Đề tài Về cách dạy và cách dịch ý nghĩa thời gian giữa hai ngôn ngữ Nga – Việt

Kết quả miêu tả, phân tích, đối sánh hai ngôn ngữ đã cho thấy: ý nghĩa thời gian là ý nghĩa có trong tất cả các ngôn ngữ nhưng cách diễn đạt nó bằng THÌ lại chỉ có ở một số ngôn ngữ, trong đó có loại ngôn ngữ biến hình như tiếng Nga. Khi nói tới ý nghĩa thời gian, một mặt ta thấy nó có thể được diễn đạt bằng phương tiện từ vựng như tiếng Việt, mặt khác, nó cũng có thể được diễn đạt bằng phường tiện ngữ pháp như tiếng Nga và mối quan hệ giữa hai phương tiện này có thể được lấy làm tiêu chí đánh giá chúng về mặt loại hình học. Việc chỉ ra sự khác biệt trong cách biểu đạt ý nghĩa thời gian giữa đặc trưng hữu THÌ của tiếng Nga với đặc trưng vô THÌ của tiếng Việt, một mặt cung cấp cho loại hình học một tiêu chí khá minh xác để phân biệt phương tiện ngữ pháp với tính chất "bắt buộc" và phương tiện từ vựng với tính chất "tùy nghi" (không bắt buộc); mặt khác, nó còn giúp ta thấy được sự hội nhập giữa đặc điểm loại hình riêng biệt của một ngôn ngữ với đặc điểm phổ quát của ngôn ngữ nhẫn loại, chứng minh cho tính "đa dạng" về phương diện biểu đạt của các ngôn ngữ, mà nhờ đó "sự hội nhập này mới có thể được thực hiện mà không dẫn tới sự đơn điệu, tẻ nhạt." ([44], 2001: 4). Thông qua cách miêu tả, phân tích, so sánh, đối chiếu, chúng ta có thể xác định một nguyên lý phổ quát là: cách diễn đạt làm thành nét riêng của mỗi ngôn ngữ và cũng làm thành đặc trưng loại hình của nó. Do vậy, dạy một thứ tiếng nào đó cũng có nghĩa là dạy cách tư duy, cách diễn đạt bằng ngôn ngữ đó. Trong khi việc nghiên cứu tiếng Việt nói chung trước đây thường xuất phát từ cấu trúc của ngữ hệ Ấn - Âu nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn của loại ngôn ngữ tổng hợp tính - biến hình, vì thế không tránh khỏi cách nhìn phiến diện và những điều bất cập thì việc tìm hiểu cách diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt, so sánh với tiếng Nga sẽ giúp chúng ta có cơ sở nhận thức đúng đắn về bản, chất loại hình của tiếng Việt để miêu tả nó một cách thích hợp, gạt bỏ lối suy diễn mang tính áp đặt, chủ quan, cung cấp thêm cho Việt ngữ học những giá trị đáng kể về mặt lý thuyết, giúp cho việc giải quyết những vấn đề mà một ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt đặt ra cho ngôn ngữ học hiện đại.

pdf112 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Về cách dạy và cách dịch ý nghĩa thời gian giữa hai ngôn ngữ Nga – Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tiếng Việt. Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 8. Nguyễn Tài Cẩn (1981), Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 9. Lê Cận, Phan Thiều (1983). Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt tập 1 và 2, Nxb Giáo dục. 10. Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Cù Đình Tú (1994), Tiếng Việt 11, Ban Khoa học Xã hội, Hà Nội. 11. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 72 12. Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo (1995), Tiếng Việt 12, Ban khoa học xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Chiến (1992). "Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á", Viện KHXHVN, Viện Đông Nam Á, trƣờng ĐHSP Hà Nội. 14. Trƣơng Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963). Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam - Đại học Huế. 15. Hi Ja Chong (1996). "Xem xét lại vấn đề thì trong tiếng Hàn". Ngôn ngữ (2), 15. 16. Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu (1991). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt - Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 17. Hồng Dân, Cù Đình Tú, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tƣơm (1990). Tiếng Việt 10, Nxb Giáo dục. 18. Nguyễn Đức Dân (1987). Lôgic - Ngữ nghĩa - Cú Pháp, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 19. Nguyễn Đức Dân (1996), "Biểu hiện và nhận diện thời gian trong tiếng Việt", Ngôn ngữ (3), 5-13. 20. Nguyễn Đức Dân (1996), Lôgic và Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Hà Nội. 21. Nguyễn Đức Dƣơng (2000). Nghĩa của "đều", "cũng" và "vẫn", Ngôn ngữ (2), 15-25. 22. Đại học và Trung học chuyên nghiệp (1981). Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội. 73 23. Đinh Văn Đức (1986). Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 24. Đinh Văn Đức (2001). "Về nội dung ngữ pháp trong chƣơng trình và SGK tiếng Việt ở bậc phổ thông tới đây". Ngôn ngữ (11), 60-65. 25. Hội Khai Trí Tiến Đức (1931), Ban Văn học, Hà Nội. 26. Long Điền, Nguyễn Văn Minh (1949). Việt ngữ từ điển. 27. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1994). Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Edward Sapir (2000). Ngôn ngữ dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, TP. HCM . 29. Hoàng Xuân Hoa (2001). "Đối chiếu cách diễn đạt tiếng Anh và tiếng Việt với việc phát triển kỹ năng viết đoạn cho sinh viên Đại học". Ngôn ngữ (6), 69. 30. Nguyễn Đĩnh Hòa (1963). "Các phạm trù ngữ pháp", Văn hóa nguyệt san số77 - 78, Sài Gòn. 31. Halliday, M.A.K (2000). "Dẫn luận ngữ pháp chức năng", Ngôn ngữ (12), 62-65. 32. Halliday, M.A.K (2001). "Dẫn luận ngữ pháp chức năng", Ngôn ngữ (2), 70 - 80. 33. Cao Xuân Hạo (1979). "Tiền giả định và hàm ý của các vị từ tình thái tiếng Việt" (Báo cáo chuyên đề tại Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, tháng 3-1979). 34. Cao Xuân Hạo (1986). "Một số biểu hiện của cách nhìn Âu châu đối với cấu trúc tiếng Việt". Viện Ngôn ngữ học 455-466. 74 35. Cao Xuân Hạo (1988). "Đi bao giờ và bao giờ đi". Trong tập : Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt (Lƣu Vân Lăng chủ biên), Nxb KHXH, Hà Nội. 36. Cao Xuân Hạo (1994). "Dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài: hòn đá thử vàng của cách nghiên cứu và miêu tả tiếng Việt" (Báo cáo tại Hội nghị quốc tế tại TP. HCM ). 37. Cao Xuân Hạo (1998). "Về ý nghĩa "Thì" và "Thể" trong tiếng Việt", Ngôn ngữ (5), 1- 32. 38. Cao Xuân Hạo (1998). Tiếng Việt - mấy vấn đề Ngữ âm. Ngữ pháp, Ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, TP. HCM . 39. Cao Xuân Hạo (1999). "Nhận định tổng quát, phủ định tổng quát Ngôn ngữ (8), 1. 40. Cao Xuân Hạo (2000). "Ý nghĩa "hoàn tất" trong tiếng Việt", Ngôn ngữ (5), 9-15. 41. Cao Xuân Hạo (2001). "Về Khái niệm quy tắc ngữ pháp" - Ngôn ngữ (1), 13-18, (2), 12- 18. 42. Cao Xuân Hạo (2001). "Hai phép tính cộng và trừ trong ngôn ngữ", Ngôn ngữ (10), 1 - 12. 43. Cao Xuân Hạo (2001). "Nhân đọc lại một cuốn ngữ pháp cũ", Ngôn ngữ và đời sống (5), 10-12. 