Đề tài Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, muốn đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước, mỗi doanh nghiệp không những phải trang bị cho mình những kiến thức những công nghệ cần thiết mà cần phải xây dựng cho mình một nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Bước vào thế kỉ XXI, chúng ta hoà mình vào xu thế phát triể n chung của thế giới thì vấn đề này ngày càng trở lên cấp thiết. Tuy nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của nhà nước và hiệp hội các doanh nghiệp nhưng trên thực tế, văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ và phức tạp ở Việt Nam. Các doanh nghiệp vẫ n còn mơ hồ, thiếu kiến thức và kinh nghiệm để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

pdf105 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3371 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọ có cơ hội sửa sai. Văn hóa kinh doanh “luôn đổi mới để chiến thắng” của Sony đã đem lại cho hãng những thành công lớn. Nó được thể hiện qua doanh số của công ty theo từng năm, uy tín của công ty trên thị trường và niềm tự hào, lòng trung thành của toàn thể nhân viên ở khắp các chi nhánh trên toàn thế giới. Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 78 2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Để phát huy ưu thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, khi đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xem xét và kiện toàn hơn nữa vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp khi được xây dựng hoàn thiện không những kích thích sức phát triển sản xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng để xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Qua hai ví dụ trên, chúng ta thấy mô hình văn hóa điển hình và thành công của các công ty các tập đoàn hàng đầu trên thế giới. Và hiện nay, chúng ta đang hòa mình vào cùng dòng chảy toàn cầu, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng chịu sự tác động rất mạnh mẽ của những nền văn hóa điển hình và thành công đó trong suốt quá trình xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp riêng cho mình. Một là, xây dựng quan niệm lấy con người làm gốc - điểm nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp của Microsoft và Sony. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng hơn tới yếu tố con người, lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của doanh nghiệp thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách, từng bước chấn hưng, phát triển doanh nghiệp. Điều đó bao gồm các nội dung cơ bản: 1- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của công nhân viên chức để phát huy tính tích cực, tính chủ động của họ; 2- Bồi dưỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp và tinh thần doanh nghiệp để nó trở thành nhận thức chung của đông đảo công nhân viên chức và trở thành động lực nội tại khích lệ tất cả mọi người phấn đấu; 3- Tăng cường đào tạo và phát triển tài nguyên văn hóa trong doanh nghiệp nhằm tạo ra không khí văn hóa tốt đẹp để nâng cao tố chất văn hóa và trình độ nghiệp vụ của công nhân viên chức; 4- Có chế độ thưởng, phạt hợp lý, có cơ chế quản lý dân chủ khiến cho Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 79 những người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. Hai là, xây dựng quan niệm hướng tới thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam trước kia chỉ bó gọn thị trường của mình ở trong nước và ở các nước khu vực. Nhưng hiện nay, doanh nghiệp đã tự mở rộng thị trường ra toàn cầu và sản xuất các thiết bị, sản phẩm, cung cấp các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới. Việc các doanh nghiệp phải trở thành doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trường linh động, sát với thực tiễn. Quan niệm thị trường bao gồm nhiều mặt như giá thành, khả năng tiêu thụ, chất lượng đóng gói và chất lượng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng, các kỳ khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Tất cả phải hướng tới việc tăng cường sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp của mình. Cần phải coi nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn hóa doanh nghiệp như hai ví dụ điển hình trên: luôn tạo ra nhu cầu mới cho thị trường, mở rộng thị trường để không ngừng phát triển. Ba là, xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết. Doanh nghiệp hướng ra thị trường nói cho cùng hướng tới khách hàng. Phải lấy khách hàng làm trung tâm, cụ thể: 1- Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ chất lượng cao; 2- Xây dựng hệ thống tư vấn cho người tiêu dùng, cố gắng ở mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăng cường sức mua của khách hàng; 3- Xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai. Tiến hành khai thác văn hóa đối với môi trường sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp. Thay vì chỉ kinh Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 80 doanh vì mục đích duy nhất là lợi nhuận, các doanh nghiệp Việt Nam đã đặt sự an toàn và lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Bốn là, xí nghiệp trong quá trình phát triển phải tăng cường ý thức đạo đức trong kinh doanh. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng không độc hại đã thành định hướng giá trị mới của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề mà biểu hiện rõ nhất là ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Để khắc phục tình trạng đó, cần thông qua văn hóa doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững tránh được tình trạng phát triển vì lợi ích trước mắt mà bỏ quên lợi ích con người. Định hướng của phát triển là phải kết hợp một cách hữu cơ sự phát triển của doanh nghiệp với tiến bộ của loài người nhằm bảo đảm sự phát triển doanh nghiệp một cách liên tục, ổn định, hài hòa. Năm là, xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội. Một doanh nghiệp không những phải coi sản phẩm của mình là một bộ phận làm nên quá trình phát triển nhân loại mà còn phải coi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mình là một bộ phận của văn hóa nhân loại. Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học - kỹ thuật phát triển và tiến bộ một ví dụ điển hình trong các hoạt động xã hội là công ty FPT. Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này hình ảnh doanh nghiệp sẽ trở nên tốt đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Đó cũng là hướng phát triển Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 81 lành mạnh, thiết thực để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều hơn vào công cuộc đổi mới. Sáu là, bản thân người lãnh đạo phải là một tấm gương sáng trong mọi lĩnh vực. Cả Bill Gate và Morita đều là những tấm gương sáng trong mọi lĩnh vực: tinh thần làm việc không biết mệt mỏi, họ là những người tiên phong trong những việc đề ra những ý tưởng mới, tạo ra một phong cách làm việc không ngừng nghỉ, ham học hỏi. Biết học hỏi từ những sai lầm của Microsoft và luôn sáng tạo của Sony đã trở thành những nét văn hóa đặc trưng của hai công ty. Nét văn hóa này cũng ảnh hưởng khá lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ và những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin như FPT, Tâm Việt.... Bảy là, quan tâm xây dựng lòng tự hào về công ty của các thành viên. ở cả hai công ty, người lãnh đạo đều quan tâm đến việc tuyên truyền về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, gây dựng nên lòng tự hào về công ty trong mỗi thành viên. Bên cạnh đó, công ty quan tâm tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực của chính mình và có chế độ đãi ngộ xứng đáng cũng như là môi trường lao động thoải mái, an toàn; điều kiện làm việc đầy đủ. Chính vì vậy mà mỗi thành viên trong công ty đều rất tự hào là người của công ty, hết lòng gắn bó với công ty. Lòng trung thành của nhân viên chính là nội lực quan trọng để công ty có được sự phát triển bền vững II. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM. Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế và văn hóa doanh nghiệp là một thành phần hữu cơ của nền văn hóa dân tộc. So với các thành phần khác của văn hóa dân tộc, thì văn hóa doanh nghiệp năng động hơn nhiều vì nó gắn liền với sự phát triển của kinh doanh. Nhưng cũng chính từ sự phát triển đó mà có thể dẫn đến hai khă năng: Nếu doanh nghiệp phát triển phù hợp với trình độ Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 82 phát triển của hoạt động kinh doanh và phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc thì nó sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên nếu văn hóa doanh nghiệp không theo kịp trình độ phát triển của kinh doanh trong bối cảnh hội nhập cũng như là không phù hợp với các yếu tố truyền thống tốt đẹp của dân tộc thì nó sẽ trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, những định hướng cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là hết sức cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển hiệu quả và bền vững đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay. Tuy nhiên, văn hóa nói chung là văn hóa doanh nghiệp nói riêng là những phạm trù rộng và bao trùm lên nhiều lĩnh vực trong xã hội nên việc xây dựng, điều chỉnh văn hóa đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội, với một đường lối chủ trương thống nhất từ cấp vĩ mô đến từng thành viên trong xã hội. 1. Quán triệt quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Đảng và Nhà nƣớc. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của kinh tế xã hội. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ: “Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Trong lĩnh vực kinh doanh, yếu tố văn hóa cũng ngày càng được coi trọng. Các nhà quản lý ở cấp nhà nước và cấp doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của văn hóa trong các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, cần quán triệt quan điểm của Đảng ta khi xây dựng văn hóa văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. Đó là văn hóa phải soi đường cho kinh doanh, kinh doanh phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng những giá trị tốt đẹp của con người để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, chứ không phải Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 83 làm giàu cho bản thân bằng mọi giá. Phải làm sao để trong ý thức của mọi doanh nghiệp, ý chí tự chủ, tự tin, lòng yêu nước, tự hào dân tộc luôn gắn kết với chiến lược phát triển kinh doanh. Đường lối của Đảng ta đã khẳng định cơ chế thị trường là điều kiện và phương tiện cho sự phát triển của đất nước. Thực tế cơ chế này đã đem lại những thành quả to lớn và còn tiếp tục mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mặt trái của nó cho ta thấy nhiều hiện tượng tiêu cực không thể xem thường nhất là trên góc nhìn văn hóa. Hơn nữa từ quan điểm chiến lược kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, việc mở rộng quan hệ với các nước bên ngoài là tất yếu. Trong thời đại ngày nay, không có một dân tộc nào có thể tách rời, sống biệt lập với thế giới. Riêng với văn hóa, tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin lại càng đặt ra việc phát triển văn hóa không thể tách rời văn hóa thế giới. Vì vậy phát triển văn hóa Việt Nam là mở cửa đón nhận văn hóa của nhân loại và kết hợp nhuần nhuyễn với nét văn hóa truyền thống dân tộc. Do vậy, trong thời kì hội nhập Đảng ta đã khẳng định: Tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài để xây dựng văn hóa mới là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta đối với công tác văn hóa, bên cạnh đó, Đảng ta luôn quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Điều này được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng. Hội nghị Trung Ương 5 khóa VIII đã ra nghị quyết xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Ngay trong quan điểm chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế, Đại hội IX cũng đã chỉ rõ : “Chủ dộng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”. Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 84 2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa doanh nghiệp của các nƣớc phát triển. Trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, nguồn lực quan trọng hàng đầu chính là khai thác bản thân các giá trị đang tiềm ẩn trong mỗi nhà kinh doanh, mỗi doanh nghiệp của Việt Nam. Quan niệm truyền thống của chúng ta không coi trọng việc kinh doanh nhưng chúng ta có thể tiếp thu những giá trị có ảnh hưởng tích cực đến kinh doanh như tính cần cù, ham học hỏi, tính tiết kiệm.... Bên cạnh những yếu tố truyền thống , quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác như văn hóa Trung Hoa, Pháp, Mỹ, Đông Âu... cùng những thử thách qua hai cuộc kháng chiến lâu dài của và quyết liệt đã tạo nên nhiều giá trị tinh thần quý báu như: tinh thần dám nghĩ, dám làm, vươn lên khắc phục khó khăn, tôn trọng bình đẳng nam nữ, vai trò của kinh doanh và doanh nhân trong xã hội cũng được nâng cao.... Qua những giao lưu văn hóa này, kinh nghiệm và kiến thức của doanh nhân Việt Nam cũng được tăng lên nhiều. Trong thời kì đổi mới, Nhà nước ta tiến hành các chính sách mở cửa và tăng cường hội nhập theo cả chiều sâu và chiều rộng qua đó, nhà nước đang nỗ lực tạo ra môi trường thuân lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội giao lưu văn hóa với các dân tộc, các quốc gia khác trên thế giới, kéo theo đó là cơ hội học hỏi những kiến thức, công nghệ kinh nghiệm, tiếp thu những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài là một nhu cầu cấp thiết. Ngày nay, chúng ta đang tiến vào sân chơi toàn cầu, cơ hội làm ăn, kinh doanh với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới ngày càng gia tăng. Để có thể chiến thắng các doanh nghiệp nước ngoài ở ngay thị trường trong nước hay thị trường nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp và giới doanh nhân không những phải tạo cho mình thương hiệu, uy tín, sản phẩm có chất lượng cao mà chúng ta phải hiểu biết sâu sắc về văn hóa của doanh nghiệp mình cũng như của các doanh nghiệp đối tác. Nhu cầu này khiến các doanh nghiệp phải mở cửa đón nhận và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để chuẩn bị hành Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 85 trang sẵn sàng chiến thắng các doanh nghiệp lớn hay nhỏ khác. Vì vậy, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trở thành một yếu tố tất yếu, một định hướng trong đường lối phát triển của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay. III. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1. Giải pháp từ phía Nhà nƣớc. 1.1. Nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lí thuận lợi, công bằng cho các doanh nghiệp. Những nghiên cứu đã đề cập ở chương I, văn hóa doanh nghiệp chịu tác động của ba yếu tố chính đó là: văn hóa dân tộc, nhà lãnh đạo và các giá trị học hỏi được. Chúng ta có thể thấy, môi trường kinh doanh đóng một vai trò quan trọng sự hình thành của văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, môi trường kinh doanh của Việt Nam còn ở mức kém cỏi. Theo báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới về mức độ cạnh tranh toàn cầu năm 2007 thì Việt Nam xếp thứ 68/131 về chỉ số cạnh tranh tăng trưởng và 76/127 về chỉ số cạnh tranh kinh doanh. Mặc dù môi trường kinh doanh của Việt Nam được đánh giá là khá ổn định 16/102 nhưng chỉ số tham nhũng lại ở mức cao 123/180 [21].... Mặc dù có những cố gắng đáng kể trong thời gian gần đây nhưng chỉ số cạnh tranh của Việt Nam còn khá thấp, chất lượng môi trường kinh doanh chưa cao.Vậy nhà nước cần phải làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh: Thứ nhất, nhà nước cần khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi người mọi thành viên trong xã hội cùng hăng hái tìm cách làm giàu cho mình cho đất nước. Xóa bỏ quan niệm kinh doanh là xấu, coi thường thương mại, chỉ coi trọng quan chức, không coi trọng doanh nhân. Xóa bỏ tâm lý ỉ lại vào nhà nước, đề cao những nhân tố mới trong kinh doanh, những ý tưởng sáng tạo, tăng năng suất và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Tôn vinh những doanh nhân sáng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 86 tạo, năng động kinh doanh đạt hiệu quả cao có ý chí vươn lên làm rạng rỡ thương hiệu Việt. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cần phải tiếp tục đổi mới tư duy quản lý, đề xuất những chủ trương chính sách quản lý đủ mạnh để khuyến khích hơn nữa tinh thần kinh doanh trong các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển kinh tế tư nhân, xóa bỏ sự phân biệt đối xử với kinh tế tư nhân trong chính sách cũng như chủ trương của nhà nước. Nhà nước cần hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm của nước ta. Thực tế cho thấy, thể chế kinh tế có tác động rất lớn đối với việc hình thành văn hóa doanh nghiệp. Do đó, điều cần nhấn mạnh là thể chế kinh tế phải đủ sức khuyến khích doanh nhân phát huy truyền thống văn hóa trong kinh doanh của cha ông và bổ sung những nhân tố mới trong văn hóa kinh doanh thời hiện đại, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, bảo đảm cho kinh tế thị trường triển khai lành mạnh, đạt hiệu quả cao, văn hóa doanh nghiệp được hình thành với những đặc điểm của nước ta. Thể chế đó phải chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp xác định đúng đắn chiến lược kinh doanh, có mục tiêu phấn đấu lâu dài nâng cao sức cạnh tranh, có chương trình làm ăn theo định hướng quy hoạch, kế họach chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, không những phải thành công trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới, đạt hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục tâm lí cò con, manh mún. Thể chế đó cũng phải khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của toàn xã hội nhưng đồng thời cũng phải ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, gian lận thương Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 87 mại, làm