 6. Dự án xây dựng đường tránh trên Quốc lộ I 8.393 1,80 (0,75**) 30/10 40/10 Không ràng buộc VN - NB Tổng 46.057 Tổng giá trị 7 dự án 70.904 * Lãi suất đối với khoản vay tiền Yên đặc biệt. (( )) Kiểm toán đấu thầu ** Dự án môi trường đặc biệt (5.: áp dụng phần vốn vay cho thiết bị xử lý nước thải) *** Dự án môi trường tiêu chuẩn (**) Dịch vụ tư vấn cho các dự án cần quan tâm đặc biệt đến môi trường TK 2001 Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc Vốn vay tiền Yên đặc biệt 1 (Ngày ký Hiệp định: 6/7/2001) 1. Dự án xây dựng Cầu Bãi cháy 6.804 0,95* ((0,95*)) 40/10 40/10 NB Không ràng buộc Vốn vay tiền Yên đặc biệt 2 (Ngày ký Hiệp định: 29/3/2002) 1. Dự án xây dựng Nhà ga Hành khách Quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất 22.768 0,95* (0,75**) ((0,75**)) 40/10 40/10 40/10 NB VN-NB Không ràng buộc Gói vay ODA thường niên (Ngày ký Hiệp định: 29/3/2002) 1. Dự án Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn và hệ thống Truyền tải Điện ĐBSCL (II) 15.594 1,80 30/10 Không ràng buộc 2. Dự án Xây dựng Hầm Đường Bộ qua Đèo Hải Vân (III) 3.359 1,80 30/10 Không ràng buộc 3. Dự án Xây dựng Cầu Thanh Trì (II) 14.863 1,80 30/10 Không ràng buộc 4. Dự án Xây dựng Đường cao tốc Đông-Tây Sài Gòn 10.926 1,80 (0,75**) 40/10 Không ràng buộc VN - NB Tổng 44.742 Tổng giá trị 6 dự án 74.314 * Lãi suất đối với khoản vay tiền Yên đặc biệt. (( )) Kiểm toán đấu thầu (**) Dịch vụ tư vấn cho các dự án cần quan tâm đặc biệt đến môi trường TK 2002 Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc 1. Dự án Xây dựng Đường cao tốc Đông-Tây Sài Gòn (III) 6.775 1,80 30/10 Không ràng buộc 2. Dự án thứ 3 về cải tạo cầu trên Quốc lộ I 5.013 1,80 30/10 Không ràng buộc 3. Dự án Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn và hệ thống Truyền tải Điện ĐBSCL (III) 21.689 1,80 30/10 Không ràng buộc 4. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng qui mô nhỏ cho người nghèo 10.562 1,80 0,75* (1,80) 30/10 40/10 (30/10) Không ràng buộc Không ràng buộc Không ràng buộc 5. Dự án Cải thiện Môi trường nước TP Hồ Chí Minh (II) 15.794 1,80 (0,75)** 30/10 (40/10) Không ràng buộc VN - NB 6. Dự án cáp quang ngầm xuyên biển Bắc-Nam 19.497 1,80 30/10 Không ràng buộc Tổng giá trị 6 dự án 79.330 ( ) dịch vụ tư vấn ** Dự án môi trường đặc biệt (5.: áp dụng phần vốn vay cho thiết bị xử lý nước thải) * Điều khoản ưu đãi đối với phần vốn vay cho cung cấp nước (4). TK 2003 Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc Vốn vay điều khoản đặc biệt STEP (Ngày ký Hiệp định: 31/3/2004) 1. Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh 8.222 0,75* 40/12 NB ** Gói vay ODA thường niên (Ngày ký Hiệp định: 31/3/2004) 1. Tín dụng chuyên ngành điện 3.190 0,75** 40/10 Không ràng buộc 2. Dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn tổ máy 2 27.547 1,30 30/10 Không ràng buộc 3. Dự án Nhà máy Thuỷ điện Đại Ninh (III) 19.142 0,75** 40/10 Không ràng buộc 4. Dự án Cấp Nước Miền Nam Việt Nam (các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu) (II) 3.308 1,30 30/10 Không ràng buộc 5. Dự án xây dựng Cầu Thanh Trì (III) 2.415 1,3 30/10 Không ràng buộc 6. Dự án mở rộng Trạm Thuỷ điện Thác Mơ 5.972 0,75** 40/10 Không ràng buộc 7. Tín dụng chuyên ngành giao thông nhằm cải thiện mạng lới đường quốc gia 9.534 1,30 (1,30) 30/10 (30/10) Không ràng buộc Tổng 71.108 Tổng giá trị 8 dự án 79.330 * Lãi suất đối với khoản vay STEP (Special Terms for Economic Partnership)-điều khoản đặc biệt cho các đối tác kinh tế ** Điều khoản ưu đãi TK 2004 Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 3 (Ngày ký Hiệp định: 21/12/2004) 1.Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 3 2.000 1,30 30/10 Không ràng buộc Vốn vay điều khoản đặc biệt STEP (Ngày ký Hiệp định: 31/3/2005) 1. Dự án xây dựng cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải 36.364 0,40* 40/10 NB Gói vay ODA thường niên (Ngày ký Hiệp định: 31/3/2005) 1. Dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình II (I) 4.433 1,30 30/10 Không ràng buộc 2. Dự án xây dựng Đường cao tốc Đông – Tây Sài Gòn (IV) 19.071 1,30 30/10 Không ràng buộc 3. Dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới và Mạng lưới đường khu vực. đoạn Hà Nội – Thái Nguyên (I) 12.469 1,30 30/10 Không ràng buộc 4. Dự án Cải thiện Môi trường Thành phố Hải Phòng (I) 1.517 0,75** 40/10** Không ràng buộc 5. Dự án Hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (II) 6.146 1,30 30/10 Không ràng buộc Tổng 43.636 Tổng giá trị 7 dự án 82.000 * Lãi suất đối với khoản vay STEP ** Điều khoản ưu đãi TK 2005 Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 4 (Ngày ký Hiệp định: 2/12/2005) 1.Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 4 2.500 1,30 30/10 Không ràng buộc Vốn vay điều khoản đặc biệt STEP (Ngày ký Hiệp định: 31/3/2006) 2. Dự án Xây dựng cầu Nhật Tân (I) 13.698 0,40 * 40/10 NB Gói vay ODA thường niên (Ngày ký Hiệp định: 31/3/2006) 1. Dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình II (II) 29.421 1,30 30/10 Không ràng buộc 2. Dự án xây dựng cầu Thanh Trì (IV) 13.711 1,30 30/10 Không ràng buộc 3. Dự án Thoát nước cải thiện môi trường thành phố Hà Nội (giai đoạn 2) (I) 3.044 0,75** 40/10 Không ràng buộc 4. Dự án cải thiện môi trường nước TP Hồ Chí Minh thứ 2 (I) 1.557 0,75** 40/10 Không ràng buộc 5. Dự án Hỗ trợ và Phát triển đào tạo Đại học và Sau đại học về Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) 5.422 1,30 0,75** 30/10 Không ràng buộc 6. Dự án Thuỷ lợi Phan Rí – Phan Thiết 4.874 1,30 30/10 Không ràng buộc 7. Dự án Phát triển Cơ sở Hạ tầng Qui mô nhỏ cho người nghèo (II) 14.788 1,30 0,75 ** 30/10 Không ràng buộc 8. Dự án Nâng cấp Bệnh viện Tỉnh và Khu vực 1.805 1,30 30/10 Không ràng buộc Tổng 74.622 Tổng giá trị 10 dự án 90.820 * Lãi suất đối với khoản vay STEP ** Điều khoản ưu đãi đối với dự án 3.4: dịch vụ Giáo dục và học bổng đối với dự án 5 và cấp nước đối với dự án 7 TK 2006 Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 5 (Ngày ký Hiệp định: 30/3/2007) 1.Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 5 2.500 1,30 30/10 Không ràng buộc Vốn vay điều khoản đặc biệt STEP (Ngày ký Hiệp định: 30/3/2007) 2. Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh (II) 11.737 0,40 * 40/10 NB 3. Dự án xây dựng đường sắt nội đô Thành phố Hồ Chí Minh (đoạn Bến Thành- Suối Tiên) (Tuyến 1) (I) 20.887 0,40 * 40/10 NB Tổng 32.624 Gói vay ODA thường niên (Ngày ký Hiệp định: 30/3/2007) 4. Dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn (I) 20.943 1,30 30/10 Không ràng buộc 5. Dự án Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn và hệ thống Truyền tải Điện ĐBSCL (IV) 9.364 1,30 30/10 Không ràng buộc 6. Dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc 11.718 0,75** 1,30 40/10** 30/10 Không ràng buộc 7. Dự án cải thiện môi trường nước phía nam tỉnh Bình Dương 7.770 0,75** 40/10** Không ràng buộc 8. Dự án phát triển sử dụng Internet ở cộng đồng Nông thôn 3.602 1,30 30/10 Không ràng buộc 9. Dự án nâng cao an toàn đường bộ miền Bắc Việt nam 6.557 1,30 30/10 Không ràng buộc Tổng 59.954 Tổng giá trị 9 dự án 95.078 * Lãi suất đối với khoản vay STEP ** Điều khoản ưu đãi áp dụng cho dự án môi trường số 7 và hệ thống thoát nước dự án số TK 2007 Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 6 (Ngày ký Hiệp định: 29/1/2008) 1.Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 6 3.500 1,30 30/10 Không ràng buộc Vốn vay điều khoản đặc biệt STEP (Ngày ký Hiệp định: 31/3/2008) 1. Dự án xây dựng tuyến đường sắt nội đô TP Hà Nội (Tuyến 1) (Dịch vụ tư vấn) 4.683 0,01* 40/10 NB Gói vay ODA thường niên (Ngày ký Hiệp định: 31/3/2008) 1. Dự án xây dựng đường vành đai 3 thành phố Hà Nội 28.069 1,20 0,01*** 30/10 Không ràng buộc 2. Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc Nam (đoạn TP Hồ Chí Minh – Dầu Giây) 16.643 1,20 0,01*** 30/10 Không ràng buộc 3. Dự án phát triển mạng lưới phân phối và truyền tải điện 10.906 1,20 30/10 Không ràng buộc 4. Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh thứ 2 (II) 13.169 0,55** 0,01*** 40/10** Không ràng buộc 5. Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế 20.883 0,55** 0,01*** 40/10** Không ràng buộc Tổng 89.670 Tổng giá trị 7 dự án 97.853 * Lãi suất đối với khoản vay STEP ** Điều khoản ưu đãi hơn áp dụng cho các dự án môi trường *** áp dụng cho các dịch vụ tư vấn TK2008 Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 7 (Ngày ký Hiệp định: 29/7/2008) 1.Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 7 Vốn vay điều khoản đặc biệt STEP (Ngày ký Hiệp định: 31/3/2009) 1.Xây dựng tuyến sắt nội đô thành phố Hà Nội ( Đoạn nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo ) 14.688 0,2 0,1* 40/10 NB Gói vay ODA thường niên (Ngày ký Hiệp định: 31/3/2009) 1. Dự án tín dụng chuyên ngành giao thông nhằm cải thiện mạng lưới đường quốc gia (giai đoạn II) 17.918 1,2 0,01 30/10 Không ràng buộc 2. Dự án cải thiện môi trường nước Hà Nội (II) 29.289 0,55 0,01** 40/10 NB 3.Dự án thoát nước cải thiện môi trường TP Hải Phòng 21.306 0,55 0,01** 40/10 NB Tổng 68.513 Tổng giá trị 4 dự án 83201 * Lãi suất đối với khoản vay STEP ** Điều khoản ưu đãi hơn áp dụng cho các dự án môi trường TK 2009 Nội dung Giá trị (triệu¥ ) Lãi suất (%) Thời gian thanh toán / thời gian ân hạn (năm) Điều kiện ràng buộc Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 8 (Ngày ký Hiệp định: 10/11/2009) 1.Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 3 7.000 1,30 30/10 Không ràng buộc Gói vay ODA thường niên đợt I (Ngày ký Hiệp định : 10/11/2009) 1. Dự án tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn III 17.379 1,2 0,01 30/10 Không ràng buộc 2.Khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng sạch 4.682 0,01 40/10 Không ràng buộc 3. Xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình và đường truyền tải giai đoạn 1 20.737 1,2 0,01 30/10 Không ràng buộc 4. Xây dựng đường tránh quốc lộ 1 giai đoạn II 4.141 1,2 0,01 30/10 Không ràng buộc 5. Phát