44. Cao Xuân Hạo (2001). "Linh hồn tiếng Việt", Báo Văn nghệ Xuân Tân Tỵ 2001, 39. 45 Jakhontov. S.E (1990). "Mức độ thân thuộc của một số nhóm ngôn ngữ ở Viễn Đông ", Ngôn ngữ (1), 13 - 14. 75 46. JaKhontov. S.E (1991). "Về sự phân loại các ngôn ngữ ở Đông Nam Á", Ngôn ngữ (l), 73 - 77. 47. John Lyons (1996). Nhập num ngôn ngữ học lý thuyết, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 48. Ka sê vich V.B (1998). Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Khravoskis.v.s, Bystrov I.s , Xtankevich N.V. (1984). "Hành động và lƣợng của hành động", Ngôn ngữ (4), 22. 50. Kbrik, A.E (1995). "Nhƣ thế nào hay tại sao? (về vấn đề cơ bản của Loại hình học)", Ngôn ngữ (2), 41 - 50. 51. Trần Trọng Kim, Bùi Kĩ, Phạm Duy Khiêm (1940). Việt Nam văn phạm, Tân Việt, Sài Gòn. 52. Phan Khôi (1955). Việt ngữ nghiên cứu. Hà Nội. 53. Trần Khuyến (1975). "Bƣớc dầu tìm hiểu một số lõi về dùng từ và đặt câu tiếng Nga của học sinh Việt Nam", Ngôn ngữ(l), 60-61. 54. Nguyễn Lai (1977). "Một vài đặc điểm của nhổm từ chỉ hƣớng đƣợc dùng ở dạng động từ trong tiếng Việt hiện đại", Ngôn ngữ (3), 8 - 29. 55. Nguyễn Lai (1989). "Ghi nhận thêm về bản chất nhóm từ chỉ hƣớng vận động trong tiếng Việt hiện đại", Ngôn ngữ (1 - 2), 25 - 26. 56. Nguyễn Lai (1992). "Suy nghĩ một số vấn đề về ngữ pháp chức năng...", Ngôn ngữ (3), 37 - 48. 57. Nguyễn Lai (1999). Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương, tập II, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 76 58. Lƣu Văn Lăng (1986). "Con đƣờng xây dựng hệ thống các đơn vị ngữ pháp", Viện Ngôn ngữ học, 151-157. 59. Lƣu Văn Lăng (1989). Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 60. Lƣu Văn Lăng (1998). Ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 61. Đỗ Thị Kim Liên (1995). "Nghĩa tình thái của đã trong thơ", Ngôn ngữ và đời sống (1). 62. Hồ Lê (1976). Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 63. Hồ Lê (1991, 1992, 1993). Cú pháp tiếng Việt, quyển 1, quyển 2, quyển 3, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 64. Hồ Lê (1997). Bài giảng chuyên đề "Ngôn ngữ học đối chiếu". Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, TP. HCM . 65. Lê Văn Lý (1972). Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Sài Gòn. 66. Morev.L.N (1990). "Về tính từ vựng và tính ngữ pháp của các ngôn ngữ đơn lập ở Đông và Đông Nam Á", Ngôn ngữ (1), 27. 67. Đái Xuân Ninh và các đồng tác giả (1984). Ngôn ngữ học, khuynh hướng, lĩnh vực - khái niệm, tập I, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 68. Trần Ngọc Ninh (1975). Cơ cấu Việt ngữ. Sài Gòn 77 69. Trà Ngân, Lê Ngọc Vƣợng (1939). Khảo cứu về tiếng Việt, Cộng lực, Hà Nội. 70. Thanh Nghị (1967). Việt Nam tân từ điển minh họa. Sài Gòn. 71. Phan Ngọc, Phạm Đức Dƣơng (1983). "Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á", Viện ngôn ngữ hục. Hà Nội. 72. Plam.Ju.Ja (1987). "Một số vấn đề về cái chung và cái riêng trong ngôn ngữ đơn lập", Ngôn ngữ (1-2), 10 - 57. 73. Panniov.V.N (1979) . "Các cấp thể và các chỉ tố tình thái thể trong tiếng Việt), ngôn ngữ (2), 16 - 25. 74. Hoàng Trọng Phiến (1980). Ngữ pháp tiếng Việt: Câu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 75. Hoàng Phê (1994). Từ điển tiếng Việt, Hội ngôn ngữ học, Hà Nội. 76. Nguyễn Anh Quế (1988). Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH Hà Nội. 77. Nguyễn Anh Quế (1994). Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 78. Nguyễn Hữu Quỳnh (1994). Tiếng Việt hiện đại. Trung tâm từ điển Bách khoa, Hà Nội. 79. Nguyễn Thị Quy (1995). Vị từ hành động và các tham tố của nó, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 78 80. Rozdextvenxki IU.V (1997). Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 81. Saussure, F.de (1973). Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 82. SokoIovskaja (1984). "Tiêu chuẩn thông báo trong việc phân ranh giới từ thực và từ hƣ...", Ngôn ngữ (2), 45 - 50. 83. Doãn Quốc Sĩ, Đoàn Việt Bửu (1973). Lược khảo về ngữ pháp Việt Nam, Trƣờng Sƣ phạm Sài Gòn. 84. Bùi Đức Tịnh (1952). Văn phạm Việt Nam, Sài Gòn. 85. Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú (1962). Giáo trình Việt ngữ tập 1, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 86. Hoàng Tuệ (1991). "Hiển ngôn với hàm ngôn, một vấn đề lý thú trong chƣơng trình lớp 11 phổ thông trung học hiện nay", Ngôn ngữ (3), 14-16. 87. Hoàng Tuệ (1962). Giáo trình Việt ngữ tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 88. Hoàng Tuệ (1998). "Nhận xét về thời - thể và tình thái trong tiếng Việt". Trong "Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á", Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội. 89. Bùi Tất Tƣơm, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Cao Xuân Hạo (1994). Ứng dụng ngữ pháp chức năng vào việc xây dựng một hệ thống ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trường, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng. TP. Hồ Chí Minh 79 90. Nguyễn Bạt Tụy (1953). Ngôn ngữ học Việt Nam. 91. Vũ Thế Thạch (1988). "Ngữ nghĩa và chức năng của các từ bị, đƣợc, phải trong tiếng Việt hiện đại", Ngôn ngữ (1), 50 - 56. 92. Đào Thản (1979). "Về các nhóm từ có ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt", Ngôn ngữ (2). 93. Đào Thản (1983). "Cứ liệu lừ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt về mối quan hệ không gian - thời gian", Ngôn ngữ(3), 1. 94. Nguyễn Kim Thản (1963). Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (tập 1 và tập 2), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 95. Nguyễn Kim Thản (1977). Động từ tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 96. Nguyễn Kim Thản (1984). Lược sử ngôn ngữ học (tập 1), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 97. Nguyễn Kim Thản (1997). Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 98. Nguyễn Văn Thành (1992). "Hệ thống các từ chỉ thời - thể và phạm trù ngữ pháp của cấu trúc thời - thể của động từ tiếng Việt", Ngôn ngữ (2). 99. Trịnh Xuân Thành (1981). "Bàn về các từ đã - đang - sẽ" (Trong : Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ), Nxb Khoa học Xã hội, tập 2, Hà Nội. 80 100. Lý Toàn Thắng (2000). "Về cấu trúc ngữ nghĩa của câu", Ngôn ngữ (5), 1. 101. Bùi Khánh Thế (1984). "Cách biểu hiện ý nghĩa thời - thể trong tiếng Chàm...", Ngôn ngữ số 2. 102. Bùi Khánh Thế (1995). Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục. 103. Phan Thiều (1993). "Bàn về nghiên cứu ngữ pháp theo quan điểm chức năng", Ngôn ngữ (3), 44 - 48. 104. Lê Quang Thiêm (1989). Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 105. Trần Ngọc Thêm (2001), "Từ ngữ pháp chức năng nghĩ về ngữ pháp của tƣơng lai", Ngôn ngữ (14). 