Đề tài Xác định lợi thế cạnh tranh và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Khi đánh giá các thành tựu kinh tế nói chung và các thành tựu trong hoạt động xuất khẩu nói riêng, chúng ta không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Quá trình này đã góp phần quan trọng cho việc tạo nguồn vốn bằng ngoại tệ, đang trực tiếp giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động và kích thích kéo theo hàng loạt các ngành nghề cùng phát triển. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, tuy đã có những phát triển đáng ghi nhận về tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cũng như chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, Việt Nam vẫn đang ở mức nước đang phát triển trung bình và đặc biệt là mức độ công nghiệp hoá còn kém xa so với nhiều nước trong khu vực. Công nghiệp mới chỉ phát triển theo bề rộng, gia công lắp ráp là chủ yếu, các ngành công nghiệp phụ trợ và hỗ trợ chậm phát triển và chưa có khởi sắc, các ngành công nghệ cao mới lác đác hình thành và chưa có động lực phát triển. Tỷ trọng các mặt hàng thô vẫn cao, dựa trên nguồn tài nguyên, đất đai và lao động. Thực trạng này đặt ra một câu hỏi lớn nếu không thực hiện cải biến cơ cấu, liệu chúng ta có tránh được nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng và hiệu quá kinh tế kém hay không? Mặt khác, toàn cầu hoá kinh tế với việc Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào các thể chế kinh tế quốc tế, đặc biệt là WTO đã làm gia tăng tình trạng tuỳ thuộc lẫn nhau, tạo ra sức ép lớn về cạnh tranh. Bên cạnh đó, thị trường thế giới đã có những chuyển biến sâu sắc. Dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Đó là những thách thức lớn trong một cuộc cạnh tranh quốc tế mà dù muốn hay không Việt Nam cũng phải tham gia. Trong cuộc chạy đua khốc liệt này, chúng ta phải có những nỗ lực bứt phá đặc biệt nếu như không muốn tụt hậu xa thêm. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải thực hiện theo hướng dựa trên lợi thế cạnh tranh, nhu cầu của thị trường thế giới và xu hướng chuyển dịch giữa các khu vực trên thế giới. Vì vậy, xác định lợi thế cạnh tranh và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn là một vấn đề mang tính chất thời sự, đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đạt được sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá . MỤC LỤC MỤC LỤC 0 DANH MỤC BẢNG 0 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 0 LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 4 I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU. 4 1. Một vài khái niệm cơ bản. 4 1.1. Cơ cấu. 4 1.2. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 4 1.3. Cơ cấu hàng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. 6 2. Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. 10 II. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỂ ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 12 1. Vận dụng lý thuyết về hàm lượng các yếu tố của Heckscher – Ohlin. 13 1.1. Lý thuyết H – O. 13 1.2. Vận dụng lý thuyết trên vào Việt Nam. 14 2. Vận dụng lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm – Raymond Vernon. 16 2.1. Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm. 16 2.2. Vận dụng lý thuyết trên vào Việt Nam. 16 3. Vận dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter. 18 3.1. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia. 18 3.2. Vận dụng lý thuyết trên vào Việt Nam. 19 CHƯƠNG II. LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 ĐẾN NAY. 21 I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 ĐẾN NAY. 21 1. Bối cảnh chung nền kinh tế thế giới và Việt Nam. 21 2. Quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. 23 3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. 24 3.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo SITC. 24 3.2. Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng. 27 II. PHÂN TÍCH VẬN DỤNG LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU TRONG TỪNG NHÓM HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 ĐẾN NAY. 29 thieu 1.1. Dầu thô. 29 1.2. Than đá. 30 2. Đối với nhóm hàng nông – lâm – thủy sản. 32 2.1. Gạo. 33 2.2. Cà phê. 33 3. Nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ. 35 3.1. Dệt may. 36 3.2. Da giày. 37 3.3. Thủ công mỹ nghệ. 37 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 1996 ĐẾN NAY. 38 1. Những thành tựu đạt được. 38 2. Tồn tại. 40 CHƯƠNG III. SỬ DỤNG LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GỢI Ý CHÍNH SÁCH. 44 I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ GIẢI MÔ HÌNH. 44 1. Các yếu tố quyết định. 44 2. Các nguồn dữ liệu liên quan. 45 3. Giải mô hình và kết luận. 46 II. DỰ BÁO VỀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 49 1. Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. 49 1.1. Đối với nền kinh tế nói chung. 49 1.2. Đối với một số nhóm mặt hàng trong cơ cấu hàng xuất khẩu. 50 3. Dự báo xu hướng tiêu dùng của thị trường thế giới. 51 3.1. Xu hướng. 51 III. VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM. 54 1. Cơ sở vận dụng. 54 2. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. 54 2.1. Nhật Bản. 54 2.2. Trung Quốc. 55 2.3. Thái Lan. 55 3. Vận dụng trong trường hợp của Việt Nam. 56 IV. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH VẬN DỤNG HIỆU QUẢ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 57 1. Nhóm giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 57 1.1. Chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư. 57 1.2. Chính sách và giải pháp phát triển khoa học công nghệ. 59 2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong điều hành chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Nhà nước. 59 3. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực. 60 4. Nhóm giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu. 62 KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á BEC Broad Economic Categories Danh mục phân loại hàng hoá theo ngành kinh tế rộng EU European Union Liên minh châu Âu FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc FDI F oreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân HCDCS Harmonized Commodity Description and Coding System Danh mục mô tả hàng hoá và Hệ thống mã số Hài hoà, gọi tắt là Hệ thống điều hoà IEA International Energy Agency Cơ quan Năng lượng Quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế ISIC International Standard Industrial Classification of All Economic Activities Danh mục Phân ngành hoạt động kinh tế tiêu chuẩn quốc tế ODA RCA Official Development Assistance Revealed comparative advantage Hỗ trợ phát triển chính thức Lợi thế so sánh biểu hiện OPEC Organization of the Petroleum Exporting Countries Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ SITC Standard International Trade Classification Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WB World Bank Ngân hàng Thế giới WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. 23 Bảng 2.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo phân loại SITC 25 Bảng 2.4. Tổng hợp đánh giá về xuất khẩu nhóm hàng nông – lâm - thuỷ sản. 35 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. So sánh tỷ lệ L/K của Việt Nam và một số nước trong khu vực. (Số liệu trung bình năm, giai đoạn 2000 – 2003). 14 Biểu đồ 1.2. Biến động của tỷ lệ L/K của Việt Nam. 15 Biểu đồ 1.3. Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng của khu vực FDI. 17 Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1996-2008. 22 Biểu đồ 2.2. Chuyển d ịch cơ cấu kinh tế Việt Nam 1996-2005. 22 Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất, nhập khẩu giai đoạn 1998-2007. 24 Hình 2.4. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu trong nhóm nguyên, nhiên liệu. 31 Hình 2.5. Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng nông – lâm – thủy sản (2001-2005) 32 Hình 2.6. Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và TCMN (2001-2005). 36 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tổng hợp sự thay đổi của các biến qua các năm từ 1997 đến 2006. 45 Hình 3.1. Dự báo cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2009-2015. 53

