Đề tài Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – Văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang

Phát triển du lịch theo hướng du lịch nghỉdưỡng, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần quan trọng và phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữvững an ninh, quốc phòng, trật tựan toàn xã hội. - Hình thành một địa điểm du lịch văn hóa và sinh thái hỗtrợcho sựphát triển kinh tếxã hội của tỉnh và nhân dân tại địa phương. - Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

pdf113 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – Văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 68 3) Điểm mạnh - Môi trường trong sạch: Do tràm và bạch đàn được trồng khắp nơi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, hơn nữa còn có khu bảo tồn thiên làm “lá phổi” cho môi trường của tỉnh nên Hậu Giang được xem là nơi có khí hậu tốt, trong lành, là thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái. - Như đã phân tích thực trạng ở trên, Hậu Giang có nhiều tài nguyên thiên nhiên, phong phú về số lượng lẫn chủng loại. Lợi thế này sẽ giúp cho việc khai thác du lịch thuận tiện hơn. - Toàn tỉnh Hậu Giang với tổng dân số là 772.000 người, đây chính là một nguồn lao động dồi dào nếu như được đào tạo đúng cách và kịp lúc. - Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm của ĐBSCL nên có lợi thế thu thút du khách nội địa ở các tỉnh lận cận, và lại nằm kề thành phố Cần Thơ nên có thế tận dụng được nguồn khách từ TP. HCM đến Cần Thơ du lịch. 4) Điểm yếu - Vốn đầu tư cho du lịch còn rất thiếu, trong khi đó đầu tư lại chưa đồng bộ, chưa tạo được những sản phẩm du lịch đặc trưng có chất lượng cao của Hậu Giang, dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Đầu tư cho công tác bảo tồn, phát triển các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch còn rất thiếu. - Trình độ quản lý ngành còn thấp, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm tay nghề chưa cao. Các nhà quản lý chưa kết hợp được với nhau để cùng tìm ra hướng đi tốt. - Đầu tư công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch còn yếu. Thông tin về du lịch Hậu Giang vô cùng khan hiếm trên các phương tiện truyền thông đại chúng. - Hạ tầng cơ sở đơn sơ, lạc hậu, chỉ tận dụng những gì còn lại của Cần Thơ cũ để lại. Giao thông đường bộ phát triển trễ và chậm. Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 69 Bảng 5.1: MA TRẬN TỔNG HỢP CÁC CƠ HỘI, ĐE DỌA, ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA NGÀNH DU LỊCH HẬU GIANG Những điểm mạnh (S) Những điểm yếu (W) 1. Môi trường trong sạch 2. Tài nguyên thiên nhiên phong phú 3. Nguồn lao động dồi dào 4. Vị trí địa lý trung tâm của vùng 5. Có nhiều cơ hội đầu tư 1. Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ 2. Vốn đầu tư ít 3. Trình độ quản lý thấp 4. Chất lượng sản phẩm du lịch còn kém 5. Marketing còn yếu Các cơ hội (O) Chiến lược SO Chiến lược WO 1. Nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng 2. Chính sách mở cửa, hội nhập và khuyến khích phát triển du lịch của Nhà nước 3. Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch cao 4. Nền chính trị ổn định 5. Nền giáo dục đang được chú trọng 1. Phát triển thị trường (S1,2,5+O1) 2. Đa dạng hóa đồng tâm (S3,4+O2,3) 3. Liên doanh (S3,4,5+O2,4) 1. Kết hợp theo chiều ngang (W1,2+O2,3) 2. Thâm nhập thị trường (W3,5+O2,5) Các mối đe dọa (T) Chiến lược ST Chiến lược WT 1. Cạnh tranh gây gắt trong và ngoài khu vực 2. Thiên tai, dịch bệnh diễn ra khó lường 3. Lạm phát trong nước tăng cao 1. Khai thác thị trường (S2,4+T1) 2. Hợp nhất phía trước (S1,2+T2) 3. Hợp nhất phía sau (S5+T3) 1. Liên kết (W4,5+T1) 2. Cắt giảm (W3+T3) Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 70 5.2.2. Đề xuất giải pháp Hình ảnh du lịch Hậu Giang còn chưa đến nhiều với du khách trong và ngoài nước là do cách tuyên truyền, quảng bá và làm du lịch của tỉnh còn quá lạc hậu, manh mún, thiếu đầu tư chiều sâu, chiến lược lâu dài. Đơn cử như các địa điểm tham quan của tỉnh không hề được bổ trợ, tái tạo thường xuyên, do vậy không hấp dẫn và lôi cuốn du khách. Nói một cách nôm na là chúng ta chỉ mới biết lấy đi mà không biết trả lại. Căn cứ vào những phân tích và ma trận SWOT, để giúp cho ngành du lịch Hậu Giang phát triển tốt hơn ta có những giải pháp như sau: - Nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng, thuận lợi cho việc khai thác nguồn khách. Cần phải thiết lập ra nhiều loại hình du lịch khác nhau để cho du khách thay đổi “khẩu vị” đồng thời cũng tránh sự trùng lắp giữa các điểm du lịch trong khu vực. Mạnh dạng vươn ra thị trường mới, liên kết với nhiều công ty lữ hành để tìm được nhiều nguồn khách khác nhau. Đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng biệt của tỉnh Hậu Giang, không bị trùng lắp với các tỉnh khác ở ĐBSCL. Phấn đấu xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm du lịch để cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Những sản phẩm như du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch sinh thái – văn hóa, du lịch về nguồn… cần được xây dựng hoàn chỉnh. Thúc đẩy các loại hình du lịch cùng phát triển (du lịch đường bộ, du lịch đường thuỷ). - Tận dụng các tài nguyên vốn có để kêu gọi đầu tư nhất là về cơ sở hạ tầng như nhà nghỉ, số giường, số bàn trong nhà hàng... Cần hoàn thiện cơ sở vật chất thật tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và số lượng ngày càng đông. Nâng cấp hạ tầng du lịch tại các khu du lịch, các điểm có tiềm năng du lịch. Tập trung đầu tư một số khu du lịch trọng điểm để làm hạt nhân thu hút khách và tạo ra các điểm kinh tế mạnh, thúc đẩy sự phát triển chung của cả vùng. - Điều chỉnh giá cả hợp lý cho từng phần. Vì cơ sở vật chất chưa kịp hoàn chỉnh nên ta phải áp dụng chiến lược giá thấp cho mỗi loại hình vui chơi để giành lấy thị phần. Tại các khu du lịch sinh thái, nên dành một vài hình thức giải trí không tiêu hao vốn đầu tư hay nhiêu liệu nhiều để cho khách sử dụng không thu phí, ví dụ: đạp vịt, bắn súng gỗ… Giới hạn phạm vi kinh doanh của các quán nước để dành một phần cho khách tự do ngồi nghỉ (như tại khu du lịch sinh thái Tây Đô, tất cả du khách đều phải dùng nước nếu muốn ngồi trong các chồi lá để nghỉ chân). Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 71 - Phát triển du lịch là phải phát triển đồng bộ tất cả các ngành, vì vậy áp dụng chiến lược hợp nhất phía sau là vô cùng cần thiết. Tất cả đều có mối liên hệ mật thiết với nhau không thể tách rời. Cần chú trọng phát triển tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, và dịch vụ. - Cắt giảm những lao động không còn khả năng để tuyển dụng những lao động có trình độ chuyên môn cao. Đưa đi đào tạo những nhân viên có kinh nghiệm nhưng chưa qua đào tạo đúng cách. - Phát triển đội ngũ doanh nghiệp lữ hành song song với phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh phải là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Sớm mở thêm các trường du lịch và đẩy mạnh hình thức đào tạo tại doanh nghiệp. Chuẩn bị đào tạo đội ngũ thuyết minh viên tại các khu, điểm du lịch. - Liên kết vùng là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với khu vực ĐBSCL. Liên kết trong xây dựng sản phẩm, trong tuyên truyền quảng bá, trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,… sẽ giúp tạo ra các thương hiệu mạnh của cả khu vực, nâng cao tính cạnh tranh giữa khu vực này với khu vực khác ở trong và ngoài nước. Liên kết giữa các cơ quan quản lý về du lịch của tỉnh cũng như liên kết giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp lữ hành đều là cần thiết để tạo sức mạnh và thương hiệu chung cho cả tỉnh trong bối cảnh cạnh tranh thu hút khách du lịch ngày càng gay gắt hiện nay. 5.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI – VĂN HÓA KẾT HỢP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU - Các cơ sở chủ quản của các điểm tham quan phải bắt tay nhau cùng xây dựng mô hình cho hoàn chỉnh và phải có sự tam gia của cộng đồng. Tất cả các hộ dân tham gia trong mô hình đều phải nhất quán về các chuẩn mực do một bộ phận đứng đầu đặt ra và cùng theo một sự chỉ dẫn. Không được tổ chức rời rạc, lẻ tẻ. - Do mức sống của người dân sống xung quanh khu vực quy hoạch du lịch đa số là còn thấp nên xuất hiện các hoạt động kiếm sống vượt ra ngoài tầm kiểm soát và làm phương hại đến lợi ích bảo tồn và môi trường tự nhiên là tất yếu. Điều này đã đe dọa nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học do việc khai thác quá mức. Vấn đề đặt ra ở đây là giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích của cộng đồng địa phương. Xuất phát từ thực tế ấy, phát triển du lịch sinh thái – văn hóa ở Hậu Giang được xem là một sinh kế mới cho cộng đồng địa phương nhằm góp phần cải thiện cuộc sống, Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 72 phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn tài nguyên tỉnh Hậu Giang. Đưa việc làm đến cho người dân và hướng dẫn người dân lao động đúng cách, đúng Luật và hiệu quả. - Vì mô hình du lịch này không khép kính nên cần phải liên kết với các vùng lận cận như Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu để lập thành tour du lịch nhiều ngày ở ĐBSCL, mở rộng tour về mặt không gian lẫn thời gian. - Đối với điểm tham quan chợ nổi Ngã Bảy, cần tổ chức bộ phận vệ sinh mặt nước thường xuyên, hạn chế rác trôi nổi trên mặt sông ở mức tối thiểu. Phải có điểm phục vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh để du khách có thể ăn sáng tại chợ. - Đối với khu du lịch rừng tràm Vị Thủy, phải tăng cường đội phòng chống cháy rừng. - Thiết kế Brochur, áp-phích, tờ rơi hay cẩm nan du lịch về sản phẩm du lịch sinh thái - văn hóa này nhằm tăng hiệu quả cho công tác quảng cáo, đưa thông tin đến tận tay khách hàng tiềm năng. Tóm lại, các giải pháp cho mô hình cần phải kết hợp chặt chẽ với các giải pháp của toàn ngành để mang lại hiệu quả cao nhất. Các giải pháp đưa ra trên đây chỉ là ý kiến chủ quan cá nhân, cho nên để có thể phát triển tốt nhất cho toàn ngành du lịch Hậu Giang còn cần đến nhiều giải pháp cụ thể khác ở mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi thành phần. Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 73 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Qua nhiều cuộc khảo sát thì Hậu Giang hội đủ các điều kiện để có thể trở thành vùng phát triển du lịch sinh thái – văn hóa hấp dẫn bởi cảnh quan tự nhiên cũng như nét văn hóa đặc sắc của người dân bản địa. Mặc khác, khu BTTN Lung Ngọc Hoàng và rừng tràm Vị Thủy là điểm lý tưởng cho hoạt động du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu vì nơi đây bảo đảm tốt nhất cho sự duy trì lâu dài của các đặc tính hấp dẫn về tự nhiên cho hoạt động du lịch học tập và nghiên cứu. Có thể khẳng định, cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong khu vực ĐBSCL, Hậu Giang có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển du lịch, nhưng chưa được phát huy. Một phần do khó khăn về kinh phí đầu tư và chưa có kinh nghiệm. Phần khác là, bởi tỉnh chưa có tạo sự kết nối một dây chuyền một cách chuyên nghiệp từ ngành du lịch đến các trung tâm trực tiếp tổ chức hoạt động du lịch, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng. Dù có nhiều cố gắng, đến hôm nay, Hậu Giang vẫn có rất ít tour, tuyến du lịch. Hậu Giang vẫn chưa có một đơn vị chính thức, hợp pháp nào đứng ra tổ chức tour, tuyến, hay chí ít cũng là nối tour, để có thể giới thiệu Hậu Giang với du khách, mà do Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch Hậu Giang “kiêm nhiệm” trong mấy năm qua. Do ngành du lịch Hậu Giang có xuất điểm thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu nhân lực nên kết quả kinh doanh của ngành trong 4 năm qua là rất kém. Các điểm tham quan di tích lịch sử vốn có của tỉnh còn nghèo nàn lại rời rạc không thu hút được khách. Cho nên, nếu muốn khoát lên mình chiếc áo mới, ngành du lịch Hậu Giang còn phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và cả vốn đầu tư. Song, đó không phải là chuyện không thể khắc phục được Trình độ người dân còn thấp, đội ngũ lao động thiếu kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ, chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách trong ngành của tỉnh. Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 74 Tuy tỉnh cũng đã huy động được vốn và vài dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch nhưng do phân bổ vốn không cân đối nên vẫn chưa đem lại hiệu quả đáng kể. Một nguyên nhân dẫn đến sự bỏ cuộc của một số nhà đầu tư là do công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch đất canh tác của tỉnh còn trì trệ, chưa rõ ràng. Ngày nay, tình hình kinh tế Việt Nam cũng có nhiều biến động theo nhiều chiều hướng khác nhau, chúng ta phải biết cách tìm cho mình những cơ hội để vươn lên, đưa ngành du lịch trở thành một ngành chủ chốt mang lợi ích cao cho tỉnh nhà. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang - Kết hợp với các Tổ chức thực hiện dự án khai thác du lịch tổ chức công tác nâng cao nhận thức của cộng đồng qua các lớp tập huấn, tìm hiểu về du lịch sinh thái, hội thảo, nói chuyện chuyên đề về du lịch sinh thái; lập kế hoạch phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng, xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái trong đó chú trọng đến những tiềm năng sẵn có tại địa phương; phát triển kỹ năng vận hành và quản lý du lịch sinh thái cho cộng đồng địa phương và tiến hành tour du lịch sinh thái thử nghiệm mà nhóm nồng cốt là phụ nữ; xây dựng tài liệu và hướng dẫn thực hành du lịch sinh thái tới cộng đồng địa phương. - Cập nhật thường xuyên, nhanh chóng và chính xác số liệu thống kê du lịch của tỉnh để thuận tiện cho công tác quản lý. - Quản bá sản phẩm du lịch Hậu Giang đến các Hội nghị, hội chợ du lịch, tới các công ty lữ hành trong và ngoài nước. Đăng cai tổ chức sự kiện có quy mô lớn để dẫn dắt du khách khắp nơi về tham dự. - Kết hợp với công an địa phương tổ chức công tác bảo đảm an ninh cho du khách và trật tự điểm du lịch. 6.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang - Nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký kinh doanh du lịch và dịch vụ, kinh doanh lữ hành thuận lợi. - Tăng cường cung cấp thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp làm thủ tục cấp giấy phép kinh doanh du lịch và dịch vụ theo quy định của Luật du lịch (Phụ lục 1) và văn bản hướng dẫn thi hành Luật du lịch. Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 75 - Chủ động phối hợp với các trường đào tạo du lịch tổ chức các khoá nghiệp vụ du lịch cho các cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh lữ hành, kinh doanh dịch vụ và tổ chức đào tạo cho đội ngũ hướng dẫn viên. - Thường xuyên tổ chức các Hội thảo chuyên đề về du lịch, hướng dẫn du lịch, tổ chức các cuộc đối thoại với các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp cũng như tiếp thu những ý kiến đề xuất mới của các doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. - Áp dụng chính sách mở cửa, kêu gọi vốn đầu tư và vận động thêm nhiều nguồn vốn khác nhau. - Thúc đẩy các công trình còn đang thi công dở dang và sớm tiến hành các công trình chờ ngày thi công. - Có chính sách vay vốn ưu đãi cho nông dân để họ có thể tham gia vào sản xuất các sản phẩm du lịch cũng như phát triển các làng nghề thủ công. - Nâng cấp các tuyến đường dẫn đến các điểm du lịch để cho du khách lưu thông dễ dàng hơn. 6.2.3. Đối với các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và dịch vụ - Chủ động nghiên cứu, tiếp cận, thâm nhập và mở rộng thị trường nước ngoài và thị trường nội dịa, xây dựng và dần khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường nhằm tăng cường thu hút khách quốc tế và khách nội địa. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, thành lập (hoặc củng cố) các chi nhánh của mình tại các trung tâm du lịch lớn (ở các tỉnh khác) để hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu, thâm nhập thị trường thu hút khách du lịch. - Đẩy mạnh các hoạt động marketing của doanh nghiệp trên thị trường để khẳng định thương hiệu và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc thu hút khách du lịch. - Tăng cường nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, đa dạng và hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Xây dựng, phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch dựa trên các thế mạnh riêng của tỉnh như du lịch sinh thái kết hợp học tập, nghiên cứu, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá thiên nhiên và bản sắc văn hoá độc đáo và đặc sắc Hậu Giang. Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 76 - Đối với các doanh nghiệp lữ hành, tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh và với các doanh nghiệp lữ hành của các trung tâm du lịch lớn ngoài tỉnh để thực hiện nối tour hiệu quả. Nếu các doanh nghiệp lữ hành tổ chức tốt và chuyên nghiệp các dịch vụ du lịch tại địa phương thì các doanh nghiệp lữ hành thuộc các địa phương khác chắc chắn sẽ chuyển giao các phần tour tại địa phương cho các doanh nghiệp lữ hành trong vùng, qua đó góp phần chuyên nghiệp hoá hoạt động lữ hành. - Tăng cường khai thác và ứng dụng Internet vào hoạt động du lịch. Đây là biện pháp rất hiệu quả nhất là đối với hoạt động kinh doanh lữ hành hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp lữ hành và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần đầu tư xây dựng trang web riêng và thường xuyên cập nhật, giới thiệu quảng cáo về các chương trình du lịch mới của doanh nghiệp. Tăng cường khai thác thông tin về du lịch trên mạng Internet. Đẩy mạnh việc tiếp thị qua Internet. Tóm lại, với ưu thế về sự độc đáo của vùng đất sông nước miệt vườn, với sự quan tâm thật sự của lãnh đạo tỉnh với công tác phát triển du lịch, với sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và dịch vụ, nhất định Hậu Giang sẽ trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả ĐBSCL, đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển du lịch chung của đất nước trong thời gian tới. ...  … Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Trần Văn Thông – “Qui hoạch du lịch: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Khoa du lịch trường Đại học dân lập Văn Lang (2007). 2. Viện nghiên cứu phát triển du lịch – “Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020” – Sở thương mại-du lịch tỉnh Hậu Giang (2007). 3. Kreg Lindberg, Megan Epler Wood, David Engeldrum – “Du lịch sinh thái: hướng dẫn cho nhà lập kế hoạch và quản lý” (tập 2), Hiệp hội du lịch sinh thái (2006). 4. Nguyễn Đình Hòe – “Môi trường và phát triển bền vững”, Nhà xuất bản giáo dục (2006). 5. Lê Tuyết Minh – “Giáo trình Phát triển bền vững”, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng trường ĐH Cần Thơ (2006). 6. Thông tin tìm từ các trang web:  www.moitruongdulich.vn  www.haugiang.gov.vn  www.kiemlam.org.vn  www.moitruongdulich.vn Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 78 PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN TRONG LUẬT DU LỊCH Điều 5. Nguyên tắc phát triển du lịch Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch (Khoản 1) Điều 6. Chính sách phát triển du lịch - Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. (Khoản 1) - Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo (Khoản 2, mục g) Điều 7. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch 1. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo về tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch. 2. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương. Điều 9. Bảo vệ môi trường du lịch 1. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm du lịch xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh và văn minh. 2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch. Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 79 3. Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương. 4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục các tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình. 5. Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam. Điều 28. Quản lý khu du lịch 1. Nội dung quản lý khu du lịch bao gồm: a) Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển; b) Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ; c) Bảo vệ tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội; d) Thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc tổ chức quản lý khu du lịch được quy định như sau: a) Khu du lịch phải thành lập Ban quản lý khu du lịch; trường hợp khu du lịch được giao cho một doanh nghiệp là chủ đầu tư thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý khu du lịch đó theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban quản lý khu du lịch trong phạm vi ranh giới hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trường hợp khu du lịch thuộc ranh giới hành chính hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban quản lý khu du lịch trong phạm vi ranh giới hành chính do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý. Ban quản lý phối hợp hoạt động theo quy chế quản lý khu du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương ban hành và quy hoạch tổng thể để phát triển khu du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 80 Trường hợp khu du lịch gắn với khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc di tích lịch sử-văn hóa đã có Ban quản lý chuyên ngành thì trong thành phần của Ban quản lý khu du lịch phải có đại diện của Ban quản lý chuyên ngành. 