Mạng lưới phân phối không những có vai trò quan trọng trong việc lưu
thông hàng hóa, mở rộng quy mô thị trường mà còn tác động mạnh mẽ đến sự
chuyển đổi của ngành dệt may. Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế, nhưng
thành công trong việc xây dựng mạng lưới phân phối của Hàn Quốc là không
thể phủ nhận. Đặc biệt, điểm đáng chú ý nhất trong mạng lưới phân phối hàng
dệt may tại Hàn Quốc là sự bùng nổ mạnh mẽ c ủa thị trường bán lẻ. Các kênh
phân phối truyền thống vẫn còn tồn tại nhưng tập trung và hài hòa với các
kênh phân phối hiện đại đã hình thành lên các trung tâm mua sắm có quy mô
và tốc độ tiêu dùng một cách ngoạn mục. Có thể nói mạng lưới phân phối đã
đóng góp vai trò to lớn đưa hàng dệt may sản xuất nội địa phủ rộng thị trường
và cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
98 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2824 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xách. Chính sự đồng bộ này có tác dụng làm đẹp dáng vóc, bảo đảm
hợp thời trang và phong cách, vì vậy có sức thu hút đặc biệt với giới trẻ.
Bên cạnh đó hàng dệt may Trung Quốc đã nắm bắt tâm lý của một bộ
phận không nhỏ người tiêu dùng Việt ưa thích hàng hiệu nhưng lại không đủ
năng lực tài chính bằng các loại hàng nhái. Nhãn hiệu được nhái theo thì vô
cùng phong phú với giá cả chỉ rẻ hơn rất nhiều so với hàng chính hãng. Chính
vì vậy đây cũng là nguyên nhân làm cho hàng nhái tràn lan trên thị trường nội
địa.
Thị trường thời trang của các hãng nội địa
Hàng dệt may của các hãng nội địa hiện nay so với thị trường dệt may
đang đứng ở vị trí rất khiêm tốn. Cũng không thể phủ nhận rằng trong những
năm qua, ngành dệt may trong nước cũng đã có những dự định khác nhau để
chinh phục thị trường nội địa, nhưng thực sự đến năm 2009 chiến lược phát
triển thị trường tiêu thụ nội địa mới bắt đầu được chú trọng. Hiện nay tổng
tiêu thụ nội địa chỉ chiếm ¼ năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may
trong nước.45
Việc xuất hiện ngày càng nhiều trung tâm mua sắm hiện đại và sự gia
tăng của các hãng thời trang hàng hiệu đã khiến một số doanh nghiệp trong
nước đã tìm cách đi vào thị trường này. Trong đó, mảng thời trang công sở là
rõ nét nhất. An Phước là một trong những cái tên tiên phong với nhiều mặt
45
Thiên Bình, Đất nào cho hàng Việt,
Cho-Hang-Viet/
71
hàng như vest nam nữ, sơ mi và nhãn hiệu Piere Cardin được sản xuất theo
hình thức nhượng quyền. Tiếp đến là Công ty May Việt Tiến cũng đã cho ra
mắt sản phẩm sơ mi nam mới mang thương hiệu Mattana, Sanciaro. Một số
thương hiệu nội cũng đã có những thành công bước đầu và được nhiều người
tiêu dùng quan tâm gần đây là các thương hiệu thời trang công sở NEM, Eva
de Eva, hay N&M.Với ưu điểm giá cả phù hợp và mẫu mã tương đối đa dạng,
các thương hiệu này cũng đa thu hút được một lượng lớn các khách hàng là
phái nữ. Sau gần 2 năm chính thức hoạt đông, cho đến nay Eva de Eva đã mở
được 4 cửa hàng trên toàn quốc.
Phân khúc quy tụ nhiều nhãn hiệu nội địa là từ khoảng bình dân đến
trung cấp với những tên tuổi như Ninomax, Blue X-change, Foci, PT 2000,
Việt Thy, Hà Gatini…Gần đây phân khúc này cũng là sự chuyển hướng của
một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may lớn như Việt Tiến, May 10,
Phương Đông, Nhà Bè. Tuy nhiên, ờ phân khúc này hàng nội địa vẫn là chủ
yếu là hàng đại trà, là những sản phẩm “mặc năm nào cũng được” gồm có sơ
mi, quần tây, quần áo trẻ em đơn giản. Một số hãng như PT 2000, Foci,
Ninomax thì theo các sản phẩm khá trẻ trung, nhẹ nhàng cho giới trẻ, nhưng
kiểu dáng, mẫu mã lại tương đối giống nhau.
Nhìn chung, nếu xét theo chủng loại sản phẩm những phân đoạn thị
trường của hàng dệt may nội địa chủ yếu tập trung vào thời trang công sở và
thời trang dành cho giới trẻ. Còn các phân đoạn khác như đồ lót, quần áo thể
thao, quần áo trẻ em hầu hết để rơi vào tay các hãng nước ngoài. Nhìn chung,
thị trường hàng may mặc của Việt Nam hiện nay mới đang ở giai đoạn đầu,
thời trang nội địa vẫn bị bỏ ngỏ và áp đảo bởi các sản phẩm thời trang nhập
khẩu.
Thị trường thời trang hàng hiệu nhập khẩu tại Việt Nam
Việt Nam đang trở thành một thị trường được nhắm tới của các thương
hiệu thời trang nước ngoài. Từ đầu những năm 2000 cho đến nay, cùng với sự
72
phát triển về kinh tế, một tầng lớp người dân thành thị đã giàu lên nhanh
chóng, một bộ phận giới trẻ được tiếp thu những nền văn hóa ngoại đang trở
thành những khách hàng chính và là những người truyền bá cho các nhãn hiệu
thời trang danh tiếng nước ngoài. Nhiều thương hiệu thời trang cao cấp từ
nước ngoài đã đổ bộ vào thị trường nội địa và đã chiếm lĩnh phân khúc thị
trường thời trang cao cấp của Việt Nam. Có mặt sớm trên thị trường là những
thương hiệu đến từ Châu Á như Bossini, Giodarno, U2, Yishion. Tiếp đó là
những thương hiệu đến từ Châu Âu và Mỹ như Mango, Esprit, Levi’s. Thậm
chí những thương hiệu thời trang đình đám trên thế giới như Louis Vuitton,
Burberry, Lacoste, Gucci, Ferragmo, Cartier, cũng đã mở những showroom
chính thức tại Việt Nam.
Cụ thể như hãng thời trang Lacoste của Pháp đã khai trương cửa hàng
đầu tiên của mình tại trung tâm Pacific Place ở Hà Nội vào năm 2007. Cũng
trong năm này hãng thời trang dành cho giới thượng lưu Gucci của Ý cũng đã
mở cửa hàng chính thức ở thành phố Hồ Chí Minh. Đầu năm 2008, Boutique
của Burberry, nhãn hiệu thời trang cao cấp nước Anh cũng đã chính thức khai
trương cửa hàng tại trung tâm Opera, Tràng Tiền, Hà Nội. Năm 2009 cũng là
năm mà nhiều nhãn hiêu mới lần đầu vào Việt Nam qua những nhà phân phối
độc quyền, có thể kể đến như Nafnaf, Nose, Boss LareBoss, Bettarello.46
Ban đầu khi mới đặt chân vào thị trường, những nhãn hiệu cao cấp
thường bó hẹp trong khu mua sắm của các khách sạn sang trọng như Hilton
hay Sofitel Metropole. Nhưng sau đó các thương hiệu đã dần xuất hiện phổ
biến tại các trung tâm thương mại cao cấp như Parkson, Vincom, The Garden,
Diamond. Bên cạnh đó, hàng loạt các cửa hiệu kinh doanh thời trang hàng
hiệu cũng đã xuất hiện trên các tuyến phố chính mà chủ yếu là ở Hà Nội và
Thành Phố Hồ Chí Minh. Những cửa hiệu này mọc lên ngày càng nhiều cùng
46 Nguyễn Nga, Thời trang hàng hiệu: Ồ ạt Bắc tiến,
Bac-tien/20750550/87/
73
với chủng loại, mẫu mã, màu sắc đa dạng và thu hút được một bộ phận người
tiêu dùng. Trong đó chủ yếu là khách nước ngoài, doanh nhân thành đạt, công
chức giàu có, và giới trẻ con nhà khá giả. Sự phong phú vê số lượng nhãn
hàng hiệu và chủng loại cũng đã làm cho thị trường thời trang hàng hiệu Việt
Nam đang trở thành một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng.