doc74 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2877 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xác định lợi thế cạnh tranh và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Tuy vậy, chất lượng cà phê Việt Nam còn thấp do công nghệ chế biến, các thiết bị sấy khô và kỹ thuật sau thu hoạch.Vì vậy, năm 1999, giá xuất khẩu cà phê Robusta Việt Nam thấp hơn giá thị trường thế giới 250 USD/tấn, tương đương gần 20%. Cho đến nay, Việt Nam gần như là nhà sản xuất cà phê Robusta duy nhất và bán ra thị trường thế giới với giá thấp hơn giá cà phê Arabica. Tuy nhiên, theo đánh giá của WB, chỉ có 2% sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt loại 1 Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, www.vifoca.gov.vn. . Bên cạnh đó, cà phê Việt Nam chưa có được thương hiệu lớn cho riêng mình, gây lãng phí những nguồn lực mà chúng ta sẵn có Số liệu báo cáo các năm của Bộ Công thương, www.moit.gov.vn. . 2.3. Thủy sản. Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, là một trong những động lực lớn thúc đẩy xuất khẩu của cả nước. Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản có được tố độ tăng trưởng tương đối cao (xấp xỉ 20%/năm). Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu dao động trong khoảng 8,27% dến 12,11% Số liệu báo cáo các năm của Bộ Công thương, www.moit.gov.vn. . Việt Nam có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng, lao động ven biển dồi dào, khả năng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là rất lớn. Tuy nhiên, các hoạt động chế biến chủ yếu vẫn là sơ chế với năng suất thấp, yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, hạn chế việc phát huy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm thủy sản trên thị trường quốc tế. Nhìn chung, tuy đã có những bước tiến mạnh mẽ, nông nghiệp Việt Nam về cơ bản vẫn còn lạc hậu, cản trở trực tiếp quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên và cơ cấu nông nghiệp nhưng trình độ khoa học và công nghệ lại thua kém xa. Nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam đã tạo dựng được vị trí trên thị trường thế giới nhưng lại tập trung nhiều về số lượng và chưa đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khắt khe. Bảng 2.4. Tổng hợp đánh giá về xuất khẩu nhóm hàng nông – lâm - thuỷ sản. Mặt hàng Gạo Cà phê Thủy sản Kim ngạch xuất khẩu Cao, không ổn định. Tăng trưởng cao. Tỷ trọng lớn. Năng lực sản xuất Lợi thế về tự nhiên, lao động. Hạn chế về công nghệ. Lợi thế về tự nhiên, lao động. Hạn chế về công nghệ. Điều kiện tư nhiên thuận lợi Hiệu quả Giá trị không cao. Hiệu quả chưa cao vì chất lượng chế biến. Tương đối cao. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp. 3. Nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ. Trong giai đoạn 2000-2005, nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất (khoảng 20%/năm), chiếm 38,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tỷ trọng của nhóm hàng này tăng khá mạnh qua các năm với nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính. Năm 2001, tỷ trọng của nhóm này là 33,9% đã tăng lên 38,3% vào năm 2005 với kim ngạch trên 12,3 tỷ USD. Đây là nhóm hàng có quy mô và tốc độ tăng trưởng cao nhất và cho thấy nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Hình 2.6. Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và TCMN (2001-2005). Nguồn: Bộ Công thương Số liệu từ Website Bộ Công thương, www.moit.gov.vn. . 3.1. Dệt may. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, cũng như nhiều nước khác, Việt Nam khởi động ngành công nghiệp từ ngành may mặc hướng vào xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam liên tục tăng, tuy nhiên cũng có những năm chững lại như năm 1998 (0,07%), 2001(4,3%). Ngành dệt may là nguồn thu hút lao động chính, khoảng 1/4 số lượng nhân công trong tất cả các ngành công nghiệp. Việt Nam cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may chủ yếu là nhờ vào mức tiền công thấp. Mặc dù có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng hàng xuất khẩu dệt may đa phần được sản xuất theo các hợp đồng gia công, thầu phụ cho các hãng nước ngoài. Năng lực thiết kế sản phẩm yếu kém; chưa xây dựng được sản phẩm có thương hiệu trên thị trường; năng suất lao động kém, giá thành đơn vị sản phẩm cao; công nghiệp phụ trợ cũng yếu kém. Bởi vậy, giá trị gia tăng tạo ra cho nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào lực lượng lao động và hàm lượng nhập khẩu là rất cao (lên đến 80%). Tỷ lệ này qua nhiều năm vẫn không thay đổi, là thách thức cho quá trình chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp nói riêng và cơ cấu hàng xuất khẩu nói chung. 3.2. Da giày. Mặt hàng giày dép là sản phẩm xuất khẩu có tầm quan trọng lớn đối với kim ngạch xuất khẩu, năm 2001 (1,5tỷ USD), 2005 (3 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996-2006 là 24% Theo Hiệp hội Da – Giày Việt Nam, www.lefaso.org.vn. . Xuất khẩu giày dép cũng đã thâm nhập được nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có cả những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU. Tuy nhiên, ngành công nghiệp da giày Việt Nam đang phải đối mặt gay gắt với vấn đề kiện chống bán phá giá ở EU và nguy cơ giảm kim ngạch khi bị áp mức thuế chống bán phá giá này. Yếu tố quyết định sự dịch chuyển trong ngành công nghiệp da giày là chi phí sản xuất. Trong khi đó, ngành công nghiệp này của Việt Nam đang dựa chủ yếu vào các hợp đồng thầu phụ, bởi vậy nó phụ thuộc mạnh mẽ vào nhập khẩu. Tuy được xếp vào nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng hiệu quả trong xuất khẩu hàng ngành da giày không cao, gây lãng phí nguồn lực nhân công trong nước. 3.3. Thủ công mỹ nghệ. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đang trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (năm 2005, kim ngạch xuất khẩu là 566 triệu USD). Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với nhiều loại mặt hàng khác nhau, tập trung chủ yếu vào 5 nhóm mặt hàng, trong đó mặt hàng gốm sứ chiếm tỷ trọng lớn, năm 2000 chiếm 49,5% và năm 2004 chiếm 43,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Cơ cấu thị trường hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có chiều hướng phát triển tốt, theo hướng đa dạng hoá, mở rộng được nhiều thị trường mới với gần 100 nước. Các điều kiện thâm nhập thị trường trong lĩnh vực này đối với Việt Nam tương đối thuận lợi, Việt Nam được tự do xuất khẩu vào thị trường EU và được ưu đãi tại Canada và Malaysia. Hiệu quả xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ rất cao. Nếu như mặt hàng dệt may, giày dép có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng tỷ lệ thực thu ngoại tệ thấp (60%). Trong khi đó, hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có với một lực lượng lao động đơn giản, tạo ra tỷ lệ thực thu ngoại tệ cao (98%). Tóm lại, trong nhóm mặt hàng thủ công mỹ nghệ, Việt Nam đã bước đầu phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình, sự chuyên môn hóa trong sản xuất mặt hàng này cũng đang được phát triển. Ngoài những mặt hàng nêu trên, nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ còn bao gồm một số mặt hàng chủ lực khác như gỗ, điện tử, sản phẩm nhựa, dây cáp điện và một số mặt hàng mới. Tuy nhiên, những mặt hàng này trong thời gian qua cũng mắc phải tình trạng chung đó là còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện sẵn có, quy mô nhỏ lẻ, khó khăn về công nghệ… Đây là một vấn đề lớn nổi lên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trong thời gian qua. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 1996 ĐẾN NAY. 1. Những thành tựu đạt được. Trong vòng hơn 10 năm, nhìn chung việc áp dụng lợi thế cạnh tranh vào quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt được một số kết quả sau: Thực hiện thành công chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với nguồn lực trong nước. Trong thời gian vừa qua, cơ cấu hàng xuất khẩu đã dịch chuyển một cách hợp lý, theo đúng như chủ trương mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ngoài dầu thô còn có dệt may, thuỷ sản, giày dép, hàng điện tử, linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ… Với cơ cấu này, chúng ta đã bước đầu thực hiện được mục tiêu cải biến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, chất lượng hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên, năng lực cạnh tranh được cải thiện theo hướng công nghệp hoá, hiện đại hoá. Vận dụng lợi thế về nguồn lao động trong chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu đã có tác động mạnh mẽ tới phân công lao động trong nước theo hướng ngày càng hợp lý hơn, góp phần tích cực vào việc xây dựng xã hội văn minh, hiện đại. Những tiến bộ về cải biến cơ cấu đã đưa kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người từ 99,2USD/người năm 1996 lên 360USD/người năm 2005 Niên giám thống kê các năm 1996 và 2005, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê 1997 và 2006. . Đây là nhân tố quan trọng góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối giàu nghèo, tạo ra hàng triệu việc làm với thu nhập ổn định. Ngoài ra, lợi thế về các thành phần kinh tế trong tham gia sản xuất hàng xuất khẩu đã giúp chúng ta có một lượng hàng xuất khẩu phong phú, nguồn hàng dồi dào và không bị động trước những nhu cầu bất thường của thế giới. Vận dụng lợi thế trong các mặt hàng truyền thống giúp cho kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng. Những mặt hàng truyền thống như thủ công mỹ nghệ, cà phê, chè…vẫn giữ được thế chủ động và quyết định trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Giữ vững được quy mô và tốc độ xuất khẩu của nhóm hàng này còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc, duy trì sản xuất trong nước và phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đang dần chuyển dịch theo hướng khai thác ngày càng có hiệu quả các lợi thế so sánh về đất đai, tài nguyên. Mặc dù nhóm hàng nông sản và khoáng sản có giảm trong cơ cấu xuất khẩu nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Lợi thế này giúp cho Việt Nam dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường và có thể cạnh tranh với những quốc gia khác. 2. Tồn tại. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu chưa có tính đột phá, gây lãng phí những lợi thế sẵn có. Mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu có chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng chế biến và chế tạo. Nhưng tới nay, xuất khẩu sản phẩm thô vẫn là chủ yếu. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa vào lợi thế tự nhiên sẵn có, chi phí thường cao và sẽ ngày càng cao do những lợi thế so sánh này bị xói mòn, đóng góp cho tăng trưởng không đáng kể. Sự chuyển dịch cơ cấu vùng, ngành chưa có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu thường được xác định theo lợi thế của vùng kinh tế. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ trong một thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay mà thiếu đi những dự báo mang tính khoa học, sự kết hợp giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Các ngành công nghiệp cơ bản và phụ trợ chưa được hình thành một cách chắc chắn. Nhiều ngành công nghiệp mang tính chất nền tảng cho các ngành khác chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng như luyện kim, hoá dầu, chế tạo máy, do vậy các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng chế biến cao lại phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu và linh kiên nhập khẩu. Cơ cấu xuất khẩu còn manh mún, quy mô nhỏ, phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Những mặt hàng chủ lực của Việt Nam chủ yếu thuộc diện chưa qua chế biến hoặc mới chỉ sơ chế. Điều đó cho thấy cơ cấu hàng xuất khẩu có chuyển dịch nhưng chưa mang lại hiệu quả cao về kinh tế. Những dự báo về biến động của thị trường thế giới chưa được chú trọng. Việc sản xuất hàng xuất khẩu chưa bám sát tín hiệu của thị trường thế giới đã khiến nhiều sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Việc đầu tư cho khâu tiêu thụ sản phẩm cũng ở mức hạn chế. Những tồn tại trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau: Nhận thức về chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và cải biến cơ cấu xuất khẩu nói riêng chưa được quán triệt một cách thấu đáo đến từng ngành, từng địa phương. Do vậy, công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, còn nặng nề về tư tưởng ỷ lại vào sự chỉ đạo của Trung ương, các doanh nghiệp nhà nước do chưa gắn lợi ích các nhân với lợi ích chung nên thiếu chủ động, chưa mạnh dạn trong việc đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. Do xuất phát từ một nền sản xuất nhỏ dẫn đến sản xuất vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ. Việc quy hoạch tập trung sản xuất thành các vùng chuyên canh chưa tốt. Các khu công nghiệp thiếu cơ sở hạ tầng, chưa thu hút được các ngành sản xuất chế biến có các công nghệ cao. Chính vì vậy chưa tạo ra được số lượng xuất khẩu lớn, chất lượng chưa cao khả năng thâm nhập thị trường kém. Đặc điểm này còn là nguyên nhân nghiêm trọng hơn dẫn đến tư tưởng làm ăn nhỏ chưa thể ngày một ngày hai xoá bỏ, để hình thành tác phong công nghiệp làm ăn lớn của các doanh nghiệp Việt Nam, khi bước vào thị trường thế giới với tư cách là thành viên của WTO. Cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung cao độ kéo dài quá lâu, dẫn đến tình trạng là tất cả cách doanh nghiệp, các địa phương các ngành đều dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, không chủ động mở rộng kinh tế đối ngoại, không chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng ra thị trường thế giới, để phát huy tối đa lợi thế của đơn vị mình và tận hưởng những thành tựu to lớn từ thị trường thế giới. Hầu hết khi xác định cơ cấu kinh tế đều chỉ căn cứ vào định hướng cơ cấu chung của nhà nước, chưa căn cứ vào nhu cầu của thị trường thế giới, chưa có quy hoạch tổng thế để khai thác tốt các tiềm năng trong nước, mặt khác không chủ động trong việc