3. Khu du lịch có tài nguyên du lịch thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan khác của Nhà nước mà có Ban quản lý chuyên ngành thì Ban quản lý chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý khu du lịch để tạo điều kiện cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch phục vụ khách tham quan, du lịch. Chính sách đất đai và hưởng lợi (Theo Quyết định số 24/2002/QĐ-UB ngày 12/9/2002) Hộ nhận đất Lâm nghiệp được đào khuôn hộ bằng thủ công hoặc cơ giới để sản xuất tổng hợp trên đất rừng, nhưng phải thực hiện đúng theo trình tự qui định và đảm bảo tỷ lệ 70% đất trồng rừng. Rừng do hộ gia đình tự bỏ vốn ra trồng, chăm sóc, bảo vệ hộ dân được hưởng 95% giá trị sản phẩm khai thác sau khi trừ thuế. Rừng do Nhà nước bỏ vốn ra trồng giao cho hộ dân quản lý, chăm sóc bảo vệ được chia theo tỷ lệ như sau: - Rừng trồng dưới 2 tuổi: Hộ dân được hưởng 80%, sau khi trừ chi phí Nhà nước đầu tư và nộp thuế. - Rừng trồng từ 2-4 tuổi: Hộ dân được hưởng 65% sau khi trừ chi phí Nhà nước đầu tư và nộp thuế. - Rừng trồng trên 4 tuổi: Hộ dân được hưởng 8%/năm giá trị lâm sản khai thác sau khi trừ chi phí khai thác và nộp thuế. Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 81 PHỤ LỤC 2 BẢNG PHỎNG VẤN KHÁCH DU LỊCH HẬU GIANG Tên người dự phỏng vấn: ....................................................................................... Giới tính: 1. Nam 2. Nữ Độ tuổi: .................................................................................................................... Nghề nghiệp: ........................................................................................................... Địa chỉ liên lạc: ....................................................................................................... Số điện thoại: ................................ Email: ............................................................. I. PHẦN GIỚI THIỆU: Xin chào, chúng tôi là nhóm nghiên cứu của Khoa Kinh tế - QTKD và Sở Thương mại Du lịch tỉnh Hậu Giang, được sự cho phép của Khoa Kinh tế của Trường Đại Học Cần Thơ, và Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Hậu Giang chúng tôi đang nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc đi du lịch của khách du lịch. Xin Anh (Chị) vui lòng dành cho chúng tôi 15 phút để trả lời các câu hỏi dưới đây. Tôi rất hoan nghênh sự hợp tác và giúp đỡ của Anh (Chị) , và xin bảo đảm các thông tin mà Anh (Chị) cung cấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. II. PHẦN NỘI DUNG: Câu 1. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết Anh (Chị) từ đâu đến Hậu Giang? Câu 2. Mục đích chính của Anh (Chị) đến Hậu Giang là gì? 1. Học tập, nghiên cứu 2. Du lịch 3. Thăm người thân, bạn bè 4. Kinh doanh 5. Đi công tác 6. Hội nghị, triển lãm 7. Khác (ghi rõ):………………………………………………………… Câu 3. Anh (Chị) thường đi du lịch vào thời điểm nào? Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 82 1. Cuối tuần 2. Lễ, tết 3. Nghỉ hè 4. Ý khác (ghi rõ):………………………………………………………. Câu 4. Anh (Chị) đi đến Hậu Giang bằng phương tiện gì? 1. Xe ôtô 2. Xe gắn máy 3. Tàu 4. Phương tiện khác: …………………………………………………….. Câu 5. Anh (Chị) biết đến du lịch Hậu Giang qua phương tiện thông tin nào? 1. Bạn bè, người thân giới thiệu 2. Xem quảng cáo, tiếp thị trên báo, đài, internet 3. Cẩm nang du lịch 4. Công ty du lịch 5. Tờ rơi, brochure 6. Phương tiện khác (ghi rõ): …………………………………………….. Câu 6. Anh (Chị) vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố khi đi du lịch? (Khoanh tròn mức độ quan trọng mà Anh (Chị) lựa chọn) Ít quan trọng Rất quan trọng 1. Món ăn 1 2 3 4 5 6 7 2. Nhà nghỉ, khách sạn sang trọng 1 2 3 4 5 6 7 3. Nhà nghỉ trong vườn sinh thái 1 2 3 4 5 6 7 4. Nhà dân 1 2 3 4 5 6 7 5. Cảnh quan, kiến trúc nơi đến 1 2 3 4 5 6 7 6. Môi trường tự nhiên, khí hậu 1 2 3 4 5 6 7 7. Hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ 1 2 3 4 5 6 7 8. Phương tiện vận chuyển 1 2 3 4 5 6 7 9. Hoạt động vui chơi giải trí 1 2 3 4 5 6 7 10. Di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội 1 2 3 4 5 6 7 11. An toàn (cả tính mạng lẫn thực phẩm) 1 2 3 4 5 6 7 12. Giá tour và giá dịch vụ bổ sung 1 2 3 4 5 6 7 13. Các cơ sở chăm sóc và hồi phục sức 1 2 3 4 5 6 7 Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 83 khỏe, nghỉ dưỡng 14. Khác ............................................. 1 2 3 4 5 6 7 Câu 7. Anh (Chị) thường đi du lịch với ai? 1. Gia đình 2. Bạn bè, hàng xóm 3. Đồng nghiệp 4. Đi một mình 5. Ý khác (ghi rõ): ……………………………………………………….. Câu 8. Anh (Chị) có đánh giá tổng hợp như thế nào về các điểm du lịch ở Hậu Giang ? Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt 1 2 3 4 5 Câu 9. Thông thường khi đi du lịch ở Hậu Giang, Anh (Chị) ở lại bao lâu? 1. Đi trong ngày 2. 1 ngày, 1 đêm 3. Nhiều hơn 1 ngày, 1 đêm Câu 10. Xin Anh (Chị) cho biết mức độ hài lòng về các yếu tố khi đi du lịch ở Hậu Giang . Không hài lòng Rất hài lòng 1. Khách sạn, nhà nghỉ 1 2 3 4 5 2. Quà lưu niệm 1 2 3 4 5 3. Món ăn 1 2 3 4 5 4. Phục vụ của nhân viên 1 2 3 4 5 5. An toàn (cả tính mạng lẫn thực phẩm) 1 2 3 4 5 6. Sức hấp dẫn của các điểm du lịch 1 2 3 4 5 7. Hoạt động vui chơi giải trí tại điểm 1 2 3 4 5 8. Môi trường tự nhiên 1 2 3 4 5 9. Khác ………………………………. 1 2 3 4 5 Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 84 Câu 11. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết chi phí đã bỏ ra khi đi du lịch ở Hậu Giang. Câu 12. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết giá cả như vậy là hợp lý hay chưa? Theo Anh (Chị) thì giá hợp lý sẽ là bao nhiêu? Câu 11 Câu 12 Tổng chi phí: ..........................................................VND ...........................VND 1. Chi phí vận chuyển ...................................................VND ...........................VND 2. Chi phí ăn uống/ngày ...............................................VND ...........................VND 3. Chi phí ở/ngày ...........................................................VND ...........................VND 4. Chi phí mua quà lưu niệm ........................................VND ...........................VND 5. Chi phí vé vào cửa ....................................................VND ...........................VND 6. Chi phí cho hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ (nếu có) ......................................VND ...........................VND Câu 13. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết mức độ hấp dẫn của các hoạt động khi đi du lịch Không hấp dẫn Rất hấp dẫn 1. Hái trái cây tại vườn 1 2 3 4 5 2. Bơi xuồng ngắm cảnh, câu cá 1 2 3 4 5 3. Cùng người dân bắt cá, hái rau 1 2 3 4 5 4. Nghe đờn ca tài tử 1 2 3 4 5 5. Tham quan làng nghề truyền thống 1 2 3 4 5 6. Về nguồn, ôn lại truyền thống xưa 1 2 3 4 5 7. Tham quan các di tích lịch sử, văn hóa 1 2 3 4 5 8. Tham gia hoạt động trồng lúa nước 1 2 3 4 5 9. Thi bắt đom đóm, soi ếch, đi trên đường đất sau cơn mưa 1 2 3 4 5 10. Khác ………………………………. 1 2 3 4 5 Câu 14. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết mức độ hấp dẫn của các phương tiện vận chuyển khi đi du lịch Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 85 Không hấp dẫn Rất hấp dẫn 1. Xe lôi 1 2 3 4 5 2. Xe bò 1 2 3 4 5 3. Xe đạp 1 2 3 4 5 4. Xuồng ba lá 1 2 3 4 5 5. Canô 1 2 3 4 5 6. Khác ……………………… 1 2 3 4 5 Câu 15. Anh (Chị) có dự định đi du lịch lịch Hậu Giang trong thời gian tới? 1. Có 2. Không Câu 16. Anh (Chị) có đề nghị gì để phát triển du lịch ở Hậu Giang? ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Câu 17. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết tổng thu nhập trung bình/tháng của Anh (Chị)? ......................................................................................................... VND Câu 18. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết Anh (Chị) dành ra bao nhiêu tiền cho việc đi du lịch trong 1 năm? ............................................................................. VND Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 86 PHỤ LỤC 3 BẢNG PHỎNG VẤN NHU CẦU KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA Tên người dự phỏng vấn: ............................................................................................ Giới tính: 1. Nam 2. Nữ Tuổi: .............................................................................................................................. Nghề nghiệp: ................................................................................................................ I. PHẦN GIỚI THIỆU: Xin chào, chúng tôi là nhóm nghiên cứu của Khoa Kinh tế - QTKD và Sở Thương mại Du lịch tỉnh Hậu Giang, được sự cho phép của Khoa Kinh tế của Trường Đại Học Cần Thơ, và Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Hậu Giang chúng tôi đang nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc đi du lịch của khách du lịch. Xin Anh (Chị) vui lòng dành cho chúng tôi 15 phút để trả lời các câu hỏi dưới đây. Tôi rất hoan nghênh sự hợp tác và giúp đỡ của Anh (Chị) , và xin bảo đảm các thông tin mà Anh (Chị) cung cấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. II. PHẦN NỘI DUNG: Q1. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết Anh (Chị) từ đâu đến?........................................ Q2. Mục đích đi du lịch của Anh (Chị) là gì? (MC) Du lịch thuần túy 1 Học tập, nghiên cứu 2 Thăm người thân, bạn bè 3 Kinh doanh 4 Đi công tác 5 Hội nghị triển lãm 6 Khác (………………….) 7 Q3. Anh (Chị) thường đi du lịch vào thời điểm nào? (SC) Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 87 Cuối tuần 1 Lễ, tết 2 Nghỉ hè 3 Khác (…………………) 4 Q4. Thông thường khi đi du lịch Anh (Chị) thường tìm hiểu thông tin qua phương tiện nào? (MC) Bạn bè, người thân giới thiệu 1 Xem quảng cáo trên báo đài, internet 2 Cẩm nang du lịch 3 Công ty du lịch 4 Tờ rơi, brochur 5 Khác (…………………………..) 6 Q5. Anh (Chị) vui lòng cho biết các yếu tố nào Anh (Chị) quan tâm khi đi du lịch? Mức độ quan trọng của các yếu tố khi đi du lịch? Không quan trọng Rất quan trọng 1. Món ăn 1 2 3 4 5 6 7 2. Nhà nghỉ, khách sạn sang trọng 1 2 3 4 5 6 7 3. Nhà nghỉ trong vườn sinh thái 1 2 3 4 5 6 7 4. Nhà dân 1 2 3 4 5 6 7 5. Cảnh quan, kiến trúc nơi đến 1 2 3 4 5 6 7 6. Môi trường tự nhiên, khí hậu 1 2 3 4 5 6 7 7. Hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ 1 2 3 4 5 6 7 8. Phương tiện vận chuyển 1 2 3 4 5 6 7 9. Giá tour và giá dịch vụ bổ sung 1 2 3 4 5 6 7 10. Hoạt động vui chơi giải trí 1 2 3 4 5 6 7 11. Lễ hội và các giá trị văn hóa 1 2 3 4 5 6 7 12. Các cơ sở chăm sóc và hồi phục sức khỏe, nghỉ dưỡng 1 2 3 4 5 6 7 Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 88 13. Khác ............................................. 