Qua phân tích chung tình hình họat động kinh doanh của khách sạn Hoà Bình trong 3 năm 2005 - 2007, ta thấy những vấn đề của nội bộ có những mặt hạn chế của nó như: việc không có bộ phận tiếp thị hiệu quả và việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh, cộng với việc phản ứng với các cơ hội và đe doạ bên ngoài còn hạn chế, điều này đã trực tiếp tác động đến doanh thu của Hoà Bình giảm trong năm 2006. Nó cũng gián tiếp nói lên việc bộ phận lãnh đạo chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thành lập một bộ phận tiếp thị chuyên nghiệp. Bộ phận lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến việc hoạch định một chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chưa đáp ứng được sự mong mỏi của các nhân viên tổ chức và ban lãnh đạo (công ty mẹ - CATACO).
Chính vì thế, với việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, môi trường bên ngoài và xây dựng chiến lược kinh doan cho khách sạn Hoà Bình, tôi hi vọng với đề tài này, nó sẽ giúp được cho công ty có được một cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của quản trị chiến lược và thấy được hướng đi của mình trong các năm tiếp theo.
65 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3353 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn Hoà Bình giai đoạn 2008 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ phận chiêu thị nói riêng và bộ phận marketing nói chung.
Chính vì sự yếu kém cả về lực lượng lẫn năng lực ở bộ phận markting cho nên đây được xem là một điểm yếu của Hoà Bình, mà nguyên nhân sâu sa xuất phát từ bộ phận quản lý.
Sau khi phân tích hoạt động marketing của Hòa Bình, chúng ta sẽ tiến hành phân tích việc cung cấp các dịch vụ của nó.
3.3.2. Cung cấp dịch vụ
a) Địa điểm kinh doanh
Khách sạn Hòa Bình là nơi nằm tại trung tâm Thành phố Cần Thơ, là nơi dừng chân lý tưởng cho du khách khi đến Cần Thơ. Tuy nhiên, có một hạn chế đối với Hòa Bình là tình trạng không có bãi đậu xe rộng lớn phục vụ cho các loại xe 4 bánh trở lên, điều này tuy được ban giám đốc giải quyết bằng cách cho đậu xe ở Đại lộ Hòa Bình và chuyển đi nơi khác, nhưng nó vẫn là giải pháp tạm thời. Vấn đề là làm thế nào để khi khách đến Hòa Bình lại cảm thấy an tâm và thoải máy về vấn đề chỗ đậu phương tiện, điều này là một điểm yếu của Hòa Bình so với đối thủ cạnh tranh.
b) Quy trình và công suất phục vụ
Hoạt động kinh doanh của khách sạn Hòa Bình được thực hiện thông qua hình thức giao tiếp với khách hàng chủ yếu bằng điện thoại, fax, hoặc tiếp xúc trực tiếp, mặc dù khách sạn có dịch vụ đặt phòng, nhà hàng, hội hợp qua mạng internet nhưng cũng với tỉ lệ nhỏ. Đây là sự hạn chế của phương thức kinh doanh, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay.
Bảng 5: Hình thức tiếp xúc với khách hàng năm 2007 của Hòa Bình
Hình thức
Tỉ lệ (%)
Tiếp xúc trực tiếp
65,5
Điện thoại, fax
30,0
Internet
3,5
(Nguồn: Phòng marketing Khách sạn Hòa Bình)
Khách sạn
Hoạt động của khách sạn chủ yếu là dịch vụ lưu trú cho thuê phòng. Trong khi lưu trú tại khách sạn, họ có thể sử dụng các dịch vụ giải trí và chăm sóc sức khỏe khác như: karaoke, massage, steambath…
Có thể nói, công suất hoạt động của phòng ở khách sạn Hòa Bình khá cao, trong những ngày bình thường là 70 – 80 %. Vào dịp lễ tết, mùa hè, hoặc năm du lịch hay có những sự kiện văn hóa, chính trị thì công suất phòng có thể lên tới 90 – 100 %. Nếu so với một số khách sạn tương đương ở Thành phố Cần Thơ với công suất sử dụng phòng khoảng 60-70 %, và nếu so với công suất bình quân của toàn ngành là 59 % (2007) thì có thể nói việc cho thuê phòng ở Hòa Bình hoạt động có hiệu quả. Điều này chứng tỏ dịch vụ cho thuê phòng của Hoà Bình là điểm mạnh của Hoà Bình.
Bảng 6: Số buồng và công suất bình quân của toàn ngành khách sạn Cần Thơ 2005-2007
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Số buồng
Buồng
2.355
2.892
3.285
Công suất phòng b/q
%
54,1
55
59
(Nguồn:Sở du lịch Thành phố Cần Thơ)
Bảng 7:Công suất sử dụng phòng khách sạn Hoà Bình năm 2007
Thời điểm
Công suất sử dụng phòng (%)
Bình thường
70 – 80
Các dịp lễ tết, sự kiện văn hóa – xã hội…
90 – 100
(Nguồn: Phòng marketing khách sạn Hòa Bình)
Nhà hàng
Hoạt động của nhà hàng rất đa dạng, phục vụ các buổi ăn, tổ chức tiệc, sinh nhật, cưới hỏi…Khách hàng chủ yếu là những khách quen, là mối của nhà hàng, phần còn lại là khách đang lưu trú tại khách sạn và khách vãng lai. Hoạt động của nhà hàng – như đã phân tích ở phần kết cấu doanh thu của các dịch vụ kinh doanh của Hòa Bình – là nguồn thu chủ yếu cho sự tồn tại và phát triển của khách sạn.
Mặc dù vậy, nhưng trong thời gian qua doanh thu của nhà hàng giảm rất đáng kể, điều này do lượng khách đến ngày một ít. Nguyên nhân tác động chủ yếu của nội bộ là Hòa Bình đã không tự đổi mới quy trình phục vụ, cung cách phục vụ, đổi mới các món ăn, đa dạng hóa hình thức tổ chức tiệc cưới hỏi, sinh nhật ….trong khi đó các dịch vụ ăn uống và dịch vụ có liên quan ngày càng phát triển nhanh chóng với những nét mới, rất hấp dẫn và lôi cuốn, phù hợp với tâm lý thích cái mới của giới trẻ.
Cơ sở hạ tầng
Như đã nêu, từ khi thành lập Hòa Bình đã đầu tư cơ sở vật chất rất hiện đại và đầy đủ để tạo điều kiện cho sự phát triển của mình. Nhưng cho đến nay, cơ sở vật chất của Hòa Bình đã cho thấy có dấu hiệu xuống cấp, với thời hạn sử dụng lâu dài, mặc dù được bảo dưỡng bảo trì thường xuyên nhưng so với thời đại, thì nó đã có tuổi. Vì ngày càng có các trang thiết bị, bàn ghế, hệ thống máy lạnh,…mới ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cho nên các khách sạn mới xây dựng và một số khách sạn nhà hàng hiện tại đã đầu tư mới hồng tăng cường khả năng cạnh tranh, giành thị phần, đây là mối đe dọa cho Hòa Bình nếu nó không khắc phục điểm yếu này của mình.
Ở phần trên, ta đã phân tích các sản phẩm dịch vụ và quy trình cung cấp các dịch vụ của nó cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động. Để thực hiện các hoạt động đó, việc cần thiết là phải có nhân lực. Sau đây, tôi sẽ tiến hành phân tích nguồn nhân lực để thực hiện các hoạt động đó.
3.3.3. Nguồn nhân lực
Để phân tích nguồn nhân lực, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Hòa Bình xem nó có ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động chức năng của Hoà Bình.
a) Cơ cấu tổ chức và quản trị
Ngay từ khi thành lập, Hoà Bình đã chọn cơ cấu tổ chức quản trị phù hợp với quy mô nhỏ gọn của nó. Cơ cấu tổ chức của Hoà Bình theo kiểu cơ cấu quản trị trực tuyến - một kiểu tổ chức bộ máy mà một cấp quản lý chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp. Hệ thống trực tuyến hình thành một đường thẳng rõ ràng về quyền ra lệnh, trách nhiệm và lãnh đạo cấp cao đến cấp cuối cùng.