tạo ra thêm lợi thế của địa phương mình. Hệ thống chính sách liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu xuất khẩu nói riêng chưa cụ thể, chưa có sự kết hợp chặt chẽ với hệ thống chính sách khác. Để chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể, có chế tài thưởng phạt, có sự kết hợp tốt với các chính sách khác như chính sách đầu tư nước ngoài, chính sách phát triển khoa học công nghệ, chính sách phát triển nguồn nhân lực,… Do xuất phát từ một nước kém phát triển nên nguồn vốn tích luỹ trong nước thấp, nhưng nhu cầu ở tất cả các lĩnh vực đều cao, đầu tư phải trải rộng cho nhiều chương trình dẫn đến nguồn vốn dành cho cải tiến công nghệ, cho dịch chuyển cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu xuất khẩu nói riêng chưa được thực hiện một cách tập trung, triệt để. Trong khi đó nguồn vốn viện trợ, vay và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài mới ở mức độ nhất định. Những mặt hàng, ngành hàng cần có sự đầu tư về vốn, công nghệ để chuyển dịch lại chưa được đầu tư hoặc đầu tư chưa thoả đáng. Một số ngành hàng thu hút được lượng vốn từ bên ngoài nhưng sản phẩm làm ra lại chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa như ngành công nghiệp ô tô, sản xuất ti vi, máy lạnh… Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp thường thiếu thông tin chính xác về sự chuyển dịch nhu cầu của người tiêu dung trên thế giới. Điều này dẫn đến quyết định chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu còn chậm trễ thậm chí còn không chính xác. Trong giai đoạn1996 đến nay, kinh tế thế giới đã có nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt hàng và thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu của ta chưa cao, cơ cấu hàng xuất khẩu chưa đa dạng thì đây thực sự là điều ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của nước ta, thể hiện khá rõ thông qua sự biến thiên của tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và chuyển dịch của cơ cấu xuất khẩu. Cùng với xu thế hội nhập, ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thương mại mới tinh vi hơn (như chống bán phá giá, tiêu chuẩn xã hội, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm…). Những rào cản này xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực nông nghiệp nên gây khó khăn và tổn thất không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu của ta. CHƯƠNG III. SỬ DỤNG LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GỢI Ý CHÍNH SÁCH. I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ GIẢI MÔ HÌNH. 1. Các yếu tố quyết định. Bước đầu tiên trong việc xây dựng mô hình Nếu như kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô mô tả sự vận động của nền kinh tế thì Kinh tế lượng cung cấp các phương pháp phân tích về mặt lượng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế cùng với sự tác động qua lại giữa chúng dựa trên cơ sở các số liệu thu nhập từ thực tế nhằm củng cố thêm các giả thiết kinh tế từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn. là cần xác định các biến độc lập có thể gây ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến. Giả sử hàm có dạng: Y = f (X1, X2,..., Xk ) (1) Trong đó: Y: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến. X1, X2 ..., Xk: Là các biến độc lập hay các biến giải thích. Trình độ của nền kinh tế: Mức độ phát triển của nền kinh tế, tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng thể nền kinh tế quốc dân là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu hàng xuất khẩu. Khi một quốc gia có ngành công nghiệp trong nước phát triển mạnh, các sản phẩm công nghiệp sản xuất ra với số lượng lớn và có khả năng cạnh tranh sẽ tạo điều kiện thuận lợi phục vụ xuất khẩu. Các yếu tố kinh tế vĩ mô: Một số yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng, tín dụng xuất khẩu cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. Đặc biệt, sự thay đổi của tỷ giá sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Nguồn nhân lực và yếu tố đầu vào: Trình độ lao động và giá cả các yếu tố đầu vào là nguyên nhân quan trọng dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá thể hiện ở giá cả và chất lượng, quyết định khả năng xuất khẩu của hàng hoá. Đầu tư và tài chính: Nguồn vốn đầu tư có ý nghĩa lớn đối với mọi lĩnh vực không chỉ riêng kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư chỉ có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất khi nó được sử dụng hiệu quả và khoa học. Khác biệt hoá và thâm nhập thị trường mới: Đây là khả năng nhanh nhạy của mỗi quốc gia trong việc thâm nhập thị trường. Tìm kiếm ra những thị trường mới với những yêu cầu phù hợp với lợi thế của riêng mình sẽ góp phần tích cực đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu. 2. Các nguồn dữ liệu liên quan. Sau khi đã loại bỏ các biến độc lập mà kết quả ước lượng không phù hợp với lý thuyết kinh tế, các số liệu được lựa chọn cuối cùng được sử dụng để tính toán là những dữ liệu liên quan đến: kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến của Việt Nam; GDP trung bình của các nước phát triển (thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam); số lượng lao động trong ngành; nguồn vốn Nhà nước cũng như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này. Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tổng hợp sự thay đổi của các biến qua các năm từ 1997 đến 2006. Đơn vị: % Nguồn: Tính toán của tác giả Dựa trên số liệu của Wesite Quỹ Tiền tệ quốc tế, IMF, www.imf.org. Website Ngân hàng phát triển Châu Á, ADB, www.adb.org. . 3. Giải mô hình và kết luận. Dạng mô hình toán thông dụng nhất thường được lựa chọn để biểu diễn là dạng hàm loga tuyến tính: (2) Dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas, hàm số biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các yếu tố đầu vào. Nói cách khác, trong hàm sản xuất, biến số phụ thuộc (hay biến số được thuyết minh) là sản lượng, còn biến số độc lập (hay biến số thuyết minh) là các mức đầu vào. Trong đó:Y là tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, là biến phụ thuộc. X1,… , Xk là các biến giải thích, hay biến độc lập. u là sai số ngẫu nhiên. a, b1, ... , bk là các tham số. e = 2,781 là số lôgarit tự nhiên. Để có thể ước lượng được biểu thức (2), tiến hành loga hoá biểu thức (2): Ln Y = ln a + b1ln X1 + b2ln X2 + ... + bk ln Xk + u (3) Với biểu thức (3), ta có thể ước lượng theo mô hình toán này thông qua phần mềm Eviews 5.1. Qua (3), cũng dễ dàng xác định được độ co giãn của cầu theo các biến. Thật vậy, lấy đạo hàm hai vế biểu thức (2): Độ co giãn của Y với X được xác định là: Thay thế biểu thức (4) vào biểu thức (5) ta được: Từ đó ta thấy b1 chính là hệ số co giãn của Y theo X1. Một cách tổng quát bj là hệ số co giãn của Y theo Xj, j = 1,2, ... , k. Căn cứ vào các nguồn dữ liệu và qua quá trình nghiên cứu có thể thấy rằng Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan đều thành công trong quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến nhờ cải cách cơ cấu kinh tế, đầu tư hợp lý và hiệu quả, nâng cao trình độ lao động. Phải chăng do nhân công tại Việt Nam có trình độ thấp hơn các nước trong khu vực, và đầu tư cho công nghiệp chế biến của Việt Nam còn quá yếu, nên tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến còn rất nhỏ bé so với tiềm năng. Để có thể kiểm định những phán đoán trên, chúng ta sẽ xem xét mô hình toán có dạng dưới đây: Y = a. GDPb1. LDb2. DTb³. FDIb4. eu (7) Trong đó: Y: Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. GDP: Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân của các nước phát triển. NS: Tỷ lệ vốn đầu tư của Nhà nước vào ngành công nghiệp chế biến. LD: Tỷ lệ lao động của ngành công nghiệp chế biến so với tổng số lượng lao động trong nước. FDI: Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chế biến. e = 2,781 u : Sai số ngẫu nhiên. Tiến hành Ln hai vế biểu thức (7) ta có : ln Y = ln a + b1 ln GDP + b2 ln LD + b3ln DT + b4FDI + u (8) Với các dữ liệu như trên, bằng sự hỗ trợ của phần mềm tính toán Eviews 5.1, kết quả ước lượng có được các tham số của mô hình (8) như sau: Ln Y = 30.37780 + 1.116503.LnGDP + 2.221029.LnLD + 16.25252.LnDT + 0.075973.LnFDI + u (9) Bảng 3.1. Kết quả chạy mô hình EVIEWS. Dependent Variable: LY Method: Least Squares Date: 05/25/09 Time: 17:49 Sample: 1992Q1 2006Q4 Included observations: 60 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.   