Đề tài Vấn đề hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương với việc nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động tại Công ty Cổ phần Truyền Thông Sara

Ta có th ể khẳng định rằng tiền lương, tiền công và thu nh ập có chức năng là đòn bẩy kinh tế hay là động lực để phát triển kinh tế. Tuy vậy, chúng chỉ trở thành hiện thực khi ta có một chiến lược tiền lương, tiền công, thu nhập đúng. Trong điều kiện của một n ền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tiền lương trước hết là giá cả sức lao động nên khi xác định tiền lương tối thiểu phải tính đúng, tính đủ các yếu tố tái sản xuất sức lao động phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, các y ếu tố cấu thành lương tối thiểu phải bao gồm tất cả những chi phí cho ăn, ở, m ặc, đồ dùng sinh hoạt, chi ph í cho văn hoá, giao tiếp xã hội. Tất cả các y ếu tố trên đều phải tiền tệ hoá vào lương, nhưng nguồn tiền lương cao hay thấp phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và thoả thu ận giữa doanh nghiệp với người lao động. Như vậy có thể có mức lương hợp lý cho người lao động, đòi hỏi việc phân phối tiền lương luôn luôn phải được nghiên cứu và đưa ra những hình thức thanh toán hợp lý phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và xu thế hoàn cảnh của nền kinh tế đất nước.

pdf74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương với việc nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động tại Công ty Cổ phần Truyền Thông Sara, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương của Công ty CP Truyền Thông Sara được cơ quan quản lý cấp trên là Tập đoàn Sara Việt Nam. Công thức xác định quỹ lương của Công ty CP Truyền Thông Sara như sau: Quỹ lương thực hiện năm = Đơn giá tiền lương x Doanh thu thực hiện Ví dụ: trong năm 2005, đơn giá tiền lương của công ty là 59đồng/1000đ doanh thu. Nghĩa là: với doanh thu thực hiện trong năm 12 tỷ, chất lượng loại I, ta có thể tính toán quỹ lương tối đa của công ty trong năm là: 12 tỷ x 59/1000= 4,248 tỷ đồng. 3. Thực trạng phân phối tiền lương tại Công ty trong ba năm gần đây: Để phân tích tình hình phân phối tiền lương tại công ty ta có thể xem xét các số liệu sau: Biểu 1: Quỹ lương kế hoạch trong các năm : 2005, 2006 , 2007 Năm Doanh thu kế hoạch (tỷ đồng) Quỹ lương kế hoạch (tỷ đồng) Đơn giá tiền lương KH (/1000đ doanh thu) Mức lương TB kế hoạch (đồng) 2005 80 3,480 43,50 2.500.000 2006 120 4,680 39,00 3.000.000 2007 160 6,960 43,50 3.500.000 Biểu 2: Quỹ lương thực hiện trong các năm : 2005, 2006 và 2007 Năm Doanh thu thực hiện (tỷ đồng) Quỹ lương thực hiện (tỷ đồng) Đơn giá tiền lương thực hiện (/1000đ doanh thu) Mức lương TB thực hiện (đồng) 2005 75 3,271 43,61 2.060.000 2006 90 3,144 34,93 2.000.000 2007 140 4,043 28.88 2.307.000 Biểu 3: Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch trong các năm: 2005,2006, 2007 Năm Doanh thu thực hiện so với kế hoạch (%) Quỹ lương thực hiện so với kế hoạch (%) Đơn giá thực hiện so với kế hoạch (%) Mức lương TB thực hiện so với kế hoạch (%) 2005 93,75 94 100,25 82,4 2006 75 67,18 89,56 66,67 2007 87,5 172,15 85,1 65,9 Tại Công ty CP Truyền Thông Sara, quỹ lương thực hiện bao gồm 2 thành phần: phần lương chính sách và phần lương khoán. * Phần lương chính sách gồm: - Lương cấp bậc thực tế của CB-CNV - Các loại phụ cấp khác. * Phần lương khoán: Là quỹ lương thực hiện sau khi đã trừ phần lương chính sách. Phần lương khoán được trả cho các bộ phận theo các chỉ tiêu khoán. Phần lương khoán dựa vào các chỉ tiêu khoán sau: tổng hệ số chức danh của tổ, đội; mức độ hoàn thành kế hoạch; chất lượng công tác. Việc thanh toán lương hàng tháng cho công nhân viên được tiến hành thành 3 kỳ: 2 kỳ tạm ứng vào các ngày 05 và 15 hàng tháng, kỳ quyết toán vào ngày cuối tháng. Do đặc thù SXKD và hạch toán của Công ty CP Truyền Thông Sara, nhằm đảm bảo mức thu nhập tương đối ổn định cho công nhân viên, hàng tháng, kế toán lương căn cứ vào chất lượng công tác của các đơn vị phân bổ quỹ lương cho các đơn vị từ tổng quỹ lương tháng tạm tính của công ty. Tổng quỹ lương Lương bình Số CBCNV thực hiện tháng = quân đầu người x được trả lương (tạm tính) (tạm tính) trong tháng Mức lương bình quân đầu người của mỗi tháng được tạm tính dựa trên cơ sở mức độ hoàn thành doanh thu của tháng liền trước đó. Ví dụ: doanh thu của tháng 5 sẽ được dùng làm căn cứ để tính lương tháng 6. Cần nhấn mạnh mức lương bình quân đầu người hàng tháng chỉ là tạm tính vì chỉ đến thời điểm cuối năm, sau khi khoá sổ kế toán (Công thức xác định quỹ lương đã trình bày ở phần trên). Từ đó, kế toán lương mới có cơ sở tính toán quyết toán lương năm. Nếu trong năm chưa chia hết quỹ lương thì sẽ chia bổ sung lương khoán cho công nhân viên trong công ty. III. HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG CHÍNH SÁCH: Vào ngày đầu tiên của tháng, các đơn vị trong Công ty CP Truyền Thông Sara hoàn thành bảng chấm công của tháng trước, tập hợp các chứng từ hưởng lương BHXH và gửi tới bộ phận kế toán tiền lương để kiểm tra, đối chiếu. Trên cơ sở các chứng từ lao động tiền lương, kế toán sẽ tính toán lương chính sách cho các đơn vị theo các quy định và nguyên tắc như sau: - Căn cứ vào hệ số lương cấp bậc đã được duyệt tính Lương cấp bậc = hệ số lương cấp bậc x 390.000/số ngày công danh định * số ngày công được hưởng lương. Đối tượng đang trong thời gian thử việc hoặc tập sự được trả bằng 80% mức lương nghề hoặc công việc được thoả thuận trong hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động. - Tính các loại phụ cấp: + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: tính cho các chức vụ Giám đốc, Phó giám đốc công ty, Trưởng phó phòng ban chức năng, Trưởng phó Đài, Trung tâm. + Phụ cấp lưu động: tính theo mức 3 hệ số 0,2 của mức lương tối thiểu 390.000đ là 78.000đ/tháng. Nếu làm việc trên 4 giờ thì được tính cả ngày. Nếu làm việc từ 2 giờ đến 4 giờ được tính nửa ngày, dưới 2 giờ không được tính phụ cấp. Những ngày nghỉ việc như: nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ ốm đau, điều trị, điều dưỡng... đều không được hưởng phụ cấp lưu động. + Phụ cấp trách nhiệm: Cách tính trả phụ cấp: Mức phụ cấp 1 tháng = Mức lương tối thiểu x Hệ số phụ cấp theo quy định + Phụ cấp làm đêm: tính theo công thức: Tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ (kể cả PC chức vụ) Số giờ Phụ cấp = x làm đêm x 30% (hoặc 40%) Số giờ tiêu chuẩn quy định thực tế