Trong bất cứ một cuộc điều tra nào và để phục vụ mục đích nghiên cứu gì
thì bảng hỏi vẫn là công cụ không thể thiếu để thu thập thông tin đầy đủ chính
xác và hiệu quả. Đặc biệt trong nghiên cứu định giá môi trường – yếu tố khó
lượng hóa, bảng hỏi có vai trò vô cùng quan trọng. Phương pháp cvm sử dụng
bảng hỏi để tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên nhiều đối tượng về mức sẵn sàng
chi trả của họ cho những giá trị lợi ích của môi trường để từ đó định giá được
những lợi ích này. Do trên thực tế không tồn tại một thị trường có trao đổi,
mua bán các giá trị này nên giá của các lợi ích môi trường không thể được xác
định như những hàng hóa thông thường khác.
29 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3295 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng bảng hỏi trong phương pháp định giá ngẫu nhiên – CVM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường cần đánh giá.
Như vậy, thông qua việc tiếp cận hành vi của người trả lời dựa trên
những câu hỏi giả định nêu ra trong bảng hỏi, người nghiên cứu thu được
thông tin về “giá” của lợi ích môi trường.
1.2 Các bước tiến hành CVM:
Do thực tế các tác động môi trường thường xảy ra đồng thời và rất phức
tạp, khó tách rời nên việc thăm dò, tiếp cận hành vi của người được hỏi phải
được tiến hành qua nhiều bước, đảm bảo thu được những thông tin phản hồi
chính xác về những tác động môi trường cần đánh giá. Thông thường, phương
pháp CVM thường được tiến hành qua 4 bước sau đây:
- Xác định và mô tả những đặc điểm chất lượng môi trường cần đánh giá
- Xác định đối tượng điều tra, xác định mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Thiết kế bảng hỏi phỏng vấn và tiến hành điều tra bằng các phương
pháp như phỏng vấn trực tiếp, phương pháp Anket, thảo luận nhóm.
5
- Phân tích và tổng hợp kết quả (phân tích kinh tế lượng, phân tích lợi ích
chi phí).
4 bước này liên quan đến một loạt các lý thuyết về kinh tế học môi trường,
kinh tế lượng và thiết kế điều tra. Trên thực tế, CVM thường được tiến hành
bởi những nhà nghiên cứu môi trường nên kĩ thuật về thiết kế bảng hỏi, thiết
kế điều tra không được họ nghiên cứu nhiều. Trong khi đó, việc thiết kế bảng
hỏi lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc mang lại thông tin đầy đủ
và chính xác để định giá giá trị môi trường hợp lí. Chinh vì thế, bước thứ 3
cần phải được chú trọng xem xét trong quá trình tiến hành CVM.
1.3 Ưu điểm của phương pháp CVM:
Ưu điểm lớn nhất của CVM là có phạm vi ứng dụng rộng và linh họat. Do
phương pháp CVM dựa trên giá sẵn lòng chi trả cho các giá trị môi trường
của các cá nhân nên nó có thể áp dụng để định giá nhiều loại hàng hóa môi
trường khác nhau cũng như những giá trị khác nhau của môi trường. Ví dụ
như giá trị tồn tại của môi trường – được coi là một trong những yếu tố khó
lượng hóa nhất như lợi ích sinh thái, chất lượng môi trường nước,… Những
giá trị đôi khi được đánh giá rất cao nhưng thực tế lại không đòi hỏi người
tham gia phỏng vấn phải trực tiếp hưởng thụ giá trị này. Do đó, việc điều tra
được tiến hành dễ dàng và thuận tiện hơn, cũng như ít tốn kém hơn. Ví dụ
như khi nghiên cứu giá trị môi trường của Nam Cực. Trên thực tế, giá trị môi
trường của Nam Cực thường được trả rất cao nhưng rất ít người thực sự đến
tham quan địa điểm này. Nếu sử dụng các phương pháp khác như TCM
(phương pháp chi phí du lịch) đòi hỏi người được phỏng vấn phải là người đã
đến Nam Cực và thực sự chi trả cho các chi phí du lịch ở đây thì chi phí tiến
hành điều tra sẽ rất tốn kém. Nhưng nếu sử dụng phương pháp CVM, người
nghiên cứu chỉ cần đưa ra các giả định và nhận được thông tin về giá sẵn sàng
chi trả của người được phỏng vấn cho việc bảo vệ các giá trị của Nam Cực
trong khi thực tế họ không cần phải đến tận Nam Cực.
Một ưu điểm khác nữa của CVM là nó không đòi hỏi một số lượng lớn
thông tin như những phương pháp đánh giá môi trường khác.
Vì thế, trong các báo cáo đánh giá môi trường của các dự án, chính sách,
CVM thường được sử dụng rộng rãi.
6
2. Vận dụng bảng hỏi trong nghiên cứu CVM:
2.1 Bảng hỏi:
“Bảng hỏi (hay còn gọi là phiếu điều tra) là hệ thống các câu hỏi được
sắp xếp trên cơ sở các nguyên tắc, trình tự logic và theo nội dung nhất định
nhằm giúp cho người điều tra có thể thu được thông tin về hiện tượng nghiên
cứu một cách đầy đủ, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã được thiết lập.” (Giáo
trình Lý thuyết thống kê – 2006).
Đối với các cuộc điều tra nói chung, cho dù là điều tra nghiên cứu thị
trường hay điều tra xã hội học thì bảng hỏi luôn là công cụ quan trọng nhất để
thu thập thông tin. Bảng hỏi cũng là biểu hiện cụ thể nội dung nghiên cứu, là
công cụ để người nghiên cứu truyền tải nội dung này đến người được hỏi và
thu nhận những phản hồi từ họ. Vì vậy, chỉ cần nhìn vào bảng hỏi cũng có thể
cho ta biết được những thông tin sơ lược nhất về cuộc điều tra như mục đích
điều tra, chương trình, tổ chức điều tra,…
Đối với phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM, bảng hỏi cũng có vai trò
cầu nối giữa người nghiên cứu và người được hỏi. Đặc biệt, vai trò này càng
quan trọng hơn khi đặc điểm của phương pháp này là thu thập thông tin dựa
trên những giả định không có thật chỉ được nêu ra trong bảng hỏi. Bảng hỏi
được thiết kế nhằm mục đích làm đối tượng điều tra suy nghĩ về các đặc điểm
môi trường, từ đó phát biểu giá mà họ sẵn sàng trả tối đa cho các đặc điểm
môi trường đó.
Thông thường, bản hỏi trong CVM gồm 3 phần quan trọng:
- Các câu hỏi ngắn gọn và thích hợp nhằm thu thập thông tin cơ bản nhất
về đối tượng điều tra. Ví dụ như tuổi tác, nghề nghiệp, nơi sinh sống, thu nhập,
việc sử dụng, hưởng thụ các giá trị dịch vụ, hàng hóa môi trường liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó có thể xem xét những yếu tố như môi trường
sống, trình độ học vấn, mức thu nhập,… có ảnh hưởng như thế nào tới các câu
trả lời của họ.
- Phần mô tả những đặc điểm môi trường có liên quan. Từ đó, đối tượng
điều tra có hình dung về những giá trị môi trường mà họ đánh giá, từ đó đưa
ra mức giá sẵn sàng chi trả phù hợp.
- Phần câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin, phản hồi về giá sẵn
lòng trả của đối tượng điều tra.
7
Thông qua bảng hỏi, người nghiên cứu phải nhận được đánh giá của đối
tượng điều tra về đặc điểm môi trường đang nghiên cứu có giá trị như thế nào
đối với họ. Điều này được thể hiện qua giá mà đối tượng điều tra sẵn lòng trả
tối đa để được tiếp tục sử dụng tài sản môi trường này so với việc mà họ
không được sử dụng nữa. Con số mà đối tượng điều tra đưa ra chính là giá trị
lợi ích ròng của hàng hóa, dịch vụ môi trường đang cần đánh giá. Đây chính
là cách thức để lượng hóa được giá trị tài sản môi trường – yếu tố vốn không
có giá trị thị trường và không được trao đổi, mua bán. Có rất nhiều cách để
thu được những phản hồi này. Trên bảng hỏi, các mức giá có thể được đưa ra
trước và đề nghị đối tượng điều tra đánh dấu vào con số mà họ cho là thích
hợp và sẵn sàng trả cao nhất hoặc để họ hoàn toàn tự trả giá.
