MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần 1 - Tổng quan về đơn vị
1.1. Chức năng và nhiệm vụ
1.2. Cơ cấu tổ chức
Phần 2 - Văn hóa Doanh nghiệp của tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam ( VNPT)
2.1 Một số hình ảnh văn hóa tiêu biểu
2.2 Các thương hiệu dịch vụ của VNPT
2.3. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị
1.Quá trình xây dựng và những thành tựu của VNPT
2. Những tồn tại
2.4. Một số đề xuất về văn hóa doanh nghiệp cho đơn vị
1. Phương hướng (định hướng) phát triển
2. Một số đề xuất
Phần 3 - Kết luận
Sự cần thiết của văn hóa doanh nghiệp
Lời mở đầu
Văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con người,với tự nhiên và với xã hội ,được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội .
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Trong một Doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn, là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa, . chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp thậm chí có những điều trái ngược nhau. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ra lực điều tiết, tác động (tích cực hay tiêu cực) đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các mục tiêu chung của tổ chức. Vì vậy có thể khẳng định văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay đối với doanh nghiệp Bưu Chính Viễn Thông (VNPT) để cạnh tranh và phát triển thì văn hóa doanh nghiệp cần phải giữ vững và phát huy hơn nữa.
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3458 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Văn hóa Doanh nghiệp của tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần 1 - Tổng quan về đơn vị
Chức năng và nhiệm vụ
Cơ cấu tổ chức
Phần 2 - Văn hóa Doanh nghiệp của tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam ( VNPT)
2.1 Một số hình ảnh văn hóa tiêu biểu
2.2 Các thương hiệu dịch vụ của VNPT
2.3. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị
1.Quá trình xây dựng và những thành tựu của VNPT
2. Những tồn tại
2.4. Một số đề xuất về văn hóa doanh nghiệp cho đơn vị
1. Phương hướng (định hướng) phát triển
2. Một số đề xuất
Phần 3 - Kết luận
Sự cần thiết của văn hóa doanh nghiệp
Lời mở đầu
Văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con người,với tự nhiên và với xã hội ,được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội .
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Trong một Doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn, là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa,... chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp thậm chí có những điều trái ngược nhau. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ra lực điều tiết, tác động (tích cực hay tiêu cực) đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các mục tiêu chung của tổ chức. Vì vậy có thể khẳng định văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay đối với doanh nghiệp Bưu Chính Viễn Thông (VNPT) để cạnh tranh và phát triển thì văn hóa doanh nghiệp cần phải giữ vững và phát huy hơn nữa.
Phần I
Tổng quan về Doanh Nghiệp
Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT )
Vietnam Posts and Telecommunications Group
Chức năng và nhiệm vụ
VNPT hiện là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam.Với những đóng góp và thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ Tổ quốc, VNPT đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ 1999 - 2009 vào ngày 22/12/2009.
Kế thừa 65 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thông Việt Nam, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông nhanh nhất toàn cầu.
Với hơn 90 nghìn cán bộ công nhân viên, hạ tầng công nghệ viễn thông tiên tiến, mạng lưới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 64 tỉnh thành trên cả nước, VNPT tự hào là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục vụ hơn 71 triệu thuê bao di động, gần 12 triệu thuê bao điện thoại cố định và khoảng hàng chục triệu người sử dụng Internet. Tháng 6/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thay thế cho mô hình Tổng công ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế chủ lực của Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bưu chính - Viễn thông - CNTT là nòng cốt.Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Các lĩnh vực hoạt động :
. Dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin
. Dịch vụ và sản phẩm truyền thông
. Khảo sát, tư vấn, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông;
. Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông
. Dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng
. Dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện
. Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng
Trụ sở chính: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
Văn phòng: 84-4 3 7741091- Fax: 84-4 3 774 1093
Email: vanphong@vnpt.vn
Website: www.vnpt.com.vn
Cơ cấu tổ chức
Phần II
Văn hóa Doanh nghiệp của tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam ( VNPT)
2.1 Một số hình ảnh văn hóa tiêu biểu
a) ý nghĩa của thương hiệu
Cụm đồ họa về hệ thống nhận diện thương hiệu VNPT
Logo VNPT gồm 2 phần: phần hình (graphic logo) là cách điệu của vệt quỹ đạo vệ tinh xoay quanh quả địa cầu vẽ lên chữ V, biểu hiện sự phát triển theo mạch vận động không ngừng. Phần text: VNPT (viết tắt của Vietnam Posts & Telecommunications)
b) Sứ mệnh – Tầm nhìn
- Sứ mệnh : VNPT luôn là tập đoàn giữ vị trí số 1 tại Việt Nam về phát triển bưu chính viễn thong .Có khả năng vươn ra thị trường thế giới ,có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông lớn.