trong tháng (208 giờ) Trong đó mức 30% áp dụng chung đối với những công việc không thường xuyên làm việc về ban đêm, mức 40% áp dụng đối với những công việc thường xuyên làm việc về theo ca (chế độ làm 3 ca). + Các chế độ phụ cấp khác như phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên ngành thực hiện theo mức quy định của ngành bưu điện. Công ty CP Truyền Thông Sara áp dụng chương trình tính lương trên máy vi tính. Kế toán lương cập nhật số liệu, những thay đổi về bậc lương, hệ số phụ cấp, những biến động về nhân sự của các đơn vị (nếu có)... và in ra Bảng tổng hợp thanh toán lương chính sách. Sau đây là cách hạch toán lương chính sách tại một bộ phận cụ thể trong Công ty CP Truyền Thông Sara Nhìn vào Bảng thanh toán lương chính sách ta có thế thấy được cách tính lương chính sách cụ thể cho 1 cá nhân như sau: Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Lan Anh: chức danh: Trưởng phòng Hành chính: Lương cập bậc=Hệ số lương cấp bậc x 390.000 / 26 x 25 = =2,02x390.000 /26 x 25 =757.500đồng Phụ cấp chức vụ lãnh đạo =0,2x 390.000= 78.000đồng. Tổng lương chính sách=757.500 + 78.000 =835.500 đồng. Sau đây là mẫu sổ cái TK 3341101(lương cấp bậc) được ghi trong ngày phát sinh nghiệp vụ quyết toán lương tháng 10/2005 cho công nhân viên tại Công ty CP Truyền Thông Sara. CTY CP TRUYỀN THÔNG SARA SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 3341101 (TRÍCH) PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH ( LƯƠNG CẤP BẬC) Tháng 09/2005 Trang thứ:1 Đơn vị tính: đồng Số chứ ng từ Ngày Nội dung TK đối ứng Mã số đối ứng Số tiền PS Nợ PS Có Số dư đầu kỳ: 0 127 30.9 Lan Anh KTTT thanh toán lương c/b 1111 21.737.400, 128 30.9 Phương KTNV thanh toán lg c.bậc 1111 46.687.040, ............................................ ................. 30.9 P.bổ lương tháng 10 vào CPQL 642 68.424.440 Phát sinh tháng: 68.424.440 68.424.440 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng (ký tên) (ký tên) IV. HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG KHOÁN: Quỹ lương khoán của Công ty cũng như các đơn vị được tính như sau:  Quỹ lương khoán của Cty =  Quỹ lương tháng -  Quỹ lương chính sách Căn cứ để phân bổ lương khoán cho các đơn vị gồm: nội quy lương khoán,  Hệ số lương khoán theo chức danh của CBCNV trong đơn vị, hệ số chất lượng (chất lượng loại I : hệ số 1,2. Chất lượng loại II: hệ số 1,1. Chất lượng loại III: hệ số 1,0).  Quỹ lương  Quỹ lương khoán của Cty  HSLK khoán của = ---------------------------------------- x phân phối đơn vị  HSLK theo Hệ số của đơn vị chức danh chất lượng Sau đây là trích dẫn nội qui lương khoán đang được áp dụng tại Công ty CP Truyền Thông Sara. NỘI QUY LƯƠNG KHOÁN PHẦN I: QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC CBCNV *Nguồn để trả lương bao gồm: - Qũy lương cửa công ty. - Kết quả sản xuẩt kinh doanh khác . *Phân cấp sử dụng qũy tiền lương: - Căn cứ vào qũy lương kế hoạch được công ty đưa ra trên cơ cở các yếu tố sau: + Kế hoạch doanh thu của các trung tâm được Giám đốc giao. + Các hệ số lương (lương cấp bậc và các khoản phụ cấp lương. - Qũy lương dự phòng phải được phân bổ trước khi quyết toán năm tài chính. - Qũy tiền lương kế hoạch các đơn vị được giao tương ứng với tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch là 100% và bảo đảm chất lượng tốt. Nếu không hoàn thành kế hoạch và không đảm bảo chất lượng phải giảm trừ theo quy định của Công ty. x - Qũy tiền lương gồm 2 phần: + Phần lương chính sách: được trả căn cứ vào thời gian công tác, hệ số lương cấp bậc, các khoản phụ cấp. + Phần lương khoán: chỉ sử dụng vào trả lương khoán cho CBCNV, không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào. * Cách phân phối qũy lương khoán: - Qũy tiền lương khoán là qũy tiền lương thực hiện sau khi đã trừ phần lương chính sách.Phần lương khoán được trả cho các đơn vị theo chỉ tiêu: + Doanh thu hoặc khối lượng nhiệm vụ được giao. + Tổng hệ số chức danh của đơn vị. + Chỉ tiêu chất lượng công tác. - Giám đốc giao quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc xem xét tùy chất của từng đơn vị mà quyết định giao kế hoạch qũy lương cho các đơn vị cấp dưới và xây dựng công khai 1 bản quy định về chấm điểm chất lượng công tác cho tổ. PHẦN II: PHÂN PHỐI THU NHẬP CHO CÁ NHÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG: *Các chỉ tiêu khoán cá nhân: - Hệ số chức danh cá nhân. - Chất lượng công tác. *Cách tính lương khoán cá nhân: Lương khoán cá nhân =qũy lương khoán tổ/ tổng hệ số khoán cá nhân x hệ số khoán cá nhân. Hệ số khoán cá nhân = Hệ số chức danh xĐiểm năng suất chất lượng x% Hệ số chất lượng. PHẦN 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN *Thành lập Hội đồng phân phối lương khoán: - Công ty CP Truyền Thông Sara có Hội đồng phân phối lương khoán gồm: + Giám đốc là chủ tịch Hội đồng. + Chủ tịch Công đoàn là Phó chủ tịch Hội đồng. * Phân công trách nhiệm và chế độ làm việc: - Phân công trách nhiệm: + Lãnh đạo các đơn vị phải xem xét và xác định hệ số chức danh cho từng cá nhân thuộc đơn vị mình căn cứ vào chức danh, nhiệm vụ công việc của mỗi người. + Các chức năng của từng đơn vị quản lý Bưu điện Hà nội cung cấp đầy đủ số liệu chấm điểm cho Tổ thường trựcc Hội đồng đúng thời gian và lịch quy định theo biểu thống nhất của từng loại nghiệp vụ. + Các đơn vị trực thuộc phati tự gửi bản chấm điểm các chỉ tiêu yêu cầu để thường trực tập hợp, theo dõi, đối soát với bảng chấm điểm của các chức chức năng và lập bảng tổng hợp trình Hội đồng. - Chế độ làm việc của Hội đồng: + Tập trung, dân chủ, Chủ tịch Hội đồng là người quyết định và chịu trách nhiệm. + Hàng tháng, nhóm thường trực tổng hợp số liệu và dự thảo quyết định xếp loại chất lượng cho các đơn vị. + Sau khi có quyết định, nếu có gì chưa rõ, các đơn vị có quyền khiếu nại để Hội đồng xem xét điều chỉnh vào tháng sau(nếu có). * Quy định thời gian làm việc của Hội đồng: - Hàng tháng, từ ngày 26 đến ngày 30, các đơn vị sản xuất và chức năng báo cáo số liệu cho Tổ thường trực Hội đồng lương khoán. - Từ ngày 1 đến ngày 5 của tháng sau, thường trực Hội đồng tổng hợp, xử lý cùng số liệu của các phòng ban chức năng và lập báo cáo. - Từ ngày 6 đến ngày 10 tiếp theo, thường trực Hội đồng báo cáo trình Hội đồng và ra quyết định phân loại chất lượng các đơn vị. - Từ ngày 11 đến ngày 15 tiếp theo, các đơn vị sau khi nhận được quyết định xếp loại chất lượng thì có trách nhiệm phân phối thu nhập (phần lương khoán) cho CBCNV. Nội quy này được áp dụng từ ngày 01/09/2005. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các trung tâm phản ánh về Công ty để tổng hợp trình Giám đốc bổ sung sửa đổi. Căn cứ vào nội quy lương khoán, hệ số phân phối lương khoán theo chức danh, hệ số chất lượng, các đơn vị trực thuộc Công ty sẽ tính ra tiền lương khoán tại đơn vị mình trong tháng. V. HẠCH TOÁN BHXH PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ CÁC KHOẢN TIỀN THƯỞNG, TRỢ CẤP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG: Để thanh toán BHXH phải trả cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập “Bảng thanh toán tiền lương cho từng tổ đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần ghi rõ các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khẩu trừ và số tiền người lao động còn được lĩnh. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký giám đốc duyệt, “Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội” sẽ được làm căn cứ để thanh toán tiền lương và BHXH cho người lao động. Trường hợp người lao động bị ốm đau khi nghỉ thì được hưởng 70% lương chính sách. Để thanh toán các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập “Bảng thanh toán tiền lương cho từng tổ đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần ghi rõ các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khẩu trừ và số tiền người lao động còn được lĩnh. Khoản thanh toán về trợ cấp BHXH cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán ttưởng kiểm tra, xác nhận và ký giám đốc duyệt , “Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội” sẽ được làm căn cứ để thanh toán tiền lương và BHXH cho người lao động. Tài khoản hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ là TK 338:”Phải trả và phải nộp khác: Tại Công ty Cổ Phần Truyền Thông Sara, tiền thưởng cho công nhân viên được tính qua hệ số lương khoán. Nếu trong tháng nhân viên nào đạt thành tích tốt trong sản xuất kinh doanh sẽ được đơn vị đề nghị Hội đồng lương khoán Công ty thưởng hệ số. Có 2 mức thưởng là 0,05 và 0,1. Ngoài tiền thưởng, trong một số trường hợp công nhân viên trong công ty còn được hưởng một khoản trợ cấp. Đó là trường hợp nữ CBCNV được ký hợp đồng lao động diện từ 1 đến 3 năm trở lên sinh con đúng kế hoạch thì ngoài tiền lương BHXH còn được trợ cấp một khoản tiền tương đương 40% hệ số chức danh đang hưởng bằng tiền lương khoán.Ví dụ: Chị B là công nhân khai thác nhắn tin có hệ số chứcdanh là 1,32. Giả sử tiền lương khoán là 500.000 đồng/ tháng áp dụng cho chức danh này. Như vậy tính ra số tiền trợ cấp trong 1 tháng nghỉ đẻ của chị B sẽ là: 500.000 đx40%=200.000 đ. Nếu chị B nghỉ đẻ trong 4 tháng thì sẽ được trợ cấp 1 khoản là: 4x200.000=800.000đ. Hàng qúy kế toán công ty theo dõi các khoản tiền thưởng, tiền trợ cấp cho CBCNV trong công ty rồi tập hợp để ghi sổ. VI. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1. Trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ Công ty CP Truyền Thông Sara tiến hành trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước và quy định của ngành bưu điện. Quỹ BHXH: hàng tháng trích 20% tổng quỹ lương cấp bậc của công nhân viên trong công ty, trong đó, công ty trích 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% trừ vào tiền lương của công nhân viên. Quỹ BHYT: trích 3% tổng quỹ lương cấp bậc của công nhân viên, trong đó, 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào lương của công nhân viên. Để thuận tiện, Công ty trích một lần vào tháng đầu tiên của năm, căn cứ theo lương cấp bậc của tháng đó. Số tiền trích được nhân với 12 tháng. Quỹ kinh phí công đoàn: trích 2% tổng quỹ lương cấp bậc theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, theo thỏa ước lao động tập thể được Đại hội công nhân viên của Công ty CP Truyền Thông Sara thông qua, để có thêm kinh phí cho hoạt động công đoàn tại cơ sở, tất cả CBCNV thuộc Công ty cổ phần truyền thông SARA sẽ tự nguyện đóng góp công đoàn phí hàng tháng bằng 1% thu nhập. 2. Các tài khoản sử dụng để hạch toán các khoản trích theo lương S TT SỐ HIỆU TK TÊN TK GHI CHÚ 1 64211 Chi phí bảo hiểm xã hội Hạch toán các khoản trích theo lương cho các đơn vị bán hàng 2 64212 Chi phí bảo hiểm y tế 3 64213 Chi phí kinh phí công đoàn 7 3382 Kinh phí công đoàn 8 3383 Bảo hiểm xã hội 9 3384 Bảo hiểm y tế 10 64221 Chi phí bảo hiểm xã hội Hạch toán các khoản trích theo lương bộ phận quản lý 11 64222 Chi phí bảo hiểm y tế 12 64223 Chi phí kinh phí công đoàn 3. Hạch toán các khoản trích theo lương : BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG VÀ BHXH QUÝ III - CTY CP TRUYỀN THÔNG SARA (TRÍCH PHẦN PHÂN BỔ BHXH, BHYT, KPCĐ) Stt Có TK 338 (3382  3384) " Phải trả phải nộp khác" Đối tượng sd (ghi nợ TK) TK 3383 (BHXH) TK 3384 (BHYT) TK 3382 (KPCĐ) Cộng Có TK 338 1 TK 6421 - CPBH - TK 6421121 (BHXH) 6.428.120 6.428.120 - TK 6421122 (BHYT) 890.416 890.416 - TK 6421123 (KPCĐ) 890.416 890.416 2 TK 6422 - CPQL - TK 6422121(BHXH) 45.080.000 45.080.000 - TK 6422122 (BHYT) 6.344.000 6.344.000 - TK 6422123 (KPCĐ) 6.344.000 6.344.000 3 - TK 3341103 (lg. khoán) 18.836.040 4.167.208 15.152.000 38,155,248 Cộng: 51.508.120 11.401.624 22.386.416 104.132.200 Ngày tháng năm 2005 Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký tên) (Ký tên) CTY CP TRUYỀN THÔNG SARA SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 3383 (TRÍCH) PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH (BẢO HIỂM XÃ HỘI) Tháng 10/2005 Trang thứ: 1 Đơn vị tính: đồng Số chứng từ Ngày Nội dung TK đối ứng Mã số đối ứng Số tiền PS Nợ PS Có Số dư đầu kỳ: 42.002.151, 117 30.9 KDTT nộp BHXH 10/2005 3341103 586.872, 118 30.9 KTNV nộp BHXH 3341103 134.352, 119 30.9 Onpay nộp BHXH 3341103 1.819.936, 120 30.9 Tr.tâm STCO nộp BHXH 3341103 2.379.804, 30.9 Trích BHXH Onpay 6421121 15.379.421, 30.9 Trích BHXH KTNV 6422121 1.179.168, ....................... ................... 30.9 Thanh toán BHXH Nhắntin 1111 701.298, 30.9 Thanh toán BHXH KHKD 1111 157.214, ................... ................... 