2.2 Các loại câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu CVM:
Cũng như các cuộc điều tra khác, các loại câu hỏi được sử dụng trong
nghiên cứu CVM cũng phân chia theo nhiều tiêu thức. Tùy thuộc vào mục
đích nghiên cứu, đặc điểm thông tin mà người nghiên cứu muốn thu thập mà
có thể sử dụng các loại câu hỏi cho phù hợp. Mỗi loại câu hỏi đều có tác dụng,
ưu điểm riêng, nên để đạt hiệu quả cao nhất khi thu thập thông tin, người
nghiên cứu nên sử dụng kết hợp linh hoạt, xen kẽ các loại câu hỏi trong bảng
hỏi, thậm chí cho cùng một thông tin cần thu thập. Bằng việc sử dụng kết hợp
các câu hỏi như vậy, người nghiên cứu có thể thu nhận được những thông tin
chính xác, phù hợp và dễ lượng hóa khi tổng hợp.
2.2.1 Câu hỏi theo nội dung:
Câu hỏi theo nội dung thu thập thông tin về thực tế vấn đề môi trường mà
câu hỏi này đề cập đến . Có thể phân biệt cụ thể hơn 3 nhóm câu hỏi theo nội
dung:
Câu hỏi về sự kiện:
Câu hỏi sự kiện là câu hỏi về một sự kiện hiện thực nào đó đã và đang tồn
tại trong không gian. Những câu hỏi này nhằm thu thập thông tin về vấn đề
môi trường đã hoặc đang diễn ra hoặc chỉ đơn thuần là có hiểu biết về đối
tượng điều tra.
Câu hỏi sự kiện thường được sử dụng phổ biến trong hầu hết các bảng hỏi,
các phiếu điều tra do tính ứng dụng cao của nó. Nó mang lại thông tin về
những sự kiện liên quan đến vấn đề điều tra từ đơn giản đến phức tạp. Đối với
8
những sự kiện thông thường, câu hỏi sự kiện thường được sử dụng để bắt đầu
hỏi trong phỏng vấn nhằm giúp người được hỏi quen dần với cuộc phỏng vấn.
Hoặc khi đi chuyển sang một ý khác, câu hỏi sự kiện cũng được sử dụng để
gợi mở, dẫn dắt tới vấn đề mới.
Các câu hỏi sự kiện thường dễ trả lời vì thế thông tin thu được từ câu hỏi
có độ chính xác cao, thông thường có độ tin cậy cao nhất so với các loại câu
hỏi khác. Tuy vậy, cũng cần chú ý rằng đối với những sự kiện đã xảy ra khá
lâu trong quá khứ thì độ chính xác của câu hỏi cũng giảm xuống. Những câu
hỏi khai thác cụ thể, chi tiết về sự kiện đã xảy ra (như ngày tháng năm xảy ra
sự kiện, địa điểm xảy ra,…) cần kết hợp những câu hỏi sự kiện liền nhau để
dần tái hiện về sự kiện này bằng cách hỏi về các sự kiện quá khứ nổi bật xảy
ra gắn liền với sự kiện ta cần hỏi. Hoặc khi câu hỏi mang tính chất riêng tư,
nhạy cảm, kín đáo thì cần đặc biệt chú ý tới cách diễn đạt tế nhị, gián tiếp,
tránh gây bối rối, khó xử cho người được hỏi để thu được thông tin chính xác.
Ứng dụng trong CVM, các câu hỏi về sự kiện có thể được sử dụng trong
phần đầu của bảng hỏi để thu thập thông tin về đối tượng điều tra như tên,
tuổi, nghề nghiệp, nơi ở, thu nhập,… Ngoài ra cũng có tác dụng dẫn dắt đối
tượng vào vấn đề được hỏi bằng cách hỏi đối tượng điều tra về các sự kiện có
liên quan tới vấn đề môi trường nghiên cứu.
Ví dụ như hỏi đối tượng về việc sử dụng các hàng hóa dịch vụ môi trường
trước đây hoặc việc thay đổi về hiện trạng của hàng hóa dịch vụ môi trường
đang/đã xảy ra, cách thức người được hỏi đối xử với hàng hóa môi trường,…
Câu hỏi về tri thức:
Sau khi thu được thông tin về sự kiện, người nghiên cứu có thể muốn tìm
hiểu rõ hơn về nhận thức của người được hỏi về vấn đề này. Câu hỏi tri thức
nhằm giúp người nghiên cứu thu được thông tin về mức độ hiểu biết, trình độ
nhận thức của người được hỏi về vấn đề. Điều này là vô cùng cần thiết, đặc
biệt là trong nghiên cứu CVM. Do đặc điểm của hàng hóa môi trường là việc
phân định giữa ảnh hưởng tích cực và tiêu cực chỉ mang tính tương đối nên
trình độ nhận thức của người được hỏi có ảnh hưởng rất quan trọng tới giá mà
họ sẵn sàng chi trả cho hàng hóa môi trường này. Với những đối tượng điều
tra có nhận thức cao về vấn đề môi trường, họ thường có nhận định, đánh giá
chính xác hơn về giá trị của hàng hóa môi trường đang nghiên cứu. Ví dụ như
9
một người có nhận thức về vấn đề cân bằng sinh thái sẽ đánh giá cao việc bảo
vệ loài sếu đầu đỏ đang bị tuyệt chủng hơn là một người không có hiều biết
về vấn đề này.
Khi sử dụng câu hỏi tri thức nên hạn chế việc dùng câu hỏi lưỡng cực:
Có/Không, Đã biết/Chưa biết,… Do người được hỏi có thể bị ngộ nhận, ngại
ngùng về mục đích sử dụng câu hỏi là để đánh giá nhận thức của họ nên họ có
xu hướng chọn câu trả lời “Có” hoặc “Đã biết”,… làm sai lệch thông tin thu
thập. Trong trường hợp này, nên sử dụng các câu hỏi phụ để kiểm tra thêm về
mức độ hiểu biết thực sự của đối tượng về vấn đề đó như thế nào.
Câu hỏi về quan điểm, thái độ, động cơ:
Loại câu hỏi cuối cùng trong nhóm câu hỏi theo nội dung là câu hỏi về
quan điểm, thái độ, động cơ. Có thể nói hai loại câu hỏi trên thường chỉ nhằm
mục đích dẫn dắt đối tượng điều tra để thu được thông tin quan trọng nhất từ
câu hỏi này. Câu hỏi này nhằm tìm hiểu quan điểm, sự đánh giá, mức độ quan
tâm, phản ứng, thái độ, nguyên nhân và động cơ của đối tượng điều tra về sự
kiện đang nghiên cứu.
Trên thực tế, những đánh giá, mong muốn mà đối tượng điều tra bộc lộ
trong câu trả lời thường có tính ổn định thấp, dễ thay đổi, tùy thuộc vào điều
kiện kinh tế xã hội khách quan hay tâm lí, nhận thức chủ quan của đối tượng
điều tra. Vì vậy, nếu như câu hỏi sự kiện thường cho câu trả lời có độ chính
xác cao, ổn định, không thay đổi theo thời gian, từ cuộc điều tra này tới cuộc
điều tra khác do nó gắn liền với hiện thực khách quan thì câu hỏi về quan
điểm, thái độ, động cơ lại dễ thay đổi và thiếu chính xác. Tùy thuộc vào thời
điểm điều tra mà câu trả lời này có thể biến động, nguồn dữ liệu từ câu hỏi
này vì thế không thể sử dụng nhiều lần ở những cuộc điều tra khác nhau. Bên
cạnh đó, khi sử dụng loại câu hỏi này về những vấn đề riêng tư, nhạy cảm
biểu hiện lập trường quan điểm cá nhân thì còn cần chú ý đến việc diễn đạt tế
nhị, khéo léo để người được hỏi dễ dàng hiểu câu hỏi và trả lời chính xác, đầy
đủ.
Trong nghiên cứu CVM, đây chính là câu hỏi để thu được mức giá sẵn
lòng trả của đối tượng điều tra về vấn đề môi trường đang nghiên cứu. Nói
cách khác, đây chính là đánh giá về giá trị môi trường đối với người được hỏi.
10
Từ đó, người nghiên cứu xác định được mức giá của hàng hóa, dịch vụ môi
trường.