Với cơ cấu này, Giám đốc Hoà Bình có thể hiểu rõ được những hoạt động của cấp dưới và ra những mệnh lệnh trực tiếp một cách đúng đắn cho cấp dưới mà không cần phải thông qua một cơ quan trung gian nào. Nó sẽ giúp bộ máy được hoạt động thống nhất, giảm chi phí, và nhanh chóng trong việc thực hiện các công việc. Tuy nhiên nó có nhược điểm là người giám đốc sẽ lo phần lớn tất cả các công việc, không có phòng ban chuyên môn để tham mưu cho giám đốc trong các vấn đề quản trị.
Phó giám đốc
Kế toán trưởng
Bộ phận trực tiếp
Bộ phận gián tiếp
Bộ phận Lễ Tân
Bộ phận Buồng
Bộ phận Bảo vệ
Bộ phận Bàn
Bộ phận Bếp
Bộ phận Tạp vụ
Bộ phận Thu ngân
Bộ phận Marketing
Bộ phận Kế toán
Bộ phận Hành chính
GIÁM ĐỐC
Hình 6: Cơ cấu tổ chức của khách sạn Hoà Bình
b) Nhân sự
Với cơ cấu tổ chức đơn giản, Hòa Bình chưa có bộ phận nhân sự chuyên nghiệp, các hoạt động tuyển dụng, đào tào tạo nhân sự đều trực tiếp do ban giám đốc và bộ phận hành chính tiến hành.
Sau đây là bảng thống kê tình hình cơ cấu bố trí nhân sự của Hòa Bình hiện nay:
Bảng 8: Tình hình cơ cấu bố trí lao động của Hoà Bình 12/2007
STT
Đơn vị
Tổng số LĐ
Trình độ
Đại học
Trung học
Phổ thông
SL
%
SL
%
SL
%
1
Ban Giám đốc
2
2
100
-
-
-
-
2
Phòng Hành chính Tổ chức – Kế toán
6
2
34
4
66
-
-
3
Phòng tiếp thị
2
1
50
1
50
-
-
4
Bộ phận trực tiếp
42
-
-
13
31
29
69
Tổng số
52
5
9,6
18
34,6
11
55,8
(Nguồn: Phòng hành chánh Khách Sạn Hòa Bình)
Qua bảng ta thấy, tỉ lệ lao động trình độ đại học của Hòa Bình là 9,6 %, với một khách sạn 3 sao thì tỉ lệ này cũng có thể chấp nhận được, hơn nửa phần lớn những người có trình độ đại học đều tập trung ở những bộ phận lãnh đạo, đây là một điểm mạnh của Hòa Bình.
Đa số lực lượng lao động trong Hòa Bình đều chỉ có trình độ trung học (34,6 %) và phổ thông (55,8 %) do Hòa Bình chưa có đầu tư xây dựng phát triển nguồn nhân lực đúng mức và lâu dài, phần lớn những người lao động có trình độ thấp thì chưa đến tuổi nghỉ hưu hoặc do sự ràng buộc về chính sách của nhà nước về chế độ đối với nhân viên.
Vì Hòa Bình là công ty nhà nước cho nên người lao động làm việc ở đây có mức độ ổn định rất cao, ít có sự thay đổi rõ nét về nhân sự qua các năm. Vấn đề này đã trực tiếp trở thành điểm yếu của Hòa Bình khi cạnh tranh với các công ty khác với chiến lược phát triển nguồn nhân lực khá bài bản.
1) Tuyển dụng
Với phương thức tuyển dụng nhân viên trực tiếp do ban giám đốc tiến hành, việc tuyển dụng khá chặt chẽ và đi theo các bước sau:
1)Khách sạn tuyên thông báo tuyển nhân viên trên đài truyền hình và tại khách sạn
2) Nghiên cứu lý lịch và trình độ chuyên môn của các ứng viên
3) Ban giám đốc trực tiếp phỏng vấn và tuyển chọn
4) Thông báo kết quả cho các ứng viên
Với phương châm chất lượng là trên hết, cho nên việc tuyển dụng của khách sạn sẽ đảm bảo đúng người đúng việc và hiệu quả, đây là một điểm mạnh của Hòa Bình.
2) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay, việc đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên tại Hòa Bình đã được ban giám đốc ý thức được tầm quan trọng và đã có những chính sách đưa nhân viên đi học các lớp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
Bảng 9: Nhân viên được đưa đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ 2005 - 2007
Nghiệp vụ
2005
2006
2007
Tổ bàn (người)
1
1
3
Tổ phòng (người)
2
2
3
Bếp (người)
1
2
2
Tổng
4
5
8
(Nguồn: Phòng hành chánh khách sạn Hòa Bình)
Qua bảng thống kê ta thấy, số lượng nhân viên được đưa đi đào tạo ngày một tăng. Cụ thể năm 2006 là 5 người và đến năm 2007 là 8 người, tăng 60 %. Chứng tỏ, bộ phận lãnh đạo đã ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
Lợi nhu bình quân của lao động ở khách sạn Hoà Bình được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 10: Lợi nhuận bình quân của lao động KS. Hoà Bình 2006 – 2007
Chỉ tiêu
Đvt
2005
2006
2007
Chênh lệch
2006/2005
Chênh lệch
2007/2006
Mức
%
Mức
%
LN trước thuế
Triệu đồng
546,26
290,02
1.203,07
- 256,24
- 46,9
913,05
314,8
Số lao động
Người
50
52
52
0
0
0
0
LN/Lao động
Triệu/người
10,93
5,58
23,14
- 5,35
- 48,9
17,56
314,7
(Nguồn: Phòng hành chánh khách sạn Hòa Bình)
Qua bảng thống kê ta thấy, lợi nhuận bình quân của lao động ở khách sạn Hòa Bình cao, năm 2007 đạt 23,14 triệu đồng/người, chứng tỏ việc sử dụng lao động ở Hòa Bình đạt hiệu quả cao. Đây là một điểm mạnh của Hoà Bình.
Ở bảng thống kê trên, ta thấy có một điểm đáng chú ý là lợi nhuận bình quân đầu người của năm 2007 lại tăng 314,8% so với năm 2006. Điều này – như đã giải thích ở phần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - việc giảm đột ngột doanh thu năm 2006 so với năm 2005 và tăng mạnh trở lại vào năm 2007 lý giải cho chỉ số sịnh lời bình quân lao động của Hòa Bình lại tăng rất lớn như vậy.
3) Chế độ lương, thưởng cho nhân viên
Về lương
Do nhân viên làm việc ở Hòa Bình phần lớn đã vào biên chế nhà nước và hưởng lương theo doanh thu cho nên kết quả hoạt động kinh doanh của Hòa Bình phản ánh mức lương của nhân viên. Với hình thức trả lương theo doanh thu, nhân viên sẽ tự ý thức được sự cố gắng và làm việc có hiệu quả của mình sẽ làm cho mức lương của mình cao hơn và từ đó sẽ cố gắng hơn, nhiệt tình và tự chủ hơn trong công việc.
Bảng 11: Lương bình quân lao động của Hòa Bình và của toàn ngành du lịch Cần Thơ 2005 – 2007
Đvt: 1000 đồng
Lương bình quân tháng của lao động
2005
2006
2007
Chênh lệch 2006/2005
Chênh lệch 2007/2006
Mức
%
Mức
%
Khách sạn Hòa Bình
2.214
1.915
2.276
-299
-13,5
361
18,9
Ngành du lịch Cần Thơ
1.191
1.356
1.749
165
13,9
393
29,0
(Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Hòa Bình và Sở du lịch Cần Thơ)
Qua bảng thống kê ta thấy lương bình quân tháng của lao động khách sạn Hòa Bình là rất cao, cao lương bình quân của toàn ngành du lịch toàn Thành phố và tăng giảm theo doanh thu của nó, tuy có giảm 13,5% trong năm 2006 nhưng nếu tính từ năm 2005 - 2007 thì có xu hướng tăng (năm 2007 tăng 18,9 % so với năm 2006). Điều này chứng tỏ việc trả lương cho lao động của Hòa Bình cao hơn lương bình quân ngành, nó sẽ là nhân tố trực tiếp tác động đến lòng trung thành của nhân viên làm việc.