1- 17. 106. Huỳnh Văn Thông (2000). "Mấy nhận xét về vị từ tình thái và ý nghĩa THỂ (Espect) trong tiếng Việt", Ngôn ngữ (8), 51, Ngổn ngữ (10), 49. 107. Nguyễn Xuân Thơm (2001). "Khái niệm mệnh đề nghĩa trong cách nhìn của RA. Jacobs và MAK Haliday", Ngôn ngữ (6), 37. 108. Phan Thị Minh Thúy (2001). "Cách diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt", Ngôn ngữ (10), 13. 109. Phan Thị Minh Thúy (2001). "Về cách dịch ý nghĩa thời gian giữa tiếng Nga và tiếng Việt", Ngôn ngữ và đời sống (5), 26. 81 110. Phan Thi Minh Thúy (2001). "Về cách diễn đại ý nghĩa THÌ trong tiếng Nga, so sánh với tiếng Việt". Kỉ yếu Ngữ học trẻ, Xuân 2001. 111. Phan Thị Minh Thúy (2001). "Về cách diễn đạt ý nghĩa THỂ trong tiếng Nga và Tiếng Việt", Ngôn ngữ (1), 45. 112. Phan Thị Minh Thúy (2002). "Cách diễn đạt ý nghĩa THỂ "dĩ thành" (perfect) trong tiếng Việt", Tạp chí Khoa học, Trƣờng ĐHSP - TP. HCM. 113. Phan Thị Minh Thúy (2002). "Cách diễn đạt ý nghĩa THỂ "khởi phát" (inceptive) trong tiếng Việt", Kỉ yếu Ngữ học trẻ, Xuân 2002. 114. Phan Thị Minh Thúy (2002). "Cách diễn đạt ý nghĩa THỂ "lặp lại" (intertative) trong, tiếng Việt", Ngôn ngữ và đời sống. 115. Nguyễn Minh Thuyết (1994). Dẫn luận ngôn ngữ học, TP. HCM . 116. Nguyễn Minh Thuyết (1995). "Các tiền phó lừ chỉ thời - thể trong tiếng Việt", Ngôn ngữ (2), 1-10. 117. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998). Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 118. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1983). Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học, Hà Nội. 119. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1986). Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông, Hà Nội. 82 120. Hoàng Văn Vân (2001). "Ngôn ngữ học chức năng hệ thống", Ngôn ngữ (6), 12. 121. Xôn-xép.V.M (1980). "Một số vấn đề về lý thuyết nghĩa", Ngôn ngữ (2), 33 - 42. 122. Xôn-xép.V.M (1982). "Về ý nghĩa của việc nghiên cứu các ngôn ngữ phƣơng Đông đối với sự phát triển của ngôn ngữ học đại cƣơng", Ngôn ngữ (4), 1-17. 123. Xôn-xép.V.M (1985). "Trở lại vấn đề mối quan hệ qua lại của các ngôn ngữ phƣơng Đông và Đông Nam Á", Ngôn ngữ (4), 92 - 95. 124. Xôn-xép.V.M (1986). "Những thuộc tính về mặt loại hình của các ngôn ngữ đơn lập...", Ngôn ngữ (3), 60 - 67. 125. Xôn-xép.V.M (1976). Bàn về khả năng so sánh các ngôn ngữ. Bài Khánh Thế dịch từ nguyên bản tiếng Nga trong cuốn "Những nguyên tắc miêu tả các ngôn ngữ thế giới". Nxb khoa học Moskva. 126. Xôn-xép-va. N.V (1985). "Hình thái học và mối quan hệ của nó với cú pháp học", Ngôn ngữ (4), 95 - 97. 127. Xôn-xép-va. N.V (1990). "Các dấu hiệu hình thái học của chức năng cú pháp trong các ngôn ngữ đơn lập Đông và Đông Nam Á", Ngôn ngữ(l), 14- 15. 128. Xtan-kê-vic. N.V, Bystrov .I.S (1961). "Những phƣơng thức biểu thị thời gian trong tiếng Việt". Bùi Khánh Thế dịch trong tập "Ngữ văn, lịch sử các nƣớc phƣơng Đông". Tập 12 số 294. Trƣờng đại học Moskva. 129. Xtan-kê-vic, N.V (1982). Loại hình các ngôn ngữ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 83 130. Zubkova. L.G (1990). "Các nét đồng hình của các ngôn ngữ đơn lập và ngôn ngữ biến tố (một vài nét tƣơng đẳng Nga - Việt)", Ngôn ngữ (1), 30- 32. 131. Wallace L.Chafe (1998). Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Tiếng Anh 132. Comrie. B (1976). Aspect: An In Traduction to the Study of Verbal Aspect and Related Proplem, Cambridge University Press, Cambridge. 133. Chomsky. N. (1957). Syntactic Structure the Hague Mouton. 134. Chomsky. N. (1965). Aspect of the Theory of Suntax. Cambridge, Mass, MIT Press. 135. Dik.S.M (1981). Functional Grammar, Foris Publications. Dordrecht-Holland Cinnaminson, USA. 136. Emencau. M.B. (1951). Studies in Vietname Grammar University of California. 137. Wolfgang Klein (1995). A Time - Relational Analysis of Russian Aspect, Max Planck Institure for Psycholinguistics (Language, volume 71, number 4). TIẾNG NGA 138. Скаличка. К (1989). Типология и сопоставительная лингвистина (trang 27) - Москва "прогресс". 139. Солицeва, B.M. - Лeкомцев, Ю.К - Мхитарян, T.T- Глeбова, И.H (1960) Вьетнамский язык Вост.лит. 84 140. Быстров, H.С - Hгyeн Тай Kaн - Станкeвнк, Н.В (1975). Граммaтика Вьетнамского языка. Издательстпо ленинградского университета. 141. Huккeль. Г (1989) Контрастпивная лингвистика и обучение иностранным языкам (trang 350). Москва "прогресс". 142. Hанфилов.В.С (1993). Грамматический строй вьетнамского языка, Сапкт Петербург. Центр " Петербургское Востоковедениe" 143. Яковлева Е.С (1994). Фрактменты русской языковой картины мира, Москва Tƣ liệu làm dẫn chứng minh họa 1. Truyện Kiều - Nguyễn Du 2. Bến không chồng - Dƣơng Hƣớng, Nxb Hội nhà văn (1998), Hà Nội. 3. Giamilia, Truyện núi đồi và thảo nguyên - Tsinghiz Aitơmatốp, Nxb Cầu Vồng, Moskơva (1984). 4. Hồ Chí Minh tuyển tập văn học. Nxb Văn học, Hà Nội, 1999, Tập 2. 5. Война и мир - Толстой 6 Учебник русского языка (Т.Н Простасоиа, М.М. Hахабина, H.И.Соболена), Издательство "русский язык", 1985. SUMMARY FROM RESULT OF RESEARCH THEME OF SCIENCE AND TECHNOLOGY AT BASIS LEVEL Name of the theme: On the teaching and the translation on meaning of the time in Russian and Vietnamese languages. Code: CS 2003-23-30 Theme's lecturer: PHAN THI MINH THUY - Tel: 9843867 Email: . Agency sponsoring the theme: Pedagogy University - HoChiMinh City Time for realization: 1. Target: + From comparison, finding out the differences on form between the two languages. + Giving out the pedagogic instructions on the teaching method, the translation of meaning of the time (from Vietnamese into Russian and vice-versa) 2. Main contents: + Describing systematically the concept on TENSE and ASPECT. + Outlining the usage of this meaning in the two languages. + Comparing the expression of this meaning, finding out the points similar and different between the two languages. 