Ba loại câu hỏi theo nội dung có nhiệm vụ khác nhau trong việc thu thập
thông tin nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, giúp người được
hỏi dần dần làm quen với bảng hỏi và vấn đề nghiên cứu, mang lại những
thông tin đầy đủ, chính xác và hoàn chỉnh. Trong nghiên cứu CVM, cần kết
hợp linh hoạt 3 loại câu hỏi này do bản thân tính phức tạp của vấn đề môi
trường và không phải lúc nào người được hỏi cũng đã biết và nhận thức về
môi trường. Cần sử dụng câu hỏi sự kiện và câu hỏi tri thức để dẫn dắt, giúp
người được hỏi có những ý niệm chung về vấn đề môi trường rồi từ đó mới
tìm hiểu về đánh giá của họ về vấn đề này.
2.2.2 Câu hỏi theo chức năng:
Việc phân loại câu hỏi theo chức năng xuất phát từ yêu cầu về kĩ thuật
điều tra. Khi thực hiện phỏng vấn, truyền tải thông tin, đặc biệt là khi phỏng
vấn về những vấn đề nhạy cảm (trong CVM như đánh giá tác động chính sách
môi trường, thái độ của người được hỏi về chính sách của cơ quan quản lí môi
trường), độ chính xác của thông tin thấp thì việc sử dụng loại câu hỏi này rất
quan trọng. Có thể phân biệt 3 loại câu hỏi chức năng: câu hỏi tâm lí, câu học
lọc và câu hỏi kiểm tra.
Câu hỏi tâm lí:
Đây là thường là câu hỏi tiếp xúc ban đầu với người được hỏi, dùng để bắt
đầu bảng hỏi. Chức năng chủ yếu của câu hỏi này là để gạt bỏ nghi ngờ có thể
nảy sinh của người được hỏi, hoặc để chuyển tiếp giữa các chủ đề.
- Để tiếp xúc, làm quen, các câu hỏi tâm lí được sử dụng thường là
những câu hỏi đơn giản, dễ trả lời và mục đích không nhất thiết để thu thập
thông tin. Chức năng chủ yếu của câu hỏi tâm lí chỉ là để làm quen, tạo sự
thân thiện, thoải mái và lôi cuốn người được hỏi vào vấn đề nghiên cứu. Đối
với nhiều người, vấn đề môi trường thường không phải là vấn đề được họ
quan tâm. Bằng việc sử dụng câu hỏi tâm lí, người nghiên cứu có thể thu hút
sự chú ý của người được hỏi để họ hợp tác nhiệt tình hơn, đưa lại thông tin cụ
thể, chính xác hơn.
- Để giảm bớt sự căng thẳng, đặc biệt là khi nội dung bảng hỏi có liên
quan đến vấn đề chỉ đạo, chính sách,… nhạy cảm thì người nghiên cứu có thể
11
đan cài những câu hỏi tâm lí về cuộc sống hàng ngày, những vấn đề đơn giản.
Nội dung của những câu hỏi này có thể không liên quan tới vấn đề đang
nghiên cứu mà chỉ giúp tạo bầu không khí thoải mái, sau đó sẽ trở lại với nội
dung chính của bảng hỏi. Ví dụ như khi phỏng vấn về phản ứng của người
dân về chủ trương cải tạo công viên Thống Nhất thành khu vui chơi hiện đại
của Thành phố Hà Nội, người nghiên cứu có thể đan cài các câu hỏi về việc
vui chơi của trẻ em trong gia đình tại công viên.
- Câu hỏi tâm lí còn được dùng để chuyển tiếp giữa các chủ đề trong
bảng hỏi một cách hợp lí, liền mạch nhằm duy trì sự tập trung nhưng vẫn tự
nhiên, thoải mái của người được hỏi. Việc chuyển vấn đề nhanh hoặc bất ngờ
có thể gây tâm lí nghi ngờ về logic của bảng hỏi hoặc sự hụt hẫng, đảo lộn về
tư duy từ người được hỏi. Trong bảng hỏi CVM, người nghiên cứu có thể
muốn đánh giá nhiều loại giá trị của cùng một loại hàng hóa dịch vụ môi
trường thì việc sử dụng câu hỏi tâm lí cũng vẫn cần thiết nhằm loại bỏ sự
nhàm chán, lặp lại của các câu hỏi và tạo ra sự uyển chuyển, hợp lí giữa các
nội dung.
Do các câu hỏi tâm lí không yêu cầu thu được thông tin hoặc phải liên
quan trực tiếp tới nội dung được hỏi nên việc sử dụng cần có mức độ. Việc sử
dụng quá nhiều câu hỏi vừa làm dài bảng hỏi, vừa gây loãng nội dung bảng
hỏi, gây nhiễu về thông tin. Trên thực tế, câu hỏi tâm lí thường sử dụng trong
phỏng vấn trực tiếp nhiều hơn, do người nghiên cứu tự đặt ra khi cảm thấy
cần thiết. Tuy vậy, vẫn có thể sử dụng một cách hợp lí trong bảng hỏi. Nghiên
cứu CVM cũng không thường liên quan tới những vấn đề quá nhạy cảm, căng
thẳng nên việc sử dụng câu hỏi tâm lí không rộng rãi như trong các cuộc điều
tra xã hội học thông thường.
Câu hỏi lọc:
Trong điều tra nói chung, câu hỏi lọc luôn được sử dụng rất rộng rãi. Tác
dụng của câu hỏi lọc là tìm hiểu xem người được hỏi có thuộc nhóm người
dành cho những câu hỏi tiếp theo hay không. Điều này là vô cùng quan trọng
vì nếu người được hỏi không thuộc nhóm này thì việc tiếp tục trả lời các câu
hỏi sau đó không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn mang lại thông tin không
chính xác, không logic và không có giá trị. Bằng việc sử dụng đơn giản câu
hỏi lọc, người nghiên cứu có thể phân chia người được hỏi thành các nhóm
12
khác nhau, đưa ra những câu hỏi riêng cho mỗi nhóm và thu được thông tin
có giá trị từ mỗi nhóm này.
Đặc biệt, câu hỏi lọc có ý nghĩa rất lớn trong việc tổng hợp thông tin sau
điều tra. Người nghiên cứu có thể dễ dàng chỉ ra những câu trả lời không
chính xác, không logic của người được hỏi bằng câu hỏi lọc. Trong thiết kế
bảng hỏi, câu hỏi lọc thường được sử dụng kèm theo kĩ thuật “bước nhảy” để
phân loại người được hỏi thành các nhóm và đưa họ đến thẳng tới nhóm câu
hỏi phù hợp cho mỗi nhóm. Như vậy họ không cần đi theo trình tự thông
thường từ trên xuống dưới của bảng hỏi hay phải trả lời các câu hỏi vô nghĩa.
Đối với nghiên cứu CVM nói riêng, bằng câu hỏi lọc, người nghiên cứu có
thể hạn chế sai lầm khi định giá hàng hóa môi trường khi người được hỏi có
thể trả giá rất cao cho hàng hóa đó trong khi thực tế họ hoàn toàn không quan
tâm đến vấn đề môi trường đang nghiên cứu.
Câu hỏi kiểm tra:
Câu hỏi kiểm tra được sử dụng để kiểm tra độ chính xác của các thông tin
đã thu thập được hoặc của các câu trả lời của các câu hỏi thường hay bị trả lời
sai, độ chính xác thấp. Câu hỏi kiểm tra có thể chỉ để xác định mức tin cậy
của từng câu hỏi hoặc của từng nội dung hay của toàn bộ bảng hỏi. Câu hỏi
kiểm tra còn có thể giúp người nghiên cứu tìm ra câu trả lời chính xác. Có
nhiều cách để xây dựng câu hỏi kiểm tra. Có thể nêu ra câu hỏi, sau đó đưa ra
các phương án trả lời mà có cả phương án đúng và sai hoặc gài một câu trả lời
chắc chắn đúng (hoặc chắc chắn sai) để thử. Đối với các câu hỏi nội dung, có
thể sử dụng cách dùng hai câu hỏi về cùng một vấn đề nhưng diễn đạt dưới
hình thức, sắc thái khác nhau. Cũng có thể đưa ra một tình tiết, một vấn đề hư
cấu nhưng về hình thức lại gần với thực tế để kiểm tra tính xác thực của các
thông tin từ các câu hỏi trước đó,… Ngoài ra còn một cách phổ biến khác là
kiểm tra mối liên hệ, tính logic giữa các câu hỏi để kiểm tra chéo độ chính xác
của các câu trả lời.
