Đề tài Vấn đề đạo đức kinh doanh ở một số quốc gia và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Thông qua việc tìm hiểu về nội dung, vai trò, cũng như việc áp dụng, phát triển của đạo đức kinh doanh ở một số quốc gia, chúng ta có thể nhận thấy đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu, một bộ phận không thể tách rời trong hoạt động c ủa các doanh nghiệp. Trong triết lý kinh doanh hiện đại, bên cạnh đề cao việc xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, thì việc phát triển sâu rộng, đưa đạo đức kinh doanh trở thành nguyên tắc nền tảng trong các hoạt động của doanh nghiệp cũng là một việc làm hết sức quan trọng, mang tính quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp hiện đại.

pdf100 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4022 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề đạo đức kinh doanh ở một số quốc gia và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 6/2008, tập đoàn Tân Lộc thừa nhận trong sữa của họ nhiễm chất melamin – một chất gây ra bệnh sỏi thận cho người bị nhiễm, và cho tiến hành thu hồi sản phẩm. Tuy nhiên, Tân Lộc lại không thông báo rộng rãi vụ việc này ra công chúng. Vụ việc càng trở nên nghiêm trọng khi tính tới ngày 15/9/2008, đã có tới 1200 trẻ em ở Trung Quốc mắc sỏi thận do uống sữa bẩn, trong đó 2 em đã tử vong. Nhà chức trách Trung Quốc đã cho tiến hành kiểm tra 109 công ty sản xuất sữa cho trẻ em và phát hiện 22 sản phẩm sữa của các công ty có chứa melamin. Tác hại của vụ việc lan nhanh đến mức ngày 22/9/2008, Bộ y tế Trung Quốc thông báo đã có tới 53.000 trường hợp trẻ em nhập viện do uống sữa bẩn, trong đó có 104 trẻ trong trạng thái nguy kịch. Vụ việc này thực sự đã gây chấn động đối với toàn thế giới, càng cho thấy sự xuống dốc nghiêm trọng của đạo đức trong các doanh nghiệp Trung Quốc. Dường như chỉ trong khoảng thời gian vài tuần lễ, người ta lại được nghe thấy những thông tin về độ mất an toàn hay chất lượng thấp của hàng hóa Trung Quốc. Vậy tại sao lại xảy ra nhiều vụ bê bối đối với hàng hóa Trung Quốc như vậy? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? Dễ hiểu, chúng ta có thể thấy rằng, về cơ bản, nền kinh tế của Trung Quốc tuy đã có những bước thành công nhất định trong phát triển kinh tế thì nền kinh tế ấy vẫn là một nền kinh tế đang phát triển đi lên từ một nền kinh tế 69 nông nghiệp và phải chịu những hệ lụy, tàn dư nhất định của tâm lý làm ăn manh múi, chộp giật của thời kì đó. Bên cạnh đó, thể chế kinh tế thị trường non trẻ của Trung Quốc mới xây dựng được trong hơn 30 năm so với hàng trăm năm phát triển của thể chế kinh tế thị trường ở các nước Mỹ và Tây Âu rõ ràng là chưa thể đạt được sự ổn định, hoàn thiện về thể chế. Hệ thống giám sát nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong giám sát, quản lý từ phía chính phủ đang tồn tại nhiều vấn đề từ sự nhận thức còn hạn chế đến ảnh hưởng của vấn nạn tham nhũng đang làm suy yếu chức năng của đối tượng này. Phân tích một cách chi tiết, tác giả Xiaohe Lu đã đưa ra ba vấn đề chính đang tồn tại cản trở sự phát triển của đạo đức kinh doanh ở Trung Quốc đó là: Vấn đề thứ nhất là vấn đề trong cách thức vận dựng nền kinh tế thị trƣờng và sử dụng vốn của Trung Quốc. Có thể nói, quá trình đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt của Trung Quốc, từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu, trở thành một nền kinh tế mới nổi, đang phát triển mạnh mẽ ngày càng có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Nếu như trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nền sản xuất của Trung Quốc bị đình trệ, không đủ khả năng cung cấp đủ nhu cầu cho người dân, thì bước sang nền kinh tế thị trường, sức sản xuất trong xã hội ấy đã được giải phóng và phát triển một cách. Trong ba thập niên gần đây, thế giới đã được chứng kiến sự tấn công ào ạt của hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc vào tất cả các thị trường trên thế giới, đặc biệt là thị trường các nước phát triển. Tuy nhiên, thể chế kinh tế thị trường du nhập vào Trung Quốc đem lại thành công cho quốc gia này nhưng cũng đem theo vào những mặt trái của nó đang gây ra những vấn đề đạo đức nhức nhối trong xã hội Trung Quốc. Những giá trị tốt đẹp của đạo đức truyền thống đang bị nền kinh tế thị trường dần dần làm biến mất. Nếu như trong thời gian trước đây, người dân Trung Quốc luôn 70 sẵn sàng cống hiến cho đất nước, cho sự nghiệp chung, luôn đặt lợi ích của cộng đồng, của đất nước lên trên lợi ích cá nhân thì hiện nay, lợi ích cá nhân mới là yếu tố được đặt lên trên hết, cả xã hội đều chạy theo đồng tiền mà dường như đã lãng quên lợi ích của cả xã hội. Điều này được thể hiện rất rõ trong hoạt động của các doanh nghiệp Trung Quốc. Bất kể các doanh nghiệp ấy được sở hữu bởi Nhà nước hay tư nhân thì mục tiêu hoạt động của họ đều là tối đa hóa lợi nhuận. Hơn nữa, như đã nói ở trên, Trung Quốc đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp, qui mô nhỏ với hạt nhân là kinh tế tiểu chủ, hộ gia đình, tâm lý hoạt động manh múi, chộp giật, coi trọng lợi ích trong tức thời mà quên đi lợi ích lâu dài vẫn đang đè nặng lên tư tưởng của nhiều doanh nhân Trung Quốc mà chưa thể xóa bỏ một sớm một chiều. Vì yếu tố lợi nhuận, các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng làm tất cả để có được nó kể cả việc lừa dối, lợi dụng, làm tổn hại đến khách hàng không những chỉ là những người tiêu dùng trong nước mà cả những người tiêu dùng nước ngoài. Vấn đề thứ hai là vấn đề trong cách suy nghĩ và quản lý nền kinh tế của Nhà nƣớc Trung Quốc. Nếu như trước kia, chính quyền Trung Quốc hạn chế, cấm đoán ngặt nghèo đối với kinh tế cá nhân bao nhiêu, thì ngày nay họ càng buông lỏng quản lý, để mặc các doanh nghiệp tư nhân hoạt động tự do bấy nhiêu. Điều này xuất phát từ những nhận thức sai lầm về nền kinh tế thị trường của Nhà nước Trung Quốc. Thứ nhất, các chính quyền địa phương Trung Quốc nhận thức rằng các doanh nghiệp tư nhân là hiện thân của nền kinh tế mới, đưa ra càng nhiều các chính sách ưu đãi để doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh là càng ủng hộ sự phát triển của nền kinh tế mới. Trong khi đó, họ lại không nhận thưc được rằng, ngay trong cả nền kinh tế thị trường Nhà nước cũng cần đưa ra những chính sách, nguyên tắc, khuôn khổ pháp lý để quản lí hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Thứ hai, các nhà chức trách 71 Trung Quốc cũng lo lắng rằng nếu họ đưa ra những biện pháp thắt chặt