1 2 3 4 5 6 7 Q6. Loại hình du lịch mà Anh (Chị) đã từng đi? Q7. Loại hình du lịch mà Anh (Chị) dự định sẽ đi trong thời gian tới? Q8. Loại hình du lịch mà Anh (Chị) thích nhất? Loại hình Q6 (MC) Q7 (MC) Q8 (SC) Du lịch sinh thái 1 1 1 Du lịch văn hóa 2 2 2 Du lịch nghỉ dưỡng 3 3 3 Du lịch Homestay 4 4 4 Du lịch biển, núi 5 5 5 Du lịch phiêu lưu, mạo hiểm 6 6 6 Khác: ………………. 7 7 7 Q9. Anh (Chị) vui lòng đánh giá mức độ hấp dẫn của các hình thức du lịch sau: Không hấp dẫn Rất hấp dẫn 1. Du lịch sinh thái 1 2 3 4 5 2. Du lịch văn hóa 1 2 3 4 5 3. Du lịch nghỉ dưỡng 1 2 3 4 5 4. Du lịch Homestay 1 2 3 4 5 5. Du lịch biển, núi 1 2 3 4 5 6. Du lịch phiêu lưu, mạo hiểm 1 2 3 4 5 7. Khác: ………………. 1 2 3 4 5 Q10. Anh (Chị) đã từng tham gia các hoạt động nào khi đi du lịch ở các tỉnh ĐBSCL? Q11. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết mức độ thú vị của các hoạt động khi đi du lịch ở ĐBSCL Các hoạt động Q10 Không thú vị Rất thú vị Hái trái cây tại vườn 1 1 2 3 4 5 Bơi xuồng ngắm cảnh, câu cá 2 1 2 3 4 5 Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 89 Cùng người dân bắt cá, hái rau 3 1 2 3 4 5 Nghe đờn ca tài tử 4 1 2 3 4 5 Tham quan làng nghề truyền thống 5 1 2 3 4 5 Tham quan lễ hội, di tích lịch sử, văn hóa 6 1 2 3 4 5 Thi bắt đom đóm 7 1 2 3 4 5 Tham gia hoạt động trồng lúa nước 8 1 2 3 4 5 Thi đi trên đường đất sau cơn mưa 9 1 2 3 4 5 Thi soi ếch 10 1 2 3 4 5 Khám phá khu bảo tồn thiên nhiên 11 1 2 3 4 5 Về nguồn, ôn lại truyền thống xưa 12 1 2 3 4 5 Khác: …………………………………. 13 1 2 3 4 5 Q12. Các điểm du lịch nào mà Anh (Chị) cho là hấp dẫn nhất? ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Tại sao? ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Q13. Anh (Chị) vui lòng đánh giá mức độ hấp dẫn đối với các phương tiện vận chuyển trong một tour du lịch: Phương tiện Ít hấp dẫn Rất hấp dẫn Xe lôi 1 2 3 4 5 Xe bò 1 2 3 4 5 Cano 1 2 3 4 5 Xuồng ba lá 1 2 3 4 5 Ghe, tàu 1 2 3 4 5 Khác: ……………… 1 2 3 4 5 Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 90 Q14. Anh (Chị) đã từng đi du lịch đến những tỉnh nào ở ĐBSCL? An Giang 1 Bạc Liêu 2 Bến Tre 3 Cà Mau 4 Cần Thơ 5 Đồng Tháp 6 Tiếp tục Q16 Hậu Giang 7 Chuyển Q15 Kiên Giang 8 Long An 9 Sóc Trăng 10 Tiền Giang 11 Trà Vinh 12 Vĩnh Long 13 Tiếp tục Q16 Q15. Theo Anh (Chị) du lịch ở Hậu Giang có hấp dẫn không? Có 1 Không 0 Q16. Anh (Chị) đã có nghe nói về các điểm du lịch ở Hậu Giang chưa? Q17. Anh (Chị) có dự định sẽ đi du lịch Hậu Giang trong thời gian tới? Có 1 Chuyển Q18 Không 0 Chuyển Q19 Q18. Những kỳ vọng mà Anh (Chị) muốn đạt được khi đi du lịch ở Hậu Giang là gì? .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 91 Q19. Anh (Chị) có những đề xuất gì để du lịch ở Hậu Giang có thể phát triển? .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Bài phỏng vấn của tôi đến đây là hết. Xin chân thành cảm ơn! Chúc Anh (Chị) có chuyến đi vui vẻ! Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 92 PHỤ LỤC 4 Bảng 1: Mức độ hài lòng về các yếu tố khi đi du lịch ở Hậu Giang của du khách Khach san, nha nghi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Khong hai long 2 3.3 4.4 4.4 It hai long 5 8.3 11.1 15.6 hai long 28 46.7 62.2 77.8 Kha hai long 9 15.0 20.0 97.8 Rat hai long 1 1.7 2.2 100.0 Valid Total 45 75.0 100.0 Missing ko tieu dung 15 25.0 Total 60 100.0 Qua luu niem Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Khong hai long 10 16.7 20.0 20.0 It hai long 11 18.3 22.0 42.0 hai long 24 40.0 48.0 90.0 Kha hai long 4 6.7 8.0 98.0 Rat hai long 1 1.7 2.0 100.0 Valid Total 50 83.3 100.0 Missing ko tieu dung 10 16.7 Total 60 100.0 Mon an Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Khong hai long 3 5.0 5.3 5.3 It hai long 3 5.0 5.3 10.5 hai long 23 38.3 40.4 50.9 Kha hai long 23 38.3 40.4 91.2 Rat hai long 5 8.3 8.8 100.0 Valid Total 57 95.0 100.0 Missing ko tieu dung 3 5.0 Total 60 100.0 Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 93 Phuc vu cua nhan vien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Khong hai long 3 5.0 5.0 5.0 It hai long 6 10.0 10.0 15.0 hai long 23 38.3 38.3 53.3 Kha hai long 25 41.7 41.7 95.0 Rat hai long 3 5.0 5.0 100.0 Valid Total 60 100.0 100.0 An toan(tinh mang, thuc pham) Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent It hai long 3 5.0 5.0 5.0 hai long 11 18.3 18.3 23.3 Kha hai long 30 50.0 50.0 73.3 Rat hai long 16 26.7 26.7 100.0 Valid Total 60 100.0 100.0 Suc hap dan cua cac diem DL Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Khong hai long 3 5.0 5.1 5.1 It hai long 10 16.7 16.9 22.0 hai long 32 53.3 54.2 76.3 Kha hai long 12 20.0 20.3 96.6 Rat hai long 2 3.3 3.4 100.0 Valid Total 59 98.3 100.0 Missing khong tra loi 1 1.7 Total 60 100.0 Hoat dong vui choi giai tri tai diem Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Khong hai long 6 10.0 10.3 10.3 It hai long 13 21.7 22.4 32.8 hai long 28 46.7 48.3 81.0 Kha hai long 8 13.3 13.8 94.8 Rat hai long 3 5.0 5.2 100.0 Valid Total 58 96.7 100.0 Missing ko tieu dung 2 3.3 Total 60 100.0 Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 94 Moi truong tu nhien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent It hai long 3 5.0 5.0 5.0 hai long 21 35.0 35.0 40.0 Kha hai long 25 41.7 41.7 81.7 Rat hai long 11 18.3 18.3 100.0 Valid Total 60 100.0 100.0 Khac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid hai long 