30.9 Nộp cho BHXH thành phố 112 83.344.160, Phát sinh tháng: 91.123.221 83.344.160 Luỹ kế từ đầu năm: 151.561.009 147.632.782 Số dư cuối kỳ: 45.930.378 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng (ký tên) (ký tên) CTY CP TRUYỀN THÔNG SARA SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 3384 (TRÍCH) PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH (BẢO HIỂM Y TẾ) Tháng 09/2005 Trang thứ: 1 Đơn vị tính: đồng Số Ngày Nội dung TK đối Mã số Số tiền chứn g từ ứng đối ứng PS Nợ PS Có Số dư đầu kỳ: 537.481, 117 30.9 KDTT nộp BHYT 10/2005 3341103 117.374, 118 30.9 KTNV nộp BHYT 10/2005 3341103 26.870, 119 30.9 Onpay nộp BHYT 10/2005 3341103 363.987, 120 30.9 Tr.tâm STCO nộp BHYT 10/2005 3341103 475.960, 30.9 Trích BHYT Onpay 6421122 727.974, 30.9 Trích BHYT KTNV 6422122 53.741, ....................... ................... 30.9 Nộp cho BHYT thành phố 112 12.501.624 Phát sinh tháng: 12.501.624 12.533.301 Số dư cuối kỳ: 569.158 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng (ký tên) (ký tên) CTY CP TRUYỀN THÔNG SARA SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 3382 (TRÍCH) PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH (KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN) Tháng 09/2005 Trang thứ: 1 Đơn vị tính: đồng Số chứng từ Ngày Nội dung TK đối ứng Mã số đối ứng Số tiền PS Nợ PS Có Số dư đầu kỳ: 6.584.818 117 30.9 KDTT nộp KPCĐ 10/2005 3341103 118 30.9 KTNV nộp BKPCĐ 10/2005 3341103 119 30.9 Onpay nộp KPCĐ 10/2005 3341103 120 30.9 Tr.tâm STCO nộp KPCĐ 10/2005 3341103 30.9 Trích KPCĐ Onpay 6421123 727.97 30.9 Trích KPCĐ KTNV 6422123 53.741 ....................... ................... 30.9 Chi tổ chức giải bóng đá cho CBCNV 1111 2.000.000 30.9 Nộp KPCĐ cho CĐ Sara Group 336 5.367.652 Phát sinh tháng: 7.367.652 8946.087 Số dư cuối kỳ: Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng (ký tên) (ký tên) VII. TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN LƯƠNG: (LƯƠNG CHÍNH SÁCH VÀ LƯƠNG KHOÁN) 1. Tính ra tiền lương phải trả CNV Bước 1: Trình duyệt quỹ lương tháng tạm tính: Vào ngày đầu của tháng, căn cứ vào mức độ thực hiện kế hoạch doanh thu của tháng trước đó (số liệu lấy từ báo cáo tháng của Phòng Kế hoạch Kinh doanh) và chất lượng phục vụ của các hệ thống thông tin liên lạc, chất lượng hoạt động chăm sóc khách hàng (theo báo cáo của Phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ), Kế toán thanh toán (kiêm kế toán lương) của Công ty trình Giám đốc Công ty và kế toán trưởng duyệt quỹ lương tháng sẽ trả cho CBCNV trong công ty. Quỹ lương được xác định cho các đơn vị như sau: Ví dụ: ngày 1/09/2005 kế toán tiền lương của Công ty trình Giám đốc và Kế toán trưởng duyệt quỹ lương tháng 09/2005 để thanh toán cho công nhân viên. TỜ TRÌNH v/v: thanh toán lương tháng 09.2005 cho công nhân viên Kính trình: ÔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG SARA - Căn cứ mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu tháng 8/2005 của Công ty là 6,29 tỷ đồng, đạt 102,5% so với kế hoạch doanh thu trung bình; - Trong tháng tình hình thông tin liên lạc của các dịch vụ được đảm bảo, không có sai sót; Kính trình Ông Giám đốc về quỹ lương thực hiện tháng 09.2005 như sau: Quỹ TL thực hiện = 45 CBCNV x 2.060.000đ/người = 92.700.000 đồng. Số CBCVN được trả lương trong tháng tại Cty Quỹ tiền lương trong tháng = Mức lương trung bình (tạm tính) x (Chín mươi hai triệu bẩy trăm ngàn đồng) Trong đó: Quỹ lương phòng ban chức năng = 25 người x 2.060.000 đ = 51.500.000 đ Quỹ lương bộ phận bán hàng = 20 người x 2.060.000 đ = 41.200.000 đ Trưởng phòng KHKD Trưởng phòng KTNV Trưởng phòng KTTC (ký tên) (ký tên) (ký tên) GIÁM ĐỐC CÔNG TY DUYỆT: Bước 2: Ghi sổ Sau khi Giám đốc Công ty ký duyệt, kế toán lương sử dụng tờ trình trên như một chứng từ gốc và lập chứng từ ghi sổ, theo dõi tiền lương chính sách và lương khoán trả cho các đơn vị trong công ty theo định khoản: Nợ TK 6421 : 41.200.000 Nợ TK 6422: 51.500.000 Có TK 334: 92.700.00 Đơn vị: CTY CP TRUYỀN THÔNG SARA PHÒNG KTTC BẢNG KÊ CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ: Thanh toán lương Ngày 01/9/2005 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Tổng số tiền Ghi Nợ các TK Số Ngày 6421 6422 ... .............. 11 1/09 Tính ra lương T9 của bộ phận bán hàng Tính ra lương T9 trả bộ phận QL 41.200.000 51.500.000 41.200.000 51.500.000 .............. 2. Tạm ứng lương Bước 1: Trình đề nghị tạm ứng lương: Ngày 05 hàng tháng, kế toán lương trình Giám đốc duyệt tạm ứng cho công nhân viên. Căn cứ vào chứng từ "Đề nghị cho tạm ứng lương kỳ I" đã được Giám đốc ký, kế toán thanh toán viết phiếu chi tiền mặt, chuyển cho thủ quỹ xuất tiền. Kế toán lương của các đơn vị phòng ban và đơn vị sản xuất trực thuộc nhận tiền và phát đến từng CBCNV trong đơn vị. Ví dụ: Ngày 05.9.2005, kế toán lương trình Giám đốc Công ty CP Truyền Thông Sara"Đề nghị cho tạm ứng lương kỳ I - tháng 09.2005". TỜ TRÌNH v/v: đề nghị tạm ứng lương tháng 9.2005 kỳ I STT TÊN ĐƠN VỊ SỐ CBCNV TIỀN ỨNG (Đ) GHI CHÚ 1 Ban lãnh đạo 03 1.500.000 2 Phòng Tổ chức Hành chính 06 3.600.000 3 Phòng Kế toán Tài chính 03 1.500.000 4 Phòng Kế hoạch Kinh doanh 06 1.800.000 5 Trung tâm Onpay 08 2.400.000 6 Trung tâm STCO 07 2.100.000 Cộng: 33 12.900.000 Bằng chữ: Mười hai triệu chín trăm ngàn đồng. Người lập biểu Trưởng phòng KT-TC (ký tên) (ký tên) GIÁM ĐỐC CÔNG TY DUYỆT: .................................................................................................. .................................................................................................. Bước2 : Chi tiền mặt tạm ứng lương Sau khi ký duyệt, Giám đốc Công ty chuyển chứng từ lại cho Phòng Kế toán Tài chính của Công ty để kế toán thanh toán viết phiếu chi tiền mặt. Tại Công ty Viễn thông Hà Nội, chứng từ Phiếu chi tiền mặt được tổ chức in sẵn theo mẫu dùng trong nội bộ công ty. Sau đây là ví dụ Phiếu chi tiền mặt chi ứng lương kỳ I cho Phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ. CTY CP TRUYỀN THÔNG SARA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do -Hạnh phúc PHIẾU CHI TIỀN MẶT Số: 98 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Lan Anh Địa chỉ: Phòng kế toán Số tiền: 1.500.000, Bằng chữ: Một triệu năm trăm ngàn đồng chẵn Lý do chi: ứng lương tháng 9.2005 kỳ I Kèm theo ........... chứng từ gốc. Ngày 15 tháng 09 năm 2005 Kế toán trưởng Giám đốc Người lập phiếu (ký tên) (ký tên) (ký tên) Đã nhận đủ số tiền: Một triệu năm trăm ngàn đồng. Thủ quỹ Người nhận (ký tên) (ký tên) Ngày 15 hàng tháng, để thực hiện tạm ứng kỳ II cho công nhân viên, các bước công việc được lặp lại như đã trình bày. Bước 3: Ghi sổ: Tài khoản ghi nợ Tài khoản Số tiền 3341103 1.500.000 Cộng: 1.500.000 Chứng từ của hai kỳ tạm ứng (chi tiền mặt) được thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ. Tại Công ty CP Truyền Thông Sarasổ quỹ được ghi hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến thu chi tiền mặt phát sinh. Sau đây là ví dụ sổ quỹ ghi trong các ngày phát sinh nghiệp vụ tạm ứng tiền lương của Công ty. SỔ QUỸ (Trích) Ngày 05 tháng 9 năm 2005 Số dư cuối ngày hôm trước: 12.489.478 đ Chứng từ Diễn giải TK Số tiền Ghi chú Thu Chi Thu Chi ................................................... 