triển cơ sở hạ tầng giảm nghèo quy mô nhỏ 17.952 0,55 40/10 Không ràng buộc 6. Gói Hỗ trợ kích thích phát triển kinh tế ** 47.900 15/3 Không ràng buộc Gói vay ODA thường niên đợt II(Ngày ký Hiệp định: 2/3/2010) 1. Xây dựng nhà ga quốc tế-cảng hàng không Nội Bài 12.607 0,2 40/10 NB 2. Đường từ cầu Nhật Tân đi Nội Bài 6.546 1,2 30/10 Không ràng buộc 3. Dự án cầu Cần Thơ 4.626 0,2 40/10 NB-VN 4. Khôi phục cầu quốc lộ I giai đoạn 3 1.038 1,2 30/10 Không ràng buộc 5. Cơ sở hạ tầng khu Công nghệ cao Láng-Hòa Lạc 1.055 0,01* 30/10 Không ràng buộc Tổng giá trị 11 dự án 145.613 * áp dụng cho các dịch vụ tư vấn ** gói hỗ trợ ngân sách khẩn cấp PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ NHẬN VIỆN TRỢ ODA DAC List of ODA Recipients Effective for reporting on 2009 and 2010 flows Least Developed Countries Other Low Income Countries (per capita GNI < $935 in 2007) Lower Middle Income Countries and Territories (per capita GNI $936-$3 705 in 2007) Upper Middle Income Countries and Territories (per capita GNI $3706-$11455 in 2007) Afghanistan Angola Bangladesh Benin Bhutan Burkina Faso Burundi Cambodia Central African Rep . Chad Comoros Congo. Dem. Rep . Djibouti Equa orial Guinea Eritrea Ethiopia Gambia Guinea Guinea-Bissau Haiti Kiribati Laos Lesotho Liberia Madagascar Malawi Maldives Mali Mauritania Mozambique Myanmar Nepal Niger Rwanda Samoa São Tomé and Príncipe Senegal Sierra Leone Solomon Islands Somalia Sudan Tanzania Timor-Leste Togo Tuvalu Uganda Vanuatu Yemen Zambia Côte d'Ivoire Ghana Kenya Korea. Dem. Rep . Kyrgyz Rep . Nigeria Pakistan Papua New Guinea Tajikistan Uzbekistan Viet Nam Zimbabwe Albania Algeria Armenia Azerbaijan Bolivia Bosnia and Herzegovina Cameroon Cape Verde China Colombia Congo. Rep . Dominican Republic Ecuador Egypt El Salvador Former Yugoslav Republic of Macedonia Georgia Guatemala Guyana Honduras India Indonesia Iran Iraq Jordan Kosovo3 Marshall Islands Micronesia. Federated States Moldova Mongolia Morocco Namibia Nicaragua Niue Palestinian Administered Areas Paraguay Peru Philippines Sri Lanka Swaziland Syria Thailand *Tokelau Tonga Tunisia Turkmenistan Ukraine *Wallis and Futuna *Anguilla Antigua and Barbuda1 Argentina Barbados2 Belarus Belize Botswana Brazil Chile Cook Islands Cost a Rica Croatia Cuba Dominica Fiji Gabon Grenada Jamaica Kazakhstan Lebanon Libya Malaysia Mauritius *Mayotte Mexico Montenegro *Montserrat Nauru Oman1 Palau Panama Serbia Seychelles South Africa *St. Helena St. Kitts-Nevis St. Lucia St. Vincent and Grenadines Suriname Trinidad and Tobago2 Turkey Uruguay Venezuela *Territory . (1) Antigua & Barbuda and Oman exceeded the high income count ry threshold in 2007. In accordance wit h the DAC rules for revision of this List . both will graduate from the List in 2011 if t hey remain high income countries until 2010. (2) Barbados and Trinidad & Tobago exceeded t he high income country threshold in 2006 and 2007. In accordance with t he DAC rules for revision of this List . both will graduate from the List in 2011 if they remain high income countries until 2010. (3) This does not imply any legal posit ion of t he OECD regarding Kosovo's stat us.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxVai trò của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian qua.docx
Luận văn liên quan