1.1.3. Đặc điểm của người tiêu dùng hàng dệt may Việt Nam
Xét về độ tuổi, phân khúc thị trường chiếm tỷ lệ cao nhất là người tiêu
dùng có độ tuổi từ 20-25 tuổi với tỷ lệ 46,4%. Đây là tầng lớp người tiêu dùng
trẻ được tiếp xúc với môi trường hiện đại, nhu cầu ăn mặc, thể hiện phong
cách cũng ngày được chú trọng. Đây là cũng là phân đoạn sôi động nhất của
thị trường thời trang thông thường. Tiếp đến là độ tuổi từ 26-35 tuổi chiếm tỷ
lệ là 23,8%.47 Đây là tầng lớp có thu nhập và bắt đầu được thừa hưởng những
thành tựu của sự tăng trưởng kinh tế cùng với sự du nhập của lối sống hiệu
đại đã khiến chi tiêu của họ dành cho mặt hàng may mặc cũng tăng mạnh.
Phân đoạn thị trường này được coi là có nhiều tiềm năng nhất đối với mặt
hàng thời trang công sở.
Xét về tâm lý tiêu dùng, có thể thấy rõ ở người tiêu dùng Việt Nam, giá
cả và yếu tố sính đồ ngoại vẫn là trên hết. Khi người tiêu dùng lựa chọn trang
phục thì yếu tố đầu tiên được cân nhắc đó là giá cả. Một bộ phận lớn người
tiêu dùng đặc biết là giới trẻ bị thu hút mãnh liệt bởi các gian hàng, biển hiệu
quảng cáo giảm giá. Cũng có thể thấy một nguyên nhân làm hàng dệt may nội
địa khó cạnh tranh ở phân đoạn thị trường dệt may giá rẻ là do khó cạnh tranh
được về giá. Yếu tố thứ hai là tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng. Điều
này giải thích tại sao phần lớn các nhãn hàng hiệu Việt Nam được đặt tên theo
phong cách của phương Tây, Nhật Bản hoặc Hàn quốc, đó cũng là nhằm đánh
vào tâm lý sinh ngoại của khách hàng trong nước. Bên cạnh đó yếu tố về thiết
47 Theo VnEconomy, Doanh nghiệp may mặc: Đã đến lúc cần nhìn nhận lại,
nhan-lai/2146779.epi
74
kế mẫu mã cũng ảnh hưởng lớn đến hành vi của người tiêu dùng và xu hướng
dùng hàng hiệu ngày càng phổ biến hơn.
1.2. Cơ cấu mạng lưới phân phối hàng dệt may
Cơ cấu mạng lưới phân phối hàng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 3.1: Cơ cấu mạng lƣới phân phối hàng dệt may Việt Nam
Các sản phẩm dệt may trên thị trường Việt Nam hiện nay phần lớn vẫn
được phân phối qua các kênh phân phối truyền thống. Điều này có nghĩa là
kênh thời trang thu hút phần lớn người tiêu dùng hàng may mặc vẫn là chợ và
các cửa hàng thời trang nhỏ lẻ. Đối với các hãng nội địa cũng đã xây dựng
75
cho mình các kênh phân phối thông qua các cửa hàng của công ty hay các đại
lý phân phối. Còn các sản phẩm ở phân khúc thị trường cao cấp lại được phân
phối ở các trung tâm thương mại hoặc các cửa hàng đại lý (show room).
1.2.1. Hệ thống phân phối hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc
Cũng như nhiều chủng loại sản phẩm nói chung, các sản phẩm dệt may
Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu thông qua con đường tiểu
ngạch. Điều này có nghĩa là việc buôn bán giữa các chủ hàng hai nước theo
các lô hàng có giá trị nhỏ và không chịu ràng buộc bởi các hiệp định thương
mại. Có thể nói loại hàng hóa này đã đi theo con đường kinh doanh tiểu ngạch
lan tỏa ra khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Hàng dệt may từ Trung Quốc
được phân phối trên thị trường Việt Nam theo các kênh phân phối sau:
Nhà nhập khẩu- Nhà bán lẻ - người tiêu dùng
Nhà nhập khẩu – Nhà bán sỉ - Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng
Đầu tiên, các sản phẩm dệt may này sẽ được các nhà nhập khẩu mà
thông thường được gọi là “thương lái” hay “chủ buôn” nhập từ Trung Quốc.
Sau đó các chủ buôn này sẽ bán lại cho những nhà bán sỉ hoặc phân phối cho
nhiều nhà bán lẻ. Hàng hóa của các nhà bán buôn sẽ được tập kết tại các điêm
bỏ mối hay là các chợ sỉ. Ví dụ một số các chợ vừa bán buôn và bán sỉ hàng
may mặc được biết đến nhiều là chợ Tân Thanh ở Lạng Sơn, chợ Ga Hải
Phòng, chợ Hôm, chợ Thanh Xuân ở Hà Nội, hay chợ An Đông, chợ Bình
Tây ở thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm này sau đó sẽ được bán lại cho
các chủ cửa hàng bán lẻ bao gồm các gian hàng ở chợ hay các cửa hàng kinh
doanh.
Đặc điểm của hệ thống phân phối hàng may mặc Trung Quốc là các
thành viên từ nhà nhập khẩu đến nhà bán lẻ hầu hết là các tiểu thương hoặc
các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ. Chính vì vậy mà sự liên kết giữa các thành
viên này vẫn mang đặc điểm của kênh phân phối truyền thống. Các thành viên
76
này sẽ chỉ theo đuổi mục đích lợi nhuận của riêng mình và làm ăn dựa trên
quan hệ bạn hàng với các thành viên khác. Nhưng sự liên kết này thường
không đảm bảo và vững chắc.
1.2.2. Hệ thống phân phối hàng dệt may của các hãng nội địa
Kênh phân phối chủ yếu của hàng dệt may nội địa:
Doanh nghiệp sản xuất – Cửa hàng tiêu thụ – Người tiêu dùng
Doanh nghiệp sản xuất – Đại lý phân phối - Cửa hàng tiêu thụ -
Người tiêu dùng
Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may trong nước mở rộng
tiêu thụ nội địa bằng cách phân phối sản phẩm của mình thông qua hệ thống
cửa hàng hoặc đại lý phân phối. Đi đầu trong quá trình này là Tổng công ty
may Việt Tiến với hệ thống hơn 2000 cửa hàng phân phối trên toàn quốc, với
doanh thu nội địa năm 2008 đạt 500 tỷ đồng. Tiếp đến là công ty May 10,
May Nhà Bè, May Đức Giang cũng đã đạt doanh thu 50-100 tỷ đồng/năm.48
Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt cũng đã bắt đầu xây dựng hệ thống
phân phối của mình một cách chuyên nghiệp hơn, đặc biệt là các cửa hàng tự
chọn. Trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống chuỗi siêu thị Vinatex Mart thuộc
tập đoàn Dệt May Việt Nam. Từ năm 2003, tập đoàn này đã tập trung nguồn
nhân lực để đầu tư cho mô hình kinh doanh bán lẻ theo hình thức tự chọn.
Mục tiêu và chiến lược phát triển của tập đoàn nhằm xây dựng hệ thống siêu
thị Vinatex trên khắp toàn quốc phân phối rộng rãi các sản phẩm dệt may nội
địa. Đến nay, hệ thống bán lẻ của Vinatex Mart đã phát triển tới 22 tỉnh, thành
phố, với tổng số 55 siêu thị và hơn 20 cửa hàng thời trang lớn nhỏ khác.