- Tầm nhìn : VNPT luôn nỗ lực trong việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ bưu chính , viễn thông , công nghệ thông tin tiên tiến để mang lại cho người tiêu dung nhân dân Việt Nam những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống .
c) Giá trị cốt lõi
- Giá trị mang tính Việt Nam : VNPT đã đi cùng hơn 60 năm lịch sử của đất nước, với vai trò là doanh nghiệp chủ lực , VNPT luông gánh vác trọng trách là vừa kinh doanh ,vừa phục vụ nhà nước và nhân dân Việt Nam.
- Giá trị mang tính nhân văn: giá trị tốt đẹp mà VNPT cam kết hướng tới là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất ; nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân viên ; mang lại lợi ích cho đối tác; đóng góp vì lợi ích của cộng đồng. Tất cả là :vì con người , hướng đến con người và giữa những con người .
d) Khẩu hiệu của VNPT
- Tiếng việt : ‘’ cuộc sống đích thực ‘’
- Tiếng anh : ‘’Real life’’
Ý nghĩa việc thể hiện đôi mắt trong thương hiệu:
Đôi mắt thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, minh họa cho giá trị nhân văn của VNPT.
Cụm đồ họa VNPT - cánh sóng cách điệu - đôi mắt: thể hiện VNPT luôn vì khách hàng, quan tâm chăm sóc khách hàng.
Sử dụng hình ảnh đôi mắt nam, nữ thể hiện sự cân bằng tự nhiên, sự đa dạng của khách hàng trong nước và quốc tế của VNPT, tạo sự thuận tiện về tính đối xứng với mỗi hạng mục thiết kế.
Ngôn ngữ đồ họa được sử dụng một cách hiện đại thông qua sự thể hiện mảng màu giữa xanh và trắng, vị trí, bố cục hình logo, chữ VNPT và câu slogan.
e) ý nghĩa của các biểu tượng trong thương hiệu
Đây là 3 biểu tượng tượng trưng cho 3 lĩnh vực chính của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam .
Bưu chính với biểu tượng truyền thông phong thư.
Viễn thông với biểu tượng chiếc điện thoại
Internet biểu tượng chữ @ ( còn được hiểu là công nghệ thông tin )
g) Triết lý kinh doanh
Vượt thác ghềnh, càng mạnh mẽ : Vượt khó khăn. Qua thăng trầm. Không ngừng lớn mạnh, vươn cao, vươn xa. Chúng tôi khẳng định bản lĩnh tiên phong và nội lực hùng cườngVươn xa tỏa rộng, hòa cả niềm vui : Như dòng sông mang nặng phù sa, chúng tôi chuyên chở thông điệp của niềm vui, sự trù phú đến mọi người trên mọi miền đất nướcMang một niềm tin, tiến ra biển lớn : Hòa sóng vào đại dương, chúng tôi vững bước cùng bạn bè năm châu, nuôi lớn ước mơ và thực hiện những hoài bão
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì xây dựng và quản trị thương hiệu đối với các doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Là một tập đoàn kinh tế lớn nhưng với VNPT cũng không có ngoại lệ.
Thời kỳ "vàng son", Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) được biết đến với một cái tên chung chung là Bưu điện. Lúc đó, khi cần sử dụng bất kỳ dịch vụ bưu chính, viễn thông ai ai cũng chỉ biết ra Bưu điện bởi xung quanh dường như không có đối thủ cạnh tranh.Trong nhiều thập kỷ, thương hiệu Bưu điện đã gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến. Đây chính là nền tảng của lòng tin cậy, khiến hàng triệu người dân Việt Nam chỉ biết đến Bưu điện, gắn bó với thương hiệu này một cách tự nhiên trong nhiều năm.Nhưng vàng son rồi cũng qua đi, người dân bắt đầu làm quen với các tên tuổi viễn thông khác và thị trường viễn thông Việt Nam bước vào một giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ.Năm 2005, với sự hỗ trợ của một công ty tư vấn chuyên nghiệp, VNPT đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu mới với câu Slogan: VNPT - Cuộc sống đích thực.Với Slogan mới này, VNPT không còn định vị là một Tập đoàn làm nhiệm vụ "kết nối mọi người" đơn thuần nữa mà định vị mình thành một Tập đoàn kinh tế đem lại cho người dân những giá trị đích thực của cuộc sống.Hình ảnh VNPT gắn liền với "Dòng sông" thân thiện, gần gũi nhưng đem sức sống lan toả khắp nơi, đem đến cho mọi vật, muôn loài những giá trị sống dọc theo dòng chảy của mình. Hình ảnh dòng sông chảy ra biển lớn, đại diện cho khát vọng lớn của VNPT là hội nhập với thế giới.Không chỉ có khát vọng của riêng mình, VNPT còn được nhân hóa thành những đôi vai luôn xuất hiện đúng lúc để sẻ chia những khó khăn, nhọc nhằn của cuộc sống, sát cánh cùng cồng đồng và "Cuộc sống đích thực" là vậy.Khi "Cuộc sống đích thực" đã đi vào tiềm thức của đông đảo khách hàng và xã hội. Nhằm