ăn phi văn hóa, doanh nghiệp phải tôn trọng, đặc biệt giữ chữ tín đối với khách hàng và đối tác kinh doanh. Thể chế đó cũng phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế, khắc phục phân biệt đối xử, bảo đảm cho các thành phần kinh tế hợp tác và cạnh tranh lành mạnh bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật, khắc phục tình trạng biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, tạo ra cạnh tranh không bình đẳng. Đồng thời vấn đề phát triển con người cũng là yếu tố quan trọng của thể chế. Trong doanh nghiệp, đảm bảo nhu cầu lợi ích của người lao động, tạo ra môi trường bình đẳng và hòa thuận cùng đồng lòng vì sự phát triển của doanh nghiệp. Việc hình thành văn hóa doanh nghiệp cũng đòi hỏi đẩy mạnh cuộc cải cách hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh và chuyên nghiệp và hiện đại hóa. Đây là một yêu cầu hết sức cấp thiết với toàn bộ sự phát triển của toàn bộ nến kinh tế đất nước cũng như đối với việc hình thành văn hóa doanh nghiệp nước ta hiện nay. Điều cần nhấn mạnh là xóa bỏ cơ chế “xin- cho”, xóa bỏ những thủ tục hành chính rườm rà gây tốn kém, tăng chi phí đầu tư và giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Phải sắp xếp bộ máy tinh gọn, khắc phục chồng chéo, quan liêu nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lí trong điều hành. Việc lành mạnh hóa cán bộ, công chức là rất cần thiết để khắc phục tình trạng một số công chức do kém năng lực và phẩm chất không những đã làm sai lệch những chủ trương đúng đắn của nhà nước mà còn gây trở ngại, phiền hà với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh hay còn cấu kết, tiếp tay cho những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật của doanh nghiệp. Cũng cần có những cuộc tiếp xúc định kì giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp để cùng trao đổi ý kiến về việc thực hiện các thể chế, chính sách qua dó doanh nghiệp hiểu thêm nội dung của các thể chế, chính sách và các cơ quan nhà nước cũng hiểu được tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần tạo thói quen làm việc với các hiệp hội doanh nghiệp, tôn Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 88 trọng các quyền của hiệp hội, lắng nghe và giải quyết đúng đắn pháp luật những kiến nghị của hiệp hội doanh nghiệp. 1.2. Nâng cao nhận thức về văn hóa của doanh nghiệp. Việc nhận thức không đầy đủ và sai lệch về khái niệm và vai trò của văn hóa doanh nghiệp của giới doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam còn khá phổ biến. Nhà nước cần đẩy mạnh các họat động nghiên cứu và tuyên truyền về vai trò của văn hóa doanh nghiệp. Hay phải tạo ra một cuộc “đổi mới tư duy kinh tế tại Việt Nam”. Trong công cuộc ngày nay khi mà công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông khác đóng một vai trò quan trọng thì sự xuất hiện của các bài báo, các công trình nghiên cứu với những cách nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn ở các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao trình độ nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về văn hóa doanh nghiệp. Để chú trọng và quan tâm hơn nữa đến việc tạo dựng văn hóa doanh nghiệp, Nhà nước ta luôn đưa ra những nghị quyết trong các đại hội Đảng- những nghị quyết này được coi như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển của văn hóa doanh nghiệp ở nước ta. 1.3. Xây dựng các trung tâm tư vấn và hỗ trợ quản trị doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi nhận thức của đội ngũ quản lí còn thấp thì các nhà tư vấn tài chính là những người giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vai trò của văn hóa doanh nghiệp định hướng cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đã có các trung tâm tư vấn kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, pháp luật...nhưng các trung tâm tư vấn quản lý còn chưa phổ biến, đặc biệt là tư vấn về vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Hơn nữa, hiện nay hoạt động tư vấn tại Việt Nam đang phát triển một cách tự phát, không định hướng, người hành nghề cũng ít được đào tạo bài bản, công tác quản lí chưa Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 89 chặt chẽ... nên hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa gây được sự tín nhiệm với khách hàng. Bước đầu, các tổ chức như VCCI, hiệp hội các nhà doanh nghiệp Việt Nam...có thể đứng ra tổ chức một số trung tâm tư vấn quản lý giúp đỡ các doanh nghiệp trong bước đầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tư đó nhân rộng mô hình này ra. Để thực hiện được điều này, Nhà nước cần có chính sách ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tư vấn hoạt động, như tạo ra một hành lang pháp lý (luật, văn bản hướng dẫn ...) cho hoạt động tư vấn, thành lập hiệp hội các nhà tư vấn để các thành viên có điều kiện học hỏi và nâng cao trình độ .... Nhà nước cần đặc biệt phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp. Đó là những tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm khai thác mọi nguồn lực của xã hội, kể cả thu hút nguồn tài trợ từ bên ngoài để phát triển các hoạt động trợ giúp một cách trực tiếp, có hiệu quả thiết thực và khắc phục những yếu kém của doanh nghiệp. Các hiệp hội doanh nghiệp có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ đa dạng cho hội viên (cung cấp thông tin, tư vấn, đào tạo), cùng nhau thương thảo, giải quyết những vấn đề cụ thể mà từng doanh nghiệp riêng lẻ không tự giải quyết được để đảm bảo lơi ích của mỗi ngành nghề, bảo đảm văn hóa doanh nghiệp, khắc phục những khiếm khuyết của thị trường. Đương nhiên lợi ích của doanh nghiệp phải gắn bó hài hòa với lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội, không nên chỉ đơn thuần coi trọng lợi ích của doanh nghiệp cùng ngành nghề trở thành lợi ích của phường hội. Đồng thời hiệp hội doanh nghiệp cũng được tạo điều kiện tốt vai trò cầu nối giữa hội viên với cơ quan của Chính phủ, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, nhất là trong