Vinatex Mart đang là nơi kinh doanh các sản phẩm may mặc của một số
doanh nghiệp dệt may hàng đầu Việt Nam như May Việt Tiến, Phương Đông,
48 Theo Báo điện tử Kinh tế & Đô thị, Dệt may tăng tốc trên sân nhà,
77
Nhà Bè, Dệt May Hanosimex, Thành Công…Ngoài ra nhằm đem lại tiện tích
cho người tiêu dùng, Vinatex Mart cũng đã quân tâm tới các dịch vụ khách
hàng, ví dụ như tổ chức tư vấn thời trang, chỉnh sửa quần áo miễn phí và giao
hàng tận nơi theo yêu cầu của khách hàng. Trong chiến lược phát triển của
Vinatex Mart trong những năm tới đây, hệ thống siêu thị Vinatex sẽ tiếp tục
phát triển mạng lưới của mình phủ kín các tỉnh thành và phấn đấu trở thành
một trong 3 hệ thống bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, tiến tới chiếm lĩnh vị trí
số một về kinh doanh hàng thời trang trên thị trường nội địa. 49
Một đặc điểm nữa là mạng lưới phân phối hàng dệt may của các hãng
nội địa chủ yếu là theo hình thức liên kết dọc. Các doanh nghiệp sở hữu các
cửa hàng tiêu thụ hoặc phân phối qua đại lý dựa trên các hợp đồng kinh
doanh. Ngoài ra hình thức liên kết dọc cũng tồn tại ở quy mô lớn hơn khi mà
doanh nghiệp kiểm soát tất các các khâu từ sản xuất đến phân phối ở các cấp
độ khác nhau. Đây là hình thức liên kết dựa theo mô hình công ty mẹ - công
ty con tương đối phổ biến ở Việt Nam. Trong lĩnh vực dệt may đó là trường
hợp của tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tập đoàn này được chính thức thành
lập từ năm 2005 và trở thành doanh nghiệp đầu tầu và có một vị trí quan trọng
trong ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. Vinatex đã thực hiện tất cả các
vai trò khác nhau từ sản xuất, xuất nhập khẩu và là một mạng lưới tiêu thụ
bán buôn, bán lẻ hàng dệt may. Hệ thống siêu thị Vinatex được phân tích ở
trên không những được thành lập để tiêu thụ các sản phẩm của các công ty mà
nó sở hữu mà còn bao gồm nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Với
quy mô và tiềm lực của mình, Vinatex có vai trò chủ lực trong phân phối và
bảo vệ thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường nội địa.
49Theo báo điện tử Nhân dân, Mở rộng hệ thống bán lẻ để chiếm lĩnh thị trường trong nước,
20thi%20truong%20trong%20nuoc/mo-rong-he-thong-ban-le-de-chiem-linh-thi-truong-trong-
nuoc/32816.005135.html
78
1.2.3. Hệ thống phân phối sản phẩm của các thương hiệu cao cấp
Các thương hiệu cao cấp tại Việt Nam chủ yếu là các thương hiệu ngoại
và một số ít thương hiệu nội đang dần tạo được chỗ đứng trên thị trường ví dụ
như Nem, Eva de Eva, Chicland, Yoshino, N&M. Các sản phảm của các hãng
thời trang cao cấp nước ngoài được phân phối tại thị trường Việt Nam thông
qua đại lý phân phối hoặc nhượng quyền thương mại (franchise). Các đại lý
phân phối hàng thời trang cao cấp ngoại là các công ty của Việt Nam
Các hãng thương hiệu thời trang nổi tiếng đã lựa chọn nhiều phương
thức khác nhau khi gia nhập thị trường thời trang Việt Nam. Nhiều hãng đã
lựa chọn các đối tác Việt Nam làm đại lý phân phối cho mình và sau đó các
sản phẩm này sẽ được đại lý phân phối qua các gian hàng ở trung tâm thương
mại. Ví dụ như hãng thời trang cao cấp Calvin Klein đã lựa chọn nhà phân
phối cho mình là Công ty Cổ phần Quốc Tế C&T. Để được làm đại lý phân
phối của Calvin Klein, C&T phải đáp ứng một loạt điều kiện về kinh nghiệm
trong lĩnh vực kinh doanh hàng thời trang, qui mô nhân sự, tiềm lực tài chính.
Công ty này đã phân phối sản phẩm mang thương hiệu Calvin Klein qua hai
cửa hàng tại các trung tâm thương mại lớn ở thành phố Hồ Chí Minh là
Parkson và Diamond Plaza. Thương hiệu Boutique của Burberry, nhãn hiệu
thời trang cao cấp của nước Anh cũng đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ
năm 2008 và do Công ty Thời trang Duy Anh làm đại lý phân phối. Còn sản
phẩm Lacoste nổi tiếng của Pháp thì có đại lý phân phối chính thức tại thị
trường Việt là công ty Danh Giá. 50
Bên cạnh đó, một số hãng thời trang nước ngoài vào thị trường nội địa
thông qua hình thức nhượng quyền (franchise). Đầu tiên phải kể đến là hãng
Pierre Cardin của Pháp đã nhượng quyền thương hiệu cho công ty An Phước.
Công ty này được quyền sử dụng thương hiệu Pieere Cardin trên các sản
50 Nguyễn Nga, Thời trang hàng hiệu: Ồ ạt Bắc tiến,
Bac-tien/20750550/87/
79
phẩm may mặc của mình là veston, quần âu, áo sơ mi và đồ lót nam. Tiếp đến
là hãng Velentino Rudy của Ý cũng hợp tác theo cách này với công ty Danti.
Trước đó công ty này đã làm đại lý cho Valentino Rudy từ năm 2001 trước
khi được nhượng quyền sử dụng thương hiệu này năm 2005. Với mức phí
nhượng quyền trả hàng năm Danti được quyền đặt hàng chính hãng may theo
phong cách Việt Nam với nguyên liệu, màu sắc và thông số kỹ thuật phù hợp.
Hiện nay Danti đã có bốn cửa hàng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.51
Để đưa các sản phẩm thời trang cao cấp đến với tay người tiêu dùng, các
đại lý này sẽ tổ chức các cửa hàng tại các khu phố đông đúc hoặc các trung
tâm thương mại lớn. Vì là hàng cao cấp nên hệ thống các cửa hàng này đa số
được thiết kế thống nhất từ bảng hiệu, nội thất đến đồng phục nhân viên. Xu
hướng tiêu dùng hàng hiệu cũng đã khiến các trung tâm thương mại với đông
đảo các nhãn hiệu thời trang cao cấp nhanh chóng mở rộng hoạt động và tạo
cho người tiêu dùng thói quen mua sắm mới. Bên cạnh các địa điểm mua sắm
cũ như Parkson, Diamond Plaza, Zen Plaza đã có sự ra đời của một loạt các
trung tâm mới như: Vincom Galleries, Saigon Paragon, The Garden Mall, AR
Plaza. Yếu tố này đã thúc đẩy cho sự hình thành các kênh phân phối hiện đại
và tập trung.
1.2.4. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong các kênh phân phối
hàng dệt may
Các hình thức bán hàng không qua cửa hàng trên thị trường dệt may Việt
Nam nói chung vẫn chủ yếu là bán hàng qua Internet và điện thoại. Ở phân
khúc thị trường hàng may mặc Trung Quốc diễn ra sôi động hơn so với các
phân đoạn thị trường khác, bao gồm các hình thức bán hàng qua Internet và
qua điện thoại. Nhiều website bán hàng qua mạng đã ra đời nhưng hầu hết là
các chợ điện tử như enbac.com, 123mua.com, chodientu.com...
51 Trần Vũ Nghi, Hàng hiệu thời trang đổ bộ vào Việt Nam,
thoi-trang-do-bo-vao-Viet-Nam/40200819/246/
80
Đối với các doanh nghiệp dệt may trong nước cũng đã xây dựng cho
mình các website bán hàng ở thị trường nội địa. Nhưng các Website này mới
dừng lại ở việc giới thiệu, trao đổi thông tin còn việc thanh toán vẫn phải diễn
ra theo phương thức thông thường. Chính vì vậy mà vẫn chưa thu hút được
đông đảo người tiêu dùng
Đối với các sản phẩm hàng hiệu, các đại lý phân phối ưu tiên phương
thức bán hàng qua cửa hàng hơn. Vì hình thức này khiến khách hàng tin
tưởng hơn và tạo được không gian mua sắm sang trọng, thoải mái. Các nhãn
hiệu thời trang chỉ dừng lại ở việc sử dụng phương tiện truyên thông online để
giới thiệu và quảng bá hình ảnh. Thực tế cũng xuất hiện nhiều trang web bán
hàng hiệu như thoitranghanghieu.com, nhưng chất lượng và nhãn hiệu của các
mặt hàng này chưa được đảm bảo.
