Đề tài Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Etop

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhiệm vụ thường xuyên, phức tạp của mỗi doanh nghiệp. Qua quá trình nghiên cứu cho ta thấy rõ vai trò của vốn lưu động, mối liên hệ mật thiết giữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Rõ ràng, một doanh nghiệp không thể coi là hoạt động hiệu quả khi vốn lưu động ứ đọng, quay vòng chậm và thất thoát trong quá trình sản xuất. Quá trình phân tích cũng cho ta thấy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không phải là vấn đề đơn giản, dễ dàng giải quyết trong một sớm một chiều bằng những biện pháp máy móc. Với thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP, bằng việc so sánh, đánh giá những kiến thức lý thuyết và áp dụng vào điều kiện cụ thể của công ty đã cho cái nhìn trực quan sinh động về thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty trong những năm gần đây. Có thể thấy, vốn lưu động của công ty được sử dụng tương đối hiệu quả, tuy vậy công ty vẫn có một số nhược điểm vượt. Với sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Trần Đình Toàn, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cán bộ, anh chị trong phòng tài chính - kế toán của công ty, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP”.

pdf57 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Etop, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 6.626.237.304 6.380.843.409 3.357.225.405 2.406.764.643 1. Phải thu khách hàng 3.823.723.287 3.457.896.099 1.786.261.245 1.751.284.428 2. Trả trước cho người bán 1.652.817.015 2.231.004.597 1.021.235.943 412.135.305 IV. Hàng tồn kho 10.072.519.740 9.560.376.288 6.817.950.156 3.842.320.971 V. Tài sản ngắn hạn khác 682.626.678 383.853.096 256.709.106 858.992.535 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 26.475.094.866 18.855.474.309 14.849.726.286 10.140.615.582 I. Tài sản cố định 22.340.385.504 13.713.680.208 9.174.116.139 6.968.888.127 1. Tài sản cố định hữu hình 11.246.269.731 9.422.226.333 6.835.998.474 4.956.324.189 - Nguyên giá 17.534.551.980 14.458.188.660 11.105.690.073 8.729.036.955 - Giá trị hao mòn luỹ kế (6.288.282.249) (5.035.962.327) (4.269.691.599) (3.772.712.766) 2. Tài sản cố định vô hình 623.000.775 628.142.226 378.039.972 70.171.683 - Nguyên giá 927.822.291 916.510.335 555.796.440 199.466.577 - Giá trị hao mòn luỹ kế (304.821.516) (288.368.109) (177.756.468) (129.294.894) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 10.471.114.998 3.663.311.649 1.960.077.693 1.942.392.255 II. Bất động sản đầu tư 207.675.717 219.546.414 219.985.185 0 - Nguyên giá 270.532.011 270.532.011 229.711.824 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (62.856.294) (50.985.597) (9.726.639) 0 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3.546.052.983 4.651.105.602 4.978.897.158 2.404.438.452 IV. Tài sản dài hạn khác 380.980.662 271.142.085 476.656.932 740.822.667 Thang Long University Library 25 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 59.257.693.308 46.692.954.369 32.262.919.860 25.437.708.177 NGUỒN VỐN 0 0 0 0 A - NỢ PHẢI TRẢ 13.074.330.495 9.456.509.814 8.410.051.002 6.049.758.579 I. Nợ ngắn hạn 12.896.294.502 8.980.778.355 7.930.939.551 5.281.049.397 1. Vay và nợ ngắn hạn 0 0 1.703.880.000 29.890.308 2. Phải trả người bán 7.236.790.407 5.648.266.143 3.285.735.468 2.379.781.935 3. Người mua trả tiền trước 64.768.092 350.534.856 91.545.087 232.752.471 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 995.610.984 861.548.511 834.649.929 1.198.192.632 5. Phải trả người lao động 301.382.784 126.025.518 98.147.070 84.716.724 6. Chi phí phải trả 1.092.039.483 780.618.510 791.438.061 620.992.887 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 1.987.875.804 174.854.475 347.620.515 187.939.629 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0 0 0 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.217.826.948 1.038.930.342 777.923.421 546.782.811 II. Nợ dài hạn 178.035.993 475.731.459 479.111.451 768.709.182 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 46.183.362.810 37.236.444.546 23.852.868.861 19.387.949.601 I. Vốn chủ sở hữu 46.183.362.810 37.236.444.546 23.852.868.861 19.387.949.601 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 25.018.673.880 16.683.442.620 10.592.163.600 10.537.959.000 2. Thặng dư vốn cổ phẩn 3.830.982.300 3.830.982.300 0 0 4. Cổ phiếu quỹ (13.512.345) (7.565.382) (2.007.153) (462.666) 7. Quỹ đầu tư phát triển 281.667.051 2.724.072.708 6.516.872.367 5.268.848.730 8. Quỹ dự phòng tài chính 1.765.206.066 1.668.344.262 1.059.216.360 883.043.628 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 0 0 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 15.300.345.858 12.337.168.038 5.686.623.687 2.698.560.909 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 59.257.693.305 46.692.954.360 32.262.919.863 25.437.708.180 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) 2.3.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản Thông qua báo cáo tài chính ta thấy qui mô tổng tài sản liên tục tăng qua từng năm. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng từ 15.297.092.595 đồng năm 2009 lên tới 32.782.598.442 đồng năm 2012, tài sản dài hạn tăng từ 10.140.615.582 đồng năm 2009 lên tới 26.475.094.866 đồng năm 2012. Cụ thể như sau: 26 A. Về tài sản ngắn hạn Có thể nhận thấy rằng trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu và trung bình trong 5 năm là 56%, tỷ trọng đầu tư này là phù hợp với ngành sản xuất và chế biến nông sản với mức đầu tư vào phải thu khách hàng và khoản mục hàng tồn kho là khá lớn. Bảng 2.3: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% I, Tiền và các khoản tương đương tiền 11,21% 33,42% 4,05% 8,15% II, Đầu tư tài chính ngắn hạn 35,77% 7,93% 36,05% 45,39% III, Các khoản phải thu ngắn hạn 20,21% 22,92% 19,28% 15,73% IV, Hàng tồn kho 30,73% 34,34% 39,15% 25,12% V, Tài sản ngắn hạn khác 2,08% 1,38% 1,47% 5,62% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2012 là 3.673.386.855 đồng , giảm 60,52% so với năm 2011. Việc giảm một lượng tiền mặt như vậy thể hiện động thái của công ty khi đối mặt với