Về phúc lợi, khen thưởng
Do đây là công ty nhà nước, cho nên việc trả lương, bảo hiểm xã hội, các phúc lợi xã hội khác sẽ được thực hiện đầy đủ, người lao động sẽ được hưởng những quyền của mình theo đúng với luật lao động Việt Nam. Việc khen thưởng, nêu gương lao động, được thực hiện khá bày bản, do ban giám đốc nhận xét thông qua trao đổi ý kiến với các tổ trưởng của các bộ phận, phòng ban. Chính vì thế, người lao động sẽ an tâm trong công việc, và không phải bận tâm nhiều về các quyền lợi của mình, vì nó được đảm bảo được thực hiện đầy đủ và công bằng, do đó họ sẽ làm việc có hiệu quả hơn.
Để thực hiện các hoạt động chức năng đòi hỏi Hòa Bình phải có bộ phận đề ra các kế hoạch tài chính cho từng từng bộ phận cũng như của toàn doanh nghiệp. Một điều rất quan trọng để lập các kế hoạch tài chính là phải có các số liệu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh từ phòng kế toán. Sau đây tôi sẽ phân tích tình hình tài chính của Hòa Bình.
3.3.4. Tài chính – Kế toán
Ở phần giới thiệu về công ty, ta đã phân tích sâu về kết quả hoạt động kinh doanh về các kết cấu doanh thu, lợi nhuận và tỉ lệ phần trăm tăng giảm trong mỗi năm. Ở phần này, chỉ tập trung phân tích các chỉ số tài chính cuả khách sạn Hoà Bình trong 3 năm 2005 - 2007.
*Phân tích các tỉ số tài chính:
a) Chỉ số thanh khoản
Qua 3 năm ta thấy chỉ số thanh toán hiện thời và chỉ số thanh toán nhanh đều tăng, đặc biệt trong năm 2007 chỉ số thanh toán nhanh là 1,93 lần, tăng 75,45% so với năm 2006. Trong năm 2006, mặc dù doanh thu và lợi nhuận giảm rất đáng kể so với năm 2005 nhưng chỉ số thanh toán vẫn tăng, cụ thể chỉ số thanh toán hiện thời tăng 14,39% và chỉ số thanh toán nhanh tăng 3,38%. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của Hòa Bình ngày càng được đảm bảo.
b) Tỷ số hiệu quả hoạt động
Một điểm đáng chú ý là sự biến động của chỉ số hàng tồn kho qua 3 năm qua. Qua 3 năm ta thấy tỷ số vòng quay hàng tồn kho đều cao, vì doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn. Trong năm 2006 chỉ số này chỉ có 102,03 vòng giảm 32,1% so với năm 2005 (150,23 vòng) nhưng đến năm 2007 thì chỉ số này là 268,11 vòng tăng tới 162,78% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2006 lượng khách đến với nhà hàng giảm đáng kể.
Thứ hai là chỉ số vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản. Các tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định và tổng tài sản. Nhìn chung, các tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản ở Hòa Bình là thấp (xem Bảng 11) và nó biến động thất thường. Trong năm 2006, các tỷ số này đều giảm so với năm 2005, nhưng năm 2007 lại có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể, tỷ số vòng quay tổng tài sản trong năm 2006 là 0,35 lần giảm 7,9% so với năm 2005 (0,38 lần) nhưng trong năm 2007 tỷ số này là 0,37 lần, tăng 57,2% so với năm 2006. Điều này do ảnh hưởng phần lớn của các yếu tố vĩ mô (mức độ gia nhập ngành trong năm 2006 là rất lớn – xem bảng 16) trong năm 2006 làm giảm đột ngột lượng khách đến Hoà Bình.
Nhìn chung, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Hòa Bình còn thấp, chứng tỏ Hòa Bình chưa khai thác hết năng lực của mình.
c) Tỷ số quản trị nợ
Các tỷ số nợ trên tổng tài sản và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đều giảm qua các năm, và mức giảm ngày càng tăng. Cụ thể:
+ Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Năm 2006 là 0,57 lần giảm 1,73% so với năm 2005; năm 2007 là 0,55 lần, giảm 3,51% so với năm 2006.
+ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Năm 2006 là 1,32 lần giảm 3,65% so với năm 2005; năm 2007 là 1,22 lần, giảm 7,58 % so với năm 2006.
Riêng chỉ số khả năng thanh toán lãi vai, tỷ số này năm 2005 là 2,38 lần, nhưng sau đó vào năm 2006 lại giảm chỉ còn 1,47 lần (do doanh thu giảm trong năm 2006 làm giảm khả năng thanh toán lãi vai), và rồi tăng trở lại vào năm 2007 (6,80 lần).
Nhận xét: Các tỷ số quản trị nợ của Hòa Bình đều cho thấy mức độ chuyển biến tốt theo thời gian, điều này cho thấy Hòa Bình ngày càng quan tâm đến vấn đề quản trị nợ của mình.
d) Tỷ số khả năng sinh lợi
Nhìn chung, các tỷ số khả năng sinh lợi của Hòa Bình là rất thấp. Trong khi tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ có 3,85% trong năm 2005 và chỉ có 7,68% trong năm 2007, đó là chưa kể chỉ số này chỉ có 1,96% trong năm 2006. Tuy nhiên, chỉ số này lại có cải thiện đáng kể trong năm 2007, cụ thể nó tăng tới 291,83 so với năm 2006. Không chỉ riêng tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng trong năm 2007 mà cả các tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) (tăng 271,66%) và chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cũng tăng ( tăng 302,22%).
Tóm lại, các tỷ số sinh lợi còn thấp, điều này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Hòa Bình còn thấp, chưa tận dụng hết nguồn lực bên trong doanh nghiệp.
Bảng 12: Tổng hợp các tỷ số tài chính khách sạn Hòa Bình năm 2005 – 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Chênh lệch 2006/2005
Chênh lệch 2007/2006
Mức
%
Mức
%
Các tỷ số thanh khoản
1
Tỷ số thanh toán hiện thời
Lần
1,39
1,59
2,03
0,20
14,39
0.44
27,67
2
Tỷ số thanh toán nhanh
Lần
1,06
1,10
1,93
0,04
3,38
0,83
75,45
Các tỷ số hiệu quả hoạt động
3
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Vòng
150,23
102,03
268,11
-48,20
-32,10
166,08
162,78
4
Kỳ thu tiền bình quân
Ngày
7,52
8,22
7,02
0,70
9,31
-1,20
-14,60
5
Vòng quay tài sản cố định
Lần
0,40
0,36
0,38
-0,04
-10,00
0,02
5,56
6
Vòng quay tổng tài sản
Lần
0,38
0,35
0,37
-0,03
-7,90
0,02
57,20
Các tỷ số quản trị nợ
7
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Lần
0,58
0,57
0,55
-0,01
-1,73
-0,02
-3,51
8
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Lần
1,37
1,32
1,22
-0,05
-3,65
-0,10
-7,58
9
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vai
Lần
2,38
1,47
6,80
-0,91
-38,24
5,33
362,58
Các tỷ số khả năng sinh lợi
10
Tỷ số LNR trên doanh thu (ROS)
%
4,01
2,47
9,18
-1,54
-38,40
6,71
271,66
11
Tỷ số LNR trên tổng tài sản (ROA)
%
1,62
0,86
3,46
-0,76
-46,91
2,60
302,32
12
Tỷ số LNR trên vốn chủ sỡ hữu (ROE)
%
3,85
1,96
7,68
-1,89
-49,01
7,72
291,83
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Phòng kế toán khách sạn Hòa Bình)
Sau khi phân tích môi trường nội bộ của Hòa Bình để nhận diện các điểm mạnh và điểm yếu, tôi sẽ tiến hành lập ma trận các yếu tố nội bộ của nó.