1.3. Đánh giá chung về mạng lưới phân phối hàng dệt may tại Việt Nam
1.3.1. Một số kết quả đạt được
Thứ nhất, trên thị trường dệt may Việt Nam hiện nay đã tồn tại các hệ
thống phân phối hiện đại ví dụ như một loạt hệ thống các siêu thị tự chọn, các
trung tâm thương mại lớn cũng đã được xây dựng. Đây không chỉ được xem
là kênh phân phối ổn định mà còn là nơi quảng cáo hữu hiệu và giúp các
doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu của mình. Mặc dù tỷ lệ tiêu dùng
qua siêu thị và các trung tâm thương mại vẫn ít hơn chợ và hệ thống các cửa
hàng độc lập nhưng đã tạo được cho người tiêu dùng thói quen mua sắm mới
và đang có xu hướng mở rộng trong tương lai.
Thứ hai, mạng lưới phân phối hàng dệt may cũng đã có các hình thức
liên kết tương đối chặt chẽ trong đó tiêu biểu là hình thức liên kết dọc. Một số
doanh nghiệp trước kia chỉ đơn thuần là sản xuất và xuất khẩu, nay đã tự xây
dựng và phát triển các trung gian phân phối trên thị trường nội địa. Như
trường hợp của tập đoàn dệt may đã tổ chức được hệ thống siêu thị Vinatex
rộng khắp trên toàn quốc. Hệ thống siêu thị của Vinatex không những đã thực
81
hiện được vai trò phân phối của mình đối với các mặt hàng của các công ty
thành viên mà còn phân phối các sản phẩm của nhiều doanh nghiệp nội địa
khác. Vinatex Mart là sự khởi đầu cho một loạt hình thức phân phối hàng dệt
may qua cửa hàng tự chọn sẽ gia tăng trong những năm tới. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp sản xuất cũng đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác lâu dài với
các nhà phân phối chuyên nghiệp, ví dụ như Big C, Co-opmart, Metro. Thêm
vào đó là sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và các hãng thời trang
nước ngoài đã diễn ra theo hình thức đại lý phân phối đặc quyền nhượng
quyền thương mại (franchise). Hình thức này đã giúp cho doanh nghiệp dệt
may Việt Nam có thể học hỏi được kinh nghiệm về thiết kế mẫu mã, chất liệu,
màu sắc và cách thức tổ chức hệ thống cửa hàng phân phối một cách bài bản,
bắt mắt.
Thứ ba, một số các thương hiệu nội đã đạt được những thành công bước
đầu và dần đi vào tâm trí người tiêu dùng. Năm 2009 là năm đánh dấu sự khởi
sắc của một số doanh nghiệp may mặc khi tiến vào thị trường nội địa bằng
cách xây dựng hệ thống phân phối và hệ thống nhận diện thương hiệu thống
nhất. Tiêu biểu cho xu hướng này có thể kể như Việt Tiến, Nhà Bè, Phú Thái,
N&M, An Phước. Trong đó hệ thống Mattana của Nhà Bè là hệ thống bán lẻ
thời trang có tốc độ phát triển mạnh nhất trong thời gian qua.52 Một số thương
hiệu Việt xuất hiện ở các trung tâm thương mại lớn cũng đã dành được sự
chào đón của người tiêu dùng và hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển của thương
hiệu nội trong thời gian tới.
Thứ tư, thương mại điện tử đã có vai trò hữu hiệu trong việc đưa thông
tin, giới thiệu sản phầm và quảng bá thương hiệu rộng rãi tới người tiêu dùng.
52 Theo 24h.com.vn, Thị trường thời trang một năm nhìn lại,
mot-nam-nhin-lai-1299995.html
82
Tuy đã gặt hái được một số thành công bước đầu, nhưng mạng lưới phân
phối hàng dệt may của Việt Nam cho đến thời điểm này vẫn bộc lộ nhiều
điểm yếu kém.
1.3.2. Những điểm còn tồn tại
Thứ nhất, mạng lưới phân phối thiếu tính chuyên nghiệp
Mạng lưới phân phối hàng dệt may Việt Nam hiện nay, các kênh phân
phối được hình thành một cách tự phát, ngẫu nhiên vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Còn đối với các kênh phân phối có sự liên kết chặt chẽ vẫn do doanh nghiệp
tự sản xuất tự phân phối là chính, hầu như chưa có một nhà phân phối dệt may
chuyên nghiệp nào. Chính vì vậy mà hoạt động phân phối chưa hiệu quả và
chi phí cao nên mạng lưới phân phối khó triển khai được trên diện rộng. Một
số doanh nghiệp nội địa mặc dù đã sản xuất được những sản phẩm giá rẻ và
chất lượng tương đối, nhưng việc phân phối về các khu vực địa phương rất
khó khăn với lý do chủ yếu là hệ thống phân phối chưa đủ mạnh. Trong
trường hợp doanh nghiệp sản xuất tự xây dựng hệ thống phân phối thì không
thể chịu được chi phí quá cao và sức bao phủ thị trường không đủ rộng. Còn
trong trường hợp các doanh nghiệp này sử dụng trung gian nhưng lại qua quá
nhiều khâu trung gian trùng lặp và đơn lẻ. Điều này đã khiến cho giá sản
phẩm khi về đến tay người tiêu dùng lại cao hơn rất nhiều so với giá xuất
xưởng. Kết quả là, sự cạnh tranh về giá với hàng giá rẻ nhập khẩu từ Trung
Quốc vốn dĩ đã vô cùng khó khăn, nhưng sự thiếu chuyên nghiệp trong hệ
thống phân phối đã làm cho khả năng cạnh tranh của hàng dệt may giá rẻ nội
địa với hàng Trung Quốc là bất khả thi.
Các hình thức liên kết giữa trong mạng lưới phân phối hàng dệt may ở
Việt Nam mới chỉ chủ yếu là liên kết dọc giữa các khâu phân phối, sản xuất.
Còn sự liên kết giữa các thành viên ở cùng cấp độ phân phối như các hệ thống
bán lẻ, bán buôn hay giữa các doanh nghiệp sản xuất chưa hình thành rộng
rãi. Chính vì vậy quy mô của mạng lưới phân phối theo chiều rộng chưa được
83
khai thác. Điều này cũng làm giảm tính đồng bộ và chuyên nghiệp của mạng
lưới phân phối hàng dệt may nói chung.
Thứ hai, sự chồng chéo giữa khâu bán buôn và bán lẻ
Một điểm yếu trong mạng lưới phân phối hàng dệt may ở Việt Nam hiện
nay là sự chồng chéo, không liền mạch giữa các khâu phân phối bán buôn và
bán lẻ. Cùng một sản phẩm của một đơn vị sản xuất có quá nhiều điểm bán
thuộc nhiều chủ thể quản lý khác nhau ví dụ như đại lý, công ty sản xuất
thành viên, công ty thương mại thành viên và các nhà phân phối. Nhưng điểm
đáng nói ở đây là sự quản lý thiếu tính đồng bộ, không có định hướng chung
vì trò lãnh đạo trong mạng lưới rất khó xác định thuộc về thành viên nào. Do
đó nhà sản xuất dù trực tiếp hay gián tiếp, dù mua bán đứt đoạn hay qua đại lý
vẫn không kiểm soát được các chi phí chủ yếu và giá bán qua các khâu khiến
giá bán lẻ trên thị trường không thống nhất. Và đó cũng là nguyên nhân làm
rối người tiêu dùng.