2 3.3 100.0 100.0 Missing khong co 58 96.7 Total 60 100.0 Bảng 2: Chi phí du khách bỏ ra khi đi du lịch ở Hậu Giang Tong chi phi bo ra kh di DLHG Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 41 1 1.7 1.7 1.7 45 1 1.7 1.7 3.3 60 1 1.7 1.7 5.0 65 1 1.7 1.7 6.7 75 3 5.0 5.0 11.7 100 2 3.3 3.3 15.0 105 6 10.0 10.0 25.0 115 1 1.7 1.7 26.7 120 2 3.3 3.3 30.0 125 2 3.3 3.3 33.3 145 1 1.7 1.7 35.0 150 2 3.3 3.3 38.3 155 1 1.7 1.7 40.0 165 1 1.7 1.7 41.7 175 1 1.7 1.7 43.3 180 2 3.3 3.3 46.7 200 3 5.0 5.0 51.7 205 2 3.3 3.3 55.0 215 2 3.3 3.3 58.3 220 1 1.7 1.7 60.0 235 1 1.7 1.7 61.7 240 1 1.7 1.7 63.3 245 1 1.7 1.7 65.0 250 1 1.7 1.7 66.7 265 1 1.7 1.7 68.3 280 1 1.7 1.7 70.0 285 1 1.7 1.7 71.7 Valid 300 5 8.3 8.3 80.0 Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 95 380 2 3.3 3.3 83.3 400 1 1.7 1.7 85.0 450 1 1.7 1.7 86.7 500 2 3.3 3.3 90.0 555 1 1.7 1.7 91.7 696 1 1.7 1.7 93.3 755 1 1.7 1.7 95.0 805 1 1.7 1.7 96.7 910 1 1.7 1.7 98.3 1000 1 1.7 1.7 100.0 Total 60 100.0 100.0 Chi phi van chuyen Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 10 5 8.3 8.3 8.3 15 3 5.0 5.0 13.3 20 10 16.7 16.7 30.0 30 7 11.7 11.7 41.7 36 1 1.7 1.7 43.3 40 5 8.3 8.3 51.7 46 1 1.7 1.7 53.3 50 8 13.3 13.3 66.7 60 5 8.3 8.3 75.0 70 1 1.7 1.7 76.7 75 1 1.7 1.7 78.3 100 3 5.0 5.0 83.3 110 1 1.7 1.7 85.0 130 1 1.7 1.7 86.7 150 1 1.7 1.7 88.3 180 1 1.7 1.7 90.0 190 1 1.7 1.7 91.7 200 1 1.7 1.7 93.3 350 1 1.7 1.7 95.0 400 1 1.7 1.7 96.7 500 2 3.3 3.3 100.0 Valid Total 60 100.0 100.0 Chi phi an uong/ngay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 20 2 3.3 3.4 3.4 40 4 6.7 6.9 10.3 50 10 16.7 17.2 27.6 55 1 1.7 1.7 29.3 60 1 1.7 1.7 31.0 65 1 1.7 1.7 32.8 70 2 3.3 3.4 36.2 75 1 1.7 1.7 37.9 80 1 1.7 1.7 39.7 95 1 1.7 1.7 41.4 Valid 100 12 20.0 20.7 62.1 Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 96 120 1 1.7 1.7 63.8 125 1 1.7 1.7 65.5 140 1 1.7 1.7 67.2 150 4 6.7 6.9 74.1 180 1 1.7 1.7 75.9 185 1 1.7 1.7 77.6 200 5 8.3 8.6 86.2 245 1 1.7 1.7 87.9 285 1 1.7 1.7 89.7 300 1 1.7 1.7 91.4 350 2 3.3 3.4 94.8 400 1 1.7 1.7 96.6 415 1 1.7 1.7 98.3 650 1 1.7 1.7 100.0 Total 58 96.7 100.0 Missing khong tieu dung 2 3.3 Total 60 100.0 Chi phi o/ngay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 20 1 1.7 12.5 12.5 50 2 3.3 25.0 37.5 60 1 1.7 12.5 50.0 100 3 5.0 37.5 87.5 150 1 1.7 12.5 100.0 Valid Total 8 13.3 100.0 Missing khong tieu dung 52 86.7 Total 60 100.0 Chi phi mua qua luu niem Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 10 1 1.7 4.5 4.5 20 3 5.0 13.6 18.2 30 2 3.3 9.1 27.3 50 4 6.7 18.2 45.5 55 1 1.7 4.5 50.0 60 2 3.3 9.1 59.1 70 1 1.7 4.5 63.6 80 1 1.7 4.5 68.2 85 1 1.7 4.5 72.7 100 3 5.0 13.6 86.4 200 2 3.3 9.1 95.5 270 1 1.7 4.5 100.0 Valid Total 22 36.7 100.0 Missing khong tieu dung 38 63.3 Total 60 100.0 Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 97 Chi phi ve vao cong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 5 45 75.0 81.8 81.8 10 4 6.7 7.3 89.1 15 1 1.7 1.8 90.9 20 1 1.7 1.8 92.7 30 1 1.7 1.8 94.5 50 2 3.3 3.6 98.2 70 1 1.7 1.8 100.0 Valid Total 55 91.7 100.0 Missing khong tieu dung 5 8.3 Total 60 100.0 Chi phi huong dan vien va nhan vien phuc vu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 20 1 1.7 20.0 20.0 25 1 1.7 20.0 40.0 30 1 1.7 20.0 60.0 40 1 1.7 20.0 80.0 50 1 1.7 20.0 100.0 Valid Total 5 8.3 100.0 Missing khong tieu dung 55 91.7 Total 60 100.0 Bảng 3: Đánh giá tổng hợp về các điểm du lịch ở Hậu Giang của du khách Danh gia tong hop DL sinh thai HG Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Rat kem 1 1.7 1.7 1.7 Kem 12 20.0 20.0 21.7 Trung binh 39 65.0 65.0 86.7 Tot 8 13.3 13.3 100.0 Valid Total 60 100.0 100.0 Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 98 Bảng 4: Đề xuất của du khách giúp du lịch Hậu Giang phát triển hơn De xuat cho du lich HG phat trien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Khong co y kien 15 23.1 23.1 23.1 Co them nhieu hoat dong vui choi, giai tri 8 12.3 12.3 35.4 Xay dung tot noi luu tru 2 3.1 3.1 38.5 Co nhieu vuon cay an trai 6 9.2 9.2 47.7 Co nhieu sinh hoat ban dia 1 1.5 1.5 49.2 Co su hop tac cua cong dong 3 4.6 4.6 53.8 Mo nhieu tour tham quan Hau Giang 3 4.6 4.6 58.5 Co nhieu HDV gioi, NV phuc vu tot 5 7.7 7.7 66.2 Dau tu tot co so ha tang 3 4.6 4.6 70.8 Quang cao, thong tin 11 16.9 16.9 87.7 Tao net rieng 4 6.2 6.2 93.8 Gia ca hop ly 1 1.5 1.5 95.4 Tai hien lich su 1 1.5 1.5 96.9 Lien ket vung 2 3.1 3.1 100.0 Valid Total 65 100.0 100.0 Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi Trang 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Trần Văn Thông – “Qui hoạch du lịch: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Khoa du lịch trường Đại học dân lập Văn Lang (2007). 2. Viện nghiên cứu phát triển du lịch – “Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020”, Sở thương mại-du lịch tỉnh Hậu Giang (2007). 3. Kreg Lindberg, Megan Epler Wood, David Engeldrum – “Du lịch sinh thái: hướng dẫn cho nhà lập kế hoạch và quản lý (tập 2”), Hiệp hội du lịch sinh thái (2006). 4. Nguyễn Đình Hòe – “Môi trường và phát triển bền vững”, Nhà xuất bản giáo dục (2006). 5. Lê Tuyết Minh – “Giáo trình Phát triển bền vững”, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng trường ĐH Cần Thơ (2006).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh hậu giang.pdf
Luận văn liên quan