quản lý sẽ gây ra tác động tiêu cực làm cản trở sự phát triển và gây ra tình trạng rút vốn đồng loạt của các doanh nghiệp tư nhân. Một số ý kiến còn cho rằng trong trường hợp nguồn gốc của dòng vốn đầu tư ấy là không hợp pháp, nhưng nếu nó đem lại hiệu quả lợi nhuận, đem lại lợi ích cho nền kinh tế thì chính quyền cũng không nên truy tố trách nhiệm với nó. Thứ ba, nhận thức nhầm lẫn giữa phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế của các nhà quản lý Trung Quốc. Rất nhiều các nhà quản lý ở các địa phương trong chính quyền Trung Quốc đã cho rằng phát triển kinh tế tức là đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao. Chính vì vậy, họ chỉ tập trung làm sao cho tốc độ tăng trưởng GDP cao bằng mọi giá mà không để ý đến vấn đề liệu rằng sự tăng trưởng đó có đem lại lợi ích hay đang gây ra những tác động xấu con người và môi trường xung quanh? Thứ tư ,quá trình cải cách nền kinh tế của chính phủ Trung Quốc được đi kèm với quá trình phân bổ, tăng thêm quyền lực cho các chính quyền địa phương. Bản thân các chính quyền địa phương đã có nhiều nhận thức sai lầm về thực hiện nền kinh tế thị trường và thúc đẩy phát triển kinh tế, khi được có thêm nhiều quyền lực quản lý lại càng làm cho những hạn chế đó gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với toàn bộ nền kinh tế. Quá trình phân quyền cho các địa phương này cũng đồng thời làm tăng vấn nạn tham nhũng trong bộ máy quản lý lại càng làm suy yếu hơn vai trò quản lý của bộ máy Nhà nước, tạo điều kiện cho các hoạt động trục lợi của các cá nhân, doanh nghiệp phát triển. Vấn đề thứ ba là các doanh nghiệp Trung Quốc đang thiếu một lí luận thực sự trong xây dựng văn hóa và đạo đức doanh nghiệp. Rất nhiều các doanh nghiệp Trung Quốc khi được hỏi về vấn đề này, họ không có những khái niệm rõ ràng về văn hóa và đạo đức doanh nghiệp và nếu họ nhận thức 72 được thì lại không biết làm thế nào để xây dựng được chúng trong doanh nghiệp. Tất cả những gì họ có chỉ là những quan điểm, lý luận về đạo đức xã hội hay cụ thể hơn là vai trò xã hội của các cá nhân. Những lý luận về xây dựng văn hóa và đạo đức trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu công đã thiếu thì lý luận ấy cho doanh nghiệp tư nhân lại càng không hề có do trong giai đoạn trước đây hình thức doanh nghiệp tư nhân chỉ tồn tại rất hạn chế và không có được sự quan tâm từ phía xã hội. Thêm nữa, lý luận trong nước đã không có nhưng việc giới thiệu những lý luận và học thuyết về vấn đề trên của nước ngoài cũng rất ít hoặc chỉ dừng lại ở mức giới thiệu sơ lược. Đa số những sách viết về kinh doanh được dịch , xuất bản và giới thiệu ở Trung Quốc chủ yếu lại nói về cách thức để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận, chứ không hề đề cập đến trách nhiệm xã hội hay đạo đức của doanh nghiệp. Người Trung Quốc có câu “Thương trường là chiến trường”, chính những tư tưởng như vậy cộng với việc truyền bá những học thuyết kinh doanh đề cao lợi nhuận vô hình chung đã cổ súy cho việc chạy theo lợi nhuận của các doanh nghiệp Trung Quốc và gần như lãng quên khái niệm văn hóa và đạo đức doanh nghiệp. Mặc dù, chính phủ Trung Quốc đang cố gắng hoàn thiện và xiết chặt hơn nữa hệ thống luật pháp để ràng buộc các doanh nghiệp hoạt động có đạo đức. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng định rằng dù những qui định của luật pháp có chặt chẽ đến mức nào đi nữa, nó vẫn không thể thay thế được tầm quan trọng của nền móng văn hóa và đạo đức doanh nghiệp vững chắc. Chỉ có đứng trên nền móng được xây dựng từ hệ thống luật pháp và văn hóa doanh nghiệp đủ mạnh, các doanh nghiệp mới có thể hoạt động có đạo đức kinh doanh. 73 Để có thể giải quyết triệt để những vấn đề trên, ngoài việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, siết chặt quản lý Nhà nước, tăng cường giám sát, xử lý mạnh tay các trường hợp vi phạm, phòng chống tham nhũng, điều mà Trung Quốc rất cần phải làm là phải thay đổi được tư duy chạy theo lợi nhuận của các doanh nhân Trung Quốc bằng tư duy mới hoạt động kinh doanh vì lợi ích của cả xã hội và doanh nghiệp, trong đó luôn phải xem trọng lợi ích xã hội; phải xây dựng được trong các doanh nghiệp Trung Quốc một nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh thông qua đó có thể ngăn chặn có hiệu quả các hành vi phi đạo đức của các nhân viên và lãnh đạo công ty. Các biện pháp mà Trung Quốc tiến hành để đạt được mục tiêu trên đó là: Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, làm thay đổi nhận thức của các doanh nhân Trung Quốc, phê phán tâm lý kinh doanh chạy theo lợi nhuận; đồng thời có các hình phạt mạnh tay với các doanh nghiệp, doanh nhân có hành vi phi đạo đức. Các chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức cho các doanh nhân về đạo đức kinh doanh đang được chính phủ Trung Quốc thúc đẩy. Tuy nhiên, với số lượng rất lớn các doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nhiệm vụ này rất nặng nề với chính phủ Trung Quốc. Thứ hai, chính phủ Trung Quốc cùng với giới học giả đang tìm kiếm sự giúp đỡ của các tư tưởng đạo đức của Nho giáo truyền thống để hình thành lý luận cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc. Đã có một số các tập đoàn lớn của Trung Quốc nhận thức rõ được vấn đề này và chủ động tiến hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tiêu biểu như tập đoàn Fuda, Haier... Ở Fuda, người ta coi “công ty cũng như một cá nhân”, xây dựng văn hóa công ty 74 tốt cũng như xây dựng văn hóa của một con người tốt. Ông Yuan Li – chủ tịch của Fuda đã đưa ra quan niệm của Fuda về vấn đề này: (1) Thế nào là một con người tốt? Đó là một con người luôn hoạt động, cống hiến vì lợi ích của đất nước, của xã hội và cộng đồng nơi anh ta sinh sống. Theo ông, một con người khi quyết định thực hiện một hành động thì 70% bị chi phối bởi lợi ích thu được, 30% còn lại bị chi phối bởi cảm xúc, niềm tin vào hành động của mình. Một người tốt là người biết cân bằng giữa cái 70% và 30% ấy. (2) Phải hành động như thế nào để trở thành một người tốt? Theo ông Yuan Li, văn hóa doanh nghiệp của Fuda được xây dựng từ 3 yếu tố: học thuyết về quản lý doanh nghiệp của phương Tây kết hợp với tư tưởng của Nho giáo và Đạo giáo. Trong đó, học thuyết về quản lý doanh nghiệp đóng vai trò là nguyên tắc quản lý doanh nghiệp, còn tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo là nguyên tắc hoạt động và xây dựng văn hóa đạo đức trong doanh nghiệp. Ông cho rằng, Nho giáo dạy cho doanh nghiệp biết cách cư xử đúng mực trong xã hội và Đạo giáo sẽ chỉ dẫn cho ông làm thế nào để điều hành một công ty tốt.Những tiến bộ trong văn hóa doanh nghiệp của Fuda có thể kể đến như: tất cả các nhà quản lý, thậm chí là cả CEO của Fuda đề do các nhân viên của công ty bầu chọn; tiêu chuẩn để đánh giá các cá nhân ở Fuda đó là ngay thẳng, trung thực, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, hiếu thảo với cha mẹ.. 75 Chƣơng III: Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập. 1. Thực trạng đạo đức kinh doanh Việt Nam. Sự ra đời của đạo đức kinh doanh luôn đi kèm với sự xuất hiện của các hoạt động thương mại, trao đổi buôn bán. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật này. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, người ta vẫn chưa tìm ra một văn bản chính thức nào ghi chép về những nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh của các thương nhân Việt Nam thời kì xa xưa. Phải cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đem theo mô hình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, thì những văn bản đầu tiên về đạo đức trong kinh doanh mới được xuất hiện. Đó là tác phẩm “Đạo làm giàu” của cụ Lương Văn Can. Mặc dù tác phẩm của cụ mới chỉ giới hạn trong hoạt động thương nghiệp, khuyên người thương nhân luôn phải giữ chữ Tín, không được gian lận trong buôn bán trao đổi, không được nâng giá một cách tùy tiện, không được ép giá đối tác kinh doanh...., nhưng phần nào đó nó đã thể hiện sự quan tâm của giới tri thức Việt Nam đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Một đặc điểm rất nổi bật trong đạo đức kinh doanh của các nhà tư sản dân tộc thời kì này đó là tinh thần dân tộc, yêu nước. Họ luôn tâm niệm rằng họ phải gắn hoạt động kinh doanh của mình với vận mệnh chung của dân tộc, luôn đề cao tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc thể hiện trước hết trong việc cạnh tranh với các thương nhân nước ngoài, đặc biệt là với giới tư sản Pháp. Đến khi đất nước giành được độc lập năm 1945, trong bức thư gửi cho các nhà công thương Việt Nam, Bác Hồ đã đề cao vai trò của giới công thương trong phát triển kinh tế đất nước, khuyên họ hoạt động theo có đạo đức trong hoạt động kinh doanh với mục tiêu cao cả nhất là kiến tạo một nước 76 Việt Nam hiện đại và đặt Việt Nam trong xu thế hội nhập với thế giới. Tuy nhiên trong 30 năm sau đó, khi đất nước luôn ở trong hoàn cảnh chiến tranh, toàn dân tộc phải tập trung cho mục tiêu giành độc lập, tự do, hòa bình cho đất nước thì nền kinh tế không có điều kiện để phát triển và những nội dung liên quan đến đạo đức kinh doanh không được để ý đến. Khi đất nước bước vào giai đoạn hòa bình sau chiến tranh, chúng ta lại thực hiện theo mô hình kinh tế kế hoạch tập trung làm hạn chế rất nhiều khả năng phát triển kinh tế của đất nước. Nền sản xuất chỉ hoạt động theo kế hoạch của Nhà nước, trì trệ, đình đốn; thương mại bị kìm hãm, ngăn cấm, chỉ tồn tại ở hình thức phân phối của Nhà nước không dựa trên sự trao đổi, buôn bán được phép hoạt động. Khi các hoạt động kinh doanh không thể phát triển, bị kìm hãm, thì đạo đức kinh doanh cũng không thể có những bước tiến, và chỉ dừng lại ở nguyên tắc tuân thủ sự phân công của Nhà nước. Cho đến khi nước ta thực hiện quá trình Đổi mới từ năm 1986, xây dựng một nền kinh tế hiện đại theo cơ chế thị trường, đạo đức kinh doanh ở Việt Nam mới có những điều kiện để hình thành và phát triển chính thức. Đặc biệt là khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, gia nhập WTO, thì vấn đề đạo đức kinh doanh mới trở nên cấp thiết với các doanh nghiệp Việt Nam. Xem xét tổng thể đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, chúng ta nhận thấy có rất nhiều hạn chế. Những vấn đề, thách thức về đạo đức mà Việt nam đang gặp phải đó là: Thứ nhất, vấn đề hoạt động kinh doanh có đạo đức, có trách nhiệm xã hội dường như đang không được nhiều các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận chủ yếu của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề này được thể hiện trong tất cả các mối quan 77 hệ của doanh nghiệp với khách hàng, người lao động, cổ đông và đối thủ cạnh tranh. Đối với khách hàng: Liên tục trong thời gian gần đây, người tiêu dùng Việt Nam liên tiếp đón nhận những thông tin về tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm của bột ớt, hạt dưa,... do các các cơ sở sản xuất tiêu thụ trên thị trường. Trở lại mấy năm trước vào năm 2007, người tiêu dùng Việt Nam đã từng xôn xao vì hàng loạt chai nước tương của các công ty Việt Nam từ những nhãn hàng của các công ty có uy tín, thương hiệu cao trên thị trường như: Chinsu, Trung Thành.. cho đến những nhãn hàng của các công ty, cơ sở sản xuất qui mô nhỏ đều bị phát hiện nhiễm chất 3-MCPD (một chất độc có khả năng gây ung thư). Vụ việc này đã gây ra sự hoang mang, lo lắng về sự an toàn của các sản phẩm Việt Nam đối với người tiêu dùng; là biểu hiện về sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với sức khỏe người tiêu dùng. Đối với người lao động: Theo thống kê trong những năm gần đây, số vụ đình công của công nhân ở Việt Nam lên tới hàng trăm vụ mỗi năm và ngày càng gia tăng về số lượng qua các năm. Năm 2006, cả nước xảy ra 387 vụ đình công, sang năm 2007 là 561 vụ và năm 2008 là 650 vụ. Tuy đến năm 2009 số vụ đình công đã giảm chỉ còn 200 vụ, nhưng đó là do cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến tâm lý người lao động sợ mất việc nên không dám đấu tranh cho quyền lợi của mình. Phần lớn các cuộc đình công của công nhân hiện nay là vì mục đích kinh tế. Trong đó, các nguyên nhân chính dẫn đến đình công đó là:  Người lao động không hài lòng với điều kiện làm việc, môi trường ô nhiễm, công cụ lao động không được thẩm tra, an toàn lao động kém, không có kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân công và tình trạng tai nạn nghề nghiệp khá phổ biến. 78  Mức lương các doanh nghiệp trả cho lao động vẫn rất thấp so với mặt bằng giá cả, đặc biệt trong tình hình lạm phát gia tăng cao trong những năm gần đây, mức lương của không theo kịp với diễn biến lạm phát càng làm cho đời sống người công nhân càng khó khăn. Vì thế, người lao động không hài lòng và không trung thành với doanh nghiệp.