Việc thiết kế câu hỏi kiểm tra và đưa câu hỏi kiểm tra vào bảng hỏi tuy
vậy cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Các câu hỏi kiểm tra sẽ kéo dài độ dài bảng hỏi vì vậy cần sử dụng hợp
lí. Chỉ nên sử dụng câu hỏi kiểm tra với những nội dung nghiên cứu quan
trọng và những câu hỏi thường bị trả lời sai.
13
- Câu hỏi kiểm tra không nên đi liền ngay sau câu hỏi mà nó muốn kiểm
tra mà phải để cách xa khoảng từ 3 đến 4 câu hỏi khác để tránh sự nghi ngờ
của người được hỏi và đảm bảo thu được thông tin chính xác.
- Việc diễn đạt, thiết kế phải khéo léo để tránh việc người được hỏi nghi
ngờ, tự ái dẫn đến cung cấp thông tin sai lệch.
Như đã đề cập ở phần trên, một trong những hạn chế lớn nhất của phương
pháp CVM là đôi khi người được hỏi đưa ra mức giá rất cao cho hàng hóa
môi trường vì họ nhận định thực tế họ không phải trả khoản tiền này. Vì vậy,
việc sử dụng câu hỏi kiểm tra là cần thiết. Ví dụ so sánh giá sẵn lòng chi trả
với thu nhập hoặc mức giá họ đã thực tế chi trả cho các hàng hóa môi trường
thông thường như phí vệ sinh, vé vào công viên sinh thái,… để kiểm tra tính
hợp lí, logic trong câu trả lời.
2.2.3 Câu hỏi theo cách biểu hiện:
Dựa vào việc xây dựng câu hỏi và cách thu thập câu trả lời trong bảng hỏi
mà có thể phân chia câu hỏi thành 3 loại: câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi
hỗn hợp (câu hỏi nửa đóng).
Câu hỏi đóng:
Câu hỏi đóng là loại câu hỏi mà người nghiên cứu đưa kèm theo những
phương án trả lời cụ thể, người được hỏi chỉ cần chọn một hoặc một số
phương án họ cho là phù hợp nhất. Có thể phân biệt cụ thể 3 loại câu hỏi đóng:
- Câu hỏi đóng lựa chọn (câu hỏi loại trừ): Các phương án được lựa chọn
của câu trả lời có tính chất loại trừ nhau. Người được phỏng vấn chỉ có thể
chọn một đáp án cho câu trả lời của mình. Việc lựa chọn từ 2 đáp án trở lên
làm cho câu trả lời vô nghĩa, không hợp logic. Đối với loại câu hỏi này, có thể
có câu hỏi lưỡng cực hoặc câu hỏi cường độ. Câu hỏi lưỡng cực chỉ gồm 2
đáp án trái ngược nhau: Có/Không, Đúng/Sai,… và thường chịu ảnh hưởng
của tâm lí ưa thích “tích cực” của người được hỏi.
Ví dụ: Với câu hỏi “Bạn có phản đối việc cải tạo công viên Thống Nhất
không?” Thì câu trả lời có xu hướng chọn đáp án tích cực là Có. Trong khi đó,
nếu diễn đạt câu hỏi khác đi mà giữ nguyên nội dung câu hỏi: “Bạn có ủng hộ
việc hiện đại hóa công viên Thống Nhất không?” thì câu trả lời vẫn có thể là
“Có” do tâm lí ưa thích “tính tích cực” của người được hỏi.
14
Ngoài ra, khi sử dụng câu hỏi lưỡng cực cần chú ý tới việc sắp xếp thứ tự
câu hỏi. Việc sắp xếp một loạt các câu hỏi lưỡng cực đứng liền nhau rất dễ
gây ra “xu hướng đồng tình” của đối tượng điều tra. Đây là xu hướng khi
người được hỏi chọn một nhóm câu trả lời nhấ định mà không quan tâm thực
sự tới nội dung câu hỏi. Ví dụ, trong một loạt các câu hỏi “Đồng ý/Không
đồng ý”, “Có/Không”,… người được hỏi thường có xu hướng chọn một đáp
án chung cho tất cả các câu hỏi cho dù nội dung câu hỏi có thể hoàn toàn trái
ngược nhau. Việc thiết kế câu hỏi như vậy gây ra tâm lí nhàm chán cho người
được hỏi khiến họ trả lời một cách máy móc cho tất cả các câu hỏi lưỡng cực.
Ngoài ra, loại câu hỏi đóng lựa chọn còn có câu hỏi cường độ gồm nhiều
mức độ (thang đánh giá) lựa chọn được phân chia theo thứ bậc từ thấp tới cao
(hoặc ngược lại). Vấn đề chủ yếu của loại câu hỏi này là việc nên đưa ra bao
nhiêu hạng mục là phù hợp. Trên thực tế không có một quy định nào về số
lượng hạng mục nên sử dụng trong phần trả lời nhưng nói chung, việc sử
dụng quá ít hạng mục sẽ làm cho tính phân loại của câu trả lời thấp trong khi
sử dụng quá nhiều hạng mục lại làm mức độ khác biệt giữa các đáp án giảm
xuống, việc xử lí thông tin kém ý nghĩa. Thông thường, số hạng mục nên sử
dụng là từ 5-9 hạng mục. Đối với số hạng mục lẻ sẽ có một hạng mục trung
gian ở giữa. Trong trường hợp cần có một câu trả lời trung lập thì nên sử dụng
số hạng mục lẻ. Nếu người nghiên cứu muốn đối tượng điều tra cung cấp câu
trả lời có quan điểm rõ ràng thì số hạng mục chẵn có thể buộc đối tượng
không lựa chọn điểm giữa được. Tuy vậy, việc sử dụng số hạng mục chắn yêu
cầu tính cẩn trọng cao vì khi buộc đối tượng điều tra phải lựa chọn những gì
họ không chắc chắn có thể tạo ra dữ liệu sai lệch.
- Dạng câu hỏi đóng thứ hai là câu hỏi đóng tùy chọn (câu hỏi tuyển).
Các phương án trả lời của câu hỏi này không loại trừ nhau và người được hỏi
có thể chọn một số khả năng nào đó họ cho là phù hợp. Đối với loại câu hỏi
này, người nghiên cứu có khả năng gặp phải “xu hướng chọn theo vị trí”. Khi
người được hỏi gặp một danh sách những đáp án cho trước thì lựa chọn của
họ có thể chịu ảnh hưởng bởi thứ tự sắp xếp các đáp án này hơn là sự nội
dung thật sự của đáp án. Thông thường, những lựa chọn đầu tiên hoặc cuối
cùng thường được ưa thích lựa chọn hơn vì nó để lại ấn tượng nhiều hơn
những đáp án ở vị trí khác đối với người được hỏi. Xu hướng này đặc biệt phổ
15
biến với những câu hỏi có quá nhiều lựa chọn đáp án nên người nghiên cứu
phải chú ý tới việc thiết kế số lượng đáp án vừa phải mà vẫn bao quát được
các khả năng đáp án có thể. Điều này thường rất khó, vì vậy, người ta thường
sử dụng loại câu hỏi hỗn hợp (nửa đóng).
Đối với câu hỏi đóng tùy chọn, người nghiên cứu còn có thể kết hợp với
yêu cầu sắp xếp thứ tự quan trọng của các đáp án mà người được hỏi lựa chọn.
Từ đó đánh giá mức độ quan tâm của người được hỏi đối với vấn đề nghiên
cứu hoặc tầm quan trọng của các yếu tố thuộc vấn đề nghiên cứu.
Ưu điểm nổi bật của loại câu hỏi đóng là tạo điều kiện thuận lợi cho cả
người được hỏi và người xử lí thông tin. Người được hỏi chỉ cần lựa chọn
trong số các phương án có sẵn nên hạn chế tâm lí chán nản, mệt mỏi. Loại câu
hỏi này cũng giúp người được hỏi hiểu câu hỏi một cách thống nhất, theo
cùng một nghĩa. Đối với người xử lí thông tin, câu hỏi đóng rất thuận tiện cho
việc mã hóa, tổng hợp thông tin.