3.3.5. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)
Bảng 13 : Ma trận các yếu tố bên trong của khách sạn Hoà Bình
STT
Các yếu tố
Tầm quan trọng
Trọng số
Tính điểm
1
Chất lượng phục vụ tốt
0,12
3
0,36
2
Bộ phận chiêu thị còn yếu
0,08
2
0,16
3
Uy tín của khách sạn cao
0,09
3
0,27
4
Vị trí kinh doanh thuận lợi
0,08
3
0,24
5
Cơ sở vật chất đã cũ
0,09
2
0,18
6
Có sự thống nhất giữa các bộ phận
0,08
2
0,16
7
Tỉ lệ lao động trình độ đại học ở cấp lãnh đạo cao
0,09
3
0,27
8
Tình hình tài chính
0,08
2
0,16
9
Bãi đậu xe chưa tương xứng với khách sạn
0,07
2
0,14
10
Quản trị nhân sự hiệu quả
0,08
3
0,24
11
Cơ cấu tổ chức phù hợp
0,06
2
0,12
12
Lợi nhuận bình quân của lao động
0,08
3
0,24
Tổng số điểm
1,0
2,54
(Nguồn: Tác giả tự thực hiện)
Nhận xét: Qua bảng ma trận các yếu tố nội bộ của khách sạn Hoà Bình ta thấy tổng số điểm của nó đạt được là 2,54 > 2,5, điều này chứng tỏ Hoà Bình mạnh về nội bộ. Tuy nhiên số điểm chỉ có 2,54 nói lên sức mạnh của Hoà Bình là không cao.
Bước tiếp theo, tôi sẽ phân tích môi trường tác nghiệp trong ngành của khách sạn Hoà Bình, các nhân tố của môi trường này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của nó.
CHƯƠNG 4
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN
4.1. MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP
4.1.1. Khách hàng
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, khách hàng là người rất quan trọng, là người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Họ và doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời nhau được.
Khách hàng của Hòa Bình bao gồm chủ yếu là khách đi du lịch, khách đi công tác xa từ các tỉnh lân cận và Thành phố Hồ chí Minh có nhu cầu lưu trú ở Thành phố Cần Thơ, và khách quốc tế. Có thể chia thị trường khách hàng thành 2 nhóm khác nhau theo lãnh thổ đối với dịch vụ lưu trú của Hòa Bình:
Nhóm 1: Khách trong nước, đối với nhóm khách hàng họ đến với Hòa Bình chủ yếu là do đi du lịch hoặc đi công tác khi đó họ có nhu cầu ở lại qua đêm. Có thể nói, Hòa Bình là khách sạn hết sức quen thuộc đối với nhóm khách hàng này, bởi vì từ nhiều năm nay Hòa Bình đã tạo được mối quan hệ rất tốt đẹp với họ. Tuy nhiên, nhóm khách hàng này có một đặc điểm là khi nào có đi công tác tại thành phố Cần Thơ thì mới lưu trú ở Hòa Bình.
Bảng 14:Doanh thu từ dịch vụ phòng của khách sạn Hòa Bình 2005 – 2007
Đvt: 1000đ
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh thu phòng
2.572.971
100
2.452.522
100
3.019.966
100
Khách quốc tế
434.287
16,9
534.813
21,8
1.004.164
33,3
Khách nội địa
2.138.684
83,1
1.917.709
78,2
2.015.802
66,7
(Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Hòa Bình)
Nhóm 2: Khách du lịch quốc tế, phần lớn khách du lịch quốc tế đều đến với thành phố Cần Thơ đều nghỉ chân ở khách sạn, Hòa Bình là một trong số đó. Đối với họ, khách sạn nào nếu đáp ứng đầy đủ tiện nghi và thoải mái là được. Vì vậy, số khách này có thể lưu trú tại Ninh Kiều 2, Victoria, Gold, quốc tế… mà không nhất thiết là Hòa Bình.
Tuy nhiên qua bảng thống kê ta thấy, doanh thu dịch vụ phòng đối với khách quốc tế càng tăng, từ tỉ lệ thấp chỉ có 16, 9% tổng doanh thu phòng năm 2005 đã lên 21,8% năm 2006 và đạt tới con số 33,3% năm 2007. Điều này cho thấy, thị trường khách quốc tế ngày càng tăng, do đó nếu chúng ta biết đầu tư tập trung vào nhóm khách hàng này thì sẽ đạt được những kết quả tốt.
Đối với lĩnh vực nhà hàng: Đối tượng khách chủ yếu là dân cư khá giả tại Thành phố Cần Thơ, và chủ yếu là khách quen. Nhóm này đến với Hòa Bình chủ yếu dùng điểm tâm, café, và bàn chuyện làm ăn. Phần còn lại là việc nhận tổ chức tiệc, liên hoan, sinh nhật...
Bảng 15:Doanh thu từ nghành du lịch Thành phố Cần Thơ năm 2005 - 2007
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng doanh thu
231.260
100
270.980
100
365.000
100
Khách quốc tế
63.557
27,5
69.080
25,5
70.271
19,3
Khách nội địa
167.703
72,5
201.900
74,5
294.729
80,7
(Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Cần Thơ)
4.1.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Lĩnh vực khách sạn đang trên đà phát triển và có tiềm năng rất lớn. Đối với thành phố Cần Thơ hiện nay có khoản 140 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 27 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao. Các khách sạn là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Hòa Bình là: Victoria (4 sao), Golf (4 sao), Sài gòn – Cần Thơ (3 sao), Ninh Kiều 2 (4 sao).
Để tiện so sánh khách sạn Hoà Bình với đối thủ cạnh tranh chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong ngành, từ đó giúp ban giám đốc nhận biết được các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình và đối thủ cạnh tranh, đồng thời xác định được lợi thế cạnh tranh cho tổ chức và điểm yếu cần khắc phục, tôi sẽ xây dựng bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh của Hoà Bình với một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
Bảng 16: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của khách sạn Hoà Bình
Các yếu tố
Mức độ quan trọng
Hòa Bình
Victoria
Golf
SG - CT
Phân loại
Số điểm quan trọng
Phân loại
Số điểm quan trọng
Phân loại
Số điểm quan trọng
Phân loại
Số điểm quan trọng
1.Thị phần
2.Chất lượng phục vụ
3.Cơ sở vật chất
4.Định giá
5.Họat động chiêu thị
6.Khả năng tài chính
7.Vị trí thuận tiện
8.Tình trạng nhân sự - quản lí
9.Lòng trung thành của khách hàng
0,12
0,13
0,13
0,09
0,10
0,08
0,12
0,12
0,11
3
3
2
3
1
2
3
3
3
0,36
0,39
0,36
0,27
0,10
0,16
0,36
0,36
0,33
3
4
3
3
2
3
3
3
3
0,36
0,52
0,39
0,27
0,20
0,24
0,36
0,36
0,33
3
4
4
3
3
3
3
3
3
0,36
0,52
0,52
0,27
0,30
0,24
0,36
0,36
0,33
3
3
3
2
2
3
3
3
2
0,36
0,39
0,39
0,18
0,20
0,24
0,36
0,36
0,22
Tổng
1,00
2,69
3,03
3,26
2,70
(Nguồn: Tác giả tự thực hiện)
Qua phân tích ta thấy mức điểm của khách sạn Hòa Bình là 2,69 cho thấy mức độ phản ứng là tốt, tuy nhiên so với một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu như: Victoria (3,03), Golf (3,26), Sài gòn - Cần Thơ (2,70) thì vẫn còn rất khiêm tốn. Điều này chứng tỏ vị trí cạnh tranh trong ngành của Hòa Bình so với các đối thủ cạnh tranh mạnh thì mức độ cạnh tranh còn kém.
4.1.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Trong thời buổi ngành du lịch và dịch vụ ngày càng phát triển tại Việt Nam nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng, nhu cầu về dịch vụ lưu trú và ăn uống là rất lớn. Chính vì lý do đó, nên ngành này ngày càng được người ta quan tâm đầu tư vào nhằm dành thị phần và cạnh tranh với các đối thủ hiện tại.