[1, tr8] Bên cạnh đó, tình trạng tăng giờ làm, nợ lương, bớt xén tiền thưởng, trốn đóng hay chậm đóng BHXH cho công nhân (theo ước tính, số tiền nợ BHXH của các doanh nghiệp đã lên đến con số 2000 tỷ đồng) của các doanh nghiệp đang có diễn biến lan tràn trong các doanh nghiệp gây tổn hại rất lớn đến quyền lợi và đời sống của người lao động. Nghiêm trọng hơn là đã có những trường hợp người sử dụng lao động có những hành vi xúc phạm, đánh đập người lao động như vụ việc diễn ra vào năm 2003, bà Lê Thị Lan – Giám đốc Xí nghiệp thủy sản Phú Hải (Bình Thuận) đã đánh đập chị Văn Thị Dung – nhân viên trong xí nghiệp trước mặt đông đảo các nhân viên vì đã có những lời phàn nàn về bà Lan. Việc các doanh nghiệp có các hành vi đối xử thô bạo với người lao động hay chạy theo lợi nhuận mà cố tình bỏ qua quyền lợi của người lao động là những hành vi rất đáng lên án trong xã hội. Đối với cổ đông: Tình trạng phổ biến hiện nay trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp Việt Nam đối với các cổ đông đó là tình trạng thiếu minh bạch, thiếu sự công bố rộng rãi các thông tin hoạt động của doanh nghiệp đối với cổ đông và tình trạng các doanh nghiệp không quan tâm đến quyền lợi của cổ đông nhỏ, lẻ. Theo Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, tính đến 31-3-2009, trên sàn Hà Nội có 95,8% công ty niêm yết xây dựng website của mình. Tuy nhiên, phần lớn các website của các công ty niêm yết hiện còn sơ sài và chưa cập nhật đầy đủ thông tin, đặc biệt đối với các công ty có quy mô vốn nhỏ, nằm trên địa bàn vùng sâu, xa. Còn tại sàn TPHCM, dù đã có 176/177 công ty 79 có website nhưng vẫn có tới 31 công ty chưa cập nhật đầy đủ thông tin đã công bố, 7 website không truy cập được hoặc đang được xây dựng lại. Trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tình trạng chậm nộp, thường xuyên xin gia hạn thời gian nộp liên tục xảy ra. Cũng theo thống kê của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, đối với việc công bố thông tin định kỳ các báo cáo tài chính trong từng quý của năm 2008, không có lúc nào không có doanh nghiệp công bố chậm (ít thì 11 doanh nghiệp, nhiều lên đến 79 doanh nghiệp chậm nộp)[10]. Đáng chú ý trong các báo cáo quý, số doanh nghiệp nộp chậm báo cáo của sàn TP.HCM thường nhiều hơn sàn Hà Nội. Không chỉ nộp chậm báo cáo, mà bản thân các báo cáo mà các doanh nghiệp công bố thường xuyên có những tình trạng: báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán có nhiều khác biệt, có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ; báo cáo tài chính quý còn thiếu phần thuyết minh; nhiều thuyết minh không đầy đủ, chi tiết để nhà đầu tư có thể hiểu rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; các khoản đầu tư tài chính không được công bố đầy đủ ra thị trường và chưa được trích lập dự phòng thường xuyên, chủ yếu dồn vào quý IV. Đáng chú ý, đã có tình trạng doanh nghiệp niêm yết cố tình làm sai báo cáo tài chính để che giấu tình hình hoạt động thua lỗ của doanh nghiệp để che mắt cổ đông và nhà đầu tư. Đó là trường hợp của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa Bibica đã có hành vi gian dối kết quả kinh doanh trong các báo cáo tài chính năm 2002 và 6 tháng đầu năm 2003. Trong bối cảnh, Bibica đang triển khai thực hiện đồng loạt nhiều dự án mới như triển khai sản xuất các sản phẩm mới (bánh bông lan...) và xây dựng thêm Nhà máy bánh kẹo Biên Hòa 2 lại phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức đến từ số nợ ngân hàng gia tăng, sự tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào và sự biến động trong bộ máy nhân sự, khiến công ty rất cần một nguồn vốn lớn 80 để duy trì, tiếp tục hoạt động, Ban lãnh đạo Bibica đã có động thái điều chỉnh con số hoạt động thua lỗ của công ty từ 10.08 tỷ đồng về 5.4 tỷ đồng để làm yên lòng các nhà đầu tư. Sau khi vụ việc bị vỡ lỡ đã làm cho giá trị cổ phiếu của Bibica bị sụt giảm nghiêm trọng gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Bản thân Bibica phải chịu những hình phạt nặng của các cơ quan quản lý, bị mất uy tín kinh doanh nghiêm trọng và đứng bên bờ vực phá sản [1]. Đây có thể coi là bài học đắt giá cho tất cả các công ty Việt Nam về tính trung thực trong hoạt động của mình. Trong quan hệ với cổ đông nhỏ, đối với các doanh nghiệp, tiếng nói của các cổ đông nhỏ “có cũng như không”. Qua một số kỳ Đại hội cổ đông cho thấy, sự có mặt của các cổ đông nhỏ lẻ gần như chỉ để đủ cơ cấu, không thể hiện được quyền của mình trong mọi vấn đề hoạt động của doanh nghiệp mà mình góp vốn. Cá biệt còn có những trường hợp các doanh nghiệp đưa ra yêu cầu cổ đông phải có một tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu nhất định, thường ở mức cao mới được dự họp Đại hội để loại bỏ từ đầu những cổ đông nhỏ, lẻ. Tình trạng phân biệt đối xử về lợi ích giữa các cổ đông nhỏ và các cổ đông lớn cũng đã xảy ra như trường hợp ở cty cổ phần Vận tải xăng dầu (VIPCO) đã cho phép cổ đông lớn mua cổ phiếu phát hành tăng vốn điều lệ với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, còn các cổ đông nhỏ phải mua với giá 40.000 đồng/cổ phiếu, cao gấp 2,67 lần so với cổ đông lớn; tương tự như vậy, tại Cty CP Dịch vụ Sài Gòn - Savico (SVC) cũng đã từng cho cán bộ lãnh đạo mua cổ phiếu ưu đãi với giá 30.000 đồng/cổ phiếu trong khi đó giá thị trường là 118.000 đồng/cổ phiếu.[8] Đối với đối thủ cạnh tranh: Quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm phân chia và giành giật thị trường là một đặc điểm tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh những phương pháp cạnh tranh minh bạch, hợp 81 pháp, các doanh nghiệp cũng đã có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Những cuộc đua tranh để hạ chi phí sản phẩm, dịch vụ mà các doanh nghiệp lớn phát động nhằm triệt hạ các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp mới bước vào thị trường là chiêu bài được thường xuyên sử dụng. Điển hình là trên thị trường viễn thông di động Việt Nam, việc 3 đại gia là Viettel, Vinaphone, Mobiphone trong quá khứ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại gây sốc để thu hút khách hàng như tặng 100% giá trị thẻ nạp, tặng một khoản tiền lớn cho khách hàng khi hòa mạng di động..., thậm chí đã có tình trạng các nhà mạng có hành vi giành khách của đối thủ khi đưa ra chương trình khuyến mại cho những khách hàng chấm dứt sử dụng dịch vụ của đối thủ để chuyển sang sử dụng dịch vụ của công ty. Những hành vi cạnh tranh đó đã làm bóp méo thị trường di động Việt Nam, chèn ép các công ty di động nhỏ và tạo nguy cơ biến thị trường di động Việt Nam thành sân chơi riêng của 3 đại gia này. Một hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng phổ biến đó là quảng cáo sai sự thật. Công ty Kim Đan – một doanh nghiệp nổi tiếng chuyên sản xuất đệm cao su đã có những đoạn quảng cáo nói xấu những loại đệm làm bằng nhựa poly - urethane và đệm lò xo không có căn cứ khoa học để nổi bật sản phẩm của mình. Hay như trường hợp của công ty Xuân Lộc Thọ cũng có những đoạn quảng cáo gây nhầm lẫn xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm. Cty này quảng cáo: “Hàng Mỹ không đắt như bạn nghĩ”. Bất cứ khách hàng nào khi đọc đoạn quảng cáo trên thì đều nghĩ đến những sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ và được bán với giá cả hợp lý. Thế nhưng, Cty Xuân Lộc Thọ lại giải thích “Mỹ” ở trong đoạn quảng cáo đó không phải là nước Mỹ mà là “mỹ thuật”.