tình hình lạm phát, tránh giữ quá nhiều tiền mặt mà mất đi chi phí cơ hội, nên công ty đã dùng tiền mặt để đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 1 năm, và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác do đó làm cho khoản mục đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn lên tới 35,77% năm 2012. Tuy nhiên việc giảm một lượng tiền mặt như vậy sẽ làm tính thanh khoản của công ty giảm xuống, vì vậy Công ty cần cân nhắc xem giữ lại bao nhiêu tiền cho hợp lý. + Phải thu khách hàng: Phải thu khách hàng tăng qua các năm cùng với mức tăng trưởng của doanh thu thuần và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản ngắn hạn. Cụ thể phải thu khách hàng năm 2012 là 3.823.723.287 đồng, tăng 365.827.188 đồng so với năm 2011. Khoản phải thu tăng và doanh thu thuần tăng hàng năm cho thấy Công ty đã nới lỏng tín dụng hơn, từ đó giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài với người mua. Tuy nhiên nếu để khách hàng nợ quá nhiều sẽ khiến công ty có thể gặp những rủi ro nhất định. Điều này được thể hiện ở việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi qua các năm tăng lên, cụ thể mức trích lập dự phòng năm 2009 chỉ là - Thang Long University Library 27 1.928.283 đồng, tuy nhiên đến năm 2012, mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi của công ty lên tới 1.161.193.518 đồng. Hơn thế nữa những khoản vốn chưa thu hồi được sẽ trở thành những khoản vốn chết tạm thời, công ty sẽ không thể dùng khoản vốn đó để tái đầu tư một cách có hiệu quả nhất và buộc phải đi huy động nguồn vốn khác để bù đắp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, như vậy sẽ làm tăng chi phí tài chính và áp lực về huy động vốn của công ty. Tuy nhiên để có thể đưa ra những nhận định chính xác hơn thì ta cần phải tính toán và xem xét đến vòng quay khoản phải thu khách hàng bình quân. + Hàng tồn kho. Hàng tồn kho liên tục tăng trong những năm gần đây bởi vì nhu cầu sử dụng đồ thủ công mỹ nghệ và nông sản của người dân các nước phương Tây ngày càng tăng và với uy tín của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP rất nhiều khách hàng tìm đến và đặt hàng với số lượng lớn, bằng chứng là việc doanh thu thuần liên tục tăng theo từng năm. Vì vậy Công ty ngày càng phải dự trữ một lượng hàng tồn kho là các loại lương thực thực phẩm để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Tuy nhiên dự trữ một lượng hàng tồn kho nhiều hơn đồng nghĩa với việc Công ty phải chịu nhiều chi phí lưu kho hơn, hơn nữa những mặt hàng của Công ty đều là các mặt hàng phục vụ nhu cầu ăn uống, vì vậy khó quản trong thời gian dài vì sẽ gây ra thực phẩm quá hạn sử dụng. Vì vậy Công ty cần có những dự báo chính xác nhất có thể về nhu cầu của thị trường để dự trữ một lượng hàng tồn kho hợp lý B. Về tài sản dài hạn Bảng 2.4: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc tài sản dài hạn Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% II. Tài sản cố định 84,38% 72,73% 61,78% 68,72% 1. Tài sản cố định hữu hình 42,48% 49,97% 46,03% 48,88% 3. Tài sản cố định vô hình 2,35% 3,33% 2,55% 0,69% 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 39,55% 19,43% 13,20% 19,15% IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 13,39% 24,67% 33,53% 23,71% V. Tài sản dài hạn khác 1,44% 1,44% 3,21% 7,31% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) 28 Tài sản dài hạn: Trong khoản mục tài sản dài hạn có thể nhận thấy rằng tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất, với mức tăng dần trong 5 năm, trong đó tài sản cố định hữu hình và xây dựng cơ bản dở dang chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản cố định. Tài sản cố định hữu hình tăng do Công ty tiếp tục đầu tư thêm nhiều tài sản cố định và sửa chữa nâng cấp máy móc, thiết bị để tiếp tục mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.3.1.2. Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn A. Về nợ phải trả Bảng 2.5: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc nợ phải trả Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 A - NỢ PHẢI TRẢ 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% I, Nợ ngắn hạn 98,64% 94,97% 94,30% 87,29% Trong đó: Phải trả người bán 55,35% 59,73% 39,07% 39,34% II, Nợ dài hạn 1,36% 5,03% 5,70% 12,71% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Trong cơ cấu nợ phải trả của công ty thì đa số công ty sử dụng nguồn nợ ngắn hạn, nguồn nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lên tới 98,64% năm 2012 trong khoản nợ phải trả, đặc biệt công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại để tài trợ cho tài sản. Nguồn vốn tín dụng thương mại ngày càng chiếm tỷ trọng tăng dần từ năm 2009 đến năm 2011 và giảm xuống 55,35% vào năm 2012. Với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại lớn, công ty không phải trả chi phí lãi vay vì vậy giảm bớt gánh nặng về chi phí lãi vay. Hơn nữa, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại còn tạo mối quan hệ giữa công ty và người bán. Mặt khác, đáp ứng được nhu cầu vốn tạm thời cho công ty, hơn nữa nguồn vốn tín dụng có mức độ linh hoạt cao nên công ty dễ dàng thu hẹp hoặc mở rộng hơn so với các nguồn vốn vay khác. Tuy nhiên do nguồn vốn tín dụng thương mại có thời gian đáo hạn ngắn nên công ty chịu áp lực về thanh toán rất lớn và rủi ro mất khả năng thanh toán cao. Thang Long University Library 29 B. Về vốn chủ sở hữu: Bảng 2.6: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 I. Vốn chủ sở hữu 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 54,17% 44,80% 44,41% 54,35% 2. Thặng dư vốn cổ phẩn 8,30% 10,29% 0,00% 0,00% 3. Cổ phiếu quỹ -0,03% -0,02% -0,01% 0,00% 4. Quỹ đầu tư phát triển 0,61% 7,32% 27,32% 27,18% 5. Quỹ dự phòng tài chính 3,82% 4,48% 4,44% 4,55% 6. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 33,13% 33,13% 23,84% 13,92% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Trong vốn chủ sở hữu của công ty, công ty chủ yếu sử dụng vốn đầu tư của chủ sở hữu và nguồn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng trong tổng vốn chủ sở hữu lên tới 54,17% năm 2012. Điều này là do để đầu tư các dự án mở rộng nhà máy, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty huy động vốn từ cổ đông bằng cách phát hành cổ phiếu thường mới. Với việc huy động thêm bằng phát hành thêm cổ phiếu mới, với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty ổn định qua các năm nên công ty ETOP dễ dàng hoàn thành đợt huy động vốn, không những thế công ty còn bán được cổ phiếu phát hành lần đầu cao hơn mệnh giá khiến công ty có phần vốn tăng thêm từ thặng dư vốn cổ phần. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy một tác động tiêu cực từ việc huy động thêm vốn bằng phát hành cổ phiếu mới là gây hiện tượng "loãng giá" cổ phiếu của công ty. Mặt khác, với việc huy động vốn từ phát hành cổ phiếu mới cũng khiến cho công ty không nhận được khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay do cổ tức mà công ty chi trả cho cổ đông không được tính là chi phí giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài việc sử dụng phát hành cổ phiếu mới thì ETOP cũng sử dụng lợi nhuận sau thuế để lại để tái đầu tư tăng khả năng phát triển bền vững của công ty. 30 2.3.2. Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và xác định vốn lưu động ròng Bảng 2.7: Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Tài sản ngắn hạn 32.782.598.442 27.837.480.060 17.413.193.574 15.297.092.595 Nợ ngắn hạn 12.896.294.502 8.980.778.355 7.930.939.551 5.281.049.397 Vốn lưu động ròng 19.886.303.940 18.856.701.705 9.482.254.023 10.016.043.198 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Nhìn vào bảng trên có thể nhận thấy rằng trong các năm công ty luôn sử dụng chiến lược quản lý vốn thận trọng tức là dùng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Mức độ sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn của công ty tăng dần qua các năm cụ thể năm 2009 công ty chỉ sử dụng 10.016.043.198 đồng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, nhưng đến năm 2012 công ty đã sử dụng lên tới 19.886.303.940 đồng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Điều này có thể lý giải là do trong trong hai năm 2011 và 2012 nền kinh tế đang trong trạng thái khủng hoảng, vì vậy việc huy động vốn vay ngắn hạn tăng áp lực về thanh toán và rủi ro tài chính cao, do đó công ty chuyển chiến lược vốn thận trọng hơn để đối mặt với tình trạng khủng hoảng. Tuy nhiên, với việc sử dụng khoản nợ ngắn hạn thấp khiến cho chi phí sử dụng vốn công ty phải chịu sẽ ở mức cao hơn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh lời của công ty. 2.3.3 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP 2.3.3.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn Bảng 2.8: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 2,95 2,48 2,68 2,77 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Thang Long University Library 31 Khả năng thanh toán ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trung bình ở mức khá cao trung bình trong 5 năm là 2,79 lần, hay một đồng nợ ngắn hạn trung bình được đảm bảo bằng 2,79 đồng tài sản ngắn hạn. Nếu xem xét riêng về khả năng thanh toán ngắn hạn thì rủi ro thanh toán của công ty là thấp. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm dần từ năm 2009 đến 2010 điều này là do mức độ tăng của nợ ngắn hạn năm 2010 là 57,49% cao hơn so với mức tăng của tài sản ngắn hạn năm 2010 là 32,01%. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 lại có xu hướng tăng dần từ mức 2,48 lần lên tới 2,77 lần, hay năm 2012 công ty có thể sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn tốt hơn so với năm 2010. Tuy nhiên như phân tích ở phần cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty thì mức tăng tài sản ngắn hạn của công ty chủ yếu là hàng tồn kho và phải thu khách hàng trong khi đó mức tăng nợ ngắn hạn là khoản phải trả người bán (khoản nợ này có thời gian đáo hạn ngắn) vì vậy nếu công ty không tiêu thụ hàng tồn kho kịp thời, và thu nợ khách hàng nhanh chóng cũng có thể làm công ty mất khả năng thanh toán. Để đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty, cần xem xét khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. 2.3.3.2 Khả năng thanh toán nhanh Bảng 2.9: Khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hệ số thanh toán nhanh 2,17 1,34 2,04 1,76 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán nhanh Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.673.386.855 3.673.386.855 3.673.386.855 3.673.386.855 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 11.727.827.865 2.208.099.564 6.276.779.286 6.942.760.698 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 6.626.237.304 6.380.843.409 3.357.225.405 2.406.764.643 32 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 NỢ NGẮN HẠN 12.896.294.502 8.980.778.355 7.930.939.551 5.281.049.397 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Khả năng thanh toán nhanh : Là chỉ tiêu đánh giá được khả năng thanh toán của công ty một cách chặt chẽ hơn. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn khi không tính đến yếu tố hàng tồn kho. Ở đây, lượng hàng tồn kho bị loại trừ ra vì hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn cả trong tài sản ngắn hạn. Bởi vậy việc thanh toán sẽ được đảm bảo bởi các khoản tiền, phải thu và các tài sản ngắn hạn khác. Khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng giảm liên tục qua 5 năm, cụ thể: Năm 2009 - 2010: Trong năm 2010, khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm từ 2,04 lần xuống còn 1,34 lần. Điều này là do cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền giảm, mặc dù khoản phải thu khách hàng tăng lên nhưng mức tăng của không đủ bù đắp cho mức giảm của cả hai khoản mục trên trong khi đó mức nợ ngắn hạn lại gia tăng nên làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm mạnh. Như vậy, với việc giảm các tài sản có tính thanh khoản cao năm 2010 (gồm đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản tiền và tương đương tiền) làm cho rủi ro thanh toán của công ty năm 2010 gia tăng. Năm 2010-2011: Với sự điều chỉnh mạnh về tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 và cùng với sự tăng trưởng của phải thu khách hàng, mặc dù khoản đầu tư tài chính vẫn tiếp tục suy giảm tuy nhiên mức sụt giảm của khoản đầu tư tài chính không tăng mạnh bằng các