Đề tài Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong marketing quốc tế

Dạng cơ cấu tổ chức này tỏ ra rất hữu dụng bởi nó giảm bớt gánh nặng quản lý hoạt động của các chi nhánh ở nƣớc ngoài đối với tổng giám đốc. Ngƣời đứng đầu bộ phận quốc tế sẽ quản lý các hoạt động kinh doanh của chi nhánh ở nƣớc ngoài và báo cáo trực tiếp công việc lên tổng giám đốc. Dù sao cơ cấu tổ chức trên đảm bảo các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty vẫn nhận đƣợc sự quan tâm đầy đủ của tổng giám đốc, bởi lẽ giám đốc phụ trách kinh doanh quốc tế sẽ báo cáo trực tiếp lên cấp cao nhất mà không phải qua một bộ phận trung gian nào. Ngoài ra, khi các hoạt động kinh doanh quốc tế đƣợc đảm trách bởi một bộ phận riêng biệt, công ty sẽ thống nhất đƣợc hoạt động của mình tại nƣớc ngoài, tránh tình trạng các phòng ban khác nhau đƣa ra các chiến lƣợc hoạt động đối lập nhau.

pdf104 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong marketing quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp khai man lợi nhuận trƣớc thuế, số thuế truy thu là gần 60 tỷ đồng. Thực trạng hiện nay là khi doanh nghiệp lợi dụng hình thức chuyển giá để nâng chi phí đầu vào, hạ thấp giá đầu ra để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp dẫn đến tình trạng lỗ “ảo” kéo dài và kết quả là doanh nghiệp Việt nam trong liên doanh không thể trụ nôỉ đành ôm nợ, xin rút và công ty liên doanh bị thôn tính thành doanh nghiệp 100% Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 77 vốn nƣớc ngoài.Trong khi đó, với trình độ hạn chế của Việt nam hiện nay thì dù Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã có quy định song phải cần đến ít nhất năm năm để kiểm tra xem một công ty xuyên quốc gia có đang tiến hành trốn thuế thông qua chuyển gía quốc tế không. Nhƣ vậy có thể thấy rằng năng lực thẩm định giá, khả năng theo dõi định giá nội bộ, kiểm soát chuyển giá quốc tế và quan trọng hơn cả là khung pháp lý liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp của nƣớc ta còn nhiều hạn chế, yếu kém, thiếu chặt chẽ. Do đó, nhu cầu cấp bách hiện nay đối với Việt nam là bên cạnh việc thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút TNCs thì cần phải hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp luật liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, cùng với đó là tăng cƣờng năng lực của đội ngũ cán bộ đánh giá, thẩm định giá để tránh tình trạng trốn thuế của TNCs. Mặt khác, có thể thấy rằng bên cạnh những lợi ích to lớn về vốn, công nghệ, quản lý mà TNCs mang lại thì cũng cần khẳng định rằng TNCs cũng gây ra một số tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế- xã hội của một quốc gia.Vì vậy việc tăng cƣờng kiểm tra giám sát của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật đối với hoạt động của TNCs là cần thiết nhằm nhận biết đƣợc những điểm yếu, mặt trái mà TNCs gây ra làm nguy hại tới nền kinh tế để kịp thời có biện pháp xử lý. Thu hút đƣợc nhiều TNCs đầu tƣ vào trong nƣớc là một nhiệm vụ lâu dài và khó khăn song để có thể sử dụng tốt và hiệu quả cácTNC đó còn khó khăn và đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa của nƣớc ta. 2.3. Bài học thứ ba: Phát triển cơ sở hạ tầng để tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư. Một trong những vấn đề quan trọng để một nƣớc đƣợc lựa chọn làm điểm đến đầu tƣ của TNCs đó là điều kiện cơ sở hạ tầng của khu vực đó. Thực tiễn cho thấy các nƣớc NIEs có sức hấp dẫn lớn đối với TNCs là do các nƣớc này đã đầu tƣ thích đáng cho phát triển cơ sở hạ tầng, chú trọng phát Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 78 triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho TNCs hoạt động. Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt nam còn nhiều yếu kém nhƣ đƣờng sá, cầu cống, bến cảng, sân bay, thông tin liên lạc….chƣa đáp ứng đƣợc điều kiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng. Vì vậy, Nhà nƣớc cần đầu tƣ xây dựng phát triển bằng nhiều hình thức và có các ƣu đãi về thuế so với các lĩnh vực khác. Chính phủ cần dành một số lƣợng lớn tài chính để mở rộng, nâng cấp các tuyến đƣờng giao thông và đặc biệt là các khu công nghiệp hiện đại, thuận tiện . Trƣớc mắt cần tập trung các nguồn lực vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng, ngành trọng điểm, đầu mối giao thông quan trọng có hiệu quả kinh tế- xã hội cao; những vùng ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm để tăng thu nhập cho ngƣời dân, từ đó cũng có tác dụng thúc đẩy và tạo điều kiện cho các vùng, các ngành khác phát triển. Nƣớc láng giềng Trung Quốc cùng với việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, các đặc khu kinh tế.. đã luôn là nƣớc đi đầu trên thế giới về thu hút FDI nói chung và thu hút đầu tƣ từ TNCs nói riêng. Nhƣ vậy việc xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghệ cao ở những vùng đô thị lớn, thuận tiện về giao thông liên lạc là một đòi hỏi khách quan, xuất phát từ thực tiễn của nền kinh tế thị trƣờng và phù hợp với xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt là ở các thành phố lớn nhƣ Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng.. là nơi hội tụ các cơ quan khoa học và các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc việc xây dựng các ngành công nghiệp xuất khẩu là một giải pháp hữu hiệu thu hút TNCs. Bên cạnh những khoản đầu tƣ của chính phủ và viện trợ từ nƣớc ngoài thì việc kêu gọi chính các TNC trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức BT, BOT, BTO cũng là một giải pháp lớn nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Việt nam. Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 79 2.4. Bài học thứ tƣ: Đào tạo đội ngũ lao động có kiến thức và kỹ năng, lành nghề nhằm học hỏi được những kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến của TNCs. Đây là một giải pháp cực kỳ quan trọng, nhất là trong tình hình hiện nay khi quan hệ hợp tác, hội nhập giữa các nền kinh tế trong khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, không phân biệt đến chế độ chính trị- xã hội giữa các quốc gia dân tộc. Việt nam khá có sức hấp dẫn đầu tƣ là do mức tăng trƣởng kinh tế cao, dân số đông và trẻ song lại có nhƣợc điểm lớn là lao động không lành nghề, trình độ chuyên môn và quản lý thấp, không đồng đều. Tổng hợp kết quả điểu tra của TS. Trần Văn Thọ trong năm 2003 cho thấy các doanh nghiệp FDI tích cực chuyển giao công nghệ cho lao động ở nhà máy và chuyển giao tri thức điều hành quản lý cho kỹ sƣ, nhân viên quản lý các cấp ngƣời Việt nam. Chỉ khi ngƣời Việt nam không hoặc chƣa thỏa mãn các điều kiện về chuyên môn thì doanh nghiệp nƣớc ngoài mới đƣa ngƣời ở các nƣớc khác đến. Tiền lƣơng của một kỹ sƣ ngƣời Việt nam bằng 1/4 ngƣời cùng trình độ từ Đài Loan và 1/2 ngƣời từ Trung Quốc[12]. Nhƣ vậy nếu Việt nam có thể đào tạo đƣợc một đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn, lành nghề thì cùng với lợi thế về nguồn lao động rẻ, nƣớc ta sẽ có lợi thế to lớn trong thu hút đầu tƣ từ các TNCs và bên cạnh đó còn có thể học hỏi đƣợc thêm kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh và điều hành doanh nghiệp từ nƣớc ngoài. Khi hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt nam đang đi vào chiều sâu trong cơ chế thị trƣờng đầy biến động thì càng cần có đội ngũ nhân lực tiếp nhận và hƣớng dẫn đầu tƣ có trình độ, năng lực và am hiểu sâu sát để phân tích tình hình, lựa chọn đối tác đầu tƣ đúng mục tiêu đề ra. Do đó đội ngũ cán bộ này cần phải có khả năng kinh doanh, hiểu biết luật pháp, có trình độ ngoại ngữ và thích ứng nhanh với mọi biến động của thị trƣờng và việc đào tạo Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 80 nguồn nhân lực này phải đi trƣớc một bƣớc có nhƣ vậy mới bắt nhịp đƣợc sự tiến bộ về khoa học-kỹ thuật-công nghệ đang diễn ra trong khu vực và thế giới, tạo thế đứng vững chắc trong cạnh tranh thu hút các luồng đầu tƣ từ TNCs. Môi trƣờng kinh doanh thế giới nói chung và môi trƣờng Marketing quốc tế nói riêng đã có nhiều thay đổi do tác động từ sự phát triển và bành trƣớng của các công ty xuyên quốc gia. Đánh giá đƣợc đúng vai trò to lớn của TNCs trong nền kinh tế thế giới nói chung và trong Marketing quốc tế nói riêng từ đó tìm ra những biện pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực này trong phát triển kinh tế nội địa là một đòi hỏi khách quan, cấp bách của nƣớc ta trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Bên cạnh đó cũng cần phải thấy rằng ngoài việc không ngừng thu hút TNCs nƣớc ngoài vào đầu tƣ tại thị trƣờng Việt nam thì chính các doanh nghiệp trong nƣớc cũng cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đẩy mạnh quan hệ cạnh tranh và hợp tác với TNCs để có thể đứng vững và phát triển, tránh bị thua ngay trên sân nhà. Về vấn đề này, khóa luận căn cứ vào cơ cấu tổ chức điển hình của TNCs để đƣa ra một số khuyên nghị ở phần II. II. BÀI HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ MẠNH ĐỂ CÓ THỂ CẠNH TRANH MỘT CÁCH HIỆU QUẢ VỚI CÁC TNCs Vào những năm 1990- 1991, Việt nam đã thực hiện một cuộc cải tổ cơ bản đối với các Doanh nghiệp nhà nƣớc, theo đó hàng loạt các Tổng công ty nhà nƣớc đã đƣợc thành lập. Trong số này có một số Tổng công ty nhà nƣớc trong những năm đầu đã hoạt động khá tốt và có đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Có thể kể đến là các Tổng công ty 91 chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nộp ngân sách nhà nƣớc: năm 1996 là 65,9%; năm 2000 là 90%; năm 2002 là 88%; năm 2003 là 70%. Tuy vậy sự phát triển và Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 81 do đó những đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân của các công ty này không đồng đều: nộp ngân sách của Tổng công ty Dầu khí, Bƣu chính viễn thông, Điện lực và Thuốc lá chiếm đến gần 96% tổng nộp ngân sách của các Tổng công ty; lợi nhuận của các công ty này chiếm 78% tổng lợi nhuận của các công ty 91 [11]. 1. So sánh mô hình Tổng công ty của Việt nam với cơ cấu tổ chức của TNCs Từ nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của TNCs có thể nhận thấy rằng các TNCs này đều đƣợc hình thành dựa trên đòi hỏi của thị trƣờng cũng nhƣ những yêu cầu trong quá trình phát triển và mở rộng ra thị trƣờng thế giới. Trong cơ cấu tổ chức của TNCs thì công ty mẹ luôn nắm vai trò chủ chốt trong việc vạch ra những quyết định về chiến lƣợc phát triển của công ty. Mức độ chi phối của công ty mẹ đối với các chi nhánh của mình phụ thuộc vào lƣợng cổ phần mà nó nắm giữ tại các chi nhánh đó. Hơn nữa, các chi nhánh tùy vào các mô hình khác nhau mà có mức độ độc lập tƣơng đối với công ty mẹ song vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn, công nghệ của công ty mẹ. Các quyết định liên quan đến lƣu chuyển và điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu thông qua các kênh lƣu chuyển vốn đƣợc thực hiện một cách hiệu quả do sự phụ thuộc của các chi nhánh đối với công ty mẹ về vốn và chiến lƣợc phát triển. So với các TNCs ở các nƣớc thì Tổng công ty của Việt nam có một số điểm tƣơng đồng nhƣ sau: - Đều có cơ cấu tổ chức bao gồm nhiều thành viên trong đó có một đơn vị chủ chốt đóng vai trò nhƣ một cơ quan điều khiển, là bộ máy lãnh đạo của các đơn vị thành viên khác. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty cũng bao gồm một giám đốc tại trụ sở và tại mỗi đơn vị thành viên đều có các giám đốc chi Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 82 nhánh. Ngay trong các Tổng công ty cũng nhƣ TNCs đều có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Tại các Tổng công ty, các đơn vị thành viên này có thể đƣợc coi là công ty con do tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. - Trong TNCs cũng nhƣ Tổng công ty cũng đều có sự chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong sản xuất, tạo ra mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các đơn vị thành viên. Đơn vị này tạo thị trƣờng cho đơn vị kia. Sự phát triển của mỗi đơn vị tạo tiền đề cho nhau tồn tại, phát triển và từ đó tạo thế mạnh cho Tổng công ty, giúp Tổng công ty có khả năng cạnh tranh cao hơn và hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn. Vào những năm 90-91 nƣớc ta đã tiến hành nhiều cải tổ cơ bản đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc. Hàng loạt tổng công ty nhà nƣớc ra đời với hy vọng có thể phát triển thành các doanh nghiệp mạnh, tạo thế chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và cạnh tranh đƣợc với các tập đoàn lớn trên thị trƣờng thế giới. Tuy vậy có thể thấy rằng mặc dù một số Tổng công ty nhà nƣớc trong những năm thành lập đã hoạt động khá tốt và có đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân song hầu hết đều đã bộc lộ ngày càng rõ những khiếm khuyết nội tại của mình. Thứ nhất, các Tổng công ty không có sự minh bạch về tài chính.Vốn của Tổng công ty và công ty thành viên đều là vốn nhà nƣớc-thuộc sở hữu toàn dân. Tổng giám đốc của các Tổng công ty, giám đốc các công ty thành viên là chủ tài khoản của một số tiền lớn song không phải do mình bỏ ra. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tệ tham nhũng, tham ô trong các Tổng công ty. Trong Tổng công ty, vai trò của công ty lãnh đạo là rất mờ nhạt. Do lƣợng vốn đầu tƣ vào các đơn vị thành viên là vốn của nhà nƣớc rót thẳng đến, giá trị tài sản của Tổng công ty là do tổng hợp từ tài sản của các doanh nghiệp thành viên. Các quyết định từ công ty lãnh đạo tới doanh nghiệp thành viên đều mang tính hành chính mệnh lệnh, công ty này không có thực quyền do Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 83 không nắm quyền chi phối về vốn, công nghệ của các đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên trong Tổng công ty có thể là pháp nhân độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc. Sự không thống nhất trên ít nhiều cũng dẫn đến những khó khăn trong quản lý của Tổng công ty đối với từng đơn vị thành viên. Tại các thành viên có tƣ cách pháp nhân độc lập thì trên thực tế Tổng công ty không có khả năng điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu do chỉ quản lý về mặt hành chính chứ không phải về nguồn vốn. Việc hỗ trợ về công nghệ, tạo thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cho các công ty thành viên của Tổng công ty cũng không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Trong khi đó, tại TNCs, công ty mẹ và các công ty chi nhánh của mình là các pháp nhân riêng biệt và hạch toán độc lập với nhau. Công ty mẹ nắm giữ cổ phần tại các công ty con và kiểm soát các công ty chi nhánh này một cách hiệu quả thông qua tỷ lệ cổ phần của công ty chi nhánh mà mình nắm giữ. Thứ hai, có thể thấy rằng các đơn vị thành viên hầu hết đều ra đời trƣớc sự ra đời của Tổng công ty và đƣợc lắp ghép một cách cơ học thành một Tổng công ty. Do đó tuy về mặt hình thức đây là một thực thể thống nhất song trên thực tế thì các đơn vị thành viên hoàn toàn độc lập so với nhau và với đơn vị chủ quản. Chính vì vậy Tổng công ty không thể điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu một cách hiệu quả và nhanh chóng. Việc gộp các công ty độc lập đang hoạt động để thành lập các Tổng công ty một cách cơ học khiến hầu hết các Tổng công ty nƣớc ta đều hoạt động đơn ngành và đƣợc hình thành theo mệnh lệnh hành chính. Mối quan hệ hành chính mệnh lệnh trên dẫn đến Tổng công ty và các công ty thành viên có mối quan hệ lỏng lẻo với nhau, hoạt động kinh doanh giữa các công ty thành viên khá tự phát, không có sự phối hợp nhịp nhàng và đôi khi có những mâu thuẫn đối với mục tiêu chung của Tổng công ty. Yếu tố này phần nào dẫn đến những hạn chế trong tích tụ, tập trung, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của Tổng công ty Việt nam. Trong Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 84 khi đó có thể thấy rằng hầu hết các TNCs trên thế giới hiện nay đều có cơ cấu đa ngành, kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, chiến lƣợc sản phẩm và hƣớng đầu tƣ luôn luôn thay đổi phù hợp với sự phát triển của công ty và môi trƣờng kinh doanh nhƣng mỗi ngành đều có định hƣớng chủ đạo, lĩnh vực đầu tƣ mũi nhọn với những sản phẩm đặc trƣng của tập đoàn. Ngoài ra, việc công ty mẹ thiết lập các chi nhánh của mình tại nƣớc ngoài hoàn toàn do nhu cầu phát triển tại thị trƣờng đó quyết định. Chỉ khi một công ty hoạt động dƣới những tác động của thị trƣờng bên ngoài và phát triển dựa vào thị trƣờng thì nó mới có thể thích nghi một cách tốt nhất với những biến động có thể có trên thị trƣờng mà nó tiến hành sản xuất kinh doanh. Hơn nữa việc kinh doanh đơn ngành dễ gặp phải những rủi ro trong quá trình kinh doanh, sản xuất do những biến động theo chiều hƣớng có hại của thị trƣờng. Vì vậy, hầu hết các TNCs trên thế giới hiện nay đều hoạt động đa ngành nhằm phân tán rủi ro, mạo hiểm vào các mặt hàng. các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty luôn hiệu quả và bền vững, đồng thời tận dụng đƣợc cơ sở vật chất và khả năng lao động của công ty. Thứ ba, mặc dù nƣớc ta đã có nhiều văn bản hƣớng dẫn hoạt động của các Tổng công ty song chính hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên. Để quản lý nguồn vốn đầu tƣ vào các công ty này, về mặt vĩ mô, Nhà nƣớc đã ban hành hàng loạt luật pháp, chính sách về tài chính, quản lý vốn, quản lý vật tƣ.. về mặt vi mô, có hội đồng quản trị (nếu là Tổng công ty), có giám đốc và kế toán trƣởng thay mặt Nhà nƣớc và đƣợc giao trách nhiệm quản lý vốn cho Nhà nƣớc. Ngoài ra, còn rất nhiều đoàn thể tổ chức nhƣ tổ chức Đảng, công đoàn.... Mô hình trên tƣởng nhƣ chặt chẽ song lại bộc lộ nhiều nhƣợc điểm: đó là hạn chế nhiều quyền hạn đối với những lãnh đạo có tâm huyết, những công ty Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 85 thành viên muốn bứt phá bằng những biện pháp mạnh mẽ nhằm đƣa doanh nghiệp đi lên song lại vấp phải vật cản khi nhận thức chƣa đƣợc tập thể chấp nhận. Đặc biệt với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong quá trình tham gia đấu thầu luôn phải sử dụng tƣ cách pháp nhân của Tổng công ty, và kèm theo đó là cơ chế xin cho cùng những hạn chế tiêu cực khác đi kèm. Khi công trình đó kém hiệu quả, Tổng công ty phải chịu trách nhiệm pháp lý do đứng tên trong văn bản đấu thầu. Trong TNCs, tùy theo cách quản lý tập quyền hay phân quyền mà công ty mẹ quản lý và tham gia vào hoạt động kinh doanh của các công ty chi nhánh ở các mức độ khác nhau song các công ty chi nhánh luôn có quyền tự chủ nhất định đối với các hoạt động sản xuất- kinh doanh của mình. Hơn nữa do công ty mẹ chỉ nắm cổ phần tại công ty chi nhánh nên chỉ chịu trách nhiệm theo tỷ lệ vốn góp của mình. Tóm lại, việc hình thành và quản lý các Tổng công ty đều đƣợc thực hiện bởi các biện pháp hành chính, đối lập với các quy luật khách quan của cơ chế thị