Thứ ba, các hình thức bán lẻ chưa phong phú và thiếu tập trung
Chuỗi các hình thức bán lẻ hiện đại như cửa hàng tự chọn, siêu thị, trung
tâm thương mại, đã tồn tại trong hệ thống phân phối bán lẻ ở Việt Nam nhưng
quy mô và tỷ lệ kinh doanh hàng may mặc ở các loại hình này còn thấp. Sự bố
trí và trưng bày hàng hóa trong các loại hình bán lẻ này chưa thật sự khoa học
và hấp dẫn, chưa đảm bảo được văn minh thương mại, tiêu chuẩn quan trọng
nhất của mô hình kinh doanh hiện đại. Các chuỗi cửa hàng chuyên doanh
hàng may mặc hay cửa hàng chiết khấu chưa hình thành một cách rõ nét. Cho
đến nay ở Việt Nam, trong lĩnh vực dệt may mới chỉ tồn tại chuỗi siêu thị
Vinatex chuyên phân phối hàng dệt may của các hãng nội địa. Còn đối với
các chợ truyền thống và các cửa hàng độc lập quy mô nhỏ lại phân bố rải rác.
Sự thiếu tập trung của các loại hình cửa hàng này đã giảm khả năng tranh thủ
sức mua lớn của người tiêu dùng. Bên cạnh đó hệ thống bán lẻ qua thương
mại điện tử cũng chưa được các doanh nghiệp tận dụng một cách đáng kể.
Các phương thức giao dịch qua Internet vẫn còn hạn chế nhiều mới chỉ dừng
84
lại ở giới thiệu sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp. Hình thức Home TV
shopping đối với hàng dệt may hầu như chưa đáng kể.
Thứ tư, là cơ sở vật chất còn nghèo nàn và manh mún
Một trong những chức năng của mạng lưới phân phối hàng hóa là lưu
kho, dự trữ sản phẩm. Nhưng hiện nay hệ thống hậu cần phân phối ví dụ như
kho bãi và vận chuyển, công nghệ thông tin của các doanh nghiệp sản xuất và
các doanh nghiệp phân phối nói chung chưa được đầu tư xây dựng đúng mức.
Việc thiếu hệ thống kho bãi đã khiến các doanh nghiệp hầu như không thể
đưa hàng hóa của mình về các khu vực nông thôn. Trong khi đây lại là một thị
trường đầy tiềm năng, nhưng hầu hết hàng dệt may ở đây chỉ có hàng Trung
Quốc. Thực tế chi phí đầu tư cả nhân lực và tài sản cho lĩnh vực này rất lớn,
nhưng đứng trên góc độ chiến lược dài hạn đó là cơ sở vô cùng quan trọng để
các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng quy mô mạng lưới phân phối.
Thứ năm, yếu kém trong khâu sản xuất và thiết kể sản phẩm
Hiện nay các hàng may mặc nội địa vẫn tỏ ra yếu kém trong khâu thiết
kế sản phẩm, chưa thu hút được rộng rãi người tiêu dùng và do đó cũng ảnh
hưởng tới hiệu quả của hệ thống phân phối. Ví dụ nếu các sản phẩm dệt may
nội địa đủ đáp ứng được về các mẫu mã đa dạng và giá cả phù hợp cạnh tranh
được với hàng nhập khẩu, sẽ là động lực để các nhà sản xuất xây dựng các
kênh phân phối. Do đó các kênh phân phối hiện đại sẽ phát triển nhanh hơn
thay thế cho các kênh phân phối truyền thống của các sản phẩm dệt may giá
rẻ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các sản phẩm may mặc nội địa nhìn chung chưa
thể hiện được các thuộc tính về thời trang mà được hiểu là các yếu tố thể hiện
phong cách và xu hướng. Các sản phẩm dệt may vẫn đứng ở địa phận dành
cho những sản phẩm “mặc năm nào cũng được”. Đối với các thương hiệu để
cạnh tranh với các hãng thời trang hàng hiệu cao cấp từ nước ngoài thì các
mẫu thiết kế vẫn cứ na ná giống nhau, chưa thực sự tạo nên được cá tính riêng
cho các thương hiệu của mình, nhóm người tiêu dùng hàng dệt may chính ở
Hàn Quốc và Việt Nam tương đối giống nhau.
85
2. Triển vọng xây dựng mạng lƣới phân phối hàng dệt may tại Việt Nam
2.1. Xu hướng phát triển của thi trường dệt may Việt Nam những năm tới
2.1.1. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang cố gắng đẩy mạnh thị phần
trong nước sau một thời gian dài tập trung cho xuất khẩu
Có thể thấy trong năm 2009 do khủng hoàng kinh tế nên nhiều doanh
nghiệp đã hướng về thị trường nội địa. Nhưng đây không phải là một động
thái nhất thời. Do nhận thức được thị trường tiêu thu nội địa đang là một thị
trường đầy tiềm năng lớn, nhiều doanh nghiệp đã xác định mục tiêu lâu dài là
tập trung vào thị trường trong nước. Một loạt các doanh nhiệp trước đây chỉ
tập trung vào gia công hàng xuất khẩu nhưng cho đến thời điểm này đã bắt
đầu đưa xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường nội địa ví dụ như Việt
Tiến, Nhà Bè, Hanoisimex, Phương Đông...Bên cạnh đó sự gia tăng của các
nhãn hàng hiệu nội như NEM, Chicland, Yosino, Eva de Eva, cũng đang trở
thành dấu hiệu rõ nét của xu hướng gia tăng các sản phẩm mang thương hiệu
nội trong thời gian tới.
2.1.2. Sự gia tăng cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu
Bên cạnh sự gia tăng hàng nội, các sản phẩm nhập khẩu cũng hứa hẹn sẽ
tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Điều này xảy ra ở cả phân khúc thời
trang cao cấp và thị trường dệt may giá rẻ, không những từ Trung Quốc còn
một số nước khác như Thái Lan và Hàn Quốc. Đây cũng là xu hướng tất yếu
trong bối cảnh hội nhập, mở cửa thị trường. Thị trường dệt may sẽ hứa hẹn sự
cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng nội địa và các hãng nước ngoài trong thời
gian tới.
2.1.3. Đa chiều trong các khuynh hướng thời trang
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông, tạp
chí, phim ảnh, người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với văn hóa, xu
hướng thời trang của nhiều nước trên thế giới. Sự tiếp xúc với các nguồn
86
thông tin đa dạng, phong phú và lối xống xã hội thay đổi khiến thị hiếu và
hành vi mua sắm của người tiêu dùng cũng thay đổi theo. Bên cạnh giá cả, thì
người tiêu dùng càng ngày càng chú ý nhiều hơn đến mẫu mã, kiểu dáng và
cả đến các phụ tùng thời trang đi kèm. Đặc biệt với giới trẻ, quần áo phải thể
hiện cá tính, phong cách đang là xu hướng trong những năm tới. Còn một số
bộ phận người tiêu dùng là cán bộ, công chức thu nhập cao hay những doanh
nhân thì đã bắt đầu chú ý nhiều đến thương hiệu cao cấp.
2.1.4. Sự mở rộng của các trung tâm thương mại
Chưa xét đến quy mô và quản lý, các trung tâm thương mại có xu hướng
sẽ mở rộng tại thị trường Việt Nam trong những năm tiếp theo. Đây là xu
hướng tất yếu của một xã hội hiện đại. Năm được xu hướng này, rất nhiều các
nhà bán lẻ tên tuổi đã mạnh dạn đầu tư và phát triển những hệ thống trung tâm
thương mại, trung tâm mua sắm lớn. Bên cạnh các địa điểm mua sắm cũ như
Parkson, Diamond Plaza, Zen Plaza… đã có sự ra đời của một loạt trung tâm
mới như Vincom Galleries, Saigon Paragon, The Garden Mall, AR Plaza…
Vincom sẽ khai trương trung tâm mua sắm lớn nhất tại Việt Nam tại thành
phố Hồ Chí Minh vào năm 2010, ở phía bắc Grand Plaza cũng sẽ khai trương.
Chuỗi cửa hàng bách hóa lớn nhất Hàn Quốc Lotte cũng dự định sẽ khai
trương cửa hàng bách hóa của mình tại Hà Nội vào năm 2010.