nhấn mạnh sự khác biệt của VNPT trên thị trường, năm 2009 VNPT đã quảng bá thông điệp mới: VNPT tự hào đóng góp vào mọi sự tiến bộ của xã hội bằng sức mạnh truyền thông, sức mạnh công nghệ."Sức mạnh công nghệ" đã đi thẳng vào một lĩnh vực thế mạnh của VNPT. VNPT có sức mạnh về công nghệ, cung cấp hạ tầng thông tin quốc gia, hệ thống mạng lưới rộng khắp, cung cấp dịch vụ cho tất cả mọi người.Bằng cách đặt câu hỏi: Sức mạnh vô biên nào luôn tiềm ẩn trong bạn: Một sức mạnh để bạn hiểu và chia sẻ mơ ước với mọi người? Một sức mạnh khiến bạn cười bạn khóc? Một sức mạnh cùng bạn thắp sáng những niềm tin trong gian khó? Một sức mạnh làm thay đổi tương lai? Sức mạnh ấy luôn tiềm ẩn trong bạn và cùng bạn đạt tới những đỉnh cao?Câu trả lời: Đó là sức mạnh truyền thông được tiếp sức bằng những công nghệ tiên tiến nhất và VNPT sẽ luôn song hành cùng bạn để tạo nên sức mạnh đó.Với những đóng góp của mình cho công đồng và sự đi lên của xã hội, VNPT không chỉ là một Tập đoàn với phạm vi hoạt động rộng lớn đơn thuần mà còn là người mở đường, tiên phong trong sự phát triển của nền BCVT - CNTT đất nước.
2.2 Các thương hiệu dịch vụ của VNPT
* Dịch vụ bưu chính
- Chuyển phát nhanh :EMS , DHL,FEDEX
- Bưu phẩm , bưu kiện
- Tiết kiệm bưu điện
- Điện hoa , chuyển tiền
- Bưu chính ủy thác trong nước
- Phát hàng thu gom trong nước COD
- phát hành báo chí
* Các dịch vụ viễn thông
- Điện thoại cố định , Fax,telex trong và ngoài nước
- Điện thoại di động : vinaphone ,mobifone
- Điện thoại thẻ cardphone 1717,1719,Fone –VNN
- Gọi 171 liên tỉnh và quốc tế
- Internet ,truyền số liệu ( mạng DDN ,ADSL ) 1260-p ,1260,1268,1269,Fone VNN, MegaVNN
- Các dịch vụ tiện ích của tổng đài kỹ thuật số
* Các dịch vụ khác
- Bảo hiểm nhân thọ bưu chính
- cung cấp thiết bị vật tư bưu chính – viễn thong
- Các dịch vụ mới khác…
2.3 Đánh giá VHDN tại đơn vị
1.Quá trình xây dựng và những thành tựu của VNPT
Sự ra đời và phát triển của Bưu điện cách mạng Việt Nam luôn gắn liền với sự ra đời và tiến trình phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Theo Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (14 và 15/8/1945), tại Tân Trào, Tuyên Quang về “...lập Ban Giao thông chuyên môn và giúp đỡ cho họ làm tròn nhiệm vụ”, được sự đồng ý của Đảng và Nhà nước, ngày 15/8 được lấy làm Ngày thành lập ngành Bưu điện. Quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển Ngày 15/8/1945 đã trở thành thời điểm đánh dấu quá trình hình thành để rồi phát triển từng bước từ những ngày đầu còn nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp thành một Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) ngày nay đang trên đà trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, trưởng thành nhanh chóng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 19/4/1995, Thủ tướng Chính phủ ra QĐ số 249/TTg về việc thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - một doanh nghiệp chủ lực của Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty mạnh (Tổng công ty 91). Sự thay đổi to lớn đánh dấu từ đây... Với phương châm: tiến thẳng vào công nghệ hiện đại nhất, tự thân vận động và xác định hội nhập để nâng cao năng lực cạnh tranh, để phát triển, đồng thời phát triển thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh, suốt thời gian qua, VNPT đã không ngừng phát huy sáng tạo, năng động trong cải tiến công nghệ, đầu tư thẳng vào công nghệ hiện đại, đi tắt đón đầu để thay đổi một cách cơ bản hệ thống thiết bị tạo bước nhảy vọt về công nghệ; định hướng chính sách quản lý về định hướng phát triển, thiết lập tâm thế chủ động, không trông chờ, ỷ lại vào đầu tư, hỗ trợ của nhà nước; các chính sách về sử dụng và huy động các nguồn vốn; tiến hành “mở cửa”, hợp tác quốc tế với nguyên tắc năng động và mềm dẻo, với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá thu hút vốn đầu tư và công nghệ cao nhưng cũng phải giữ vững được độc lập dân tộc, chủ quyền an ninh quốc gia và quyền lợi dân tộc,… Từ những định hướng sâu sát thực tế và đúng đắn, hợp quy luật đó, VNPT đã giành được nhiều thành tựu đáng tự hào. Vinh dự hơn tất thảy là tấm huân chương Sao vàng - tấm huân chương cao quý nhất mà tập thể cán bộ, nhân viên ngành Bưu điện có được nhân kỷ niệm 60 năm thành lập ngành và 10 năm phát triển của Tổng công ty.