[2] 82 Tình trạng các doanh nghiệp sử dụng các thương hiệu của công ty na ná nhau cũng là một thực tế đáng báo động hiện nay, đặc biệt diễn ra với các thương hiệu nổi tiếng của các công ty đa quốc gia. Cty Thuý Hương (Thanh Trì – Hà Nội) đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, mầu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai cty khác nhau sản xuất. Một số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả Freshtea và Nestea cùng là sản phẩm của cty Nestle, vì trông chúng rất... giống nhau! Cùng nằm trong dòng sản phẩm của cty Nestlé, sản phẩm sữa Milo bị tới hai hãng khác cạnh tranh không lành mạnh thông qua các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn. Sản phẩm sữa Good Cacao của Cty Mina được sản xuất với những điểm tương tự sữa Milo như: Tương tự về bao gói sản phẩm, cách thức trình bày, bố cục, mầu sắc. Cty Hoàng Gia cũng có những chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn tương tự với sản phẩm Milo của Nestlé. Cty Hoàng Gia đã sản xuất sữa đóng túi Inso có bao gói sản phẩm tương tự với bao gói của sữa Milo.[2] Ngoài những vấn đề với các đối tượng liên quan trên, một vấn đề khác nữa rất đáng được lưu tâm đó là các doanh nghiệp Việt Nam còn rất thiếu ý thức trong trách nhiệm bảo vệ môi trường. Dư luận vẫn chưa quên vụ việc về hành vi xả thải trái phép ra sông Thị Vải của công ty Vedan Việt Nam. Trong suốt 14 năm cho đến khi hành vi đó bị phát hiện, công ty Vedan Việt Nam đã liên tục xả hàng nghìn tấn nước thải trái phép trực tiếp ra sông Thị Vải mà hậu quả trực tiếp của hành vi này đang đe dọa biến sông Thị Vải thành dòng sông chết. Cho đến thời gian gần đây, dư luận lại tiếp tục đón nhận những thông tin về hành vi “đầu độc” môi trường của 2 công ty đó là công ty 83 Tungkuang ở Hải Dương đã sử dụng công nghẹ sản xuất rất độc hại cho chính bản thân những người công nhân, cũng như cho cộng đồng dân cư và môi trường xung quanh và công ty mía đường Quãng Ngãi đã xả thải trái phép hàng ngìn m3 nước thải ra sông Trà Khúc đe dọa hủy diệt hệ sinh thái ở đây. Những vụ việc trên thực sự đã đặt ra một dấu hỏi lớn về trách nhiệm đối với môi trường hiện nay của các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam khi ở đâu đó vẫn còn có những hành vi phá hoại môi trường vẫn chưa bị phát hiện. Có thể nói, những thực trạng, những vụ việc được nêu ở trên đây thực sự là những tiếng chuông báo động về sự vô trách nhiệm, thiếu đạo đức rong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì mục tiêu lợi nhuận, vì những lợi ích của riêng bản thân doanh nghiệp, vì lợi ích ngắn hạn mà các doanh nghiệp sẵn sàng không quan tâm, thậm chí chà đạp lên lợi ích của các đối tượng khác trong hoạt động của mình. Thứ hai, hệ thống pháp luật, chế tài xử phạt đối với các hành vi phi đạo đức của các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn vừa thiếu vừa yếu và chưa thực sự chặt chẽ. Đến nay, Nhà nước Việt Nam vẫn chưa ban hành một bộ luật chính thức nào để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo dự kiến, chính phủ đang xây dựng Dự thảo về luật bảo vệ người tiêu dùng và phải chờ đến tháng 10/2010 mới trình Quốc hội để xem xét thông qua. Bên cạnh đó, hoạt động của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam – tổ chức chính thức bảo vệ cho quyền lợi của người tiêu dùng còn rất hạn chế hay có thể nói rất mờ nhạt, một phần cũng là do họ chưa có được chỗ dựa pháp lý để có thể lên tiếng bảo vệ thực sự người tiêu dùng, ngoài việc chỉ đưa ra những cảnh báo, lên án các doanh nghiệp. Hội cũng chưa thực sự tập hợp được sự đoàn kết, tập trung của người tiêu dùng để đưa ra những tiếng nói, sức ép có trọng lượng đối với các doanh nghiệp như vai trog của các Hiệp hội bảo vệ người 84 tiêu dùng ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật bản...Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chính phủ Việt Nam đã ban hành luật Bảo vệ môi trường từ năm 2005. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhiều chuyên gia, hệ thống pháp luật và chính sách về bảo vệ môi trường của Việt Nam còn thiếu, chưa cụ thể, nhiều văn bản sau một thời gian áp dụng đã không còn phù hợp với thực tế, bộc lộ những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, công tác thi hành luật còn chưa chặt chẽ, khi đội ngũ thanh tra viên môi trường vẫn còn rất mỏng, tuy gần đây đã có sự tham gia thêm của cảnh sát môi trường nhưng vấn đề quản lý phát hiện sai phạm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một khó khăn khác khiến cho hệ thống pháp luật của Nhà nước ban hành không có hiệu quả chính là thái độ thiếu tôn trọng pháp luật, kém nhận thức của người dân trong việc thi hành luật pháp, dẫn đến tình trạng “nhờn luật” trong một bộ phận không nhỏ người dân. Thứ ba, năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp của các cơ quan quản lý doanh nghiệp vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nguyên nhân của yếu kém này cũng nằm ở vấn đề vừa thiếu vừa yếu năng lực của các cán bộ quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, việc thiếu chế tài, hướng dẫn xử lí cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Một bộ phận các chính quyền địa phương đang có nhận thức sai lầm vì chạy theo thành tích, cạnh tranh, chạy đua với nhau trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp đã buông lỏng quản lý, dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp tự do hoạt động để thu hút họ, giữ chân họ đầu tư kinh doanh tại địa phương. Một vấn đề nữa cũng phải kể tới đó là vấn nạn tham nhũng hiện nay trong các cơ quan công quyền cũng là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, làm suy giảm nghiêm trọng sức mạnh quản lý, đảm bảo sự công bằng, trung thực trong xã hội của các cơ quan Nhà nước. 85 Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Trung Quốc đang thiếu hẳn lý luận về xay dựng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng cho các doanh Việt Nam. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp cũng chỉ được du nhập vào Việt Nam trong thời kì hội nhập. Trong những thời kì trước đây, cũng đã có một số các doanh nhân, các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được bản sắc kinh doanh riêng cho bản thân người doanh nhân và công ty, hãng buôn của họ. Tuy nhiên đó chỉ là những trường hợp mang tính đơn lẻ, chưa tạo thành một hệ thống tư tưởng đặc trưng cho văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, cũng đã có một số các công ty, tập đoàn lớn của Việt Nam cũng đang tự bắt tay, chủ động trong việc tự xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty của mình. Họ chủ yếu dựa trên việc tự mò mẫm, nghiên cứu tài liệu của nước ngoài để áp dụng, thực hiện xây dựng văn hóa và đạo đức kinh trong doanh nghiệp. Điển hình như là tập đoàn FPT, công ty Trung Nguyên... Bên cạnh đó, Trung tâm văn hóa doanh nhân cũng đã được thành lập. Với một số hoạt động tích cực của mình, trung tâm đã góp phần đáng kể trong việc phát triển đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nhân Việt Nam. Nhưng hiện nay, hoạt động của trung tâm vẫn còn bị hạn chế ở qui mô địa lý, và chưa thể đến được với tất cả các doanh nhân Việt Nam ở tất cả các tỉnh thành, vùng miền. Có thể nói, tuy vẫn còn những điểm còn hạn chế song với những nỗ lực kể trên cũng đã đem lại hiệu quả nhất định. Việc làm của họ là những người đi tiên phong mở đường để phát triển nền văn hóa và đạo đức của doanh nghiệp Việt Nam. Thứ năm, sự tham gia còn hạn chế của giới học giả cũng như giới truyền thông Việt Nam trong thúc đẩy đạo đức doanh nghiệp. Hiện nay, có thể nói, chưa có nhiều lượng thông tin về đạo đức kinh doanh được đề cập trong xã hội Việt Nam. Số lượng các công trình nghiên cứu, các sách báo chuyên 86 ngành, nguồn tài liệu tham khảo về đạo đức kinh doanh vẫn còn rất ít. Việc giảng dạy về đạo đức kinh doanh vẫn còn hạn chế chỉ có ở một số trường đại học và phần lớn ưu tiên đào tạo cho các doanh nhân. Đạo đức kinh doanh chưa trở thành một môn học bắt buộc trong hệ thống chương trình giảng dạy của các trường kinh tế Việt Nam và nó cũng chưa trở thành một lĩnh vực nghiên cứu độc lập tại các trường Đại học Việt Nam. Hoạt động đưa tin, phản ánh về các hành vi phi đạo đức của các doanh nghiệp của các phương tiện thông tin đại chúng phần nào đó đã giúp cho người dân nhận biết và có các biện pháp phòng tránh những tác hại do những hành vi đó gây ra, tuy nhiên do nhận thức của người Việt Nam còn hạn chế, họ chưa dám đấu tranh, lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình đã làm cho khả năng tạo sức ép đối với các doanh nghiệp của công chúng bị hạn chế rất nhiều. 2. Bài học kinh nghiệm để phát triển đạo đức kinh doanh ở Việt Nam. Nhìn tổng quan bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và đạo đức kinh doanh ở Việt Nam nói riêng, chúng ta có thể nhận thấy rõ rằng bối cảnh Việt Nam có rất nhiều nét tương đồng với bối cảnh phát triển của Trung Quốc và hiện nay, chúng ta cũng đang phải tập trung toàn bộ trí lực cho công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Tìm hiểu về quá trình phát triển kinh tế, những kinh nghiệm, bài học trong phát triển đạo đức kinh doanh của Trung Quốc và những nước phát triển đi trước như Mỹ, Nhật Bản cho chúng ta những bài học, kinh nghiệm đúc rút để phát triển đạo đức kinh doanh tại Việt Nam để hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững. Từ những thực tế nêu trên về đạo đức kinh donh hiện nay trong các doanh nghiệp Việt Nam. Và qua tìm hiểu về tình hình phát triển của đạo đức kinh 87 doanh ở một số quốc gia trên, chúng ta có thể rút ra những bài học và các giải pháp sau để phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp Việt Nam như sau: 2.1. Nhóm giải pháp từ góc độ doanh nghiệp: Thứ nhất, doanh nghiệp phải chủ động nhận thức tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp. Những bài học của các công ty Trung Quốc như Tam Lộc...hay của các tập đoàn lớn của Mỹ như Enron, Worldcom...vì không tuân thủ đạo đức kinh doanh, kinh doanh gian dối mà phải chịu hậu quả nặng nề đưa doanh nghiệp đến sự phá sản. Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, khi nhận thức của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, đặc biệt khi doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường quốc tế thì yếu tố đạo đức kinh doanh đang trở thành một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ quyết định sự thành công bền vững của doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam cần loại bỏ tâm lý kinh doanh “ăn xổi ở thì”, chạy theo lợi nhuận mà phải hướng tới việc nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức của doanh nghiệp vì chính những lợi ích mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội cũng sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho chính bản thân doanh nghiệp. Trên thực tế, đạo đức kinh doanh vẫn còn là một khái niệm mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Sau hàng loạt các vụ việc liên quan đến các hành vi phi đạo đức của một số doanh nghiệp bị phát giác và bị dư luận xã hội lên án gay gắt, nhiều doanh nghiệp đã gấp rút thực hiện việc xây dựng hình ảnh đạo đức cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, việc xây dựng đạo đức doanh nghiệp đó nhiều khi chỉ dừng lại ở những hoạt động mang tính hình thức mà không đi vào thực chất. Các doanh nghiệp dường như có tâm lý muốn sử dụng đạo đức kinh doanh để đánh bóng cho tên tuổi của mình mà 88 không quan tâm đến việc liệu nó có thực sự tồn tại và phát triển trong doanh nghiệp mình. Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức về đạo đức kinh doanh như thế nào? Điều cần thiết đó là doanh nghiệp cần nhận thức đùng và đầy đủ về đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là giá trị cốt lõi cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh không phải là cái để doanh nghiệp sử dụng để đánh bóng cho tên tuổi của mình, mà đạo đức kinh doanh là thể hiện sự tôn trọng, sự trung thực luôn hướng về khách hàng, đối tác, cổ đông và toàn thể xã hội. Thứ hai, khi đã nhận thức đày đủ về đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp phải có những hành động cụ thể để xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh trong hoạt động của mình, tránh tâm lý thụ động, đã nhận thức nhưng chậm thực hiện gây ra những hậu quả đáng tiếc hay chỉ thực hiện mang tính chất phô trương, hình thức mà không có thực chất bên trong. (1) Các hoạt động bên trong doanh nghiệp: Qua kinh nghiệm xây dựng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ, Nhật Bản đã cho thấy, doanh nghiệp cần có những hành động như: ban hành những bộ Qui tắc đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, tổ chức các chương trình đào tạo về đạo đức kinh doanh trong toàn doanh nghiệp, thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ để sớm phát hiện và ngăn chặn các hành vi phi đạo đức trong doanh nghiệp; thành lập Ủy ban hay bộ phận chuyên trách, độc lập để xử lý các vấn đề đạo đức kinh doanh trong qui mô doanh nghiệp.... Việc thực hiện những hoạt động trên được sắp xếp theo 4 bước như sau: Bước 1: Xây dựng chương trình đạo đức kinh doanh. Trong bước này, doanh nghiệp sẽ tiến hành thành lập một Ủy ban hay một bộ phận chuyên trách về các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh trong 89 doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành xây dựng và ban hành những nguyên tắc, qui định trong hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ theo các nguyên tắc của đạo đức kinh doanh. Bước 2: Phổ biến chương trình đạo đức kinh doanh. Doanh nghiệp thực hiện phổ biến rộng rãi các qui định về đạo đức kinh doanh cho tất cả các nhân viên thông qua các lớp đào tạo, các buổi họp, các buổi hướng dẫn đi kèm với việc phát hành thành tài liệu chính thức lưu hành trong công ty. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên thông báo cho các khách hàng và các đối tác biết về các qui định này để họ có thể kiểm tra, giám sát. Bước 3: Thực hiện, kiểm tra, đánh giá chương trình đạo đức kinh doanh. Trước hết, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp phải là những người tiên phong, là những gương mẫu điển hình trong thực hiện các qui định đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc thực hiên theo các qui định về đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp cũng cần được phát động thành một phong trào sâu rộng có sự tham gia của tất cả các nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có một bộ phận để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các qui tắc đó của tất cả cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp khen thưởng những cá nhân, bộ phận làm tốt cũng như có những hình thức xử lý thích đáng đối với các cá nhân, bộ phận vi phạm. Bước 4: Tiếp tục hoàn thiện chương trình đạo đức kinh doanh. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, hội nhập sâu rộng trên thế giới, các điều kiện kinh tế - xã hội liên tục có những bước biến chuyển đòi hỏi các doanh nghiệp phải kiên tục đổi mới để vươn lên, trong đó có chương trình đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần được cập nhật, bổ sung, thay đổi 90 để phù hợp với hoàn cảnh mới để luôn đảm bảo hiệu quả trong điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp. Bên cạnh việc xây dựng một chương trình đạo đức kinh doanh đúng đắn, hợp lý, một yếu tố không kém phần quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả trong việc thực hiện chương trình này là doanh nghiệp phải xây dựng được một môi trường văn hóa đạo đức trong doanh nghiệp vững mạnh để mỗi nhân viên, mỗi nhà quản lý đều có ý thức tự giác nhận thức và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức kinh doanh vì chính quyền lợi và trách nhiệm của bản thân họ. (2) Các hoạt động bên ngoài doanh nghiệp: Đó là doanh nghiệp phải nghiêm túc chấp hành pháp luật của Nhà nước liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động, bảo vệ môi trường, thực hiện minh bạch, công khai trong việc cung cấp các thông tin hoạt động, thông tin tài chính của doanh nghiệp đối với các cổ đông, các nhà đầu tư... Hiện nay những qui định về các vấn đề này được Nhà nước ban hành trong luật Doanh nghiệp, luật Lao động, luật Đẩu tư, luật Chứng khoán, luật Kế toán doanh nghiệp... Những hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong doanh nghiệp mình đó là:  Thành lập bộ phận chuyên trách về pháp lý trong hoạt động doanh nghiệp. Những người chịu trách nhiệm làm việc trong bộ phận này là các luật sư có sự am hiêu sâu sắc về luật pháp trong nước cũng như luật pháp nước ngoài.  Xây dựng đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có kiến thức vững chắc về pháp luật, luôn có ý thức tuân thủ pháp luật.  Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về pháp luật rộng rãi cho toàn thể nhân viên trong công ty trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của họ. 91 2.2. Nhóm giải pháp từ góc độ Nhà nƣớc: Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam phải sớm có nhận thức rõ ràng và đầy đủ về vai trò và tác dụng của đạo đức kinh doanh trong phát triển kinh tế và phải có những hành động cụ thể để khuyến khích phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. Tránh tình trạng quá chú tâm vào phát triển kinh tế như các chính phủ Nhật Bản, Trung Quốc mà lãng quên đi các vấn đề đạo đức dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Thứ hai, Nhà nước cần đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống luật pháp. Hiện nay theo đánh giá chung hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn thiếu và chưa thực sự chặt chẽ, vẫn còn nhiều kẽ hở để các doanh nghiệp có thể lách luật. Trên thế giới hiện nay, có một qui trình xây dựng pháp luật mà Việt Nam nên áp dụng đó là qui trình RIA/RIE. RIA là sử dụng các báo cáo đánh giá tác động của dự luật và RIE là sử dụng các báo các đánh giá hiệu quả của các văn bản pháp luật khi được áp dụng trong thực tế. RIA sẽ phân tích các tác động có thể có đối với môi trường kinh tế - xã hội cũng như sự phân bổ tác động ấy đến từng nhóm đối tượng khác nhau người tiêu dùng, doanh nghiệp... của một sự thay đổi trong chính sách pháp luật và đưa ra nhiều lựa chọn để thực hiện điều này. Còn RIE sẽ đánh giá sự tuân thủ của các qui định trong văn bản pháp luật cũng như tính răn đe của các chế tài xử phạt, qua đó đề xuất ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung hay thậm chí là hủy bỏ một văn bản pháp luật. RIA/RIE được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát, lấy ý kiến các nhóm đối tượng trong xã hội mà chủ yếu là các doanh nghiệp. Mục đích của RIA/RIE là xây dựng một bộ luật hiệu quả trong thực tế. Qui trình xây dựng pháp luật theo RIA/RIE đã được các nước phát triển áp dụng từ 20 năm trở lại đây và đã thể hiện được tính hiệu quả của nó. 92 Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước cũng phải đồng thời tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan thi hành luật pháp như tăng cường đào tạo cán bộ, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tránh tư duy thành tích... để thực sự nâng cao sức mạnh của luật pháp trong xã hội. Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao hiểu biết về đạo đức kinh doanh sâu rộng trong các tầng lớp xã hội đi kèm với nâng cao ý thức tuân thủ luật pháp của người dân. Ngoài doanh nghiệp là đối tượng quan trọng nhất phải phổ biến và nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh, thì những nhóm đối tượng như cán bộ, công chức Nhà nước trực tiếp làm công tác quản lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; người tiêu dùng, và đông đảo mọi người trong xã hội cũng cần có những nhận thức nhất định về đạo đức kinh doanh tùy theo vai trò của họ để họ có thể đóng cai trò giám sát, kiểm tra sự tuân thủ đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời với các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh, Nhà nước cũng phải có cư chế khen thưởng các doanh nghiệp làm tốt và có các biện pháp xử phạt nghiêm minh, có sức răn đe đối với các doanh nghiệp có hành vi phi đạo đức. 93 KẾT LUẬN Thông qua việc tìm hiểu về nội dung, vai trò, cũng như việc áp dụng, phát triển của đạo đức kinh doanh ở một số quốc gia, chúng ta có thể nhận thấy đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu, một bộ phận không thể tách rời trong hoạt động của các doanh nghiệp. Trong triết lý kinh doanh hiện đại, bên cạnh đề cao việc xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, thì việc phát triển sâu rộng, đưa đạo đức kinh doanh trở thành nguyên tắc nền tảng trong các hoạt động của doanh nghiệp cũng là một việc làm hết sức quan trọng, mang tính quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là vẫn còn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được hay đã nhận thức nhưng lại phớt lờ vấn đề này. Đáng buồn hơn là chính những doanh nghiệp này đang có những hành động làm tổn hại cho lợi ích chung của xã hội, thậm chí là tổn hại đến sức khỏe cộng đồng. Việc làm cần thiết là cần thiết để giải quyết tình trạng này đó là cần tăng cương việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về sự quan trọng của đạo đức kinh doanh với lợi ích của doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi phi đạo đức, đi kèm với sự lên án mạnh mẽ và tẩy chay từ phía xã hội và người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp có các hành vi đó. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia tích cực của các học giả, các nhà nghiên cứu cùng với nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp để xây dựng, phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, đưa đạo đức kinh doanh trở thành yếu tố nền tảng trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt. [1]. TS. Nguyễn Hoàng Ánh (2009) – “Đạo đức kinh doanh ở Việt Nam – Thực tại và giải pháp” –Đại học Ngoại Thương. [2]. Báo điện tử Gia Đình (2010) – “Cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam: Nhiều đại gia xấu chơi?” – Website: www.giadinh.net.vn viet-nam-nhieu-dai-gia-xau-choi.htm [3]. CCID – “Thực thi bảo vệ người tiêu dùng tại Mỹ” – Cục quản lý cạnh tranh, ngày 9/4/2009 [4]. PGS – TS. Đoàn Lê Giang (2009) – “Đạo đức kinh doanh của thị dân Nhật Bản” – Website: www.doanhnhan360.com 360/Dao_duc_kinh_doanh_cua_thi_dan_Nhat_Ban/ [5]. Huy Hào (2009) – “Báo cáo tài chính còn thiếu minh bạch ở nhiều góc độ” – Báo Đầu Tư. bach-o-nhieu-goc-do.chn [6]. Dương Thị Liễu (2006) - Giáo trình “ Bài giảng văn hóa doanh nghiệp”, NXB Kinh tế quốc dân . [7]. Hoài Linh (2010) – “Scandal sữa bẩn ở Trung Quốc” - Báo điện tử Vietnamnet. 95 [8]. Hà Minh (2008) – “Bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ: Biết bệnh nhưng chưa tìm thấy thuốc?” – Website: www.saga.vn [9]. Quốc Phương (2008) – “Đình công ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng” – BBC Việt ngữ .shtml [10]. Ngọc Quang (2009) – “Công bố thông tin của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán: Siết chặt để minh bạch hơn” – Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 8/4/2009. [11]. GS.TS. Nguyễn Mạnh Quân (2008) - Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” , NXB Kinh tế quốc dân . [12]. Nguyễn Thu Quỳnh (2009) – Luận văn “Xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập” – Đại học Ngoại thương. [13]. Saga.vn (2007) – “Văn hóa kinh doanh Nhật Bản” – Website: www.saga.vn [14]. Vĩnh Sính (2009) – “Bushido và tư tưởng kinh doanh Nhật Bản” – Website: www.doanhnhan360.com 96 tuong-kinh-doanh-o-Nhat/3011697.epi. [15]. Tôn Thất Nguyễn Thiêm – “Đạo đức kinh doanh” – Thời báo Kinh tế Sài Gòn. [16]. Nguyễn Tất Thịnh (2007) – “Văn hóa kinh doanh Nhật bản” – Website: www.nhatban.net [17]. Trần Văn Toản (2006) – Giáo trình “Đạo đức kinh doanh” – NXB Lao động xã hội. Tiếng Anh: [18]. Atsuko Kanai (2009) – “Karoshi in Japan” - Journal of Business Ethics. [19]. Bettina Palazzo (2002) – “U.S-American and German business ethics: An intercultural comparison” – Journal of Business Ethics, Dec 2002, pg 195. [20]. Charles Fombrun / Christopher Foss (2004) – “Business Ethics: Corporate Responses to Scandal” – Corporate Reputation Review, Fall 2004, pg. 284. [21]. Ethics Resource Center (2007) - “US Business Ethics Survey: An Inside View of Private Sector Ethics” (Ethics Resource Center, Arlington, VA). [22]. Iwao Taka (1997) – “Business Ethics in Japan” – Journal of Business Ethics, Oct 1997, pg. 1499. [23]. Lori Verstegen Ryan (2005) – “Corporate Governance and Business Ethics in North America: The State of the Art” – Business And Society, March 2005, pg. 40. 97 [24]. Nobuyuki Demise (2005) - “Business Ethics and Corporate Governance in Japan” – Business And Society, June 2005, pg. 211. [25]. T. McCollum (2006) – “U.S. Firms Boost Compliance and Ethics Programs” - The Internal Auditor, Dec 2006. [26]. Thomas W.Dunfee, Patricia Wayhen (1997) – “Report on business ethics in North America” – Journal of Business Ethics, Oct 1997. [27]. Xiaohe Lu - Georges Enderle (2006) – “Developing business ethics in China” - Palgrave MacMilan Publishing, 2006. [28]. Xiaohe Lu (2009) - “A Chinese Perspective: Business Ethics in China now and in the future” – Journal of Business Ethics, 2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5432_3722.pdf
Luận văn liên quan