trƣờng. Vì vậy để phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện cũng nhƣ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam thì việc tìm ra một phƣơng pháp khắc phục những yếu kém nội tại của các Tổng công ty là một tất yếu khách quan. Một trong những biện pháp quan trọng đang đƣợc thực hiện nhằm cải tổ hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung và Tổng công ty nhà nƣớc nói riêng là thành lập các tập đoàn kinh doanh (tập đoàn doanh nghiệp) theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Đây là một mô hình rất phổ biến đã đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công, đặc biệt trong việc hình thành nên các công ty xuyên quốc gia lớn. Việc hình thành nên các tập đoàn theo mô hình công ty mẹ- công ty con phải đƣợc thực hiện căn cứ vào liên kết một cách tự nguyện của các công ty riêng lẻ chứ không phải liên kết cơ học thông qua các mệnh lệnh hành chính. Tập đoàn kinh doanh không phải là Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 86 pháp nhân mà chỉ là sự liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập với nhau theo phƣơng thức kinh doanh khác nhau nhằm những mục đích nhất định. Vì vậy một quyết định hành chính đƣợc đƣa ra để tiến hành thành lập một tập đoàn kinh doanh không thể giải quyết đƣợc những vƣớng mắc về bộ máy tập đoàn, bổ nhiệm chủ tịch tập đoàn, mức độ chi phối của tập đoàn với các công ty thành viên. 2. Bài học trong phát triển và hoàn thiện tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ-công ty con Các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nƣớc vì doanh nghiệp là những chủ thể kinh tế tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là nơi diễn ra cả quá trình sản xuất và tiêu thụ, quá trình cung - cầu, quá trình mua bán. Do vậy, trong nền kinh tế thị trƣờng, doanh nghiệp là ngƣời đầu tiên tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đóng vai trò là cầu nối, gắn kết các quá trình kinh tế trong nƣớc với kinh tế khu vực, kinh tế thế giới, các doanh nghiệp góp phần sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của đất nƣớc, là động lực thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Vì vậy việc đổi mới doanh nghiệp Việt nam là một đòi hỏi vô cùng cấp bách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này trong điều kiện nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp Việt nam không thể “chờ đợi” một cách thụ động khi nền kinh tế có đủ các điều kiện khách quan nhƣ ở các nƣớc phƣơng Tây phát triển mới xây dựng tập đoàn kinh tế mà cần chủ động sử dụng sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực kinh tế, đặc biệt là sức mạnh của khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc để nhanh chóng xây dựng và phát triển các Tập đoàn kinh tế. Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 87 Từ việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức của TNCs trong Marketing quốc tế, ta có thể thấy nhờ xây dựng cơ cấu tổ chức một cách hợp lý, TNCs đã phát triển thành hình thức tổ chức kinh tế tồn tại một cách năng động trong nền kinh tế thị trƣờng và có vai trò ngày càng to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và marketing quốc tế nói riêng. Cơ cấu tổ chức của TNCs bao gồm công ty mẹ và các chi nhánh trong và ngoài nƣớc, trong đó có một “ công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các chi nhánh về mặt tài chính và chiến lƣợc phát triển. TNCs là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cƣờng tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Mô hình tập đoàn theo cơ cấu tổ chức TNCs hiện nay là một giải pháp chiến lƣợc quan trọng để đƣa đất nƣớc phát triển nhanh, bền vững, có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng đƣợc xu thế phát triển trên thế giới. Vậy hƣớng đi tất yếu là phát triển các tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ-công ty con nhằm thay thế các tổng công ty ngày nay đang làm ăn kém hiệu quả . Trong đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt nam đã nêu rõ quan điểm phát triển tập đoàn kinh tế để phục vụ có hiệu quả nhất cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Bên cạnh đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt nam (khóa XI) cũng đã nêu ra phƣơng thức tiến hành việc phát triển tập đoàn kinh tế tại nƣớc ta, đó là “ Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong nước và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh”. Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 88 Nhƣ vậy, một trong những biện pháp quan trọng đang đƣợc thực hiện nhằm cải tổ hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung và Tổng công ty nhà nƣớc nói riêng là thành lập các tập đoàn kinh tế (tập đoàn doanh nghiệp) theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Đây là một mô hình rất phổ biến đã đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công, đặc biệt trong việc hình thành nên các công ty xuyên quốc gia lớn. Việc hình thành nên các tập đoàn theo mô hình công ty mẹ- công ty con phải đƣợc thực hiện căn cứ vào liên kết một cách tự nguyện của các công ty riêng lẻ chứ không phải liên kết cơ học thông qua các mệnh lệnh hành chính. Tập đoàn kinh doanh không phải là pháp nhân mà chỉ là sự liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập với nhau theo phƣơng thức kinh doanh khác nhau nhằm những mục đích nhất định. Vì vậy một quyết định hành chính đƣợc đƣa ra để tiến hành thành lập một tập đoàn kinh doanh không thể giải quyết đƣợc những vƣớng mắc về bộ máy tập đoàn, bổ nhiệm chủ tịch tập đoàn, mức độ chi phối của tập đoàn với các công ty thành viên. Nếu phát triển các tập đoàn kinh tế mà không có định hƣớng đúng đắn thì cũng sẽ dẫn đến hình thức, “bình mới rƣợu cũ”, tên có thể thay đổi song phƣơng thức hoạt động vẫn nhƣ cũ thì không thể tạo ra những biến đổi căn bản trong hoạt động của doanh nghiệp và nâng cao vị thế cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng thế giới. Nhƣ vậy, một số bài học cho quá trình thành lập các tập đoàn doanh nghiệp Việt nam có thể rút ra từ những so sánh và đánh giá trên đó là: 2.1. Bài học thứ nhất: Việc hình thành các tập đoàn phải trên cơ sở tự nguyện và theo những điều kiện của thị trường. Quá trình hình thành và phát