3. Main achieved result (science, application, training, economy - society) Science: + Defining the obliged principles, bearing specific characteristics in each, language. + Taking the above result of comparison into the translation, the teaching of language, the teaching of foreign language. Mẫu 1.10 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ Tên đề tài: Mã số: Chủ nhiệm đề tài: Tel: E mail: Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Thời gian thực hiện: 1. Mục tiêu: 2. Nội dung chính: 3. Kết quả chính đạt đƣợc (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế - xã hội): BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Mẫu 01 THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ 1. TÊN ĐỀ TÀI: 2. MÃ SỐ: CS 2003-23-30 3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU Tự nhiên Xã hội Nhân văn Giáo dục Kỹ thuật Nông Lâm-Ngƣ Y Dƣợc Môi trƣờng Cơ bản Ứng dụng Triển khai 5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Từ tháng 4 năm 2003 đến tháng 4 năm 2005 6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ Tên cơ quan: Trƣờng Đại học Sƣ phạm tp. Hồ Chí Minh Địa chỉ: 280 An Dƣơng Vƣơng, Q5 tp. HCM Điện thoại: Fax: E-mail: 7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ và tên: Phan Thị Minh Thúy. Học vị, chức danh KH: TS – Chức vụ: Giảng viên chính Địa chỉ: 89_91 Nguyễn Du, Bến Nghé, Q1 tp. HCM Điện thoại CQ: 8321706 Fax: E-mail: Điện thoại NR: 9843867 8. DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI CHỦ CHỐT THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ đƣợc giao Chữ ký Mtd.doc BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG VỀ CÁCH DẠY VÀ CÁCH DỊCH Ý NGHĨA THỜI GIAN GIỮA HAI NGÔN NGỮ NGA - VIỆT Mã số: CS 2003-23-30 PHAN THỊ MINH THÚY TP. HỒ CHÍ MINH – 2006 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cho đến nay, việc lìm hiểu ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt ở cả diện miêu tả lẫn diện so sánh - đối chiếu dƣờng nhƣ vẫn chƣa đƣợc khảo sát một cách đúng mức, toàn diện và có tính chất hệ thống (vẫn còn một số điểm đang gây tranh cãi), nhất là vẫn chƣa có đƣợc những loại công trình nghiên cứu nó từ góc độ loại hình học và ngữ pháp chức năng dựa trên sự đối chiếu hai ngôn ngữ. Đây chính là lý do chọn đề lài của chúng tôi. 2. Mục đích của đề tài là trên cơ sở miêu tả, đối chiếu - so sánh cách biểu đạt ý nghĩa thời gian giữa tiếng Việt và tiếng Nga, làm sáng tỏ những đặc điểm loại hình cùa hai thứ tiếng phục vụ cho việc dịch thuật, cho việc dạy học ngoại ngữ và dạy tiếng cho ngƣời bản ngữ. 3. Lịch sử vấn đề: 1. Nhóm quan điểm xem tiếng Việt có phạm trù THÌ Đi theo hƣớng tiếng Việt có THÌ và cho đã, đang, sẽ là các chỉ tố chỉ THÌ, có lẽ xuất phát điểm của các tác giả là ở chỗ thấy phạm trù THÌ là phạm trù cơ bản của động từ trong các tiếng châu Âu. Ý nghĩa thời gian là ý nghĩa quan trọng cần thiết phải biểu đạt trong mọi ngôn ngữ, cho nên không vì lẽ gì mà tiếng Việt không có cách diễn đạt ý nghĩa này, bằng phạm trù THÌ nhƣ các tiếng châu Âu. Những quan niệm này chƣa thực sự phản ánh đƣợc thực tế sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày. b- Nhóm quan điểm xem tiếng Việt không có phạm trù THÌ, chỉ có phạm trù THỂ - Ra đời sớm hơn khoảng 10 năm hoặc gần nhƣ cùng thời với Bùi Đức Tịnh (1952), Nguyễn Bạt Tụy (1953), Phan Khôi (1954) nhƣng các tác giá Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm (1940) đã không đi theo hƣớng khẳng định tiếng Việt có THÌ. - Ở giai đoạn sau, ngƣời đầu tiên đi theo hƣớng này là giáo sƣ Hoàng Tuệ ([87] 1962:68), tiếp theo là Nguyễn Kim Thản ([95] 1977:176-178), Đái Xuân Ninh ([67] 1986:122)... 2 Có lẽ các tác giả, qua nghiên cứu, đã không thấy sự biến hình của động từ để biểu thị phạm trù THÌ nhƣ các ngôn ngữ châu Âu. Với tính chất phân tích tính và đặc điểm khái quát cao, từ tiếng Việt không bắt buộc phải gắn bó chặt chẽ với một hay một số phạm trù nhất định nhƣ vẫn thấy trong các ngôn ngữ châu Âu. Có thể coi đây là những kết luận tƣơng đối xác đáng bắt nguồn từ thực tế tiếng Việt, vƣợt lên sự áp đặt của ngữ pháp châu Âu. Những hƣớng nghiên cứu này rất đáng chú ý cá về mặt lý luận lẫn mặt thực tiễn vận dụng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Ngoài phƣơng pháp làm việc chính là phƣơng pháp quy nạp, luận án còn sử dụng một số phƣơng pháp chuyên ngành nhƣ: phƣơng pháp điều tra - quan sát, phƣơng pháp phân tích - miêu tả, phƣờng pháp so sánh - đối chiếu (dựa vào cơ sở đối chiếu và phạm trù đối chiếu). NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI CHƢƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Thời gian với tƣ cách là một phạm trù tƣ duy, phạm trù ý niệm phản ánh sự nhận thức của con ngƣời về sự tồn tại của sự vật trong thế giới khách quan mang tính qui ƣớc chung, ngôn ngữ nào cũng có nhu cầu biểu đạt và có cách thức riêng để phản ánh ý nghĩa này. 2. Thời gian với tƣ cách là một phạm trù ngữ pháp, phạm trù ngôn ngữ. Ý nghĩa thời gian còn đƣợc xem xét theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học, theo quan điểm của ngữ pháp học, cũng có nghĩa là tìm hiểu cách thức con ngƣời tƣ duy về thời gian nhƣ thế nào qua phƣơng tiện biểu đạt nó ở mỗi cộng đồng dân tộc, mỗi cộng đồng ngôn ngữ. CHƢƠNG HAI: CÁCH DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN A. TRONG TIẾNG VIỆT I. Cách xác định thời đoạn, thời lƣợng, xác định khoảng cách thời gian, hoàn cảnh thời gian; cách xác định thời điểm (ý nghĩa "THÌ") 1. Dùng từ chỉ thời gian ở vị trí khung để hoặc trạng ngữ để xác định các mối quan hệ thời gian giữa các thời điểm, thời đoạn. 3 2. Dùng các từ chỉ thời gian không ở vị trí khung đề hay trạng ngữ: các vị từ tình thái (VTT), nhƣ: vừa, mới, liền, sắp, gần, rồi, đã, sẽ, đang ... Trong đó, chúng tôi chủ yếu xét đến ý nghĩa và cách dùng của đã, đang, sẽ để chứng minh các từ này không phải là chỉ tố diễn đạt ý nghĩa THÌ mà diễn đạt những ý nghĩa tình thái khác nhau thuộc THỂ. Tiếng Việt không có THÌ với tƣ cách là phạm trù ngữ pháp vì: - Không tìm thấy một chỉ tố ngữ pháp nào "bắt buộc" phải đi kèm với vị từ để xác định ý nghĩa quá khứ, hiện tại hay tƣơng lai (có thể bỏ đã, đang, sẽ mà ý nghĩa này vẫn rất rõ). - Đã, đang, sẽ có thể biểu thị những thời khoảng khác nhau về thời gian mà không phải là một hình thái riêng thuộc về một "THÌ" nào (khu biệt với hình thái của các "THÌ" khác) nhằm "định vị" sự tình trong thời gian. 3. Nhận xét Mỗi ngôn ngữ có cách xử lý khác nhau trong việc xác định . thời gian. Tiếng Việt biểu thị ý nghĩa này bằng cách từ vựng hóa, tức hoạt động mã hóa những yếu tố của thực từ chứ không phải bằng cách ngữ pháp hoá vốn có tác động đến thái độ ngữ pháp của các từ trong câu. II. Cách diễn đạt ý nghĩa về sự vận động, sự diễn tiến của sự tình trong thời gian (ý nghĩa "THỂ") 1. Ý nghĩa thể trong tiếng Việt từ sự phản ánh các "đặc trƣng bên trong " của sự tình. Trong phần này chúng tôi khảo sát các loại THỂ khác nhau trong các phát ngôn xác định với các sắc thái nghĩa và phƣơng thức diễn đạt đặc thù của từng loại sự thể, nhƣ: 1.1. THỂ dĩ thành (perfect) nêu kết quả hay trạng thái hiện tại của sự tình do biến cố diễn ra trƣớc mang lại, đƣợc đánh dấu bằng đã, rồi, đã ... rồi. 1.2. THỂ khởi phát (inceptive) nêu sự bắt đầu xuất hiện thuộc tính mới của sự thể, đƣợc đánh dấu bằng: bắt đầu, ra, lên, đi, lại ... kết hợp với đã, rồi. 4 1.3. THỂ kết quả (resulatative) nêu cái đạt đƣợc sau quá trình vận động, đƣợc đánh dấu bằng: ra, đƣợc, phải, bị, mất, vơi, nguôi... kết hợp với đã, rồi. 1.4. THỂ hoàn tất (completive) nêu sự thể đã kết thúc, đã hoàn tất, đã có kết quả (có đích), đƣợc đánh dấu bằng: xong, hết, cả, nốt, mất, khỏi... kết hợp với đã, rồi. 1.5. THỂ lặp lại (inteative) nếu hành động xảy ra nhiều lần, lặp đi lặp lại, đƣợc đánh dấu bằng: ít khi, thỉnh thoảng, đôi khi, luôn, hay, thƣờng... 