Tuy nhiên, câu hỏi đóng vẫn có nhiều nhược điểm. Ngoài các xu hướng đã
phân tích ở trên có thể gây ra thông tin sai lệch, việc thiết kế câu hỏi đóng
cũng cần chú ý để tránh gặp phải các nhược điểm sau:
- Các phương án đưa ra chưa đầy đủ khiến người trả lời không chọn
được phương án phù hợp. Người thiết kế vì thế phải lường trước cá phương
án trả lời có thể có, bao quát được các khả năng đáp án có thể xảy ra.
- Các phương án không có mức độ đồng nhất tương đương (theo một
cách phân chia nào đó) làm người được hỏi có xu hướng chọn những đáp án
mà người thiết kế ưa thích, chú trọng hơn. Vì vậy các đáp án cần đảm bảo
đồng nhất với nhau và phải sắp xếp rõ ràng, phù hợp.
Câu hỏi mở:
Câu hỏi mở là loại câu hỏi không có sẵn các phương án trả lời mà hoàn
toàn do người được hỏi nghĩ ra và diễn đạt. Câu hỏi mở cho phép người trả lời
tự do tư duy, trình bày ý kiến quan điểm của mình về vấn đề được hỏi, không
bị gò ép vào những đáp án có sẵn như câu hỏi đóng. Cũng chính vì vậy mà
câu hỏi mở gặp phải một số nhược điểm sau đây:
- Người được hỏi rất dễ hiểu sai, hiểu nhầm, hiểu không chính xác ý của
câu hỏi, dẫn đến không thống nhất trong cách trả lời. Ví dụ: với câu hỏi “Bạn
đánh giá không khí nơi bạn đang sống như thế nào?” Có thể thu được câu trả
16
lời là: “Ô nhiễm”, “Khô, hanh”, “Ồn ào”,… Vì vậy, việc thiết kế câu hỏi đòi
hỏi sự rõ ràng, chính xác cả về từ ngữ, cách hiểu càng cao, càng khó khăn và
phức tạp.
- Việc tổng hợp, xử lí thông tin đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn
do phải phân loại các nhóm câu trả lời có thể có.
Chính vì vậy mà câu hỏi mở chủ yếu sử dụng khi thu thập ý kiến, quan
điểm hoặc thăm dò ý kiến, tìm hiểu những vấn đề mới nảy sinh, tạo bước mở
đầu trong cuộc nghiên cứu hoặc trong điều tra thử. Thông thường, câu hỏi mở
được sử dụng để thu thập các thông tin định tính.
Câu hỏi hỗn hợp (câu hỏi nửa đóng)
Do câu hỏi đóng và câu hỏi mở đều có những ưu nhược điểm riêng của
mình nên để khắc phục các nhược điểm của mỗi loại và thu thập thông tin
một cách đầy đủ, chính xác nhất thì các nhà nghiên cứu có thể sử dụng câu
hỏi hỗn hợp. Đây là loại câu hỏi kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Sau khi đưa ra những đáp án cho câu hỏi, người nghiên cứu có thể đưa thêm
lựa chọn “Ý kiến khác”. Người được hỏi khi không tìm được phương án trả
lời phù hợp với những đáp án có sẵn có thể điền câu trả lời của mình vào phần
mở này. Vì vậy, câu hỏi hỗn hợp có thể tìm được hết các phương án trả lời có
thể có và xử lí thông tin dễ dàng hơn, định hướng được cách hiểu câu hỏi phù
hợp.
Trong nghiên cứu CVM, thông thường, câu hỏi đóng và câu hỏi hỗn hợp
được sử dụng rộng rãi hơn. Do đặc điểm của nghiên cứu CVM là dựa trên các
giả định mà người nghiên cứu đưa ra về mức giá sẵn lòng chi trả của người
được hỏi cho hàng hóa dịch vụ môi trường nên người được hỏi thường không
có căn cứ nào cụ thể cho mức giá mà mình đưa ra chi trả. Cũng không tồn tại
một thị trường mua bán hàng hóa dịch vụ môi trường nào tương tự để người
trả lời so sánh và đặt ra mức giá thích hợp cho hàng hóa môi trường đang
nghiên cứu. Chính vì vậy, bằng việc sử dụng câu hỏi đóng, người nghiên cứu
có thể đưa ra những mức giá phù hợp để người được hỏi có căn cứ suy nghĩ
và lựa chọn. Trong trường hợp dùng câu hỏi hỗn hợp, người được hỏi vẫn có
thể đặt ra một mức giá mà họ hài lòng dựa trên những mức giá mà người
nghiên cứu đã cho trước. Bên cạnh đó, việc sử dụng các câu hỏi đóng lựa
chọn, tùy chọn còn có thể thu thập các đánh giá định tính về thái độ, quan
17
điểm của người được hỏi về các chính sách, dự án môi trường hay sắp xếp thứ
tự quan trọng của lợi ích hàng hóa môi trường đem lại,… Nhìn chung, câu hỏi
đóng và câu hỏi hỗn hợp có ứng dụng lớn và linh hoạt trong nghiên cứu CVM.
2.3 Yêu cầu về bảng hỏi trong nghiên cứu cvm:
Qua những phân tích ở trên ta có thể nhận thấy việc thiết kế một bảng hỏi
là rất khó khăn. Cho dù người nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm và cẩn trọng
trong việc thiết kế bảng hỏi đến đâu thì vẫn có thể phát sinh những vấn đề khi
sử dụng bảng hỏi trong điều tra hoặc xử lí thông tin sau điều tra. Đối với
nghiên cứu cvm, thiết kế bảng hỏi càng khó khăn và phức tạp. Vấn đề môi
trường chưa phải là vấn đề được nhiều người quan tâm và việc định giá dựa
trên giả định là tương đối phức tạp và khó hiểu với nhiều người. Vì vậy, bảng
hỏi phải được thiết kế để có thể thu hút được sự quan tâm của người được hỏi
và thu được thông tin chính xác.
Về hình thức:
Bảng hỏi cần đáp ứng yêu cầu về mặt thẩm mĩ, có sức hấp dẫn nhất định
với người được phỏng vấn, dễ đọc và dễ ghi câu trả lời.
- Đánh số: các câu hỏi nên được đánh số thứ tự một cách đầy đủ, không
bị bỏ sót, nhầm lẫn hay lặp lại. Trong trường hợp bảng hỏi gồm nhiều nội
dung lớn độc lập thì nên tách ra thành nhiều phần và đánh số chương để người
được hỏi dễ theo dõi.
- Khoảng trống: cần lưu ý về khoảng trống giữa các câu hỏi để tạo điều
kiện dễ dàng cho việc xử lí thông tin trong trường hợp người nghiên cứu,
người mã hóa muốn chú thích thêm. Đối với câu hỏi đóng, các hộp trả lời
phải được sắp xếp thẳng hàng, hợp lí. Đối với câu hỏi mở phải có đủ chỗ
trống cho độ dài của một câu trả lời trung bình.
- Phông chữ: nhìn chung phông chữ phải rõ ràng, dễ đọc. Trong một câu
hỏi, do có thể hiểu theo các nghĩa khác nhau nếu các từ khác nhau được nhấn
mạnh nên các từ quan trọng cần phải được gạch chân hoặc in đậm để đảm bảo
sự chú ý thống nhất của người nghiên cứu và cách hiểu thống nhất của người
được hỏi.
Ví dụ đối với cùng một câu hỏi:
Tại sao bạn đến thăm vườn quốc gia Ba Bể? ----> nhấn mạnh tới mục đích
(câu trả lời có thế là sở thích, yêu cầu công việc,…)
18
Tại sao bạn đến thăm vườn quốc gia Ba Bể? ----> nhấn mạnh tới con
người (câu trả lời có thể là gia đình, cơ quan,…)
- Kí hiệu: Các kí hiệu như mũi tên, hộp,… là những công cụ hình ảnh
tiện lợi và sinh động không chỉ hữu ích trong việc hướng dẫn người được hỏi
về cách thức trả lời bảng hỏi mà còn tạo điều kiện cho việc mã hóa, xử lí
thông tin thuận tiện. Bảng hỏi nên được thiết kế theo cách mỗi loại câu hỏi có
một loại biểu tượng gắn liền. Ví dụ: hình mũi tên giúp nhận ra các “bước
nhảy”, hình tròn cho các “câu hỏi kiểm tra”, hình hộp cho các “câu hỏi
đóng”,…
- Độ dài bảng hỏi: trên thực tế rất khó xác định độ dài bảng hỏi tối ưu.