Tháng 6/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thay thế cho mô hình Tổng công ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế chủ lực của Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bưu chính - Viễn thông - CNTT là nòng cốt.
Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Những thành tựu đạt đượcThứ nhất, không thể không nhắc đến thành tựu về mặt công nghệ. Sự quyết đoán của các nhà lãnh đạo VNPT trong quá trình lựa chọn và cải tiến công nghệ đã khiến cho Việt Nam không bị lạc hậu so với các nước trong khu vực. Đến nay, mạng viễn thông đã có hệ thống truyền dẫn đường trục quốc gia và quốc tế dung lượng từ 34Mbit/s đến 20Gbit/s, được xây dựng dựa trên ba phương thức chính là: cáp quang, viba số và thông tin liên lạc bằng vệ tinh qua hai hệ thống Intelsat và Intersputnik. Hệ thống chuyển mạch của mạng điện thoại công cộng PSTN của VNPT gồm các tổng đài đường dài, tổng đài cổng quốc tế và các tổng đài tại 64 tỉnh, thành phố đã được số hoá toàn bộ với 2.627 điểm chuyển mạch có dung lượng gần 6.000.000 line. Hơn 93% số xã trong cả nước đã có máy điện thoại và con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên nữa trong một thời gian gần nhất. Hệ thống thông tin di động công nghệ GSM của VNPT do hai nhà khai thác lớn nhất nước ta là VinaPhone và MobiFone cung cấp đang đáp ứng nhu cầu sử dụng cho gần 3.500.000 thuê bao. Cùng với các dịch vụ thông tin di động khác như Cityphone, vô tuyến nội thị công nghệ CDMA, VNPT đã và đang đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam. Bên cạnh các dịch vụ viễn thông truyền thống, VNPT cũng đang cung cấp cho khách hàng hàng loạt các dịch vụ viễn thông và CNTT hiện đại, tiện ích, chất lượng cao như: dịch vụ MMS, GPRS, gọi 171, gọi 1717; FoneVNN, Các dịch vụ internet 1268, 1269, 1260P, VNN Infogate, MegaVNN, WIFI; các dịch vụ thông tin giải trí 19001255, 19001560, 19001570, 19001580... Chính những thành tựu to lớn đã đạt được nói trên, Bưu điện Việt Nam mà trong đó có vai trò quyết định của VNPT đã liên tiếp được Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) xếp vào trong hàng ngũ những nước có tốc độ phát triển viễn thông nhanh nhất thế giới. Thứ hai, thành tựu trong hoạch định vốn đưa đến định hướng đầu tư hiệu quả, cụ thể: sử dụng những kinh nghiệm và quan hệ từ các chuyến công tác nước ngoài nhất là từ Mỹ và Châu Âu, VNPT đã thu được nhiều kết quả khả quan. Vấn đề huy động vốn thành công bất ngờ: ngoài vốn nội sinh do doanh thu mang lại, VNPT đã sử dụng nhiều nguồn vốn quan trọng khác như vốn hợp tác với nước ngoài, vốn vay nước ngoài, vốn của địa phương và vốn huy động trong dân, trong cán bộ, công nhân viên của ngành. Và chính sự chắt chiu đồng vốn đã dẫn đến định hướng đầu tư hướng đến hiệu quả: lấy đột phá là phát triển thông tin quốc tế để tạo vốn đầu tư phát triển trong nước, ưu tiên đầu tư ở các trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại, các vùng có nhu cầu lớn, doanh thu cao, các hệ thống đường trục quan trọng, từ đó thúc đẩy đầu tư ở các nơi khác. Thứ ba, thành tựu trong quá trình hội nhập quốc tế. Với việc xác định đường hướng phát triển không thể khép kín, “đóng cửa bảo nhau”, lãnh đạo VNPT đã “mở cửa” ngay từ những ngày đầu với định hướng rõ ràng, phương châm đúng đắn và nguyên tắc hợp lý, ngành Bưu chính - Viễn thông nói chung và VNPT nói riêng đã bền bỉ, kiên nhẫn vượt qua hàng rào cấm vận, tạo mối quan hệ tin cậy với các đối tác có công nghệ cao, tiên tiến và có tiềm năng về vốn đầu tư để chọn lựa hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tính đến nay, VNPT đã