khoản phải thu khách hàng và các khoản tương đương tiền nên tổng ba khoản mục này vẫn tăng và tăng mạnh hơn mức nợ ngắn hạn gia tăng lên hệ số thanh toán nhanh tăng khiến cho rủi ro thanh toán giảm và khả năng thanh toán được cải thiện. Năm 2011- 2012: Qua bảng số liệu cũng nhận thấy rằng khả năng thanh toán nhanh năm 2012 lại sụt giảm so với năm 2011, nguyên nhân là do trong năm 2012 các khoản tiền và tương đương tiền của công ty sụt giảm mạnh so với năm 2011. Điều này làm cho mức tăng của các loại tài sản là đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản tiền và tương đương tiền và phải thu ngắn hạn tăng không cao bằng mức tăng của nợ ngắn hạn. Điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm, rủi ro thanh toán gia tăng. Thang Long University Library 33 2.3.3.3 Khả năng thanh toán tức thời Bảng 2.11: Hệ số thanh toán tức thời Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hệ số thanh toán tức thời 0,24 0,09 1,04 0,28 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Khả năng thanh toán tức thời của công ty cũng tăng giảm qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 2011 là 1,04 lần và giảm xuống 0,28 lần năm 2012. Khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Tuy khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm mạnh trong năm 2012, tức là tài sản có tính thanh khoản cao giảm mạnh trong năm 2012, tuy nhiên trong khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty ETOP có khoản mục tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng tăng mạnh so với năm 2011, điều này là do trong năm 2012 công ty không muốn để lượng tiền dư thừa mà không sinh lời, dẫn đến công ty quyết định sử dụng khoản mục tiền gửi có kỳ hạn để tăng khả năng sinh lời của công ty, mặt khác nếu cần thanh toán công ty cũng có thể rút khoản tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng. Như vậy rủi ro thanh toán của công ty có thể đánh giá ở mức thấp. 2.3.4. Phân tích khả năng quản lý vốn lưu động 2.3.4.1. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho Bảng 2.12: Vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 4,46 6,01 5,59 5,42 Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình (ngày) 81,75 60,74 65,26 67,32 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Vòng quay hàng tồn kho của công ty trung bình trong 5 năm là 5 vòng tương ứng với thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình trong 5 năm là 78 ngày nghĩa là kể từ khi mua hàng đến khi bán hàng trung bình là 78 ngày. Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình như vậy là hợp lý đối với công ty chuyên sản xuất các loại hàng thủ 34 công mỹ nghệ và nông sản. Thời gian quay vòng hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm từ năm 2009 đến năm 2010 và bắt đầu có xu hướng tăng trở lại trong 2 năm 2011 và 2012, cụ thể Năm 2010 thì vòng quay hàng tồn kho là 6,01 lần. Vòng quay hàng tồn kho tăng hay nói cách khác là thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình giảm do tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Trong năm 2010 thì đây là dấu hiệu tích cực đối với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP. Tuy nhiên sang năm 2011 thì vòng quay hàng tồn kho giảm so với năm 2011, nguyên nhân giải thích chủ yếu do hàng tồn kho tăng mạnh. Mặc dù trong năm 2011, lượng cung đồ thủ công mĩ nghệ và nông sản ra thị trường quốc tế của công ty tăng hơn so với năm 2011, nhưng rõ ràng là chính sách về đại lý của công ty không tốt khiến cho hàng tồn kho từ đại lý tăng lên gấp 3 lần so với năm trước. Do đó, công ty cần xem xét lại chính sách đại lý sao cho hiệu quả hơn. Năm 2012 thì vòng quay hàng tồn kho tiếp tục lại giảm so với năm 2011. Cụ thể năm 2012 là 5,42 lần, giảm 0,17 lần so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu trong năm 2012 công ty liên tục đưa các nhà máy sản xuất mới đi vào hoạt động, khiến cho nhu cầu về hàng tồn kho gia tăng, cụ thể giá trị nguyên vật liệu tăng từ 1590 tỷ đồng lên tới 2041 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty cũng cần xem xét đến mức dự trữ hợp lý vì nếu đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho sẽ dẫn đến các chi phí liên quan đến hàng tồn kho lớn như chi phí bảo quản, chi phí hao hụt, chi phí tài chính của nguồn vốn đầu tư vào hàng tồn kho, chi phí cơ hội ... cao dẫn đến khả năng sinh lời thấp. Hơn nữa, việc đầu tư lớn vào hàng tồn kho đặc biệt là hàng nông sản là sản phẩm có thời hạn sử dụng cho nên việc tổn thất và thiệt hại sẽ lớn hơn, cụ thể như trong năm 2012 mức sử dụng dự phòng hàng tồn kho tăng so với năm 2011. Thang Long University Library 35 2.3.4.2. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu Biểu đồ 2.2: Tốc độ luân chuyển khoản phải thu Năm 2010 số vòng quay các khoản phải thu khách hàng là 26,61 vòng, tăng 6,29 vòng so với năm 2009, kéo theo kỳ thu tiền bình quân giảm 6,29 ngày so với năm 2009. Trong giai đoạn 2009-2010 thì đây là dấu hiệu tích cực đối với Công ty, bởi vì thời gian mà Công ty bị chiếm dụng vốn đã giảm xuống, như vậy Công ty sẽ có nhiều vốn hơn và có thể sử dụng linh hoạt đồng vốn để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì với vòng quay càng lớn thì số vốn được đưa vào sản xuất kinh doanh càng nhanh và càng hiệu quả hơn. Sự giảm xuống rồi tăng lên của số vòng quay các khoản phải thu diễn ra trong năm 2011 và 2012. Năm 2011 số vòng quay các khoản phải thu giảm xuống còn 18,93 vòng và kỳ thu tiền bình quân tăng lên 5,56 ngày so với năm 2010. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự gia tăng khoản phải thu khi mà hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn, công ty chưa có 1 chính sách tín dụng hợp lý, quản lý công tác thu hồi nợ chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng nhiều và làm gia tăng các khoản nợ đến hạn, quá hạn. Đây là 1 xu hướng không tốt, vì vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là tốt nhưng cần cần phải xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển phải thu khách hàng và hàng tồn kho. Đến năm 2012, do thực hiện các chính sách tín dụng( cung cấp các khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng, phát hành hóa đơn kịp thời, đốc thúc thanh toán,) để khách hàng thanh toán sớm và đúng hạn đã làm số vòng quay năm 2012 tăng lên mức 21,02 vòng, tăng 2,09 vòng, cùng với giảm kỳ thu tiền bình quân 1,92 ngày. 36 Trong 5 năm, các chỉ tiêu về tình hình các khoản phải thu tăng giảm không ổn định. Chỉ số này của công ty luôn giữ ở mức trung bình khoảng 21 vòng tương ứng với kỳ thu tiền trung bình là 20 ngày chứng tỏ công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp được đánh giá là tốt và lúc này doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bởi các khoản phải thu. 2.3.4.