Nhưng thông thường bảng hỏi không nên quá dài vì có thể gây áp lực, căng
thẳng và mệt mỏi cho người được hỏi. Chỉ sử dụng những câu hỏi cần thiết
nhất, liên quan trực tiếp nhất tới nội dung nghiên cứu.
Về nội dung:
- Phần đặt vấn đề: phần này phải nêu được mục đích, ý nghĩa và lợi ích
xã hội của việc nghiên cứu. Phần này thường diễn đạt dưới dạng một bức thư
ngắn, súc tích, giới thiệu về cuộc phỏng vấn và cách thức trả lời bảng hỏi nói
chung.
- Phần câu hỏi: câu hỏi mở đầu phải được thiết kế nhẹ nhàng, đơn giản
và đáng quan tâm để tạo niềm tin cho người được hỏi, kích thích họ tham gia
trả lời. Chuỗi các câu hỏi tiếp theo phải được thiết kế theo một logic phù hợp
với dòng ý tưởng của người trả lời. Các câu hỏi nên được sắp xếp từ đơn giản
đến phức tạp với độ tập trung tư tưởng tăng dần, sau đó giảm dần về cuối. Các
câu hỏi về vấn đề riêng tư, nhạy cảm phải được diễn đạt tế nhị, khéo léo.
Những câu hỏi đơn điệu phải được sắp xếp xen kẽ, tránh đi liền nhau.
- Phần chú thích, chỉ dẫn. Các chú thích, chỉ dẫn là rất cần thiết đặc biệt
là với vấn đề phức tạp, chuyên môn hay các câu hỏi với yêu cầu riêng. Các
chỉ dẫn và chú thích phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, nên được đánh bằng
phông chữ khác với câu hỏi và đặt ngay trên câu hỏi có liên quan hoặc phần
câu hỏi mà nó áp dụng.
- Từ ngữ sử dụng trong câu hỏi phải trong sáng, dễ hiểu (hạn chế các từ
chuyên môn đòi hỏi trình độ hiểu biết sâu, các chữ viết tắt có nhiều cách hiểu
hoặc khó hiểu), tránh các từ chung chung, trừu tượng, đa nghĩa, khó hiểu, các
19
trạng từ không xác định: “thường”, “đôi khi”, “nói chung”,… Đối với cùng
một đối tượng phải sử dụng thống nhất một định nghĩa trong toàn bộ bảng hỏi.
- Tránh cách diễn đạt vòng vo, nhiều mệnh đề, nhiều câu phụ, những câu
hỏi đa nghĩa, diễn đạt phủ định hoặc phủ định kép, các câu hỏi dẫn dắt, hàm ý
sẵn câu trả lời,…
Có thể tóm tắt lại 4 tiêu chí phải tuân theo khi tiến hành thiết kế bảng hỏi,
đó là: Ngắn gọn, có mục đích, đơn giản và cụ thể.
2.4 Ưu điểm và nhược điểm khi vận dụng bảng hỏi trong nghiên cứu cvm và
một vài đề xuất khắc phục:
- Ưu điểm: Bằng việc sử dụng bảng hỏi, người nghiên cứu có thể dễ
dàng thu thập giá sẵn lòng trả của các cá nhân khác nhau cho cùng một hàng
hóa dịch vụ môi trường. Từ đó, tổng hợp và định giá chính xác giá trị của
hàng hóa môi trường này. Điều này đảm bảo tính khách quan, xác thực của
thông tin trong khi cách thức tiến hành là tương đối đơn giản, phạm vi ứng
dụng rộng lớn.
- Nhược điểm: Đối với một bảng hỏi cvm, người trả lời hoàn toàn phản
ứng với những tình huống giả định nêu ra trong bảng hỏi và họ cũng đưa ra
những câu trả lời về mức giá sẵn lòng trả giả định mà không bị chi phối bởi
quy luật của thị trường thực. Nhiều người khi nhận định được rằng tình huống
đưa ra hoàn toàn không có thực và họ thực tế không phải trả bất cứ khoản tiền
nào nên sẵn sàng đưa ra mức giá rất cao hoặc rất thấp, không dựa trên căn cứ
nào. Một nhược điểm khác là vì tình huống là giả định nên người nghiên cứu
tùy theo mục đích của mình mà có thể đưa ra những chỉ dẫn, gợi ý nhằm giúp
người được hỏi hình dung cụ thể về lợi ích hàng hóa môi trường nhưng thực
chất là định hướng câu trả lời của họ. Thông tin từ bảng hỏi vì thế có thể bị
bóp méo hoặc làm cho sai lệch.
Trong tình huống này, cần hạn chế những câu hỏi dẫn dắt của người
nghiên cứu, các gợi ý có tính chủ quan gây ảnh hưởng tới đánh giá của người
được hỏi. Bên cạnh đó cũng cần sử dụng các câu hỏi kiểm tra, logic hoặc các
câu hỏi lọc để đánh giá mức độ chính xác, phù hợp của câu trả lời.
20
Phiếu khảo sát giá trị của vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn
Xin bạn vui lòng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin bằng cách
trả lời các câu hỏi dưới đây. Chúng tôi xin đảm bảo các thông tin mà
bạn cung cấp được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích
nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn bạn!
Phần 1: Mức sẵn lòng chi trả của du khách:
1. Bạn đã từng nghe nói về vườn quốc gia (VQG) Ba Bể trước đây
chưa?
Có Không
Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể được thành lập năm 1992 với diện tích
7610ha. Đây là một hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi bao bọc xung
quanh hồ nước trong xanh. VQG Ba Bể có nhiệm vụ bảo tồn hệ sinh thái tự
nhiên, bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm trên cạn, dưới nước và
cảnh quan thiên nhiên; phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên; thực hiện nhiệm
vụ nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch và giáo dục bảo tồn. Ở đây có
tới 417 loài thực vật và 299 loài động vật có xương sống. Có nhiều loại
động vật quý hiếm như phượng hoàng đất, gà lội, voọc mũi hếch, cá cóc
Tam Đảo…
2. Theo bạn đâu là lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ môi trường tự nhiên
và cả tài nguyên thiên nhiên của khu vực VQG? (trực tiếp ghi 1; gián tiếp
ghi 2; không biết, không rõ ghi 0).
Thu nhập từ gỗ củi Lợi ích từ việc ngăn ngừa xói mòn
Thu nhập từ hoạt động du lịch Lợi ích từ việc hập thụ khí thải
Thu nhập từ cây dược liệu Giá trị cảnh quan
Nguồn lợi thủy sản Giá trị giáo dục và nghiên cứu
Để lại các nguồn gen quý cho thế hệ mai sau
3. Bạn có từng nghe khái niệm Đa dạng sinh học trước đây chưa?
1. Có 2. Chưa
21
Đa dạng sinh học được định nghĩa như là tổng số gen, số loài và hệ sinh
thái của một vùng. Đa dạng di truyền chỉ sự đa dạng của gen trong các loài.
Đa dạng loài chỉ nhiều loài khác nhau trong một vùng. Đa dạng hệ sinh thái
chỉ sự đa dạng các hệ thống sống và môi trường của chúng trong một
vùng…
4. Theo bạn có cần thiết phải duy trì đa dạng sinh học tại VQG Ba Bể
không?
Rất cần Cần nhưng không quan trọng
Không cần thiết
5. Giả sử có một Quỹ bảo tồn được thành lập nhằm bảo tồn các giá trị
của VQG Ba Bể đang cần đến sự đóng góp của bạn. Vậy bản có sẵn sàng
đóng góp một khoản tiền cho mục đích đó hay không?