2.2. Cơ hội và thách thức của hoạt động xây dựng mạng lưới phân phối
hàng dệt may ở Việt Nam
2.2.1. Cơ hội
Thị trường Việt Nam đang là một thị trường tiềm năng trong lĩnh vực
thời trang. Nhu cầu về hàng may mặc của thị trường ngày càng tăng, thị
trường ngày càng mở rộng không chỉ ở các khu vực thành thị mà còn ở các
địa phương khác. Việc mở rộng các khu vực thị trường sẽ là bàn đạp cho các
doanh nghiệp tổ chức mạng lưới phân phối của mình rộng khắp. Bên cạnh đó
sự tham gia của các nhà phân phối nước ngoài vào thị trường nội địa cũng là
87
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ được các kênh
phân phối mới. Và điều này cũng tạo ra được sức cạnh tranh mới trên thị
trường là động lực để các nhà phân phối trong nước liên kết và phát triển.
2.2.2. Thách thức
Ngoài các điểm hạn chế của mạng lưới phân phối hiện tại cơ hội được
đặt ra nhưng nếu doanh nghiệp thực hiện không tốt thì đó lại trở thành những
trở ngại lớn. Sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường với các nhãn hiệu nhập
khẩu sẽ là cơ hội tốt nếu các doanh nghiệp biết tận dụng các ưu điểm của
mình và nỗ lực đổi mới, thực hiện các chiến lược marketing đúng đắn. Nhưng
ngược lại sự gia tăng quá nhiều hàng may mặc ngoại, trong khi hệ thống phân
phối của các doanh nghiệp nội còn yếu, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát, phụ
thuộc vào các kênh phân phối truyền thống thậm chí để lọt vào tay các nhà
phân phối nước ngoài.
3. Bài học xây dựng mạng lƣới phân phối hàng dệt may Việt Nam từ kinh
nghiệm của Hàn Quốc
3.1. Những điểm tương đồng và sự khác biệt giữa thị trường dệt may của
Việt Nam và Hàn Quốc
3.1.1. Những điểm tương đồng
Thứ nhất, qua sự phân tích đặc điểm giữa hai thị trường dệt may của
Hàn Quốc và Việt Nam có thể thấy được, cả hai thị trường đều có đặc điểm là
cùng được chia thành các phân khúc thị trường chính gồm thị trường thời
trang cao cấp và thị trường thời trang giá rẻ. Ở phân đoạn thị trường thời trang
cao cấp của Hàn Quốc và Việt Nam cùng bị thống trị bởi các hãng thời trang
hàng hiệu nước ngoài. Sự đổ bộ của các thương hiệu cao cấp nước ngoài vào
thị trường trong nước đã là động lực thúc đẩy hàng loạt các trung tâm thương
mại lớn hoặc cửa hàng bách hóa mọc lên. Bên cạnh đó sự cạnh tranh gay gắt
với các thương hiệu ngoại cũng đã tạo sức ép để các hãng nội địa xây dựng
thương hiệu thời trang của riêng mình. Còn ở phân khúc thị trường giá rẻ thì
88
cả hai đều phải chịu sự cạnh tranh từ các sản phẩm dệt may giá rẻ mà chủ yếu
nhập khẩu từ Trung Quốc.
Thứ hai, sự giống nhau về thị hiếu và độ nhạy cảm của người tiêu dùng
với xu hướng thời trang và kiểu dáng thiết kế đặc biệt là giới trẻ. Đây cũng
chính là yếu tố quan trọng tác động tới hành vi của người tiêu dùng Mặc dù
tốc độ thay đổi xu hướng thời trang ở Hàn Quốc diễn ra nhanh hơn, nhưng xu
hướng này cũng đang dần trở nên rõ rệt với xu hướng của người tiêu dùng
Việt Nam trong những năm gần đây. Ngoài ra một bộ phận không nhỏ người
tiêu dùng Việt Nam cũng bắt đầu chú ý đến nhãn hàng hiệu khi mua hàng với
mục đích để khẳng định sự giàu sang phong cách và địa vị của mình trong xã
hội.
Thứ ba, hệ thống các cửa hàng tự chọn, siêu thị, trung tâm thương mại
hay các cửa hàng hiệu độc lập, cửa hàng của công ty có xu hướng tập trung ở
các khu dân cư đông đúc. Thực tế hầu hết các nhà sản xuất, nhà phân phối bán
lẻ đều muốn xây dựng điểm phân phối của mình ở các khu vực phát triển, tập
trung đông dân cư để có thể thu hút được số lượng khách hàng lớn nhất và
quảng bá thương hiệu tốt hơn.
Nhìn chung, thị trường dệt may hiện nay ở Việt Nam có nét giống với xu
hướng thị trường dệt may Hàn Quốc đầu những năm 90 khi mà thời trang
hàng hiệu bắt đầu đổ bộ vào thị trường này. Người tiêu dùng cũng bắt đầu có
thu nhập cao hơn và chú trọng đến vẻ bề ngoài nhiều hơn. Nhu cầu hàng dệt
may hiện nay ở Việt Nam hiện nay đã không còn là “đủ mặc” mà đã tiến lên
nhu cầu về thời trang. Điều đó có nghĩa là mặc thế nào cho thể hiện được
phong cách và cái tôi của mình. Bên cạnh đó trong xã hội xuất hiện những
tầng lớp dân cư giàu lên một cách nhanh chóng, sự phân chia khoảng cách
giàu nghèo tăng, đã làm nảy sinh nhu cầu về thương hiệu cao cấp.
3.1.2. Những điểm khác biệt
Thứ nhất, thị trường dệt may của Hàn Quốc bị thống trị bởi các tập đoàn
kinh tế khổng lồ (Chaebols). Các tập đoàn này có sức mạnh và tiềm lực vô
89
cùng to lớn, kinh doanh đa lĩnh vực, cả ở khâu sản xuất và phân phối. Trong
khi ở thị trường Việt Nam hiện nay chủ yếu mô hình tập đoàn các công ty
thuộc khối nhà nước, hoặc các công ty sản xuất, gia công dệt may quy mô
nhỏ. Hầu hết các doanh nghiệp này mới được gọi là tự đứng ra tổ chức các
kênh phân phối của mình, chứ chưa xây dựng được các nhà phân phối chuyên
nghiệp.
Thứ hai, mạng lưới phân phối hàng dệt may của Hàn Quốc có vai trò
lãnh đạo thuộc về các nhà bán lẻ quy mô lớn. Các nhà bán lẻ này có sức ảnh
hưởng to lớn và điều khiển các thành viên khác như hệ thống các nhà sản xuất
hay các nhà phân phối khác. Hơn nữa, các nhà bán lẻ này còn có vai trò quan
trọng nhất trong việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của sản phẩm. Còn
đối với thị trường Việt Nam hiện nay vẫn là mạng lưới phân phối hình thành
tự phát hoặc là vai trò chủ yếu thuộc về nhà sản xuất. Các nhà phân phối thì
quy mô nhỏ lẻ và chưa đồng bộ, chỉ phát huy được chức năng là cầu nối trung
gian giữa người mua và người sản xuất ở một mức độ nhất định.
Thứ ba, hệ thống kênh phân phối truyền thống ở Hàn Quốc ví dụ như
các khu chợ lớn hay các cửa hàng độc lập lại tương đối tập trung, tạo thành
các khu mua sắm với quy mô vô cùng lớn. Điều này tạo ra sự hài hòa giữa các
kênh phân phối hiện đại và các kênh phân phối truyền thống ở thị trường này.
Trong khi ở thị trường Việt Nam, các kênh phân phối qua chợ và cửa hàng lại
chiếm đa số nhưng lại phân bổ hết sức rải rác và nhỏ lẻ. Điều đó cũng là một
trở ngại lớn khi các doanh nghiệp muốn cơ cấu lại mạng lưới phân phối.