Theo thống kê của sở du lịch Thành phố Cần Thơ, trong năm 2005 tổng số khách sạn tại ở Thành phố là 97 thì tới năm 2006 là 115, tăng 18,6 % so với năm 2005. Con số khách sạn đã lên tới con số 135 năm 2007, so với năm 2006 tăng 14,8 %.
Ta thấy mức độ gia nhập ngành của lĩnh vực khách sạn là rất lớn. Điều này rõ ràng là một mối đe dọa cho Khách sạn Hòa Bình.
Một trong những điểm đáng chú ý là số lượng khách sạn trong năm 2006 tăng đột biến tới 18,6% so với năm 2006. Tổng số giường năm 2006 đạt 4.733, tăng 22,1 % so với năm 2005 (3.876 giường). Điều này kéo theo công suất phòng tăng không đáng kể, chỉ tăng 0.9%.
Bảng 17: Số lượng, số buồng, giường và công suất hoạt động của khách sạn ở Cần Thơ 2005 - 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Tổng số KS
KS
97
115
135
Số buồng
Buồng
2.355
2.892
3.285
Số giường
Giường
3.876
4.733
5.437
Công suất phòng b/q
%
54,1
55,0
59,0
(Nguồn: Sở du lịch Thành phố Cần Thơ)
Với số lượng khách sạn gia nhập ngành rất lớn trong năm 2006, đã đẩy công suất phòng bình quân giảm xuống. Điều này lý giải tại sao doanh thu khách sạn Hòa Bình lại giảm đáng kể trong năm 2006.
4.1.4. Sản phẩm thay thế
Đối với lĩnh vực dịch vụ Khách sạn – nhà hàng thì sản phẩm thay thế chỉ có thể là các nhà trọ, nhà nghỉ, các dịch vụ lưu trú tương tự; các quán ăn, nhà hàng, mọc lên ngày càng đông. Các sản phẩm dịch vụ này có khả năng thay thế rất lớn đối với nhà hàng, khách sạn - là mối đe dọa trực tiếp.
Ngoài ra, đối với các dịch vụ tổ chức tiệc cưới, sinh nhật, chiêu đãi… ngày nay cũng đã có những dịch vụ chuyên về lĩnh vực này, họ rất chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ thì rất tốt.
Vì vậy, các dịch vụ nói trên cũng là mối đe dọa tiềm tàng và nếu không nói là đang trực tiếp tác động làm thay đổi lợi thế đang có của ngành.
4.1.5. Nhà cung cấp
a) Nhà cung ứng vốn
Các nhà cung cấp vốn cho khách sạn chủ yếu là các Ngân hàng quen thuộc, có mối quan hệ làm ăn với Hòa Bình từ lâu, như : Vietcombank, Agribank…. Cho nên việc cần vốn hoạt động là không khó cho lắm, hơn nữa Hòa Bình cũng rất hạn chế khi phải đi vay vốn ở khác ngân hàng.
b) Nhà cung ứng lao động
Số lao động làm việc trong ngành dịch vụ du lịch phát triển rất lớn, đối với khách sạn Hòa Bình thì không khó khi tìm một vị trí nào đó. Thành phố Cần Thơ có các cơ sở đào tạo các chuyên nghành du lịch như: Đại học Cần Thơ (Quản trị du lịch, hướng dẫn viên du lịch…); Trường trung cấp du lịch Vũng Tàu trụ sở đặt tại Thành phố Cần Thơ;… nói chung nguồn lao động đang rất dồi dào, và có nhu cầu rất lớn.
Bảng 18: Lao động trong ngành du lịch TP. Cần Thơ 2005 - 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Lao động tham gia
Người
1.973
2.010
2.025
Lương bình quân
1000 Đ
1.191
1.356
1.749
(Nguồn: Sở du lịch Thành phố Cần Thơ)
Trong thời gian sắp tới, do nhận thức được sự phát triển của ngành du lịch nói chung, một số cơ sở đào tạo nghề về lĩnh vực này sẽ ra đời và thực hiện đào tạo đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của ngành. Đây cũng có thể được xem là một đặc điểm làm cơ sở cho mình xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
a) Nhà cung cấp các thiết bị và nguyên liệu
Đối với khách sạn thì trang thiết bị là yếu tố quan trọng, tuy nhiên các thiết bị này thông thường có thời gian sử dụng rất lâu, nên khoảng thời gian để tìm nhà cung cấp vừa lòng và thích hợp cho việc thay thế chúng khi đến “tuổi” là không thành vấn đề. Hơn nữa, trong mấy năm gần đây, thị trường đồ dùng điện tử (máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, quạt….) và thị trường nội thất phát triển nhanh và cạnh tranh gay gắt sẽ được lợi cho Hòa Bình khi Hòa Bình có “quyền mua” mạnh.
Đối với nhà hàng, Hòa Bình lấy nguyên liệu chủ yếu thông qua các chợ và siêu thị lớn ở TP. Cần Thơ như: Metro, Co.op Mark…. Thường thì khi cần là khách sạn gọi điện cho các cơ sở trên trước một ngày để chuẩn bị (đối với tiệc cưới, chiêu đãi….) còn thông thường thì các cơ sở trên cung cấp cho Hòa Bình dựa vào nhu cầu Bình quân của mỗi ngày. Đây là những mối làm ăn quen thuộc, nên không có việc ép giá, và mặc cả.
Tóm lại, Hòa Bình rất yên tâm về các nhà cung cấp, điều này về bản chất, nó chứng minh được uy tính kinh doanh của Hòa Bình trong thời gian hoạt động vừa qua.
Công việc cuối cùng của phần phân tích là phân tích môi trường vĩ mô để từ đó nhận ra các cơ hội và các đe dọa cho công việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Hoà Bình.
4.2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
4.2.1. Ảnh hưởng của kinh tế
a) Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước và của ngành khách sạn – nhà hàng
Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO, có điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các nghành dịch công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta trong mấy năm vừa qua đạt tỉ lệ khá cao. Tính theo giá so sánh năm 1994 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 8,18 % năm 2006 và năm 2007 con số này là 8,48 %. Trong 3 năm liên tiếp đạt trên mốc 8 %/năm.
Bảng 19: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2005 – 2007
ĐVT: Tỉ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng sản phẩm
392.996
425.135
461.189
Tốc độ tăng trưởng (%)
-
8,18
8,48
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Bảng trên cho thấy kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, điều này sẽ tạo ra các cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Riêng đối với thành phố Cần Thơ, tốc độ tăng trưởng GDP cũng đạt tốc độ rất cao và cao hơn mức tăng trưởng GDP của cả nước.
“Kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 3 năm (2005 - 2007) đạt 16,08%, riêng năm 2007 đạt 16,27% - là mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 15,16 triệu đồng, riêng năm 2007 đạt 18,19 triệu đồng.” (Tạp chí Cộng sản số 6 (150) năm 2008 – “Thành phố Cần Thơ trên con đường đổi mới và hội nhập”. Tác giả Nguyễn Tấn Quyên – Bí thư Thành uỷ Thành phố Cần Thơ)
Bảng 20 : Tăng trưởng GDP Cần Thơ 2005 – 2007
Đvt:%
2005
2006
2007
Tăng trưởng 2005- 2007
Cần Thơ
16,6
16,2
16,3
16,1
(Nguồn: Cục thống kê Thành phố Cần Thơ)
Kinh tế thời hội nhập, mọi thứ phát triển mạnh mẽ. Trong điều kiện toàn cầu hóa, sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ và du lịch lại càng cho chúng ta thấy rõ điều này, đặc biệt là lĩnh vực khách sạn – nhà hàng.