hợp tác kinh doanh có hiệu quả với các công ty từ các nước G7 và nhiều nước công nghiệp tiên tiến, với các tập đoàn khai thác và sản xuất thiết bị hàng đầu thế giới. Song song với hợp tác kinh doanh là những hoạt động tích cực và có hiệu quả trong các tổ chức Bưu chính và Viễn thông quốc tế. Con số gần 200 nước trên thế giới có quan hệ nghiệp vụ bưu chính, viễn thông quả thực rất ấn tượng. Nó không chỉ nói lên sự mở rộng quan hệ rộng lớn mà còn minh chứng một điều rằng: vị thế của chúng ta trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, nhất là qua sự kiện Việt Nam được tái cử và trúng cử vào các tổ chức quốc tế lớn nhất về bưu chính, viễn thông như: Hội đồng Điều hành Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và Ban chấp hành Đại hội đồng Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU). Thứ tư, những thành tựu bước đầu với việc định hình nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất, khai thác, kinh doanh đa ngành nghề cả trong nước và quốc tế, trong đó nòng cốt là các lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và công nghệ thông tin. Tương lai của một tập đoàn kinh tế vững mạnh của VNPT gần như nằm trong tầm tay! Việc tạo dựng nên mạng lưới viễn thông hiện đại ngang tầm các nước phát triển, mang dịch vụ bưu chính, viễn thông hiện đại đến mọi vùng, mọi nhà, từ rừng núi đến miền quê xa xôi bằng chính đôi chân của mình trong một thời gian ngắn, sản sinh ra một đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp đủ bản lĩnh, kiến thức và tầm nhìn để sẵn sàng nắm lấy vận hội, vững vàng trước những sóng gió của hội nhập và cạnh tranh quốc tế chính là cách làm hiệu quả để VNPT bước đến đích ngắm tập đoàn kinh tế vững mạnh.
Năm 2009 , VNPT khặng định vị trí dẫn đầu tại giải thưởng CNTT - TT Việt Nam. Đối với lĩnh vực viễn thông cố định, interet, VNPT đã được vinh danh là doanh nghiệp viễn thông cố định suất sắc nhất. Hiện nay, với điện thoại cố định, VNPT chiếm thị phần áp đảo là 78,26%. Là nhà cung cấp đầu tiên trên cả nước về dịch vụ cố định, mạng cố định hữu tuyến và vô tuyến (G-phone) của VNPT đã vươn rộng trên toàn quốc. 100% các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã có dịch vụ cố định của VNPT. Trong những năm qua, dịch vụ này đã được VNPT liên tục làm mới thông qua việc tích hợp các tiện ích trên nền cố định. Tiêu biểu như: nhắn tin, báo thức tự động, quay số rút gọn, báo cuộc gọi đến khi đang đàm thoại, tạm dừng cuộc gọi, chuyển cuộc gọi, đường dây nóng, thông báo vắng nhà, khóa cuộc gọi, hạn chế cuộc gọi đi, không hiển thị số gọi đi, xác định số gọi đến… Đặc biệt là dịch vụ cố định của VNPT cũng đóng góp tích cực vào công tác phổ cập dịch vụ viễn thông công ích trên toàn quốc.
Bước vào thời đại đổi mới, thực hiện yêu cầu của Đảng và Nhà nước giao, lãnh đạo ngành bưu điện đã đề ra những định hướng và giải pháp sáng tạo, quyết tâm tổ chức thực hiện nhằm xây dựng và hiện đại hóa bưu chính, viễn thông Vệt Nam. Táo bạo đi thẳng vào công nghệ hiện đại, lựa chọn công nghệ hiện đại, đồng bộ, tương đồng với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Mạnh dạn phá sự bao vây cấm vận bằng sự mềm dẻo, linh hoạt trong quan hệ quốc tế, lựa chọn đa dạng hóa các đối tác để tranh thủ vốn, công nghệ, dũng cảm thực hiện cơ chế tự vay, tự trả, đi đầu trong việc chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, phá bỏ thế độc quyền, chấp nhận cạnh tranh để phát triển, sáng tạo giương cao ngọn cờ truyền thống, giữ gìn đoàn kết, xây dựng đội ngũ nhân viên tiên tiến điển hình đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ mới.
Trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, VNPT đã hoàn thành các nội dung công việc có tính lịch sử quan trọng. Đầu tiên phải kể đến là việc thành lập Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, là tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, với vai trò là doanh nghiệp chủ lực cung cấp các dịch vụ viễn thông, CNTT và bưu chính, có trình độ công nghệ và quản lý hiện đại, chuyên môn hóa cao, kết hợp nghiên cứu, đào tạo và sản xuất kinh doanh. Thứ hai, VNPT đã hoàn thành việc chia tách bưu cính, viễn thông trong năm 2007, Tổng công ty bưu chính Việt Nam được thành lập và hoạt động từ 01/01/2008, tạo tiền đề cho việc chuyên môn hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 của Tổng công ty Bưu chính đã không định tính đúng đắn của chủ trương chia tách này. Dấu ấn thứ ba là ngày 19/04/2008, VNPT đã phóng thành công vệ tinh viễn thông Việt Nam VINASAT 1 lên quỹ đạo, thể hiện chủ quyền quốc gia trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Kết quả của quá trình đổi mới, đã hiện đại hóa và phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, xây dựng VNPT trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT, đóng góp hiệu quả cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. VNPT luôn là doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng rộng lớn nhất trong các doanh nghiệp khai thác viễn thông (93% cơ sở hạ tầng của mạng điện thoại cố định, gần 60% hạ tầng mạng điện thoại di động quốc gia, 75% thị phần internet, 100% số xã có điện thoại của VNPT). Hiện tại VNPT có 62.741,000 thuê bao điện thoại (tăng 90 lần so với năm 1995), 1.941,000 thuê bao internet, Mega VNN.
Bên cạnh việc đóng góp với cộng đồng bằng các hoạt động chuyên ngành của mình, VNPT cũng chú trọng tham gia các hoạt động chính sách, xã hội. Thể hiện truyền thống nghĩa tình, tương thân tương ái của dân tộc, VNPT luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ công ích vì cộng đồng, đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo.
Với những thành quả đã đạt được, VNPT đã vinh dự được đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động, Chính phủ đã quyết định trao tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2009 cho VNPT và 26 đơn vị thành viên
2.Những tồn tại
Bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được, VNPT còn có những tồn tại, thiếu sót về tổ chức, quản lý, trình độ cán bộ… Việc tồn tại một số đơn vị hạch toán phụ thuộc quá lớn trong mô hình tổ chức và cơ chế hạch toán kinh doanh hiện nay của Tổng công ty là điểm yếu kém và là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, khuyết điểm đã được phát hiện qua thanh tra tại VNPT. VNPT phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân có liên quan, đề ra biện pháp chấn chỉnh để tiếp tục phấn đấu, phát triển nhanh, bền vững hơn, sớm trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công tác tổ chức vươn ra thị trường nước ngoài, VNPT lại “đi sớm về muộn”. Bên cạnh đó mô hình tổ chức vẫn còn cồng kềnh và có quá nhiều đơn vị hạch toán phụ thuộc nên dẫn đến quan liêu. Cụ thể, mô hình tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT tuy đã được cải tiến song chưa thực sự tạo ra sự thay đổi, về cơ bản hạ tầng BCVT – CNTT được quan tâm chỉ đạo đầu tư phát triển nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Việc kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ gia tăng, dịch vụ lai ghép CNTT, bưu chính, viễn thông, trên nền hạ tầng BCVT – CNTT của Tập đoàn vẫn còn nhiều hạn chế và tồn tại.
Tuy trong những năm vừa qua, VNPT đã đạt tốc độ tăng trưởng tốt, nhưng các dịch vụ mà Tập đoàn phát triển chưa tương xứng với việc đầu tư, thị trường tiềm năng của VNPT. Trong thời gian qua, VNPT vẫn lúng túng về mô hình tổ chức. Vấn đề phân phối tiền lương vẫn mang dáng dấp của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung cho dù đã trao quyền chủ động cho giám đốc của đơn vị thành viên. Việc nghiên cứu, triển khai dịch vụ mới còn yếu, chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc khách hàng của các đơn vị còn hạn chế, chưa quan tâm tiếp cận thị trường. Có một ví dụ điển hình là cán bộ của một đơn vị thành viên chấp nhận thu nhập 5 triệu đồng/tháng chứ không chấp nhận lương 7 triệu đồng nhưng phải nhận thêm việc tiếp xúc với khách hàng. Đây là tồn tại lớn mà VNPT phải giải quyết.