C 30.37780 4.490568 6.764801 0.0000 LGDP 1.116503 0.463705 2.407784 0.0194 LDT 16.25252 1.550369 10.48301 0.0000 LFDI 0.075973 0.033187 2.289228 0.0259 LLD 2.221029 0.391494 5.673208 0.0000 R-squared 0.887975     Mean dependent var 34.08700 Adjusted R-squared 0.879828     S.D. dependent var 8.191625 S.E. of regression 2.839699     Akaike info criterion 5.004928 Sum squared resid 443.5140     Schwarz criterion 5.179457 Log likelihood -145.1479     F-statistic 108.9904 Durbin-Watson stat 0.474967     Prob(F-statistic) 0.000000 Nguồn: Tính toán của tác giả. Ý nghĩa của các tham số: Hệ số b1= 1.116503 là hệ số co giãn của tỷ trọng tăng trưởng GDP của các nước phát triển (a1) với tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (b), cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi a1 tăng lên 1% thì b tăng thêm 1.116503 %. Tương tự đối với b2, b3 và b4. Như vậy, thực tiễn những năm qua cho thấy lao động và nguồn vốn Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự dịch chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu. Nguồn vốn FDI tuy có tốc độ tăng trưởng rõ rệt nhưng hiệu quả sử dụng vốn vẫn còn hạn chế, cần phải khắc phục trong thời gian tới. GDP của các nước phát triển cũng là một yếu tố ảnh hưởng tích cực đến cơ cấu hàng xuất khẩu và tiếp tục cần khai thác. II. DỰ BÁO VỀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 1. Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. 1.1. Đối với nền kinh tế nói chung. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước… sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, www.cpv.orrg.vn. Cụ thể trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006-2010 là: Một là, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, phấn đấu đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 43% GDP. Hai là, tích cực sáng tạo, khai thác tiềm năng của nền kinh tế để phát triển mạnh ngành dịch vụ. Ba là, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Bốn là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế nông thôn. Năm là, phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở quy hoạch thống nhất. Sáu là, phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng. Bảy là, bảo vệ tài nguyên môi trường. Có thể nói, vận dụng thành công lợi thế cạnh tranh vào quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ đóng một vào trò rất quan trọng giúp nền kinh tế hoàn thành những mục tiêu trên. 1.2. Đối với một số nhóm mặt hàng trong cơ cấu hàng xuất khẩu Theo Bộ Công thương (2006), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010. . Nhóm hàng nguyên nhiên liệu. Việt Nam xuất khẩu nhiều nguyên nhiên liệu nhưng chủ yếu ở dạng thô, và nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu đã qua chế biến. An ninh năng lượng luôn là vấn đề được quan tâm, trong khi đó năng lượng tái tạo là những dạng năng lượng nước ta có điều kiện phát triển thì hiện đang được tiến hành rất chậm chạp. Do đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong những năm sắp tới, Việt Nam sẽ giảm xuất khẩu nguyên liệu thô để phục vụ nhu cầu trong nước. Nguồn thu ngoại tệ theo đó sẽ giảm, nhưng nó cũng làm giảm kim ngạch nhập khẩu. Trong nhóm hàng này, than đá và dầu thô là những nhiên liệu quan trọng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong thời gian tới, khả năng cho nguyên liệu thay thế dầu thô và than đá là rất thấp, trong khi nhu cầu trong nước và nhu cầu thế giới lại rất lớn. Vì vậy, chúng ta sẽ chỉ xuất khẩu các mặt hàng này sau khi đã thoả mãn nhu cầu trong nước. Nhóm hàng nông – lâm - thuỷ sản. Định hướng phát triển đối với nhóm hàng này trong giai đoạn tới là chuyển dịch cơ cấu ngay trong ngành nông nghiệp: (1) Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân sẽ giảm xuống 16% (so với 21% năm 2005). (2) Tăng tỷ trọng ngành có giá trị sản xuất và xuất khẩu cao: Trồng trọt giảm xuống 70% (so với 79% năm 2000), chăn nuôi tăng lên mức 30% (so với 15% năm 2000), lâm nghiệp giảm xuống còn 3,5%. Định hướng chung là đẩy mạnh việc tăng sản lượng lương thực bằng các ứng dụng tiên tiến, tận dụng triệt để thế mạnh của ngành nông nghiệp nhiệt đới. Nhóm mặt hàng công nghiệp. Những ngành công nghiệp chủ chốt được định hướng ưu tiên bao gồm: Nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Đây là những ngành khai thác được lợi thế về năng lực sản xuất, giá cả, thị trường…Định hướng chung là phải chuyển dịch theo hướng tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm dần tỷ lệ gia công, tăng cường khâu thiết kế, nâng cao trình độ lao động, tăng cường chuyển giao công nghệ và máy móc trang thiết bị. Nhóm ngành sản xuất tư liệu sản xuất. Đây là nhóm ngành có vai trò hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác, nhằm năng cao khả năng độc lập của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành của các mặt hàng công nghiệp. Định hướng của nhóm này là tập trung hoàn thành các dự án đảm bảo nhu cầu sản xuất xuất khẩu. Nhóm ngành công nghiệp tiềm năng. Đây là những ngành hiện tại có năng lực cạnh tranh thấp, nhưng có tiềm năng phát triển trong tương lai, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra các sản phẩm thay thế nhập khẩu và mở rộng ra thị trường nước ngoài. Định hướng của nhóm này là thu hút vốn để phát triển, tăng cường chuyển giao công nghệ, phát triển những sản phẩm với công nghệ mới. 3. Dự báo xu hướng tiêu dùng của thị trường thế giới. 3.1. Xu hướng. Người tiêu dùng trên thế giới ngày càng quan tâm tới: Nhãn hiệu của sản phẩm; tính thuận tiện của sản phẩm; sức khoẻ của người tiêu dùng; hàng hoá thân thiện với môi trường. Đối với một số mặt hàng, nhu cầu được dự báo cụ thể như sau: Nhóm hàng nguyên liệu: Dầu thô: IEA dự đoán thế giới sẽ tiêu thụ với mức giá tăng trung bình hàng năm là 1,3%. Nhưng sản lượng dầu của thế giới sẽ không vượt quá 100 triệu thùng/ngày với lượng dầu dự trữ hiện nay, do vậy thị trường dầu thô trên thế giới vẫn tiếp tục khan hiếm và giá dầu vẫn giữ ở mức cao. Than: Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ than toàn cầu sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2%/năm. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm khoảng 60% tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ than toàn cầu. Nhóm hàng nông – lâm - thuỷ sản: Thuỷ sản: Theo dự báo của FAO, tổng nhu cầu thuỷ sản toàn cầu sẽ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Những dự báo về triển vọng cung cầu cho thấy thị trường thuỷ sản toàn cầu sẽ thiếu hụt khoảng 9,4 triệu tấn vào năm 2010, sẽ đẩy mức giá xuất khẩu mặt hàng này lên trung bình 3,0%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2010. Gạo: Giao dịch gạo toàn cầu dự báo đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2,2%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và đạt 31,4 triệu tấn vào năm 2010. Các nước châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu, chiếm tới 46% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo năm 2010. Nhập khẩu vào của khu vực Trung Đông và châu Phi cũng gia tăng. Cà phê: Nhập khẩu cà phê toàn cầu dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 0,2%/năm. Các nước phát triển vẫn là khu vực nhập khẩu cà phê chủ yếu. Nhập khẩu vào khu vực Bắc Mỹ dự báo sẽ giảm nhẹ, chỉ đạt 154 triệu tấn và nhập khẩu vào châu Âu cũng giảm xuống còn 2,96 triệu tấn. Nhóm hàng công nghiệp: Dệt may và giày dép: Thị trường dệt may thế giới sẽ tăng bình quân 13%/năm, chủ yếu là nhờ sản xuất và nhu cầu gia tăng tại các nước châu Á. Sản xuất giày dép toàn cầu được dự báo sẽ tăng bình quân 15%/năm. Trung Quốc và các nước châu Á vẫn tiếp tục là những nước xuất khẩu giày dép lớn nhưng những nước ở Mỹ Latinh sẽ chiếm vị trí quan trọng hơn trên thị trường giày dép thế giới. Dựa trên sự biến động của từng mặt hàng và nhóm hàng, cơ cấu hàng xuất khẩu từ nay đến 2015 được xác định như sau: Hình 3.1. Dự báo cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2009-2015. Nguồn: Tổng hợp tính toán của tác giả dựa trên tính các dự báo. Có thể thấy trong gần 10 năm tới, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ có sự dịch chuyển dần dần rõ nét. Nhóm hàng nguyên liệu và khoáng sản sẽ giảm mạnh (còn khoảng 7% năm 2015) do nhu cầu trong nước tăng cao. Nhóm hàng nông – lâm - thuỷ sản vẫn tiếp tục gia tăng về kim ngạch nhưng chủ yếu hướng vào nâng cao chất lượng và giá cả nên tỷ trọng sẽ giảm tương đối (còn khoảng 13% năm 2015). Động lực tăng trưởng chủ yếu của xuất khẩu sẽ dựa vào nhóm hàng công nghiệp với tỷ trong dự tính đạt khoảng 51% năm 2015. III. VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM. 1. Cơ sở vận dụng. Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan hiện nay đều là những quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao. Về vị trí địa lý, khí hậu và văn hoá, cả ba nước trên đều có những điểm tương đồng cơ bản với Việt Nam. Về xuất phát điểm, trước khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu hàng xuất khẩu nói riêng, cả Nhật Bản và Việt Nam đều bị chiến tranh tàn phá. Tại thời điểm này, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ hai thế giới về hàng hoá có hàm lượng vốn và công nghệ cao. Trung Quốc và Việt Nam đều có lượng lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú. cả hai nước đều thực hiện chính sách mở cửa và hiện đang tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Thái Lan và Việt Nam cũng không có sự khác biệt nhau về trình độ dân trí, nhưng xét về giá trị tổng sản phẩm theo đầu người thì Thái Lan vẫn gấp 5 lần của Việt Nam. Chính vì vậy, những bài học kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu hàng xuất khẩu nói riêng của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan sẽ rất có ích cho Việt Nam trong quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. 2. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. 2.1. Nhật Bản. Đầu thời kỳ tăng trưởng của Nhật Bản là sự phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động và những ngành công nghiệp nặng kết hợp cả tư bản và lao động. Khai thác lợi thế về lao động dồi dào, rẻ và có tay nghề cũng như các biện pháp bảo hộ thị trường của Chính phủ để sản xuất thay thế nhập khẩu, cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài tại thị trường Nhật Bản, lấy thoả mãn nhu cầu nội địa làm mục tiêu phát triển trước hết. Sau đó, khi đã trưởng thành và tự lập được, có năng lực cạnh tranh tốt hơn, thì tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài để kiếm một thị trường rộng lớn hơn để phát triển. Nhân tố công nghệ là một ưu thế rất quan trọng và đã được khai thác rất hiệu quả. Nói tóm lại, thành công trong chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Nhật Bản xuất phát từ: sự phát triển của công nghiệp nặng – hoá chất trước và sau chiến tranh; chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước; nhập khẩu công nghệ và nâng cao năng lực quản lý chất lượng. 2.2. Trung Quốc. Cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc có hai sự thay đổi lớn kể từ khi bắt đầu cải cách kinh tế. Năm 1986, xuất khẩu dầu mỏ đã bị xuất khẩu hàng dệt may vượt qua đầu tiên. Năm 1995, xuất khẩu máy móc và sản phẩm điện tử đã vượt xuất khẩu sản phẩm dệt, điều đó chỉ rõ sự chuyển đổi từ xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động truyền thống sang các sản phẩm sử dung nhiều lao động trung gian. Có thể nói sự phát triển hợp lý ngành sử dụng nhiều sức lao động có sức cạnh tranh rõ rệt trên thị trường quốc tế; đầu tư vào các ngành kỹ thuật mới mang tính chiến lược; đẩy nhanh điều chỉnh và nâng cấp cơ cấu ngành, nâng cao hàm lượng kĩ thuật và giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của Trung Quốc. 2.3. Thái Lan. Cơ cấu xuất khẩu của Thái Lan khá đa dạng đối với một nước đang phát triển, số lượng chủng loại ngày càng tăng với lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế. Với tài nguyên thiên nhiên sẵn có, yếu tố cơ bản góp phần vào thành công trong hoạt động xuất khẩu của Thái Lan là hệ thống đầu tư thương mại mở cửa. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Thái Lan đã được thực thi rất hiệu quả, đó là: duy trì chính sách tỷ giá cạnh tranh và ổn định, chính sách ổn định giá, chính sách cơ sở hạ tầng và công nghiệp tập trung và chính sách thuế quan. 3. Vận dụng trong trường hợp của Việt Nam. Mặc dù tính đến nay, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế không hoàn toàn giống nhau,nhưng qua những phân tích trên đây, chúng ta có thể rút ra bài học cho Việt Nam như sau: Thứ nhất, tạo dựng và liên tục hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm thực hiện thành công chiến lược chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Thứ hai, từng phân ngành kinh tế phải có chiến lược chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ ba, quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu từ những ngành hàng có hàm lượng lao động cao sang những ngành hàng có hàm lượng vốn và khoa học công nghệ cao cần thực hiện một cách có kế hoạch, có trọng điểm. Thứ tư, chú trọng tới những ngành sản xuất mang tính cơ sở tiền đề cho xuất khẩu. Thứ năm, cần có sự nâng đỡ và khuyến khích của Nhà nước một cách hợp lý đối với những ngành công nghiệp mới chuyển dịch sang hướng về xuất khẩu để đủ sức cạnh tranh. Thứ sáu, sử dụng các công cụ quản lý, điều tiết một cách hợp lý để vừa bảo hộ được những ngành sản xuất non trẻ vừa phù hợp với quy định quốc tế. IV. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH VẬN DỤNG HIỆU QUẢ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. Xuất phát từ mô hình định lượng đã được xây dựng từ đầu chương, những dự báo về xu hướng tiêu dung trên thị trường thế giới thời gian tới và kinh nghiệm rút ra từ các nước thành công trong khu vực, chúng ta có thể đưa ra một số nhóm giải pháp như sau: Nhóm giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: bao gồm thu hút vốn đầu tư, phát triển khoa học công nghệ. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Nhà nước: bao gồm chính sách điều hành hoạt động xuất khẩu, chính sách và giải pháp tài chính hỗ trợ. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Nhóm giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu. 1. Nhóm giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.1. Chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư. Về cơ cấu đầu tư. Thứ nhất, các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý vĩ mô cần có những chương trình ưu tiên cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, đó là các ngành xuất khẩu mới có hàm lượng kỹ thuật cao. Thứ hai, có chính sách hợp lý nhằm tăng cường đầu tư vào các khu vực sản xuất, chế biến nông – lâm - thuỷ sản xuất khẩu do lĩnh vực này luôn được coi là khu vực tiềm năng của Việt Nam, giải quyết được nhiều lao động, có nhiều sản phẩm mang tính đặc sản mà nhiều nước khác không có. Thứ ba, đầu tư trực tiếp cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ xuất khẩu như kho tang, bến bãi, hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại, giải quyết tranh chấp… Thứ tư, dành nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, không chỉ đầu tư cho ngành giáo dục nói chung mà cần hướng tới các ngành, các địa phương. Về nguồn vốn đầu tư. Cần xác định từng nguồn vốn cụ thể sau: Một là, nguồn vốn ngân sách Nhà nước hướng vào đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất hướng vào xuất khẩu. Hai là, nguồn vốn tín dụng. Để nguồn vốn tín dụng đến được với chương trình cải biến cơ cấu xuất khẩu, các ngân hàng từ Trung ương đến địa phương cần cải tiến thủ tục và các điều kiện vay vốn thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến xuất khẩu. Ba là, thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI do vốn FDI hầu hết là ngoại tệ mạnh và thường đi kèm với chuyển giao công nghệ, đảm bảo được tính đồng bộ, nâng cao được hàm lượng chế biến của hàng xuất khẩu. Chính phủ cần hướng vào chính sách nâng cấp FDI thông qua việc đẩy mạnh khai thác thế mạnh của các tập đoàn kinh tế mạnh của khu vực và thế giới. Bốn là, nguồn vốn ODA từ các tổ chức quốc tế. Chúng ta cần xây dựng những quan hệ tốt với các tổ chức quốc tế, các nước phát triển. Về cải cách thủ tục hành chính. Hoàn chỉnh hệ thống chính sách đầu tư bằng vốn tín dụng để thu hút đầu tư trong nước. (2) Đẩy mạnh quá trình tư nhân hoá và cổ phần hoá. (3) Đơn giản, thông thoáng và minh bạch về thủ tục hành chính và đất đai. 1.2. Chính sách và giải pháp phát triển khoa học công nghệ. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển khoa học, công nghệ. Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Ngoài ra cần thiết lập hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước về phát triển thị trường công nghệ từ Trung ương đến địa phương. Khi đó, thị trường công nghệ ra đời sẽ là động lực quan trọng giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện trao đổi, mua bán, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nâng cao sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đổi mới phương thức quản lý khoa học và công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường bao gồm chuyển đổi các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông qua hợp tác công nghệ với nước ngoài, phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ chuyển giao công nghệ, các dịch vụ tư vấn, môi giới mua bán công nghệ. Các chính sách phát triển công nghệ và nghiên cứu triển khai là một trong những công cụ quan trọng để tạo lợi thế cạnh tranh trong một số ngành công nghệ cao. Chính vì vậy, chính sách hỗ trợ và trợ giúp nghiên cứu và triển khai cần được xem là chính sách quan trọng của Chính phủ trong thời gian tới. 2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong điều hành chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Nhà nước. Tín dụng xuất khẩu. Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu: Nhà nước đứng ra bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu còn nâng được giá bán hàng. Tạo điều kiện và thủ tục thông thoáng để các doanh nghiệp mới chuyển đổi cơ cấu thông qua bảo hiểm tín dụng. Trợ cấp xuất khẩu. Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là giúp chuyển dịch được cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, bao gồm các hoạt động như: Trợ cấp trực tiếp (cấp vốn, cho vay ưu đãi, miễn thuế, phí…); trợ cấp gián tiếp (giới thiệu, triển lãm, quảng cáo, đào tạo…) Áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt. Lợi dụng những đặc điểm của tỷ giá, Chính phủ nên linh hoạt điều chỉnh tỷ giá như thế nào, để khi ta nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho chủ trương chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu có lợi, nhưng khuyến khích xuất khẩu được các mặt hàng trong cơ cấu mới. Thiết lập mạng lưới xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam bao gồm: nâng cao năng lực hỗ trợ thương mại của hệ thống cơ quan đại diện thương mại và các trung tâm thương mại ở nước ngoài đối với những mặt hàng mới. Cũng cần lưu ý rằng việc Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu không được tạo ra một kênh bao cấp mới từ Nhà nước cho doanh nghiệp, mà chỉ là các hỗ trợ để khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu, bảo đảm không ảnh hưởng đến tín dụng thương mại và hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng. 3. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục đào tạo nguồn nhân lực Vốn con người là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động không có kỹ năng để tạo ra sản phẩm (Nguyễn Quốc Huy, 1998 trích trong Mincer, 1989). . Xây dựng và ban hành danh mục ngành nghề đào tạo, đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làm trong xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác. Kết hợp chặt chẽ việc đào tạo về kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Huy động các chuyên gia làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia xây dựng chương trình, nội dung, tham gia giảng dạy và đánh giá kết quả đào tạo. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề bậc cao theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, ưu tiên các lĩnh vực công nghệ: thông tin, sinh học, vật liệu mới, chế tạo máy, tự động hoá và một số ngành phục vụ nông nghiệp trong nước phục vụ cho những ngành nghề mang tính chất chuyển đổi cơ cấu kinh tế tiên tiến. Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục. Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuyển về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Hợp tác mời giáo viên giỏi nước ngoài vào giảng dạy tại Việt Nam, để dần dần tiếp cận với trình độ, phương pháp giảng dạy tiên tiến, từng bước hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục. Phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục theo hướng khắc phục các bất hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề và cơ cấu vùng miền, gắn nhà trường với xã hội, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng. Ưu tiên phát triển các trường cao đẳng kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho các ngành sản xuất hướng về xuất khẩu, các vùng tập trung chuyên canh, các khu công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khuyến khích mở rộng và đẩy mạnh các quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các trường, các cơ quan nghiên cứu khoa học có uy tín và chất lượng cao trên thế giới nhằm trao đổi những kinh nghiêm tốt, phù hợp với điều kiện Việt Nam và tăng thêm nguồn lực phát triển giáo dục. 4. Nhóm giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu. Cải tiến cơ cấu xuất khẩu bao gồm cải biến cơ cấu ngành, vùng, và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu để phát huy lợi thế cạnh tranh. Đây chính là lời giải đáp cho câu hỏi “Sản xuất cho ai?”