việc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 90 2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường mở cửa ngày nay, rõ ràng văn hóa doanh nghiệp là một vũ khí vô cùng lợi hại. Trước đây tâm lý của các doanh nghiệp cho rằng giá cả là yếu tố cạnh tranh tốt nhất nhưng hiện nay, điều này không còn đúng nữa. Trước hết vì tâm lý của người tiêu dùng hiện nay có xu hướng chọn những sản phẩm có giá cả cao hơn một chút nhưng chất lượng đảm bảo hoặc lựa chọn một dịch vụ đắt hơn nhưng thái độ phục vụ của các nhân viên dễ chịu, có văn hóa và có nét đặc sắc riêng của hãng đó. Các phụ kiện phá giá lớn nhỏ của các doanh nghiệp Việt Nam khi chập chững bước vào thị trường thế giới là minh chứng cho quan niệm sai lầm về cạnh tranh bằng giá. Chính những lúc đó, doanh nghiệp càng phải nhận thức rõ ràng hơn về vai trò của văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu khi làm ăn với những đối tác lớn như các tập đoàn ở Châu Âu, của Mỹ... Cạnh tranh hiện nay đang diễn ra dưới nhiều hình thức nhưng có một yếu tố không bao giờ thay đổi đó là uy tín của doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm của họ. Những yếu tố này là một phần trong văn hóa doanh nghiệp của chính doanh nghiệp đó. Văn hóa doanh nghiệp là một phần của văn hóa dân tộc, nhiệm vụ của mỗi người Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa là cần phải giữ gìn và bồi đắp và lưu truyền những giá trị văn hóa truyền thống qua thế hệ này sang thế hệ khác. Trong thời đại mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nền văn hóa doanh nghiệp nước ta tiếp thu những tinh hóa văn hóa trong kinh doanh của cha ông, vận dụng những truyền thống đó một cách phù hợp với đặc điểm của xã hội ngày nay. Chỉ có như vậy mới tận dụng được những ưu điểm của truyền thống và hiện đại, kết hợp một cách có chọn lọc và nâng cao, từng bước hình thành nền văn hóa doanh nghiệp mang những nét đặc sắc của Việt Nam. Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 91 2.1. Xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp. Ngay từ khi xuất hiện, các doanh nghiệp đã hình thành văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, một nền văn hóa doanh nghiệp hình thành tự phát có thể tiềm ẩn những yếu tố tích cực cho sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp, đồng thời lãnh đạo và các nhân viên của doanh nghiệp khó có thể ý thức được hết những ưu thế của văn hóa doanh nghiệp cho sự phát triển của doanh nghiệp mình. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu và thiết lập cho chính doanh nghiệp mình nền văn hóa doanh nghiệp đặc trưng làm nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Về mặt cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp cần xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận, phòng ban, cần có phân biệt về tính chất các công việc của các phòng ban để tránh sự chông chéo và đảm bảo sự hoạt động ăn khớp nhịp nhàng của các bộ phận trong doanh nghiệp. Về mặt hình thức, doanh nghiệp nên tạo ra một môi trường làm việc tích cực sao cho nhân viên cảm thấy mình đang làm việc trong một môi trường văn hóa ví dụ như đồng phục công sở của nhiều các doanh nghiệp như Kinh Đô, Sacombank, việc dùng card ngày càng trở lên phổ biến....Việc này có tác động không nhỏ đến ý thức của từng nhân viên và để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng cũng như là đối tác. Môi trường văn phòng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cảm nhận và tinh thần làm việc của nhân viên. Một không gian làm việc thoải mái và sạch sẽ sẽ tạo cho nhân viên cảm giác vui vẻ và hứng thú trong công việc vì họ cảm giác được quan tâm và chăm sóc. Các hoạt động giải trí khác cũng không kém phần quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt giữa các cấp trên với nhân viên và giữa các thành viên với nhau, đó là yếu tố tạo nên nền tảng để đạt được sức mạnh thống nhất trong kinh doanh. Công ty nên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho cán Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 92 bộ nhân viên trong công ty như vào các ngày lễ 8/3, 20/10...hay các hoạt động như nghỉ mát, văn hóa thể thao hay giải trí nhằm mục đích tạo ra không khí lành mạnh và thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Các họat động thăm hỏi và giúp đỡ nhau những lúc khó khăn ...gây dựng niềm tự hào cho các thành viên và nâng cao tinh thần văn hóa dân tộc giúp cho người lao động gắn bó hơn với công ty không chỉ vì các giá trị vật chất mà còn vì các giá trị tinh thần. Về triết lý kinh doanh, trên thế giới và cả ở Việt Nam, có nhiều công ty thành công với những triết lý kinh doanh nổi tiếng như: Prudential với “Luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, Trung Nguyên “Khơi nguồn cho sự sáng tạo”....Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn cho “triết lý kinh doanh đơn giản chỉ là những khẩu hiệu mà doanh nghiệp vẫn thường đem nó ra hô háo trong các cuộc họp công ty”. Tuy nhiên để có được một triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp đòi hỏi phải cả một quá trình tìm tòi, đòi hỏi những kinh nghiệm của nhà lãnh đạo cũng như sự đóng góp của toàn bộ nhân viên trong công ty. Triết lý kinh doanh là công cụ tốt để thống nhất hoạt động của các thành viên trong doanh nghiệp, nó phản ánh hình ảnh của doanh nghiệp. Một trong những nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong việc xây dựng triết lý kinh doanh là biết kết hợp giữa tinh thần tập thể và sự tôn trọng tính cá nhân. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của văn hóa dân tộc, chúng ta thường quá đề cao vai trò của tập thể mà coi nhẹ nhu cầu của cá nhân. Do vậy mà vai trò của cá nhân không được coi trọng, người lao động không có động lực phát huy tính sáng tạo của mình. Kinh nghiệm từ hai tập đoàn lớn trên thế giới đã rất thành công: Microsoft và Sony là: một trong những thành công xuất phát từ hai nền văn hóa khác nhau này chính là biết kết hợp hài hòa giữa tinh thần tập thể và động lực cá nhân. Qua kinh nghiệm của các công ty, khi xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp, các nhà quản lý cần chú Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 93 trọng đến việc kết hợp tính tập thể và tính cá nhân để có thể thu hút người tài nói riêng và người lao động nói chung, tạo nền tảng cho sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp có thể xây dựng kĩ càng và cung cấp cho người một nếp truyền thống nhờ đó họ có thể luôn ghi nhớ và đương nhiên để tồn tại lâu dài và được các thành viên công ty chấp nhận, triết lý kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không thể tách rời những nhân tố văn hóa và đạo đức. 2.2. Văn hóa thương hiệu. Mỗi doanh nghiệp phải gìn giữ những nét chung của văn hóa doanh nghiệp Việt nam và tạo lập một số nét riêng không trộn lẫn được với đối thủ khác. Chúng ta đang nhấn mạnh việc tạo dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp Việt nam. Bởi lẽ thương hiệu là một bộ phận không thể thiếu của văn hoá doanh nghiệp, thể hiện uy tín của doanh nghiệp đó, thể hiện chất lượng và đẳng cấp của sản phẩm. Thương hiệu là tài sản được đầu tư công sức của toàn bộ thành viên trong doanh nghiệp để xây dựng, tích tụ, vun đắp một cách có ý thức trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Thương hiệu là tài sản vô giá, là niềm tự hào của doanh nghiệp, mang đến cho người tiêu dùng niềm tin đối với chất lượng của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Các bước để xây dựng một thương hiệu đã được nhiều tài liệu và giáo trình bàn tới. Tuy nhiên ở đây, chúng ta cần lưu ý tới một khía cạnh của thương hiệu, đó là văn hóa thƣơng hiệu [10]. Văn hóa thương hiệu chính là những giá trị triết lý của thương hiệu, giúp phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác một cách sâu sắc nhất. Những giá trị vô hình này được xã hội chấp nhận sẽ quyết định sự thành công để thu hút và hằn sâu nhận thức tích cực trong tâm trí người tiêu dùng. Nếu như tính năng của sản phẩm cần Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 94 phải được nghiên cứu và phát triển theo thời gian, thì văn hóa thương hiệu lại ít thay đổi. Sự phát triển của sản phẩm không làm triệt tiêu những giá trị văn hóa của thương hiệu, mà ngược lại, văn hóa thương hiệu giúp cho thương hiệu và sản phẩm thể hiện được những giá trị xã hội tích cực. Và những giá trị này đến lượt nó sẽ cổ vũ cho niềm tin của người mua về những triết lý mà họ đang hướng đến. Đôi khi, trên phạm vi một quốc gia, những giá trị xã hội này không được nhận thức một cách rõ nét, nhưng trên phạm vi quốc tế, người tiêu dùng nước ngoài luôn coi trọng những giá trị văn hóa được thể hiện mà người Việt nam muốn giới thiệu ra thế giới. Biti’s với slogan “nâng niu bàn chân Viêt” đã đưa hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ với trăm người con, những bước chân lên rừng, những bước chân xuống biển để nhắc lại một truyền thống đẹp của dân tộc Việt nam; qua đó ngầm thể hiện rằng những giá trị văn hóa dân gian đã được đưa vào theo từng bước dép xăng đan. Hoặc thương hiệu Vietnam Airlines với hình ảnh của đầm sen, đình chùa cổ kính, cậu bé thả cánh diều bay vào bầu trời bao la, với logo bông sen vàng đã mang lại cho bạn bè thế giới những hình ảnh tuyệt đẹp của đất nước và con người Việt nam. Những câu chuyện dân gian, những giá trị ngàn năm truyền thống được sử dụng để nâng cao giá trị văn hóa của thương hiệu, làm cho thương hiệu trở nên đẹp hơn và hướng thiện hơn trong tâm trí người tiêu dùng. Đối với một quốc gia, hội nhập càng sâu sắc thì càng phải thể hiện bẳn sắc riêng của mình, nếu không sẽ bi hòa tan. Chính vì vậy, môt xu hướng cần được phát huy là các doanh nghiệp nên tìm đến những giá trị văn hóa cổ, những giá trị truyền thống, rồi học hỏi từ đó và tìm ra một phong cách riêng cho mình. Càng hội nhập với cộng đồng thế giới, con người càng phải tìm những giá trị cá nhân để giữ lại hình ảnh của mình và giá trị của một dân tộc. Ngoài việc xây dựng thương hiệu, còn một vấn đề khác không kém phần quan trọng đối với các doanh nghiệp là bảo vệ thƣơng hiệu. Nhất là khi Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 95 Việt nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới. Thực tế có nhiều thương hiệu đã bị nước ngoài đánh cắp. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp hầu như chưa có ý thức tự bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách đăng kí sở hữu quyền thương hiệu với cục sở hữu trí tuệ. Vì vậy các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa trong vấn đề đăng kí thương hiệu trước hết là bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý và là điều kiện tất yếu để cạnh tranh trên thị trường hội nhập toàn cầu như ngày nay. 2.3. Nâng cao đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là chúng ta đã trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam bước vào sân chơi chung, với những luật chơi khắt khe hơn. Vì vậy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng phải gắn liền và chịu sự chi phối của quá trình hội nhập này.Vấn đề xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp chất lượng và có đạo đức kinh doanh là một điều hết sức cần thiết với các doanh nghiệp Việt Nam để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Gần đây khi chúng ta tham gia vào sân chơi quốc tế, một số mặt hàng của chúng ta khi xuất sang thị trường của các nước như Mỹ, Châu Âu đòi hỏi phải đảm bảo đủ các hệ thống quản lý phù hợp như ISO 9000, ISO 14000.... Một số doanh nghiệp đã thành công trong vấn đề xây dựng chất lượng cho chính bản thân doanh nghiệp mình để vững tin bước vào thị trường quốc tế nhưng cũng có những doanh nghiệp đã không nhận thức được vấn đề này, cụ thể như vụ nước tương ChinSu có chứa 3MCPD làm gây xôn xao dư luận trong nước cũng như quốc tế. Điều này đã làm giảm lòng tin của khách hàng về chất lượng cũng như thương hiệu của công ty này . Vì vậy, vấn đề áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 96 các tiêu