1.6. THỂ diễn tiến (progressive) nêu sự thể đang trong quá trình diễn tiến chƣa kết thúc (vô đích), đƣợc đánh dấu bằng: đang, đang còn, vẫn đang còn, tiếp tục. 2- Một vài nhận xét - Trong tiếng Việt, THỂ tồn tại nhƣ một phạm trù ngữ pháp trong đó những ý nghĩa đối lập nhau đƣợc diễn đạt bằng những hình thức riêng tạo thành một hệ thống THỂ đặc trƣng - Mỗi THỂ phản ánh một loại tình huống với những đặc trƣng nghĩa khác nhau. Có chỉ tố có chức năng "kép": dùng để biểu đạt hai, ba ý nghĩa THỂ khác nhau (nhƣ : đã, rồi, ra, mất). Sự phối hợp lồng ghép giữa chúng có thể tạo ra một nghĩa phái sinh nào đó hoặc tạo ra một nghĩa hoàn toàn khác với nghĩa gốc của nó và đều tuân theo những quy tắc nhất định. B. Cách diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Nga I. Dùng phƣơng tiện từ vựng, nhƣ:dùng các danh từ chỉ thời gian: dùng danh ngữ, ngữ cố định; dùng trạng ngữ;dùng liên từ thời gian;dùng danh từ cố biến cách;dùng giới ngữ kết hợp với danh từ ở các cách. II. Dùng phƣơng tiện ngữ pháp, nhƣ: dùng THÌ, THỂ của động từ và phối hợp THÌ với THỂ, diễn đạt "lồng ghép"hai ý nghĩa này. III. Một vài nhận xét - Tiếng Nga biểu thị ý nghĩa thời gian bằng nhiều phƣơng thức nhƣng cách dùng phụ tố - biến tố của động từ vẫn đƣợc coi là phƣơng thức chủ yếu, đặc thù. - Ý nghĩa THÌ và ý nghĩa THỂ trong tiếng Nga là những ý nghĩa đã đƣợc "ngữ pháp hóa", trở thành một phạm trù ngữ pháp cơ bản. Mỗi một THÌ hay một THỂ đều đƣợc biểu hiện bằng một hình thái riêng, đƣợc đánh dấu bằng những chỉ tố đặc trƣng: Các biến tố dùng trong mỗi hình thái đầu thể hiện ý nghĩa đối lập giữa các THÌ, các THỂ và đều xuất hiện có tính bắt buộc, động loạt trong mọi văn cảnh sử dụng. 5 CHƢƠNG BA . SO SÁNH CÁCH DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TRONG TIẾNG NGA I. Từ sự khác biệt về đặc điểm loại hình a. Tiếng Nga có đặc trƣng tiêu biểu của loại ngôn ngữ biến hình mà tính chất khuất chiết - tổng hợp tính làm cho nó trở thành một cực đối lập rõ rệt với tính đơn lập - phân tích tính của tiếng Việt. Do đặc trƣng này mà ý nghĩa ngữ pháp của tiếng Nga - trong đó có ý nghĩa THÌ và ý nghĩa THỂ - thƣờng đƣợc biểu thị bằng phƣơng tiện hình thái học, bằng những yếu tố đƣợc "hòa đúc" ở bên trong mỗi từ nhƣ một chỉnh thể. Trong khi đó, để thể hiện những ý nghĩa mà tiếng Nga (và các tiếng châu Âu) thƣờng biểu đạt bằng phƣơng tiện ngữ pháp (bằng hình thái học, bằng phụ tố) thì tiếng Việt lại dùng phƣơng tiện từ vựng - tức những từ cố ý nghĩa rõ ràng - hoặc dùng phƣơng tiện ngữ pháp (nhƣ dùng trật tự từ, dùng hƣ từ). b. Sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình là sự khác nhau về mặt nguyên tắc khi sử dụng: - Một đằng là tính "tuỳ nghi" "lỏng lẻo" "không thƣờng xuyên" "không bắt buộc" (khi thật cần thiết mới dùng) cùa loại ngôn ngữ đơn lập - phân tích tính nhƣ tiếng Việt. - Một đằng là tính ƣu thế, tính triệt để của các phạm trù ngữ pháp trong các ngôn ngữ khuất chiết - tổng hợp tính nhƣ tiếng Nga: nó bắt buộc phải dùng thông qua các chỉ tố hình thái học đặc trƣng gắn với động từ, kể cả khi việc dùng nhƣ thế là không cần thiết. II.... đến những đối chiếu cụ thể - Mỗi ngôn ngữ đều có tính chất đặc thù về phƣơng diện biểu đạt nhƣng dù khác xa nhau ở mặt hình thức nhƣ thế nào đi nữa, thì " Các ngôn ngữ đều có sự đồng hình; làm cơ sở cho cấu trúc của chúng là những nguyên tắc chung, giống nhau" (R.Jakobson - dẫn theo Zub Kova.L.G). Điều này chứng tỏ mối quan hệ giữa cái "phổ quát" với cái "riêng biệt". Tuy nhiên, ngoài mặt chung nhau, giống 6 nhau này ra, mỗi ngôn ngữ còn đƣợc phân biệt với nhau về hình thức biểu đạt từ cấu trúc bên trong của nó. - Việc xác lập quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ bằng cách xem xét sự giống nhau hay khác nhau về mặt hình thức, biểu thị những phạm trù ngữ pháp nhất định, nhằm mục đích cuối cùng là giải thích đƣợc những sự khác biệt ấy (giữa các ngôn ngữ) có phải đƣợc quy định bởi quy luật chung hay không. 1. Những điểm tƣơng đồng: Cả tiếng Nga và tiếng Việt đều có dùng phƣơng tiện từ vựng để diễn đạt ý nghĩa thời gian. Sự giống nhau này có thể nhận thấy qua phƣơng tiện chuyển dịch tƣơng đƣơng giữa hai ngôn ngữ, nhƣ : dùng danh từ, danh ngữ diễn đạt ý nghĩa thời điểm, thời đoạn, khoảng cách thời gian; dùng danh từ kết hợp với số từ để xác định thời điểm diễn ra sự kiện; dùng trạng ngữ xác định mốc thời gian, hƣớng thời gian diễn ra hành động... 2. Những điểm khác biệt 2.1. Đối chiếu ý nghĩa THÌ cho thấy: a. Biến tố của động từ, hình thái THÌ của động từ đƣợc biểu thị qua những chỉ tố ngữ pháp đặc trƣng, mang tính "thƣờng xuyên" và "bắt buộc", gắn với nó, làm thành phạm trù THÌ (tense) của tiếng Nga. Trong khi tiếng Việt không có THÌ, không có một chỉ tố chuyên biệt nào đƣợc "mã hoá" vào vị từ. Hệ quả là những chỉ tố "đánh dấu" THÌ trong tiếng Nga không phải bao giờ cũng tƣơng hợp với những phƣơng tiện biểu thị thời gian trong tiếng Việt. Cụ thể: - Có lúc tiếng Nga diễn đạt ý nghĩa THÌ một cách hiển ngôn bằng phƣơng tiện ngữ pháp trong khi tiếng Việt lại diễn đạt hàm ý về một việc xảy đến "sớm" hay "muộn" so với dự tính của ngƣời nói mà không phải xác định thời điểm nhƣ ý nghĩa THÌ: • Прежде он, не дослушав слов, ушѐл <Lúc nãy, chưa nghe hết lời bà dì, chàng đã vội bỏ đi> (13). - Những câu có ý nghĩa xác định thời gian đƣợc diễn đạt bằng phƣơng tiện ngữ pháp trong tiếng Nga, sang tiếng Việt đƣợc diễn đạt bằng phƣơng tiện từ vựng: 7 • И Курагин и Долохоа в то время были знаменитостями в мире повес и кутил Петербурга <Bấy giờ, cả Curaghin và Đôlôkhốp đều là những nhân vật trứ danh trong giới du đăng và trụy lạc ở Petecbua> (40). b. Tiếng Nga không có sự phân biệt những ý nghĩa thời gian khác nhau bằng vị trí - trật tự của từ (bằng khung đề và trạng ngữ) nhƣ tiếng Việt mà bao giờ cũng bằng phụ tố - biến tố của từ, bằng hình thái THÌ. Cho nên, cùng ở vị trí khung đề, câu tiếng Nga: • "Когда вы едете?" (32), sẽ có dạng thức THÌ hiện tại. Còn câu: • "Когда ты пришѐл?" sẽ có dạng thức THÌ quá khứ. c. Trong tiếng Nga, THÌ và THỂ bao giờ cũng kết hợp chặt chẽ với nhau, trong khi tiếng Việt không có PT THÌ, chỉ có PT THỂ và không phải lúc nào ý nghĩa THÌ và ý nghĩa THỂ cũng biểu thị một cách hiển ngôn hoặc đi liền với nhau và tƣơng đƣơng nhau về phƣơng diện biểu dạt. Vì thế, cố khi tiếng Nga biểu thị lồng ghép cả hình thái THÌ và hình thái THỂ (THÌ quá khứ - THỂ hoàn thành) để diễn đạt cả ý nghĩa THÌ và ý nghĩa THỂ thì tiếng Việt chỉ diễn đạt những ý nghĩa khác nhau thuộc về THỂ: hoặc THỂ "dĩ thành" (perfect), hoặc THỂ "hoàn tất" (completive), hoặc THỂ "kết quả" (resultative), hoặc THỂ "bắt đầu" (inceptive) ... mà không phải là x.