Bảng 21: Cơ cấu GDP của Việt Nam 2005 – 2007 theo giá thực tế
Chỉ tiêu
Thực hiện (Tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
2005
2006
2007
2005
2006
2007
Tổng
839.211
973.791
1.143.442
100,00
100,00
100,00
Dịch vụ
319.003
370.771
436.146
38,01
38,08
38,14
Nhà hàng khách sạn
29.329
35.861
44.953
3,49
3,68
3,93
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Lĩnh vực khách sạn – nhà hàng ngày càng chiếm cơ cấu cao trong tổng GDP của cả nước, nếu trong năm 2005 chỉ chiếm có 3,04 % thì năm 2006 tỉ lệ này là 3,68 % và con số này lên tới 3,93 % trong năm 2007.
Đây là những chứng minh cho sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ nói chung và lĩnh vực nhà hàng – khách sạn nói riêng của cả nước.
Riêng Thành phố Cần Thơ, chỉ xét trong 3 năm 2005 – 2007, ngành du lịch phát triển càng mạnh mẽ:
Bảng 22: Cơ cấu doanh thu ngành du lịch Thành phố Cần Thơ 2005 - 2007
Chỉ tiêu
Thực hiện (Triệu đồng)
Cơ cấu (%)
2005
2006
2007
2005
2006
2007
Tổng
231.260
270.980
365.000
100,00
100,00
100,00
Thuê phòng
80.247
95.842
140.175
34,70
35,37
38,41
(Nguồn: Sở du lịch Thành phố Cần Thơ)
Qua bảng thống kê ta thấy doanh thu của ngành du lịch Thành phố Cần Thơ, tăng trong 3 năm 2005 – 2007, riêng trong năm 2007 đã tăng 34,7% so với năm 2006 đạt 365 tỉ đồng, dịch vụ thuê phòng năm 2007 tăng 46,3 % so với năm 2006 đạt 98,8 tỉ đồng chiếm 38,41 % doanh thu ngành du lịch Thành phố Cần Thơ. Dự báo trong 3 năm tới ngành du lịch sẽ có những mức tăng trưởng cao do xu hướng ngày càng tăng của ngành.
Điều này cho thấy một cơ hội rất lớn cho việc kinh doanh của Hoà Bình nhằm tranh thủ sự phát triển chung của toàn ngành.
Tuy nhiên, có một đe doạ song song với cơ hội đó đối với Hoà Bình là sự gia nhập ngành ngày càng mạnh mẽ của lĩnh vực nhà hàng – khách sạn. Điều này sẽ khiến việc cạnh tranh ngày càng thêm gay gắt hơn.
b) Biến động giá cả
Cùng với việc tăng trưởng kinh tế nóng ở tỉ lệ rất cao, giá cả cũng có xu hướng tăng nhanh chóng:
“Giá tiêu dùng năm 2007 diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng cao ở các tháng cuối năm. Giá tiêu dùng tháng 12 năm 2007 tăng 2,91% so với tháng trước. So với tháng 12 năm 2006, giá tiêu dùng năm 2007 tăng 12,63%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng từ 1,69% đến 7,27%.
Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8,3%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11,16%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,01%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3,18-6,15%.” (Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2007 - Tổng cục thống kê)
Nhìn chung, giá cả các nhóm dịch vụ ăn uống là điểm đáng chú ý nhất tác động trực tiếp và mạnh nhất tới ngành kinh doanh của khách sạn – nhà hàng Hòa Bình, vì con số này lên tới 11,6% cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP tới 3,12% và có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian sắp tới. Đây là một đe doạ cho hoạt động kinh doanh của Hoà Bình.
4.2.2. Xu hướng khách quốc tế đến Việt Nam tăng
Việt Nam được xem là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất thế giới, điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế văn hoá chính trị xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế với tốc độ phát triển của ngành du lịch rất mạnh.
Chứng minh cho nhận định trên là việc thống kê số lượng khách quốc tế đến Việt Nam:
Bảng 23: Số lượng và mục đích đến Việt Nam của khách quốc tế
Mục đích đến VN của khách quốc tế
2006
2007
Tốc độ phát triển 2007 so với 2006 (%)
Lượt
%
Lượt
%
Tổng
3.583.486
100,00
4.229.349
100,00
118,00
Du lịch
2.068.875
57,73
2.605.749
61,61
126,00
Công việc
575.812
16,07
673.782
15,93
117,00
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Số khách đến Việt Nam năm 2007 đạt 4,3 triệu người tăng 118,0 % so với năm 2006; trong đó vì mục đích du lịch đạt 2,6 triệu người tăng 126,0 % so với năm 2006; và vì mục đích công việc đạt 0,67 triệu người tăng 117,0 % so với năm 2006; còn lại là vì mục đích khác.
Ta thấy một điểm đáng chú ý là số khách đến Việt Nam để du lịch chiếm tỉ lệ rất cao, 57,73 % năm 2006 lên tới 61,61 % trong tổng số khách đến Việt Nam và tỉ lệ tăng trưởng rất cao 126,0 %.
Dự báo trong thời gian sắp tới, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướn tăng nhanh chóng. Điều trên xuất phát từ nguyên nhân là Việt Nam có điều kiện chính trị pháp luật ổn định, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Từ gốc độ tiềm năng phát triển ngành dịch vụ du lịch nói chung và nhà hàng – khách sạn nói riêng thì đây rõ ràng là một cơ hội rất lớn cho Hòa Bình.
4.2.3. Chính trị - pháp luật
- Việt Nam hiện nay là được xếp vào những nước có nền chính trị ổn định cao. Điều này cho thấy sự bền vững của môi trường đầu tư. Từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, cũng như các doanh nghiệp muốn mở rộng qui mô sản xuất.
- Luật Doanh Nghiệp đã được sửa đổi và bổ sung ngày càng hoàn thiện, cơ chế thông thoáng khuyến khích Doanh Nghiệp đầu tư và phát triển. Đây là một sự thuận lợi đối với ngành cũng như là cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
- Mục tiêu số lượng Doanh nghiệp của chính phủ: Đây thực sự là một cơ hội rất lớn đối với ngành vì sự ra đời của nhiều doanh nghiệp làm cho qui mô thị trường ngày càng lớn. Điều này kích thích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng để nắm bắt cơ hội lớn này.
Riêng đối vơi Thành phố Cần Thơ, Sở du lịch đề ra các chỉ tiêu nhân năm du lịch quốc gia Mekong - Cần Thơ năm 2008:
“Năm 2008 ngành Du lịch thành phố Cần Thơ dự kiến tiếp đón và phục vụ khoảng 2,5 triệu lượt khách, trong đó:
- Khách quốc tế: 300.000 lượt tăng 100% so với năm 2007.
- Khách nội địa: 2,2 triệu lượt, tăng 42% so với năm 2007.
- Tổng doanh thu toàn ngành là 450 tỉ đồng tăng 23% so với năm 2007.
- Tổ chức và phục vụ cho 8.000 lượt khách nước ngoài vào, tăng 7% so năm 2007, đưa 5.500 lượt khách trong nước đi nước ngoài tăng 45% so với năm trước và khách du lịch nội địa là 62.000 lượt, tăng 48% so với năm 2007.”(Văn phòng Sở du lịch Thành phố Cần Thơ)
Đây là cơ hội rất lớn cho việc kinh doanh của Hoà Bình. Đây không chỉ là cơ hội riêng cho Hoà Bình mà cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn – nhà hàng, chính cơ hội này sẽ trở thành đe doạ cho Hoà Bình.
4.2.4. Yếu tố văn hóa – xã hội.
Xu hướng tiêu dùng tăng: Sau hơn hai mươi năm đổi mới, kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ thu nhập tăng, nhu cầu thụ hưởng cuộc sống cũng từ đó phát sinh trong dân chúng, con người ngày càng tiêu xài nhiều hơn, sử dụng những dịch vụ sang trọng hơn. Chất lượng cuộc sống ngày càng được đảm bảo.
Chính vì lý do trên, việc phát triển dịch vụ du lịch là phần không thể thiếu nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
4.2.5. Yếu tố tự nhiên
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất đa dạng nằm trong tiểu vùng Mê Kông có hệ sinh thái đa dạng, mang đậm nét văn hóa của một vùng miệt vườn sông nước đặc trưng sản sinh nhiều sản phẩm du lịch đa dạng (vườn trái cây, vườn sinh thái, các làng nghề, bè cá, chợ nổi… ). Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội của vùng, chính vì vậy Cần Thơ có tiềm năng rất lớn phát triển các dịch vụ du lịch và khách sạn – nhà hàng.
Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, sản phẩm du lịch được khai thác hiện nay ở ĐBSCL vẫn co cụm và khá giống nhau là du lịch sinh thái miệt vườn sông nước, các tuyến tham quan trong khu vực chưa tạo nên cảm giác mới mẻ để kích thích sự khám phá của du khách. Mặc khác, một số địa điểm du lịch do phát triển nóng quá nên vấn đề ô nhiễm môi trường lại không được chú ý đến. Đây là một hạn chế của ngành du lịch nói chung và là một đe dọa cho những doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực này.
Sau khi phân tích môi trường vĩ mô và nhận diện ra các cơ hội và các đe doạ đối với việc kinh doanh của Hòa Bình, tôi sẽ tổng hợp và chọn lọc ra những yếu tố quan trọng nhất từ đó xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE).
4.2.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Bảng 24: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của khách sạn Hoà Bình
STT
Yếu tố bên ngoài chủ yếu
Tầm quan trọng
Phân loại
Số điểm quan trọng
1
GDP tăng trưởng cao – thu nhập tăng
0,07
2
0,14
2
Tăng trưởng ngành dịch vụ cao
0,08
3
0,24
3
Ngành du lịch, nhà hàng – khách sạn Cần Thơ phát triển
0,11
3
0,33
4
Mức độ gia nhập ngành cao
0,10
2
0,20
5
Giá cả dịch dịch vụ ăn uống tăng cao
0,09
2
0,18
6
Chính trị ổn định – lượng khách quốc tế tăng
0,08
3
0,24
7
Chính phủ chọn Cần Thơ tổ chức năm du lịch quốc gia
0,12
3
0,36
8
Xu hướng hưởng thụ cuộc sống
0,10
3
0,30
9
Tiềm năng phát triển du lịch của ĐBSCL
0,07
2
0,14
10
Cạnh tranh ngày càng gay gắt
0,10
2
0,20
11
Khách hàng ngày càng khó tính
0,08
3
0,24
Tổng số điểm
1,00
2,57
(Nguồn: Tác giả tự thực hiện)
Nhận xét: Qua việc xây dựng ma trận EFE, ta thấy tổng số điểm là 2,57 là thấp, chỉ ở mức trung bình. Điều này cho thấy khả năng tận dụng các cơ hội và tối thiểu hoá các đe dọa của môi trường bên ngoài còn thấp.
Đến đây, công việc phân tích tình hình nội bộ và môi trường kinh doanh bên ngoài đã xong, tôi sẽ tiến hành xây dựng chiến lược dựa trên những kết quả đã phân tích.
CHƯƠNG 5
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO KHÁCH SẠN HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
5.1. XÂY DỰNG MỤC TIÊU CHO KHÁCH SẠN HÒA BÌNH ĐẾN 2010
5.1.1. Cơ sở xác định mục tiêu
Hiện nay đất nước ta đang phát triển với tốc độ cao, nhu cầu hợp tác kinh doanh giữa các quốc gia, vùng, miền ngày càng cao. Đây là cơ hội rất lớn cho Hoà Bình tăng công suất phục vụ.
Ngành du lịch, khách sạn – nhà hàng của cả nước nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu giải trí, du lịch, ăn uống ngày càng lớn. Thêm vào đó là sự kiện Thành phố Cần Thơ đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia năm 2008.
Kinh nghiệm phục vụ trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn hơn 10 năm của Hoà Bình cộng với đội ngũ lãnh đạo có trình độ cao cùng kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh năm 2007.
5.1.2. Mục tiêu từ 2008 đến năm 2010 của khách sạn Hòa Bình
- Công suất phòng bình quân đạt từ 95 – 98% mỗi năm.
- Tuyển 3 nhân lao động đại học chuyên ngành marketing
- Doanh thu tăng bình quân 14 %/năm
- Lương bình quân tăng 8%/năm.
- Lợi nhuận chiếm 12 %/doanh thu đạt 1,68 tỉ đồng.
5.2. HÌNH THÀNH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
5.2.1. Ma trận SWOT
Bảng 25: Ma trận SWOT
S
W
O
T
1.2
Điểm mạnh (S)
1.3
Điểm yếu (W)
Chất lượng phục vụ tốt và uy tín
Sử dụng lao động hiệu quả
Bộ phận lãnh đạo có trình độ cao
Cơ cấu tổ chức phù hợp
Định giá linh hoạt
Vị trí kinh doanh thuận lợi
7. Kinh nghiệm kinh doanh
Chưa có bộ phận tiếp thị hiệu quả
Chỉ số sinh lợi còn thấp
Không có bãi đậu xe phù hợp
Cơ sở vật chất đã sử dụng lâu
Chậm đổi mới phương thức và phong cách phục vụ
2.1
Cơ hội (O)
2.2
Chiến lược SO
2.3
Chiến lựơc WO
Kinh tế tăng trưởng nhanh
Ngành du lịch, và khách sạn – nhà hàng phát triển nhanh chóng
Chính trị ổn định - khách quốc tế đến Việt Nam tăng
Cần Thơ là trọng điểm du lịch của ĐBCL
Xu hướng sống hưởng thụ và tiêu dùng nhiều
Tiềm năng phát triển du lịch ĐBSCL
1. S1,S2,S3,S4,S5,S6, S7 + O1,O2,O3,O5, O6 : Xâm nhập thị trường
2.S2,S3,S5,S6,S7 + O2,O3,O4, O5 : Phát triển sản phẩm
3. S2, S3, S6 + O2, O4, O5 : Đa dạng hoá đồng tâm
1.W1,W2,W3 ,W4,W5+ O1,O2,O3,O4,O5,O6 : Kết hợp về phía sau
3.1
Đe doạ (T)
3.2
Chiến lược ST
3.3
Chiến lược WT
Giá cả dịch vụ ăn uống tăng cao
Mức độ nhập ngành cao - cạnh tranh ngày càng gay gắt
Các sản phẩm thay thế phát triển
Khách hàng ngày càng khó tính
1. S1,S3,S6 S7 + T1,T2 : thâm nhập thị trường
2. S1S2,S3,S6 +T1,T4 : Đa dạng hoa hoạt động theo chiều ngang
3. S1 S2,S3,S4,S5 S6 S7+ T3,T4 : Phát triển sản phẩm
1.W1,W2, W3,W4, W5 + T1,T2, T3 : Liên doanh
(Nguồn: Tác giả tự thực hiện)
5.2.2. Ma trận chiến lược chính
Là công cụ phổ biến để hình thành các chiến lược có khả năng lựa chọn. Dựa vào ma trận đánh giá sự hấp dẫn của thị trường và ma trận vị trí chiến lược ta tổng hợp lại hình thành ma trận chính với độ hấp dẫn các khả năng chiến lược lựa chọn. Qua phân tích ở phần trên và tổng kết lại cho thấy khách sạn hoà bình nằm ở góc phần tư thứ nhất.
Hình 7: Sơ đồ ma trận chiến lược chính
5.2.3. Lựa chọn chiến lược
Qua phân tích ma trận SWOT, ma trận Chiến lược chính nhằm thực hiện mục tiêu của công ty đến năm 2010, tôi quyết định lựa chọn và theo đuổi thực hiện các chiến lược sau đây:
a) Chiến lược thâm nhập thị trường
Căn cứ để lựa chọn chiến lược là tận dụng các điểm mạnh của công ty như: cất lượng phục vụ tốt và uy tính cao, quản trị nhân sự hiệu quả, cơ cấu tổ chức phù hợp, định giá phù hợp, vị trí địa lý thuận lợi cùng kinh nghiệm phục vụ trong ngành du lịch trên 10 năm để tận dụng các cơ hội của môi trường bên ngoài như: kinh tế tăng trưởng nhanh, ngành du lịch và khách sạn – nhà hàng phát triển, chính trị ổn định – khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, Cần Thơ đã đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia 2008, tiềm năng phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long.