90 Lan Anh KTTT ứng lương T9 kỳ I 3341103 1.500.000 91 Lan trung tâm Onpay ứng lương T9 kỳ I 3341103 2.400.000 92 Loan trung tâm STCO ứng lương T9 kỳ I 3341103 2.100.000 ....................................................... Cộng: xxxxxxxxx Số dư cuối ngày: 11.654.987 đ Kèm theo: Phiếu thu: từ số X đến số Y Phiếu chi : từ số A đến số B Kế toán Thủ quỹ (Ký tên) (Ký tên) SỔ QUỸ (Trích) Ngày 15 tháng 9 năm 2005 Số dư cuối ngày hôm trước: 147.258.369 đ Chứng từ Diễn giải TK Số tiền Ghi chú Thu Chi Thu Chi ................................................... 215 Lan Anh KTTT ứng lương T9 kỳ I 3341103 1.500.000 216 Lan trung tâm Onpay ứng lương T9 kỳ I 3341103 2.400.000 217 Loan trung tâm STCO ứng lương T9 kỳ I 3341103 2.100.000 ....................................................... Cộng: xxxxxxxx Số dư cuối ngày: 123.321.852 đ Kèm theo: Phiếu thu: từ số X đến số Y Phiếu chi : từ số A đến số B Kế toán Thủ quỹ (Ký tên) (Ký tên) Tất cả các chứng từ thu tiền mặt trong ngày ghi lần lượt theo thứ tự, sau đó đến các chứng từ chi tiền mặt, cũng được ghi lần lượt theo số thứ tự phiếu chi. Cột "Tài khoản" ghi số hiệu của tài khoản đối ứng. Số tiền (quy mô nghiệp vụ kinh tế phát sinh) được ghi vào cột thích hợp (thu hoặc chi). Cuối trang sổ ghi tổng số tiền nghiệp vụ thu và chi tiền mặt. Số dư cuối ngày sẽ bằng số dư cuối ngày hôm trước cộng với số thu ngày đó trừ đi số chi trong ngày. Chứng từ chi tiền mặt tiếp tục được sử dụng để ghi sổ kế toán chi tiết (tài khoản 3341103 - Phải trả CNV - lương khoán) và lập bảng kê chứng từ ghi sổ để vào Sổ cái. Sau đây là trích mẫu chứng từ ghi sổ của công ty. Đơn vị: CTY CP TRUYỀN THÔNG SARA PHÒNG KTTC BẢNG KÊ CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ 7 Chứng từ : Chi tiền mặt Từ ngày 05 đến ngày 05/09/2005 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Tổng số tiền Ghi Nợ các TK Số Ngày ... 3341 ... 90 5/09 Lan Anh KTTT ứng lương 1.500.000 1.500.000 91 5/09 Lan trung tâm Onpay ứng lương 2.400.000 2.400.000 92 5/09 Loan trung tâm STCO ứng lương 2.100.000 2.100.000 ..... Tổng cộng: xxxxxxxxxx xxxxxxxxxx Ngày.... tháng .... năm.... Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký tên) (Ký tên) Đơn vị: CTY CP TRUYỀN THÔNG SARA PHÒNG KTTC BẢNG KÊ CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ 15 Chứng từ : Chi tiền mặt Từ ngày 15 đến ngày 15/09/2005 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Tổng số tiền Ghi Nợ các TK Số Ngày ... 3341 ... 215 15/9 Lan Anh KTTT ứng lương 1.500.000 1.500.000 216 15/9 Lan trung tâm Onpay ứng lương 2.400.000 2.400.000 217 15/9 Loan trung tâm STCO ứng lương 2.100.000 2.100.000 ..... Tổng cộng: xxxxxxxxxx xxxxxxxxxx Ngày.... tháng .... năm.... Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký tên) (Ký tên) Bước 4: Chi tiền mặt quyết toán lương Sau khi trình ký bảng các bảng tổng hợp thanh toán lương chính sách và lương khoán của tháng, kế toán lương tính toán số tiền lương các đơn vị còn được lĩnh trong đợt quyết toán, viết phiếu chi tiền mặt chuyển cho thủ quỹ xuất tiền. Số tiền còn được lĩnh của các đơn vị được xác định như sau: Tiền còn lĩnh =  lương chính sách +  lương khoán - Số đã tạm ứng 2 đợt CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TIỀN LƯƠNG VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG SARA I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG; Tình hình trả lương cho người lao động tại Công ty CP Truyền Thông Sara có thể đánh giá trên cơ sở các số liệu sau đây: Biểu 1: Quỹ lương kế hoạch trong các năm : 2005, 2006 , 2007 Năm Doanh thu kế hoạch (tỷ đồng) Quỹ lương kế hoạch (tỷ đồng) Đơn giá tiền lương KH (/1000đ doanh thu) Mức lương TB kế hoạch (đồng) 2005 80 3,480 43,50 2.500.000 2006 120 4,680 39,00 3.000.000 2007 160 6,960 43,50 3.500.000 Biểu 2: Quỹ lương thực hiện trong các năm : 2005, 2006 và 2007 Năm Doanh thu thực hiện (tỷ đồng) Quỹ lương thực hiện (tỷ đồng) Đơn giá tiền lương thực hiện (/1000đ doanh thu) Mức lương TB thực hiện (đồng) 2005 75 3,271 43,61 2.060.000 2006 90 3,144 34,93 2.000.000 2007 140 4,043 28.88 2.307.000 Biểu 3: Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch trong các năm: 2005,2006, 2007 Năm Doanh thu thực hiện so với kế hoạch (%) Quỹ lương thực hiện so với kế hoạch (%) Đơn giá thực hiện so với kế hoạch (%) Mức lương TB thực hiện so với kế hoạch (%) 2005 93,75 94 100,25 82,4 2006 75 67,18 89,56 66,67 2007 87,5 172,15 85,1 65,9 1. Ưu điểm - Mức lương mà người lao động thuộc Công ty CP Truyền Thông Sara được hưởng như hiện nay có thể đủ để chi tiêu cho những nhu cầu bức thiết của cuộc sống và có một phần chút ít để tích luỹ. Mức lương ở mức khá so với mặt bằng kinh tế chung của xã hội. - Công việc tổ chức tính lương và thanh toán lương được tiến hành đúng theo quy định, đúng kỳ hạn và trả tới từng người lao động. - Mức chi phí tiền lương so với doanh thu cho thấy chi phí về tiền lương chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong doanh thu. Tỉ lệ chi phí nhân công như trên rất có lợi cho sản xuất kinh doanh. (Ví dụ số liệu năm 2005: lương 3,271 tỷ đồng so với 75 tỷ đồng doanh thu, đạt 4,36%) - Chi trả lương theo cách trình bày trên đây có ưu điểm là dễ tính, dễ thực hiện. - Công ty đã sử dụng máy vi tính, áp dụng các chương trình kế toán, góp phần tăng tính chính xác và giảm bớt lao động kế toán. - Việc trích lập các quỹ tuân thủ đúng quy định của nhà nước và phần đóng góp của công nhân viên được thông qua Đại hội Công nhân viên chức. - Kế toán lương sử dụng các phần mềm thống kê và tính lương, đảm bảo số liệu chính xác và nhanh chóng. - Hệ thống chứng từ ban đầu được phân loại và bảo quản cẩn thận, sổ sách ghi đơn giản, rõ ràng, dể hiểu. 2. Nhược điểm: - Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên còn ở mức bình quân hoá. Khoảng cách hệ số giữa người làm chính và người phụ việc, khoảng cách giữa công nhân và kỹ sư, khoảng cách giữa công việc phức tạp và công việc giản đơn còn rất gần nhau. Do