VNPT còn thiếu chủ động, thiếu tự tin và tự chủ trong tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính điều này đang làm cho VNPT mất nhiều cơ hội phát triển và sẽ đứng trước rất nhiều thách thức. Bởi trong thời đại cạnh tranh và hội nhập, thời cơ là yếu tố quyết định, bỏ lỡ thời cơ thì sẽ không bao giờ có lại được. Hướng đi của VNPT chưa rõ, vướng mắc và tồn đọng còn quá nhiều, cách thức để tháo gỡ chưa quyết liệt. Hiện nay VNPT có đội ngũ lao động đông, nhưng chất lượng và cơ cấu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời kỳ mới. Điều này sẽ là lực cản cho việc xây dựng bộ máy năng động, hiệu quả và rất khó tạo được động lực phát triển. Do vậy, VNPT cần phải sớm có giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhưng phải hợp lý, hợp tình để giải quyết vấn đề này, từng bước trẻ hóa đi đôi với tri thức hóa nguồn nhân lực của mình tới tận cấp xã.
2.4. Một số đề xuất về văn hóa doanh nghiệp cho đơn vị
1. Phương hướng (định hướng) phát triển
Theo định hướng phát triển năm 2010 của VNPT, nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm cụ thể được đặt ra như:
- Phấn đấu doanh thu phát sinh đạt 100 ngàn tỷ đồng, sản xuất kinh doanh theo chiều sâu, phấn đấu giữ vững và phát huy truyền thống của đơn vị Anh hùng lao động, đẩy mạnh việc phát triển nội dung, dịch vụ giá trị gia tăng, sản phẩm phần mềm và ứng dụng CNTT…
- Chiến lược năm 2015 được đặt ra với quan điểm phát triển bền vững, công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vai trò Tập đoàn kinh tế chủ lực trong nước, vươn ra thị trường quốc tế. Mục tiêu chiến lược của VNPT đến năm 2015 là trở thành một trong 10 nhà cung cấp dịch vụ giải pháp viễn thông, CNTT hàng đầu khu vực châu Á với doanh thu đạt từ 14 – 15 tỷ USD/năm. Năm 2020 doanh thu sẽ đạt gấp đôi so với năm 2015, tương ứng với khoảng 28 -30 tỷ USD.
Về chiến lược phát triển năm 2010 đến năm 2015 của VNPT là cần làm rõ hơn vị trí, vai trò của một Tập đoàn kinh tế chủ lực, sắp xếp lại bộ máy tổ chức để tạo động lực phát triển tốt hơn, cần phải đoàn kết xây dựng một tập thể vững mạnh và tự tin vững bước tiến vào thị trường quốc tế.
2. Một số đề xuất
Thứ nhất, là mô hình quản lý của Tập đoàn, VNPT cần thể hiện sự thống nhất và thông suốt, có phân cấp hợp lý và chọn lựa kỹ càng.
Thứ hai, phải có cơ chế làm rõ trách nhiệm cá nhân thể hiện rõ lợi ích cho từng chức danh trong bộ máy để từ đó đề cao trách nhiệm cá nhân, thúc đẩy sự sáng tạo.
Thứ ba, phải có cơ chế rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ chủ chốt, chú trọng cả ba yếu tố: đức, tài, sức khỏe, từ đó bố trí một cách hợp lý từ cấp tập đoàn đến cơ sở.
Thứ tư, Tập đoàn VNPT cần tách bạch rõ tính chất kinh doanh và công ích giữa hai lĩnh vực bưu chính và viễn thông không để tình trạng tổ chức nửa vời, lẫn lộn giữa công ích và kinh doanh. Bưu chính là dịch vụ công ích, nhưng cũng phải có lộ trình giảm dần sự hỗ trợ của Nhà nước, tiến tới lấy thu bù chi và phải có lãi trong một tương lai gần.
Thứ năm, trong công tác quản lý, cần quản lý tốt về con người, mà trước hết là các cán bộ chủ trì ở các cấp, qua cơ chế đánh giá, bổ nhiệm, đề bạt, khen chê, thưởng phạt nghiêm minh, quản lý các nguồn lực tài chính một cách chặt chẽ, đầu tư phải hiệu quả, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị để kinh doanh với hiệu quả cao và chất lượng tốt.
Thứ sáu, đồng thời phải tăng cường công tác Đảng, công tác Đoàn với Đoàn thanh niên, làm cho các tổ chức này mạnh hơn, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả công tác trong và ngoài nước, tăng cường đoàn kết và dân chủ nội bộ để làm tốt vấn đề tư tưởng.
Có bốn trọng điểm đầu tư mà Tập đoàn VNPT cần chú trọng là:
Đầu tư cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, đầu đàn, mạnh dạn trẻ hóa, mạnh dạn cử đi đào tạo, kể cả ở nước ngoài.