Thứ tư, công tác đào tạo các nhà thiết kế chuyên nghiệp ở Hàn Quốc
hiện nay đã vô cùng bài bản và được chú trọng. Các hãng thời trang Hàn
Quốc trong những năm qua đã nổi lên với đa dạng chủng loại, phong phú về
kiểu cách, mẫu mã và đặc biệt xu hướng thời trang thay đổi một cách nhanh
chóng, thậm chí có sức lan tỏa rất lớn ra các nước trong khu vực. Còn thị
90
trường dệt may Việt Nam chưa có sức bật về mẫu mã, thiết kế và nhìn chung
mới đứng ở giai đoạn bắt đầu của ngành công nghiệp thời trang.
Thứ năm, ở Hàn Quốc xuất hiện nhiều các nhà bán lẻ chuyên nghiệp lớn
của thế giới, và xu hướng liên kết với các nhà bán lẻ trong nước, hoặc liên kết
giữa các hãng phân phối trong nước với nhau tương đối phổ biến. Còn ở thị
trường Việt Nam các hình thức liên kết này còn rất hiếm.
Xét một cách tổng quát, thị trường dệt may Hàn Quốc đã phát triển ỏ
trình độ cao và hiện nay đang là giai đoạn bùng nổ ngành công nghiệp thời
trang. Còn thị trường dệt may Việt Nam vẫn đang ở thế khởi động. Tuy vậy,
thị trường này cũng sẽ hứa hẹn sẽ phát triển trở thành một thị trường thời
trang theo đúng nghĩa trong những năm tới.
3.2. Một số bài học xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may cho Việt
Nam
3.2.1. Doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường điều tra, đánh giá thị trường
và có hướng tổ chức lại sản xuất hợp lý
Việc điều tra, đánh giá ở đây trên cả hai phương diện thị hiếu và phân
khúc thị trường. Các doanh nghiệp dệt may hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ thị
trường nội địa cho các sản phẩm dệt may nhập khẩu, nên chính vì vậy mà các
doanh nghiệp chưa thật sự nắm bắt kịp các thông tin thị trường, thị hiếu người
tiêu dùng. Nhất là trong khi hàng dệt may có đặc điểm là luôn thay đổi theo
mùa và theo xu hướng thời trang. Một trong nguyên nhân dẫn tời thành công
của các doanh nghiệp Hàn Quốc là do đã nắm bắt được xu hướng thời trang
và tổ chức sản xuất các sản phẩm phù hợp bắt kịp nhu cầu phong phú, luôn
thay đổi của người tiêu dùng. Chính vì vậy mà công tác điều tra thị trường ở
Việt Nam cần phải được chú trọng hơn.
Đối với phân khúc thị trường, các doanh nghiệp Việt cần điều tra, đánh
giá đối tượng người tiêu dùng để xác định phân khúc thị trường một cách rõ
ràng. Ví dụ đối với thị trường tiêu dùng ở thành thị thì thị hiếu tiêu chí lựa
91
chọn sản phẩm dệt may như thế nào, còn thị trường nông thôn thì sự khác biệt
ra sao. Bên cạnh đó, đối với phân khúc thị trường dệt may giá rẻ cần thỏa
mãn nhu cầu về kiểu dáng, giá cả còn đối với phân đoạn thị trường hàng hiệu
hay trung cấp thì lại quan tâm đến quảng bá thương hiệu, mẫu mã, chất lượng.
Từ đó các doanh nghiệp xác định rõ ràng mục sản xuất, phân phối của mình là
nhắm đến đối tượng nào để tổ chức sản xuất hợp lý, tránh tình trạng tràn lan,
không xác định được phương hướng cụ thể.
3.2.2. Các doanh nghiệp cần có sự liên kết với nhau để tạo ra hệ thống phân
phối rộng khắp và đạt hiệu quả hơn
Trong mạng lưới phân phối hàng dệt may Hàn Quốc rất nhiều hãng nội
địa, đặc biệt là các nhà bán lẻ đã liên kết với nhau để xây dựng và phát triển
mạng lưới phân phối. Điều này đạt được những thành công rất đáng kể, mạng
lưới phân phối được mở rộng và đa dạng hơn nhờ quy mô và tận dụng được
chi phí, nguồn lực. Hiện tại, thị trường dệt may Việt Nam ngoài tập đoàn dệt
may hoạt động theo mô hình tổng công ty, còn bao gồm rất nhiều công ty quy
mô vừa và nhỏ. Khi các công ty này hướng về thị trường nội địa còn đang bị
lấn át bởi hàng nhập khẩu, hệ thống phân phối hầu như chưa có sẵn. Ngoài ra,
khi các doanh nghiệp này tự xây dựng kênh phân phối sẽ phải chịu chi phí
mặt bằng xây dựng hay thuê các cửa hàng tiêu thụ rất lớn. Điều đó làm cho
việc mở rộng mạng lưới sẽ gặp rất nhiều khó khăn và đôi khi là phải bỏ qua
nhiều khu vực thị trường tiềm năng, như khu vực nông thôn. Ví dụ như
trường hợp cửa tổng công ty Dệt May Gia Định (Giditex) đã liên kết phân
phối nhãn hiệu thời trang trẻ em Gidini và thời trang nữ Sanding của Công ty
CP May Sài Gòn. Sự liên kết này làm cho cả hai bên đều tiết kiệm được chi
phí và không sợ cạnh tranh vì mỗi nhãn hiệu phục vụ một phân khúc người
tiêu dùng. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt cần nghĩ tới việc mở rộng liên kết
92
phân phối ở mức độ cao hơn nữa ví dụ như liên kết xây dựng hệ thống bán lẻ,
hệ thống kho bãi, hậu cần phân phối.
3.2.3. Xây dựng các nhà phân phối chuyên nghiệp và đa dạng hóa các hình
thức bán lẻ
Cần xây dựng và tổ chức các nhà phân phối chuyên nghiệp cả ở khâu
bán lẻ và bán buôn. Trước kia thị trường dệt may Hàn Quốc khi chưa có sự
xâm nhập của các hãng thời trang nước ngoài thị mạng lưới phân phối chịu sự
chi phối của nhà sản xuất. Nhưng sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng nội địa
và các hãng thời trang nước ngoài đã hình thành các nhà phân phối lớn và đã
dần chiếm lĩnh vai trò lãnh đạo mạng lưới. Các nhà bán lẻ này đã có vai trò vô
cùng quan trọng là cầu nối giữa hàng ngoại nhập và hàng trong nước, tạo
được chỗ đứng cho hàng may mắc nội địa. Còn ở Việt Nam hiện nay khi mà
thế chủ động trong mạng lưới phân phối vẫn là nhà sản xuất thì việc xây dựng
và chia sẻ vai trò cho nhà phân phối là hết sức cần thiết. Nhưng tổ chức được
nhà phân phối chuyên nghiệp đòi hỏi lâu dài và phải có sự liên kết giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài nước và đặc biệt là sự hỗ trợ của Chính Phủ về
thể chế, chính sách phát triển kinh tế.
3.2.4. Đa dạng hóa kênh bán lẻ và quy hoạch các kênh phân phối truyền
thống
Cần đa dạng hóa các hình thức bán lẻ để thỏa mãn nhu cầu đa dạng và
tăng tiện ích cho người tiêu dùng. Các cửa hàng bán lẻ hàng may mặc ở Việt
Nam, ngoại trừ một số ít các trung tâm thương mại lớn nhìn chung là nghèo
nàn về hình thức và chưa tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng. Ví dụ ở
Hàn Quốc có cửa hàng chuyên doanh (speciality stores) chuyên cung cấp
chủng loại sản phẩm hẹp nhưng chuyên sâu và đa dạng về mẫu mã, còn cửa
hàng trọn gói “one-stop shopping” thu hút khách hàng bởi tiện ích và các dịch
vụ. Đặc biệt là các doanh nghiệp cần chủ động phát triển rộng rãi các phương
93
thức thanh toán qua thương mại điện tử, đây sẽ trở thành kênh phân phối có
sức hút lớn.