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Bảng 2.13: Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Doanh thu thuần 80.391.344.010 65.464.209.567 47.535.464.010 31.949.980.452 Vốn lưu động ròng 19.886.303.940 18.856.701.705 9.482.254.023 10.016.043.198 Hiệu suất sử dụng VLĐ 4,04 3,47 5,01 3,19 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,25 0,29 0,20 0,31 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Có thể nhận thấy rằng hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty trong 4 năm từ 2009 đến 2012 là khá cao với mức dao động trung bình là 3,93 lần hay một đồng vốn lưu động ròng của công ty tạo ra 3,93 đồng doanh thu thuần. Tuy nhiên trong 3 năm gần đây nhất từ năm 2010 đến năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm dần, điều này chủ yếu là sự gia tăng đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty gia tăng mạnh hơn mức tăng doanh thu của công ty trong kỳ, dẫn đến vòng quay của tài sản ngắn hạn chậm dần, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đầu tư nhiều vào hàng tồn kho và khoản phải thu khách hàng, tuy nhiên mức tăng đầu tư không tương xứng với mức độ tạo ra doanh thu của tài sản làm cho hiệu suất sử dụng tài sản giảm. Công ty cần chú trọng nhiều hơn đến công tác quản lý hàng tồn kho. Về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: hệ số này cho chúng ta biết với mỗi một đồng doanh thu ta được sự đóng góp của bao nhiều đồng vốn lưu động. Hệ số này của công ty thấp, bình quân khoảng 0,27 đồng vốn lưu động có thể tạo ra một đồng doanh thu trong giai đoạn 2009-2012. Đây là dấu hiệu tích cực vì với một số vốn lưu động Thang Long University Library 37 nhỏ mà Công ty có thể tạo ra được ra được doanh thu thuần tương đối cao, cho thấy Công ty đang sử dụng vốn lưu động hiệu quả trong việc tạo ra doanh thu. 2.3.5. Khả năng sinh lời của vốn lưu động Bảng 2.14: Khả năng sinh lời của vốn lưu động Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Lợi nhuận sau thuế 17.357.608.227 12.499.814.994 10.787.507.754 7.144.332.390 Vốn lưu động ròng 19.886.303.940 18.856.701.705 9.482.254.023 10.016.043.198 Khả năng sinh lời của vốn lưu động 0,87 0,66 1,14 0,71 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Ta có thể thấy rằng khả năng sinh lời vốn lưu động trong năm 2010 tốt nhất trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2010. Năm 2010 với số vốn lưu động ròng nhỏ nhất trong 4 năm nhưng khả năng sinh lời của vốn lưu động lại đạt mức cao nhất là 1,14 lần, có nghĩa là trong năm 2010 cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 1,14 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 khả năng sinh lời của vốn lưu động là 0,66 lần, giảm 0,48 lần so với năm 2010 và thấp nhất trong 4 năm gần đây. Mặc dù trong năm 2011 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP đạt được mức lợi nhuận sau thuế cao hơn năm 2010, nhưng với một lượng vốn lưu động lớn hơn mà khả năng sinh lời của vốn lưu động năm 2011 lại thấp hơn năm 2010 cho thấy trong năm 2011 công ty sử dụng vốn lưu động trong việc tạo ra lợi nhuận không hiệu quả bằng năm 2010. Năm 2012, cả vốn lưu động lẫn lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng so với những năm trước đó. Khả năng sinh lời của vốn lưu động năm 2012 là 0,87 lần, tăng 0,21 lần so với năm 2011. Điều này chứng tỏ vốn lưu động trong năm 2012 được Công ty sử dụng hiệu quả hơn năm 2011 trong việc tạo ra lợi nhuận, nhưng vẫn chưa hiệu quả bằng năm 2010. Kết luận: Lợi nhuận sau thuế và vốn lưu động hàng năm đều có xu hướng tăng, tuy nhiên khả năng sinh lời lại tăng giảm không ổn định, điều này cho thấy công tác quản lý vốn lưu động trong việc tạo ra lợi nhuận chưa thực sự tối ưu. 38 2.4. Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP 2.4.1. Về cơ cấu tài sản Cơ cấu tài sản cho ta biết cứ 100 đồng vốn kinh doanh của Công ty được đầu tư cho tài sản thì bao nhiêu đồng được đầu tư cho tài sản ngắn hạn và bao nhiêu đồng được đầu tư cho tài sản dài hạn. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn đều lớn hơn tỷ trọng tài sản dài hạn trong cả 5 năm, trung bình tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm khoảng 56% tổng tài sản. Điều này là do 60% nguyên liệu làm ra các sản phẩm của Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài, và chưa thể tự đầu tư tài sản cố định để tự làm ra nguyên vật liệu. Mặc dù cơ cấu tài sản của Công ty không có biến động nhiều, nhưng thực chất tổng tài sản của Công ty đều gia tăng hàng năm, cả tài sản ngắn hạn và dài hạn đều tăng với tốc độ tăng tương đối lớn qua từng năm. Tài sản ngắn hạn của Công ty chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu khách hàng, và hàng tồn kho. Đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty chủ yếu là các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ năm 1 trở xuống, khoản đầu tư này giúp Công ty tăng khả năng sinh lời, mặt khác nếu cần thanh toán công ty cũng có thể rút khoản tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng. Tài sản dài hạn của Công ty chủ yếu là tài sản cố định, TSCĐ gia tăng hàng năm do Công ty liên tục trang bị thêm tài sản cố định mới và đưa thêm các nhà xưởng, các trang trại, các nhà máy vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mở rộng qui mô kinh doanh và tăng năng lực sản xuất. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn không chênh lệch nhau quá nhiều, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn do Công ty chưa thể hoàn toàn sản xuất trong tất cả các khâu, Công ty vẫn phải đi nhập khẩu nguyên vật liệu ở nước ngoài. Vì vậy tỷ trọng tài sản lớn hơn là điều hợp lý. 2.4.2. Về cơ cấu nguồn vốn Qua phân tích ở phần trên ta có thể tóm lược lại rằng: - Cơ cấu vốn của Công ty trong 5 năm chủ yếu được tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản, trung bình trong 5 năm thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 77,42% trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao và tỷ trọng nợ ở mức thấp giúp công ty tăng trưởng bền vững hơn, ít gặp phải rủi ro về thanh toán hơn, cũng như gánh nặng phải trả nợ. Tuy nhiên như vậy khiến Công ty tận dụng ít đòn bẩy tài chính và ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cũng như việc Công ty sẽ ít tận dụng được các khoản tiết kiệm từ lá chắn thuế mang lại. Thang Long University Library 39 - Tỷ trọng nợ phải trả ở mức thấp, trung bình chiếm khoảng 22,58% trong tổng nguồn vốn. Trong tổng nợ phải trả thì đa phần đều là các khoản nợ ngắn hạn, việc này giúp Công ty phải chịu ít chi phí sử dụng hơn việc sử dụng nợ dài hạn. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều các nguồn vốn ngắn hạn như trong 5 năm gần đây sẽ khiến việc huy động vốn vay ngắn hạn tăng áp lực về thanh toán và rủi ro tài chính cao hơn và cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh lời của công ty. Tóm lại, cơ cấu nguồn vốn đa số là vốn chủ sở hữu giúp khả năng tự chủ tài chinh cao, rủi ro của Công ty là thấp. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều vốn chủ sở hữu hoặc quá ít nợ sẽ dễ gây ra lãng phí vốn, vì vậy Công ty cần điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp hơn. 2.4.3. Về khả năng thanh toán Cả 3 chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty đều ở mức tương đối tốt, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn trong cả 5 năm đều lớn hơn 1 cho thấy 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi nhiều hơn 1 đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty cũng khá tốt, cũng lớn hơn 1 trong 5 năm, điều này chứng tỏ rằng công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho, rủi ro thanh toán của công ty có thể đánh giá ở mức thấp. Đối với khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn, chỉ số này chỉ đạt ở mức trung bình là 0,39 lần trong 5 năm, chỉ số này nhỏ hơn 1 nhưng nếu xét về cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu là khoản phải trả người bán ngắn hạn và khoản nợ tích lũy (thuế, lương, thưởng và các khoản phải trả khác) thì tiền và các khoản tương đương tiền cũng như khoản tiền gửi ngân hàng ngắn hạn vẫn đủ để chi trả cho các khoản nợ tích lũy và khoản phải trả người bán nếu đến hạn nên rủi ro thanh toán của công ty ở mức thấp. Khả năng thanh toán của Công ty những năm gần đây đều cao hơn so với trung bình ngành, cụ thể đối với ngành thực phầm thì khả năng thanh toán nhanh trung bình nhữn năm gần đây là 1,33 lần và khả năng thanh toán ngắn hạn là 1,99 lần. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty tốt, rủi ro tài chính của Công ty là thấp. Mặc dù cả 3 chỉ tiêu khả năng thanh toán đều tương đối tốt nhưng khả năng thanh toán nhanh và ngắn hạn của Công ty mang tính chất không ổn định lúc tăng, lúc giảm và phụ thuộc nhiều vào quyết định duy trì hai khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn. Bên cạnh đó, trong cấu thành của hệ số thanh toán nhanh có khoản phải thu ngắn hạn, do đó việc luân chuyển dòng tiền tốt để thanh toán nợ ngắn hạn cho công ty cũng phụ thuộc rất lớn vào chính sách thu hồi nợ của công ty. Nếu thu nợ không tốt có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Vì vậy Công ty cần có những giải pháp quản lý để giúp khả năng thanh toán tối ưu hơn nữa. 40 2.4.4. Về khả năng quản lý tài sản Khả năng quản lý tài sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP được đánh giá là tốt đối với khả năng quản lý các khoản phải thu, còn lại các khả năng quản lý hàng tồn kho và hiệu suất sử dụng tài sản được đánh giá là chưa tốt, hoặc đang có xu hướng quản lý kém hiệu quả so với các năm trước đó. Cụ thể: - Khả năng quản lý các khoản phải thu: Trong 5 năm trở lại đây, chỉ số này của công ty luôn giữ ở mức trung bình khoảng 21 vòng tương ứng với kỳ thu tiền trung bình là 20 ngày chứng tỏ công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp được đánh giá là tốt - Khả năng quản lý hàng tồn kho: Thời gian quay vòng hàng tồn kho của công ty ngắn nhưng có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây do việc gia tăng giá trị của nguyên vật liệu lớn hơn tốc độ gia tăng của giá vốn hàng bán, điều này chứng tỏ tốc độ bán hàng không tương xứng với sự gia tăng đầu tư vào hàng tồn kho, hay chính sách quản lý hàng tồn kho và chính sách bán hàng không hiệu quả, dẫn đến hàng tồn kho của công ty chu chuyển chậm hơn, như vậy gây lãng phí vốn, giảm khả năng sinh lời của công ty. Nguyên nhân là do Công ty chưa chú trọng tới việc xác định mức nhu cầu, dự trữ. 2.4.5. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng liên tiếp qua các năm do công ty đã bán được hàng nhiều hơn ở trong nước và xuất khẩu được số lượng nhiều hơn các mặt hàng về thủ công mỹ nghệ và thực phẩm là nông sản... so với các năm trước đó. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu của Công ty chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty ngày ngày khởi sắc và đạt được kết quả rất khả quan. Công ty ngày càng mở rộng được thị trường và có thêm nhiều khách hàng mới, uy tín của Công ty trên thị trường ngày càng được tăng lên. doanh thu luôn tăng qua các năm thể hiện đường lối đúng đắn trong các chiến lược kinh doanh của Công ty, đó chính là nguyên nhân chủ yếu giúp lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng đạt mức tăng trưởng dương qua các năm. Là một Công ty cổ phần và có uy tín trên cả thị trường kinh doanh lẫn thị trường chứng khoán, lợi nhuận sau thuế hàng năm tăng sẽ giúp uy tín của Công ty được tăng lên, từ đó sẽ càng tạo được lòng tin và sự quan tâm nhiều hơn từ các nhà đầu tư. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận đều tăng hàng năm, tuy nhiên do nguyên liệu để sản xuất nông sản nhập ở nước ngoài vẫn chiếm đến 60% nguồn nguyên liệu nên chi phí đầu vào vẫn còn bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tỷ giá và phụ thuộc thị trường nước ngoài, như vậy sẽ kìm hãm mức tăng cũng như tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Vì vậy Công ty cần có những giải pháp để phòng ngừa rủi ro của tỷ giá. Thang Long University Library 41 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ETOP 3.1. Định hướng hoạt động của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP trong thời gian tới Trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2012 - 2020, ETOP đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ và hàng nông sản. Để đạt mục tiêu đó, Công ty chủ trương đưa công nghệ mới nhất, hiện đại, tiên tiến nhất vào quá trình sản xuất, nhằm tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng quốc tế. Cụ thể Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP đặt ra các mục tiêu và định hướng sau: Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người. Tiếp tục nâng cao năng luc quản lý hệ thống cung cấp; Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả.. 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP 3.2.1. Giải pháp điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý Đối với cơ cấu nguồn vốn: Công ty nên tăng cường sử dụng vốn vay, không nên sử dụng quá nhiều vốn chủ sở hữu. Sử dụng nhiều vốn vay hơn sẽ giúp Công ty có thể tận dụng đòn bẩy tài chính được hiệu quả hơn, bên cạnh đó lá chắn thuế cũng sẽ giúp Công ty tiết kiệm được một khoản tiền. Đặc biệt Công ty nên sử dụng thêm các khoản nợ dài hạn, vì với một Công ty có tiềm lực tài chính tương đối mạnh thì nên sử dụng các khoản vay dài hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn sẽ là hợp lý. Nợ dài hạn của Công ty cũng được sử dụng rất ít trong những năm gần đây. Nợ dài hạn giúp Công ty ổn định được những chiến lược kinh doanh của mình. Công ty nên huy động thêm nguồn nợ dài hạn để đầu tư vào các khoản tài sản cố định đang gia tăng khá nhiều. 42 3.2.2. Quản lý hàng tồn kho Công ty cần chú trọng hơn nữa tới việc xác định mức dự trữ tối ưu. Có thể bằng phương pháp lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ) để tính toán sao cho số lượng về mức dự trữ sai lệch là nhỏ. Từ đó giúp Công ty có lượng hàng dự trữ tối ưu nhất, giúp chi phí lưu kho giảm xuống. Hàng hóa tồn kho của công ty cần phải có những biện pháp quản lý tiêu thụ nhằm giảm chi phí lưu kho đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn của công ty.Có chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trên thị trường: chính sách chiết khấu,có chiến lược Marketting hợp lý, tìm kiếm thị trường tiêu thụgiảm lượng hàng tồn kho sẽ nâng cao được khả năng thanh toán của công ty. Tích cực tìm kiếm thị trường, đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, trên góc độ tài chính doanh nghiệp quá trình tiêu thụ sản phẩm chính là quá trình th hồi vốn, có tiêu thụ thì doanh thu mới thực hiên dược, từ đó công ty mới có nguồn để bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước trả lương cho cán bộ công nhân viên... do vậy tiêu thụ được nhiều sản phẩm doanh thu còng tăng và là cơ sở để gia tăng lợi nhuận. Như vậy vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ là mét trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Đứng trước nhu cầu lớn của xã hội và của nền kinh tế hiện nay để tiêu thụ sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược sản phẩm thích hợp, tạo dựng thế mạnh cho sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với đa dạng hóa sản phẩm. Muốn vậy công ty phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh của mình Cùng với việc duy trì tốt các bạn hàng truyền thống công ty còng lên mở rộng hơn nữa những thị trường trong nước, cần phải có biện pháp Marketing hiệu quả nhằm chiếm lĩnh thị trường. 3.2.3. Khả năng quản lý khoản phải thu Công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng này liên quan đến mứcđộ, chất lượng và độ rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Vì thế, khi công ty quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, giữa lợi nhuận mà công ty có thể thu được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặtđể có thể đưa ra chính sách tín dụng Thang Long University Library 43 phù hợp. Ngoài ra công ty cần chú ý đến các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, cần quan tâm đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước Công ty cũng cần thực hiện tốt việc phân loại khách hàng để với mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ được hưởng những chính sách tín dụng thương mại khác nhau. Để có thể giảm bớt các khoản phải thu, công ty có thể áp dụng một số biện pháp như: khi ký hợp đồng với khách hàng, công ty nên đưa vào một số ràng buộc trong điều khoản thanh toán hoặc một số ưu đãi nếu khách hàng trả tiền sớm. Như vậy vừa giúp khách hàng sớm thanh toán nợ cho công ty lại vừa là hình thức khuyến mãi giúp giữ chân khách hàng lại với công ty. Bên cạnh đó, công ty phải thực hiện các biện pháp kiên quyết trong thu hồi các khoản phải thu như gửi giấy báo nợ hoặc sử dụng các biện pháp giải quyết tại tòa án theo luật định. Việc theo dõi các khoản phải thu thường xuyên sẽ xác định được đúng thực trạng của chúng và đánh giá chính xác được tính hữu hiệu của các chính sách tài chính. Từ đó nhận diện được những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập được những tín hiệuđể quản lý những khoản hao hụt. Bên cạnh đó công ty còng có những chính sách bán chịu đúng đắn với từng khách hàng, xem xét phân tích khách hàng và phân tích tình hình tài chính của khách hàng, nếu như bạn hàng có khả năng tài chính tốt thì công ty lên thu hẹp khoản tín dụng cấp mà lên thu tiền ngay, nếu bạn hàng có khả năng tài chính kém thì phải đánh giá đúng chính xác để cung cấp khoản tín dụng an toàn, nếu là bạn hàng truyền thống thì phải cẩn thận. Song song với việc bán chịu thì công ty nên phát huy nhiều hơn nữa chính sách Marketing của mình nh bán hàng trả tiền ngay sẽ được giảm giá Thường xuyên theo dõi khoản phải thu và đôn đốc, ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng, gửi thư thông báo thời hạn trả nợ hoặc điện thoại với khách hành xác nhận thời hạn trả nợ. Muốn thế, Công ty nên chủ động liên hệ với khách hàng sớm, thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp Công ty quản lý tốt các khoản phải thu, mà còn giúp Công ty giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng. Công ty có thể đầu tư phần mềm quản lý công nợ, giúp việc theo dõi khoản nợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự trong công tác quản lý công nợ. 3.2.4. Quản lý khả năng thanh toán Nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu đồng thời tăng lượng tiền mặt: Công ty phải tiến hành ngay các biện pháp thu hồi các khoản nợ quá hạn tình trạng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá lớn gây ứ đọng vốn như hiện nay. Việc thu hồi nợ cần bắt đầu từ các khoản có giá trị lớn trước sau đó đến các khoản nhỏ sau nhưng cũng cần đặc biệt lưu ý đến các khoản quá hạn hay có thời hạn lâu ngày cần có biện pháp đôn đúc thu hồi nợ thường xuyên tránh trường hợp chây ỳ dây dưa khiến tình hình càng trở nên phức tạp. Thêm vào đó để nâng cao hiệu quả của việc thu hồi nợ công ty nên áp 44 dụng mức lãi phạt nặng hơn nữa tuỳ theo từng thời gian quá hạn của khoản nợ, điều này sẽ khiến khách hàng tích cực hơn trong việc trả nợ cho công ty. Việc thu hồi nợ tiến hành hiệu quả sẽ tăng lượng tiền của công ty lên, lượng tiền tăng thêm này công ty phải dùng một phần hay toàn bộ để gửi ngân hàng hay giữ tại quỹ của công ty nhằm nâng cao khả năng thanh toán tức thời cho công ty làm được điều này công ty sẽ có thể ứng phó tốt hơn với các khoản nợ đến hạn của mình. Giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn và thay thế bằng nợ dài hạn. Sử dụng quá nhiều nợ ngắn hạn sẽ tạo áp lực lớn lên khả năng thanh toán của công ty. Vì vậy, công ty nên chủ động giảm các khoản nợ ngắn hạn tại ngân hàng và thay vào đó bằng các khoản nợ dài hạn. 3.2.5. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩ nên tỷ giá ngoại tệ có ảnh hưởng trực tiếp tới Công ty. Vì vậy Công ty cũng cần đặc biệt lưu tâm đến việc quản lý tỷ giá, có thể bằng những biện pháp sau: Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành: Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷgiá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trịvà thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu đồng ngoại tệ lên giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷgiá của hợp động nhập khẩu. Ngược lại, nếu đồng ngoại tệ giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi do biến động tỷgiá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu. Kết quả là dù đồng ngoại tệ lên giá hay xuống giá rủi ro tỷgiá luôn được trung hoà. Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễthực hiện và ít tốn kém nếu như công ty có thể hoạt động đa dạng hoá cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và giá trịtương đương nhau hay không. Đối với những công ty sản xuất theo phương án FOB tức là nhập khẩu nguyên liệu và xuất khấu thành phẩm thì việc áp dụng phương pháp này là rất khả quan. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá: Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹdự phòng bù đắp rủi ro tỷgiá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quảhoạt động kinh doanh. Cách này cũng khá đơn giản và chẳng tốn kém chi phí khi thực hiện. Vấn đề là thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹdự phòng sao cho quỹnày không bi lạm dụng vào việc khác. Ưu điểm của phương án này là không cần phải theo dõi tỷ giá biến động của thị trường, có thể tập trung thời gian hay vì làm Thang Long University Library 45 việc đó để tập trung vào các việc khác của công ty, cách thức thực hiện đơn giản và không tốn chi phí khi thực hiện. Tuy nhiên nếu kiểm soát không khéo ở khâu làm thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹ dự phòng đó thì khả năng quỹ sẽ bị thất thoát do lạm dụng vào các việc khác.Về các chi phí để quản trị rủi ro của việc sử dụng quỹ dụng quỹ dự phòng này rất thấp. Sử dụng thị trường tiền tệ: Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho cho vay trên thịtrường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá. 46 KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhiệm vụ thường xuyên, phức tạp của mỗi doanh nghiệp. Qua quá trình nghiên cứu cho ta thấy rõ vai trò của vốn lưu động, mối liên hệ mật thiết giữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Rõ ràng, một doanh nghiệp không thể coi là hoạt động hiệu quả khi vốn lưu động ứ đọng, quay vòng chậm và thất thoát trong quá trình sản xuất. Quá trình phân tích cũng cho ta thấy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không phải là vấn đề đơn giản, dễ dàng giải quyết trong một sớm một chiều bằng những biện pháp máy móc. Với thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP, bằng việc so sánh, đánh giá những kiến thức lý thuyết và áp dụng vào điều kiện cụ thể của công ty đã cho cái nhìn trực quan sinh động về thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty trong những năm gần đây. Có thể thấy, vốn lưu động của công ty được sử dụng tương đối hiệu quả, tuy vậy công ty vẫn có một số nhược điểm vượt. Với sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Trần Đình Toàn, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cán bộ, anh chị trong phòng tài chính - kế toán của công ty, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP”. Kết hợp những kiến thức đã học được ở trường với việc tìm hiểu thực tế tổ chức hoạt động sản xuất và quản lý vốn lưu động tại công ty, em đã trình bày thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty, để từ đó em cũng đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với nguyện vọng hoàn thiện hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP. Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Mỹ Hạnh Thang Long University Library 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Kỹ thuật ( Nguồn: von-luu-dong-tai-cong-ty-co-phan-xuat-nhap-khau-ky-thuat-43209/) - Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ phần giải trí Thăng Long (Nguồn: ung_von_luu_dong_o_Cong_ty_Co_phan_giai_tri_Thang_Long.html) - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Giày Bình Định (Nguồn: tai-cong-ty-cp-giay-binh-dinh-13709/)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoanvana16363_0437.pdf
Luận văn liên quan