Có → chuyển tới câu 7 Không
6. Nếu không sẵn lòng, lý do nào khiến bạn từ chối?
1. Tôi không quan tâm tới vấn đề này
2. Tôi đã mất quá nhiều tiền cho chuyến đi
3. Tôi cảm thấy việc cải thiện môi trường của VQG là không quan
trọng
4. Tôi không tin vào việc chi trả sẽ giải quyết được vấn đề
5. Tôi tin rằng các đối tượng khác cần chi trả như Chính phủ và các tổ
chức khác
6. Không rõ, không trả lời
7. Nếu đồng ý, bạn sẽ bằng lòng trả thêm mức cao nhất là bao nhiêu
trong số các mức dưới đây ngoài mức phí tham quan và chi phí du lịch của
bạn:
0.5 USD/ 7,000 đồng 1.0 USD/ 14,000 đồng
1.5 USD/ 21,000 đồng 2.0 USD/ 28,000 đồng
2.5 USD/ 35,000 đồng 3.0 USD/ 42,000 đồng
3.5 USD/ 49,000 đồng 4.0 USD/ 56,000 đồng
4.5 USD/ 63,000 đồng 5.0 USD/ 70,000 đồng
6.0 USD/ 84,000 đồng 7.0 USD/ 98,000 đồng
22
Lý do gì khiến bạn sẵn lòng chi trả khoản tiền đó
1. Cho sự tồn tại của VQG
2. Cho con cháu tôi
3. Cho xã hội
4. Khác (xin ghi rõ)………………………………….
8. Hiện nay Nhà nước giao khoán khoanh nuôi và bảo vệ rừng cho các
hộ dân với mức 50.000đ/ha/năm. Theo bạn mức này là:
Thỏa đáng Chưa thỏa đáng
9. Theo bạn, mức giao khoán cho các hộ gia đình khoanh nuôi và bảo vệ
rừng nên là:
100.000đồng/ha/năm 600.000đồng/ha/năm
200.000đồng/ha/năm 800.000đồng/ha/năm
300.000đồng/ha/năm 1.000.000đồng/ha/năm
400.000đồng/ha/năm
Khác (xin ghi cụ thể)…………..đồng/ha/năm
Phần 2: Thông tin chung về du khách:
1. Địa chỉ của bạn: Thành phố………….. Tỉnh…………………
2. Giới tính của bạn:
Nam Nữ
3. Tình trạng hôn nhân:
Độc thân Có gia đình Khác
4. Tuổi của bạn:…………………tuổi
5. Nghề nghiệp của bạn:
1. Công chức 2. Chủ doanh nghiệp tư nhân
3. Kinh doanh 4. Lao động phổ thông
23
5. Sinh viên 6. Nghỉ hưu
7. Không có việc làm 8. Khác (xin ghi rõ)…………….
6. Trình độ học vấn của bạn:
1. Tiểu học 2. Trung học cơ sở
3. Trung học phổ thông 4. Cử nhân
5. Thạc sĩ, tiến sĩ 6. Khác (xin ghi rõ)…………….
7. Thu nhập hàng tháng của bạn:
- Nếu bạn không đi làm, xin ghi thu nhập của vợ/chồng bạn hàng
tháng: …………………đồng
- Nếu bạn là sinh viên, xin ghi thu nhập của cha mẹ bạn hàng
tháng:…………………đồng
8. Bạn là hội viên/ làm việc cho tổ chức Môi trường nào không?
Có (xin ghi tên tổ chức)…………………………………….
Không
Xin chân thành cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin cho chúng tôi.
3. Vận dụng bảng hỏi trong định giá giá trị phi sử dụng của vườn
quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn:
3.1 Bảng hỏi mẫu:
Bảng hỏi được sử dụng trong phần phân tích dưới đây được trích ra từ
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của
vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn” của thạc sĩ Nguyễn Quang Hồng. Bảng hỏi
nhằm thu thập thông tin để đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của
vườn quốc gia Ba Bể bằng 2 phương pháp: Phương pháp chi phí du hành
(TCM) và phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM). Bảng hỏi gồm 3 phần:
Phần 1: “Thông tin về chuyến đi của du khách” nhằm thu thập thông tin để
24
tiến hành định giá bằng phương pháp chi phí du hành. Phần 2: “Mức sẵn lòng
chi trả của du khách” phục vụ cho việc tiến hành nghiên cứu bằng phương
pháp CVM. Và phần 3: “Thông tin chung về du khách” cung cấp những thông
tin chung nhất về đối tượng điều tra. Để phù hợp với mục đích nghiên cứu của
đề tài, trên đây chỉ trích dẫn phần 2 và phần 3 của bảng hỏi và phân tích hai
phần này.
3.2 Phân tích về sự phù hợp về thiết kế bảng hỏi:
Về hình thức:
- Các câu hỏi được đánh số lần lượt, chính xác từ câu 1 khiến cho việc
theo dõi bảng hỏi dễ dàng cũng như việc kiểm tra, xử lí thông tin sau điều tra
thuận tiện. 3 phần của bảng hỏi: gồm phần giới thiệu chung về cuộc điều tra,
phần câu hỏi về mức sẵn lòng chi trả của du khách và phần thông tin chung về
du khách đều được phân chia rõ ràng, độc lập.
- Khoảng trống giữa các câu hỏi, các phần là phù hợp tránh việc bỏ sót,
điền thiếu thông tin. Các hộp trả lời được sắp xếp hợp lí, thẳng hàng và cân
đối, vừa đảm bảo tính thầm mĩ, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc mã hóa
thông tin. Đối với các câu hỏi mở, khoảng trống là đủ để điền thông tin.
- Phông chữ, cỡ chữ rõ ràng, dễ đọc. Các phần mở đầu, tên chương, tên
mục đều được đánh dấu bằng những phông chữ khác biệt. Trong câu số 7, để
nhấn mạnh sự khác biệt, tránh nhầm lẫn khi trả lời, người thiết kế đã chú ý
đến việc phân biệt 2 nhóm từ: “thêm mức cao nhất là bao nhiêu” và “ngoài
mức phí”. Điều này giúp đối tượng điều tra hiểu chính xác và thống nhất câu
hỏi, tránh trường hợp một số đối tượng đồng nhất mức phí và mức trả của cá
nhân hoặc tính gộp cả mức phí vào mức trả,… làm sai lệch thông tin thu được.
- Trong bảng hỏi có sử dụng kí hiệu mũi tên hướng dẫn người trả lời ở
những câu hỏi lọc, thực hiện bước chuyển: như câu hỏi số 5. Những kí hiệu
này không chỉ có tác dụng đối với người trả lời mà còn tạo điều kiện dễ dàng
khi tổng hợp và xử lí thông tin sau điều tra.
- Độ dài bảng hỏi là hợp lí. Với độ dài 3 trang với những phần chú thích
rõ ràng, đầy đủ, phông chữ hợp lí và số lượng câu hỏi vừa phải, thiết kế đẹp
thì độ dài này là rất phù hợp. Nó vừa đảm bảo thu được thông tin đầy đủ cho
người nghiên cứu vừa đảm bảo tính thẩm mĩ và thu hút được sự chú ý, tập
trung của đối tượng điều tra.
25
Về nội dung:
Tên phiếu điều tra và phần đặt vấn đề đã giới thiệu ngắn gọn được mục
đích của việc nghiên cứu. Bên cạnh đó đảm bảo được tính bảo mật của thông
tin. Nội dung của phần đặt vấn đề rõ ràng, được diễn đạt lịch sự và ngắn gọn.
Tuy nhiên, trong phần này, tác giả mới chỉ đưa ra mục đích của cuộc điều tra
mà không nói rõ người tiến hành điều tra là ai, do đó có thể vẫn gây ra sự nghi
ngại đối với một số đối tượng điều tra khi tham gia trả lời.
Phần câu hỏi: Phần nội dung chính của bảng hỏi gồm 9 câu hỏi và phần
thông tin về đối tượng điều tra gồm 8 câu hỏi. Tuy vấn đề nghiên cứu là vấn
đề chuyên môn phức tạp nhưng tác giả đã chú ý thiết kế bảng hỏi đơn giản, dễ
hiểu và rõ ràng, đảm bảo việc điền thông tin của đối tượng điều tra – dù
không hiểu biết về định giá môi trường vẫn có thể điền đầy đủ thông tin vào
bảng hỏi.
Trong phần thông tin chung về đối tượng điều tra, tác giả sử dụng những
câu hỏi đơn giản nhất và sử dụng kết hợp linh hoạt câu hỏi đóng, câu hỏi mở
và câu hỏi hỗn hợp cho từng loại thông tin. Chính vì vậy, việc theo dõi và
điền thông tin trong phần này rất đơn giản, thuận tiện và dễ dàng cho người
trả lời.