đó chưa tạo được động lực để mọi người phấn đấu. - Qua số liệu ở Biểu số 1, Biểu số 2 và biểu số 3 sau đây cho ta thấy tuy doanh thu của Công ty liên tục tăng trong những năm qua nhưng mức lương của người lao động tăng không đáng kể, doanh thu vượt mức với tỷ lệ cao mà mức lương trung bình thực hiện so với kế hoạch tăng ở mức thấp,... . Do đó do sự lạm phát, sự mất giá của VNĐ, mức lương của người lao động coi như bị giảm đi. - Không phân biệt được đơn vị đóng góp cho công ty nhiều và đơn vị đóng góp cho công ty ít . Do đó làm cho sự phát triển của công ty chậm lại do không thúc đẩy những nỗ lực cá nhân và tập thể trong giải quyết công việc . - Tại Công ty CP Truyền Thông Sara, việc phân bổ chi phí tiền lương vào kết quả sản xuất được tiến hành một quý một lần. Điều này làm cho những thông tin chi phí không được cập nhật kịp thời cho nhà quản lý. II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG SARA Để việc chi trả lương cho người lao động và công tác hạch toán kế toán tiền lương tại Công ty CP Truyền Thông Sara ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo quyền lợi cho người lao động có được mức tiền lương phù hợp với sức lao động của họ, đồng thời vẫn tính toán một tỷ lệ tiền lương hợp lý so với doanh thu, đảm bảo kinh doanh có lãi, tôi xin có một số kiến nghị sau: 1. Tạo nguồn tiền lương Cái khó nhất đối với các doanh nghiệp là vấn đề tạo nguồn tiền lương, tăng thu nhập cho người lao động mà doanh nghiệp vẫn không vi phạm các chế độ chính sách, vẫn bảo toàn vốn và phát triển doanh nghiệp. Như phần trên đã phân tích, quỹ tiền lương tại Công ty CP Truyền Thông Sara được xác định dựa trên cơ sở tổng doanh thu và đơn giá tiền lương. QTL = Tổng doanh thu x đơn giá tiền lương. Trong công thức trên, đơn giá tiền lương là con số xác định nên quỹ tiền lương chỉ còn phụ thuộc chủ yếu vào tổng doanh thu. Đến lượt nó, tổng doanh thu lại phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường và yếu tố giá, trong đó yếu tố giá là do cung cầu trên thị trường quyết định. Yếu tố chủ động của Công ty CP Truyền Thông Sara trong việc tạo nguồn quỹ lương là tăng số lượng thẻ bán ra của các loại hình dịch vụ mà Công ty cung cấp như: Thẻ onpay, thẻ đa năng, , ... Hay nói cách khác là trên cơ sở tăng cường chất lượng thông tin của các loại hình dịch vụ, mở các chiến dịch tiếp thị đến từng nhà khách hàng, đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ, thủ tục thanh toán. Để làm được những điều đó cần phải tăng tỷ trọng công nhân sản xuất chính, từ đó tăng chất lượng thông tin cũng như phát triển được thuê bao, và những dịch vụ này phải được đem tiêu thụ trên thị trường và được thị trường chấp nhận với xu hướng có lợi nhất cho Công ty. Vì vậy, Công ty phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, xác định được quy mô, cơ cấu của thị trường đối với loại dịch vụ thông tin mà công ty sẽ cung cấp, thường xuyên cải tiến cơ cấu sản phẩm, cải tiến mẫu mã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Công ty cần đảm bảo chất lượng thông tin, luôn luôn tìm các biện pháp để hạ giá thành các thiết bị đầu cuối. Thông qua đó tăng khả năng cạnh tranh của Công ty, mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở biến thị trường tiềm năng thành thị trường mục tiêu của Công ty. Từ đó tăng doanh thu, tăng quỹ tiền lương của Công ty. Đây cũng là nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Để tăng khả năng tạo nguồn tiền lương, Công ty còn cần phải áp dụng biện pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới thực hiện đầu tư theo chiều sâu, làm tăng năng suất lao động. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh, vì những sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao sẽ thắng thế trong các cuộc cạnh tranh. Công ty phải tạo được thế mạnh trên thị trường bằng những sản phẩm có năng lực làm thoả mãn người tiêu dùng cao hơn nhưng sản xuất với chi phí thấp hơn các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Để đạt được mục đích đó thì việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm : sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, mua sắm trang thiết bị mới, đổi mới quá trình công nghệ sản xuất, đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, liên kết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nước và nước ngoài, tích cực đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, công nhân lành nghề trên cơ sở đảm bảo bồi dưỡng vật , chất thảo đáng cho họ. Nâng cao trình độ quản lý trong đó chú trọng vai trò quản lý kỹ thuật, tăng cường đầu tư vốn, thực hiện các hợp đồng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giữa doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu. Chỉ trên cơ sở đó doanh nghiệp có đủ điều kiện để thắng đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 2. Xây dựng và thực hiện các hình thức trả lương hợp lý Một trong những quyết định về chính sách mà mọi doanh nghiệp đều phải xem xét là xác định phương thức trả lương cho công nhân viên của mình. Nhìn chung, các phương thức có thể nhóm lại thành các loại chính: Phương thức dựa vào đơn vị thời gian, phương thức dựa vào đơn vị sản lượng hay khối lượng hoàn thành và phương thức dựa vào một số hình thức chia thành quả (do tăng năng suất lao động). Dù là phương thức nào cũng phải nhất quán với chính sách tiền lương chung của Công ty và phù hợp với loại công việc phải làm. Tại Công ty CP Truyền Thông Sara, sau khi đã khoán doanh thu cho từng đơn vị sản xuất và nhằm mục đích khuyến khích các đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch ở mức cao nhất, Công ty nên đề ra cách tính quỹ tiền thưởng khuyến khích theo kết quả thực hiện kế hoạch. Hệ số thưởng khuyến khích thực hiện vượt kế hoạch theo phương pháp luỹ tiến sẽ có tác dụng tốt nhất. Chẳng hạn vượt mức kế hoạch từ 1-5% doanh thu thì tỉ lệ quỹ tiền thưởng so với quỹ lương kế hoạch bằng tỉ lệ vượt mức kế hoạch doanh thu; vượt mức kế hoạch từ 5 - 10% doanh thu thì tỉ lệ quỹ tiền thưởng so với quỹ lương kế hoạch bằng 120 % tỉ lệ vượt mức kế hoạch doanh thu... Ngược lại, nếu không hoàn thành kế hoạch doanh thu thì quỹ lương thực hiện cũng sẽ phải nhỏ hơn quỹ lương kế hoạch. Ngoài ra, để phát huy nỗ lực phấn đấu đến từng cá nhân trong Công ty, hàng tháng Hội đồng lương khoán của Công ty nên họp bàn để xét thưởng hệ số lương khoán cho những người xuất sắc của từng bộ phận đề cử lên nhằm động