ác định mối quan hệ thời gian giữa thời điểm diễn ra sự kiện và thời điểm phát ngôn. Ví dụ: • И весь свет узнал (27). • Видимо, слова Пьер затронули еѐ за живое <Hình như những lời của Pie đã chạm vào chỗ đau của nàng >(32). d. Đã, đang, sẽ trong tiếng Việt đƣợc chứng minh là vị từ tình thái diễn đạt ý nghĩa THỂ, không phải ý nghĩa THÌ, nên : - Hình thái THÌ quá khứ không tƣơng đƣơng với đã. • Долохов был человек среднего роста, курчавый и с светлыми голубыми глазми (39). - Hình thái THÌ hiện tại không tƣơng đƣơng với đang: • Этого не обещаю. Вы знаете как осаждают Кутузова 8 техп: как он назначен главнокома идующим <Việc này tôi không dám hứa với bà đâu. Bà không biết là từ khi được cử làm Tổng tư lệnh, Cutudốp đã bị vây hãm đến như thế nào> (21). - Hình thái THÌ tƣơng lai không hoàn toàn tƣơng đƣơng với sẽ trong tiếng Việt: • Я выпью (ТНÌ tương lai đơn) давай бутыку рома! < Tôi muốn uống, mang chai rượu lại đây>(42). 2.2. Đối chiếu ý nghĩa "THỂ" a. Để diễn đạt những ý nghĩa khác nhau thuộc về THỂ nhƣ: hoàn tất/không hoàn tất, kết quả/chƣa có kết quả, nhất cố/tái diễn, dĩ hoàn thành (совершенный вид - СВ) và THỂ không hoàn thành(не совершенный вид - НВ). Tiếng Việt dùng nhiều hình thức để diễn đạt các ý nghĩa THỂ khác nhau, vừa bằng phƣơng tiện từ vựng, vừa bằng phƣơng tiện ngữ pháp. b. Để chỉ một hành động chƣa xảy ra nhƣng sẽ đƣợc tiến hành đến cùng trong tƣơng lai, tiếng Nga dùng động từ CB - THÌ tƣơng lai đơn, tiếng Việt dùng sẽ... xong, sẽ... mất, sẽ... hết. c. Để biểu đạt ý nghĩa về một hành động đã hoàn tất, đã kết thúc và có kết quả tiếng Nga dùng động từ CB THÌ quá khứ. Tƣơng đƣơng với cách biểu đạt này, tiếng Việt dùng: đã... rồi, đã...xong, đã... xong rồi, đã ... hết. d. Để biểu đạt ý nghĩa về một hành động đang diễn tiến, chƣa kết thúc, tiếng Nga dùng động từ HB ở mọi THÌ, tiếng Việt dùng: đang, còn, đang còn, vẫn, cứ, đều, liền. đ. Để biểu dạt ý nghĩa về một hành động bắt đầu xuất hiện, một trạng thái bắt đầu này sinh tiếng Nga dùng động từ CB - THÌ quá khứ, tiếng Việt dùng VTT: bắt đầu, ra, lên, đi, lại... e. Để biểu đạt ý nghĩa về tính hạn chế, tính chất thời của hành động, tiếng Nga dùng động từ CB - THÌ quá khứ, tiếng Việt dùng phƣơng tiện từ vựng, qua các trạng ngữ thời gian, một cách bắt buộc. f. Để biểu đạt ý nghĩa về một hành động diễn ra thƣờng xuyên (tái diễn) với mức độ, tần số và khoảng cách thời gian phân biệt nhau, tiếng Nga dùng trạng từ всегда, обычно, часто, иногда ... kết hợp với động từ HB - THÌ quá khứ, tiếng Việt dùng các VTT nhƣ: vẫn, luôn, thƣờng, hay, đôi khi, thỉnh thoảng.... 9 3. Một vài nhận xét 3.1. Điểm khác biệt dễ thấy trong cách biểu đạt ý nghĩa thời gian giữa tiếng Nga và tiếng Việt là tiếng Nga dùng phƣơng tiện hình thái học, một cách nhất quán, điển hình qua các chỉ tố ngữ pháp chuyên biệt, đặc trƣng gắn với vị từ. Còn tiếng Việt biểu thị ý nghĩa thời gian rất linh hoạt, khi thật cần thiết mới dùng phƣơng tiện từ vựng (qua khung đề, trạng ngữ) hay dùng VTT để diễn đạt ý nghĩa này một Cách bắt buộc hoặc không hoàn toàn bắt buộc. 3.2. Trong khi "bao quát" cùng một lúc nhiều loại sự thể khác nhau chỉ vào hai dạng thức biểu hiện : THỂ hoàn thành và THỂ không hoàn thành, tiếng Nga không phân biệt một cách chi tiết những đặc trƣng nghĩa khác nhau giữa THỂ "hoàn tất" (completive) và THỂ "dĩ thành" (perfect), giữa THỂ "kết quả" (resultative) với THỂ "khởi phát" (inceptive) cũng nhƣ không phân biệt tính chất vô đích/hữu đích, điểm tính /đoạn tính, chủ ý/không chủ ý... của các sự thể biểu hiện ở vị từ, trong khi ở tiếng Việt những sự thể nhƣ thế lại đƣợc nhận diện và xử lý khác nhau. 3.3. Tiếng Việt không có THÌ (tense), mà có THỂ (aspect) và diễn đạt những ý nghĩa khác nhau của hai phạm trù này bằng những chỉ tố có thuộc tính ngữ pháp - ngữ nghĩa khác nhau. Các phƣơng tiện dùng để diễn đạt THỂ trong tiếng Việt có thể kết hợp đƣợc với nhau theo những quy tắc nhất định để diễn đạt những ý nghĩa THỂ phái sinh. Ở tiếng Nga, các chỉ tố diễn đạt ý nghĩa THỂ rất phong phú nhƣng không có sự phối hợp "kép" nhƣ vậy. Một động từ gốc chỉ có thể có một tiền tố hoặc hậu tố đi kèm với nó. Tiếng Nga không cố phƣơng tiện riêng để phân biệt một cách cụ thể và chi tiết những ý nghĩa THỂ nhƣ thế mà thƣờng bao hàm tất cả trong hình thái chung của THỂ "hoàn thành" (perfective). Trong trƣờng hợp đó, nó có thể tƣơng đƣơng hoặc không tƣơng đƣơng với với đã, rồi, xong, hết, ra, lên... của tiếng Việt. Điều đó cũng có nghĩa là có sự bất tƣơng ứng một đối một giữa THỂ "hoàn thành"/ "hoàn tất" của tiếng Nga với THỂ "dĩ thành" của tiếng Việt. Chẳng hạn cùng biểu thị bằng hình thái THÌ quá khứ - THỂ hoàn thành của tiếng Nga, khi chuyển dịch sang tiếng Việt ta thấy: - có lúc đó là ý nghĩa "dĩ thành", tƣơng đƣơng với đã, rồi: 10 • Вечер Анны Павловны был пушен <Вuổi tối tiếp tân của Аnna Раvlốpпа đã сó đà...> (13). - сó lúc đó là ý nghĩa "kết quả", tƣơng đƣơng với đã đƣợc, đã bị: • Путылка рома была принесeнa (40). - сó lúc đó lại là ý nghĩa "hoàn tất", tƣơng đƣơng với xong, hết, cả, nốt: • Ужин уже кончались (38) - сó lúc lại là ý nghĩa "khởi phát", tƣơng đƣơng với bắt đầu, rа, lên, đi, lại: • Заговорили с разных сторон (42). • Закричал Пьер (42). 