Trong phần nội dung chính của bảng hỏi, 9 câu hỏi được tác giả sắp xếp
theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp. Câu hỏi đầu tiên được sử dụng là câu
hỏi sự kiện và là câu hỏi lọc. Bằng một câu hỏi đơn giản, người nghiên cứu
không những bắt đầu gợi mở, dẫn dắt người trả lời vào bảng hỏi mà còn lọc
được đối tượng điều tra thành 2 nhóm cơ bản: đã biết và chưa biết về vườn
quốc gia Ba Bể để đánh giá mức độ chính xác của các câu trả lời tiếp theo.
Tiếp sau câu hỏi lọc, tác giả sử dụng phần chú thích ngắn gọn nhưng đầy đủ
về vườn quốc gia Ba Bể. Phần này giúp cung cấp những thông tin chung nhất
cho những đối tượng chưa từng biết tới vườn quốc gia Ba Bể hoặc đã biết
nhưng thông tin còn mơ hồ, chưa rõ. Điều này là rất quan trọng vì nếu chưa
nhận thức được về vấn đề môi trường đang nghiên cứu thì người được hỏi
không thể đánh giá chính xác và hợp lí về giá trị lợi ích của vấn đề môi
trường đó. Câu hỏi thứ 2 sau phần chú thích vì thế cũng đơn giản và dễ trả lời
hơn, thông tin thu được cũng chính xác hơn. Trong câu hỏi số 2 cũng có một
phần chú thích nhỏ (trong ngoặc) hướng dẫn về cách thức trả lời câu hỏi. Đây
26
là câu hỏi đóng và có sử dụng các con số đã được mã hóa để trả lời. Điều này
không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người tổng hợp thông tin mà còn tiết
kiệm thời gian, đơn giản cho người trả lời. Câu hỏi số 3 lại là một câu hỏi
đóng lựa chọn và là câu hỏi lọc. Tiếp theo đó cũng là một phần chú thích ngắn
gọn về vấn đề đa dạng sinh học. Câu hỏi số 3 và phần chú thích cũng có tác
dụng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau và giúp người trả lời hiểu rõ về vấn đề nghiên
cứu. Nhờ đó, thông tin thu được ở câu 4, 5 có độ chính xác cao hơn, hợp lí
hơn. Câu 5 là một bước nhảy, tách đối tượng điều tra thành 2 nhóm: nhóm sẵn
sàng chi trả cho giá trị của lợi ích môi trường và nhóm không sẵn lòng chi trả.
Đối với nhóm đầu tiên, việc tiếp tục trả lời câu hỏi số 6 là không cần thiết và
gây nhiễu thông tin. Câu số 7 là câu hỏi quan trọng nhất của bảng hỏi. Sau khi
tìm hiểu và dẫn dắt người trả lời tiếp cận và có những đánh giá sơ lược về vấn
đề môi trường đang nghiên cứu, tác giả đưa ra câu hỏi về mức giá sẵn sàng
chi trả của họ cho vấn đề môi trường này. Với 12 đáp án đưa ra tương ứng với
12 mức chi trả tăng dần, tác giả đưa ra phạm vi khá rộng để người trả lời suy
nghĩ và lựa chọn đáp án thích hợp. Đây là những gợi ý về mức trả hợp lí có
thể có, tránh được việc người trả lời đưa ra những mức giá quá thấp hoặc quá
cao, thiếu khả thi và không trung thực. Câu 7 gồm 2 câu hỏi nhỏ, mà câu hỏi
thứ 2 có tính tham khảo, thu thập thêm thông tin bổ sung cho câu hỏi thứ nhất
về nhận thức, đánh giá của người được hỏi về vấn đề môi trường, đồng thời lí
giải cho mức trả mà người được hỏi đã đưa ra ở trên. 2 câu hỏi cuối cùng là
câu hỏi bổ sung thông tin về đánh giá của người được hỏi về hiện trạng, chính
sách bảo vệ môi trường ở vườn quốc gia Ba Bể.
Từ ngữ và cách diễn đạt trong bảng hỏi đều dễ hiểu, rõ ràng, không có
những từ ngữ chung chung, trừu tượng. Các câu hỏi đều được diễn đạt ngắn
gọn, không nhiều mệnh đề, không phức tạp. Từ viết tắt duy nhất trong bảng
hỏi “VQG – vườn quốc gia” được sử dụng thống nhất từ đầu đến cuối và
được diễn giải ngay ở lần sử dụng đầu tiên (trong câu hỏi số 1) không gây khó
hiểu, bối rối cho người trả lời.
3.3 Đánh giá bảng hỏi:
Tuy phương pháp cvm nói riêng và thiết kế bảng hỏi nói chung là một vấn
đề khó và phức tạp nhưng bảng hỏi trên đã đáp ứng được yêu cầu về thu thập
thông tin phục vụ nghiên cứu. Cấu trúc và thiết kế bảng hỏi rõ ràng, dễ hiểu
27
và dễ theo dõi. Người nghiên cứu cũng chú trọng tới cách đặt câu hỏi sao cho
đơn giản, phù hợp với mọi đối tượng điều tra. Có thể nói, bảng hỏi đã đáp ứng
tốt yêu cầu về thu thập thông tin và hỗ trợ xử lí thông tin hiệu quả.
III. Kết luận:
Trong bất cứ một cuộc điều tra nào và để phục vụ mục đích nghiên cứu gì
thì bảng hỏi vẫn là công cụ không thể thiếu để thu thập thông tin đầy đủ chính
xác và hiệu quả. Đặc biệt trong nghiên cứu định giá môi trường – yếu tố khó
lượng hóa, bảng hỏi có vai trò vô cùng quan trọng. Phương pháp cvm sử dụng
bảng hỏi để tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên nhiều đối tượng về mức sẵn sàng
chi trả của họ cho những giá trị lợi ích của môi trường để từ đó định giá được
những lợi ích này. Do trên thực tế không tồn tại một thị trường có trao đổi,
mua bán các giá trị này nên giá của các lợi ích môi trường không thể được xác
định như những hàng hóa thông thường khác. Chính vì vậy, cvm thể hiện ưu
thế của mình trong việc định giá một cách hợp lí và hiệu quả giá của các lợi
ích môi trường dựa trên đánh giá chung của mọi người. Bảng hỏi chính là
công cụ để thu được thông tin cơ sở, nền tảng đó. Tuy vậy, thực tế rằng việc
thiết kế một bảng hỏi hoàn thiện là rất khó khăn. Những vấn đề phát sinh khi
sử dụng bảng hỏi để tiến hành điều tra và xử lí số liệu thường bất ngờ và khó
lường trước. Đặc biệt là đối với nghiên cứu đánh giá tác động môi trường –
vấn đề còn khá mới mẻ và xa lạ với nhiều người dân. Vì thế, việc thiết kế
bảng hỏi sao cho phù hợp, đơn giản, dễ hiểu đối với người trả lời mà vẫn có ý
nghĩa, đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu của người nghiên cứu là rất khó khăn.
Phần tìm hiểu và phân tích trên đây đưa ra những vấn đề chung trong việc
thiết kế bảng hỏi và vận dụng cụ thể trong việc thiết kế bảng hỏi trong
phương pháp cvm. Những phân tích, chú ý trong việc thiết kế bảng hỏi về cả
nội dung và phân tích, đối với từng loại câu hỏi nhằm hỗ trợ cho việc hoàn
thiện bảng hỏi, tránh những sai lầm thường gặp phải. Tuy vậy, việc phân tích
vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thể khái quát hết các vấn đề có thể gặp phải
khi thiết kế bảng hỏi. Đề tài hi vọng đưa ra những hiểu biết tổng quát cần thiết
nhất về phương pháp cvm, công cụ bảng hỏi và những gợi ý cần thiết để hoàn
thiện bảng hỏi phục vụ nghiên cứu cvm.
Em xin cảm ơn thầy giáo – TS. Bùi Đức Triệu đã giúp đỡ em hoàn thành
đề tài.
28
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Lý thuyết thống kê (Nhà xuất bản Thống kê 2006)
- Tài liệu môn Điều tra xã hội học
- Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng
của vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn” (Thạc sĩ Nguyễn Quang Hồng)
- Sức mạnh của thiết kế điều tra (Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2006)
29
Đề án môn học Lý thuyết Thống kê
Đề tài: Vận dụng bảng hỏi trong phương pháp định giá ngẫu nhiên – CVM
Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Đức Triệu
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hà
Lớp: Thống kê 46A
Khoa: Thống kê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- da_111_962.pdf