viên kịp thời đối với người lao động giỏi. Ví dụ, một kỹ sư được hưởng hệ số lương khoán là 1,45. Nếu đạt thành tích tốt trong sản xuất kinh doanh Hội đồng có thể xét thưởng mức 0,1 và người kỹ sư đó được hưởng hệ số lương khoán là 1,55 trong tháng đó. Một vấn đề cũng cần xem xét là khoảng cách hệ số lương khoán người làm chính và người làm phụ, giữa kỹ sư và công nhân, giữa công việc đơn giản và công việc phức tạp cần phải xa hơn nữa. Có làm được như vậy mới đảm bảo được tính công bằng trong việc chi trả lương trong Công ty. Mặt khác nó là đòn bẩy kích thích người lao động không ngừng phấn đấu, học hỏi để nâng cao trình độ nghề nghiệp của mình. Công ty cần tổ chức các cuộc thi sát hạch, thi tay nghề để đánh giá đúng trình độ chuyên môn của từng cá nhân, từ đó mới có cơ sở để xác định hệ số lương khoán và kích thích người lao động hăng say học hỏi, nâng cao tay nghề để có chuyên môn vững vàng và đạt được mức hệ số lương càng cao. 3. Công tác ghi sổ kế toán cần chi tiết và kịp thời hơn nữa Như đã trình bày ở phần trên, việc ghi sổ kế toán theo dõi hạch toán lương tại Công ty CP Truyền Thông Sara rất đơn giản. Riêng đối với Trung tâm Kinh doanh tiếp thị, do đặc thù công việc là kinh doanh và tiếp thị, có thể mở riêng tài khoản 6421 để theo dõi lương theo như quy định chung. Hàng tháng kế toán lương nên tiến hành phân bổ chi phí tiền lương vào giá thành chứ không nên để một quý mới phân bổ. 4. Tổ chức tốt công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương Tại Công ty CP Truyền Thông Sara công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương chưa được chú trọng đúng mức. Theo định kỳ Công ty có tiến hành lập báo cáo thu nhập nhưng báo cáo này chỉ đưa ra một số chỉ tiêu là số lao động, thu nhập bình quân của một người lao động. Các chỉ tiêu này chỉ phản ánh mặt nổi của vấn đề, còn tình hình sử dụng quỹ lương có hiệu quả không, tiền lương đã thực hiện tốt các chức năng là động lực, là mục tiêu phấn đấu của người lao động hay chưa thì không được quan tâm. Công tác phân tích kinh doanh của Công ty chỉ thiên về tình hình sử dụng vốn lưu động và vốn cố định mà chưa chú trọng đến chỉ tiêu lao động tiền lương. Công ty nên lập các báo cáo phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, đưa ra các chỉ tiêu, đánh giá hiệu quả và phân tích các nguyên nhân. Báo cáo này nên lập định kỳ theo quý. III. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG: 1. Phân phối thu nhập phải chú trọng đãi ngộ các chủ chốt về kỹ thuật, coi trọng lao động chất xám. 2. Sắp xếp lao độg hợp lý, đúng người, đúng việc: Nhằm tạo điều kiện để người lao động có khả năng phát huy hết năng lực của mình, đem hết sức mình cống hiến cho sự phát triển của ngành đồng thời phải có một sự đãi ngộ tương ứng với trình độ và khả năng của họ 3. Tạo điều kiện để mọi người lao động được học tập nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn. Có như vậy thì Công ty mới có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập. Mặt khác, nếu không được đào tạo, bồi dướng thường xuyên thì người lao động không đáp ứng được với những đòi hỏi của công việc, dễ trở thành lạc hậu, không ứng dụng được những thành tựu của công nghệ tiên tiến trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Nên có những đài ngộ về vật chất đối với những người được cử đi học cũng như những người tự túc đi học đồng thời phải sử dụng họ một cách hợp lý sau khi họ đã được đào tạo. 4. Tổ chức thi nâng bậc cho công nhân đúng thời gian để họ không bị thiệt thòi. 5. Nên có khuyến khích về vật chất thích đáng: Đối với những người lao động có các sáng kiến, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu có giá trị đối với ngành... cần phải có chế độ khuyến khích vật chất thích đáng đồng thời tạo cơ hội cho họ có điều kiện ngày càng tốt hơn trong công tác nghiên cứu khoa học, sáng tạo. KẾT LUẬN Ta có thể khẳng định rằng tiền lương, tiền công và thu nhập có chức năng là đòn bẩy kinh tế hay là động lực để phát triển kinh tế. Tuy vậy, chúng chỉ trở thành hiện thực khi ta có một chiến lược tiền lương, tiền công, thu nhập đúng. Trong điều kiện của một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tiền lương trước hết là giá cả sức lao động nên khi xác định tiền lương tối thiểu phải tính đúng, tính đủ các yếu tố tái sản xuất sức lao động phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, các yếu tố cấu thành lương tối thiểu phải bao gồm tất cả những chi phí cho ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt, chi phí cho văn hoá, giao tiếp xã hội... Tất cả các yếu tố trên đều phải tiền tệ hoá vào lương, nhưng nguồn tiền lương cao hay thấp phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và thoả thuận giữa doanh nghiệp với người lao động. Như vậy có thể có mức lương hợp lý cho người lao động, đòi hỏi việc phân phối tiền lương luôn luôn phải được nghiên cứu và đưa ra những hình thức thanh toán hợp lý phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và xu thế hoàn cảnh của nền kinh tế đất nước. Tại Công ty CP Truyền Thông Sara, công tác chi trả lương và hạch toán tiền lương có thể nói là được thực hiện tương đối tốt. Tiền lương, xét ở một mức độ nhất định, đã phát huy tác dụng đòn bẩy kinh tế, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu được tổ chức khoa học hơn, ghi chép chi tiết hơn nữa thì sẽ có thêm những tác dụng tích cực hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty CP Truyền Thông Sara, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Tổ chức Hành chính và cô giáo Phạm Thị Gái đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - Nhà xuất bản tài chính. 2. Giáo trình Phân tích Hoạt động kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Nhà xuất bản Giáo dục 1997 3. Tổ chức hạch toán kế toán - Bộ Tài chính - Nhà xuất bản thống kê 1998 4. Hệ thống các văn bản ban hành về Lao động - Việc làm - Tiền công - Bảo hiểm xã hội - NXB Thống kê 1997. 5. Các văn bản hướng dẫn về định lao động, tiền lương của Tập đoàn Sara Group. 6. Website: www.webketoan.vn 7. Website: www.ketoantruong.vn MỤC LỤC Lời mở đầu .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG I. Cơ sở lý luận về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp ......................................... 4 I. Tổ chức hạch toán tiền lương: ......................................................................... 