. Do vậy, chính sách thương mại cần chọn thị trường trọng điểm, thị trường ưu tiên. Đó là phải lựa chọn thị trường có khả năng thanh toán cao, đồng thời lại nhiều khả năng cung cấp các yếu tố vật chất, kỹ thuật cho công nghiệp hóa đất nước. Đây chính là yếu tố quan trọng nhằm chuyển dịch từ cơ cấu xuất khẩu hàng thô, sơ chế sang cơ cấu hàng có hàm lượng kỹ thuật và có hàm lượng vốn cao. Phương hướng cần ưu tiên các thị trường Hoa Kỳ, EU, vì đây là các thi trường có tính thanh toán cao; chú trọng giữ vững và phát triển thị trường châu Á; khôi phục lại thị trường Nga và Đông Âu; mở rộng sang thị trường các nước Trung Cận Đông, Bắc Âu, châu Phi và các khu vực khác. Đổi mới cơ cấu thị trường xuất khẩu phải đi kèm với yêu cầu đổi mới cơ cấu xuất khẩu. Thực tế tất cả các quốc gia khi tham gia vào thị trường thế giới, không phải tất cả các mặt hàng đều được người tiêu dng của các nước nhập khẩu ưa chuộng hoặc có nhu cầu. Vì vây, khi thực hiện chiến lược phát huy lợi thế cạnh tranh chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu phải lấy các tiêu chí của thị trường thế giới làm chuẩn mực để đáp ứng. KẾT LUẬN Trong hơn 10 năm từ 1996-2008, thực hiện đường lối phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, xuất khẩu Việt Nam đã có những sự phát triển nhất định, cơ cấu hàng xuất khẩu có những tiến bộ theo hướng khai thác các lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên thiên nhiên, tỷ trọng các mặt hàng thô giảm, tỷ trọng các mặt hàng chế biến và đã qua tinh chế đã tăng lên đáng kể. Tuy vậy, tỷ trọng các mặt hàng đã qua chế biến và đã qua tinh chế vẫn ở mức thấp( khoảng 53%) so với nhiều nước trong khu vực. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự phát triển khoa học, giáo dục đã có đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, dưới sự cạnh tranh khốc liệt của cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng xuất khẩu của Việt Nam có tính bền vững và hiệu quả, tất yếu chúng ta cần có sự bứt phá mang tính cách mạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nói riêng. Sau khi làm rõ về mặt lý luận dựa trên cơ sở khoa học của các lý thuyết về tỷ lệ các yếu tố sản xuất, lý thuyết vòng đời, lý thuyết về lợi thế cạnh tranh, tác giả đã phân tích đánh giá lợi thế cạnh tranh và khả năng chuyển dịch cơ cấu trong từng nhóm hàng trên cơ sở dự báo nền kinh tế Việt Nam và nhu cầu thị trường thế giới, quan điểm chính cần quán triệt trong việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam, đồng thời, dự báo và đưa ra những hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đối với các nhóm hàng và mặt hàng chính cho giai đoạn những năm đầu sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Theo đó, nhóm hàng nguyên nhiên liệu sẽ giảm mạnh xuất khẩu để tập trung thoả mãn nhu cầu trong nước, nhóm hàng nông lâm thuỷ sản cũng có sự giảm sút về tỷ trọng do có hạn chế về nguồn lực trong nước. Trong khi đó, nhóm hàng công nghiệp, đặc biệt là một số mặt hàng như: đóng tàu, điện tử, phần mềm,… sẽ có sự tăng trưởng mạnh. Mặc dù chưa hoàn toàn có sự chuyển biến cơ cấu xuất khẩu tốt nhất, song rõ ràng đây là những tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Với những cơ sở này, Việt Nam cần thực hiện những chính sách và giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu cụ thể, tích cực và lâu dài nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế, mang lại nguồn ngoại tế lớn trong công cuộc phát triển đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhóm Tiếng Việt Bộ Công thương (2006), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006- 2010. Bùi Anh Tuấn và Phạm Thái Hưng, Chuyển dịch cơ cấu hành xuất khẩu so với các nước NIE thế hệ II, Việt Nam đã làm được gì đáng kể, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 293, Tháng 10/2002. Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia. Đại học kinh tế quốc dân (2006), Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2006) Thành tựu và những vấn đề đặt ra, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Đặng Quốc Tuấn, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhìn từ góc độ xuất, nhập khẩu giai đoạn 1989-2005, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 360, Tháng 5/2008. Đặng Quốc Tuấn, Thương mại quốc tế và phát triển kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới (1986-2005), Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 345, Tháng 2/2007. Đỗ Tiến Sâm (2003), Trung Quốc cải cách và mở cửa: Những bài học kinh nghiệm, NXB Thế giới. Lê Thị Anh Vân (2003), Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Sách chuyên khảo, NXB Lao động. Nguyễn Ngọc Trân (2003), Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay, NXB Thế giới. Nguyễn Quốc Tuấn (2004), Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương (ThS. Nguyễn Xuân Nữ hướng dẫn). Nguyễn Thị Bích Hường (2005), Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia. Nguyễn Thu Hương (2004), Một số giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng mới của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài NCKH mã số 2003-78-012.2004. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm, NXB Thống kê. Tổng cục Thống kê (2005), Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20 năm đổi mới, NXB Thống kê. Trần Thúy Hà, Năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới, Số 2(76), 2002. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu, Sách chuyên khảo, NXB Thống kê. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX, X. Vũ Thiếu, Nguyễn Quang Dong (1996), Kinh tế lượng, NXB Kỹ thuật. Nhóm Tiếng Anh Chung-kuo kuo (2001), China’s foreign trade, China Council for the Promotion of International Trade. Development and Resources Corporation, Frederick T. Moore (2006), Export prospects for the Republic of Vietnam, Published by Praeger Publishers. Economist Intelligence Unit, Great Britain (2000), Country Report (about Vietnam), Published by The Unit. Japan. Keizai Antei Honbu and Japan. Keizai Kikakuchō, Economic survey of Japan, Economic Planning Agency, 1968. Michael E. Porter (2008), The competitive advantage of nations: with a new introduction, Published by Free Press, 1998. National Center for Social and Human Sciences of Vietnam (2006), Vietnam Economic Review, Institute of World Economy. Peter Winglee, International Monetary Fund, International Monetary Fund Staff (2000), Vietnam: Statistical Appendix and Background Notes, Published by International Monetary Fund. Vietnam Economic Times (Sep 23, 2008), Published by Vietnam Economic Times. Nhóm Tạp chí điện tử http:// www.mof.gov.vn. http:// www.mpi.gov.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXác định lợi thế cạnh tranh và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.doc
Luận văn liên quan