Đầu tư xây dựng cơ chế chính sách, trong đó có chính sách kích cầu và xã hội hóa, đẩy mạnh huy động vốn đầu tư phát triển.
Đầu tư hiện đại hóa hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Đặc biệt chú trọng việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Một doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường cần phải hội tụ đủ ba yếu tố: Thông tin - Trí tuệ - Thương hiệu.
Phần III – Kết Luận
Sự cần thiết của văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá được hiểu như một hệ thống những chuẩn mực và giá trị mà những thành viên trong cộng đồng tác động lẫn nhau, thực hiện và sự tác động ấy tạo nên một sự khác biệt.
Và, nếu Văn hoá là những hệ thống chuẩn mực và giá trị mà mọi người trong một cộng đồng người được chia sẻ thực hiện, thì Văn hóa doanh nghiệp cũng là những chuẩn mực hay những giá trị mà những người trong công ty cùng được chia sẻ và tuân thủ theo. Tuy vậy, một vấn đề phải được hiểu rằng, Văn hóa doanh nghiệp không có nghĩa rằng nó phải bền vững, hay bất di bất dịch, mà nó cởi mở, luôn luôn được lĩnh hội, trau dồi, và đôi khi bị mất đi. Tức là có một sự giao thoa về văn hoá.
Ví dụ, trong công ty thường xuyên có những người đến, rồi có những người đi, trong số những người đến và đi ấy có cả những người nắm những vai trò rất quan trọng của tổ chức. Những người đi, nếu họ là những người trong ban lãnh đạo - những người có tầm ảnh hưởng lớn, thì sự ra đi của họ sẽ là một sự mất mát lớn về khí thế cũng như sự thúc đẩy cho Văn hóa doanh nghiệp, công ty có thể bị xáo trộn. Còn những người đến, họ cũng mang theo những giá trị, văn hoá mang đặc thù cá nhân của họ. Cũng có những yếu tố tích cực theo cách thức của công ty, song nó cũng có những mảng mang tính chất tiêu cực. Dù vậy, bất kể có những người đến và đi, nếu một công ty có một Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, thì sự thay đổi đó không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu công ty đó yếu về mảng này, thì thực sự nó sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Có thể nó mang đến sự ảnh hưởng tốt, cũng như những ảnh hưởng xấu.
Văn hóa doanh nghiệp rất cần thiết cho một doanh nghiệp, nó có thể làm cho một tổ chức doanh nghiệp phát triển, và nếu thiếu nó, sẽ làm cho công ty lụi tàn.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi hàng hóa và các dịch vụ của Việt Nam phải cạnh tranh thắng lợi không chỉ trên đất nước mình và cả ở các quốc gia khác. Thành tựu về công nghệ thông tin cũng đang xói mòn không ít các giá trị của xã hội truyền thống trong đó có việc khẳng định vai trò của lớp người trẻ tuổi, của tiếng nói cá nhân và nhóm nhỏ, sự phân tầng xã hội và khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng...
Những thay đổi từ môi trường bên ngoài như vậy, sự cạnh tranh khắt khe trên quy mô toàn cầu đặt doanh nghiệp Việt Nam trước những bắt buộc phải lựa chọn, phải thay đổi để làm ăn có hiệu quả khi môi trường kinh tế - xã hội đã khác trước. Phải chăng, đó là lý do vì sao lại là doanh nghiệp chứ không phải loại tổ chức xã hội hay tổ chức hành chính nào khác đi tiên phong trong việc tìm kiếm hướng tiếp cận mới để phát triển tổ chức. Thay đổi tổ chức chính là cách thức làm cho tổ chức thích ứng với môi trường bên ngoài đang đổi thay.
Việt Nam, trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế kinh tế, quản lý của các doanh nghiệp theo mô hình nông nghiệp. Các doanh nghiệp cũng dễ nhận thấy rằng: Những vấn đề về mặt kỹ thuật không đưa lại những thách thức bằng vấn đề hiểu và động viên các nhân viên cống hiến hết khả năng của mình. Và doanh nghiệp muốn thành công thì phải luôn sáng tạo ra những giá trị mới cho xã hội, mà điều này lại cần tới sự trợ giúp của các nhân viên trong doanh nghiệp.
Hướng tiếp cận doanh nghiệp dưới góc độ văn hóa sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn trong việc huy động sự tham gia của con người trong tổ chức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng Văn hoá doanh nghiệp,GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong, Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông, TT đào tạo Bưu chính - Viễn thông I
Sách ‘ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP’’ của GS.TS.NGƯT.Bùi Xuân Phong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Văn hóa Doanh nghiệp của tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam ( VNPT).doc