Đối với các kênh phân phối truyền thống còn chiếm đa số thì cần có một
chiến lược quy hoạch tập trung và hiệu quả. Ví dụ như các khu chợ có thể
được xây dựng mới một cách quy củ và thành lập các công ty chợ để quản lý
3.2.5. Mạnh dạn đầu tư đa dạng hóa mẫu mã cũng như nâng cao chất lượng
sản phẩm
Một bài học không phải là mới nhưng bao giờ cũng là cần thiết với các
doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh cho việc phát triển
đội ngũ thiết kế lành nghề, có đầu óc nhạy bén và bắt kịp các xu hướng thời
trang. Nhà nước hoặc các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau lập ra cơ sở
hay trung tâm đào tạo đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp. Bằng cách này công tác
đào tạo nhà thiết kế sẽ bài bản và tập trung hơn. Bện cạnh đó các doanh
nghiệp cũng phải chú trọng tới việc nâng cấp trang thiết bị máy móc và đặc
biệt là việc phát triển vùng cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Bởi
đây là yếu tố có thể làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh việc nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa, từ phía các
cơ quan quản lý cũng phải tăng cường giám sát việc nhập lậu hàng dệt may,
các cơ sở sản xuất và bán hàng giả, hàng nhái. Việc xuất hiện các hàng nhái ở
một số đại lý phân phối của các hãng nội địa đã làm gây ảnh hưởng đến uy tín
của các doanh nghiệp này. Những điều này có thể gây trở ngại cho sự phát
triển của ngành dệt may nói chung và mạng lưới phân phối nói riêng nên cần
được ngăn chặn.
Nhìn chung, ở chương 3 người viết đã chú trọng vào phân tích đặc điểm
thị trường dệt may và cơ cấu mạng lưới phân phối hàng dệt may của Việt
Nam. Trên cơ sở đánh giá hoạt động xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt
may tại Việt Nam và sự phân tích các điểm tương đồng, khác biệt giữa Hàn
Quốc người viết đã gợi ý một số bài học cụ thể đối với việc xây dựng mạng
lưới phân phối hàng dệt may trong thời gian tới.
94
KẾT LUẬN
Mạng lưới phân phối không những có vai trò quan trọng trong việc lưu
thông hàng hóa, mở rộng quy mô thị trường mà còn tác động mạnh mẽ đến sự
chuyển đổi của ngành dệt may. Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế, nhưng
thành công trong việc xây dựng mạng lưới phân phối của Hàn Quốc là không
thể phủ nhận. Đặc biệt, điểm đáng chú ý nhất trong mạng lưới phân phối hàng
dệt may tại Hàn Quốc là sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường bán lẻ. Các kênh
phân phối truyền thống vẫn còn tồn tại nhưng tập trung và hài hòa với các
kênh phân phối hiện đại đã hình thành lên các trung tâm mua sắm có quy mô
và tốc độ tiêu dùng một cách ngoạn mục. Có thể nói mạng lưới phân phối đã
đóng góp vai trò to lớn đưa hàng dệt may sản xuất nội địa phủ rộng thị trường
và cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Việc xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may ở Việt Nam hiện nay
cũng đã đạt được một số kết quả ban đầu với nhiều hình thức phân phối hiện
đại. Tuy nhiên mạng lưới phân phối vẫn còn rời rạc, thiếu định hướng phát
triển. Thực tế cho thấy để xây dựng một mạng lưới hợp lý là một bài toán
không hề đơn giản đòi hỏi sự quan tâm đúng mức của các doanh nghiệp Việt
Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn trong việc nghiên cứu
thị trường, nhận thức đúng vai trò của việc xây dựng các kênh phân phối mới
mẻ, hiện đại. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá cả,
doanh nghiệp cũng phải chú trọng tới tổ chức các trung gian phân phối hoặc
liên kết để phân phối. Có làm được điều đó, các doanh nghiệp mới thành công
trong việc chiếm lĩnh được thị trường còn nhiều tiềm năng này.
Do thời gian nghiên cứu không được nhiều, kiến thức và kinh nghiệm
hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Người viết mong nhận
được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, bạn đọc để khóa luận được hoàn
thiện hơn.
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng việt
1. Radha Chadha & Paul Husband, Tình yêu hàng hiệu, Nhà xuất bản trẻ,
2008.
2. Nguyễn Nga, Thời trang hàng hiệu: Ồ ạt Bắc tiến,
tien/20750550/87/
3. Nhóm phóng viên kinh tế, Khoảng trống thị trường nội địa,
Suc-hut-tu-%E2%80%9Csan-nha%E2%80%9D.html
4. Theo VnEconomy, Doanh nghiệp may mặc: Đã đến lúc cần nhìn lại,
may-mac-Da-den-luc-can-nhin-nhan-lai/2146779.epi
5. Theo Báo điện tử Kinh tế & Đô thị, Dệt may tăng tốc trên sân nhà,
6. Theo báo điện tử Nhân dân, Mở rộng hệ thống bán lẻ để chiếm lĩnh thị
trường trong nước,
%20le%20de%20chiem%20linh%20thi%20truong%20trong%20nuoc/mo-
rong-he-thong-ban-le-de-chiem-linh-thi-truong-trong-
nuoc/32816.005135.html
7. Theo 24h.com.vn, Thị trường thời trang một năm nhìn lại,
1299995.html
8. Thiên Bình, Đất nào cho hàng Việt,
Hang-Viet/
9. Thùy Dương, Dệt may trên đà xúc tiến thị trường nội địa,
96
da-xuc-tien-thi-truong-thuong-mai-noi-dia.html
10. Trần Vũ Nghi, Hàng hiệu thời trang đổ bộ vào Việt Nam,
Nam/40200819/246/
II. Tài liệu tiếng Anh
Sách tham khảo
11. Eric N. Berkowitz, Roger A. Kerin, Marketing, 3
rd
, Irwin: Homewood,
Boston, 1992.
12. Kenneth Rolnicki, Managing distribution channels, Amacom New
York, 1998.
13. Louis W. Stern and Adel I. El-Ansary, Marketing channels, 7
th
, Upper
Saddle River, NJ: Prentice-Hall, 2006.
14. Philip Kotler, Gary Armstrong, Principle of marketing, 2
nd
, Prentice
Hall Europe, 1999.
15. Phillip Kotler, Marketing management, 10
th
, Prentice-Hall, 2000.
16. William D. Perreault, Jr., Ph.D, Basic marketing, Hard cover,
McGraw-Hill, 2008.S
Bài báo và báo cáo
17. Chan Hyeong Kim, Apparel Industy in South Korea,Market Research,
International Business Strategies 2007,
www.internationalbusinessstrategies.com
18. Chang Huyn, Changes in the Korean Retail Market, 1
st
International
Retail Real Estate Conference, 2009.
19. Cindy Yu, Company Analysis, Korea Investment & Securities Co.,Ltd.,
February 18, 2009.
20. Eun Jin Hwang, Department stores as innovations in retail marketing,
Journal of Macromarketing, 2009.
97
21. Grace Sung, Apparel Industry in Korea, Research Report, American
Embassy Seoul, 2009.
22. Hong Eun-ju, E-Land to launch “fast fashion” apparel brand, July 17,
2009, www.fibre2fashion.com
23. Kim Chang Bo, Case Study – Retail, Lotte Department Store,
www.fujitsu.com
24. Kang Jin-Young, Retail in Seoul Korea Report, Seoul, Savills (Hong
Kong) Limited, 2009.
25. Lotte Department Store & E-Land Group, www.en.wikipedia.org
26. Park In Woo, Prospects of Korean apparel industry, Korea Retail
Yearbook, Literature Search, 2009.
28. Se-ho Kyong, Textile Fahion Korea, Annual, Korea Federation of
Textile Industries, March 2008
29. Seo Ji-eun, Gap to open five stores next week others to follow,
JoongAng Daily, August 17, 2008.
30. Sisley annual report 2009, www.fashionbiz.co.kr
31. Taemin Park, Case study of E-Land Group, E-Land Fashion Co.,Ltd,
2008.
32. Yun-Jin Cho, Department stores as innovations in retail marketing,
Journal of Macromarketing, August 2009.
33. Yuri Lee, Retail South Korea, Swedish Trade Council, STC Seoul
Office, September 2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4986_218.pdf