4 1. Nguồn gốc, bản chất của tiền lương: ........................................................... 4 2. Qũy tiền lương và thành phần của qũy tiền lương: ...................................... 4 3. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp (chế độ tiền lương) ................ 5 a. Hình thức trả lương theo thời gian ........................................................... 5 b. Hình thức trả lương theo sản phẩm ......................................................... 5 c. Lương khoán ........................................................................................... 8 4. Nội dung hạch toán tiền lương: ................................................................... 8 a. Nhiệm vụ hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp: ............................. 8 b. Tài khoản sử dụng: ................................................................................ 8 c. Trình tự và phương pháp hạch toán: .................................................... 9 II. Tổ chức hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ: ................................................. 12 1. Khái niệm, nhiệm vụ hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ: .......................... 12 2. Sự hình thành và sử dụng qũy BHXH, BHYT, KPCĐ: ............................. 12 3. Nội dung hạch toán: .................................................................................. 13 III. Hạch toán các khoản thu nhập khác của người lao động: ............................ 15 IV. Chứng từ , sổ sách dùng để hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: ............................................................................... 16 1. Chứng từ dùng để hạch toán: .................................................................... 16 a. Bảng chấm công .................................................................................... 16 b. Bảng thanh toán tiền lương ................................................................... 17 c. Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội ........................................................ 18 d. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội .......................................................... 18 e. Bảng thanh toán tiền thưởng ................................................................. 19 f. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ............................ 19 g. Phiếu báo làm thêm giờ......................................................................... 19 h. Hợp đồng giao khoán: ........................................................................... 19 i. Biên bản điều tra tai nạn lao động .......................................................... 20 2. Sổ sách dùng để hạch toán: ....................................................................... 20 CHƯƠNG II: Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Truyền Thông Sara ........................... 24 I. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Công ty ảnh hưởng đến công tác kế toán: ................................................................... 24 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: ....................................... 24 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ............................................................ 26 3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: .......................................................... 30 II. Thực trạng lao động, phân phối tiền lương tại Công ty: .................................... 32 1. Các loại lao động trong công ty ................................................................ 32 2. Các hình thức trả lương hiện nay ở công ty: ............................................. 32 3. Thực trạng phân phối tiền lương tại Công ty trong ba năm gần đây: .......... 33 III. Hạch toán tiền lương chính sách: ................................................................. 36 IV. Hạch toán tiền lương khoán: ....................................................................... 38 V. Hạch toán BHXH phải trả cho người lao động và các khoản tiền thưởng, trợ cấp cho người lao động: ................................ 42 VI. Hạch toán các khoản trích theo lương.......................................................... 43 1. Trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ .................................................. 43 2. Các tài khoản sử dụng để hạch toán các khoản trích theo lương ................ 44 3. Hạch toán các khoản trích theo lương : ..................................................... 44 VII.Trình tự hạch toán lương: (Lương chính sách và lương khoán) ................... 50 1. Tính ra tiền lương phải trả CNV ................................................................ 50 2. Tạm ứng lương ......................................................................................... 52 CHƯƠNG III ............................................................................................................ Phương hướng hoàn thiện tiền lương với việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ................................................. 62 I. Đánh giá chung về tình hình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ......................................................................... 62 1. Ưu điểm .................................................................................................... 63 2. Nhược điểm: ............................................................................................. 64 II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Cổ Phần Truyền Thông Sara .................................................................... 64 1. Tạo nguồn tiền lương ................................................................................ 64 2. Xây dựng và thực hiện các hình thức trả lương hợp lý ............................. 66 3. Công tác ghi sổ kế toán cần chi tiết và kịp thời hơn nữa ........................... 67 4. Tổ chức tốt công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ...................... 67 III. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động: .................................. 68 Kết luận................................................................................................................. 69 Danh mục tài liệu tham khảo 70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkt1_239_3421.pdf