Khách sạn Hoà Bình lựa chọn chiến lược xâm nhập thị trường nhằm tăng thị phần cho các dịch vụ hiện có của mình. Việc này đòi hỏi phải tăng số lượng nhân viên phục vụ, tăng chi phí quảng cáo, các dịch vụ được ưu đãi, gia tăng các nổ lực tiếp thị.
b) Phát triển sản phẩm
Cùng với việc sử dụng chưa hết công suất kết hợp với mục tiêu tăng doanh thu, Hoà Bình đã chọn chiến lược phát triển sản phẩm nhằm tăng doanh thu bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm dịch vụ hiện tại:
- Nâng cao chất lượng ẩm thực, làm phong phú thực đơn cho khách trong và ngoài nước.
- Mở thêm dịch vụ các món ăn nướng phục vụ mỗi tối cho khách.
Phát triển sản phẩm đòi hỏi những nghiên cứu tốn kém chi phí, nhưng Hoà Bình có thể làm thoả mãn nhu cầu ngày càng khó tính của khách hàng và đạt được mục tiêu tăng doanh thu.
c) Đa dạng hoá đồng tâm
Với việc Hoà Bình kinh doanh trong lĩnh vực phục vụ, các dịch vụ nhà hàng – khách sạn sẽ tốt và tiện lợi hơn khi chúng có liên quan với nhau. Nhằm tận dụng các thế mạnh của đội ngủ nhân sự và quản trị hiệu quả, sẽ là tiền đề cho sự kích thích sáng tạo ra các dịch vụ mới, thu hút khách hàng và tăng thị phần của công ty, từ đó tăng lợi nhuận và hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2010 CHO KHÁCH SẠN HÒA BÌNH
5.3.1. Giải pháp về quản trị
a) Mục tiêu hàng năm
Bảng 26: Mục tiêu của Hoà Bình 2008 - 2010
Mục tiêu
2008
2009
2010
Doanh thu (Tỉ đồng)
10,72
12,21
14,00
Công suất phòng bình quân (%)
92 - 95
95 - 97
96- 98
Luơng bình quân (Triệu đồng)
24,36
25,58
26,86
Lập bộ phận tiếp thị chuyên nghiệp
Bắt đầu
-
-
b) Các chính sách thực hiện
Chính sách ưu tiên thực hiện chiến lược Marketing nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác Marketing đáp ứng kịp thời sự tăng trưởng của Công ty.
Chính sách khen thưởng sáng kiến cải tiến giảm giá thành, chi phí, dịch vụ mới, sáng tạo.
Chính sách phân quyền, uỷ quyền hợp lý, cụ thể cho từng phòng ban thực hiện nhiệm vụ của mình.
Chính sách đào tạo nguồn nhân lực để áp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Chính sách thu hút và giữ nguồn lao động có trình độ phục vụ chuyên nghiệp, tai nghề cao. Động viên, khuyến khích bằng vật chất, tinh thần đối với những người gắn bó với công ty.
Chính sách tài chính: bộ phận kế toán phải báo cáo thường xuyên tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm kiểm tra sự phát triển.
5.3.2. Giải pháp marketing
Do hoạt động Marketing của doanh nghiệp còn yếu kém nhất là bộ phận tiếp thị nên phòng kinh doanh phải tăng cường hoạt động Marketing cho công ty, tạo dựng được hình ảnh công ty trong lòng khách hàng. Ngày càng thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu chung của khách sạn.
Đẩy mạnh công tác chiêu thị, khuyến mãi đối với thị trường hiện tại, nhằm giữ chân được khách hàng cũ, đồng thời phải thâm nhập mạnh thị trường.
Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.
5.3.3. Giải pháp về tài chính
- Ưu tiên tài chính mua trang thiết bị máy móc để đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường và nâng cao chất lượng phục vụ
- Ưu tiên cho hoạt động Marketing nhằm khắc phục sự yếu kém marketing và xây dựng được một thương hiệu mạnh.
- Lập kế hoạch sử dụng tài chính hiệu quả cho nhu cầu phát triển của công ty.
- Vi tính hoá hệ thống quản lý: sử dụng những tiện ích của các phần mềm quản lý giúp cho ban Giám đốc kiểm soát, điều chỉnh những quan điểm của mình, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua những bảng báo cáo tài chính.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Qua phân tích chung tình hình họat động kinh doanh của khách sạn Hoà Bình trong 3 năm 2005 - 2007, ta thấy những vấn đề của nội bộ có những mặt hạn chế của nó như: việc không có bộ phận tiếp thị hiệu quả và việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh, cộng với việc phản ứng với các cơ hội và đe doạ bên ngoài còn hạn chế, điều này đã trực tiếp tác động đến doanh thu của Hoà Bình giảm trong năm 2006. Nó cũng gián tiếp nói lên việc bộ phận lãnh đạo chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thành lập một bộ phận tiếp thị chuyên nghiệp. Bộ phận lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến việc hoạch định một chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chưa đáp ứng được sự mong mỏi của các nhân viên tổ chức và ban lãnh đạo (công ty mẹ - CATACO).
Chính vì thế, với việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, môi trường bên ngoài và xây dựng chiến lược kinh doan cho khách sạn Hoà Bình, tôi hi vọng với đề tài này, nó sẽ giúp được cho công ty có được một cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của quản trị chiến lược và thấy được hướng đi của mình trong các năm tiếp theo.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với khách sạn Hoà Bình
+ Công ty cần phải cố gắng trong việc nâng hiệu quả họat động kinh doanh của mình để đạt mức mục tiêu đề ra: lợi nhuận chiếm 12 % doanh thu năm 2010. Để làm được điều đó thì bộ phận quản lý phải cố gắng rất nhiều trong việc điều hành và xây dựng cho mình một bộ phận tiếp thị thật hiệu quả.
+ Để xâm nhập thị trường và phát triển thi trường, công ty bổ xung được đội ngũ Marketing chuyên nghiệp thực hiện việc nghiên cứu thị trường và xây dựng các chiến lược marketing đáp ứng việc tạo dựng hình ảnh công ty và tạo doanh thu.
+ Phải nổ lực đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công ty cũng như tạo nhiều điều kiện để công nhân học tập nâng cao trình độ chuyên môn và có cơ hội phát triển nghề nghiệp
+ Nâng cấp trang web giới thiệu hình ảnh về công ty tiến tới đặt phòng qua mạng của khách hàng được đơn giản và thuận tiện.
+ Kiểm soát tốt tình hình tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính để sử dụng hiệu quả nguồn vốn và vốn vay đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của công ty.
6.2.2. Đối với nhà nước
+ Cung cấp những thông tin về tình hình phát triển kinh tế và những hướng phát triển kinh tế của vùng đặc biệt là ngành dịch vụ du lịch và nhà hàng – khách sạn.
+ Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho công ty thông qua các chính sách và khuôn khổ luật pháp tốt và thông thoáng hơn để ấn định các hoạt động của công ty trong tương lai.
+ Có chính sách đào tạo nghề nhằm tạo ra được những lao động có khả năng thích ứng với môi trường làm việc áp lực, và có đạo đức nghề nghiệp. Vì việc đào tạo này gây mất thời gian và tốn kém và làm giảm năng lực cạnh tranh của các công ty.
+ Thường xuyên mở các hội thảo, hội chợ về dịch vụ du lịch, nhà hàng- khách sạn. Đăng cai tổ chức các sự kiện du lịch hoặc văn hoá dân tộc…nhằm thu hút khách du lịch.
---HẾT---
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fred R.David, (2006). Khái luận về quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê.
2. Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Bobby G.Bizell, (1997). Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê.
3. Nguyễn Tấn Bình, ( 2000). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
4. Sở du lịch Thành phố Cần Thơ
Một số trang web như
1/ www.gso.gov.vn
2/ www.chungta.com.vn
3/ www.vncompanies.com
4/ www.vi.wikipedia.com
5/ www.canthotourist.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn hoà bình giai đoạn 2008 – 2010.doc