triển của TNCs cho thấy rằng việc hình thành các tập đoàn này hoàn toàn dựa trên những đòi hỏi của thị trƣờng trên cơ sở sáp nhập, mua lại hay mở rộng thông qua tích lũy. Ngoài ra, những quyết định hành chính mệnh lệnh trong việc hình thành các Tổng công ty bộc Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 89 lộ nhiều hạn chế cũng đã cho thấy sự cần thiềt phải hình thành các tập đoàn kinh tế trên cơ sở tự nguyện chứ không phải các mệnh lệnh hành chính. Sự hình thành và phát triển này cần có một quá trình lâu dài, không thể máy móc lắp ghép một cách cơ học mà tạo ra đƣợc một tập đoàn làm ăn có hiệu quả. Thông qua quá trình này , dần dần sẽ hình thành: Công ty mẹ: là những công ty có quy mô lớn về doanh thu, máy móc, thiết bị và lao động, có uy tín lớn trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, có hiệu quả kinh tế cao, kinh nghiệm quản lý sản xuất lớn, có chiến lƣợc kinh doanh và phát triển lâu dài, phù hợp với đƣờng lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và xu thế phát triển của thế giới. Công ty con( công ty thành viên) là các công ty thuộc mọi thành phần kinh tế mà công ty mẹ có cổ phần lớn, có thể tác động quyết định đến chiến lƣợc phát triển của công ty con này. Các công ty con có thể đƣợc hình thành thông qua sáp nhập, mua lại hoặc phát triển từ công ty mẹ khi mở rộng ra thị trƣờng nƣớc ngoài. 2.2. Bài học thứ hai: Cổ phần hóa doanh nghiệp là điều kiện cần thiết cho sự hình thành mô hình TNCs tại Việt nam. Với định hƣớng phát triển của Việt nam, nƣớc ta cần đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp thành viên mà tổng công ty nắm cổ phần khống chế nhằm tiến hành đầu tƣ để mở rộng hoạt động kinh doanh theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hình thành các tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ -công ty con, trong đó công ty mẹ là doanh nghiệp do nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn cổ phần và điều hành các doanh nghiệp thành viên thông qua số cổ phần chi phối mà công ty mẹ nắm giữ. Quá trình hình thành và phát triển của TNCs nƣớc ngoài cho thấy các công ty này đều phát triển một cách chủ động từ những xí nghiệp sản xuất kinh doanh nội địa vƣơn ra thị trƣờng toàn cầu bằng các hình Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 90 thức đầu tƣ mới, sáp nhập hay mua lại một cách tự nguyện do những đòi hỏi khách quan của thị trƣờng và chiến lƣợc kinh doanh của công ty. Các TNCs nƣớc ngoài hầu hết đều là các công ty cổ phần. Các công ty mẹ nắm giữ cổ phần của các công ty con ( các chi nhánh ở nƣớc ngoài) của mình. Nhờ đó, thông qua lƣợng cổ phần mình nắm giữ tại các cơ sở này, các công ty mẹ mới có thể tạo ra những ảnh hƣởng một cách tích cực tới hoạt động kinh doanh của công ty con và định hƣớng các công ty này phát triển theo những chiến lƣợc mà công ty mẹ đã vạch ra. Việc phát triển các công ty cổ phần còn là điều kiện quan trọng để các TNCs thế giới có thể tiến hành mở rộng và bành trƣớng thông qua các hoạt động M&As. Vì vậy, tại Việt nam, việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc là một tiền đề quan trọng nhằm giúp các doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sáp nhập hay mua lại nhằm hình thành các tập đoàn kinh tế lớn. Ngoài ra, cổ phần hóa còn có thể khắc phục đƣợc một điểm yếu cố hữu của các doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung và Tổng công ty nói riêng hiện nay là tình trạng hành chính mệnh lệnh trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nhƣ vậy, thông qua cổ phần hóa doanh nghiệp, việc hình thành và liên kết thành tập đoàn có thể đƣợc tiến hành theo cách thức tự nguyện, theo quy luật cạnh tranh bằng sáp nhập, thôn tính, mua lại chứ không áp dụng hình thức hành chính mệnh lệnh trong hình thành và phát triển các tập đoàn doanh nghiệp. Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 91 2.3. Bài học thứ ba: Minh bạch hóa tài chính, cơ cấu tổ chức nhất quán :chìa khóa thành công của các tập đoàn kinh tế. Thứ nhất, mô hình công ty mẹ- công ty con của TNCs mà cốt lõi của nó là sự liên kết kinh tế theo mô hình cổ phần có thể khắc phục đƣợc nhƣợc điểm lớn của Tổng công ty đó là thiếu tính minh bạch trong tài chính doanh nghiệp. Sự hình thành các tập đoàn kinh tế bao gồm nhiều công ty cổ phần là một yếu tố quan trọng nhằm khắc phục đƣợc điểm yếu này. Với sự có mặt của các cổ đông tƣ nhân trong công ty mẹ hoặc công ty con, tập đoàn sẽ có đƣợc sự quản lý rõ ràng, chặt chẽ về mặt tài chính, nhờ vậy, tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này. Do vậy, minh bạch hóa tài chính là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của các tập đoàn kinh tế. Thứ hai, tập đoàn phải hoạt động với tƣ cách là tổ hợp các doanh nghiệp độc lập liên kết , đầu tƣ vào nhau, và do đó không có tƣ cách pháp nhân. Công ty mẹ và các công ty con là các pháp nhân độc lập, bình đẳng trƣớc pháp luật. Công ty mẹ là đầu mối thực hiện các hoạt động chung của tập đoàn. Bộ máy quản lý và lãnh đạo của công ty mẹ đƣợc coi là bộ máy quản lý và lãnh đạo của tập đoàn, đặc biệt đối với các tập đoàn có mức độ tập trung cao nhƣ điện lực, viễn thông. Trong TNCs, công ty mẹ và công ty con là những pháp nhân độc lập với nhau, ngang hàng nhau trong hoạt động kinh doanh và trƣớc pháp luật. Nhờ vậy cơ cấu tổ chức nhát quán này có thể phát huy đƣợc tính tự chủ sáng tạo của các thành viên trong tập đoàn từ công ty mẹ đến các công ty con, hạn chế đƣợc sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong cùng một tập đoàn, tạo ra đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả tập đoàn. 2.4. Bài học thứ tƣ : Chính sách nhất quán và phù hợp là trên hết. Quá trình phát triển mạnh mẽ của TNCs trên thế giới không thể tiến hành nếu không có sự trợ lực mạnh mẽ từ các chính sách kinh tế quốc gia. Chính Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 92 những chính sách phù hợp trong từng thời kỳ kinh tế là một điều kiện ban đầu cho quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản cho sự ra đời của các TNCs cũng nhƣ quá trình phát triển và bành trƣớng ra thị trƣờng thế giới của những “ ngƣời khổng lồ” này. Ở Việt nam, một yếu tố không kém phần quan trọng đó là Nhà nƣớc cần có những chính sách tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi tổng công ty nhà nƣớc sang cơ cấu tập đoàn. Các chính sách này bao gồm: Chính sách thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ ra ngoài doanh nghiệp và liên kết kinh doanh; chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết tạo tiền đề hình thành tập đoàn đồng thời với chính sách khuyến khích cạnh tranh và hạn chế độc quyền của tập đoàn kinh tế. 2.5. Bài học thứ năm: Nhận thức đúng đắn là động lực thúc đẩy sự phát triển thuận lợi của các tập đoàn kinh tế Việt nam. Để đảm bảo thực hiện một cách tích cực và vững chắc việc khuyến khích hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế, cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền về mô hình công ty mẹ-công ty con và sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình tổng công ty nhà nƣớc sang mô hình công ty mẹ- công ty con; thông qua việc tổng kết thí điểm mô hình công ty mẹ- công ty con, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển của tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công ty con; gắn việc chuyển đổi mô hình với việc thay đổi tổ chức, nhân sự để tạo nên sức mạnh mới cho doanh nghiệp. Nhà nƣớc cần đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành, hoạt động và phát triển của Tập đoàn kinh tế. Ở những mức độ khác nhau, vai trò của Nhà nƣớc cần đƣợc thể hiện ở việc tạo dựng nền tảng ban đầu, hỗ trợ những điều kiện môi trƣờng kinh tế vĩ mô đồng thời ngăn chặn những tiêu cực có thể nảy sinh từ sự phát triển của Tập đoàn kinh tế gây ra cho nền kinh tế. Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 93 2.6. Bài học thứ sáu: Nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của các tập đoàn kinh tế thông qua áp dụng linh hoạt các mô hình quản lý phân quyền hay tập quyền. Nhƣ đã phân tích ở trên, hai mô hình quản lý tiêu biểu đƣợc các TNCs trên thế giới áp dụng một cách thành công và mang lại hiệu quả cao hiện nay là mô hình quản lý phân quyền và mô hình quản lý tập quyền. Mô hình quản lý phân quyền nên đƣợc xem xét áp dụng tại những tập đoàn doanh nghiệp có quy mô không lớn, bộ máy lãnh đạo gọn nhẹ và có hoạt động sản xuất- kinh doanh tƣơng đối đồng nhất. Do khả năng tập trung quyền lực trong tay ban lãnh đạo cấp cao mà mô hình quản lý này tỏ ra rất có hiệu quả khi áp dụng cho những tập đoàn kiểu này bởi ban lãnh đạo có thể thâu tóm, bao quát đƣợc toàn bộ hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, nhất là các chiến lƣợc của tập đoàn. Nhƣ vậy tập đoàn có thể đảm bảo các hạng mục đầu tƣ quan trọng của mình đƣợc quan tâm đúng mức và kịp thời, có tính nhất quán cao. Khi tập đoàn bao gồm nhiều công ty có quy mô không lớn và tính chất kinh doanh không phức tạp thì áp dụng mô hình quản lý phân quyền là tƣơng đối cồng kềnh và lãng phí nhân lực. Ngƣợc lại, khi tập đoàn có quy mô lớn, kinh doanh trên một phạm vi rộng lớn và kinh doanh các tuyến sản phẩm đa dạng thì lựa chọn mô hình quản lý phân quyền là một lựa chọn tối ƣu. Bởi khi phát triển một tập đoàn lớn theo mô hình công ty mẹ- công ty con và áp dụng phân quyền trong quản lý thì việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận chức năng càng trở nên quan trọng hơn. Phân quyền giúp giảm bớt gánh nặng cho các Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 94 nhà quản lý cấp cao và tăng tính chủ động cho các cấp quản lý thấp hơn trong điều hành doanh nghiệp. Nhƣ vậy mô hình này có thể khuyến khích đƣợc tính chủ động sáng tạo của các thành viên trong tập đoàn, tăng khả năng thích ứng của mỗi đơn vị thành viên với những biến động của thị trƣờng. Trong giai đoạn hiện nay, khi nƣớc ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì bên cạnh những cơ hội là những khó khăn và thách thức trong môi trƣờng kinh doanh nói chung và môi trƣờng marketing quốc tế nói riêng. Khi xây dựng mô hình quản lý phân quyền, tập đoàn có thể tăng tính linh hoạt cho các đơn vị thành viên và nhờ vậy mà giảm thiểu đƣợc những rủi ro khi tham gia vào môi trƣờng kinh doanh ngày càng có nhiều biến động này. 2.7. Bài học thứ bảy: Mô hình tổ chức công ty phù hợp là điều kiện tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Qua việc nghiên cứu một số mô hình cơ cấu tổ chức điển hình của TNCs trên thế giới, có thể thấy các TNCs đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc trong thích ứng mô hình tổ chức của mình cho phù hợp với những thách thức của thị trƣờng thế giới đa dạng và nhiều biến động. Việc nghiên cứu một số mô hình trên cho thấy các tập đoàn kinh tế Việt nam bên cạnh phát triển công ty theo cơ cấu công ty mẹ-công ty con thì cũng cần nghiên cứu và ứng dụng những mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản của TNCs trên nhằm hoàn thiện hơn nữa những hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả hơn nữa. Tuy hầu hết các tập đoàn kinh tế của Việt nam mới trong giai đoạn phát triển ban đầu của mô hình công ty mẹ- công ty con và chƣa bƣớc chân ra thị trƣờng thế giới song có thể xem xét mô hình trên tại bình diện hoạt động trên nhiều khu vực địa lý, nhiều tỉnh thành của các công ty này mà có những ứng dụng phù hợp. Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 95 Các mô hình cơ cấu tổ chức công ty xuyên quốc gia đã đƣợc thể nghiểm trên thị trƣờng quốc tế, thực tế đã mang lại cho các công ty này những hiệu quả tốt trong quản lý và điều hành. Tuy mỗi mô hình có cả điểm yếu và điểm mạnh song với cách tổ chức công ty bài bản, các TNCs đã ngày càng gia tăng đƣợc tầm ảnh hƣởng của mình trên thị trƣờng thế giới. Hiện nay, tại Việt nam đã có một số công ty phát triển cơ cấu tổ chức của mình theo hƣớng học tập các mô hình tổ chức quản lý của TNCs trên thế giới và bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả khả quan, cần đƣợc rút kinh nghiệm và nhân rộng cho các doanh nghiệp khác, đặc biệt là với các tổng công ty đã và đang phát triển theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Với việc áp dụng bài bản các mô hình này, công ty sẽ tránh đƣợc tình trạng chồng chéo trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận, các phòng ban. Sự phân chia rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm còn đảm bảo cho công ty giảm thiểu đƣợc tình trạng tham nhũng do minh bạch trong hoạt động và các cá nhân có trách nhiệm rõ ràng với từng phần việc của mình, không thể chối bỏ trách nhiệm trong trƣờng hợp có những sai phạm trong quản lý và điều hành công ty. Các doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế đã và đang hình thành cần căn cứ vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp để tìm thấy cho mình một mô hình cơ cấu tổ chức công ty phù hợp. Nhƣ đã nói ở trên, với một dòng sản phẩm hẹp, chủng loại sản phẩm có tính đồng nhất và bộ máy điều hành không quá cồng kềnh, công ty có thể lựa chọn cho mình mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng. Mô hình này có thể xem xét để áp dụng trong các tập đoàn than, khai thác mỏ hoặc dầu khí. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên một thị trƣờng có cạnh tranh cao và tƣơng đối bão hòa, doanh nghiệp có danh mục sản phẩm đa dạng thì cần nghiên cứu áp dụng cơ cấu tổ chức theo sản phẩm. Khi đó các bộ phận chuyên trách phụ trách từng dòng sản phẩm và đảm bảo hiệu quả kinh doanh Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 96 của dòng sản phẩm này trên thị trƣờng. Mô hình này có thể đảm bảo cho doanh nghiệp vừa tập trung hóa sản phẩm vừa đa dạng hóa sản phẩm cho thị trƣờng nhằm mở rộng kinh doanh và lợi nhuận. Mô hình này phù hợp với các công ty thực phẩm, kinh doanh trên thị trƣờng có tính cạnh tranh cao nhƣ hiện nay. Trong khi đó, mô hình cơ cấu tổ chức công ty theo khu vực địa lý cũng có những ƣu điểm nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp. Khi tổ chức công ty theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ có thể tập trung các nguồn lực của mình vào từng khu vực thị trƣờng một cách nhanh chóng khi cần thiết. Mô hình cơ cấu tổ chức công ty theo ma trận đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có tầm nhìn chiến lƣợc cao, có kỹ năng quản lý chuyên nghiệp và trình độ cũng nhƣ kỹ năng toàn diện hơn. Những đòi hỏi này là do tính phức tạp trong cơ cấu tổ chức công ty dẫn đến những phức tạp trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp. Chính vì vậy mô hình này cần đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng trƣớc khi áp dụng cho các tập đoàn doanh nghiệp Việt nam. Các tập đoàn doanh nghiệp Việt nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển để có thể trở thành những tập đoàn kinh tế vững mạnh, có tiềm lực kinh tế lớn, có trình độ nhân lực và công nghệ hiện đại , có khả năng cạnh tranh cao để có thể đương đầu và chiến thắng trong cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia tại thị trường nội địa cũng như từng bước vươn ra thị trường thế giới. Vì vậy, ngay trong giai đoạn này, các tổng công ty cũng như các tập đoàn kinh tế cần phải nghiên cứu áp dụng một cách có hiệu quả các mô hình quản lý và cơ cấu tổ chức của TNCs để từ đó có thể rút ra hướng đi đúng cho mình trong phát triển để trở thành những tập đoàn vững mạnh, khai thác được những cơ hội và tránh được những rủi ro của thị trường . Những bài học trong khóa luận này được rút ra từ nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, các mô hình Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 97 quản lý và mô hình cơ bản về cơ cấu tổ chức của TNCs thế giới và do đó chỉ mang tính điển hình, và cần có những điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn cũng như điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp nước ta. Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 98 KẾT LUẬN Với 87 trang của toàn khóa luận, ngƣời viết đã cố gắng tạo dựng một bức tranh tổng thể về TNCs, từ đó hy vọng có thể thấy rõ đƣợc quá trình hình thành, phát triển, vai trò và cơ cấu tổ chức của chúng trong nền kinh tế thế giới và đặc biệt là trong marketing quốc tế. Trong chƣơng I, ngƣời viết đƣa ra một số khái niệm hiện nay về TNCs, quá trình hình thành và xu hƣớng phát triển của chúng trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, chƣơng I tập trung làm rõ vai trò quan trọng của TNCs trong marketing quốc tế, chủ yếu là vai trò của TNCs trong thúc đẩy sự phát triển của thƣơng mại toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển của đầu tƣ quốc tế, đẩy mạnh quá trình mở cửa thị trƣờng của các nền kinh tế trên thế giới và tác động tích cực tới quá trình phát triển của khoa học công nghệ của thế giới. Chƣơng II của khóa luận đề cập tới một số cơ cấu tổ chức cơ bản của TNCs trong đó có một số điểm đáng lƣu ý: - Cơ cấu tổ chức cơ bản của TNCs là cơ cấu tổ chức theo mô hình công ty mẹ- công ty con. - TNCs tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất-kinh doanh toàn cầu của mình theo lối tập quyền hoặc phân quyền. - Các mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản của TNCs là một yếu tố quan trọng mang lại những thành công cho các công ty này trong quá trình phát triển và mở rộng trên thị trƣờng quốc tế. Trong chƣơng III của khóa luận, thông qua những đánh giá về vai trò quan trọng của TNCs tại chƣơng I, ngƣời viết đƣa ra một số bài học kinh nghiệm trong thu hút và khai thác một cách có hiệu quả các TNCs của Việt nam. TNCs là một nguồn ngoại lực quan trọng mà nƣớc ta cần khai thác một cách có hiệu quả để có thể tạo ra đƣợc những tác động tích cực tới nền kinh tế của Việt nam. Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 99 Ngoài ra, với việc xem xét một số mô hình quản lý và mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản và của TNCs ở chƣơng II, phần hai của chƣơng III, thông qua việc so sánh cơ cấu tổ chức của TNCs và tổng công ty Việt nam, ngƣời viết xin đƣa ra một số bài học nhằm phát triển các tổng công ty của Việt nam theo hƣớng phát triển thành các tập đoàn kinh tế và hoàn thiện hơn nữa mô hình tập đoàn kinh tế tại nƣớc ta theo cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý của TNCs. Việt nam cần đẩy mạnh phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh theo mô hình công ty mẹ-công ty con và nghiên cứu áp dụng các mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản cũng nhƣ các mô hình quản lý trên của TNCs nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả với các TNCs trên sân nhà cũng nhƣ khi mở rộng kinh doanh trên thị trƣờng thế giới. Khi trở thành thành viên của WTO, các doanh nghiệp Việt nam phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do kết quả của quá trình mở cửa thị trƣờng ngày càng cao. Vì vậy, phát triển các tập đoàn kinh tế theo mô hình cơ cấu tổ chức và quản lý của TNCs là một hƣớng đi đúng đắn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Nhƣ đã nói ở trên, những bài học đƣa ra trong khóa luận này chỉ mang tính điển hình và sẽ có những biến động, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp cũng nhƣ từng giai đoạn khác nhau của quá trình vận động của nền kinh tế thế giới và chiến lƣợc của TNCs. Vì vậy, để có cái nhìn cụ thể hơn về vai trò và cơ cấu tổ chức của TNCs trong marketing quốc tế cũng nhƣ những bài học rút ra có thể áp dụng cho Việt nam trong từng thời điểm thì cần phải có những nghiên cứu sâu sắc hơn để thấy những nét khác biệt. Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bùi Huy Nhƣợng "Restructuring of FDI Projects in Vietnam " (IBRC) Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Lê Văn Bằng, Nguyễn Huy Oánh (Tháng 3/2006),” Mô hình công ty mẹ- công ty con-một giải pháp lớn để tăng tính minh bạch của DNNN và góp phần quan trọng định hướng XHCN của nền kinh tế nước ta”, tạp chí nghiên cứu kinh tế số 334. 3. Lê Văn Sang -Trần Quang Lâm ,(1996),”Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) trước ngưỡng của thế kỷ XXI ,”Viện kinh tế thế giới, NXB Khoa học xã hội -Hà nội. 4. Nguyễn Khắc Thân(1995), “ Các công ty xuyên quốc gia hiện đại”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 5. Nguyễn Thiết Sơn(2003), “ Các công ty xuyên quốc gia: khái niệm, đặc trưng và những biểu hiện mới”, Nhà xuất bản GTVT. 6. PGS.TS. Nguyễn Trung Vãn(2006) “Khái quát chung về Marketing quốc tế và tổ chức công ty kinh doanh quốc tế”, giáo trình Marketing quốc tế, Đại học Ngoại Thƣơng. 7. PGS.TS. Nguyễn Trung Vãn(2006) “Kế hoạch hóa chiến lược marketing quốc tế”, giáo trình Marketing quốc tế, Đại học Ngoại Thƣơng. 8. PGS.TS. Nguyễn Trung Vãn(2002) “ Toàn cầu hóa nhìn từ góc độ các công ty xuyên quốc gia”, Chuyên đề Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại Thƣơng. 9. Phạm Hùng Nghị (Tháng 8-2004) “Chuyển đổi sang mô hình mẹ-con” , Thời báo Kinh tế Việt nam số 125 Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 101 10. Phạm Quang Huấn, GS.TS Trƣờng Đại học quản lý kinh doanh Hà nội ”Một số ý kiến về việc thành lập tập đoàn doanh nghiệp ở Việt nam” 11. Tập đoàn kinh tế-Kinh nghiệm và ứng dụng vào Việt nam-(2005), Viện nghiên cứu&quản lý kinh tế trung ƣơng, NXB Giao thông vận tải. 12. Trần Văn Thọ, Giáo sƣ kinh tế,Tạp chí “Thời đại mới” số 3-tháng 11/2004 , “Nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt nam”, Đại học Waseda, Tokyo. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 13. Björn Alarik (2000),” From M-form to N-form: The Structure of Multinational Corporations” Handelshögskolan vid Göteborgs Universitet, Företagsekonomiska institutionen. 14. Chakravarthi Raghavan, (29,January,1996) “TNCs Control Two-Thirds of World Economy” Third World Network Features. 15. Dr.Emanuela Todeva (2002) “From Foreign Market Entry to International Business Networks and Multinational Business Relationships” School of Management, University of Surrey, Guildford, Surrey 16. Franklin Root (1994), International Trade and Investment 17. Giorgio Barba Navaretti and Anthony J. Venables:”Multinational Firms in the World Economy” ( 2004), Princeton University Press. 18. Muminova Nargis (August 2006 )“Transnational corporations in global movement of capitals, technologies and migration processes” University of World Economy and Diplomacy, Uzbekistan 19. Minggao Shen(2003), “Các tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc: Quá khứ, hiện tại và tương lai phát triển”, Trung tâm nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, Trƣờng Đại học Bắc Kinh. 20. Nick Beams, (25 February2000), “Marxist internationalism vs. the Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 102 perspective of radical protest.A reply to Professor Chossudovsky's critique of globalization” 21. Ivey Business Journal,(January/February 2006) “Global integration and the performance of multinationals’ subsidiaries in emerging markets” 22. Philip Cateora (1997), “International Marketing”, Prentice Hall. 23. Jed Greer and Kavaljit Singh “A Brief History of Transnational Corporations” , (2000) , Corpwatch 24. Risto Tainio and Mikko Puputti(6.7.2002)”Multinational Firms; when and how does the home country matter? “, Helsinki School of Economics. Paper prepared for 17 th EGOS Colloquium, Barcelona, Spain. 25. Jeans Francois Hennart,(4/2000)”Theories of the multinational enterprises” Templeton College 26. UNCTAD-World investment Report 2005, Transnational corporations and the internationalization of R&D 27. UNCTAD,World Investment Report 2006,”FDI from Developing and Transition Economies: Implications for Development” 28. Vern Terpstra( 1996), “International Marketing” ,University of Michigan, Seventh Edition. TÀI LIỆU TỪ INTERNET 29. d=8788d05a67117e “thu hút các tập đoàn đa quốc gia : Cần một chính sách đặc thù” 30/05/2006 30. “Sharp Climb in 2005 Foreign Direct Investment” 18/9/2006. 31. ” Việt nam cần thu hút đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia” 8/10/2006. Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 103 32. 10/7/2006. 33. ”500 biggest companies 2006”, full list 06/2006. 34. www.vneconomy.com.vnvie/index.php?param=article&catid=10”Con báo lỗ, “mẹ hưởng lợi”! VNECONOMY cập nhật 02/07/2006. 35. =14&Itemid=42 ”thấy gì từ báo cáo đầu tư toàn cầu của Liên hiệp quốc” 18/10/2006 36. ” Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tám tháng đầu năm 2005” 18/10/2006 37. ” Làm gì để thu hút các công ty đa quốc gia” cập nhật ngày 28/05/2006 Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT 104 PHỤ LỤC I Một số chỉ tiêu điển hình về FDI và sản lượng thế giới từ 1982-2004 PHỤ LỤC II Tỷ lệ đóng góp trong sản lượng của các chi nhánh ở nước ngoài so với tổng sản lượng của các TNCs tại một số nước tiêu biểu NguồnGiorgio Barba Navaretti and Anthony J. Venables:”Multinational Firms in the World Economy” 2004), Princeton University Press.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3513_6089.pdf
Luận văn liên quan