3.4. Trong hình thái THÌ và THỂ của tiếng Nga, một từ gốc khi thay đổi tiền tố, hậu tố, biến tố có thể tạo ra một từ mới, một dạng thức từ mới với những sắc thái nghĩa khác nhau. Tiếng Việt không có cách cấu tạo này vì từ tiếng Việt là đơn vị có tính "toàn khối", không chia tách thành hai phần căn tố - phụ tố nhƣ tiếng Nga. 3.5. Một hình thức ngôn ngữ có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa khác nhau và ngƣợc lại một ý nghĩa cũng có thể có nhiều hình thức biểu đạt khác nhau. Kết quả đối chiếu trên đây sẽ cho ta hiểu thêm về mối quan hệ giữa hình thức và ý nghĩa của ngôn ngữ, về quan hệ giữa ngữ pháp và ngữ nghĩa trong một ngôn ngữ cũng nhƣ giữa các ngôn ngữ với nhau, thấy đƣợc điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa chúng trong cách biểu hiện tƣ duy và thực hành giao tiếp. Điều này có tác dụng giúp ngƣời bản ngữ cũng nhƣ ngƣời học ngoại ngữ giải quyết đƣợc những khó khăn gặp phải trong quá trình thụ đắc và sử dụng ngôn ngữ. CHƢƠNG BỐN: VỀ CÁCH DẠY VÀ CÁCH DỊCH Ý NGHĨA THỜI GIAN GIỮA HAI NGÔN NGỮ NGA - VIỆT 11 Sự đối lập một cách có hệ thống giữa các tính chất: biến hình/không biến hình, hữu THÌ/vô THÌ, bắt buộc/không bắt buộc, ngữ pháp hóa/từ vựng hóa... về phƣơng diện biểu đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Nga và tiếng Việt, một mặt làm nên đặc trƣng loại hình tiêu biểu ở mỗi thứ tiếng, mặt khác nó cho ta cở sở lý thuyết và thực tiễn quan trọng để tiến hành việc dịch thuật và dạy học ngoại ngữ một cách có hiệu quả. Tiếng Nga và tiếng Việt khác xa nhau về đặc điểm loại hình cho nên cách chia cắt, đo lƣờng và định vị thời gian thể hiện qua phƣơng tiện diễn đạt ý nghĩa này ở mỗi thứ tiếng cũng không hoàn toàn đồng nhất. Một vấn đề đặt ra đối với ngƣời dịch là: trƣờng hợp nào một ý nghĩa đƣợc diễn đạt bằng phƣơng tiện nhƣ nhau? trƣờng hợp nào một ý nghĩa đƣợc diễn đạt bằng phƣơng tiện không tƣơng hợp? còn trƣờng hợp nào một phƣơng tiện lại có thể dùng để diễn đạt hai, ba ý nghĩa khác nhau? v.v. Điều này rất cần đến việc xem xét dung lƣợng nghĩa, mức độ biểu đạt của các phƣơng tiện và qui tắc sử dụng khác nhau trong các ngôn ngữ đang đƣợc chuyển dịch. Sau đây là những điểm cần lƣu ý. I. Dịch từ Nga sang Việt (Chuyển từ ngôn ngữ Hữu thì sang ngôn ngữ Vô thì) Thực tế cho thấy, do nhập làm một ý nghĩa thời gian (time) và ý nghĩa THÌ (tense), cũng nhƣ do không phân định rõ sự khác nhau trong cách cùng thể hiện ý nghĩa thời gian giữa THÌ (tense) và THỂ (aspect), nhiều dịch giả chiếu theo cái khung thời gian đƣợc miêu tả của các thứ tiếng châu Âu, điển hình là tiếng Nga, để dịch "sát từng chữ" một cách máy móc và khiên cƣỡng, khiến cho câu mất đi cái "tinh thần chủ đạo" và cốt lõi ngữ nghĩa nhiều khi đƣợc phân biệt rất tinh tế của nó. Mối quan hệ phức hợp THÌ - THỂ trong tiếng Nga cùng với cách cấu tạo khác nhau của hình thái THÌ, của dạng thức THỂ... thƣờng gây ra hàng loạt lỗi phổ biến, trong đó có sự nhầm lẫn cách chuyển dịch ý nghĩa THÌ và THỂ, về qui tắc kết hợp giữa THÌ và THỂ trong những dạng câu khác nhau, khiến ngƣời dịch 12 dễ áp đặt bộ ba đã, đang, sẽ của tiếng Việt ứng với các chỉ tố diễn đạt ba hình thái THÌ (quá khứ, hiện tại, tƣơng lai) của tiếng Nga, trong khi những từ này, nhƣ dã chứng minh ở phần trên, là những yếu tố diễn dạt THỂ, biểu hiện những ý nghĩa tình thái dƣợc phân biệt nhau, diễn dạt các loại sự thể khác nhau. Nhiều trƣờng hợp ngƣời dịch cho là THÌ song thực ra đó lại là ý nghĩa THỂ. Những câu chẳng hạn nhƣ: Он читал; Он читает, Он будет читать... thƣờng đƣợc dịch với ý nghĩa "quá khứ" "hiện tại", "tƣơng lai" 1à: "Anh ấy đã đọc", "Апh ấy đang học" "Апh ấу sẽ đọc"...Những câu nhƣ: Он был здоровым.;. Онa была больна thƣờng đƣợc dịch là Anh ấy đã khỏe; chị ấy đã bị ốm...(vì nhìn thấy hình thái THÌ quá khứ ở động từ), trong khi lẽ ra phải dịch hoàn toàn ngƣợc lại: Trƣớc đây anh ấy khoẻ (kèm theo hàm ý: bây giờ không còn khoẻ); Trƣớc đây chị ấy yếu (kèm theo hàm ý: bây giờ chị ấy khỏe rồi) Trong phần này chúng tôi tìm hiểu cách dịch câu tiếng Nga trong trƣờng hợp nào thì tƣơng đƣơng hoặc không tƣơng đƣơng với đã, đang, sẽ của tiếng Việt trong những câu biểu đạt của ý nghĩa thời gian. b. Ở tiếng Nga, tất cả các loại sự thể khác nhau đƣợc hợp nhất lại trong hai hình thái THỂ cơ bản là THỂ "hoàn thành" (CB) và THỂ "không hoàn thành" (HB) mà không có phƣơng tiện riêng để phân biệt tính chất vô đích với hữu đích, tính. chất điểm tính với đoạn tính... của vị từ, cho nên cũng không cố sự phận biệt những ý nghĩa THỂ khác nhau giữa "hoàn tất" với "dĩ thành)", giữa "khởi phát" với "kết quả"... Trong khi ở tiếng Việt, những ý nghĩa THỂ nhƣ thế lại đƣợc ohaan biệt rõ và đƣợc đánh dấu bằng các chỉ tố đặc trƣng với những thuộc tính ngữ pháp - ngữ nghĩa rất khác nhau. Vì vậy, trong trƣờng hợp câu tiếng Nga nhất loạt dùng VT THỂ; hoàn thành, khi chuyển sang tiếng Việt phải tuỳ từng văn cảnh mà dịch những ý nghĩa THỂ khác nhau cho phù hợp, chính xác: 13 - Có trƣờng hợp phải dịch với: đƣợc, ra, thấy (đã... đƣợc, đã... ra, đã ... thấy), biểu thị ý nghĩa "kết quả" mà không phải là với ý nghĩa "dĩ thành": • Он поймал рыбу , <Nó đã bắt được con cá", (không phải là ). - Có trƣờng hợp phải dịch với: xong, hết, cả, nốt (đã...xong, đã...cả, đã...hết, đã...nốt), biểu thị ý nghĩa "hoàn tất": • Оп исписал пачку бумаги , <Nó đã ghi hết hết một tập giấy> hoặc: . - Có trƣờng hợp phải dịch với: bắt đầu, ra, lên, đi, lại, chuyển thành, trở nên... biểu thị ý nghĩa THỂ "khởi phát" (tƣơng đƣơng với các tiền tố пo, за của liếng Nga), không thể dịch với ý nghĩa cùa THỂ "hoàn tất" đƣợc: • Он заговорил "Anh ta cất tiếng nói>, . - Lại có trƣờng hợp là ý nghĩa "dĩ thành", phải dịch với đã, rồi, hoặc đã...rồi (không thể dịch với chỉ tố của THỂ "hoàn tất" đƣợc): • Наступила весна! . c. Tiếng Việt không có kiểu cấu tạo từ một động từ mang nghĩa gốc, thêm vào một yếu tố phụ để tạo ra một hình thái từ mới với nét nghĩa phái sinh, biểu thị ý nghĩa THỂ "lập quán" nhƣ tiếng Nga. Cho nên khi chuyển dịch ý nghĩa THỂ này, khi tiếng Nga dùng nhiều tiền tố khác nhau ở một động từ, sang tiếng Việt phải tuỳ vào nội dung cụ thể của câu để thêm vào đó những ý nghĩa tình thái, phân biệt và làm rõ các sắc thái khác nhau của câu. Từ "илтл" sẽ có cách dịch tƣơng đƣơng giữa tiếng Việt và tiếng Nga (trong sự phối hơn lồng ghép THÌ - THỂ của thứ tiếng này) nhƣ sau: Thể Tiếng NGA Tiếng VIỆT - идѐт, шѐл - đi, đang đi, còn đi 14 HECOB - ходит, ходил (THỂ "tiếp diễn") - thƣờng đi, vẫn đi, luôn đi, hay đi (THỂ "lặp lại"). Thể COB - пошѐл, пришѐл, ушѐл, поехал.прпехал, уехал.. - приходит, приходил, - уходит, уходил. - ra đi, đã đi khỏi đây rồi, đã đi đến rồi, đã đến nơi (THỂ "hoàn tất"). - đã đến, đi đến (hiện tại vẫn còn ở đó ) (THỂ "tập quán"). - đã đi, đi rồi, đã đi rồi, bƣớc chân đi, bắt đầu đi ... (THỂ "dĩ thành"). Để xác định ý nghĩa "quá khứ", "hiện tại" hay "tƣơng lai", ý nghĩa "thời điểm" hay "thời đoạn", khác với tiếng Nga dùng hình thái của từ (hình thái THÌ và hình thái THỂ), uống Việt dùng vị trí ở khung đề hay trạng ngữ. Khi dạy tiếng phải nhấn mạnh cho ngƣời Việt học tiếng Nga thấy tiếng Nga là thứ tiếng biến đổi hình thái thành hệ thống chặt chẽ. Khi chuyển dịch sang tiếng Việt, trong trƣờng hợp câu tiếng Nga giữ nguyên vị trí từ chỉ thời gian ở khung đề, dịch sang tiếng Việt, ta cần chú ý cách dịch phân biệt nhau nhƣ sau: - Сâu: Когда ты приедешь! (ý nghĩa tƣơng lai, dùng hình thái THÌ tƣơng lai đơn - THỂ hoàn Thành phải dịch là (dùng khung đề). - Сòn câu: Когда ты пришѐл? (ý nghĩa quá khứ, dùng hình thái THÌ quá khứ - THỂ hoàn thành) phải dịch là "Anh đến khi nào?