chuẩn chất lượng của các doanh nghiệp là hết sức cần thiết với các doanh nghiệp Việt Nam. Và việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng này giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hình thành nên nét đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp và làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Các doanh nghiệp phải biết giữ chữ tín với khách hàng và đối tác của mình, kinh doanh trung thực không làm giả, làm hàng kém chất lượng, lắng nghe những phản hồi từ phía khách hàng và chịu trách nhiệm trước sản phẩm của mình trước người tiêu dùng. Mục tiêu cuối cùng là vì hiệu quả kinh doanh bền vững dựa trên cơ sở chất lượng sản phẩm và trình độ phục vụ thỏa mãn được nhu cầu khách hàng để “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” đồng thời phải đáp ứng tốt các yêu cầu của xã hội. Các doanh nghiệp kinh doanh trong thời đại này phải biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội, dân tộc. Cần nhanh chóng khắc phục những quan điểm thực dụng, tất cả vì lợi nhuận. Cụ thể là lợi nhuận thu được qua việc làm ăn, mua bán trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh phải là đồng tiền sạch, với nghĩa là phải đặt lợi ích của con người và xã hội lên trên hết, không thể chấp nhận quan điểm: “Lợi nhuận bằng bất cứ giá nào”, kể cả triệt để chống hàng giả, hàng gian, hàng lậu chốn thuế...Hay nói cách khác, việc tiêu thụ sản phẩm. tăng lợi nhuận đảm bảo khả năng tái sản xuất và kinh doanh phải dưạ trên sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng, xã hội. Vấn đề này ngày càng được coi trọng khi Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Bởi vì chữ tín trong trường hợp này không còn là của riêng doanh nghiệp nữa mà nó còn liên quan đến thể diện của cả quốc gia. Nếu doanh nghiệp luôn giữ được đạo đức kinh doanh của mình thì mối quan hệ hợp tác với các đối tác rất dễ dàng. Ví dụ điển hình như hãng bảo hiểm State Farm của Mỹ khi gây ra thiệt hại cho khách hàng, hãng đã phải đền 3.500 USD, ông chủ hãng đã quyết định bán gia sản của mình đi để có tiền đền bù cho khách hàng, điều này đã làm nên nét Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 97 văn hóa đặc thù của State Farm và luôn giữ được niềm tin đối với khách hàng. Vì vậy, cho đến nay, hãng có mặt ở nhiều thị trường lớn trên thế giới và doanh số của hãng đã lên tới hơn 21 tỷ USD/ năm.[15] Việc xây dựng một nền văn hóa chất lượng và có đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp trụ vững không những trên thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Nó sẽ là chất xúc tác, chất keo để thúc đẩy và gắn kết mọi nguồn lực, các thành viên trong bản thân mỗi doanh nghiệp và nó cũng góp phần xây dựng thương trường và xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói chung. 2.4. Nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong đội ngũ nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp chịu sự tác động rất lớn từ người lãnh đạo nhưng không có nghĩa rằng văn hóa doanh nghiệp không có sự đóng góp của tập thể các thành viên trong doanh nghiệp. Có nhiều cách để nâng cao nhận thức của nhân viên về văn hóa doanh nghiệp như giáo dục đào tạo cho nhân viên ví dụ như các khóa huấn luyện về văn hóa doanh nghiệp tới mọi thành viên trong công ty, thường xuyên có những cuộc họp để nêu cao truyền thống của công ty giúp mọi người cảm thấy tự hào về môi trường mình đang làm hay thu thập những ý kiến của các thành viên để góp phần xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp phù hợp với nguyện vọng của nhân viên. Hơn thế nữa doanh nghiệp cũng phải giúp cho nhân viên hiểu về văn hóa doanh nghiệp mình một cách thực tế như qua các hoạt động thiết thực: thăm hỏi, giúp đỡ các thành viên có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm chăm sóc đến đời sống tinh thần cũng như vật chất của cán bộ công nhân viên, hay tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao... Các hoạt động này giúp cho các thành viên gắn bó với nhau hơn, nhân viên gắn bó và hòa đồng với các cấp lãnh đạo và là yếu tố vô hình giữ chân các nhân viên ở lại công ty. Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 98 2.5. Xây dựng văn hóa doanh nhân trong doanh nghiệp. Như chương I đã đề cập, nhà lãnh đạo là người tạo nên nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp và xác định hướng đi cho doanh nghiệp vì vậy phẩm chất của người lãnh đạo là rất quan trọng. Để xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp và tạo nên cho mỗi thành viên ý thức chủ động, trách nhiệm và hết mình phục vụ lợi ích chung của tổ chức thì đòi hỏi phải có người lãnh đạo là tấm gương sáng trong xây dựng văn hóa: luôn ý thức đựợc chiến lược, các chính sách xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Trước hết, lãnh đạo doanh nghiệp phải là người có đạo đức trong kinh doanh: biết kết hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của đất nước, doanh nhân có văn hóa cũng cần phải biết giữ chữ tín đặc biệt là trong thời đại mở cửa, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì thói làm ăn không trung thực và vô đạo đức đều phải trả giá. Vì vậy giữ chữ tín trong kinh doanh, tôn trọng pháp luật là nét văn hóa cần thiết của mỗi doanh nhân. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi nhiều nét văn hóa đặc thù khác từ người lãnh đạo như phải là người có tri thức: phải có khả năng sáng tạo và đổi mới đặc biệt là trong thời đại hội nhập kinh tế thì trình độ học vấn của nhà lãnh đạo sẽ giúp họ hiểu hơn về văn hoá, lối sống, tập quán, tâm lý thị hiếu của địa phương, của quốc gia đối tác mà chúng ta làm ăn- đó là một trong những yếu tố làm nên thành công trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Một điều không thể thiếu trong văn hóa doanh nhân đó là khả năng lắng nghe và tiếp thu những ý kiến, phản hồi của khách hàng: đem đến sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của công ty qua nền văn hóa công ty, thái độ phục vụ lịch thiệp, dịch vụ chăm sóc chu đáo. Trong cách đối xử với nhân viên, nhà lãnh đạo cũng cần có một nghệ thuật, biết cách đánh giá nhân viên, tìm đúng người, đúng việc, phát huy được sở trường của từng người, khích lệ động viên cũng như khen thưởng nhân viên để họ có động lực cống hiến cho công ty. Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 99 Để trở thành một doanh nhân trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, mỗi doanh nhân cần tiếp thu và vun đắp cho mình những phẩm chất cụ thể như: Chữ tín trong kinh doanh; ý chí kinh doanh mạnh mẽ; hoài bão lớn; sự tự tin; tinh thần sáng tạo; kiến thức, tri thức và kĩ năng; tinh thần nhiệt huyết, năng động, nhạy bén; sức khỏe; tinh thần hòa hợp cộng đồng thế giới.... 2.6. Chú trọng đầu tư vật chất cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Quan tâm đến đời sống vất chất, môi trường làm việc của nhân viên có tác động mạnh mẽ tới cảm nhận và tinh thần làm việc của nhân viên. Môi trường làm việc có sạch sẽ và phù hợp hay không, có đựơc trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết, tiện nghi hay không sẽ tạo tâm lí thoải mái vui vẻ cho nhân viên vì họ cảm thấy được quan tâm và chăm sóc. Doanh nghiệp phải biểt gắn kết các khấu hiệu, các triết lý kinh doanh của doanh nghiệp với các hoạt động thiết thực như vui chơi, giải trí, chế độ lương thưởng, đồng phục... đây là những hoạt động bề nổi và tạo thành nét riêng cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng nó đựơc tổ chức thường xuyên và đều đặn với mục tiêu gây dựng tinh thần doanh nghiệp và là niềm tự hào của mọi thành viên trong doanh nghiệp ví dụ như: hoạt động đá bóng, xây dựng nhà tình nghĩa, hỗ trợ trẻ em nghèo.... Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 100 KẾT LUẬN Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, muốn đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước, mỗi doanh nghiệp không những phải trang bị cho mình những kiến thức những công nghệ cần thiết mà cần phải xây dựng cho mình một nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Bước vào thế kỉ XXI, chúng ta hoà mình vào xu thế phát triển chung của thế giới thì vấn đề này ngày càng trở lên cấp thiết. Tuy nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của nhà nước và hiệp hội các doanh nghiệp nhưng trên thực tế, văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ và phức tạp ở Việt Nam. Các doanh nghiệp vẫn còn mơ hồ, thiếu kiến thức và kinh nghiệm để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Qua những nghiên cứu, tìm tòi sách báo trong và ngoài nước cũng như sự giúp đỡ tận tình của Th.S. Lê Thị Thu Thuỷ, bài khoá luận của em đã đạt được kết quả như: Chương I của khoá luận đã đề cập đến những lý luận chung về vấn đề văn hoá doanh nghiệp; chương II đã đi sâu nghiên cứu đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam thông qua một số điển hình văn hóa doanh nghiệp để thấy rõ được thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, chương III đã tìm hiểu một số mô hình văn hoá doanh nghiệp thành công trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm với các doanh nghiệp Việt Nam cũng như đề xuất một số giải pháp từ phía nhà nước và từ phía doanh nghiệp để xây dựng văn hóa Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 101 doanh nghiệp Việt Nam ngày một phát triển trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay. Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên bài khóa luận đưa ra những đánh giá cũng như những giải pháp chung có giá trị tham khảo với các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Qua đề tài nghiên cứu này em cũng hi vọng có được những kinh nghiệm quí báu để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể đưa ra những giải pháp sáng tạo và hiệu quả góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT: 1. Nguyễn Hoàng Ánh (1998), Ảnh hưởng của văn hóa đến thương mại Quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội. 2. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Trần Quốc Dân (2005), Một giá trị văn hóa doanh nghiệp, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Lê Đăng Doanh (2004), Doanh nhân mới ở Việt Nam, kết quả và thách thức, Nhà xuất bản Hà Nội. 5. Nguyễn Thu Linh (2003), Những điều kiện để xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Ngọc Minh (2003), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào, Báo diễn đàn doanh nghiệp. 7. Phạm Văn Phổ (2003), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Tài liệu tập huấn văn hóa doanh nghiệp do trung tâm Quốc tế và Đào tạo quản lý Kinh tế tổ chức. 8. PGS.TS Đào Duy Quát (2005), Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân trong quá trình hội nhập, Nhà xuất bản Hà Nội. Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 103 9. Tổng cục thống kê, Báo cáo FDI tính đến tháng 9 năm 2007. 10. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê tóm tắt 2006 11. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Nhà xuất bản Lao Động. 12. Hoàng Vi và Anh Sơn, 2007, Uy tín là một loại đầu tư, Nhà xuất bản Hà Nội 13. Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 21/05/2007 14. Tạp chí Nhà quản lý, ngày 16/05/2007 15. Tạp chí Sài gòn Tiếp thị, ngày 23/09/2007 16. Tạp chí Tiền Phong, ngày 20/10/2007 17. Tạp chí Văn nghệ Công An, ngày 29/07/2007 II. TIẾNG ANH. 18. E.B. Tylor, Management by Baseball. 19. Edgar. Schein, Corporate culture and leadership, Jossey Bass Publisher, San Frasisco 20. Julie Heifetz and Richard Hagber, Organizational culture: Undersatanding and Assessment. 21. The global competitiveness Report 2007-2008 III. WEBSITE: 22. 20/12/2006, Web: 23. 3/11/2007, Web : 24. 24/10/2007, Web: 25. 10/9/2007, Web : web/default.aspx 26. 10/9/2007, Web : 27. 10/11/2007, Web: 28. 10/9/2007, Web : Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện Lớp A1- K42A- KT&KDQT 104 29. 25/9/2007, Web: 30. 20/12/2006, Web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3659_3091.pdf
Luận văn liên quan