> (dùng trạng ngữ). II. Dịch từ tiếng Việt sang Nga (chuyển từ ngôn ngữ Vô thì sang ngôn ngữ Hữu thì) 15 1. Sự đối lập mang tính hệ thống giữa cách diễn đạt ý nghĩa thời gian bằng phƣơng tiện từ vựng, với đặc trƣng VÔ THÌ ở tiếng Việt và bằng phƣơng tiện ngữ pháp với đặc trƣng HỮU THÌ ở tiếng Nga... là điểm cần chú ý khi chuyển dịch từ Việt sang Nga, phân biệt những câu cố sắc thái ý nghĩa thời gian (ý nghĩa THÌ và ý nghĩa THỂ) một cách khác nhau. Trong phần này chúng tôi dùng 20 ví dụ chuyển dịch ý nghĩa thời gian giữa hai ngôn ngữ để tìm cách biểu đạt tƣơng đƣơng. 2. Tiếng Việt không có phạm trù THÌ vì không tìm thấy chỉ tố ngữ pháp chuyên biệt nào gắn với vị từ một cách bắt buộc nhƣ tiếng Nga. Cho nên có những câu tiếng Việt không có thuộc tính thời gian thì khi chuyển dịch sang tiếng Nga, ta vẫn phải thể hiện rõ ý nghĩa THÌ và diễn dạt nó bằng hình thái THÌ ở tất cả các vị từ, ở tất cả các vế câu. 3. Trong tiếng Việt, ý nghĩa THÌ và THỂ một mặt đƣợc biểu hiện bằng phƣơng tiện rất khác so với tiếng Nga, mặt khác hai ý nghĩa này không phải lúc nào cũng xuất hiện trong mối quan hệ "song tồn" chặt chẽ và mang tính bắt buộc, theo quy tắc phức tạp nhƣ tiếng Nga. Điều này làm cho ngƣời Việt học tiếng Nga cảm thấy rất lúng túng khi chuyển dịch những câu tiếng Việt vốn không mang tính thời gian, hoặc chỉ có một trong hai ý nghĩa "thời tính" ấy, sang tiếng Nga lại buộc phải thể hiện rõ hai ý nghĩa này (trong bất cứ trƣờng hợp nào) mang tính nhất loạt, bằng phƣơng thiện hình thái học, bằng những chỉ tố ngữ pháp chuyên dụng, đặc thù . Nhiều trƣờng hợp ngƣời dịch thƣờng lẫn lộn THÌ quá khứ -THỂ không hoàn thành với THÌ quá khứ - THỂ hoàn thành, dùng THÌ nọ kết hợp không đúng với THỂ kia, làm cho câu sai ngữ pháp. Những câu nhƣ: Tôi sẽ nói..., Tôi sẽ đi..., Tôi sẽ bắt đầu..., Tôi sẽ lấy tiền... lẽ ra phải dịch với hình thái THÌ tƣơng lai đơn -THỂ hoàn thành, là: я скажу я пойду.... я начну.... я возьму денги... thƣờng bị dịch sao thành hình thái THÌ tƣơng lai phức hợp - THỂ hoàn thành: <я буду сказать я буду 16 пойти.... я буду начать.... я буду взять..>, trong khi tiếng Nga không có cách kết hợp này. Nhiều câu tiếng Việt biểu thị ý nghĩa THỀ "hoàn tất", THỂ "kết quả" thƣờng bị dịch theo ý nghĩa của THỂ "dĩ thành" hoặc THỂ "tiếp diễn", THỂ "trải dài"... (trong khi các THỂ này có ý nghĩa khác nhau, dƣợc phân biệt với nhau và dƣợc đánh dấu bằng những hình thức riêng)... là do ngƣời học khi dịch chƣa làm quen, chƣa nắm vững đƣợc cấu tạo THÌ - THỂ và quy tắc dùng phối hợp mang tính hạn định của hai hình thái, hai ý nghĩa này trong tiếng Nga. - Câu: "Tôi đã đánh thức đƣợc đứa em dậy" lẽ ra phải dịch với hình thái.THÌ quá khứ - THỂ hoàn thành của ý nghĩa "kết quả" 1à: , lại thƣờng bị dịch là: <Я будил бpama> (câu này có nghĩa là: (Ban nãy, tôi (có) đánh thức cậu em (nhưng nó chưa dậy) - THỂ "dĩ thành"; hoặc "Ngày nào tôi cũng phải đánh thức cậu em dậy" - THỂ "lặp lại". 4. Cũng do từ không biến hình nên trong những câu ghép, biểu thị cùng một lúc nhiều hành động, biến cố, trạng thái, tiếng Việt không cần đến quan hệ "chi phối" giữa chủ từ và vị từ cũng nhƣ không cần đến quan hệ "hợp dạng" giữa các vị từ với nhau. Trong khi ở tiếng Nga, việc biểu thị ý nghĩa thời gian ở dạng này hay ở dạng khác là do hình thái của động từ kết hợp với các thành tố từ vựng khác. 5. Cuối cùng, cần phải chú ý đến cách dịch danh từ và giới từ (đi theo danh từ) biến đổi theo các CÁCH khác nhau để diễn đạt các ý nghĩa thời gian phân biệt nhau. Ngƣời học tiếng Nga thƣởng mắc lỗi phổ biến và nhầm lẫn CÁCH này sang CÁCH kia, và có xu hƣớng dịch nghĩa tiếng Việt (sát từng chữ) sang, chứ không theo lối diễn đạt (có qui tắc, có hạn định) của tiếng Nga. Cụ thể là thƣờng nhầm lẫn danh từ chỉ thời gian ở cách 4 (đối cách) với danh từ chỉ thời gian ở cách 6 (giới cách). Tiếng Việt chỉ có một cách dịch duy nhất (không phân biệt danh từ ở cách 4 hay cách 6). 17 KẾT LUẬN Kết quả miêu tả, phân tích, đối sánh hai ngôn ngữ đã cho thấy: ý nghĩa thời gian là ý nghĩa có trong tất cả các ngôn ngữ nhƣng cách diễn đạt nó bằng THÌ lại chỉ có ở một số ngôn ngữ, trong đó có loại ngôn ngữ biến hình nhƣ tiếng Nga. Khi nói tới ý nghĩa thời gian, một mặt ta thấy nó có thể đƣợc diễn đạt bằng phƣơng tiện từ vựng nhƣ tiếng Việt, mặt khác, nó cũng có thể đƣợc diễn đạt bằng phƣờng tiện ngữ pháp nhƣ tiếng Nga và mối quan hệ giữa hai phƣơng tiện này có thể đƣợc lấy làm tiêu chí đánh giá chúng về mặt loại hình học. Việc chỉ ra sự khác biệt trong cách biểu đạt ý nghĩa thời gian giữa đặc trƣng hữu THÌ của tiếng Nga với đặc trƣng vô THÌ của tiếng Việt, một mặt cung cấp cho loại hình học một tiêu chí khá minh xác để phân biệt phƣơng tiện ngữ pháp với tính chất "bắt buộc" và phƣơng tiện từ vựng với tính chất "tùy nghi" (không bắt buộc); mặt khác, nó còn giúp ta thấy đƣợc sự hội nhập giữa đặc điểm loại hình riêng biệt của một ngôn ngữ với đặc điểm phổ quát của ngôn ngữ nhẫn loại, chứng minh cho tính "đa dạng" về phƣơng diện biểu đạt của các ngôn ngữ, mà nhờ đó "sự hội nhập này mới có thể đƣợc thực hiện mà không dẫn tới sự đơn điệu, tẻ nhạt..." ([44], 2001: 4). Thông qua cách miêu tả, phân tích, so sánh, đối chiếu, chúng ta có thể xác định một nguyên lý phổ quát là: cách diễn đạt làm thành nét riêng của mỗi ngôn ngữ và cũng làm thành đặc trƣng loại hình của nó. Do vậy, dạy một thứ tiếng nào đó cũng có nghĩa là dạy cách tƣ duy, cách diễn đạt bằng ngôn ngữ đó. Trong khi việc nghiên cứu tiếng Việt nói chung trƣớc đây thƣờng xuất phát từ cấu trúc của ngữ hệ Ấn - Âu nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn của loại ngôn ngữ tổng hợp tính - biến hình, vì thế không tránh khỏi cách nhìn phiến diện và những điều bất cập thì việc tìm hiểu cách diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt, so sánh với tiếng Nga sẽ giúp chúng ta có cơ sở nhận thức đúng đắn về bản, chất loại hình của tiếng Việt để miêu tả nó một cách thích hợp, gạt bỏ lối suy diễn mang tính áp đặt, chủ quan, cung cấp thêm cho Việt ngữ học những giá trị đáng kể về mặt lý thuyết, giúp cho việc giải quyết những vấn đề mà một ngôn ngữ đơn lập nhƣ tiếng Việt đặt ra cho ngôn ngữ học hiện đại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnkkh_ve_cach_day_va_cach_dich_4631.pdf
Luận văn liên quan